1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

(Sáng kiến kinh nghiệm) tự học – con đường đánh thức tư duy, khơi dậy sáng tạo cho học sinh (vận dụng qua việc giảng dạy bài thơ vội vàng xuân diệu

51 19 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 51
Dung lượng 0,95 MB

Nội dung

Tuy mới đượcvận dụng, nhưng việc tổ chức hoạt động tự học của học sinh đã và đang tạo nênluồng gió mới trong không khí lớp học, khiến cho những giờ dạy trước đây nặng về kiến thức, khô k

Trang 1

BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN

1 Lời giới thiệu:

1.1 Từ xưa đến nay, trong giáo dục, vấn đề tự học vẫn, đã và đang là một vấn đề

then chốt được đặt ra với cả người dạy và người học Herrert Spencer cho rằng:

“Chỉ có qua con đường tự học, loài người mới có thể phát triển mạnh mẽ lên được” Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng từng nhận định: “Trong cách học, phải lấy

tự học làm cốt” Hay ngạn ngữ Trung Quốc cũng đã cho rằng: “Thầy giáo của anh có thể dắt anh đến cửa, đạt được sự học hay không là tùy ở mỗi người”.

Nếu không có tự học thì mọi hoạt động của người học chỉ là hoạt động thụ động:thụ động tiếp thu tri thức, thụ động trong việc thực hiện các hoạt động, thực hiệncác nhiệm vụ học tập… Nếu không có tự học, thì hoạt động giáo dục chỉ là hoạtđộng 1 phía của người dạy Nếu không có tự học, thiết nghĩ hoạt động giáo dụcchỉ là một “công nghệ” nhân bản, xã hội sẽ chỉ có nhiều thêm những con ngườithụ động, thiếu khả năng vận dụng, yếu kĩ năng sống cần thiết

1 2 Dưới tác động của công cuộc đổi mới và cuộc cách mạng 4.0, giáo dục

trong những năm qua đã có sự đổi mới mạnh mẽ Từ việc dạy và học theo cáchtruyền thống, lấy người dạy làm trung tâm truyền đạt tri thức, người học chỉ thụđộng tiếp nhận và vận dụng máy móc, thì nay, mọi hoạt động của quá trình nàyđều hướng về chủ thể mới – Người học Với nhận thức đó, giáo dục hiện nayđang có sự chuyển mình tích cực Một không khí đổi mới sôi nổi trên mọi mặttrận giáo dục Đó là việc áp dụng hình thức dạy học theo định hướng phát triểnnăng lực; vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học mới, các kĩ thuật dạy họctích cực trong quá trình giảng dạy; đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn bằng cáchchuyên đề dạy học tích cực Bên cạnh đó, nhằm phát huy hơn nữa tính tự chủ, tựgiác, tích cực của người học, các nhà sư phạm cũng đã và đang thực hiện việc tổchức hoạt động tự học cho học sinh trong từng giờ học, bài học Tự học đangđược xem là cần thiết, là tất yếu trong một nền giáo dục theo định hướng phát

Trang 2

triển năng lực cho người học Từ đó, giáo dục từ cấp địa phương đến trung ươngđang có những bước chuyển mình trước đáng kể, giúp cho xã hội và người họcvững tâm thế hơn chuẩn bị cho cuộc cải cách giáo dục trong thời gian tới

1.3 Tổ chức hoạt động tự học của học sinh là tiến trình tổ chức các hoạt động để

hình thành kiến thức dựa trên cơ sở tự nhận thức của học sinh Tuy mới đượcvận dụng, nhưng việc tổ chức hoạt động tự học của học sinh đã và đang tạo nênluồng gió mới trong không khí lớp học, khiến cho những giờ dạy trước đây nặng

về kiến thức, khô khan trở nên sôi nổi, tích cực Điều đó tạo nên những tiềmnăng để xây dựng lớp học hạnh phúc trong tương lai

1.4 Đối với bộ môn Ngữ Văn, trong những năm trở lại đây, tình trạng học sinh

học một cách thụ động đang trở thành phổ biến Tâm lý “Thi mới học” và “Học

để thi” khiến cho nhiều học sinh dựa dẫm vào tài liệu, đề cương trong khi yếu về

kĩ năng, hạn chế về vốn từ Bên cạnh đó, sự ảnh hưởng không nhỏ của các thiết

bị Khoa học công nghệ hiện đại cũng khiến học sinh dành quá ít thời gian choviệc tự học Kiến thức được tiếp thu một cách máy móc, mà ít có sự nghiềnngẫm, suy nghĩ, tự trải nghiệm của chính học sinh Dạy Văn, học Văn như thếđang đứng trước nguy cơ bị quay lưng, lãng quên Thực trạng đó đòi hỏi các nhà

sư phạm phải lưu tâm Nhiều câu hỏi đã được đặt ra: Phải làm sao để nâng caohứng thú học tập? Phải làm sao để tạo nên sự chủ động, tự giác cho người học?Những câu hỏi ấy đã thôi thúc người dạy học phải trách nhiệm hơn, sáng tạohơn trong quá trình giảng dạy Vấn đề là phải khơi dậy ý thức, kĩ năng học từchính bản thân người học

1.5 Trong số những phân môn của bộ môn Ngữ Văn, bộ môn Đọc Văn chiếm

thời lượng lớn và có vai trò quan trọng Đây là linh hồn của các giờ học NgữVăn Kiến thức Đọc Văn không chỉ tái hiện văn học sử nước nhà mà còn gópphần bồi đắp năng lực cảm thụ, đời sống tình cảm phong phú Trong số nhữngbài học gây được hứng thú, phát huy năng lực cảm thụ văn chương của học sinhphải kể đến bài học “Vội vàng” của nhà thơ Xuân Diệu Xuân Diệu là một nhàthơ lớn, có đóng góp nổi bật trong nền văn học Việt Nam hiện đại Tác phẩm của

Trang 3

ông thể hiện triết lý sống tích cực, góp phần giáo dục cho học sinh lối sống lạcquan, sống nhiệt huyết, biết trân trọng từng giây, từng phút của đời người đểkhông phải xót xa ân hận Với ý nghĩa đó, những người biên soạn sách đã lựachọn “Vội vàng” – một thi phẩm xuất sắc, coi đó là tuyên ngôn nghệ thuật vàcũng là tuyên ngôn sống tích cực của nhà thơ để giới thiệu với người học Trảiqua nhiều năm học, thi phẩm “Vội vàng” đã làm tròn vai của mình trong việcđánh thức năng lực cảm thụ và niềm say mê, hứng thú học Văn của học sinh.Tuy nhiên, mọi sự tiếp cận thi phẩm còn diễn ra thụ động, mà ở đó ta thấy giá trịcủa tự học được thay thế bằng được học, được tiếp nhận Thay vì nói tự hìnhthành tri thức mà nói Lĩnh hội tri thức; thay vì nói: tự cảm thụ thi phẩm mà nói:được cảm thụ thi phẩm; thay vì nói: tôi tìm thông điệp từ thi phẩm mà nói: Tôinhận thông điệp từ thi phẩm.

