1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại Cty TNHH Việt – Ý

56 367 5
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 56
Dung lượng 475,5 KB

Nội dung

Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại Cty TNHH Việt – Ý

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 3

CHƯƠNG 1: HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP 5

1.1 Tổng quan về tài sản lưu động của doanh nghiệp 5

1.1.1 Khái niệm và phân loại Doanh nghiệp 5

1.1.2 Tài sản lưu động của Doanh nghiệp 9

1.1.2.1 Khái niệm tài sản lưu động của Doanh nghiệp 9

1.1.2.2 Phân loại tài sản lưu động 11

1.2 Hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của doanh nghiệp 15

1.2.1 Khái niệm hiệu quả 15

1.2.2 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản lưu động 17

a Hệ số phục vụ tài sản lưu động (Hm) 17

b Hệ số sinh lợi của tài sản lưu động (Hp) 18

c Tốc chu chuyển tài sản lưu động .19

d Mức tiết kiệm hoặc lãng phí tài sản lưu động ( vồn lưu động ) 20

e Tốc độ thu hồi các khoản phải thu 20

Trang 2

2.2 Thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của công ty TNNH VIỆT –

2.2.1 Thực trạng tài sản lưu động của Công ty 31

2.2.2 Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản lưu động 33

2.3 Đánh giá thực trang hiệu quả sử dụng tài sản lưu động trong công ty TNHHViệt – Ý 38

3.1 Định hướng phát triển của Công ty 43

3.2 Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty 44

3.3 Kiến nghị đối với Công ty TNHH Việt – Ý 45

KẾT LUẬN 47

Trang 3

LỜI NÓI ĐẦU

Nền kinh tế Việt Nam đã và vẫn đang tiếp tục trên đà tăng trưởng mạnh mẽ tạonhiều cơ hội cũng như thách thức cho các doanh nghiệp Đặc biệt sau khi chính thứcgia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) thì điều này càng được thể hiện rõ néthơn.

Trong bối cảnh chung của đất nước thì bản thân mỗi đơn vị, tổ chức kinh tế haydoanh nghiệp cũng đều có những biến động theo Mà ngành du lịch lại là một trongnhững ngành kinh tế có tầm quan trọng và mang lại lợi nhuận cao cho nền kinh tếcủa một quốc gia.

Tuy nhiên do có sự hội nhập, nên đòi hỏi các doanh nghiệp phải có tiềm lựcmạnh về mặt tài chính để có thể cạnh tranh và đứng vững trên thị trường.

Vì vậy vần đề đặt ra cho các doanh nghiệp là phải có một lượng vốn nhất địnhđồng thời tiến hành phân phối, quản lý và sử dụng nguồn vốn một cách hợp lý, cóhiệu quả cao nhất.

Quản lý và sử dụng vốn sao cho có hiệu quả là một nội dung quan trọng trongcông tác quản lý tài chính của mỗi doanh nghiệp Nó giúp các doanh nghiệp nâng caohiệu quả họat động sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện cho tình hình tài chính củadoanh nghiệp luôn ở trạng thái lành mạnh và ổn định Đây cũng là một vấn đề luônthi hút sự quan tâm của các nhà đầu tư, lãnh đạo doanh nghiệp và những người làmcông tác kế toán tài chính.

Do vậy em đã chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại

công ty TNHH Việt – Ý” làm đề tài nghiên cứu cho chuyên đề tốt nghiệp của mình.

Kết cấu của chuyên đề:

- Chương 1: Hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của doanh nghiệp

- Chương 2: Thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của công ty TNHHViệt - Ý

- Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của công tyTNHH Việt - Ý

Trang 4

Mặc dù có rất nhiều cố gắng song do những hạn chế về kiến thức và thời giannghiên cứu còn hạn hẹp nên chuyên đề này không tránh khỏi những thiếu sót Em rấtmong được sự đóng và chỉ bảo thêm của thầy cô.

Trang 5

CHƯƠNG 1

HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP

1.1 Tổng quan về tài sản lưu động của doanh nghiệp1.1.1 Khái niệm và phân loại Doanh nghiệp

* Khái niệm: Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở

giao dịch ổn định được đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật nhằm mục đích cho hoạt động kinh doanh, mục đích sinh lời Doanh nghiệp phải hội tụ các điều kiện do pháp luật quy định, là tổ chức kinh tế được thành lập để chủ yếu hoạt động từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm.

Nền kinh tế với sự đa dạng của các thành phần kinh tế và quyền tự do kinhdoanh của công dân đã tạo ra sự đa dạng của các loại hình doanh nghiệp xét về mặtsở hữu tài sản Ở nước ta hiện nay có các loại hình doanh nghiệp chủ yếu sau đây:

+ Doanh nghiệp Nhà nước+ Doanh nghiệp tư nhân+ Công ty hợp danh

+ Công ty trách nhiệm hữu hạn+ Công ty Cổ phần

+ Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài+ Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài+ Hợp tác xã

Loại hình tổ chức doanh nghiệp ảnh hưởng rất lớn đến việc tổ chức tài chínhcủa doanh nghiệp, đặc biệt về hai vấn đề tài chính chủ yếu:

+ Vốn và huy động vốn+ Phân phối lợi nhuận

* Phân loại doanh nghiệp

Trang 6

 Doanh nghiệp Nhà nước: Là tổ chức kinh tế thuộc sở hữu Nhà nước doNhà nước đầu tư vốn, thành lập và tổ chức quản lý, hoạt động kinh doanh hoặc hoạtđộng công ích, nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế – xã hội do Nhà nước giao.

Doanh nghiệp Nhà nước mới thành lập được ngân sách Nhà nước đầu tư toànbộ hoặc một phần vốn điều lệ ban đầu nhưng không thấp hơn tổng mức vốn phápđịnh của các ngành nghề mà doanh nghiệp đó kinh doanh.

Ngoài số vốn Nhà nước đầu tư, doanh nghiệp Nhà nước được quyền huy độngvốn dưới các hình thức: Phát hành trái phiếu, vay vốn, nhận vốn góp liên kết và cáchình thức khác Việc huy động vốn không được làm thay đổi hình thức sở hữu củadoanh nghiệp và phải tuân theo các quy định của pháp luật hiện hành.

Việc phân phối lợi nhuận sau thuế (lợi nhuận sau khi nộp thuế thu nhập doanhnghiệp) thực hiện theo quy định của Chính phủ.

Doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh trongphạm vi số vốn do doanh nghiệp quản lý Như vậy, có thể thấy doanh nghiệp Nhànước chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn đối với các khoản nợ của doanh nghiệp.

