1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khảo sát đặc điểm truyện ngắn đồng bằng sông cửu long từ 1975 đến nay

167 19 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Khảo Sát Đặc Điểm Truyện Ngắn Đồng Bằng Sông Cửu Long Từ 1975 Đến Nay
Tác giả Trần Mạnh Hùng
Người hướng dẫn PGS.TS. Phùng Quý Nhâm
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Văn Học Việt Nam
Thể loại Luận Án Tiến Sĩ Ngữ Văn
Năm xuất bản 2011
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 167
Dung lượng 1,35 MB

Nội dung

So với các thể loại văn học khác, truyện ngắn ĐBSCL sau 1975 phát triển nhanh về số lượng và có những đóng góp đặc sắc về nội dung cũng như nghệ thuật, nhất là việc thể hiện đời sống, tâ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRẦN MẠNH HÙNG

Chuyên ngành : Văn học Việt Nam Mã số : 62 22 34 01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS.TS PHÙNG QUÝ NHÂM

Thành phố Hồ Chí Minh – 2011

THƯ

VIỆN

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN CỦA TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả được trình bày trong luận án này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác

Tác giả luận án

Trần Mạnh Hùng

Trang 3

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

- Đồng bằng sông Cửu Long ( ĐBSCL)

- Nhân vật (NV)

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

1.1 Sau ngày miền Nam được hoàn toàn giải phóng, đất nước bước sang một giai đoạn lịch sử mới Văn học cả nước nói chung, văn học đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nói riêng cũng có sự vận động và phát triển, kịp thời phản ánh đời sống xã hội trước yêu cầu mới của thời đại

1.2 Truyện ngắn ĐBSCL gắn liền với nhiều nhà văn được người đọc mến mộ như: Sơn Nam, Trang Thế Hy, Nguyễn Quang Sáng, Anh Đức,…và gần đây là Nguyễn Ngọc Tư Họ viết hết mình về vùng đất nơi họ sinh ra, lớn lên và trải nghiệm suốt cả cuộc đời từ nhiều góc

độ, phương diện cảm nhận cũng như cách thể hiện

Thật sự thì gần đây có nhiều tác giả truyện ngắn viết về ĐBSCL khá thành công và có nhiều triển vọng sẽ đi xa hơn Điều đó đã mở ra nhiều hướng đi mới đầy triển vọng cho văn chương vùng ĐBSCL

1.3 Văn học cũng đòi hỏi có sự tổng kết ở từng giai đoạn để tạo thế đi lên Mọi phương pháp, mọi phong cách sáng tác đều cần được khuyến khích tìm tòi, thể nghiệm

So với các thể loại văn học khác, truyện ngắn ĐBSCL sau 1975 phát triển nhanh về số lượng và có những đóng góp đặc sắc về nội dung cũng như nghệ thuật, nhất là việc thể hiện đời sống, tâm hồn, tính cách của người ĐBSCL trong thời kỳ này

Thế nhưng đến nay các công trình nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở một số tác giả như Sơn Nam, Trang Thế Hy, Anh Đức, Nguyễn Quang Sáng … và chủ yếu là những sáng tác của họ trước 1975, và gần đây là một số công trình nghiên cứu về truyện ngắn Nguyễn Ngọc

Ngoài ra, cũng có một vài công trình nghiên cứu truyện ngắn ở một số địa phương, như truyện ngắn An Giang, Đồng Tháp,…mà chưa có công trình nghiên cứu mang tính hệ thống, toàn diện về truyện ngắn ĐBSCL từ 1975 đến nay

Sinh ra và lớn lên ở vùng đồng bằng Bắc bộ, nhưng phần lớn cuộc đời tôi lại gắn bó sâu

nặng với ĐBSCL Vẻ đẹp của ‘‘nắng chói chang vàng tươi lúa hát’’ và ‘‘những con người

mặt đẹp như hoa’’ (Lê Anh Xuân) cùng cái trong trẻo mát lành của một dòng sông quê đỏ

nặng phù sa, rồi tình đất, tình người, hương rừng, hương biển Ở nơi đây đã tạo nên một

Trang 5

hương vị rất riêng, cũng như làm cho chúng tôi thêm gắn bó sâu nặng với vùng đất này, vừa gần gũi, thân quen, song cũng vừa độc đáo mới mẻ đến vô chừng

Với những lẽ trên, chúng tôi đi vào nghiên cứu vấn đề Khảo sát đặc điểm truyện ngắn

đồng bằng sông Cửu Long từ 1975 đến nay

Vẫn biết rằng muốn đạt được sự thành công ở vấn đề này, chúng tôi sẽ gặp không ít khó khăn

2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi tổng hợp, đánh giá dựa trên các nguồn tư liệu sau:

Các tham luận trong Hội thảo bàn tròn Văn xuôi đồng bằng lần thứ 1 tại thành phố Mỹ

Tho, tỉnh Tiền Giang

Lời giới thiệu ở các Tập truyện ngắn và Tuyển tập truyện ngắn từ 1975 đến nay của các nhà văn ở ĐBSCL

Một số luận văn Cao học thực hiện đề tài về truyện ngắn ĐBSCL trong phạm vi một tỉnh hoặc một tác giả cụ thể

Trên các báo Văn nghệ (Hội Nhà văn Việt Nam), Văn nghệ trẻ, Tạp chí Nghiên cứu văn học, Tạp chí Nhà văn…

Trên các website như:

- http://www.vannghesongcuulong.org;http://tuoitreonline.vn

- http://www.evan.com.vn,

Từ những tư liệu thu thập được, chúng tôi tạm chia thành hai loại ý kiến sau:

- Ý kiến bàn về những đóng góp nổi bật của truyện ngắn ĐBSCL từ 1975 đến nay

- Ý kiến bàn về hạn chế của truyện ngắn ĐBSCL từ 1975 đến nay

2.1 Ý kiến bàn về những đóng góp của truyện ngắn ĐBSCL từ 1975 đến nay

2.1.1 Những đóng góp về nội dung truyện ngắn ĐBSCL

Trong bài Truyện ngắn đồng bằng sông Cửu Long từ năm 1975 đến nay - Thành tựu và

những điều trăn trở, Hoài Phương nhìn nhận:“Truyện ngắn đã có những cách tân và đạt nhiều thành tựu đáng tự hào về nội dung lẫn hình thức thể hiện”[123] Còn trong bài Đi tìm

‘‘chân dung’’ truyện ngắn đồng bằng sông Cửu Long, Võ Tấn Cường nhận xét: “Phác thảo chân dung truyện ngắn ĐBSCL, tôi cảm nhận được tính cách con người, sắc màu văn hóa

Trang 6

của vùng đất này’’[24] Trong bài Văn xuôi đồng bằng sông Cửu Long: một khu vực văn xuôi

có nhiều đặc sắc, Chiêm Thành cũng đề cập đến: “tính cách con người Nam bộ trong thời hiện đại đa diện và rất phức tạp, chứ không phải đơn giản là phóng khoáng, hào hiệp, giàu tình nghĩa như cái nhìn bất di bất dịch của một số người”[135, tr.53] Còn ở bài Cá tính và bản lĩnh văn xuôi Nam bộ, Hồ Tĩnh Tâm đã chỉ ra những đóng góp của truyện ngắn ĐBSCL

từ 1975 đến nay về nội dung phản ánh: ‘‘Dựng nên bức chân dung về tâm linh, tình cảm của

con người Nam bộ trong cuộc sống Đó là những vấn đề luôn tạo nên niềm trăn trở, thao thức trong đời sống hôm nay như: nỗi đau sau khi chiến tranh qua đi; thân phận con người

bị rơi vào hoàn cảnh bất hạnh; khát vọng tình yêu và hạnh phúc; tự vấn lương tâm trước những những gì đã và đang diễn ra trong cuộc sống’’[147]

Với bài Văn xuôi đồng bằng sông Cửu Long - một chặng đường phát triển, tác giả đánh

giá cao một số tác phẩm có giá trị đích thực đáng được quan tâm với hai mảng đề tài lớn

trong sáng tác văn học sau 1975 là ‘‘chiến tranh cách mạng và quá trình xây dựng, đổi mới

của đất nước’’ Trong đó, vấn đề tự vấn lương tâm diễn ra xuyên suốt ở hai mảng đề tài này

“Thân phận nhân vật trong các tác phẩm thường gởi một phần cuộc đời trong chiến tranh bom đạn, một phần thao thức vươn tới cuộc sống mới Trong kháng chiến, văn học hướng con người vươn tới giành chiến thắng; ngược lại thời bình, văn học rộng đường khai thác hơn, khắc họa hình tượng con người với nhiều mối quan hệ, con người trong đời thường, trong nghịch cảnh, bất hạnh, niềm vui và nỗi đau,…”[134, tr.57]

Trong bài Một phong vị truyện ngắn đồng bằng riêng biệt trên trang Web Văn nghệ sông Cửu Long, Tường Vi nhận xét: “Có truyện ngắn còn đi vào tâm trạng phức tạp của

những con người thành thị, bị dằn vặt giữa những mâu thuẫn tiền tài và khát vọng tình

yêu, hoặc câu hỏi lớn về căn bệnh quan liêu của các quan chức…Dù dưới góc nhìn nào, các tác giả cũng mở cho nhân vật một lối thoát, chứa đựng nhân sinh quan: Cuộc sống vốn

sẽ không quá khắc nghiệt với những ai biết vươn lên và phục thiện”[195]

Còn qua bài Truyện ngắn đồng bằng sông Cửu Long từ 1975 đến nay - thành tựu và

những điều trăn trở, Hoài Phương cho rằng: ‘‘Truyện có sự vận động và phát triển rất nhanh, đáp ứng kịp thời sự chuyển đổi của xã hội và con người sau chiến tranh Chính nhờ

sự chuyển tải nhanh và kịp thời nhiều vấn đề bức xúc, gần gũi với đời sống xã hội, cùng với

Trang 7

giọng văn trầm lắng, nhẹ nhàng, tâm tình như len lỏi vào tận đáy sâu tâm hồn con người’’[123]

Với bài Nhà văn Nguyễn Thanh - người nặng nợ văn chương, tác giả khái quát nội dung phản ánh trong sáng tác của ông: “Truyện của ông nhiều chi tiết nhỏ nhít mà sống động lạ

lùng, đọc lên cứ như mình đang ở đó, trong hoàn cảnh đó, nói mấy câu dân dã đó…nếu ngày xưa ông say mê xây dựng hình tượng người lính thì sau này, nhân vật của ông chủ yếu là nông dân Họ hào sảng, tốt bụng, nhân nghĩa nhưng phải trăn trở, day dứt rất nhiều trong cuộc mưu sinh Và những người phụ nữ luôn hiện ra với tất cả vẻ đẹp, cái đẹp lấp lánh từ đau khổ, hy sinh, từ sự vùi dập…”[173, tr.29]

Trong lời giới thiệu tập truyện ngắn Bóng chiều hôm - Nguyễn Thanh, Nguyễn Thị

Thanh Xuân đưa ra nhận xét đối với cảm hứng về con người và cuộc sống ở vùng đất cực

Nam của Tổ quốc: ‘‘Cảm hứng kín đáo xuyên suốt tác phẩm của Nguyễn Thanh là cái

thường ngày của cuộc đời Bằng một bút pháp trầm tĩnh, chân tình, đôi khi còn có phần chân phương trong cách viết, Nguyễn Thanh đưa chúng ta đến với những cuộc sống và thế giới tinh thần của những con người bình thường ở vùng đất cực Nam của Tổ quốc Bằng những chi tiết nhỏ tươi nguyên, trang viết của Nguyễn Thanh phản ánh cuộc sinh sôi thầm lặng hay cuộn chảy ào ạt ở Cà Mau trong dịp xây dựng Ở đó có những con người làm việc không mệt mỏi với một ý thức lao động đẹp đẽ không hề nhân danh cho những giá trị lớn lao Ở đó đầy

ắp tiếng cười con trẻ, tiếng sóng biển, ánh lửa đốt đồng, tiếng vịt gọi bầy, tiếng xuồng lao trong đêm trên kênh rạch thoảng mùi bùn nồng ấm’’[133]

Bàn về Thế giới truyện ngắn Bích Ngân, Huỳnh Phan Anh nhận định: “Qua từng trang

toát ra hơi thở và nhịp đập của vùng đất thân thương nơi tận cùng của đất nước, tác giả đã đưa người đọc đến hoặc đến gần hơn, với những mảnh đời và cảnh đời làm nên hồn đất lẫn hồn người, hiền hoà và mãnh liệt, đã mở ra nhiều cánh cửa nhưng còn đó bao điều bí ẩn Ngôn ngữ và phong cách Bích Ngân in rõ những nét đặc trưng Nam bộ… Nhưng điều đáng nói và cũng hiện rõ trong tài năng của cô là chất giọng Nam bộ vẫn in đậm trên từng trang viết nhưng không nặng phần câu nệ hay cứng nhắc đến cường điệu trong từng câu, từng chữ

mà vẫn toát ra nét tinh tế và trữ tình riêng mở toang mọi giới hạn…Truyện ngắn Bích Ngân thường dung dị, với những con người và cuộc sống thật bình thường, gần gũi, dễ tìm tới nhất, dễ bắt gặp nhất…”[7]

Trang 8

Đánh giá về nhà văn Trang Thế Hy, Chiêm Thành trong bài văn xuôi ĐBSCL có nhiều

đặc sắc đã nhận xét: ‘‘Ông đã ý thức được sức nặng của từng con chữ - sức nặng ấy có được

là nhờ sự chiêm nghiệm về cuộc đời mà trên hết là nhờ nỗi đau đớn trong ý thức trả những món nợ nước mắt của thế gian”[135]

Nhà văn Nguyên Ngọc cũng có nhận xét khá thú vị về Nguyễn Ngọc Tư, ông ví: “Cô

ấy như một cái cây tự nhiên mọc lên giữa rừng tràm hay rừng đước Nam bộ vậy, tươi tắn lạ thường, đem đến cho văn học một luồng gió mát rượi, tinh tế mà chân chất, đặc biệt Nam bộ”[115]

Trong Bài học văn chương từ cánh đồng bất tận, Bùi Việt Thắng đã có những nhận xét khá sắc sảo về nhà văn trẻ Nguyễn Ngọc Tư: “Nguyễn Ngọc Tư đã xây dựng biểu tượng văn

chương và ngôn ngữ văn chương, trong đó cánh đồng là một biểu tượng giàu ý nghĩa Cánh đồng không phải là cánh đồng mẹ, nơi lưu giữ tâm thức của cộng đồng, nơi truyền tình thân yêu nước, là bằng chứng về sự cố kết máu thịt giữa con người và đất đai… mà là cánh đồng chết”[144]

