Mức sống của người dân theo quan điểm mới nói trên bao gồm nhiều tiêu chí trong đó ngoài những tiêu chí truyền thống như tăng trưởng kinh tế, tổ chức Chương trình Phát triển Liên Hiệp Qu
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Trang 3Để hoàn thành được luận văn tốt nghiệp, chúng tôi đã nhận được sự chỉ bảo, hướng dẫn tận tình của thầy hướng dẫn đề tài Chúng tôi xin bày tỏ lòng tri ân chân thành Tiến sĩ Nguyễn Kim Hồng với tất cả tấm lòng kính trọng sâu sắc nhất
Nhân dịp này, chúng tôi cũng xin được tỏ lòng biết ơn Ủy ban nhân dân Thành phố
Hồ Chí Minh, Cục thống kê, Viện kinh tế, Sở kế hoạch đầu tư, Sở giáo dục, Sở Y tế, Ủy ban nhân dân các quận, huyện thuộc Thành phố Hồ Chí Minh, Ban giám đốc Đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện cho chúng tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành bản luận văn này
Bằng tất cả lòng biết ơn chân thành và tình cảm nồng thắm nhất xin gởi những lời tri
ân tới những người thân yêu nhất của tôi!
TP Hồ Chí Minh, ngày 31 tháng 8 năm 2002
Tác giả
Trương Văn Minh
Trang 4MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 2
I- LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 2
II- MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI 5
III- CÁC MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 5
IV- GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 5
V- LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ 6
VI -QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 7
VI-I- Các quan điểm nghiên cứu 7
VI-2- Các phương pháp nghiên cứu chính được sử dụng trong luận án: 8
PHẦN NỘI DUNG 10
CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MỨC SỐNG Ở CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM 10
I-1- Khái niệm về mức sống 10
I-1-1 -Mức sống theo quan điểm tăng trưởng kinh tế 10
I-l-2- Một cách tiếp cận mới khái niệm về mức sống theo quan điểm phát triển con người 11
I-2- Giải thích các chỉ tiêu 14
I-2-l- Nhóm các chỉ tiêu kinh tế 14
I-2-1-1- Tổng sản phẩm quốc dân GNP (Gross National Product) 14
I-2-1-2- Tổng sản phẩm nội địa GDP (Gross Domestic Product) 15
I-2-1-3- GDP/người theo sức mua tương đương PPP (Purchasing Power Parity) tính bằng USD 17
I-2-1-4- Tiêu thụ năng lượng theo đầu người 18
I-2-1-5- Tỷ lệ lao động gắn với nông nghiệp 18
I-2-1-6- Nhu cầu tiêu thụ calori bình quân theo đầu người 20
I-2-2- Nhóm các chỉ tiêu phi kinh tế 21
I-2-2-1- Lĩnh vực giáo dục 22
I-2-2-2- Lĩnh vực sức khoẻ- chăm sóc sức khoẻ - dịch vụ y tế 23
I-2-2-3- Lĩnh vực nhà ở và tình hình sử dụng điện, nước sạch 27
I-2-2-4- Các chỉ số tích hợp (aggregate) đo lường sự phát triển con người: 27
I-3- Thực tiễn về mức sống trên thế giới và của các nước có nền kinh tế khác nhau 30
I-3-1- Tổng quan về thực trạng mức sống trên thế giới dựa trên thu nhập 30
I-3-2- Tình hình mức sống tại một số nước đại diện cho khu vực có nền kinh tế đang phát triển, đang chuyển đối và phát triển 32
I-3-2-1- Tình hình mức sống tại Thái Lan đại diện cho các nước đang phát triển 32
I-3-2-2-Tình hình mức sống tại Cộng hòa Liên Bang Nga, đại diện cho các nước có nền kinh tế chuyển đổi 33
I-3-2-3- Đánh giá mức sống theo thu nhập tại Mỹ, đại diện cho các nước phát triển 34
I-4- Tổng quan về tình hình mức sống tại Việt Nam 35
I-4-1- Một số định nghĩa về khái niệm nghèo tại Việt Nam trong việc khảo sát mức sống dân cư 35
I-4-2- Diễn biến mức sống dân cư Việt Nam qua các cuộc điều tra trong thập niên 1990 37
I-4-2-1- Theo mức thu nhập và chi tiêu 37
I-4-2-2- Theo nhà ở và đồ dùng lâu bền 38
I-4-2-3- Diễn biến mức sống dân cư xét theo chỉ tiêu giáo dục - y tế 38
I-4-3- Theo dõi diễn biến tỷ lệ nghèo, một cách tiếp cận sự thay đổi của mức sống dân cư 39
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG MỨC SỐNG DÂN CƯ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NHÌN TỪ GÓC ĐỘ ĐỊA LÝ 43
II-1- Các nhân tố tác động đến mức sống dân cư thành phố Hồ Chí Minh 43
Trang 5II-1-2-4- Tài nguyên khí hậu 49
II-1-2-5- Thảm thực vật 50
II-2- Đặc điểm kinh tế - xã hội 53
II-2-1- Dân số và nguồn lao động 53
II-2-2- Một số nét chính về tình hình kinh tế- xã hội TP.HCM 57
II-3- Thực trạng mức sống dân cư thành phố Hồ Chí Minh 60
II-3-1- Hệ thống các chỉ tiêu cơ sở để tiến hành phân tích 60
II-3-2- Thực trạng mức sống dân cư TP.HCM theo thu nhập bình quân đầu người 62
II-3-2-1- Tăng trưởng GDP của TP HCM trong giai đoạn chuyển đổi kinh tế 62
II-3-2-2- Thực trạng về mức thu nhập và của dân cư TP.HCM theo hộ gia đình 67
II-3-2-3- Thực trạng phân hóa thu nhập theo lĩnh vực hoạt động của các hộ gia đình 69
II-3-2-4- Phân hóa thu nhập theo khu vực thành thị và nông thôn 69
II-3-2-5- Phân hóa thu nhập theo 5 nhóm hộ 71
II-3-2-6- Diễn biến mức sống dân cư TP.HCM theo thu nhập giai đoạn 1995-2000 72
II-3-2-7- So sánh mức sống dân cư TP.HCM với cả nước qua chỉ tiêu thu nhập 75
II-3-3- Mức sống dân cư TP.HCM theo tiêu chí trình độ dân trí 78
II-3-3-1- Vài nét về hệ thống giáo dục đào tạo 78
II-3-3-2- Mặt bằng dân trí và trình độ học vấn của dân cư TP HCM 79
II-3-3-3- Một số chỉ số phản ánh tình thực trạng giáo dục phố thông ở TP HCM 81
II-3-3-4- Hiện trạng hệ thông đào tạo đại học-cao đẳng-trung học chuyên nghiệp 85
II-3-3-5- Trình độ chuyên môn của người lao động đã qua đào tạo 86
II-3-4- Mức sống dân cư TP.HCM theo tiêu chí y tế và chăm sóc sức khỏe 88
II-3-4-1- Vài nét về hệ thống y tế TP HCM 88
II-3-4-2- Thực trạng chăm sóc sức khỏe ở TP.HCM 91
II-3-5- Mức sống dân cư TP.HCM dựa trên các tiêu chí về cơ sở hạ tầng kinh tế 94
II-3-5-1- Tình trạng nhà ở 94
II-3-5-2- Tình hình tiêu thụ điện 99
II-3-5-3- Tình hình sử dụng nước sạch 100
II-3-5-4- Tình hình sử dụng điện thoại 102
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO MỨC SỐNG DÂN CƯ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 104
III-1- Quan điểm trong vấn đề nâng cao mức sống dân cư 105
III-2- Những mục tiêu và giải pháp nhằm nâng cao mức sống dân cư TP HCM 108
III-2-1- Mục tiêu chung 108
III-2-1-1- Mục tiêu và dự báo xu hướng về tăng trưởng kinh tế 109
III-2-1-2- Mục tiêu về tiến bộ xã hội 110
III-2-1-3- Mục tiêu về phát triển theo vùng lãnh thổ 111
III-2-2- Những giải pháp nhằm đạt được các mục tiêu cụ thể nhằm nâng cao mức sống dân cư TP.HCM 112
III-2-2-1- Các nguyên nhân dẫn tới nghèo đói 112
III-2-2-2- Một Số nét đặc thù của TP.HCM trong việc thực hiện các giải pháp để nâng cao mức sống dân cư 114
III-2-2-3- Kiến nghị một số giải pháp nhằm đạt các mục tiêu cụ thể nâng cao MSDC 114
III-2-2-3-1- Các giải pháp nhằm phát triển kinh tế một cách bền vững 115
III-2-2-3-2- Các giải pháp nhằm đẩy mạnh tiến bộ và công bằng xã hội 119
KẾT LUẬN 132
Phụ lục: Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội của các tỉnh, thành khu vực Đông Nam bộ (1999) 137
TÀI LIỆU THAM KHẢO 138
Trang 6DANH SÁCH BẢNG VÀ HÌNH (BIỂU ĐỒ, BẢN ĐỒ)
Bảng 1: Những đặc trưng liên quan của phát triển 13
Bảng 2: GNP bình quân và PPP của một số nước 19
Bảng 3 Quan hệ của 3 tiêu chí GNP đầu người, tiêu thụ năng lượng, và tỷ lệ lao động trong nông nghiệp 20
Bảng 4 : Mối quan hệ giữa IMR, tuổi thọ bình quân và GDP bình quân đầu người ở một số nước tiêu biểu 24
Bảng 5: Tình hình sức khỏe thế giới theo khu vực phát triển và thu nhập thập niên 1990 26
Bảng 6: So sánh, xếp hạng một số nước dựa trên GDP/người theo PPP và HDI 29