 Doanh nghiệp tư nhân: là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tựchịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.

Như vậy, chủ doanh nghiệp là người đầu tư bằng vốn của mình và cũng có thểhuy động thêm vốn từ bên ngoài qua các hình thức đi vay Tuy nhiên, loại hìnhdoanh nghiệp này không được phép phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào để huyđộng vốn trên thị trường Qua đó cho thấy, nguồn vốn của doanh nghiệp tư nhân làhạn hẹp, loại hình doanh nghiệp này thường thích hợp với kinh doanh quy mô nhỏ.

Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền quyết định đối với tất cả mọi hoạt độngkinh doanh của doanh nghiệp, có quyền cho thuê toàn bộ doanh nghiệp của mình, cóquyền bán doanh nghiệp của mình cho người khác, hoặc có quyền tạm ngừng hoạtđộng kinh doanh Việc thực hiện cho thuê hay bán doanh nghiệp hoặc tạm ngừnghoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phải tuân theo yêu cầu của pháp luật hiệnhành.

Trang 7

Lợi nhuận sau thuế hoàn toàn thuộc quyền sở hữu của chủ doanh nghiệp.Trong hoạt động kinh doanh, chủ doanh nghiệp tư nhân tự chịu trách nhiệm bằngtoàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động Điều đó cũng có nghĩa là về mặt tàichính, chủ doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm vô hạn đối với các khoản nợ củadoanh nghiệp Đây cũng là một điều bất lợi của hình thức doanh nghiệp này.

 Công ty hợp danh: là doanh nghiệp trong đó:

- Phải có ít nhất 2 thành viên hợp danh: ngoài các thành viên hợp danh có thểcó thành viên góp vốn.

- Thành viên hợp danh phải là cá nhân, có trình độ chuyên môn và uy tín nghềnghiệp, phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ củaCông ty.

- Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của Công ty trongphạm vi số vốn đã góp và Công ty.

Trong Công ty hợp danh, thành viên hợp danh có quyền quản lý Công ty, tiếnhành hoạt động kinh doanh nhân danh Công ty Các thành viên hợp danh có quyềnngang nhau khi quyết định các vấn đề quản lý Công ty, cùng liên đới chịu tráchnhiệm về các nghĩa vụ của Công ty Thành viên góp vốn có quyền được chia lợinhuận theo tỷ lệ được quy định tại điều lệ Công ty, không được tham gia quản lý vàhoạt động kinh doanh nhân danh Công ty.

Ngoài vốn điều lệ, Công ty hợp danh có quyền lựa chọn hình thức và cáchthức huy động vốn theo quy định của pháp luật, nhưng không được pháp hành bất kỳloại chứng khoán nào.

 Công ty Trách nhiệm hữu hạn: theo luật doanh nghiệp hiện hành ở nước ta,có 2 dạng Công ty TNHH;

+ Công ty TNHH (có 2 thành viên trở lên) là doanh nghiệp trong đó”

- Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản kháccủa doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào doanh nghiệp.

Trang 8

- Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định của phápluật tại Điều 32 của Luật doanh nghiệp.

- Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân, số lượng thành viên theo quy định củapháp luật

Thành viên phải góp vốn đầy đủ và đúng hạn như đã cam kết Ngoài phần vốngóp của thành viên, Công ty có quyền lựa chọn hình thức và cách thức huy động vốntheo quy định của pháp luật, nhưng Công ty không được phát hành cổ phiếu.

Thành viên Công ty chịu trách nhiệm hữu hạn, có quyền chuyển nhượng mộtphần hoặc toàn bộ phần vốn góp, nhưng trước hết phải chào bán phần vốn đó cho tấtcả các thành viên còn lại theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong Côngty Chỉ được chuyển nhượng cho người không phải là thành viên nếu các thành viêncòn lại của Công ty không mua hoặc không mua hết.

Thành viên có quyền yêu cầu Công ty mua lại phần vốn góp của mình, nếuthành viên đó bỏ phiếu chống hoặc phản đối bằng văn bản với quyết định của hộiđộng thành viên về các vấn đề:

+ Sửa đổi, bổ sung các nội dung trong điều lệ Công ty liên quan đến quyền vànghĩa vụ của thành viên, quyền và nhiệm vụ của Hội đồng thành viên.

+ Tổ chức lại Công ty.

+ Các trường hợp khác quy định tại điều lệ Công ty.

Trong quá trình hoạt động, theo quyết định của Hội đồng thành viên, Công tycó thể tăng hoặc giảm vốn điều lệ theo quy định của pháp luật.

Hội đồng thành viên của Công ty quyết định phương án sử dụng và phân chialợi nhuận hoặc phương án xử lý lỗ của Công ty.

- Công ty TNHH 1 thành viên: là doanh nghiệp do một tổ chức làm chủ sở hữu,chủ sở hữu chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản của doanhnghiệp trong phạm vi tài sản của doanh nghiệp.

Công ty có quyền lựa chọn hình thức và cách thức huy động vốn, tuy nhiênCông ty không có quyền phát hành cổ phiếu

Trang 9

Chủ sở hữu Công ty không được trực tiếp rút một phần hoặc toàn bộ vốn gópđã góp vào Công ty, chỉ được quyền rút vốn bằng cách chuyển nhượng một phầnhoặc toàn bộ số vốn cho tổ chức hoặc cá nhân khác.

Chủ sở hữu Công ty là người quyết định sử dụng lợi nhuận sau thuế. Công ty cổ phần: là doanh nghiệp trong đó

- Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần.

- Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanhnghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.

- Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác,trừ trường hợp có quy định của pháp luật.

- Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân: số lượng cổ đông tối thiểu là 3 và khônghạn chế số lượng tối đa.

Ngoài các hình thức huy động vốn thông thường, Công ty cổ phần có thể pháthành các loại chứng khoán (cổ phiếu, trái phiếu) ra công chúng để huy động vốn nếuđủ tiêu chuẩn theo luật định Đây là một ưu thế của loại hình doanh nghiệp này.

Các thành viên của Công ty được tư do chuyển nhượng cổ phiếu của mình chongười khác Điều này làm cho các nhà đầu tư có thể chuyển dịch vốn đầu tư củamình.

Việc phân phối lợi nhuận sau thuế thuộc quyền quyết định của các thành viêntrong Công ty.

Cũng giống như Công ty TNHH, thành viên của Công ty cổ phần chỉ chịutrách nhiệm hữu hạn với các khoản nợ của Công ty trong phạm vi phần vốn đã góp.

