1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá hiện trạng công tác quản lý rác thải sinh hoạt tại thị xã sơn tây của công ty cổ phần môi trường và công trình đô thị sơn tây

74 23 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 74
Dung lượng 8,93 MB

Nội dung

LỜI CẢM ƠN Để báo cáo kết quả học tập sau 4 năm học và làm quen với nghiên cứu khoa học, được sự đồng ý của Khoa Quản lý TNR&MT, bộ môn Quản lý môi trường em tiến hành khóa luận với đề t

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Để báo cáo kết quả học tập sau 4 năm học và làm quen với nghiên cứu

khoa học, được sự đồng ý của Khoa Quản lý TNR&MT, bộ môn Quản lý môi

trường em tiến hành khóa luận với đề tài :

Đánh giá hiện trạng công tác quản lý rác thải sinh hoạt tại thị xã

Sơn Tây của Công ty cổ phần Môi trường và công trình đô thị Sơn Tây

Sau 3 tháng thực tập với sự nỗ lực cố gắng của bản thân với sự hướng dẫn của

thầy Đinh Quốc Cường đến nay khóa luận đã được hoàn thành

Em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới thầy Đinh Quốc Cường vì đã

giành nhiều thời gian để hướng dẫn và giúp đỡ em trong quá trình làm đề tài

Xin chân thành cám ơn Công ty cổ phần Môi trường và Công trình đô

thị Sơn Tây đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình thu thập số liệu và

điều tra thực tế để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp

Xin chân thành cảm ơn những nhận xét, hướng dẫn và góp ý quý báu

của các Thầy, Cô trong Bộ môn Quản lý Môi trường, Bộ môn Hóa Học trong

quá trình thực hiện đề tài

Cuối cùng, em xin cảm ơn gia đình và toàn thể bạn bè đã động viên,

giúp đỡ em trong suốt thời gian học tập và thực hiện khóa luận

Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng do thời gian hạn hẹp và kinh

nghiệm nghiên cứu khoa học của bản thân còn hạn chế nên đề tài không tránh

khỏi những thiếu sót Rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp quý báu

của các Thầy, Cô và các nhà khoa học

Em xin chân thành cảm ơn!

Ngày 09 tháng 05 năm 2011

Sinh viên

Phùng Thị Nhung

Trang 2

MỤC LỤC

TRANG

1.1 Tổng quan về chất thải rắn……… 03

1.1.1 Khái niệm về chất thải rắn……… 03

1.1.2 Nguồn gốc và phân loại chất thải rắn……… 03

1.1.3 Phân loại chất thải rắn ……… 04

1.1.4 Đặc điểm của chất thải rắn……… 05

1.1.5 Những tác động của rác thải sinh hoạt đến môi trường và sức khỏe của người dân………

08 1.2 Khái quát công tác quản lý rác thải sinh hoạt đô thị 10 1.2.1 Quản lý rác thải sinh hoạt đô thị trên Thế giới………… 10

1.2.2 Quản lý rác thải đô thị ở Việt Nam……… 16

Chương 2 MỤC TIÊU - ĐỐI TƯỢNG - NỘI DUNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU……… 21

2.1 Mục tiêu nghiên cứu……… 21

2.2 Đối tượng nghiên cứu ……… 21

2.3 Nội dung nghiên cứu……… 21

2.4 Phương pháp nghiên cứu……… 21

2.4.1 Phương pháp kế thừa số liệu……… 21

2.4.2 Phương pháp thu thập số liệu ngoại nghiệp……… 22

2.4.3 Phương pháp điều tra qua bảng hỏi 22 2.4.4 Phương pháp ma trận môi trường định lượng 24 2.4.5 Phương pháp xử lý số liệu nội nghiệp 24 Chương 3 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU ……… 27

3.1 Điều kiện tự nhiên ……… 27

Trang 3

3.1.1 Vị trí địa lý ……… 27

3.1.2 Điều kiện khí hậu thủy văn……… ……… 27

3.2 Điều kiện kinh tế xã hội ……… 28

3.3 Giới thiệu về Công ty cổ phần Môi trường và công trình đô thị Sơn Tây………

29 3.3.1 Lịch sử hình thành và phát triển……… 29

3.3.2 Ngành nghề kinh doanh chính của Công ty ………… 30

3.3.3 Vị trí của Công ty cổ phần Môi trường & Công trình đô thị Sơn Tây trong ngành 31 Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU……….…… 32

4.1 Hiện trạng rác thải tại thị xã Sơn Tây…….……… 32

4.1.1 Nguồn phát sinh rác thải sinh hoạt……… 32

4.1.2 Thành phần rác thải sinh hoạt……… 33

4.1.3 Biến động rác thải hàng năm……… 34

4.2 Hoạt động quản lý rác thải tại thị xã Sơn Tây…….…… 37

4.2.1 Cơ cấu tổ chức……… 37

4.2.2 Cơ cấu lao động của công ty ……… 40

4.2.3 Hoạt động thu gom vận chuyển rác thải sinh hoạt……… 41

4.2.4 Hoạt động xử lý rác thải sinh hoạt……… 47

4.2.5 Những định hướng trong công tác quản lý rác thải sinh hoạt của Công Ty………

48 4.3 Những ảnh hưởng của rác thải đến môi trường thị xã… 49 4.4 Đánh giá ưu nhược điểm của công tác quản lý và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rác thải sinh hoạt của thị xã………

52 4.4.1 Đánh giá ưu nhược điểm của công tác quản lý………… 52

4.4.2 Đề xuất một số giải pháp……… 54

KẾT LUẬN - TỒN TẠI - KHUYẾN NGHỊ………… 60

Trang 4

DANH MỤC CÁC BẢNG & HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ, BIỂU ĐỒ

BẢNG

Bảng 1.1 Thành phần chất thải rắn ở Mỹ năm 2005 07 Bảng1.2 Thành phần và tính chất chất thải của một số đô thị

Bảng 4.8 Mức độ tác động từ hoạt động thu gom, vận chuyển,

tập kết và xử lý rác thải đến môi trường xung quanh

50

Trang 5

HÌNH VẼ - BIỂU ĐỒ

Hình 1.1 Sơ đồ các nguồn phát sinh chất thải rắn đô thị 04 Hình 1.2 Những tác hại chính do rác thải sinh họat gây ra 09

36

Hình 4.5 Quy trình thu gom vận chuyển rác 42 Hình 4.6 Đánh giá về tinh thần phục vụ của nhân viên công ty 49 Hình 4.7 Đánh giá trang thiết bị của Công ty 50 Hình 4.8 Kết quả đánh giá hiệu quả thu gom 50 Hình 4.9 Kết quả đánh giá công tác vận chuyển rác thải 50 Hình 4.10 Kết quả đánh giá công tác xử lý rác thải 50