Bảng 7: Tỷ lệ thu nhập của các hộ gia đình Thái Lan chia theo nhóm 33
Bảng 8: Các mức nghèo ở Việt Nam 36
Bảng 9: Tỷ lệ nghèo đói ở Việt Nam (%) 39
Bảng 10: Chênh lệch mức sống giữa thành thị và nông thôn 40
Bảng 11: Phát triển con người giữa nhóm giàu nhất và nghèo nhất ở Việt Nam năm 1997/ 98 41
Hình 1: Bản đồ hành chánh TP HCM Hình 2 : Cơ cấu sử dụng đất Thành phố Hồ Chí Minh 47
Bảng 12 : Nhiệt độ trung bình và lượng mưa trung bình qua các tháng trong năm 50
Hình 3: Biểu đồ khí hậu trạm Tân Sơn Nhất (TP.HCM) 50
Hình 4: Tháp tuổi TP HCM qua các thời kỳ 55
Bảng 13: GDP của TP.HCM tính theo các khu vực kinh tế 1995-2000 64
Hình 5: Biểu đồ tăng trưởng GDP của TP.HCM theo các khu vực kinh tế (1995-2000) 65
Bảng 14 : Thu nhập bình quân trên địa bàn TP.HCM năm 2000 68
Bảng 15: Thu nhập bình quân và phân hóa thu nhập theo lĩnh vực hoạt động trên địa bàn TP.HCM 69
Hình 6: Tình trạng lao động nông nghiệpTP HCM 70
Bảng 16: Phân hóa thu nhập theo 5 nhóm dân cư đại diện cho mỗi 20% dân số có thu
Trang 7Hình 7: Diễn biến mức sống theo thu nhập và chi tiêu giữa năm 1995 và 2000 74
Bảng 18: So sánh chênh lệch mức sống qua thu nhập giữa TP.HCM, vùng Đông Nam bộ và cả nước 75
Bảng 19: Trình độ học vấn dân cư thành phố Hồ Chí Minh (% dân số) 79
Hình 8: Bản đồ tình trạng biết đọc, biết viết của người lớn 13 + 82
Bảng 20: Tình hình biết chữ của dân số 13+ và mặt bằng giáo dục ở TP HCM phân theo các quận, huyện 84
Bảng 21: Trình độ chuyên môn dân cư 13+ có bằng cấp 86
Hình 9: Biểu đồ phát triển số lượng cán bộ y tế / 1 vạn dân 90
Bảng 22: Tình trạng sức khỏe dân cư TP.HCM 1996 - 2000 92
Bảng 23: Các chương trình sức khỏe được triển khai từ 1996-2000 93
Bảng 24:Cơ cấu số căn hộ hiện có theo thời gian xây dựng 96
Bảng 25: Bình quân diện tích căn hộ và bình quân diện tích nhà ở theo đầu người 96
Hình 10: Bản đồ tình trạng nhà ở theo diện tích 98
Hình 11: Chuyển đổi cơ cấu GDP ở TP HCM 110
Trang 8CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ADB Ngân hàng phát triển châu Á (Asian Development Bank)
Bộ LĐ-TB&XH Bộ Lao động-Thương binh &Xã hội
ĐH&CĐ Đại học và Cao đẳng
PPP Sức mua tương đương( Purchasing Power Parity)
UNDP Tổ chức phát triển Liên Hiệp quốc
Trang 9PHẦN MỞ ĐẦU
I- LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Lịch sử nhân loại là lịch sử phát triển của con người Quá trình tiến lên của xã hội loài người luôn luôn gắn liền với ước mơ của từng cá nhân mong muốn có một cuộc sống tự do, dồi dào về vật chất, phong phú về tinh thần và tri thức được nâng cao Tuy nhiên ở từng thời đại, ở từng khu vực khác nhau, khi theo đuổi ước mơ đó thì cách nghĩ và cách làm của người
ta lại theo những mục đích và trọng tâm phát triển không hoàn toàn giống nhau Trong những năm gần đây, trên thế giới đã nổi lên một xu hướng mới trong việc đánh giá sự phát triển Đó
là một cách tiếp cận có tính hệ thống, mang đậm nét nhân văn đang dần dần hình thành ngày càng rõ nét trong tư duy phát triển của nhiều quốc gia
Sự phát triển được hiểu là sự mở rộng phạm vi lựa chọn của con người để đạt đến một cuộc sống trường thọ khỏe mạnh, có ý nghĩa và xứng đáng với con người Quan điểm mới về phát triển con người bao hàm hai khía cạnh chính : thứ nhất là mở rộng các cơ hội lựa chọn, nâng cao năng lực lựa chọn của người dân và thứ hai là người dân sẽ thực hiện sự lựa chọn
để hưởng thụ một cuộc sống hạnh phúc Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta trong vấn đề này cũng hết sức rõ ràng, đó là sự phát triển bền vững bao hàm cả sự tăng trưởng kinh tế và
tiến bộ xã hội
Mức sống của người dân theo quan điểm mới nói trên bao gồm nhiều tiêu chí trong đó ngoài những tiêu chí truyền thống như tăng trưởng kinh tế, tổ chức Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) đã đưa thêm vào các tiêu chí về tuổi thọ, sức khỏe, giáo dục, y tế và các chỉ số về cơ hội hưởng thụ những các sản phẩm văn hóa tinh thần Vấn đề cải thiện, nâng
Trang 10cao mức sống dân cư đang trở thành mục tiêu quan trọng hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế của mọi quốc gia
Đối với nước ta, Đại hội Đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần IX đã nêu
rõ mục tiêu tổng quát của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001-2010 là "Đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của nhân dân; tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công
nghiệp theo hướng hiện đại" và "Không làm được như vậy, sẽ tụt hậu xa hơn về trình độ phát
triển kinh tế so với các nước xung quanh, ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của nhân dân, sự
ổn định chính trị, xã hội và an ninh quốc gia" (Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần IX) Nhiệm vụ của chúng ta là tạo đà phát triển cho đất nước trên cơ
sở phát triển kinh tế và nâng cao mức sống của nhân dân theo quan điểm phát triển con người
- một chủ thể của sản xuất đồng thời cũng là đối tượng thụ hưởng những thành quả vật chất
và tinh thần do mình làm ra Như vậy, nâng cao mức hưởng thụ của dân cư trong bối cảnh phát triển chính là nâng cao mức sống của dân cư và cũng chính là phát triển mang tính nhân văn Mức sống dân cư bao gồm những yếu tố gì, được thể hiện qua các chỉ tiêu nào, đánh giá các chỉ tiêu này ra sao và các phương cách để nâng cao các chỉ tiêu đó hiện đang là những vấn đề cần quan tâm nghiên cứu của các nhà khoa học Việt Nam hiện nay
Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đang đóng vai trò là cực tăng trưởng của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và là thành phố lớn nhất cả nước về diện tích lẫn dân số TP HCM nổi bật lên trước hết như là trung tâm công nghiệp chế biến lớn nhất Việt Nam, hiện cũng là trung tâm thương mại - dịch vụ lớn, đang phấn đấu trở thành một trung tâm tài chính tầm cỡ quốc gia và khu vực Bên cạnh đó thành phố đã bắt đầu đối mặt với những thách thức
Trang 11lượng cuộc sống của dân cư Đại hội đại biểu Đảng bộ TP.HCM lần VII đã nêu rõ : "Với vai trò và vị trí của mình, thành phố phải có những đóng góp tích cực cho đất nước Đến năm
2010, Thành phố Hồ Chí Minh phải là một thành phố văn minh, hiện đại, với khoảng 7 triệu dân, có trình độ học vấn và văn hóa cao, đạt GDP đầu người 3.000 USD ; có hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hệ thống giao thông, mạng lưới thông tin liên lạc và các công trình phúc lợi đô thị đạt trình độ phát triển của các nước trong khu vực" Mục tiêu tổng quát mà Đại hội đề ra trong giai đoạn 2001-2005 có đề cập tới việc "bảo đảm đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất và bền vững không ngừng cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, thu hẹp
sự cách biệt giữa nội thành với ngoại thành " (Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ TP.HCM
lần VII)
Vấn đề phát triển con người trong bối cảnh toàn cầu hóa và những khuyến cáo về một mục tiêu bền vững đang là vấn đề nóng của toàn nhân loại và cũng được thể hiện khá rõ nét ở một thành phố năng động như TP.HCM Đó chính là một trong những lý do để tôi chọn đề tài
"Mức sống dân cư Thành phố Hồ Chí Minh - Thực trạng và giải pháp" Là một công dân
sinh ra và lớn lên ở thành phố này và trải qua quá trình công tác ở ngành truyền thông đại chúng có ít nhiều gắn bó với cộng đồng dân cư thành phố, tôi nhận thấy rõ mong muốn của mọi người về một cuộc sống đầy đủ về vật chất và phong phú về tinh thần Phân tích được những chỉ tiêu định lượng về mức sống, từ đó có những định hướng phát triển cho tương lai
