1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Luận văn công tác xã hội đối với thúc đẩy bình đẳng giới trong gia đình dân tộc thiểu số tại huyện cao lộc, tỉnh lạng sơn

87 136 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 87
Dung lượng 95,25 KB

Nội dung

Các yếu tố ảnh hưởng đến CTXH trong lĩnh vực bình đẳng giới đối với gia đình DTTS tại huyện Cao Lộc, tỉnhLạngSơn...48 Chương 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC XÃ HỘI THÚC ĐẨY BÌ

Trang 1

HÀ NỘI - 2020

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

Trang 2

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu khoa học của bản thântôi Các số liệu được sử dụng trong luận văn này là trung thực, khách quan Những kết quả nghiên cứu trong luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Học viên

Trịnh Thị Chiên

Trang 4

Xin trân trọng cảm ơn!

Học viên

Trịnh Thị Chiên

Trang 5

MỤC LỤC

MỞĐẦU 1

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ BÌNH ĐẨNG GIỚI VÀ CÔNG TÁC XÃ HỘI THÚC ĐẨY BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG GIA ĐÌNH DÂN TỘCTHIỂUSỐ 14

1.1 Một số khái niệm về giới và bình đẳng giới trong gia đình dân tộc thiểusố 14

1.2 Lý luận về Công tác xã hội trong lĩnh vực bìnhđẳnggiới 18

1.3 Các lý thuyết ứng dụng trong công tácxãhội 21

Chương 2: THỰC TRẠNG BÌNH ĐẲNG GIỚI VÀ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI THÚC ĐẨY BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG GIA ĐÌNH DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI HUYỆNCAOLỘC 24

2.1 Khái quát về địa bàn và khách thểnghiên cứu 24

2.2 Các hoạt động CTXH trong lĩnh vực bình đẳng giới đối với gia đình dân tộc thiểu số ở huyệnCaoLộc 45

2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến CTXH trong lĩnh vực bình đẳng giới đối với gia đình DTTS tại huyện Cao Lộc, tỉnhLạngSơn 48

Chương 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC XÃ HỘI THÚC ĐẨY BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG CÁC HỘ GIA ĐÌNH DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở HUYỆNCAOLỘC 52

3.1 Một số vấn đề đặt ra trong thực hiện bình đẳng giới trong gia đình dân tộc thiểu số huyện Cao Lộc, tỉnhLạngSơn 52

3.2 Giải pháp giảm thiểu tình trạng bất bình đẳng giới trong gia đình DTTS tại huyệnCaoLộc 55

3.3 Các giải pháp tăng cường công tác xã hội thúc đẩy bình đẳng giới trong gia đình dân tộc thiểu số huyệnCaolộc 60

KẾTLUẬN 68

TÀI LIỆUTHAMKHẢO 71

PHỤLỤC 74

Trang 7

DANH MỤC HỘP, BẢNG BIỂU

Bảng 1: Số lượng mẫu khảo sát chia theo dân tộc và địa bàn cấp xã của

huyệnCao Lộc 12

Bảng 2.1: Tỷ lệ người chủ thực tế trong hộ gia đình chia theo dântộc*** 33

Bảng 2.2: Tỷ lệ người có quyền sở hữu nhà ở, đất ở ghi trong sổ đỏ chia

theodântộc*** 34

Bảng 2.3: Dự định của chamẹđối với bậc học củacon cái** 35

Bảng2.4:Quanniệmvềngườithíchhợptạorathunhậpcủahộgiađình** 36

Bảng 2.5: Thực tế người làm ra thu nhập chủ yếu của hộgiađình** 37

Bảng 2.7: So sánh thu nhập bình quân/tháng giữa vợvàchồng*** 38

Bảng2 8 : T h ự c t ế p h â n c ô n g n g ư ờ i q u ả n l ý c h i t i ê u h à n g n g à y t r o n g giađình*** 39

Bảng 2.9: Thực tế đăng ký kết hôn trước khi cưới ở cácdântộc*** 40

Bảng 2.10: Lý do không đăng kýkết hôn 41

Bảng 2.11: Thực trạng hành vi bạo lực gia đình trong 12 tháng qua giữa vợ/ chồng đối với ngườitrảlời 42

Bảng 2.12: Dân số 2 xã Công Sơn và Gia Cát chia theo dântộc(2019) 44

Hộp 1: Các hoạt động thúc đẩy bìnhđẳnggiới 32

Hộp 2: Thực hiện bình đẳng giới ở xãGiaCát 43

Hộp 3: Bình đẳng giới tại huyệnCaoLộc 49

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đềtài

Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển chung của đất nước,vùng dân tộc thiểu số cũng có sự thay đổi và phát triển lớn Nhưng nhìn chung sovới vùng nông thôn, đô thị thì vùng dân tộc thiểu số vẫn chậm phát triển Cuộcsống của người dân tộc thiểu số còn gặp rất nhiều khó khăn, nhiều vấn đề xã hội

cần được giải quyết trong đó vấn đềbất bình đẳng giới tronggia đình dân tộc thiểu sốlà vấn đề nổi cộm cần được quantâm.

Việt Nam là quốc gia thứ 6 trên thế giới tham gia Công ước Xóa bỏ mọihình thức phân biệt đối xử với Phụ nữ (CEDAW) và đã có những nỗ lực đáng kể

để thực hiện cam kết của mình trong công tác thúc đẩy bình đẳng giới Nhiều vănbản luật pháp và chính sách liên quan đến bình đẳng giới đã được ra đời nhưLuật Bình đẳng giới, Luật Phòng chống bạo lực gia đình, Luật Chăm sóc và bảo

vệ trẻ em, Luật Người caotuổi…

Luật Bình đẳng giới ra đời năm 2006 là một trong những cơ sở luật phápquan trọng để thực hiện bình đẳng giới ở nước ta Điều 7 của Luật quy định rõ,chính sách nhà nước về bình đẳng giới cần phải đảm bảo bình đẳng giới trongmọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và gia đình; hỗ trợ và tạo điềukiện cho nam, nữ phát huy khả năng, có cơ hội như nhau để tham gia vào quátrình phát triển và thụ hưởng thành quả của sự phát triển; hỗ trợ hoạt động bìnhđẳng giới tại vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS và vùng có điều kiện KT-

XH đặc biệt khó khăn; hỗ trợ những điều kiện cần thiết để nâng chỉ số phát triểngiới đối với các ngành, lĩnh vực và địa phươngmàchỉ số phát triển giới thấp hơnmức trung bình của cả nước Bình đẳng giới cần được quan tâm trong tất cả cáclĩnh vực: chính trị, kinh tế, lao động, giáo dục và đào tạo, văn hóa, y tế và bìnhđẳng giới trong giađình

Triển khai các hoạt động nhằm thúc đẩy toàn xã hội thay đổi hành vi thựchiện bình đẳng giới, mục tiêu của Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới

Trang 9

giai đoạn 2011 - 2020 xác định phải tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ trong toàn

xã hội, từng bước thu hẹp khoảng cách giới và nâng vị thế của phụ nữ trong một

số lĩnh vực còn bất bình đẳng hoặc nguy cơ bất bình đẳng giới cao Nghị định số48/2009/NĐ-CP ngày 19/5/2009 của Chính phủ quy định về các biện pháp bảođảm bình đẳng giới Tại điều 14 quy định các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới,chính sách hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới tại vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bàodân tộc thiểu số nhằm đạt tới sự bảo đảm bình đẳng giới thực chất trên cácphương diện tham gia, thụ hưởng trong các lĩnh vực xã hội của phụ nữ và tronggiađình

Với những nỗ lực lớn của Chính phủ trong bối cảnh hội nhập quốc tế vàphát triển vùng dân tộc thiểu số và miền núi, những văn bản luật pháp, chínhsách về bình đẳng giới đã ra đời khá đồng bộ và căn bản Tuy nhiên, trên thực tế,các kết quả của nỗ lực hỗ trợ bình đẳng giới ở Việt Nam nói chung và vùng dântộc thiểu số chưa đáp ứng được các yêu cầu của quá trình hội nhập Đánh giá 10năm thi hành Luật Bình đẳng giới của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội chothấy, tiến bộ về bình đẳng giới ở Việt Nam vẫn còn chậm chạp, thậm chí còn thụtlùi ở một số lĩnh vực, đặc biệt là ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi; tình trạngbạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái đang là vấn đề nhức nhối của xã hội; địnhkiến về vai trò của nam và nữ trong gia đình và xã hội tạo gánh nặng cho cả phụ

nữ và nam giới; tâm lý ưa thích con trai dẫn đến tình trạng gia tăng tỷ lệ mất cânbằng giới tính khi sinh và tình trạng nạo phá thai lựa chọn giới tính (BộLĐ,TB&XH,2019)

Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết 24-NQ/TW dưới góc độbình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ cho thấy, khoảng cách giới trong cácnhóm DTTS và giữa các nhóm DTTS với dân tộc Kinh còn lớn và tồn tại daidẳng ở hầu hết các lĩnh vực của đời sống KT-XH, nhất là trong đời sống giađình Bạo lực trong gia đình DTTS diễn ra khá phổ biến, đặc biệt ở những dântộc phụ hệ Có tới 58,6% phụ nữ DTTS từ 15-49 tuổi tin rằng chồng có quyền

Trang 10

đánh vợ vì bất kỳ lý do gì như: vợ ra ngoàimàkhông xin phép,vợbỏ bê con cái,

vợ cãi lại chồng, vợ từ chối quan hệ tình dục , trong khi tỷ lệ này ở người Kinh,Hoa chỉ khoảng 28% Phụ nữ DTTS không có nhiều cơ hội ra quyết định vàtham gia vào quá trình ra quyết định Định kiến về vai trò giới khiến họ khó cóthể phát huy được năng lực nội tại và tínhtựquyết của mình trong hộ gia đình vàcộng đồng (Đảng đoàn Hội LHPNVN,2019)