1.1.2 Tài sản lưu động của Doanh nghiệp.

1.1.2.1 Khái niệm tài sản lưu động của Doanh nghiệp

Quá trình sản xuất kinh doanh luôn cần phải có ba yếu tố cơ bản là: Sức laođộng, đối tượng lao động và tư liệu lao động.

Trang 10

Sức lao động là tổng hợp thể lực và trí lực của con người, là điều kiện tiên

quyết của mọi quá trình sản xuất xã hội Mọi quá trình vận động phát triển sản xuấtkinh doanh đều đòi hỏi sức lao động ngày càng có chất lượng cao hơn.

Đối tượng lao động là tất cả những vật mà con người tác động vào nhằm biến

đối nó phù hợp với mục đích sử dụng Đối tượng lao động chính là yếu tố vật chấtcủa sản phẩm và được chia thành hai loại:

- Loại thứ nhất có sẵn trong tự nhiên như: Cây gỗ trong rừng nguyên sinh, các loạiquặng, than đá trong lòng đất, các loại hải sản Loại này là đối tượng lao độngcủa các ngành công nghiệp khai thác.

- Loại thứ hai đã qua chế biến, nghĩa là đã có sự tác động của lao động, gọi lànguyên vật liệu Loại này cần được tiếp tục gia công để thành sản phẩm hoànchỉnh như: Sợi để dệt vải, sắt thép để chế tạo máy Loại này chính là đối tượnglao động của các ngành công nghiệp chế biến.

Tư liệu lao động là một vật hay hệ thống những vật làm nhiệm vụ truyền dẫn

sự tác động của con người để lưu động trong các doanh nghiệp được chiathành hai phần: Một bộ phận là những vật tư đang trong quá trình chế biến(sản phẩm dở dang, bán thành phẩm ) cùng với các công cụ, dụng cụ, phụtùng thay thế được dự trữ hoặc sử dụng, chúng tạo thành tài sản lưu động nằmtrong khâu sản xuất của doanh nghiệp.

Bên cạnh tài sản lưu động nằm trong khâu sản xuất, trong quá trình lưu thông,thanh toán doanh nghiệp cũng có một số tài sản lưu động khác đó là các vậttư phục vụ quá trình tiêu thụ, là các khoản hàng gửi bán, các khoản phải thu.

Tài sản lưu động còn gọi là đối tượng lao động là điều kiện quyết định để

doanh nghiệp đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh Nó là bộ phận không thể thiếuđược trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, nó đảm bảo cho quá trình tái sảnxuất của doanh nghiệp được tiến hành một cách liên tục, thường xuyên

Tài sản lưu động dưới hình thái giá trị hay còn gọi là vốn lưu động, là công

cụ phản ánh, đánh giá tốc độ vận động của vật tư.

Trang 11

Trong doanh nghiệp, số lượng vốn lưu động nhiều hay ít phản ánh số lượngvật tư hành hóa dự trữ ở các khâu nhiều hay ít Tài sản lưu động luân chuyển nhanhhay chậm còn phản ánh số lượng vật tư sử dụng có tiết kiệm hay không, thời giannằm trong khâu sản xuất, lưu thông có lâu không ? Vì vậy, thông qua tình hình luânchuyển có thể kiểm tra một cách toàn diện việc cung cấp, sản xuất, tiêu thụ củadoanh nghiệp.

Mặt khác với vai trò là vốn luân chuyển, vốn lưu động giúp tổ chức tốt quátrình đưa hàng hóa từ lĩnh vực sản xuất sang lĩnh vực lưu thông, giải quyết mâuthuẫn vốn có giữa sản xuất và tiêu dùng.

Chúng ta có thể khẳng định tài sản lưu động có một vai trò quyết định đối vớihiệu quả sản xuất kinh doanh Tuy nhiên nó chỉ phát huy tác dụng khi các nhà quảnlý tài chính biết quản lý một cách khoa học, sử dụng đúng hướng, đúng mục đích, tiếtkiệm và có hiệu quả Ngoài ra, sử dụng tài sản lưu động hợp lý cho phép khai thác tốiđa năng lực làm việc của các tư liệu sản xuất (tài sản lưu động) góp phần làm tốtcông tác bảo toàn và phát triển vốn kinh doanh của doanh nghiệp Vì vậy, việc quảnlý và sử dụng tài sản lưu động giữ vai trò trọng yếu trong công tác tài chính củadoanh nghiệp

1.1.2.2 Phân loại tài sản lưu động:

Để sử dụng tài sản lưu động hiệu quả cần phân loại tài sản lưu động theonhững tiêu thức khác nhau

*

Căn cứ vào phạm vi sử dụng, tài sản lưu động gồm các loại sau :

a Tài sản lưu động sử dụng trong hoạt động kinh doanh chính :

- Đối với doanh nghiệp sản xuất thì tài sản lưu động sử dụng trong hoạt độngkinh doanh chính chủ yếu là nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, sản phẩm dởdang, vật liệu bao bì đóng gói,…

- Nguyên vật liệu chính : gồm giá trị của những loại nguyên vật liệu khi thamgia vào quá trình sản xuất là bộ phận cơ bản cấu thành nên sản phẩm.

Trang 12

- Vật liệu phụ : là những loại vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất thìnó chỉ có tác dụng phụ trong quá trình sản xuất chế tạo, có thể kết hợp vớivật liệu chính làm thay đổi màu sắc, mùi vị, hình dạng bề ngoài của sảnphẩm hoặc tạo điều kiện cho quá trình chế tạo sản phẩm được thực hiệnbình thường hoặc phục vụ cho nhu cầu công nghiệp, kỹ thuật phục vụ choquá trình lao động.

- Nhiên liệu : Thực chất là một loại vật liệu phụ nhưng có tác dụng cung cấpnhiệt lượng cho quá trình sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện cho quá trìnhchế tạo sản phẩm diễn ra bình thường.

- Phụ tùng thay thế : là những loại vật tư sản phẩm dùng để thay thế sửa chữamáy móc, thiết bị, phương tiện vật tư công cụ, dụng cụ sản xuất,…

- Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản là những vật liệu và thiết bị được sửdụng cho công việc xây dựng cơ bản.