sẽ là một nghiên cứu có ích cả cho việc nâng cao trình độ hiểu biết khoa học địa lý kinh tế -
xã hội cho bản thân tôi đồng thời góp một chút công sức nhỏ vào quá trình phát triển đi lên của thành phố quê hương
Trang 12II- MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI
Mục đích nghiên cứu của đề tài là nhằm hệ thống hoá cơ sở lý luận về mức sống của dân cư và vận dụng vào việc phân tích mức sống dân cư ở một địa phương tương đối đặc biệt
là Thành phố Hồ Chí Minh
Từ thực trạng mức sống, đề xuất phương hướng phát triển kinh tế -xã hội và một số giải pháp nhằm nâng cao mức sống của dân cư Thành phố Hồ Chí Minh từ nay đến năm 2005
và tầm nhìn 2010
III- CÁC MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
- Hệ thống hóa và phân tích những chỉ tiêu cơ bản đánh giá mức sống dân cư
- Phân tích và đánh giá thực trạng mức sống dân cưThành phố Hồ Chí Minh trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế dựa trên các điều kiện đặc thù của thành phố
- Nêu giải pháp nhằm nâng cao mức sống của dân cư TP.HCM theo quan điểm phát triển bền vững và phát triển con người đến năm 2005 và tầm nhìn 2010
IV- GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Mức sống là một phạm trù rất rộng bao gồm nhiều yếu tố đa dạng và phức tạp, biến động không ngừng theo thời gian và lãnh thổ, vì vậy nghiên cứu lĩnh vực này rất khó khăn Trong điều kiện thời gian thực hiện đề tài có hạn, phương tiện làm việc còn hạn chế nên đề tài nghiên cứu chỉ giới hạn ở các vấn đề sau:
- Khảo sát những chỉ số cơ bản của mức sống : GDP bình quân đầu người và thu nhập bình quân đầu người, chăm sóc sức khỏe, y tế, tuổi thọ bình quân và các điều kiện sống (nhà
ở, nước sinh hoạt, điện, điện thoại )
Trang 13Phạm vi lãnh thổ nghiên cứu là toàn bộ TP.HCM gồm 17 quận nội thành và 5 huyện ngoại thành
V- LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
Những vấn đề về mức sống của dân cư đã xuất hiện kể từ khi con người có sự phân chia giai cấp và phân công lao động Mức sống của dân cư ở các thời điểm khác nhau và các lãnh thổ khác nhau đã được các nhà địa lý nhận thấy rõ từ rất lâu và mô tả trong các tác phẩm của mình về các vùng đất trên thế giới Kể từ khi cuộc cách mạng công nghiệp làm thay đổi
bộ mặt kinh tế các nước Tây Âu vào thế kỷ 19, vấn đề mức sống và chênh lệch mức sống được các nhà kinh tế đặc biệt quan tâm và lý giải bằng nhiều cách thức khác nhau và trong những năm cuối thế kỷ 20, mức sống dân cư được đặt trong bối cảnh của sự phát triển bền vững và là đối tượng nghiên cứu của các nhà kinh tế học, địa lý học, môi trường học
Ở nước ta, mức sống dân cư được nghiên cứu trong các công trình riêng lẻ, giới hạn trong một hay một số chỉ tiêu kinh tế -xã hội Từ sau khi đổi mới, quan điểm về phát triển đã được nhận thức theo cách nhìn mới, chú ý tới những yếu tố phát triển con người nhưng chưa
có một công trình nghiên cứu tổng hợp mức sống dân cư dựa trên một hệ thống các tiêu chí theo quan điểm phát triển của các tổ chức thế giới Gần đây, ngành thống kê trung ương và các địa phương đã tiến hành một số điều tra về mức sống dân cư Tuy nhiên các chỉ tiêu chỉ phản ánh thuần túy sự tăng trưởng kinh tế qua bình quân thu nhập và bình quân chỉ tiêu theo đầu người và chưa đánh giá đầy đủ sự phát triển con người theo các nhóm dân cư Vào các năm 1992 - 1993 và 1997 - 1998, Chương trình Phát triển của Liên Hiệp Quốc và các tổ chức quốc tế khác giúp đỡ Việt nam tiến hành 2 cuộc điều tra mức sống dân cư cả nước Năm
1996, Viện Kinh tế TP.HCM tiến hành đề tài "Phân hoá giàu nghèo trong quá trình chuyển
Trang 14năm 2000 tiếp tục đề tài "Nghiên cứu diễn biến mức sống dân cư và phân hóa giàu nghèo tại TP.HCM" Vào dịp kỷ niệm 300 năm Sài Gòn-TP.HCM, các cấp, các ngành ở thành phố và trung ương cũng đã tập trung vào việc tổng kết những thành quả kinh tế - xã hội mà thành phố đã đạt được sau 25 năm giải phóng và sau 15 năm đổi mới nhưng vẫn chưa có công trình mang tính tổng hợp đánh giá một cách toàn diện mức sống theo quan điểm phát triển con người của dân cư thành phố dưới góc độ địa lý kinh tế - xã hội
Trong phạm vi đề tài luận văn thạc sĩ địa lý kinh tế - xã hội, lần đầu tiên chúng tôi thực hiện việc đánh giá thực trạng mức sống dân cư TP.HCM một cách có hệ thống trên quan điểm phát triển con người nhất là trong bối cảnh công cuộc đổi mới của đất nước đã đạt được những thành tựu đáng kể làm tiền đề cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước thành công Việc phân tích và đánh giá thực trạng một cách khách quan và khoa học sẽ tạo điều kiện để vạch ra những phương hướng trong việc nâng cao mức sống của dân cưthành phố và có những giải pháp khả dĩ khắc phục những hậu quả do việc phát triển tăng tốc đem đến
VI -QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
VI-I- Các quan điểm nghiên cứu
- Quan điểm hệ thống :
Mức sống dân cư TP.HCM là một hiện thực khách quan nằm trong hệ thống lớn hơn
là quốc gia, khu vực và thế giới Ngay trong vấn đề mức sống của dân cưTP.HCM cũng bao hàm nhiều thành phần là các chỉ tiêu kinh tế - xã hội khác nhau và theo lãnh thổ Nó cũng được xét theo các đơn vị hành chánh là quận, huyện hay khu vực nội thành, ngoại thành Các đơn vị hệ thống này có mối quan hệ mật thiết với nhau theo nhiều hướng nên khi nghiên
Trang 15một hệ thống và giữa các hệ thống với nhau để có sự đánh giá vấn đề một cách vừa chi tiết vừa khái quát
- Quan điểm tổng hợp - lãnh thổ :
Quan điểm tổng hợp và quan điểm lãnh thổ là các quan điểm nghiên cứu có tính truyền thống của Địa lý học Trong đề tài này, hai quan điểm kết hợp thành một quan điểm thống nhất Vấn đề mức sống dân cư được phân tích như là tổng thể đan kết nhiều chiều, phát triển theo thời gian và trong không gian
- Quan điểm lịch sử- viễn cảnh :
Quan điểm này được thể hiện ở khía cạnh thứ nhất là chú ý tới vấn đề địa lý - lịch sử của sự thay đổi mức sống của nước ta nói chung và TP.HCM nói riêng và thứ hai là phân tích quá trình phát triển kinh tế xã hội trong các hoàn cảnh lịch sử cụ thể
- Quan điểm xã hội học:
Trên quan điểm xã hội học, đề tài phân tích các chính sách xã hội tác động tới mức sống dân cư và ý nghĩa của nó trong việc nâng cao mức sống theo quan điểm phát triển con người và phát triển bền vững
- Quan điểm sinh thái:
Trên cơ sở thừa nhận tính chuyển hoá liên tục của quá trình thay đổi mức sống, của các yếu tố hợp phần của mức sống, đề tài phân tích quá trình tác động qua lại giữa yếu tố môi trường, tài nguyên và mức sống
VI-2- Các phương pháp nghiên cứu chính được sử dụng trong luận án:
1- Phương pháp nghiên cứu thực địa và đánh giá tổng hợp:
Trang 16Trong quá trình phân tích, chúng tôi đã tiến hành nhiều đợt điều tra thực địa trên địa bàn nghiên cứu, tiến hành quan sát trực tiếp và phỏng vấn nhân dân cũng như lãnh đạo của các địa phương Các kết quả điều tra thực địa là cơ sở để rút ra các nhận định tổng hợp ban đầu và để thẩm định lại một số nhận định (sử dụng feedback) trong quá trình nghiên cứu
2- Phương pháp thống kê kinh tế và phân tích tổng hợp