Có thể thấy, mặc dù đã có sự nỗ lực trong nhiều năm qua của Chính phủ,mục tiêu bình đẳng giới ở vùng DTTS hiện nay vẫn còn rất nhiều thách thức.Nhiều trở ngại đối với phụ nữ DTTS trong tiếp cận tham gia chính trị, phát triểnkinh tế hộ gia đình, nhiều trở ngại trong phong tục tập quán liên quan đến tìnhtrạngmùchữ, nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết cao; nhiều phụ nữ DTTS chưađược tiếp cận một cách đầy đủ với các dịch vụ y tế hiện đại Chính vì vậy, trênthực tế đang diễn ra những bất bình đẳng về cơ hội và thụ hưởng các chính sách

xã hội, đặc biệt là đối với phụ nữDTTS

Huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn là một trong những huyện thuộc vùng dântộc thiểu số có nhiều xã, thôn đặc biệtkhókhăn với dân số phần lớn là ngườiDTTS Trong gia đình của một số DTTS tại huyệnCao Lộcvẫncòn

hóa,thóiquen,địnhkiếnx ã hộiđanglàràng buộc ngăn cảnsựphát triểncho phụnữ

Để thúc đẩy bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số nói chung, bình đẳnggiới trong gia đình DTTS ở huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn nói riêng cần có sựquan tâm vào cuộc của các cấp, các ngành với nhiều giải pháp đồng bộ, trong đókhông thể thiếu vai trò của CTXH Công tác xã hội có chức năng phòng ngừanhững vấn đề xã hội của cộng đồng, gia đình hay cá nhân; chức năng can thiệpnhằm trợ giúp cộng đồng, gia đình, cá nhân giải quyết vấn đề đang gặp phải;chức năng phục hồi đó là giúp cộng đồng, gia đình, cá nhân khôi phục lại chứcnăng xã hội đã bị suy giảm trở lạimứcban đầu và hòa nhậpcuộcsố n g xãhội;c h ứ c n ă n g pháttriểnnhằm tăngnănglực, tă ng k h ả năng

Trang 11

ứng phó với các tình huống có vấn đề của cộng đồng, gia đình, cá nhân Hiện nayphụ nữ đang phải chịu nhiều thiệt thòi so với nam giới, đối với phụ nữ DTTS họchịu bất bình đẳng kép cả về dân tộc và về giới, họ đang phải đối mặt với với rấtnhiều phân biệt đối xử, là đối tượng yếu thế hơn trong gia đình, cộng đồng và xãhội, họ chính là đối tượng trợ giúp của CTXH; Tuy nhiên vai trò của CTXHtrong hỗ trợ phụ nữ DTTS có hoàn cảnh đặc biệt còn rấtmờnhạt, chủ yếu lồngghép trong một số hoạt động của các tổ chức đoàn thể như Hội phụ nữ, đoàn

thanh niên… Chính vì vậy, việc lựa chọn vấn đề“Công tác xã hội đối với thúc đẩy bình đẳng giới trong gia đình dân tộcthiểu số tại huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn”làm đề tài luận văn thạc sỹ chuyên ngành Công tác xã hội sẽ có ý

nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn cấp bách Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽgóp phần thúc đẩy bình đẳng giới trong các gia đình dân tộc thiểu số, đem lạicông bằng, bình đẳng và khẳng định vị thế, vai trò của phụ nữ dân tộc thiểu sốtrong gia đình và xãhội

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đềtài

2.1 Tình hình nghiên cứu về bình đẳng giới và bình đẳng giới ở vùng dântộc thiểusố

Thúc đẩy bình đẳng giới trên cả nước nói chung và bình đẳng giới trongcác gia đình DTTS nói riêng đang là một vấn đề vừa cấp bách, vừa mang tính lâudài Trong những năm gần đây, đã có khá nhiều công trình nghiên cứu của cáchọc giả trong và ngoài nước nghiên cứu, đề cập một cách trực tiếp hoặc gián tiếptới vấn đề bình đẳng giới ở vùng DTTS, có thể thấy như:

Sự tham gia của phụ nữ trong lãnh đạo, quản lý ở Việt Nam, nhất là trong

hệ thống chính trị các cấp đã có những thay đổi nhất định trong những năm qua,tuy nhiên tỷ lệ nữ tham gia chính trị ở các cấp không cao và chưa đạt được chỉtiêu đề ra Đặc biệt, phụ nữ DTTS vẫn chiếm một tỷ lệ rất thấp trong các cấpquản lý và đang bị tụt hậu về cơ hội, khả năng tiếp cận và thụ hưởng các quyềncủa họ (UN Women,2015)

Trang 12

Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệphụ nữ tham gia vào độingũcánbộcủahệthống chínhtrịcác cấp, nhấtlàcấpxã,cấphuyệncònrấthạn chế do họgặprất nhiều trở ngạitừtrìnhđộ họcvấn, nhậnthứcvàcác rào cản văn hoá.Mộtsốnghiên cứuchorằng,gần 30 DTTS không có đại diện là nữ trong hệ thống

cơ quan quản lý Nhà nước về công tác dân tộc, ví dụ như dân tộc Mảng, La Hủ,Cống, Cờ lao, La Ha, Pà Thẻn, Lự, Chứt, SiLa, Brâu, Rơ măm… (UN Women,2015;NguyễnThị Hà,2014).Một số nguyên nhân khiến phụ nữ bị hạn chế cơ hộithăng tiến hơn so với nam được nêu lên là do trình độ chuyên môn/kỹ năng thấphơn so với nam giới (Lê Thị Kim Lan, 2012; Ngân hàng Thế giới, 2011; PyD,2011); phụ nữ gặp nhiều rào cản khi được đề cửthamgia đào tạo/tập huấn hơnnam giới như bị định kiến về tính cách “thiếu quyết đoán, an phận, chưa tự tin,ham muốn quyền lực kém hơn nam giới” và đặc điểm này thể hiện rõ ở nhómphụ nữ nông thôn, dân tộc thiểu số (Nguyễn Thanh Lân, 2014; Trần Thị MinhĐức,2012)

Mặt khác, một số nghiên cứu cũng đã chỉ ra những hạn chế trong các vănbản pháp luật và chính sách liên quan đến hỗ trợ thực hiện bình đẳng giới ở vùngDTTS Nghiên cứu về phát triển nguồn lực DTTS đến năm 2020 của Uỷ ban Dântộc cũng đã chỉ rõ, số lượng, cơ cấu và phân bổ nguồn lực DTTS còn nhiều bấtcập Thể lực và trí lực của người DTTS đang có khoảng cách thấp hơn rất nhiều

so với mặt bằng chung của cả nước Điều này thể hiện rõ chính sách đối với vùngDTTS đang có những khoảng trống, chưa có những chỉ tiêu cụ thể cho từng mụctiêu phát triển đối với vùng DTTS Những nút thắt về cơ chế và chính sách để cóthể can thiệp và thực hiện các mục tiêu Thiên niên kỷ ở vùng DTTS, trong đó cómục tiêu về tăng cường bình đẳng nam nữ và nâng cao vị thế cho phụ nữ DTTS(Ngô Văn Hải, 2014, Nguyễn Cao Thịnh và cộng sự, 2015)

Dưới góc độ giáo dục, phụ nữ DTTS thuộc gia đình nghèo ở vùng sâu,vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn gặp nhiều trở ngại trong tiếp cận giáo dục

Trang 13

Phụ nữ và trẻ em gái vẫn chiếm số đông trong số người ở độ tuổi từ 15 đến 40trong dân số không biết đọc, biết viết (Nguyễn Hữu Minh và cộngsự,2013) Tuynhiên, trong những năm gần đây,chỉsố bình đẳng giới (tỷ lệ đi học đúng tuổi - đãđiều chỉnh của nữ/ tỷ lệ đi học đúng tuổi - đã điều chỉnh của nam) của nhóm dântộc thiểu số đã có chuyển biến từ hướng có nhiều trẻ em trai hơn ở cấp trung họcsang hướng có nhiều em gái hơn ở cấp trung học Xu hướng tỷ lệ đi học của trẻ

em gái luôn cao hơn so với trẻ em trai ở tất cả các dân tộc, trừ dân tộc Mông (UNWomen và Ủy ban Dân tộc, 2015) Tuy nhiên, so sánh với trình độ học vấn củaphụ nữ người Kinh thì rõ ràng, trình độ học vấn của phụ nữ DTTS luôn thấp hơn

so với nhóm dân tộc Kinh Có 20% số phụ nữ dân tộc Kinh cho biết trình độ giáodục của họ dưới mức tiểu học, trong khi tỷ lệ này ở phụ nữ DTTS dao động từ41,9% đến 75% (41,9% ở phụ nữ dân tộc theo dòng phụ hệ, 58,9% ở phụ nữ dântộc theo dòng mẫu hệ và 75% ở các nhóm song hệ), cao hơn 2-3 lần so với phụ

nữ dân tộc Kinh Năm 2014, tỷ lệ đã qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật của laođộng nữ DTTS chỉ là 7,2% so với lao động nữ Kinh-Hoa là 17,6% Trình độ củaphụ nữ Hmông thấp nhất trong các DTTS, chỉ có 1,4% đã qua đào tạo chuyênmôn kỹ thuật (trích lại từ UNWomen và Ủy ban Dân tộc,2015)

Về tiếp cận dịch vụ y tế và chăm sóc sức khỏe, một số nghiên cứu đã chothấy, sự chênh lệch giữa tỷ lệ khám thai ít nhất 4 lần của nhóm phụ nữ dân tộcKinh và DTTS năm 2014 là 49,4 điểm phần trăm, cao hơn so với sự chênh lệchgiữa hai nhóm dân tộc năm 2010 Ngoài các yếu tố hạn chế hơn về trình độ họcvấn, mức sống, cơ hội tiếp cận với các dịch vụ y tế, tâm lý xấu hổ, những khókhăn trong sử dụng tiếng Kinh cũng là yếu tố khiến phụ nữ DTTS ngại đi khámthai (UNFPA, 2008) Sinh đẻ ở nhà vẫn được một số nhóm phụ nữ DTTS lựachọn với 30,7% phụ nữ DTTS sinh con ở nhà so với0.5%phụnữdântộcKinh(TổngcụcThốngkê,2015).Theosốliệukhảosát

Trang 14

của Ủy ban Dân tộc năm 2016, tỷ lệ cán bộ, nhân viên y tế là nữ người DTTSchiếm 30,4% tổng số cán bộ, nhân viên y tế ở các vùng dân tộc và miền núi.