Với điểm xuất phát từ xu hướng đổi mới phương pháp dạy học và dạy họctheo định hướng phát triển năng lực, với mục tiêu hình thành năng lực tự học

cho học sinh, người viết tiến hành triển khai đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “TỰ HỌC – CON ĐƯỜNG ĐÁNH THỨC TƯ DUY, KHƠI DẬY SÁNG TẠO CHO HỌC SINH (VẬN DỤNG QUA VIỆC GIẢNG DẠY BÀI THƠ: “VỘI

VÀNG” – XUÂN DIỆU) Qua đó, hiện thực hóa một phần việc áp dụng những

kĩ thuật dạy học tích cực trong quá trình dạy – học tạo nên sự thay đổi thái độhọc tập của học sinh, giúp học sinh hiểu sâu hơn không chỉ một nội dung bài học

mà còn mở đường cho năng lực đọc – hiểu những văn bản tương tự

Trang 4

- Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường THPT Nguyễn Thái Học – Khai Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc

Quang Số điện thoại: 0972144867 E_mail: vananh.atvp@gmail.com

4 Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Tác giả sáng kiến.

5 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:

Áp dụng trong công tác giảng dạy của bộ môn Ngữ Văn mà trọng tâm là phân

môn Đọc Văn của chương trình Ngữ Văn 11

6 Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: Ngày 22 tháng

Tác giả Nguyễn Kỳ ở Tạp chí Nghiên cứu giáo dục số 7/ 1998 cũng bàn

về khái niệm tự học: “Tự học là người học tích cực chủ động, tự mình tìm ra tri thức kinh nghiệm bằng hành động của mình, tự thể hiện mình Tự học là tự đặt mình vào tình huống học, vào vị trí nghiên cứu, xử lí các tình huống, giải quyết

Trang 5

các vấn đề, thử nghiệm các giải pháp…Tự học thuộc quá trình cá nhân hóa việc học”

1.1.2 Vai trò của tự học

* Tự học là mục tiêu cơ bản của quá trình dạy học

Từ lâu các nhà sư phạm đã nhận thức rõ ý nghĩa của phương pháp dạy tựhọc Trong quá trình hoạt động dạy học, người thầy không chỉ dừng lại ở việctruyền thụ những tri thức có sẵn, yêu cầu học sinh ghi nhớ mà quan trọng hơn làphải định hướng, tổ chức cho hoc sinh tự mình khám phá, hình thành tri thứcmới Cũng chính từ bước tự học ở nhà trường Phổ thông tạo tiền đề cho học sinh

có năng lực tự học ở những bậc học cao hơn, tự học trong nhà trường hay rộnghơn là tự học ngoài xã hội

* Bồi dưỡng năng lực tự học là phương thức tốt nhất để tạo ra động lực mạnh mẽ cho quá trình học tập.

Một trong những phẩm chất quan trọng mà giáo dục cần định hướng ở họcsinh là tính tích cực, sự chủ động sáng tạo trong mọi hoàn cảnh Các nhà sưphạm mong muốn đào tạo ra những cá nhân năng động, sáng tạo, thích ứng vớihoàn cảnh Tính tích cực như một điều kiện, kết quả của sự phát triển nhân cáchthế hệ trẻ trong xã hội hiện đại Trong đó hoạt động tự học là những biểu hiện sự

cố gắng, nỗ lực về nhiều mặt của từng cá nhân người học trong quá trình nhậnthức Từ đó mà tạo nên hứng thú học tập ở học sinh Hơn ai hết, các nhà sưphạm hiểu rằng: Giáo dục không phải là sự đổ đầy mà là thắp lên ngọn lửa.Ngọn lửa đam mê, sáng tạo của người học có được thắp lên hay không là ở hoạtđộng tổ chức tự học cho học sinh

* Tự học giúp cho mọi người có thể chủ động học tập suốt đời

Tự học giúp con người thích ứng với mọi biến cố của sự phát triển kinh tế

- xã hội Bằng con đường tự học mỗi cá nhân sẽ không cảm thấy bị lạc hậu so

Trang 6

với thời cuộc, thích ứng và bắt nhịp nhanh với những tình huống mới lạ mà cuộcsống hiện đại mang đến, kể cả những thách thức to lớn từ môi trường nghềnghiệp Nếu rèn luyện cho người học có được phương pháp, kĩ năng tự học, biếtlinh hoạt vận dụng những điều đã học vào thực tiễn thì sẽ tạo cho họ lòng hamhọc, nhờ đó kết quả học tập sẽ ngày càng được nâng cao.

Với những lí do nêu trên có thể nhận thấy, nếu xây dựng được phương pháp

tự học hiệu quả sẽ khơi dậy năng lực tiềm tàng, tạo ra động lực cho người học

Đó là chìa khóa để cứu cánh cho tình trạng lười học, chống đối trong học tập; làbàn đạp để tạo nên lớp học hạnh phúc, thầy cô hạnh phúc

1.2 Các khả năng tự học trong hoạt động dạy học

1.2.1 Từ góc độ người thầy

a Tự học – con đường tự khám phá và lĩnh hội tri thức của người thấy

Cô – men – xki đã từng ca ngợi: “Dưới ánh mắt trời, không có nghề nào cao quý bằng nghề dạy học” Cao quý không chỉ bởi mục tiêu giáo dục hướng

tới là những cá nhân hội tụ: Đức – Trí – Thể - Mỹ mà quan trọng hơn là bởi

nhân cách và nhiệt huyết của người thầy Người thầy là người “cầm tay, mở ra trí óc và chạm đến trái tim” - Author Unknown Người thầy thấu hiểu, sẻ chia là điểm tựa tinh thần cho học trò trước “trang sách cuộc đời”: “Một người thầy thực sự đặc biệt thì rất hiểu biết và nhìn thấy tương lai trong đôi mắt của mọi học trò- Author Unknown Không chỉ cần có một tầm hiểu biết phong phú, một

vốn tri thức vững vàng, người thầy còn có vai trò định hướng nhận thức, tư

tưởng cho học trò trước ngưỡng cửa tương lai Người thầy là ngọn nến- “ngọn nến cháy để soi đường cho những người khác” - Mustafa Kernal Ataturk Theo

quan điểm giáo dục hiện đại, khi đặt vấn đề giáo dục lấy học sinh làm trung tâm,người thầy có vai trò định hướng, dẫn dắt để học sinh khám phá, lĩnh hội tri

thức Với ý nghĩa đó, Người thầy thực sự hiểu biết không bắt bạn bước vào ngôi nhà tri thức của thầy, mà hướng dẫn bạn đến ngưỡng của tư duy và tri thức của bạn - Khalil Gibran.