Để nghiên cứu đề tài, chúng tôi đã khai thác tối đa và có hiệu quả đối với những số liệu thống kê đã công bố Phần lớn các tài liệu về dân cư, kinh tế xã hội là do chúng tôi khai thác trực tiếp từ Cục Thống kê TP.HCM, Viện Kinh tế TP.HCM, Phòng Thống kê các quận, huyện, các ban, ngành, sở và các cơ quan khác thuộc UBND TP.HCM
Trang 17PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MỨC SỐNG Ở CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM
I-1- Khái niệm về mức sống
I-1-1 -Mức sống theo quan điểm tăng trưởng kinh tế
Trải qua nhiều thế kỷ sống chủ yếu bằng nông nghiệp, thế kỷ 18 chứng kiến sự ra đời của máy hơi nước và sau đó là cuộc cách mạng công nghiệp làm thay đổi bộ mặt châu Âu Sau năm 1945, sự trỗi dậy của các nước thuộc địa ở châu Á, Phi và Mỹ La Tinh một lần nữa làm thay đổi bộ mặt của các nước trên bình diện thế giới nhưng lần này ở phương diện chính trị Chính sự đột biến thần kỳ về mặt chính trị đã kéo theo sự rập khuôn về kinh tế khiến các nước "kém phát triển" quyết tâm bằng mọi cách đuổi kịp các nước phát triển Cho tới năm
1984, người ta còn quan niệm phát triển có nghĩa là sự tăng trưởng về kinh tế và cũng đồng nghĩa với mức sống của dân cư tăng cao Thảm kịch nhà máy hóa chất ở Bhopal (Ấn Độ) vào năm 1984 đã như một tiếng chuông cảnh tỉnh cho xu hướng nhận thức kể trên Cho dù nguyên nhân thảm họa có thể đến từ thiết bị hay đến từ sai sót của người vận hành thì sự thiệt hại khổng lồ ở Bhopal là kết quả của sự đòi hỏi tăng trưởng kinh tế quá nhanh chóng, bỏ qua các yếu tố cân bằng khác về môi trường và tài nguyên Đó là một bài học cho các nước và khu vực mong muốn công nghiệp hóa và đô thị hóa để đưa đến việc thay đổi nền kinh tế truyền thống vốn không còn đủ sức đáp ứng cho dân số tăng nhanh hoặc để thỏa mãn tham vọng nâng cao chất lượng cuộc sống
Trang 18Hiện tại khi nhìn ra thế giới vào bất cứ hướng nào chúng ta cũng có thể nhận ra sự tương phản rõ nét, thậm chí không thể tin được giữa các khu vực với nhau ở mức độ phát triển kinh tế và phúc lợi vật chất của người dân Cái nhìn tổng quát cho ta thấy các cấu trúc
xã hội và kinh tế không giống nhau ở các cộng đồng mà biến đổi theo các nền văn hoá và các quốc gia khác nhau Ở bình diện thế giới, chúng ta thường phân biệt các nước "giàu" hay
"tiên tiến" như Canada, Thụy Sĩ với các nước "nghèo" hay " kém phát triển'' như Bangladesh, Bukina Faso mặc dù bản thân các nước này cũng chẳng muốn ai gọi họ như vậy Những người sống bằng săn bắn - hái lượm ở Tây Nam Phi, Papua Tân Ghi-nê, những nông dân vùng Amazon có lẽ đa số đều chưa "sờ" thấy sự công nghiệp hóa, hiện đại hóa hay
đô thị hóa ra sao! Sự cách biệt về phát triển cũng tồn tại ngay cả trong nội bộ một quốc gia Vùng khô hạn phía Đông Bắc Brazil khác biệt kinh khủng với thành phố công nghiệp hiện đại São Paulo Trong khi đó, nông dân Mỹ trên các triền đồi của vùng Appalachia sống trong một bối cảnh kinh tế-xã hội khác hẳn những nông dân trồng nho vùng Trung Tây
Như vậy cũng đủ cho thấy việc đi tìm sự tương quan giữa phát triển kinh tế và mức sống là một điều rất khó khăn Bản thân khái niệm mức sống cũng cần phải được đánh giá ở phạm vi không gian nhỏ hơn và đặc trưng hơn
I-1-2- Một cách tiếp cận mới khái niệm về mức sống theo quan điểm phát triển con người
Việc đồng nhất sự tăng trưởng kinh tế với nâng cao mức sống đã chỉ ra những bất cập qua hàng loạt những mâu thuẫn như đã từng thấy ở hầu hết các quốc gia thuộc nhóm nước đang phát triển sau thế chiến thứ hai Các nhà kinh tế và các nhà địa lý dựa trên những mâu thuẫn trong phát triển giữa các nước trong nhóm nước này qua việc nhận chuyển giao và áp
Trang 19các vùng nông thôn cũng như so sánh với một số tiêu chuẩn về mức sống tại các nước phát triển (có chuyển đổi) để đi tìm một mẫu số chung cho khái niệm "mức sống" (level of living) hay "tiêu chuẩn cuộc sống" (standard of living) Những thuật ngữ này gợi ý cho thấy các phương thức mà trong đó sự tiến bộ kinh tế bao hàm cả những thay đổi về công nghệ lẫn xã hội như thu nhập cá nhân, các mức độ giáo dục, tiêu thụ lương thực, thực phẩm, tuổi thọ bình quân (kỳ vọng sống) và chăm sóc y tế Phức hợp của cơ cấu ngành nghề, mức độ chuyên môn trong công việc, các phương thức sử dụng tài nguyên và trình độ công nghiệp hóa cũng là những chỉ số đo lường sự phát triển Tác giả Charles Whynne-Hammond vào năm 1985 đã
đưa ra bảng "Những đặc trưng liên quan của phát triển" (The Relative Characteristics of Development) gồm những tiêu chí cho thấy rõ là không thể có một tiêu chí đơn lẻ nào có thể
phản ánh sự phát triển hay mức sống của một xã hội Chúng ta có thể chấp nhận một cách đơn giản là sự khác biệt về thu nhập bình quân đầu người trong một quốc gia có thể phục vụ cho việc so sánh mức sống trong quốc gia đó trên lĩnh vực thu nhập, nhưng biểu hiện của tiêu chí thu nhập bình quân đầu người rất khó so sánh giữa các quốc gia với nhau Chẳng hạn mức thu nhập 50.000 USD ở Thụy Điển bị đánh thuế nhiều hơn mức thu nhập này ở Mỹ Nhưng
bù lại người dân Thụy Điển được chính phủ cung cấp những chương trình phúc lợi xã hội, giáo dục đại học và chăm sóc y tế, những thứ mà người dân Mỹ phải bỏ ra một phần lớn thu nhập của mình mới có được
Hơn nữa thu nhập cá nhân của người nước này sẽ được chi tiêu một cách khác hẳn với người nước kia Tỷ lệ thu nhập dùng để mua thức ăn của người Mỹ ít hơn hầu hết người châu
Âu hay người Nhật rất nhiều Những người sống ở vùng vĩ độ cao chi tiêu cho nhiên liệu dùng để sưởi ấm và
Trang 20Bảng 1: Những đặc trưng liên quan của phát triển
1- Thu nhập bình quân đầu người thấp
2- Của cải phân bố không đều trong nội bộ
quốc gia
3- Các ngành sản xuất cơ bản (nông nghiệp,
luyện kim, khai khoáng ) giữ vị trí quan trọng
trong nền kinh tế
4- Tỷ lệ dân số hoạt động nông nghiệp cao
(hơn 50%)
5- Nông nghiệp mang tính tự túc, tự cấp với
phương pháp canh tác kém hiệu quả, diện tích
canh tác nhỏ, ít cơ giới hóa, năng suất kém
6- Tỷ lệ dân số sống ở nông thôn cao, mặc dù
số người sống ở các khu ổ chuột ở đô thị tăng
nhanh
7- Tỷ suất sinh và tử đều cao, tuổi thọ bình
quân thấp Tỷ lệ trẻ em trong dân số rất cao
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên cao
8- Dinh dưỡng không đủ và không cân đối, với
hàm lượng chất đạm thấp Nạn đói và thiếu
dinh dưỡng rất phổ biến
9- Các bệnh truyền nhiễm, hô hấp và ký sinh
trùng phổ biến, dịch vụ y tế kém
10- Nhà ở chật chội, quá tải, dịch vụ công
cộng yếu kém, thiếu vệ sinh
3- Các ngành dịch vụ và chế tác giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế của quốc gia
4- Tỷ lệ dân số hoạt động nông nghiệp rất nhỏ (dưới 10%)
5- Nông nghiệp mang tính thương mại, được cơ giới hoá tốt Diện tích canh tác lớn, thu hoạch cao
6- Tỷ lệ dân số sống ở thành thị hơn 70%
7- Tỷ lệ sinh và tử đều thấp, tuổi thọ bình quân cao Tỷ lệ người già trên 60 tuổi cao Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên thấp 8- Cung cấp lương thực thực phẩm đầy đủ
và cân đối Đôi khi việc ăn quá nhiều lại
là một vấn nạn
9- Tỷ lệ bệnh tật thấp, dịch vụ y tế tốt
10- Các điều kiện xã hội nói chung rất tốt Các phương tiện chăm sóc sức khỏe và vệ sinh phát triển mạnh
11- Cơ sở vật chất phục vụ giáo dục phát triển mạnh Tỷ lệ mù chữ rất thấp
12- Phụ nữ được đối xử công bằng như nam giới