Kết quả nghiên cứu cho thấy phụ nữ DTTS có nhiều thiệt thòi và trở ngạitrong việc mua bảo hiểm y tế, chăm sóc sức khỏe, sức khỏe sinh sản, và tiếp cậndịch vụ chăm sóc sức khỏe Nghiên cứu của Đặng Nguyên Anh và cộng sự tại 5tỉnh Tây Nguyên năm 2014 cho biết ngay cả khi các chính sách bình đẳng giới

và đầu tư phát triển cho đồng bào người dân tộc được chú trọng, nhưng nguy cơngười phụ nữ DTTS vẫn bị loại trừ xã hội là rất lớn (Đặng Nguyên Anh và cộng

sự, 2015) Đánh giá về các chính sách thúc đẩy bình đẳng giới vùng DTTS, có ýkiến cho rằng các chương trình can thiệp hỗ trợ phụ nữ tại vùng sâu, vùng xacũng được quan tâm và ban hành đáp ứng được nhu cầu thực tiễn Tuy nhiên,một số thách thức được đề cập đến trong quá trình thực hiện các nội dung vềbình đẳng giới là sự tồn tại dai dẳng của những hủ tục lạc hậu, khả năng tiếp cậnvới các phương tiện thông tin đại chúng còn hạn chế, kinh tế phát triển chậm…đặc biệt việc thiếu cán bộ có trình độ, năng lực đáp ứng nhu cầu đã và đang làmột rào cản lớn cho tiến trình bình đẳng giới nói riêng và phát triển KT-XH nóichung tại vùng sâu, vùng xa (Phạm Ngọc Tiến,2015)

Xét trên các chiều cạnh giới, sự tách biệt xã hội về chăm sóc sức khỏe ởViệt Nam thể hiện rõ xu hướng phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ DTTS luôn bị thiệtthòi trong chăm sóc sức khỏe Mức độ tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinhsản của phụ nữ vùng nông thôn, vùng DTTS vẫn còn hạn chế vàmứcgiảm tỷ suấtchếtmẹở vùng sâu, vùng xa và vùng dân tộc thiểu số trong 10 năm qua còn chậm.Phụ nữ trẻ dân tộc thiểu số và phụ nữ di cư gặp nhiều khó khăn trong việc tiếpcận thông tin và dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, bao gồm cả dịch vụ kếhoạch hóa gia đình (UNFPA, 2017) Nhận thức của trẻ em gái dân tộc thiểu số vềsức khỏe sinh sản và tình dục cũng như thực hành vệ sinh còn rất hạn chế, đặcbiệt những em sống ở các trường nội trú Vấn đềđ ặ t

Trang 15

ra là phải có một đánh giá tổng hợp về vấn đề này, tìm ra các giải pháp có tínhkhả thi để giải quyết vấn đề bình đẳng giới hiện nay ở vùng DTTS.

Trong lĩnh vực lao động việc làm, một số nghiên cứu đã có những đánhgiá khá cụ thể về chính sách hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn,chính sách dạy nghề đối với học sinh DTTS, nội trú và chính sách dạy nghề chongười tàn tật Kết quả cho thấy, người nghèo và phụ nữ ở vùng sâu vùng xa,vùng DTTS khó có thể theo học được các khóa dạy nghề theo cơ chế hiện hành,

vì khi tham gia khóa học họ phải bỏ công việc gia đình, làm ảnh hưởng tới nguồnthu nhập của gia đình Một số ngành nghề đào tạo chưa phù hợp với thực tiễn thịtrường lao động ở địa phương Ngoài ra, vốn hỗ trợ cho chị em phụ nữ làm kinh

tế từ chương trình MTQG giảm nghèo còn rất hạn chế so với nhu cầu vốn vay.Danh mục nghề đào tạo của quốc gia và nghề đào tạo của các cơ sở dạy nghề còn

ít và chưa có nhiều nghề “hấp dẫn” với lao động nữ, trong khi đó; phương phápđào tạo, hình thức tổ chức các khoá học nghề chưa “nhạy cảm giới”, chưa quantâm đến nhu cầu thực tế của các nhóm lao động nữ nghèo, nông thôn, DTTS(trích lại từ Ủy ban dân tộc, UN Women,2015)

Các chính sách hướng tới giảm thiểu bất bình đẳng giới nói chung và bấtbình đẳng giới đối với các nhóm tách biệt xã hội, cần mang tính toàn diện vàđảm bảo những người thuộc nhóm yếu thế phải được hòa nhập và tiếp cận mộtcách bình đẳng đối với các cơ hội và thành quả của sự phát triển Theo Sacaceno(2001), các chính sách cần phải đảm bảo cả phụ nữ và nam giới thuộc các nhóm

xã hội khác nhau phải được tiếp cận bình đẳng về thị trường lao động, về giáodục, về chăm sóc sức khỏe, về hệ thống tư pháp và các quyền liên quan tới việc

ra quyết định và sự tham gia xã hội (Dẫn theo Johoel-Gijsbers, 2007)

Dưới góc độ văn hóa tộc người, một số nghiên cứu cụ thể đã có nhữngphân tích khá rõ nét về vai trò giới trong gia đình một số tộc người miền núi

Trang 16

phía Bắc (Đỗ Thị Bình, 2001), vị thế của người phụ nữ Hmông trong gia đình và

xã hội (Đặng Thị Hoa, 2001), thực trạng bình đẳng giới trong gia đình ở một sốtộc người như Ê đê (Nguyễn Minh Tuấn, 2012) Đáng chú ý là một nghiên cứuđánh giá khá chi tiết và sâu sắc về hiện trạng bất bình đẳng giới trong cộng đồngDTTS do tổ chức Isee, Oxfarm và ActionAid thực hiện năm 2010 Nghiên cứunày đã chỉ rõ những bất bình đẳng trong phân công lao động, việc làm, giáo dục,

y tế và vị thế của người phụ nữ dân tộc Gia rai và Chăm ở tỉnh Gia Lai và AnGiang

Đáng chú ý là nghiên cứu của Vũ Hồng Anh (2010)“Báo cáo hiệntrạng bất bình đẳng giới trong cộng đồng người dân tộc thiểusố”,đã đánh giá vai

trò, vị trí và tiếng nói của nam và nữ giới DTTS do ảnh hưởng của các thể chế

khác nhau Nghiên cứu về “Bình đẳng giới trong gia đình dân tộcthiểu số ở vùng Đông Bắc nước ta hiện nay”của Nguyễn Lệ Thu (2012) đã làm rõ thực

trạng, những vấn đề đặt ra đối với vấn đề bình đẳng giới trong gia đình DTTS

ở vùng Đông Bắc nước ta, đồng thời đề xuất những giải pháp cơ bản nhằmkhắc phục sự bất bình đẳng về giới, nâng cao vị thế người phụ nữ trong giađình, góp phần xây dựng gia đình văn hóa và phát triển KT-XH Luận văn

thạc sĩ Xã hội học về“Thực hiện bình đẳng giới ở các tỉnh miền núinước ta hiện nay”, khảo sát tại Yên Bái và Hà Giang; Luận án tiến sĩ Triết học về“Quan hệ giới trong gia đình dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc ViệtNam hiện nay”(Nguyễn Thị Hà, 2012), v.v Các nghiên cứu này đã đề cập trực tiếp

đến vấn đề bình đẳng giới ở vùng DTTS dưới các góc độ triết học, tâm lý họchay xã hộihọc

2.2 Tình hình nghiên cứu về bình đẳng giới ở vùng dân tộc thiểu số từ gócđộ công tác xãhội

Dưới góc độ công tác xã hội, một số nghiên cứu đã bước đầu tìm hiểu vềvai trò của nhân viên CTXH ở vùng DTTS Bộ Lao động, Thương binh và Xãhội đã ban hành cuốn tài liệu về CTXH với các DTTS năm 2017, bộ tài

Trang 17

liệu dùng cho cán bộ cấp xã với các nội dung hướng dẫn về đặc trưng văn hóatộc người, vấn đề nghèo đói, vấn đề văn hóa và lối sống, chăm sóc sức khỏe,…cho người DTTS Đây là bộ tài liệu cẩm nang rất hữu ích đối với cán bộ làmCTXH ở vùng DTTS Cũng trong chương trình hỗ trợ giảm nghèo cho đồng bàoDTTS, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã tổ chức hội thảo về CTXHtrongphát triển nông thôn-miềnnúi ởViệtNam năm 2016.Tại Hộithảo, các nhànghiêncứu, hoạchđịnhchính sáchđã phântíchvà làm rõ vaitròcủa CTXH đối vớingườinghèo DTTSlà giúp họhọccách đápứngvàtiếp cậnvớinhucầuphát triển,từđóvươnlêngiảmnghèo.

Một số luận văn thạc sĩ đã nghiên cứu trực tiếp về CTXH đối vớiDTTS Ngô Tấn Khoa đã bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ tại Học viện

Khoa học xã hội với đề tài“Công tác xã hội đối với người nghèo dân tộcthiểu

số từ thực tiễn huyện Đắk Hà, tỉnhKonTum” Tác giả Lê Kim Thắng đã hoàn thành luận văn về“Công tác xã hội với vấn đề giảm nghèo ở người dântộc thiểu số tại xã Ianan, huyện Đức Cơ, tỉnh GiaLai”.

Ngoài ra, đã có nhiều khá nhiều luận văn nghiên cứu về nghề CTXH, trong

đó ít nhiều có đề cập đến CTXH ở vùng đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số

và miền núi

Như vậy, từ tổng quan tài liệu cho thấy, đã có nhiều công trình nghiên cứu,phân tích về tình trạng bất bình đẳng giới đang diễn ra ở vùng DTTS sâu sắc hơnbình diện chung của cả nước đặc biệt ở một số lĩnh vực cơ bản như việc làm,giáo dục, y tế, đời sống gia đình,… Tuy nhiên, chưa có công trình nghiên cứunào tiếp cận từ góc độ CTXH thúc đẩy bình đẳng giới trong gia đình DTTS ởhuyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn Vì vậy, nghiên cứu nàyvừacó tínhkếthừa, vừacótínhmớivàkhông trùnglặp vớicác công trìnhđãcôngbố

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiêncứu

*Mục đích nghiên cứu:

Tìm hiểu thực trạng CTXH trong lĩnh vực bình đẳng giới tại các gia đìnhDTTS ở huyện Cao Lộc tỉnh Lạng Sơn, từ đó đề xuất các giải pháp và khuyếnnghị nhằm tăng cường hoạt động CTXH thúc đẩy bình đẳng giới

Trang 18

trong gia đình DTTS.

* Nhiệm vụ nghiên cứu:

- Thứ nhất, hệ thống hóa lý luận CTXH về bình đẳnggiới

- Thứ hai, môtả,đánh giáthực trạngCTXHtronglĩnh vực bình đẳng giớitạicácgiađìnhDTTSởmộtsốxãhuyệnCaoLộc,tỉnhLạngSơnhiệnnay

- Thứ ba, đề xuất các quan điểm, giải pháp tăng cường hoạt độngCTXH nhằm thúc đẩy bình đẳng giới trong các hộ gia đình DTTS ở một số xãtại huyện Cao Lộc, tỉnh LạngSơn

4 Đối tượng và phạm vi nghiêncứu

* Đối tượng nghiêncứu:

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động CTXH ở vùng DTTS vềbình đẳng giới

Khách thể khảo sát bao gồm: Cán bộ ban ngành huyện Cao Lộc, cán bộchủ chốt cấp xã, cán bộ làm công tác xã hội hoặc quản lý nhà nước về công tácdân tộc; chủ hộ, thành viên các hộ gia đình DTTS tại một số xã thuộc huyệnCaoLộc

* Phạm vi nghiêncứu:

- Phạm vi về không gian: Tại hai xã Gia Cát và Công Sơn của huyện Cao Lộc tỉnh LạngSơn

- Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu các vấn đề từ năm 2017 đếnnay

- Phạm vi nội dung: CTXH trong thúc đẩy bình đẳng giới trong quan hệgia đình dân tộc thiểusố

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiêncứu

5.1 Cơ sở lý luận:

Luận văn dựa trên hệ thống quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin vàđường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển con người, về công tác dântộc và chính sách dân tộc, về đảm bảo bình đẳng giới và chính sách thúc đẩybình đẳng giới đối với đồng bào DTTS ở Việt Nam đã được thể hiện tại

Trang 19

Quyết định số 1898/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Đề án “Hỗtrợ hoạt động bình đẳng giới vùng DTTS giai đoạn 2018-2025” với mục tiêutổng quát là “Tạo sự chuyển biến tích cực trong thực hiện bình đẳng giới và nângcao vị thế của phụ nữ ở vùng DTTS, góp phần thúc đẩy thực hiện thành công cácmục tiêu của Chiến lược quốc gia bình đẳng giới”.

5.2.Phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp thu thập dữ liệu, thông tin:

Phỏng vấn trực tiếp, thảo luận nhóm; Thu thập phân tích tài liệu, văn bản,các công trình đã công bố về bình đẳng giới ở vùng DTTS

Luậnvănđã sửdụng phầnsốliệukhảo sát tạihuyệnCao Lộc, tỉnhLạngSơn

củađềtàicấpquốcgia:“Mộtsốvấnđề cơbảnvềbình đẳnggiớiởvùng dântộcthiểusốnướcta”,mãsố:CTDT.21.17/16-20(2017-2020) vớisựđồngýcủaGS.Nguyễn HữuMinh, chủ nhiệmđềtài Vớibộphiếuhỏihộgia đình, luậnvănđãphântích521phiếuđiều trađể làmrõnhữngmối liênhệgiữa cácyếutố nhưdân tộc,giớitính, tuổi,thunhập,…vớiquyềnraquyếtđịnhtronggia đình,quyềnsởhữunhàđất, tàisản, phân công lao động,bạolực giađình

Bảng 1: Số lượng mẫu khảo sát chia theo dân tộc và địa bàn cấp xã

của huyện Cao Lộc

Trang 20

- Phương pháp xử lý số liệu thống kê có sẵn: Dựa trên nguồn số liệu cósẵn từ các cuộc điều tra, nghiên cứu về dân tộc, về bình đẳnggiới.

- Phương pháp định tính: Phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm với cán bộquản lý nhà nước cấp xã, chủ tịch hội phụ nữ và một số hội trưởng hội phụ nữ

xã các vấn đề liên quan đến bình đẳng giới trong gia đình, qua đợt khảo sátthực tế tại huyện Cao Lộc của tác giả trong thời gian thực địa từ ngày 6/11đến ngày 14 tháng 11 năm 2019

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luậnvăn

* Vềlýluận:

Đề tài sẽ góp phần quan trọng trong việc bổ sung, củng cố cơ sở lý luận vàthực tiễn về bình đẳng giới và vai trò của CTXH đối với bình đẳng giới trongDTTS

* Vềthựctiễn:

- Đề xuất các quan điểm, giải pháp nhằm hạn chế tình trạng bất bìnhđẳng giới trong các hộ gia đình DTTS huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn từ gócnhìn củaCTXH

- Là tài liệu tham khảo hữu ích cho các nghiên cứu có liên quan, phục

vụ nghiên cứu, giảng dạy tại Ủy ban Dân tộc, Học viện Dântộc

7 Kết cấu của luậnvăn

Ngoài phầnmởđầu, kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo, luận vănđược kết cấu gồm 3chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về bình đẳng giới và công tác xã hộithúc đẩy bình đẳng giới trong gia đình Dân tộc thiểu số;

Chương2:Thựctrạng bình đẳng giớivàcông tácxãhội đốivới thúcđẩybình đẳnggiớitronggia đìnhDântộcthiểusốhuyệnCaoLộc,tỉnhLạng Sơn:

Chương 3: Giải pháp tăng cường hoạt động Công tác xã hội thúc đẩy bìnhđẳng giới trong các hộ gia đình Dân tộc thiểu số ở huyện Cao Lộc, tỉnh LạngSơn

Trang 21

Giới tính:Chỉ các đặc điểm sinh học của nam và nữ.

Khái niệm giới và giới tính cho thấy: Giới tính thì không thể thay đổiđược; Giới có thể thay đổi được phụ thuộc vào thời gian, sự quyết tâm của cáccấp chính quyền và của toàn xã hội

Trong cuộc sống, nam và nữ đều tham gia vào mọi hoạt động của đời sống

xã hội, tuy nhiên mức độ tham gia của nam và nữ trong các loại công việc làkhác nhau do những quan niệm, các chuẩn mực xã hội quy định Những côngviệc mà họ đảm nhận được gọi là “vai trò giới”

Vai trò giới là tập hợp các hành vi ứng xửmàxã hội mong đợi ở nam và nữliên quan đến những đặc điểm giới tính và năng lựcmàxã hội coi là thuộc về namgiới hoặc thuộc về nữ giới trong một xã hội hoặc một nền văn hóa cụ thể nàođó

Vai trò giới được quyết định bởi các yếu tố kinh tế, văn hóa, xã hội Phụ

nữ và nam giới thường có 3 vai trò như: vai trò sản xuất, vài trò tái sản xuất vàvai trò cộngđồng

Trang 22

1.1.2 Bình đẳng giới, bất bình đẳng giới và thúc đẩy bình đẳnggiới

- Bình đẳng giới:

Kháiniệm“bìnhđẳnggiới”đượcquyđịnhtrongkhoản3,điều5củaLuật

ngày29tháng11năm2006.Theođó,“Bìnhđẳnggiớilàviệc nam,nữ cóvịtrí, vai trò ngang nhau,đượctạođiềukiệnvà cơ hộipháthuynăng lực củamìnhchosựpháttriển củacộng đồng, của gia đìnhvàthụhưởngnhưnhauvềthànhquảcủasựphát triển đó”.

Nội dung của luật bình đẳng giới đã chỉ rõ bình đẳng giới trong các lĩnhvực của đời sống xã hội và gia đình:

+ Bình đẳng trong lĩnh vực chính trị

+ Bình đẳng trong lĩnh vực kinh tế

+ Bình đẳng trong lĩnh vực lao động

+ Bình đẳng trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo

+ Bình đẳng trong lĩnh vực khoa học và công nghệ

+ Bình đẳng trong lĩnh vực văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao

+ Bình đẳng trong lĩnh vực y tế

+ Bình đẳng trong gia đình

Nội dung bình đẳng giới trong gia đình là một trong tám nội dung của Luậtbình đẳng giới có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm2007,với các quyđịnh cụthể:

+Vợ, chồng bình đẳng với nhau trong quan hệ dân sự và các quan hệkhác liên quan đến hôn nhân và gia đình;

+ Vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ ngang nhau trong sở hữu tài sảnchung, bình đẳng trong sử dụng nguồn thu nhập chung của vợ chồng và quyết định các nguồn lực trong gia đình;

+ Vợ, chồng bình đẳng với nhau trong việc bàn bạc, quyết định lựachọn và sử dụng biện pháp kế hoạch hoá gia đình phù hợp; sử dụng thời gian nghỉ chăm sóc con ốm theo quy định của pháp luật;

Trang 23

+ Con trai, con gái được gia đình chăm sóc, giáo dục và tạo điều kiệnnhư nhau để học tập, lao động, vui chơi, giải trí và phát triển’

+ Các thành viên nam, nữ trong gia đình có trách nhiệm chia sẻ côngviệc gia đình;

Khi bàn về bình đẳng giới, chú ý đến phân biệt các cấp độ khác nhau,mà ởđây chủ yếu nói về hai cấp độ chính là bình đẳng trên văn bản và bìnhđẳng thực

tế Hai cấp độ này đều có tầm quan trọng riêng và bổ sung chonhau Bình đẳngtrên văn bản có nghĩa là các nguyên tắc bình đẳng ghi nhậntrong pháp lý Nó cóphạm vi tác động rộng lớn, lâu dài Bình đẳng trên thựctế là kết quả đạt được củaviệc thực hiện các nguyên tắc bình đẳng ghi nhận ởvăn bản pháp lý Bình đẳngtrên thực tế là lợi ích phụ nữ được hưởng trên cơsở bình quyền với nam giới Tuyvậy, những lợi ích thiết thực này thườngbiến động do tác động của nhiều yếu tốtrong đó nổi bật là tình hình phát triểnkinh tế - xã hội và hiệu quả giám sát của

thực hiện các chủ trương, chính sách

Bất bình đẳng giới:là sự phân biệt đối xử với nam, nữ về vị thế, điều kiện

và cơ hội bất lợi cho nam hoặc nữ trong việc thực hiện quyền con người, đónggóp và hưởng lợi từ sự phát triển của gia đình, của đất nước

Nói cách khác, bất bình đẳng giới là sự đối xử khác biệt với nam giớivàphụ nữ tạo nên các cơ hội khác nhan, sự tiếp cận các nguồn lực khác nhau,sự thụ

hưởng khác nhau giữa nam và nữ trên các lĩnh vực của đời sống xã hội.Trên thực tế có thể thấy, sự phân biệt đối xử và bất bình đẳng giới xảy ra ởhầu hết các xã hội Sự phân biệt đối xử thường được thấy ở bốn lĩnh vực là: giáodục, chăm sóc sức khỏe, tiếp cận cơ hội kinh tế và tham gia lãnh đạo hay thamchính Sự phân biệt đối xử này xuất phát từ quan niệm dập khuôn cho rằng phụ

nữ có ít quyền tự quyết hơn, có ít nguồn lực để sử dụng hơn và có ít ảnh hưởngđối với quá trình ra quyết định có liên quan tới xã hội và cuộc sống riêng của họ

Nó đặt người phụ nữ vào một vị trí phải phục tùng và bất lợi so với nam giới

Trang 24

Thúc đẩy bình đẳng giới:là những hoạt động kích thích, tạo điều kiện,

động lực cho hoạt động bình đẳng giới; tạo điều kiện cho phụ nữ phát huy đượcnăng lực bản thân, có cơ hội học hành, cơ hội việc làm đảm bảo được thu nhậpcũng như sức khỏe của mình để hoàn thành thiên chức làmmẹ,làm vợ và các hoạtđộng xãhội

Tại Điều 19 Luật Bình đẳng giới đã chỉ rõ các biện pháp thúc đẩy bìnhđẳng giới bao gồm:

+ Quy định tỷ lệ nam, nữ hoặc bảo đảm tỷ lệ nữ thích đáng tham gia, thụhưởng;

+ Đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ năng lực cho nữ hoặc nam;+ Hỗ trợ để tạo điều kiện, cơ hội cho nữ hoặc nam;

+ Quy định tiêu chuẩn, điều kiện đặc thù cho nữ hoặc nam;

+ Quy định nữ được quyền lựa chọn trong trường hợp nữ có đủ điều kiện, tiêu chuẩn như nam;

+ Quy định việc ưu tiên nữ trong trường hợp nữ có đủ điều kiện, tiêu chuẩn như nam;

+ Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới được quy định tại khoản 5 Điều

11, khoản 2 Điều 12, khoản 3 Điều 13, khoản 5 Điều 14 của Luật này

1.1.3 Dân tộc thiểu số và bình đẳng giới vùng dân tộc thiểusố

Dân tộc thiểu số:

Tại khoản 2, Điều 4, Nghị định số 05/2011/NĐ-CP ngày 14/01/2011

của Chính phủ về Công tác dân tộc đã nêu:“DTTS là những dân tộc có sốdân

ít hơn so với các dân tộc đa số trên phạm vi lãnh thổ nước Việt Nam”; Dân

tộc đa số là dân tộc có số dân chiếm trên 50% tổng dân số cả nước (Tại ViệtNam dân tộc Kinh chiếm 85,7% tổng dân số cả nước, do vậy 53 dân tộc cònlại đều làDTTS)

Theo số liệu Điều tra thực trạng KT-XH của 53 DTTS năm 2015, tổng dân

số của 53 DTTS có 13,4 triệu người, chiếm 14,6% dân số cả nước; có 6

Trang 25

dân tộc trên 1 triệu người (Tày, Thái, Mường, Mông, Nùng, Khmer), 16 dân tộcdưới 10.000 người, trong đó có 5 dân tộc dưới 1000 người là Ơ Đu, Brâu, RơMăm, Pu Péo và Si La.

Đồng bào DTTS sinh sống thành cộng đồng ở 51 tỉnh/thành phố (có 9 tỉnhđồng bào DTTS chiếm trên 70% dân số, 3 tỉnh chiếm từ 50-70% dân số, 4 tỉnh từ30-50% dân số, 14 tỉnh trên 10% dân số), 548 huyện, 5266 xã trong cả nước.Trong đó phân bố chủ yếu ở vùng Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ, TâyDuyên hải miền Trung Địa bàn cư trú chủ yếu của đồng bào DTTS là vùng núicao, biên giới, vùng có điều kiện KT-XH khó khăn và đặc biệt khó khăn

Bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số:

Trong luận văn này, khái niệm bình đẳng giới vùng DTTS được xác định

là tình trạng vị thế của nam và nữ trong bối cảnh văn hóa tộc người vùng DTTS.Theo đó, bên cạnh những vị thế trong gia đình, cộng đồng và xã hội, luận văncòn xem xét đến các khía cạnh điều kiện và cơ hội phát triển của cá nhân và củacộng đồng cũng những mức độ thụ hưởng và tiếp cậncácdịch vụ xã hội về thànhquả của sự phát triển theo đặc trưng văn hóa tộc người thiểusố

1.2 LýluậnvềCôngtácxãhộitronglĩnhvựcbìnhđẳnggiới

1.2.1 Công tác xãhội

Theo NASW (Hiệp hội quốc gia những người làm công tác xã hội của

Hoa Kỳ):“CTXH là một chuyên ngành được sử dụng để giúp đỡ cá nhân,nhóm hoặc cộng đồng tăng cường hoặc khôi phục năng lực thực hiện chức năngxã hội của họ và tạo ra những điều kiện thích hợp nhằm đạt đượcnhững mục tiêuấy”.

Theo Bùi Thị Xuân Mai:“CTXH có thể hiểu là một nghề, môt hoạtđộng chuyên nghiệp nhằm trợ giúp các cá nhân, gia đình và cộng đồng nâng cao năng lực đáp ứng nhu cầu và tăng chức năng xã hội, đồng thời thúc đẩy

Trang 26

môi trường xã hội về chính sách, nguồn lực và dịch vụ nhằm giúp cá nhân giađình và cộng đồng giải quyết và phòng ngừa các vấn đề xã hội góp phần đảm bảo an sinh xã hội” (8, tr 4)

Vai trò của công tác xã hội là can thiệp vào cuộc sống của cá nhân, giađình, nhóm người có cùng vấn đề, cộng đồng và cả hệ thống xã hội nhằm hỗ trợthân chủ đạt được sự thay đổi về mặt xã hội, giải quyết các vấn đề trong các mốiquan hệ với con người và để nâng cao an sinh xã hội

Để đạt được điều này, công tác xã hội phải thực hiện các nhiệm vụ thamvấn, trị liệu, giáo dục, thương lượng, hòa giải, hỗ trợ, hoạch định và nghiên cứu.Tùy vào từng trường hợp cụ thể, người làm công tác xã hội sẽ lựa chọn phươngpháp thực hiện phùhợp

Công tác xã hội trong lĩnh vực bình đẳng giới theo tôi đó là các hoạt độngcủa nhân viên CTXH tác động vào cuộc sống của người dân, gia đình và các hệthống xã hội nhằm nâng cao năng lực cho cá nhân, gia đình và cộng đồng thựchiện bình đẳng giới và đặc biệt nâng cao vị thế của phụ nữ trong xã hội góp phầnđảm bảo quyền con người và an sinh xã hội

1.2.2 Vai trò của nhân viên công tác xã hội đối với thúc đẩy bình đẳnggiới

Nhân viên CTXH có rất nhiều vai trò khi thực hiện vị trí, chức năng củamình trong ngành CTXH Họ có thể đảm nhiệm một hay nhiều vai trò tùy thuộcvào nhiệm vụ công việc và mục tiêu họ hướng đến Đối với việc thúc đẩy bìnhđẳng giới nhân viên CTXH cần thực hiện một số vaitrò:

- Vai trò tuyên truyền, giáodục

Cung cấp các kỹ năng, kiến thức liên quan tới vấn đề bình đẳng giới thôngqua hình thức tuyên truyền, giáo dục, tập huấn; giúp cá nhân, gia đình, cộngđồng hiểu biết về bình đẳng giới, tự tin nhận ra vấn đề của mình và tìm nguồnlực giải quyết vấn đề

- Vai trò phát triển cộng đồng, tạo sự thayđổi

Trang 27

Tìm hiểu khám phá cộng đồng để xác định vấn đề của cộng đồng đưa ranhững kế hoạch trợ giúp; giúp cá nhân, cộng đồng thay đổi suy nghĩ, thay đổihành vi tiêu cực hướng tới suy nghĩ tích cực và hành vi tốt đẹp hơn tạo nên sựthay đổi về đời sống cũng như tư duy của cộng đồng; xác định thực trạng,nguyên nhân gây nên bất bình đẳng giới trong gia đình DTTS

- Vai trò vận động kết nối nguồnlực

Trợ giúp cá nhân, gia đình, cộng đồng tìm kiếm nguồn lực về con người,

về cơ sở vật chất, về tài chính, thông tin, sự ủng hộ về chính sách và các tổ chức

xã hội CTXH có vai trò là trung gian có được những thông tin về các dịch vụ,chính sách, các nguồn lực từ các cá nhân, cơ quan, các tổ chức để giúp người dântiếp cận được với những nguồn lực để giải quyết được vấn đề của cá nhân, giađình, cộngđồng

- Vai trò là người tưvấn

Nhân viên CTXH cung cấp thông tin tư vấn cho thân chủ như thông tin vềsức khỏe sinh sản vị thành niên, thông tin về ngày toàn dân phòng chống muabán người 30/7, về bạo lực gia đình

- Vai trò là người thamvấn

Trợ giúp cá nhân và gia đình nhận định vấn đề và tự giải quyết vấn đề củamình như: Nhân viên CTXH tham gia tham vấn giúp các gia đình nhận biết đượchậu quả của tảo hôn đặc biệt là nhóm gia đình DTTS; tham vấn cho gia đình cóngười chồng luôn say sỉn đánh đập vợ, giúp người chồng nhận ra vấn đề của họ,giúp người vợ vượt qua khủng hoảng cùng nhsu xây dựng hạnh phúc giađình

- Vai trò là người biệnhộ

Nhân viên CTXH tham gia là người bảo vệ quyền lợi cho thân chủ để họđược hưởng những dịch vụ, chính sách, quyền lợi của họ đặc biệt trong nhữngtrường hợp họ bị từ chối những dịch vụ, chính sách lẽ ra họ được hưởng Ví dụnhư biện hộ cho phụ nữ được tham gia tập huấn lớp kỹ thuật

Trang 28

chăn nuôi gà, lớp kỹ thuật trồng rau sạch, được hỗ trợ vay vốn theo Đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp 2017-2025” (Đề án939).

1.3 Cáclýthuyếtứngdụngtrongcôngtácxãhội

1.3.1 Lý thuyết về quyền conngười

Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền được thông qua ngày 10 tháng 12 năm

1948 là tuyên ngôn đầu tiên trên thế giới về các quyền cơ bản của con người,không phân biệt chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, quan điểmchính trị, quốctịch

Tại Việt Nam quyền con người được thể hiện ở Tuyên ngôn độc lập doChủ tịch Hồ Chí Minh soạn thảo và tuyên đọc tại Quảng trường Ba Đình ngày 02tháng 9 năm 1945 đã nhấn mạnh tới quyền con người; quyền sống, quyền tự do,quyền mưu cầu hạnh phúc và không chỉ dừng lại ở những quyền đó mà còn nóitới quyền quyền công dân, quyền của nhóm người đặc biệt trong xã hội nhưquyền các dân tộc thiểu số, quyền phụ nữ, quyền trẻ em, quyền của nhóm người

có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn cần được xã hội tạo điều kiện, quan tâm giúp họhòa nhập xã hội Quyền con người còn được thể hiện trong Hiến pháp năm 1946

là Hiến pháp đầu tiên trong lịch sử nước Việt Nam Hiến pháp đã tuyên bố vớithế giới, nước Việt Nam là một nước độc lập; Dân tộc Việt Nam có đủ mọiquyền tự do, phụ nữ Việt Nam đã ngang hàng với đàn ông và được hưởng mọiquyền tự do của một công dân

Tiếp cận dựa trên quyền con người nhằm hướng tới cải thiện hoàn cảnhcủa con người, tập trung vào nhu cầu, vấn đề và tiềm năng của họ và giúp nhânviên xã hội hướng đến các giải pháp mang tính bền vững

1.3.2 Thuyết nhucầucủaMaslow

Theo Maslow con người có hai nhóm nhu cầu chính là nhu cầu cơ bản vànhu cầu bậc cao Nhu cầu cơ bản như nhu cầu được ăn, được uống, được nghỉngơi, được tồn tại trong cuộc sống hàng ngày Nhu cầu bậc cao gồm những nhucầu được tôn trọng, được yêu thương được khẳng định mình…

Trang 29

Maslow đã chia nhu cầu của con người thành 5 thang bậc từ thấp đến cao: Nhucầu cơ bản/nhu cầu sinh lý, nhu cầu này là nhu cầu của cơ thể, là nhu cầu cơ bảnnhất của con người; Nhu cầu về an toàn là nhu cầu con người mong muốn đượcbảo vệ cho sự sống còn của mình tránh khỏi các nguy hiểm; Nhu cầu xã hội lànhu cầu về tình cảm, tình thương, được giao tiếp được kết bạn; Nhu cầu được tôntrọng; Nhu cầu được thể hiện mình là nhu cầu tự khẳng định mình, phát huy khảnăng, năng lực của mình và đạt được thành quảmàmình mongmuốn.

Vận dụng thuyết nhu cầu của Maslow trong công tác xã hội giúp nhân viêncông tác xã hội hiểu các nhu cầu của con người và xác định được các nguồn lựctrợ giúp cho cá nhân, nhóm, cộng đồng có vấn đề

1.3.3 Thuyết nhận thức hànhvi

Theo quan điểm triết học Mác-Lê nin nhận thức là quá trình phản ánh biệnchứng hiện thực khách quan vào trong bộ óc của con người, có tính tích cực năngđộng, sáng tạo, trên cơ sở thực tiễn Thuyết nhận thức - hành vi cho rằng ứng vớimột tác nhân kích thích sẽ có các phản ứng phù hợp Tác nhân kích thích khôngtrực tiếp tạo ra hành vi, mà thông qua nhận thức của con người Phương phápnày được phát triển trên nền tảng lý thuyết về quá trình nhận thức, học tập vàphân tích hành vi

Trong làm việc với cộng đồng thuyết hành vi là cơ sở để giúp nhân viênCTXH dựa vào để làm thay đổi nhận thức của cộng đồng, từ đó dẫn đến thay đổihành vi

Thuyết này cho rằng nguyên nhân của những hành vi chưa tốt hay khôngtích cực bắt nguồn từ những nhận thức và suy nghĩ sai lệch Để chỉnh sửa hành

vi, cần giúp đỡ đối tượng học cách nhận thức thực tế và tích cực, có được nhữngsuy nghĩ tích cực và chuyển những suy nghĩ tích cực thành hành

vi Từ đó, đem lại cho cộng đồng nhận thức đúng đắn và từ nhận thức đó sẽ làmthay đổi hành vi theo hướng tích cực Sự thay đổi này là nền tảng cho một cuộcsống tốt đẹp về tinh thần, tình cảm, cũng như các mối quan hệ xã hội của từng cánhân cũng như cộng đồng

Trang 30

Tiểu kết chương 1

Chương 1 đã thao tác hóa một số khái niệm cơ bản liên quan trong đề tài,

cụ thể như: giới và giới tính, bình đẳng giới, bất bình đẳng giới và thúc đẩy bìnhđẳng giới; khái niệm về DTTS và bình đẳng giới vùng DTTS Khái niệm CTXH

và phân tích về vai trò của hoạt động CTXH đối với thúc đẩy bình đẳng giớicũng đã được trình bầy rõ Các vai trò của nhân viên CTXH trong thúc đẩy bìnhđẳng giới, có thể là: Vai trò tuyên truyền, giáo dục; Vai trò phát triển cộng đồng,tạo sự thay đổi, vai trò là người tư vấn, tham vấn, vai trò là người biệnhộ

Các lý thuyết được sử dụng trong nghiên cứu này là lý thuyết về quyềncon người, lý thuyết nhu cầu của Maslow, lý thuyết nhận thức - hành vi Các lýthuyết là cơ sở để nghiên cứu và ứng dụng, kiểm nghiệm các luận điểm được đưa

ra trong đề tài

Trang 31

Chương 2 THỰC TRẠNG BÌNH ĐẲNG GIỚI VÀ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI THÚC ĐẨY BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG GIA ĐÌNH DÂN TỘC

THIỂU SỐ TẠI HUYỆN CAO LỘC 2.1 Kháiquátvềđịabànvàkháchthểnghiêncứu

2.1.1 Tổng quan về địa bàn nghiêncứu

- Điều kiện tự nhiên:

Huyện Cao Lộc nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Lạng Sơn, có toạ độ địa lý từ

22001' đến 21046' vĩ độ Bắc và từ 106037' đến 107004' kinh độ Đông; PhíaBắc của huyện là ranh giới quốc gia với nước Cộng hòa dân chủ nhân dân TrungHoa, phía Tây Bắc giáp với huyện Văn Lãng, phía Tây và Tây Nam giáp với cáchuyện Văn Quan và Chi Lăng, phía Nam và Đông Nam giáp với các huyện ChiLăng, LộcBình

Theo giới hạn địa lý hiện tại huyện bao bọc Thành phố Lạng Sơn, là trungtâm kinh tế, chính trị, là vùng kinh tế động lực của tỉnh Huyện có 23 đơn vịhành chính gồm hai thị trấn là Đồng Đăng và thị trấn huyện lỵ Cao Lộc, 21 xã(xã Tân Thành, xã Xuân Long, xã Yên Trạch, xã Tân Liên, xã Gia Cát, xã CôngSơn, xã Mẫu Sơn, xã Xuất Lễ, xã Cao Lâu, xã Hải Yến, xã Lộc Yên, xã ThanhLòa, xã Hòa Cư, xã Hợp Thành, xã Thạch Đạn, xã Bảo Lâm, xã Thụy Hùng, xãSong Giáp, xã Phú Xá, xã Bình Trung, xã HồngPhong)

Huyện Cao Lộc có trên 75 km đường biên giới với Trung Quốc, có 2 cửakhẩu quốc tế Hữu Nghị và cửa khẩu Ga Đồng Đăng Tổng diện tích tự nhiên là619,09 km2

Khí hậu của Cao Lộc chia bốn mùa rõ rệt, nhiệt độ trung bình năm là

210C, lượng mưa trung bình năm tương đối thấp đạt 1.320mm, mùa đông có hiệntượng sương muối xảy ra ảnh hưởng mạnh đến sản xuất nông nghiệp, độ ẩmtrung bình cả năm là 82% Huyện có mật độ sông suối tương đối dày, lớn nhất làcon sông Kỳ Cùng chảy qua 4 xã (Gia Cát, Tân Liên, Song Giáp, Bình

Trang 32

Trung) về mùamưalượng nước khá lớn, nhưng vào mùa khô lượng nước giảmmạnh không đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt và sản xuất nôngnghiệp.

- Dân cư và nguồn nhân lực:

Theo Niên giám Thống kê huyện cao Lộc năm 2018 của Chi Cục thống kêhuyện Cao Lộc, dân số là 79.352 nghìn người, trong đó nữ là 39.001 nghìnngười, tỉ lệ là 49,2%, chủ yếu là các dân tộc Tày, Nùng, Kinh, Dao, Hoa Ngoài

ra còn có 1 số dân tộc khác: Hmông, Giáy, Mường, Sán Chỉ Dân số trong độtuổi lao động có 59.569 nghìn người, trong đó có 54.632 người trong tuổi có khảnăng lao động, trong đó nam là 25.745 nghìn người Lao động chính chủ yếu lànông, lâm nghiệp, bên cạnh đó có trên 1.342 người là làm công nghiệp, xâydựng, 12.819 người làm việc ở các ngành dịch vụ khác

Trình độ lao động nhìn chung còn rất thấp kém, tỷ lệ lao động qua đào tạo

là 35,67%; lao động tốt nghiệp các trường cao đẳng, đại học là 1,39%, lao động

có trình độ trung cấp chiếm tỷ lệ 3,63%; công nhân kỹ thuật chiếm tỷ lệ là2,65%

Cơ cấu lao động theo nghề nghiệp: Lực lượng lao động của huyện tậptrung chủ yếu ở khu vực I, lao động làm các nghề nông, lâm nghiệp chiếm tỷ lệcao, tới 77,4% tổng lao động, lao động làm việc trong các ngành công nghiệp -xây dựng chiếm 5,77%, các ngành dịch vụ chỉ chiếm 16,83% Năng suất laođộng trung bình của ngành nông lâm thủy sản mặc dù có tăng qua các nămnhững vẫn ở mức rất thấp, khoảng 8,21 triệu đồng/lao động /năm, bằng 37,9%năng suất lao động trung bình của nền kinh tế Trong khi đó, GDP bình quân mộtlao động ngành công nghiệp - xây dựng tới trên 107,75 triệu đồng/năm, và chỉtiêu tương ứng đối với khối ngành dịch vụ là gần 58,62 triệu đồng/năm

Tuy nhiên chất lượng nguồn nhân lực của huyện hiện vẫn còn nhiều hạnchế Mặc dù số lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật tăng nhanh (bao

Trang 33

gồm cả công nhân kĩ thuật, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học, sau đạihọc) song cũng mới chỉ bằng khoảng 4% tổng lao động.

Nguồn nhân lực được đào tạo còn mất cân đối giữa các ngành và các bậcđào tạo, lao động có bằng cấp chuyên môn chỉ chiếm 7,67% tổng lao động đượcđào tạo Ngoài ra, do lao động trong khu vực nông, lâm, thủy sản chiếm tỷ trọngrất cao, lại là lao động có chất lượng thấp nên khi thực hiện chuyển dịch cơ cấutheo hướng công nghiệp hóa sẽ có thể tạo ra tình trạng dư thừa lao động khu vựcnông nghiệp trong khi vẫn thiếu lao động khu vực phi nông nghiệp và nhiều hệquả tiêu cực trong việc giải quyết việc làm, các vấn đề xãhội

- Đặc điểm kinh tế - xã hội:

Sản xuất nông lâm nghiệp, thủy sản

Theo Niên giám Thống kê huyện cao Lộc năm 2017 của Chi cục Thống

kê huyện Cao Lộc, giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản năm 2017theo giá so sánh 2010 ước đạt 623.011,1 triệu đồng và bằng 100,96% so với cùng

kỳ năm trước Diện tích rừng trồng được chăm sóc 131 ha, bằng 132,32% so vớicùng kỳ; diện tích rừng được giao khoán bảo vệ 227,72 ha, bằng 45,54% so vớicùng kỳ; diện tích nuôi trồng thủy sản trên địa bàn 86,2 ha bằng 101,2% so vớicùngkỳ

Ngành công nghiệp, dịch vụ

Cũng theo Chi cục Thống kê huyện Cao Lộc, số cơ sở, lao động ssanr xuấtngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn trên 15 doanh nghiệp hoạtđộng công nghiệp, 634 cơ sở cá thể sản xuất công nghiệp với

1.023 lao động Số cơ sở sản xuất kinh doanh bán buôn bán lẻ, dịch vụ cá thểtrên địa bàn 2.929 cơ sở với 4.230 lao động

