Muốn hoạt độngxuất nhập khẩu diễn ra thuận lợi, mang lại hiệu quả cao thì việc giao nhận hàng hóa xuấtnhập khẩu phải được thực hiện một cách logic, khoa học và chuyên nghiệp.Cùng với sự
Trang 1TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
KHOA THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
BÁO CÁO THỰÏC TẬP TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI
TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC THỦ TỤC VÀ NGHIỆP VỤ GIAO NHẬN HÀNG NHẬP KHẨU BẰNG CONTAINER ĐƯỜNG BIỂN TẠI CƠNG TY TNHH THƯƠNG
MẠI GIAO NHẬN R & P
GVHD: Ths Nguyễn Việt Tuấn SVTH: Đặng Thị Thùy Dương LỚP: CĐXNK 10A KHĨA 10 HỆ: Cao Đẳng Chính quy
Tp Hồ Chí Minh, Tháng 6 năm 2009
Trang 2Theo đạo lý: “Không thầy đố mày làm nên”
Lời đầu tiên, em xin kính gửi đến Ban Giám Hiệu nhà trường CAO ĐẲNG KINH
TẾ ĐỐI NGOẠI và quý thầy cô Khoa Thương Mại Quốc Tế lời cám ơn chân thành nhất
về sự nghiệp giảng dạy và truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm quý báu cho chúng
em trong thời gian qua
Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Việt Tuấn, người đã không quảnngại thời gian, công sức để giúp em hoàn thành tốt thời gian thực tập; đã hết sức nhiệt tìnhchỉ dẫn, đóng góp ý kiến giúp em khắc phục những sai sót và hướng dẫn em từng chi tiếtmột để hoàn thành bài báo cáo này một cách tốt nhất
Đồng thời, em cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô Thủy – Giám đốc Công tyTNHH THƯƠNG MẠI – GIAO NHẬN R & P đã nhận em vào thực tập tại quý công ty.Cùng gửi lời cảm ơn đến tất cả các anh chị trong công ty đã giúp đỡ, chỉ dạy em trong suốt
ba tháng qua, đặc biệt là anh Tuấn và anh Vẩy đã tận tình hướng dẫn, tạo điều kiện cho emđược tiếp xúc thực tế và truyền đạt cho em những kinh nghiệm mà các anh tích lũy đượctrong quá trình giao nhận của mình
Sau cùng, em xin chúc các thầy cô và các anh chị thật nhiều sức khỏe và thànhcông, chúc Công ty TNHH Thương mại – Giao nhận R & P ngày càng phát triển lớn mạnhhơn, chúc Trường CAO ĐẲNG KINH TẾ ĐỐI NGOẠI ngày càng đào tạo được nhiềusinh viên giỏi, đáp ứng được những yêu cầu khắc khe về cầu lao động của thị trường
Trang 3
Trang 4
Lời Mở Đầu
Một quốc gia sẽ khơng tồn tại và phát triển được nếu khơng tham gia vào hoạt động
Trang 5thị trường thế giới là một điều hết sức cần thiết Ngoại thương là chiếc cầu nối tổ chức quátrình lưu thông hàng hóa giữa các doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp nướcngoài thông qua mua bán Hoạt động xuất nhập khẩu là một trong những hoạt động quantrọng có ảnh hưởng sâu sắc đến toàn bộ nền kinh tế và mang lại nguồn lợi đáng kể chomỗi quốc gia đặc biệt là những quốc gia đang phát triển như Việt Nam Muốn hoạt độngxuất nhập khẩu diễn ra thuận lợi, mang lại hiệu quả cao thì việc giao nhận hàng hóa xuấtnhập khẩu phải được thực hiện một cách logic, khoa học và chuyên nghiệp.
Cùng với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế với sự chuyên môn hóa cao,việc giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu không còn là gánh nặng của các Công ty xuấtnhập khẩu Do nhu cầu của thị trường, các công ty kinh doanh dịch vụ giao nhận ra đời để
đảm nhiệm các công việc này Vì những lý do trên, em đã quyết định chọn đề tài “Tổ chức thực hiện các thủ tục và nghiệp vụ giao nhận hàng nhập khẩu bằng container đường biển tại Công ty TNHH Thương mại Giao nhận R&P” Gồm 3 chương:
Chương 1: Giới thiệu về Công ty TNHH Thương mại Giao nhận R&P
Chương 2: Tổ chức thực hiện các thủ tục và nghiệp vụ giao nhận hàng nhập khẩu bằngcontainer đường biển tại Công ty TNHH Thương mại Giao nhận R&P
Chương 3: Một số nhận xét và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhậntại Công ty TNHH Thương mại Giao nhận R&P
Do khoảng thời gian thực tập và kiến thức có hạn trong khi thực tế lại quá phongphú, đa dạng và bản thân em chưa có nhiều kinh nghiệm thực tiễn nên bài báo cáo cònnhiều thiếu sót Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô và các anh chịtrong công ty để bài báo cáo được hoàn thiện hơn
Trang 6Lời cảm ơn
Nhận xét của đơn vị thực tập
Nhận xét của giáo viên hướng dẫn
Lời mở đầu
Chương 1: Giới thiệu về công ty TNHH Thương mại Giao nhận R & P
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty R & P 1
1.2 Chức năng, nhiệm vụ của công ty R & P 2
1.2.1 Chức năng 2
1.2.2 Nhiệm vụ 2
1.2.3 Định hướng phát triển 3