Trang 7

Để dẫn dắt học sinh đến với ngưỡng cửa tư duy, tri thức, điều người thầycần là một vốn tri thức đủ lớn, một hệ thống những kĩ năng linh hoạt, sự sángtạo trong quá trình giáo dục Đó “vốn tự có” mà người thầy luôn luôn phải tựtìm tòi, bồi đắp trong quá trình giảng dạy Với tiêu chí: “Mỗi thầy cô giáo là tấmgương tự học và sáng tạo”, người thầy cần và rất cần không ngừng tự học, tự bồidưỡng chuyên môn Tự học là con đường tự khám phá, lĩnh hội tri thức củangười thầy Trên cơ sở đó, người thầy bằng khả năng khái quát, tổng hợp, chọnlọc những tri thức phù hợp, có tính liên hệ để học sinh khai phá Đây là yêu cầuđầu tiên, bản chất nhất mà người thầy phải nhận thức được trong hoạt độnggiảng dạy Tự học giúp người thầy tự tin hơn vào chuyên môn, vững vàng hơntrong việc giải quyết các tình huống thực tiễn Qua tự học, người thầy tìm thấyđược niềm say mê, nhiệt huyết và cả động lực giảng dạy Mỗi bài dạy, mỗi đơn

vị kiến thức qua lăng kính của người thầy có cái nhìn đa chiều, có nhiều hướngtiếp cận khoa học hơn Có thể nói, tự học là yếu tố sống còn để tạo nên niềm tin– trách nhiệm – đam mê trong sự nghiệp giáo dục của các nhà sư phạm

b Tự học – bước đột phá phương pháp, kĩ thuật tổ chức giảng dạy

Một người thầy giỏi không phải chỉ là bộ bách khoa toàn thư đón đợi họctrò đến đọc mà phải là chiếc la bàn chỉ hướng cho học trò trong quá trình lĩnhhội tri thức Để làm trò vai trò định hướng, dẫn dắt, người thầy phải thực sự lànhững nhà sư phạm có khả năng tổ chức hoạt động học tập của học sinh Trướcđây, nhà sư phạm thường say sưa tổ chức hoạt động học tập như một buổi thuyếttrình Ở đó, người thầy là trung tâm, là người rao giảng về cái hay, cái đẹp, cáicao siêu của tri thức Học sinh là độc giả lắng nghe và tiếp thu một chiều Lýthuyết giáo dục hiện đại đã đập tan quan niệm cố hữu đó khi xây dựng mô hình:người học - trung tâm; giáo viên – người định hướng Để thay đổi khối trungtâm ấy, nhất thiết phải tổ chức đa dạng các loại hình phương pháp kĩ thuật dạyhọc tích cực Sự tác động của các phương pháp, kĩ thuật này giúp học sinh phá

vỡ được lối mòn tư duy, phát huy năng lực tự thân, khơi dậy tính tự giác, chủđộng Để làm được điều đó đòi hỏi người thầy phải tự tìm tòi, học hỏi, thử

Trang 8

nghiệm và vận dụng nhiều phương pháp kĩ thuật dạy học Bước tìm tòi, học hỏi,thử nghiệm này là đột phá về hình thức tổ chức dạy học, là thước đo khả năng tựhọc, sáng tạo của người thầy Với cố gắng mang đến những luồng gió mới tronghoạt động giảng dạy, người thầy đã vận dụng nhiều phương pháp giảng dạy cũngnhư kĩ thuật dạy học hiện đại Trong đây có thể kể tới các nhóm phương pháp và

kĩ thuật dạy học phổ biến như sau:

* Nhóm phương pháp, kĩ thuật dạy học tác động vào tư duy cá nhân:

Các nhà sư phạm tìm tòi và vận dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy họcnhư: “Kích não”, “tia chớp”, “bể cá”… Các kĩ thuật dạy học này thưởng tácđộng đến một đơn vị kiến thức nhỏ có tính liên hệ đồng đẳng với các kiến thức

đã học Đồng thời, bằng việc vận dụng kĩ thuật đặt câu hỏi nhằm tạo nên sự tò

mò, mong muốn được tìm hiểu, giải đáp của học sinh

Tạm xếp trong nhóm các phương pháp và kĩ thuật dạy học có tác độngđến tư duy cá nhân là kĩ thuật “Sơ đồ tư duy” Sơ đồ tư duy hay Bản đồ tư duy(Mindmap) là phương pháp được đưa ra để tận dụng khả năng ghi nhận hình ảnhcủa bộ não Đây là cách để ghi nhớ chi tiết, để tổng hợp, hay để phân tích mộtvấn đề ra thành một dạng của lược đồ phân nhánh Phương pháp này khai tháckhả năng ghi nhớ và liên hệ các dữ kiện lại với nhau bằng cách sử dụng màu sắc,một cấu trúc cơ bản được phát triển rộng ra từ trung tâm, dùng các đường kẻ,các biểu tượng, từ ngữ và hình ảnh theo một bộ các quy tắc đơn giản, cơ bản, tựnhiên và dễ hiểu Với sơ đồ tư duy, giáo viên có thể tạo nên sự đơn giản hóanhững đơn vị kiến thức phức tạp

* Nhóm phương pháp, kĩ thuật dạy học tác động đến tư duy nhóm

Trong hoạt động dạy học, người thầy cần hiểu rằng: học sinh là chủ thể, làđiểm khởi phát của nhiều mối quan hệ tương tác Một trong những mối quan hệtương tác cơ bản chính là tương tác giữa người học với người học Sức mạnhnhóm, sức mạnh của tập thể có thể tạo nên sức mạnh để khai phá những vùng trithức khó Chính vì thế, đột phá phương pháp, hình thức tổ chức dạy học chính là

Trang 9

cách giáo viên tìm tòi các kĩ thuật dạy học tác động lên đồng thời nhóm đốitượng học sinh Giáo viên có thể sử dụng các kĩ thuật như: chia nhóm, giaonhiệm vụ, khăn trải bàn… Các kĩ thuật này giúp cho giáo viên khơi dậy đượctính đồng đội, khả năng chia sẻ hợp tác của học sinh Bên cạnh đó, giáo viên cóthể vận dụng hình thức dạy học dự án, xây dựng các chuyên đề dạy học để họcsinh có cơ hội được làm việc nhóm hiệu quả

Các hình thức, tổ chức dạy học tích cực được sử dụng có hiệu quả haykhông? Đó là ở khâu tìm tòi, học hỏi, khả năng vận dụng của người thầy Lýthuyết chỉ là màu xám, chỉ khi có tinh thần đổi mới, có niềm say mê tự học thìngười thầy mới có thể tạo nên những bước đột phá thực sự trong sự nghiệp trồngngười Tự học thực sự không chỉ tạo nên những khả năng tích cực, nguồn nănglượng tinh thần mạnh mẽ mà còn tạo nên khả năng sáng tạo dồi dào cho ngườithầy

1.2.2 Từ góc độ người học

Xã hội luôn vận động biến đổi không ngừng, khi nhận thức phát triển,người ta luôn nhìn nhận lại vấn đề, nhiều chân giá trị vì thế đã thay đổi Ngàyhôm qua, nhân loại ngợi ca thuyết địa tâm để ngày nay, người ta nhận ra rằngthuyết nhật tâm mới là khoa học của khoa học Ngày hôm qua, người ta ngợi cavai trò trung tâm, truyền thụ kiến thức người thầy; ngày hôm nay, người ta nhận

ra rằng: người học mới là đối tượng chính, là chủ thể cần tập trung, đánh thứcnăng lực Tự học từ lâu đã trở thành một yêu cầu cơ bản với người học Tự họcbằng hình thức: chuẩn bị bài, học bài cũ, làm bài tập về nhà Và tất yếu, kết quảsản phẩm đầu ra của giáo dục cũng phụ thuộc một phần đóng góp đáng kể củahoạt động tự học Xem xét các khả năng tự học của người học có thể thấy cáccấp độ khả năng tự học của học sinh như sau:

a Tự học như một yêu cầu bắt buộc

Tự học là một yêu cầu mang tính bắt buộc trước hết ở phạm vi lớp học.Khi người học chịu sự giám sát của giáo viên thông qua các hoạt động chuyển

Trang 10

giao bài tập về nhà, kiểm tra việc học bài, làm bài ở nhà Khi đó, hoạt động tựhọc mang tính bắt buộc Học sinh muốn hoàn thành nhiệm vụ học tập, bắt buộcphải tự học, tự chuẩn bị bài ở nhà Dù vậy nhưng đây vẫn là bước tự học cơ bảnnhất của học sinh trên ghế nhà trường.