- Công cụ, dụng cụ lao động nhỏ là những tư liệu lao động mà doanh nghiệpsử dụng trong quá trình tiến hành sản xuất kinh doanh, chúng không đủ tiêuchuẩn là tài sản cố định vì giá trị nhỏ và thời gian sử dụng tương đối ngắn.Công cụ, dụng cụ lao động sử dụng trong doanh nghiệp được phân thànhhai loại :

+ Công cụ, dụng cụ được phân bổ một lần ( phân bổ 100%) : đây là loạicông cụ, dụng cụ khi xuất kho đem sử dụng, toàn bộ giá trị của chúngđược phân bổ hết vào chi phí kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp.Loại công cụ này được áp dụng với các loại công cụ, dụng cụ có giá trịnhỏ, phát huy tác dụng trong thời gian ngắn, chúng không ảnh hưởnglớn đến tổng chi phí kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ kinh doanh.+ Công cụ, dụng cụ được phân bổ nhiều lần : Là loại công cụ, dụng cụlao động có giá trị lớn, thời gian sử dụng tương đối dài và hư hỏng cóthể sửa chữa được.

Trang 13

- Bao bì, vật liệu đóng gói là những tư liệu lao động mà doanh nghiệp sửdụng trong quá trình tiến hành sản xuất kinh doanh, nó luôn đi cùng sảnphẩm của doanh nghiệp trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.- Sản phẩm dở dang : Là những sản phẩm đang trong quá trình sản xuất xây

dựng hoặc đang nằm trên các địa điểm làm việc đợi chế biến tiếp, chi phítrồng trọt dở dang, chi phí chăn nuôi dở dang, súc vật nhỏ và nuôi béo,…Bán thành phẩm tự chế : Cũng là những sản phẩm dở dang nhưng khác ở chỗ nó đãhoàn thành giai đoạn chế biến nhất định.

b Tài sản lưu động sử dụng trong hoạt động kinh doanh phụ :

Để linh hoạt trong sử dụng tài sản trên thực tế hiện nay người ta dùng tài sảnlưu động để chi cho công tác sửa chữa Căn cứ vào đặc điểm kinh tế và kỹ thuật sửachữa được phân thành hai loại : Sửa chữa thường xuyên và sửa chữa lớn tài sản lưuđộng.

Ngoài ra tài sản lưu động còn sử dụng trong hoạt động kinh doanh phụ như;hoạt động cung cấp dịch vụ, lao vụ, …

c Tài sản lưu động sử dụng trong công tác quản lý doanh nghiệp :

Công tác quản lý doanh nghiệp bao gồm cả quản lý kinh doanh và quản lýhành chính.Tài sản lưu động được sử dụng bao gồm :

- Vật liệu cho văn phòng, cho phương tiện vận tải

- Công cụ, dụng cụ văn phòng phẩm : Giấy, bút, mực, bàn ghế,…- Khoản tạm ứng : hội nghị, tiếp khách, đào tạo cán bộ,…

d Tài sản lưu động sử dụng trong công tác phúc lợi :

Công tác phúc lợi, chủ yếu tài sản lưu động dùng để đầu tư cho câu lạc bộ, công trình phúc lợi công cộng của doanh nghiệp, cho công nhân, nhân viên đi thămquan, nghỉ mát, các hoạt động văn hóa nghệ,…

Trang 14

- Tiền mặt tại quỹ: Là số tiền mà doanh nghiệp để lại quỹ của mình để sử dụng chitiêu hàng ngày Bao gồm tiền Việt Nam, ngoại tệ, ngân phiếu, tiền bán hàng chưanộp

- Tiền gửi ngân hàng: Là số tiền có trên tài khoản tiền gửi ngân hàng của doanhnghiệp tại ngân hàng, kho bạc Nhà nước, công ty tài chính (nếu có) Bao gồm tiềnViệt Nam, ngoại tệ, vàng bạc, kim loại quý, đá quý

- Tiền đang chuyển là số tiền mà doanh nghiệp đã nộp vào ngân hàng hay đã quađường bưu điện, đang làm thủ tục trích chuyển tiền từ tài khoản của doanh nghiệpsang tài khoản tiền gửi của doanh nghiệp khác mà doanh nghiệp chưa nhận được giấybáo có của ngân hàng.

Nếu lượng tiền dự trữ quá lớn so với nhu cầu tiêu dùng và sử dụng sẽ gây lãngphí, không có hiệu quả Ngược lại nếu lượng tiền dự trữ quá thấp lúc đó doanhnghiệp sẽ thiếu tiền đầu tư dẫn đến hiệu quả sử dụng tài sản bằng tiền không cao.

b Đầu tư ngắn hạn:

Là các khoản đầu tư của doanh nghiệp ra bên ngoài được thực hiện dưới hìnhthức cho vay, cho thuê, góp vốn liên doanh, mua bán chứng khoán (trái phiếu, cổphiếu, tín phiếu ) có thời gian sử dụng, thu hồi vốn không quá một năm.

c Các khoản phải thu:

Là các khoản mà doanh nghiệp có nghĩa vụ phải thu từ các đối tượng khác:Phải thu từ khách hàng, phải thu nội bộ, các khoản thế chấp, cầm cố, ký quỹ, kýcược

Thực tế việc mua bán chịu trong các doanh nghiệp là thường xuyên xảy ra, đôikhi để thực hiện các điều khoản trong hợp đồng kinh tế doanh nghiệp phải trả trướcmột khoản nào đó Vì vậy hình thành nên các khoản thu của doanh nghiệp Khi cácdoanh nghiệp là khách nợ mà gặp thất bại trong kinh doanh có thể dẫn đến phá sảnthì việc thu hồi các khoản phải thu của doanh nghiệp đối với khách hàng này là rấtkhó khăn, thậm chí không thể thực hiện được khoản thu đó gọi là khoản thu khó đòi.Vì vậy việc trích lập các khoản dự phòng là cần thiết, nó sẽ đảm bảo cho các hoạt

Trang 15

động kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành bình thường và tương đối ổn định.Khoản dự phòng này là một phần tài sản lưu động của doanh nghiệp.

d Hàng tồn kho:

Là những tài sản hữu hình thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp được sử dụngvào sản xuất kinh doanh hoặc thực hiệu lao vụ, dịch vụ, hàng hóa để gửi bán hoặcgửi đi bán trong kỳ kinh doanh Ở doanh nghiệp sản xuất, hàng tồn kho thường baogồm: Nguyên liệu, vật liệu chính, vật liệu phụ, công cụ, dụng cụ lao động, vật liệubao bì đóng gói, thành phẩm, sản phẩm dở dang

- Nguyên liệu, vật liệu chính gồm: Giá trị những loại nguyên vật liệu khi tham giavào quá trình sản xuất là bộ phận cơ bản cấu thành nên sản phẩm.

- Vật liệu phụ là những loại vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất thí nó chỉcó tác dụng phụ trong quá trình sản xuất chế tạo, nó làm tăng chất lượng của nguyênvật liệu chính của sản phẩm tạo ra.

