Một số giải pháp nhằm phát triển mối quan hệ giữa công ty Việt Nam Open Tour với các doanh nghiệp khác

60 758 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Một số giải pháp nhằm phát triển mối quan hệ giữa công ty Việt Nam Open Tour với các doanh nghiệp khác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Một số giải pháp nhằm phát triển mối quan hệ giữa công ty Việt Nam Open Tour với các doanh nghiệp khác

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Du lịch là một ngành kinh tế siêu lợi nhuận, thành công của một số cường quốc trên thế giới trong lĩnh vực này là bằng chứng thuyết phục nhất cho nhận định này.

Sớm nhận thức được tầm quan trọng của ngành này, trong những nămtrở lại đây, Đảng và Nhà nước ta đã sớm đưa du lịch vào danh mục cácngành kinh tế mũi nhọn của cả nước Trong những năm cuối thế kỷ 20, cùngvới sự nghiệp đổi mới của đất nước, ngành du lịch Việt Nam nói chung đãcó những thành công bước đầu chứng tỏ đây là một ngành kinh tế tổng hợpquan trọng Những thành công của ngành du lịch không chỉ thúc đẩy, tạođiều kiện hơn nữa cho sự phát triển của bản thân ngành mà còn khuyếnkhích, tạo cơ hội để các ngành kinh tế khác phát triển, góp phần đa dạng hoácác lĩnh vực kinh tế.

Cũng trong xu hướng phát triển chung của đất nước nói chung và củangành du lịch nói riêng, tháng 9 năm 1998, Việt Nam Open Tour ra đời vớitư cách là đơn vị tổ chức lữ hành nội địa và quốc tế chuyên nghiệp tại ViệtNam Tuy được thành lập và đi vào hoạt động chưa lâu song trong suốt 8năm qua Việt Nam Open Tour đã rất thành công trong lĩnh vực của mình vàngày càng được mở rộng cả về quy mô lẫn chất lượng hoạt động Với cácnhà quản lý có trình độ cao và đội ngũ nhân viên nhiệt tình, có kiến thức, cókinh nghiệm, cùng với quy mô hoạt động rộng khắp, Việt Nam Open Tourđã từng bước khẳng định vị trí của mình trong ngành du lịch Năm 2004 làmột năm đáng nhớ đối với Việt Nam Open Tour bởi đây cũng là năm côngty vinh dự nhận được danh hiệu “Dịch vụ lữ hành được hài lòng nhất”.

Trang 2

Chưa hài lòng với thành công đó, từ đó đến nay, Việt Nam Open Tour vẫntiếp tục phấn đấu không ngừng để giữ vững và nâng cao hơn nữa vị trí củamình trong ngành du lịch.

Tuy nhiên, để làm tốt những điều này, Việt Nam Open Tour không chỉdựa v ào sức mình mà còn phải từng bước xây dựng và phát triển mối quanhệ với các doanh nghiệp trong và ngoài nước khác bởi lẽ như ta đã biết,không một đơn vị nào có thể tồn tại riêng rẽ mà không cần đến bất kỳ mộtmối quan hệ nào, nhất là trong nền kinh tế thị trường như hiện nay Đó là lýdo đề tài “Một số giải pháp nhằm phát triển mối quan hệ giữa công ty ViệtNam Open Tour với các doanh nghiệp khác” được chọn để nghiên cứu trongchuyên đề này.

* Phạm vi và mục đ ích nghiên cứu

Chuyên đề này tập trung nghiên cứu thực trạng các mối quan hệ giữaViệt Nam Open Tour với các doanh nghiệp khác có liên quan trong suốtkhoảng thời gian từ khi thành lập đến nay Thông qua thực trạng đó, chuyênđề làm rõ tính tất yếu cũng như tầm quan trọng của các mối quan hệ này đốivới sự tồn tại và phát triển của Việt Nam Open Tour, từ đó đưa ra một sốgiải pháp nhằm tăng cường việc xây dựng và phát triển các mối quan hệ này.

* Ph ươ ng pháp nghiên cứu

Để phục vụ cho quá trình nghiên cứu, chuyên đề có sử dụng cácphương pháp như: thống kê, phân tích, tổng hợp, dự báo và một số phươngpháp khác.