Trang 21quần áo ấm, những thứ mà người vùng nhiệt đới không cần Giá cả của cùng một loại nhu yếu phẩm cũng thay đổi ở các nước khác nhau Và một điều hẳn nhiên nữa là thu nhập bình quân đầu người không phản ánh đúng việc phân phối thu nhập trong xã hội Ở một vài nước, 5% dân số là những người giàu nhất kiểm soát hơn 50% thu nhập của cả nước, trong khi đó một số nước lại cào bằng thu nhập của mọi người
Để giảm bớt những hạn chế của tiêu chí thu nhập bình quân theo đầu người, các nhà khoa học đã đề ra nhiều chỉ tiêu để đánh giá mức độ phát triển của một quốc gia Mỗi chỉ tiêu chỉ có thể phản ánh một phần của bức tranh tổng thể về tình hình phát triển, kết hợp lại với nhau sẽ đạt tới một cách đánh giá tương đối hợp lý Theo một số nhà địa lý học người Mỹ (sách đã dẫn) được sự ủng hộ của đa số các chuyên gia của UNDP, hệ thống chỉ tiêu được
chia làm 2 nhóm chính: Nhóm 1 là các chỉ tiêu kinh tế bao gồm GNP đầu người theo sức mua tương đương PPP (Purchasing Power Parity), tiêu thụ năng lượng theo đầu người, tỷ lệ phần trăm lao động gắn với nông nghiệp, nhu cầu tiêu thụ calorie bình quân đầu người Nhóm 2 gồm các chỉ tiêu phi kinh tế như Giáo dục, chăm sóc y tế, phục vụ công cộng bao
gồm: nhà ở, điện, nước ) và tổng hợp hơn là Chỉ số Chất lượng Cuộc sống Vật chất PQLI
(Physical Quality of Life Index) của Hội đồng Phát triển Hải ngoại ODC (The Overseas
Development Council) và Chỉ số Phát triển Con người HDI (Human Development Index)
của UNDP
I-2- Giải thích các chỉ tiêu
I-2-1- Nhóm các chỉ tiêu kinh tế
I-2-1-1- Tổng sản phẩm quốc dân GNP (Gross National Product)
Đây là con số thống kê phổ biến nhất, thường được nêu ra trước tiên để so sánh, đánh
Trang 22động dịch vụ được tạo ra trong một khoảng thời gian nào đó, thường là 1 năm của mỗi nước, không kể các sản phẩm trung gian và các phần giá trị phải chi trả cho người nước ngoài, nhưng lại bao gồm cả phần giá trị được tạo ra ở nước ngoài mà sở hữu thuộc về người trong nước
I-2-1-2- Tổng sản phẩm nội địa GDP (Gross Domestic Product)
Đây cũng là con số thống kê thường dùng với GNP hay thay thế GNP GDP cũng giống như GNP, chỉ khác là GDP không bao gồm các phần giá trị của người trong nước được tạo ra ở nước ngoài, nhưng lại bao gồm những phần giá trị của người nước ngoài được tạo ra trong lãnh thổ quốc gia
Các quốc gia trên thế giới hoặc là rơi vào trường hợp GNP lớn hơn GDP hoặc là rơi vào trường hợp ngược lại Trường hợp thứ nhất thường là những nước có nền kinh tế mạnh, thâm nhập sâu vào tổng thể nền kinh tế thế giới, đầu tư vào nhiều quốc gia, nguồn thu từ nước ngoài đem về hàng năm rất lớn, điển hình là các nước có kinh tế phát triển như Mỹ, Nhật, Tây Âu Trường hợp thứ hai là những nước có nền kinh tế còn kém phát triển hay đang phát triển, chấp nhận thu hút vốn đầu tư nước ngoài và hàng năm phải để cho các nhà đầu tư nước ngoài lấy đi những phần giá trị đáng kể được tạo ra trên lãnh thổ, nhưng bù lại, giá trị đầu tư đem tới một nguồn thu lớn tính vào GDP
Tuy nhiên hai chỉ tiêu nêu trên chỉ có giá trị so sánh khi tính đến cùng một quy mô dân số Với hai giá trị GNP (hoặc GDP) như nhau, một nước có dân số lớn chắc chắn sẽ không phát triển bằng nước có dân số ít hơn Muốn tránh sự hiểu lầm này, phải tính GNP (GDP) bình quân theo đầu người Người ta thường dùng GNP bình quân đầu người để biểu thị thực chất sức mạnh kinh tế của một nước và GDP bình quân đầu người để biểu thị quy mô kinh tế trong nội bộ quốc gia Cho tới đầu thập niên 1990 của thế kỷ trước, nhiều nước phát triển trong đó có Mỹ và Tây Âu vẫn còn dùng chỉ tiêu GNP đầu người, nhưng hiện nay tất cả đều đã chuyển qua dùng
Trang 23GDP/người làm chỉ tiêu chính của nền kinh tế Nhiều nhà kinh tế đã công nhận việc dùng GDP/người để đánh giá mức sống của dân cư một quốc gia, khu vực Chỉ số này được chuyển qua đô la Mỹ bằng cách tính tỷ giá hối đoái vào thời điểm chuyển đổi (phương pháp Atlas) để
có cơ sở chung để so sánh các nước với nhau mà không quan tâm đến giá cả sinh hoạt (cost
of living) của từng nước Nếu chỉ số này hàng năm tăng phần trăm nhiều hơn tỷ lệ tăng dân
số thì có nghĩa mức sống tăng, còn ngược lại thì mức sống giảm Dựa vào GDP/người năm
1990, Ngân hàng Thế giới (WB) phân các nước thành 6 loại khác nhau:
Rất giàu > 25.000USD
Giàu Từ 20.000 USD - 25.000 USD
Trung bình Từ 2.500 USD - 10.000 USD
Nghèo Từ 500 USD - 2.500 USD
Rất nghèo < 500 USD
GDP/đầu người không phải là con số để ta suy ra thu nhập của từng cá nhân mà chỉ đơn giản là cách tính cho thấy mức độ chia sẻ có thể có cho từng cá nhân trong toàn bộ thu nhập quốc dân mà thôi Do đó cách tính GDP/ đầu người bộc lộ những sai lệch khá rõ khi so mức sống thực tế các nước với nhau, nhất là đối với những nước có nền kinh tế nông nghiệp
tự cấp, tự túc Hơn nữa việc quy đổi các giá trị ra đô la Mỹ theo tỷ giá hối đoái không phản ánh chính xác được sức mua của các nước khác nhau do mỗi nước có một thực tế giá cả sinh hoạt (cost of living) khác nhau Có thể hiểu đơn giản như thế này: ở Việt Nam, một chai Coca cola giá 2000 đồng Việt
Trang 24Nam tức khoảng 0,15 USD trong khi ở Mỹ muốn mua một chai nước như vậy phải trả 0,75 USD, đắt hơn khoảng 5 lần Nếu các mặt hàng khác cũng có giá tương đương thì có thể nói Cost of living tại Việt Nam rẻ hơn ở Mỹ 5 lần Nếu giả sử GDP/ người của Việt Nam bằng 1/5 của Mỹ thì có thể nói một cách chung nhất là mức sống người Việt Nam bằng với người
Mỹ Dĩ nhiên là những dẫn chứng trên đều phiến diện, nhưng dù sao đi nữa thì cách tính GDP/người cho thấy sự bất cập trong việc so sánh mức sống (tính riêng phần thu nhập)
I-2-1-3- GDP/người theo sức mua tương đương PPP (Purchasing Power Parity) tính bằng USD
Đầu thập niên 1990, Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) đưa ra cách tính GDP của mỗi nước theo sức mua tương đương PPP có nghĩa là tính tới giá cả sinh hoạt (cost of living) của từng nước Phương pháp này được thừa nhận rộng rãi để làm cơ sở xem xét mức sống của các quốc gia, hợp lý hơn là việc lấy GDP/người chuyển sang ngoại tệ mạnh (chủ yếu là USD) Cách tính có thể tóm gọn đơn giản là : trước hết tìm tỷ số sức mua tương đương các loại nhu yếu phẩm và dịch vụ thiết yếu của 1 USD tại quốc gia đang xét so với 1 USD ngay tại Mỹ Thí dụ 1 USD tại Turkmenistan vào năm 1998 có sức mua gấp 10 lần tại
Mỹ (Nguồn: World Development Index, World Banh, 2000) Sau đó nhân GDP /người với tỷ
số này ta sẽ có GDP/người theo PPP, đơn vị tính là đô la quốc tế (International dollar) với ngầm ý 1 đô la quốc tế có sức mua tương đương với 1 USD tại Mỹ
Hai cách tính Atlas của Ngân hàng thế giới (WB) và của UNDP cho ra những nhận định khác nhau về mức sống Nếu chuyển đổi qua USD theo tỷ giá hối đoái của từng nước thì GDP/người của Úc và Anh chỉ gần bằng 50% của Thụy Sỹ Nhưng nếu tính GDP/người theo phương pháp PPP thì sẽ
Trang 25thấy mức sống ở Anh và Úc hơn Thụy Sĩ tới 76% (Nguồn: Microsoft Encarta Encyclopedia 2002)
Sau đây là bảng so sánh mức sống theo GNP bình quân đầu người và điều chỉnh theo sức mua tương đương của một số nước và vùng lãnh thổ
I-2-1-4- Tiêu thụ năng lượng theo đầu người
Đây là một chỉ tiêu khá phổ biến để phản ánh trình độ phát triển công nghệ của một nước Các nước công nghiệp hóa sử dụng năng lượng tính theo đầu người gấp 10 lần các nước đang phát triển Tỷ lệ giữa sản xuất và tiêu thụ năng lượng cũng đáng quan tâm Các nước phát triển thường tiêu thụ năng lượng nhiều hơn là sản xuất với thí dụ điển hình là Nhật Bản, trong khi các nước xuất khẩu dầu lửa có mức sản xuất rất cao nhưng chỉ xuất dầu thô và mức độ tiêu thụ năng lượng theo đầu người lại rất kém như Libi, Nigieria
