Mục đích nghiên cứu đề tài là đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng cá nhân trong hoạt động sản xuất kinh doanh và những nguyên nhân dẫn đến rủi ro tại Ngân hàng TMCP đầu tư phát triển BIDV- Chi nhánh Huế.
Trang 1ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
- -KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CÁ NHÂN TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG TMCP
ĐẦU TƯ &PHÁT TRIỂN BIDV CHI NHÁNH HUẾ
PHẠM THỊ NA
NIÊN KHOÁ: 2015-2019
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 2ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
- -KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CÁ NHÂN TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG TMCP
ĐẦU TƯ &PHÁT TRIỂN BIDV CHI NHÁNH HUẾ
Lớp: K49D-QTKD Niên khoá: 2015-2019
Huế, 2018
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 3Tôi xin gửi lời cám ơn đến Ban lãnh đạo Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu
tư & Phát triển-Chi nhánh Huế đã tạo điều kiện cho tôi thực tập tai ngân hàng.Và đặcbiệt là các Anh (Chị) trong phòng Quản lí rủi ro đã nhiệt tình hướng dẫn, chỉ bảo, cungcấp số liệu, tài liệu, giúp đỡ nhiệt tình cho tôi trong suốt quá trình thực tập tại ngânhàng và hoàn thành báo cáo này
Tôi xin chân thành cám ơn!
Huế tháng 12 năm 2018Sinh viên thực hiệnPhạm Thị Na
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 4MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
MỤC LỤC ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC BIỂU BẢNG vii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ viii
DANH MỤC HÌNH viii
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1 Sự cần thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu của đề tài 2
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
3.1 Đối tượng nghiên cứu 2
3.2 Phạm vi nghiên cứu 2
4 Phương pháp nghiên cứu của đề tài 2
4.1 Phương pháp xử lý số liệu Error! Bookmark not defined. 5 Cấu trúc của đề tài: 3
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CÁ NHÂN TRONG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 4
1.1 Hoạt động tín dụng tại các ngân hàng thương mại 4
1.1.1 Khái niệm tín dụng ngân hàng 4
1.1.2 Đặc điểm tín dụng ngân hàng 4
1.1.3 Phân loại tín dụng ngân hàng 4
1.1.4 Vai trò tín dụng ngân hàng 6
1.2 Rủi ro hoạt động tín dụng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng 7
1.2.1 Khái niệm rủi ro tín dụng 7
1.2.2 Phân loại tín dụng ngân hàng 7
1.2.3 Dấu hiệu nhận biết rủi ro tín dụng 8
1.2.3.1 Nợ quá hạn 8
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 51.2.3.2 Lãi quá hạn 8
1.2.3.3 Những dấu hiệu khác 8
1.2.3.4 Đặc điểm và lợi ích của việc vay của KHCN trong sản suất kinh doanh 9
1.2.4 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng 13
1.2.4.1 Nguyên nhân chung 13
1.2.4.2 Nguyên nhân từ phía khách hàng 14
1.2.4.3 Nguyên nhân từ chính bản thân ngân hàng 15
1.2.5 Tác động của rủi ro tín dụng 15
1.3 Các chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng 16
1.3.1 Tỷ lệ nợ quá hạn 16
1.3.2 Tỷ lệ tổng dư nợ có hạn 17
1.3.3 Nợ xấu trên tổng dư nợ 17
1.3.4 Vòng quay vốn tín dụng 18
1.3.5 Hệ số thu hồi 18
1.3.6 Hiệu suất sử dụng vốn 19
1.3.7 Trích lập dự phòng và bù đắp rủi ro tín dụng 19
1.4 Quản lý rủi ro tín dụng 19
1.4.1 Khái niệm quản lý rủi ro tín dụng 19
1.4.2 Mục tiêu quản lý rủi ro tín dụng 19
1.4.3 Ý nghĩa của việc quản lý rủi ro tín dụng 20
1.4.4 Nguyên tắc Basel trong quản lý rủi ro tín dụng 20
1.4.5 Các mô hình đo lường rủi ro tín dụng 22
1.4.5.1 Mô hình định tính về đo lường rủi ro tín dụng 22
1.4.5.2 Mô hình lượng hóa rủi ro tín dụng 23
1.4.6 Nội dung quản lý rủi ro tín dụng 24
1.4.6.1 Sàng lọc lựa chon khách hàng 24
1.4.6.2 Lượng hóa và đánh giá rủi ro tín dụng 24
1.4.6.2 Giám sát việc thực hiện vốn vay 26
1.4.6.3 Xây dựng quan hệ lâu dài với khách hàng 26
1.4.6.4 Hạn mức tín dụng 26
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 61.4.6.5 Nâng cao hiệu quả thẩm định và quản lý bảo đảm tiền vay 261.4.6.6 Bảo hiểm tín dụng 261.4.6.7 Hạn chế cho vay 271.4.6.8 Xây dựng quy trình quản lý rủi ro tín dụng phù hợp với thực tế của ngân hàng 271.4.6.9 Lập quỹ dự phòng rủi ro 271.4.7 Xử lý nợ có vấn đề 27
CHƯƠNG 2:RỦI RO TÍN DỤNG VÀ QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM –CHI NHÁNH HUẾ 29
2.1 Khái quát về Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam chinhánh Thừa Thiên Huế 292.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư vàphát triển Việt Nam-chi nhánh Thừa Thiên Huế 292.1.1.1 Khái quát về Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam 29
2.1.1.2 Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam-Chi nhánh Huế
29
2.1.2 Cơ cấu tổ chức và quản lý của Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát
triển Việt Nam –chi nhánh Thừa Thiên Huế 30
2.1.2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức và quản lý của Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và
phát triển Việt Nam-Chi nhánh Thừa Thiên Huế 302.1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban của ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu
tư và Phát triển Việt Nam –chi nhánh Thừa Thiên Huế 31
2.1.3 Tình hình lao động của Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triểnViệt Nam-Chi nhánh Thừa Thiên Huế 332.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư vàPhát triển Việt Nam-chi nhánh Thừa Thiên Huế 352.2 Hoạt động huy đông vốn tại ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và phát triểnViệt Nam-Chi nhánh Huế 38
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 72.3 Tình hình cho vay phân theo mục đích vay tại Ngân hàng Thương mại cổ phần
Đầu tư và Phát triển Việt Nam-chi nhánh Thừa Thiên Huế năm 2015 39
2.3.1 Khái quát tình cho vay sản xuất kinh doanh tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển BIDV-chi nhánh Huế 41
2.4 Công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam-chi nhánh Huế 44
2.4.1 Công tác quản trị rủi ro tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam-chi nhánh Huế 44
2.5Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả cho vay KHCN của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam-chi nhánh Huế 50
2.6 Những kết quả đạt được của BIDV trong hoạt động cho vay KHCN trong SXKD54 2.6.1 Những kết quả đạt được 54
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG CÁ NHÂN TRONG HOẠT ĐỘNG SXKD TẠI BIDV-CHI NHÁNH HUẾ 56
3.1 Định hướng phát triển của Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam 56
3.2 Định hướng và mục tiêu trong hoạt động tín dụng và công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam-Chi nhánh Huế 57
3.3 Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng cá nhân trong sản xuất kinh doanh tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư & Phát triển Việt Nam-chi nhánh Huế 58
3.3.1 Giải pháp phòng ngừa 58
3.3.2 Những hạn chế của BIDV trong hoạt động cho vay KHCN trong SXKD 59
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾNNGHỊ 61
1 Kết luận 61
2 Kiến nghị với ngân hàng nhà nước 61
3 Đối với Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam 62
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 63
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 8DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BIDV: Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam
BIDV: Thừa Thiên Huế: Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và
Phát triển Việt Nam chi nhánh HuếNHTM: Ngân hàng thương mại
BIC: Tổng Công ty bảo hiểm BIDV
TPP: Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương
HĐTD: Hội đồng tín dụng
CVTD: Cho vay tín dụng
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 9DANH MỤC BIỂU BẢNG