Nhìn chung huyện Cao Lộc có tiềm năng phát triển kinh tế vườn rừng,phát triển công nghiệp và kinh tế du lịch

Trang 34

* Thực trạng bình đẳng giới và các hoạt động thúc đẩy bình đẳng giới ở huyện Cao Lộc

Theo báo cáo 10 năm thực hiện Luật bình đẳng giới giai đoạn 2007- 2017của huyện Cao Lộc, việc triển khai thực hiện Luật bình đẳng giới tại huyện đượcthực hiện lồng ghép với các văn bản Nghị quyết của HĐND huyện về mục tiêu,nhiệm vụ và kế hoạch phát triển KT-XH trên địa bàn huyện gắn với bình đẳnggiới vì sự tiến bộ của phụ nữ, các Quyết định quy hoạch nguồn cán bộ lãnh đạoquản lý trên địa bàn huyện được quy hoạch với quy định về tỷ lệ nữ tham gia vàocấp Ủy Đảng, HĐND các cấp, lãnh đạo quản lý các cơ quan, đơn vị, UBND các

xã, thị trấn trên địa bànhuyện

Cấp Ủy Đảng và Chính quyền huyện Cao Lộc đã quan tâm chỉđạocác hoạtđộng vì sự tiến bộ của phụ nữ và các chương trình mục tiêu Quốc gia về bìnhdẳng giới giai đoạn 2011-2015 và 2016-2020 Huyện đã ban hành Quyết địnhthành lập Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ, ban hành quy chế hoạt động và kế hoạchchương trình hành động cụ thể của Ban Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ huyện đãphối hợp với các cơ quan, ban ngành, các tổ chức chính trị - xã hội như Ủy banMTTQ huyện, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội Nông dân thực hiện tuyêntruyền Nghị quyết của Đảng, chính sách phápluậtcủa Nhà nước như Luật Hônnhân gia đình, Luật Bình đẳng giới, Luật Phòng chống mua bán người, LuậtPhòng chống bạo lực gia đình và Nghị quyết số11-NQ/TW ngày 27/4/2007 vềcông tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Côngtác tuyên truyền đã từng bước làm hạn chế và giảm dần tư tưởng trọng namkhinh nữ, tỷ lệ nữ tham gia trong cácban,ngành, đoàn thể đã tăng đángkể

Sau 10 năm triển khai thực hiện Luật Bình đẳng giới trên địa bàn huyện,

đã có nhiều thay đổi trong nhận thứcchỉđạo cũng như các hoạt động cụ thể thúcđẩy bình đẳng giới trong đồng bào các DTTS Theo kết quả đánh giá 10 thựchiện Luật Bình đẳng giới, đã có 14,3% cán bộ nữ tham gia cấpủ y

Trang 35

Đảng cấp xã trong giai đoạn 2007- 2015; 18,6% trong giai đoạn 2016- 2020 Ởcấp ủy Đảng cấp huyện trong giai đoạn 2007- 2015 tỷ lệ nữ chiếm 20,68%; giaiđoạn 2016- 2021, tỷ lệ nữ chiếm 20,68% Tỷ lệ nữ tham gia lãnh đạo ở các cơquan đoàn thể cấp huyện khá cao, 3/8 vị trí lãnh đạo đứng đầu các cơ quanUBND, HĐND cấp huyện là nữ; tỷ lệ nữ trong cán bộ công chức cấp huyện là41/96 người, chiếm 42,7%; tỷ lệ nữ trong cán bộ công chức cấp xã là 164/477người, chiếm 34,38% Từ các số liệu thống kê trên cho thấy tỷ lệ nữ tham giavào các vị trí lãnh đạo các cơ quan của Đảng, chính quyềnvàđoàn thể các cấp củahuyện Cao Lộc ngày một tăng, nữ giới đã được chú trọng và giảm dần khoảngcách giữa nam và nữ trong lĩnh vực chínhtrị.

Trong lĩnh vực kinh tế, lao động, bình đẳng giới thể hiện ở việc tăngcường tiếp cận của phụ nữ nghèo, phụ nữ DTTS đối với việc tiếp cận các nguồnlực kinh tế, thị trường lao động, việc làm, đào tạo nghề… Theo số liệu báo cáocủa huyện Cao Lộc, hàng năm số người được đào tạo việc làm mới cho cả nam

và nữ đều tăng Giai đoạn 2011-2015 đào tạo được 5.992 lao động, trong đó3.052 là lao động nữ đạt 50,9%; Năm 2016 đào tạo việc làm mới là 1.580 người,trong đó 850 là lao động nữ chiếm tỷ lệ53,8%

Bình đẳng giới trong lĩnh vực gia đình: Theo báo cáo kết quả 10 năm triểnkhai thực hiện Luật bình đẳng giới cho thấy công tác phòng chống bạo lực giađình trên địa bàn huyện đã thực hiện tốt, hàng năm đều giảm số vụ bạo lực giađình Nếu năm 2013 có tới 68 vụ bạo lực gia đình, thì năm 2015 chỉ còn 22 vụ vànăm 2016 còn 15 vụ Tuy nhiên vấn đề định kiến về giới vẫn còn tồn tại ở giađình DTTS do ảnh hưởng của tập tục, của tư tưởng trọng nam khinhnữ

Thực hiện chỉ đạo của Tỉnh ủy và huyện ủy về công tác chỉ đạo điều hành

vì sự tiến bộ của phụ nữ và thực hiện công tác bình đẳng giới trên địa bàn huyện,các cấp ủy đảng của huyện và các xã, thị trấn trực thuộc huyệnCaoLộcđãquántriệt,banhànhcácvănbảnchỉđạovàhướngdẫnthựchiện

Trang 36

Theo đó, huyện Cao Lộc đã xây dựng các chỉ số đánh giá bình đẳng giới theocác chỉ số đánh giá quốc gia lồng ghép trong xây dựng nông thônmới,xâydựng đời sống mới ở khu dân cư Đến năm 2018, huyện Cao Lộchoàn thành cơ bản những văn bản kế hoạch triển khai đầy đủ các công tácbình đẳng giới và phụ nữ trên địa bàn huyện Ban chỉ đạo cũng triển khaitương đối kịp thời các chỉ thị công tác tuyên truyền quán triệt Theo đánh giá

của Lãnh đạo UBND huyện Cao Lộc: “Trong giai đoạn từ năm 2014 đến năm

2018, huyệncũng đã mở 14 lớp tập huấn với hơn 1000 cán bộ, hội viên là đồng bào các dân tộc Hơn 12 lớp tập huấn nâng cao về giới cũng như lồng ghép kiến thức cơ bản về HIV-AIDs, chỉ đạo các cơ quan lực lượng vũ trang tuyên truyền đến các đồng bào DTTS ở biên giới, báo cáo ở Cao Lộc là có 6

xã, thị trấn biên giới, trong đó là có thị trấn Đồng Đăng và 6 xã biên giới thì cảnh sát, lực lượng vũ trang thì đóng sát tại các xã biên giới, lực lượng nòng cốt tuyên truyền ở biên giới, trong đó có bình đẳng giới Các lực lượng chức năng đã lập được hơn 16 lớp tuyên truyền khoảng 1400 lượt cánbộ,hội viên phụ nữ các xã tham gia Trong công tác vận động phụ nữ tham gia các cấp chính trị, báo cáo là trong những năm qua thì đội ngũ quản lý lãnh đạo các cấp thì đã từng bước được trẻ hóa trong đó cán bộ tham gia cấpủy,hội đồng nhân dân các cơ quan hành chính, chính quyền được tăng so với khi trước”

(TLN lãnh đạo cấphuyện)

Đối với lĩnh vực bình đẳng giới trong gia đình, là một địa bàn biên giới, có

sự tác động mạnh mẽ của kinh tế biên mậu và các hoạt động kinh tế xuyên quốcgia, huyện Cao Lộc đã có những thay đổi rõ nét trong các hoạt động kinh tế củaphụ nữ trong gia đình và cộngđồng

Ở lĩnh vực phát triển kinh tế, hoạt động lao động và việc làm, vị trí củaphụ nữ các DTTS trong giai đoạn công nghiệp hóa đất nước đã được chú trọng.Huyện đã có những quan tâm chỉ đạo định hướng lao động cho phụ nữ tham giacác hoạt động kinh tế Kết quả là, hiện nay trên địa bàn huyện có

Trang 37

trên 203 doanh nghiệp hoạt động thì có 47 doanh nghiệp phụ nữ làm chủ về cáchoạt động kinh tế Tổng số người lao động được đào tạo nghề làm việc trong cácđơn vị doanh nghiệp hiện nay trên 6.829 người, thì trong đó lao động nữ chiếmtrên61%.

Trong công tác xóa đói giảm nghèo các hộ gia đình DTTS có sự đóng góptích cực của các hội viên Hội phụ nữ Từ các phong trào của Hội, số hộ nghèocủa huyện năm 2017 chỉ có hơn 3.481 hộ trong đó số hộ có phụ nữ làm chủ là

657 hộ, đến năm 2018 thì sốhộnghèo của huyện còn 2.887 hộ Tỷ lệ hộ nghèogiảm tương đối trên3,5%

Nhìn chung, các chỉ tiêu về bình đẳng giới nói chung đối với DTTS ởhuyện Cao Lộc đã đạt được những thành tích đáng kể từ năm 2011 đến nay Dođịa phương là huyện miền núi, biên giới, địa bàn có nhiều DTTS cư trú với tìnhtrạng hộ nghèo khá cao, KT-XH hội đặc biệt khó khăn Sau 10 năm thực hiệnchính sách bình đẳng giới, các hoạt động KT-XH của huyện đã hướng tới sự đảmbảo bình đẳng giới trong phát triển Chiến lược quốc gia về sự tiến bộ của phụ nữ

ở địa phương đã đạt được hiệu quả khi vai trò của người phụ nữ dần dần đượctăng lên Phụ nữ DTTS được tham gia nhiều hơn vào các hoạt động KT-XH Tỷ

lệ phụ nữ tham gia các cấp chính quyền và tổ chức chính trị nhiều hơn, đặc biệt

là, tỷ lệ phụ nữ có trình độ học vấn, học vị cao ngày càngtăng

Triển khai các kế hoạch thúc đẩy bình đẳng giới trong gia đình và cộngđồng DTTS ở huyện Cao Lộc, Hội Liên hiệp phụ nữ huyện đã phối hợp với cácban ngành, đoàn thể triển khai kế hoạch nhiều hoạt động của năm 2019 với chủ

đề năm “An toàn cho phụ nữ và trẻ em” Hội Liên hiệp phụ nữ huyện đã tổ chức

ra mắtmôhình câu lạc bộ “An toàn cho phụ nữ và trẻ em”tạicácchi hộiphụnữ

nàyđãđượclựachọnlàmôhìnhđiểmcủatoàn tỉnhvớisựthamgia của25thànhviên,chủyếutừlựclượngcủaHộiphụnữởcáctổdânphốcủathịtrấnCaoLộc

