1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống cây vù hương (cinnamomum balansae lecomte) tại trung tâm khoa học lâm nghiệp vùng trung tâm bắc bộ, huyện đoan hùng, tỉnh phú thọ

88 5 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 88
Dung lượng 11,92 MB

Nội dung

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

BÙI THỌ TIẾN

NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG CÂY VÙ HƯƠNG

(Cinnamomum balansae Lecomte) TẠI TRUNG TÂM KHOA HỌC

LÂM NGHIỆP VÙNG TRUNG TÂM BẮC BỘ,HUYỆN ĐOAN HÙNG, TỈNH PHÚ THỌ

Ngành: Lâm họcMã số: 8 62 02 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học: TS Hoàng Văn Thắng

THÁI NGUYÊN - 2020

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu,kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bấtkỳ công trình nào khác.

Nếu nội dung nghiên cứu của tôi trùng lặp vời bất kỳ công trình nghiêncứu nào đã công bố, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và tuân thủ kết luậnđánh giá luận văn của hội đồng khoa học.

Thái Nguyên, ngày 20 tháng 12 năm 2020

Học viên

Bùi Thọ Tiến

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Luận văn "Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống cây Vù hương(Cinnamomum balansae Lecomte) tại Trung tâm Khoa học Lâmnghiệp vùng Trung tâm Bắc Bộ, huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ" được

hoàn thành theo chương trình đào tạo Thạc sỹ, khóa 2018 - 2020 tại trườngĐại học Nông lâm Thái Nguyên.

Trong quá trình học tập và thực hiện luận văn, tác giả đã nhận được sựquan tâm, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi của Ban giám hiệu, cácphòng ban, khoa Nông lâm Trường Cao đẳng công nghệ và Nông lâm ĐôngBắc; Lãnh đạo, cán bộ công chức viên chức và ThS Nguyễn Viễn, Trung tâmKhoa học Lâm nghiệp vùng Trung tâm Bắc Bộ, đã tạo điều kiện cho tác giảđược tham gia cùng nghiên cứu và sử dụng số liệu đề tài quỹ gen cấp Nhà

nước “Khai thác và phát triển nguồn gen cây Vù hương” để làm luận văn.

Nhân dịp này, tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc trước sự quan tâmvà giúp đỡ quý báu đó.

Đặc biệt, tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS HoàngVăn Thắng, Viện nghiên cứu lâm sinh, thuộc Viện Khoa học Lâm nghiệp ViệtNam đã hướng dẫn nhiệt tình, truyền đạt kinh nghiệm quý báu, những ý tưởngtrong nghiên cứu khoa học và giúp tác giả hoàn thành luận văn.

Mặc dù đã hết sức cố gắng và nỗ lực, nhưng kinh nghiệm nghiên cứuchưa nhiều, đặc biệt là hạn chế về mặt thời gian trong quá trình nghiên cứunên luận văn chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định Tác giảrất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo và bạn bè đồng nghiệp đểcho luận văn được hoàn chỉnh hơn.

Xin chân thành cảm ơn!

Tác giảBùi Thọ Tiến

Trang 4

2 Mục tiêu của đề tài 2

3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

2Chương 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3

1.1 Tổng quan về tình hình nghiên cứu về cây Vù hương trên thế giới vàở Việt Nam 3

1.1.1 Trên thế giới 3

1.1.2 Ở Việt Nam 6

1.2 Thảo luận và xác định vấn đề nghiên cứu về nhân giống cây Vù hương

101.3 Tổng quan khu vực nghiên cứu 11

1.3.1 Điều kiện tự nhiên của huyện Đoàn Hùng, tỉnh Phú Thọ

111.3.2 Đặc điểm điều kiện kinh tế xã hội 14

1.3.3 Đánh giá về những thuận lợi và khó khăn 19

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

212.1 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 21

2.1.1 Đối tượng: 21

2.1.2.Phạm vi nghiên cứu 21

2.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 21

2.3 Nội dung nghiên cứu 21

2.3.1 Nghiên cứu một số đặc điểm sinh lý hạt Vù hương 21

Trang 5

2.3.2 Nghiên cứu kỹ thuật bảo quản và xử lý hạt giống 21

2.3.3 Nghiên cứu kỹ thuật tạo cây giống Vù hương 21

2.3.4 Đề xuất biện pháp kỹ thuật tạo cây giống Vù hương 22

2.4 Phương pháp nghiên cứu 22

2.4.1 Nghiên cứu một số đặc điểm sinh lý hạt Vù hương 22

2.4.2 Phương pháp nghiên cứu kỹ thuật bảo quản và xử lý hạt giống 22

2.4.3 Phương pháp nghiên cứu kỹ thuật tạo cây giống Vù hương 24

2.5 Phương pháp xử lý số liệu 27

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 28

3.1 Đặc điểm sinh lý hạt giống Vù hương 28

3.1.1 Kết quả nghiên cứu độ thuần hạt Vù hương 28

3.1.2 Khối lượng 1000 hạt giống Vù hương 30

3.2 Nghiên cứu kỹ thuật bảo quản hạt giống 31

3.2.1 Ảnh hưởng của kỹ thuật bảo quản hạt giống đến tỷ lệ nảy mầm củahạt giống cây Vù hương 31

3.2.2 Ảnh hưởng của xử lý hạt đến tỷ lệ nảy mầm của hạt giống cây Vù hương 34

3.3 Nghiên cứu kỹ thuật tạo cây giống Vù hương 37

3.3.1 Ảnh hưởng của thành phần ruột bầu tới sinh trưởng của cây conVù hương trong giai đoạn vườn ươm 37

3.3.2 Ảnh hưởng của loại cây giống đến sinh trưởng của cây con Vù hương trong vườn ươm giai đoạn 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng tuổi 44

3.4 Đề xuất biện pháp kỹ thuật tạo cây giống Vù hương 58

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 60

TÀI LIỆU THAM KHẢO 63

PHỤ LỤC 66

Trang 7

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Công thức thí nghiệm xử lý hạt giống Vù hương 23Bảng 3.1 Kết quả nghiên cứu độ thuần hạt, khối lượng hạt Vù hương 28Bảng 3.2 Tỷ lệ nảy mầm của hạt Vù hương theo các thí nghiệm bảo

quản hạt 32Bảng 3.3 Tỷ lệ nảy mầm của hạt giống Vù hương trong các CTTN xử

lý hạt 34Bảng 3.4 Sinh trưởng về Doo và Hvn của cây con Vù hương ở vườn

ươm giai đoạn 3 tháng tuổi trong TN thành phần ruột bầu 37Bảng 3.5 Sinh trưởng về Doo và Hvn của cây con Vù hương ở vườn

ươm giai đoạn 6 tháng tuổi trong TN thành phần ruột bầu 40Bảng 3.6 Sinh trưởng về Doo và Hvn của cây con Vù hương ở vườn

ươm giai đoạn 9 tháng tuổi trong TN thành phần ruột bầu 42Bảng 3.7 Sinh trưởng cây hạt Vù hương giai đoạn 3 tháng, 6 tháng, 9

tháng tuổi 45Bảng 3.8 Sinh trưởng cây hom Vù hương giai đoạn 3 tháng, 6 tháng

và 9 tháng tuổi 47Bảng 3.9 Sinh trưởng trung bình về Doo và Hvn của các loại cây con

Vù hương giai đoạn 3 tháng tuổi 50Bảng 3.10 Sinh trưởng trung bình về Doo và Hvn của các loại cây con

Vù hương giai đoạn 6 tháng tuổi 53Bảng 3.11 Sinh trưởng trung bình về Doo và Hvn của các loại cây con

Vù hương giai đoạn 9 tháng tuổi 56

Trang 8

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 3.1 Biểu đồ biểu diễn độ thuần hạt Vù hương của 6 cây trội 29Hình 3.2 Hình thái hạt Vù hương 29Hình 3.3 Khối lượng hạt Vù hương 31Hình 3.4 Biểu đồ tỷ lệ nảy mầm dưới sự ảnh hưởng của các phương

pháp bảo quản khác nhau 32Hình 3.5 Hạt Vù hương nẩy mầm ở CT2 Bảo quản thường 15 ngày 33Hình 3.6 Biểu đồ tỷ lệ nảy mầm của hạt giống Vù Hương dưới sự

ảnh hưởng của các phương pháp xử lý và thời gian ngâmkhác nhau 35Hình 3.7 Gieo hạt nẩy mầm ở CT nhiệt độ 300 với thời gian ngâm

hạt 6 giờ 36Hình 3.8 Gieo hạt nẩy mầm ở CT nhiệt độ 300 thời gian ngâm hạt 4 giờ 36

Hình 3.9 Biểu đồ Sinh trưởng trung bình về Doo và Hvn của cây conVù hương 3 tháng tuổi dưới sự ảnh hưởng bởi hỗn hợp thành phần

ruột bầu khác nhau 38Hình 3.10 Cây hạt giai đoạn 3 tháng tuổi ở CT03 39Hình 3.11 Cây hạt giai đoạn 3 tháng tuổi ở CT 01 39Hình 3.12 Biểu đồ Sinh trưởng trung bình về Doo và Hvn của cây

con Vù hương 6 tháng tuổi dưới sự ảnh hưởng bởi hỗn hợpthành phần ruột bầu khác nhau 40Hình 3.13 Cây hạt 6 tháng tuổi ở CT 02 41Hình 3.14 Cây con 6 tháng tuổi ở CT 03 42Hình 3.15 Biểu đồ Sinh trưởng trung bình về Doo và Hvn của cây con

Vù hương-9 tháng tuổi dưới sự ảnh hưởng bởi hỗn hợp TPruột bầu khác nhau 43Hình 3.16 Cây hạt Vù hương 9 tháng tuổi 44

Trang 9

Hình 3.17 Biểu đồ Sinh trưởng trung bình của cây hạt về Doo, Hvn

giai đoạn 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng tuổi 45

Hình 3.18 Sinh trưởng của cây hạt Vù hương giai đoạn 3 tháng, 6tháng và 9 tháng 46