*Kết cấu của chuyên đ ề

Ngoài các phần: Mở đầu, Mục lục, Kết luận, nội dung chính của chuyênđề gồm 3 chương:

Chương I: Lý luận chung về mối quan hệ giữa công ty lữ hành với các

doanh nghiệp khác.

Trang 3

Chương II: Thực trạng về mối quan hệ giữa Việt Nam Open Tour với các

doanh nghiệp khác.

Chương III: Một số giải pháp nhằm phát triển mối quan hệ giữa Việt Nam

Open Tour với các doanh nghiệp khác.

Trang 4

1.1.1 Một số khái niệm cơ bản

a Các khái niệm có liên quan đến du lịch

Du lịch là một ngành kinh tế, song cũng là một đối tượng nghiên cứucủa nhiều môn khoa học Để tìm hiểu ngành này, trước hết chúng ta cần hiểurõ một số khái niệm cũng như quan điểm có liên quan đến lĩnh vực này

Thực ra trên thế giới cũng có nhiều quan điểm cũng như nhận địnhkhác nhau, mỗi một quan điểm hay nhận định này lại đưa ra những cách tiếpcận khác nhau đối với ngành du lịch Việc thừa nhận quan điểm hay kháiniệm nào là tuỳ thuộc vào từng quốc gia, từng thời điểm cụ thể sao cho phùhợp với mục tiêu cũng như chủ trương phát triển của từng nước.

Riêng đối với Việt Nam, các khái niệm cơ bản này đã được thống nhấttrong các văn bản pháp luật để thuận lợi cho công tác quản lý Tại điều 10Pháp lệnh du lịch của nước ta (số 11/1999/PL-UBTVQH10 ngày08/02/1999) quy định cụ thể như sau:

1 Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của

mình nhằm thỏa mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong mộtkhoảng thời gian nhất định

Trang 5

2 Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp

đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến

3 Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di tích cách

mạng, giá trị nhân văn, công trình lao động sáng tạo của con người có thểđược sử dụng nhằm thỏa mãn nhu cầu du lịch; là yếu tố cơ bản để hình thànhcác điểm du lịch, khu du lịch nhằm tạo ra sự hấp dẫn du lịch

4 Điẻm du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn, có khả năng thu hút

khách du lịch

5 Khu du lịch là nơi có tài nguyên du lịch với ưu thế nổi bật về cảnh quan

thiên nhiên, được quy hoạch, đầu tư phát triển nhằm thỏa mãn nhu cầu đadạng của khách du lịch, đem lại hiệu quả về kinh tế - xã hội và môi trường

6 Tuyến du lịch là lộ trình nối các điểm du lịch, khu du lịch khác nhau 7 Kinh doanh du lịch là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các công

đoạn của quá trình hoạt động du lịch hoặc thực hiện dịch vụ du lịch trên thịtrường nhằm mục đích sinh lợi

8 Lữ hành là việc thực hiện chuyến đi du lịch theo kế hoạch, lộ trình,

chương trình định trước

9 Cơ sở lưu trú du lịch là cơ sở kinh doanh buồng, giường và các dịch vụ

khác phục vụ khách du lịch Cơ sở lưu trú du lịch gồm khách sạn, làng dulịch, biệt thự, căn hộ, lều bãi cắm trại cho thuê, trong đó khách sạn là cơ sởlưu trú du lịch chủ yếu

10 Xúc tiến du lịch là hoạt động nhằm tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội phát triển

du lịch

Chuyên đề này sử dụng một số khái niệm và cũng được hiểu theo nhưPháp lệnh trên.

Trang 6

b Khái niệm về công ty lữ hành và mối quan hệ giữa công ty lữ hành với các doanh nghiệp khác

Để tìm hiểu sâu hơn về các công ty lữ hành cũng như mối quan hệ giữacông ty lữ hành với các doanh nghiệp khác thì việc định nghĩa hoạt động lữhành, cũng như việc phân biệt lữ hành với du lịch là một công việc rất cầnthiết cho mọi đối tượng tham gia nghiên cứu và học tập các môn học có liênquan đến du lịch và lữ hành Hiện trên thế giới cũng như ngay ở Việt Namđã có rất nhiều khái niệm về du lịch và lữ hành của nhiều nhà nghiên cứu,dưới nhiều góc độ khác nhau.Tuy nhiên, theo một số nhà nghiên cứu có uytín và lâu năm, chúng ta nên nhìn nhận lữ hành dưới hai góc độ.