Trang 6

1

MỞ ĐẦU

Việt Nam hiện là một trong những quốc gia đang phát triển với tốc độ tăng trưởng cao Những năm gần đây, cùng với sự chuyển biến tích cực về mặt kinh tế - xã hội mạng lưới đô thị quốc gia đã được mở rộng và phát triển Hiện nay, trên địa bàn cả nước có hàng nghìn khu đô thị và hàng trăm khu công nghiệp tập trung đem lại rất nhiều lợi ích về mặt kinh tế đồng thời góp phần cải thiện và nâng cao đời sống của người dân Tuy nhiên, cùng với quá trình đô thị hóa và sự bùng nổ dân số tại các khu đô thị là ô nhiễm môi trường

và hàng loạt các vấn đề xã hội đòi hỏi cần có sự chung tay giải quyết của tất

cả các cấp, các ngành và toàn thể người dân Cùng với đó là nhu cầu tiêu dùng của xã hội ngày càng tăng đã kéo theo lượng rác thải sinh hoạt gia tăng nhanh chóng đặc biệt là tại các đô thị, nơi mà người dân có mức sống cao Rác thải đã trở thành một vấn đề nóng bỏng được cả xã hội chú ý và quan tâm bởi những tác hại của nó gây ra cho con người và môi trường là khôn lường như gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí, tạo ra các ổ dịch bệnh làm hại tới sức khỏe con người, tạo nếp sống kém văn minh, làm mất vẻ đẹp mỹ quan đô thị…

Điều này đặt ra cho những nhà quản lý nhiều vấn đề cần giải quyết cả trước mắt và lâu dài, trong đó vấn đề quản lý môi trường đô thị đặc biệt là quản lý rác thải sinh hoạt là vấn đề môi trường nan giải và cần có những giải pháp hiệu quả để phát triển đô thị một cách bền vững

Tại hầu hết các đô thị của nước ta, hoạt động quản lý rác thải chưa đồng

bộ nhất là ở khâu thu gom, vận chuyển và xử lý dẫn đến tình trạng mất vệ sinh gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân và mất mỹ quan đô thị Thị

xã Sơn Tây là một đô thị phát triển nhanh trong những năm gần đây cũng không phải là một ngoại lệ trong công tác quản lý chất thải rắn đặc biệt là rác thải sinh hoạt

Ô nhiễm môi trường mà đặc biệt là ô nhiễm chất thải rắn là một trong những nguyên nhân chính làm suy giảm chất lượng môi trường sống của

Trang 7

2

người dân đồng thời gây cản trở sự phát triển bền vững tại các khu đô thị nói chung và thị xã Sơn Tây nói riêng Vì vậy, để thấy được những bất cập trong công tác quản lý cũng như góp phần hạn chế ô nhiễm môi trường từ chất thải rắn đặc biệt là từ rác thải sinh hoạt chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:

Đánh giá hiện trạng công tác quản lý rác thải sinh hoạt tại thị xã Sơn Tây của Công ty cổ phần Môi trường và Công trình đô thị Sơn Tây

Trang 8

3

Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Tổng quan về chất thải rắn

1.1.1 Khái niệm chất thải rắn

Theo quan niệm chung: Chất thải rắn là toàn bộ các loại vật chất được con người loại bỏ trong hoạt động kinh tế - xã hội của mình (bao gồm các hoạt động sản xuất, các hoạt động sống và duy trì sự tồn tại của cộng đồng…) Theo quan niệm mới: Chất thải rắn đô thị (gọi chung là rác thải đô thị) được định nghĩa là vật chất mà người tạo ra ban đầu vứt bỏ đi trong khu vực

đô thị mà không đòi hỏi được bồi thường cho sự vứt bỏ đó

Bất kỳ một hoạt động sống của con người tại nhà, công sở, trên đường

đi, nơi công cộng… đều sinh ra một lượng rác đáng kể Thành phần chủ yếu của chúng là chất hữu cơ và rất dễ gây ô nhiễm trở lại cho môi trường Cho nên chất thải rắn sinh hoạt ( rác thải sinh hoạt ) có thể định nghĩa là nhưgx thành phần tàn tích hữu cơ phuch vụ cho hoạt động sống của con người, chúng không còn được sử dụng và vứt trả lại môi trường sống

Theo Nghị Định số 59/2007/NĐ-CP: Chất thải rắn là chất thải ở thể rắn, được thải ra từ quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt, hoặc các hoạt động khác Chất thải rắn bao gồm chất thải rắn thông thường và chất thải rắn nguy hại [1]

1.1.2 Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn

Những nguồn phát sinh chất thải rắn chính là:

- Hộ gia đình ( nhà ở riêng biệt, khu tập thể, chung cư…): Phát thải ra thực phẩm thừa, carton, plastics, vải, da, gỗ vụn, thủy tinh, lon, các kim loại khác,

lá cây, các chất thải đặc biệt ( đồ điện, điện tử hỏng, pin, lốp xe…) và các chất độc hại trong gia đình

- Thương mại (kho, quán, chợ, văn phòng, khách sạn, nhà in, trạm xăng dầu, gara…): Phát thải ra giấy, carton, plastics, gỗ, thức ăn thừa, thủy tinh, kim loại, các loại rác đặc biệt ( dầu mỡ, lốp xe…), các chất thải độc hại…

Trang 9

- Nông nghiệp (thu hoạch đồng ruộng, vườn, nông trại…) Phát thải ra các loại chất thải nông nghiệp, chất thải độc hại [1]

Chất thải rắn đô thị được phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau Có thể mô

tả các nguồn chính phát sinh chất thải rắn đô thị trên hình 1.1

Hình 1.1 Sơ đồ các nguồn phát sinh chất thải rắn đô thị

1.1.3.Phân loại chất thải rắn

Chất thải rắn (còn gọi là rác thải) được phân loại theo nhiều cách khác nhau

Nông nghiệp, hoạt động xử

Trang 10

y tế, chất thải rắn công nghiệp,…

- Dựa vào nguồn phát sinh, chất thải rắn được phân thành các loại sau:

+ Chất thải rắn công nghiệp

+ Chất thải xây dựng

+ Chất thải nông nghiệp

+ Chất thải rắn y tế là những chất thải phát sinh từ các hoạt động khám chữa bệnh trong các bệnh viện, cơ sở y tế

+ Chất thải rắn sinh hoạt: là những chất thải liên quan đến các hoạt động của con người, nguồn tạo thành chủ yếu từ các khu dân cư, các cơ quan, trường học, các trung tâm dịch vụ, thương mại

