TÌM HIỂU về QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG

36 723 4
TÌM HIỂU về QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TÌM HIỂU về QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC  MÔN HỌC: QUẢN TRỊ SẢN XUẤT VÀ ĐIỀU HÀNH TÌM HIỂU VỀ QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNGỨNG DỤNG THỰC TẾ TẠI CÔNG TY KODA INTERNATIONAL GVHD :PGS.TS HỒ TIẾN DŨNG NHÓM : 5 LỚP : ĐÊM 5 KHÓA 22 TPHCM, THÁNG 07 NĂM 2013 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU Quản trị sản xuất điều hành là một khoa học và cũng là một nghệ thuật trong quản trị. Do đó mà môn học quản trị sản xuất điều hành là môn hoc vô cùng quan trọng đối với sinh viên theo học ngành Quản trị kinh doanh. Trong môn học này, có thể nói vấn đề quản trị chuỗi cung ứng là một vấn đề tuy mới nhưng lại vô cùng cần thiết trong xu thế quản trị doanh nghiệp hiện nay. Sự khan hiếm nguồn tài nguyên thiên nhiên và quá trình toàn cầu hoá đã gây sức ép rất lớn lên nền kinh tế Thế giới, làm cho sự cạnh tranh ngày càng gay gắt. Các công ty buộc phải liên kết lại với nhau để củng cố sức mạnh, giảm chi phí và tăng lợi thế cạnh tranh. Sự liên kết đó đã hình thành nên những chuỗi cung ứng khổng lồ, chúng ngày càng lớn mạnh, vượt qua lãnh thổ các quốc gia đến những nơi có nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào và chi phí lao động thấp. Tại những nước này, các công ty riêng lẻ cũng liên kết lại với nhau như một xu thế tất yếu để tồn tại và phát triển. Xu hướng này làm thay đổi diện mạo của hoạt động sản xuất kinh doanh truyền thống. Tại Việt Nam, chúng ta cũng không là trường hợp ngoại lệ. Trên thực tế, các nhà quản lý làm thế nào có thể kiểm soát và nâng cao hiệu suất hoạt động để tăng cường khả năng cạnh tranh của các chuỗi này? Chuỗi cung ứng công ty đang gặp phải các vấn đề? Tình trạng khan hiếm nguồn nguyên liệu? Sự gia tăng đột ngột tỉ lệ phế phẩm và sự phàn nàn của khách hàng? Làm thế nào để tăng sức cạnh tranh của công ty trước tình hình mới? Chính vì những lý do đó, đề tài đi sâu nghiên cứu về quản trị chuỗi cung ứng và những cách thức cải tiến hiệu suất hoạt động chuỗi cung ứng, liên hệ phân tích đánh giá với tình hình thực tế Việt Nam, cuối cùng ứng dụng vào việc cải tiến hiệu suất hoạt động của một chuỗi cung ứng cụ thể (chuỗi cung ứng công ty Koda). 2 Bài làm gồm 2 phần chính: PHẦN I: TÌM HIỂU LÝ THUYẾT VỀ QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG PHẦN II: QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG TẠI CÔNG TY TNHH KODA INTERNATIONAL (KODA) PHẦN I: TÌM HIỂU LÝ THUYẾT VỀ QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG Chuỗi cung ứng là chuỗi thông tin và các quá trình kinh doanh cung cấp một sản phẩm hay một dịch vụ cho khách hàng từ khâu sản xuất và phân phối đến người tiêu dùng cuối cùng. Nhà cung cấp 3 Khách hàng Dự báo Đặt hàng Phát hành Xác nhận Cung ứng Phát hành hóa đơn Trả tiền Chuỗi các quá trình trong Chuỗi Cung Ứng I. Khái niệm quản trị chuỗi cung ứng 1. Mô hình của chuỗi cung ứng: 4 Các nhà máy Các nhà cung cấp Các nhà kho Nhà bán lẻ Khách hàng Mô hình chuỗi cung ứng điển hình Quản trị chuỗi cung ứng là hoạch định, thiết kế và kiểm soát luồng thông tin và nguyên vật liệu theo chuỗi cung ứng nhằm đạt được những yêu cầu của