Dưới góc độ thứ nhất: Hiểu theo nghĩa rộng thì lữ hành (Travel) đượchiểu là tất cả các hoạt động di chuyển của con người, cũng như những hoạtđộng có liên quan đến sự di chuyển đó Theo cách định nghĩa này thì hoạtđộng du lịch bao gồm yếu tố lữ hành, nhưng không phải tất cả các hoạt độnglữ hành là du lịch.

Dưới góc độ thứ hai: Hiểu theo nghĩa hẹp thì hoạt động lữ hành chỉ baogồm những hoạt động tổ chức các chương trình du lịch trọn gói Cách tiếpcận này giúp phân biệt hoạt động kinh doanh du lịch trọn gói với các hoạtđộng kinh doanh du lịch khác như khách sạn, vui chơi giải trí,…

Tiêu biểu cho cách tiếp cận này là khái niệm về kinh doanh lữ hành ởViệt Nam trong pháp lệnh du lịch điều 8 ban hành ngày 08/02/1999 ở trên.

Ngoài ra còn có thể kể đến một cách định nghĩa khác như sau:

“Lữ hành là hoạt động để thực hiện chuyến đi từ nơi này đến nơi khácbằng bất kỳ phương tiện gì, lý do gì, có hay không trở về nơi xuất phát”

(Từ điển lễ tân)

Trang 7

Từ các định nghĩa ở trên về lữ hành, cũng có thể có nhiều cách địnhnghĩa khác nhau về công ty lữ hành Ở Việt Nam, theo định nghĩa của Tổng

cục du lịch: “Doanh nghiệp lữ hành là đơn vị có tư cách pháp nhân hạchtoán độc lập được thành lập nhằm mục đích sinh lời bằng việc giao dịch kýkết các hợp đồng du lịch và tổ chức thực hiện các chương trình du lịch đãbán cho khách du lịch” Theo đó, các công ty lữ hành gồm hai loại hìnhchính đó là công ty lữ hành quốc tế và công ty lữ hành nội địa

Công ty lữ hành quốc tế là các công ty chuyên xây dựng và bán cácchương trình du lịch trọn gói hoặc từng phần theo yêu cầu của khách để trựctiếp thu hút khách đến Việt Nam và đưa công dân Việt Nam, người nướcngoài cư trú tại Việt Nam đi du lịch nước ngoài, đồng thời thực hiện cácchương trình du lịch đã bán hoặc ký hợp đồng uỷ thác từng phần, trọn góicho công ty lữ hành nội địa.

Trong khi đó, công ty lữ hành nội địa là các công ty chuyên bán và tổchức thực hiện các chương trình du lịch nội địa, kết hợp với việc nhận uỷthác để thực hiện chương trình du lịch cho khách nước ngoài đã được cáccông ty lữ hành quốc tế đưa vào Việt Nam.

Tóm lại, có thể hiểu Công ty lữ hành là một loại hình doanh nghiệp

đặc biệt kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực tổ chức xây dựng, bán cũng nhưthực hiện các chương trình du lịch trọn gói cho khách du lịch Thêm vào đó,các công ty lữ hành còn có thể tiến hành hoạt động trung gian bán sản phẩmcủa các nhà cung cấp du lịch hoặc thực hiện các hoạt động kinh doanh tổnghợp khác bảo đảm phục vụ các nhu cầu du lịch của khách từ khâu đầu tiênđến khâu cuối cùng.

Do cũng là một công ty du lịch nên công ty lữ hành cũng mang đầy đủcác tính chất hay đặc trưng của các công ty du lịch khác, nhưng đồng thời nó

Trang 8

cũng có những đặc trưng riêng mà chỉ có những công ty có hoạt động lữhành mới có Cụ thể là:

- Đối tượng kinh doanh của công ty là các hoạt động lữ hành, nhằmthoả mãn nhu cầu du lịch của con người và mang lại thu nhập từ cáchoạt động trên

- Du lịch là một lĩnh vực kinh doanh hấp dẫn song cũng tiềm ẩn khôngít rủi ro nên kinh doanh trong hoạt động lữ hành cũng là một hoạtđộng mang nặng tính rủi ro.

