LỜI CẢM ƠN Để có thể hoàn thành được đề tài “Công tác xã hội đối với thúc đẩy bình đẳng giới trong gia đình dân tộc thiểu số tại huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn”, tôi xin trân trọng cảm ơn
Trang 1VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
Trang 2VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân tôi Các số liệu được sử dụng trong luận văn này là trung thực, khách quan Những kết quả nghiên cứu trong luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác
Học viên
Trịnh Thị Chiên
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Để có thể hoàn thành được đề tài “Công tác xã hội đối với thúc đẩy
bình đẳng giới trong gia đình dân tộc thiểu số tại huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn”, tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo Học viện Khoa học xã
hội đã chu đáo trong quá trình giảng dạy, truyền đạt kiến thức; xin cảm ơn Phòng Đào tạo và Khoa Công tác xã hội của Học viện Khoa học xã hội đã tạo điều kiện thuận lợi cho học viên trong suốt quá trình nghiên cứu, học tập tại Học viện; xin cảm ơn Lãnh đạo Học viện Dân tộc, nơi tôi đang công tác đã tạo điều kiện về thời gian để tôi có thể tham gia và hoàn thành khóa học
Đặc biệt, xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới GS.TS Nguyễn Hữu Minh, Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực
hiện và hoàn thành luận văn cao học này
Xin trân trọng cảm ơn!
Học viên
Trịnh Thị Chiên
Trang 5MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ BÌNH ĐẨNG GIỚI VÀ CÔNG TÁC XÃ HỘI THÚC ĐẨY BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG GIA ĐÌNH DÂN TỘC THIỂU SỐ 14
1.1 Một số khái niệm về giới và bình đẳng giới trong gia đình dân tộc thiểu số 14
1.2 Lý luận về Công tác xã hội trong lĩnh vực bình đẳng giới 18
1.3 Các lý thuyết ứng dụng trong công tác xã hội 21
Chương 2: THỰC TRẠNG BÌNH ĐẲNG GIỚI VÀ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI THÚC ĐẨY BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG GIA ĐÌNH DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI HUYỆN CAO LỘC 24
2.1 Khái quát về địa bàn và khách thể nghiên cứu 24
2.2 Các hoạt động CTXH trong lĩnh vực bình đẳng giới đối với gia đình dân tộc thiểu số ở huyện Cao Lộc 45
2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến CTXH trong lĩnh vực bình đẳng giới đối với gia đình DTTS tại huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn 48
Chương 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC XÃ HỘI THÚC ĐẨY BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG CÁC HỘ GIA ĐÌNH DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở HUYỆN CAO LỘC 52
3.1 Một số vấn đề đặt ra trong thực hiện bình đẳng giới trong gia đình dân tộc thiểu số huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn 52
3.2 Giải pháp giảm thiểu tình trạng bất bình đẳng giới trong gia đình DTTS tại huyện Cao Lộc 55
3.3 Các giải pháp tăng cường công tác xã hội thúc đẩy bình đẳng giới trong gia đình dân tộc thiểu số huyện Cao lộc 60
KẾT LUẬN 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO 71
PHỤ LỤC 74
Trang 7DANH MỤC HỘP, BẢNG BIỂU
Bảng 1: Số lượng mẫu khảo sát chia theo dân tộc và địa bàn cấp xã của
huyện Cao Lộc 12
Bảng 2.1: Tỷ lệ người chủ thực tế trong hộ gia đình chia theo dân tộc *** 33
Bảng 2.2: Tỷ lệ người có quyền sở hữu nhà ở, đất ở ghi trong sổ đỏ chia theo dân tộc*** 34
Bảng 2.3: Dự định của cha mẹ đối với bậc học của con cái** 35
Bảng 2.4: Quan niệm về người thích hợp tạo ra thu nhập của hộ gia đình ** 36
Bảng 2.5: Thực tế người làm ra thu nhập chủ yếu của hộ gia đình** 37
Bảng 2.7: So sánh thu nhập bình quân/tháng giữa vợ và chồng*** 38
Bảng 2.8: Thực tế phân công người quản lý chi tiêu hàng ngày trong
gia đình*** 39
Bảng 2.9: Thực tế đăng ký kết hôn trước khi cưới ở các dân tộc*** 40
Bảng 2.10: Lý do không đăng ký kết hôn 41
Bảng 2.11: Thực trạng hành vi bạo lực gia đình trong 12 tháng qua giữa vợ/ chồng đối với người trả lời 42
Bảng 2.12: Dân số 2 xã Công Sơn và Gia Cát chia theo dân tộc (2019) 44
Hộp 1: Các hoạt động thúc đẩy bình đẳng giới 32
Hộp 2: Thực hiện bình đẳng giới ở xã Gia Cát 43
Hộp 3: Bình đẳng giới tại huyện Cao Lộc 49
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển chung của đất nước, vùng dân tộc thiểu số cũng có sự thay đổi và phát triển lớn Nhưng nhìn chung so với vùng nông thôn, đô thị thì vùng dân tộc thiểu số vẫn chậm phát triển Cuộc sống của người dân tộc thiểu số còn gặp rất nhiều khó khăn, nhiều
vấn đề xã hội cần được giải quyết trong đó vấn đề bất bình đẳng giới trong
gia đình dân tộc thiểu số là vấn đề nổi cộm cần được quan tâm
Việt Nam là quốc gia thứ 6 trên thế giới tham gia Công ước Xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với Phụ nữ (CEDAW) và đã có những nỗ lực đáng kể để thực hiện cam kết của mình trong công tác thúc đẩy bình đẳng giới Nhiều văn bản luật pháp và chính sách liên quan đến bình đẳng giới đã được ra đời như Luật Bình đẳng giới, Luật Phòng chống bạo lực gia đình, Luật Chăm sóc và bảo vệ trẻ em, Luật Người cao tuổi…
Luật Bình đẳng giới ra đời năm 2006 là một trong những cơ sở luật pháp quan trọng để thực hiện bình đẳng giới ở nước ta Điều 7 của Luật quy định rõ, chính sách nhà nước về bình đẳng giới cần phải đảm bảo bình đẳng giới trong mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và gia đình; hỗ trợ
và tạo điều kiện cho nam, nữ phát huy khả năng, có cơ hội như nhau để tham gia vào quá trình phát triển và thụ hưởng thành quả của sự phát triển; hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới tại vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS và
vùng có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn; hỗ trợ những điều kiện cần thiết
để nâng chỉ số phát triển giới đối với các ngành, lĩnh vực và địa phương mà chỉ số phát triển giới thấp hơn mức trung bình của cả nước Bình đẳng giới cần được quan tâm trong tất cả các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, lao động, giáo dục và đào tạo, văn hóa, y tế và bình đẳng giới trong gia đình
Triển khai các hoạt động nhằm thúc đẩy toàn xã hội thay đổi hành vi thực hiện bình đẳng giới, mục tiêu của Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới
Trang 9giai đoạn 2011 - 2020 xác định phải tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ trong toàn xã hội, từng bước thu hẹp khoảng cách giới và nâng vị thế của phụ nữ trong một số lĩnh vực còn bất bình đẳng hoặc nguy cơ bất bình đẳng giới cao Nghị định số 48/2009/NĐ-CP ngày 19/5/2009 của Chính phủ quy định về các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới Tại điều 14 quy định các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới, chính sách hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới tại vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số nhằm đạt tới sự bảo đảm bình đẳng giới thực chất trên các phương diện tham gia, thụ hưởng trong các lĩnh vực xã hội của phụ nữ và trong gia đình
Với những nỗ lực lớn của Chính phủ trong bối cảnh hội nhập quốc tế và phát triển vùng dân tộc thiểu số và miền núi, những văn bản luật pháp, chính sách về bình đẳng giới đã ra đời khá đồng bộ và căn bản Tuy nhiên, trên thực
tế, các kết quả của nỗ lực hỗ trợ bình đẳng giới ở Việt Nam nói chung và vùng dân tộc thiểu số chưa đáp ứng được các yêu cầu của quá trình hội nhập Đánh giá 10 năm thi hành Luật Bình đẳng giới của Bộ Lao động-Thương binh
và Xã hội cho thấy, tiến bộ về bình đẳng giới ở Việt Nam vẫn còn chậm chạp, thậm chí còn thụt lùi ở một số lĩnh vực, đặc biệt là ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi; tình trạng bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái đang là vấn đề nhức nhối của xã hội; định kiến về vai trò của nam và nữ trong gia đình và xã hội tạo gánh nặng cho cả phụ nữ và nam giới; tâm lý ưa thích con trai dẫn đến tình trạng gia tăng tỷ lệ mất cân bằng giới tính khi sinh và tình trạng nạo phá thai lựa chọn giới tính (Bộ LĐ,TB&XH, 2019)
Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết 24-NQ/TW dưới góc độ bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ cho thấy, khoảng cách giới trong các nhóm DTTS và giữa các nhóm DTTS với dân tộc Kinh còn lớn và tồn tại dai dẳng ở hầu hết các lĩnh vực của đời sống KT-XH, nhất là trong đời sống gia đình Bạo lực trong gia đình DTTS diễn ra khá phổ biến, đặc biệt ở những dân tộc phụ hệ Có tới 58,6% phụ nữ DTTS từ 15-49 tuổi tin rằng chồng có quyền
Trang 10đánh vợ vì bất kỳ lý do gì như: vợ ra ngoài mà không xin phép, vợ bỏ bê con cái, vợ cãi lại chồng, vợ từ chối quan hệ tình dục , trong khi tỷ lệ này ở người Kinh, Hoa chỉ khoảng 28% Phụ nữ DTTS không có nhiều cơ hội ra quyết định và tham gia vào quá trình ra quyết định Định kiến về vai trò giới khiến họ khó có thể phát huy được năng lực nội tại và tính tự quyết của mình trong hộ gia đình và cộng đồng (Đảng đoàn Hội LHPNVN, 2019)
Có thể thấy, mặc dù đã có sự nỗ lực trong nhiều năm qua của Chính phủ, mục tiêu bình đẳng giới ở vùng DTTS hiện nay vẫn còn rất nhiều thách thức Nhiều trở ngại đối với phụ nữ DTTS trong tiếp cận tham gia chính trị, phát triển kinh tế hộ gia đình, nhiều trở ngại trong phong tục tập quán liên quan đến tình trạng mù chữ, nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết cao; nhiều phụ nữ DTTS chưa được tiếp cận một cách đầy đủ với các dịch vụ y tế hiện đại Chính vì vậy, trên thực tế đang diễn ra những bất bình đẳng về cơ hội và thụ hưởng các chính sách xã hội, đặc biệt là đối với phụ nữ DTTS
Huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn là một trong những huyện thuộc vùng dân tộc thiểu số có nhiều xã, thôn đặc biệt khó khăn với dân số phần lớn là người DTTS Trong gia đình của một số DTTS tại huyện Cao Lộc vẫn còn nhiều yếu tố cản trở bình đẳng giới Nhiều tập tục văn hóa, thói quen, định kiến
xã hội đang là ràng buộc ngăn cản sự phát triển cho phụ nữ
Để thúc đẩy bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số nói chung, bình đẳng giới trong gia đình DTTS ở huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn nói riêng cần có sự quan tâm vào cuộc của các cấp, các ngành với nhiều giải pháp đồng bộ, trong
đó không thể thiếu vai trò của CTXH Công tác xã hội có chức năng phòng ngừa những vấn đề xã hội của cộng đồng, gia đình hay cá nhân; chức năng can thiệp nhằm trợ giúp cộng đồng, gia đình, cá nhân giải quyết vấn đề đang gặp phải; chức năng phục hồi đó là giúp cộng đồng, gia đình, cá nhân khôi phục lại chức năng xã hội đã bị suy giảm trở lại mức ban đầu và hòa nhập cuộc sống xã hội; chức năng phát triển nhằm tăng năng lực, tăng khả năng
Trang 11ứng phó với các tình huống có vấn đề của cộng đồng, gia đình, cá nhân Hiện nay phụ nữ đang phải chịu nhiều thiệt thòi so với nam giới, đối với phụ nữ DTTS họ chịu bất bình đẳng kép cả về dân tộc và về giới, họ đang phải đối mặt với với rất nhiều phân biệt đối xử, là đối tượng yếu thế hơn trong gia đình, cộng đồng và xã hội, họ chính là đối tượng trợ giúp của CTXH; Tuy nhiên vai trò của CTXH trong hỗ trợ phụ nữ DTTS có hoàn cảnh đặc biệt còn rất mờ nhạt, chủ yếu lồng ghép trong một số hoạt động của các tổ chức đoàn thể như Hội phụ nữ, đoàn thanh niên… Chính vì vậy, việc lựa chọn vấn đề
“Công tác xã hội đối với thúc đẩy bình đẳng giới trong gia đình dân tộc thiểu số tại huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn” làm đề tài luận văn thạc sỹ
chuyên ngành Công tác xã hội sẽ có ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn cấp bách Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần thúc đẩy bình đẳng giới trong các gia đình dân tộc thiểu số, đem lại công bằng, bình đẳng và khẳng định vị thế, vai trò của phụ nữ dân tộc thiểu số trong gia đình và xã hội
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
2.1 Tình hình nghiên cứu về bình đẳng giới và bình đẳng giới ở vùng dân tộc thiểu số
Thúc đẩy bình đẳng giới trên cả nước nói chung và bình đẳng giới trong các gia đình DTTS nói riêng đang là một vấn đề vừa cấp bách, vừa mang tính lâu dài Trong những năm gần đây, đã có khá nhiều công trình nghiên cứu của các học giả trong và ngoài nước nghiên cứu, đề cập một cách trực tiếp hoặc gián tiếp tới vấn đề bình đẳng giới ở vùng DTTS, có thể thấy như:
Sự tham gia của phụ nữ trong lãnh đạo, quản lý ở Việt Nam, nhất là trong hệ thống chính trị các cấp đã có những thay đổi nhất định trong những năm qua, tuy nhiên tỷ lệ nữ tham gia chính trị ở các cấp không cao và chưa đạt được chỉ tiêu đề ra Đặc biệt, phụ nữ DTTS vẫn chiếm một tỷ lệ rất thấp trong các cấp quản lý và đang bị tụt hậu về cơ hội, khả năng tiếp cận và thụ hưởng các quyền của họ (UN Women, 2015)
Trang 12Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ phụ nữ tham gia vào đội ngũ cán bộ của hệ thống chính trị các cấp, nhất là cấp xã, cấp huyện còn rất hạn chế do họ gặp rất nhiều trở ngại từ trình độ học vấn, nhận thức và các rào cản văn hoá Một
số nghiên cứu cho rằng, gần 30 DTTS không có đại diện là nữ trong hệ thống
cơ quan quản lý Nhà nước về công tác dân tộc, ví dụ như dân tộc Mảng, La
Hủ, Cống, Cờ lao, La Ha, Pà Thẻn, Lự, Chứt, SiLa, Brâu, Rơ măm… (UN Women, 2015; Nguyễn Thị Hà, 2014) Một số nguyên nhân khiến phụ nữ bị hạn chế cơ hội thăng tiến hơn so với nam được nêu lên là do trình độ chuyên môn/kỹ năng thấp hơn so với nam giới (Lê Thị Kim Lan, 2012; Ngân hàng Thế giới, 2011; PyD, 2011); phụ nữ gặp nhiều rào cản khi được đề cử tham gia đào tạo/tập huấn hơn nam giới như bị định kiến về tính cách “thiếu quyết đoán, an phận, chưa tự tin, ham muốn quyền lực kém hơn nam giới” và đặc điểm này thể hiện rõ ở nhóm phụ nữ nông thôn, dân tộc thiểu số (Nguyễn Thanh Lân, 2014; Trần Thị Minh Đức, 2012)
Mặt khác, một số nghiên cứu cũng đã chỉ ra những hạn chế trong các văn bản pháp luật và chính sách liên quan đến hỗ trợ thực hiện bình đẳng giới
ở vùng DTTS Nghiên cứu về phát triển nguồn lực DTTS đến năm 2020 của
Uỷ ban Dân tộc cũng đã chỉ rõ, số lượng, cơ cấu và phân bổ nguồn lực DTTS còn nhiều bất cập Thể lực và trí lực của người DTTS đang có khoảng cách thấp hơn rất nhiều so với mặt bằng chung của cả nước Điều này thể hiện rõ chính sách đối với vùng DTTS đang có những khoảng trống, chưa có những chỉ tiêu cụ thể cho từng mục tiêu phát triển đối với vùng DTTS Những nút thắt về cơ chế và chính sách để có thể can thiệp và thực hiện các mục tiêu Thiên niên kỷ ở vùng DTTS, trong đó có mục tiêu về tăng cường bình đẳng nam nữ và nâng cao vị thế cho phụ nữ DTTS (Ngô Văn Hải, 2014, Nguyễn Cao Thịnh và cộng sự, 2015)
Dưới góc độ giáo dục, phụ nữ DTTS thuộc gia đình nghèo ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn gặp nhiều trở ngại trong tiếp cận giáo dục
Trang 13Phụ nữ và trẻ em gái vẫn chiếm số đông trong số người ở độ tuổi từ 15 đến 40 trong dân số không biết đọc, biết viết (Nguyễn Hữu Minh và cộng sự, 2013) Tuy nhiên, trong những năm gần đây, chỉ số bình đẳng giới (tỷ lệ đi học đúng tuổi - đã điều chỉnh của nữ/ tỷ lệ đi học đúng tuổi - đã điều chỉnh của nam) của nhóm dân tộc thiểu số đã có chuyển biến từ hướng có nhiều trẻ em trai hơn ở cấp trung học sang hướng có nhiều em gái hơn ở cấp trung học Xu hướng tỷ lệ đi học của trẻ em gái luôn cao hơn so với trẻ em trai ở tất cả các dân tộc, trừ dân tộc Mông (UN Women và Ủy ban Dân tộc, 2015) Tuy nhiên,
so sánh với trình độ học vấn của phụ nữ người Kinh thì rõ ràng, trình độ học vấn của phụ nữ DTTS luôn thấp hơn so với nhóm dân tộc Kinh Có 20% số phụ nữ dân tộc Kinh cho biết trình độ giáo dục của họ dưới mức tiểu học, trong khi tỷ lệ này ở phụ nữ DTTS dao động từ 41,9% đến 75% (41,9% ở phụ