Hình 3.19 Biểu đồ Sinh trưởng trung bình của cây hom Doo, Hvngiai đoạn 3 tháng, 6 tháng và 9 tháng tuổi 48

Hình 3.20 Cây hom Vù hương giai đoạn3 tháng, 6 tháng, 9 tháng 49

Hình 3.21 Biểu đồ Sinh trưởng trung bình về Doo của cây con Vù hương giai đoạn 3 tháng tuổi 50

Hình 3.22 Biểu đồ Sinh trưởng trung bình về Hvn của cây con Vù hương giai đoạn 3 tháng tuổi 50

Hình 3.23 Cây hạt và cây hom 3 tháng tuổi 52

Hình 3.24 Cây hạt Vù hương TQ03 (3 tháng tuổi) 52

Hình 3.25 Cây hạt Vù hương PT35 (3 tháng tuổi) 52

Hình 3.26 Cây hom Vù hương TQ03 (3 tháng tuổi) 53

Hình 3.27 Cây hom Vù hương PT35 (3 tháng tuổi) 53

Hình 3.28 Biểu đồ Sinh trưởng trung bình về Doo của cây con Vù hương giai đoạn 6 tháng tuổi 54

Hình 3.29 Biểu đồ Sinh trưởng trung bình về Hvn của cây con Vù hương giai đoạn 6 tháng tuổi 54

Hình 3.30 Cây hạt và cay hom ở giai đoạn 6 tháng tuổi 55

Hình 3.31 Cây hạt Vù hương 6 tháng tuổi 55

Hình 3.32: Cây hom Vù hương 6 tháng tuổi 55

Hình 3.33 Biểu đồ Sinh trưởng trung bình về Doo của cây con Vù hương giai đoạn 9 tháng tuổi 56

Hình 3.33 Biểu đồ Sinh trưởng trung bình về Hvn của cây con Vù hương giai đoạn 9 tháng tuổi 56

Hình 3.34: Cây hạt và cây hom Vù hương của các xuất xứ giai đoạn 9 tháng 57

Trang 10

Hình 3.35: Cây hạt Vù hương 9 tháng tuổi 57Hình 3.36: Cây hom Vù hương 9 tháng tuổi 57

Trang 11

1 Đặt vấn đề

MỞ ĐẦU

Việt Nam được xếp hạng thứ 16 trên thế giới về sự đa dạng tài nguyên

sinh vật Trong “Thực vật chí đại cương Đông Dương” và các tập bổ sung

tiếp theo đã mô tả và ghi nhận có khoảng trên 240 họ với khoảng trên 7.000loài thực vật bậc cao có mạch Những năm gần đây, nhiều nhà thực vật đã dựđoán con số đó có thể lên tới 15.000 loài Hiện nay đã thống kê được khoảng13.000 loài thực vật bậc cao có mạch, trong đó có khoảng 660 loài thực vật cótinh dầu (chiếm khoảng 6,3% tổng số loài đã biết) là những cây cho tinh dầu.Các loài thực vật chứa tinh dầu đã biết thuộc về 357 chi (chiếm khoảng 15,8%tổng số chi) và 114 họ thực vật có mạch (chiếm khoảng 37,8% số họ) trongHệ thực vật Việt Nam Các họ giàu chi và loài chứa tinh dầu là: Cúc(Asteraceae), Gừng (Zingiberaceae), Cam (Rutaceae), Bạc hà (Lamiaceae),Long não (Lauraceae), Hoa tán (Apiaceae), Sim (Myrtaceae)….

Vù hương năm trong các loài thực vật chứa tinh dầu, được xếp vào loạihiếm (R) (sách Đỏ Việt Nam, 1996) Vù hương (Cinnamomum balansaeH.lec) phân bố ở nhiều tỉnh thành trong cả nước như: Hà Nội, Ninh Bình,Thanh Hoá, Phú Thọ, Yên Bái, Tuyên Quang Ngày 30 tháng 3 năm 2006,Chính phủ lại tiếp tục ban hành Nghị định 32/2006NĐ-CP về quản lý thực vật2 rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm Nghị định 32 đã quy định nhómIA gồm 15 loài và nhóm loài thực vật, nhóm IIA gồm 37 loài và nhóm loàithực vật cần được bảo vệ, trong đó có cây Vù hương (thứ tự: 27 hay là cây Xáxị) Như vậy, số lượng loài và nhóm loài được quy định trong nghị định quacác thời kỳ tăng lên Điều này cũng cho thấy áp lực càng ngày càng lớn tớicác loài thực vật quý hiếm của Việt Nam.

Cây Vù hương có chiều cao từ 15-20 m, đường kính rộng, thân gỗ lớn.Đây là loài đa tác dụng, giá trị cao, được sử dụng rộng rãi trong ngành y,dược, thân cây có thể dùng để chế tác đồ gỗ, gia dụng, mỹ phẩm Hiện tại, số

Trang 12

lượng cây Vù hương chủ yếu phân bố rải rác một vài cá thể trong tự nhiên vàtrong các vườn rừng Với tình trạng suy giảm nghiêm trọng trong tự nhiên củacây Vù hương nên rất cần được gây trồng nhằm phát triển và bảo tồn loài câygỗ quý trên địa bàn tỉnh Phú Thọ nói chung và huyện Đoan Hùng nói riêng.Mặc dù là loài cây có giá trị cao nhưng đến nay các công trình nghiên cứu vềloài cây này có rất ít, đặc biệt là các nghiên cứu về nhân giống Do vậy, để

góp phần phát triển rừng trồng cây Vù hương thì đề tài luận văn: “Nghiêncứu kỹ thuật nhân giống cây Vù hương (Cinnamomum balansae Lecomte)tại Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp vùng Trung tâm Bắc Bộ, huyện ĐoanHùng, tỉnh Phú Thọ”, được thực hiện là cần thiết, góp phần bổ sung cơ sở

khoa học cho việc xây dựng quy trình kỹ thuật nhân giống cây Vù hương.

2 Mục tiêu của đề tài

- Đề xuất được một số biện pháp kỹ thuật nhân giống cây Vù hương.

3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đềtài

3.1 Ý nghĩa khoahọc

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu về nhân giống cây Vù hương, đề tài đãxây dựng được cơ sở khoa học để đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát triểnloài Vù hương.

3.2 Ý nghĩa thực tiễn của luận văn

Kết quả nghiên cứu là những tư liệu quý, tài liệu tham khảo có giá trịvà là cơ sở khoa học cho việc đề xuất giải pháp bảo tồn loài Vù hương trênđịa bàn tỉnh Phú Thọ nói chung và toàn quốc nói riêng.

Trang 13

Chương 1

TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Vù hương có tên khoa học là Cinnamomum balansae Lecomte thuộc

họ Long não (Lauraceae) Ở Việt Nam, Vù hương được biết đến là một loài

cây gỗ lớn có phân bố rộng và đa tác dụng Gỗ được sử dụng làm đồ mỹnghệ, đóng đồ dùng trong nhà, cây làm bóng mát, chiết xuất tinh dầu, rễ,thân, lá, quả dùng để trị bệnh Dưới đây là một số thông tin, kết quả nghiêncứu về loài này và các vấn đề liên quan trên thế giới và ở Việt Nam.

1.1 Tổng quan về tình hình nghiên cứu về cây Vù hương trên thế giới vàở Việt Nam

1.1.1 Trên thế giới

1.1.1.1 Phân bố, hình thái cây Vù hương

Vù Hương là loài có phân bố rộng ở các nước khu vực Đông Nam Ánhư: Việt Nam, Malaysia, Myanma, Lào, Trung Quốc, Vù hương là cây gỗlớn thường xanh, đường kính có thể đạt từ 0,7 - 1,2 cm, chiều cao đạt tới 50m,cành nhẵn, màu hơi đen khi khô Lá mọc cách, dài, hình trứng, dài 9 - 11cm,rộng 4 -5 cm, thót nhọc về hai đầu, gân bậc hai 4 - 5 đôi, cuống lá dài 2 - 3cm, nhẵn, cụm hoa chùy ở nách lá, dài 4 - 5cm, phủ lông nhắn màu nâu,cuống hoa dài 1 - 4mm, phủ lông bao hoa 6 thùy có lông, bầu hình trứng,nhẵn, vòi ngắn, núm hình đĩa, quả hình cầu, đường kính 8 - 10 mm, đính trênđế hoa hình chén.

1.1.1.2 Nghiên cứu về gieo ươm các loài trong chi Cinnamomum

Chi Cinnamomum gồm có rất nhiều loài có giá trị cao và đã được

nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu, điển hình là loài Quế Nghiên cứu chọngiống Quế có hàm lượng và chất lượng tinh dầu cao đã quan tâm và đượcthực hiện ở một số nước như Ấn Độ, Sri Lanka Đến nay đã có nhiều giốngcho năng suất và chất lượng cao đã được công nhận và thương mại hóa ở hai

Trang 14

nước này (Ravindranet al., 2004) Là một nước có sản lượng Quế lớn, SriLanka từ những năm giữa của thập niên 1970 đã chọn được 8 xuất xứ khácnhau dựa vào đặc điểm về hình thái, độ cay, độ cứng của vỏ và vùng phânbố (Wijesekera et al., 1975) Sau đó, Cục Xuất khẩu nông nghiệp của SriLanka đã lựa chọn được 19 giống khác nhau từ 210 cây trội dự tuyển(Ravindran et al, 2004).

Ấn Độ trong nhiều năm qua đã có nhiều thành công trong công táctuyển chọn và cải thiện các giống Quế Từ bộ sưu tập phong phú các giốngQuế hiện có, Ấn Độ đã chọn tạo ra nhiều giống Quế có năng suất và chấtlượng vượt trội Viện nghiên cứu cây gia vị của Ấn Độ hiện tại đang lưu giữvà bảo tồn khoảng 300 dòng Quế khác nhau và Trung tâm nghiên cứu câythuốc và gia vị của Trường đại học Nông nghiệp Kerela đang bảo tồn ngoại vi263 dòng của các loài Quế khác nhau Đây là một nguồn gen quan trọng chocác chương trình chọn lọc với cường độ cao.