- Kinh doanh lữ hành thực chất cũng là một hình thức đầu tư nênthường phải tính đến chi phí phải bỏ ra cũng như những kết quả mongmuốn đạt được.

- Hoạt động của công ty chịu sự chi phối, ảnh hưởng của các yếu tố nhưluật pháp, chiến lược, chính sách của từng quốc gia, sự biến động kinhtế, chính trị trên toàn thế giới, đặc biệt là các sự kiện lớn Du lịch làmột ngành nhạy cảm nên hoạt động của các công ty du lịch chịu sựtác động của cả các thiên tai hay đại dịch.

- Du lịch là một lĩnh vực kinh tế liên ngành, có mối quan hệ mật thiết,gần gũi với các ngành, các lĩnh vực kinh tế khác nên các công ty lữhành cũng có mối quan hệ gắn bó với nhiều đơn vị, công ty và doanhnghiệp khác thuộc cả trong và ngoài ngành.

Trong triết học, quan điểm duy vật biện chứng đã khẳng định tính thốngnhất vật chất của thế giới là cơ sở của mối liên hệ giữa các sự vật, hiệntượng Thế giới là do các sự vật, hiện tượng tạo thành, dù chúng có đa dạng,phong phú đến đâu thì chúng cũng là những dạng khác nhau của một thếgiới duy nhất - thế giới vật chất Chính nhờ tính thống nhất đó mà các sự vật,hiện tượng không thể tồn tại một cách biệt lập, tách rời nhau, mà phải tồn tạitrong sự tác động qua lại, chuyển hoá lẫn nhau Trên cơ sở đó, người ta định

Trang 9

nghĩa rằng mối quan hệ là một phạm trù dùng để chỉ sự quy định, sự tácđộng qua lại, chuyển hoá lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng.

Kế thừa định nghĩa này và áp dụng nó vào thực tiễn, có thể hiểu rằngmối quan hệ giữa công ty lữ hành với các doanh nghiệp khác chính là sựquen biết, phối hợp, liên quan và gắn bó giữa công ty với các đơn vị, cơquan hay tổ chức có liên quan đến sự tồn tại, hoạt động và phát triển củacông ty Mối quan hệ này sẽ giúp cho mọi hoạt động của công ty diễn ranhanh chóng, dễ dàng hơn, mang lại hiệu quả cao hơn và ở một mức độ nhấtđịnh chúng cũng quyết định sự tồn tại hay diệt vong của công ty.

Đối với một công ty lữ hành thì mối quan hệ này bao hàm:

+ Quan hệ giữa công ty (doanh nghiệp) lữ hành với các nhà cung ứngdịch vụ công: Nhà nước, Tổng cục Du lịch, Sở Du lịch, Tổng cục Hảiquan, các hãng hàng không,…

+ Quan hệ giữa công ty lữ hành với các nhà cung ứng dịch vụ bổ trợ:các đơn vị vận tải, các ngân hàng, các nhà cung cấp dịch vụ bưu chínhviễn thông, các công ty bảo hiểm, các doanh nghiệp cung cấp hàng tiêudùng,…

+ Quan hệ giữa công ty lữ hành với các doanh nghiệp du lịch khác.Ngoài ra, không thể không kể đến mối quan hệ trong nội bộ công ty lữhành, bao gồm các hoạt động huy động và quản lý, sử dụng vốn, quảnlý nguồn nhân lực của công ty,…

Trên đây là một số mối quan hệ chủ yếu, tuy chưa hoàn toàn đầy đủsong cũng đã phần nào cho thấy sự tất yếu của mối quan hệ giữa một công tylữ hành bất kỳ với các doanh nghiệp khác.