Trang 38

Tại xã Gia Cát, cũng trong năm 2019, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh đã tổchức các buổi tuyên truyền về an toàn giao thông, An toàn cho phụ nữ và trẻ em

mở rộng với các nội dung phòng chống buôn bán phụ nữ, trẻ em, an toàn khitham gia giao thông với 30 thành viên tham gia

Các hoạt động tổ chức truyền thông, hướng dẫn cách chăm sóc và bảo vệtrẻ em cũng được huyện hội phụ nữ Cao Lộc tổ chức tại xã Gia Cát và thị trấnCao Lộc Trong năm 2018, Hội liên hiệp phụ nữ huyện đã tổ chức trình diễn vàtruyền thông 16 lượt ở các xã, thị trấn của huyện với nhiều hoạt động phong phú,thu hút sự tham gia của đông đảo phụ nữ DTTS trong huyện Đặc biệt là có tổchức câu lạc bộ Nhóm cha mẹ chăm sóc trẻ thơ từ 0 đến 8 tuổi với trên 50 thànhviên đã tích cực tham gia các hoạt động củaHội

Qua kết quả báo cáo sau 10 năm triển khai thực hiện Luật Bình đẳng giớicủa huyện Cao Lộc cho thấy, bình đẳng giới trong lĩnh vực gia đình chủ yếu chútrọng tới vấn đề tư vấn, can thiệp, làm giảm bạo lực gia đìnhmàchưa chú trọngtới vấn đề làm thay đổi nhận thức của đồng bào DTTS trong việc xóa bỏ các thóiquen, thủ tục lạc hậu; trong việc phân công lao động trong gia đình, cùng nhaugiáo dục con cái, cùng nhaulàmkinh tế xây dựng gia đình ấm no hạnhphúc

Những thảo luận với cán bộ các ban, ngành huyện Cao Lộc như lãnh đạoVăn phòng UBND huyện, phòng Giáo dục và Đào tạo, Hội Phụ nữ, phòng Laođộng, Thương binh và Xã hội, phòng Dân tộc, Trung tâm y tế,… đã cho thấyphần nào những nỗ lực, cố gắng của huyện Cao Lộc trong các hoạt động thúcđẩy bình đẳng giới trên địa bànhuyện

Trang 39

Hộp 1: Các hoạt động thúc đẩy bình đẳng giới

Từ năm 2014-2018 huyện đãmởhơn 12 lớp tập huấn nâng cao về giới, phốihợp với lực lượng vũ trang đóng trên địa bàn tổ chức hơn 16 lớp tuyêntruyền thu hút khoảng 1400 lượt cán bộ viên phụ nữ các xã thamgia

Tỷ lệ nữ tham gia các buổi tập huấn cũng có nhưng ít hơn so với namgiới, do nam giới là chủ gia đình nên nam giới chiếm đa số trong lớp tậphuấn

Tập huấn với đồng bào DTTS bằng tiếng phổ thông họ vẫn hiểunhưng cái chính là cách ta tuyên truyền để thu hút đồng bào tham gia

Khó khăn khi cử cán bộ nữ đi tham gia đào tạo dài ngày, họ thiếu sự

hỗ trợ từ gia đình vì quan niệm phụ nữ cần nữ công gia chánh, chăm chồngchăm con, coi là làm việc nhà chứ không ra ngoài làm việc công tác xãhội

Người chủ gia đình và quyền sở hữu ghi trong sổđỏ

Trong gia đình các DTTS, tình trạng bình đẳng giới có sự khác biệt rõ nétgiữa các dân tộc Cụ thể là, đối với dân tộc Dao và Nùng, vị thế và vai trò củangười đàn ông vẫn được coi là trụ cột và đóng vai trò quan trọng của gia đình.Đối với dân tộc Tày thì phụ nữ đã có quyền bình đẳng hơn, cả về vị thế cũng nhưthực tế các hoạt động quản lý trong giađình

Trang 40

Bảng 2.1: Tỷ lệ người chủ thực tế trong hộ gia đình chia theo dân tộc ***

Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài cấp quốc gia, mã số: CTDT.21.17/16-20

Về quyền sở hữu nhà ở và đất ở, theo quan niệm của các dân tộc thiểu số,người chồng vẫn có vị trí quan trọng trong quyền sở hữu nhà ở và đất ở Trênthực tế, quyền sở hữu nhà ở, đất ở vẫn thuộc về người chồng hoặc nam giới tronggia đình và không có khác biệt giữa các dân tộc Tày, Dao hay Nùng trên địa bànkhảosát

Ngày đăng: 03/07/2020, 15:09

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Trần Thị Vân Anh, Lê Ngọc Hùng (1996) Phụ nữ, giới và phát triển, Nxb Phụ nữ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phụ nữ, giới và phát triển
Nhà XB: NxbPhụ nữ
2. Đỗ Thị Bình, Trần Thị Vân Anh (2003) Giới và công tác giảm nghèo, Nxb KHXH, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giới và công tác giảm nghèo
Nhà XB: NxbKHXH
3. Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (2017) Công tác xã hội với các dân tộc thiểu số, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công tác xã hội với các dântộc thiểu số
4. Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (2019) Báo cáo Tổng kết 10 năm thi hành Luật Bình đẳng giới, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo Tổng kết 10 nămthi hành Luật Bình đẳng giới
5. Đảng đoàn Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam (2019) Báo cáo tổng hợp kết quả đánh giá việc thực hiện Nghị quyết 24 - góc độ thúc đẩy bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ DTTS, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tổng hợp kếtquả đánh giá việc thực hiện Nghị quyết 24 - góc độ thúc đẩy bình đẳnggiới và trao quyền cho phụ nữ DTTS
7. Đặng Thị Hoa (2001) “Vị thế của phụ nữ Hmông trong gia đình và xã hội”, Tạp chí Khoa học về phụ nữ, số 2 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vị thế của phụ nữ Hmông trong gia đình và xãhội”
8. Đặng Thị Hoa (2012) “Vai trò của hương ước trong quản lý xã hội hiện nay ở vùng dân tộc thiểu số (Nghiên cứu trường hợp tỉnh Sơn La)”, Tạp chí Dân tộc học, Số 6 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vai trò của hương ước trong quản lý xã hội hiệnnay ở vùng dân tộc thiểu số (Nghiên cứu trường hợp tỉnh Sơn La)”
9. Đặng Thị Hoa (2013) “Sử dụng vốn tín dụng trong nỗ lực giảm nghèo của hộ gia đình và phụ nữ dân tộc thiểu số tỉnh Lạng Sơn”, Tạp chí Nghiên cứu Gia đình và Giới, Số 5 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sử dụng vốn tín dụng trong nỗ lực giảm nghèo củahộ gia đình và phụ nữ dân tộc thiểu số tỉnh Lạng Sơn”
10. ILSSA (2011) Kết quả nghiên cứu “Nhu cầu học nghề, hỗ trợ việc làm và đề xuất giải pháp phát triển hệ thống cơ sở dạy nghề thuộc Hội phụ nữ, phục vụ triển khai Đề án 295” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả nghiên cứu “Nhu cầu học nghề, hỗ trợ việc làmvà đề xuất giải pháp phát triển hệ thống cơ sở dạy nghề thuộc Hội phụnữ, phục vụ triển khai Đề án 295
11. Nguyễn Thị Nguyệt (2006) Bất bình đẳng giới về thu nhập của người lao động Việt Nam và một số gợi ý giải pháp chính sách, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bất bình đẳng giới về thu nhập của người laođộng Việt Nam và một số gợi ý giải pháp chính sách
12. Bùi Thị Xuân Mai (2012) Nhập môn Công tác xã hội, Nxb LĐXH, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhập môn Công tác xã hội
Nhà XB: Nxb LĐXH
13. Nguyễn Hữu Minh (chủ biên) (2015) Các chiều cạnh giới của sự tách biệt xã hội: Hướng tới những chính sách toàn diện hơn đối với phụ nữ, Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các chiều cạnh giới của sự táchbiệt xã hội: Hướng tới những chính sách toàn diện hơn đối với phụ nữ
14. Nguyễn Hữu Minh, Trần Thị Vân Anh, Phạm Thu Hiền (2013) “Một số vấn đề cơ bản về giới ở Việt Nam trong giai đoạn phát triển 2011-2020”, Tạp chí Môi trường và Phát triển bền vững, số 6 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một sốvấn đề cơ bản về giới ở Việt Nam trong giai đoạn phát triển 2011-2020”
16. Lê Thi (2004) Gia đình, phụ nữ Việt Nam với dân số, văn hoá và sự phát triển bền vững, Nxb KHXH, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Gia đình, phụ nữ Việt Nam với dân số, văn hoá và sự pháttriển bền vữn
Nhà XB: Nxb KHXH
17. Đặng Thị Ánh Tuyết (2005) Thực hiện hình đẳng giới ở các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta hiện nay, Luận văn thạc sĩ Xã hội học, Học viện CTQG HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực hiện hình đẳng giới ở các tỉnh miềnnúi phía Bắc nước ta hiện nay
18. Nguyễn Cao Thịnh và cộng sự (2015) Báo cáo đề xuất kế hoạch hành động thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ ở vùng dân tộc thiểu số ở Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo đề xuất kế hoạch hànhđộng thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ ở vùng dân tộc thiểusố ở Việt Nam
19. Tổng cục Thống kê (2010) “Giữ yên lặng là chết” - Kết quả của cuộc Nghiên cứu quốc gia về bạo lực gia đình với phụ nữ tại Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giữ yên lặng là chết” - Kết quả của cuộcNghiên cứu quốc gia về bạo lực gia đình với phụ nữ tại Việt Nam
20. Tổng cục Thống kê (2014) Điều tra đánh giá các mục tiêu trẻ em và phụ nữ (MICS), Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều tra đánh giá các mục tiêu trẻ em và phụnữ (MICS)
21. Ủy ban Dân tộc (2016) Kết quả điều tra thực trạng kinh tế - xã hội 53 DTTS năm 2015, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả điều tra thực trạng kinh tế - xã hội 53DTTS năm 2015
Nhà XB: Nxb Văn hóa Dân tộc
22. Ủy ban Dân tộc, UNDP, Viện nghiên cứu phát triển Mekong (2016) Báo cáo DTTS với Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ: Ai đến trước ai về sau?Kết quả phân tích từ số liệu Điều tra về thực trạng kinh tế xã hội của 53 DTTS năm 2015, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báocáo DTTS với Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ: Ai đến trước ai về sau?"Kết quả phân tích từ số liệu Điều tra về thực trạng kinh tế xã hội của 53DTTS năm 2015

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w