- Thành phẩm là những sản phẩm đã kết thúc qua quá trình chế biến do các bộ phậnsản xuất chính và phụ của doanh nghiệp sản xuất hoặc thuê ngoài gia công đã xong,được kiểm nghiệm phù hợp vớ tiêu chuẩn kỹ thuật và nhập kho để bán.

- Sản phẩm dở dang là những sản phẩm đang nằm trong dây chuyền sản xuất chưahoàn thành, chưa bàn giao mà phải gia công chế biến tiếp mới trở thành sản dụngtrong kinh doanh sẽ đem lại cho doanh nghiệp bao nhiêu đồng doanh thu Nếudoanhh thu đạt được trên một đồng tài sản lưu động càng nhiều thì hiệu quả sử dụngtài sản lưu động càng cao và ngược lại.

1.2 Hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của doanh nghiệp1.2.1 Khái niệm hiệu quả.

Hiệu quả theo nghĩa chung nhất được hiểu là những lợi ích về mặt kinh tế vàxã hội do một hoạt động nào đó mang lại hay nói cách khác hiệu quả gồm hai mặt :hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội.

Trang 16

Hiệu quả xã hội là những lợi ích đát được về mặt xã hội do một hoạt động nàođó đem lại Ví dụ : hiệu quả xã hội của hoạt động thương mại tạo nên đó là việc thoảmãn những nhu cầu vật chất, văn hoá, tinh thần cho xã hội, là sự góp phần cân đốicung cầu, ổn định giá cả và thì trường, là việc mở rông giao lưu kinh tế - văn hoágiữa các vùng hoặc các nước hoặc tạo thêm công ăn việc làm, tăng thu nhập chongười lao động.

Hiệu quả kinh tế ( hiệu quả kinh doanh ) là một phạm trù kinh tế, nó phản ánhtrình độ sử dụng các nguồn nhân tài, vật lực của doanh nghiệp hoặc xã hội để đạtđược kết quả kinh doanh cao nhất với chi phí thấp nhất, hay nói cách khác hiệu quảkinh tế đó là sự so sánh giữa kết quả đầu ra với yếu tố đầu vào hoặc giữa kết quả vớichi phí gắn liền với hoạt động kinh doanh nào đó.

Hiệu quả kinh doanh = Kết quả/Chi phí Hoặc :

Hiệu quả kinh doanh = Kết quả đầu vào/Yếu tố đầu vào

Cách đánh giá này được hầu hết các nhà kinh tế công nhận và được sử dụngrộng rãi trong thực tê Nó cho phép đánh giá chất lượng hoạt động sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp, đồng thời còn so sánh được hiệu quả của các năm hoặc giữacác doanh nghiệp với nhau.

Về mặt lượng, hiệu quả kinh tế biểu hiện mối tương quan giữa kết quả thuđược và chi phí bỏ ra để thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh Kết quả thu đượccàng cao so với chi phí bỏ ra thì hiệu quả kinh tế càng cao.

Về mặt chất, việc đạt hiệu quả cao phản ánh năng lực và trình độ quản lý đồngthời cũng đòi hỏi sự gắn bó giữa việc đạt được những mục tiêu kinh tế và đạt đượcnhững mục tiêu xã hội.

Trong giai đoạn hiện nay ở nước ta, việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinhdoanh có ý nghĩa rất quan trọng, nó là điều kiệc cơ bản để doanh nghiệp có thể tồntại và phát triển.

Trang 17

1.2.2 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản lưu động.a Hệ số phục vụ tài sản lưu động (Hm).

Hệ số phục vụ tài sản lưu động là một trong những chỉ tiêu đánh giá hiệu quảsử dụng tài sản lưu động trong một doanh nghiệp Hệ số này cho biết một đồng tàisản lưu động sử dụng trong hoạt động kinh doanh sẽ đem lại cho doanh nghiệp baonhiêu đồng doanh thu Nếu doanh thu đạt được trên một đồng thì tài sản lưu độngcàng nhiều thì hiệu quả sử dụng tài sản lưu động càng cao và ngược lại.

Hệ số này phản ánh mối quan hệ giữa doanh thu đạt được trong kỳ với số tàisản lưu động bình quân đầu tư vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳphân tích.

MHm

Trong đó :

M : Doanh thu bán hàng trong kỳ

TSLĐ : tài sản lưu động bình quân trong kỳ.



Trang 18

Trong doanh thu còn có chứa đựng phần giá trị mua vào hàng hóa đã tiêu thụ,đồng thời bao gồm các khoản chi phí phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp nên chưa phản ánh hết được kết quả từ hoạt động kinh doanh Vì vậyphải xem xét chỉ tiêu khác để có thể đánh giá được toàn diện hơn.

b Hệ số sinh lợi của tài sản lưu động (Hp).

Hệ số này phản ánh mối quan hệ giữa lợi nhuận mà doanh nghiệp đạt đượctrong kỳ với tổng số tài sản lưu động bình quân trong kỳ.

Hệ số sinh lợi tài sản lưu động cho biết mỗi đồng tài sản lưu động mà doanhnghiệp đầu tư kinh doanh sẽ thu được bao nhiêu lợi nhuận.

Hệ số này được xác định như sau :

PHP

Trong đó :

P : là lợi nhuận thuần đạt được trong kỳ.

TSLĐ : là tài sản lưu động sử dụng bình quân trong kỳ.

Lợi nhuận tính bao gồm cả lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh , lợinhuận từ hoạt động tài chính và lợi nhuận bất thường.

lợi nhuận = thu nhập -  chi phí

Trong đó :

* Đối với hoạt động sản xuất kinh doanh :

Lợi nhuận = doanh thu thực thu - trị giá vốn hàng hóa - CFBH - CFQLDN* Đối với hoạt động tài chính :

Lợi nhuận = thu nhập hoạt động tài chính - chi phí hoạt động tài chính* Đối với hoạt động khác :

Lợi nhuận = thu nhập hoạt động khác - Chi phí hoạt động khác Lợi nhuận được tính là lợi nhuận trước thuế thu nhập.

Trang 19

Khi doanh lợi tài sản lưu động càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản lưuđộng của doanh nghiệp là cao và ngược lại Hệ số này phụ thuộc vào lợi nhuận đạtđược và trình độ sử dụng tài sản lưu động trong kỳ.

c Tốc chu chuyển tài sản lưu động.

Chỉ tiêu này phản ánh một cách tổng quát trình độ mọi mặt của doanh nghiệptrong hoạt động sản xuất kinh doanh Nó phản ánh về trình độ tổ chức quản lý tài sảnlưu động và chất lượng kinh doanh của doanh nghiệp.