- Theo thành phần hóa học và vật lý phân thành rác vô cơ, rác hữu cơ, cháy được, không cháy được, kim loại, phi kim loại, cao su, chất dẻo…[7]

1.1.4 Đặc điểm của chất thải rắn

* Độ ẩm

Độ ẩm của chất thải rắn được thể hiện theo một trong hai cách

Trang 11

c Thành phần của chất thải rắn

Thành phần của chất thải rắn đô thị thường được chia ra

- Các chất cháy được gồm: Giấy; rác thực phẩm (kể cả thịt nhưng không tính phần xương, vỏ sò); hàng dệt; gỗ, cỏ, rơm, rạ; chất dẻo; da và cao su

- Các chất không cháy được gồm: Kim loại đen (sắt và hợp kim); kim loại màu; thủy tinh; đá và sành sứ (không bao gồm xương và vỏ sò)

- Các chất hỗn hợp: các chất hỗn hợp có kích thước lớn hơn 5mm; các chất có kích thước nhỏ hơn 5mm [7]

Trong số các thành phần rác đô thị thì rác hữu cơ chiếm lượng lớn nhất, trung bình ở các đô thị nước ta thành phần hữu cơ chiếm 55%

Thành phần chất thải rắn tại các đô thị khác nhau của các quốc gia khác nhau cũng khác nhau Bảng 2.1 chỉ ra thành phần chất thải rắn của Mỹ

Trang 12

Hạ Long

TP HCM

7 Cao su, da vụn,giả da % 0,55 3,65 3,20 0,80 3,23

8 Cành cây gỗ, tóc, lông gia

42,10 14,90 0,41

55,40 9,25 0,45

46,80 11,20 0,40

44,60 13,50 0,45

Trang 13

+ Thời điểm trong năm ( mùa mưa, mùa khô )

+ Điều kiện kinh tế xã hội

+ Sử dụng đất và loại nhà ở

+ Thói quen và thái độ xã hội

+ Quản lý và chế biến tại nơi sản xuất

+ Chính sách của nhà nước về quản lý chất thải

+ Khí hậu

Với những thành tựu về kinh tế, khoa học công nghệ đã tạo ra rất nhiều các sản phẩm nhằm phục vụ và nâng cao chất lượng cuộc sống cho con người Tuy nhiên, cùng với sự phát triển kinh tế là nhu cầu không ngừng gia tăng của con người cả về số lượng, chất lượng và chủng loại hàng hóa, dịch vụ Theo

đó, chất thải con người thải ra môi trường cũng trở lên phức tạp cả về thành phần lẫn tính chất và khó xử lý hơn, tính chất độc hại của rác thải sinh hoạt ngày càng gia tăng [1]

1.1.5 Những tác động của rác thải sinh hoạt đến môi trường và sức khỏe của người dân

Tác hại của rác thải được thể hiện dạng sơ đồ trên hình 1.2

Trang 14

9

Hình 1.2 Những tác hại chính do rác thải sinh hoạt gây ra

Ngày nay rác thải sinh hoạt có thành phần và tính chất không ổn định và thường thay đổi theo xu hướng thành phần ngày càng phức tạp và mức độ độc hại ngày càng tăng Vì vậy rác thải không được xử lý hay xử lý không triệt để

là một trong những nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị và sức khỏe cộng đồng

- Gây hại đến sức khỏe: Chất thải rắn có thành phần chất hữu cơ cao, là môi trường sống tốt cho các loài gây bệnh như ruồi, muỗi, chuột, gián… Qua các trung gian có thể phát triển mạnh thành dịch

- Ô nhiễm nước : Rác sinh hoạt không được thu gom thải vào kênh, rạch, ao, hồ… gây ô nhiễm môi trường nước bởi chính bản thân chúng Rác nặng lắng lam nghẽn đường lưu thông, rác nhẹ làm đục nước, nilon làm giảm diện tích tiếp xúc với không khí làm giảm DO trong nước và gây mất mỹ quan, tác

Rác thải

(SX&SH )

Ô nhiễm đất

Môi trường dịch

bệnh

Con người chịu ảnh hưởng

Môi trường

tự nhiên

Ô nhiễm nước

Ô nhiễm không khí

Mất vẻ đẹp đô thị

Môi trường KT-

XH

Tạo nếp sống kém văn minh Ảnh hưởng đến hoạt đông KT

Trang 15

- Ô nhiễm không khí: Bụi trong quá trình vận chuyển lưu trữ rác gây ô nhiễm không khí

Rác hữu cơ dễ phân hủy sinh học, trong môi trương hiếu khí hay kỵ khí

có độ ẩm cao rác sẽ phân hủy thành SO2, CO2, CO, H2S, NH3… đặc biệt là CH4 (là chất thải thứ cấp nguy hại, gây cháy nổ ) ngay từ khâu thu gom đến chôn lấp

- Ô nhiễm đất : các loại rác thải khó phân hủy sinh học hoặc hoàn toàn không phân hủy tồn tại lâu dần dẫn đến chúng trộn lẫn vào đất làm thay đổi thành phần đất, giảm lượng chất hữu cơ, làm mất môi trường sống của các loại sinh vật đất… từ đó đất sẽ bạc màu, khó canh tác hoặc mất khả năng canh tác Còn các thành phần rác dễ phân hủy sinh học thường phân hủy thành những chất

có khả năng kết hợp với nhau tạo thành các chất độc theo nước ngấm dần xuống đất làm ô nhiễm môi trường đất.[7]

1.2 Khái quát công tác quản lý rác thải sinh hoạt đô thị

Rác là một phần tất yếu của cuôc sống và không một hoạt động nào của cuộc sống không sinh ra rác Xã hội ngày càng phát triển, số lượng rác ngày càng nhiều và dần trở thành một mối đe dọa thực sự đối với cuộc sống Nếu không giải quyết vấn đề rác thải một cách hợp lý thì chẳng mấy chốc cuộc sống của chúng ta sẽ tràn ngập trong rác Do vậy công tác quản lý rác thải tại các đô thị cần phải được quan tâm và đầu tư đúng mức để nhằm phát triển đô thị theo hướng bền vững

1.2.1 Quản lý rác thải đô thị trên Thế giới

Vệ sinh môi trường đô thị với hai trọng tâm lớn là nước thải và rác thải được xem là thách thức cho các nước đang phát triển Hiện nay trên thế giới

Trang 16

11

việc quản lý chất thải nói chung và quản lý chất thải rắn nói riêng đã và đang được quan tâm nhằm giải quyết một cách hiệu quả vấn đề chất thải, đảm bảo hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường Theo thống kê lượng thu gom chất thải rắn tại một số nước trên thế giới năm 2004 tại bảng 1.3 như sau:

Bảng 1.3 Lượng thu gom chất thải rắn trên thế giới năm 2004

thu gom (triệu tấn)

(Nguồn: Khảo sát của Cơ quan Dịch vụ Môi trường Veolia và Cyclope 2005)

Chất thải được thu gom trên thế giới dao động trong khoảng 2,5 đến 4 tỷ tấn (không kể chất thải tháo rỡ và xây dựng, khai thác mỏ và nông thôn) Năm

2004, tổng chất thải rắn đô thị được thu gom trên toàn thế giới ước tính là 1,2

tỷ tấn (chỉ tính ở các nước thuộc Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế OECD, các đô thị mới nổi và các nước đang phát triển)

Hiện nay kĩ thuật xử lý chất thải rắn là vấn đề được quan tâm trên thế giới, đặc biệt là ở những nước công nghiệp phát triển Có nhiều phương pháp kĩ thuật xử lý chất thải rắn khác nhau với trình độ công nghệ khác nhau Các phương pháp có thể áp dụng bao gồm:

Trang 17

12

- Phương pháp cơ học (gồm các giai đoạn chính sau: tách lấy kim loại, thủy tinh, giấy, chất dẻo ra khỏi chất thải; làm khô bùn bể phốt (sơ chế); đốt chất thải không có thu hồi nhiệt; lọc, tạo rắn đối với các chất thải bán lỏng)

- Phương pháp cơ lý (gồm các giai đoạn chính sau: phân loại vật liệu trong chất thải; thủy phân; sử dụng chất thải như nhiên liệu; đúc, ép các chất thải công nghiệp để làm vật liệu xây dựng)

- Phương pháp sinh học (gồm các giai đoạn chính sau: Chế biến phân ủ sinh học; Mêtan hóa trong các bể thu hồi khí sinh học)

Rác thải sinh hoạt có thành phần hữu cơ cao nên có thể sử dụng để sản xuất phân hữu cơ, riêng phần chất dễ cháy như giẻ rách, nhựa, cao su, da vụn… không còn khả năng tái chế thì đem đốt nhằm giảm thể tích rồi chôn lấp, còn phân kim loại, chất dẻo, giấy được đem tái chế … Hình 1.3 nêu các hướng sử dụng rác thải đô thị

Hình 1.3 Các hướng xử lý chất thải đô thị

Phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh là phương pháp kiểm soát sự phân hủy của chất thải rắn khi chúng được chôn nén và phủ lấp bề mặt Đây là phương pháp đơn giản, chi phí thấp được áp dụng phổ biến ở các nước đang phát

Vải vụn, cao su,

da thuộc,giẻ rách

Xà bần, sành sứ, chất trơ,

Chất hữu cơ dễ phân huỷ,

Tái chế

Thiêu đốt

Chôn lấp

Chôn, đốt hoặc chế biến phân

Rác thải đô

thị

Giấy, kim loại, nhựa dẻo,

Trang 18

13

triển Tuy nhiên xử lý bằng phương pháp này đòi hỏi diện tích đất tương đối

lớn và có nguy cơ ô nhiễm môi trường

Phương pháp ủ sinh học (compost) là quá trình ổn định sinh hóa các chất hữu cơ để thành các chất mùn, với thao tác sản xuất và kiểm soát một cách khoa học, tạo môi trường tối ưu đối với quá trình Việc xử lý rác bằng phương pháp ủ sinh học thường được áp dụng phổ biến ở những nước đang pháp triển trong đó có Việt Nam Thành phẩm của phương pháp này được đánh giá cao phục vụ cho nông nghiệp, tuy nhiên phương pháp này tốn nhiều thời gian xử

lý (khoảng 2-3 tháng) và tốn nhiều diện tích đất

Phương pháp đốt là quá trình oxy hóa nhiệt độ cao với sự có mặt của không khí làm cho rác chuyển thành các chất rắn không cháy được và một phần khí thải Công nghệ này có ưu điểm là làm giảm triệt để các chỉ tiêu ô nhiễm của rác thải và tốn ít thời gian tiến hành, tốn ít diện tích đất Công nghệ này có nhược điểm là chí phí cao (gấp hơn 10 lần chi phí chôn lấp), vận hành phức tạp, đòi hỏi phải giải quyết vấn đề môi trường không khí do phát sinh ra khí thải độc hại

Công nghệ khoa học phát triển tạo ra những công nghệ xử lý mới xử lý triệt để, hiệu suất cao như công nghệ Hydromex, Pasta, Seraphin [5]

Dù trong những năm gần đây, dịch vụ cấp thoát nước và vệ sinh môi trường đã được cải thiện đáng kể tại các nước đang phát triển như Trung Quốc, Ấn Độ và Việt Nam… bộ mặt đô thị đã có nhiều khởi sắc, sạch hơn, đẹp hơn; nhưng vấn đề giải quyết xử lý nước thải, chất thải rắn ở các đô thị vẫn còn nhiều bất cập Ở đa số khu đô thị và khu công nghiệp, nhiều loại nước thải độc hại chưa qua xử lý vẫn còn xả trực tiếp xuống sông, hồ, gây ô nhiễm ở mức độ đáng báo động Bãi chôn lấp rác chưa hợp chuẩn không những ảnh hưởng đến sức khỏe con người, mà còn dẫn tới những thiệt hại kinh tế to lớn Theo Ngân hàng Thế giới, mức thiệt hại kinh tế do thiếu kế hoạch quản lý nước thải và chất thải hợp lý đã chiếm tới 1,3-1,5% thu nhập quốc dân tại các nước châu Á Khi nền kinh tế đang ở thời kỳ suy thoái thì

Trang 19

14

mức thiệt hại này còn cao hơn nữa bởi nhiều doanh nghiệp để tiết kiệm kinh phí đầu ra sẽ cách giảm đầu tư cho môi trường

Nguyên nhân chủ yếu là chưa có quy hoạch, kế hoạch phát triển đồng

bộ, thiếu sự phối hợp chung trong đầu tư xây dựng và quản lý vận hành, chưa huy động tốt các nguồn lực trong xã hội trong việc xử lý nước thải và chất thải Bên cạnh đó là sức ép của quá trình đô thị hóa, gia tăng dân số, di dân tập trung cao tại các đô thị lớn đã gây tình trạng quá tải về hạ tầng kỹ thuật Một trở ngại nữa là trong khi nhiều nước đã có những luật lệ, qui tắc khá đầy