Bảng 1.1 Mô hình xếp hạng của Moody’s và Standar & Poo’r 25Bảng 2.1 Tình hình lao động của ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển BIDV-chinhánh Huế giai đoạn 2015-2017 34Bảng 2.2: Doanh thu,lợi nhuận của BIDV Huế giai đoạn 2015-2017 36Bảng 2.3 Tình hình huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và pháttriển Việt nam-Chi nhánh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2015-2016 38Bảng 2.4 Tình hình cho vay phân theo mục đích vay tại Ngân hàng Thương mại cổphần Đầu tư và Phát triển Việt Nam-chi nhánh Thừa Thiên Huế năm 2015 40Bảng 2.5 Chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân theo nhóm tại Ngân hàng TMCP
Đầu tư & Phát triển –Chi nhánh Huế giai đoạn 2015-2017 43
Bảng 2.6 Tỷ lệ nợ xấu KHCN tại BIDV Thừa Thiên Huế giai đoạn 2015-2017 43Bảng 2.7: Các thang điểm đánh giá tài sản bảo đảm 47
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 10DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Tình hình cho vay theo mục đích sản xuất kinh doanh tại ngân hàng
TMCP Đầu tư & phát triển -Chi nhánh Huế giai đoạn 2015-2017 .42
Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ phần trăm độ tuổi của cán bộ tín dụng BIDV Huế 50
Biểu đồ 2.3: Trình độ thâm niên của cán bộ tín dụng BIDV Huế 51
Biểu đồ 2.4: Rủi ro xuất phát từ môi trường kinh doanh 52
Biểu đồ 2.5: Rủi ro xuất phát từ khách hàng cá nhân 53
Biểu đồ 2.6: Rủi ro xuất phát từ ngân hàng 54
DANH MỤC HÌNH Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức và quản lý của Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam-Chi nhánh Huế 31
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 11PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1 Sự cần thiết của đề tài
Ngày nay, xu hướng toàn cầu hóa đang càng ngày càng phát triển mạnh, nềnkinh tế thế giới ngày càng có những bước chuyển biến rõ rệt Việt Nam đang từng
bước hội nhập vào nền kinh tế quốc tế đặc biệt là tham gia vào hiệp định đối tác quốc
tế Châu Á-Thái Bình Dương TPP Việt Nam là một thị trường đầy tiềm năng vì vậyngày càng có nhiều nhà đầu tư vào thị trường màu mỡ này Cá nhân kinh doanh trong
nước muốn tồn tại thì phải có những chiến lược đầu tư phát triển để có thể đứng vững
trên thị trường vì thế cho nên nhu cầu vốn sử dụng trong kinh doanh ngày càng trở nênrất cần thiết Nắm bắt những xu hướng đó đã tạo ra nhiều cơ hội lớn trong lĩnh vực tài
chính đặc biệt là các ngân hàng thương mại Các ngân hàng lần lượt ra đời hoạt động
tín dụng trở thành nghiệp vụ chủ yếu của hệ thống ngân hàng, mang lại 70%-90% thunhập của mỗi ngân hàng
Và tất nhiên, nếu thị trường càng có nhiều cơ hội lớn thì không tránh khỏi sự giành dật
từ các đối thủ cạnh tranh từ đó đã làm cho thị trường tài chính ngày càng diễn biếnphức tạp và gặp những rủi ro lớn Những nguy cơ tiềm ẩn rủi ro ảnh hưởng đến việckinh doanh của khách hàng cá nhân như: vốn vay sử dụng sai mục đích, sự không trungthực của khách hàng, khách hàng phá sản hay do suy thoái nền kinh tế Bên cạnh đó, cómột số nguyên nhân từ phía ngân hàng như: nợ quá hạn cao, chất lượng tín dụng thấp,
nợ xấu gia tăng Vì vậy, nếu việc quản trị rủi ro được thực hiện một cách có hiệu quả
sẽ giúp cho doanh nghiệp đánh giá và hạn chế những tổn thất mà rủi ro gây ra
Vai trò của công tác quản trị rủi ro là hết sức cần thiết cho hoạt động kinhdoanh của ngân hàng Tuy nhiên, trong tình hình kinh tế diễn biến phức tạp như hiệnnay thì công tác quản trị rủi ro gặp rất nhiều khó khăn trong việc thẩm định và đánhgiá rủi ro có thể xảy ra Vì vậy, việc nâng cao hiệu quả công tác quản trị rủi ro trở nênrất quan trọng trong hoạt động của mỗi ngân hàng
Nhận thức được vấn đề đó, Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển BIDV ViệtNam nói chung và ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển BIDV nói riêng đã rất chútrọng đầu tư nghiên cứu Từ đó, đã tìm ra những biện pháp hữu hiệu khắc phục tạmthời và hạn chế tối đa rủi ro có thể xảy ra đe dọa đến hoạt động kinh doanh của doanh
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 12khách hàng Mặc dù vậy, những nguy cơ từ rủi ro tiềm ẩn vẫn không thể tránh khỏi vìhoạt động kinh tế trong và ngoài nước ngày càng có những biến động phức tạp Từnhững tác động khôn lường của môi trường kinh tế có ảnh hưởng rất lớn đến công tácquản trị rủi ro, thì việc nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng là hết sức cần thiết.
Vì vậy, qua quá trình thực tập tại ngân hàng thì tôi đã quyết định chọn đề tài “ Quản trị rủi ro tín dụng cá nhân trong sản xuất kinh doanh tại ngân hàng TCP Đầu tư
và Phát triển BIDV- chi nhánh Huế” để làm khóa luận tốt nghiệp.
2 Mục tiêu của đề tài
Mục tiêu của đề tài muốn hướng đến đó là:
Đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng cá nhân trong hoạt động sản xuất kinh doanh
và những nguyên nhân dẫn đến rủi ro tại Ngân hàng TMCP đầu tư phát triển Chi nhánh Huế Trên cơ sở đó, phân tích thực trạng nguyên nhân từ đó đưa ra các biệnpháp khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản trị rủi ro trong hoạt động tíndụng cá nhân trong hoạt động SXKD của Ngân hàg TMCP Đầu tư & Phát triển BIDV-Chi nhánh Huế Phân tích, làm rõ hơn về hoạt động tín dụng và những rủi ro trong quátrình hoạt động cũng như công tác quản trị rủi ro tại ngân hàng
BIDV-3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3 1 Đối tượng nghiên cứu
Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng và các giải pháp nhằm nâng cao công tác quảntrị rủi ro tín dụng cá nhân trong hoạt động SXKD của Ngân hàng Đầu tư và Phát triểnBIDV –Chi nhánh Huế
3.2 Ph ạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Địa bàn thành phố Huế
- Phạm vi thời gian:
+ Số liệu thứ cấp: Thu thập số liệu của ngân hàng trong 3 năm 2015, 2016, 2017
+ Số liệu sơ cấp: Tiến hành thu thập từ quá trình điều tra, phỏng vấn thông qua bảnghỏi đối tượng phỏng vấn gồm 19 cán bộ tín dụng đang làm việc và có liên quan đếncông tác quản trị cho vay đối với chi nhánh, quá trình thu thập, phỏng vấn bắt đầu từngày 24/11/2108 đến hết ngày 30/11/2018
4 Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 13Phương pháp quan sát: Quan sát thựctế hoạt động của ngân hàng nhằm nắm bắt những
kiến thức cơ bản- Phương pháp thốngkê: Tổng hợp lại những thông tin, dữ liệu đã thuthập được nhằm phục vụ cho công việ nghiên cứu
- Phương pháp so sánh: Nghiên cứu mức độ biến động của các chỉ tiêu về số lượng và
tỉ trọng qua các thời kì phân tích
- Phương pháp phân tích: So sánh, đối chiếu, đánh giá mối quan hệ để xác định hợp lýcác thông tin tài chính với nhau và quan hệ giữa cá thông tin tài chính và thông tin phitài chính
- Phương pháp tổng hợp
- Phương pháp phỏng vấn cá nhân trực tiếp bằng bảng hỏi định tính, đối tượng phỏngvấn là các anh/chị làm việc trong mảng tín dụng bao gồm 19 người Phỏng vấn bằngbảng hỏi
- Phương pháp khác
5 Cấu trúc của đề tài:
Đề tài bao gồm 3 chương:
Chương 1:Cơ sở lý luận về tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng cá nhân trong
hoạt động SXKD của ngân hàng TMCP đầu tư phát triển BIDV
Chương 2:Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng cá nhân trong SXKD tại ngânhàng TMCP đầu tư phát triển chi nhánh Huế
Chương 3: Một số biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng cá nhân
trong SXKD tại ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển BIDV - chi nhánh Huế
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 14CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG VÀ QUẢN TRỊ RỦI
RO TÍN DỤNG CÁ NHÂN
1.1 Hoạt động tín dụng tại các ngân hàng thương mại
1.1.1 Khái niệm tín dụng ngân hàng
Tín dụng ngân hàng là việc ngân hàng chấp nhận để khách hàng sử dụng một
lượng tài sản (bằng tiền, tài sản thực hay uy tín) trên cơ sở lòng tin khách hàng có khảnăng trả gốc và lãi khi đến hạn
Ngân hàng (NH) cấp tín dụng bằng các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuêtài chính, bảo lãnh và các nghiệp vụ khác
Thuật ngữ được hiểu theo nghĩa rộng khái quát ở trên hoặc theo nghĩa hẹp là chovay Trong đề tài này nghiên cứu về tín dụng nói chung và trọng tâm là rủi ro tronghoạt động cho vay
1.1.2 Đặc điểm tín dụng ngân hàng
- Dựa trên cơ sở lòng tin Khi khách hàng sử dụng vốn vay có mục đích, có