Tốc độ chu chuyển tài sản lưu động được biểu hiện qua hai chỉ tiêu :

- Số vòng chu chuyển tài sản lưu động (VTSLĐ ) : là chỉ tiêu phản ánh tài sản lưuđộng của doanh nghiệp trong kỳ quay được bao nhiêu vòng.

MVTSL§V

Trong đó :

MV : doanh thu trong kỳ(giá vốn).

TSLĐ : tài sản lưu động bình quân trong kỳ.

- Số ngày chu chuyển tài sản lưu động (NTSLĐ ) : là số ngày cần thiết để tàisản lưu động quay được một vòng.

VNN

Trang 20

Hai chỉ tiêu này thể hiện trình độ quản lý và sử dụng tài sản lưu động củadoanh nghiệp Với một số tài sản lưu động nhất định trong kỳ, nếu doanh nghiệp tăngnhanh vòng quay thì qui mô sản xuất kinh doanh được mở rộng hoặc tốc độ tăng củatài sản chậm hơn tốc độ tăng của doanh thu, nghĩa là doanh nghiệp sử dụng có hiệuquả tài sản lưu động hiện có Như vậy trong một thời gian nhất định tài sản lưu độngquay được càng nhiều vòng thì hiệu quả sử dụng tài sản lưu động càng cao

d Mức tiết kiệm hoặc lãng phí tài sản lưu động ( vồn lưu động ):

Chỉ tiêu này cho biết sau một kỳ kinh doanh (tháng, quí, năm) doanh nghiệp đã

tiết kiệm hoặc lãng phí bao nhiêu đồng vốn lưu động ( TSLĐ)

e Tốc độ thu hồi các khoản phải thu :

Biểu hiện ở các chỉ tiêu sau :

Hai chỉ tiêu này thể hiện tốc độ thu hồi công nợ của doanh nghiệp để từ đódoanh nghiệp có biện pháp thu hồi công nợ nhanh chóng Nếu vòng quay càng lớn làdoanh nghiệp tổ chức thu nợ tốt và ngược lại.

Số dư công nợ phải thu bình quân trong kỳ

Doanh số thu nợ bình quân ngày- Thời gian thu công nợ =

Doanh số thu hồi công nợ trong kỳSố dư công nợ phải thu bình quân trong

kỳ- Số vòng thu hồi công nợ =

Mức tiết kiệm hoặc lãng phí

TSLĐ (vốn lưu động) = Doanh thu giá vốn kỳ này Số vòng chu chuyển TSLĐ kỳ

trước

TSLĐ bình quân kỳ này

Trang 21

f Vòng quay hàng tồn kho.

Vòng quay hàng tồn kho càng lớn thể tình hình bán ra là tốt và hàng hóa hỏnghoặc kém phẩm chất là ít hoặc không có.

Hoặc :

Số ngày chu chuyển hàng tồn kho càng nhỏ thì càng tốt đối với doanh nghiệp,

nó chứng tỏ sự luân chuyển hàng tồn kho là nhanh.

g Các hệ số thanh toán

Khả năng thanh toán của doanh nghiệp có liên quan đến việc sử dụng tài sảnlưu động Để đáp ứng nhu cầu thanh toán các khoản nợ phải trả doanh nghiệp phảidùng tiền mặt và các tài sản có khả năng thành tiền mặt cao như trái phiếu, tín phiếu,…

Doanh thu tổng trong kỳ (giá vốn)Mức hàng dự trữ hàng hóa bình quân- Vòng quay hàng tồn kho =

Số ngày trong kỳ phân tích Số vòng quay hàng tồn kho- Số ngày chu chuyển hàng tồn kho

Tổng tài sản lưu độngTổng công nợ

Vốn bằng tiền + Chứng khoán dễ thanh toánCông nợ đến hạn và quá hạn

- Hệ số thanh toán nhanh =

(2)

Trang 22

Hệ số thanh toán phản ánh khả năng trả các khoản nợ mà doanh nghiệp cótrách nhiệm phải trả Đánh giá khả năng thanh toán công nợ ngắn hạn có thể thôngqua các chỉ tiêu sau :

Giá trị thực của TSLĐ và ĐTNH = tổng TSLĐ và ĐTNH - Các khoản dự phòng

Các chỉ tiêu (2) và (3) nếu  1 là tốt, doanh nghiệp có thể thanh toán cáckhoản nợ ngắn hạn và nợ ngắn hạn đến hạn trả Chỉ tiêu (1), phản ánh khả năng thanhtoán toàn bộ nợ ngắn hạn từ việc dùng tài sản lưu động và ĐTNH của doanh nghiệp.Hệ số này nếu > 1 và trong khoảng từ 2 đến 2,5 thì được đánh giá là tốt Còn nếu < 1thì doanh nghiệp gặp phải khó khăn trả nợ ngắn hạn.

1.3 Nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của doanh nghiệp

Hiệu quả sử dụng tài sản lưu động là một phạm trù rộng, thể hiện trên nhiềukhía cạnh, góc độ của hoạt động sản xuất kinh doanh, nên nó chịu ảnh hưởng củanhiều nhân tố khác nhau Song nói chung, có hai nhân tố chính ảnh hưởng đến hiệuquả sử dụng tài sản lưu động là nhân tố có thể lượng hoá được và nhân tố phi lượnghoá ( nhân tố không thể lượng hoá được )

- Các nhân tố có thể lượng hoá được gồm : tài sản lưu động bình quân trongkỳ, doanh thu thuần và lợi nhuận đạt được trong kỳ.

+ Tài sản lưu động bình quân tham gia luân chuyển trong kỳ là nhân tố cóquan hệ ngược chiều với tốc độ luân chuyển tài sản lưu động trong điều kiệncác nhân tố khác không thay đổi Nếu tài sản lưu động tham gia luân chuyểnCác khoản

dự phòng

Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn

Dự phòng giảm giá hàng tồn kho

Dự phòng phải thu khó đòi

Trang 23

tăng lên sẽ kéo dài thời gian của vòng luân chuyển, làm cho tốc độ luânchuyển tài sản lưu động giảm và ngược lại

+ Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, doanh thu thuần trong kỳ tănglên sẽ làm cho thời gian một vòng luân chuyển giảm đi, khi đó tốc độ luânchuyển của tài sản lưu động tăng lên và ngược lại.

+ Với một lượng tài sản lưu động nhất định đưa vào sản xuất kinh doanh màđem lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp, có nghĩa là doanh nghiệp đã quản lýcó hiệu quả tài sản lưu động đó.