Trang 10

1.1.2 Mối quan hệ giữa công ty lữ hành với các doanh nghiệp khác là một tất yếu khách quan

Như ta đã biết, các sự vật, hiện tượng trong thế giới chỉ biểu hiện sựtồn tại của mình thông qua sự vận động, sự tác động qua lại lẫn nhau Cũngchính nhờ quá trình tác động qua lại này mà bản chất, tính quy luật của sựvật, hiện tượng mới được bộc lộ Người ta chỉ có thể đánh giá sự tồn tạicũng như bản chất của một sự vật, hiện tượng cụ thể thông qua mối liên hệ,sự tác động của sự vật, hiện tượng đó đối với tự nhiên, xã hội, thông quahoạt động của chính sự vật hay hiện tượng ấy.

Mọi mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng đều là khách quan, là vốncó của sự vật, hiện tượng Ngay đến cả những vật vô tri, vô giác cũng đangtừng ngày, từng giờ chịu sự tác động của các sự vật, hiện tượng khác, baogồm cả tác động của con người Con người trong quá trình tồn tại và pháttriển đã tạo ra vô vàn các mối quan hệ Du lịch cũng chỉ là một trong số cácsản phẩm, các kết quả của quá trình lao động, sáng tạo của con người, chínhvì thế các mối quan hệ tồn tại trong ngành cũng với tư cách như một tất yếukhách quan, một yếu tố không thể thiếu được Điều quan trọng là chúng taphải hiểu bản chất của các mối quan hệ này, đồng thời vận dụng chúng vàohoạt động của mình để giải quyết các mối quan hệ sao cho phù hợp nhằmphục vụ nhu cầu, lợi ích của bản thân doanh nghiệp nói riêng và cho cả xãhội nói chung.

Mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng không chỉ mang tính kháchquan mà còn mang tính phổ biến Tính phổ biến này được thể hiện ở chỗ:

- Bất cứ sự vật, hiện tượng nào cũng có mối quan hệ với các sự vật,hiện tượng khác Không có sự vật, hiện tượng nào nằm ngoài các mốiquan hệ này Đứng trên giác độ vĩ mô, ngày nay không một quốc gia

Trang 11

nào có thể tồn tại mà không có mối quan hệ với các quốc gia khác trêncác mặt của đời sống xã hội Thu nhỏ phạm vi, đứng trên giác độ mộtcông ty, một doanh nghiệp, mỗi một công ty sẽ không thể tồn tại vàphát triển mà không tự đặt mình trong mối liên quan với các doanhnghiệp khác, bởi đơn giản bản thân nó chính là một phần của mốiquan hệ đó Hơn nữa, trong xu thế hội nhập và liên kết hiện nay xuấthiện nhiều vấn đề đòi hỏi sự phối hợp của nhiều cá nhân, nhiều doanhnghiệp mới giải quyết được, trong số đó có cả nhu cầu vì sự tồn tạicủa bản thân công ty đó.

- Mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng này biểu hiện dưới nhữnghình thức cụ thể, riêng biệt tuỳ theo từng điều kiện nhất định Phù hợpvới quy luật này, mối quan hệ giữa công ty lữ hành với các doanhnghiệp khác được thể hiện cụ thể như đã kể trên.

Ngành du lịch hiện đại mang tính tổng hợp đồng bộ và chất lượngphục vụ cao, bởi sự thoả mãn các nhu cầu tổng hợp, mong muốn đa dạngcủa con người trong quá trình du lịch Nhà nước ta cũng đã xác định: “ Dulịch là một ngành kinh tế tổng hợp quan trọng mang nội dung văn hoá sâusắc có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao, phát triển du lịch nhằmđáp ứng nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng của nhân dân và khách dulịch quốc tế, góp phần nâng cao dân trí, tạo việc làm và phát triển kinh tế -xã hội của đất nước”.