đủ về quản lý môi trường đô thị, quản lý chất thải rắn; cải cách, thúc đẩy vệ sinh môi trường đô thị phát triển bền vững, thì việc triển khai đưa vào cuộc sống lại gặp nhiều khó khăn và không suôn sẻ như mong đợi vì nhiều lý do Những vi phạm vẫn diễn ra, công khai hoặc lén lút Rác vẫn được đổ và xả bừa bãi ra đường phố, sông, suối, đồng ruộng hoặc lén chôn vào đất Đủ loại khí thải độc hại được tỏa lên không trung, gây ô nhiễm môi trường, góp phần làm tăng hiệu ứng nhà kính, nóng lên toàn cầu [4]

Một trong những yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý chất thải của các quốc gia chính là mức thu nhập bình quân đầu người của quốc gia đó.Do vậy hoạt động quản lý rác thải là công việc phức tạp và có đặc điểm khác nhau ở những đô thị khác nhau trên thế giới

Trang 20

15

Bảng 1.4 So sánh hoạt động quản lí rác thải giữa các nước có mức thu nhập bình quân trên đầu người khác nhau

Các nước có thu nhập thấp

Các nước thu nhập trung bình

Các nước có thu nhập cao

- Các qui định hầu như không có

- Không có số liệu thống kê

- Chiến lược môi trường quốc gia

- Có cơ quan môi trường

- Luật môi trường

- Một vài số liệu thống kê

- Chiến lược môi trường quốc gia

- Cơ quan môi trường quốc gia

- Qui định chặt chẽ và cụ thể

- Nhiều số liệu thống kê

Xử lý chất thải

- Điểm chứa chất thải bất hợp pháp

>50%

- Tái chế không chính thức từ 5% - 15%

- Bãi chôn lấp

>90%, bắt đầu thu gom có chọn lọc

- Tái chế có tổ chức 5%

- Thu gom có chọn lọc, Thiêu đốt, tái chế

>20%

Theo Cơ quan dịch vụ Môi trường Veolia và Cyclope 2005

Các nước có thu nhập thấp gồm các nước như Ấn Độ, Ai Cập, các nước Châu Phi; Các nước có thu nhập trung bình gồm Áchentina, Đài Loan,

Trang 21

16

Singapo, Thái Lan, EUNMS 10 (EU new member states); Các nước có thu nhập cao gồm Hoa Kỳ, các nước khối thị trường chung Châu Âu EU (như Pháp, Đức, Ý, Hà Lan, Bỉ, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Luych Xăm Bua, …), Hồng Kông

Từ bảng 1.4 ta thấy: Lượng chất thải đô thị phát sinh theo hướng tăng nhanh từ nước có mức thu nhập thấp đến nước có mức thu nhập trung bình và cao Tuy nhiên tỷ lệ chất thải được thu gom tại các nước có mức thu nhập cao luôn lớn hơn tỷ lệ chất thải được thu gom tại các nước có mức thu nhập trung bình và thấp Nguyên nhân là do ở các nước có mức thu nhập cao nhu cầu tiêu dùng của người dân lớn nên lượng rác thải thải ra môi trường cao hơn nhưng

do điều kiện kinh tế phát triển và nhu cầu của người dân về chất lượng cuộc sống ngày càng cao nên tại các quốc gia này có rất nhiều các chính sách, quy định về quản lý, xử lý chất thải đem lại hiệu quả cao

Do vậy chất thải rắn cần được quản lý theo hệ thống không chỉ ở một

đô thị hay một quốc gia đơn lẻ mà cần được toàn cầu hóa Hiện nay trên thế giới việc quản lý chất thải nói chung và quản lý chất thải rắn nói riêng đã và đang được quan tâm nhằm giải quyết một cách hiệu quả vấn đề chất thải, đảm bảo hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường

1.2.2 Quản lý rác thải sinh hoạt đô thị ở Việt Nam

Trong 20 năm qua, Việt Nam đã đạt được những bước tiến đáng kể về phát triển kinh tế - xã hội Từ năm 2005 đến nay, GDP liên tục tăng, bình quân đạt trên 7%/năm Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích về kinh tế - xã hội,

đô thị hóa quá nhanh đã tạo ra sức ép về nhiều mặt, dẫn đến suy giảm chất lượng môi trường và phát triển không bền vững Lượng chất thải rắn phát sinh tại các đô thị và khu công nghiệp ngày càng nhiều với thành phần phức tạp

Lượng chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) tại các đô thị ở nước ta đang có

xu thế phát sinh ngày càng tăng, tính trung bình mỗi năm tăng khoảng 10%

Tỷ lệ tăng cao tập trung ở các đô thị đang có xu hướng mở rộng, phát triển mạnh cả về quy mô lẫn dân số và các khu công nghiệp, như các đô thị tỉnh

Trang 22

17

Phú Thọ (19,9%), thành phố Phủ Lý (17,3%), Hưng Yên (12,3%), Rạch Giá (12,7%), Cao Lãnh (12,5%)

Tỷ lệ phát sinh CTRSH đôthị bình quân trên đầu người tại các đô thị đặc biệt và đô thị loại I tương đối cao (0,84 – 0,96kg/người/ngày); đô thị loại

II và loại III có tỷ lệ phát sinh CTRSH đô thị bình quân trên đầu người là tương đương nhau (0,72 - 0,73 kg/người/ngày); đô thị loại IV có tỷ lệ phát sinh CTRSH đô thị bình quân trên một đầu người đạt khoảng 0,65 kg/người/ngày

Nguồn: Kết quả khảo sát năm 2006, 2007 và báo cáo của các địa phương

Kết quả điều tra tổng thể năm 2006 - 2007 cho thấy, lượng CTRSH đô thị phát sinh chủ yếu tập trung ở 2 đô thị đặc biệt là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh Tuy chỉ có 2 đô thị nhưng tổng lượng CTRSH phát sinh tới 8.000 tấn/ngày (2.920.000 tấn/năm) chiếm 45,24% tổng lượng CTRSH phát sinh từ tất cả các đô thị (hình 1.4 và bảng 1.5)

45.24

10.66 19.42

21.14

3.54

Hình 1.4 Biểu đồ tỷ lệ phát sinh CTRSH tại các loại đô thị Việt Nam năm

2007

Trang 23

18

Bảng 1.5 Lượng CTRSH phát sinh ở các loại đô thị Việt Nam năm 2007

STT Loại đô thị

Lượng CTRSH bình quân trên đầu người (kg/người/ngày)

( Nguồn: Kết quả khảo sát năm 2006,2007 và báo cáo của các địa phương)

Với kết quả trên cho thấy, tổng lượng phát sinh CTRSH tại các đô thị ở nước ta ngày càng gia tăng với tỷ lệ tương đối cao (10%/năm) so với các nước phát triển trên thế giới