- Các nhân tố phi lượng hoá : gồm các nhân tố khách quan và các nhân tốchủ quan.

1.3.1 Nhân tố chủ quan : chủ yếu do trình độ quản lý và sử dụng tài sản lưu

động Nó được biểu hiện ở nhiều phương diện khác nhau Do việc đánh giánhu cầu tài sản lưu động : nếu xác định nhu cầu sử dụng tài sản lưu động thiếuchính xác dẫn đến tình trạng thiếu hoặc thừa tài sản gây ứ đọng và lãng phívốn Điều này sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sản xuất kinh doanh và hiệu qủa sửdụng vốn

Thứ nữa do việc lựa chọn phương án đầu tư : Đây là nhân tố cơ bản ảnh hưởngrất lớn đến hiệu quả sử dụng tài sản lưu động Nếu doanh nghiệp đầu tư sản xuất racác sản phẩm, lạo , dịch vụ chất lượng cao, mẫu mã đẹp phù hợp với thị hiếu ngườitiêu dùng, đồng thời giá thành lại hạ thì quá trình tiêu thụ sẽ diễn ra dễ dàng, tăngnhanh vòng quay của tài sản lưu động và ngược lại.

Trên đây là những nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng tới hiệu qủa sử dụng tàisản lưu động, doanh nghiệp cần phải nghiên cứu, tìm ra những biện pháp quản lý hữuhiệu để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động

1.3.2 Nhân tố khách quan : hiệu quả sử dụng tài sản lưu động chịu ảnh

hưởng của các yếu tố như làm phát, chiến tranh, chính sách vĩ mô của Nhànước Nền kinh tế lạm phát sẽ làm cho sức mua của đồng tiện bị giảm sút, dẫntới sự gia tăng giá của các loại vật tư Vì vậy, nếu doanh nghiệp không có biện

Trang 24

pháp quản lý kịp thời giá trị các loại tài sản đó thì sẽ làm giá trị tài sản lưuđộng giảm sút dần theo tốc độ trượt giá của động tiền.

Quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp còn hay gặp những rủi rodo chiến tranh khốc liệt để lại, những khó khăn hoặc do thiên nhiên gây ra như hoảhoạn, lũ lụt, thiên tai,…

Ngoài ra do chính sách vĩ mô của Nhà nước thay đổi như về chế độ, hệ thốngpháp luật, thuế,… Cũng ảnh hưởng lớn tới hiệu quả sử dụng tài sản lưu động.

1.3.3 Phân tích quản lý tài sản ngắn hạn

1.3.3.1 Quản trị thương mại

* Sự cần thiết của quản trị tiền mặt

Bất kỳ một doanh nghiệp nào khi lưu trữ thương mại cũng nhằm đến các mục đích sau:

- Thông suốt quá trình tạo ra các giao dịch kinh doanh (động cơ hoạt động sản xuất kinh doanh): mua sắm NVL, hàng hóa và tổng các chi phí cần thiếtcho doanh nghiệp hoạt động bình thường (trả lương công nhân, nộp thuế…)- Mục đích đầu cơ: Doanh nghiệp lợi dụng các cơ hội tạm thời như sự sụt giá

tức thời về NVL, chiết khấu… để gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.- Mục đích dự phòng: Trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, thương

mại có điểm luân chuyển và theo quy định nhất định nào đó, do vậy doanh nghiệp cần phải duy trì một vùng đệm an toàn để thỏa mãn các nhu cầu tiềnmặt bất ngờ.

* Các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị thương mại

Tăng tốc độ thu hồi tiền mặt

- Đẩy nhanh việc chuẩn bị và gởi hóa đơn bằng cách vi tính hóa đơn, gửi kèm theo hang, gửi qua fax, yêu cầu thanh toán trước, cho phép ghi nợ trước.

- Đem lại cho khách hang những mối lợi để kích thích họ sớm trả nợ bằng cácháp dụng chính sách chiết khấu đối với các khoản nợ thanh toán trước hạn.

Giảm tốc độ chi tiêu tiền mặt

Trang 25

Doanh nghiệp có thể thu được lợi nhuận bằng cách thực hiện giảm tốc độ chi tiêu tiền mặt Để có thể thêm tiền mặt nhằm đầu tư sinh lợi bằng cách khác thay vì dùng tiền mặt thanh toán sớm các hóa đơn mua hàng, nhà quản trị tài chính nên trì hoãn việc thanh toán nhưng chỉ trong phạm vi thời gian mà các chi phí tài chính tiền phạt hay sự xói mòn vị thế tín dụng thấp hơn những lợi nhuận do việc chậm thanh toán đem lại.

* Lập dự toán ngân sách thương mại

Ngân sách thương mại là dự án lưu chuyển tiền tệ cho thấy thời điểm và số lượng thương mại vào ra một thời kỳ, thường là hàng tháng.

Mục đích lập dự toán này để các nhà quản trị tài chính có khả năng tốt hơn về việc xác định nhu cầu thương mại trong tương lai, hoạch định để tài trợ cho các nhu cầu tái sản xuất, thực hiện kiểm soát thương mại và khả năng thanh toán của doanh nghiệp

 Một số công cụ sử dụng đánh giá thương mại Doanh thu thuần Vòng quay thương mại = -

Thương mại bình quânTrong đó:

Thương mại bình quân = (Thương mại đầu kỳ + Thương mại cuối kỳ)/ 2Thương mại

Chu kỳ vòng quay thương mại = Tiền bán hàng trung bình một ngày

-1.3.3.2 Quản trị khoản phải thu

Các khoản phải thu của mỗi doanh nghiệp được quản lý thông qua chính sách tín dụng phù hợp với các đặc điểm ngành nghề, giai đoạn phát triển của họ nhằm đạt doanh thu cao nhất và tối đa hóa lợi nhuận

1.3.3.2.1 Chính sách tín dụng (chính sách bán chịu)

Trang 26

* Khái niệm: Chính sách tín dụng là một yếu tố quyết định quan trọng liên quan đến

mức độ, chất lượng, rủi ro của doanh thu bán hàng

* Những yếu tố ảnh hưởng đến chính sách tín dụng

Một doanh nghiệp khi nới lỏng chính sách tín dụng nhằm mục đích tăng doanh thu nhưng đồng thời cũng là tăng rủi ro, tăng vốn đầu tư vào các khoản phải thu tỉ lệ chiết khấu tăng, thời gian bán chịu dài hơn và phương thức thu tiền ít gắt gao hơn

* Các khái niệm:

a Tiêu chuẩn tín dụng: Là một tiêu chuẩn định rõ sức mạnh tài chính tối thiểu và có thể chấp nhận được của những khách hàng mua chịu, tức là khách hàng nào có sức mạnh tài chính hay vị thế doanh nghiệp thấp hơn những tiêu chuẩn có thể chấp nhận được sẽ bị từ chối tín dụng theo thể thức tín dụng thương mại.

b Chiết khấu thương mại: Là phần tiền chiết khấu đối với các giao dịch mua bằng tiền Chiết khấu thương mại tạo ra những kích thích thanh toán sớm các hợp đồng mua hàng.

c Thời hạn bán chịu: Là độ dài thời gian mà các khoản tín dụng được phép kéo dài.d Chính sách thu tiền: Là phương thức xử lý các khoản tín dụng thương mại quá hạn.