1.3 Cơ cấu tổ chức của công ty 3
1.3.1 Cơ cấu các phòng ban 3
1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban 4
1.4 Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty R & P các năm 2006-2008 7
1.4.1 Kết quả hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận của công ty R& P 7
1.4.2 Cơ cấu thị trường nhập khẩu mà công ty R & P làm dịch vụ 9
1.4.3 Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu của công ty 11
Chương 2: Tổ chức thực hiện các thủ tục và nghiệp vụ giao nhận hàng nhập khẩu bằng container đường biển tại công ty TNHH Thương mại Giao nhận R&P 2.1 Ký kết hợp đồng dịch vụ 14
2.2 Thuê tàu và mua bảo hiểm 14
2.2.1 Thuê tàu 14
2.2.2 Mua bảo hiểm 15
2.3 Nhận và kiểm tra bộ chứng từ hàng nhập khẩu 16
Trang 72.5.1 Lập bộ chứng từ cần thiết để khai báo hải quan 20
2.5.1.1 Lên tờ khai hải quan nhập khẩu và phụ lục tờ khai (nếu có) 20
2.5.1.2 Lên tờ khai trị giá tính thuế hàng hóa nhập khẩu 27
2.5.1.3 Lập hồ sơ hải quan 29
2.5.2 Quy trình thủ tục hải quan đối với hàng nhập khẩu loại hình kinh doanh tại ICD Transimex 32
2.5.2.1 Tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra sơ bộ, đăng ký Tờ khai, quyết định hình thức, mức độ kiểm tra 32
2.5.2.2 Kiểm tra thực tế hàng hóa 34
2.5.2.3 Kiểm tra chi tiết hồ sơ, giá, thuế 35
2.5.2.4 Thu lệ phí hải quan, đóng dấu “đã làm thủ tục hải quan” và trả tờ khai cho người khai hải quan 36
2.6 Nhận hàng tại cảng 36
2.6.1 Đối với hàng nguyên cont 36
2.6.1.1 Mượn cont về kho riêng 37
2.6.1.2 Rút ruột 37
2.6.2 Đối với hàng lẻ 38
2.7 Kiểm tra hàng nhập khẩu và khiếu nại (nếu có) 39
2.7.1 Khiếu nại người xuất khẩu 39
2.7.2 Khiếu nại người chuyên chở, cảng 39
2.7.3 Khiếu nại người bảo hiểm 40
2.8 Thanh lý cổng 41
2.9 Giao hàng cho công ty khách hàng 41
2.10 Quyết toán và hoàn trả hồ sơ cho khách hàng 42
Trang 83.2 Những thuận lợi và khó khăn của công ty 443.2.1 Thuận lợi 443.2.2 Khó khăn 453.3 Một số kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận tại Công
ty TNHH TM GN R&P 453.3.1 Kiến nghị đối với công ty 453.3.2 Kiến nghị đối với Nhà nước 47
Kết luận
Chứng từ minh họa
Tài liệu tham khảo
Trang 9ra đời của các công ty thương mại và dịch vụ Dựa vào phân tích nền kinh tế các nước trênthế giới, ta nhận thấy rằng: Đa số quốc gia có nền kinh tế phát triển thường có ngành kinhdoanh dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu của nền kinh tế Vài năm trở lại đây, ở ViệtNam, ngành dịch vụ đang có xu hướng phát triển mạnh, do đó hàng loạt doanh nghiệpkinh doanh dịch vụ nối tiếp nhau ra đời Trong số đó có Công ty TNHH Thương Mại vàGiao Nhận R&P Công ty được thành lập theo giấy phép số 4102003765 do Sở Kế HoạchĐầu Tư cấp ngày 16/02/2001 Công ty chính thức đi vào hoạt động ngày 11/03/2002 vớicác ngành nghề đăng ký như sau :
Mua bán hàng thủ công mỹ nghệ, lương thực, thực phẩm, mỹ phẩm, hàng may mặc, tơlụa, hàng nông lâm thủy hải sản
Mua bán, sửa chữa, bảo trì, các thiết bị điện gia dụng, điện công nghiệp
Đại lý mua bán hàng hoá, hàng khuyến mãi và hàng quà tặng
Đại lý giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu
Cho thuê kho bãi, vận tải hàng hoá đường bộ
Đại lý tàu biển, đại lý cho các công ty chuyển phát nhanh nước ngoài
Cung cấp hàng linh kiện điện tử như: Điện trở, con chip…
Tuy nhiên Công ty mới chỉ kinh doanh các lĩnh vực đó là: Giao nhận, mua bán cácmặt hàng quà tặng, khuyến mãi, cung cấp hàng linh kiện điện tử
Công ty được thành lập với:
Tên công ty: Công ty TNHH Thương Mại – Giao Nhận R&P
Tên giao dịch: R&P LOGISTICS CO.,LTD
Trang 10 Tên viết tắt: R&P LOGISTICS CO.,LTD
Công ty do hai thành viên là Đoàn Hưng và Đoàn Thị Bé góp vốn thành lập
Các thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về phần vốn góp của mình
1.2 Chức năng, nhiệm vụ của công ty R & P
1.2.1 Chức năng
Làm dịch vụ giao nhận cho các công ty xuất nhập khẩu trong nước
Làm đại lý cho các hãng tàu biển nước ngoài
Làm dịch vụ nhập khẩu ủy thác cho các công ty trong nước có nhu cầu
Làm dịch vụ giao nhận vận chuyển nội địa
Nhận hợp đồng cung cấp hàng quà tặng, khuyến mãi
Làm đại lý phân phối chính thức của Microchip, bán linh kiện, thiết bị điệntử
1.2.2 Nhiệm vụ
Thực hiện tốt dịch vụ đối với khách hàng
a Dịch vụ giao nhận
Thay mặt khách hàng thực hiện các công tác trong giao nhận:
Chuẩn bị kho bãi
Trang 11 Chuẩn bị phương tiện vận tải.
Nhận thông báo tàu đến và lệnh giao hàng
Lấy bộ chứng từ cho hàng hóa
Làm thủ tục hải quan cho lô hàng
Nhận hàng
Thanh toán các chi phí có liên quan đến lô hàng
b Hàng quà tặng, khuyến mãi.
Theo yêu cầu của khách hàng, liên hệ nhà cung cấp, đặt hàng
Giao hàng đúng phẩm chất, qui cách và đúng thời hạn
c Hàng điện tử
Cung cấp các linh kiện điện tử bán theo đơn đặt hàng và bán lẻ
Nhận theo mẫu đặt của khách hàng
Thực hiện đầy đủ mọi nghĩa vụ đối với nhà nước như nộp thuế, các nghĩa vụ khác
Kinh doanh đúng với quy định của pháp luật
Đảm bảo đáp ứng đầy đủ và tốt nhu cầu của nhân viên, tạo điều kiện cho cán bộ côngnhân viên tái sản xuất sức lao động
1.2.3 Định hướng phát triển
Kinh doanh ngày càng phát triển, đạt lợi nhuận cao
Duy trì lượng khách hàng thường xuyên và lâu dài Xây dựng chữ tín rộngkhắp cả trong nước và ngoài nước
Đẩy mạnh tìm kiếm khách hàng tiềm năng và mở rộng thị trường kinh doanh
1.3 Cơ cấu tổ chức của công ty
1.3.1 Cơ cấu các phòng ban
Trang 121.3.2 Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban
1.3.2.1 Ban giám đốc: Gồm giám đốc và phó giám đốc
Giám đốc:
+ Trực tiếp điều hành mọi hoạt động của công ty, giám sát công việc của nhânviên
+ Trực tiếp tìm kiếm khách hàng, giao dịch với đối tác
+ Chịu trách nhiệm pháp lý về mọi hoạt động của công ty trước pháp luật, các cơquan chức năng, các đối tượng bên ngoài khác: khách hàng, nhà cung cấp, ngânhàng…
Phó giám đốc
+ Tham mưu cho giám đốc trong việc ra các quyết định kinh doanh
+ Vạch ra chiến lược kinh doanh cho các lĩnh vực hoạt động của công ty
1.3.2.2 Phòng kế toán: Gồm kế toán trưởng và 01 kế toán viên
Kế toán trưởng
Trưởng phòng
Nhân viên sales
Ban Giám Đốc
Phòng kế
toán
Phòng giao nhận
Phòng quà tặng
Phòng điện tử
Kế toán trưởng Trưởng phòng Trưởng phòng
Kế toán
viên
Nhân viên giao nhận
Nhân viên giao nhận
Nhân viên sales
Nhân viên sales
Nhân viên kỹ
thuật
Kế
toán
viên
Trang 13+ Giám sát công việc của phòng kế toán.
+ Tổ chức thực hiện công tác kế toán trong công ty theo quy định của Luật kế toánViệt Nam
+ Kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi tài chính, các nghĩa vụ thu, nộp, thanh toán
nợ, kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản, phát hiệncác hành vi vi phạm Luật kế toán
+ Lập các báo cáo cuối kì
+ Cung cấp các thông tin kế toán quản trị cho giám đốc và phó giám đốc, thammưu cho giám đốc về công tác tài chính của công ty
+ Cung cấp các báo cáo tài chính cho các đối tượng bên ngoài, các cơ quan chứcnăng
+ Chịu trách nhiệm pháp lý về công tác kế toán tại công ty
+ Trực tiếp thực hiện toàn bộ quá trình hạch toán kế toán từ khâu chứng từ phátsinh đến nhập máy, xuất hóa đơn
Kế toán viên:
+ Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung công việc,theo chuẩn mực và chế độ kế toán
+ Theo dõi phiếu kế toán
+ Tiến hành phân loại nợ và thực hiện thanh toán nợ đến hạn
+ Thường xuyên báo cáo tình hình công nợ cho kế toán trưởng
1.3.2.3 Phòng giao nhận: Gồm trưởng phòng và 02 nhân viên giao nhận
Trang 14+ Chỉ đạo giải quyết các công việc phát sinh trong quá trình giao nhận hàng hóa,đảm bảo giao hàng đúng hẹn.
Nhân viên giao nhận:
+ Giám sát việc liên hệ nhà cung ứng và theo dõi hàng về
Nhân viên sales:
+ Tìm kiếm, thương lượng, thuyết phục khách hàng, ký hợp đồng
+ Theo dõi, quản lý đơn đặt hàng
+ Chăm sóc khách hàng, tìm kiếm khách hàng mới
1.3.2.5 Phòng điện tử : Gồm trưởng phòng, 02 nhân viên sales và 03 nhân viên kỹ
thuật
Trưởng phòng:
+ Quản lý nhân sự phòng điện tử
+ Xây dựng các dự án thiết kế vi mạch theo đơn đặt hàng của khách hàng
+ Xây dựng kế hoạch nhập hàng và phân phối hàng linh kiện điện tử
Trang 15+ Xây dựng các kế hoạch tài trợ cho các trường Đại học, Cao đẳng khối kỹ thuật
về bộ vi xử lý
+ Tổ chức các cuộc thi và quản lý các khóa học về chip và vi xử lý
Nhân viên sales:
+ Tìm kiếm thị trường, giao dịch với khách hàng, nhà cung cấp
+ Theo dõi, quản lý đơn đặt hàng
+ Chăm sóc, tư vấn cho khách hàng các giải pháp công nghệ và lựa chọn loại linhkiện
+ Triển khai kế hoạch tài trợ phòng thí nghiệm
+ Quản lý việc ghi danh và nộp tiền học phí của các khóa học
Nhân viên kỹ thuật:
+ Thực hiện các dự án thiết kế vi mạch
+ Nghiên cứu cách sử dụng của các con chip, thiết bị điện tử, các bó mạch
+ Hỗ trợ khách hàng sử dụng sản phẩm của công ty
+ Trợ giảng các khóa học do công ty tổ chức
1.4 Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty R & P các năm 2006-2008
1.4.1 Kết quả hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận của công ty R& P
Đơn vị tính: VND
Lợi nhuận trước thuế 213.092.930 258.907.910 224.962.206
Lợi nhuận sau thuế 153.426.910 186.413.695 161.972.788
Nguồn: Phòng kế toán
Biểu đồ 1: Kết quả hoạt động kinh doanh 2006 - 2008
Trang 16Qua bảng số liệu và biểu đồ về kết quả hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận củaCông ty ta thấy doanh thu và lợi nhuận có sự biến động đáng kể qua các năm cụ thể là:
So với năm 2006, doanh thu năm 2007 đạt 1.438.377.278 đồng tăng 35% tươngđương 372.912.628 đồng dẫn đến lợi nhuận thuần tăng 21,5% tương ứng 32.986.786 đồng
vì nguyên nhân chủ quan là qua nhiều năm hoạt động, công ty đã tạo được niềm tin nơikhách hàng nên ngày càng có nhiều hợp đồng dịch vụ lớn với giá trị cao Nguyên nhânkhách quan dẫn đến mức tăng như trên là vì kể từ ngày 11/01/2007 Việt Nam trở thànhthành viên chính thức của WTO nên hoạt động xuất nhập khẩu diễn ra sôi nổi, tạo ra nhiều
cơ hội kinh doanh dịch vụ cho các công ty giao nhận nói chung và công ty R&P nói riêng
Doanh thu năm 2008 đạt 1.323.307.095 đồng giảm 8% so với năm 2007 tươngđương 115.070.182 đồng dẫn đến lợi nhuận trước thuế giảm 13,11% tương ứng24.440.907 đồng vì nguyên nhân khách quan là khủng hoảng kinh tế ở Mỹ lan rộng ảnhhưởng dây chuyền đến nền kinh tế của các nước khác Do đó, hoạt động xuất nhập khẩu ởViệt Nam cũng như các nước khác bị tác động trực tiếp do chính sách thắt chặt chi tiêu,hạn chế tiêu dùng Vì vậy, các công ty giao nhận sẽ có ít hợp đồng dịch vụ hơn trước làmcho kết quả hoạt động kinh doanh bị giảm sút
1.4.2 Cơ cấu thị trường nhập khẩu mà công ty R & P làm dịch vụ
Trang 17Doanh thu
Tỷ
trọng(%)
Doanh thu Tỷ trọng
(%)
Trung
Quốc 303.657.425 30 320.901.971 23 363.115.467 28Thị trường
Biểu đồ 2A: Cơ cấu thị trường nhập khẩu năm 2006
Biểu đồ 2B: Cơ cấu thị trường nhập khẩu năm 2007
Biểu đồ 2C: Cơ cấu thị trường nhập khẩu năm 2008
Trang 18Qua 03 biểu đồ về cơ cấu thị trường nhập khẩu mà Công ty R&P làm dịch vụ ta cóthể thấy được:
Tổng doanh thu từ các thị trường nhập khẩu năm 2006 đạt 1.012.191.418 đồng.Trong đó, doanh thu hàng nhập khẩu từ thị trường Australia đạt 495.973.795 đồng chiếm49% tổng doanh thu cả năm Doanh thu từ thị trường Trung Quốc đạt 303.657.425 đồngchiếm 30% tổng doanh thu cả năm, còn lại là thị trường khác đạt 212.560.198 đồng chiếm21% tổng doanh thu cả năm
Năm 2007 doanh thu từ thị trường Australia đạt 906.896.873 đồng, tăng đáng kể ởmức 82,8% so với năm 2006 tương ứng 410.923.079 đồng, chiếm tỷ trọng 65% tổngdoanh thu cả năm Doanh thu từ thị trường Trung Quốc tăng nhẹ 5,7% tương ứng17.244.545 đồng, chiếm tỷ trọng 23% tổng doanh thu cả năm Trong khi đó, doanh thu từthị trường khác giảm từ 212.560.198 đồng năm 2006 còn 167.427.115 đồng năm 2007,giảm 21,2% tương đương 45.133.083 đồng và chỉ chiếm 12% tổng doanh thu cả năm
2007 Do mức giảm của thị trường khác không đáng kể so với mức tăng của thị trườngAustralia và Trung Quốc nên tổng doanh thu năm 2007 đạt 1.395.225.959 đồng, tăng37,8% tương đương 383.034.542 đồng
So với năm 2007, doanh thu năm 2008 chỉ đạt 1.296.840.953 đồng, giảm 7,1%tương đương 98.385.006 đồng do doanh thu từ thị trường Australia giảm đáng kể 25,6%tương đương 232.539.579 đồng trong khi thị trường Trung Quốc chỉ tăng 13,2% tươngđương 42.213.496 đồng và thị trường khác tăng 54,9% tương đương 91.941.076 đồng
Nhìn chung, thị trường hàng nhập khẩu mà Công ty làm dịch vụ chủ yếu làAustralia và Trung Quốc Tuy tỷ trọng doanh thu của mỗi thị trường năm 2006-2008 cómức tăng giảm khác nhau nhưng nhìn vào tổng doanh thu công ty thu được trong 3 năm,
Trang 19ta vẫn có thể đánh giá Công ty hoạt động có hiệu quả mặc dù doanh thu năm 2008 giảm7,1% do nguyên nhân khách quan đã được nêu ở trên.
1.4.3 Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu của công ty
Biểu đồ 3A: Kim ngạch nhập khẩu theo cơ cấu mặt hàng năm 2006
Biểu đồ 3B: Kim ngạch nhập khẩu theo cơ cấu mặt hàng năm 2007
Trang 20Biểu đồ 3C: Kim ngạch nhập khẩu theo cơ cấu mặt hàng năm 2008
Nhìn chung, kim ngạch nhập khẩu theo cơ cấu mặt hàng của công ty trong 3 nămchủ yếu là sản phẩm thủy tinh các loại Tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu của các mặt hàngbiến động trong các năm như sau:
Tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2006 đạt 1.169.097 USD Trong đó, mặt hàng sảnphẩm thủy tinh các loại đạt 993.732 USD, chiếm 85% tổng kim ngạch nhập khẩu cả năm.Kim ngạch nhập khẩu của các mặt hàng khác đạt 175.365 USD chiếm15% tổng kim ngạchnhập khẩu cả năm Trong năm 2006, công ty chưa kinh doanh mặt hàng điện tử nên khôngnhập khẩu mặt hàng này
Năm 2007, trong cơ cấu mặt hàng nhập khẩu xuất hiện mặt hàng điện tử chiếm 3%tổng kim ngạch nhập khẩu cả năm, đạt 38.636 USD Kim ngạch nhập khẩu của mặt hàngsản phẩm thủy tinh các loại đạt 1.081.798 USD, tăng 8,9% tương đương 88.066 USD,chiếm 84% tổng kim ngạch nhập khẩu cả năm Mặt hàng khác trong năm 2007 chỉ chiếm13% tổng kim ngạch nhập khẩu cả năm, đạt 167.421 USD, giảm 4,5% tương ứng 7.943USD Do mức tăng giảm trong cơ cấu mặt hàng như trên dẫn đến tổng kim ngạch nhậpkhẩu năm 2007 đạt 1.287.855 USD, tăng 10,16% so với năm 2006 tương đương 118.758USD
Trong năm 2008 kim ngạch nhập khẩu của mặt hàng điện tử tăng đáng kể từ 38.636USD lên 207.467 USD, tăng 537% tương ứng 168.832 USD và chiếm 16,8% tổng kimngạch nhập khẩu cả năm Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu của sản phẩm thủy tinh cácloại và mặt hàng khác lại giảm, cụ thể là: mặt hàng sản phẩm thủy tinh các loại chỉ đạt901.495 USD, giảm 16,7% tương đương 180.303 USD, chiếm tỷ trọng 73% tổng kimngạch nhập khẩu cả năm; mặt hàng khác giảm 24,8% tương đương 41.459 USD và chỉ
Trang 21chiếm 10,2% tổng kim ngạch nhập khẩu cả năm Mặc dù kim ngạch nhập khẩu của mặthàng điện tử tăng đáng kể ở mức 537% nhưng do tỷ trọng của mặt hàng này không caotrong khi kim ngạch của sản phẩm thủy tinh các loại và mặt hàng khác chiếm tỷ trọng caolại giảm nên tổng doanh thu năm 2008 chỉ đạt 1.234.925 USD, giảm 4,1% tương ứng52.930 USD.
Vậy, Công ty cần đẩy mạnh các chiến lược Marketing nhằm tiêu thụ sản phẩm tốt trongthời gian sắp tới, cần phát huy mặt hàng điện tử và củng cố mặt hàng sản phẩm thủy tinhcác loại
Trang 22Kết thúc báo giá giao nhận, nếu khách hàng đồng ý thì công ty sẽ tiến hành ký kếthợp đồng với khách hàng Hợp đồng dịch vụ được công ty soạn thảo bao gồm các điềukhoản cơ bản thể hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ giữa các bên (chứng từ minh họa số 37).
Tuy nhiên, bài báo cáo này không đề cập đến hợp đồng dịch vụ giữa Công ty R&P
và công ty khách hàng vì đây là lô hàng mà chính Công ty R&P nhập khẩu kinh doanh đểthu lợi nhuận Hợp đồng ngoại thương được ký kết giữa Công ty TNHH TM GN R&P(Việt Nam) và Công ty P.T Kedaung Industrial (Indonesia) nhập khẩu 24.357 tá tô thủytinh mã TUL - 6,25B, được phép giao hàng nhiều lần
Trong phạm vi bài báo cáo này, em xin trình bày lại việc tổ chức thực hiện các thủtục và quy trình giao nhận lô hàng trên tại ICD Transimex trong lần giao hàng thứ 2 gồm 4container 20 feet của vận đơn số NYKS3110608360 ngày 27/03/2009 thuộc hợp đồng sốRP/KIG – 020309 ngày 02/03/2009 và phụ lục hợp đồng ngày 11/03/2009
2.2 Thuê tàu và mua bảo hiểm
2.2.1 Thuê tàu
Khi Công ty R&P ký kết hợp đồng dịch vụ với Công ty khách hàng, nếu kháchhàng có nhu cầu thì Công ty sẽ thuê tàu giúp
Đối với lô hàng này, do mua theo giá FOB JAKARTA nên Công ty R&P có nghĩa
vụ thuê tàu Và, Công ty đã quyết định chọn NYK là người vận chuyển hàng hóa chomình
Theo như lý thuyết, người đi thuê tàu sẽ thỏa thuận giá cước và lựa chọn lịch trìnhphù hợp Tiếp đến, người đi thuê tàu sẽ cung cấp các thông tin của lô hàng cho nhân viên
Trang 23kinh doanh của hãng tàu như: loại hàng, số lượng, cảng bốc, cảng dỡ, thời gian giaohàng…Sau khi có được thông tin của lô hàng, nhân viên kinh doanh của hãng tàu sẽ nhập
dữ liệu của hãng tàu và làm ra Giấy lưu cước tàu chợ (B/N: Booking Note) và fax chongười đi thuê tàu Người đi thuê tàu sẽ confirm Booking cho hãng tàu sau khi đã đồng ýcác nội dung trong Booking
Nhưng, thực tế lô hàng này đã không tồn tại Booking Note mà tồn tại “Hợp đồngdịch vụ vận chuyển quốc tế” (chứng từ minh họa số 36) giữa Công ty TNHH TM GNR&P và Công ty TNHH Một thành viên Cẩm Phú – Đại lý hãng tàu NYK Theo hợp đồng,Công ty Cẩm Phú có nghĩa vụ cung cấp các dịch vụ liên quan đến vận chuyển hàng hóabằng đường biển cho Công ty R&P với mức giá đã thỏa thuận
2.2.2 Mua bảo hiểm
Đối với hàng làm dịch vụ, Công ty R&P sẵn sàng mua bảo hiểm giúp khách hàngcủa mình nếu khách hàng có nhu cầu
Công ty R&P nhập khẩu lô hàng trên theo điều kiện cơ sở giao hàng là FOBJAKARTA; vì muốn bảo vệ quyền lợi cho mình, Công ty đã tự mua bảo hiểm hàng hảicho hàng hóa Hiểu được đặc điểm và tính chất của thủy tinh cũng như muốn hạn chế tối
đa những tổn thất có thể xảy ra trong quá trình vận chuyển, Công ty đã quyết định chọnmua bảo hiểm với điều kiện A (Institute Cargo Clauses “A” 1.1.82)
Do Công ty R&P thường xuyên nhập hàng nên Công ty đã ký hợp đồng bảo hiểmbao (Open Policy) số O081 – 202 – 08/0003 với Công ty bảo hiểm AAA Hợp đồng bảohiểm bao là hợp đồng bảo hiểm nhiều chuyến hàng trong thời gian nhất định ghi trên hợpđồng Theo lý thuyết, khi đã ký hợp đồng bảo hiểm bao, mỗi lần có chuyến hàng xuất haynhập khẩu, người được bảo hiểm phải làm “Giấy khai báo bắt đầu vận chuyển hàng hóa”theo mẫu quy định Trong đó, người được bảo hiểm phải thông báo cho người bảo hiểmnhững thông tin liên quan đến việc gửi và nhận hàng (tên tàu, tuyến hành trình, tên hàng,các chi tiết về hàng hóa và số tiền bảo hiểm…) kèm theo Hợp đồng ngoại thương và thôngbáo xếp hàng xuống tàu của người bán xuất trình cho người bảo hiểm, người bảo hiểm sẽxem xét và cấp đơn hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm cho từng chuyến hàng
Tuy nhiên, trong thực tế, Công ty R&P đã không làm Giấy khai báo và gửi thôngbáo xếp hàng xuống tàu của người bán cho Công ty bảo hiểm AAA mà nhân viên Công ty
Trang 24R&P chỉ fax cho nhân viên kinh doanh của Công ty bảo hiểm Hợp đồng ngoại thương,Bill of Lading, Invoice và Packing list của chuyến hàng 4 container 20 feet tô thủy tinh.Trên cơ sở đó, Công ty bảo hiểm đã cấp Đơn bảo hiểm cho chuyến hàng trên với số P081-020102-09/0032 ngày 26/03/2009 và fax ngược trở lại để nhân viên Công ty R&P kiểmtra Khi mọi thông tin đã chính xác, nhân viên Công ty bảo hiểm sẽ mang 2 bản có chữOriginal và Duplicate và 1 bản có chữ copy của Đơn bảo hiểm đến Công ty R&P và thuphí bảo hiểm cho lô hàng.
2.3 Nhận và kiểm tra bộ chứng từ hàng nhập khẩu
Đối với hàng làm dịch vụ, nhân viên giao nhận của Công ty R&P sẽ nhận bộ chứng
từ từ Công ty khách hàng của mình bằng fax
Đối với hàng nhập khẩu của Công ty, nhằm tránh những sai sót trong quá trình làmchứng từ gây khó khăn cho việc làm thủ tục thông quan lô hàng, nhà xuất khẩu sẽ fax bộchứng từ cho nhà nhập khẩu để nhà nhập khẩu kiểm tra trước khi gửi bộ chứng từ gốc
Để công việc giao nhận được tiến hành nhanh chóng và thuận lợi thì ngay khi nhậnđược bộ chứng từ, nhân viên giao nhận cần kiểm tra kỹ lưỡng tính chính xác, đồng nhất vàhợp lệ của mỗi chứng từ, nhằm giải quyết nhanh chóng các thủ tục thông quan cho lôhàng
Kiểm tra hợp đồng ngoại thương
Số và ngày hợp đồng
Tên và địa chỉ các bên mua bán
Mô tả hàng hóa (tên hàng, số lượng, đơn giá, tổng trị giá)
Điều kiện cơ sở giao hàng (FOB, CIF, CFR…)
Phương thức thanh toán
Thời điểm và địa điểm giao hàng
Kiểm tra hóa đơn thương mại
Số và ngày của hợp đồng trên hóa đơn (nếu có)
Số và ngày của hóa đơn
Trang 25 Tên và địa chỉ các bên mua bán.
Mô tả hàng hóa (tên hàng, số lượng, trọng lượng đơn giá, tổng trị giá)
Điều kiện cơ sở giao hàng (FOB, CIF, CFR…)
Phương thức thanh toán (nếu có)
Kiểm tra Packing list
Số và ngày của invoice trên Packing list
Mô tả hàng hóa (tên hàng, số lượng)
Đơn vị tính
Trọng lượng tịnh, trọng lượng cả bì
Quy cách đóng gói, loại bao bì
Kiểm tra Bill of Lading
Số và ngày B/L
Những thông tin của ô shipper, consignee và notify Đặc biệt, ô Consignee phải thểhiện tên và địa chỉ chính xác của Công ty TNHH Thương mại Giao nhận R&P vìchỉ có người trong mục này mới được nhận hàng
2.4 Lấy lệnh giao hàng – Kiểm tra D/O
Khi nhận được Thông báo hàng đến, nhân viên giao nhận mang theo 01 B/L gốc,
Trang 26GN R&P đến hãng tàu NYK cụ thể là Bộ phận hàng nhập để nhận Lệnh giao hàng(Delivery Order – D/O) Tại đây, theo thường lệ, nhân viên hãng tàu sẽ dựa vào tên, địachỉ và Mã số thuế Công ty R&P để ra hóa đơn và người giao nhận sẽ mang hóa đơn qua
Bộ phận thu ngân đóng tiền Khi có biên lai “Đã thu tiền”, nhân viên hãng tàu sẽ dựa vàoB/L để cấp Lệnh giao hàng Nhưng trong trường hợp này, do Công ty R&P giao dịch trựctiếp với Công ty Cẩm Phú nên Công ty Cẩm Phú đã đóng trước phí cho hãng tàu gồm:
Cước hàng nhập thu hộ: 1000 USD
Phí THC 70 USD/20’, 95 USD/40’
Phí D/O: 300.000 Đ
và sẽ thanh toán sau với Công ty R&P Vì vậy, nhân viên giao nhận không cần đóng phínữa và nhân viên hãng tàu đã cấp 4 Lệnh giao hàng (tùy từng hãng tàu mà số Lệnh giaohàng sẽ khác nhau) cho nhân viên giao nhận Khi nhận được D/O, nhân viên giao nhận cầnphải kiểm tra các nội dung như:
Số B/L: NYKS3110608360
Ngày B/L: 27/03/2009
Tên tàu: SUMIRE
Số chuyến: 037N
Mục consignee: R&P LOGISTICS CO LTD
65B CALMETTE STREET, NGUYEN THAI BINH WARD
HO CHI MINH CITY, VIET NAM
Tên cảng bốc / cảng dỡ: JAKARTA/ HO CHI MINH CITY
Tên hàng: GLASSWARE
Số kiện, số kg
Số cont / số seal: NYKU3452600 ID6698422
NYKU2642518 ID6698423
Trang 27NYKU3343996 ID6698421NYKU3242590 ID6698424Xem có khớp với B/L hay không Nếu có sai sót thì đề nghị hãng tàu điều chỉnh ngay chophù hợp.
Lưu ý:
Khi tu chỉnh các sai sót, hãng tàu phải đóng dấu “Correction” của hãng tàu lên trên những sai sót đó Em xin minh họa bằng D/O của B/L số NYKS3110608370 gồm 5 container 20’ của lần giao hàng thứ nhất (chứng từ minh họa số 33) Đầu tiên, Free time của D/O này là ngày 29/03/2009 vì ngày dự kiến hàng về là 23/03/2009 Vì mối quan hệ thân thiết của Công ty R&P và hãng tàu NYK nên các lô hàng trước Free time là 14 ngày
kể từ ngày tàu cập cảng Lần này, do mạng nội bộ của hãng tàu gặp sự cố nên thông tin trên đã không thống nhất giữa Bộ phận sales và Bộ phận cấp D/O của hãng tàu.
Trong quá trình làm thủ tục thông quan cho lô hàng có gặp chút vấn đề nên nhân viên giao nhận không thể lấy hàng trong thời hạn cho phép của D/O Thông thường, người giao nhận phải thực hiện “Gia hạn lệnh”, tức là kéo dài thời hạn lấy hàng thêm một vài ngày nữa Lúc đó, người giao nhận phải đóng thêm phí lưu container và/ hoặc phí lưu bãi (nếu có).
Để giải quyết vấn đề này, giám đốc Công ty R&P đã liên lạc với Bộ phận sales của hãng tàu yêu cầu Free time là 14 ngày như mọi khi và được chấp thuận Đến lúc này, nhân viên giao nhận đã đem D/O đến hãng tàu và nhân viên hãng tàu đã sửa Free time từ ngày 29/03/2009 thành ngày 07/04/2009 và đóng dấu “Correction” của hãng tàu
Vì hàng được đóng trong container, và phương thức giao nhận là FCL/FCL nênCông ty có 2 phương án mang hàng về kho Một là làm thủ tục mượn container của hãngtàu về kho riêng và hai là rút ruột tại bãi container (Container Yard – CY) của cảng
Đối với lô hàng thủy tinh này, Công ty R&P đã lựa chọn phương án thứ nhất, tức làmượn container về kho riêng Do đó, người giao nhận phải viết “Giấy xin mang Container
về kho riêng làm hàng nhập” theo mẫu của hãng tàu NYK Đồng thời, người giao nhậnđóng một số tiền gọi là “tiền cược container” theo quy định của hãng tàu NYK Tiền cượccho 4 container 20’ là 800.000đ Số tiền này sẽ được hãng tàu trả lại nguyên vẹn nếu khi
Trang 28sẽ bị trừ bớt hoặc hãng tàu sẽ thu thêm nếu container có những hư hỏng so với lúc mượn ởcác chỗ: sàn, nóc, góc, vách, cửa… của container
Sau khi đóng tiền cược cont và hoàn thành các thủ tục thì nhân viên hãng tàu sẽ cấpcho người giao nhận:
04 Lệnh giao hàng đã đóng dấu: - Giao nguyên cont – Ngày 13/04
- Trả Rỗng tại: Phúc Long(Chứng từ minh họa số 25)
01 Giấy xin mang container về kho riêng làm hàng nhập và Phiếu cược container.(Chứng từ minh họa số 26)
04 Giấy yêu cầu hạ rỗng tại bãi Phúc Long
(Chứng từ minh họa số 27)
Lưu ý:
Nếu là hàng rút ruột tại cảng thì trên D/O sẽ được đóng dấu “Hàng rút ruột” và cũng được ghi rõ ngày hết hạn D/O Việc thực hiện cược cont hay không còn tùy theo yêu cầu của từng hãng tàu.
Việc đóng dấu “Hàng giao thẳng” hay “Hàng rút ruột” chỉ được thực hiện một lần duy nhất, hoặc là tại nơi lấy D/O hoặc là ở văn phòng hãng tàu tại cảng; điều này tùy thuộc vào quy trình thủ tục của mỗi hãng tàu
2.5 Thủ tục hải quan hàng nhập khẩu
2.5.1 Lập bộ chứng từ cần thiết để khai báo hải quan
2.5.1.1 Lên tờ khai hải quan nhập khẩu và phụ lục tờ khai (nếu có)
Dựa vào những thông tin trong bộ chứng từ nhận được và đã kiểm tra, nhân viêngiao nhận tiến hành lên tờ khai hải quan hàng nhập khẩu theo mẫu HQ/2002-NK
Phần tiêu đề tờ khai: Dành cho hải quan nơi làm thủ tục ghi tên cơ quan hải quan, ghi số tờkhai, họ tên cán bộ đăng ký tờ khai
TỔNG CỤC HẢI QUAN
Cục Hải quan: TPHCM
Tờ khai số:…/NK/KD/KV4Ngày đăng ký:…/04/2009
Cán bộ đăng ký
(Ký, ghi rõ họ tên)
Trang 29Chi cục Hải quan: KV4-3 Số lượng phụ luc tờ khai: 0
Phần A: Dành cho người khai hải quan kê khai và tính thuế bao gồm tiêu thức từ 29:
1-+ Tiêu thức 1: Người nhập khẩu: Dựa vào thông tin trên Hợp đồng ngoại thương
kê khai tên đầy đủ, địa chỉ, số điện thoại, số Fax của thương nhân nhập khẩu
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI GIAO NHẬN R&P 65B Calmette, Phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Tp Hồ Chí Minh ĐT: 8114760 Fax: 8114392
+ Tiêu thức 2: Người xuất khẩu: Dựa vào thông tin trên Hợp đồng ngoại thương,
ghi tên đầy đủ và địa của doanh nghiệp, cá nhân xuất khẩu nước ngoài bán hàng cho ngườinhập khẩu ở Việt Nam Nếu có mã số thì ghi mã số
P.T KEDAUNG INDUSTRIAL LTD Kampung Poglar, Kadeung Kaliangke, P.O Box 2716 Jakarta 10027 Tel: 6221 6190709
+ Tiêu thức 3: Người ủy thác: Dựa vào thông tin trên Hợp đồng ủy thác kê khai
tên đầy đủ, địa chỉ, số điện thoại, số Fax, mã số kinh doanh nhập khẩu của thương nhân ủythác cho người nhập khẩu
Trường hợp này không kê khai, để trống vì người nhập khẩu và người sở hữu lôhàng này là R&P nên không tồn tại Hợp đồng ủy thác nào
+ Tiêu thức 4: Đại lý làm thủ tục Hải quan: Ghi tên đầy đủ, địa chỉ, số điện
thoại, số Fax, mã số thuế của đại lý làm thủ tục hải quan
Trường hợp này không kê khai, để trống vì Công ty R&P tự làm thủ tục hải quancho hàng nhập khẩu của mình
+ Tiêu thức 5: Loại hình: Đánh dấu (V) vào ô tương ứng với loại hình nhập khẩu.
KD