nữ dân tộc theo dòng phụ hệ, 58,9% ở phụ nữ dân tộc theo dòng mẫu hệ và 75% ở các nhóm song hệ), cao hơn 2-3 lần so với phụ nữ dân tộc Kinh Năm
2014, tỷ lệ đã qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật của lao động nữ DTTS chỉ là 7,2% so với lao động nữ Kinh-Hoa là 17,6% Trình độ của phụ nữ Hmông thấp nhất trong các DTTS, chỉ có 1,4% đã qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật (trích lại từ UNWomen và Ủy ban Dân tộc, 2015)
Về tiếp cận dịch vụ y tế và chăm sóc sức khỏe, một số nghiên cứu đã cho thấy, sự chênh lệch giữa tỷ lệ khám thai ít nhất 4 lần của nhóm phụ nữ dân tộc Kinh và DTTS năm 2014 là 49,4 điểm phần trăm, cao hơn so với sự chênh lệch giữa hai nhóm dân tộc năm 2010 Ngoài các yếu tố hạn chế hơn về trình độ học vấn, mức sống, cơ hội tiếp cận với các dịch vụ y tế, tâm lý xấu
hổ, những khó khăn trong sử dụng tiếng Kinh cũng là yếu tố khiến phụ nữ DTTS ngại đi khám thai (UNFPA, 2008) Sinh đẻ ở nhà vẫn được một số nhóm phụ nữ DTTS lựa chọn với 30,7% phụ nữ DTTS sinh con ở nhà so với 0.5% phụ nữ dân tộc Kinh (Tổng cục Thống kê, 2015) Theo số liệu khảo sát
Trang 14của Ủy ban Dân tộc năm 2016, tỷ lệ cán bộ, nhân viên y tế là nữ người DTTS chiếm 30,4% tổng số cán bộ, nhân viên y tế ở các vùng dân tộc và miền núi
Kết quả nghiên cứu cho thấy phụ nữ DTTS có nhiều thiệt thòi và trở ngại trong việc mua bảo hiểm y tế, chăm sóc sức khỏe, sức khỏe sinh sản, và tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe Nghiên cứu của Đặng Nguyên Anh và cộng sự tại 5 tỉnh Tây Nguyên năm 2014 cho biết ngay cả khi các chính sách bình đẳng giới và đầu tư phát triển cho đồng bào người dân tộc được chú trọng, nhưng nguy cơ người phụ nữ DTTS vẫn bị loại trừ xã hội là rất lớn (Đặng Nguyên Anh và cộng sự, 2015) Đánh giá về các chính sách thúc đẩy bình đẳng giới vùng DTTS, có ý kiến cho rằng các chương trình can thiệp hỗ trợ phụ nữ tại vùng sâu, vùng xa cũng được quan tâm và ban hành đáp ứng được nhu cầu thực tiễn Tuy nhiên, một số thách thức được đề cập đến trong quá trình thực hiện các nội dung về bình đẳng giới là sự tồn tại dai dẳng của những hủ tục lạc hậu, khả năng tiếp cận với các phương tiện thông tin đại chúng còn hạn chế, kinh tế phát triển chậm… đặc biệt việc thiếu cán bộ có trình độ, năng lực đáp ứng nhu cầu đã và đang là một rào cản lớn cho tiến trình bình đẳng giới nói riêng và phát triển KT-XH nói chung tại vùng sâu, vùng xa (Phạm Ngọc Tiến, 2015)
Xét trên các chiều cạnh giới, sự tách biệt xã hội về chăm sóc sức khỏe ở Việt Nam thể hiện rõ xu hướng phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ DTTS luôn bị thiệt thòi trong chăm sóc sức khỏe Mức độ tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản của phụ nữ vùng nông thôn, vùng DTTS vẫn còn hạn chế và mức giảm tỷ suất chết mẹ ở vùng sâu, vùng xa và vùng dân tộc thiểu số trong 10 năm qua còn chậm Phụ nữ trẻ dân tộc thiểu số và phụ nữ di cư gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận thông tin và dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, bao gồm cả dịch vụ kế hoạch hóa gia đình (UNFPA, 2017) Nhận thức của trẻ em gái dân tộc thiểu số về sức khỏe sinh sản và tình dục cũng như thực hành vệ sinh còn rất hạn chế, đặc biệt những em sống ở các trường nội trú Vấn đề đặt
Trang 15ra là phải có một đánh giá tổng hợp về vấn đề này, tìm ra các giải pháp có tính khả thi để giải quyết vấn đề bình đẳng giới hiện nay ở vùng DTTS
Trong lĩnh vực lao động việc làm, một số nghiên cứu đã có những đánh giá khá cụ thể về chính sách hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn, chính sách dạy nghề đối với học sinh DTTS, nội trú và chính sách dạy nghề cho người tàn tật Kết quả cho thấy, người nghèo và phụ nữ ở vùng sâu vùng xa, vùng DTTS khó có thể theo học được các khóa dạy nghề theo cơ chế hiện hành, vì khi tham gia khóa học họ phải bỏ công việc gia đình, làm ảnh hưởng tới nguồn thu nhập của gia đình Một số ngành nghề đào tạo chưa phù hợp với thực tiễn thị trường lao động ở địa phương Ngoài ra, vốn hỗ trợ cho chị em phụ nữ làm kinh tế từ chương trình MTQG giảm nghèo còn rất hạn chế so với nhu cầu vốn vay Danh mục nghề đào tạo của quốc gia và nghề đào tạo của các cơ sở dạy nghề còn ít và chưa có nhiều nghề “hấp dẫn” với lao động nữ, trong khi đó; phương pháp đào tạo, hình thức tổ chức các khoá học nghề chưa “nhạy cảm giới”, chưa quan tâm đến nhu cầu thực tế của các nhóm lao động nữ nghèo, nông thôn, DTTS (trích lại từ Ủy ban dân tộc, UN Women, 2015)
Các chính sách hướng tới giảm thiểu bất bình đẳng giới nói chung và bất bình đẳng giới đối với các nhóm tách biệt xã hội, cần mang tính toàn diện
và đảm bảo những người thuộc nhóm yếu thế phải được hòa nhập và tiếp cận một cách bình đẳng đối với các cơ hội và thành quả của sự phát triển Theo Sacaceno (2001), các chính sách cần phải đảm bảo cả phụ nữ và nam giới thuộc các nhóm xã hội khác nhau phải được tiếp cận bình đẳng về thị trường lao động, về giáo dục, về chăm sóc sức khỏe, về hệ thống tư pháp và các quyền liên quan tới việc ra quyết định và sự tham gia xã hội (Dẫn theo Johoel-Gijsbers, 2007)
Dưới góc độ văn hóa tộc người, một số nghiên cứu cụ thể đã có những phân tích khá rõ nét về vai trò giới trong gia đình một số tộc người miền núi
Trang 16phía Bắc (Đỗ Thị Bình, 2001), vị thế của người phụ nữ Hmông trong gia đình
và xã hội (Đặng Thị Hoa, 2001), thực trạng bình đẳng giới trong gia đình ở một số tộc người như Ê đê (Nguyễn Minh Tuấn, 2012) Đáng chú ý là một nghiên cứu đánh giá khá chi tiết và sâu sắc về hiện trạng bất bình đẳng giới trong cộng đồng DTTS do tổ chức Isee, Oxfarm và ActionAid thực hiện năm
2010 Nghiên cứu này đã chỉ rõ những bất bình đẳng trong phân công lao động, việc làm, giáo dục, y tế và vị thế của người phụ nữ dân tộc Gia rai và Chăm ở tỉnh Gia Lai và An Giang
Đáng chú ý là nghiên cứu của Vũ Hồng Anh (2010) “Báo cáo hiện
trạng bất bình đẳng giới trong cộng đồng người dân tộc thiểu số”, đã đánh
giá vai trò, vị trí và tiếng nói của nam và nữ giới DTTS do ảnh hưởng của các
thể chế khác nhau Nghiên cứu về “Bình đẳng giới trong gia đình dân tộc
thiểu số ở vùng Đông Bắc nước ta hiện nay” của Nguyễn Lệ Thu (2012) đã
làm rõ thực trạng, những vấn đề đặt ra đối với vấn đề bình đẳng giới trong gia đình DTTS ở vùng Đông Bắc nước ta, đồng thời đề xuất những giải pháp cơ bản nhằm khắc phục sự bất bình đẳng về giới, nâng cao vị thế người phụ nữ trong gia đình, góp phần xây dựng gia đình văn hóa và phát triển KT-XH
Luận văn thạc sĩ Xã hội học về “Thực hiện bình đẳng giới ở các tỉnh miền núi
nước ta hiện nay”, khảo sát tại Yên Bái và Hà Giang; Luận án tiến sĩ Triết
học về “Quan hệ giới trong gia đình dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc Việt
Nam hiện nay” (Nguyễn Thị Hà, 2012), v.v Các nghiên cứu này đã đề cập
trực tiếp đến vấn đề bình đẳng giới ở vùng DTTS dưới các góc độ triết học, tâm lý học hay xã hội học
2.2 Tình hình nghiên cứu về bình đẳng giới ở vùng dân tộc thiểu số từ góc
độ công tác xã hội
Dưới góc độ công tác xã hội, một số nghiên cứu đã bước đầu tìm hiểu
về vai trò của nhân viên CTXH ở vùng DTTS Bộ Lao động, Thương binh và
Xã hội đã ban hành cuốn tài liệu về CTXH với các DTTS năm 2017, bộ tài
Trang 17liệu dùng cho cán bộ cấp xã với các nội dung hướng dẫn về đặc trưng văn hóa tộc người, vấn đề nghèo đói, vấn đề văn hóa và lối sống, chăm sóc sức khỏe,… cho người DTTS Đây là bộ tài liệu cẩm nang rất hữu ích đối với cán
bộ làm CTXH ở vùng DTTS Cũng trong chương trình hỗ trợ giảm nghèo cho đồng bào DTTS, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã tổ chức hội thảo về CTXH trong phát triển nông thôn - miền núi ở Việt Nam năm 2016 Tại Hội thảo, các nhà nghiên cứu, hoạch định chính sách đã phân tích và làm rõ vai trò của CTXH đối với người nghèo DTTS là giúp họ học cách đáp ứng và tiếp cận với nhu cầu phát triển, từ đó vươn lên giảm nghèo