Học sinh thực hiện bước tự học như một yêu cầu bắt buộc khi cảm thấy sựbức thiết của việc tự học Tự học để hoàn thành nhiệm vụ học tập, tự học đểkhông bị tụt hậu so với tập thể Tự học khi cảm thấy bị thôi thúc bởi một mongmuốn hoặc sự đánh giá, nhìn nhận của thầy cô, bạn bè Bước tự học như vậy đãbắt đầu mở ra bản lề của cấp độ tự học tiếp theo – tự học như một sự chủ động

b Tự học như một sự chủ động, khơi dậy hứng thú, đam mê

Tự học trong ý thức chủ động bắt nguồn tự việc học sinh đã bắt đầu vớiviệc tự tìm hiểu, khám phá, giải quyết các yêu cầu cơ bản của bài học Khi đãtìm hiểu sâu hơn, có sự hiểu biết và đạt được kết quả và sự ghi nhận của thầy cô,bạn bè, khi đó có một nguồn năng lượng tinh thần thôi thúc cá nhân tiếp tục tựhọc Tự học lúc này trở thành mong muốn, tự nguyện

Chủ động tự học trở thành niềm hứng thú, đam mê tự khám phá, học hỏi.Học sinh từ việc đơn thuần giải một bài toán Hình học, từ niềm vui, sự nhẹnhõm khi hoàn thành bài tập lại say mê tìm ra những hướng giải khác Càng saysưa tìm lời giải, học sinh lại càng củng cố thêm niềm yêu thích với môn học

c Tự học như một thói quen, kĩ năng

Khi đã say mê, yêu thích và tự nguyện tìm tòi, học hỏi, học sinh nhận thứcđược tự học như một nhu cầu tự thân Hoạt động tự học diễn ra thường xuyên,liên tục, có kế hoạch và có cách thức thực hiện cụ thể Khi đó, tự học trở thànhmột thói quen tích cực Thói quen trước khi tìm hiểu một đơn vị kiến thức cầntìm kiếm, thu thập thông tin; thói quen trong quá trình khám phá, hình thành trithức liên tục tư duy, tìm tòi những hướng đi mới; thói quen sau khi tiếp cận trithức là tự mình luyện tập

Trang 11

Tổng hợp những thói quen trong quá trình tự học tạo thành hệ thống các kĩnăng cần thiết của học sinh – kĩ năng tự học Kĩ năng tự học là hệ thống cácnăng lực, khả năng giải quyết vấn đề linh hoạt, nhuần nhuyễn mà qua đó, ngườihọc có thể vận dụng trong những hoàn cảnh khác nhau Có kĩ năng tự học, ngườihọc không chỉ chủ động, tích cực, tự giác trong học tập mà còn chủ động tự giácngoài đời sống

1.2.3 Một số cách thức phát huy năng lực tự học ở học sinh

Như đã phân tích, tự học là năng lực cần thiết cần phát triển ở cả ngườidạy và người học Song nhìn từ bản chất của hoạt động giáo dục, từ việc xácđịnh đối tượng trung tâm, chủ thể của hoạt động dạy học, xin được đưa ra một

số cách thức phát huy năng lực tự học đối với học sinh như sau:

* Xây dựng động cơ học tập cho học sinh

Để việc tự học trở thành nhu cầu tự thân của mỗi học sinh, giáo viên cầnhình thành ở học sinh động cơ học tập Đó là động lực, là đích đến, là hướngphấn đấu để học sinh vươn lên, vượt khó trong học tập Xây dựng động cơ họctập bắt nguồn từ việc tăng cường hứng thú học tập cho học sinh.Trong quá trìnhdạy học người giáo viên cần làm cho bộ não của học sinh luôn đặt trong tìnhtrạng mong muốn hiểu biết, làm cho học sinh hứng thú khi học Để làm đượcđiều này giáo viên cần phải:

- Làm cho học sinh ý thức được là họ cần phải học, thấy được rằng mình thực sựđang thiếu tri thức mới, cảm nhận được sự thiếu hụt sẽ là một yếu tố kích thíchhọc sinh tìm kiếm một sự cân đối mới, thỏa mãn nhu cầu hiểu biết của mình

- Giáo viên phải khơi dậy ở người học một sự hứng thú thực sự, muốn làm điềunày thì giáo viên phải tạo ra được tình huống thực sự có vấn đề, có ý nghĩa vớihọc sinh, làm cho học sinh muốn tự mình tìm ra giải pháp để giải quyết vấn đề

* Cần có những hướng dẫn mang tính chi tiết cụ thể về phương pháp tự học

Giáo viên cần bắt đầu hướng dẫn tự học từ những việc làm đơn giảnmang tính bắt buộc sơ đẳng như: Đọc sách giáo khoa, trả lời câu hỏi sách giáo

Trang 12

khoa đến các yêu cầu khó hơn như: tập đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi, thu thậpthông tin, xử lý thông tin, tổng hợp khái quát, rút ra kết luận… Bằng cách đó,giáo viên dần dần hình thành cho học sinh thói quen, kĩ năng tự học cho riêngmình

Song song với đó, giáo viên cần hướng dẫn học sinh chọn lọc tư liệu, tìnhhuống liên quan đến nội dung bài học qua các kênh thông tin đại chúng hoặc quathực tế đời sống phù hợp với bộ môn

Ngày nay, các điều kiện thông tin rất thuận lợi, học sinh rất nhanh nhạy,giáo viên có thể khuyến khích học sinh thu thập tài liệu, tình huống liên quanđến nội dung bài học Đây cũng là bước đầu tiên tập dượt cho các em nghiêncứu khoa học, rèn cho các em tinh thần làm việc khoa học, giáo viên có thể địnhhướng học sinh thu thập tài liệu bằng cách sau:

+ Hướng dẫn học sinh chọn lọc tư liệu từng bài học, tiết học hoặc theo chủ đề.+ Cần hướng dẫn học sinh các địa chỉ tin cậy để tìm tư liệu

+ Nên khuyến khích học sinh tìm những tư liệu, tình huống ở từng địa phương

cụ thể nơi học sinh sinh sống

+ Hướng dẫn học sinh cách ghi chép, đánh dấu đầu mục các thông tin quantrọng Bằng việc làm này, giáo viên có thể giúp cho học sinh cách lưu trữ tư liệu

để phục vụ cho những mục tiêu khác

Những tư liệu mà các em tìm được sẽ là những minh chứng sống độnglàm cho giờ học trở nên thực tế hơn Hơn nữa, các em sẽ phấn khởi, tự tin khikhiến thức mà mình thu thập được thầy cô ứng dụng vào bài học, được các bạntrong lớp phân tích, mổ xẻ trở thành những kiến thức sống động