hiệu quả và có khả năng hoàn trả gốc và lãi đúng thời hạn thì NH sẽ cho khách hàngvay, còn khách hàng thì tin tưởng vào khả năng, kiếm được tiền trong trong tương lai
để trả nợ gốc và lãi vay Đặc điểm quan trọng nhất đó là lòng tin, từ đó tạo ra các đặcđiểm tiếp theo
- Sự chuyển nhượng một tài sản có thời hạn hay có tính hoàn trả được gọi là tín dụng Trung gian tài chính là NH với mục đích là ” đi vay để cho vay”nên mọi khoảng
tín dụng của NH đều phải có thời hạn bảo đảm để NH hoàn trả vốn huy động
- Phải dựa trên nguyên tắc trả gốc và lãi Khi khách hàng vay thì phải trả lãi
cho NH Giá trị hoàn trả phải lớn hơn giá trị gốc, đây chính là của quyền sử dụng vốnvay
1.1.3 Phân loại tín dụng ngân hàng
Căn cứ vào thời hạn tín dụng
Dựa vào thời hạn có thể phân tín dụng thành 3 loại sau:
- Tín dụng ngắn hạn: là tín dụng có thời hạn đến 12 tháng NH cho khách hàng
vay với thời gian trên nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu hoạt động kinh doanh của KH
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 15như: kinh doanh nhỏ lẻ, tiêu dùng và các hoạt động nông nghiệp loại tín dụng này có
thời gian thu hồi vốn nhanh
- Tín dụng trung hạn: có thời hạn trên 12 tháng đến 60 tháng Khách hàng vay để
đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD), thương mại,
dịch vụ Các doanh nghiệp chủ yếu sử dụng hình thức này để vay vốn
- Tín dụng dài hạn: là loại tín dụng có thời hạn từ trên 60 tháng Khách hàng vay
từ NH để đáp ứng nhu cầu đầu tư có quy mô rộng lớn như các công trình: cầu cống,
trường học, công viên, bệnh viện
Căn cứ vào bảo đảm tín dụng
- Tín dụng có bảo đảm: Dựa trên cơ sở các bảo đảm như thế chấp, cầm cố hoặc
có sự bảo lãnh của người thứ ba KH khi vay sẽ được NH nắm giữ tài sản để xử lý thuhồi nợ khi vay không thực hiện các nghĩa vụ đã được cam kết trong hoạt động tín dụng(HDTD) Đối với những khách hàng không có uy tín cao với ngân hàng thì áp dụnghình thức tín dụng này Mặc dù là có tài sản bảo đảm (TSBD) nhưng hình thức tíndụng này vẫn có độ rủi ro cao vì tài sản có thể bị mất giá hay người bảo lãnh khôngthực hiện nghĩa vụ của mình
-Tín dụng không có bảo đảm: Là loại tín dụng mà NH không cần tài sản thế chấp,
cầm cố, hoặc không có bảo lãnh của người thứ ba.Việc cấp tín dụng chỉ dựa vào bảnthân khách hàng có đủ khả năng tài chính Muốn vậy, NH phải đánh giá hiệu quả sửdụng tiền vay của người vay, khách hàng không được phép giao dịch với bất kì khách
hàng nào khác Đây là một loại tín dụng ít rủi ro cho NH vì khách hàng có uy tín rất
lớn và khả năng trả nợ rất cao thì mới được cấp tín dụng mà không cần đảm bảo
Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn:
- Tín dụng bất động sản
- Tín dụng công thương nghiệp
- Tín dụng tiêu dùng
- Tín dụng đầu tư tài chính
Căn cứ vào phương thức hoàn trả nợ vay:
- Tín dụng hoàn trả nhiều lần
-Tín dụng hoàn trả một lần
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 16- Tín dụng trả theo yêu cầu
Căn cứ vào chủ thể vay vốn:
- Tín dụng doanh nghiệp
- Tín dụng cá nhân, hộ gia đình
1.1.4 Vai trò tín dụng ngân hàng
Đối với nền kinh tế
- Tín dụng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đầu tư và hội nhập Tín dụng NH đóngvai trò quan trọng trong cầu nối giữa những người có nguồn vốn và những người thiếuvốn tạm thời Việc luân chuyển vốn giữa các chủ thể trong nền kinh tế giúp cho việc
thúc đẩy, tăng lượng vốn đầu tư đảm bảo được hoạt động SXKD Ngoài ra, tín dụng
NH giúp phân bổ có hiệu quả các nguồn lực tài chính trong nền kinh tế, giúp kinh tế
tăng trưởng, tạo ra công ăn việc làm và năng suất lao động cao hơn Nếu hoạt động
SXKD của khách hàng phát triển tốt thì đây là cơ hội để hội nhập, đầu tư phát triển cơ
sở vật chất trang thiết bị hiện đại
- Nhà nước sử dụng tín dụng NH làm công cụ để điều tiết, thông qua việc đầu tưvốn tín dụng vào những ngành nghề, khu vực kinh tế trọng điểm sẽ thúc đẩy sự pháttriển kinh tế, hình thành trên cơ cấu kinh tế hiệu quả Thông qua lãi suất, tín dụng NHgóp phần lưu thông tiền tệ ổn định giá trị đồng tiền
Đối với khách hàng
-Tín dụng NH giúp khách hàng có được vốn về cả số lượng và chất lượng Đồngthời, giúp khách hàng tận dụng được cơ hội kinh doanh, đảm bảo duy trì sự phát triểncủa doanh nghiệp
- Tín dụng NH góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống
Đối với ngân hàng
-Lợi nhuận chủ yếu của NH là hoạt động tín dụng đem lại 70% -80% Đây làhoạt động truyền thống mang lại hiệu quả cao nhất
NH mở rộng được các loại hình dịch vụ khác như thanh toán, thu hút tiền gửi,kinh doanh ngoại tệ, tư vấn thông qua hoạt động tín dụng Từ đó đa dạng hóa hoạt
động kinh doanh, tăng lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro khi ngân hàng Trung ương thắt
chặt tiền tệ hoặc khi gặp rủi ro tín dụng
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 171.2 Rủi ro hoạt động tín dụng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng
1.2.1 Khái niệm rủi ro tín dụng
Thomas P.Fithch: Rủi ro tín dụng là loại rủi ro xảy ra khi người vay không thanh
toán được nợ theo thỏa thuận hợp đồng dẫn đến sai hẹn trong nghĩa vụ trả nợ Cùng
với rủi ro lãi suất, rủi ro tín dụng là một trong những rủi ro chủ yếu trong hoạt độngcho vay của ngân hàng
Timothy W.Koch: Một khi ngân hàng đã nắm giữ tài sản sinh lợi, rủi ro xảy rakhi tài sản sai hẹn – có nghĩa là khách hàng không thanh toán vốn gốc và lãi theo thỏathuận Rủi ro tín dụng là sự thay đổi tiềm ẩn của thu nhập thuần và thị giá của vốn xuấtphát từ việc khách hàng không thanh toán hay thanh toán trễ hạn
Rủi ro tín dụng xảy ra khi NH không thu được toàn bộ gốc và lãi từ KH hoặc KHkhông trả đúng thời hạn đã thỏa thuận Đây là loại rủi ro phát sinh khi một hoặc các
bên tham gia vào HĐTD không có khả năng thanh toán cho bên còn lại
1.2.2 Phân loại tín dụng ngân hàng
Phân loại rủi ro tín dụng theo loại cho vay
Thứ nhất, rủi ro tín dụng đối với các khoản vay dùng để tài trợ vốn lưu động:Thời gian hoàn trả khoản vay nhanh vì thời gian luân chuyển của của vốn lưu động
tương đối nhanh nên mức độ rủi ro tín dụng loại này cũng thấp hơn
Thứ hai, rủi ro tín dụng đối với các khoản vay dùng để tài trợ cho tài sản cố định:
Do thời gian vay vốn dài, hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình của tài sản cố địnhcũng rất cao, nên khoản vay này có mức độ rủi ro tín dụng cao
Phân loại rủi ro tín dụng theo thời gian khoản vay
Rủi ro tín dụng đối với các khoản vay ngắn hạn: đối với các khoản tín dụng cóthời hạn từ 12 tháng trở xuống
Rủi ro tín dụng xảy ra đối với các khoản vay trung và dài hạn: đối với các khoảntín dụng có thời gian trên 12 tháng Thông thường mức độ rủi ro tín dụng của cáckhoản vay trung hạn và dài hạn thường cao hơn rủi ro tín dụng của các khoản cho vayngắn hạn Do đó, cho dù lãi suất cho vay của các khoản vay trung và dài hạn này
thường hấp dẫn hơn các NHTM ở Việt Nam vẫn hạn chế việc mở rộng hoạt động tín
dụng đối với loại cho vay này
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 18Phân loại rủi ro tín dụng theo nguyên nhân gây ra rủi ro
Phân loại rủi ro tín dụng theo một số nguyên nhân sau như : Rủi ro tín dụng đốiphát sinh từ những nguyên nhân chung, rủi ro tín dụng có nguyên nhân từ phía kháchhàng, rủi ro tín dụng có nguyên nhân từ phía ngân hàng
Phân loại rủi ro tín dụng theo khách hàng vay
Rủi ro tín dụng phân theo khách hàng vay bao gồm hai loại : Rủi ro tín dụng đốivới các khoản vay của các doanh nghiệp và rủi ro tín dụng đối với khoản vay của cánhân, hộ gia đình
1.2.3 Dấu hiệu nhận biết rủi ro tín dụng
1.2.3.1 Nợ quá hạn
- Nợ quá hạn xuất phát từ nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau vì mộtkhoản tín dụng được cấp ra nhưng không thể thu hồi Đây là nhân tố dễ gây ra rủi ronhất trong nhiều yếu tố
Vì vậy, để hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng thì NH phải giữ cho tỉ lệ này ởmức hợp lý, thường là dưới 5%
- Nợ quá hạn có nhiều loại, dựa vào khả năng thu hồi thì ta có thể chia nợ quáhạn thành hai loại là nợ quá hạn có khả năng thu hồi và nợ quá hạn không có khả năngthu hồi:
+ Nợ quá hạn có khả năng thu hồi là vì do nhiều lý do từ KH nên chậm thanh
toán cho NH khi đã đến, nhưng các phân tích chủ quan của NH cho thấy có thể thu hồiđược nợ
+ Nợ quá hạn không có khả năng thu hồi là nợ quá hạn không thể thu hồi sau khi
NH phân tích các khả năng thu hồi từ KH Các NH được phép trích quỹ dự trữ đặc biệt
để bù đắp trong trường hợp nợ quá hạn này
1.2.3.2 Lãi quá hạn
Đó là khách hàng không trả được lãi khi đến thời hạn thanh toán lãi cho ngân
hàng, khi KH không trả được khoản lãi tiền vay thể hiện khách hàng đang gặp khó
khăn đặc biệt về tài chính Nếu điều đó xảy ra thì NH phải điều tra rõ, từ đó đưa ra
những giải pháp để khắc phục để hạn chế những thiệt hại cho ngân hàng
1.2.3.3 Những dấu hiệu khác
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 19- Người vay trì hoãn việc nộp báo cáo tài chính
- Sửa đổi thời hạn, xin gia hạn tín dụng
- Sự tăng lên quá mức của hàng tồn kho, gia tăng các khoản công nợ
- Chất lượng sản phẩm dịch vụ ngân hàng giảm sút, khách hàng không có tínnhiệm như trước nữa dẫn đến phải bán hàng với thời hạn trả tiền lâu hơn, hoặc bán cho
cả những khách hàng có khả năng yếu về tài chính, có khả năng thanh toán thấp
- Lãi vay không thanh toán đúng kỳ hạn hay hoàn trả nợ vay không đúng
- Cấu tổ chức kinh doanh bị thay đổi
- Một số biểu hiện khác như: quy mô sản xuất bị thu hẹp, chủng loại sản phẩmgiảm sút, sự nghỉ việc của công nhân, tài sản đem ra mua bán hoặc nhân viên bị cắtgiảm
- Biện pháp đầu tiên mà cán bộ tín dụng NH phải làm khi một khoản vay có vấn
đề là xác định tính nghiêm trọng của vấn đề Tuy nhiên để hoàn tất công việc này đòi
hỏi phải có thêm lòng tin và sự cộng tác của khách hàng, thông tin thường lấy từ cácbáo cáo tài chính, báo cáo hoạt động kinh doanh của người vay Tùy thuộc vào sựnghiêm trọng của tình hình mà xử lý cho phù hợp
1.2.3.4 Đặc điểm và lợi ích của việc vay của KHCN trong sản suất kinh doanh
1.2.3.4.1 Đặc điểm của việc cho vay của KHCN trong sản xuất kinh doanh
Cho vay trong hoạt động SXKD là các khoản vay nhằm đáp ứng nhu cầu vayvốn của KH để phục vụ cho nhu cầu kinh doanh Thông thường những KH này thường
có những dự án kinh doanh, người muốn khởi nghiệp nhưng chưa có đủ vốn, đầu tưtrang thiết bị, hộ gia đình kinh doanh nhỏ và vừa có thể hoàn trả kèm theo mức lãisuất phù hợp trong khoản thời gian nhất định
Theo trang taichinh.online quy định về hình thức vay vốn trong SXKD
https://taichinh.online/tim-hieu-ve-hinh-thuc-vay-von-kinh-doanh-hien-nay.html
[Ngày truy cập 02/12/2018] quy định như sau:
“Đối với khách hàng như trên nghiệp vụ cho vay sẽ có đặc điểm như sau: Vay vốn
kinh doanh là hình thức vay vốn nhằm mục đích hỗ trợ nguồn vốn cho một hoạt động,
kế hoạch kinh doanh sắp tới Việc tích cóp một số tiền lớn để bắt đầu kinh doanh
thường khá hạn chế về mặt thời gian, bù lại vay vốn kinh doanh lại giúp người vay
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 20nhanh chóng có thêm nguồn vốn hữu ích để bắt tay ngay vào kế hoạch kinh doanh đã
định Sau một thời gian, người đi vay có thể tích lũy nguồn lãi thu nhập và hoàn trả
dần khoản đã vay kèm theo mức lãi suất phù hợp được đề ra bởi bên ngân hàng
Tùy theo ngân hàng, tổ chức tín dụng mà các điều kiện vay vốn kinh doanhcũng sẽ khác nhau Thông thường 2 hình thức vay vốn kinh doanh thường gặp là vaymón và vay hạn mức, phục vụ cho nhu cầu kinh doanh lâu dài, ổn định và cần vay vốn
thường xuyên để hỗ trợ đầu tư mở rộng phạm vi, địa điểm, cơ sở vật chất, trang thiết bịKhi được chấp thuận hồ sơ vay vốn kinh doanh thành công, bên phía ngân hàng sẽ giải
ngân theo hình thức tiền mặt hoặc chuyển khoản, 1 lần hoặc nhiều lần cho đến khi
người vay nhận đủ khoản vay Từ khi nhận tiền, thời gian tính lãi suất bắt đầu và cánhân người vay cần hoàn trả tiền kèm theo tiền lãi tương ứng theo thời điểm được quyđịnh, gọi là đáo hạn Việc chi trả có thể thực hiện dần dần trong một khoảng thời gian
từ vài tháng cho đến vài năm (1-2 năm), hoặc có thể trả 1 lần
Bên cạnh đó, để vay vốn kinh doanh thành công, người vay cũng cần đưa ra tài sản,vật giá trị thế chấp
Đối tượng vay vốn là: Là cá nhân và hộ gia đình
Đặc điểm các loại vay vốn kinh doanh
Cùng tìm hiểu về 2 hình thức vay vốn kinh doanh là: vay hạn mức và vay món
Về vay hạn mức, người vay sẽ được cung cấp cho một hạn mức nhất định trong
1 khoảng thời gian để hoàn trả lại đúng thời hạn cho ngân hàng Khoản vay này sẽgiúp khách hàng có thể bổ sung nguồn vốn đã có, bổ sung nguồn vốn lưu động để cóthể thực hiện những hoạt động kinh doanh cần thiết như lập hợp đồng thường mại, kýquỹ đại lý, mua hàng hóa, xoay trả nợ gốc từ trước…
Thời hạn vay thường tối đa từ 12-24 tháng, hoàn trả theo từng thời điểm với mức lãi
tương ứng được đề cập trong khế ước nhận nợ
Hình thức này tạo thuận lợi hơn cho những cơ sở kinh doanh, cá nhân đã và đang kinhdoanh, chứng minh được hoạt động kinh doanh ổn định và có nguồn thu cụ thể, thểhiện được nhu cầu vay vốn để mở rộng kinh doanh Cũng như những cá nhân ban đầukinh doanh, trình bày được tính khả thi của dự án kinh doanh về lâu dài cho bên ngân
hàng được biết
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 21Về vay món, đây là khoản vay vốn kinh doanh được cấp theo món, thực hiệndựa trên những hợp đồng tín dụng cụ thể, giúp người vay bổ sung được nguồn vốn lưu
động ngắn hạn cần thiết Việc vay món kinh doanh đồng thời giúp bên vay hỗ trợ nângcao cơ sở vật chất, thiết bị, máy móc cần thiết, tăng cường chất lượng, mở rộng khảnăng sản xuất kinh doanh dây chuyền, đầu tư, xây dựng và sữa chữa lại địa điểm kinh
doanh
Thời hạn vay và phương thức trả dựa trên từng dạng vay món: Vay bổ sung vốn
lưu động ngắn hạn, thời hạn tối đa thường là 12 tháng Trả lãi hàng tháng kèm theo trả
gốc theo tháng, hoặc quý, 2 quý/lần hoặc mỗi cuối kì hạn quy ước riêng Vay bổ sungvốn kinh doanh trả góp, đầu tư tài sản cố định, thời hạn kéo dài lên nhiều năm Hìnhthức trả cũng theo tháng, quý hoặc 2 quý/lần cùng mức lãi được quy định
Điều kiện đối với người đi vay
Về cá nhân người đi vay, cần thỏa các điều kiện sau: Độ tuổi khách hàng đượcxin vay là từ 18 cho đến 70 tuổi Độ tuổi của người bảo lãnh khoản vay cũng phải trên
18 tuổi và nhỏ hơn 80 tuổi Có mối quan hệ thân thiết, ruột thịt giữa bên bảo lãnh và
bên người vay như vợ chồng, bố mẹ, anh chị em, ông bà, con dâu con rể…Đã thực
hiện đăng kí kinh doanh, đăng kí xin giấy phép kinh doanh theo quy định của Nhà
nước và có hoạt động sản xuất kinh doanh trong cùng lĩnh vực, ngành nghề tối thiểu
12 tháng tính đến thời điểm vay vốn kinh doanh Cần có ít nhất 30% vốn tự có Không
có lịch sử nợ xấu, nợ tín dụng dài hạn tại ngân hàng trong khoảng thời gian 1-2 nămgần nhất
Điều kiện đối với tài sản thế chấp
Nếu là tài sản nhà đất thì cần có sổ hồng, sổ đỏ đứng tên người vay, mặt tiền từ2m cho nội thành, 3m cho ngoại thành Tổng diện tích từ 20m2 trở lên Đối với dạng
căn hộ có sổ hồng, sổ đỏ thì diện tích căn hộ phải từ 30m2 tại nội thành, 50m2 tại
ngoại thành Loại đất hỗn hợp cần chứng minh thời gian sử dụng phần đất không là thổ
cư sẽ lớn hơn hoặc bằng 10 năm, đường vào khu đất rộng từ 3m trở lên Tài sản thế
chấp là phương tiện vận tải thì cần có từ những thương hiệu nổi tiếng như Nhật Bản,
Mỹ, Hàn Quốc, Đức… cũng như đã có bảo hiểm cho phương tiện này Những loại
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 22giấy tờ có giá trị như sổ tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu,hợp đồng tiền gửi, số dư tài khoản tiền gửi…
Vay vốn kinh doanh được nhận định là một trong những giải pháp cứu cánhtuyệt vời cho những cá nhân mong muốn thực hiện kế hoạch kinh doanh của bản thân,
nhưng vẫn chưa đạt đủ điều kiện về nguồn vốn Hình thức này có thể mang lại rất
nhiều lợi ích hấp dẫn, nhưng cũng kèm theo những vấn đề phát sinh nếu hình thứckinh doanh không ổn định và người vay không đủ khả năng chi trả Cần tìm hiểu kĩ
càng trước khi kinh doanh, xin vay vốn cũng như dịch vụ cho vay vốn kinh doanh phù
hợp nhất.”
1.2.3.4.2 Những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cho vay sản xuất kinh doanh
Các chỉ tiêu định tính
Việc đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay trong sản xuất kinh doanh cần phải
xem xét đánh giá qua các chỉ tiêu định tính: Sự tuân thủ, chấp hành nghiêm chỉnh các
chính sách của chính ngân hàng để đảm bảo hiệu quả, an toàn khi cho vay quy trìnhvay và chính sách của ngân hàng
Thời gian khách hàng phải chờ trước khi nhận được sự phản hồi cho vay từ phíangân hàng: Nếu ngân hàng giải quyết nhanh chóng đảm bảo thời gian đúng quy định
đáp ứng nhu cầu vốn cho khách hàng thì sự hài lòng của khách hàng đối với ngân hàng
sẽ được tốt hơn Từ đó thu hút nhiều khách hàng đến với ngân hàng
Chỉ tiêu về điều hành và quy chuẩn của quy trình cho vay: Trong điều hànhhoạt động cho vay phải đảm bảo sự phân công rõ ràng về trách nhiệm và quyền hạn,
có quy trình kiểm tra, giám sát có hiệu quả,có đầy đủ con người và tổ chức hợp lý Cócảnh báo rủi ro cho vay, độc lập đánh giá rủi ro cho vay
Các chỉ tiêu định lượng
Dư nợ cho vay: Cho biết tại một thời điểm xác định nào đó ngân hàng hiện còncho vay bao nhiêu Đây là một chỉ tiêu thống kê thời điểm, vì vậy trong nhiều trường
hợp để so sánh và đánh giá mức độ hiệu quả và sự tăng trưởng cho vay giữa các thời
kỳ khác nhau Doanh số cho vay: Là tổng số tiền ngân hàng cho vay ra trong một thời
kỳ nhất định không kể món cho vay đó đã thu hồi về hay chưa Đây là con số mangtính thời kỳ thường theo tháng, quý hoặc năm phản ánh một cách khái quát nhất về
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 23hoạt động cho vay trong năm tài chính Nếu trong năm doanh số cho vay của ngânhàng lớn, đạt tỷ lệ cao và cao hơn so với năm trước có nghĩa là hoạt động cho vay củangân hàng có hiệu quả và đang được mở rộng Cũng như vậy, doanh số CVTD là tổng
số tiền ngân hàng cho các khách hàng là cá nhân và hộ gia đình vay với mục đích tiêudùng tính trong một thời kỳ nhất định Chỉ tiêu này gồm hai chỉ tiêu tuyệt đối và tương
đối Chỉ tiêu này càng lớn phản ánh hiệu quả mà hoạt động cho vay tiêu dùng cao và
sự tăng trưởng cho vay tiêu dùng nhanh Tuy nhiên, sự tăng trưởng này phải phù hợpvới tình hình cho vay của ngân hàng trong từng thời kỳ Doanh số thu nợ: Doanh sốthu nợ cũng được tính trong một thời kỳ nhất định thường là một năm tài chính Nóphản ánh lượng vốn thực tế mà khách hàng trả nợ cho ngân hàng và được tính theo
phương pháp cộng dồn Doanh số thu nợ phụ thuộc vào kỳ hạn trả nợ, gồm hai chỉ tiêu
tuyệt đối và tương đối Quy mô khách hàng cho vay: Cũng giống như các hoạt độngdịch vụ khác, việc có một cơ sở khách hàng tốt và phát triển ổn định cũng thể hiệnhoạt động đang mang lại hiệu quả và sự phát triển của hoạt động dịch vụ đó Đối vớihoạt động cho vay, quy mô khách hàng thường được đo lường theo chỉ tiêu kháchhàng cho vay cá nhân và khách hàng cho vay doanh nghiệp Thông thường quy môkhách hàng cho vay doanh nghiệp có sự tăng trưởng chậm nhưng ổn định trong khi đó,
quy mô khách hàng cho vay cá nhân thường phải có một tốc độ tăng trưởng cao Thị
phần cho vay tiêu dùng: Chỉ tiêu này cho biết ngân hàng hiện chiếm lĩnh bao nhiêu thịphần cho vay tiêu dùng trong tổng số dư nợ cho vay tiêu dùng của các ngân hàng trênmột khu vực địa lý (tỉnh, thành phố, cả nước ) Việc tính toán chỉ tiêu này tương đốiphức tạp vì cần sự tổng hợp số liệu của tất cả các ngân hàng Tuy nhiên, việc so sánh
tương đối giữa các ngân hàng với nhau phản ánh được hiệu quả của cho vay tiêu dùng
của từng ngân hàng
1.2.4 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng
1.2.4.1 Nguyên nhân chung
Môi trường kinh tế, chính trị, xã hội và pháp lý trong nước:
Về môi trường kinh tế: Môi trường kinh tế tác động mạnh mẽ đến lĩnh vực kinhdoanh của NH cũng như các doanh nghiệp trong nền kinh tế Nếu nền kinh tế hoạt
động ổn định không có lạm phát hay khủng hoảng xảy ra thì các DN sẽ thu được lợi
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 24nhuận cao và có thể trả nợ cho NH Tuy nhiên, nếu nền kinh tế xảy ra khủng hoảng thì
đe dọa rất lớn đến doanh nghiệp, hoạt động SXKD của DN bị trì trệ, hàng hóa ứ đọng,
doanh thu giảm sút và ảnh hưởng đến khả năng trả nợ cho NH Các chính sách mớicủa chính phủ, chủ trương của Đảng cũng làm thay đổi lớn đối với hoạt động kinhdoanh của DN
- Môi trường chính trị, xã hội: Nếu môi trường chính trị, xã hội ổn định không có
gì xảy ra xung đột hay chiến tranh, khủng bố thì sẽ tạo điều kiện cho các DN pháttriển Ngược lại, nếu nền kinh tế bất ổn thì ảnh hưởng rất lớn đến tình hình hoạt độngcủa DN gây ra những rủi ro lớn về khả năng trả nợ cho NH
- Môi trường pháp lý: Hệ thống pháp lý có tính cụ thể, chặt chẽ và có hiệu lực sẽlàm phát huy sức mạnh đối với các quan hệ giữa các tổ chức kinh tế với nhau cũng
như các tổ chức kinh tế đó với NH Ngược lại, hệ thống pháp lý lỏng lẻo thì tạo ra
nhiều sơ hở kẻ gian dễ lợi dụng gây nên tình trạng lừa đảo, mánh khóe thiệt hại lẫnnhau Từ đó NH rất khó để nhận biết, điều này làm cho kẻ gian trực tiếp chiếm dụngvốn của NH
Môi trường quốc tế
Hội nhập nền kinh tế đang là xu hướng hiện nay đối với các nước trên thế giới nó
có tác động lớn đến hoạt động kinh doanh của từng tổ chức kinh tế Nếu các tổ chức
kinh tế hợp tác với nhau sẽ tạo ra một bức tường vững chắc để cùng nhau phát triển,
giúp đỡ lẫn nhau Tuy nhiên, quan hệ kinh tế mở rộng ra các nước sẽ tạo ra sự ràng
buộc về kinh tế, tiềm ẩn những rủi ro mang tính hệ thống
1.2.4.2 Nguyên nhân từ phía khách hàng
Trong nền kinh tế công nghệ 4.0 như hiện nay thì các DN chịu sự cạnh tranhgay gắt khốc liệt để có thể tồn tại và đứng vững trên thị trường đầy biến động DN gặprủi ro là điều không thể tránh khỏi Nguồn thu chủ yếu của NH là từ các DN thông quahoạt động tín dụng Vì vậy, mọi hoạt động kinh doanh lãi hay lỗ của doanh nghiệp đều
ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động rủi ro rín dụng của NH Một số nguyên nhân dẫn đến
rủi ro của doanh nghiệp bao gồm: Người vay vốn sử dụng sai mục đích, sử dụng vàocác hoạt động kinh doanh có rủi ro cao dẫn đến thua lỗ, trốn nợ, không trả được nợ cho
NH Doanh nghiệp vay ngắn hạn để đầu tư vào tài sản lưu động cố định Lợi dụng
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 25điểm yếu của NHTM, nhiều khách hàng đã tìm cách lừa đảo để được vay vốn Họ lậpphương án SXKD giả, giấy tờ thế chấp cầm cố giả mạo hoặc đi vay ở nhiều NH với
cùng một bộ hồ sơ Rủi ro xuất phát từ sự yếu kém của bản thân DN Do trình độ kinhdoanh yếu kém, khả năng điều hành,quản lý của ban lãnh đạo còn hạn chế Bản thân
DN bị lừa đảo hoặc đối tác của DN gặp rủi ro DN gặp những rủi ro khách quan như:Cháy nổ, thiên tai, động đất, mất trộm Đây là trường hợp ít khi xảy ra và khó có thể
dự đoán trước được
1.2.4.3 Nguyên nhân từ chính bản thân ngân hàng
Rủi ro tín dụng còn xuất phát từ chính bản thân NH là vì do những nguyên nhânsau: NH đưa ra chính sách tín dụng không phù hợp với nền kinh tế và thể lệ cho vaycũng tạo ra sơ hở để KH lợi dụng chiếm đoạt vốn của NH Do cán bộ NH chưa chấp
hành đúng quy trình cho vay như: không thẩm định, đánh giá đầy đủ thông tin chính
xác của KH trước khi cho vay, cho vay khống, thiếu tài sản đảm bảo, cho vay vượt tỷ
lệ an toàn Đồng thời, CBTD không kiểm tra giám sát chặt chẽ về tình hình vốn vaycủa KH Sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các NHTM nhằm thu hút khách hàngkhiến cho việc thẩm định KH trở nên sơ sài, qua loa hơn Hơn nữa, nhiều NHTM doquá chú trọng đến lợi nhuận đã chấp nhận rủi ro cao, bất chấp những rủi ro không lànhmạnh, thiếu an toàn Do trình độ nghiệp vụ của CBTD trong việc đánh giá các dự án,
hồ sơ xin vay chưa tốt, cũng dẫn đến tình trạng dự án thiếu khả thi nhưng vẫn cho vay.Một số cán bộ NH thiếu tinh thần trách nhiệm, vi phạm đạo đức kinh doanh Do tìnhtrạng tiêu cực, tham nhũng xảy ra trong nội bộ NH Ngoài ra, còn rất nhiều yếu tố khácthuộc về NHTM gây ra tín dụng như: Chất lượng thông tin và xử lý thông tin trongNHTM, cơ cấu tổ chức và quản lý đội ngũ cán bộ, năng lực công nghệ
1.2.5 Tác động của rủi ro tín dụng
- Làm giảm lợi nhuận của NH khi rủi ro tín dụng xảy ra
- Những khoản tín dụng gặp rủi ro gây cho NH những thiệt hại về mặt tài chính
khi không thu được vốn và lãi trực tiếp làm giảm lợi nhuận của NH
- Khi NH thu được lãi treo hay nợ quá hạn thì cũng làm NH mất cơ hội đầu tưvào những dự án khả thi, có khả năng mang lại lợi nhuận
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 26- Làm giảm uy tín của NH khi xảy ra rủi ro tín dụng: KH một khi mất lòng tin thì
sẽ không gửi tiền vào NH, thậm chí có thể có thể rút lại những khoản tiền đã gửi Điềunày, sẽ gây khó khăn cho việc huy động vốn và làm giảm quy mô hoạt động của NH.NHTM gặp rủi ro cũng sẽ làm mất lòng tin đối với các NH bạn, NH nước ngoài nênrất khó có thể nhận được những khoản tín dụng từ phía họ khi cần thiết Ngoài ra, NHkhó có thể có các quan hệ đại lý làm cầu nối trong quá trình thanh toán quốc tế, pháttriển các dịch vụ của NH
- Khả năng thanh toán của NH bị giảm đáng kể
Rủi ro tín dụng đã khiến cho việc hoàn trả tiền gửi của NH gặp nhiều khó khăn
Do chậm thu hồi từ các khoản đầu trong khi NH vẫn phải đều đặn trả lãi vốn theo
đúng kì hạn Chính vì điều này đã làm hạn chế khả năng thanh toán của NH
- Là nguy cơ dẫn đến phá sản NH Làm giảm sút lòng tin đặc biệt là đối với
người dân khi xảy ra rủi ro Họ lo sợ bị mất những khoản tiền đã gửi và sẽ rút tiềnnhanh hơn để tìm cơ hội đầu tư có lợi hơn ở một NH khác Nghiêm trọng hơn là khi
xảy ra tình trạng rút tiền ồ ạt dẫn đến sự phá sản thực sự của NH
- Hậu quả của sự phá sản NH không chỉ bản thân NH phải gánh chịu mà còn ảnh
hưởng đến toàn bộ hệ thống NH Điều này sẽ tạo ra một phản ứng dây chuyền gây ra
sự phá sản hàng loạt của các NH khác ảnh hưởng tiêu cực đến toàn bộ nền kinh tế
1.3 Các chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng
1.3.1 Tỷ lệ nợ quá hạn
Số dư nợ quá hạn
Tổng dư nợ
- “Tỷ lệ nợ quá hạn” phản ánh số dư nợ gốc và lãi đã quá hạn mà chưa thu hồi được
Nợ quá hạn cho biết cứ trên 100 đồng dư nợ hiện hành thì có bao nhiêu đồng đã quáhạn, đây là một chỉ tiêu cơ bản cho biết chất lượng hoạt động tín dụng của NH Đốivới các NHTM, tỷ lệ này khoảng 3%-5% là hợp lý
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 27- Tuy nhiên, chỉ số này chỉ phản ánh những số dư nợ thực sự đã quá hạn mà khôngphản ánh toàn bộ quy mô quá hạn Để khắc phục nhược điểm này, người ta sử dụngchỉ tiêu “tỷ lệ tổng dư nợ có nợ quá hạn”.
1.3.2 Tỷ lệ tổng dư nợ có hạn
Tổng dư nợ có hạn
Tổng dư nợ
1.3.3 Nợ xấu trên tổng dư nợ
- Theo quyết định Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22 tháng 4 năm 2005 củaThống đốc Ngân hàng Nhà nước
- Theo quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việcsửa đổi bổ sung một số điều của Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dựphòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD ban hành Quyết
định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22 tháng 4 năm 2005 của Thống đốc Ngân hàngNhà nước Điều 6 quy định:
TCTD thực hiện phân loại nợ theo 5 nhóm như sau:
Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn bao gồm:
- Các khoản nợ trung hạn và NH đánh giá là có khả năng thu hồi đủ cả gốc và lãi đúnghạn
- Các khoản nợ dưới 10 ngày và ngân hàng đánh giá là có đủ khả năng thu hồi đầy đủgốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng thời hạn còn lại
Nhóm 2: Nợ cần chú ý bao gồm:
- Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày
- Các khoản nợ điều chỉnh kì hạn trả nợ lần đầu
Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn bao gồm:
- Các khoản nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu
- Các khoản nợ được miễn giảm hoặc lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy
đủ theo HĐTD
Nhóm 4 : Nợ nghi ngờ bao gồm:
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 28- Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày.
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạntrả nợ được cơ cấu lại lần đầu
- Các khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ 2
Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn bao gồm:
- Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạntrả nợ được cơ cấu lại lần đầu
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được
cơ cấu lần thứ hai
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc
Dư nợ bình quânĐây là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của đồng vốn tín dụng thông qua tính luân chuyển
của nó, đồng vốn được quay càng nhanh thì càng hiệu quả và đem lại lợi ích cho ngânhàng
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 29đồng doanh số cho vay Hệ số thu hồi càng lớn thì càng được đánh giá tốt, cho thấy
công tác thu hồi vốn nhanh của NH càng hiệu quả và ngược lại
1.3.6 Hiệu suất sử dụng vốn
Tổng dư nợ cho vay
Tổng nguồn vốn huy động
Đây là chỉ tiêu phản ánh mối tương quan giữa nguồn vốn huy động và dư nợ cho vay
Hiệu suất sử dụng vốn càng cao chứng tỏ hoạt động kinh doanh của NH có hiệu quả
1.4.1 Khái niệm quản lý rủi ro tín dụng
Quản lý rủi ro tín dụng là việc các nhà quản trị NH xây dựng và thực thi cácchiến lược, chính sách quản lý, kinh doanh tín dụng, tăng cường biện pháp phòng ngừathông qua các công cụ quản lý thích hợp nhằm tối ưu khả năng thu hồi vốn vay từkhách hàng, hạn chế và giảm thấp nợ quá hạn, nợ xấu nhằm đạt các mục tiêu an toàn,hiệu quả, nâng cao chất lượng hoạt động của NH
1.4.2 Mục tiêu quản lý rủi ro tín dụng
Tín dụng là một trong những nghiệp vụ hàng đầu, có ý nghĩa quan trọng trongquyết định đối với sự tồn tại và phát triển của một NH Vì vậy, sự tăng về số lượng dự
nợ sẽ là tín hiệu đáng mừng cho NH song cũng tiềm ẩn xác xuất rủi ro lớn Lúc này
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 30nhà quản trị NH đứng trước lựa chọn là số dư nợ tăng và hạn chế rủi ro tín dụng có thểxảy ra Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt hiện nay thì yêu cầu cơ bản của NH là “hiệnthực, khả thi và hiệu quả” Để thực hiện được yêu cầu này thì các nhà quản trị phải
tính toán đến khả năng lấy những khoản không rủi ro để bù đắp vào những khoản rủi
ro tiềm ẩn
Dù rằng đứng trước những sự lựa chọn thì mục tiêu quản lý rủi ro tín dụng vẫntối đa hóa tỷ lệ thu hồi vốn thông qua việc duy trì mức độ rủi ro có thể chấp nhận được
và hạn chế mức tối đa tác động tiêu cực của các khoản nợ xấu
1.4.3 Ý nghĩa của việc quản lý rủi ro tín dụng
Rủi ro tín dụng là điều khó tránh khỏi trong hoạt động kinh doanh ngân hàng,quản lý rủi ro tín dụng nhằm mục đích tối đa hóa tỷ lệ thu hồi vốn thông qua việc duytrì một mức độ rủi ro nhất định Quản lý rủi ro tín dụng có hiệu quả sẽ góp phần làm
ổn định sự hoạt động của bất kỳ NH nào
Quản lý rủi ro tín dụng đạt hiệu quả cao tức là NH cho vay và thu hồi được cảgốc lẫn lãi đối với hầu hết các khách hàng, góp phần làm tăng thu nhập cho NH, nângcao uy tín, đạt được niềm tin của KH, khi đó NH sẽ có điều kiện thuận lợi để mở rộngtín dụng, thực hiện có hiệu quả chính sách khách hàng
Mặt khác, NH có vai trò trung gian trong nền kinh tế, có mối quan hệ ràng buộcvới tất cả các chủ thể liên quan như DN, cơ quan nhà nước, cá nhân và hộ gia
đình Quản trị rủi ro tín dụng có vai trò quan trọng trong toàn bộ nền kinh tế NH cho
vay có hiệu quả cũng có nghĩa là khách hàng sử dụng vốn vay đạt hiệu quả cao, qua đó
NH cũng có khả năng thanh toán cho người gửi tiền Như vậy, nó góp phần thúc đẩyphát triển kinh tế, nâng cao khả năng thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô của Chínhphủ
1.4.4 Nguyên tắc Basel trong quản lý rủi ro tín dụng
Ủy ban Basel đã ban hành 17 nguyên tắc về quản lý nợ xấu mà thực chất là đưa
ra các nguyên tắc trong quản trị rủi ro tín dụng, đảm bảo tính hiệu quả và an toàn tronghoạt động cấp tín dụng Các nguyên tắc này tập trung vào các nội dung cơ bản sau đây:
- Xây dựng môi trường tín dụng thích hợp (3 nguyên tắc): Trong nội dung này,
ủy ban Basel yêu cầu Hội đồng quản trị thực hiện phê duyệt định kỳ chính sách rủi ro
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 31tín dụng, xem xét rủi ro tín dụng và xây dựng một chiến lược xuyên suốt trong quátrình hoạt động của NH (tỷ lệ nợ xấu, mức độ chấp nhận rủi ro ) Trên cơ sở này, BanTổng giám đốc có trách nhiệm thực thi các định hướng này phát triển các chính sách,thủ tục nhằm phát hiện, đo lường Theo dõi và kiểm soát nợ xấu trong mọi hoạt độngcủa mình, đặc biệt là các sản phẩm mới phải có sự phê duyệt của Hội đồng quản trịhoặc Ủy ban của Hội đồng quản trị.
- Thực hiện cấp tín dụng lành mạnh (4 nguyên tắc): Các NH cần xác định rõ ràngcác chỉ tiêu cấp tín dụng lành mạnh (thị trường mục tiêu, đối tượng khách hàng, điềukhoản và điều kiện cấp tín dụng ) NH cần xây dựng các hạn mức tín dụng cho từngloại khách hàng vay vốn để tạo ra các loại hình rủi ro tín dụng khác nhau nhưng có thể
so sánh và theo dõi trên cơ sở xếp hạng tín dụng nội bộ đối với KH trong các lĩnh vực,ngành nghề khác nhau NH phải có quy trình rõ ràng trong phê duyệt tín dụng, các sửa
đổi tín dụng với sự tham gia của các bộ phận tiếp thị, bộ phận phân tích tín dụng và bộ
phận phê duyệt tín dụng cũng như trách nhiệm rạch ròi của các bộ phận tham gia, đồngthời, cần phát triển đội ngũ nhân viên quản lý rủi ro tín dụng có kinh nghiệm, kiếnthức nhằm đưa ra các nhận định thận trọng trong việc đánh giá phê duyệt rủi ro tíndụng Việc cấp tín dụng cần được thực hiện trên cơ sở giao dịch công bằng giữa cácbên, đặc biệt cần có sự thận trọng và đánh giá hợp lý đối với khoản tín dụng cấp chocác khách hàng có quan hệ
- Duy trì một quá trình quản lý, đo lường và theo dõi tín dụng phù hợp (10Nguyên tắc): Các NH cần có hệ thống quản lý một cách cập nhật đối với các danh mục
đầu tư có rủi ro tín dụng, bao gồm hồ sơ cập nhật tín dụng, thu thập thông tin tài chính
hiện hành, dự thảo các văn bản hợp đồng vay theo quy mô và mức độ phức tạp của
NH Đồng thời, hệ thống này có khả năng nắm bắt và kiểm soát tình hình tài chính, sựtuân thủ các thỏa thuận trong HĐTD của khách hàng để phát hiện kịp thời nhữngkhoản vay có vấn đề NH cần có hệ thống khắc phục sớm đối với các khoản tín dụngxấu, quản lý các khoản tín dụng có vấn đề Các chính sách rủi ro tín dụng của NH cầnchỉ rõ cách thức quản lý các khoản tín dụng có vấn đề Trách nhiệm đối với các khoảntín dụng này có thể giao cho tiếp thị hay bộ phận xử lý nợ hoặc kết hợp hai bộ phậnnày, tùy theo quy mô và bản chất của mỗi khoản tín dụng Ủy ban Basel cũng khuyến
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 32khích các NH phát triển và xây dựng hệ thống XHTDNB trong quản lý rủi ro tín dụng,giúp phân biệt các mức độ rủi ro tín dụng trong tài sản tiềm năng rủi ro của NH.
Như vậy, trong xây dựng mô hình quản lý rủi ro tín dụng, nguyên tắc Basel có
một số điểm cơ bản:
- Phân tách bộ máy cấp tín dụng theo các bộ phận tiếp thị, bộ phận phân tích tíndụng và bộ phận phê duyệt tín dụng cũng như trách nhiệm rạch ròi của các bộ phậntham gia
- Nâng cao năng lực của cán bộ quản lý rủi ro tín dụng
- Xây dựng một hệ thống quản lý và cập nhật thông tin hiệu quả để duy trì mộtquá trình đo lường, theo dõi tín dụng thích hợp, đáp ứng yêu cầu rủi ro tín dụng
1.4.5 Các mô hình đo lường rủi ro tín dụng
1.4.5.1 Mô hình định tính về đo lường rủi ro tín dụng
Hệ thống tiêu chuẩn thường được các NH sử dụng trong mô hình định tính là tiêuchuẩn 6C
1.Character (Tư cách của người vay): Tiêu chuẩn này thể hiện tinh thần trách
nhiệm, tính trung thực, mục đích rõ ràng và thiện chí trả nợ của người vay Khi quyết
định cho vay, CBTD phải chắc chắn tin rằng người xin vay có mục đích tín dụng rõ
ràng và có thiện chí trả nợ nghiêm chỉnh khi đến hạn
2.Capacity (Năng lực của người vay): CBTD phải chắc chắn rằng người xin vay
phải có đủ năng lực hành vi và năng lực pháp lý để kí kết HĐTD
3.Cash (Thu nhập của người vay): Tiêu chuẩn thu nhập của người vay tập trung
vào câu hỏi: Người vay có khả năng tạo ra đủ tiền để trả nợ hay không? Nhìn chung,
người vay có ba khả năng để tạo ra tiền đó là: dòng tiền ròng từ doanh thu bán hàng,
dòng tiền phát hành chứng khoán và dòng tiền bán thanh lý tài sản Bất cứ nguồn thunào từ ba khả năng trên đều có thể sử dụng để trả nợ vay cho NH
4.Collateral (Tài sản đảm bảo): Một khoản tín dụng nếu được bảo đảm bằng tài
sản cầm cố hay tài sản thế chấp sẽ gắn chặt hơn trách nhiệm và nghĩa vụ trả nợ của
người vay Nếu xảy ra những rủi ro khách quan, người vay không được trả nợ thì tài
sản cầm cố, thế chấp sẽ trở thành nguồn thu nợ thứ hai của NH Tài sản cầm cố thếchấp cũng phải đáp ứng những yêu cầu và điều kiện nhất định theo quy định của NH
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 335.Conditions (Các điều kiện): Để đánh giá xu hướng ngành và điều kiện kinh tế
có ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động kinh doanh của khách hàng, CBTD cần phảibiết được thực trạng về ngành nghế công việc kinh doanh của khách hàng, cũng như
khi các điều kiện kinh tế thay đổi sẽ ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động của người
vay
6.Control (kiểm soát người vay): NH có kiểm soát được khách hàng sử dụng tiền
vay hay không? Tập vào những vấn đề như: các thay đổi trong pháp luật và quy chế có
ảnh hưởng đến người vay? Yêu cầu tín dụng của người vay có đáp ứng tiêu chuẩn của
NH và của nhà quản lý về chất lượng tín dụng
1.4.5.2 Mô hình lượng hóa rủi ro tín dụng
Mô hình điểm số Z (Z- Credit scoring model)
Mô hình điểm số Z: Đây là mô hình do E.I.Altman xây dựng để cho điểm tíndụng đối với các DN vay vốn.Đại lượng Z dùng làm thước đo tổng hợp để phân loạirủi ro tín dụng đối với người vay và phụ thuộc vào trị số của các chỉ số tài chính của
người vay.Tầm quan trọng của các chỉ số này trong việc xác định xác suất vỡ nợ củangười vay trong quá khứ Từ đó Altman đã xây dựng mô hình tính điểm như sau:
Z=1,2 X1+ 1,4 X2+3,3 X3+0.6 X4+1.0 X5
Trong đó:
X1=Hệ số vốn lưu động / Tổng tài sản
X2= Hệ số lãi chưa phân phối / Tổng tài sản
X3= Hệ số lợi nhuận trước thuế và lãi / Tổng tài sản
X4= Hệ số giá trị thị trường của tổng vốn sở hữu / Giá trị hoạch toán tổng nợX5= Hệ số doanh thu / Tổng tài sản
Trị số Z càng cao, người vay có xác suất vỡ nợ càng thấp.Vậy khi trị số Z thấphoặc là một số âm lẽ là căn cứ xếp khách hàng vào nhóm nguy cơ vỡ nợ cao Theo môhình cho điểm Z của Altman, bất cứ công ty nào có điểm số thấp hơn 1,81 phải đượcxếp vào nhóm có nguy cơ rủi ro tín dụng cao Tuy nhiên, mô hình này cũng có nhữnghạn chế chỉ phân biệt được khách hàng thành hai nhóm vỡ nợ và không vỡ nợ Hơnnữa, mô hình này lại không tịnh đến một số nhân tố quan trọng nhưng khó lượng hóa
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 34mà lại ảnh hưởng quan trọng đến mức độ rủi ro tín dụng như danh tiếng, mối quan hệtruyền thống, chu kì kinh doanh
1.4.6 Nội dung quản lý rủi ro tín dụng
1.4.6.1 Sàng lọc lựa chon khách hàng
Sự lựa chọn đối nghịch trong thị trường cho vay đòi hỏi ngân hàng phải sànglọc và lựa chọn khách hàng vay Để hạn chế rủi ro tín dụng, NH phải lựa chọn nhữngkhách hàng vay có triển vọng tốt ra khỏi những khách hàng vay có triển vọng xấu
Đối với những khách hàng là cá nhân, NH cần tập hợp thông tin về tuổi tác, thu nhập,
tài sản, tình trạng hôn nhân, thời gian làm việc, những khoản tiền đã vay và nhữngmón tiền vay còn tồn đọng ,cụ thể phải thẩm định khách hàng về: Năng lực tài chính
và năng lực pháp lý của khách hàng, tính cách và uy tín của khách hàng, mục đích vayvốn của khách hàng
Phương án vay vốn và khả năng trả nợ
Đối với khách hàng vay là các DN, NH phải tiến hành thẩm định dự án đầu tư
xem xét hiệu quả kinh tế từ đó mới có quyết định cho vay Trình tự thẩm định bắt đầunghiên cứu từ hiệu quả kinh tế, sau đó mới xem xét đến các mục khác Thẩm định dự
án vay vốn được tiến hành tuần tự theo các nội dung sau: Thẩm định về hiệu quả kinh
tế của dự án và các điều kiện để vay vốn, thẩm định hiệu quả kinh tế để quyết định cóvay hay không nên cần phải thẩm định khả năng trả nợ của khách hàng
Thẩm định về điều kiện vay vốn: Cần phải thẩm định tư cách pháp nhân củachủ đầu tư về vốn đầu tư tham gia dự án, cần phải xem xét về nguồn tài chính của chủ
đầu tư Thẩm định kỹ thị trường đầu vào Thẩm định rõ ràng về phương diện tài chính
Ngoài thẩm định dự án đầu tư, NH cũng cần phải xem xét kỹ phương án thi công, vìnếu phương án thi công không được tính toán thích hợp thì sẽ kéo dài thời gian thicông và có thể làm lỡ thời cơ đưa công trình vào SXKD đúng thời hạn
1.4.6.2 Lượng hóa và đánh giá rủi ro tín dụng
Lượng hóa rủi ro tín dụng: Là xác định mức rủi ro trên cơ sở xác định các chỉtiêu định lượng và định tính, làm căn cứ để xác định giới hạn tín dụng tối đa Việc xây
dựng mô hình thích hợp để lượng hóa mức độ rủi ro mang lại từ phía KH, từ đó xác
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 35định phần bù rủi ro và giới hạn tín dụng tối đa với một khách hàng Hiện nay có một
số mô hình được ứng dụng tương đối phổ biến
Mô hình xếp hạng của Moody’s và Standard & Poor’s
Rủi ro thường được thể hiện bằng việc xếp hạng trái phiếu và những khoản vay.Việc xếp hạng này được thực hiện bởi một số dịch vụ xếp hạng, trong đó có Moody’s
và Standard & Poor’s là những dịch vụ tốt nhất Dưới đây là mô hình xếp hạng củaMoody’s và Standard & Poor’s:
Bảng 1.1 Mô hình xếp hạng của Moody’s và Standar & Poo’r
Nguồn tiêu thụ Xếp hạng Tình trạng
Standard & Poor’s
Aaa Chất lượng cao nhất,rủi ro thấp nhất
A Chất lượng trên trung bìnhBaa Chất lượng trung bình
Ba Chất lượng trung bình mang yếu tố đầu cơ
B Chất lượng dưới trung bình
C Chất lượng kém, triển vọng xấu nhất
BB Chất lượng trung bình mang yếu tố đầu cơ
B Chất lượng dưới trung bình
C Chất lượng kém nhất, triển vọng xấu nhất(Nguồn: Giáo trình quản trị ngân hàng thương mại hiện đại)
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 361.4.6.2 Giám sát việc thực hiện vốn vay
Để hạn chế khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích hoặc sử dụng vốn vào mụcđích kinh doanh có mức độ rủi ro cao, dẫn đến ít có khả năng được chọn thanh toán
Trong quá trình cho vay, CBTD cần phải thường xuyên kiểm tra đánh giá tình hình sửdụng vốn của khách hàng, để biết được khách hàng có tuân thủ chặt chẽ các điềukhoản, NH sẽ hối thúc và yêu cầu khách hàng thực hiện đúng điều khoản đã được kíkết
1.4.6.3 Xây dựng quan hệ lâu dài với khách hàng
Xây dựng mối quan hệ với khách hàng giúp NH giảm bớt các chi phí trong thuthập thông tin và dễ dàng hơn trong việc sàn lọc khách hàng, từ đó hạn chế đượcnhững rủi ro đạo đức có thể bất ngờ xảy ra ngoài dự tính Mặt khác, những khách hàngtruyền thống sẽ tiếp cận với những khoản vay dễ dàng hơn với lãi suất thấp hơn
1.4.6.4 Hạn mức tín dụng
NH còn tạo mối quan hệ lâu dài và thu nhập thông tin bằng cách phát hành hạnmức tín dụng cho khách hàng thương mại Điều này giúp các doanh nghiệp có đượcnguồn tín dụng sẵn sàng khi cần, giúp NH dễ dàng thu thập thông tin, giảm thiểu chiphí trong quá trình sàn lọc
1.4.6.5 Nâng cao hiệu quả thẩm định và quản lý bảo đảm tiền vay
Bảo đảm tiền vay là một trong những công cụ quan trọng để quản lý rủi ro tíndụng Biện pháp bảo đảm tiền vay hữu hiệu nhất là sử dụng tài sản cầm cố, thế chấp
Trong trường hợp khách hàng không hoàn trả được vốn vay và lãi, NH có thể bánTSCĐ để bù lại những tổn thất của mình do khách hàng gây nên Tuy nhiên, trong quy
trình quản lý TSBĐ cần lưu ý giá trị có thể chuyển đổi thành tiền thực tế trên thị
trường
1.4.6.6 Bảo hiểm tín dụng
Trong hoạt động tín dụng, có những khách hàng vay mang nhiều rủi ro nhưnglại là khách hàng tiềm năng Để hạn chế rủi ro trong trường hợp này, NH có thểchuyển giao rủi ro cho các chủ thể có khả năng chịu đựng rủi ro bằng cách thực hiệnbảo hiểm tín dụng
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 371.4.6.8 Xây dựng quy trình quản lý rủi ro tín dụng phù hợp với thực tế của ngân hàng
Thứ nhất, nhận diện và phân loại rủi ro tín dụng Nhận diện các dấu hiệu rủi ro
là một trong những khâu quan trọng nhất trong quy trình quản lý rủi ro tín dụng Trên
cơ sở dữ liệu thu thập được, tiến hành so sánh với các tiêu chuẩn, tham khảo sự phát
triển của ngành nghề, mô hình chấm điểm, xếp loại từng khách hàng để có thể cảnhbáo sớm, nhận diện được rủi ro tín dụng tiềm ẩn
Thứ hai, đánh giá và đo lường rủi ro Đánh giá và đo lường rủi ro là quá trình
xem xét và phân loại các rủi ro để phân biệt những nguyên nhân nào gây ra rủi ro chủyếu, loại rủi ro nào xuất hiện nhiều nhất, loại rủi ro nào gây mức độ tổn thất nặng nềnhất để tìm ra biện pháp quản lý phù hợp với từng loại rủi ro Để đánh giá và đo
lường rủi ro, người ta sử dụng mô hình chấm điểm tín dụng như: Mô hình điểm số
Z-SCORE của ALTMAN, mô hình rủi ro tín dụng ZETA
1.4.6.9 Lập quỹ dự phòng rủi ro
Quỹ dự phòng rủi ro tạo ra nguồn bù đắp tổn thất cho NH khi có rủi ro xay ra
Do vậy, lập quỹ dự phòng rủi ro được coi là một trong những biện pháp quan trọng để
tăng khả năng chống rủi ro của NH, giúp NH có thể ổn định và phát triển được hoạtđộng kinh doanh trong trường hợp có rủi ro xảy ra
Trang 38Miễn, giảm lãi tiền vay: Khách hàng bị tổn thất về tài sản có liên quan đến vốnvay do nguyên nhân khách quan, dẫn đến khó khăn tài chính có thể làm đơn đề nghị
NH xem xét, giảm lãi tiền vay
Chuyển nợ quá hạn: Nếu đến hạn trả nợ, khách hàng không trả được nợ và không
được chấp thuận cho điều chỉnh kỳ hạn nợ hoặc gia hạn nợ, NH sẽ chuyển toàn bộ số
nợ gốc chưa trả của DN sang nợ quá hạn Tuy nhiên lãi suất nợ qua suất nợ quá hạnchỉ áp dụng cho các khoản nợ đến hạn trong thời gian chậm trả
Trả nợ bằng xử lý TSBĐ: NH sẽ xử lý TSBĐ để thu hồi nợ khi khách hàng vay
không được thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ trả nợ TSBĐ được xử lýtheo các phương thức đã thỏa thuận trong HĐTD hoặc hợp đồng bảo đảm giữa NH và
bên bảo đảm
Trường Đại học Kinh tế Huế