Nguyễn Lâm Điền - Huỳnh Hải Đăng cũng đã khái quát những dấu ấn văn hóa của

vùng đất ĐBSCL được Nguyễn Ngọc Tư thể hiện sinh động trong các truyện ngắn của chị

mà nổi bật nhất là: “Cách nhà văn miêu tả một trong những nét đẹp về đời sống tinh thần

của người ĐBSCL mà những vùng miền khác không có đó là đờn ca tài tử, cải lương”[46]

Nghiên cứu truyện ngắn ĐBSCL từ 1975 đến nay (qua Tuyển tập truyện ngắn đồng

bằng sông Cửu Long 1975-1995 và Tuyển tập 18 Nhà văn đồng bằng sông Cửu Long), Trần

Mạnh Hùng cho rằng: “Cùng với sự đổi mới và phát triển của văn học Việt Nam từ sau 1975,

truyện ngắn ĐBSCL đã thể hiện được tâm hồn và tính cách của người ĐBSCL trong thời kỳ này” và “Với hương sắc riêng, truyện ngắn ĐBSCL đã lặng lẽ góp phần làm nên vẻ đẹp đa dạng và phong phú cho nền văn học dân tộc” ‘‘Sự mộc mạc, chân thật, bộc trực mà luôn thắm đượm tình nghĩa” của con người nơi đây Người đọc cũng:“nhận ra phần nào đặc điểm nổi bật của cảnh quan địa lý, lịch sử, văn hoá và tâm hồn tính cách con người của vùng đất này”[74, tr.702-703]

Giới thiệu về Truyện ngắn Ba tác giả nữ ĐBSCL, Nguyễn Anh Vũ có nhận xét rất chính xác thể hiện được nét đặc trưng của thiên nhiên vùng sông nước: “Có một điều đặc biệt thú

vị khi đọc truyện ngắn của ba tác giả nữ ĐBSCL, đó là người đọc luôn bắt gặp một không

Trang 9

gian đầy quyến rũ và thơ mộng của vùng sông nước Cửu Long với những bờ kênh, con rạch, với hình ảnh những miệt vườn, những cù lao xanh hút tầm mắt và những thú vui điền dã mang đậm đặc trưng của miền đất Nam bộ”[196, tr.11]

Trong bài giới thiệu truyện ngắn trên Website Văn nghệ sông Cửu Long với tựa đề Một

phong vị đồng bằng riêng biệt, Tường Vi viết: “Tập truyện đã gợi lên cho người đọc hình ảnh sông nước, làng quê với cảm giác nhớ nhung, khắc khoải về một vùng đất, đặc biệt là trầm buồn trong những ngày mưa lũ,… cho người đọc những câu chuyện thú vị về một vùng đất hào sảng, nơi có những tay “sát cá”, những buổi “ăn ong”, những vùng nước cá tôm nhiều vô kể’’[195]

Còn ở bài Thiên nhiên và con người Nam bộ trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, Tiền Văn Triệu nhận định: ‘‘Dòng sông và cánh đồng rộng là không gian phù hợp để những câu

hò, câu ca vọng cổ cất lên mỗi khi gặp nỗi buồn’’

Nguyễn Thanh lại có cái nhìn khái quát hơn về sự trù phú của thiên ĐBSCL: “Vốn là

một vùng châu thổ nhiệt đới, được tạo thành do phù sa Cửu Long bồi tụ…đây là vùng đất trẻ, đất mới với điều kiện địa lý đặc thù thiên nhiên ưu đãi”[134, tr.59]

Từ những ý kiến trên, chúng tôi nhận thấy, mỗi công trình nghiên cứu có cách tiếp cận khác nhau Hướng tiếp cận chủ yếu của các công trình trên là hướng tiếp cận nhân học và hướng tiếp cận văn hóa học (đương nhiên không thể thiếu hướng tiếp cận ngữ văn học) Theo những hướng tiếp cận này, các nhà nghiên cứu trên khai thác tập trung vào đặc trưng tính cách con người và đặc trưng văn hóa mà các truyện ngắn ĐBSCL đã vẽ nên qua lăng kính đạo đức - thẩm mỹ và cá tính của mỗi nhà văn Nhìn chung, các công trình trên đã đề cập đến những đóng góp nổi bật ở phương diện nội dung của truyện ngắn ĐBSCL sau 1975

2.1.2 Những đóng góp nổi bật về nghệ thuật

Trong tham luận hội thảo Bàn tròn văn xuôi ĐBSCL, lần I, Hồ Tĩnh Tâm có nhận xét:

“Một số cây bút văn xuôi ĐBSCL đã sử dụng thành thục các giá trị đặc trưng ngôn ngữ Nam

bộ, thậm chí còn nâng cao ngôn ngữ Nam bộ lên tầm cao của ngôn ngữ nghệ thuật”[147]

Ông còn cho rằng truyện ngắn ĐBSCL đã dựng được“chân dung về tâm linh, tình cảm của

người Nam bộ đúng thứ ngôn ngữ rất thuần Nam bộ”[147]

Trang 10

Bàn về nghệ thuật truyện ngắn ĐBSCL từ 1975 đến nay, Võ Tấn Cường cho rằng:

“Truyện ngắn ĐBSCL có diện mạo riêng với những phong cách nghệ thuật mang đậm nét đặc điểm của văn hoá truyền thống”[24]

Nhận xét về cách viết của một số tác giả truyện ngắn ĐBSCL từ 1975 đến nay, Hoài

Phương nhận định: “Đa số các nhà văn ở ĐBSCL có cách viết uyển chuyển và nhẹ nhàng

hơn, ít tuân thủ theo các kết cấu truyền thống là phải có hậu, thậm chí nhiều truyện không có phần kết giống như một cánh cửa khép hờ Đặc biệt, có một số tác giả đi sâu vào thế giới nội tâm của nhân vật giúp cho người đọc cảm thấy thích thú”[123]

Nhận định về nghệ thuật sử dụng phương ngữ Nam bộ trong truyện ngắn của ba tác giả

nữ ĐBSCL, Nguyễn Anh Vũ viết: ‘‘Ngôn ngữ của vùng đất Nam bộ với những phương ngữ,

thổ ngữ độc đáo hay những đặc trưng trong lời ăn, tiếng nói của người Nam bộ luôn được sử dụng nhuần nhị, tự nhiên trong mỗi tác phẩm đã tạo nên cho truyện ngắn của ba tác giả nữ một bản sắc riêng, tạo ấn tượng đối với người đọc’’[196, tr.12]

Nhận xét về nghệ thuật sử dụng phương ngữ Nam bộ trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc

Tư, Huỳnh Công Tín viết: “Nhìn từ phương diện nghệ thuật, chị đã sử dụng ngôn từ của

phương ngữ Nam bộ khá thành công trong sáng tác của mình Điều này góp phần làm nên một văn phong riêng ở chị Tất nhiên có thể có người không đồng tình với những nhận định này vì cho rằng, trong tác phẩm văn chương mà sử dụng quá nhiều từ địa phương thì sẽ gây trở ngại cho người đọc, hạn chế độc giả Nhưng, để có được những sáng tác phản ánh sinh động thực tại, không gì tốt hơn là phải dùng được chất liệu ngôn từ của thực tại cần phản ánh”[152, tr.4]

Bàn về phong cách diễn đạt của Nguyễn Ngọc Tư qua Cánh đồng bất tận, Đặng Vũ nhận xét: “Nhà văn có lối viết truyện thật hay, không theo khuôn phép nào, cũng chẳng theo

chủ nghĩa này nọ, không gò bó, trái lại rất tự nhiên, thoải mái,“viết như chơi”[184]

Trần Phỏng Diều bàn về Thị hiếu thẩm mỹ trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư: “Có thể

nói, thị hiếu thẩm mỹ trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư chính là hình tượng người nghệ sỹ, hình tượng người nông dân và hình tượng con sông đưa mình uẩn khúc, chở nặng tình người”[31]

Trang 11

Còn ở bài Điểm nhìn và lời văn nghệ thuật trong truyện ngắn Ông Thiềm Thừ của Trần Kim Trắc, Đỗ Thị Hiền nhận định: Truyện ngắn này “gửi đến chúng ta một thông điệp về

nhân cách con người từ góc nhìn văn hoá”[69]

Trong bài Yếu tố giọng điệu trong truyện ngắn Sơn Nam, Trần Phỏng Diều nhận xét:

“Điều dễ nhận thấy nhất trong giọng điệu truyện ngắn Sơn Nam đó là giọng ngậm ngùi, giọng tâm tình, hoài niệm, giọng rề rà, chậm rãi Có thể nói giọng rề rà, chậm rãi là một đặc trưng trong truyện ngắn của ông ”[30]

Bàn về phong cách Sơn Nam, có ý kiến cho rằng: ‘‘Văn Sơn Nam không ồn ào như gió

chướng, lại không trong veo như nước cất trong phòng thí nghiệm, mà nó là thứ nước chất lỏng hồng hào có tên phù sa, chỉ cần vốc lên đã thấy mỡ màu cả bàn tay Những cảnh, những đời, những tâm sự của ông dù với tính cách hảo hớn, hào hùng nhất, sảng khoái và chịu chơi nhất bao giờ cũng pha một giọng kể trầm buồn, u hoài, xa vắng’’[58]

Ở bài Nhà văn Nguyễn Quang Sáng đậm sâu một phong cách Nam Bộ, Trần Vệ Giang

đã viết: “Không phải kiểu Nam bộ quê rặt, địa phương tính, văn chương của Nguyễn Quang

Sáng có cái hơi thở đồng bằng, phù sa dòng sông, cái khoáng đạt, giản đơn của con người miền sông nước Và quan trọng hơn hết là, ông thâu tóm vào tác phẩm cái hồn cốt Nam bộ”[187]

Ngoài các công trình đã đề cập trên đây, trong các trường đại học ở khu vực và thành phố Hồ Chí Minh sinh viên, học viên cao học ngành ngữ văn đã thực hiện luận văn với đề tài

về truyện ngắn ĐBSCL sau 1975 Trong số đó đáng chú ý là đề tài Thế giới nhân vật trong

truyện ngắn Đồng Tháp giai đoạn 1975 đến 2005 (Luận văn thạc sĩ - Nguyễn Anh Dân) Tác

giả luận văn đã phát hiện sự đa dạng, phong phú của thế giới nhân vật, sự đặc sắc trong nghệ thuật xây dựng nhân vật của truyện ngắn Đồng Tháp trong cách thể hiện xung đột, sự kiện,

trong lựa chọn chi tiết và sử dụng ngôn ngữ… Đề tài Những đặc điểm nổi bật của truyện

ngắn Nguyễn Ngọc Tư (Luận văn thạc sĩ - Nguyễn Thị Thu Thuỷ) là một công trình nghiên

cứu công phu và nghiêm túc về truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư Tác giả luận văn khẳng định:

‘‘Mọi sự ồn ào rồi sẽ qua đi, những giá trị đích thực sẽ ở lại, có thể nói Nguyễn Ngọc Tư là gương mặt của văn học Việt Nam đương đại, chất nhân văn trong sáng tác của chị là điều làm đọc giả say mê và thích thú Phải chăng đó là do tình nhân ái, tính nhân bản là gốc rễ phẩm chất của một nhà văn tài năng’’

Trang 12

Nhìn chung, các ý kiến đã chỉ ra được một số đóng góp ở phương diện nghệ thuật như phong cách, thị hiếu thẩm mỹ, giọng điệu, ngôn ngữ truyện, đặc biệt nghệ thuật sử dụng phương ngữ Nam bộ trong tác phẩm Vốn ngôn từ địa phương dưới bàn tay nhào nặn, sắp đặt câu chữ khéo léo của nhà văn đã góp phần quan trọng cho thành công về mặt nghệ thuật của các nhà văn ĐBSCL

2.2 Bàn về hạn chế của truyện ngắn ĐBSCL từ 1975 đến nay

Trong bài Đi tìm‘‘chân dung’’ truyên ngắn ĐBSCL, Võ Tấn Cường nhận xét về sự hạn chế trong việc xây dựng nhân vật và phong cách diễn đạt: “Đọc hàng trăm truyện ngắn

ĐBSCL, tôi nhận ra sự đóng băng trong việc miêu tả tâm lý, tính cách nhân vật của một số tác giả Truyện ngắn ĐBSCL chưa có nhiều tác phẩm tạo dựng được những điển hình nhân vật có tầm nhìn, có khả năng ý thức về cái tôi của con người trong mối quan hệ với cuộc đời

và vũ trụ Các nhà văn chưa đào sâu vào miền bí ẩn của tâm linh con người với nhưng xung đột giữa cái thiện và cái ác, giữa cao thượng và thấp hèn Các nhà văn ĐBSCL chưa xây dựng được những nhân vật có tính cách, tầm vóc ngang tầm hoặc cao hơn những người mẫu trong cuộc sống Hầu hết các truyện ngắn viết theo lối kể chuyện truyền thống, nhịp điệu và mạch truyện chậm thiếu độ căng về cấu trúc’’[24, tr.14]

Cũng trong bài Đi tìm ‘‘chân dung’’ truyện ngắn ĐBSCL, khi bàn về ngôn ngữ truyện,

Võ Tấn Cường có những nhận xét khá thẳng thắn: ‘‘Ngôn ngữ kể chuyện trong nhiều truyện

ngắn pha tạp nhiều khẩu ngữ, thiếu sự gọt giũa, chắt lọc ’’[24, tr.14]

Bàn về phong cách diễn đạt của Nguyễn Ngọc Tư, Bùi Việt Thắng nhận xét: “Văn viết

Nguyễn Ngọc Tư gần với văn nói”[146]

Trong bài Bàn tròn văn xuôi ĐBSCL khi nhìn nhận về hạn chế của truyện ngắn, nhà văn Nguyễn Ngọc Tư đã dẫn ý kiến của Nguyên Tùng: ‘‘Thừa tả thực mà thiếu tưởng tượng

Truyện ngắn của các tác giả ĐBSCL chúng ta dễ gây cho người đọc cảm giác: ‘‘Đó là câu chuyện có thật’’ ‘‘Nguyên liệu thô’’ còn đan bện quá nhiều trong tác phẩm hư cấu Chính điều này đã làm giảm sự hứng thú cho người đọc ’’[147, tr.41]

Nhìn chung các nghiên cứu về truyện ngắn ĐBSCL sau 1975 đều có được những tìm tòi, khám phá đáng quý, đáng trân trọng Lẽ dĩ nhiên công trình của chúng tôi sẽ được thừa hưởng nhiều ý kiến quý báu mà các nghiên cứu trước đó đã gợi ra hoặc khẳng định Trên cơ