khách hàng một cách có hiệu quả ở thời điểm hiện tại và trong tương lai. Quản trị chuỗi cung ứng là sự phối kết hợp nhiều thủ pháp nghệ thuật và khoa học nhằm cải thiện cách thức các công ty tìm kiếm những nguồn nguyên liệu thô cấu thành sản phẩm/dịch vụ, sau đó sản xuất ra sản phẩm/dịch vụ đó và phân phối tới các khách hàng. Điều quan trọng đối với bất kỳ giải pháp quản trị chuỗi cung ứng nào, dù sản xuất hàng hoá hay dịch vụ, chính là việc làm thế nào để hiểu được sức mạnh của các nguồn tài nguyên và mối tương 5 quan giữa chúng trong toàn bộ dây chuyền cung ứng sản xuất. Về cơ bản, quản trị chuỗi cung ứng sẽ cung cấp giải pháp cho toàn bộ các hoạt động đầu vào của doanh nghiệp, từ việc đặt mua hàng của nhà cung cấp, cho đến các giải pháp tồn kho an toàn của công ty. Trong hoạt động quản trị, quản trị chuỗi cung ứng cung cấp những giải pháp mà theo đó, các nhà cung cấp và công ty sản xuất sẽ làm việc trong môi trường cộng tác, giúp cho các bên nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và phân phối sản phẩm/dịch vụ tới khách hàng. Quản trị chuỗi cung ứng tích hợp hệ thống cung ứng mở rộng và phát triển một môi trường sản xuất kinh doanh thực sự, cho phép công ty của bạn giao dịch trực tiếp với khách hàng và nhà cung cấp ở cả hai phương diện mua bán và chia sẻ thông tin. Có 3 điểm chính về tính năng động của chuỗi cung ứng: - Chuỗi cung ứng là một hệ thống có tính tương tác rất cao. Các quyết định ở mỗi bộ phận của chuỗi cung ứng ảnh hưởng đến các bộ phận khác. - Chuỗi cung ứng có ảnh hưởng rất lớn đến sự thay đổi của nhu cầu. Kho và nhà máy phải đảm bảo để đáp ứng đầy đủ đối với các đơn hàng lớn. Thậm chí nếu các thông tin hoàn hảo tại các kênh, sẽ cơ một phản ứng nhanh trong chuỗi cung ứng từ thời gian bổ sung. - Cách tốt nhất để cải thiện chuỗi cung ứng là rút ngắn thời gian bổ sung và cung cấp thông tin về nhu cầu thực tế đến tất cả các kênh phân phối. Thời gian trong chuỗi cung ứng chỉ dùng để tạo ra sự thay đỏi trong các đơn đặt hàng và hàng tồn kho. Dự đoán sự thay đổi nhu cầu cũng có thể làm giảm ảnh hưởng của những thay đổi thực tế, và quản trị nhu cầu có thể làm ổn thỏa những thay đổi của nhu cầu. 2. Sự phối hợp trong chuỗi cung ứng: Một trong những cách tốt nhất để đạt được những thay đổi cần thiết trong quá trình quản trị chuỗi cung ứng một cách hiệu quả là tăng sự phối hợp trong bộ phận và giữa các tổ chức. Các cty có thể tổ chức nhiều nhóm chức năng , những nhóm chức năng này sẽ quản lý những mảng khác nhâu trong chuỗi cung ứng . Có một vài cách để tăng cường sự phối hợp bao gồm lập các đội nhóm giữa các đơn vị chức năng , tạo mối quan hệ hợp tác với khách hàng và với NCC, cải tiến hệ thống thông tin tốt hơn, cơ cấu gọn nhẹ hơn . mỗi bộ phận trong cơ chế này nhằm hướng con người làm việc tập thê với nhau vì một mục tiêu chung hơn là mục tiêu của cá nhân hay của phòng ban riêng biệt. Nhiều doanh nghiệp vẫn xem quản trị chuỗi cung ứng như là một phần của kiểm soát chi phí, họ cho rằng mỗi nhà quản trị chuỗi cung ứng khác nhau thì mục tiêu quản lý chi phí cũng khác nhau. Quản trị chuỗi cung ứng như vậy chắc chắn sẽ thất bại. Phải phối hợp tổng thể các nhà lãnh đạo của các tổ chức trong chuỗi cung ứng Nhận thức về tầm quan trọng của vấn đề trên, các nhà QT hiểu