1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Chi nhánh Phố Núi,Gia Lai

26 64 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 304,22 KB

Nội dung

Đề tài tập trung nghiên cứu vấn đề xung quang công tác quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân kinh doanh. Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân kinh doanh. Phân tích thực trạng quản trị rủi ro tín dụng cá nhân kinh doanh tạiChi nhánh BIDV Phố Núi, Gia Lai.

Trang 1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

TRẦN ANH TRÂN

QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY

CÁ NHÂN KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ

VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM, CHI NHÁNH PHỐ NÚI, GIA LAI

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG

Mã số: 60.34.02.01

Đà Nẵng - 2019

Trang 2

Công trình được hoàn thành tại TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN

Người hướng dẫn KH: PGS.TS NGUYỄN NGỌC VŨ

Phản biện 1: PGS.TS Lâm Chí Dũng

Phản biện 2: PGS.TS Lê Huy Trọng

Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 09 tháng 3 năm 2019

Có thể tìm hiểu luận văn tại:

- Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng

- Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Hoạt động tín dụng khách hàng cá nhân kinh doanh tại BIDV Phố Núi, Gia Lai từ trước đến nay vẫn chưa được xem là hoạt động mang lại lợi nhuận cao và chưa được chú trọng Mặc dù với dư nợ tín dụng cá nhân kinh doanh chiếm trên 40% tổng dư nợ trong những năm gần đây cho việc đẩy mạnh hoạt động tín dụng cá nhân kinh doanh đi kèm với quản trị hiệu quả rủi ro tín dụng là một trong những định hướng kinh doanh quan trọng của Chi nhánh BIDV Phố Núi, Gia Lai trong thời gian đến Với những biến động của thị trường trong đó có thị trường tài chính và tiền tệ trong thời gian gần đây, đặc biệt là cuộc chiến tranh kinh tế Mỹ - Trung đã, đang và sẽ xảy ra đòi hỏi BIDV nói chung và Chi nhánh BIDV Phố Núi, Gia Lai nói riêng cần xây dựng và hoàn thiện công các quản trị rủi ro tín dụng, đặc biết tín dụng cho vay cá nhân kinh doanh một cách chủ động

hơn Xuất phát từ yêu cầu thực tế này tác giả đã chọn đề tài “Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Chi nhánh Phố Núi, Gia Lai” làm luận văn tốt nghiệp

2 Mục tiêu nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu vấn đề xung quang công tác quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân kinh doanh Hệ thống hóa cơ sở

lý luận vềquản trị rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân kinh doanh Phân tích thực trạng quản trị rủi ro tín dụng cá nhân kinh doanh tại Chi nhánh BIDV Phố Núi, Gia Lai Đề ra một số Khuyến nghị nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả công tác quản trị rủi ro tín dụng cá

nhân kinh doanh tại Chi nhánh BIDV Phố Núi, Gia Lai

3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

Trang 4

3.1 Đối tượng nghiên cứu: Quản trị rủi ro tín dụng cá nhân

kinh doanh và công tác quản trị rủi ro tín dụng cá nhân kinh doanh tại Chi nhánh BIDV Phố Núi, Gia Lai

3.2 Phạm vi nghiên cứu:- Thời gian nghiên cứu: năm số liệu

nghiên cứu 2015-2017, Khuyến nghị đến 2025

- Không gian nghiên cứu: Chi nhánh BIDV Phố Núi, Gia Lai

4 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu dựa trên sự kết hợp hai phương pháp nghiên cứu là phương pháp nghiên cứu định tính và kết hợp thống kê mô tả, trong đó phương pháp nghiên cứu định tính được lựa chọn làm phương pháp nghiên cứu chủ đạo

Để thực hiện đề tài cần thu thập được các số liệu thứ cấp liên qan đến tình hình quản trị rủi ro tính dụng trong cho vay khách hàng

cá nhân kinh doanh tại Chi nhánh BIDV Phố Núi, Gia Lai: dư nợ cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh, cơ cấu dư nợ cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh, tình hình nợ xấu trong cho vay khách hàng

cá nhân kinh doanh… trong 3 năm từ năm 2015 đến năm 2017

5 Tổng quan tài liệu nghiên cứu

6 Bố cục của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và các danh mục, đề tài được bố cục làm ba chương:

Chương1: Lý luận cơ bản về quản trị rủi ro tín dụng cá nhân

kinh doanh tại NHTM

Chương2: Thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng cá nhân

kinh doanh tại Chi nhánh BIDV Phố Núi, Gia Lai

Chương3: Khuyến nghị hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín

dụng cá nhân kinh doanh tại Chi nhánh BIDV Phố Núi, Gia Lai

Trang 5

CHƯƠNG 1

LÝ LUẬNCƠ BẢNVỀQUẢNTRỊRỦIROTÍN DỤNG

CÁ NHÂN KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TÍN DỤNG CÁ NHÂN VÀ

QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CÁ NHÂN

Tín dụng

Tín dụng cá nhân kinh doanh

b Đặc điểm của tín dụng cá nhân kinh doanh

Tín dụng cá nhân kinh doanh có một số đặc điểm sau:

Quy mô khoản vay nhỏ

Gây tốn kém nhiều chi phí

c Vai trò của tín dụng cá nhân kinh doanh trong nền kinh tế

Đối với nền kinh tế - xã hội

- Góp phần tạo sự năng động cho các thành phần kinh tế

- Góp phần tạo sự ổn định về mặt xã hội

Đối với ngân hàng

- Quản trị RRTD giúp nâng cao chất lượng tín dụng, hạn chế rủi

ro, giảm thiệt hại cho ngân hàng

- Quản trị RRTD tạo sự an toàn, ổn định trong kinh doanh cho

khách hàng cá nhân kinh doanh

- Quản trị RRTD giúp nâng cao lợi thế cạnh tranh của ngân hàng

- Góp phần phân tán rủi ro cho ngân hàng

Đối với khách hàng cá nhân kinh doanh

Tín dụng cá nhân kinh doanh giúp cho các hộ gia đình có điều kiện để mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh trong ngành

Trang 6

1.2 QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY CÁ NHÂN KINH DOANH TẠI NHTM

1.2.1 Mục tiêu của quản trị rủi ro tin dụng trong cho vay cá nhân kinh doanh

Nâng cao chất lượng tín dụng, hạn chế rủi ro, giảm thiệt hại cho

ngân hàng

Trong điều kiện môi trường kinh tế cạnh tranh, rủi ro tín dụng

là vấn đề mà các NHTM luôn quan tâm đặc biệt để nâng cao chất lượng hoạt động cho vay, vốn là hoạt động đem lại nguồn thu nhập chính cho ngân hàng

1.2.2 Nhận dạng rủi ro tín dụng cá nhân kinh doanh

Nhận dạng rủi ro là quá trình xác định liên tục, có hệ thống

nhằm theo dõi, xem xét, nghiên cứu môi trường hoạt động và quy trình cho vay để thống kê các dạng RRTD, xác định nguyên nhân gây ra rủi ro trong từng thời kỳ và dự báo được những nguyên nhân tiềm ẩn có thể gây ra RRTD

1.2.3 Đo lường rủi ro tín dụng cá nhân kinh doanh

Đo lường rủi ro tín dụng là việc xây dựng mô hình thích hợp để lượng hóa mức độ rủi ro của khách hàng, từ đó xác định phần bù rủi

ro và giới hạn tín dụng an toàn tối đa đối với một khách hàng cũng

như để trích lập dự phòng rủi ro

1.2.4 Kiểm soát rủi ro tín dụng

“Kiểm soát rủi ro là việc sử dụng các biện pháp, kỹ thuật, công

cụ, chiến lược và những quá trình nhằm biến đổi rủi ro của một tổ chức thông qua việc né tránh, ngăn ngừa, giảm thiểu bằng cách kiểm soát tần suất và mức độ của rủi ro, tổn thất hoặc lợi ích

Để kiểm soát rủi ro tín dụng, ngân hàng cần xây dựng được hệ thống các công cụ hạn chế rủi ro như:

Trang 7

- Chính sách thiết lập giới hạn tín dụng

- Giới hạn tín dụng một khách hàng

- Giới hạn tín dụng nhóm khách hàng có liên quan

- Xây dựng và tuân thủ tiêu chuẩn cấp tín dụng

- Giới hạn tín dụng theo ngành hoặc lĩnh vực

1.2.5 Tài trợ rủi ro tín dụng

“Tài trợ rủi ro tín dụng là những kỹ thuật, công cụ được sử dụng để tài trợ cho chi phí của rủi ro và tổn thất từ hoạt động tín dụng

1.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QTRR TÍN DỤNG CÁ NHÂN KINH DOANH

 Môi trường quản trị rủi ro tín dụng

 Chính sách tín dụng và quy trình tín dụng của Ngân hàng

 Cơ cấu tổ chức, thẩm quyền, chất lượng nhân sự đối với bộ phận quản lý rủi ro tín dụng

 Hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ của tổ chức tín dụng

Từ phía khách hàng

 Trình độ và năng lực của người vay

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trang 8

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CÁ NHÂN KINH DOANH TẠI CHI NHÁNH BIDV

PHỐ NÚI, GIA LAI

2.1 TỔNG QUAN VỀ CHI NHÁNH BIDV PHỐ NÚI, GIA LAI 2.1.1 Giới thiệu về chi nhánh

2.1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh

2.1.3 Đặc điểm tổ chức quản lý

2.1.4 Tình hình hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Phố Núi, Gia Lai

a Tình hình huy động vốn

Bảng 2.1 Tình hình huy động vốn theo kỳ hạn

Qua bảng số liệu cho thấy tình hình huy động vốn của chi nhánh từ 2015-2017 rất khả quan và có tốc độ tăng trưởng tốt Cụ thể năm 2015 là 456.641triệu đồng, năm 2016 là 879.924 và năm 2017 tăng lên tới 1.180.608 triệu đồng Vì sau thời gian sáp nhập và hoạt động kinh doanh của chi nhánh theo mô hình và thương hiệu của Ngân hàng BIDV nên uy tín của chi nhánh tăng nhanh, mang đến sự yên tâm cho khách hàng tiền gởi trên địa bàn tỉnh Gia Lai

Tuy nhiên nguồn vốn huy động ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trên tổng thể nguồn vốn huy động của chi nhánh, điều đó sẽ dẫn đến việc chi nhánh gặp khó khăn trong việc duy trì sự ổn định nguồn vốn

để hoạt động

b.Tình hình cho vay

Công tác cho vay là công tác quan trọng đối với sự phát triển của Ngân hàng, đem lại nguồn thu nhập chủ yếu của ngân hàng

Trang 9

BIDV Chi nhánh Phố Núi, Gia Lai trong những năm qua chi nhánh

đã cho vay thể hiện qua số liệu sau:

Bảng 2.2 Dư nợ cho vay tại BIDV Phố Núi giai đoạn năm 2015-2017

Chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu cho vay theo thời hạn vay

là loại hình cho vay ngắn hạn, do BIDV Chi nhánh Phố Núi, Gia Lai huy động phần lớn là vốn ngắn hạn nên tỷ lệ cho vay ngắn hạn chiếm

tỷ trọng lớn Năm 2015, tỷ trọng cho vay ngắn hạn chiếm 68%, cho vay trung hạn chiếm 32% Năm 2016, tỷ trọng cho vay ngắn hạn của BIDV Chi nhánh Phố Núi, Gia Lai chiếm 63,87%, cho vay trung và dài hạn chiếm 36,13% Năm 2017 tỷ lệ này đã có sự thay đổi theo hướng giảm tỷ lệ cho vay ngắn hạn và tăng tỷ lệ cho vay trung hạn

Dư nợ cho vay ngắn hạn và trung, dài hạn năm 2017 lần lượt chiếm 58,92% và 41,08% tổng dư nợ

c Về tình hình tài chính

Bảng 2.3 Tình hình hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Đầu tư

và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Phố Núi 2015 – 2017

Qua bảng số liệu lợi nhuận của chi nhánh tăng qua các năm từ

2015 đến 2017 Năm 2015 là 26.759 tỷ đồng; năm 2016 là 42.497 tỷ đồng, năm 2017 là 63.855 tỷ đồng Qua bảng số liệu cho thấy hoạt động kinh doanh của chi nhánh tăng trưởng rất tốt Chi nhánh đã hoàn thành tốt chỉ tiêu được giao từ Hội sở Ngân hàng BIDV Tuy nhiên nguồn thu nhập chủ yếu là từ hoạt động cho vay, qua đó cho thấy nguồn thu nhập của chi nhánh sẽ không ổn định lâu dài được khi hoạt động cho vay gặp khó khăn, chi nhánh cần tập trung nâng cao phát triển các phẩm phi tín dụng nhằm tăng trưởng ổn định và hiệu, vì theo xu hướng của một ngân hàng lớn và hiện đại, tỷ trọng nguồn thu nhập mang lại từ cung cấp các dịch vụ phi tín dụng luôn đạt tỷ trọng 40% trở lên

Trang 10

2.2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CÁ NHÂN KINH DOANH TẠI CHI NHÁNH BIDV PHỐ NÚI, GIA LAI

2.2.1 Công tác nhận dạng rủi ro tín dụng

(1) Hoạt động tiếp xúc KH khi đề nghị vay vốn

(2) Hoạt động tiếp xúc KH khi tiến hành thẩm định, tái thẩm định

(3) Phân tích các báo cáo, các thông tin của KH cung cấp (4) Giao tiếp trong nội bộ tại chi nhánh

(5) Kiểm tra sau cho vay

(6) Công tác kiểm toán nội bộ định kỳ

(7) Công tác tổng kết và đánh giá thông qua các báo cáo

2.2.2 Công tác đo lường rủi ro tín dụng

Xếp hạng tín dụng cá nhân kinh doanh tại Chi nhánh BIDV Phố Núi , Gia Lai thực hiện theo quy định tại chính sách tín dụng và theo điều 6, điều 7 Quyết định 22/2014/QD-Ngân hàng Nhà nước

Cán bộ tín dụng sẽ thu thập thông tin khách hàng theo mẫu có sẵn và nhập liệu vào hệ thống chương trình xếp hạng có sẵn, sau khi nhập liệu và được cán bộ lãnh đạo tín dụng duyệt hệ thống sẽ cho ra kết quả xếp hạng

- Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của tín dụng cá nhân kinh doanh tại Chi nhánh BIDV Phố Núi, Gia Lai bao gồm: Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ cho cá nhân kinh doanh (với mục đích vay kinh doanh) và hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ cho cá nhân kinh doanh

Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ cho cá nhân kinh doanh

Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ cho cá nhân kinh doanh

Kết quả đo lường công tác rủi ro tín dụng cá nhân tại chi nhánh

Trang 11

 Tín dụng cá nhân và rủi ro tín dụng cá nhân theo kỳ hạn vay

Nợ quá hạn và nợ xấu của tín dụng cá nhân tại BIDV Chi nhánh Phố Núi, Gia Lai tập trung chủ yếu ở các món vay kỳ hạn ngắn, qua

đó cho công tác quản trị rủi ro tín dụng cá nhân tại Chi nhánh BIDV

Phố Núi, Gia Lai

Bảng 2.5 TDCN và Rủi ro TDCN theo kỳ hạn từ năm 2015

 Tín dụng cá nhân và rủi ro tín dụng cá nhân theo tài sản đảm bảo

Rủi ro phân theo tài sản đảm bảo tập trung chủ yếu ở các món vay thế chấp bất động sản mà cụ thể ở đây là nhà ở và quyền sử dụng đất

Bảng 2.6 TDCN và rủi ro TDCN theo tài sản đảm bảo từ năm

2015 đến năm 2017

Theo số liệu tại bảng 2.6 về cơ cấu tín dụng cá nhân phân theo tài sản đảm bảo tại BIDV Phố Núi, Gia Lai thì hầu hết tất cả món vay đều có tài sản đảm bảo, những món vay không tài sản đảm bảo chủ yếu là cho vay cán bộ nhân viên BIDV Phố Núi với nguồn trả nợ

Trang 12

cá thể là có dư nợ cao nhất và đồng thời rủi ro tín dụng cũng chủ yếu tập trung ở sản phẩm này Sản phẩm cho vay chưa phát sinh rủi ro tín dụng trong những năm gần đây đó là cho vay cán bộ nhân viên và cho vay cầm cố giấy tờ có giá

Bảng 2.7 TDCN và rủi ro TDCN theo sản phẩm tín dụng từ

năm 2015 đến năm 2017

- Theo số liệu tại bảng 2.7, hoạt động tín dụng cá nhân BIDV Phố Núi, Gia Lai tập trung ở 5 nhóm sản phẩm chủ yếu: Cho vay bất động sản (mua nhà, xây nhà), cho vay mua phương tiện vận tải, cho vay sản xuất kinh doanh, cho vay cán bộ nhân viên, cho vay cầm cố giấy tờ có giá và cho vay tiêu dùng loại khác (du học, chữa bệnh…)

 Tín dụng cá nhân và rủi ro tín dụng cá nhân theo nhóm

nợ

Việc đo lường, đánh giá rủi ro tín dụng cá nhân kinh doanh tại Chi nhánh BIDV Phố Núi, Gia Lai được thực hiện thông qua hoạt động xếp hạng tín dụng khách hàng theo năm nhóm theo cách tính xếp hạng như trên, kết quả như sau:

Bảng 2.8 Xếp hạng rủi ro TDCN theo nhóm nợ từ năm 2015

cá nhân (giảm mạnh 90 tỷ với tỷ lệ giảm là 18%) đồng thời nợ xấu

và nợ quá hạn tăng mạnh điều này cũng cho thấy một rủi ro tiềm ẩn của nợ xấu tại BIDV Phố Núi, Gia Lai là khá cao

Trang 13

2.2.3 Công tác kiểm soát RRTD

Kiểm soát là một trong những bước vô cùng quan trọng trong quy trình quản tri RRTD Để thực hiện việc kiểm soát rủi ro cho vay, Chi nhánh BIDV Phố Núi, Gia Lai có trách nhiệm và có quyền kiểm tra trước, trong, sau cho vay thông qua giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn vay và trả nợ khách hàng theo quy trình và hướng dẫn của Chi nhánh BIDV Phố Núi, nhằm đôn đốc khách hàng thực hiện đúng

và đầy đủ những cam kết đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng

- Kiểm tra trước khi cho vay

- Kiểm tra trong khi cho vay

- Kiểm tra sau khi cho vay

2.2.4 Công tác tài trợ RRTD

Để thực hiện việc tài trợ rủi ro cho vay, ngân hàng thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro Tương tự như công tác đo lường và đánh giá, công tác này được thực hiện ở Hội sở theo đúng quy định của ngân hàng nhà nước Cụ thể là theo quyết định số 418/2007/QD-Ngân hàng Nhà nước , quyết định số 22/2014/QD-Ngân hàng Nhà nước và thông tư 02/2013/TT-Ngân hàng Nhà nước

ngày 21/01/2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước

Theo đó, Chi nhánh BIDV Phố Núi, Gia Lai phân loại nợ thành

Trang 14

Hàng tháng, Chi nhánh BIDV Phố Núi, Gia Lai tiến hành phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro Trong thời hạn 05 ngày làm việc của tháng, căn cứ vào số dư tại thời điểm ngày cuối cùng của tháng trước đó để thực hiện phân loại và trích lập dự phòng rủi ro Trường hợp, số tiền phải trích trong tháng lớn hơn số tiền dự phòng hiện còn thì chỉ cần trích thêm phần chênh lệch thiếu

Nếu ngân hàng trích lập dự phòng rủi ro cao sẽ đảm bảo khả năng an toàn cho vốn và hoạt động cho vay nhưng đồng thời cũng làm vốn bị ứ đọng nhiều không sinh lời, gây thiệt hại về thu nhập Ngoài việc thực hiện phân loại nợ và trích lập dự ph ng rủi ro, Chi nhánh BIDV Phố Núi, Gia Lai còn thực hiện việc xử lý nợ có vấn đề để tài trợ rủi ro cho vay Cụ thể, cấp có thẩm quyền căn cứ vào kết quả kiểm tra; kết quả chấm điểm xếp hạng khách hàng và tùy theo mức độ vi phạm của khách hàng mà quyết định xử lý rủi ro như:

cơ cấu lại thời hạn trả nợ, chuyển nợ quá hạn, sử dụng dự phòng, xử

lý tài sản đảm bảo, tạm ngừng cho vay, chấm dứt cho vay, khởi kiện trước pháp luật và bán nợ

- Tại Chi nhánh BIDV Phố Núi, Gia Lai, thời gian qua việc trích lập quỹ dự phòng rủi ro tín dụng được thực hiện đầy đủ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Trên cơ sở kết quả phân loại nợ, chi nhánh tính toán và trích lập dự phòng theo quy định Khi tiến hành trích dự phòng thì sẽ hạch toán vào chi phí của chi nhánh Dự phòng rủi ro phải trích bao gồm dự phòng chung và dự phòng cụ thể + Dự phòng chung được xác định theo tỷ lệ 0,75% trên tổng giá trị của các khoản cấp tín dụng từ nhóm 1 đến nhóm 4

+ Dự phòng cụ thể là số tiền được trích lập trên cơ sở phân loại

nợ được xác đinh theo công thức R=max{0,(A-C)} x r

R: số tiền dự phòng cụ thể phải trích

Ngày đăng: 10/01/2020, 23:23

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w