Các nước phát triển có nền kinh tế mạnh dựa trên việc sử dụng các nguồn năng lượng
rẻ tiền và áp dụng vào trong quá trình sản xuất Điều này đòi hỏi phải có vốn đầu tư để có thể sản xuất ra nguồn năng lượng một cách rẻ nhất Trong khi đó các nước kém phát triển thường thiếu vốn đầu tư hoặc thiếu tài nguyên dẫn đến việc phải sử dụng các nguồn năng lượng vừa đắt tiền vừa nhanh chóng cạn kiện như củi chẳng hạn Điều này khiến cho sự phát triển công nghiệp ở các nước nghèo luôn phải đối đầu với sự căng thẳng về năng lượng
I-2-1-5- Tỷ lệ lao động gắn với nông nghiệp
Một tỷ lệ lớn người lao động trong nông nghiệp hầu như dẫn tới GNP theo đầu người thấp và tiêu thụ năng lượng rất khiêm tốn Sự phát triển kinh tế có nghĩa là cơ hội lựa chọn việc làm ngoài nông nghiệp phải thật nhiều và phong phú cho lực lượng lao động Việc cơ giới hóa nông nghiệp làm
Trang 26Bảng 2: GNP bình quân và PPP của một số nước
GNP DẦU NGƯỜI (ĐÔ LA MỸ) TỐC ĐỘ TĂNG
TRƯỞNG GDP TRUNG BÌNH HÀNG NĂM 1980-
414 1.755
4,5 4,8 -1,9 5,4 5,0 -1,6 6,3 Mức sống phát triển nhanh chóng
20.399 3.291 14.637 7.963 27.024 5.599
5,5 10,4 7,6 5,8 7,3 6,2 Mức sống cao phát triển ổn định
22.448 23.725 24.280 21.897 22.404 24.041 30.600 20.883
3,6 2,8 2,5 2,0 1,9 2,8 3,2 2,7
Trang 27tăng nhanh năng suất đồng thời làm giảm bớt sức lao động đồng áng Nguồn lao động ở nông thôn dôi ra sẽ được cung cấp cho thị trường lao động công nghiệp và dịch vụ ở thành thị Và nếu đủ việc làm cho số này thì thu nhập của lao động sẽ tăng lên, có nghĩa là đất nước cũng
sẽ giàu lên
Trên bình diện toàn thế giới, số lao động nông nghiệp chiếm hơn phân nửa tổng số lao động của thế giới Các nước phát triển có tỷ lệ này tương đối thấp và nếu tính chung các nước thuộc khối "phía Bắc" thì vào khoảng 15% Sự tương phản ở chỉ tiêu này giữa các nước phát triển và kém phát triển đang giảm bớt Sự gia tăng dân số trong các nước thuộc thế giới thứ
ba dẫn tới tình trạng không có đất canh tác ở nông thôn và tình trạng đói nghèo gia tăng Một
bộ phận lớn người lao động nông thôn di chuyển ra thành phố làm cho tỷ lệ lao động trong nông nghiệp giảm bớt Tuy nhiên đó là một dấu hiệu tiêu cực của nền kinh tế, bởi vì số lao động không có đất canh tác này đổ dồn về thành phố làm giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp chỉ
là hình thức “san sẻ" nạn thất nghiệp và đói nghèo từ nông thôn ra thành thị chứ không phải
*Đô la Mỹ, 1992
**Kí lô gram tương đương dầu hỏa, 1992 : chỉ tính năng lượng thương mại
Nguồn : UNDP, Báo cáo phát triển con người, 1995
I-2-1-6- Nhu cầu tiêu thụ calori bình quân theo đầu người
Trang 28trong sản xuất và tiêu dùng Không có một chỉ tiêu kinh tế nào đo lường mức độ thịnh vượng hay phát triển của một nước lại có ý nghĩa bằng sự cung cấp lương thực, thực phẩm đủ đáp ứng nhu cầu calorie hàng ngày và bảo đảm cân đối giữa các hàm lượng chất đạm, chất béo, chất đường và các loại khoáng chất, vi ta min trong bữa ăn Lương thực, thực phẩm chính là nhu cầu mang tính toàn cầu và là mục tiêu của hầu hết các hoạt động sản xuất của con người
Đó là một chỉ số quan trọng để đánh giá mức sống
Nhu cầu calorie cần cho các hoạt động con người thay đổi theo từng dân tộc, giới tính, tuổi tác, tầm vóc và điều kiện khí hậu Tổ chức Lương Nông của Liên Hiệp Quốc FAO (The Food and Agriculture Organization) định lượng nhu cầu tối thiểu về calorie cho một người là
2360 calori Con số này hoàn toàn không thống nhất cho mọi vùng trên thế giới Thí dụ ở Mỹ, con số này được chia trung bình theo đầu người là gần 3700 trong khi ở nhiều nước châu Phi (vùng hạ Sahara) là dưới 2000
I-2-2- Nhóm các chỉ tiêu phi kinh tế
Ngày nay, để đo lường sự phát triển cũng như mức sống, người ta không chỉ dùng những chỉ tiêu thuần tuý mang tính kinh tế mặc dù không ai chối cãi là nguồn thu nhập quốc dân to lớn có thể ảnh hưởng mạnh tới việc đầu tư vào các lĩnh vực như giáo dục, y tế, vệ sinh và những yếu tố liên quan tới phúc lợi cá nhân hay tập thể Sự liên hệ giữa các chỉ tiêu
về kinh tế và xã hội là trực tiếp và hữu cơ với nhau Thu nhập quốc dân bình quân đầu người
ở một nước càng cao thì nước đó có khuynh hướng tập trung đầu tư vào các vấn đề như môi trường, tăng cường số bác sĩ và giường bệnh, nâng cao trình độ văn hoá Ở một khía cạnh khác, sự liên quan giữa các yếu tố kinh tế - xã hội với sự thay đổi về dân số học cũng dễ thấy Trình độ văn hóa và thu nhập cao thường kéo theo tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh, sinh suất, tử suất
Trang 29phát triển nhất lại là ở chỗ các đặc điểm phi kinh tế này chứ không phải ở các chỉ tiêu kinh tế
I-2-2-1- Lĩnh vực giáo dục
Một đất nước có lực lượng lao động có trình độ văn hóa và được đào tạo tốt sẽ tiếp nhận có hiệu quả các chuyển giao công nghệ từ các nước tiên tiến sang Thực tế cho thấy ở các nước nghèo, khoảng 2/3 số người trưởng thành bị mù chữ trong khi ở các nước phát triển,
tỷ lệ này thường ít hơn 1% Vấn đề các nước nghèo đang gặp phải là ngân sách không đủ dành cho việc đào tạo giáo viên, xây trường, in sách và các vấn đề thiết yếu để tổ chức nên một nền giáo dục Ngoài ra sự thiếu giáo viên cũng cho thấy việc đào tạo không theo kịp sự phình ra quá nhanh của bộ phận dân số trong độ tuổi đến trường Tỷ lệ giáo viên trên số học sinh trong độ tuổi đi học ở các nước phát triển thường lớn hơn 25 đến 35 lần so với các nước kém phát triển, ở Đan Mạch, vào giữa thập niên 1990 của thế kỷ trước, tỷ lệ này là 1/12, trong khi ở Burkina Faso là 1/270 Tỷ lệ này cũng chênh lệch ngay trong nội bộ các nước có nền kinh tế phát triển Cùng là nước xuất khẩu dầu mỏ giàu có nhưng tỷ lệ số giáo viên trên
số dân trong độ tuổi đi học của Qatar là 1/11 sovới 1/30 của A Rập Saudi; tỷ lệ này của Israel cũng cao hơn của các nước giàu hơn là Mỹ và Thuỵ Sĩ
Tình hình giáo dục ở mỗi nước được thể hiện ở các chỉ tiêu như sau:
- Tỷ lệ người lớn biết chữ (biết đọc hiểu, biết viết những câu ngắn, đơn giản trong cuộc sống hàng ngày) trong dân số từ 15 tuổi trở lên
- Tỷ lệ nhập học ở các cấp giáo dục: Tỷ lệ giữa số học sinh và dân số ở trong độ tuổi từng cấp học (mẫu giáo, tiểu học, trung học, đại học) Tỷ số này cho thấy mức độ phát triển giáo dục của từng cấp học qua việc thu hút nhiều hay ít số người đến trường ở độ tuổi của từng cấp học
Trang 30Ngoài ra tình hình giáo dục còn được thể hiện như đã nói ở trên ở các chỉ tiêu như số học sinh trên 1 giáo viên, số học sinh trung bình trong một lớp học Tuy nhiên những chỉ số này càng lớn (mẫu số nhỏ) thì cho thấy nền giáo dục càng phát triển
I-2-2-2- Lĩnh vực sức khoẻ- chăm sóc sức khoẻ - dịch vụ y tế
Sức khỏe là một trong ba lĩnh vực chính hợp với thu nhập và giáo dục tạo thành một
tam giác tiến bộ trong việc nâng cao mức sống của dân cư một nước Cả 3 hợp phần này đều
có thể tác động 2 chiều và nhiều chiều lên nhau để cùng nhau tăng trưởng Một người có thu nhập cao sẽ có điều kiện chăm sóc sức khỏe, nâng cao tuổi thọ, nâng cao trình độ Có sức khỏe tốt, tuổi thọ cao sẽ có nhiều cơ hội để tăng thu nhập và học vấn Trình độ văn hóa cao