Hiện nay ở nước ta hoạt động quản lý chất thải bao gồm các hoạt động tái sử dụng, tái chế, thu gom, xử lý tiêu huỷ là khâu rất quan trọng có tính quyết định đối với việc tạo lập một hệ thống quản lý chất thải hiệu quả, để giảm thiểu các rủi ro đối với môi trường và sức khoẻ con người Mặc dù những năm gần đây, hoạt động của nhiều công ty môi trường đô thị tại các địa phương đã có những tiến bộ đáng kể, phương thức tiêu huỷ chất thải sinh hoạt

đã được cải tiến, nhưng chất thải vẫn là mối hiểm hoạ đối với sức khoẻ và môi trường

Từ trước tới nay, phần lớn chất thải sinh hoạt ở nước ta không được tiêu huỷ một cách an toàn Hình thức tiêu huỷ chất thải phổ biến vẫn là đổ ở bãi rác lộ thiên Trong số 91 điểm tiêu huỷ chất thải trong cả nước, chỉ có 17 điểm được đánh giá là hợp vệ sinh Còn lại, các bãi rác chôn lấp được vận hành không đúng kỹ thuật và bãi rác lộ thiên gây ra nhiều vấn đề môi trường

Trang 24

Nguồn: Việt Báo (Theo_VietNamNet)

Trong những thập kỷ qua tại nước ta cũng đã có rất nhiều các nghiên cứu về chất thải rắn nói chung và rác thải sinh hoạt nói riêng như:

Các khảo sát, nghiên cứu của Viện môi trường và PTBV về hiện trạng rác thải đô thị, công tác quản lý chất thải rắn, các đánh giá về công nghệ và hiệu quả xử lý rác thải…

Đề tài khoa học của Mai Kiều Linh trường đại học Khoa Học Tự Nhiên năm 2009 đã đánh giá được hiện trạng quản lý rác thải tại thành phố Hải Dương

Đề tài khoa học “Khảo sát, đánh giá công tác quản lý, thu gom, vận chuyển, xử lý và tác động của các loại chất thải rắn đến môi trường Bãi xử lý chôn lấp chất thải của thành phố Pleiku” của Trần Lựu (Sở TN&MT Pleiku) Khoá luận tốt nghiệp “ Đánh giá hiện trạng công tác quản lý rác thải sinh hoạt của công ty TNHH một thành viên môi trường và công trình đô thị Bắc Ninh” của Nguyễn Thị Hảo trường Đại học Lâm Nghiệp, năm 2008…đã góp phần

Trang 25

xã do vậy việc thực hiện được đề tài này sẽ góp phần vào việc đánh giá hiện trạng rác thải và từ đó sẽ đề xuất một số biện pháp quản lý rác thải nhằm nâng cao hiệu quả bảo vệ môi trường tại thị xã Sơn Tây nói riêng và môi trường sống nói chung

Trang 26

21

Chương 2 MỤC TIÊU - ĐỐI TƯỢNG - NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu chung: Góp phần bảo vệ môi trường đô thị Việt Nam

Mục tiêu cụ thể: Đánh giá thực trạng công tác quản lý rác thải sinh hoạt

và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý của công ty Công ty

cổ phần Môi trường và công trình đô thị Sơn Tây

2.2 Đối tượng nghiên cứu, khảo sát

Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là hoạt động quản lý rác thải của Công ty cổ phần Môi trường và công trình đô thị Sơn Tây

Đối tượng khảo sát: rác, các điểm, các tuyến thu gom rác, các bãi chứa rác, phương tiện thu gom, vận chuyển, xử lý rác, cơ cấu tổ chức của công ty

2.3 Nội dung nghiên cứu

- Nghiên cứu hiện trạng rác thải sinh hoạt tại thị xã Sơn Tây

- Nghiên cứu những ảnh hưởng của rác thải sinh hoạt đối với môi trường Thị

xã Sơn Tây

- Nghiên cứu đánh giá hoạt động quản lý rác thải sinh hoạt (Đi sâu tìm hiểu

cơ cấu tổ chức hành chính, nhân sự, phương pháp thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải và ưu nhược điểm trong công tác quản lý của Công ty)

- Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rác thải của Công ty cổ phần Môi trường và công trình đô thị Sơn Tây

2.4 Phương pháp nghiên cứu

2.4.1 Phương pháp kế thừa số liệu

Đây là phương pháp được sử dụng để thu thập tài liệu, số liệu sẵn có của công ty hoặc của các cơ sở nghiên cứu khác nhằm giảm thiểu nội dung điều tra và hoàn thiện số liệu cho những công việc không tiến hành được Các số liệu kế thừa trong quá trình nghiên cứu bao gồm:

- Điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội của khu vực nghiên cứu

Trang 27

22

- Các qui định pháp lý có liên quan

- Các báo cáo và công trình nghiên cứu có liên quan như: Báo cáo hiện trạng môi trường, chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020,…

- Các số liệu về hoạt động quản lý của Công ty như số liệu trong thu gom, vận chuyển, xử lý, quan trắc môi trường…

2.4.2 Phương pháp thu thập số liệu ngoại nghiệp

Phương pháp này rất cần thiết và quan trọng để khảo sát trực tiếp các động quản lý rác thải sinh hoạt của công ty, bao gồm:

- Khảo sát địa bàn quản lý của Công ty nhằm thấy được hiện trạng môi trường rác thải sinh hoạt của thị xã

- Điều tra hệ thống, phương pháp thu gom, vận chuyển của hoạt động quản lý chất thải theo tuyến điều tra theo hành trình của xe vận chuyển rác

2.4.3 Phương pháp điều tra qua bảng hỏi

Đây là phương pháp sử dụng bảng hỏi để điều tra các vấn đề môi trường Số câu hỏi trong một phiếu hỏi có 15 câu để phỏng vấn cán bộ nhân viên trong công ty, và nhân dân trên địa bàn thị xã Phiếu câu hỏi được bố trí các câu hỏi đều dễ trả lời, tránh các câu hỏi có tầm khái quát quá cao Các câu hỏi tập trung xoay quanh mục tiêu, nội dung của đề tài, đảm bảo khai thác cao nhất ý kiến của người dân Chúng tôi đã tiến hành phát phiếu hỏi đến 100 người dân tại hai phường trong trung tâm thị xã (phường Quang Trung, phường Sơn Lộc), hai xã xa trung tâm (xã Cổ Đông, xã Kim Sơn) và người dân xung quanh Nhà máy xử lý chất thải Sơn Tây; Phát 100 phiếu và phỏng vấn công nhân viên của công ty (chủ yếu là công nhân của năm đội vệ sinh môi trường) vào ngày 15/03 và đến ngày 28/03 tiến hành thu phiếu để tập hợp đưa ra các nhận xét