Kết quả lựa chọn Quế C.verum cường độ cao ở Ấn Độ đã chọn đượchai dòng cho năng suất cao (từ 291 cây dự tuyển chọn được 9 dòng, sau khikhảo nghiệm dòng chọn được 2 dòng có năng suất và chất lượng tinh dầucao) Năm 1996, Krishnamoorthy và cộng sự đã chọn tạo được 2 giống dựatrên khả năng gây trồng, sản lượng vỏ, hàm lượng tinh dầu của lá, hàm lượngcinnamaldehyde ở vỏ Các dòng Navashree (SL 63) và Nithyashree (IN 189)đã được công nhận và gây trồng rộng rãi ở Ấn Độ Ngoài ra, trong những năm1999-2001, Ấn Độ chọn được 3 dòng Quế C Cassia cho năng suất tinh dầu vàcinnamaldehyde cao, đó là các dòng C1, D2 và D3.

Ngoài Ấn Độ và Sri Lanka, công tác tuyển chọn các giống Quế chưađược chú trọng, kể cả ở các nước như Trung Quốc và Inđônexia mặc dù diệntích trồng Quế Trung Quốc (C cassia) và Quế Inđonêxia (C burmannii) khálớn.

Ravindran et al., 2004 loài Quế Sri Lanka, Ấn Độ, Inđônexia và ViệtNam đều có thể nhân giống bằng phương pháp hữu tính và vô tính Cácphương

Trang 15

pháp nhân giống hữu tính gồm: gieo hạt trực tiếp, gieo lên luống rồi cấy rabầu Các phương pháp nhân giống vô tính có giâm hom, ghép, nuôi cấy mô.

Ở Nhật Bản có tới 10 triệu ha rừng Long não Chính phủ Nhật Bản đãphải tổ chức trồng cây Long não trên quy mô lớn để chuẩn nguồn nguyên liệucho công nghiệp sản xuất Camphor và tinh dầu Long não Khoảng từ năm1906 - 1913 Chính phủ Nhật Bản đã trồng được rất nhiều cây Long não Tớinăm 1947 toàn nước Nhật có khoảng 12 triệu cây Long não có thể thu được40.000 tấn Camphor và tinh dầu long não Đến năm 1952 toàn nước Nhật cókhoảng 13.750 ha rừng Long não do nhà nước quản lý không kể số rừng củatư nhân mà nhà nước khuyên khích phát triển trồng rừng Long não.

Ở Đài Loan, năm 1900 Chính phủ Đài Loan đã bắt đầu một chươngtrình trồng rừng Long não trên quy mô lớn và có hệ thống và tới năm 1950Đài Loan đã trồng thêm được 44.000 ha rừng Long não.

Ở Malaysia, nhân giống sinh dưỡng các loại cây họ Sao dầu bắt đầu từnăm 1970, hầu hết các nghiên cứu được tiến hành ở Viện nghiên cứu Lâmnghiệp Malaysia Ở trường Đại học Tổng hợp Pertanian, Trung tâm nghiêncứu Lâm nghiệp tại Sepilok đã báo cáo các công trình có giá trị về nhân giốngsinh dưỡng cho cây họ dầu Tuy nhiên, tỷ lệ ra rễ của các cây họ dầu còn chưacao, sau khi thay đổi các phương tiện nhân giống như: Các biện pháp vệ sinhtốt hơn, chế độ che bóng, phun sương mù, kỹ thuật trẻ hóa cây mẹ,… thì tỷ lệra rễ đã cải thiện hơn

Tại Indonesia, các nghiên cứu về giâm hom cây họ dầu được tiến hànhtại trung tâm nghiên cứu cây họ Dầu Wanariset đã áp dụng phương pháp nhângiống Tắm bong bóng, Phương pháp này thu được tỷ lệ ra rễ 90 - 100% so vớicác loài Shorea Leprosul6

Trên thế giới, cây lá kim rất được tập trung vào nghiên cứu Riêng hai

nước Australia và Newzealand sản xuất hàng năm trên 10 triệu cây hom Pinus

radiate, Canada sản xuất hàng năm trên 3 triệu cây hom Vân sam đen (Picea

Trang 16

maiana), Vân sam đen (Picea sitchensis) được các nước trên tạo ra hơn 4

triệu cây hom mỗi năm Năm 1989, Nhật bản sản xuất 31,4 triệu cây hom

Liễu sam (Cryptomeria japonica) Vân sam Na Uy (Picea abies) là loài cây lá

kim cũng thu được những thành công trong việc nhân giống bằng hom với sốlượng lớn phục vụ công tác trồng rừng dòng vô tính, nhất là ở Châu Âu Chỉtính riêng ở một số cơ sở giâm hom chính của 11 nước mà đã sản xuất đượchơn 11 triệu cây hom mỗi năm và qua 10 năm khảo nghiệm ở Mỹ mới đưa

vào sản xuất đại trà Cây thông Noel (P attenuate x P radiate) với đặc tính

tốt của cây trang trí, sinh trưởng nhanh, chịu lạnh, chịu hạn [9].

Họ Re (Long não, Nguyệt quế) có tên khoa học là Lauraceae, là một họcủa ngành thực vật ngành hạt kín (Ngành Ngọc Lan) Họ này chứa khoảng 55chi và trên 2.000 loài (có thể nhiều tới 4.000), phân bổ rộng khắp thế giới, chủyếu trong các khu vực nhiệt đới, đặc biệt là ở khu vực Đông Nam Á và Brasil.Chúng chủ yếu là các loài cây thường xanh thân gỗ hay cây bụi có hươngthơm, nhưng chi Sassafras và một hoặc hai chi khác là các loại cây sớm rụng,còn Cassytha (tơ xanh) là chi có các loài dây leo sống ký sinh, phân bố rộng.Vù Hương (Cinnamomum balansae) là loài cây trong chi Quế (Cinnamomm).Vù Hương là loài cây đặc hữu của Việt Nam nên các tài liệu nghiên cứu trênthế giới hầu như không có hoặc rất ít.

1.1.1.3 Nghiên cứu về gieo ươm Vù hương

Cho đến thời điểm hiện tại thì đề tài chưa tìm được nghiên cứu nào vềkỹ thuật gieo ươm và chăm sóc cây Vù hương trên thế giới.

1.1.2 Ở Việt Nam

1.1.2.1 Nghiên cứu về phân bố, hình thái cây Vù hương

Vù hương là cây gỗ thường xanh, họ Long não (Lauraceae) có phạm viphân bố hẹp đã tìm thấy ở Ba Vì, Cúc phương, Thanh Hóa và Bến En

Đặc điểm hình thái cây Vù hương:

- Thân cây Vù hương là cây gỗ lớn, thường xanh, cao đến 20 - 25m,đường kính thân từ 70 - 90cm, cành nhẵn, màu hơi đen khi khô; vỏ xám nâu

Trang 17

nứt thành mảnh, khía thành rãnh, nứt dọc không sâu Trong thân và vỏ có mùithơm như cây Re hương (mùi Long Não).

- Lá mọc cách, dai, hình trứng, dài 9 - 11 cm, rộng 4 - 5 cm, thót nhọnvề hai đầu; gân bậc hai 4 - 5 đôi; cuống lá dài 2 - 3 cm, nhẵn.

- Cây Vù hương có chu kỳ ra hoa giãn cách, khả năng ra hoa, kết quảkhông đồng đều giữa các năm, có một số cây ra hoa nhưng không kết quả Vùhương ra hoa từ tháng 1 - 2 và 6 - 7, quả chín từ tháng 10 - 12 hàng năm Cụmhoa chuỳ, ở nách lá, dài 4 - 5 cm, phủ lông ngắn màu nâu; cuống hoa dài 1 - 4mm, phủ lông; bao hoa 6 thuỳ, có lông; nhị hữu thụ 9, bao phấn 4 ô; 3 nhịvòng trong cùng mỗi nhị có 2 tuyến; nhị lép 3, hình tam giác, có chân; bầuhình trứng, nhẵn, vòi ngắn, núm hình đĩa.

- Quả non có màu xanh hình cầu, khi quả chín có màu tím đen đính trênống bao hoa hình chén, chiều dài trung bình quả là 1,35cm đường kính0,94cm, đính trên đế hoa hình chén.

- Trong y học: Gỗ và lá có tinh dầu với thành phần chính là long não,hạt chứa dầu béo dùng để chữa các loại bệnh đau dạ dầy, viêm khớp xương,tiêu hóa, cảm, sốt, bệnh sởi, đau nhức

- Gỗ: Không mối mọt, có mùi thơm dùng đóng các đồ nội thất trong nhà.- Rễ cây Vù Hương: Vỏ bên ngoài của rễ cây Vù Hương nứt thànhmảng có màu nâu, bên trong lõi có màu vàng, rễ tập trung nhiều tinh dầu nênmùi thơm hơn thân và cành.

1.1.2.2 Nghiên cứu về kỹ thuật gieo ươm các loài trong chi Cinnamomum vàloài Vù hương

Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường, 2007 Sách đỏ Việt Nam, phầnthực vật Nhà xuất bản Khoa học tự nhiên và Kỹ thuật, Hà Nội 611 trang.