rằng giải pháp duy nhất là tăng sự hợp tác giữa các bộ phận có liên quan trong chuỗi cung ứng như một hệ thống thống nhất. 6 II. Các tiêu chuẩn đo lường hiệu quả thực hiện chuỗi cung ứng Đo lường hiệu quả chuỗi cung ứng là công việc rất cần thiết nhằm hướng đến việc cải tiến và đặt mục tiêu cải tiến chuỗi một cách có hiệu quả Có 4 tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả thực hiện chuỗi cung ứng: giao hàng, chất lượng, thời gian và chi phí 1. Tiêu chuẩn giao hàng: Tiêu chí này đề cập đến giao hàng đúng hạn được biểu hiện bằng tỉ lệ phần trăm của các đơn hàng được giao đầy đủ về số lượng và đúng ngày khách hàng yêu cầu trong tổng số đơn hàng. Cần định nghĩa rõ thế nào là giao hàng đúng hạn? Khái niệm này phải được hiểu rõ giữa nhà cung ứng và nhà đánh giá. Chú ý rằng các đơn hàng các đơn hàng không được tính là giao hàng đúng hạn nếu như một phần đơn hàng được thực hiện khi khách hàng không có hàng giao theo đúng yêu cầu. Đây là tiêu thức rất chặt chẽ, khắt khe và khó thực hiện nhưng lại là tiêu chí đo lường hiệu quả trong việc giao toàn bộ đơn hàng cho khách khi họ yêu cầu 2. Tiêu chuẩn chất lượng Chất lượng được đánh giá thông qua mức độ hài lòng của khách hàng hay sự thỏa mãn về sản phẩm của khách hàng. Đầu tiên về chất lượng có thể được đo lường thông qua những điều mà khách hàng cần (Thang đo Likert) Thiết kế bảng câu hỏi để đo lường biến độc lập về sự thỏa mãn của khách hàng Chúng tôi đã đáp ứng nhu cầu của quý khách ở mức nào? Quý khách hài lòng như thế nào về tất cả các sản phẩm quý khách đã sử dụng Quý khách đã giới thiệu bạn bè mua hàng của chúng tôi như thế nào Tỷ lệ phần trăm khách hàng vẫn mua hàng sau khi đã mua ít nhất một lần. Đo lường lòng trung thành của khách hàng là điều mà các công ty cần quan tâm đạt được vì tìm kiếm khách hàng mới thì tốn kém hơn nhiều so với giữ khách hàng hiện tại. Mặt khác dựa trên kết quả so sánh mình với đối thủ cạnh tranh từ đó họ sẽ xem xét cải tiến chuỗi cung ứng của công ty một cách liên tục. 3. Tiêu chuẩn thời gian - Thời gian bổ sung hàng có thể tính trực tiếp từ mức độ tồn kho. Nếu chúng ta có một mức sử dụng cố định lượng hàng kho này thì thời gian tồn kho bằng mức độ tồn kho chia mức sử dụng - Thời gian tồn kho sẽ được tính cho mắc xích trong chuỗi cung ứng (nhà cung cấp, nhà sản xuất, người bán sĩ, người bán lẻ) cộng hết lại để có thời gian bổ sung hàng lại. - Thời gian thu hồi công nợ: đảm bảo cho công ty có lượng tiền để mua sản phẩm vá bán sản phẩm tạo ra vòng luân chuyển hàng hóa, thời hạn thu nợ cộng thêm cho toàn hệ thống 7 chuỗi cung ứng như là chỉ tiêu thời hạn thanh toán. Số ngày tồn kho cộng số ngày chưa thu tiền nợ bằng tổng thời gian của một chu kỳ kinh doanh để tạo ra sản phẩm và nhận được tiến. Chu kỳ kinh doanh = số ngày tồn kho + số ngày công nợ 4. Tiêu chuẩn chi phí Có hai cách đo lường chi phí Một là: công ty đo lường tổng chi phí bao gồm chi phí sản xuất, phân phối, chi phí tồn kho và chi phí công nợ. Những chi phí này thuộc trách nhiệm của những nhà quản lý khác nhau và vì vậy không giảm được tối đa cho tổng chi phí Hai là chi phí cho cả hệ thống cung ứng để đánh giá hiệu quả gia tăng và năng suất sản xuất. Phương pháp đo lường hiệu quả Hi ệ uqu ả = (Doanh S ố –Chi Phí Nguy ê nV ật Li ệ u) Chi