Một số luận văn thạc sĩ đã nghiên cứu trực tiếp về CTXH đối với DTTS Ngô Tấn Khoa đã bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ tại Học viện
Khoa học xã hội với đề tài “Công tác xã hội đối với người nghèo dân tộc
thiểu số từ thực tiễn huyện Đắk Hà, tỉnh Kon Tum” Tác giả Lê Kim Thắng đã
hoàn thành luận văn về “Công tác xã hội với vấn đề giảm nghèo ở người dân
tộc thiểu số tại xã Ianan, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai”
Ngoài ra, đã có nhiều khá nhiều luận văn nghiên cứu về nghề CTXH, trong đó ít nhiều có đề cập đến CTXH ở vùng đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số và miền núi
Như vậy, từ tổng quan tài liệu cho thấy, đã có nhiều công trình nghiên cứu, phân tích về tình trạng bất bình đẳng giới đang diễn ra ở vùng DTTS sâu sắc hơn bình diện chung của cả nước đặc biệt ở một số lĩnh vực cơ bản như việc làm, giáo dục, y tế, đời sống gia đình,… Tuy nhiên, chưa có công trình nghiên cứu nào tiếp cận từ góc độ CTXH thúc đẩy bình đẳng giới trong gia đình DTTS ở huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn Vì vậy, nghiên cứu này vừa có tính kế thừa, vừa có tính mới và không trùng lặp với các công trình đã công bố
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
*Mục đích nghiên cứu:
Tìm hiểu thực trạng CTXH trong lĩnh vực bình đẳng giới tại các gia đình DTTS ở huyện Cao Lộc tỉnh Lạng Sơn, từ đó đề xuất các giải pháp và khuyến nghị nhằm tăng cường hoạt động CTXH thúc đẩy bình đẳng giới
Trang 18trong gia đình DTTS
* Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Thứ nhất, hệ thống hóa lý luận CTXH về bình đẳng giới
- Thứ hai, mô tả, đánh giá thực trạng CTXH trong lĩnh vực bình đẳng giới tại các gia đình DTTS ở một số xã huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn hiện nay
- Thứ ba, đề xuất các quan điểm, giải pháp tăng cường hoạt động CTXH nhằm thúc đẩy bình đẳng giới trong các hộ gia đình DTTS ở một số xã tại huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động CTXH ở vùng DTTS
về bình đẳng giới
Khách thể khảo sát bao gồm: Cán bộ ban ngành huyện Cao Lộc, cán bộ chủ chốt cấp xã, cán bộ làm công tác xã hội hoặc quản lý nhà nước về công tác dân tộc; chủ hộ, thành viên các hộ gia đình DTTS tại một số xã thuộc huyện Cao Lộc
* Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi về không gian: Tại hai xã Gia Cát và Công Sơn của huyện Cao Lộc tỉnh Lạng Sơn
- Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu các vấn đề từ năm 2017 đến nay
- Phạm vi nội dung: CTXH trong thúc đẩy bình đẳng giới trong quan hệ gia đình dân tộc thiểu số
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1 Cơ sở lý luận:
Luận văn dựa trên hệ thống quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin và đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển con người, về công tác dân tộc và chính sách dân tộc, về đảm bảo bình đẳng giới và chính sách thúc đẩy bình đẳng giới đối với đồng bào DTTS ở Việt Nam đã được thể hiện tại
Trang 19Quyết định số 1898/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Đề án
“Hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới vùng DTTS giai đoạn 2018-2025” với mục tiêu tổng quát là “Tạo sự chuyển biến tích cực trong thực hiện bình đẳng giới
và nâng cao vị thế của phụ nữ ở vùng DTTS, góp phần thúc đẩy thực hiện thành công các mục tiêu của Chiến lược quốc gia bình đẳng giới”
5.2.Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp thu thập dữ liệu, thông tin:
Phỏng vấn trực tiếp, thảo luận nhóm; Thu thập phân tích tài liệu, văn bản, các công trình đã công bố về bình đẳng giới ở vùng DTTS
Luận văn đã sử dụng phần số liệu khảo sát tại huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng
Sơn của đề tài cấp quốc gia: “Một số vấn đề cơ bản về bình đẳng giới ở vùng dân
tộc thiểu số nước ta”, mã số: CTDT.21.17/16-20 (2017-2020) với sự đồng ý của
GS Nguyễn Hữu Minh, chủ nhiệm đề tài Với bộ phiếu hỏi hộ gia đình, luận văn
đã phân tích 521 phiếu điều tra để làm rõ những mối liên hệ giữa các yếu tố như dân tộc, giới tính, tuổi, thu nhập,… với quyền ra quyết định trong gia đình, quyền
sở hữu nhà đất, tài sản, phân công lao động, bạo lực gia đình
Bảng 1: Số lượng mẫu khảo sát chia theo dân tộc và địa bàn cấp xã
của huyện Cao Lộc Dân tộc Số lượng/tỷ lệ Công Sơn Xã Tổng cộng
Tỷ lệ % 0,0 100,0 100,0 Tổng cộng Số lượng Tỷ lệ % 200 321 521
38,4 61,6 100,0
Về đặc điểm giới tính, trong tổng số mẫu 521 người được khảo sát, có
285 nam giới (chiếm 54,7%) và 236 nữ giới (chiếm 45,3%) Như vậy có thể đảm bảo được sự cân bằng giới tính trong tổng số mẫu khảo sát
Trang 20- Phương pháp xử lý số liệu thống kê có sẵn: Dựa trên nguồn số liệu có sẵn từ các cuộc điều tra, nghiên cứu về dân tộc, về bình đẳng giới
- Phương pháp định tính: Phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm với cán bộ quản lý nhà nước cấp xã, chủ tịch hội phụ nữ và một số hội trưởng hội phụ nữ
xã các vấn đề liên quan đến bình đẳng giới trong gia đình, qua đợt khảo sát thực tế tại huyện Cao Lộc của tác giả trong thời gian thực địa từ ngày 6/11 đến ngày 14 tháng 11 năm 2019
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
* Về lý luận:
Đề tài sẽ góp phần quan trọng trong việc bổ sung, củng cố cơ sở lý luận
và thực tiễn về bình đẳng giới và vai trò của CTXH đối với bình đẳng giới trong DTTS
* Về thực tiễn:
- Đề xuất các quan điểm, giải pháp nhằm hạn chế tình trạng bất bình đẳng giới trong các hộ gia đình DTTS huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn từ góc nhìn của CTXH
- Là tài liệu tham khảo hữu ích cho các nghiên cứu có liên quan, phục
vụ nghiên cứu, giảng dạy tại Ủy ban Dân tộc, Học viện Dân tộc
7 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về bình đẳng giới và công tác xã hội thúc đẩy bình đẳng giới trong gia đình Dân tộc thiểu số;
Chương 2: Thực trạng bình đẳng giới và công tác xã hội đối với thúc đẩy bình đẳng giới trong gia đình Dân tộc thiểu số huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn:
Chương 3: Giải pháp tăng cường hoạt động Công tác xã hội thúc đẩy bình đẳng giới trong các hộ gia đình Dân tộc thiểu số ở huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn
Trang 21Giới tính: Chỉ các đặc điểm sinh học của nam và nữ
Khái niệm giới và giới tính cho thấy: Giới tính thì không thể thay đổi được; Giới có thể thay đổi được phụ thuộc vào thời gian, sự quyết tâm của các cấp chính quyền và của toàn xã hội
Trong cuộc sống, nam và nữ đều tham gia vào mọi hoạt động của đời sống xã hội, tuy nhiên mức độ tham gia của nam và nữ trong các loại công việc là khác nhau do những quan niệm, các chuẩn mực xã hội quy định Những công việc mà họ đảm nhận được gọi là “vai trò giới”
Vai trò giới là tập hợp các hành vi ứng xử mà xã hội mong đợi ở nam
và nữ liên quan đến những đặc điểm giới tính và năng lực mà xã hội coi là thuộc về nam giới hoặc thuộc về nữ giới trong một xã hội hoặc một nền văn hóa cụ thể nào đó
Vai trò giới được quyết định bởi các yếu tố kinh tế, văn hóa, xã hội Phụ nữ và nam giới thường có 3 vai trò như: vai trò sản xuất, vài trò tái sản xuất và vai trò cộng đồng
Trang 221.1.2 Bình đẳng giới, bất bình đẳng giới và thúc đẩy bình đẳng giới
- Bình đẳng giới:
Khái niệm “bình đẳng giới” được quy định trong khoản 3, điều 5 của Luật Bình đẳng giới của Quốc hội khóa XI, ban hành ngày 29 tháng 11 năm 2006
Theo đó, “Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo
điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó”
Nội dung của luật bình đẳng giới đã chỉ rõ bình đẳng giới trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình:
+ Bình đẳng trong lĩnh vực chính trị
+ Bình đẳng trong lĩnh vực kinh tế