sẽ giúp cá nhân có nhiều ưu thế trong việc làm, ngăn ngừa bệnh tật… Đó chỉ là những thí dụ đơn giản trong phạm vi một cá nhân Nếu suy ra trên bình diện rộng của một địa phương, một đất nước, ta sẽ thấy những tác động hữu cơ giữa ba yếu tố trên còn có ý nghĩa to lớn như thế nào! Đó là lý do vì sao UNDP đã xếp các chỉ tiêu thuộc 3 lĩnh vực kể trên vào một hệ thống tính toán để tìm ra một chỉ số chung nhất về phát triển con người Trong lĩnh vực sức khỏe, chúng tôi xin được nêu ra những chỉ tiêu cơ bản sau đây :
- Tuổi thọ bình quân hay kỳ vọng sống (Life expectancy) là số năm mà một trẻ sinh
ra có thể sống nếu tình trạng cơ thể tại thời điểm khi sinh được giữ nguyên trong suốt cuộc đời của trẻ Căn cứ vào tuổi thọ bình quân, có thể đánh giá trình độ phát triển kinh tế, mức thu nhập, điều kiện chăm sóc sức khỏe của một quốc gia Tuy nhiên chỉ số này không phản ánh đúng mức sống thực của từng khu vực địa phương trong nước
Tuổi thọ bình quân của toàn thế giới tăng lên là một trong 3 cuộc cách mạng của dân
số (thứ nhất là sự tăng lên về số lượng, thứ hai là thái độ của con người đối với việc sinh đẻ)
Trang 31trên ở những vùng tương đối trù phú của thế giới như châu thổ sông Dương Tử (Trung Quốc) hoặc nước Anh, tuổi thọ bình quân chỉ từ 25-40, còn ở những nới khác chỉ vào khoảng từ 25 đến 33 Ấy vậy mà đến nay con số này đã là 75 ở các nước phát triển Qua nhiều tài liệu khảo sát nghiên cứu của nhiều cơ quan khác nhau, qua nhiều thời kỳ khác nhau, người ta thấy rằng trong những nước phát triển có thu nhập bình quân đầu người cao thì tuổi thọ bình quân cũng cao
Vấn đề nào cũng đều có ngoại lệ Và trường hợp Việt Nam là một ngoại lệ trong mối tương quan này mà chúng tôi sẽ nêu rõ ở các phần sau
- Tỷ suất tử vong trẻ sơ sinh IMR (Infant Mortality Rate) là một chỉ tiêu quan trọng
hàng đầu trong việc đánh giá sức khỏe của một dân số và có liên hệ chặt chẽ với tuổi thọ bình quân Tỷ suất này được tính bằng số ca trẻ em tử vong trong năm đầu tiên trên 1000 ca sinh Nước nào có IMR cao thì tuổi thọ bình quân thấp và ngược lại Ở các nước kém phát triển, IMR thường trên dưới 100/1000, còn ở các nước phát triển, tỷ suất này khoảng từ 10 /1000 đến 15/1000 hoặc thấp hơn
Bảng 4 : Mối quan hệ giữa IMR, tuổi thọ bình quân và GDP bình quân đầu người ở một số nước tiêu biểu
<
66,9 69,1 74,2 74,6
39 41,7 58,8
<
71,6 73,5 79,1 80,4
570
880 1.860
1.860 3.550 25.600 31.910
Trang 32Qua bảng 4, có một điểm đáng lưu ý là giữa Pakistan và Việt Nam có cùng GNP/người theo PPP, nhưng tuổi thọ bình quân của cả nam và nữ Việt Nam đều cao hơn của Pakistan, và ngược lại IMR của Việt Nam thấp hơn của Pakistan rất nhiều Đây là một vấn đề ngoại lệ mà các nhà khoa học thế giới rất quan tâm, và chỉ có thể giải thích được bằng tình hình thực tế tại Việt Nam và bằng những lý do thật thuyết phục từ những chính sách kinh tế -
xã hội của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong vấn đề chăm lo sức khỏe cho người dân đã và đang đạt được những kết quả rất tốt
Ngoài hai chỉ tiêu cơ bản kể trên dùng để đánh giá tình trạng sức khỏe chung của một quốc gia, người ta còn dùng những chỉ tiêu khác về chăm sóc sức khỏe, các dịch vụ y tế
Tổ chức Sức khỏe thế giới WHO định nghĩa sức khỏe như là một trạng thái của con người hoàn hảo về mặt thể chất, trí tuệ và xã hội Đây là một khái niệm rất khái quát, bởi vì sức khỏe của một người phụ thuộc vào các điều kiện chung của xã hội, là biểu hiện tổng hợp trình độ kinh tế-xã hội ở một nước Các yếu tố này không đồng đều theo mỗi quốc gia, mỗi khu vực Sức khỏe của mỗi cá nhân có thể được xác định qua kiểm tra lâm sàng nhưng điều này rất khó thực hiện thường xuyên, đặc biệt là ở những nước nghèo Thông thường người ta đánh giá tình trạng sức khỏe chung dựa trên các con số thống kê của toàn bộ dân cư ở hai chỉ tiêu: tỷ lệ người có bệnh và tỷ lệ chết Song nhiều người cho rằng xét tỷ lệ chết sẽ phản ánh đúng tình trạng sức khỏe của một bộ phận dân cư và nó thể hiện những thông tin chi tiết về tuổi, giới tính, cư trú, nguyên nhân tử vong Trong khi đó việc xác định tỷ lệ người đau ốm rất khó thực hiện, nhất là ở các nước nghèo, nơi đa số người dân không có đủ điều kiện vào điều trị ở các bệnh viện
Một lần nữa có thể nói rằng yếu tố bảo đảm sức khỏe tùy thuộc vào nhiều yếu tố và
Trang 33Bảng 5: Tình hình sức khỏe thế giới theo khu vực phát triển và thu nhập thập niên 1990
Tỷ lệ trẻ em trên 1 tuổi được chủng ngừa (%)
Số dân / 1 bác sĩ
Tỷ lệ chi y tế
so với GDP (%)
hô hấp, bệnh do ký sinh trùng chiếm gần phân nửa số nguyên nhân tử vong
Tình trạng sức khỏe của cá nhân, gia đình và cộng đồng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trước hết phải thỏa mãn nhu cầu về lương thực, dinh dưỡng cộng với điều kiện sống môi trường, nhà ở, điện, nước, chăm sóc sức khỏe, chủng ngừa, thuốc chữa bệnh, bác sĩ… Thỏa mãn được những yếu tố trên thì con người sẽ phát triển về thể chất, tinh thần, thúc đẩy xã hội
Trang 34I-2-2-3- Lĩnh vực nhà ở và tình hình sử dụng điện, nước sạch
Nhà ở và việc sử dụng điện, nước sạch là những nhu cầu căn bản, thiết thực trong đời sống mỗi người Nhà ở là một trong 4 nhu cầu cơ bản theo quan niệm phương Đông và đứng hàng thứ ba trong bộ tứ: thực (ăn), y (mặc), trú (nhà ở), hành (đi lại)
Nhu cầu về nhà ở được tính bằng chỉ tiêu bình quân m2/người, tỷ lệ diện tích sử dụng
và chất lượng nhà được chia làm 3 loại: kiên cố, bán kiên cố và nhà tạm
Tình hình sử dụng điện, nước căn cứ trên tỷ lệ % dân cư có khả năng sử dụng điện và
có khả năng sử dụng nước sạch vào các mục đích uống, nấu nước và vệ sinh cá nhân Giữa điện và nước sạch thì chỉ tiêu nước sạch được coi là quan trọng hơn vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến các chỉ tiêu về sức khỏe và vệ sinh
I-2-2-4- Các chỉ số tích hợp (aggregate) đo lường sự phát triển con người:
- Chỉ số chất lượng vật chất cuộc sống PQLI (Physical Quality of Life Index) :
Nhằm đi tìm một phương pháp đo lường có thể mở rộng những nhu cầu tối thiểu của con người áp dụng được cho tất cả các quốc gia, tổ chức ODC của Ngân hàng thế giới đã đưa
ra chỉ số PQLI gồm 3 tiêu chí (Indicator) : IMR, kỳ vọng sống và khả năng biết đọc, biết viết Mỗi tiêu chí có thang điểm từ 0 đến 100, với 0 là biểu hiện thấp nhất Mức độ thành tựu của một quốc gia được tính bằng việc lấy giá trị trung bình của 3 tiêu chí kể trên
Việc đưa ra chỉ số PQLI còn là một trong những cố gắng để nhận biết rằng sự phát triển một quốc gia và phúc lợi của người dân là những phức hợp không thể đo lường chỉ bằng những tiêu chí đơn lẻ Mọi sự tiếp cận đều
Trang 35cố đi đến những chỉ số phức, bao gồm những chi tiết về kinh tế, chính trị và xã hội tiêu biểu cho mỗi quốc gia
- Chỉ số phát triển con người HDI (Human Development Index)
HDI bổ sung cho GDP bình quân đầu người trong việc đánh giá vị trí một quốc gia về phát triển con người hay sự tiến bộ của quốc gia đó về động thái phát triển con người theo thời gian Của cải của một quốc gia có thể là điều kiện tạo mở khả năng lựa chọn của người dân nhưng cũng có thể không làm được việc đó Vấn đề là một quốc gia có thể sử dụng của cải đó như thế nào, chứ không phải bản thân của cải là điều quyết định Nếu chỉ chuyên chú vào việc tạo ra nhiều của cải, người ta có thể làm mờ nhạt đi mục tiêu cuối cùng là làm cho cuộc sống con người ngày càng tốt đẹp hơn trên mọi phương diện Bắt đầu từ năm 1990, Báo cáo phát triển con người của Liên Hiệp Quốc đã đưa ra chỉ số HDI để đánh giá sự phát triển bằng phương pháp tính kết hợp các chỉ số GDP bình quân đầu người, tuổi thọ bình quân của dân cư và trình độ dân trí GDP được tính theo sức mua tương đương PPP, nghĩa là theo thực