Kết quả điều tra phỏng vấn được khai thác để xây dựng các mẫu biểu,

từ đó rút ra các kết luận về hiệu quả của công tác quản lý rác thải tại thị xã Sơn Tây

Trang 29

24

Để đảm bảo độ tin cậy của bảng hỏi điều tra, chúng tôi kết hợp khảo sát thực tế công tác quản lý rác thải, thái độ hành vi của người dân và cách làm việc của công nhân…đối với vấn đề rác thải tại thị xã

2.4.4.Phương pháp ma trận môi trường định lượng

Phương pháp này nhằm xem xét mối quan hệ nhân quả của từng hoạt động thu gom, vận chuyển, tập kết và xử lý rác thải lên các yếu tố môi trường trong khu vực một cách đồng thời Đề tài tiến hành liệt kê chi tiết các hoạt động thu gom, vân chuyển, tập kết và xử lý rác thải của Nhà máy theo trục hoành và các nhân tố môi trường bị tác động theo trục tung, sử dụng thang điểm 3 được cho trong bảng dưới để cho điểm đánh giá mức độ tác động

2.4.5 Phương pháp xử lý số liệu nội nghiệp

Thực chất đây là phương pháp xử lý thông tin sau khi đã thu thập được

từ các phương pháp khác nhau Phương pháp này được sử dụng để tiến hành các việc sau:

Trang 30

25

+ Xử lý toán học đối với các thông tin định lượng, biểu diễn bằng tập rời rạc, bảng số liệu, đồ thị, biểu đồ để tìm mối liên quan giữa các thông số, chỉ số khảo sát để xây dựng các luận cứ, khái quát hóa vấn đề để rút ra được các kết luận chính từ nguồn và các phương pháp thu thập số liệu khác nhau

+ Khoá luận đã sử dụng các công cụ toán học để tính toán kết quả, sử dụng các phần mềm Word, Excel, SnagIt để xây dựng văn bản, bảng số, chụp ảnh minh hoạ, biểu đồ, đồ thị, miêu tả các mối liên quan xuất hiện trong vấn

2 Giấy bìa, vải, sợi, nilon

3 Nhựa, da, cao su

Mức phát thải bình quân

đầu người (kg/người/ ngày)

Trang 31

Công nhân kỹ thuật

Lái xe, thợ điện

 Theo hình thức hợp đồng lao động

Không thuộc đối tƣợng ký HĐLĐ

Lao động hợp đồng dài hạn (không xác định thời hạn)

Trang 32

27

Chương 3 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - KINH TẾ

XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU 3.1 Điều kiện tự nhiên

3.1.1 Vị trí địa lý

Thị xã Sơn Tây là cửa ngõ phía tây của thủ đô Hà Nộ với tọa độ địa

lý 210 vĩ bắc và 1050 kinh đông, cách trung tâm Hà Nội 42km về phía Tây Bắc, nằm trong vùng đồng bằng trung du Bắc Bộ, là trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội của cả vùng, có nhiều đường giao thông thủy, bộ nối với trung tâm thủ đô Hà Nội, các vùng đồng bằng Bắc Bộ, với vùng Tây Bắc rộng lớn của tổ quốc như : Sông Hồng, Sông Tích, đường quốc lộ 32, quốc lộ 21A, đường tỉnh lộ 414, 413… Thị xã Sơn Tây có tổng diện tích tự nhiên là 11.346,85 ha, được chia làm 15 đơn vị hành chính gồm 09 phường, 06 xã, có

53 cơ quan, 25 doanh nghiệp lớn, 02 bệnh viện, 42 trường học và 30 đơn vị quân đôi đóng quân trên địa bàn

Thị xã Sơn Tây nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Hà Tây cũ nên còn được gọi là xứ Đoài Phía Bắc giáp Sông Hồng, ngăn với các tỉnh Phú Thọ, phía Nam giáp huyện Ba Vì, phía Đông giáp các huyện Phúc Thọ và Thạch Thất

3.1.2.Điều kiện khí hậu thủy văn

Thị xã Sơn Tây nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình cả năm là 24.20C, độ ẩm trung bình năm là 85% Tổng số giờ nắng năm 2005 ở Sơn Tây là 1292.4 h/năm, từ tháng 1 - 4 tổng lượng bức xạ thấp, bầu trời u ám, nhiều mây nên số giờ nắng là ít nhất trong năm, chỉ từ 38.5 – 84.9 giờ nắng, sau tháng 4 trời ấm lên, tổng số giờ nắng tăng lên tới 195.1giờ Tốc độ gió trung bình các tháng năm 2005 dao động từ 1 – 2 m/s

Mùa đông chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, mùa hè chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Nam Mùa mưa ở Sơn Tây thường xảy ra trong thời gian từ tháng 4 đến tháng 10, lượng mưa trung bình năm 2005 là 1601.9 mm

Trang 33

(Nguồn: Viện Khí tượng Thủy văn - BTNMT, năm 2005)

3.2.Điều kiện kinh tế xã hội

Cách trung tâm Thủ đô Hà Nội khoảng 50 km, Thị xã Sơn Tây được biết đến như một khu di tích đặc biệt hấp dẫn với nhiều danh lam thắng cảnh,

di tích lịch sử - văn hóa nổi tiếng với 172 di tích lịch sử văn hóa, trong đó có

15 di tích cấp quốc gia như: hồ Đồng Mô, thành cổ Sơn Tây, làng cổ đá ong Đường Lâm, chùa Mía, lễ hội Đền Và

Nằm ở vị trí địa lý thuận lợi với hai tuyến đường là quốc lộ 21A nối Sơn Tây với Hà Nội và các huyện, thị; quốc lộ 32 nối Sơn Tây với các tỉnh phía bắc, có bến cảng Sơn Tây thuận lợi cho giao thông đường sông, lại có tiềm năng lớn về phát triển du lịch – thương mại, mảnh đất Sơn Tây được đánh giá là có nhiều lợi thể để phát triển nền kinh tế đa dạng, với cơ cấu kinh

tế công nghiệp, xây dựng (chiếm 48%); thương mại, du lịch, dịch vụ (chiếm 39%) và nông, lâm nghiệp, thủy sản (chiếm 13%) 8 tháng đầu năm 2008,

Trang 34

29

trong điều kiện khó khăn, thị xã Sơn Tây vẫn đạt tốc độ tăng trưởng 15,5%, trong đó, giá trị sản xuất công nghiệp so với cùng kỳ năm 2007 tăng 17,82% đạt 446,72 tỷ đồng; thương mại, dịch vụ tăng 57,7% đạt 1.130 tỷ đồng; nông, lâm nghiệp đạt 58,4% kế hoạch năm, bằng 72,7 tỷ đồng; thu ngân sách nhà nước được 77 tỷ đồng (đạt 59,24% kế hoạch năm)

