1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(Luận văn thạc sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý bền vững rừng phòng hộ lưu vực hồ yên lập, tỉnh quảng ninh

82 7 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 82
Dung lượng 0,98 MB

Nội dung

LỜI CẢM ƠN Đề tài nghiên cứu khoa học “Nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý bền vững rừng phòng hộ lưu vực hồ Yên Lập, tỉnh Quảng Ninh” được hoàn thành theo chương trình đào tạo Thạc s

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

VŨ XUÂN TOẢN

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ BỀN VỮNG RỪNG PHÒNG HỘ LƯU VỰC HỒ

YÊN LẬP, TỈNH QUẢNG NINH

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG

Trang 2

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc - LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác

Nếu nội dung nghiên cứu của tôi trùng lặp với bất kỳ công trình nghiên cứu nào đã công bố, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và tuân thủ kết luận đánh giá luận văn của Hội đồng khoa học

Hà Nội, ngày tháng … năm 2018

Học viên

Vũ Xuân Toản

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Đề tài nghiên cứu khoa học “Nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý

bền vững rừng phòng hộ lưu vực hồ Yên Lập, tỉnh Quảng Ninh” được hoàn

thành theo chương trình đào tạo Thạc sỹ Quản lý tài nguyên rừng, Khóa 24 (2016 - 2018) tại Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam

Nhân dịp này, tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Khoa Đào tạo Sau đại học, Khoa QLTNR&MT - trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu

Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết sơn sâu sắc tới thầy giáo PGS

TS Bùi Xuân Dũng và cô giáo TS Hoàng Thị Hằng - những người đã nhiệt tình hướng dẫn, truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm quý báu để tôi hoàn thành luận văn này Tôi cũng xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các Thầy, Cô giáo trong Khoa QLTNR&MT đã hỗ trợ, giúp đỡ, truyền đạt kiến thức chuyên môn, tạo điều kiện tốt nhất trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu

Mặc dù tôi đã làm việc với tất cả sự nỗ lực của bản thân nhưng Luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót Kính mong nhận được những ý kiến đóng góp, bổ sung của các quý thầy cô và các quý vị quan tâm để đề tài được hoàn thiện hơn

Xin trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, ngày tháng … năm 2018

Học viên

Vũ Xuân Toản

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vi

DANH MỤC CÁC BẢNG vii

DANH MỤC CÁC HÌNH viii

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3

1.1 Khái niệm về quản lý rừng bền vững (QLRBV) 3

1.2 Những nghiên cứu về QLBVR trên thế giới 5

1.3 Những nghiên cứu QLBVR ở Việt Nam 9

1.4 Tại rừng phòng hộ hồ Yên Lập, tỉnh Quảng Ninh 14

Chương 2 MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15

2.1 Mục tiêu nghiên cứu 15

2.1.1 Mục tiêu chung 15

2.1.2 Mục tiêu cụ thể 15

2.2 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 15

2.2.1 Đối tượng nghiên cứu 15

2.2.2 Phạm vi nghiên cứu 15

2.3 Nội dung nghiên cứu 16

2.4 Phương pháp nghiên cứu 16

2.4.1 Phương pháp nghiên cứu hiện trạng tài nguyên rừng phòng hộ lưu vực hồ Yên Lập 16

2.4.2 Phương pháp nghiên cứu thực trạng quản lý bảo vệ rừng ở BQL rừng phòng hộ hồ Yên Lập 17

Trang 5

2.4.3 Phương pháp nghiên cứu, phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ

hội và thách thức trong hoạt động QLBVR 18

2.4.4 Phương pháp xử lý thông tin 18

Chương 3 ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU 19

3.1 Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu 19

3.1.1 Vị trí, ranh giới hành chính 19

3.1.2 Địa hình 20

3.1.3 Thổ nhưỡng 20

3.1.4 Khí hậu 20

3.1.5 Thủy văn 21

3.1.6 Tài nguyên sinh vật rừng 22

3.2 Điều kiện kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu 25

3.2.1 Điều kiện kinh tế 25

3.2.2 Điều kiện xã hội 26

Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 29

4.1 Đặc điểm tài nguyên rừng và đất đai khu vực nghiên cứu 29

4.1.1 Hiện trạng tài nguyên rừng và đất rừng 29

4.1.2 Đặc điểm loại đất, loại rừng 31

4.1.3 Nhận xét về hiện trạng rừng và đất rừng 33

4.2 Thực trạng công tác QLBVR tại BQL rừng phòng hộ hồ Yên Lập 33

4.2.1 Lược sử hình thành BQL rừng phòng hộ hồ Yên Lập 33

4.2.2 Cơ cấu tổ chức và biên chế BQL rừng phòng hộ hồ Yên Lập 37

4.2.3 Thực trạng L và phát triển vốn rừng của BQL rừng phòng hộ

hồ Yên Lập 39

4.2.4 Thực trạng mối quan hệ và tác động của các ngành khác đến tài nguyên rừng phòng hộ lưu vực hồ Yên Lập 48

4.3 Đánh giá, phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của các yếu tố ảnh hưởng đến QLBVR phòng hộ hồ Yên Lập 51

Trang 6

4.3.1 Đánh giá về điều kiện tự nhiên 51

4.3.2 Đánh giá về điều kiện kinh tế, xã hội 52

4.3.3 Thực trạng QLBVR tại BQL rừng phòng hộ hồ Yên Lập 54

4.4 Đề xuất một số giải pháp góp phần QLRBV tại BQL rừng phòng hộ hồ Yên Lập 56

4.4.1 Những căn cứ đề xuất các giải pháp 56

4.4.2 Giải pháp về tổ chức quản lý 58

4.4.3 Các giải pháp kỹ thuật lâm sinh và xây dựng cơ sở hạ tầng 61

4.4.4 Các giải pháp khoa học công nghệ 63

4.4.5 Các giải pháp tài chính 64

4.4.6 Các giải pháp xã hội 65

KẾT LUẬN 68

TÀI LIỆU THAM KHẢO 71

Trang 7

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BQL Ban quản lý QLRBV Quản lý rừng bền vững QLBVR Quả lý bảo vệ rừng HGĐ Hộ gia đình

UBND Ủy ban nhân dân PCCCR Phòng cháy chữa cháy rừng ĐDSH Đa dạng sinh học

HST Hệ sinh thái LSNG Lâm sản ngoài gỗ KTXH Kinh tế xã hội OTC Ô tiêu chuẩn

Trang 8

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1 Các loài động vật quý hiếm trong khu vực nghiên cứu 25

Bảng 3.2 Tổng hợp số hộ gia đình và nhân khẩu của từng xã, phường trong khu vực nghiên cứu 27

Bảng 3.3 Tổng hợp số nhân khẩu của các dân tộc có trong khu vực nghiên cứu 27 Bảng 4.1 Hiện trạng các loại rừng và sử dụng đất rừng 30

Bảng 4.2 Kết quả khoán QLBVR từ năm 2000 đến 2017 40

Bảng 4.3 Thống kê số vụ vi phạm luật bảo vệ và phát triển rừng 42

Bảng 4.4 Thống kê số vụ cháy rừng giai đoạn 2010 - 2017 44

Bảng 4.5 Kết quả trồng, chăm sóc rừng trồng giai đoạn 2010 - 2017 47

Bảng 4.6 Quy hoạch sử dụng đất BQL rừng phòng hộ hồ Yên Lập 58

Bảng 4.7 Tổng hợp khối lượng xây dựng, cơ sở hạ tầng 62

Trang 9

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 3.1 Bản đồ vị trí, địa lý khu rừng phòng hộ hồ Yên Lập 19

Hình 4.1 Biểu đồ phân bố loại đất loại rừng khu vực nghiên cứu 29

Hình 4.2 Bản đồ hiện trạng rừng phòng hộ hồ Yên Lập 31

Hình 4.3 Sơ đồ có cấu tổ chức BQL rừng phòng hộ hồ Yên Lập 37

Hình 4.4 Biểu đồ diện tích khoán QLBVR giai đoạn 2010 - 2017 40

Hình 4.5 Biểu đồ các vụ vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng 42

Hình 4.6 Biểu đồ số vụ cháy rừng giai đoạn 2010 - 2017 44

Hình 4.7 Sơ đồ Venn sự tác động của các ngành khác đến tài nguyên rừng 50

Trang 10

ĐẶT VẤN ĐỀ

Rừng là tài nguyên vô cùng quý giá đối với sự phát triển của xã hội, rừng có vai trò rất to lớn trong việc cung cấp lâm sản, bảo tồn đa dạng sinh học, du lịch sinh thái và phòng hộ môi trường Ngày nay, khi vấn đề môi trường đã trở thành vấn đề toàn cầu thì giá trị phòng hộ môi trường của rừng