Trang 13

sở đó, chúng tôi có điều kiện để đi sâu hơn, phát hiện thêm những điều mới mẻ về truyện ngắn ĐBSCL sau năm 1975

3 Mục đích nghiên cứu

Văn chương nói chung, truyện ngắn nói riêng cũng đòi hỏi có sự tổng kết ở từng giai

đoạn Vì vậy, khi thực hiện đề tài Khảo sát đặc điểm truyện ngắn đồng bằng sông Cửu Long

từ 1975 đến nay, chúng tôi có điều kiện tiếp cận toàn diện vấn đề Qua đó, luận án làm rõ

quan niệm truyện ngắn về ĐBSCL cũng như nhận diện diện mạo, sự vận động và những đặc điểm chủ yếu của thể loại này

4 Đối tượng và giới hạn phạm vi nghiên cứu

Sở dĩ chúng tôi chọn mốc thời gian từ 1975, vì đây là năm đánh dấu sự chuyển biến lớn lao của đất nước Văn học nói chung, văn học ĐBSCL cũng bắt đầu vận động theo qui luật đời thường

So với các thể loại khác, truyện ngắn ĐBSCL sau 1975, có bước phát triển nhanh cả

về số lượng và chất lượng Vì vậy, luận án chọn thể loại truyện ngắn để khảo sát Cụ thể các tuyển tập sau:

Hội Nhà văn

- Truyện ngắn Ba tác giả nữ đồng bằng sông Cửu Long, Nhà xuất bản Văn học

- Truyện ngắn miền Tây, Nhà xuất bản Trẻ Tp Hồ Chí Minh

- Truyện ngắn Đồng Tháp, An Giang và truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư

Nghiên cứu văn học phạm vi một vùng lãnh thổ, do vậy, ngoài khảo sát truyện ngắn của tác giả truyện ngắn ĐBSCL là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, chúng tôi còn chọn khảo sát truyện ngắn của tác giả là hội viên Hội Văn học - Nghệ thuật ở các địa phương, để có cái nhìn toàn diện hơn về diện mạo cũng sự vận động của thể loại truyện ngắn ở ĐBSCL từ 1975 đến nay

Bên cạnh đó, luận án còn mở rộng phạm vi khảo sát một số truyện ngắn ĐBSCL trước năm 1975 và ở vùng miền khác để có cơ sở đối chiếu, so sánh góp phần làm rõ hơn những nét riêng của truyện ngắn ĐBSCL từ 1975 đến nay

Trang 14

Chọn vấn đề Khảo sát truyện ngắn ĐBSCL từ 1975 đến nay, chúng tôi đã tiếp cận với

một đối tượng khá rộng và chưa ổn định Vì vậy, luận án chỉ khảo sát những vấn đề chủ yếu

về nội dung và nghệ thuật của truyện ngắn ĐBSCL từ 1975 đến nay

5 Phương pháp nghiên cứu

Chúng tôi xuất phát từ quan điểm Mác - xít để nhìn nhận và lí giải mối quan hệ giữa thực tiễn đời sống ở ĐBSCL với cảm hứng sáng tạo nghệ thuật và những vấn đề được các nhà văn phản ảnh trong tác phẩm; đồng thời, người viết sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:

Phạm vi và đối tượng nghiên cứu của đề tài có sự liên quan chặt chẽ đến vấn đề và lịch

sử, xã hội, văn hoá và địa lý tự nhiên của vùng đất Nam bộ, vì vậy sự kết hợp phương pháp nghiên cứu liên ngành giữa các lĩnh vực là sự cần thiết

Trang 15

7 Cấu trúc của luận án

Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, luận án có ba chương: Chương 1: Nhìn chung về truyện ngắn đồng bằng sông Cửu Long từ 1975 đến nay Chương 2: Những cảm hứng trong truyện ngắn đồng bằng sông Cửu Long từ 1975 đến

nay

Chương 3: Một số phương diện nghệ thuật của truyện ngắn đồng bằng sông Cửu Long

từ 1975 đến nay

Trang 16

Chương 1 NHÌN CHUNG VỀ TRUYỆN NGẮN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TỪ 1975 ĐẾN NAY 1.1.Vài nét về lịch sử, xã hội và văn hóa vùng đồng bằng sông Cửu Long

1.1.1 Vài nét về lịch sử, xã hội vùng đồng bằng sông Cửu Long

Nam bộ bao gồm hai vùng đất có nét riêng là Đông Nam bộ và Tây Nam bộ - Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)

Theo Mạc Đường, trong bài viết: Vấn đề dân cư và dân tộc ở đồng bằng sông Cửu Long

thì ‘‘Khái niệm ‘‘đồng bằng sông Cửu Long’’ được phổ dụng rộng rãi từ sau chiến tranh thế

giới lần thứ hai cho đến nay Đồng bằng sông Cửu Long là vùng đất miền Tây Nam Bộ, là nơi có sông Tiền, sông Hậu và các chi lưu nhỏ của sông Mêcông chảy ra biển mà nhân dân

ta từ xưa quan niệm là chín rồng (Cửu Long) phun nước để tưới vùng đất đai này’’[162,

tr.54]

ĐBSCL là vùng đất tiếp nối địa hình bán sơn địa với một đồng bằng châu thổ phẳng và thấp Với diện tích khoảng 39.568 km2, ĐBSCL gồm 13 tỉnh thành: An Giang, Bạc Liêu, Bến Tre, Cà Mau, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Long An, Tiền Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh, và thành phố Cần Thơ, với dân số trên 21 triệu người, nơi đây:

Ruộng đồng mặc sức chim bay

Biển bờ lai láng, cá bầy đua bơi Nói đến ĐBSCL là nói đến một thực tại lịch sử - lịch sử khai phá vùng đất đất Nam bộ nói chung và ĐBSCL nói riêng Trước thế kỷ XVII, vùng đất này ngủ yên trong vẻ hoang sơ

u tịch, với dân số bản địa ít ỏi và thưa thớt Sang thế kỷ XVII, dưới thời các Chúa Nguyễn cư dân người Việt ở miệt ngoài di cư vào đây lập nghiệp khai phá Và thực dân Pháp tiếp nối tiếp nối quá trình đó trong chính sách khai thác thuộc địa

ĐBSCL trong suốt tiến trình lịch sử của mình luôn trải qua những biến cố liên quan đến vận mệnh của cả dân tộc

Điểm đặc trưng nhất khi nói đến ĐBSCL là người ta dễ dàng liên tưởng đến một vùng sông nước Ở đây những dòng sông xẻ ngang, xẻ dọc, những con rạch chằng chịt ôm lấy những cánh đồng lúa bao la, ôm lấy xóm ấp tạo nên một hình thái giao thông hết sức đa dạng ĐBSCL được coi là vương quốc của sông rạch Chính vì vậy mà người dân miền Tây

Trang 17

có thể ngồi trên ghe đi khắp vùng đồng bằng, qua các thành phố, thị trấn, xóm ấp, miệt vườn mà không phải đặt chân lên bờ Các hoạt động sản xuất, sinh hoạt hàng ngày của người dân luôn gắn bó với mọi biến động của dòng nước, của con nước Nếu ngoài Bắc người dân bám lấy mặt đường để làm ăn buôn bán, ở ĐBSCL người dân bám lấy mặt sông, mặt kênh mà sinh sống Có chỗ một dãy dài vài ba cây số, dân làm nhà chen chúc hai bờ sông, sàn nhà mấp mé mặt nước Nhà nào cũng hướng ra mặt sông, mở cửa là bước xuống xuồng Sông rạch ở đây còn đem phù xa nước ngọt bồi đắp, tưới mát cho những miệt vườn đầy ắp trái cây, những cánh đồng lúa tươi tốt và cá tôm nhiều vô kể Dường như con người nơi đây đã gắn chặt cuộc đời mình với sông nước, nơi nào có sông, rạch là có ghe, xuồng Có chiếc ghe để làm ăn sinh sống là là nhu cầu và ước vọng của người dân Nhiều gia đình đời này qua đời khác lập nghiệp bằng chiếc ghe, coi nó như ngôi nhà của mình Nhiều ghe thuyền tụ lại tạo nên khu dân cư nổi, chợ nổi trên sông

Người xưa đã nói Thiên - Địa - Nhân hợp nhất, nghĩa là trời, đất, con người luôn có mối giao kết liên quan đến nhau Vùng đất, thời tiết nào con người ở đó có phong cách, sắc thái riêng của vùng đó, nó cũng như trái cây, con vật đặc sản ấy

Sau 30 tháng 4 năm 1975, ĐBSCL cùng cả nước hân hoan mừng chiến thắng Thế nhưng vết thương chiến tranh chưa lành, người dân các tỉnh biên giới lại phải đối đầu với chiến tranh biên giới Tây Nam Bên cạnh đó là muôn vàn khó khăn khác : nền kinh tế nghèo nàn lạc hậu, nhiều vùng nông thôn bị hoang hoá, công nghiệp không đáng kể, nạn thiếu ăn xảy ra nghiêm trọng, rồi lũ lụt, dịch bệnh Nhưng với ý chí quyết tâm và tinh thần không sợ gian khổ, người dân ĐBSCL từng bước tạo nên những thành tựu rất đáng tự hào trên nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực văn hoá xã hội Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân từng bước được cải thiện, trình độ dân trí được nâng lên

Sau ngày giải phóng ĐBSCL các Đài truyền thanh huyện, thị; Báo, Đài phát thanh - truyền hình tỉnh, thành phố đi vào hoạt động, kịp thời phục vụ đời sống tinh thần cho các tầng lớp nhân dân trong vùng Các Hội văn học nghệ thuật, Tạp chí văn nghệ là nơi phát hiện, đào tạo đội ngũ sáng tác và giới thiệu tác phẩm của họ đến công chúng

Từ khi đất nước bước vào công cuộc đổi mới, các lĩnh vực văn hoá, xã hội, đời sống có những biến chuyển khá rõ nét Phong trào văn nghệ quần chúng được duy trì và chất lượng hoạt động ngày càng được nâng cao Các lễ hội truyền thống được khôi phục có chọn lọc,

Trang 18

phù hợp với nguyện vọng của nhân dân Các loại hình hoạt động văn hoá truyền thống như đờn ca tài tử, sân khấu cải lương cũng được duy trì và phát triển ở nhiều địa phương

1.1.2 Vài nét về văn hóa vùng đồng bằng sông Cửu Long

Nhà nhiên cứu văn hoá Ngô Đức Thịnh chia đất nước ta thành bảy vùng văn hoá, trong

đó văn hoá Nam bộ là vùng thứ bảy và có đặc điểm là vùng đất mới Việc phân vùng văn hoá được xác định trên cơ sở mối quan hệ giữa văn hoá lịch sử và địa lý của một vùng và gọi

tắt là vùng văn hoá ‘‘Vùng văn hoá là một vùng lãnh thổ, có những tương đồng về hoàn

cảnh tự nhiên, dân cư sinh sống ở đó từ lâu có mối quan hệ nguồn gốc và lịch sử có những tương đồng về trình độ phát triển kinh tế - xã hội, giữa họ đã trải qua các mối quan hệ giao lưu, ảnh hưởng văn hoá qua lại mật thiết, nên từ lâu đã hình thành những sắc thái văn hoá chung, thể hiện trong sinh hoạt văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần, có thể phân biệt với những vùng văn hoá khác’’[150, tr.64] Trong mỗi vùng như vậy lại có những tiểu vùng và

có những đặc trưng riêng lẻ.‘‘Vùng văn hoá Nam bộ, xét trên cả phương diện địa lý và lịch

sử, đều là vùng thứ bảy và có ba tiểu vùng Đông Nam bộ, Tây Nam bộ và tiểu vùng Sài Gòn

- Gia định’’[154, tr.17]

Điều kiện địa lý và lịch sử làm cho ĐBSCL có những nét đáng lưu ý về mặt văn hoá Đây là nơi cộng cư của nhiều tộc người như Việt, Hoa, Khmer, Chăm trong đó người Việt đóng vai trò chính Ngay người Việt cũng là dân ‘‘tứ chiếng’’ gồm nhiều lớp người với nhiều nguyên nhân từ Bắc và Trung bộ hội nhập về đây Cho nên, đây là nơi diễn ra quá trình giao lưu văn hoá giữa các tộc người, là vùng văn hoá với nhiều sắc thái đặc trưng Những người Việt đầu tiên đến định cư ở vùng đất mới đều từ miền Bắc và miền Trung Họ đến và mang theo vốn văn hóa gốc rễ của mình Bốn nguồn văn hóa cộng lại thành một nền văn hóa cộng

cư đặc trưng của ĐBSCL trong nền văn hóa Việt Nam Đó là một nền văn hóa vô cùng phong phú và lạ lẫm Nếu người Việt có những làn điệu cải lương hay những câu hò, điệu lý thì người Khmer lại thể hiện bản sắc của mình trong điệu múa roăm - vuông, hát đối đáp Aday hay nhịp trống Chay - dăm Nếu người Chăm có những hoạt động nghệ thuật sôi động trong những ngày kết thúc tháng Ramada sinh nhật Muhamed hoặc các dịp hôn nhân cưới hỏi thì người Hoa lại góp vào đời sống văn hóa Nam bộ những câu hát Tiêu, hát Quảng Nhưng sức hấp dẫn mãnh liệt nhất của mảnh đất này vẫn là những trang sử đấu tranh chói lọi thể hiện tinh thần bất khuất và ý chí quật cường của những người nông dân lưu tán

Trang 19

“từ thửa mang gươm đi mở cõi” để chống chọi với thiên nhiên khắc nghiệt trên vùng đất

“muỗi kêu như sáo thổi, đỉa lội lền như bánh canh”

ĐBSCL cũng là vùng đất hội nhập nhiều luồng văn hóa Đông - Tây khác nhau nên cốt cách con người và nghệ thuật hấp thu được những sắc thái và linh khí của văn hóa các dân tộc Quá trình đó đã bồi đắp nên những giá trị nhân văn, hình thành những giá trị văn hoá

mang sắc thái riêng cho vùng đất này

ĐBSCL còn là khu vực sinh thái và địa lý có sức hấp dẫn mạnh mẽ bởi cảnh quan thiên nhiên của vùng sông nước Vì thế đặc điểm nổi bật của văn hoá ĐBSCL là văn hoá sông nước Điều này được thể hiện qua tập quán, các lễ hội về nước và đặc biệt là ngôn ngữ giao tiếp có liên quan đến sông, rạch

Các tộc người ở ĐBSCL chủ yếu sống bằng nông nghiệp Trong công cuộc khẩn hoang

để khai phá đất đai và phát triển nghề trồng lúa nước cũng như trong cuộc sống, ảnh hưởng

và giao lưu văn hóa giữa các tộc người diễn ra thường xuyên Từ công cụ sản xuất, nhà ở đến cách ăn mặc, nếp sống, lễ nghi đều có thể tìm thấy sự đan xen giữa các truyền thống văn hóa Trong quá trình đó, người Việt cũng tiếp nhận các yếu tố văn hóa Khmer Chiếc khăn rằn của người Khmer Nam bộ đã trở nên phổ biến và trở thành một biểu tượng quen thuộc của người Nam bộ

Cuộc sống, sinh hoạt của người dân miền Tây đơn giản, gắn với địa hình sông nước Văn hoá ăn, mặc, ở, đi lại, cũng mang đặc thù riêng và phù hợp, hài hòa với môi trường sinh thái tự nhiên Vùng cao thì cất nhà trệt, vùng ngập lụt thì cất nhà sàn Món ăn quen thuộc của người dân ĐBSCL là canh chua cá đồng nấu với bông điên điển, bông súng, bông lục bình , mắm kho, chuột khìa, cá lóc nướng trui, rắn hầm nước dừa, rùa rang muối, cá linh nhúng giấm, các món cá khô nổi tiếng như khô lóc, khô sặc rằn trộn với xoài bằm, khô cá kèo, cá khoai thì chấm nước mắm me Xuồng, ghe là phương tiện di chuyển phổ biến và thuận tiện của người dân vùng sông nước Vì vậy, hình ảnh chiếc xuồng ba lá là một biểu tượng văn hóa vùng sông nước Nếu trang phục truyền thống của người miền Bắc là áo tứ thân thì Nam bộ là áo bà ba Hình ảnh chiếc áo bà ba đã đi vào âm nhạc, văn chương, trở thành biểu tượng của văn hóa mặc Nam bộ Đối với vùng ĐBSCL, chợ nổi không đơn thuần

là nơi buôn bán trao đổi hàng hóa mà đã trở thành nét văn hóa riêng của vùng sông nước

Trang 20

Bàn tới văn hoá vùng đất này, chúng ta không thể không nói tới tính cách Nam bộ Sơn Nam, Trịnh Hoài Đức khi bàn về tính cách người khẩn khoang ở vùng đất phương Nam

hoang sơ và khắc nghiệt, đã dùng cụm từ ‘‘sĩ khí hiên ngang’’ để chỉ những con người ‘‘kiến

nghĩ bất vi vô dõng giả’’, chuộng công bằng lẽ phải’’[104] Trong cuốn Văn hoá vùng và phân vùng văn hoá ở Việt Nam có nhận xét về con người Nam bộ ‘‘Họ cởi mở, chan hoà, dễ kết thân, dễ hoà vào cộng đồng mới lạ, không sĩ diện kiểu kẻ sĩ, không coi trọng môn đăng hậu đối’’[154, tr.50] Dương Hoàng Lộc nhìn nhận con người Nam bộ ở tính khoan dung:

‘‘Người Việt đến từ một nền văn hoá nông nghiệp lúa nước lâu đời, tinh thần tương trợ, thương yêu, nhân ái và thấm đượm tính khoan dung hết sức nhân bản của 4000 năm văn hoá dân tộc’’[92, tr.69]

Tính cách Nam bộ là một khía cạnh văn hoá ứng xử và để lại dấu ấn rõ rệt trong mọi mặt đời sống văn hoá Ở vùng đất mới, người dân phải trải qua biết bao khó khăn gian khổ trong cuộc sống Vì thế, ngay từ buổi đầu gặp gỡ, họ đã biết yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ nhau trong cuộc sống Mối quan hệ giữa người với người, giữa con người với thiên nhiên trở nên gắn bó chặt chẽ hơn Mặt khác, sống trong điều kiện sông nước mênh mông, nhiều kênh rạch, không bị giới hạn bởi sự ngăn cách từ đó hình thành nếp sống, cách cư xử, nét sinh hoạt và một phần tính cách con người ĐBSCL Lưu dân người Việt ở vùng đất này đa số xuất thân từ những gia cảnh nghèo khó, ít chữ nghĩa Hơn nữa, khi vào vùng đất mới, họ cũng ít chịu ảnh hưởng của nho giáo, không rành ngôn ngữ thánh hiền, không quen dùng văn chương hoa mỹ, thích nói ngắn gọn, nôm na dễ hiểu Đặc điểm riêng đặc sắc đó của mỗi tộc người ngày một phát triển và hội nhập vào nhau tạo nên nét đặc trưng không dễ trộn lẫn của văn hóa vùng Nam bộ, tạo nên tính cách chung của con người Nam bộ trọng nghĩa, khinh tài, phóng khoáng và hiếu khách Và vượt lên trên tất cả là từ rất sớm các cộng đồng cư dân Nam bộ đã có truyền thống đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau, không phân biệt người đến trước, người đến sau, không kỳ thị dân tộc Truyền thống quý báu này được hình thành và phát triển trong nhiều thế kỷ Càng đi sâu, ta càng thấy thú vị và đầy cảm hứng văn chương Người Nam bộ cũng để lại sắc thái rất riêng biệt trong cách diễn xướng dân gian theo kiểu nói nói như nói vè, nói thơ, nói tuồng Họ còn được biết đến là những con người yêu thích âm nhạc

và ca hát Đặc biệt là sân khấu cải lương, hát bội, đờn ca tài tử

Trang 21

Có thể nói người Nam bộ trong lịch sử là người ‘‘mang gươm đi mở cõi’’, trong kháng chiến chống giặc ngoại xâm có ‘‘hào khí Đồng Nai’’, trong hiện tại, cung cách làm ăn của người Nam bộ thoáng hơn, cởi mở và năng động chắc chắn sẽ là con người đóng góp sáng tạo cho sự nghiệp xây dựng và bảo về đất nước

Ngoài ra, nói tới sắc thái văn hoá Nam bộ, chúng ta không thể không nói tới ngôn ngữ - tiếng Nam bộ Đó là phương ngữ Nam bộ được hình thành trong quá trình người Việt đến khẩn hoang đồng bằng Nam bộ Nó thu hút vào mình ngôn ngữ của những con người từ muôn nơi lưu lạc đến, nhưng đồng thời cũng sản sinh và phản ánh thế giới tự nhiên và con người nơi vùng đất mới với bao màu sắc mới mẻ và đa dạng

ĐBSCL là mảnh đất màu mỡ, trù phú phía Nam của Tổ quốc Hành trang tinh thần của người Việt về phương Nam có cả truyền thống thượng võ và cả nét hào hoa của lịch sử 4000 năm văn hiến ĐBSCL là vùng đất trẻ, văn hoá vùng đất này dù đã được hình thành trong một thời gian dài nhưng vẫn đang ngày được định hình rõ nét hơn

Tóm lại, từ bối cảnh lịch sử - xã hội - văn hoá, luận án có thêm cơ sở để làm rõ diện mạo cũng như những đặc điểm nổi bật về cả hai phương diện nội dung và hình thức của truyện ngắn ĐBSCL từ 1975 đến nay

1.2 Quan niệm về truyện ngắn và truyện ngắn đồng bằng sông Cửu Long

1.2.1 Quan niệm về truyện ngắn

Truyện ngắn là gì? Đó là một câu hỏi rất khó trả lời để có thể làm vừa lòng tất cả mọi người Khi xác định nội hàm khái niệm truyện ngắn, các nhà nghiên cứu đã đặt truyện ngắn trong mối quan hệ với các thể loại tự sự khác Cách làm phổ biến là so sánh truyện ngắn với tiểu thuyết Về cơ bản, truyện ngắn và tiểu thuyết có những đặc điểm giống nhau Phân tích

600 truyện ngắn và 300 tiểu thuyết, Helmut Bonhein đã đưa ra kết luận: “Không có yếu tố

đơn lẻ nào trong nhiều định nghĩa truyện ngắn mà không thể tìm thấy trong tiểu thuyết”[43,

tr.420] Đứng trên quan điểm này, Norman Friedman, một nhà lý luận tầm cỡ về thể loại

truyện ngắn cũng nhận định: “Quá trình quy nạp là thu thập một mẫu đúng về những gì

được coi là truyện ngắn để kiểm tra đặc điểm của chúng trong mẫu đó và so sánh những đặc điểm này với những đặc điểm lấy ra từ mẫu đúng của tiểu thuyết”[43, tr.420] Và Friedman

cũng cho rằng :“Có thể không có sự khác biệt nào giữa truyện ngắn và tiểu thuyết (từ những

yếu tố bề ngoài về độ ngắn dài); hoặc có thể kết quả tốt hơn, đó là sự khác biệt về cấp độ

Trang 22

chứ không phải về chủng loại”[43, tr.421] Hay nói khác hơn, ông đã chỉ ra:“Truyện ngắn chỉ khác tiểu thuyết ở quy mô của hành động và cách thể hiện hành động ở mức độ dài ngắn (tức là khác biệt về cấp độ) chứ không có sự khác nhau về thể loại (vì cũng là hình thức tự sự

hư cấu bằng văn xuôi)”[43, tr.421] Như vậy, theo quan niệm của Friedman, nếu so sánh

truyện ngắn với tiểu thuyết ta sẽ thấy một trong những sự khác biệt giữa cốt truyện của truyện ngắn và cốt truyện của tiểu thuyết không phải là sự khác biệt về tầm cỡ lớn nhỏ của các hành động mà là trong cái cách trình bày các hành động đó: toàn bộ hay tóm tắt Một truyện có thể ngắn không phải vì hành động của nó vốn nhỏ mà chủ yếu quy mô được rút gọn, tóm tắt, trình bày một cách cô đọng Trong khi đó quy mô được mở rộng trong tiểu thuyết miêu tả toàn bộ sự việc đang được trình bày trực tiếp và cụ thể ngay từ khi hành động bắt đầu diễn ra Đi theo hướng nghiên cứu này, Ruby.V Redinger đã đưa ra quan điểm của

mình như sau: “Truyện ngắn là một hình thức văn học, bản chất của nó bao hàm trong

những từ làm thành phần tạo nên tên gọi của nó Với tư cách là một câu chuyện, nó kể lại một chuỗi sự kiện hoặc một biến cố liên quan đến con người trong hoạt động thể chất hoặc tinh thần Vì thế, giống mọi hình thức văn xuôi hư cấu khác, nó mô tả bằng ngôn từ và thành công của nó phụ thuộc vào sự tiếp xúc trực tiếp đạt được giữa người đọc và đối tượng miêu

tả Với tư cách là truyện ngắn, dĩ nhiên, nó không thể thực hiện mối tiếp xúc trực tiếp này bởi các phương tiện phổ biến đối với tiểu thuyết, như là xây dựng nhân vật chậm rãi, miêu tả thật chi tiết và lặp lại Đặc biệt là nó phải miêu tả với độ nhanh nhạy và trọn vẹn giống như một tấm gương”[17, tr.19] Dễ nhận thấy trong quan niệm truyện ngắn của Redinger cũng

như Friedman, các nhà lý luận đã lưu ý đến đặc trưng ngắn của thể loại này khi so sánh nó với tiểu thuyết Song tiêu chí này thực sự có quan trọng không? Rõ ràng trong định nghĩa truyện ngắn của Ruby V Redinger đã cho thấy truyện ngắn không thể lệ thuộc vào tiểu thuyết về mặt kỹ thuật, nguyên tắc phản ánh… nên việc tìm hiểu truyện ngắn không thể chỉ dừng lại ở đặc điểm hình thức bên ngoài độ ngắn dài, số lượng từ mà phải xuất phát từ chính đặc trưng thể loại Đồng quan điểm với Redinger, các nhà nghiên cứu thực sự xem trọng tiêu chí này khi đưa ra những quan niệm khác nhau về truyện ngắn

Nhà văn Nga K.Pauxtopxki đưa ra định nghĩa: “Thực chất truyện ngắn là gì? Tôi nghĩ

rằng truyện ngắn là một truyện viết ngắn gọn, trong đó cái không bình thường hiện ra như

Trang 23

một cái gì bình thường và cái gì bình thường hiện ra như một cái không bình thường”[43,

tr.404]

Giáo sư văn học người Pháp D.Grojnowski viết: “Truyện ngắn là một thể loại muôn

hình muôn vẻ biến đổi không cùng Nó là một vật biến hoá như quả chanh của lọ lem Biến hoá về khuôn khổ ba dòng hoặc ba mươi trang Biến hoá về kiểu loại, tình cảm, trào phúng,

kỳ ảo hướng về biến cố có thật hoặc tưởng tượng hoặc phóng túng Biến hoá về nội dung thay đổi vô cùng tận Muốn có chất liệu để kể, cần một cái gì đó xảy ra, dù đó là một thay đổi chút xíu về sự cân bằng về các mối quan hệ Trong thế giới của truyện ngắn, cái gì cũng thành biến cố Thậm chí sự thiếu vắng tình tiết diễn biến cũng gây hiệu quả, vì nó làm cho sự chờ đợi bị hụt hẫng”[6, tr.79]

Nhà lí luận văn học N.A.Gulaiep quan niệm: “Truyện ngắn là hình thức tự sự loại nhỏ,

trong đó nó khác với truyện vừa ở dung lượng nhỏ hơn tập trung mô tả một sự kiện nào đó thường xảy ra trong đời của một nhân vật, hơn nữa thường bộc lộ một nét nào đó của nhân vật”[110, tr.146]

Như vậy, qua quan niệm về truyện ngắn của một số nhà nghiên cứu nước ngoài, cho thấy ưu thế lớn nhất của thể loại này là với dung lượng ít nhưng có thể truyền tải được một nội dung tư tưởng lớn Mỗi nhà nghiên cứu đều có lý lẽ và cách lý giải khác nhau nhưng các quan niệm trên cũng có phần giống nhau Đại đa số đều cho rằng, truyện ngắn là một cách nhìn cuộc đời, một cách nắm bắt đời sống rất riêng mang tính chất thể loại Khác với tiểu thuyết là thể loại chiếm lĩnh đời sống trong toàn bộ sự đầy đặn và toàn vẹn của nó, truyện ngắn thường hướng tới việc khắc họa một hiện tượng, phác họa một nét bản chất trong quan

hệ nhân sinh trong đời sống tâm hồn con người

Các nhà văn và nhà nghiên cứu ở Việt Nam cũng có những ý kiến khác nhau về truyện ngắn:

Đứng trên quan điểm là nhà văn, Nguyên Ngọc xác nhận: “Truyện ngắn là một bộ

phận của tiểu thuyết nói chung” vì thế “không nên nhất thiết trói buộc truyện ngắn vào những khuôn mẫu gò bó Truyện ngắn vốn nhiều vẻ có chuyện viết về cả một đời người, lại

có chuyện chỉ ghi lại một vài giây phút thoáng qua”[144, tr.27]

Còn nhà văn Nguyễn Kiên cho rằng: “Mỗi truyện ngắn là một trường hợp… Trong

quan hệ giữa con người và đời sống, có những khoảnh khắc nào đó, một mối quan hệ nào đó

Trang 24

được bộc lộ Truyện ngắn phải nắm bắt được cái trường hợp ấy Trường hợp ở đây là một màn kịch chớp nhoáng, có khi là một trạng thái tâm lý, một biến chuyển tình cảm kéo dài chậm rãi trong nhiều ngày Nhưng nhìn chung thì vẫn có thể gọi là một trường hợp”[144,

tr.19] Như vậy, trong cách diễn đạt của nhà văn Nguyễn Kiên, chúng ta thấy cụm từ “một trường hợp” đã thể hiện rõ tính chất của truyện ngắn: một chỉ khối lượng của tác phẩm, nghĩa là dung lượng của nó quy định trong số ít; còn “trường hợp” chỉ ý nghĩa điển hình của

sự vật, sự việc, tình huống Khi quan niệm truyện ngắn là một trường hợp có nghĩa là nhà văn đã vận dụng toàn bộ kinh nghiệm sống và bản lĩnh nghệ thuật để soi sáng đời sống tại những thời khắc tiêu biểu và từ đó vạch ra được bản chất quy luật của đối tượng phản ánh

Vương Trí Nhàn cho rằng: ‘‘Truyện ngắn là một tác phẩm văn xuôi cỡ nhỏ dung lượng

hạn chế, phải nói là nhỏ hơn hẳn so với thể loại khác là truyện vừa và tiểu thuyết’’[110]

Tác giả Từ điển Văn học cũng đưa ra cách nhìn nhận, xác định khái niệm truyện ngắn

và trước tiên cũng khẳng định đây là hình thức tự sự loại nhỏ thường được viết bằng văn xuôi Bên cạnh đó, công trình này đi sâu vào những nét đặc trưng làm cho truyện ngắn khác

với các thể loại tự sự khác như sau:“Truyện ngắn tập trung mô tả một mảnh của cuộc sống:

một biến cố hay một vài biến cố xảy ra trong một giai đoạn nào đó của đời sống nhân vật, biểu hiện một mặt nào đó của tính cách nhân vật, thể hiện một khía cạnh nào đó của vấn đề

xã hội”[142, tr.30]

Nếu tiểu thuyết là một hình thức tự sự cỡ lớn, miêu tả cuộc sống trong quá trình phát triển với một cấu trúc phức tạp với nhiều số phận, tính cách đan xen thì truyện ngắn là một hình thức tự sự cỡ nhỏ chỉ thể hiện một bước ngoặc, một trường hợp hay một tâm trạng của nhân vật và tính cách trong truyện ngắn được làm sáng rõ tại một thời điểm quan trọng Nếu tiểu thuyết miêu tả quá trình thì truyện ngắn miêu tả kết quả, nếu tiểu thuyết mở ra một diện rộng thì truyện ngắn tập trung xoáy vào một điểm Tuy nhiên, nếu hiểu dung lượng theo hiệu quả, chất lượng nghệ thuật thì truyện ngắn có quyền bình đẳng với tiểu thuyết bởi truyện ngắn phát hiện nghệ thuật đời sống theo chiều sâu Chẳng hạn trong văn học hiện đại Việt Nam, một số tác giả đã tạo nên những truyện ngắn xét về dung lượng không thua kém tiểu

thuyết Đó là Nam Cao với Chí Phèo, Nguyễn Trung Thành với Rừng xà nu, Nguyễn Huy Thiệp với Tướng về hưu…Và gần đây là Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư Những

tác phẩm này giống như pho chính truyện giới thiệu cuộc đời và số phận của những nhân vật:

Trang 25

Chí Phèo, TNú, tướng Thuấn với nhiều biến cố, những tính cách đầy bất ngờ Nhưng sở dĩ những tác phẩm này là truyện ngắn vì nhà văn đã dồn nén chi tiết theo chiều sâu với sự thống nhất của các sự kiện trong một cách kể ngắn gọn, nghệ thuật

Có thể nhận xét rằng: Dung lượng ngắn gọn vẫn là đặc điểm và cũng là tiêu chí đầu tiên của truyện ngắn Ngắn gọn ở đây được hiểu là sự tỉ mỉ, cô đọng về từ ngữ, loại bỏ những gì

thiếu súc tích như Maugham đã từng nhận xét: “Truyện ngắn cần phải viết sao cho người ta

không thể bổ sung thêm vào đó chút gì cũng không thể rút bớt ra chút gì”[11, tr.82] Chính

sự ngắn gọn về dung lượng đòi hỏi nhà văn phải luôn luôn sáng tạo trong việc lựa chọn chi tiết các sự kiện thật sắc sảo và sắp xếp chúng thật khéo léo, chặt chẽ phù hợp với nội dung của tác phẩm

Ở một góc độ nào đó thì bản chất quan niệm của các nhà lý luận Việt Nam có phần giống nhau khi nói về khái niệm truyện ngắn Mỗi nhà nghiên cứu đều đưa ra một quan niệm khác nhau nhưng những quan niệm này không đối lập mà ở từng quan niệm có một sự thống nhất về yếu tố dung lượng, về phương diện phản ánh của truyện ngắn Điều này đem lại cho khái niệm truyện ngắn mang tính khách quan, phản ánh cơ bản những đặc trưng nội tại của thể loại này Cái chính của truyện ngắn là gây một ấn tượng sâu đậm về cuộc đời và tình người

Truyện ngắn là một khái niệm khó xác định cả về nội dung và hình thức Chung quanh khái niệm truyện ngắn đã có rất nhiều ý kiến Luận án không có ý định đưa ra một khái niệm hoàn chỉnh, chính xác (và cũng không làm được điều này) Như M.Bakhtin nhận định:

‘‘Người ta cứ đưa ra định nghĩa về thể loại, chỉ ra những dấu hiệu xác định và chắc chắn của nó, rồi lại phải điều chỉnh’’[13, tr.27]

Có lẽ với truyện ngắn, thể loại năng động chỉ có thể có những tiếng nói tiếp tục, khó

có tiếng nói thống nhất cuối cùng Tất cả những ý kiến về truyện ngắn mà luận án dẫn ra ở phần trên chỉ là những tiền đề, là gợi ý để tiếp tục suy nghĩ, tìm hướng tiếp cận gần gũi hơn nữa với công việc nghiên cứu và giảng dạy truyện ngắn

1.2.2 Quan niệm về truyện ngắn đồng bằng sông Cửu Long

ĐBSCL nơi trải qua bao biến đổi thăng trầm của lịch sử, cũng là nơi dung nạp nhiều cư dân khác nhau từ mọi miền đất nước đến lập nghiệp và đang tồn tại nhiều tín ngưỡng dân gian cùng với một nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc Sau 1975, ĐBSCL lại càng có sức

Trang 26

hút mãnh liệt đối với các nhà nghiên cứu và văn nghệ sĩ vì đây là một vựa lúa, một biển cả mênh mông và vườn cây trái bạt ngàn Chính cuộc sống phong phú và hào hùng như thế đã tạo nên nguồn cảm xúc vô tận đối với những người cầm bút khắp mọi nơi khi đến với ĐBSCL, nhất là những nhà văn sinh ra, trưởng thành ở ĐBSCL Bởi vậy, khái niệm truyện ngắn ĐBSCL theo chúng tôi có hai cách hiểu sau:

Cách hiểu thứ nhất, hiểu theo nghĩa rộng đó là những truyện ngắn của các nhà văn ở

mọi vùng miền cả nước viết về ĐBSCL

Cách hiểu thứ hai, hiểu theo nghĩa hẹp đó là những truyện ngắn do các nhà văn sinh ra,

trưởng thành và công tác ở ĐBSCL viết về ĐBSCL, hoặc những nhà văn từ những miền đất

khác đến làm ăn sinh sống ở ĐBSCL Từ ‘‘tình yêu làm đất lạ hóa quê hương’’(Chế Lan Viên), các nhà văn đó xem đây là nơi đất lành chim đậu để rồi gắn bó sâu nặng và viết về

vùng đất này

Cũng có một số nhà văn có quê ở ĐBSCL đã viết nhiều về ĐBSCL nhưng sau đó chuyển về sống ở thành phố Hồ Chí Minh như: Sơn Nam, Anh Đức, Nguyễn Quang Sáng Với những truyện ngắn của các nhà văn này, chúng tôi tạm xếp vào cách hiểu thứ hai

Thực tế, qua các tuyển tập truyện ngắn ĐBSCL từ trước đến nay, chúng tôi nhận thấy các truyện được tuyển đều nằm trong cách hiểu thứ hai

Từ hai cách hiểu trên, chúng tôi quan niệm truyện ngắn ĐBSCL theo cách hiểu thứ hai

Có thể ở một góc độ nào đó cần phải suy ngẫm, cân nhắc thêm, nhưng với chúng tôi đó là cơ

sở để đi vào nghiên cứu và xác định đặc điểm của truyện ngắn ĐBSCL

1.3 Đội ngũ tác giả truyện ngắn đồng bằng sông Cửu Long

Theo chúng tôi hiểu đội ngũ tác giả viết truyện ngắn ĐBSCL, là những người đã và đang sống ở ĐBSCL Những tác giả ở nơi khác đến, nhưng có quá có trình gắn bó với ĐBSCL và có tác phẩm viết về vùng đất này cũng được coi là tác giả truyện ngắn ĐBSCL

Khi bàn về nhà văn ĐBSCL, nhà văn Nguyễn Hồ đã có nhận xét thú vị: ‘‘Theo tôi hiện có

hai loại nhà văn viết về ĐBSCL, đó là nhà văn viết tại chỗ và nhà văn viết ‘‘vọt cần câu’’, cả hai đều gọi là nhà văn ĐBSCL chứ không nhất thiết phải có hộ khẩu ở ĐBSCL’’

Từ 1975 đến nay, trải qua quá trình vận động và phát triển, truyện ngắn ĐBSCL đã đạt được những thành tựu đáng kể, góp phần cùng với các thể loại khác xây dựng nền văn học

Trang 27

mới Do vậy, việc tìm hiểu đội ngũ tác giả truyện ngắn ĐBSCL là cần thiết, để từ đó có thể xác định được những đóng góp của họ cho sự phát triển truyện ngắn của vùng đất này

Dòng chảy liên tục của truyện ngắn ĐBSCL hôm nay, chính là nhờ vào sự tiếp nối của các thế hệ người cầm bút gắn bó với đất và người nơi đây Sự phân chia các thế hệ tác giả viết truyện ngắn ở ĐBSCL từ 1975 đến nay chỉ là tương đối Theo tôi, có thể hình dung đội ngũ tác giả viết truyện ngắn ĐBSCL là sự tiếp nối của ba thế hệ

Thế hệ thứ nhất là các nhà văn đã thành danh trước năm 1975 như Đoàn Giỏi, Anh Đức, Nguyễn Quang Sáng, Trang Thế Hy, Trần Kim Trắc Họ đã có những truyện ngắn

trước năm 1975 được độc giả cả nước biết đến như: Đường về gia hương (1948 - Đoàn Giỏi), Cái lu (1954 - Trần Kim Trắc), Nắng đẹp miền quê ngoại (1964 - Trang Thế Hy), Bức

thư Cà Mau (1965), Chiếc lược ngà (1968 - Anh Đức), Bông cẩm thạch (1969 - Nguyễn

Quang Sáng),… Sau 1975, sáng tác của họ vẫn dồi dào, sung sức, tiếp tục có những đóng

góp cho cho sự nghiệp văn học nước nhà Như Trang Thế Hy với tập Nợ nước mắt và những truyện ngắn khác (2001), Trần Kim Trắc với Chim hoạ mi lại hót, Anh Động với Xóm mười

lăm, Trần Thanh Giao với Tuyển tập truyện ngắn (2002), Lê Văn Thảo với Tập truyện ngắn chọn lọc (2003),…

Họ là niềm tự hào của quê hương Nam bộ nói chung, ĐBSCL nói riêng Có thể coi họ

là thế hệ nối tiếp những nhà văn quốc ngữ Nam bộ tiên phong ở thời kỳ đầu, là những trụ cột, khích lệ sự tìm tòi, sáng tạo của đội ngũ sáng tác trẻ ở ĐBSCL

Thế hệ thứ hai bao gồm những cây bút thành danh sau 1975 và tới giai đoạn này vẫn

sung sức như: Phạm Trung Khâu với Tiếng vạc sành (Tập truyện ngắn), Trịnh Bửu Hoài với

Chim xa cành, Đoàn Văn Đạt với Ác mộng đàn bà, Ngô Khắc Tài với Chim hạc bay về và Bầy chim sổ lồng,… Và những cây bút trưởng thành sau 1975, hiện đang là đội ngũ chủ

lực như: Vũ Hồng với Tiếng chuông trôi trên sông, Kim Ba với Đôi mắt con tàu xanh, Phan Trung Nghĩa với Khóc hương cau, Mai Bửu Minh với Đôi tay, Người chạy trốn quá khứ, Trầm Hương với Người hoa kèo nèo tím biếc, Bích Ngân với Bão sợi dây và giọt đắng, Nguyễn Lập Em với Bến nước kênh Cùng, Kim Quyên với Người dưng xứ khác, Khu rừng

và tiếng chim,…

Thế hệ thứ ba là những cây bút xuất hiện trong thập niên đầy thế kỷ XXI rất trẻ trung và sung sức như Nguyễn Thị Diệp Mai, Trầm Nguyên Ý Anh, Riêng Nguyễn Ngọc Tư chỉ

Trang 28

trong thời gian ngắn đã cho ra mắt bạn đọc 6 tập truyện ngắn Năm 2000, chị được tặng giải

Nhất cuộc vận động sáng tác văn học tuổi 20 lần thứ II tác phẩm Ngọn đèn không tắt

Tháng 10/2008, nhà văn Nguyễn Ngọc Tư được trao Giải thưởng Văn học ASEAN

Bên cạnh đó, thông qua các cuộc thi sáng tác truyện ngắn ở cấp tỉnh, thành và khu vực

đã động viên khích lệ được số đông các tác giả chuyên và không chuyên tham gia, đây là nguồn bổ sung cho đội ngũ viết truyện ngắn ở ĐBSCL

Có thể nói, truyện ngắn ĐBSCL bước vào thể kỷ XXI với một đội ngũ tác giả hùng hậu xuất thân từ mọi miền đất nước, nối tiếp của nhiều thế hệ Thế hệ trước năm 1975, có người bước qua tuổi 80, còn phần lớn đã ngoài 60 nhưng vẫn giữ được niềm đam mê văn chương

‘‘còn sống là còn viết’’ (Trang Thế Hy) Còn các cây bút trưởng thành sau 1975, đang ngày

càng chín về vốn sống và tài năng

Nhà thơ Hữu Thỉnh - Tổng thơ ký Hội Nhà văn Việt Nam có cái nhìn rất lạc quan về

văn học ĐBSCL: ‘‘Chất liệu cho văn học miền Tây Nam bộ khá mạnh Đội ngũ tác giả cũng

vậy, nhất là ở lĩnh vực truyện ngắn’’[182, tr.5]

Từ thực tế đội ngũ sáng tác truyện ngắn ở ĐBSCL, người đọc có niềm tin, trong tương lai nơi đây sẽ là mảnh đất màu mỡ của truyện ngắn

1.4 Sự vận động của truyện ngắn đồng bằng sông Cửu Long từ 1975 đến nay

Từ năm 1975, đất nước bước sang một giai đoạn lịch sử mới Văn học cả nước nói chung, ĐBSCL nói riêng cũng chuyển mình trong tư thế dò tìm những phương thức thể hiện tốt nhất để kịp phản ánh đời sống xã hội đa dạng trước yêu cầu mới của thời đại Truyện ngắn thu hút sức sáng tạo của các thế hệ cầm bút ở ĐBSCL Họ là những nhà văn đến từ nhiều vùng đất khác nhưng lại có quá trình gắn bó lâu dài với cuộc sống, con người nơi đây qua các thời kỳ khác nhau ĐBSCL nơi ‘‘đất lành chim đậu’’, nơi giàu chất liệu, tiềm tàng khả năng trên nhiều phương diện đã trở thành quê hương thứ hai của họ Nhu cầu tinh thần

và khát vọng giãi bày tình cảm, cảm nhận về những đổi thay trong cuộc sống đã và đang diễn

ra thôi thúc các nhà văn tìm tòi, khám phá vẻ đẹp của thời đại, cũng như chiều sâu tâm lí của thế giới nội tâm con người Từ cơ sở đó, trên từng phương diện thể tài và từng góc độ khám phá khác nhau họ đã cống hiến cho người đọc một khối lượng khá đồ sộ truyện ngắn, trong

đó nhiều truyện ngắn hay

Trang 29

Năm 1996, Nhà xuất bản Hội Nhà văn đã chọn lọc và giới thiệu với người đọc Tuyển tập truyện ngắn đồng bằng sông Cửu Long 1975 - 1995 Năm 1999, Nhà xuất bản Trẻ thành phố Hồ Chí Minh chọn giới thiệu 2 tập Truyện ngắn miền Tây Đến cuối năm 2003,

Nhà xuất bản Mũi Cà Mau - Ban liên lạc Hội nhà văn Việt Nam tại ĐBSCL lại cho ra mắt

bạn đọc Tuyển tập truyện ngắn 18 nhà văn đồng bằng sông Cửu Long Năm 2004, Nhà xuất bản Văn học chọn lọc, giới thiệu Truyện ngắn Ba tác giả đồng bằng sông Cửu Long

đến độc giả

Ngoài ra còn nhiều tập truyện ngắn của riêng từng tác giả cũng đã ra mắt bạn đọc, đáng

chú ý là truyện ngắn của nữ nhà văn trẻ Nguyễn Ngọc Tư ở Cà Mau

Có thể nói, sự xuất hiện các tuyển tập nói trên thể hiện cách nhìn đúng đắn, thái độ trân trọng trong việc khẳng định sự đóng góp và đánh dấu một bước phát triển mới của thể loại này

Cảm nhận của chúng tôi khi tìm hiểu truyện ngắn ĐBSCL từ 1975 đến nay đó là sự phong phú về đề tài đa dạng về phong cách

Với đặc trưng thể loại, mỗi truyện ngắn chỉ phản ánh một vài khía cạnh của cuộc sống, nhưng nếu đặt cạnh nhau với cái nhìn bao quát, người đọc có thể hình dung được những nét đặc điểm cơ bản của cuộc sống, con người và cảnh sắc của vùng đất này Hướng khai thác mối liên hệ giữa cái hôm qua và hôm nay luôn được soi chiếu và lý giải từ nhiều chiều

Chiến tranh đã qua đi, nhưng với dân tộc Việt Nam, nỗi đau mà kẻ thù gây nên vẫn còn trong cuộc sống hôm nay Tái hiện quá khứ để người đọc hướng về hiện tại, đó là một nguyên tắc viết về chiến tranh Nhận thức sâu sắc điều đó, các cây bút truyện ngắn ĐBSCL

đã khai thác đề tài chiến tranh trên một bình diện mới, với điểm nhìn mới để người đọc hôm nay và cả mai sau vừa cảm nhận được cái đẹp, cái cao cả, hào hùng và cả cái mất mát của dân tộc ta trong cuộc chiến đấu vì tự do, độc lập, vừa giải đáp có ý nghĩa sâu sắc trước nhiều

vấn đề trong đời sống con người ở nhiều thời đại…(Sau chiến tranh - Quang Thắng, Câu

chuyện trên tàu - Trần Ninh Thới, Vết thương thứ mười ba - Trang Thế Hy, Cổ tích chiến tranh, Những đứa con chiến tranh - Thai Sắc…)

Trong bối cảnh của những năm đầu sau chiến tranh và thời kỳ đổi mới, người viết truyện ngắn ở ĐBSCL thường đi vào khai thác, lý giải về bình diện đạo đức của cuộc sống đời thường Vấn đề thân phận con người trong chiến tranh và cuộc sống hôm nay luôn là

Trang 30

niềm suy ngẫm, trăn trở trên từng trang văn của họ Trước bao đổi thay của cuộc sống, vấn

đề tình nghĩa được nhiều người viết quan tâm (Về với mảnh vườn xưa - Anh Đức, Xóm

nghèo - Nguyễn Ngọc Tuyết, Gió đưa cây cải về trời - Nguyễn Ngọc Tư…)

Nhiều vấn đề khác trong cuộc sống đời thường được tiếp tục khai thác, đó là niềm thông cảm và lòng nhân ái, niềm tin vào cuộc sống tương lai, hãy biết trân trọng niềm hạnh

phúc, dù đó là hạnh phúc rất giản dị, (Điểm tựa trắng - Lê Đình Trường, Một giờ với tương

lai - Anh Động, Chuyện con người - Nguyễn Huỳnh Hiếu, Điều không tới được - Chu Hồng

Hải, Con gái tôi - Nguyễn Thanh, Cha và chú tôi - Thai Sắc…)

Nhiều cuộc đời, cảnh đời đã được các cây bút truyện ngắn ĐBSCL tái hiện Đó là những ‘‘lão nông tri điền’’, những người phụ nữ, những trẻ con, là thương binh, anh bộ đội

phục viên, người nghệ sỹ và cả những cán bộ kém năng lực, tha hoá, (Cánh đồng bất tận - Nguyễn Ngọc Tư, Vết thương thứ mười ba - Trang Thế Hy, Cha và chú tôi - Thai Sắc, Người

dì tên đợi - Nguyễn Quang Sáng…)

Vấn đề thân phận con người được thể hiện từ nhiều phương diện và trong hoàn cảnh

khác nhau nhưng điều dễ nhận ra là niềm cảm thông, trân trọng đối với con người (Nhà

không có đàn ông - Dạ Ngân, Tiếng hót trong lòng - Trịnh Bửu Hoài, Khoảng khắc hoa quỳnh nở - Ngô Vĩnh Nguyên, Thảo - Đỗ Việt Phương, Người đàn ông mặc áo nâu - Phạm

Thị Ngọc Điệp…), đều được khai thác theo hướng đó

Cuộc sống mới với những trăn trở, nhất là vấn đề phục hồi, phát triển kinh tế và quản lý

xã hội trong điều kiện đổi mới tư duy kinh tế, chuyển sang cơ chế thị trường Với đề tài này, các cây bút truyện ngắn bày tỏ nỗi suy tư về lối sống, cách sống và muốn gửi một thông điệp: những giá trị tinh thần dần dần bị mãnh lực của đồng tiền đẩy lùi, thậm trí bị quên lãng Kinh tế phát triển, nhưng cuộc sống gia đình trở nên nhạt nhẽo, mối quan hệ cha con, vợ

chồng không còn gắn bó như xưa (Những người hiện đại - Lê Thị Thanh Minh, Trò chơi

giữa giờ - Nguyễn Đức Nghĩa, Dưới lớp tro - Mai Văn Tạo, Mùa dưa gang - Kim Quyên, Chiều Mưa - Nguyễn Kim Châu, Ba về - Lê Đình Bích, Giữa dòng nước lũ - Anh Đào, Kiều Nương - Ngô Khắc Tài, Không có cái truyện ngắn nào cả - Phạm Trung Khâu, Động cơ làm cách mạng - Đoàn Văn Đạt, Hắn và tôi - Mai Bửu Minh, Cánh đồng bất tận - Nguyễn Ngọc

Tư )

Trang 31

Thiên nhiên vùng sông nước thanh bình, trù phú, với những cảnh quan còn giữ được nét hoang sơ, huyền bí, có phần khắc nghiệt dữ dội, nhưng gắn bó với con người và đời sống văn hoá đặc trưng sông nước cũng là những đề tài được tác giả truyện ngắn ĐBSCL khai thác Tuy nhiên, mảng đề tài về vùng ĐBSCL còn nhiều vấn đề bỏ ngỏ chưa được người viết khai thác

Tìm hiểu truyện ngắn ĐBSCL, chúng tôi nhận thấy, đa số nhà văn có cách uyển chuyển

và nhẹ nhàng hơn, ít tuân thủ theo kết cấu truyền thống Đó là lối viết giàu sức lôi cuốn

người đọc bởi ngồn ngộn bao điều mới lạ của Sơn Nam khi ông quan niệm ‘‘muốn hội nhập

văn học cần phải mạo hiểm, phải viết cái gì mới cho người ta đọc chứ lặp lặp đi lặp lại mãi cái cũ thì ai mà đọc’’; lối viết đầy trăn trở và lịch lãm của Trang Thế Hy; Nguyễn Quang

Sáng vẫn lối viết giàu kịch tính; Anh Đức vẫn trữ tình trong sáng thiết tha trên từng trang văn; Anh Động với lối viết cẩn trọng nhưng không kém phần hóm hỉnh; Nguyễn Thanh lặng

lẽ giãi bày niềm suy tư; Khai Phong sống trong ký ức về cuộc chiến tranh giữ nước; Ngô Khắc Tài lăn lóc với đời thường ở từng khu phố nhỏ; Hồ Tĩnh Tâm với lối viết duyên dáng, nhẹ nhàng bởi nhiều chi tiết xúc động và gợi cảm; Vũ Hồng với giọng văn vừa phóng khoáng, vừa thâm trầm với những truyện ngắn viết về sự giao hòa và mâu thuẫn trong lối sống, tâm lý giữa các thế hệ con người vùng Nam bộ; Lê Đình Trường sâu sắc trong việc thể hiện chiều sâu tâm hồn nhân vật Lê Đình Bích với lối viết chặt chẽ, khúc triết và thích tìm

về những huyền thoại xa xưa; Thu Trang tinh tế và giàu tính trữ tình trong việc miêu tả những ngõ ngách tâm hồn của con người; Anh Đào nặng về những tình cảm trắc ẩn nhưng đầy lòng vị tha; Dạ Ngân thường khai thác những xung đột về tình cảm và đạo đức con người; Nguyễn Ngọc Tư với lối viết hồn nhiên, đôn hậu, mang đậm không gian Nam bộ Đặc

biệt, ‘‘Chị đã sử dụng ngôn từ của địa phương Nam bộ khá thành công trong các sáng tác

của mình Điều này góp phần làm nên một văn phong riêng ở chị’’[152, tr.312]

Có thể nói, nét riêng ở cái nhìn đôn hậu và cách thể hiện chân chất, giản dị mà không giản đơn, sơ lược, không nhạt nhẽo của mỗi nhà văn ở vùng ĐBSCL đều bộc rõ trong tác phẩm Cho dù lối viết, cách phản ánh hiện thực và mức thành công có khác nhau, nhưng điều

dễ nhận thấy là sự nhanh nhạy, ý thức tìm tòi đổi mới và vươn lên trong sáng tạo của các nhà văn Điều đó chứng tỏ họ đã bắt kịp mạch vận động và phát triển của văn học từ sau 1975

‘‘Thực tình mà nói, ĐBSCL ngày càng xuất hiện nhiều tác giả với những những tác phẩm

Trang 32

mang được nhiều dấu ấn văn học Đặc biệt là sau mỗi cuộc thi truyện ngắn ở khu vực hoặc địa phương chúng ta lại có nhiều truyện ngắn hay, mang được hơi thở cuộc sống của một vùng đất’’[123]

Tóm lại, ĐBSCL là vùng đất mới, nơi đây chứa đựng những sắc thái văn hoá riêng - văn hoá vùng sông nước Từ sau 1975, cùng với sự phát triển, đổi mới của văn học cả nước, văn học ĐBSCL ngày càng xuất hiện nhiều tác giả với những tác phẩm mang được nhiều dấu

ấn văn học Truyện ngắn ĐBSCL đã làm tốt vai trò phản ánh đời sống và thể hiện tư tưởng, tình cảm của con người nơi đây trong một giai đoạn lịch sử với nhiều biến động của vùng đất

và cả nước đang trở mình vươn dậy Và với hương sắc riêng, truyện ngắn ĐBSCL sau 1975,

đã lặng lẽ góp phần làm nên vẻ đẹp đa dạng, phong phú cho nền văn học dân tộc Như nhận

định của nhà thơ Hữu Thỉnh - Tổng Thư ký Hội Nhà văn Việt Nam tại Hội thảo Văn xuôi

đồng bằng sông Cửu Long, lần thứ nhất tại thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang: “Đây là một khu vực văn xuôi đặc sắc, có giá trị bổ sung độc đáo cho nền văn xuôi cả nước, khó có thể hình dung rõ nền văn xuôi Việt Nam hiện đại, nếu thiếu vắng văn xuôi đồng bằng sông Cửu Long”[135, tr.54]

Trang 33

Chương 2 NHỮNG CẢM HỨNG TRONG TRUYỆN NGẮN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TỪ 1975 ĐẾN NAY

Trước những vấn đề của hiện thực đời sống, nhà văn khi phản ánh vào tác phẩm bao giờ cũng thông qua đó gởi gắm, thể hiện một thái độ tình cảm, có khi là tán thành, ngợi ca, cũng

có khi là phê phán Nói một cách khác, đó chính là cảm hứng tư tưởng của tác phẩm Như vậy, cảm hứng là một tình cảm mạnh mẽ, mang tư tưởng, là một ham muốn tích cực đưa đến hành động Cảm hứng như là một lớp nội dung đặc thù của tác phẩm văn học

Nội dung của cảm hứng tư tưởng trong tác phẩm bao giờ cũng là một tình cảm xã hội

đã được ý thức Đó có thể là những tình cảm khẳng định như ngợi ca, vui sướng, biết ơn, tin tưởng, yêu thương, đau xót Đó có thể là những tình cảm phủ định, phê phán các hiện tượng tiêu cực, xấu xa Các tình cảm đó gợi lên bởi các hiện tượng xã hội được phản ánh trong tác phẩm tạo thành nội dung cảm hứng của tác phẩm

ĐBSCL nơi trải qua bao biến đổi thăng trầm của lịch sử, cũng là nơi dung nạp nhiều cư dân khác nhau từ mọi miền đất nước đến lập nghiệp và đang tồn tại nhiều tín ngưỡng dân gian cùng với một nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc Sau năm 1975, ĐBSCL càng có sức hút mãnh liệt đối với các nhà nghiên cứu và các văn nghệ sĩ vì đây là một vựa lúa, một biển

cả mênh mông và vườn cây trái bạt ngàn Chính cuộc sống phong phú và hào hùng như thế

đã tạo nên nguồn cảm hứng vô tận đối với những người cầm bút

Tìm hiểu truyện ngắn ĐBSCL từ 1975 đến nay, chúng tôi thấy cảm hứng chủ đạo trong truyện là: Cảm hứng ngợi ca thiên nhiên và con người; cảm hứng phê phán những hạn chế, tiêu cực trong đời sống; cảm hứng nhận thức chiều sâu bản thể con người và cảm hứng về đời sống văn hóa

2.1 Cảm hứng ngợi ca thiên nhiên và con người ĐBSCL

2.1.1 Cảm hứng ngợi ca thiên nhiên

Đã từ bao đời nay thiên nhiên luôn là người bạn gần gũi của con người trong cuộc sống,

là đối tượng miêu tả không thể thiếu trong văn học nghệ thuật, là mạch nguồn cảm hứng tạo

nên tác phẩm văn chương Như tâm sự của nhà văn Nguyễn Quang Sáng: ‘‘Trong đời sống,

cũng như trong tác phẩm của tôi không thể nào thiếu một dòng sông Ấy là con sông Tiền

Trang 34

chảy qua làng… dù đi xa đến 30 năm, dòng sông của quê hương vẫn chảy trong tâm hồn tôi, con nước ròng rồi con nước lớn như dòng máu trong cơ thể tôi, chảy đi rồi chảy lại về tim ’’[67, tr.275]

Người ta bảo châu thổ nào cũng là con đẻ của một con sông lớn Nếu đồng bằng Bắc bộ

là tặng phẩm của sông Hồng và sông Thái Bình, thì đồng bằng Nam bộ là món quà lớn sông Cửu Long ban tặng chúng ta từ triệu năm nay và đến bây giờ vẫn tiếp tục cho thêm

Nếu thiên nhiên ở đồng bằng Bắc bộ là cảnh đồng quê với ao bèo, bè rau rút, những cây

ổi um tùm lả cành xuống mặt ao; những cây bưởi đến mùa xuân hoa thơm ngát cả vườn, những luỹ tre làng ôm lấy những mái nhà tranh giản dị Và miền Trung du thiên nhiên là những dãy đồi liên tiếp như đàn rùa phủ phục nằm chầu, những cây gồi thân cao, thẳng, ngọn cây phất phơ, chòm lá xoè ra như tán quạt Đến với ĐBSCL, chúng ta bắt gặp một bức tranh thiên nhiên quyến rũ và thơ mộng của vùng sông nước với những bờ kinh, con rạch, những miệt vườn nặng trĩu trái cây, những cù lao xanh, những rừng mắm, rừng đước, rừng tràm hút tầm mắt, với nét đẹp hoang sơ, huyền bí, khắc nghiệt, nhưng trù phú và luôn gắn bó, nuôi

dưỡng con người

2.1.1.1 Thiên nhiên hoang sơ, khắc nghiệt, dữ dội

Đất nước ta đang thay đổi từng ngày Cũng vì thế mà cảnh quan thiên nhiên cũng đã và đang biến đổi trong quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá Nhưng ở ĐBSCL còn giữ lại ở nhiều nơi và những cảnh chưa hoặc ít bị biến đổi, đặc biệt là khu vực Bán đảo Cà Mau và Đồng Tháp Mười Có thể xem đây là một trong những nét đặc trưng riêng của cảnh sắc thiên nhiên ĐBSCL so với vùng miền khác

Cả nước biết tiếng rừng U Minh qua bài ca Hương tràm của nhạc sĩ Vũ Hoàng

U Minh bốn bề là tràm Chẳng biết tháng nào nở hoa

Mà hương thơm dường như suốt mùa Ướp mật vào tóc em thở…

Nhưng có đặt chân tới đây, chúng ta mới thấy hết sự hùng vĩ của nó “trước mặt, sau

lưng, bên trái, bên phải đâu đâu cũng là rừng Rừng bạt ngàn…” (Đất không cưu mang -

Bích Ngân) Rừng đước khoẻ mạnh và huyền bí Những cây đước thẳng mọc tựa lưng vào nhau, cành lá như những cánh tay ken không cho sống lẫn một cây khác giống, không cho lọt

Trang 35

vào một vật ngoại lai Nếu rừng đước chặt chẽ, cứng cỏi thì rừng tràm thoang thoảng hương thơm, hai bên bờ kênh nở tím hoa mua, gợi nên cảm giác thênh thang hùng vĩ

Cảm nhận về thiên nhiên ĐBSCL phút ban đầu là nét đẹp hiền hoà, dung dị, song cũng rất hoang sơ và bí hiểm

Với truyện ngắn Hổ Mun, Đặng Thư Cưu đã giúp người đọc cảm nhận được bức tranh

thiên nhiên ĐBSCL ở những thời khắc khác nhau Đó là vẻ đẹp huyền bí của những cánh

rừng già khi chiều xuống: ‘‘Mặt trời đỏ sậm như màu máu, hạ chầm chậm xuống mặt đầm

lầy mù chướng khí Những tia nắng cuối cùng sáng rực, lấp lánh như nhiều mũi giáo nung già lửa trong lò, đâm xuyên qua làn sương trắng Cánh rừng bao bọc chung quanh, bắt đầu ngả màu đen sẫm’’[183, tr.58]

Và khi màn đêm buông xuống, rừng lại xao động với muôn ngàn âm thanh gợi cảm giác

về một thiên nhiên hoang dã: “Gió đứng, bầy muỗi bay lào xào… Tiếng cá sấu thở cạnh bờ

sông nghe như tiếng rên trầm…”[183, tr.58] “Tiếng hú vang lên cuồn cuộn như tiếng bão

Nó chứa đựng một sức mạnh man dã, rừng rú Nó trườn qua khu rừng, dội mạnh vào những gốc cây già, lướt trên chồi xanh, phá vỡ cái tĩnh mịch nặng nề và sau cùng là hòa tan vào những âm thanh rì rầm bất tận của dòng sông”.“Gió đêm bắt đầu hú ầm ầm, xa xa tiếng hổ gầm no mồi như uất nghẹn’’ ‘‘Tiếng chim lạ gào lên như âm thanh một tiếng khóc nức nở Rồi tiếp theo là một tràng cú rúc kinh hoàng… phía rừng già vang ầm ào như cơn gió thốc bức xoáy lên”[183, tr.70]

Đúng là đất rừng phương Nam vẫn còn vang động những âm thanh trầm trầm hoang vắng

“rừng chất chứa nghìn trùng bí ẩn, vừa quyến rũ, vừa nghiệt ngã” Con người tới với rừng

bằng sức lực mỏng manh: “Mảnh đất hoang vu này còn chứa biết bao điều mà ông không

thể hiểu hết Đời người quá ngắn ngủi trước bí mật của thiên nhiên”[183, tr.64]

Cũng với mạch cảm hứng về thiên nhiên, Bông mai giữa Đồng Tháp Mười của Lê Thanh Huệ, người đọc lại nhận ra vẻ đẹp nguyên sơ, nhưng tươi sáng, trong trẻo đến ngỡ ngàng của thiên nhiên ở vùng Đồng Tháp Mười: ‘‘Mặt trời khuất sau đường chân trời, chỉ để lại những

tia hồng hình nan quạt Đám núi bằng mây bông lô xô ở đằng phía tây lúc chiều còn sáng trắng lên pha màu ngọc trai ở triền đón nắng, thẫm hơn và đi bóng ở những thung lũng bị che thì giờ đây tất cả đã bị hoàng hôn nhuộm hồng pha tím Mấy ngôi sao lẻ loi đang nhấp nháy Chúng tôi thu xếp ra về để lại sau lưng một vệt rừng tràm viền đường chân trời Giữa

Trang 36

mênh mông màu xanh của cỏ năn, sim mua, chen vài cây tràm vừa mới đội tấm thảm hoang dại để nhô lên còn sót lại một vài cụm tràm chen chúc nhau như nấm mộ lớn của rừng’’

Lâu nay, trong suy nghĩ của mỗi người, ĐBSCL là vùng đất được thiên nhiên ưu đãi,

‘‘nơi làm chơi ăn thiệt’’ Nhưng thực tế ở ĐBSCL đang tồn tại một thiên nhiên khắc nghiệt,

dữ dội và có nguy cơ ngày càng gia tăng, tuy không khốc liệt như miền Bắc, miền Trung Nhưng trong mặt hạn chế của thiên nhiên, con người lại tìm thấy mặt thuận lợi của nó để tận dụng, để tồn tại và phát triển Do vậy, nhận thức đúng về thiên nhiên, để có cách tiếp cận mới và ứng xử linh hoạt với nó cũng là một phương diện của cảm hứng mà chúng tôi cảm nhận được ở truyện ngắn ĐBSCL sau 1975

Về mặt địa lý, ĐBSCL không những tiếp giáp với đất liền, mà ba mặt: đông, tây, nam đều tiếp giáp với với biển đông Do vậy, thiên nhiên ở đây tồn tại và phát triển trong trạng thái tương phản: giữa sông và biển, mùa khô và mùa mưa, gió mùa tây nam và mùa gió

chướng, lũ và hạn ‘‘Nơi nước mặn; nước phèn; nơi nước ngọt; nơi ngập lụt gần như sình lầy

mãn năm; nơi cao ráo; nơi làm ruộng làm vườn được; nơi hoang vu, cỏ lác, dưng, năn mọc lưa thưa’’[105]

Tìm hiểu truyện ngắn ĐBSCL sau 1975, cảm nhận đầu tiên của chúng tôi về sự khắc nghiệt, dữ dội của thiên nhiên là nước Không phải ngẫu nhiên mà Sơn Nam lại mượn những

câu thơ tả cảnh nước lũ ở An Giang để mở đầu cho truyện ngắn Một cuộc biển dâu của mình:

Linh đinh bèo nước biết về đâu?

Đậu bến An Giang thấy những rầu, Bảy Núi mây liền, chim chíp cánh,

Ba đồng nước chảy, cá vênh râu

Cỏ rau nội quạnh, dân xanh mặt,

Ba dòng nước chảy, cá vênh râu

Trang 37

(Phan Văn Trị) Đúng là nước ở miền Tây có một khuôn mặt rất khác - nước nổi và ngập mặn Một thứ thiên tai âm thầm mà dữ dội

Ai đã đến ĐBSCL vào mùa nước nổi đều giữ mãi ấn tượng về cảnh quan ở đây Nước sông cuồn cuộn chảy Các cánh đồng mênh mông nước đục ngàu Nhà cửa, vườn tược, xóm

làng như cùng nổi theo nước.‘‘Mùa nước nổi lại đến Đồng ngập lụt mênh mông Gò mả lạng

ở giữa đồng nước như ốc đảo…Nước cứ dâng lên, dâng dâng cao mãi Nước liếm mất nơi cao nhất của cái gò’’ (Xóm mồ côi - Nguyễn Lập Em)

Người nơi khác đến ĐBSCL thường thấy làm thú vị về cảnh quan tươi đẹp do mưa nắng điều hòa, quanh năm ít có ngày âm u Bão to rất hiếm Lũ lớn nhưng hiền Nhưng khí hậu hiền hoà không có nghĩa là hoàn toàn không có biến động và những hệ lụy của nó gây ra

Qua truyện ngắn Đất không cưu mang của Bích Ngân, chúng ta sẽ có một cái nhìn thực

tế hơn về những tác động tiêu cực của thiên nhiên đến môi trường sống ở ĐBSCL Mưa nắng hai mùa đã oi bức, ẩm thấp, lại là nơi muỗi mòng sanh sôi nảy nở Ai đã từng sống ở vùng

sâu ĐBSCL, chắc không thể quên cảnh ‘‘muỗi kêu như sáo’’ ở đây: ‘‘Mưa nhẹ hạt một chút

thì vô số muỗi rừng từ gốc cây kẽ lá và như từ những giọt mưa sinh ra, vây bủa lấy ba người Chúng thi nhau bấu chặt vào da thịt, hau háu hút máu”[183, tr.376]

Nếu miền Bắc có bốn mùa rõ rệt, thì vùng ĐBSCL chỉ có hai mùa mưa, nắng Nét đặc trưng ấy, cũng được miêu tả rất sinh động trong truyện ngắn ĐBSCL sau 1975 Ở truyện

Tiếng gọi ngàn của Đoàn Giỏi, người đọc cảm nhận được thế nào là mưa, là gió và cái nắng

đến cháy da ở ĐBSCL.“Tháng sáu mùa mưa, gió ẩm ướt thổi thốc liên miên trong những

cánh rừng tràm U Minh thượng qua rồi, kế đó là những ngày nắng nóng cháy da kéo dài của sáu tháng mùa khô cũng trôi qua’’[183, tr.165-166]

Ở truyện ngắn Lý sang sông của Nguyễn Ngọc Tư, người đọc sẽ cảm nhận cái lạnh ở

ĐBSCL khác với cái lạnh buốt của mùa đông miền Bắc:

‘‘Bấc về, như thể trong đời này chỉ còn gió Gió lạnh căm căm mà khô nẻ môi người ta

Da tôi mốc cời Nước mặm rít da’’[166, tr.73]