* Tổ chức cho học sinh tích cực hoạt động theo nhóm

Đây là giải pháp nhằm bảo đảm quá trình học tập diễn ra tích cực và hiệuquả Thông qua đó, làm cho việc học của học sinh trở nên linh hoạt, không máymóc, đồng thời sử dụng tối đa các nguồn lực dạy học và tạo không gian hoạtđộng đa dạng, thoải mái, tràn đầy năng lượng Môi trường học tập theo nhóm sẽtạo cơ hội giúp học sinh tự nghiên cứu, tự bộc lộ để thể hiện năng lực và kết quảnghiên cứu của cá nhân Nhờ việc thảo luận giữa các thành viên trong nhóm kết

Trang 13

hợp với việc thảo luận toàn lớp mà kiến thức thu được của học sinh bớt phầnchủ quan, phiến diện, làm tăng thêm tính khách quan, khoa học Qua việc hợptác giữa các học sinh mà kiến thức trở nên sâu sắc, bền vững, dễ nhớ Ngoài rahọc tập theo nhóm kết hợp với thảo luận toàn lớp còn giúp các em phát triển ýthức làm việc tập thể, phát huy trí tuệ tập thể, phát huy tính tích cực học tập,năng lực tự học, năng lực tổ chức, quản lý, tự quản của học

Phát triển năng lực tự học là hình thành cho các em lòng say mê học hỏi,năng lực độc lập suy nghĩ, tư duy sáng tạo Giáo viên phải luôn cố gắng tạo chohọc sinh một ý thức tự giác học tập, một phương pháp tự học, tự củng cố, pháttriển kiến thức trước và sau giờ học Bằng cách này, qua bài học, giáo viên cóthể hình thành cho học sinh một số kỹ năng tự học như kỹ năng thu thập tư liệu,hình ảnh minh họa, kỹ năng ứng dụng kiến thức đã học vào thực tiễn… Đâychính là nền móng vững chắc giúp các em học tập tốt hơn trong trường Đại họchoặc các em vẫn có thể tự mình học hỏi, nghiên cứu, cập nhật kiến thức khikhông có điều kiện học tiếp Có như vậy thế hệ trẻ mới có đủ bản lĩnh để vữngtin bước vào đời đối mặt với sự thay đổi của cuộc sống

CHƯƠNG 2:

TỰ HỌC – TỪ LÝ THUYẾT SOI CHIẾU VÀO THỰC TIỄN

2.1 THỰC TRẠNG TỰ HỌC TRONG NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG

Vấn đề tự học từ lâu đã trở thành yêu cầu sống còn trong nhà trường phổ

thông “Mỗi thầy cô là một tấm gương tự học và sáng tạo” vì như cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói: “Dạy học là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý, sáng tạo nhất trong những nghề sáng tạo” Để tạo nên những con người có

ý thức, vận dụng tri thức kỹ năng, kỹ xảo, con người độc lập, tự chủ và sáng tạo,đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của sự nghiệp xây dựng xã hội mới, người thầytất yếu phải tự học Đối với học sinh, tự học trong nhà trường phổ thông là

Trang 14

những bước đi đầu tiên trên hành trình khám phá biển tri thức mênh mông củanhân loại

Tuy nhiên, một thực trạng đáng báo động hiện nay là tự học vẫn chưađược quan tâm đúng mức, hoặc trở nên biến tướng Học sinh ít có nhu cầu tựhọc như một thói quen, một đam mê mà chủ yếu tự học qua một nhiệm vụ họctập đã được giáo viên chuyển giao trước đó Tự học trước khi học bài, tự học khihọc trên lớp, tự học sau khi học bài không còn hiệu quả với nhiều hình thức biếntướng Học sinh làm bài tập về nhà chống đối, chuẩn bị bài đối phó; chưa có sựđầu tư thời gian thực sự; với việc thu thập thông tin, học sinh chỉ cần một cúnhắp chuột, một thao tác trên chiếc smart phone là có thể có hàng trăm thông tinhay có, dở có, giá trị có và vô giá trị cũng có Đôi khi, tự học chỉ diễn ra thực sựkhi có hoạt động dự giờ, thăm lớp hay khi giáo viên phát động các chương trìnhdạy học dự án Tuy nhiên, sau khi tiết học qua đi, học sinh lại trở về với nếp học

cũ, nhận thức cũ: Ngồi nghe giảng – ghi chép và cố gắng ghi nhớ càng nhiều,càng lâu càng tốt Bên cạnh đó, nhiều học sinh còn có tâm lý “Chán học”, coiviệc học là “vô bổ” Hiện tượng đó diễn ra khi học sinh tham gia kinh doanhOnline, tham gia các hoạt động giải trí hoặc mải mê yêu thích, sùng bái các thầntượng…

Người giáo viên đôi khi cũng bị những guồng quay của các hoạt độngchuyên môn mà sao nhãng ý thức tự học Tự học là một quá trình, cần kiên trì,cần bền bỉ, phải làm sao để học sinh từ việc bắt buộc thực hiện đến có nhu cầu

tự học, thích thú tự học và hình thành thói quen tự học thì lại càng không dễ Đểhình thành năng lực tự học của học sinh, giáo viên phải thực sự kiên trì, tránhtâm lý nóng vội, tính chủ quan, áp đặt, phải gạt bỏ tư tưởng “nhồi nhét kiếnthức” để hướng tới mục tiêu lớn hơn là tính độc lập, tự chủ của học sinh Đốimặt với những vấn đề đó, nhiều giáo viên vẫn còn ngại ngần, chưa dám mạnhdạn phát huy năng lực tự học của học sinh hoặc có phát triển mô hình tự họcxong chưa có tính bền bỉ, lâu dài

Trang 15

Nguyên nhân tự học vẫn chưa được phát huy, chưa khơi dậy được niềmham thích là do sự tác động tiêu cực của Khoa học công nghệ hiện đại Khi họcsinh chưa điều khiển, kiểm soát được hành vi của mình trước những cám dỗ củamạng xã hội, internet… Khi giáo viên phải đối mặt với sự tác động của nền kinh

tế thị trường, áp lực chuyên môn, áp lực cuộc sống là những sợi dây vô hình tróibuộc khả năng sáng tạo và tự học bền bỉ của người thầy

2.2 THỰC TRẠNG TỰ HỌC TRONG BỘ MÔN NGỮ VĂN

Ngữ Văn là một trong những bộ môn quan trọng, bắt buộc được đưa vàogiảng dạy ở nhà trường phổ thông Dạy Văn, dạy chữ, dạy Người Học Văn làhọc cái hay, cái đẹp, học cách cảm thụ Xưa nay, nhắc tới dạy Văn và học Vănngười ta thường nghĩ tới những giờ giảng Văn mượt mà, làm say đắm lòngngười hay những bài văn hay giàu cảm xúc của học trò Thế nhưng, để hiểu Văn,dạy Văn và học Văn thì cả người dạy và người học phải tạo cho mình một nềntảng kiến thức, một vốn từ phong phú Điều đó chỉ có thể có được thông qua conđường tự học

Đối với giáo viên, tự học mở ra khả năng tự bồi dưỡng chuyên môn, đổimới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học, tạo nên không khí sôi nổi trongcác giờ học Tuy hầu hết giáo viên trực tiếp đứng lớp bộ môn Ngữ văn đã có ýthức và đi vào đổi mới phương pháp dạy – học nhưng việc thực hiện đôi lúc cònmang tính chất hình thức, hoặc một bộ phận thầy cô giáo qua một thời gian đổimới phương pháp dạy - học thì quay trở lại với phương pháp dạy học cũ Lí docủa thực tại này là thời gian và công sức cho việc chuẩn bị một giờ dạy học theophương pháp mới là quá nhiều, vả lại cần phải có sự phối hợp tích cực của ngườihọc thì giờ dạy theo phương pháp mới mới thành công Nhiều giáo viên hiện nayvẫn còn dùng phương pháp dạy học theo một chiều: thầy giảng, trò lắng nghe,ghi nhớ và biết nhắc lại đúng những điều thầy giảng là đủ Thầy giáo chủ độngcung cấp kiến thức cho học sinh, áp đặt những kinh nghiệm, hiểu biết, cách cảm,cách nghĩ của mình đến học sinh Nhiều giáo viên chưa chú trọng đến việc tiếpthu, vận dụng kiến thức của học sinh cũng như việc chỉ ra cho người học một

Trang 16

con đường tích cực, chủ động để thu nhận kiến thức Do đó, có những giờ dạyđược giáo viên tiến hành như một giờ diễn thuyết, một chiều, chưa phát huyđược tính chủ động, tích cực của học sinh trong việc khám phá, lĩnh hội tri thức.

Vì vậy giờ học tác phẩm văn chương vẫn chưa thu hút được sự chú ý và cộngtác của người học, gây cho một bộ phận học sinh tỏ ra bàng quan, thờ ơ với vănchương Nguyên nhân của hiện tượng này là do sự tác động của các yếu tố như:

áp lực từ chuyên môn, khối lượng công việc tương đối nhiều, giáo viên xoayvòng với việc soạn bài – chấm bài – trả bài và các hoạt động khác theo quy địnhcủa ngành Giáo viên Ngữ Văn phải cáng khối lượng chuyên môn lớn với baphân môn: Đọc Văn – Làm Văn – Tiếng Việt Dạy học theo đúng chuẩn kiếnthức kĩ năng, phát huy năng lực người học… trong bối cảnh như vậy là mộtthách thức đối với người giáo viên

Đối với học sinh, tự học mở ra khả năng đánh thức hứng thú, ham họchỏi, từ đó hình thành thói quen, kĩ năng tự học khi tiếp cận với mọi vấn đề Tuynhiên, học sinh đa phần vẫn còn thụ động trong các giờ học Ngữ Văn Các emkhông quan tâm đến các hoạt động để tự tìm đến tri thức mà quen nghe, quenchép, ghi nhớ và tái hiện lại một cách máy móc, rập khuôn những gì mà giáoviên đã giảng Với tâm lý học để thi, không tự tin với kiến thức mà mình tự thunạp, học sinh không dám bứt phá, sáng tạo, dám thể hiện chính kiến của mình.Điều này đã làm triệt tiêu óc sáng tạo, suy nghĩ của người học, biến người họcthành người quen suy nghĩ, diễn đạt bằng ý vay mượn, lời sẵn có, thành người

nô lệ của sách vở Không tin tưởng bản thân, không mạnh dạn khám phá tri thức

do đó nhiều học sinh quen dựa vào văn mẫu, học thuộc lòng đề cương một cáchmáy móc, hoặc sao chép trên mạng những bài văn mẫu, những lời văn hay vàcoi đó nhưng kim chỉ nam của mình Thực tế này đã và đang diễn ra phổ biếnlàm mất đi khả năng tự chủ, tích cực của học sinh Học sinh không hào hứng vớiviệc tự học môn Ngữ Văn nói chung và phân môn Đọc Văn nói riêng Một vài

cá nhân học sinh có ý thức phản biện, có tinh thần tự học, tìm tòi sáng tạo songnhiều phát hiện, tìm tòi mới mẻ của học sinh được trình bày mà không đúng với

Trang 17

những gì giáo viên đã đọc được, đã nghiên cứu thì không được ghi nhận, thậmchí là bác bỏ ý kiến đó làm cho người học nhụt chí trong việc phát biểu cảmnhận về tác phẩm văn học

2.3 TỰ HỌC – CON ĐƯỜNG DẪN DẮT HỌC SINH KHÁM PHÁ TRI THỨC TRONG GIỜ HỌC NGỮ VĂN (VẬN DỤNG QUA VIỆC GIẢNG DẠY BÀI: “VỘI VÀNG” – XUÂN DIỆU)

2.3.1 MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN BẢN BÀI THƠ “VỘI VÀNG”

Thi phẩm “Vội vàng” của nhà thơ Xuân Diệu được đưa vào chương trìnhNgữ Văn 11 thuộc phân môn Đọc Văn Một văn bản Đọc Văn được bố trí dạytrong chương trình Ngữ Văn thường cấu trúc mô hình khám phá tri thức từ cơbản đến nâng cao, từ nhận biết đến thông hiểu, vận dụng cao Cụ thể:

- Cấp độ nhận biết: Được thể hiện trong phần Tiểu dẫn, cung cấp tri thức cơ bản

về tác giả, tác phẩm Một bản tiểu sử tóm tắt được cung cấp cho người học thấyđược cái nhìn khái quát về cuộc đời, sự nghiệp của tác giả

- Cấp độ thông hiểu: Được thể hiện thông qua hoạt động đọc, suy ngẫm văn bản;

lý giải cách sử dụng các yếu tố ngôn ngữ, biện pháp nghệ thuật và nội dung, tưtưởng của văn bản Văn bản bài thơ cùng những chú giải và hệ thống các câu hỏihướng dẫn học bài chính là gợi ý cho học sinh trong cấp độ này

- Cấp độ vận dụng/ vận dụng cao: Thể hiện trong phần Luyện tập với các câuhỏi nâng cao hoặc do chính giáo viên đặt ra để học sinh luyện tập

Để có thể lĩnh hội văn bản bài thơ “Vội vàng”, khiến văn bản văn học trởthành tác phẩm văn học thực thụ trong lòng người đọc thì nhất thiết việc dạy họcvăn bản phải đảm bảo các bước đọc hiểu như sau:

Bước 1: Đọc - hiểu tầng ngôn từ: Hiểu được các từ khó, từ lạ, các phép tu từ,

hình ảnh Khi đọc văn bản cần hiểu được các diễn đạt, nắm bắt mạch vănxuyên suốt từ câu trước đến câu sau, từ ý này chuyển sang ý khác, đặc biệt phát

Trang 18

hiện ra mạch ngầm – mạch hàm ẩn, từ đó mới phát hiện ra chất văn Bởi thế, cầnđọc kĩ mới phát hiện ra những đặc điểm khác thường, thú vị.

Bước 2: Đọc - hiểu tầng hình tượng nghệ thuật: Hình tượng trong văn bản

văn học hàm chứa nhiều ý nghĩa Đọc - hiểu hình tượng nghệ thuật của văn bảnvăn học đòi hỏi người đọc phải biết tưởng tượng, biết “cụ thể hóa” các tình cảnh

để hiểu những điều mà ngôn từ chỉ có thể biểu đạt khái quát Đọc - hiểu hìnhtượng nghệ thuật còn đòi hỏi phát hiện ra những mâu thuẫn tiềm ẩn trong đó vàhiểu được sự lôgic bên trong của chúng

Bước 3: Đọc - hiểu tầng hàm nghĩa, tư tưởng, tình cảm của tác giả trong văn bản văn học: Đọc để phát hiện được tư tưởng, tình cảm của nhà văn ẩn

chứa trong văn bản Tuy nhiên tư tưởng, tình cảm của tác giả trong văn bản Vănhọc thường không trực tiếp nói ra bằng lời Chúng thường được thể hiện ở giữalời, ngoài lời, vì thế người ta đọc – hiểu tư tưởng tác phẩm bằng cách kết hợpngôn từ và phương thức biểu hiện hình tượng

Mặt khác, văn bản “Vội vàng” còn mang đặc điểm của thể loại thơ trữtình Thơ nói chung và thơ trữ tình nói riêng là “hình thức sáng tác văn học,phản ánh cuộc sống, thể hiện những tâm trạng, những cảm xúc mạnh mẽ bằngngôn ngữ hàm súc, giàu hình ảnh, nhất là nhịp điệu” Tìm hiểu một bài thơ làkhám phá điệu tâm hồn, cảm xúc của nhà thơ; là lắng nghe nhạc điệu bên ngoài

và nhạc điệu bên trong của bài thơ ấy Hơn hết, “Vội vàng” là thi phẩm nằmtrong dòng chảy thơ ca giai đoạn 1930-1945, giữa lúc Thơ mới đang nảy nở giữathi đàn văn học Vị trí ấy, hoàn cảnh ấy khiến cho mỗi một điệu tâm hồn, mỗimột cảm xúc, mỗi một hình ảnh, mỗi một từ ngữ trong thơ đều có ý nghĩa độcđáo Ở đó, tất yếu có cảm xúc mãnh liệt của cái tôi trữ tình, có những cách tântáo bạo của một hồn thơ mới và có cả dấu ấn phong cách của nhà thơ Xuân Diệu

– “nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới” Thi nhân lại chọn cho bài thơ một

hình thức thể hiện phóng khoáng, phát huy cao độ cá tính sáng tạo - thể thơ tự

do Chỉ riêng 4 câu thơ đầu tiên được viết bằng thể thơ ngũ ngôn truyền thống,còn lại tất cả các câu thơ khác đều tự do co duỗi về vần, nhịp, số câu thơ dài

Trang 19

ngắn khác nhau Sự linh hoạt, tự do đó tạo nên sự chuyển đổi liên tục về nhịpđiệu, cảm xúc, góp phần thể hiện được điệu tâm hồn của thi nhân

Trước khi xây dựng kế hoạch tự học cho học sinh, giáo viên cần nắmđược những đặc điểm cơ bản của văn bản bài thơ, để từ đó có những hoạch định

cụ thể cho từng cấp độ, giai đoạn tự học

2.3.2 HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC

2.3.2.1 HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC TRƯỚC KHI HỌC BÀI

* Hướng dẫn khai thác sách giáo khoa, thu thập tài liệu

- Mục tiêu:

Bước làm này được thực hiện trong việc chuyển giao nhiệm vụ học tập ởtiết học trước ở phần củng cố, dặn dò Mục tiêu của hoạt động này là để học sinh

có ý thức và có phương pháp chuẩn bị bài khoa học Đồng thời, những tri thức

tự học có được cũng phục vụ cho việc khái quát, nâng cao kiến thức ở phần sau,

để học sinh có cái nhìn ban đầu về chân dung nhà thơ Xuân Diệu

- Cách thức thực hiện:

+ Giáo viên hướng dẫn học sinh tự học phần Tiểu dẫn, tóm tắt các ý chính

+ Giáo viên hướng dẫn học sinh sưu tầm, thu thập tư liệu Đặc biệt nhấn mạnh 2nhóm tư liệu: Tư liệu về tiểu sử, sự nghiệp của tác giả Xuân Diệu và tư liệu vềcác bài thơ trong cùng giai đoạn sáng tác hoặc trong cùng tập thơ

+ Giáo viên hướng dẫn học sinh xử lý tư liệu bằng phương pháp so sánh và ghichép, tổng hợp:

 So sánh đồng đại: So sánh Xuân Diệu với những tác giả khác của Thơmới (Học sinh chưa có khả năng so sánh về phong cách, tư tưởng, quan

Trang 20

niệm của các nhà thơ giáo viên chỉ yêu cầu so sánh về nội dung của thơXuân Diệu với các nhà thơ khác) Đây là yêu cầu khuyến khích, thườngdành cho học sinh khá, giỏi

 So sánh cùng loại: So sánh bài thơ “Vội vàng” với những bài thơ khác củaXuân Diệu (Đã được sưu tầm) Tìm những câu thơ có nội dung ý nghĩatương tự với những câu thơ trong bài thơ “Vội vàng” Yêu cầu này ápdụng với đa số học sinh

 Ghi chép lại các thông tin quan trọng theo các đầu mục Giáo viên có thểgợi ý học sinh ghi chép về tác giả Xuân Diệu theo các mục: Quê hương,gia đình, con người, các giai đoạn sáng tác Hoặc có thể hướng dẫn họcsinh ghi chép lại kiến thức về bài thơ theo các mục: Xuất xứ, một số câuthơ trong tập “Thơ thơ” có liên quan đến bài thơ “Vội vàng”…

* Hướng dẫn đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi

- Từ những tri thức tự thu nhận được trong quá trình đọc, thu thập và xử lý tàiliệu, giáo viên hướng dẫn học sinh kĩ năng tự đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi

- Mục tiêu: Hình thành cho học sinh năng lực phản biện, khả năng tư duy, hình

thành lập luận chắc chắn

- Cách thức thực hiện:

+ Bước đầu, giáo viên yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi có sẵn trong sách giáokhoa phần Hướng dẫn đọc bài Học sinh có thể trả lời ngắn gọn dưới dạng sơ đồ

để tiết kiệm thời gian chuẩn bị

+ Yêu cầu học sinh tiếp tục đặt thêm câu hỏi mới Khuyến khích học sinh đặtcác câu hỏi: “Vì sao?”, “Thế nào?” Đặc biệt là các câu hỏi có liên quan đến cácyếu tố ngôn từ như: Biện pháp tu từ, hiệu quả của biện pháp tu từ?

+ Lưu ý học sinh đặt câu hỏi có thể đặt câu hỏi theo chiều hướng từ dễ đến khóvới một vấn đề Ví dụ mức độ câu hỏi: Ai, cái gì, hình ảnh gì? (Dễ) – Thế nào?(Bình thường) – Vì sao? (Khó)

* Hướng dẫn tự học theo nhóm

Trang 21

- Bên cạnh việc tự học, tự chuẩn bị bài cá nhân, giáo viên chuyển giao nhiệm vụhọc tập tới nhóm học sinh để tăng tính liên kết, tạo tinh thần tập thể.