đã vượt xa giá trị cung cấp lâm sản truyền thống mà rừng đem lại Việt Nam

là một nước nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, với trên 50% diện tích tự nhiên là đồi núi (Kiểm kê đất đai, 2016) và thường xuyên phải chịu những trận mưa, bão lớn, thì vai trò của rừng phòng hộ, đặc biệt là rừng phòng hộ đầu nguồn là rất quan trọng đối với nước ta Cho nên việc xây dựng rừng phòng hộ đầu nguồn cũng là giải pháp có hiệu quả để phòng chống nguy cơ sa mạc hoá đất vùng đồi núi, góp phần tạo thêm công ăn việc làm cho hàng chục triệu người, cung cấp thêm nhiều loại gỗ và lâm sản ngoài gỗ có giá trị phục

vụ cuộc sống và phát triển kinh tế - xã hội miền núi

Lưu vực rừng phòng hộ hồ Yên Lập có vị trí chiến lược rất quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và môi trường của tỉnh Quảng Ninh, vừa chống lũ cho thị xã Quảng Yên và phường Đại Yên, Việt Hưng thành phố

Hạ Long, lại cung cấp nước sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và nước sinh hoạt huyện Hoành Bồ, thị xã Quảng Yên, thành phố Uông Bí, Hạ Long Trong tương lai Hồ Yên Lập còn cung cấp nước phục vụ huyện Thủy Nguyên, huyện đảo Cát Bà thuộc thành phố Hải Phòng, phát triển giao thông vận tải đường thuỷ, thuỷ sản, cải tạo môi trường du lịch thành phố Hạ Long và phát triển du lịch

Là một công trình thủy lợi lớn nhất tỉnh Quảng Ninh và khá đẹp lại có tiềm năng du lịch, trong lưu vực của Hồ còn có 02 ngôi chùa (Chùa Lôi Âm và Chùa Triều) nổi tiếng, nên hàng nămđã thu hút hàng vạn khách du lịch đến tham quan Trong những năm gần đây khu vực rừng phòng hộ hồ Yên Lập được ủy ban nhân

Trang 11

dân tỉnh Quảng Ninh, cũng như các cơ quan chuyên môn rất quan tâm với mục tiêu cao nhất là phát triển rừng phòng hộ, tăng độ che phủ của rừng trên cơ sở phát triển kinh tế - xã hội và ổn định đời sống người dân địa phương

Tuy nhiên rừng phòng hộ hồ Yên Lập vẫn đang phải chịu áp lực vô cùng lớn từ các hoạt động của người dân địa phương, đặc biệt là việc lấn chiếm đất đai, chuyển đổi mục đích sử dụng rừng… là do diện tích rừng bị suy giảm nghiêm trọng, về diện tích cũng như chất lượng… xuất phát từ thực

tế đó, tôi chọn đề tài “Nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý bền vững rừng

phòng hộ lưu vực hồ Yên Lập, tỉnh Quảng Ninh”

Trang 12

Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 Khái niệm về quản lý rừng bền vững (QLRBV)

- Theo tổ chức gỗ nhiệt đới (ITTO) thì: QLRBV là quá trình quản lý những diện tích rừng cố định, nhằm đạt được những mục tiêu là đảm bảo sản xuất liên tục những sản phẩm và dịch vụ rừng như mong muốn mà không làm giảm đáng kể những giá trị di truyền và năng suất tương lai của rừng, không gây ra những tác động tiêu cực đối với môi trường vật lý và xã hội

- Theo tiến trình Helsinki thì: QLRBV là quản lý rừng và đất rừng một cách hợp lý để duy trì tính đa dạng sinh học (ĐDSH), năng suất, khả năng tái sinh, sức sống của rừng, đồng thời duy trì tiềm năng thực hiện các chức năng kinh tế, xã hội và sinh thái của chúng trong hiện tại cũng như trong tương lai,

ở cấp địa phương, quốc gia và toàn cầu, không gây ra những tác hại đối với các hệ sinh thái (HST) khác

Các khái niệm này đều nói lên được mục tiêu chung của QLRBV là đạt được sự ổn định về diện tích, đảm bảo bền vững về tính ĐDSH và hiệu quả về mặt kinh tế cũng như về môi trường sinh thái của rừng

Từ lâu việc quản lý rừng bền vững đã được các nhà lâm học xem là vấn

đề cơ bản của kinh doanh rừng Phần lớn các học thuyết về rừng đều hướng vào phân tích những quy luật sinh trưởng, phát triển của cá thể và quần thể rừng trong mối quan hệ với các điều kiện tự nhiên và những tác động kỹ thuật của con người làm cơ sở để xây dựng những biện pháp quản lý thích hợp nhằm nâng cao năng suất và tính ổn định của hệ sinh thái rừng Những kiến thức liên quan đến quản lý rừng bền vững được trình bày trong nhiều môn học khác nhau như Lâm học, trồng rừng, quy hoạch rừng, điều chế rừng Tuy nhiên, trong những năm gần đây, do nhận thức được vai trò quan trọng của

Trang 13

rừng với môi trường và sự phát triển bền vững nói chung, vấn đề quản lý rừng bền vững nói riêng được người ta quan tâm nhiều hơn trong đó có cả những chuyên gia lâm nghiệp, chủ rừng, chính quyền và nhiều tổ chức kinh tế - xã hội khác

Mục tiêu cơ bản của QLRBV là đồng thời đạt được bền vững về kinh

tế, bền vững về xã hội và bền vững về môi trường

Nội dung cơ bản của những thuật ngữ này như sau:

- Bền vững về kinh tế: Lợi ích mang lại lớn hơn chi phí đầu tư và được truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác;

- Bền vững về xã hội: Phản ánh sự liên hệ giữa sự phát triển tài nguyên rừng và tiêu chuẩn xã hội, không diễn ra ngoài sự chấp thuận của cộng đồng;

- Bền vững về môi trường: Đảm bảo hệ sinh thái ổn định, giữ gìn bảo toàn sản phẩm của rừng, đáp ứng khả năng phục hồi rừng trên quá trình tự nhiên

QLRBV dựa vào các nguyên lý chủ yếu sau:

- Nguyên lý thứ nhất là sự bình đẳng giữa các thế hệ trong sử dụng tài nguyên rừng: Cuộc sống con người luôn gắn với việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên và để sử dụng nó chúng ta cần phải bảo vệ nó vì tài nguyên thiên nhiên không phải là vô tận Vấn đề chìa khoá để bảo đảm nguyên lý bình đẳng giữa các thế hệ trong quản lý tài nguyên rừng là bảo đảm năng suất và các điều kiện tái sinh của nguồn tài nguyên có khả năng tái tạo này Một trong những nguyên tắc cần tuân thủ là tỷ lệ sử dụng lâm sản không được vượt quá khả năng tái sinh của rừng;

- Nguyên lý thứ hai là trong quản lý tài nguyên rừng bền vững, sự phòng ngừa được hiểu là ở đâu có những nguy cơ suy thoái nguồn tài nguyên rừng và chưa có đủ cơ sở khoa học thì chưa nên sử dụng biện pháp phòng ngừa suy thoái về môi trường;

Trang 14

- Nguyên lý thứ ba là sự bình đẳng và công bằng trong sử dụng tài nguyên rừng ở cùng thế hệ: Đây là một vấn đề khó, bởi vì trong khi cố tạo ra

sự công bằng cho các thế hệ tương lai thì chúng ta vẫn chưa tạo được những

cơ hội bình đẳng cho những người sống ở thế hệ hiện tại Sự bình đẳng trong cùng thế hệ hàm chứa hai khía cạnh:

+ Tất cả mọi người đều có quyền bình đẳng về sự tự do thích hợp trong việc được cung cấp các tài nguyên từ rừng;

+ Sự bất bình đẳng trong xã hội và kinh tế chỉ có thể được tồn tại nếu

sự bất bình đẳng này là có lợi cho nhóm người nghèo trong xã hội và tất cả mọi người đều có cơ hội tiếp cận nguồn tài nguyên rừng như nhau

- Nguyên lý thứ tư là tính hiệu quả: Tài nguyên rừng phải được sử dụng hợp lý và hiệu quả nhất về mặt kinh tế và sinh thái

Trên quan điểm kinh tế sinh thái thì hiệu quả về mặt môi trường của rừng hoàn toàn có thể xác định được bằng giá trị kinh tế Thực chất việc nâng cao giá trị về môi trường sinh thái của rừng sẽ góp phần giảm những chi phí cần thiết để góp phần phục hồi và ổn định môi trường sống Với ý nghĩa này, quản lý sử dụng rừng bền vững đã trở thành một nhiệm vụ cấp bách, một giải pháp quan trọng cho sự tồn tại lâu dài của con người và thiên nhiên

1.2 Những nghiên cứu về QLBVR trên thế giới

Khi chưa có sự xuất hiện của con người, rừng che phủ hầu hết đất đai của các lục địa Khi mới xuất hiện, con người sống phụ thuộc hoàn toàn vào rừng bằng các hoạt động săn bắt và hái lượm, các hoạt động này không gây thiệt hại gì cho rừng, đến khi bắt đầu biết chăn nuôi và trồng trọt thì con người có những hoạt động gây tác hại đến rừng, mặc dù các tác động này có phần nào hạn chế sự phát triển của rừng nhưng cũng chưa có ảnh hưởng đáng

kể đến tài nguyên rừng

Trang 15

Kể từ thế kỷ thứ III trước công nguyên trở về sau thì rừng mới thực sự

bị con người tấn công khai phá, sự tấn công khai phá rừng được thấy rõ nét nhất bắt đầu ở châu Âu mà chủ yếu ở Tây Âu, đặc biệt là từ thế kỷ thứ V đến thế kỷ XII và kéo dài đến thời kỳ Phục Hưng từ thế kỷ thứ XV đến thế kỷ thứ XVIII, do sự phát triển của các đô thị, các thành phố lớn, nhà thờ, công xưởng

kỹ nghệ, xưởng đóng tàu ngày càng nhiều, kỹ nghệ luyện kim và thủy tinh xuất hiện, nền nông nghiệp càng phát triển Để cung cấp đủ nguyên liệu cho nhu cầu phát triển nói trên cần phải tiêu thụ rất nhiều gỗ dẫn đến sự khai phá rừng làm thu hẹp diện tích rừng một cách đáng kể Sau đó, vào nửa cuối thế

kỷ thứ XIX giao thông đường sắt phát triển, công nghiệp hóa học và công nghiệp giấy ra đời đã làm cho nhu cầu sử dụng gỗ càng gia tăng

Vào cuối thế kỷ 20, khi tài nguyên rừng đã bị suy thoái nghiêm trọng thì con người mới nhận thức được rằng tài nguyên rừng là có hạn và đang bị suy giảm nhanh chóng, nhất là tài nguyên rừng nhiệt đới Nếu theo đà mất rừng mỗi năm khoảng 15 triệu ha như số liệu thống kê của FAO thì chỉ hơn

100 năm nữa rừng nhiệt đới hoàn toàn bị biến mất, loài người sẽ chịu những thảm hoạ khôn lường về kinh tế, xã hội và môi trường

Để ngăn chặn tình trạng mất rừng, bảo vệ và phát triển vốn rừng, bảo tồn ĐDSH trên phạm vi toàn thế giới, cộng đồng quốc tế đã thành lập nhiều tổ chức, tiến hành nhiều hội nghị, đề xuất và cam kết nhiều công ước về bảo vệ

và phát triển rừng trong đó có chiến lược bảo tồn (năm 1980 và điều chỉnh năm 1991), Tổ chức Gỗ nhiệt đới quốc tế (ITTO năm 1983), Chương trình hành động rừng nhiệt đới (TFAP năm 1985), Hội nghị quốc tế về môi trường

và phát triển (UNCED tại Rio de Janerio năm 1992), Công ước quốc tế về buôn bán các loài động thực vật quý hiếm (CITES), Công ước về đa dạng sinh học (CBD, 1992), Công ước về thay đổi khí hậu toàn cầu (CGCC, 1994), công ước về chống sa mạc hoá (CCD, 1996) Hiệp định quốc tế về gỗ nhiệt đới (ITTA, 1997) Những năm gần đây, nhiều hội nghị, hộ thảo quốc tế và

Trang 16

quốc gia về QLRBV đã liên tục được tổ chức Phân tích khái niệm về quản lý rừng bền vững của ITTO thì QLRBV là cách thức quản lý vừa đảm bảo được các mục tiêu sản xuất, vừa đảm bảo giữ được các giá trị kinh tế, môi trường

và xã hội của tài nguyên rừng

Là tổ chức đầu tiên áp dụng vấn đề quản lý rừng bền vững ở nhiệt đới, ITTO đã biên soạn một số tài liệu quan trọng như "Hướng dẫn quản lý rừng

tự nhiên nhiệt đới " (ITTO, 1990), "Tiêu chí đánh giá quản lý bền vững rừng

tự nhiên nhiệt đới" (ITTO, 1992), "Hướng dẫn thiết lập hệ thống quản lý bền vững các khu rừng trồng trong rừng nhiệt đới" (ITTO, 1993) và "Hướng dẫn bảo tồn ĐDSH của rừng sản xuất trong vùng nhiệt đới" (ITTO, 1993) ITTO cũng đã xây dựng chiến lược quản lý bền vững rừng nhiệt đới, buôn bán lâm sản nhiệt đới cho năm 2000

Hai động lực thúc đẩy sự hình thành hệ thống QLRBV là suất phát từ các nước sản xuất các sản phẩm gỗ nhiệt đới mong muốn tái lập một lâm phận sản xuất ổn định và khách hàng tiêu thụ sản phẩm gỗ nhiệt đới mong muốn điều tiết việc khai thác rừng để đáp ứng các chức năng sinh thái toàn cầu Vấn

đề đặt ra là phải xây dựng những tổ chức đánh giá QLRBV Trên quy mô quốc tế, hội đồng quản trị rừng đã được thành lập để xét công nhận tư cách của các tổ chức xét và cấp chứng chỉ rừng Với sự phát triển của QLRBV, Canada đã đề nghị đặt vấn đề QLRBV trong hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001

Hiện nay, trên thế giới đã có bộ tiêu chuẩn quản lý bền vững cấp quốc gia như: Canada, Thụy Điển, Malaysia, Indonesia và cấp quốc tế như tiến trình Helsinki, tiến trình Montreal Hội đồng quản trị rừng (FSC) và tổ chức

gỗ nhiệt đới đã có bộ tiêu chuẩn "Những tiêu chí và chỉ báo quản lý rừng (P&C)" đã được công nhận và được áp dụng ở nhiều nước trên thế giới Các

tổ chức cấp chứng chỉ rừng đều dùng bộ tiêu chí này để đánh giá tình trạng quản lý rừng và xét cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững cho các chủ rừng

Trang 17

Tháng 8/1998, các nước trong khu vực Đông Nam Á đã họp hội nghị lần thứ 18 tại Hà Nội để thoả thuận về đề nghị của Malaysia xây dựng bộ tiêu chí và chỉ số về QLRBV ở vùng ASEAN (viết tắt là C&I ASEAN) Thực chất C&I của ASEAN cũng giống như C&I của ITTO, bao gồm 7 tiêu chí và cũng chia làm 2 cấp quản lý là cấp quốc gia và cấp đơn vị quản lý Hiện nay, ở các nước đang phát triển, khi sản xuất nông lâm nghiệp còn chiếm vị trí quan trọng đối với người dân nông thôn, miền núi, thì quản lý rừng theo hình thức phát triển lâm nghiệp xã hội đang là một trong những mô hình được đánh giá cao trên các phương diện kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái

Với mục đích quản lý bền vững, các khu bảo vệ (protected areas) được thành lập ngày càng nhiều, nhiều quốc gia trên thế giới đã quan tâm đến việc quản lý bền vững các khu bảo vệ Nhiều chính sách và giải pháp được đưa ra

để áp dụng quản lý rừng bền vững Năm 1996, tại Vườn quốc gia Bwindi Impenetrable và Mgahinga Gorilla thuộc Uganda, Wild và Mutebi đã nghiên cứu giải pháp quản lý, khai thác bền vững một số lâm sản và quản lý bảo vệ tài nguyên thiên nhiên giữa ban quản lý vườn và cộng đồng dân cư

Trong báo cáo “Hợp tác quản lý với người dân ở nam phi - Phạm vi vận động” của Moenieba Isaacs và Najma Mohamed (2000) đã nghiên cứu và đưa ra giải pháp quản lý tài nguyên thiên nhiên bền vững tại Vườn quốc gia Richtersveld chủ yếu dựa trên hương ước (Contractual Agreement) quản lý bảo vệ tài nguyên, trong đó người dân cam kết bảo vệ ĐDSH trên địa phận của mình còn chính quyền và ban quản lý hỗ trợ người dân xây dựng hạ tầng

và cải thiện các điều kiện kinh tế - xã hội khác

Tại Vườn quốc gia Kruger của Nam Phi (2000), nhằm bảo vệ tài nguyên bền vững, Chính phủ đã trao quyền sử dụng đất đai, chia sẻ lợi ích từ

du lịch cho người dân, ngược lại người dân phải tham gia quản lý và bảo vệ tài nguyên tại Vườn quốc gia

Trang 18

Theo Shuchenmann (1999), tại Vườn quốc gia Andringitra của Madagascar, để thực hiện quản lý rừng bền vững, Chính phủ đảm bảo cho người dân được quyền chăn thả gia súc và khai thác tài nguyên từ rừng phục hồi để

sử dụng tại chỗ, cho phép giữ gìn những tập quán truyền thống khác như có thể giữ gìn các điểm thờ cúng thần rừng Ngược lại, người dân phải đảm bảo tham gia bảo vệ sự ổn định của các hệ sinh thái trong khu vực

Theo báo cáo của Oli Krishna Prasad (1999), tại Khu bảo tồn Hoàng gia ChitWan ở Nepal, để quản lý rừng bền vững, cộng đồng dân cư vùng đệm được tham gia hợp tác với một số bên liên quan trong việc quản lý tài nguyên vùng đệm phục vụ cho du lịch Lợi ích của cộng đồng khi tham gia quản lý tài nguyên là khoảng 30 - 50% thu được từ du lịch hàng năm sẽ được đầu tư trở lại cho các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của cộng đồng

Các mô hình quản lý bền vững các khu bảo vệ được nêu trên đã góp phần quản lý tài nguyên thiên nhiên Chúng đã đưa ra được một số chính sách như chia sẻ lợi ích, hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội và một

số giải pháp như đồng quản lý, quản lý có sự tham gia của người dân tuy nhiên, các mô hình trên chỉ phù hợp với một số quốc gia và một số khu bảo vệ

có tiềm năng du lịch, tài nguyên, đất đai phù hợp

1.3 Những nghiên cứu QLBVR ở Việt Nam

Khái niệm “bền vững” được thế giới sử dụng từ những năm đầu thế kỷ

18 là tiền đề cho QLRBV sau này, thì đến mãi cuối thế kỷ 20 Việt Nam mới dùng khái niệm “điều chế rừng” để quản lý, kinh doanh lâm nghiệp Đến nay, khái niệm này vẫn được coi là công cụ truyền thống để quản lý rừng theo phương án điều chế thực hiện theo những quy định trong Quyết định 40/2005/QĐ-BNN ngày 7/7/2005 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về Quy chế khai thác gỗ và lâm sản khác

Trang 19

Tháng 2/1998, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng 3 tổ chức quốc tế phát động một phong trào QLRBV và CCR rộng rãi trong cả nước, thông qua hội thảo quốc gia ngày 10 - 12/02/1998 tại Thành phố Hồ Chí Minh Tổ Công tác Quốc gia về chứng chỉ FSC ở Việt Nam (NWG) đã được thành lập gồm 12 thành viên thực hiện chương trình hành động, đồng thời xây dựng tổ chức để hoạt động lâu dài trong hệ thống thành viên của FSC nhằm thúc đẩy tiến trình QLRBV và CCR tại Việt Nam Ban đầu NWG trực thuộc Cục lâm nghiệp thuộc Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Từ năm 2001, theo quy chế của FSC NWG trở thành một tổ chức độc lập, phi chính phủ, phi lợi nhuận thuộc Hội khoa học kỹ thuật Việt Nam (nay là Viện Quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng) Các hoạt động chủ yếu của NWG là:

- Dựa trên cơ sở 10 nguyên tắc và 56 tiêu chí của FSC, hoàn thành dự thảo tiêu chuẩn quốc gia với 160 chỉ số phản ánh các đặc thù của Việt Nam, song vẫn đảm bảo các tiêu chuẩn chất lượng của FSC Đây là dự thảo lần 9 đã lấy ý kiến nhiều chủ rừng, các cơ quan tổ chức liên quan, đã 2 lần mời chuyên gia FSC sang dự hội thảo góp ý;

- Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức cho chủ rừng, các bên liên quan và cộng đồng dân cứ sống trong rừng, gần rừng Nâng cao năng lực quản lý cho chủ rừng, năng lực hoạt động cho chuyên gia Viện QLRBV và cán bộ lâm nghiệp;

- Đánh giá chất lượng quản lý rừng;

- Tổ chức mạng lưới các mô hình QLRBV tự nguyện Năm 2001, Chiến lược lâm nghiệp quốc gia (NFS) giai đoạn 2001 - 2010 đã xác định quản lý và phát triển rừng theo hướng bền vững là hướng đi chủ chốt Vào đầu năm 2007, Chiến lược phát triển Lâm nghiệp giai đoạn 2006 - 2020 đã được ban hành, trong đó quy định theo hướng phát triển rừng quốc gia với năm

Trang 20

chương trình lớn Một lần nữa QLRBV là một trong ba chương trình trọng điểm của chiến lược với mục tiêu 30% (8,4 triệu ha) diện tích rừng trồng sản xuất đến năm 2020 được cấp chứng chỉ

Như vậy, QLRBV là một yếu tố chủ chốt trong các chính sách, chiến lược và kế hoạch hành động của Việt Nam Điều này được thể hiện trong các văn bản pháp quy dưới đây:

- Luật Đất đai, năm 2003, bổ sung 2013 quy định: Việc sử dụng đất phải tôn trọng các nguyên tắc sau đây: Tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ môi trường và không làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của người sử dụng đất xung quanh;

- Luật Bảo vệ và phát triển rừng, năm 2004: Điều 9 đã quy định các hoạt động để đảm bảo QLRBV: Các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng phải đảm bảo PTBV về kinh tế, xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh; phù hợp với chiến lược phát triển KTXH, chiến lược phát triển lâm nghiệp; đúng quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của cả nước và địa phương; tuân theo quy chế quản lý rừng do Thủ tướng Chính phủ quy định;

- Luật Bảo vệ môi trường, năm 2005; trong Chương IV: Bảo tồn và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, có 7 điều (từ Điều 28 đến Điều 34) đã đưa

ra những quy định liên quan tới QLRBV thuộc các lĩnh vực: Điều tra, đánh giá, lập quy hoạch sử 23 dụng tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ thiên nhiên; bảo vệ đa dạng sinh học; bảo vệ và phát triển cảnh quan thiên nhiên; bảo vệ môi trường trong khảo sát, thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên; phát triển năng lượng sạch;

- Quyết định số 18/2007/QĐ-TTg ngày 05/02/2007 của Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt Chiến lược phát triển Lâm nghiệp giai đoạn 2006 -

2020, có một Chương trình ưu tiên phát triển được đặt lên hàng đầu là

“Chương trình quản lý và phát triển rừng bền vững” với mục tiêu “đến năm

Trang 21

2020, thiết lập, quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững 16,24 triệu hecta đất qui hoạch cho Lâm nghiệp ” Đây là một mục tiêu đầy tham vọng

và để đạt được mục tiêu này cần thiết phải xác lập được những định hướng mới trong phát triển nguồn lực trong QLRBV thông qua các chương trình đào tạo, hợp tác và nghiên cứu 5 chương trình trọng điểm của Chiến lược là: Quản

lý và phát triển rừng bền vững, Bảo vệ rừng, Bảo tồn ĐDSH và phát triển dịch vụ môi trường, Chế biến thương mại lâm sản, Nghiên cứu, giáo dục đào tạo và khuyến lâm và đổi mới thể chế chính sách, kế hoạch, giám sát ngành;

- Tuyên truyền tập huấn đào tạo về QLRBV do NWG thực hiện với sự

hỗ trợ Quỹ rừng nhiệt đới (TFT), Dự án cải cách hành chính của GTZ, WWF Đông Dương tại các hội nghị, hội thảo quốc gia, vùng, tỉnh;

- Xây dựng kế hoạch chiến lược và các hoạt động QLRBV thể hiện trong Chiến lược phát triển lâm nghiệp giai đoạn 2006 - 2010;

- Xây dựng lộ trình thực hiện QLRBV theo hai giai đoạn 2006 - 2010

và sau năm 2010;

- Xây dựng các điều kiện QLRBV và CCR với các hoạt động trong giai đoạn 2006 - 2010 gồm: Tiếp tục dự án 661; rà soát và quy hoạch lại 3 loại rừng; quy hoạch sử dụng đất vĩ mô

Về cơ sở lý luận, ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý sử dụng tài nguyên rừng bền vững Một số đề tài nghiên cứu đã bước đầu đề xuất các giải pháp cụ thể áp dụng cho một số vùng như:

- Quản lý sử dụng tài nguyên rừng bền vững lưu vực sông Sê San của Phạm Đức Lâm và Lê Huy Cường 1998, các tác giả đã đưa ra các giải pháp

về quản lý sử dụng tài nguyên rừng bền vững tại lưu vực sông Sê San;

- Quản lý bền vững rừng khộp ở EaSúp - Đắc Lắk của Hồ Viết Sắc

1998, tác giả đã đề xuất một số giải pháp về xã hội và quản lý nhằm quản lý bền vững rừng khộp ở Ea Súp - Đắc Lắk;

Trang 22

- Du canh với vấn đề QLBVR ở Việt Nam của Đỗ Đình Sâm 1998, tác giả đã phản ánh thực trạng du canh, đánh giá sự ảnh hưởng của nó đồng thời nêu lên một số giải pháp chính sách về định canh và biện pháp kỹ thuật canh tác trên đất dốc nhằm quản lý rừng bền vững ở Việt Nam;

- Sử dụng đất tổng hợp bền vững của Nguyễn Xuân Quát năm 1996, tác giả đã nêu lên những điều cần biết về đất đai, phân tích tình hình sử dụng đất, các mô hình sử dụng đất bền vững, mô hình khoanh nuôi phục hồi rừng ở Việt Nam, đồng thời đã đề xuất tập đoàn cây trồng nhằm sử dụng bền vững và

ổn định đất rừng;

- Cấu trúc rừng tự nhiên ở Tây Nguyên và khả năng ứng dụng trong kinh doanh rừng của Trần Văn Con năm 1999, tác giả đã đánh giá lại các nghiên cứu về cấu trúc rừng tự nhiên ở vùng Tây Nguyên để xem xét thực trạng sự hiểu biết, khả năng ứng dụng sự hiểu biết về cấu trúc rừng tự nhiên trong kinh doanh rừng tự nhiên;

- Nghiên cứu phát triển bền vững vùng đệm Khu bảo tồn thiên nhiên và Vườn Quốc gia của Trần Ngọc Lân và cộng sự (1999) thực hiện tại Vườn Quốc gia Pù Mát, các tác giả đã đề xuất một số giải pháp về mặt xã hội và kinh tế để phát triển bền vững vùng đệm của Vườn Quốc gia Pù Mát;

- Đánh giá tình hình khai thác sử dụng lâm sản ngoài gỗ và đề xuất giải pháp quản lý rừng bền vững ở vùng đệm Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống của Suree và Đào Thị Minh Châu (2004), các tác giả đã đánh giá thực trạng

và ảnh hưởng của việc khai thác, sử dụng lâm sản ngoài gỗ đồng thời đã nêu

ra được một số giải pháp về xã hội và kỹ thuật nhằm quản lý rừng bền vững ở vùng đệm Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống;

- Dự án kết hợp bảo tồn và phát triển (Integrated Conservation and Development - ICD) tại Vườn Quốc gia Cát Tiên do Quỹ Quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên (WWF) tài trợ (1997), trong dự án này chỉ đưa ra giải pháp đồng

Trang 23

quản lý tài nguyên trong đó đề cập đến sự tham gia quản lý tài nguyên rừng của cộng đồng địa phương và các bên liên quan mà chưa đề cập đến các giải pháp khác nhằm QLBVR

1.4 Tại rừng phòng hộ hồ Yên Lập, tỉnh Quảng Ninh

Tại khu vực rừng phòng hộ hồ Yên Lập đến nay đã có một vài nghiên cứu về cấu trúc rừng và đánh giá kết quả thực hiện các dự án tại khu vực rừng phòng hộ này như: Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng phòng hộ trạng thái IIa

hồ Yên Lập tỉnh Quảng Ninh của Nguyễn Văn Bông (2012); Đánh giá kết quả thực hiện Dự án 661 tại khu vực rừng phòng hộ hồ Yên Lập, tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 1998 - 2010 của Ngọc Lê Huy (2012); Nghiên cứu giải pháp phục hồi và nâng cao chất lượng rừng phòng hộ hồ Yên Lập, tỉnh Quảng Ninh của Nguyễn Văn Quang (2016) Tuy nhiên, chưa có một nghiên cứu nào về quản

lý rừng bền vững tại rừng phòng hộ hồ Yên Lập Vì vậy, việc thực hiện nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý bền vững rừng phòng hộ

hồ Yên Lập, tỉnh Quảng Ninh là cần thiết để lôi kéo người dân và các bên liên quan khác cùng tham gia vào công tác quản lý, bảo vệ rừng

Trang 24

Chương 2 MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

2.2 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

2.2.1 Đối tượng nghiên cứu

- Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội trên địa bàn ảnh hưởng đến công tác QLBVR của BQL rừng phòng hộ hồ Yên Lập

- Thực trạng QLBVR ở BQL rừng phòng hộ hộ hồ Yên Lập

- Thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức trong công tác QLBVR tại

hộ hồ Yên Lập

2.2.2 Phạm vi nghiên cứu

- Địa điểm nghiên cứu: Rừng phòng hộ hồ Yên Lập

- Thời gian Thực hiện đề tài từ tháng 5/2018 đến tháng 10 năm 2018

Trang 25

2.3 Nội dung nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu của đề tài tôi thực hiện 3 nội dung sau:

- Nghiên cứu hiện trạng tài nguyên rừng ở BQL rừng phòng hộ hồ Yên Lập Nội dung này tập trung phân tích, nghiên cứu các yếu tố:

+ Quy hoạch về rừng và đất lâm nghiệp ở rừng phòng lưu vực hồ Yên Lập; + Diện tích, hiện trạng rừng và đất rừng của rừng phòng hộ lưu vực hồ Yên Lập;

+ Đặc điểm tài nguyên rừng;

để đề xuất giải pháp QLRBV tại BQL rừng phòng hộ hồ Yên Lập trên các mặt:

+ Giải pháp tổ chức bộ máy quản lý;

+ Giải pháp kỹ thuật lâm sinh và xây dựng cơ sở hạ tầng;

+ Giải pháp Khoa học công nghệ;

+ Giải pháp Kinh tế, tài chính;

+ Giải pháp xã hội

2.4 Phương pháp nghiên cứu

2.4.1 Phương pháp nghiên cứu hiện trạng tài nguyên rừng phòng hộ lưu vực hồ Yên Lập

Phương pháp kế thừa số liệu: Khai thác, sử dụng các loại tài liệu, bản

đồ (Số liệu, bản đồ Kiểm kê rừng; Số liệu, bản đồ theo dõi diễn biến tài

Trang 26

nguyên rừng năm 2017, bản đồ hiện trạng, bản đồ quy hoạch rừng…), các tài liệu, văn bản chủ trương chính sách, thực trạng sử dụng tài nguyên rừng và đất rừng, quy hoạch định hướng sử dụng rừng và đất rừng của BQL rừng

- Phương pháp kế thừa số liệu: Gồm những tài liệu liên quan đến:

+ Lược sử hình thành và phát triển BQL rừng phòng hộ hồ Yên Lập; + Vai trò, chức năng của BQL rừng phòng hộ hồ Yên Lập;

+ Cơ cấu tổ chức của BQL rừng phòng hộ hồ Yên Lập;

+ Đặc điểm tài nguyên rừng;

+ Hiện trạng sử dụng tài nguyên rừng;

+ Thực trạng và định hướng công tác quản lý bảo vệ rừng và phát triển vốn rừng;

+ Các chương trình, dự án đã được đầu tư cho rừng phòng hộ lưu vực

hồ Yên Lập

- Phương pháp đánh giá nhanh sử dụng công cụ đánh giá (RRA) cán bộ BQL rừng phòng hộ hồ Yên Lập để thu thập, bổ sung thêm các thông tin về thực trạng công tác QLBVR tại hồ Yên Lập như: nhân sự, hiệu quả các Dự

án Số lượng người dự kiến phỏng vấn là 05 người, cụ thể như sau: lãnh đạo ban 02 người, bộ phận kỹ thuật 01 người, trạm Kiểm lâm địa bàn Sồng Đồn

01 người, trạm Kiểm lâm địa bàn Yên Lập 01 người

- Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn, sẽ sử dụng bộ công cụ đánh giá (PRA), để thu thập, bổ sung thêm các thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh

tế xã hội, tập trung thu thập các thông tin về: Tình hình thu nhập, nguồn thu nhập chủ yếu của người dân; Dân số, dân tộc, lao động; Thực trạng cơ sở hạ tầng; Thực trạng sản xuất nông lâm nghiệp trên địa bàn; Hiệu quả của một số

Trang 27

chủ trương chính sách của nhà nước đến đời sống kinh tế xã hội của người dân trong khu vực; Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội đến hiệu quả quản lý bảo vệ rừng Số lượng các các hộ dân dự kiến là 30 hộ dân (10 hộ dân thuộc các xã của huyện Hoành Bồ; 10 Hộ dân thuộc các phường của thành phố

Hạ Long và 10 hộ dân thuộc phường Minh Thành của thị xã Quảng Yên)

2.4.3 Phương pháp nghiên cứu, phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong hoạt động QLBVR

- Để nghiên cứu vấn đề này, đề tài sẽ sử dụng phương pháp đánh giá nhanh (RRA) đã tiến hành phỏng vấn các đối tượng là Cán BQL rừng phòng hộ

hồ Yên Lập, cán bộ các xã có lưu vực hồ Yên Lập, cán bộ thôn (bản), sự phối hợp của người dân trong công tác quản lý bảo vệ rừng phòng hộ hồ Yên Lập

- Trên cơ sở các số liệu đã thu thập được, đề tại sử dụng phương pháp chuyên gia để phân tích những thuận lợi khó khăn liên quan đến các điều kiện: tự nhiên, kinh tế xã hội, cơ cấu tổ chức BQL rừng phòng hộ (BQL rừng phòng hộ hồ Yên Lập), các chính sách… bằng phương pháp SWOT để từ đó thấy được những thuận lợi, khó khăn, thách thức trong công tác QLBVR tại

hồ Yên Lập

2.4.4 Phương pháp xử lý thông tin

- Phân tích đánh giá thông tin về điều kiện tự nhiên: Theo phương pháp thống kê sắp xếp, biểu đồ

- Phân tích những thuận lợi khó khăn liên quan đến các điều kiện: tự nhiên, kinh tế xã hội, cơ cấu tổ chức BQL rừng phòng hộ (BQL rừng phòng

hộ hồ Yên Lập, Quảng Ninh), thực trạng các chính sách lâm nghiệp… bằng phương pháp SWOT

Trong đó: Xây dựng sơ đồ Venn mối quan hệ giữa lâm nghiệp với các ngành nghề khác: Thể hiện mối quan hệ trực tiếp, gián tiếp, mức độ tác động của các ngành khác như: Kiểm lâm, Văn hoá thông tin, Nông nghiệp, Du lịch đối với tài nguyên rừng của BQL rừng phòng hộ hồ Yên Lập

Trang 28

Chương 3 ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU

3.1 Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu

+ Phía Bắc giáp: Tỉnh Bắc Giang;

+ Phía Nam giáp: Thị xã Quảng Yên và Thành Phố Hạ Long;

+ Phía Đông giáp: Lâm trường Hoành Bồ huyện Hoành Bồ;

+ Phía Tây giáp: Thành Phố Uông Bí

Hình 3.1 Bản đồ vị trí, địa lý khu rừng phòng hộ hồ Yên Lập

Trang 29

3.1.2 Địa hình

Địa hình địa thế của lưu vực hồ Yên Lập thuộc vùng đồi núi có độ dốc cao với nhiều sông, suối, khe rãnh chia cắt và được chia thành hai phần Bắc Nam rõ rệt bởi thung lũng và đồng bằng nằm trong hai xã Bằng Cả và Quảng La

Khu vực phía Bắc đa số thuộc kiểu địa hình núi cao, có độ dốc mạnh

3.1.3 Thổ nhưỡng

Đất trong lưu vực chủ yếu là đất Feralit màu vàng, đỏ có tầng trung bình Độ dày tầng đất trung bình từ 30 - 80 cm Thành phần cơ giới của đất từ thịt nhẹ đến thịt trung bình Địa chất thổ nhưỡng trong khu vực hồ Yên Lập tỉnh Quảng Ninh điển hình là nền địa chất trầm tích Đá mẹ gồm có các loại chủ yếu sau:

- Bắc lưu vực gồm các loại đá mẹ: sa thạch, phiến thạch sét, phấn a;

- Nam khu lưu vực gồm các loại: sa thạch, cuội kết, sạn kết

3.1.4 Khí hậu

Vùng dự án có kiểu khí hậu nhiệt đới, chia thành hai mùa rõ rệt, mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10 với lượng mưa bình quân 1.800 đến 2.000 mm, mưa tập trung vào tháng 6 đến tháng 9 Về mùa mưa hay có mưa lớn kéo dài gây ra lũ lụt cục bộ

Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau, trong thời

kỳ này thường có gió mùa Đông Bắc, thời tiết lạnh, hanh khô làm cho đất đai trở lên thiếu nước ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng

Trang 30

- Về chế độ nhiệt: Nhiệt độ không khí bình quân năm > 20,50C, mùa Đông 12,10

C vào tháng 1 và mùa hè 280C vào tháng 7 Mùa Đông thường đến sớm nhiệt độ có thể xuống thấp dưới 100

Nhìn chung nhân tố khí hậu có nhiều đặc điểm thuận lợi cho quá trình sinh trưởng và phát triển của cây nhiệt đới, á nhiệt đới Tuy nhiên, cũng gây không ít khó khăn đến việc tổ chức sản xuất, đi lại và sinh hoạt

3.1.5 Thủy văn

Trong khu vực hình thành một con sông lớn (sông Míp) có chiều dài

35 km bắt đầu từ thượng lưu thuộc xã Tân Dân đến hạ lưu của phường Đại Yên Trên dòng sông này đã được nhà nước đầu tư xây dựng một công trình thuỷ lợi cấp nhà nước với diện tích của lưu vực 17.640 ha có dung tích chứa

125 triệu m3 phục vụ cho sản xuất nông nghiệp thuộc thị xã Quảng Yên và một phần của thành phố Uông Bí với diện tích trên 11.000 ha cũng như nước sinh hoạt cho nhân dân các xã thuộc đảo Hà Nam, thị xã Quảng Yên Mặt khác, nơi đây còn tạo ra một cảnh quan sơn thuỷ phục vụ cho nhu cầu du lịch sinh thái

Với điều kiện khí hậu thủy văn như trên có thuận lợi cho công tác khoanh nuôi tái sinh phục hồi rừng Lượng mưa hàng năm lớn kéo dài nên rất đảm bảo lưu lượng nước trong hồ để cung cấp phục vụ cho các vùng lân cận

Trang 31

3.1.6 Tài nguyên sinh vật rừng

(1) Tài nguyên thực vật rừng

Trên cơ sở phân loại Thảm thực vật rừng Việt Nam của GS TS Thái Văn Trừng, thảm thực vật của khu rừng phòng hộ lưu vực hồ Yên Lập, Quảng Ninh có thể xếp vào các kiểu rừng và thảm tươi như sau:

* Rừng kín thường xanh chủ yếu cây lá rộng á nhiệt đới núi thấp: Phân

bố ở độ cao 700 m trở lên, đây là đai phân bố chiếm ưu thế của khu hệ thực vật á nhiệt đới, với các loài cây trong họ Long não (Lauraceae); Dẻ (Fagaceae) kiểu này còn rất ít, kết cấu tầng tán tương đối ổn định

- Tầng cây gỗ: Chia làm 2 tầng phụ là tầng vượt tán (A1) và tầng (A2) Thành phần thực vật trong kiểu rừng này là: Vối thuốc, Dẻ cau lá bạc, Dẻ cau

lá nhọn, Giổi đỏ, Trứng gà ba gân, Kháo đá, Chẹo núi, Chân chim lá dầy…

- Tầng cây bụi, thảm tươi: Thành phần gồm Lấu, Trọng đũa, Trọng đũa

lá khôi, Găng…

- Tầng thảm tươi gồm: Các loài Quyết thực vật, Mua đất, Thạch tùng, Rêu, Bảy lá một hoa, Lan hài, Lan 1 lá, Địa lan…

- Tầng tre nứa và thực vật ngoại tầng:

+ Thành phần chủ yếu: Trúc, Tre sặt, mật độ > 10.000 cây/ha;

+ Thực vật ngoại tầng: Phong lan, dây leo nhỏ thuộc họ Na, họ Trúc đào… đáng chú ý là dây bình vôi, Ngũ gia bì… là loài quý hiếm

- Tầng tái sinh: Mật độ cây tái sinh từ 1.000 - 1.200 cây/ha, trong đó có các loài quý hiếm như: Kim giao, Thông tre, Thông nàng…

- Các ưu hợp rừng chủ yếu:

+ Vối thuốc, Dẻ gai lá bạc, Chẹo núi: phân bố ở sườn giữa độ cao 800 m; + Giẻ cau, Giổi đỏ, Vối thuốc, Chẹo núi, Chè hồi: phân bố ở sườn cao,

độ cao 900 - 1.000 m

Trang 32

+ Trúc, Kháo, Chè đuôi lươn: phân bố ở sườn trên, độ cao 800 - 900 m

* Rừng kín lá rộng thường xanh mưa mùa nhiệt đới: Kiểu rừng này

phân bố ở độ cao dưới 700 m, rừng ở đây đã bị khai thác, kết cấu tầng tán không ổn định Căn cứ vào mức độ tác động và sự phục hồi của rừng chia làm 4 loại rừng chính: Rừng ít bị tác động, rừng bị tác động nhẹ, rừng bị tác động mạnh và rừng phục hồi Đáng chú ý nhất là rừng ít bị tác động, rừng vẫn giữ được cấu trúc gần như nguyên trạng và đặc trưng cho vùng Đông Bắc, rừng gồm 6 tầng:

+ Tầng cây gỗ: Thành phần các loài thực vật cơ bản trong kiểu rừng kín

lá rộng thường xanh mưa mùa nhiệt đới núi thấp, gồm 3 tầng: A1, A2, A3;

+ Tầng cây bụi: Không cao quá 5 m bao gồm các loài thực vật: Lấu, Trọng đũa, Bồ cu vẽ, Mua cây cao, Đỏ ngọn, Sầm sì, Hoắc quang tía…;

+ Tầng thảm tươi: Bao gồm các loài cỏ, ráy, Sa nhân, các loài Quyết thực vật, Địa lan…;

+ Tầng tre nứa thường tạo thành tầng riêng ở những nơi sáng và tạo tầng không liên tục dưới tán rừng Thành phần thực vật là Giang, Tre sặt, Vầu…;

+ Thực vật ngoại tầng chủ yếu các loài: Phong lan, dây leo thuộc họ

Na, Trinh nữ, họ Vang, họ Đậu, họ Trúc đào… trong dây leo đáng chú ý là loài Ba kích, dây đau xương, dây bình vôi, dây hoằng đằng, dây ngũ gia bì…

là các loài quý hiếm;

+ Tầng tái sinh: mật độ cây tái sinh từ 5.000 - 8.000 cây/ha, trong đó có các loài quý hiếm như: Kim giao, Thông tre, Thông nàng, Hồng tùng…;

- Các ưu hợp chủ yếu của kiểu rừng:

+ Lim xanh, Gụ lau, Dẻ gai, Chẹo: Phân bố sườn dông có độ cao < 400 m; + Re, Gội, Dẻ gai: Phân bố sườn giữa độ cao 400 - 600 m;

Trang 33

+ Dẻ gai; Gội; Trám; Kháo: Phân bố sườn giữa, độ cao 400 - 600 m; + Sồi phảng, Chè rừng, Trâm: Phân bố sườn giữa, độ cao 400 - 600 m; + Trâm, Kháo, Dẻ gai, Chè đuôi lươn: Phân bố sườn trên, độ cao 600 - 800 m; + Trâm, Kháo, Sồi lông, Tre sặt: Phân bố sườn dông độ cao 400 - 800 m

* Rừng thứ sinh nhân tác (rừng trồng): Rừng trồng trong khu rừng

phòng hộ lưu vực hồ Yên Lập chủ yếu là: Thông, Bạch đàn, Keo… các loài cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt, riêng rừng Bạch đàn và Keo cần thiết phải được để trồng thay thế bằng các loài cây bản địa có giá trị phòng hộ và cảnh quan hơn

* Thảm cỏ cây bụi: Loài thực vật chủ yếu là Sim, Mua, Lau lách…

Thảm này cần được phục hồi rừng bằng các biện pháp trồng mới trên các trạng thái (IA, IB) và thực hiện khoanh nuôi tái sinh tự nhiên trên các trạng thái có cây gỗ rải rác (IC), để tăng độ che phủ của rừng Tuy nhiên, cũng cần giữ lại một số diện tích trạng thái có cây bụi, cỏ để cung cấp thức ăn cho các loài động vật móng guốc cũng như tạo môi trường sống cho các loài chim, thú khác

(2) Tài nguyên động vật rừng:

Khu hệ động vật trong lưu vực rừng phòng hộ hồ Yên Lập tuy đã chịu sức ép nặng nề từ hoạt động săn bắn của người dân địa phương nhưng và số lượng các loài đã giảm nhiều so với những năm trước đây Tuy nhiên, hiện nay trong lưu vực vẫn còn những loài động vật quy hiếm cần được bảo vệ, có thể kể đến một số loài như sau:

Trang 34

Bảng 3.1 Các loài động vật quý hiếm trong khu vực nghiên cứu

1 Cu li lớn Nycticebus coucang

2 Rái cá thường Lutra lutra

3 Sóc bay lớn Ptaurista pyaurista

6 Rắn ráo trâu Ptuas mucosus

7 Hổ mang chúa Ophiphagus hannal

8 Hổ mang bành Naja naja

9 Cạp nong Bungaras fasciatus

10 Cóc rừng Bufo galeatus

Nguồn: áo cáo đầu tư xây dựng rừng phòng hộ hồ Yên Lập (2000)

3.2 Điều kiện kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu

3.2.1 Điều kiện kinh tế

Kinh tế có vai trò rất quan trọng đối với đời sống vật chất và tinh thần của con người Khi nền kinh tế của địa phương phát triển sẽ có tác động tốt đến ý thức chấp hành pháp luật của Nhà nước nói chung và ý thức bảo vệ rừng nói riêng Trong điều kiện ngược lại, con người thậm chí sẽ có những hoạt động tiêu cực vào tài nguyên rừng như săn bắt, khai thác trái phép, lấn chiếm đất rừng để thực hiện các mục đích khác nhằm thoả mãn mục đích kinh tế

Trong những năm qua, mặc dù đã có sự nỗ lực phấn đấu của nhiều cấp nhiều ngành, song cho đến nay nền kinh tế của người dân trong khu vực vẫn còn gặp nhiều khó khăn nên các hoạt động xâm hại đến tài nguyên rừng và đất rừng vẫn thường xuyên xảy ra

Trang 35

Qua quá trình thu thập các thông tin, nghiên cứu đánh giá tình hình kinh tế của hai bộ phận là cán bộ công nhân viên thuộc BQL rừng phòng hộ

Hồ Yên Lập và người dân trong khu vực Kết quả như sau:

(1) Đối với cán bộ công nhân viên thuộc BQL rừng phòng hộ hồ Yên Lập

Nguồn thu nhập chủ yếu là từ lương và chi phí quản lý các chương trình thuộc Dự án bảo vệ và phát triển rừng Thu nhập bình quân đầu người khoảng 85 triệu đồng/người/ năm

(2) Tình hình phát triển kinh tế các xã khu vực nghiên cứu

Người dân các xã trong lưu vực rừng phòng hộ hồ Yên Lập sống chủ yếu bằng nghề nông nghiệp nhưng đồng ruộng chênh cao, đất không mầu mỡ, vốn đầu tư thấp, năng suất lúa đạt chưa cao, đời sống nhân dân gặp khôntg ít khó khăn Trong những năm qua nhờ có Dự án phát triển lâm nghiệp lưu vực rừng phòng hộ hồ Yên Lập, chương trình xây dựng nông thôn đã giải quyết công ăn việc làm cho hàng ngàn hộ gia đình, nạn khai thác than trái phép và phá rừng giảm, văn hoá xã hội trong những năm gần đây đã có chuyển biến tích cực, phong trào nhà nước và nhân dân cùng làm đã được chính quyền các cấp phát động rộng khắp nên nhiều công trình xây dựng mang tính chiến lược

về điện, đường, trường, trạm, bưu điện văn hoá đã được xây dựng

3.2.2 Điều kiện xã hội

(1) Dân số, dân tộc, lao động

Dân số lưu vực rừng phòng hộ hồ Yên Lập là 2.290 hộ với 8.291 người, mật độ dân số 47 người/km2

Trên địa bàn huyện có 3 dân tộc anh em sinh sống là Kinh, Dao và Tày, trong đó người Kinh chiếm 85,8% dân số, người Dao chiếm 11,8% dân số, người Tày chiếm 2,4% dân số

Trong đó số người trong độ tuổi lao động chiếm khoảng 40% tương đương khoảng 3.500 người Trong đó lao động trong lĩnh vực nông lâm nghiệp trên địa bàn các chiếm tỷ trọng khá cao, năm 2015 chiếm tỷ trọng khoảng 60%

Trang 36

- Về trình độ lao động: Số lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật chiếm khoảng 20% trong tổng số lao động toàn khu vực Tỷ lệ lao động qua đào tạo chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu hiện tại và tiếp cận công nghệ tiên tiến

Bảng 3.2 Tổng hợp số hộ gia đình và nhân khẩu của từng xã, phường

trong khu vực nghiên cứu

Bảng 3.3 Tổng hợp số nhân khẩu của các dân tộc có trong

khu vực nghiên cứu

Trang 37

Ninh Hồ Yên Lập đã bắt đầu xây dựng hồ vào năm 1975, tới năm 1991 đã vận hành bắt đầu tham gia chống lũ cho hạ lưu và hồ được chính thức đưa vào

sử dụng Hồ có khả năng tích một lượng nước khổng lồ đến 125 triệu m3nhằm giải quyết những nhiệm vụ chính như sau:

- Cung cấp nước ngọt phục vụ sinh hoạt, nông nghiệp cho các huyện Hoành Bồ, Tp Uông Bí, Hạ Long và thị xã Quảng Yên;

- Thuỷ sản, cải tạo môi trường vùng và phát triển du lịch

Nhận thức rõ tầm quan trọng của rừng phòng hộ hồ Yên Lập, ngày 15/6/1991 UBND tỉnh Quảng Ninh đã ra Quyết định số 472 QĐ/UB V/v thành lập Ban quản lý công trình trồng rừng tỉnh Quảng Ninh; tại Quyết định số: 990 QĐ/UB ngày 20/5/1995 V/v tách ban quản lý công trình trồng rừng thành 02 Ban riêng biệt, trong đó có Ban quản lý rừng phòng hộ hồ Yên Lập trực thuộc Sở Nông lâm ngư nghiệp

Ban quản lý rừng phòng hộ hồ Yên Lập được thành lập có chức năng bảo vệ và phát triển rừng trên diện tích đất của 04 xã Tân Dân, Bằng Cả, Quảng La, Dân Chủ, thuộc huyện Hoành Bồ và 03 phường: Đại Yên, Việt Hưng thuộc Tp Hạ Long; phường Minh Thành thuộc thị xã Quảng Yên Tổng diện tích tự nhiên lưu vực rừng phòng hộ hồ Yên Lập là 17.640 ha

- Về giao thông trong vùng có 76 km đường ô tô, 45 km đường dân sinh Giao thông đi lại khó khăn và xuống cấp trên đường quốc lộ 279 bắt đầu

từ đèo Hạ Mi đến thị trấn Trới huyện Hoành Bồ

Trang 38

Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1 Đặc điểm tài nguyên rừng và đất đai khu vực nghiên cứu

4.1.1 Hiện trạng tài nguyên rừng và đất rừng

Theo kết quả theo dõi diễn biến tài nguyên rừng năm 2017 của BQL rừng phòng hộ hồ Yên Lập và kết quả điều tra thăm dò trữ lượng trên các ÔTC tại thực địa vào tháng 8/2018 Tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp do BQL rừng phòng hộ hồ Yên Lập quản lý là 10.957,31 ha; Trong đó:

- Diện tích rừng tự nhiên: 8.406,2 ha;

- Tổng diện tích rừng trồng hiện có: 1.641,01 ha;

- Tổng diện tích đất trống: 719,0 ha;

- Đất khác: 191,0 ha

Chi tiết được tổng hợp theo biểu 4.1

Hình 4.1 Biểu đồ phân bố loại đất loại rừng khu vực nghiên cứu

Trang 39

Nguồn: ộ phận kỹ thuật, L rừng phòng hộ hồ Yên Lập (Kết quả theo

dõi diễn biến tài nguyên rừng năm 2017)

Trang 40

Hình 4.2 Bản đồ hiện trạng rừng phòng hộ hồ Yên Lập

4.1.2 Đặc điểm loại đất, loại rừng

- Rừng trung bình (IIIa2): Diện tích 8,9 ha, chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng diện tích đất có rừng; Loại rừng này đã có thời gian phục hồi sau khai thác, cấu trúc tầng tán 2 - 3 tầng Độ tàn che 0,6 - 0,7, chiều cao bình quân 15

m, đường kính bình quân 22 - 24 cm, mật độ 550 cây/ha, trữ lượng bình quân

80 - 120 m3/ha Thành phần loài chủ yếu là Dẻ, Re, Táu Muối, Lim xanh, Lim xẹt, Ràng ràng, Trám Mật độ cây tái sinh > 800 - 1.000 cây/ha

- Rừng nghèo (IIIa1): Diện tích 830,9 ha, chiếm 8,27% diện tích đất có rừng, phân bố hầu hết ở các tiểu khu trong vùng Dự án Rừng bị khai thác quá

Ngày đăng: 21/06/2021, 06:19

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ban quản lý rừng phòng hộ hồ Yên Lập (2015), Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của L rừng phòng hộ hồ Yên Lập giai đoạn 2015 - 2020, Hoành Bồ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của L rừng phòng hộ hồ Yên Lập giai đoạn 2015 - 2020
Tác giả: Ban quản lý rừng phòng hộ hồ Yên Lập
Năm: 2015
2. Ban quản lý rừng phòng hộ hồ Yên Lập (2017), an hành quy chế làm việc của L rừng phòng hộ hồ Yên Lập thuộc Chi cục Kiểm lâm uảng Ninh, Hoành Bồ Sách, tạp chí
Tiêu đề: an hành quy chế làm việc của L rừng phòng hộ hồ Yên Lập thuộc Chi cục Kiểm lâm uảng Ninh
Tác giả: Ban quản lý rừng phòng hộ hồ Yên Lập
Năm: 2017
3. Ban quản lý rừng phòng hộ hồ Yên Lập (2017), áo cáo việc thực hiện về quản lý, sử dụng đất đai tại L rừng phòng hộ hồ Yên Lập, Hoành Bồ Sách, tạp chí
Tiêu đề: áo cáo việc thực hiện về quản lý, sử dụng đất đai tại L rừng phòng hộ hồ Yên Lập
Tác giả: Ban quản lý rừng phòng hộ hồ Yên Lập
Năm: 2017
4. Đỗ Thị Ngọc Bích (2009), “Chứng chỉ rừng và kinh doanh sản phẩm gỗ”, Kỷ yếu hội thảo quản lý rừng bền vững trong bảo vệ môi trường và phát triển nông thôn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Chứng chỉ rừng và kinh doanh sản phẩm gỗ”
Tác giả: Đỗ Thị Ngọc Bích
Năm: 2009
5. Bộ Nông nghiệp và PTNT (2007), Chiến lược phát triển Lâm nghiệp iệt Nam giai đoạn 2006 - 2020, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược phát triển Lâm nghiệp iệt Nam giai đoạn 2006 - 2020
Tác giả: Bộ Nông nghiệp và PTNT
Năm: 2007
6. Bộ Nông nghiệp &amp;PTNT (2005), uyết định số 40/2005/ Đ-BNN ngày 7/7/2005 của ộ NN-PTNT về an hành uy chế khai thác gỗ và lâm sản khác, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: uyết định số 40/2005/ Đ-BNN ngày 7/7/2005 của ộ NN-PTNT về an hành uy chế khai thác gỗ và lâm sản khác
Tác giả: Bộ Nông nghiệp &amp;PTNT
Năm: 2005
7. Bộ Nông nghiệp và PTNT (2014), Thông tư 38/2014/TT- NNPTNT hướng dẫn về phương án quản lý rừng bền vững, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư 38/2014/TT- NNPTNT hướng dẫn về phương án quản lý rừng bền vững
Tác giả: Bộ Nông nghiệp và PTNT
Năm: 2014
8. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2017), uyết định số 2311/ Đ- TNMT về việc phê duyệt và công bố kết quả thống kê diện tích đất đai năm 2016, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: uyết định số 2311/ Đ- TNMT về việc phê duyệt và công bố kết quả thống kê diện tích đất đai năm 2016
Tác giả: Bộ Tài nguyên và Môi trường
Năm: 2017
9. Đặng Đình Bôi và Hoàng Hữu Cải (2000), "Một số khái niệm về chứng nhận rừng và quản lý rừng bền vững", Hội thảo quốc gia về quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số khái niệm về chứng nhận rừng và quản lý rừng bền vững
Tác giả: Đặng Đình Bôi và Hoàng Hữu Cải
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 2000
10. Nguyễn Văn Bông (2012), Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng phòng hộ trạng thái IIa hồ Yên Lập tỉnh uảng Ninh, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng phòng hộ trạng thái IIa hồ Yên Lập tỉnh uảng Ninh
Tác giả: Nguyễn Văn Bông
Năm: 2012
11. Đào Thị Minh Châu, Suree (2004), Đánh gia tình hình khai thác sử dụng lâm sản ngoài gỗ và đề xuất giải pháp quản lý rừng bền vững ở Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống, Đại học Vinh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh gia tình hình khai thác sử dụng lâm sản ngoài gỗ và đề xuất giải pháp quản lý rừng bền vững ở Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống
Tác giả: Đào Thị Minh Châu, Suree
Năm: 2004
13. Lê Khắc Côi (2009), “Tóm lược tình hình lâm nghiệp và chứng chỉ rừng thế giới, chứng chỉ rừng ở iệt Nam”. Kỷ yếu hội thảo quản lý rừng bền vững trong bảo vệ môi trường và phát triển nông thôn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Tóm lược tình hình lâm nghiệp và chứng chỉ rừng thế giới, chứng chỉ rừng ở iệt Nam”
Tác giả: Lê Khắc Côi
Năm: 2009
15. Ngọc Lê Huy (2012), Đánh giá kết quả thực hiện Dự án 661 tại khu vực rừng phòng hộ hồ Yên Lập, tỉnh uảng Ninh giai đoạn 1998 - 2010, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá kết quả thực hiện Dự án 661 tại khu vực rừng phòng hộ hồ Yên Lập, tỉnh uảng Ninh giai đoạn 1998 - 2010
Tác giả: Ngọc Lê Huy
Năm: 2012
16. Nguyễn Ngọc Lung (1998), “Hệ thống quản lý rừng và các chính sách lâm nghiệp iệt Nam”, Hội thảo quốc gia về quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Hệ thống quản lý rừng và các chính sách lâm nghiệp iệt Nam”
Tác giả: Nguyễn Ngọc Lung
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 1998
18. Oli Krishna Prasad (ed) (1999), Collaborative Management of Protected Areas in the Asian Region, Kathmandu, IUCN Nepal Sách, tạp chí
Tiêu đề: Collaborative Management of Protected Areas in the Asian Region, Kathmandu
Tác giả: Oli Krishna Prasad (ed)
Năm: 1999
19. Nguyễn Văn Quang (2016), Nghiên cứu giải pháp phục hồi và nâng cao chất lượng rừng phòng hộ hồ Yên Lập, tỉnh uảng Ninh, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Lâm nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu giải pháp phục hồi và nâng cao chất lượng rừng phòng hộ hồ Yên Lập, tỉnh uảng Ninh
Tác giả: Nguyễn Văn Quang
Năm: 2016
20. Hồ Việt Sắc (1998), “ uản lý bền vững rừng khộp ở Ea Sup-Đắc Lắc”, Hội thảo quốc gia về quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng, Nxb Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: uản lý bền vững rừng khộp ở Ea Sup-Đắc Lắc”
Tác giả: Hồ Việt Sắc
Nhà XB: Nxb Hà Nội
Năm: 1998
21. Đỗ Đình Sâm (1998), “Du canh với vấn đề quản lý rừng bền vững ở iệt Nam”, Hội thảo quốc gia về quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Du canh với vấn đề quản lý rừng bền vững ở iệt Nam”
Tác giả: Đỗ Đình Sâm
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 1998
22. Thủ tướng Chính phủ (2015), uyết định 17/2015/ Đ-TTg uy chế quản lý rừng phòng hộ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: uyết định 17/2015/ Đ-TTg uy chế quản lý rừng phòng hộ
Tác giả: Thủ tướng Chính phủ
Năm: 2015
24. Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh (2013), uyết định 2040/ Đ-UBND giao 10.605,46 ha đất (không thu tiền sử dụng đất) cho an quản lý rừng phòng hộ hồ Yên Lập để bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ hồ Yên Lập tại xã ằng Cả, Tân Dân, uảng La, Dân Chủ, huyện Hoành ồ, Quảng Ninh Sách, tạp chí
Tiêu đề: uyết định 2040/ Đ-UBND giao 10.605,46 ha đất (không thu tiền sử dụng đất) cho an quản lý rừng phòng hộ hồ Yên Lập để bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ hồ Yên Lập tại xã ằng Cả, Tân Dân, uảng La, Dân Chủ, huyện Hoành ồ
Tác giả: Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh
Năm: 2013

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w