Nguyễn Bá Chất (2002), Re gừng (Cinnamomum obtusifolium A.Chev)

trồng được 9-10 tuổi đã bắt đầu có hoa quả, khi thu hái hạt giống nên lựa chọnthu hái ở những cây đã ra quả được 3 năm trở đi Khi quả Re gừng chín, vỏ có

Trang 18

màu xanh đen, thu hái về ủ 1-2 ngày, làm sạch lớp thịt quả, rải đều hạt thànhmột lớp mỏng 5-10 cm cho róc nước, sau đó ủ vào cát ẩm Khi hạt nảy mầm,đem cấy vào bầu Hạt Re gừng tương đối khó bảo quản, sau khi thu hái nên xửlý và đem gieo ngay vào cát ẩm, 1kg hạt có 3.200-3.500 hạt và có thể tạo đượckhoảng 1.500-2.000 cây con với tỷ lệ nảy mầm đạt 70-85% Hạt ủ từ 5-7 ngàythì nứt nanh, đem cấy vào bầu hoặc đem gieo ra luống Bầu bằng PE, ruột bầulà đất vườn ươm, hoặc lớp đất mặt trong rừng, có thành phần cơ giới nhẹ,trộn

10-15% phân chuồng hoai Bầu xếp theo luống nổi, có chiều rộng 70-80 cm,mỗi bầu chỉ cấy 1 hạt đã nứt nanh Cắm tế guột hoặc làm dàn che có độ chesáng khoảng 40-50%, sau 10-20 ngày cây mầm ra lá thật Khi cây con được 3-4 tháng tuổi điều chỉnh bớt độ che sáng bằng cách giảm bớt tế guột, nâng dànche lên cao hay điều chỉnh dàn che đảm bảo độ che sáng còn khoảng 25%.Chú ý tưới nước phải đủ ẩm và phòng ngừa nấm bệnh cho cây con như cácbệnh do nấm rỉ sắt, nấm thối cổ rễ gây ra Cây con 6-7 tháng tuổi chiều cao đạttừ 30-35 cm, cây con 12 tháng tháng tuổi chiều cao đạt 50-65 cm.

Nguyễn Đức Kiên, Ngô Văn Chính (2013) Nghiên cứu chọn, nhângiống và kỹ thuật gây trồng Giổi xanh và Re gừng Kết quả nghiên cứu chothấy: Hạt Re gừng là rất khó bảo quản Phương pháp bảo quản tốt nhất là cấttrữ hạt tươi (không hút ẩm) ở nhiệt độ -300C cũng chỉ duy trì được khả năngnảy mầm của hạt đến 6 tháng Hạt Giổi xanh có khả năng cất trữ lâu hơn Regừng, nhiệt độ bảo quản thích hợp nhất với Giổi xanh -300C với hạt không hútẩm hoặc rút ẩm đến 25% Trong điều kiện không có tủ lạnh sâu thì vẫn có thểcất trữ hạt trong tủ lạnh thường 50C đến 1 năm Đề tài đã chọn lọc được 214cây trội Giổi xanh và Re gừng trong đó đã thu hái hạt giống được 194 câytrội Hạt giống các cây trội này được sử dụng để xây dựng 12 ha khảo nghiệmxuất xứ và hậu thế.

Một số nghiên cứu về nhân giống Vù hương đã được thực hiện và chokết quả bước đầu Nguyễn Hoàng Nghĩa, Nguyễn Văn Thọ (2005) cho rằng:

Trang 19

Cây Vù hương nhân giống bằng hom khá tốt (ngay cả với cây lớn tuổi - 15tuổi) và có khả năng ra rễ ngay cả khi không có thuốc kích thích, mặc dù tỷ lệra rễ chỉ đạt 40% Thuốc kích thích ra rễ sau khi xử lý đã làm tăng đáng kể tỷlệ ra rễ của hom Vù hương lên đến 1,5 - 2,0 lần; trong đó thuốc IAA nồng độ0,5 - 1,5% cho tỷ lệ ra rễ đạt từ 70 - 80%, ABT1 có nồng độ 1 - 2% đạt 60 -80% (gấp 2 lần so với đối chứng) Chất kích thích đều cho ra bộ rễ tốt hơn sovới đối chứng về số lượng rễ trên hom giâm.

Phùng Văn Phê (2013), Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp bảotồn các loài thực vật bị đe dọa tuyệt chủng tại khu bảo tồn thiên nhiên Hang

Kia - Pà Cò, Hòa Bình, 2013, đã đề cập đến hiện trạng và đề xuất biện pháp

bảo tồn có tính cấp thiết đối với loài Vù hương tại Hòa Bình.

Hà Văn Tiệp (2009) đã chỉ ra: Giâm hom Vù hương vào mùa khô từtháng 9 - 12 cho tỷ lệ ra rễ cao hơn giâm hom mùa mưa từ tháng 5 - 8 hàngnăm Tỷ lệ ra rễ cao nhất vào mùa khô, đối với thuốc IAA nồng độ 1,5% là63,3%, thuốc ABT1 nồng độ 1,5% là 78,9% Đối với mùa mưa tỷ lệ ra rễ caonhất là 54% đối với thuốc IAA nồng độ 1% và 69% đối với thuốc ABT1 nồngđộ 1,5%.

Đỗ Đình Tiến (2012) khi nghiên cứu về bảo tồn nguồn gen loài Vùhương tại Vườn quốc gia Tam đảo đã điều tra được 17 cây Vù hương và đãxây dựng mô hình bảo tồn nguyên vị 15 cây Vù hương.

Nguyễn Văn Tiến (2010), Nghiên cứu đặc điểm sinh thái và kỹ thuật

nhân giống gây trồng cây Re gừng (Cinnamomum obtusifolium A.Chev) tạiPhú Thọ và Lạng Sơn Kết quả nghiên cứu cho thấy: Re gừng trong giai đoạn

vườn ươm và giai đoạn còn non có đặc tính ưa sáng nhẹ, trong 4 tháng đầucây thích nghi với mức độ che sáng 50%, sau 4 tháng trở đi cây thích nghinhất với mức độ che sáng 25% Về chế độ chăm sóc tưới phân cho Re gừng,trong 2 tháng đầu chỉ cần cung cấp đầy đủ nước cho cây con, đến tháng thứ 4trở đi nên tưới bổ sung NPK sẽ đảm bảo được tỷ lệ sống của cây, đồng thời

Trang 20

giúp cho cây sinh trưởng tốt như mong đợi Đối với nhân giống Re gừng bằngphương pháp ghép nêm, kích thước đường kính gốc ghép từ 0,81 - 1,00cm sau6 tháng có tỷ lệ nảy mầm cao nhất, đạt 83,33%, chiều cao chồi mới đạt9,10cm.

Nguyễn Minh Thanh, Đào Hùng Mạnh (2016) cho rằng nhân giốngbằng giâm hom sử dụng thuốc kích thích IBA cho tỷ lệ ra rễ cao nhất (60%)tiếp theo là IAA và thấp nhất là NAA (51,7%) Nồng độ thuốc kích thích ra rễcho tỷ lệ cao nhất ở 2 loại thuốc IBA và NAA là 1,5%.

Lê Phương Triều (2012) khi nghiên cứu bảo tồn một số loài cây quýhiếm tại Vườn quốc gia Cúc Phương đã xây dựng mô hình bảo tồn 10 loài câygỗ quý hiếm trong đó có mô hình bảo tồn thuần loài cây Vù hương với diệntích 1 ha

Nguyễn Viễn (2015) khi nghiên cứu nhân giống Vù hương cho thấy: 3loại thuốc kích thích ra rễ IBA, IAA, NAA ở 4 nồng độ khác nhau 0,5%;1,0%; 1,5%; 2,0% và công thức đối chứng (không dùng thuốc) đều ra mô sẹotối thiểu từ 35,4% trở lên cao nhất là 80,3 % (Thuốc IBA nồng độ 1,5%) Tỷlệ ra rễ thì đạt thấp nhất 30,3% (đối chứng) trở lên cao nhất 68,5% (thuốc IBAnồng độ 1,5%) Tỷ lệ % hom sống khi ra rễ cấy vào bầu sau 15 ngày đạt từ27,1% trở lên cao nhất 60,6% (thuốc IBA nồng độ 1,5%).

1.2 Thảo luận và xác định vấn đề nghiên cứu về nhân giống cây Vùhương

Việc nhân giống và trồng phục hồi là một biện pháp quan trọng đối vớinhững quần thể nhỏ và phân tán Nghiên cứu về nhân giống sinh dưỡng vàhữu tính đã được thực hiện chủ yếu bởi Công ty giống lâm nghiệp Trungương và Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam và một số vườn quốc gia nhằmxây dựng các phương pháp nhân giống thích hợp cho một số loài Thông.Trong số 33 loài cây bản địa đã được tìm thấy ở Việt Nam đã có nhiều loàiđược thử nghiệm nhân giống bằng hom Kỹ thuật giâm hom cành đã được sửdụng tích cực trong việc bảo tồn ngoại vi các loài cây quý hiếm, đặc biệt là

Trang 21

các loài thuộc họ Hoàng đàn (Cupressaaceae) và Thông đỏ (Taxaceae), Gù

hương (Cinnamomum balansae Lecomte); Giáng hương (Pterocarpus

macrocarpus Kurz) v.v… nghiên cứu về nhân giống cho loài Vù hương chưa

được tiến hành, hơn nữa trong 2 năm nghiên cứu luận văn còn quá ngắn, nêntrong nghiên cứu này đã sử dụng phương pháp nhân giống bằng hạt Phần lớncác thí nghiệm trên Thế giới và ở Việt Nam đều sử dụng các phương pháp xácđịnh độ thuần của hạt, xử lý hạt giống và nghiên cứu ảnh hưởng của các yếutố sinh thái đến nảy mầm, sinh trưởng và phát triển cây con trong vườn ươm,đến khi xuất vườn mang đi trồng.

Luận văn nghiên cứu phương pháp nhân giống cây Vù hương nhằm xâydựng được cơ sở khoa học để đề xuất kỹ thuật nhân giống cung cấp cây concho công tác bảo tồn và phát triển loài Vù hương trên địa bàn tỉnh Phú Thọ vàtrên toàn quốc.

1.3 Tổng quan khu vực nghiên cứu

1.3.1 Điều kiện tự nhiên của huyện Đoàn Hùng, tỉnh Phú Thọ

1.3.1.1 Vị trí địa lý

Huyện Đoan Hùng cách thành phố Việt Trì 50 km về phía Tây Bắc, cótổng diện tích tự nhiên 30.244,5 ha; gồm 27 xã và một thị trấn.

Phía Bắc giáp huyện Phù Ninh

Phía Đông giáp huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên QuangPhía Tây giáp huyện Thanh Ba và Hạ Hòa.