+ Bình đẳng trong lĩnh vực lao động
+ Bình đẳng trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo
+ Bình đẳng trong lĩnh vực khoa học và công nghệ
+ Bình đẳng trong lĩnh vực văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao
+ Bình đẳng trong lĩnh vực y tế
+ Bình đẳng trong gia đình
Nội dung bình đẳng giới trong gia đình là một trong tám nội dung của Luật bình đẳng giới có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2007, với các quy định cụ thể:
+ Vợ, chồng bình đẳng với nhau trong quan hệ dân sự và các quan hệ
khác liên quan đến hôn nhân và gia đình;
+ Vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ ngang nhau trong sở hữu tài sản chung, bình đẳng trong sử dụng nguồn thu nhập chung của vợ chồng và quyết định các nguồn lực trong gia đình;
+ Vợ, chồng bình đẳng với nhau trong việc bàn bạc, quyết định lựa chọn và sử dụng biện pháp kế hoạch hoá gia đình phù hợp; sử dụng thời gian nghỉ chăm sóc con ốm theo quy định của pháp luật;
Trang 23+ Con trai, con gái được gia đình chăm sóc, giáo dục và tạo điều kiện như nhau để học tập, lao động, vui chơi, giải trí và phát triển’
+ Các thành viên nam, nữ trong gia đình có trách nhiệm chia sẻ công việc gia đình;
Khi bàn về bình đẳng giới, chú ý đến phân biệt các cấp độ khác nhau,
mà ở đây chủ yếu nói về hai cấp độ chính là bình đẳng trên văn bản và bình đẳng thực tế Hai cấp độ này đều có tầm quan trọng riêng và bổ sung cho nhau Bình đẳng trên văn bản có nghĩa là các nguyên tắc bình đẳng ghi nhận trong pháp lý Nó có phạm vi tác động rộng lớn, lâu dài Bình đẳng trên thực
tế là kết quả đạt được của việc thực hiện các nguyên tắc bình đẳng ghi nhận ở văn bản pháp lý Bình đẳng trên thực tế là lợi ích phụ nữ được hưởng trên cơ
sở bình quyền với nam giới Tuy vậy, những lợi ích thiết thực này thường biến động do tác động của nhiều yếu tố trong đó nổi bật là tình hình phát triển kinh tế - xã hội và hiệu quả giám sát của thực hiện các chủ trương, chính sách
Bất bình đẳng giới: là sự phân biệt đối xử với nam, nữ về vị thế, điều
kiện và cơ hội bất lợi cho nam hoặc nữ trong việc thực hiện quyền con người, đóng góp và hưởng lợi từ sự phát triển của gia đình, của đất nước
Nói cách khác, bất bình đẳng giới là sự đối xử khác biệt với nam giới
và phụ nữ tạo nên các cơ hội khác nhan, sự tiếp cận các nguồn lực khác nhau,
sự thụ hưởng khác nhau giữa nam và nữ trên các lĩnh vực của đời sống xã hội
Trên thực tế có thể thấy, sự phân biệt đối xử và bất bình đẳng giới xảy
ra ở hầu hết các xã hội Sự phân biệt đối xử thường được thấy ở bốn lĩnh vực là: giáo dục, chăm sóc sức khỏe, tiếp cận cơ hội kinh tế và tham gia lãnh đạo hay tham chính Sự phân biệt đối xử này xuất phát từ quan niệm dập khuôn cho rằng phụ nữ có ít quyền tự quyết hơn, có ít nguồn lực để sử dụng hơn và
có ít ảnh hưởng đối với quá trình ra quyết định có liên quan tới xã hội và cuộc sống riêng của họ Nó đặt người phụ nữ vào một vị trí phải phục tùng và bất lợi so với nam giới
Trang 24Thúc đẩy bình đẳng giới: là những hoạt động kích thích, tạo điều
kiện, động lực cho hoạt động bình đẳng giới; tạo điều kiện cho phụ nữ phát huy được năng lực bản thân, có cơ hội học hành, cơ hội việc làm đảm bảo được thu nhập cũng như sức khỏe của mình để hoàn thành thiên chức làm mẹ, làm vợ và các hoạt động xã hội
Tại Điều 19 Luật Bình đẳng giới đã chỉ rõ các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới bao gồm:
+ Quy định tỷ lệ nam, nữ hoặc bảo đảm tỷ lệ nữ thích đáng tham gia, thụ hưởng;
+ Đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ năng lực cho nữ hoặc nam; + Hỗ trợ để tạo điều kiện, cơ hội cho nữ hoặc nam;
+ Quy định tiêu chuẩn, điều kiện đặc thù cho nữ hoặc nam;
+ Quy định nữ được quyền lựa chọn trong trường hợp nữ có đủ điều kiện, tiêu chuẩn như nam;
+ Quy định việc ưu tiên nữ trong trường hợp nữ có đủ điều kiện, tiêu chuẩn như nam;
+ Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới được quy định tại khoản 5 Điều 11, khoản 2 Điều 12, khoản 3 Điều 13, khoản 5 Điều 14 của Luật này
1.1.3 Dân tộc thiểu số và bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số
Dân tộc thiểu số:
Tại khoản 2, Điều 4, Nghị định số 05/2011/NĐ-CP ngày 14/01/2011
của Chính phủ về Công tác dân tộc đã nêu: “DTTS là những dân tộc có số
dân ít hơn so với các dân tộc đa số trên phạm vi lãnh thổ nước Việt Nam”;
Dân tộc đa số là dân tộc có số dân chiếm trên 50% tổng dân số cả nước (Tại Việt Nam dân tộc Kinh chiếm 85,7% tổng dân số cả nước, do vậy 53 dân tộc còn lại đều là DTTS)
Theo số liệu Điều tra thực trạng KT-XH của 53 DTTS năm 2015, tổng dân số của 53 DTTS có 13,4 triệu người, chiếm 14,6% dân số cả nước; có 6
Trang 25dân tộc trên 1 triệu người (Tày, Thái, Mường, Mông, Nùng, Khmer), 16 dân tộc dưới 10.000 người, trong đó có 5 dân tộc dưới 1000 người là Ơ Đu, Brâu,
Rơ Măm, Pu Péo và Si La
Đồng bào DTTS sinh sống thành cộng đồng ở 51 tỉnh/thành phố (có 9 tỉnh đồng bào DTTS chiếm trên 70% dân số, 3 tỉnh chiếm từ 50-70% dân số,
4 tỉnh từ 30-50% dân số, 14 tỉnh trên 10% dân số), 548 huyện, 5266 xã trong
cả nước Trong đó phân bố chủ yếu ở vùng Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam
Bộ, Tây Duyên hải miền Trung Địa bàn cư trú chủ yếu của đồng bào DTTS
là vùng núi cao, biên giới, vùng có điều kiện KT-XH khó khăn và đặc biệt khó khăn
Bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số:
Trong luận văn này, khái niệm bình đẳng giới vùng DTTS được xác định là tình trạng vị thế của nam và nữ trong bối cảnh văn hóa tộc người vùng DTTS Theo đó, bên cạnh những vị thế trong gia đình, cộng đồng và xã hội, luận văn còn xem xét đến các khía cạnh điều kiện và cơ hội phát triển của cá nhân và của cộng đồng cũng những mức độ thụ hưởng và tiếp cận các dịch
vụ xã hội về thành quả của sự phát triển theo đặc trưng văn hóa tộc người thiểu số
1.2 Lý luận về Công tác xã hội trong lĩnh vực bình đẳng giới
1.2.1 Công tác xã hội
Theo NASW (Hiệp hội quốc gia những người làm công tác xã hội của
Hoa Kỳ): “CTXH là một chuyên ngành được sử dụng để giúp đỡ cá nhân,
nhóm hoặc cộng đồng tăng cường hoặc khôi phục năng lực thực hiện chức năng xã hội của họ và tạo ra những điều kiện thích hợp nhằm đạt được những mục tiêu ấy”
Theo Bùi Thị Xuân Mai: “CTXH có thể hiểu là một nghề, môt hoạt
động chuyên nghiệp nhằm trợ giúp các cá nhân, gia đình và cộng đồng nâng cao năng lực đáp ứng nhu cầu và tăng chức năng xã hội, đồng thời thúc đẩy
Trang 26môi trường xã hội về chính sách, nguồn lực và dịch vụ nhằm giúp cá nhân gia đình và cộng đồng giải quyết và phòng ngừa các vấn đề xã hội góp phần đảm bảo an sinh xã hội” (8, tr 4)
Vai trò của công tác xã hội là can thiệp vào cuộc sống của cá nhân, gia đình, nhóm người có cùng vấn đề, cộng đồng và cả hệ thống xã hội nhằm hỗ trợ thân chủ đạt được sự thay đổi về mặt xã hội, giải quyết các vấn đề trong các mối quan hệ với con người và để nâng cao an sinh xã hội
Để đạt được điều này, công tác xã hội phải thực hiện các nhiệm vụ tham vấn, trị liệu, giáo dục, thương lượng, hòa giải, hỗ trợ, hoạch định và nghiên cứu Tùy vào từng trường hợp cụ thể, người làm công tác xã hội sẽ lựa chọn phương pháp thực hiện phù hợp
Công tác xã hội trong lĩnh vực bình đẳng giới theo tôi đó là các hoạt động của nhân viên CTXH tác động vào cuộc sống của người dân, gia đình và các hệ thống xã hội nhằm nâng cao năng lực cho cá nhân, gia đình và cộng đồng thực hiện bình đẳng giới và đặc biệt nâng cao vị thế của phụ nữ trong xã hội góp phần đảm bảo quyền con người và an sinh xã hội
1.2.2 Vai trò của nhân viên công tác xã hội đối với thúc đẩy bình đẳng giới
Nhân viên CTXH có rất nhiều vai trò khi thực hiện vị trí, chức năng
của mình trong ngành CTXH Họ có thể đảm nhiệm một hay nhiều vai trò tùy thuộc vào nhiệm vụ công việc và mục tiêu họ hướng đến Đối với việc thúc đẩy bình đẳng giới nhân viên CTXH cần thực hiện một số vai trò:
- Vai trò tuyên truyền, giáo dục
Cung cấp các kỹ năng, kiến thức liên quan tới vấn đề bình đẳng giới thông qua hình thức tuyên truyền, giáo dục, tập huấn; giúp cá nhân, gia đình, cộng đồng hiểu biết về bình đẳng giới, tự tin nhận ra vấn đề của mình và tìm nguồn lực giải quyết vấn đề
- Vai trò phát triển cộng đồng, tạo sự thay đổi
Trang 27Tìm hiểu khám phá cộng đồng để xác định vấn đề của cộng đồng đưa ra những kế hoạch trợ giúp; giúp cá nhân, cộng đồng thay đổi suy nghĩ, thay đổi hành vi tiêu cực hướng tới suy nghĩ tích cực và hành vi tốt đẹp hơn tạo nên sự thay đổi về đời sống cũng như tư duy của cộng đồng; xác định thực trạng, nguyên nhân gây nên bất bình đẳng giới trong gia đình DTTS
- Vai trò vận động kết nối nguồn lực
Trợ giúp cá nhân, gia đình, cộng đồng tìm kiếm nguồn lực về con người, về cơ sở vật chất, về tài chính, thông tin, sự ủng hộ về chính sách và các tổ chức xã hội CTXH có vai trò là trung gian có được những thông tin về các dịch vụ, chính sách, các nguồn lực từ các cá nhân, cơ quan, các tổ chức để giúp người dân tiếp cận được với những nguồn lực để giải quyết được vấn đề của cá nhân, gia đình, cộng đồng
- Vai trò là người tư vấn
Nhân viên CTXH cung cấp thông tin tư vấn cho thân chủ như thông tin
về sức khỏe sinh sản vị thành niên, thông tin về ngày toàn dân phòng chống mua bán người 30/7, về bạo lực gia đình
- Vai trò là người tham vấn
Trợ giúp cá nhân và gia đình nhận định vấn đề và tự giải quyết vấn đề của mình như: Nhân viên CTXH tham gia tham vấn giúp các gia đình nhận biết được hậu quả của tảo hôn đặc biệt là nhóm gia đình DTTS; tham vấn cho gia đình có người chồng luôn say sỉn đánh đập vợ, giúp người chồng nhận ra vấn đề của họ, giúp người vợ vượt qua khủng hoảng cùng nhsu xây dựng hạnh phúc gia đình
- Vai trò là người biện hộ
Nhân viên CTXH tham gia là người bảo vệ quyền lợi cho thân chủ để
họ được hưởng những dịch vụ, chính sách, quyền lợi của họ đặc biệt trong những trường hợp họ bị từ chối những dịch vụ, chính sách lẽ ra họ được hưởng Ví dụ như biện hộ cho phụ nữ được tham gia tập huấn lớp kỹ thuật
Trang 28chăn nuôi gà, lớp kỹ thuật trồng rau sạch, được hỗ trợ vay vốn theo Đề án
“Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp 2017-2025” (Đề án 939)
1.3 Các lý thuyết ứng dụng trong công tác xã hội
1.3.1 Lý thuyết về quyền con người
Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền được thông qua ngày 10 tháng 12 năm 1948 là tuyên ngôn đầu tiên trên thế giới về các quyền cơ bản của con người, không phân biệt chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, quan điểm chính trị, quốc tịch
Tại Việt Nam quyền con người được thể hiện ở Tuyên ngôn độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh soạn thảo và tuyên đọc tại Quảng trường Ba Đình ngày
02 tháng 9 năm 1945 đã nhấn mạnh tới quyền con người; quyền sống, quyền
tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc và không chỉ dừng lại ở những quyền đó mà còn nói tới quyền quyền công dân, quyền của nhóm người đặc biệt trong xã hội như quyền các dân tộc thiểu số, quyền phụ nữ, quyền trẻ em, quyền của nhóm người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn cần được xã hội tạo điều kiện, quan tâm giúp họ hòa nhập xã hội Quyền con người còn được thể hiện trong Hiến pháp năm 1946 là Hiến pháp đầu tiên trong lịch sử nước Việt Nam Hiến pháp đã tuyên bố với thế giới, nước Việt Nam là một nước độc lập; Dân tộc Việt Nam có đủ mọi quyền tự do, phụ nữ Việt Nam đã ngang hàng với đàn ông và được hưởng mọi quyền tự do của một công dân
Tiếp cận dựa trên quyền con người nhằm hướng tới cải thiện hoàn cảnh của con người, tập trung vào nhu cầu, vấn đề và tiềm năng của họ và giúp nhân viên xã hội hướng đến các giải pháp mang tính bền vững
1.3.2 Thuyết nhu cầu của Maslow
Theo Maslow con người có hai nhóm nhu cầu chính là nhu cầu cơ bản
và nhu cầu bậc cao Nhu cầu cơ bản như nhu cầu được ăn, được uống, được nghỉ ngơi, được tồn tại trong cuộc sống hàng ngày Nhu cầu bậc cao gồm những nhu cầu được tôn trọng, được yêu thương được khẳng định mình…
Trang 29Maslow đã chia nhu cầu của con người thành 5 thang bậc từ thấp đến cao: Nhu cầu cơ bản/nhu cầu sinh lý, nhu cầu này là nhu cầu của cơ thể, là nhu cầu
cơ bản nhất của con người; Nhu cầu về an toàn là nhu cầu con người mong muốn được bảo vệ cho sự sống còn của mình tránh khỏi các nguy hiểm; Nhu cầu xã hội là nhu cầu về tình cảm, tình thương, được giao tiếp được kết bạn; Nhu cầu được tôn trọng; Nhu cầu được thể hiện mình là nhu cầu tự khẳng định mình, phát huy khả năng, năng lực của mình và đạt được thành quả mà mình mong muốn
Vận dụng thuyết nhu cầu của Maslow trong công tác xã hội giúp nhân viên công tác xã hội hiểu các nhu cầu của con người và xác định được các nguồn lực trợ giúp cho cá nhân, nhóm, cộng đồng có vấn đề
1.3.3 Thuyết nhận thức hành vi
Theo quan điểm triết học Mác-Lê nin nhận thức là quá trình phản ánh biện chứng hiện thực khách quan vào trong bộ óc của con người, có tính tích cực năng động, sáng tạo, trên cơ sở thực tiễn Thuyết nhận thức - hành vi cho rằng ứng với một tác nhân kích thích sẽ có các phản ứng phù hợp Tác nhân kích thích không trực tiếp tạo ra hành vi, mà thông qua nhận thức của con người Phương pháp này được phát triển trên nền tảng lý thuyết về quá trình nhận thức, học tập và phân tích hành vi
Trong làm việc với cộng đồng thuyết hành vi là cơ sở để giúp nhân viên CTXH dựa vào để làm thay đổi nhận thức của cộng đồng, từ đó dẫn đến thay đổi hành vi
Thuyết này cho rằng nguyên nhân của những hành vi chưa tốt hay không tích cực bắt nguồn từ những nhận thức và suy nghĩ sai lệch Để chỉnh sửa hành vi, cần giúp đỡ đối tượng học cách nhận thức thực tế và tích cực, có được những suy nghĩ tích cực và chuyển những suy nghĩ tích cực thành hành
vi Từ đó, đem lại cho cộng đồng nhận thức đúng đắn và từ nhận thức đó sẽ làm thay đổi hành vi theo hướng tích cực Sự thay đổi này là nền tảng cho một cuộc sống tốt đẹp về tinh thần, tình cảm, cũng như các mối quan hệ xã hội của từng cá nhân cũng như cộng đồng
Trang 30Tiểu kết chương 1
Chương 1 đã thao tác hóa một số khái niệm cơ bản liên quan trong đề tài, cụ thể như: giới và giới tính, bình đẳng giới, bất bình đẳng giới và thúc đẩy bình đẳng giới; khái niệm về DTTS và bình đẳng giới vùng DTTS Khái niệm CTXH và phân tích về vai trò của hoạt động CTXH đối với thúc đẩy bình đẳng giới cũng đã được trình bầy rõ Các vai trò của nhân viên CTXH trong thúc đẩy bình đẳng giới, có thể là: Vai trò tuyên truyền, giáo dục; Vai trò phát triển cộng đồng, tạo sự thay đổi, vai trò là người tư vấn, tham vấn, vai trò là người biện hộ
Các lý thuyết được sử dụng trong nghiên cứu này là lý thuyết về quyền con người, lý thuyết nhu cầu của Maslow, lý thuyết nhận thức - hành vi Các
lý thuyết là cơ sở để nghiên cứu và ứng dụng, kiểm nghiệm các luận điểm được đưa ra trong đề tài
Trang 31
Chương 2 THỰC TRẠNG BÌNH ĐẲNG GIỚI VÀ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI THÚC ĐẨY BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG GIA ĐÌNH DÂN TỘC
THIỂU SỐ TẠI HUYỆN CAO LỘC 2.1 Khái quát về địa bàn và khách thể nghiên cứu
2.1.1 Tổng quan về địa bàn nghiên cứu
- Điều kiện tự nhiên:
Huyện Cao Lộc nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Lạng Sơn, có toạ độ địa lý
từ 220 01' đến 210 46' vĩ độ Bắc và từ 1060 37' đến 1070 04' kinh độ Đông; Phía Bắc của huyện là ranh giới quốc gia với nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Trung Hoa, phía Tây Bắc giáp với huyện Văn Lãng, phía Tây và Tây Nam giáp với các huyện Văn Quan và Chi Lăng, phía Nam và Đông Nam giáp với các huyện Chi Lăng, Lộc Bình