phí lao độ ng + chi phí quảnlý Hoạt động chuỗi cung ứng có hiệu quả khi doanh số tăng lên và chi phí giảm xuống. Để quản lý tốt chuỗi cung ứng, cần phải xây dựng các chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt động của nó. Sau khi xây dựng xong những chỉ tiêu đo lường, công ty phải định nghĩa rõ ràng cụ thể mục tiêu để kiếm soát những chỉ tiêu này phù hợp với chiến lược kinh doanh và nhu cầu kinh doanh tổng thể. Bất kỳ mục tiêu nào đó trong từng mắc xích của chuỗi cung ứng cũng mang ý nghĩa tài chính (tiết kiệm chi phí tăng doanh thu) Để cải tiến chuỗi cung ứng, công ty phải quan tâm việc cải cách tổng thể chuỗi cung ứng một cách đồng bộ chứ không phải là từng phần. Vì việc cải tiến từng phần có thể gây hại đến lợi ích của các phần tiếp theo. Lưu ý ở đây cải tiến từng phần gây tác động dây chuyền và khó xử lý. III. Cải tiến cấu trúc chuỗi cung ứng Có 2 cách để cải tiến cấu trúc chuỗi cung ừng bằng cách thay đổi cấu trúc hoặc thay đổi bộ phận của chuỗi cung ứng Thay đổi cấu trúc liên quan đến những thay đổi về vật chất kỹ thuật, trong khi đó thay đổi các bộ phận thì liên quan đến con người và hệ thống. Thay đổi cấu trúc bao gồm những thay đổi về máy móc thiết bị, công suất, kỹ thuật và công nghệ… Những thay đổi này thường là những thay đổi mang tính dài hạn và cần một nguồn vốn đáng kể. Những thay đổi về cấu trúc, sắp xếp lại các yếu tố trong chuỗi cung ứng thường là sự thay đổi lớn và sâu rộng. Thay đổi các bộ phận của chuỗi cung ứng bao gồm con người, hệ thống thông tin, tổ chức, quản lý sản xuất và tồn kho, hệ thống quản lý chất lượng. Những thay đổi này là những thay đổi mang chất nhạy cảm trong chuỗi cung ứng. 8 1. Phương thức thay đổi cấu trúc chuỗi cung ứng a. Thống nhất từ khâu đầu đến khâu cuối theo quy trình khép kín. Cách thức này chỉ ra việc sở hửu trong chuỗi cung ứng . Nếu một nhà sản xuất quyết định mua một công ty phân phối và chỉ phân phối sản phẩm của mình qua công ty đó thôi thì sự thống nhất này là hướng về thị trường. Mặt khác, nếu nhà sản suất mua một công ty cung ứng sản phẩm thì sự thống nhất này là lùi về phía sau của chuỗi cung ứng. Nếu một công ty sở hửu chuỗi cung ứng thì công ty này được hợp nhất theo chiều dọc. b. Đơn giản hóa quá trình chủ yếu. Phường thức này được sử dụng để cải tiến chuỗi cung ứng khi quá trình quá phức tạp, hay quá lỗi thời khi đó cần sự thay đổi. Trong quá trình này người ta điều chỉnh lại những chỗ bị lỗi mà không cần quan tâm đến quá trình hiện tại. Việc này dẫn đến những thay đổi lớn về trình tự và nội dung các công việc được tiến hành trong quá trình cũng như những thay đổi về hệ thống. c. Thay đổi số lượng nhà cung cấp, nhà máy, nhà kho, cửa hàng bán lẽ. Đôi khi hệ thống phân phối không còn giữ đúng hình thức như ban đầu. Hoặc là khi thị trường có sự thay đổi nhiều công ty nhận thấy rằng họ cần có vài nhà máy và nhà kho ở địa điểm khác do vậy họ định hình lại hệ thống, phương tiện sản xuất và phân phối. d. Thiết kế sản phẩn chính. Phương thức này thường được sử dụng để cải tiến chuỗi cung ứng. Trong thực tế nhiều công ty nhận thấy họ có quá nhiều chủng loại hàng hóa, trong đó có vài loại bán rất chậm, vì vậy các sản phẩm này phải được chọn lọc và thiết kế lại. e. Chuyển quá trình hậu cẩn của công ty cho bên thứ 3. Vài công ty chỉ đơn giản là chọn phường án tốt nhất, chuyển tất cả các khâu từ quản lý tồn kho, phân phối và hậu cần cho bên thứ 3. 