(Điều 1 Pháp lệnh du lịch)

Trong nghiên cứu, người ta khái quát hoá ngành du lịch hiện đại nhưsau:

Hình 1.1 Sơ đồ ngành du lịch

Trang 12

Nhà sản xuất du lịch

- Dịch vụ vận chuyển- Lưu trú, ăn

uống- Tham quan giải trí trên cơ sở khai thác giá trị TN

du lịch- Hàng hoá phục vụ cho chuyến đi

du lịch

Khách du lịch

- Khách du lịch thuần tuý- Khách du lịch

công vụ- Khách du lịch

thăm thân- Khách du lịch

với mục đích khác

Nhà phân phốiDu lịch Đại lý lữ hành lữ hành

Các ngành kinh doanh

- Cung cấp phần mềm máy tính- Bưu chính viễn thông- Xuất bản, quảng cáo, ngân

hàng, bảo hiểm- Cung cấp hàng tiêu dùng

Các tổ chức hành chính sự nghiệp

- Cơ quan hành chính- Cơ quan du lịch

- Sứ quán- Hiệp hội thương mại

- Giáo dục

Nguồn: Tạp chí Du lịch Việt Nam số3 năm 2003

Trên sơ đồ này có thể xác định vị trí của kinh doanh lữ hành chính làviệc phân phối sản phẩm du lịch để thu lợi nhuận hoặc hoa hồng.

Lữ hành tiếp cận theo nghĩa rộng bao gồm tất cả các hoạt động di

chuyển của con người cũng như những hoạt động liên quan đến sự di chuyểnđó Tiếp cận theo nghĩa hẹp “Lữ hành là việc thực hiện chuyến đi du lịchtheo kế hoạch, lộ trình và chương trình định trước” Theo cách tiếp cận này,kinh doanh lữ hành có nghĩa là từ các dịch vụ đơn lẻ của các nhà cung cấpkhác nhau người ta liên kết chúng lại tạo ra dịch vụ có tính nguyên chiếc,làm tăng giá trị của chúng nhằm đáp ứng chuyến đi du lịch theo kế hoạch, lộtrình và chương trình định trước của khách để thu lợi nhuận, hoặc chỉ đơngiản bán hay tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ một cách đơn lẻ của các nhà cungcấp khác nhau cho khách du lịch để hưởng tiền thù lao (hoa hồng) Có nghĩa

Trang 13

là, về bản chất thì kinh doanh lữ hành là trung gian thị trường thực hiện chứcnăng thông tin, cầu nối, tổ chức làm gia tăng giá trị của sản phẩm du lịch đểcung và cầu trong du lịch gặp nhau Cũng chính vì thế, kinh doanh lữ hànhcó tính chất quyết định đến sự phát triển của ngành du lịch ở một khônggian, thời gian nhất định.

Qua sơ đồ trên có thể thấy rằng, công ty lữ hành chỉ có thể tồn tại vàphát triển trong mối quan hệ với các doanh nghiệp khác, cụ thể ở đây là: cáctổ chức hành chính, sự nghiệp, các đơn vị sản xuất kinh doanh khác, các nhàsản xuất du lịch và cuối cùng là với khách du lịch.

Không một đơn vị kinh tế nào có thể tồn tại riêng rẽ mà không có mốiquan hệ nào, điều này lại càng đúng đối với các công ty hoạt động trong mộtlĩnh vực liên ngành như du lịch Hơn thế nữa, sự tác động qua lại giữa cácđơn vị kinh tế liên quan đến sự tồn tại và phát triển của chính bản thân họ.

1.1.3 Phát triển mối quan hệ giữa Việt Nam Open Tour với các doanh nghiệp khác là một việc làm cấp bách

Như đã thấy ở trên, không một đơn vị kinh tế nào có thể tồn tại độc lậpmà không hề có bất kỳ mối quan hệ nào với các đơn vị khác Việt NamOpen Tour cũng là một đơn vị kinh tế hoạt động trong lĩnh vực du lịch,chính vì thế, nó càng không thể tồn tại và phát triển mà không xây dựng chomình mối quan hệ gần gũi, tốt đẹp với các doanh nghiệp khác Thế kỷ 21 làthế kỷ của khoa học công nghệ, thế kỷ của hội nhập, liên kết; hội nhập tấtyếu sẽ dẫn đến liên kết và ngược lại, liên kết là điều kiện để hội nhập thànhcông Trước tình hình này, một doanh nghiệp không thể không quan tâm đếnviệc tạo dựng và duy trì cho mình một chỗ đứng vững chắc trên thị trường.Hơn bao giờ hết, nhu cầu cấp bách đặt ra là phải chủ động mở cửa, chủ độngđặt mối quan hệ với các thành viên khác cả trong và ngoài ngành.