Theo giới hạn địa lý hiện tại huyện bao bọc Thành phố Lạng Sơn, là trung tâm kinh tế, chính trị, là vùng kinh tế động lực của tỉnh Huyện có 23 đơn vị hành chính gồm hai thị trấn là Đồng Đăng và thị trấn huyện lỵ Cao Lộc, 21 xã (xã Tân Thành, xã Xuân Long, xã Yên Trạch, xã Tân Liên, xã Gia Cát, xã Công Sơn, xã Mẫu Sơn, xã Xuất Lễ, xã Cao Lâu, xã Hải Yến, xã Lộc Yên, xã Thanh Lòa, xã Hòa Cư, xã Hợp Thành, xã Thạch Đạn, xã Bảo Lâm,
xã Thụy Hùng, xã Song Giáp, xã Phú Xá, xã Bình Trung, xã Hồng Phong)
Huyện Cao Lộc có trên 75 km đường biên giới với Trung Quốc, có 2 cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị và cửa khẩu Ga Đồng Đăng Tổng diện tích tự nhiên là 619,09 km2
Khí hậu của Cao Lộc chia bốn mùa rõ rệt, nhiệt độ trung bình năm là
210C, lượng mưa trung bình năm tương đối thấp đạt 1.320mm, mùa đông có hiện tượng sương muối xảy ra ảnh hưởng mạnh đến sản xuất nông nghiệp, độ
ẩm trung bình cả năm là 82% Huyện có mật độ sông suối tương đối dày, lớn nhất là con sông Kỳ Cùng chảy qua 4 xã (Gia Cát, Tân Liên, Song Giáp, Bình
Trang 32Trung) về mùa mưa lượng nước khá lớn, nhưng vào mùa khô lượng nước giảm mạnh không đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp
- Dân cư và nguồn nhân lực:
Theo Niên giám Thống kê huyện cao Lộc năm 2018 của Chi Cục thống
kê huyện Cao Lộc, dân số là 79.352 nghìn người, trong đó nữ là 39.001 nghìn người, tỉ lệ là 49,2%, chủ yếu là các dân tộc Tày, Nùng, Kinh, Dao, Hoa Ngoài ra còn có 1 số dân tộc khác: Hmông, Giáy, Mường, Sán Chỉ Dân số trong độ tuổi lao động có 59.569 nghìn người, trong đó có 54.632 người trong tuổi có khả năng lao động, trong đó nam là 25.745 nghìn người Lao động chính chủ yếu là nông, lâm nghiệp, bên cạnh đó có trên 1.342 người là làm công nghiệp, xây dựng, 12.819 người làm việc ở các ngành dịch vụ khác
Trình độ lao động nhìn chung còn rất thấp kém, tỷ lệ lao động qua đào tạo là 35,67%; lao động tốt nghiệp các trường cao đẳng, đại học là 1,39%, lao động có trình độ trung cấp chiếm tỷ lệ 3,63%; công nhân kỹ thuật chiếm tỷ lệ
Tuy nhiên chất lượng nguồn nhân lực của huyện hiện vẫn còn nhiều hạn chế Mặc dù số lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật tăng nhanh (bao
Trang 33gồm cả công nhân kĩ thuật, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học, sau đại học) song cũng mới chỉ bằng khoảng 4% tổng lao động
Nguồn nhân lực được đào tạo còn mất cân đối giữa các ngành và các bậc đào tạo, lao động có bằng cấp chuyên môn chỉ chiếm 7,67% tổng lao động được đào tạo Ngoài ra, do lao động trong khu vực nông, lâm, thủy sản chiếm tỷ trọng rất cao, lại là lao động có chất lượng thấp nên khi thực hiện chuyển dịch cơ cấu theo hướng công nghiệp hóa sẽ có thể tạo ra tình trạng dư thừa lao động khu vực nông nghiệp trong khi vẫn thiếu lao động khu vực phi nông nghiệp và nhiều hệ quả tiêu cực trong việc giải quyết việc làm, các vấn
đề xã hội
- Đặc điểm kinh tế - xã hội:
Sản xuất nông lâm nghiệp, thủy sản
Theo Niên giám Thống kê huyện cao Lộc năm 2017 của Chi cục Thống kê huyện Cao Lộc, giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản năm 2017 theo giá so sánh 2010 ước đạt 623.011,1 triệu đồng và bằng 100,96% so với cùng kỳ năm trước Diện tích rừng trồng được chăm sóc 131
ha, bằng 132,32% so với cùng kỳ; diện tích rừng được giao khoán bảo vệ 227,72 ha, bằng 45,54% so với cùng kỳ; diện tích nuôi trồng thủy sản trên địa bàn 86,2 ha bằng 101,2% so với cùng kỳ
Ngành công nghiệp, dịch vụ
Cũng theo Chi cục Thống kê huyện Cao Lộc, số cơ sở, lao động ssanr xuất ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn trên 15 doanh nghiệp hoạt động công nghiệp, 634 cơ sở cá thể sản xuất công nghiệp với 1.023 lao động Số cơ sở sản xuất kinh doanh bán buôn bán lẻ, dịch vụ cá thể trên địa bàn 2.929 cơ sở với 4.230 lao động
Nhìn chung huyện Cao Lộc có tiềm năng phát triển kinh tế vườn rừng, phát triển công nghiệp và kinh tế du lịch
Trang 34* Thực trạng bình đẳng giới và các hoạt động thúc đẩy bình đẳng giới ở huyện Cao Lộc
Theo báo cáo 10 năm thực hiện Luật bình đẳng giới giai đoạn
2007-2017 của huyện Cao Lộc, việc triển khai thực hiện Luật bình đẳng giới tại huyện được thực hiện lồng ghép với các văn bản Nghị quyết của HĐND huyện về mục tiêu, nhiệm vụ và kế hoạch phát triển KT-XH trên địa bàn huyện gắn với bình đẳng giới vì sự tiến bộ của phụ nữ, các Quyết định quy hoạch nguồn cán bộ lãnh đạo quản lý trên địa bàn huyện được quy hoạch với quy định về tỷ lệ nữ tham gia vào cấp Ủy Đảng, HĐND các cấp, lãnh đạo quản lý các cơ quan, đơn vị, UBND các xã, thị trấn trên địa bàn huyện
Cấp Ủy Đảng và Chính quyền huyện Cao Lộc đã quan tâm chỉ đạo các hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ và các chương trình mục tiêu Quốc gia về bình dẳng giới giai đoạn 2011-2015 và 2016-2020 Huyện đã ban hành Quyết định thành lập Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ, ban hành quy chế hoạt động và
kế hoạch chương trình hành động cụ thể của Ban Ban vì sự tiến bộ của phụ
nữ huyện đã phối hợp với các cơ quan, ban ngành, các tổ chức chính trị - xã hội như Ủy ban MTTQ huyện, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội Nông dân thực hiện tuyên truyền Nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước như Luật Hôn nhân gia đình, Luật Bình đẳng giới, Luật Phòng chống mua bán người, Luật Phòng chống bạo lực gia đình và Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 27/4/2007 về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Công tác tuyên truyền đã từng bước làm hạn chế
và giảm dần tư tưởng trọng nam khinh nữ, tỷ lệ nữ tham gia trong các ban, ngành, đoàn thể đã tăng đáng kể
Sau 10 năm triển khai thực hiện Luật Bình đẳng giới trên địa bàn huyện, đã có nhiều thay đổi trong nhận thức chỉ đạo cũng như các hoạt động
cụ thể thúc đẩy bình đẳng giới trong đồng bào các DTTS Theo kết quả đánh giá 10 thực hiện Luật Bình đẳng giới, đã có 14,3% cán bộ nữ tham gia cấp ủy
Trang 35Đảng cấp xã trong giai đoạn 2007- 2015; 18,6% trong giai đoạn 2016- 2020
Ở cấp ủy Đảng cấp huyện trong giai đoạn 2007- 2015 tỷ lệ nữ chiếm 20,68%; giai đoạn 2016- 2021, tỷ lệ nữ chiếm 20,68% Tỷ lệ nữ tham gia lãnh đạo ở các cơ quan đoàn thể cấp huyện khá cao, 3/8 vị trí lãnh đạo đứng đầu các cơ quan UBND, HĐND cấp huyện là nữ; tỷ lệ nữ trong cán bộ công chức cấp huyện là 41/96 người, chiếm 42,7%; tỷ lệ nữ trong cán bộ công chức cấp xã là 164/477 người, chiếm 34,38% Từ các số liệu thống kê trên cho thấy tỷ lệ nữ tham gia vào các vị trí lãnh đạo các cơ quan của Đảng, chính quyền và đoàn thể các cấp của huyện Cao Lộc ngày một tăng, nữ giới đã được chú trọng và giảm dần khoảng cách giữa nam và nữ trong lĩnh vực chính trị
Trong lĩnh vực kinh tế, lao động, bình đẳng giới thể hiện ở việc tăng cường tiếp cận của phụ nữ nghèo, phụ nữ DTTS đối với việc tiếp cận các nguồn lực kinh tế, thị trường lao động, việc làm, đào tạo nghề… Theo số liệu báo cáo của huyện Cao Lộc, hàng năm số người được đào tạo việc làm mới cho cả nam và nữ đều tăng Giai đoạn 2011-2015 đào tạo được 5.992 lao động, trong đó 3.052 là lao động nữ đạt 50,9%; Năm 2016 đào tạo việc làm mới là 1.580 người, trong đó 850 là lao động nữ chiếm tỷ lệ 53,8%
Bình đẳng giới trong lĩnh vực gia đình: Theo báo cáo kết quả 10 năm triển khai thực hiện Luật bình đẳng giới cho thấy công tác phòng chống bạo lực gia đình trên địa bàn huyện đã thực hiện tốt, hàng năm đều giảm số vụ bạo lực gia đình Nếu năm 2013 có tới 68 vụ bạo lực gia đình, thì năm 2015 chỉ còn 22 vụ và năm 2016 còn 15 vụ Tuy nhiên vấn đề định kiến về giới vẫn còn tồn tại ở gia đình DTTS do ảnh hưởng của tập tục, của tư tưởng trọng nam khinh nữ
Thực hiện chỉ đạo của Tỉnh ủy và huyện ủy về công tác chỉ đạo điều hành vì sự tiến bộ của phụ nữ và thực hiện công tác bình đẳng giới trên địa bàn huyện, các cấp ủy đảng của huyện và các xã, thị trấn trực thuộc huyện Cao Lộc đã quán triệt, ban hành các văn bản chỉ đạo và hướng dẫn thực hiện