2. Phương thức thay đổi bộ phận của chuỗi cung ứng a. Sử dụng đội chức năng chéo Hiện nay phương thức này áp dụng rộng rãi trong nhiều công ty. Mục đích của nó là để phố hợp các chức năng đan chéo của rất nhiều phòng ban và bộ phận chức năng của công ty. b. Thực hiện sự cộng tác mang tính đồng đội Tính hợp tác giữa những nhà cung cấp và khách hàng mang đến sự phối hợp các công ty chéo giống như đội chức năng chéo thực hiện sự phối hợp trong công ty. Tính hợp tác của các công ty bắt đầu bởi các hợp đồng liên kết bền chặt được thiết lập trong mối quan hệ kinh doanh lâu dài, gắng liền với lợi ích của nhau. Các đối tác phải đươc xây dựng trên sự tin tưởng nhau để thực hiện công việc này cũng như những đối tác sẽ thiết lập những đội chức năng của các nhân viên từ nhiều công ty khác nhau, làm việc cùng nhau trong những dự án cải tiến quan trọng. 9 c. Giảm thời gian khởi động của các máy móc thiết bị Trong việc cải thiện chuỗi cung ứng, giảm thời gian khởi động của trang thiết bị thật là cần thiết để cho những lô sản phẩm nhỏ hơn có thể tiết kiệm được chi phí sản xuất. Ngay khi kích thước của lô hàng giảm, tồn kho sẽ giảm, hàng hóa sẽ được luân chuyển nhanh hơn, từ đó hàng hóa sẽ đáp ứng được nhu cầu thị trường. Giảm thời gian sắp đặt đòi hỏi thời gian sáng tạo và có thể thực hiện ở bất cứ phần nào của thiết bị sản suất bời sự giản đơn cho sự thay đổi thiết bị trước khi máy móc dừng lại và thực hiện sự thay đổi nhanh chống ngay khi máy móc không còn chạy nữa, vì vậy nó có thể đưa vào sản xuất càng sớm càng tốt. d. Hoàn thiện hệ thống tin Cải thiện hệ thống thông tin là vấn đề quan trọng trong chuỗi cung cấp. Một trong những thay đổi xảy ra là việc dành lấy dữ liệu kinh doanh từ khách hàng và phát triển thông tin này đưa trở lại phục vụ cho chuỗi cung ưng. Nhà cung cấp không chỉ biết nhận đơn hàng của khách hàng của mình mà cũng phải biết nơi kinh doanh và vị trí kho của khách hàng. e. Xây dựng các trạm giao hàng chéo Hàng hóa giao đam xen ở nhiều trạm là một cuộc cách mạng trong vận chuyển đối với nhiều công ty. Ý tưởng can bản là việc giao hàng của nhà cung cấp được diễn ra từ nhiều trạm khác nhau. Những công việc này không tiêu tốn thời gian cho việc kiểm kê kho, nó cũng đơn giản cho việc di chuyển từ một trạm này đến một trạm khác. Có thể đúc kết rằng vừa cải tiến cấu trúc vừa cải tiến cơ sở hạ tầng có thể tạo ra sự thay đổi chính trong chuỗi cung ứng. Nó có thể giúp doanh nghiệp làm giảm tình trạng không chắc chắn, không rõ ràng, hay giảm thời gian cung ứng. Những thay đổi này rất có hiệu quả nhưng đòi hỏi sự phối hợp rộng khắp vừa bên trong và qua nhiều công ty khác nhau. 10 . THUYẾT VỀ QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG PHẦN II: QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG TẠI CÔNG TY TNHH KODA INTERNATIONAL (KODA) PHẦN I: TÌM HIỂU LÝ THUYẾT VỀ QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG. TPHCM VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC  MÔN HỌC: QUẢN TRỊ SẢN XUẤT VÀ ĐIỀU HÀNH TÌM HIỂU VỀ QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG VÀ ỨNG DỤNG THỰC TẾ TẠI CÔNG TY KODA INTERNATIONAL