* Đánh giá những thay đổi trong chính sách tín dụng

Xem xét ảnh hưởng của từng yếu tố trong số 4biến số có thể kiểm soát được các khoản phải thu đối với lợi nhuận của doanh nghiệp bằng cách lần lượt phân tích từng chính sách và ảnh hưởng của chúng đến doanh thu, chi phí và lợi nhuận ròng.

a Đánh giá tiêu chuẩn tín dụng

Doanh số bán hàng của doanh nghiệp có thể bị tác động khi tiêu chuẩn tín dụng thay đổi cụ thể.

- Khi các tiêu chuẩn tăng lên mức cao hơn thì doanh số bán giảm.

- Ngược lại khi các tiêu chuẩn giảm thì doanh số bán sẽ tăng vì thông thườngnó thu hút nhiều khách hàng có tiềm lực tài chình yếu hơn.

Trang 27

Ngoài ra khi kỳ thu tiền bình quân tăng lên thì khả năng gặp những món nợ khó đòi cao hơn nhiều, khả năng thua lỗ tăng lên và chi phí thu tiền cũng cao hơn.

Hạ thấp tiêu chuẩn tín dụng thì phát sinh chi phí: chi phí quản lý & thu nợ tăngdo phải trả lương nhân viên thu nợ, chi phí văn phòng phẩm (điện thoại, chi phí công tác đòi nợ) Chi phí chiết khấu tăng, nợ khó đòi tăng & chi phí cơ hội vốn cũng tăng.

Do đó về nguyên tắc khi quyết định thay đổi tiêu chuẩn tín dụng phải dựa trên cơ sở phân tích chi phí và lợi nhuận trước và sau khi thay đổi sao cho đem lại lợi nhuận cao hơn.

b Phân tích thời hạn bán chịu

- Thời hạn bán chịu là độ dài thời gian từ ngày giao hàng đến ngày nhận được tiền bán hàng.

- Nhà quản lý có thể tác động đến doanh thu bán hàng bằng cách thay đổi thời hạn tín dụng Nếu tăng thời hạn bán chịu đòi hỏi doanh nghiệp phải đầu tư nhiều hơn vào các khoản phải thu, nợ khó đòi sẽ cao hơn và chi phí thu tiền bán hàng cũng tăng lên Nhưng doanh nghiệp sẽ thu hút thêm được nhiều khách hàng mới và doanh thu tiêu thụ sẽ tăng lên.

c Chính sách chiết khấu

- Chiết khấu là sự khấu trừ làm giảm tổng giá trị mệnh giá của hóa đơn bán hàng được áp dụng đối với khách hàng nhằm khuyến khích họ thanh toán tiền mua hàng trước thời hạn.

- Khi tỷ lệ chiết khấu tăng thì dân số bán hàng tăng, vốn đầu tư và các khoản phải thu thay đổi và doanh nghiệp nhận được ít hơn trên mỗi đồng doanh số bán Các chiphí thu tiền và nợ khó đòi giảm thì tỷ lệ chiết khấu mới đưa ra có tác dụng tích cực.d Chính sách thu tiền: Là những biện pháp áp dụng để thu hoìo các khoản nợ mua hàng quá hạn như: gủi thư, điện thoại, cử người đến gặp trực tiếp, ủy quyền cho người đại diện, tiến hành các thủ tục pháp lý… Khi doanh nghiệp cố gắng đòi nợ

Trang 28

bằng cách áp dụng các biện pháp cứng rắn thu hồi nợ càng lớn hơn nhưng chi phí thu tiền tăng cao Đối với một số khách hàng khó chịu khi bị đòi tiền gắt gao và cứng rắn làm doanh số tương lai có thể bị giảm xuống.

1.3.3.2.2 Theo dõi các khoản phải thu

a Mục đích: Nhà quản trị tài chính theo dõi các khoản này nhằm: - Xác định đúng thực trạng các khoản phải thu.

- Đánh giá tính hữu hiệu của các chính sách thu tiền.b Một số công cụ theo dõi các khoản phải thu

- Kỳ thu tiền bình quân: Là công cụ được dùng để theo dõi các khoản phải thu

- Vòng quay phải thu

1.3.4 Nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển của thị trường

- Hiện tượng trung lập các hoạt động du lịch, sản phẩm du lịch trong đầu tư phát triển, chất lượng sản phẩm du lịch chưa đáp ứng được nhu cầu và thị hiếu của thị trường, chưa hấp dẫn được các đối tượng khách có khả năng chi trả cao là những bất cập tồn tại trong thời gian qua.

Kỳ thu tiền bình quân =

Các khoản phải thu

Các khoản phải thu

Doanh thu bán chịu bình quân một ngày trong kỳ

Vòng quay phải thu

Doanh thu thuần

Ngày đăng: 13/11/2012, 10:04

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Căn cứ vào biểu 02 ta thấy tình hình kinh doanh của Công ty trong năm 2006 so với 2005 tăng lên rõ rệt - Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại Cty TNHH Việt – Ý
n cứ vào biểu 02 ta thấy tình hình kinh doanh của Công ty trong năm 2006 so với 2005 tăng lên rõ rệt (Trang 39)
BIỂU 04: TÌNH HÌNH CÁC KHOẢN NỢ PHẢI THU CỦA CÔNG TY - Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại Cty TNHH Việt – Ý
04 TÌNH HÌNH CÁC KHOẢN NỢ PHẢI THU CỦA CÔNG TY (Trang 42)
BIỂU 04: TÌNH HÌNH CÁC KHOẢN NỢ PHẢI THU CỦA CÔNG TY - Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại Cty TNHH Việt – Ý
04 TÌNH HÌNH CÁC KHOẢN NỢ PHẢI THU CỦA CÔNG TY (Trang 42)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w