1.3.1.2 Địa hình, địa thế

Đoan Hùng có địa hình đa dạng, ít phức tạp, bị chia cắt mạnh bởinhững khe sâu và hệ thống suối đan dầy Cụ thể phân chia địa hình tronghuyện thành hai kiểu chính như sau:

- Kiểu địa hình núi thấp: Phân bố tập trung ở trung tâm vùng, khu vựcnày địa hình thấp và ít dốc, độ cao trung bình 350 m, độ dốc bình quân 20º.Địa hình thoải dần theo hướng Đông - Tây, kiểu địa hình này thuận lợi chosản xuất kinh doanh lâm nghiệp.

Trang 22

- Kiểu địa hình đồi: Phân bố chủ yếu trong huyện, độ dốc bình quân15º, gồm những đồi riêng biệt hoặc liền dải Kiểu địa hình này thuận lợi chotrồng cây lâm nghiệp, ăn quả và cây công nghiệp dài ngày Ngoài ra, xen giữacác ngọn đồi là thung lũng nhỏ hẹp có thể trồng lúa hoặc cây ngắn ngày.

Nhìn chung, cả hai kiểu địa hình đều thích hợp cho trồng rừng và pháttriển cây công nghiệp dài ngày.

1.3.1.3 Địa chất, thổ nhưỡng

Nền địa chất của khu vực nghiên cứu tương đối đơn giản, chủ yếu là cácloại đá trầm tích và đá biến chất tạo ra đất feralit vàng đỏ hay đỏ vàng pháttriển trên đá phiến thạch Mica, phiến thạch sét và Gnai Tầng phong hóa khádày (trên

2 m) Ngoài ra, ở khu vực còn có các dạng đất trung gian, đất dốctụ.

Đất có thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến thịt trung bình, độ xốp lớp đấtmặt cao, khả năng thấm nước và giữ nước tốt, độ pH từ 3.9 - 5.4, hàm lượngchất hữu cơ tương đối cao.

1.3.1.4 Khí hậu, thủy văn

 Khí hậu

Theo số liệu quan trắc của trạm khí tượng Phú Thọ (2006 - 2012) chothấy, Đoan Hùng mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa Một năm cóhai mùa rõ rệt: Mùa đông khô hanh kéo dài, mùa hè nóng ẩm mưa nhiều.

- Nhiệt độ:

+ Nhiệt độ trung bình năm 23.1ºC.

+ Mùa khô hanh từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, tháng lạnh nhất làtháng 12.

+ Mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 10, tháng nóng nhất vào tháng 7,nhiệt độ trung bình 28 ºC, nhiệt độ cao nhất 39ºC.

- Lượng mưa:

+ Lượng mưa trung bình năm: 1.878 mm, mưa tập trung nhiều nhất vàocác tháng 7, 8, 9 Tháng cao nhất là tháng 8 (322 mm), tháng thấp nhất làtháng 1 (31 mm).

Trang 23

+ Độ ẩm không khí trung bình năm 85%, cao nhất là tháng 3: 92%,thấp nhất là tháng 12: 77%

 Thủy văn

Trong khu vực có hai con sông là sông Lô và sông Chảy, ngoài ra cònhệ thống kênh mương, suối dày đặc, thuận lợi cho lưu thông hàng hóa và tướitiêu Trong những năm gần đây, Đoan Hùng đã tích cực đầu tư khai thácnguồn nước tự nhiên bằng nhiều công trình thủy lợi, hồ đập chứa nước Tuynhiên, do độ che phủ rừng thấp, lưu lượng nước trong các dòng suối không ổnđịnh, tác dụng cung cấp nước sản xuất nông lâm nghiệp không phát huy được,nhiều năm khô hạn gây thiệt hại cho sản xuất nông lâm nghiệp.

Qua đó cho thấy, để hạn chế xói mòn đất và lũ lụt, biện pháp tốt nhất làtăng cường trồng rừng trên các đối tượng đất trống đồi núi trọc.

1.3.1.5 Hệ thực vật rừng

Là vùng Trung tâm lâm nghiệp của Bắc Bộ, nằm giữa hai vùng sảnxuất lâm nghiệp Tây Bắc và Đông Bắc khu vực này đã từng là nơi có mặt 780loài thực vật của 477 chi thuộc 120 họ Trong thành phần thực vật có nhiềuloài cây gỗ có giá trị kinh tế như: Lim xanh, Chò nâu, Gội, Ràng ràng, Giổi,các loài thuộc họ Sồi giẻ, các loài thuộc họ Tre nứa Dược liệu có: Ba kích,Thiên niên kiện Các loài trong họ Cau dừa có: Cọ, Mây

Trang 24

Do quá trình khai thác cạn kiệt, tập quán canh tác nương rẫy, hiện nayphần lớn còn lại là rừng thứ sinh nghèo kiệt, rừng phục hồi sau nương rẫy,nhiều loài cây bản địa quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng.

Được sự quan tâm của chính quyền địa phương và các cơ quan nghiêncứu, trong những năm qua huyện đã khôi phục lại được một diện tích đáng kểrừng bằng các biện pháp khoanh nuôi, cải tạo và trồng rừng mới Hiện tại đãcó rất nhiều các lâm phần đang ở trong trạng thái rừng IIIa1, IIIa2, IIa, IIb đangđược khoanh nuôi bảo vệ.

Theo đánh giá của các cơ quan chuyên ngành, khả năng phục hồi tựnhiên ở đây có triển vọng nếu tiếp tục đi theo con đường xúc tiến tái sinh tựnhiên kết hợp cùng với tái sinh nhân tạo với các kỹ thuật lâm sinh phù hợp.

1.3.2 Đặc điểm điều kiện kinh tế xã hội

1.3.2.1 Dân số, dân tộc và lao động

- Dân số, dân tộc

Theo số liệu niêm giám thống kê đến tháng 12 năm 2011, dân số vùnglà 107.754 người, trong đó dân số nông nghiệp: 101.247 người, dân số thànhthị: 6.507 người.

Mật độ dân số trung bình 356 người/km2 Dân số phân bố không đều,tập trung ở các thị trấn, các xã vùng đồng bằng, trong khi đó các xã vùng caocó mật độ dân số tương đối thấp.

Đoan Hùng có hai dân tộc chung sống đan xen nhau là người Kinh vàngười Cao Lan Tuy nhiên chủ yếu là người Kinh, còn người Cao Lan khôngchiếm dưới 2,5%, thường là chuyển từ nơi khác đến.

- Lao động

Tổng số lao động thuộc vùng có 53.800 lao động, chiếm 48,6% tổngdân số Trong đó chủ yếu là lao động nông - lâm nghiệp 40.300 người chiếm75,2%, lao động phi nông nghiệp 13.500 người, chiếm 24,8%.

Trang 25

2.3.2.2 Thực trạng kinh tế và tình hình sản xuất kinh doanha Đặc điểm chung nền kinh tế

- Tăng trưởng kinh tế: những năm gần đây nền kinh tế của huyện đã cósự chuyển biến tích cực, xuất hiện những mô hình tốt tạo đà tiếp tục đổi mớivà phát triển đồng loạt các ngành nghề trong huyện.

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế: trong những năm qua, Đoan Hùng đã cósự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, giảm dần tỷ trọng kinh tếnông lâm nghiệp, tăng nhanh kinh tế công nghiệp và dịch vụ Nhìn chung, sựchuyển biến còn chậm, phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2012 -2020 đạt trung bình 10% năm trở lên.

b Hiện trạng phát triển các ngành kinh tế

 Ngành nông nghiệp:- Trồng trọt:

Theo số liệu thống kê năm 2011, vùng có 11.547,1 ha đất sản xuất nôngnghiệp chiếm 38,2% tổng diện tích tự nhiên, trong đó:

+ Đất trồng cây hàng năm: 5.347,6 ha+ Đất trồng cây lâu năm: 6.199,5 ha

Trong những năm qua sản xuất nông nghiệp trong vùng có nhiều tiếnbộ, đã tích cực áp dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất như giống, phân bón,thủy lợi, thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, tăng cường đưanhững giống có năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt vào sản xuất.

- Chăn nuôi:

Theo số liệu thống kê năm 2011, Đoan Hùng có 1.049,204 con gia súc;tổng số đàn gia cầm có 974.700 con Công tác ứng dụng khoa học vào chănnuôi có nhiều cố gắng, đưa giống ngoại nhập vào sản xuất nhằm phát triểnmạnh cả về số lượng và chất lượng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao cho xãhội.

Nhìn chung các hộ chăn nuôi chủ yếu là trâu, bò, lợn và gia cầm cácloại Đây là hoạt động đóng vai trò quan trọng trong kinh tế hộ gia đình vàcung cấp phân bón cho sản xuất nông nghiệp.

Trang 26

- Lâm nghiệp:

Huyện Đoan Hùng có 13.174,3 ha diện tích đất lâm nghiệp chiếm53,23% diện tích đất tự nhiên của huyện Trong đó diện tích đất rừng sản xuấtchiếm hơn 90% diện tích đất lâm nghiệp của huyện, đất rừng phòng hộ và đặcdụng chỉ chiếm 2% và 4,6% Trong những năm gần đây, được sự quan tâmđầu tư của Nhà nước các hoạt động sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn huyện cónhiều chuyển biến tích cực trên tất cả mọi lĩnh vực: trồng rừng, bảo vệ rừng,giao đất giao rừng, khai thác, chế biến lâm sản đã đem lại hiệu quả phát triểnkinh tế trên địa bàn Thông qua các dự án 327, 661 đã đưa diện tích rừngtrồng tăng lên đáng kể, góp phần nâng độ che phủ của rừng trên địa bànhuyện đạt 42,9% Tuy nhiên, các hoạt động sản xuất lâm nghiệp của huyệnvẫn còn bộc lộ một số tồn tại đó là: quy mô sản xuất vẫn còn manh mún, lạchậu, chưa áp dụng công nghệ cao vào trong công tác chế biến và khai tháclâm sản gây lãng phí nguyên liệu và chất lượng sản phẩm không cao.

Đoan Hùng có nhiều thuận lợi trong việc phát triển ngành công nghiệpgiấy, hơn nữa lại nằm trong vùng thuận lợi trong việc giao thương kinh tếgiữa các vùng nhờ có các đường giao thông quan trọng đi qua: Quốc lộ 2,đường sông,

Ngành chế biến lâm sản trên địa bàn những năm gần đây có nhữngbước phát triển mạnh mẽ nhưng chủ yếu về mặt số lượng còn chất lượng vàcông nghệ phần nào vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển hiện nay củaxã hội Trên địa bàn huyện Đoan Hùng có hơn 143 cơ sở chế biến, trong đóxưởng mộc gia dụng là 25, đóng đồ gia đụng là là 02 xưởng, sản xuất đũa là03 xưởng và 113 xưởng xẻ Nhìn chung các xưởng chế biến đầu có công suấtnhỏ, máy móc công nghệ lạc hậu, sản phẩm làm ra còn kém cạnh tranh trênthị trường, hoạt động chế biến không ổn định.

 Ngành công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp:

Ngành công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện còn pháttriển chậm Công nghiệp khai khoáng mới chỉ dừng lại ở mức khai thác

Trang 27

nguyên liệu thô, sơ chế chưa chế biến Ngoài ra còn một số ngành nghề nhưsản xuất vật liệu xây dựng, đồ mộc, sửa chữa cơ khí nhỏ, chế biến nông sản đãđược phát triển và mở rộng đến các xã Sản xuất cơ khí bước đầu được hìnhthành trong lĩnh vực chế biến chè, gỗ, góp phần phát triển lực lượng sảnxuất, chuyển dịch cơ cấu lao động trong các khu dân cư Giá trị sản xuất CN -TTCN chiếm 34% giá trị nền kinh tế vùng.

 Ngành thương mại - Du lịch:

Từ khi có chính sách mở cửa, nền kinh tế hàng hóa trên địa bàn huyệnkhá phong phú và đa dạng Tuy nhiên với vị trí là nơi chuyển giao giữa đồngbằng và miền núi thì tiềm năng phát triển thương mại của vùng còn chưatương xứng Trong tương lai các loại hình này cần được phát triển nhằm giảiquyết công ăn việc làm cho người lao động trong lúc nông nhàn.

Hiện nay, trên địa bàn huyện chưa có tiềm năng du lịch nào được khaithác đưa vào sử dụng Trong thời gian tới nên kết hợp giữa du lịch cảnh quantrong vùng với du lịch sinh thái nhằm đóng góp đáng kể cho nền kinh tế.

2.3.2.3 Thực trạng cơ sở hạ tầng* Giao thông

Đoan Hùng có mạng lưới giao thông phát triển, toàn huyện có 2 tuyếnđường quốc lộ 2 và quốc lộ 70 chạy qua các tuyến này cơ bản đã được dảinhựa Trong đó, có 12 xã có đường quốc lộ đi qua và 16 xã có đường rải cấpphối Đến nay có 28/28 xã, thị trấn trong vùng có đường giao thông đến tậntrung tâm xã, tạo thành mạng lưới nối liền với trung tâm huyện lỵ, các trungtâm kinh tế Hệ thống đường sông có 2 dòng sông Lô và sông Chảy.

Nhìn chung, mạng lưới giao thông phân bố tương đối đều nhưngcác tuyến đường còn ở cấp thấp, cần chú trọng cải tạo nâng cấp để người dânđi lại được thuận tiện, tăng cường thu hút đầu tư và giao lưu kinh tế Trongnhững năm tới cần mở rộng nâng cấp các tuyến đường này để đáp ứng yêucầu phát triển kinh tế - xã hội cũng như nâng cao đời sống sinh hoạt của ngườidân.

Trang 28

* Thủy lợi

Toàn huyện có 70 km kênh mương, 14 trạm bơm với công suất tưới1.400 ha và tiêu 450 ha Hệ thống mương máng dẫn nước cũng liên tục đượcđầu tư cải tạo và xây dựng mới Tổng diện tích đất được tưới có 3.200 ha,diện tích còn lại chông chờ vào nước mưa, do không ổn định nên thườngxuyên bị khô hạn.

Nhìn chung, do địa hình của địa bàn tương đối phức tạp, các cánh đồngnhỏ lẻ, phân tán, các thung lũng hẹp không bằng phẳng Vì vậy vấn đề thủylợi của huyện chủ yếu là đắp đập làm mương, phải giữ nước phục vụ việc tướicho sản xuất nông nghiệp theo phương thức tự chảy Tuy nhiên hiệu quả sửdụng của các hồ đập còn ở mức thấp, cần tiếp tục đầu tư nâng cấp và khaithác có hiệu quả hơn nữa các công trình này.

* Giáo dục

Toàn huyện có 4 trường THPT với 112 lớp học, 56 trường THCS vàtiểu học với 549 lớp học, có 29 nhà mẫu giáo với 144 lớp học Tổng số giáoviên các cấp học là 1.238 người, trong đó THPT là 116 người, THCS là 144người, tiểu học là 548 người và 278 giáo viên nhà trẻ mẫu giáo.

Đến nay huyện đã hoàn thành chương trình phổ cập giáo dục tiểu học xóa mù chữ Cuộc vận động xã hội hóa giáo dục bước đầu đã có kết quả,phong trào toàn dân chăm lo phát triển giáo dục đào tạo, bảo vệ và chăm sóctrẻ em được chú ý Tuy nhiên công tác giáo dục của huyện còn gặp nhiều khókhăn, số phòng học còn thiếu, trong thời gian tới cần đầu tư nâng cấp nhằmđáp ứng nhu cầu toàn diện cho nền giáo dục trong tương lai.

-* Y tế

Trong những năm gần đây, công tác y tế trên địa bàn đã được nâng lên.Hiện nay, trên địa bàn huyện có 02 bệnh viện, 28 trạm y tế xã, thị trấn Toànhuyện có 174 cán bộ y bác sỹ, tổng số giường bệnh có 162 giường bệnh.Công tác phòng chống các loại bệnh dịch được chú trọng Hàng năm huyện

Trang 29

thực hiện tốt các chương trình y tế quốc gia như tiêm chủng mở rộng, hiếnmáu nhân tạo, công tác kế hoạch hóa gia đình ngày càng được quan tâm vàđạt được những thành tựu khả quan.

* Văn hóa, thông tin

Hiện nay trên địa bàn huyện có đài phát thanh, truyền hình, 100% cácxã đã được phủ sóng truyền hình Hệ thống thông tin liên lạc được thông suốt,19/19 xã, thị trấn trong vùng đã có điểm bưu điện văn hóa xã Hàng năm vàonhững ngày lễ lớn của đất nước phòng văn hóa đã tổ chức tốt hoạt động thôngtin tuyên truyền Phong trào văn nghệ quần chúng không ngừng phát triển vớinhiều loại hình phong phú, đáp ứng nhu cầu thưởng thức văn hóa nghệ thuậtcủa các tầng lớp nhân dân.

1.3.3 Đánh giá về những thuận lợi và khó khăn

- Điều kiện khí hậu, địa hình, đất đai của khu vực trên tương đối thuậnlợi và phù hợp với nhiều loài cây trồng lâm, nông, công nghiệp, trong đó cócây Vù Hương Loài cây này đã được gây trồng và tạo vườn cung cấp giốngtại Đoan Hùng Phú Thọ, cho thấy Vù hương sinh trưởng phát triển tốt Đó làtiền đề để phát triển ngành lâm nghiệp nói riêng và các ngành kinh tế khác nóichung.

- Diện tích đất lâm nghiệp lớn, nhìn chung đất còn khá tốt, đất cònmang tính chất đất rừng, nhiều nơi tầng đất dầy, có lượng mùn cao thuận tiệncho việc phát triển sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn.

- Nguồn lao động của khu vực khá dồi dào có thể huy động vào việcphát triển lâm nghiệp cũng như các ngành khác.

Trang 30

1.3.3.2 Khó khăn

- Là một huyện xuất phát điểm từ nền kinh tế còn thấp, quá trình đàotạo nguồn nhân lực chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển như hiện nay,nguồn lao động có trình độ khoa học kỹ thuật còn thiếu.

- Ở một số xã vùng sâu của huyện có địa hình dốc nên khó khăn chocông tác xây dựng, quản lý và bảo vệ rừng cũng như triển khai các hoạt độngsản xuất lâm nghiệp trên địa bàn.

- Khí hậu của huyện nhìn chung là thuận lợi, song có một số yếu tố hạnchế như sương muối, gió hại, có các tháng khô hạn là những trở ngại cho cáchoạt động sản xuất lâm nghiệp trong khu vực.

- Hệ thống cơ sở hạ tầng, kinh tế - xã hội ở một số xã còn thiếu và thấpkém Mạng lưới giao thông liên xã chưa được cải thiện đã ảnh hưởng khôngnhỏ đến phát triển sản xuất và lưu thông hàng hoá, trong đó có sản phẩm từrừng trồng sản xuất của khu vực.

Trang 31

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG

VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

2.1.1 Đối tượng: Là loài cây Vù hương (Cinnamomum balansae

2.1.2.Phạm vi nghiên cứu: Đề tài chỉ nghiên cứu kỹ thuật nhân giống Vù

hương từ hạt trong giai đoạn vườn ươm, bao gồm: Đặc điểm sinh lý hạt giốngkỹ thuật bảo quản hạt, kỹ thuật tạo cây con bằng hạt Đồng thời, so sánh sinhtrưởng của cây con được tạo bằng hạt và hom trong giai đoạn vườn ươm.

2.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu

Địa điểm nghiên cứu: Nghiên cứu tại vườn ươm Trung tâm Khoa họcLâm nghiệp vùng Trung tâm Bắc Bộ (xã Chân Mộng, huyện Đoan Hùng, tỉnhPhú Thọ),

Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 8 năm 2019 đến tháng 8 năm 2020.

2.3 Nội dung nghiên cứu

2.3.1 Nghiên cứu một số đặc điểm sinh lý hạt Vù hương

- Độ thuần của hạt giống- Khối lượng 1000 hạt,- Số lượng hạt/1kg

2.3.2 Nghiên cứu kỹ thuật bảo quản và xử lý hạt giống

- Nghiên cứu kỹ thuật bảo quản hạt giống Vù hương- Nghiên cứu kỹ thuật xử lý hạt giống Vù hương

2.3.3 Nghiên cứu kỹ thuật tạo cây giống Vù hương

- Nghiên cứu ảnh hưởng của thành phần ruột bầu tới sinh trưởng củacây con Vù hương trong giai đoạn vườn ươm;

- Nghiên cứu ảnh hưởng của loại cây giống từ hạt và hom đến sinhtrưởng của cây con Vù hương trong giai đoạn vườn ươm.

Trang 32

2.3.4 Đề xuất biện pháp kỹ thuật tạo cây giống Vù hương

2.4 Phương pháp nghiên cứu

2.4.1 Nghiên cứu một số đặc điểm sinh lý hạt Vù hương

- Độ thuần: Là tỷ lệ phần trăm giữa khối lượng hạt thuần khiết so vớikhối lượng mẫu kiểm nghiệm, được xác định theo công thức:

Ki

Trang 33

Ki = A x 100 và K =

1 (2.1)

Trong đó: Ki là độ thuần của mẫu kiểm nghiệm i

K là độ thuần của lô hạt

A là khối lượng hạt tốt (g/1000 hạt)B là khối lượng hạt xấu (g)

C là khối lượng tạp vật (g)

- Khối lượng 1000 hạt: Lấy 3 mẫu hạt, mỗi mẫu 100 hạt, sau đó cânkhối lượng của từng mẫu và lấy trung bình của 3 mẫu được khối lượng 100hạt, từ đó quy ra khối lượng của 1000 hạt và quy đổi ra 1kg hạt có baonhiêu hạt.

Thí nghiệm được thực hiện bằng cách thu hạt của 6 cây mẹ ở 6 tỉnhphía Bắc Mỗi cây mẹ thu 1,5-2kg hạt để bố trí thí nghiệm.

2.4.2 Phương pháp nghiên cứu kỹ thuật bảo quản và xử lý hạt giống

2.4.2.1 Phương pháp nghiên cứu kỹ thuật bảo quản hạt giống Vù hương- Nghiên cứu bảo quản hạt giống Vù hương được thực hiện với 04 thí

nghiệm, như sau:

(1) Bảo quản lạnh: Hạt được cho vào túi ni lông buộc lại, sau đó đượccắt trữ trong ngăn mát tủ lạnh ở nhiệt độ từ 4-50C;

(2) Bảo quản thường ở nhiệt độ phòng: Hạt được cho vào bao bì, sau đóđược bảo quản ở nhiệt độ phòng với nhiệt độ từ 25-300 C;

(3) Phơi ngoài trời ở nơi giâm mát: Hạt được dải đều trên bạt, sau đó

Trang 34

được phơi trên nền đất ở những nơi râm mát, nắng nghẹ với nhiệt độ từ 250C (vào tháng 10, tháng 11);

20-(4) Bảo quản bằng cát ẩm: Hạt được bảo quản trong cát ẩm với độ ẩmvới độ ẩm từ 50 - 70%.

Mỗi thí nghiệm bố trí 200 hạt, thời gian bảo quản 60 ngày Đối với cácthí nghiệm 1, 2, cứ sau 15 ngày, lấy ra 50 hạt để gieo ươm, theo dõi đến khikhông còn hạt nảy mầm Đối với thí nghiệm 4 sẽ tiến hành bảo quản cả 200hạt vào trong cát ẩm thời gian 60 ngày, theo dõi số lượng hạt nảy mầm ở cácthời điểm: sau15 ngày, 30 ngày, 45 ngày và 60 ngày.

2.4.2.2 Phương pháp nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ nước và thời gianngâm đến nảy mầm của hạt

Bố trí thí nghiệm theo khối ngẫu nhiên đầy đủ, lặp lại 3 lần, mỗi lầnlặp sử dụng 100 hạt đồng nhất về kích thước, chất lượng Xử lý hạt giốngở 3 mức nhiệt độ ban đầu như sau: 300c; 400c; 500c thời gian ngâm hạt 4giờ; 6 giờ; 8 giờ, 12 giờ (Bảng 2.1) Sau khi ngâm, hạt giống được vớt ra,rửa sạch và ủ vào cát ẩm Hàng ngày tưới nước đủ ẩm, 2 ngày đảo hạt 1lần Theo dõi sự nảy mầm của hạt giống Xác định các chỉ tiêu: tỷ lệ nảymầm, tốc độ nảy mầm.

Bảng 2.1: Công thức thí nghiệm xử lý hạt giống Vù hương

STTCông thức thínghiệm

Nhiệt độ nước ngâm(oC)

Thời gian ngâm(giờ)

50

Trang 35

Xác định tỷ lệ nảy mầm và tốc độ nảy mầm

- Tỷ lệ nảy mầm là tỷ lệ % của tổng số hạt nảy mầm so với tổng số hạtkiểm nghiệm và được tính theo công thức:

Trang 36

Pi = N i x 100% (2.3)

Trong đó Pi: là tỷ lệ nảy mầmNi: là số hạt nảy mầmN: là tổng số hạt thí nghiệm- Tốc độ nảy mầm

Tốc độ nảy mầm được tính theo công thức:S =  Xi Yi

2.4.3 Phương pháp nghiên cứu kỹ thuật tạo cây giống Vù hương

2.4.3.1 Phương pháp nghiên cứu ảnh hưởng của thành phần ruột bầu đếnsinh trưởng của cây con Vù hương

Các thí nghiệm bố trí ở vườn ươm đều theo khối ngẫu nhiên đầy đủ 3lần lặp, dung lượng mỗi công thức cho 1 lần lặp là n = 30 cây.

Trang 37

Hỗn hợp ruột bầu được sử dụng đất rừng lấy ở tầng B dưới tán rừng vàđược trộn với phân NPK (5:10:3) và với mùn cưa Trộn đóng bầu theo tỉ lệ %khối lượng bầu với 6 công thức:

CT1: 100% đất tầng B

CT2: 99% đất tầng B + 1% phân NPK(5:10:3).CT3: 98% đất tầng B + 2% phân NPK (5:10:3).

CT4: 70 % đất tầng B + 30% mùn cưa gỗ keo (hoai mục)CT5: 60 % đất tầng B + 40% mùn cưa gỗ mít (hoai mục)CT6: 50 % đất tầng B + 50% mùn cưa gỗ bạch đàn (hoai mục)

Hạt sau khi được ủ nứt nanh, chọn những mầm khỏe mạnh cấy vào bầuthí nghiệm Các chế độ chăm sóc như nhau: tưới nước, bón phân, che nắng

Các chỉ tiêu theo dõi là tỷ lệ sống, chiều cao vút ngọn, đường kính gốc,sức khỏe của cây con và tình hình sâu bệnh hại của mỗi công thức Thu thậpsố liệu sau 3 tháng, 6 tháng và 9 tháng.

Đo đếm các chỉ tiêu, ghi chép vào biểu mẫu:

+ Tỷ lệ sống (%): đếm toàn bộ số cây sống ở các công thức thí nghiệmtại thời điểm báo cáo.

+ Chiều cao vút ngon (Hvn): đo bằng thước kẻ giáo viên dài 50 cm.+ Đường kính gốc (Do): đo bằng thước kẹp kính có độ chính xác tới 0,1 mm.

2.4.3.2 Phương pháp nghiên cứu ảnh hưởng loại cây giống đến sinh trưởngcủa cây con Vù hương trong giai đoạn vườn ươm

a) Nghiên cứu sinh trưởng của cây con từ hạt trong giai đoạn vườn ươm

Sau khi hạt nẩy mầm, tuyển chọn những cây mầm đạt tiêu chuẩn cấy

cây mầm vào bầu Hàng ngày tưới nước giữ ẩm, định kỳ 15 ngày nhổ cỏ và

phá váng tưới thúc bằng NPK nồng độ 1% và tưới đủ ẩm tuỳ theo điều kiệnthời tiết cụ thể Phun thuốc dung dịch Benlát 0,15% hoặc Benlát-C 0,3% địnhkỳ 10 ngày 1 lần để phòng nấm cho cây con Chăm sóc cây con trong vườnươm theo các giai đoạn 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng tuổi Sau đó thu thập số liệughi vào phiếu đánh giá theo các tiêu chí sau:

Trang 38

+ Tỷ lệ sống (%): đếm toàn bộ số cây sống ở các công thức thí nghiệmtại thời điểm báo cáo.

+ Chiều cao vút ngon (Hvn): đo bằng thước kẻ giáo viên dài 50 cm.+ Đường kính gốc (Do): đo bằng thước kẹp kính có độ chính xác tới 0,1 mm.

+ Xác định số cây bị sâu hại, bệnh hại trong các công thức thi nghiệmtính bằng tỷ lệ (%)

b) Nghiên cứu sinh trưởng của cây con từ giâm hom trong giai đoạn vườn ươm

Cấy hom vào bầu và phủ kín nilong đã chuẩn bị từ trước, tiến hành tướitự động thường xuyên (30 phút/lần) bằng vòi phun sương để đảm bảo độ ẩmvà giảm dần theo thời gian Quan sát, đo đếm, thời gian và tỉ lệ ra rễ, khi homra rễ bỏ nilong ra nhưng vẫn che giàn che bằng lưới đen Định kỳ 15 ngày nhổcỏ và phá váng tưới thúc bằng NPK (5:10:3) nồng độ 1% và tưới đủ ẩm tuỳtheo điều kiện thời tiết cụ thể Phun thuốc dung dịch Benlát 0,15% hoặcBenlát-C 0,3% định kỳ 10 ngày 1 lần để phòng nấm cho cây con Chăm sóccây con trong vườn ươm trong các giai đoạn 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng tuổi.Sau đó thu thập số liệu của các giai đoạn ghi vào phiếu đánh giá theo các tiêuchí sau:

+ Tỷ lệ sống (%): đếm toàn bộ số cây sống ở các công thức thí nghiệmtại thời điểm báo cáo.

+ Chiều cao vút ngon (Hvn): đo bằng thước kẻ giáo viên dài 50 cm.+ Đường kính gốc (Do): đo bằng thước kẹp kính có độ chính xác tới 0,1 mm.