Ngày đăng: 14/12/2013, 14:45

Hình ảnh liên quan

3. Cơ cấu tổ chức của công ty và tình hình hoạt động kinh doanh 3.1. Sơ đồ tổ chức  - TÌM HIỂU về QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG

3..

Cơ cấu tổ chức của công ty và tình hình hoạt động kinh doanh 3.1. Sơ đồ tổ chức Xem tại trang 12 của tài liệu.
3.2. Tình hình kinh doanh - TÌM HIỂU về QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG

3.2..

Tình hình kinh doanh Xem tại trang 12 của tài liệu.
Bảng 2.2: Tỉ trọng doanh thu của các khách hàng trong chuỗi - TÌM HIỂU về QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG

Bảng 2.2.

Tỉ trọng doanh thu của các khách hàng trong chuỗi Xem tại trang 13 của tài liệu.
Hình 2.3: Chuỗi cung ứng công ty Koda - TÌM HIỂU về QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG

Hình 2.3.

Chuỗi cung ứng công ty Koda Xem tại trang 15 của tài liệu.
Hình 2.4: Phạm vi khảo sát trong chuỗi cung ứng - TÌM HIỂU về QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG

Hình 2.4.

Phạm vi khảo sát trong chuỗi cung ứng Xem tại trang 17 của tài liệu.
Chiến lược của công ty trong tình hình mới là tập trung vào chất lượng sản phẩm, chất lượng cao, giá cao” (Richard Chia) - TÌM HIỂU về QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG

hi.

ến lược của công ty trong tình hình mới là tập trung vào chất lượng sản phẩm, chất lượng cao, giá cao” (Richard Chia) Xem tại trang 17 của tài liệu.
Như vậy mô hình ứng dụng vào việc cải tiến hiệu suất công ty Koda là mô hình được kết hợp có chọn lọc của:  - TÌM HIỂU về QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG

h.

ư vậy mô hình ứng dụng vào việc cải tiến hiệu suất công ty Koda là mô hình được kết hợp có chọn lọc của: Xem tại trang 18 của tài liệu.
Bảng 2.6: Độ tin cậy trong giao hàng của Koda đối với khách hàng - TÌM HIỂU về QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG

Bảng 2.6.

Độ tin cậy trong giao hàng của Koda đối với khách hàng Xem tại trang 19 của tài liệu.
Bảng 2.8: Số lượng mẫu mới do nhà cung cấp thực hiện - TÌM HIỂU về QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG

Bảng 2.8.

Số lượng mẫu mới do nhà cung cấp thực hiện Xem tại trang 20 của tài liệu.
Bảng 2.7: Tỉ lệ phế phẩm tại các nhà cung cấp - TÌM HIỂU về QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG

Bảng 2.7.

Tỉ lệ phế phẩm tại các nhà cung cấp Xem tại trang 20 của tài liệu.
Bảng 2.9: Các chỉ số chất lượng qua các quý - TÌM HIỂU về QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG

Bảng 2.9.

Các chỉ số chất lượng qua các quý Xem tại trang 21 của tài liệu.
Bảng 2.1 0: Kết quả hiệu suất hoạt động của các nhà thầu phụ - TÌM HIỂU về QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG

Bảng 2.1.

0: Kết quả hiệu suất hoạt động của các nhà thầu phụ Xem tại trang 22 của tài liệu.
Bảng 2.13: Bảng phân tích nguyên nhân làm chậm tiến độ sản xuất - TÌM HIỂU về QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG

Bảng 2.13.

Bảng phân tích nguyên nhân làm chậm tiến độ sản xuất Xem tại trang 23 của tài liệu.
Hình 2.14: Koda dùng Tân Phú để hỗ trợ Fuji Denso - TÌM HIỂU về QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG

Hình 2.14.

Koda dùng Tân Phú để hỗ trợ Fuji Denso Xem tại trang 24 của tài liệu.
Hình 2.15: Quy trình sản xuất tại Koda - TÌM HIỂU về QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG

Hình 2.15.

Quy trình sản xuất tại Koda Xem tại trang 25 của tài liệu.
Bảng 2.19: Độ tin cậy trong giao hàng của các nhà thầu phụ - TÌM HIỂU về QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG

Bảng 2.19.

Độ tin cậy trong giao hàng của các nhà thầu phụ Xem tại trang 29 của tài liệu.
5. Kết quả thực hiện cải tiến - TÌM HIỂU về QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG

5..

Kết quả thực hiện cải tiến Xem tại trang 29 của tài liệu.
Bảng 2.20: Độ tin cậy trong giao hàng của Koda đối với khách hàng - TÌM HIỂU về QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG

Bảng 2.20.

Độ tin cậy trong giao hàng của Koda đối với khách hàng Xem tại trang 30 của tài liệu.
5.2. Tỉ lệ phế phẩm - TÌM HIỂU về QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG

5.2..

Tỉ lệ phế phẩm Xem tại trang 30 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan