Phươngphápvà hình thứctổchức dạy tiếtBồidưỡng-Phụđạo A.LÍ DO CHỌN CHUYÊN ĐỀ Từ năm học 2002- 2003 cả nước thực hiện chương trình Tiểu học 2000. Đây là chương trình giáo dục toàn diện giúp các em phát triển trí tuệ, tài năng, thể chất . Để đáp ứng được điều này Bộ Giáo dục vàđào tạo tổchức cho học sinh học 2 buổi trên ngày. Trong thời gian của buổi thứ 2/ ngày các em được học năng khiếu, học tự chọn, tham gia các hoạt động ngoai khoá . Bên cạnh đó các em còn được học bổ sung các tiết Toán, Tiếng Việt nhằm mục đích giúp học sinh yếu có thời gian nắm vững kiến thức, học sinh đại trà được rèn luyện củng cố và đặc biệt là bồi dưỡng kiến thức cho học sinh khá giỏi. Song việc thực hiện dạy các tiết này còn nhiều ý kiến khác nhau nhất là đối với môn Toán. Do vậy chúng tôi mạnh dạn tổchức chuyên đề “ Phươngphápvà hình thứctổchức dạy tiếtBồidưỡng-Phụđạo ” . B. PHẠM VI CHUYÊN ĐỀ: Cấp trường C. NỘI DUNG : 1.Những khó khăn gặp phải khi dạytiếtBồidưỡng-Phụđạo * Việc hiểu vàdạy phân hoá đối tượng học sinh của mỗi giáo viên chưa đồng nhất. Cụ thể: - Khi tổchứcbồi dưỡng – phụđạo các đồng chí giáo viên chưa thống nhất được cách tổchứctiết học theo hìnhthứcdạy phân hoá đối tượng học sinh, hệ thống bài tập, câu hỏi đưa ra cho học sinh chưa có tác dụng phát huy khả năng của học sinh (có khi quá khó, hoặc quá dễ). 2 -Trong cùng một thời gian ngắn phải dạy ít nhất 3 trình độ học sinh : khá giỏi, trung bình , yếu nên chất lượng chưa cao, học sinh được luyện tập ít. - Học sinh chưa chú ý đến việc học, các em còn hay nói chuyện. Một số em cảm thấy mỏi mệt khi tham gia học tập. - Một số phụ huynh chưa đầu tư cho các em. Các em còn thiếu bút, hay quên vở ghi, . - Khả năng tư duy sáng tạo của các em còn nhiều hạn chế. 2. Để khắc phục những khó khăn đảm bảo chất lượng môn học chúng tôi đề ra một số biện phápdạy học như sau: - Tiến hành khảo sát, phân loại đối tượng học sinh ngay từ đầu năm học. - Lập kế hoạch kèm cặp giúp đỡ vàbồi dưỡng các em. - Luôn quan tâm tới từng đối tượng học sinh, phát huy khả năng học tập của từng em. - Trong mỗi tiết học ( tiết chính ) giáo viên cần phải chú ý tới các đối tượng học sinh . Học sinh yếu đưa các câu hỏi dễ nhằm tạo hứng thú và giúp các em nắm dược các kiến thức cơ bản của môn học. Với học sinh khá giỏi đưa thêm câu hỏi mở rộng để phát huy khả năng sáng tạo của các em. - TiếtBồi dưỡng – phụđạo mà dạy nội dung toán cần được GV nghiên cứu kĩ từ khâu soạn bài. Bài soạn cần thể hiện rõ nội dung phân hoá đối tượng học sinh. Những nội dung này được được biểu hiện như sau: + Mục tiêu: *Học sinh yếu, trung bình yêu cầu nắm được các kiến thức, kĩ năng cơ bản của môn học. *Học sinh khá - giỏi ngoài những yêu cầu kiến thức , kĩ năng cơ bản như trung bình + mở rộng, nâng cao theo chiều sâu trên nền kiến thức cơ bản. 3 + Nội dung dạy học: Hoạt động 1: Ôn tập kiến thức - Câu hỏi nhắc lại kiến thức – HS yếu - Câu hỏi sáng tạo – HS khá giỏi Hoạt động 2: Luyện tập - Hệ thống bài tập từ dễ đến khó và yêu cầu từng nhóm hoàn thành bài. Bài tập dành cho học sinh TB yếu ở dạng đơn giản.Khuyến khích để các em phấn đấu làm một phần bài tập của nhóm có trình độ cao hơn. Học sinh khá giỏi bài tập ở dạng phức tạp hơn phù hợp với khả năng phát triển của học sinh. Lưu ý: Nguồn bài tập ở SGK( mà học sinh chưa làm hết), VBT, Vở LTT, .=> Chú ý: học sinh yếu không yêu cầu hoàn thành hết bài tập. - Linh hoạt trong việc sử dụng các phươngphápdạy học: Hỏi đáp( Học sinh TB-Y câu hỏi dễ, đơn giản; HS K-G câu hỏi khó, khái quát hơn), thảo luận nhóm, luyện tập thực hành, trò chơi, tạo hứng thú cho các em học tập. 3. Các hình thứcdạy học: - Cá nhân - Lớp - Thi đua theo nhóm, tổ: Nhóm khác trình độ để học sinh giỏi giúp đỡ học sinh yếu. Nhóm cùng trình độ để các em phát huy sự sáng tạo, học sinh yếu giáo viên dễ kiểm tra. - Trò chơi học tập 4. Kiểm tra đánh giá: 4 - Giáo viên đánh giá học sinh;Học sinh đánh giá học sinh Học sinh trung bình yếu đánh giá theo hướng động viên, khuyến khích .Học sinh Giỏi đánh giá theo sự sáng tạo , vận dụng vào thực tiễn của các em. 4. Cách thiết kế và quy trình dạytiếtbồi dưỡng – phụđạo Tên môn Tên bài I.Mục tiêu - Kiến thức - Kĩ năng - Thái độ II. Chuẩn bị - GV chuẩn bị hệ thống bài tập và các thiết bị dạy học cần thiết III. Hình thứctổchức và phươngphápdạy học: - Hình thứctổ chức: - Phươngphápdạy học IV. Các hoạt động dạy học 1. ổn định tổchức (1-2 phút) 2. Bài mới a) Giới thiệu bài (1-2 phút) b) Nội dung ( 25-30 phút) 5 Hoạt động 1: Ôn lại lí thuyết (7-10 phút) - Cho HS nhắc lại hệ thống kiến thức – mở rộng đối với HS giỏi. - GV chốt kiến thức Hoạt động 2: Hoàn thành các bài tập củng cố kiến thức ( 10- 15 phút) Lưu ý: - Hệ thống bài tập đi từ dễ đến khó: GV cần theo dõi và giúp đỡ các đối tượng HS theo cá nhân, nhóm, tổ .Có thể tổchức phong trào đôi bạn cùng tiến để phát huy khả năng của các em HS giỏi trong việc giúp bạn học tập. Phần 1: Bài tập dành cho HS khuyết tật(nếu có) và HS yếu. - Bài tập 1: Dành cho HS khuyết tật (nếu có) - Bài tập 1,2: Dành cho HS yếu ( Bài tập riêng cho HS yếu củng cố kiến thức) Phần 2: Bài tập dành cho HS có trình độ trung bình trở lên. - Bài tập 1,2,3: Dành cho tất cả HS có trình độ trung bình trở lên - Bài tập 4,(5): Dành cho HS khá giỏi ( Bài tập riêng cho HS phát triển tư duy; Bài tập có sự nâng cao nhưng phải đúng với nội dung của phần kiến thức, kĩ năng đang bồidưỡng-phụđạo chung. Không dạy nội dung kiến thức ngoài chương trình, không dạy trước chương trình, không đưa bài tập từ lớp trên xuống lớp dưới. Điều quan trọng là đối với mỗi đơn vị kiến thứcbồi dưỡng HS biết cách tự học, biết tư duy độc lập, biết liên hệ với thực tiễn cuộc sông xung quanh, biết cách thực hành để hiểu sâu sắc và toàn diện hơn những đối tượng HS khác trong lớp) Hoạt động 3: Dạy phân hoá đối tượng( 5- 7 phút) Bài tập dành cho học sinh khá giỏi (1-2 bài) dựa vào kiến thức đã học có nâng cao. Hoạt động 4:Tổ chức chấm – chữa bài (5 phút) Củng cố kiến thức 6 III. Củng cố dặn dò ( 1 phút) D. Kết luận - Trên đây là một vài biện pháp nhằm thực hiện tốt việc dạy phân hoá đối tượng HS trong các tiếtBồi dưỡng – Phụ đạo.Thay mặt tổ 2- 3 tôi rất mong các đồng chí trong Ban giám hiệu cùng đồng nghiệp trong trường đóng góp ý kiến để tiết học đạt hiệu quả hơn nữa. . tập và các thiết bị dạy học cần thiết III. Hình thức tổ chức và phương pháp dạy học: - Hình thức tổ chức: - Phương pháp dạy học IV. Các hoạt động dạy học. “ Phương pháp và hình thức tổ chức dạy tiết Bồi dưỡng- Phụ đạo ” . B. PHẠM VI CHUYÊN ĐỀ: Cấp trường C. NỘI DUNG : 1.Những khó khăn gặp phải khi dạy tiết