Trang 36Theo đó, huyện Cao Lộc đã xây dựng các chỉ số đánh giá bình đẳng giới theo các chỉ số đánh giá quốc gia lồng ghép trong xây dựng nông thôn mới, xây dựng đời sống mới ở khu dân cư Đến năm 2018, huyện Cao Lộc hoàn thành
cơ bản những văn bản kế hoạch triển khai đầy đủ các công tác bình đẳng giới
và phụ nữ trên địa bàn huyện Ban chỉ đạo cũng triển khai tương đối kịp thời các chỉ thị công tác tuyên truyền quán triệt Theo đánh giá của Lãnh đạo
UBND huyện Cao Lộc: “Trong giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2018, huyện
cũng đã mở 14 lớp tập huấn với hơn 1000 cán bộ, hội viên là đồng bào các dân tộc Hơn 12 lớp tập huấn nâng cao về giới cũng như lồng ghép kiến thức
cơ bản về HIV-AIDs, chỉ đạo các cơ quan lực lượng vũ trang tuyên truyền đến các đồng bào DTTS ở biên giới, báo cáo ở Cao Lộc là có 6 xã, thị trấn biên giới, trong đó là có thị trấn Đồng Đăng và 6 xã biên giới thì cảnh sát, lực lượng vũ trang thì đóng sát tại các xã biên giới, lực lượng nòng cốt tuyên truyền ở biên giới, trong đó có bình đẳng giới Các lực lượng chức năng đã lập được hơn 16 lớp tuyên truyền khoảng 1400 lượt cán bộ, hội viên phụ nữ các xã tham gia Trong công tác vận động phụ nữ tham gia các cấp chính trị, báo cáo là trong những năm qua thì đội ngũ quản lý lãnh đạo các cấp thì đã từng bước được trẻ hóa trong đó cán bộ tham gia cấp ủy, hội đồng nhân dân các cơ quan hành chính, chính quyền được tăng so với khi trước” (TLN lãnh
đạo cấp huyện)
Đối với lĩnh vực bình đẳng giới trong gia đình, là một địa bàn biên giới,
có sự tác động mạnh mẽ của kinh tế biên mậu và các hoạt động kinh tế xuyên quốc gia, huyện Cao Lộc đã có những thay đổi rõ nét trong các hoạt động kinh tế của phụ nữ trong gia đình và cộng đồng
Ở lĩnh vực phát triển kinh tế, hoạt động lao động và việc làm, vị trí của phụ nữ các DTTS trong giai đoạn công nghiệp hóa đất nước đã được chú trọng Huyện đã có những quan tâm chỉ đạo định hướng lao động cho phụ nữ tham gia các hoạt động kinh tế Kết quả là, hiện nay trên địa bàn huyện có
Trang 37trên 203 doanh nghiệp hoạt động thì có 47 doanh nghiệp phụ nữ làm chủ về các hoạt động kinh tế Tổng số người lao động được đào tạo nghề làm việc trong các đơn vị doanh nghiệp hiện nay trên 6.829 người, thì trong đó lao động nữ chiếm trên 61%
Trong công tác xóa đói giảm nghèo các hộ gia đình DTTS có sự đóng góp tích cực của các hội viên Hội phụ nữ Từ các phong trào của Hội, số hộ nghèo của huyện năm 2017 chỉ có hơn 3.481 hộ trong đó số hộ có phụ nữ làm chủ là 657 hộ, đến năm 2018 thì số hộ nghèo của huyện còn 2.887 hộ Tỷ lệ
hộ nghèo giảm tương đối trên 3,5%
Nhìn chung, các chỉ tiêu về bình đẳng giới nói chung đối với DTTS ở huyện Cao Lộc đã đạt được những thành tích đáng kể từ năm 2011 đến nay
Do địa phương là huyện miền núi, biên giới, địa bàn có nhiều DTTS cư trú với tình trạng hộ nghèo khá cao, KT-XH hội đặc biệt khó khăn Sau 10 năm thực hiện chính sách bình đẳng giới, các hoạt động KT-XH của huyện đã hướng tới sự đảm bảo bình đẳng giới trong phát triển Chiến lược quốc gia về
sự tiến bộ của phụ nữ ở địa phương đã đạt được hiệu quả khi vai trò của người phụ nữ dần dần được tăng lên Phụ nữ DTTS được tham gia nhiều hơn vào các hoạt động KT-XH Tỷ lệ phụ nữ tham gia các cấp chính quyền và tổ chức chính trị nhiều hơn, đặc biệt là, tỷ lệ phụ nữ có trình độ học vấn, học vị cao ngày càng tăng
Triển khai các kế hoạch thúc đẩy bình đẳng giới trong gia đình và cộng đồng DTTS ở huyện Cao Lộc, Hội Liên hiệp phụ nữ huyện đã phối hợp với các ban ngành, đoàn thể triển khai kế hoạch nhiều hoạt động của năm 2019 với chủ đề năm “An toàn cho phụ nữ và trẻ em”. Hội Liên hiệp phụ nữ huyện
đã tổ chức ra mắt mô hình câu lạc bộ “An toàn cho phụ nữ và trẻ em” tại các chi hội phụ nữ ở các tổ dân phố tại thị trấn Cao Lộc Mô hình này đã được lựa chọn là mô hình điểm của toàn tỉnh với sự tham gia của 25 thành viên, chủ yếu
từ lực lượng của Hội phụ nữ ở các tổ dân phố của thị trấn Cao Lộc
Trang 38Tại xã Gia Cát, cũng trong năm 2019, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh đã tổ chức các buổi tuyên truyền về an toàn giao thông, An toàn cho phụ nữ và trẻ
em mở rộng với các nội dung phòng chống buôn bán phụ nữ, trẻ em, an toàn khi tham gia giao thông với 30 thành viên tham gia
Các hoạt động tổ chức truyền thông, hướng dẫn cách chăm sóc và bảo
vệ trẻ em cũng được huyện hội phụ nữ Cao Lộc tổ chức tại xã Gia Cát và thị trấn Cao Lộc Trong năm 2018, Hội liên hiệp phụ nữ huyện đã tổ chức trình diễn và truyền thông 16 lượt ở các xã, thị trấn của huyện với nhiều hoạt động phong phú, thu hút sự tham gia của đông đảo phụ nữ DTTS trong huyện Đặc biệt là có tổ chức câu lạc bộ Nhóm cha mẹ chăm sóc trẻ thơ từ 0 đến 8 tuổi với trên 50 thành viên đã tích cực tham gia các hoạt động của Hội
Qua kết quả báo cáo sau 10 năm triển khai thực hiện Luật Bình đẳng giới của huyện Cao Lộc cho thấy, bình đẳng giới trong lĩnh vực gia đình chủ yếu chú trọng tới vấn đề tư vấn, can thiệp, làm giảm bạo lực gia đình mà chưa chú trọng tới vấn đề làm thay đổi nhận thức của đồng bào DTTS trong việc xóa bỏ các thói quen, thủ tục lạc hậu; trong việc phân công lao động trong gia đình, cùng nhau giáo dục con cái, cùng nhau làm kinh tế xây dựng gia đình
ấm no hạnh phúc
Những thảo luận với cán bộ các ban, ngành huyện Cao Lộc như lãnh đạo Văn phòng UBND huyện, phòng Giáo dục và Đào tạo, Hội Phụ nữ, phòng Lao động, Thương binh và Xã hội, phòng Dân tộc, Trung tâm y tế,…
đã cho thấy phần nào những nỗ lực, cố gắng của huyện Cao Lộc trong các hoạt động thúc đẩy bình đẳng giới trên địa bàn huyện
Trang 39Hộp 1: Các hoạt động thúc đẩy bình đẳng giới
Từ năm 2014-2018 huyện đã mở hơn 12 lớp tập huấn nâng cao về giới, phối hợp với lực lượng vũ trang đóng trên địa bàn tổ chức hơn 16 lớp tuyên truyền thu hút khoảng 1400 lượt cán bộ viên phụ nữ các xã tham gia
Tỷ lệ nữ tham gia các buổi tập huấn cũng có nhưng ít hơn so với nam giới, do nam giới là chủ gia đình nên nam giới chiếm đa số trong lớp tập huấn
Tập huấn với đồng bào DTTS bằng tiếng phổ thông họ vẫn hiểu nhưng cái chính là cách ta tuyên truyền để thu hút đồng bào tham gia
Khó khăn khi cử cán bộ nữ đi tham gia đào tạo dài ngày, họ thiếu sự
hỗ trợ từ gia đình vì quan niệm phụ nữ cần nữ công gia chánh, chăm chồng chăm con, coi là làm việc nhà chứ không ra ngoài làm việc công tác xã hội
(TLN cấp huyện)
Từ kết quả khảo sát thực tế tại huyện Cao Lộc trong thời gian thực địa
từ ngày 6 - 14/11/2019 và theo kết quả từ các cuộc điều tra, khảo sát của đề
tài cấp quốc gia “Một số vấn đề cơ bản về bình đẳng giới ở vùng dân tộc
thiểu số nước ta” với 521 phiếu điều tra các hộ gia đình tại hai xã thuộc
huyện Cao Lộc đã cho thấy thực trạng bình đẳng giới trong gia đình DTTS với cụ thể là dân tộc Dao, Tày và Nùng như sau:
Người chủ gia đình và quyền sở hữu ghi trong sổ đỏ
Trong gia đình các DTTS, tình trạng bình đẳng giới có sự khác biệt rõ nét giữa các dân tộc Cụ thể là, đối với dân tộc Dao và Nùng, vị thế và vai trò của người đàn ông vẫn được coi là trụ cột và đóng vai trò quan trọng của gia đình Đối với dân tộc Tày thì phụ nữ đã có quyền bình đẳng hơn, cả về vị thế cũng như thực tế các hoạt động quản lý trong gia đình
Trang 40Bảng 2.1: Tỷ lệ người chủ thực tế trong hộ gia đình chia theo dân tộc ***
Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài cấp quốc gia, mã số: CTDT.21.17/16-20
Về quyền sở hữu nhà ở và đất ở, theo quan niệm của các dân tộc thiểu
số, người chồng vẫn có vị trí quan trọng trong quyền sở hữu nhà ở và đất ở Trên thực tế, quyền sở hữu nhà ở, đất ở vẫn thuộc về người chồng hoặc nam giới trong gia đình và không có khác biệt giữa các dân tộc Tày, Dao hay Nùng trên địa bàn khảo sát