tế chi phí cho cuộc sống của dân cư tại địa phương (như đã nói rõ ở trên) Trình độ dân trí được đo bằng cách kết hợp bằng tỷ lệ biết chữ của dân số từ 15 tuổi trở lên (trọng số 2/3) và
số năm bình quân tới trường (trọng số 1/3) Tuổi thọ bình quân phản ảnh khả năng sống của dân cư qua số năm trung bình tính cho một năm nào đó HDI cho biết một giới hạn cận trên
và cận dưới cho từng nội dung trên và chỉ ra vị trí hiện tại của mỗi quốc gia trong giới hạn đó thông qua hệ số trong khoảng từ 0 đến 1 Thí dụ tỷ lệ biết chữ tối thiểu là 0% và tối đa là 100% Một quốc gia nào đó có tỷ lệ biết chữ là 75% thì hệ số là 0,75 Tương tự tuổi thọ bình quân tối thiểu là 25 và tối đa là 85 Một quốc gia có tuổi thọ bình quân 55 sẽ có hệ số là 0,5 Đối với thu nhập, mức tối thiểu là 100$ và tối đa là 40.000 $ theo PPP Chỉ số tổng hợp sẽ là
Trang 36Phương pháp tính toán chỉ số HDI đang ngày càng hoàn thiện hơn Đặc biệt khi cơ sở
số liệu ngày càng đầy đủ và có độ tin cậy cao hơn thì khả năng so sánh trình độ phát triển giữa các quốc gia vào những thời gian nhất định càng có nhiều ý nghĩa hơn
Bảng 6: So sánh, xếp hạng một số nước dựa trên GDP/người theo PPP và HDI
Tên nước GDP/người
theo PPP US$ (1999)
Chỉ số HDI
Xếp hạng theo GDP/
Nguồn: UNDP, Báo cáo phát triển con người 2001, New York, 2001 (Tổng hợp)
Theo bảng 6, xếp hạng GDP/người theo PPP và chỉ số HDI của các nước không đồng nhất với nhau Trừ nước kém phát triển nhất thế giới là Siera Leone đứng chót bảng ở cả 2 chỉ số, còn ngoài ra đa số các nước đều có 2 chỉ số khác nhau Hiệu số giữa thứ hạng GDP/ người theo PPP và thứ hạng HDI càng lớn thì chứng tỏ quốc gia đó đã kết hợp tốt mục tiêu phát triển kinh tế với với việc giải quyết các vấn đề xã hội Mỹ đứng trên Nhật
Trang 37Bản cả 2 chỉ số nhưng lại có hiệu số là -4 (có nghĩa là hạng HDI có trị số tuyệt đối lớn hơn hạng GDP /người theo PPP), trong khi hiệu số hai hạng của Nhật là 2 Điều này cho thấy ở một mức độ nào đó, nói chung mức sống dân cư của Nhật cao hơn Mỹ Một số nước cộng hòa thuộc Liên Xô trước đây cũng có hiệu số này rất cao Điều đó phản ánh kết quả của quá trình lâu dài tập trung nâng cao các các điều kiện xã hội được tiến hành dưới chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam xếp hạng 101 về HDI, thuộc loại nước đang phát triển, tuy nhiên hạng HDI của Việt Nam lại cao hơn hạng GDP/ người tới 19 bậc cho thấy một nỗ lực đáng kể của Nhà nước trong việc quan tâm đến các mặt đời sống xã hội của nhân dân
I-3- Thực tiễn về mức sống trên thế giới và của các nước có nền kinh tế khác nhau
I-3-1- Tổng quan về thực trạng mức sống trên thế giới dựa trên thu nhập
Báo cáo thường niên của Ngân hàng Thế giới ngay từ năm 1994 đã cho thấy sự phân hóa rõ rệt trong mức sống của các khu vực và quốc gia và các nhóm người trên thế giới Số người giàu có mức thu nhập cao gấp 60 lần người nghèo Những nước có thu nhập bình quân đầu nguời dưới 370 USD được coi là những nước nghèo ngày càng tăng Theo báo cáo của Ngân hàng thế giới năm 2000 thì 1/6 dân số thế giới sản xuất ra 78% hàng hoá và dịch vụ nhận được 78% thu nhập của toàn thế giới ở mức trung bình 70 USD/ ngày Khoảng 3/5 dân
số thế giới tập trung ở 61 nước nghèo nhất chỉ nhận được 6% tổng thu nhập của thế giới tức trung bình mỗi người nhận 2 USD/ ngày Mức sống nghèo khổ này còn vượt ra ngoài phạm
vi của thu nhập Trong khi khoảng 7/1000 trẻ em ở các nước có thu nhập cao chết trước khi 5
tuổi thì con số này là hơn 90 ở các nước có thu nhập thấp (Nguồn: World Development Index, World Bank 2000, 2000)
Trang 38Những số liệu mới đây của ngân hàng thế giới cho thấy số người sống cực kỳ nghèo khổ (với thu nhập thấp hơn 1 USD/ngày) tương đối ổn định trong thập niên 1980 đã tăng nhanh vào đầu thập niên 1990 tới đỉnh điểm 1,3 tỷ người sau đó giảm dần còn 1,2 tỷ người vào năm 1998, gần bằng con số vào năm 1987 Nhưng ở khía cạnh lãnh thổ thì có sự phân hóa đáng kể Ở vùng châu Á-Thái Bình Dương số người nghèo giảm từ 452 triệu vào năm
1990 xuống còn 278 triệu trong năm 1998, chủ yếu là do những thành công về kinh tế ở Trung Quốc và các nước Đông Á còn lại Hầu hết các vùng còn lại trên thế giới đều có số người nghèo tăng lên trong khoảng thời gian tương ứng: Nam Á tăng từ 495 triệu lên 522 triệu và từ 242 triệu lên 291 triệu ở vùng hạ Sahara của châu Phi
Gần như toàn bộ thành tích ngoạn mục của châu Á - Thái Bình Dương đạt được trước năm 1997 Cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1997-1998 gây nên một bước chựng trong tăng trưởng kinh tế Dựa trên ngưỡng nghèo của các quốc gia, các số liệu thống kê cho thấy Indonesia, Hàn Quốc và Thái Lan gia tăng đáng kể số lượng người nghèo Trong khi đó Việt
Nam là một ngoại lệ khi tình trạng nghèo đói tiếp tục giảm (nguồn: World Development Index, Worl Banh 2000, 2000, trang 3) Ở khu vực Nam Á, Ấn Độ đạt kỷ lục về tăng trưởng
kinh tế nhưng tình hình nghèo đói vẫn chưa giảm do ảnh hưởng của những bang đông dân và nghèo ở mạn Bắc như bang Bihar, Utah Pradesh Tình hình ở Bangladesh có vẻ sáng sủa hơn, còn sự trì trệ kinh tế của Pakistan trong suốt thập niên 1990 làm cho tình trạng nghèo đói trở nên tồi tệ Vùng hạ Sahara được chia làm 2 nhóm nước Nhóm theo đuổi những chính sách cải cách như Tanzania, Uganda, Ghana có mức sống tương đối cao trong trong vùng, còn nhóm các nước có xung đột liên miên thì lâm vào tình trạng đói kém cùng cực, trong đó
có Sieara Leone đứng chót bảng cả về GDP/ người lẫn HDI
Trang 39Các nước châu Mỹ La Tinh và Caribe có 15% dân số sống với mức thu nhập dưới 1 USD/ngày và 36 % sống dưới mức 2 USD / ngày Các nước có nền kinh tế đang trong giai đoạn chuyển đổi ở Đông Âu và Trung Á có rất ít người nghèo vào năm 1990 nhưng hiện nay con số này là 5% dân số có thu nhập dưới 1 USD / ngày và 20 % thu nhập dưới 2 USD/ ngày Những con số tương ứng ở vùng Trung Đông và Bắc Phi là 2 % và 22 %
I-3-2- Tình hình mức sống tại một số nước đại diện cho khu vực có nền kinh tế đang phát triển, đang chuyển đối và phát triển
I-3-2-1- Tình hình mức sống tại Thái Lan đại diện cho các nước đang phát triển
Ở Thái Lan, thu nhập gia đình được chia làm 5 nhóm để đánh giá mức sống dân cứ theo tiêu chí giàu nghèo :
Trang 40Bảng 7: Tỷ lệ thu nhập của các hộ gia đình Thái Lan chia theo nhóm
Nguồn: UNDP, Báo cáo Phát triển Con Người Thái Lan 1999, 1999
I-3-2-2-Tình hình mức sống tại Cộng hòa Liên Bang Nga, đại diện cho các nước có nền kinh tế chuyển đổi
Theo số liệu của Cục Thống kê Liên bang Nga, tình hình phân bố mức sống theo giàu nghèo ở những năm đầu giai đoạn nước này chuyển sang kinh tế thị trường tăng nhanh với các kết quả như sau:
Năm 1991, chênh lệch thu nhập giữa người giàu với người nghèo là 4,5 lần Năm
1992 mức chênh lệch giàu nghèo lên đến 8 lần Con số này là 11,3 lần vào quý 2 năm 1994
và tăng lên 14 lần vào năm 1995
Số liệu điều tra vào năm 1994 cho biết:
- Nhóm 1: Nhóm giàu gồm có 3 mức
- Rất giàu : 0,7 % dân số có thu nhập cho 1 người là 25.000 USD /tháng
- Khá giàu : 3,6 % dân số có thu nhập cho 1 người là 1500 USD / tháng
- Cận giàu : 5,7% dân số có thu nhập cho 1 người là 300 USD/ tháng
Tổng số người thuộc nhóm giàu chiếm 10 % dân số