Tóm lại, qua truyện ngắn ĐBSCL sau 1975, người đọc không chỉ cảm nhận được vẻ đẹp hoang sơ, còn chất chứa bao điều bí ẩn, mà còn nhận ra ở vùng đất này còn có một thiên nhiên khắc nghiệt, dữ dội, nhưng trù phú gắn bó với con người

Trang 38

2.1.1.3.Thiên nhiên trù phú gắn bó với con người

Nhắc đến ĐBSCL, người ta nghĩ ngay đến một vùng sông nước, miệt vườn và sự trù phú mà thiên nhiên ban tặng cho vùng đất này Sự thực thì ĐBSCL từ lâu đã nổi tiếng những

vườn cây ăn trái, mà nhà văn Sơn Nam cho là ‘‘tiêu biểu cho hình thức sinh hoạt vật chất và

tinh thần cao nhất ở ĐBSCL’’[125, tr.34]

Mẹ mong gả thiếp về vườn

Ăn bông bí luộc, dưa hường nấu canh

Ai đã từng qua Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ dù chỉ một lần, đều có ấn tượng sâu sắc về trái cây miệt vườn Dường như đây là đứa con cưng của thiên nhiên nhiệt đới, sản phẩm của phù sa, nước ngọt, nhiệt độ và ánh sáng Mùa nào thức ấy, loại quả nào cũng to

cũng nhiều và rẻ hơn nơi khác “ vườn chôm chôm, mận, ổi, cam xoài trĩu trái dọc đường về

Cái Răng, Ô Môn bên này bến bắc và cồn nối bên kia bến Ninh Kiều Mùi trái chín, hương mật cỏ cây, nắng gió…Tất cả như tiết ra một thứ men nồng kì diệu” (Vài ngày ở Cần Thơ -

Mường Mán) “Vườn nhà ngoại không những rộng mà còn có đủ loại trái cây Ngay trên

khoảng sân này thôi cũng đủ cả chùm ruột, mận, sơ ri, những chùm mận trắng đơm đầy cành, những trái chùm ruột no tròn, bóng lưỡng…” (Quê ngoại - Thu Trang)

Về miền Tây ghé thăm những cù lao ven sông Tiền, sông Hậu, hay đi sâu về miệt vườn

Mỹ Tho, Vĩnh Long, Sa Đéc đâu đâu ta cũng bắt gặp: “Mùi quả chín tươm mật, mùi phấn

hoa lay động bởi cánh dơi quạ và các loại chim đêm” (Tiếng gọi ngàn - Đoàn Giỏi)

Không biết tự bao giờ trong dân gian đã truyền tụng nhau câu ca:

Đồng Tháp Mười cò bay thẳng cánh

Nước Tháp Mười lóng lánh cá tôm

Thật vậy, đến với ĐBSCL là chúng ta đến với vựa lúa lớn nhất của cả nước, với những

‘‘cánh đồng lúa vẫn ngút ngàn căng phồng ngực đất’’ (Dòng sông lặng chảy – Hồ Tĩnh

Tâm)

Truyện ngắn ĐBSCL còn giới thiệu đến bạn đọc nhiều loài sinh vật đặc sản của vùng

sông nước Dưới sông thì có cá sâu “tiếng cá sấu thở cạnh bờ sông nghe như tiếng rên trầm

trầm” (Hổ mun – Đặng Thư Cưu), cá hô “lớn bằng tấm ván ngựa, vảy ánh bạc, hai con mắt lớn như hai cái chén, nó quẫy một cái làm mặt sông nổi sóng” (Ông cá hô - Lê Văn Thảo)

Và mật ong:“Một dải rừng tràm mịt mùng không nhìn thấy giới hạn Mùi mật sực nức trong

Trang 39

gió và tiếng ong rộn rã một giai điệu bất tận’’ (Hổ mun - Đặng Thư Cưu) Còn trong rừng thì

“đầy rẫy những con rắn nước, rắn mai gầm, những tổ trích, trứng le le thơm sực mùi cỏ khô lót trong lau sậy” (Tiếng gọi ngàn - Đoàn Giỏi)

Chính sự phong phú, đa dạng của sản vật, mà ở ĐBSCL đã hình thành những nghề rừng

gắn bó và nuôi sống nhiều thế hệ người dân nơi đây như: nghề ăn ong, đốn củi, hầm than

và đặc biệt là nghề câu sấu: “Ông Trì Gầm chuyên nghề câu sấu đem bán ngoài xóm chài”

(Ông cá hô - Lê Văn Thảo) Đồng thời sản vật cũng là nhân tố chủ yếu để hình thành nên

những bộ phận văn học độc đáo có một không hai như truyện trạng Bác Ba Phi ở Cà Mau Thiên nhiên là một môi trường sống cần thiết của mỗi con người, mỗi cộng đồng Con người sống trong quan hệ chặt chẽ với tự nhiên – cách thức ứng xử với môi trường tự nhiên

là thành tố quan trọng của mỗi hệ thống văn hoá Trong ứng xử với môi trường tự nhiên có thể xảy ra hai khả năng: những gì của tự nhiên có lợi thì con người hết sức tranh thủ tận dụng, những gì có hại thì phải ra sức đối phó để thích nghi, dung hoà Xét về mặt định tính lẫn định lượng, có thể thấy văn hoá ứng xử với môi trường tự nhiên của người ĐBSCL, thì

khả năng tận dụng luôn trội hơn hẳn so với việc đối phó, (chung sống với lũ) ‘‘Nếu

những cư dân ở vùng núi phía Bắc, Tây Nguyên mà xuống ĐBSCL thì chỉ thấy sông rộng, nước sâu cũng phát khiếp Ngược lại cư dân ĐBSCL nếu không có sông rạch, không có nắng vàng mùa khô, mùa lũ Đồng Tháp Mười, không có nước nổi thì họ không chỉ buồn mà còn thất vọng’’[100, tr.147]

Người dân ĐBSCL sống chủ yếu bằng nghề nông, mọi sinh hoạt, sản xuất đều gắn liền với môi trường sông nước Vì vậy, cuộc sống của họ còn lệ thuộc nhiều vào thiên nhiên Để tồn tại và phát triển, không còn cách nào khác, người dân nơi đây phải biết tận dụng, thích nghi, dung hợp với tự nhiên- chung sống với lũ chẳng hạn

Qua truyện ngắn ĐBSCL sau 1975, chúng ta hiểu được người dân vùng sông nước đã tận dụng điều kiện tự nhiên trong sinh hoạt hằng như thế nào? Bằng nghệ thuật lựa những

hình ảnh gắn với vùng sông nước, Dòng sông lặng chảy của Hồ Tĩnh Tâm, bức tranh cuộc

sống sinh hoạt hằng ngày của người dân vùng ĐBSCL hiện ra vừa quen thuộc, lại thiết thực, nhưng vô cùng sinh động:

“Mùa nắng bốn bề chang nắng Mùa mưa bốn bề ngát nước Nước lên thì giăng câu đặt

lờ Nước cạn thì tát đìa bắt cá, đặt sập bẫy chuột, thổi tu huýt bắt gà nước Căn nhà quanh

Trang 40

năm sặc mùi cá ” “Rau thì bẻ ngoài đồng, bẻ bên gò Bông lục bình, ngó sen, bông điên điển, tai tượng và cải trời, cải đất tất cả đều là rau”[183, tr.364]

Có thể nói, chính môi trường sông nước buộc con người phải lựa chọn cách thức lao

động, kiếm sống, sinh hoạt cho phù hợp ‘‘Trong lao động dân Nam bộ là những con người

linh hoạt, thông minh và sáng tạo’’[122, tr.410]

Tóm lại, ứng xử linh hoạt (thiên về tận dụng hơn là đối phó) với thiên nhiên là một nét tính cách của người ĐBSCL được hình thành trong môi trường sống cụ thể - môi trường thiên nhiên sông nước

Qua những trang viết thấm đậm cảm xúc ngợi ca thiên nhiên, người đọc có thể hình dung được vùng đất giàu tiềm năng, trù phú không chỉ nuôi sống con người mà còn là một

trong những nguồn mạch nuôi dưỡng tâm hồn con người: ‘‘Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở / Khi ta

đi đất đã hoá tâm hồn’’ (Chế Lan Viên)

Ai lớn lên cũng có một quê hương, một góc trời xứ sở để nhớ, để thương, để buồn vương khóe mắt, để được mong nhớ lúc đi xa và thổn thức lúc trở về Người ta thường nói

tình cảm là cái gì rất trừu tượng, nhưng nỗi nhớ của NV tôi (Dòng sông lặng chảy - Hồ Tĩnh Tâm) là cảnh vật, âm thanh thật gần gũi, thân quen: “Tôi nhớ mùa điên điển Nhớ dòng sông

đêm chảy lóc tóc dưới be xuồng…Cái đêm gió đổi mùa ấy hăng hắc mùi cỏ gà, thơm thơm mùi cỏ sữa Hai con chuột đồng đuổi nhau rúc rích”

Quê ngoại của Thu Trang, lại đưa người đọc về với nhưng kỉ niệm êm đềm của tuổi thơ,

nơi đó là những vườn cây xanh ngát, rộn tiếng ve kêu: “…vườn cây xanh ngát, râm ran tiếng

ve…những buổi đi bắt dế mò cua, những buổi lang thang trên đồng tìm trái cơm nguội, hay chèo bè ra tận sông cái hái bần chín chấm muối ớt”[183, tr.619]

Tiếng hú trong đêm hội Lăng của Nguyên Tùng, thì thiên nhiên là nơi lưu giữ những

hoài niệm của đứa con sau hơn 30 năm trở về chốn cũ: “bờ sông giờ đã xa hơn Lòng sông

giờ đã rộng hơn” và ánh trăng giờ đây cũng trở nên lạnh lẽo và giả tạo hơn nhiều’’, “ngoài sân những ruộng muối đầy trăng…Trăng lồng trong những khung ruộng muối đầy ắp nước càng làm tăng thêm cái ánh sáng lạnh lẽo và có phần giả tạo”[183, tr.671]

Có thể nói, thiên nhiên chính là chất men say, là nơi hò hẹn, tâm tình của bao chàng trai

cô gái: “Hai người…cứ lặng lẽ lủi sâu vào đám điên điển rậm rịt như rừng Vào mùa nước

Ngày đăng: 22/06/2021, 19:32

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Antônov (1956), Viết truyện ngắn, (Bùi Hiển dịch), Văn nghệ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Viết truyện ngắn
Tác giả: Antônov
Năm: 1956
2. M. Arnaudốp (1962), Tâm lý học sáng tạo văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lý học sáng tạo văn học
Tác giả: M. Arnaudốp
Năm: 1962
3. Lại Nguyên Ân (1987), Thử tìm hiểu loại hình các mô típ chủ đề trong văn học Việt Nam hiện đại, Tạp chí văn học, số 6 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí văn học
Tác giả: Lại Nguyên Ân
Năm: 1987
4. Lại Nguyên Ân (1992), Thần thoại văn học, văn học huyền thoại, Tạp chí văn học , số 3 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí văn học
Tác giả: Lại Nguyên Ân
Năm: 1992
5. Lại Nguyên Ân (2004), 150 thuật ngữ văn học, Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 150 thuật ngữ văn học
Tác giả: Lại Nguyên Ân
Năm: 2004
6. Tạ Duy Anh (2000), Nghệ thuật truyện ngắn và ký, Nxb Thanh niên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghệ thuật truyện ngắn và ký
Tác giả: Tạ Duy Anh
Nhà XB: Nxb Thanh niên
Năm: 2000
8. Vũ Tuấn Anh (1991), Tư duy nghiên cứu văn học những năm gần đây trước yêu cầu đổi mới, Tạp chí văn học, Số 1 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí văn học
Tác giả: Vũ Tuấn Anh
Năm: 1991
9. Vũ Tuấn Anh (1995), Đổi mới văn học vì sự phát triển, Tạp chí văn học, Số 4 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí văn học
Tác giả: Vũ Tuấn Anh
Năm: 1995
10. Vũ Tuấn Anh (1995), Quá trình văn học đương đại nhìn từ phương diện thể loại, Tạp chí văn học, Số 9 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí văn học
Tác giả: Vũ Tuấn Anh
Năm: 1995
11. Tào Văn Ân (1994), Lí luận Văn học, Trường Đại học Cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lí luận Văn học
Tác giả: Tào Văn Ân
Năm: 1994
12. M.Bakhtin (1998), Những vấn đề về thi pháp Đôxtôiepxki (Trần Đình Sử, Lại Nguyên Ân, Vương Trí Nhàn dịch), Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề về thi pháp Đôxtôiepxki
Tác giả: M.Bakhtin
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1998
13. M.Bakhtin (2003), Lý luận và thi pháp tiểu thuyết (Phạm Vĩnh Cư dịch), Hội Nhà văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận và thi pháp tiểu thuyết
Tác giả: M.Bakhtin
Năm: 2003
14. Lê Huy Bắc (1996), Đồng hiện trong văn xuôi, Tạp chí Văn học, Số 6 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Văn học
Tác giả: Lê Huy Bắc
Năm: 1996
15. Lê Huy Bắc (2002), Truyện ngắn hậu hiện đại, Tạp chí Văn học , Số 9 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Văn học
Tác giả: Lê Huy Bắc
Năm: 2002
16. Lê Huy Bắc (2002), Phê bình - Lý luận Văn học Anh Mỹ, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phê bình - Lý luận Văn học Anh Mỹ
Tác giả: Lê Huy Bắc
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2002
17. Lê Huy Bắc (2004), Truyện ngắn lí luận tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyện ngắn lí luận tác gia và tác phẩm
Tác giả: Lê Huy Bắc
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2004
18. Lê Huy Bắc (2004), Truyện ngắn: nguồn gốc và khái niệm, Tạp chí Văn học, Số 9 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Văn học
Tác giả: Lê Huy Bắc
Năm: 2004
19. Lê Huy Bắc (2006), Cảm nhận về văn hoá và văn học trong hành trình đổi mới, Nxb Văn hoá dân tộc Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cảm nhận về văn hoá và văn học trong hành trình đổi mới
Tác giả: Lê Huy Bắc
Nhà XB: Nxb Văn hoá dân tộc
Năm: 2006
20. Mai Huy Bích (1988), Đề tài gia đình trong văn xuôi những năm gần đây, Văn nghệ, Số 23 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn nghệ
Tác giả: Mai Huy Bích
Năm: 1988
21. Ngô Vĩnh Bình (1999), Nhà văn Nguyễn Minh Châu bàn về truyện ngắn, Văn nghệ quân đội, Số 4 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn nghệ quân đội
Tác giả: Ngô Vĩnh Bình
Năm: 1999

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w