- Mục tiêu:

+ Rút ngắn thời gian chuẩn bị

+ Thực hiện đa dạng, sinh động hình thức tự học, tự chuẩn bị bài ở nhà

+ Giúp học sinh tự trao đổi, học hỏi phương pháp học tập lẫn nhau

- Cách thức thực hiện:

+ Phân công nhóm thực hiện, yêu cầu học sinh thuyết trình bằng ngôn ngữ nói,Powerpoint hoặc xây dựng các tiểu phẩm

+ Cụ thể: Giáo viên chia lớp thành 3 nhóm thực hiện các nhiệm vụ:

Nhóm 1: Tiểu phẩm – Giai thoại về Xuân Diệu (Học sinh được tự chọn xâydựng tiểu phẩm về cuộc đời, sự nghiệp, hay con người nhà thơ Thời gian tiểuphẩm tối đa: 2 phút)

Nhóm 2: Thuyết trình bằng Powerpoint về tiểu sử, cuộc đời, sự nghiệp XuânDiệu Thời gian thuyết trình: 2 phút

Nhóm 3: Chuẩn bị bộ câu hỏi trắc nghiệm để củng cố kiến thức Nhằm giúp chogiờ học sôi nổi, học sinh thực sự làm chủ, giáo viên khơi gợi học sinh nhóm 3tìm các câu hỏi trắc nghiệm để các học sinh khác được tham gia trò chơi

2.3.2.2 HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC TRONG GIỜ HỌC

Giáo viên hướng dẫn học sinh tự học kết hợp với việc đa dạng hóa cáchình thức tổ chức dạy học bằng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực.Hướng dẫn học sinh tự học trong giờ học vì vậy tương đối bám sát theo cácbước cơ bản của tiến trình dạy học phát huy năng lực học sinh

A MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1 Kiến thức:

Trang 22

- Giúp học sinh cảm nhận nét đẹp trong tâm hồn nhà thơ và một quan niệm sốngyêu đời, khao khát giao cảm mãnh liệt với đời của nhà thơ Xuân Diệu.

- Học sinh cảm nhận được những nét đặc sắc trong phong cách nghệ thuật thơXuân Diệu trước cách mạng tháng Tám

2 Kỹ năng – năng lực:

- Rèn kĩ năng đọc –hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại thơ

- Phát huy năng lực tự học ở học sinh, năng lực cảm thụ, năng lực sử dụng ngônngữ, năng lực giao tiếp, năng lực sáng tạo…

+ Phương pháp đọc hiểu, đọc diễn cảm Phân tích, bình giảng, kết hợp nêu vấn

đề và so sánh qua hình thức trao đổi, thảo luận nhóm

+ Tích hợp phân môn Làm văn, Tiếng Việt, Đọc văn

- Phương tiện:

+ Giáo án

+ Phan Trọng Luận (Tổng chủ biên), Ngữ văn 11, tập 2, NXB GD, H 2008 + Phan Trọng Luận, Thiết kế bài học Ngữ Văn tập 2, NXB GD, H 2007

Trang 23

+ Nguyễn Đăng Mạnh, Nhà văn Việt Nam hiện đại, chân dung phong cách,

- Mục tiêu, ý tưởng thiết kế hoạt động: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh vào

bài học, giúp hs có được những thông tin ấn tượng về tác giả

- Cách thức thực hiện:

Phân vai:

+ Học sinh A: Vai nhà thơ Xuân Diệu (thời trẻ)

+ Học sinh B: Vai chúa Xuân

* Nội dung:

Xuân Diệu (cặp kính, mái tóc bồng bềnh nghệ sĩ, tay ôm tập sách, đang ngồi suy tư bên cửa sổ):

- Thế Lữ bảo ta rằng: nơi đẹp nhất là cõi bồng lai, đâu phải vậy Đẹp nhất là mĩ

cảnh của nhân gian Nhất là trong những ngày xuân đang về (Khuôn mặt rạng

rỡ, vui tươi)

Xuân Diệu – đứng dậy, say ngắm cảnh thiên nhiên bên ngoài cửa sổ, chợtmột cơn gió thổi, những chiếc lá rơi, thi sĩ bàng hoàng, thở dài:

Trang 24

- Nhưng, mọi vật rồi cũng héo úa Làm sao… Làm sao đây? Phải chi ta níu giữ

được nắng, gió để giữ chúa xuân ở lại (Lại ôm đầu buồn bã)

Chúa Xuân (Với bộ trang phục lộng lẫy, tươi mới xuất hiện): Ta nghe như chốn nhân gian ai đó đang nhắc tới tên ta (Tiến đến gần)

- Loài người bé nhỏ, làm sao người buồn phiền?

- Người là ai?

- Ta là vị thần mùa xuân

- Có thật không? (Ngạc nhiên, nhận ra) Ôi! Có phải ta đang mơ? (dụi mắt).

Không! là thật Người đến làm chi để rồi lại vội đi, giá như nhân gian lúc nàocũng là mùa xuân tươi đẹp!

Vị thần (cười):

- Đừng buồn, ta đi rồi ta lại về, đó là quy luật không thay đổi

Thi sĩ (giật mình, bừng tỉnh):

- Phải rồi, đó là quy luật Ta cũng sẽ già đi, sẽ chết, chỉ có Người là còn mãi…

Ta hiểu rồi Ta phải vui lên, phải tận hưởng những ngày xuân đẹp đẽ này

Vị thần mỉm cười nâng thi sĩ đứng dậy cùng dạo chơi, thưởng ngoạn vẻđẹp nhân gian

Kết thúc tiểu phẩm, một câu hỏi được đặt ra:

+ Người thi sĩ trong tiểu phẩm có bóng dáng của nhà thơ nào?

+ Cảm nhận gì về con người nhà thơ?

Học sinh trả lời dựa theo sự cảm nhận riêng, từ đó giáo viên định hướngvào bài

2 HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:

Trang 25

Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu phần tiểu dẫn

(1) Ý tưởng thiết kế hoạt động: Rèn cho HS năng lực giao tiếp, hợp tác, sử

dụng ngôn ngữ Giúp HS tự tìm tòi và hình thành các kiến thức cơ bản:

– Vài nét về tác giả

– Vài nét về tác phẩm: hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ, ngôn ngữ, thể thơ, bố cục…

(2) Phương pháp/Kĩ thuật: Thuyết trình, thảo luận, vấn đáp.

(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Trong lớp.

(4) Phương tiện dạy học: máy chiếu, bảng phụ, SGK…

(5) Nội dung hoạt động:

Bước 1: Kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ nhóm 2: Thuyết trình sản

phẩm giới thiệu về tác giả, tác phẩm (1 phút)

- GV và các nhóm còn lại lắng nghe

- Các nhóm khác có nhiệm vụ đặt câu hỏi theo các mức độ từ dễ đến khó:

 Về tác giả Xuân Diệu:

+ Xuân Diệu là ai? Xuất thân và cuộc đời ra sao?

+ Vị trí của Xuân Diệu trong giai đoạn văn học?

+ Những đặc điểm nổi bật trong sáng tác của Xuân Diệu?

+ Vì sao nói Xuân Diệu là nhà thơ “mới nhất trong các nhà thơ mới? (Câu hỏi nâng cao)

 Về bài thơ “Vội vàng”: Xác định các đặc điểm của bài thơ:

+ Vị trí, xuất xứ

+ Thể thơ

+ Mạch trữ tình của bài thơ (Bố cục)

Bước 2: Thảo luận:

- GV yêu cầu học sinh trong nhóm 2 trả lời và các nhóm khác bổ sung

GV có thể điều chỉnh câu trả lời, câu hỏi khi cần thiết

Bước 3 Chuẩn kiến thức:

- GV: Sau cùng GV chắt lọc nội dung đã thuyết trình, nhấn mạnh cho học

Ngày đăng: 15/06/2021, 13:42

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w