Cây con Vù hương sử dụng trong các thí nghiệm được thu thập theo cácxuất xứ (tỉnh) khác nhau và được theo dõi trong cùng giai đoạn 3,6,9 thángtuổi Từ kết quả theo dõi đánh giá sinh trưởng của cây giống tạo bằng hạt vàhom, so sánh để thấy được ảnh hưởng của loại cây giống đến sinh trưởngcủa cây con trong giai đoạn vườn ươm, làm cơ sở đề xuất phương pháp tạocay giống Vù hương.

Trang 39

2.5 Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu thu thập được phân tích, xử lý theo các phương pháp thống kêsinh học trong lâm nghiệp Quá trình tính toán xử lý số liệu được thực hiệntrên máy tính theo chương trình Excel và SPSS 20.0.

Kiểm tra thống kê ảnh hưởng của các nhân tố đến các chỉ tiêu nghiêncứu thông qua sử dụng phương pháp so sánh mẫu và phân tích phương sai 1nhân tố.

Trước khi tiến hành phân tích phương sai đề tài tiến hành kiểm tra cácđiều kiện về sự bằng nhau của các phương sai bằng bảng kiểm định Levene(Test of Homogeneity of Variances).

Trong bảng phân tích phương sai giá trị thống kê F tính được với mức ýnghĩa P (Sig.) > 0,05 thì chấp nhận giả thiết Ho nghĩa là các công thức thínghiệm không ảnh hưởng đến kết quả thí nghiệm Nếu giá trị F tính được vớimức ý nghĩa P ≤ 0,05 thì bác bỏ giả thiết Ho, nghĩa là các công thức thínghiệm khác nhau có ảnh hưởng khác nhau đến kết quả thí nghiệm.

Trong trường hợp bác bỏ giả thiết Ho, nghĩa là các công thức thínghiệm khác nhau có ảnh hưởng khác nhau đến kết quả thí nghiệm thì đề tàitiếp tục dùng phương pháp so sánh nhiều cặp công thức với nhau để tìm racông thức có ảnh hưởng tốt nhất theo tiêu chuẩn Bonferroni và Duncan.

Trang 40

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1 Đặc điểm sinh lý hạt giống Vù hương

3.1.1 Kết quả nghiên cứu độ thuần hạt Vù hương

Độ thuần ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ nẩy mầm của hạt vì hạt tốt sẽ chotỷ lệ nẩy mầm tốt hơn hạt sấu, việc xác định độ thuần có ý nghĩa quan trọngtrong việc lựa chọn cây mẹ để cung cấp giống.

Đề tài luận văn đã tiến hành điều tra và lựa chọn 6 cây mẹ đại diện cho6 tỉnh khác nhau Kết quả được thể hiện ở Bảng 3.1 và hình 3.1 như sau:

Bảng 3.1 Kết quả nghiên cứu độ thuần hạt, khối lượng hạt Vù hương

Số hiệucây

Tổng số(quả)

Số (quả)có hạt

hạt (P) kg

Số hạtTB/(quả)

Độ thuần(K)

Ngày đăng: 18/06/2021, 12:37

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
6. Nguyễn Minh Thanh, Đào Hùng Mạnh (2006), Nghiên cứu nhân giống sinh dưỡng và kỹ thuật gây trồng Vù hương (Cinnamomum balansae H.Lec) tại Đoan Hùng - Phú Thọ, Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp, số 4/2016 (4585-4592) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cinnamomum balansae
Tác giả: Nguyễn Minh Thanh, Đào Hùng Mạnh
Năm: 2006
7. Nguyễn Văn Tiến (2010), Nghiên cứu đặc điểm sinh thái và kỹ thuật nhân giống gây trồng cây Re gừng (Cinnamomum obtusifolium A.Chev) tại Phú Thọ và Lạng Sơn. Luận văn thạc sỹ Đại học Nông Lâm Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cinnamomum obtusifolium
Tác giả: Nguyễn Văn Tiến
Năm: 2010
9. Hà Văn Tiệp (2009), Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật gây trồng một số loài cây bản địa Trai Lý (Garcinia fagraeoides A.Chev), Vù Hương Sách, tạp chí
Tiêu đề: Garcinia fagraeoides
Tác giả: Hà Văn Tiệp
Năm: 2009
11. Nguyễn Viễn (2015) “Nghiên cứu bảo tồn và phát triển cây Vù hương (Cinnamomum balansae H.Lec) trên địa bàn tỉnh Phú Thọ”. Báo cáo tổng kết đề tài. Sở Khoa học và Công nghệ Phú Thọ.Tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu bảo tồn và phát triển cây Vù hương("Cinnamomum balansae "H.Lec) trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
1. Ashton P.M.S. and De Zoysa N.D. (1990), “Performance of Shorea trapezifolia (Thwaites) Ashton seedlings growing in different light regimes”. Tropical Forest Science, No1, p 356 - 364 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Performance of Shoreatrapezifolia (Thwaites) Ashton seedlings growing in different lightregimes”. "Tropical Forest Science
Tác giả: Ashton P.M.S. and De Zoysa N.D
Năm: 1990
2. Augspurger C.K. (1984), “Seedling survival of tropical tree species:Interactions of dispersal distance, light-gaps, and pathogens”. Journal of Ecology, No 65, p 1705 - 1712 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Seedling survival of tropical tree species:Interactions of dispersal distance, light-gaps, and pathogens”. "Journal ofEcology
Tác giả: Augspurger C.K
Năm: 1984
3. Boyer J.S. (1968), “Relationship of water potential to growth of leaves”.Plant physiology, No 43, p 1056-1062 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Relationship of water potential to growth of leaves”."Plant physiology
Tác giả: Boyer J.S
Năm: 1968
4. Brix H. (1962), “The effects of water stress on the rate of photosynthesis and respiration in tomato plant and loblolly pine seedlings”. Physiology Plant, No 15, p 10 - 20 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The effects of water stress on the rate of photosynthesisand respiration in tomato plant and loblolly pine seedlings”. "PhysiologyPlant
Tác giả: Brix H
Năm: 1962
5. Brokaw N.V.L (1985). “Gap-phase generation in a tropical forest”.Journal of Ecology, No 66, p 682 - 687 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Gap-phase generation in a tropical forest”."Journal of Ecology
Tác giả: Brokaw N.V.L
Năm: 1985
6. Brown N.D. and Whitmore T.C. (1992), Do Dipterocarp seedlings really partition tropical rain forest gaps. Meeting on Tropical rain Forest Disturbance and Recovery, 18 - 19 September 1991, Philos, Trans R.London Ser., 335 (1275): 369-378 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Do Dipterocarp seedlings reallypartition tropical rain forest gaps
Tác giả: Brown N.D. and Whitmore T.C
Năm: 1992
7. Clayton-Greene K.A. (1983), “The tissue water relationships of Callitris clumellaris, Eucalyptus melliodore and E. microcapar investigated using the pressure-volume technique”. Journal of Ecology, No 57, p 368-373 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The tissue water relationships of Callitrisclumellaris, Eucalyptus melliodore and E. microcapar investigated usingthe pressure-volume technique”. "Journal of Ecology
Tác giả: Clayton-Greene K.A
Năm: 1983
10. Sheikh A.A. (1977), “Effects of some environmental factors on root regeneration potential and growth of seedlings of Pinus caribaea Mor and Pinus kesiya Royle Ex Gordon”. Ms. Thesis, Australian National University, Canberra, Australia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Effects of some environmental factors on rootregeneration potential and growth of seedlings of "Pinus caribaea "Mor and"Pinus kesiya " Royle Ex Gordon”. "Ms. Thesis, Australian NationalUniversity
Tác giả: Sheikh A.A
Năm: 1977
11. Smith J.H.G., Kozak A., Sziklai O. and Walters J. (1966), Relative importance of seedbed fertilization, morphological grade, site, provenance, and parentage to juvenile growth and survival of Douglas fir.Forest Chronicle. No 42, p 83 - 86 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Relativeimportance of seedbed fertilization, morphological grade, site,provenance, and parentage to juvenile growth and survival of Douglas fi
Tác giả: Smith J.H.G., Kozak A., Sziklai O. and Walters J
Năm: 1966
12. Steinberg S.L., Miller J.C. and McFarland J. (1990), “Dry matter partitioning and vegetative growth of young peach trees under water stress”. Australian Journal of Plant Physiology, No 17, p 23 - 36 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dry matterpartitioning and vegetative growth of young peach trees under waterstress”. "Australian Journal of Plant Physiology
Tác giả: Steinberg S.L., Miller J.C. and McFarland J
Năm: 1990
13. Stone D.M. (1980), Survival and growth of red pine planted hardwood site - a second look. Forest Chronicle. No 56 (3), p 112 - 114 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Survival and growth of red pine planted hardwoodsite - a second look
Tác giả: Stone D.M
Năm: 1980
14. Strothman R.O. (1967), The influences of light and moisture on the growth of red pine seedlings in Minnesota. Forest Science. No 13, p 182 - 185 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The influences of light and moisture on the growthof red pine seedlings in Minnesota
Tác giả: Strothman R.O
Năm: 1967
(1992), “The dynamic of Pantai Acheh forest reserve: a synthesis of recent research”. Malaysian Natural Journal, No 45, p 166 - 174 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The dynamic of Pantai Acheh forest reserve: a synthesis ofrecent research”. "Malaysian Natural Journal
1. Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường, 2007. Sách đỏ Việt Nam, phần thực vật. Nhà xuất bản Khoa học tự nhiên và Kỹ thuật, Hà Nội. 611 trang Khác
2. Nguyễn Bá Chất (2002), Cây Re gừng, Sử dụng cây bản địa vào trồng rừng ở Việt Nam, Nhà xuất bản nông nghiệp, trang 165-170 Khác
3. Nguyễn Đức Kiên, Ngô Văn Chính (2013) Nghiên cứu chọn, nhân giống và kỹ thuật gây trồng Giổi xanh và Re gừng. Tạp chí khoa học lâm nghiệp số 2, 2013 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w