Lĩnh vực văn hóa, xã hội phát triển khá đồng đều, an ninh chính trị được giữ vững; trật tự xã hội đảm bảo

Công tác quy hoạch, quản lý đô thị, Thị xã đang triển khai 29 dự án quy hoạch, trong đó có 4 đồ án quy hoạch về xây dựng, mở rộng thị xã đến năm

2020, tầm nhìn 2050; 15 quy hoạch đô thị, khu dân cư với 1.007,3 ha; 3 điểm công nghiệp với trên 210 ha; 5 quy hoạch dịch vụ; thương mại 210,8 ha và các quy hoạch khác, tu bổ tôn tạo di tích làng cổ Đường Lâm, đền Và Sơn Tây được chọn là một đô thị vệ tinh với vai trò là một bộ mặt phát triển cửa ngõ phía tây thủ đô Hà Nội

Thị xã Sơn Tây luôn phấn đấu trở thành thị xã hiện đại, văn minh giữ vững môi trường thiên nhiên vốn có, lấy du lịch, dịch vụ, thương mại làm nền tảng phát triển, trong đó du lịch phát triển theo hướng du lịch văn hóa, lịch sử, sinh thái, gắn với dịch vụ, thương mại, xây dựng các khu vui chơi giải trí, nơi nghỉ dưỡng chất lượng cao

(Nguồn tin: Theo Văn hóa thông tin Hà Nội, tháng 10.2008)

3.3 Giới thiệu về Công ty cổ phần Môi trường và công trình đô thị Sơn Tây

3.3.1: Lịch sử hình thành và phát triển

Công ty Môi trường & Công trình Đô thị Sơn Tây tiền thân là đội vệ sinh đô thị thuộc Ban xây dựng thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội Ngày 22/12/1982 UBND Thành phố Hà Nội ra quyết định số 5110 QĐ/UBND thành lập xí nghiệp công trình đô thị Sơn Tây là đơn vị sự nghiệp công cộng

- Năm 1991 thị xã Sơn Tây được chuyển về tái lập tỉnh Hà Tây, Xí nghiệp công trình đô thị Sơn Tây được đổi tên là Công ty Môi trường Đô thị Sơn Tây là đơn vị sự nghiệp công cộng (1992)

Trang 35

30

- Ngày 13/12/1996 UBND tỉnh Hà Tây ra quyết định số 979 chuyển công ty thành Doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích có tên là Công ty Môi trường & Công trình đô thị Sơn Tây

- Ngày 10/7/2008 UBND tỉnh Hà Tây ra quyết định số 2248/QĐ-UBND chuyển Công ty Môi trường & Công trình Đô thị Sơn Tây thành Công ty cổ phần Môi trường & Công trình Đô thị Sơn Tây [2]

3.3.2.Ngành nghề kinh doanh chính của Công ty

- Thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt, đảm bảo vệ sinh môi trường

- Quản lý, vận hành hệ thống thoát nước đô thị

- Quản lý, vận hành hệ thống điện chiếu sáng, điện trang trí, đèn tín hiệu giao thông công cộng

- Quản lý, duy trì công viên vườn hoa, cây xanh thảm cỏ đường phố, đảo giao thông

- Quản lý nghĩa trang nhân dân làm các dịch vụ tang lễ

- Xây dựng, sửa chữa vừa và nhỏ các công trình hạ tầng đô thị như: vỉa hè, thoát nước, đường nội thị, điện chiếu sáng, vườn hoa, cây xanh, thảm cỏ

- Kinh doanh dịch vụ giải trí công viên

- Kinh doanh hoa, cây cảnh

- Thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải công nghiệp, rác thải độc hại

là đơn vị sự nghiệp công cộng, công ty đã có bề dày suốt gần 30 năm kinh nghiệm, có đội ngũ CBCNV lành nghề, có đầy đủ phương tiện đáp ứng yêu cầu các đơn đặt hàng, đảm bảo chất lượng, khối lượng công việc, có uy tín khách hàng

Trang 36

31

- Trong gần 30 năm qua, công ty đã phấn đấu không ngừng để tồn tại, ổn định

và phát triển Qua mỗi giai đoạn Công ty đã vượt qua nhiều khó khăn thử thách để từng bước khẳng định vị thế của mình trong ngành Môi trường & đô thị cũng như sự tín nhiệm của các khách hàng và các địa phương lân cận Công ty đã nhận được nhiều phần thưởng của Chính phủ, UBND các cấp đặc biệt là huân chương lao động hạng 3 và hạng 2 của Nhà nước tặng năm 2002

và 2007

- So với các doanh nghiệp trong ngành Môi trường & Công trình đô thị thì công ty là một trong những công ty có bề dày hoạt động, có kinh nghiệm trong hoạt động, quản trị và tiên phong việc cổ phần hóa, đăng ký giao dịch

cổ phiếu

- Chiến lược kinh doanh hiện nay Công ty là đa dạng hóa các loại hình dịch

vụ theo hướng hiện đại hóa, phù hợp với xu thế của thị trường trong nước, cũng như quy hoạch phát triển của ngành Môi trường & công trình đô thị [2]

Trang 37

32

Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 Hiện trạng rác thải tại Thị xã Sơn Tây

4.1.1 Nguồn phát sinh rác thải sinh hoạt

Chất thải sinh hoạt trên địa bàn thị xã Sơn Tây được phát sinh từ các nguồn khác nhau và được thể hiện theo hình 4.1

Hình 4.1 Nguồn phát sinh rác thải sinh hoạt của Thị xã Sơn Tây

Nguồn: Đề tài thực hiện, 2011

- Chất thải sinh hoạt từ 45152 hộ gia đình gồm thực phẩm dư thừa, nilon, giấy, carton, nhựa, vải, rác vườn, gỗ, thủy tinh, lon đồ hộp, tro và các chất nguy hại khác

- Chất thải từ 16 chợ chính và các tụ điểm buôn bán, nhà hàng khách sạn, khu vui chơi giải trí-văn hóa gồm: thực phẩm dư thừa, giấy, carton, nhựa, gỗ, thủy tinh, kim loại và các chất thải độc hại khác

Bệnh viện, cơ sở

y tế (2 bệnh viện

và 19 cơ sở khám chữa bệnh)

Khu vui chơi giải trí

Rác thải sinh hoạt

Cơ quan trường học (42 trường và gần 53 cơ quan)

Doanh nghiệp (25

DN N.nước và ngoài

NN có vốn nước ngoài; hơn 150 cơ sở kinh doanh

Dân số 181831

( người )

Giao thông và

xây dựng

Ngày đăng: 23/06/2021, 17:01

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w