Trang 14

Hội nhập, liên kết hứa hẹn mang lại nhiều cơ hội song cũng ẩn chứakhông ít khó khăn, thách thức, nhất là đối với các doanh nghiệp của cácquốc gia nghèo nàn và lạc hậu như nước ta Một mối quan hệ vững chắc vớicác doanh nghiệp khác không chỉ là một nhu cầu cấp bách mà còn là mộttrong những nhân tố đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của chính bản thâncông ty.

Nhận thức được tất cả các điều này, Vietnam Open Tour đã và đang rasức thiết lập và vun đắp cho các mối quan hệ ấy, để có được một sự đảm bảohơn cho tương lai của công ty.

Trang 15

CHƯƠNG II

THỰC TRẠNG VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA VIỆT NAMOPEN TOUR VỚI CÁC DOANH NGHIỆP KHÁC2.1 Vài nét về công ty Việt Nam Open Tour

Ngày 23/9/1998 công ty du lịch mở Việt Nam bắt đầu đi vào hoạtđộng, dưới sự lãnh đạo của giám đốc Nguyễn Đăng Thắng Công ty hoạtđộng trong lĩnh vực lữ hành trong nước và quốc tế , với tên giao dịch quốc tếlà : Vietnam Open Tour theo giấy phép số (GPLHQT:0080/TCDL) Trướcđây công ty có trụ sở chính tại 23 Lương Ngọc Quyến và 2 văn phòng là11B Lý Quốc Sư và 72 Trần Nhật Duật thuộc quận Hoàn Kiếm - Hà Nội

Tel/Fax: (84.4)9260690Mobile: 0913005974

0913034212

Website: www.vietnamopentour

Tháng 5/1998, công ty chuyển về số 10-HàngMuối và 56 Trần Nhật Duật Hiện nay, Vietnam Open Tour có trụ sở chính

Trang 16

Nam” Những thành tựu của công ty không chỉ thể hiện qua những lời đánhgiá nhận xét của những nhà kinh doanh chuyên nghiệp mà còn thể hiện ởmức doanh thu khổng lồ và nguồn khách rất ổn định của công ty

2.1.1 Chức năng và nhiệm vụ của Vietnam Open Tour

a Chức năng của Vietnam Open Tour

Vietnam Open Tour ngay từ khi thành lập đã xác định cho mình cácchức năng sau:

- Chức năng sản suất và kinh doanh

Vietnam Open Tour chuyên thiết kế, xây dựng và tổ chức các Tour phục vụkhách du lịch nội địa và khách quốc tế.

- Chức năng môi giới và trung gian

Công ty luôn sẵn sàng nhận các Tour từ các nhà kinh doanh trong vàngoài nước, đóng vai trò là cầu nối giữa khách và điểm đến.

- Chức năng khai thác

Vietnam Open Tour luôn tìm tòi, nghiên cứu thị trường, thiết lập các Tourmới trong và ngoài nước, tăng tính đa dạng cho sản phẩm của mình, đồngthời góp phần làm phong phú thêm cho ngành du lịch

b Nhiệm vụ của Vietnam Open Tour

Đề đảm nhiệm tốt các chức năng trên, Vietnam Open Tour phải thựchiện tốt các nhiệm vụ sau:

- Dựa trên chủ trương và đường lối của Đảng và Nhà Nước về pháttriển kinh tế đất nước, cùng với chỉ tiêu pháp lệnh của Tổng Cục Du LịchViệt Nam, công ty có nhiệm vụ khai thác, tổ chức các tour du lịch trong và

Trang 17

ngoài nước, chịu trách nhiệm trước các hợp đồng ký kết, đồng thời vẫn phảiđảm bảo hoạt động theo hiến pháp và pháp luật Việt Nam.

- Nghiên cứu thị trường du lịch, tuyên truyền, quảng cáo thu hút kháchdu lịch; trực tiếp giao dịch và ký kết các hợp đồng với các tổ chức, các hãngdu lịch nước ngoài; tổ chức thực hiện các chương trình du lịch đã ký kết - Kinh doanh dịch vụ vận chuyển, hướngdẫn đặt phòng khách sạn và các dịch vụ bổ sung nhằm đáp ứng nhu cầu củakhách du lịch và các đối tượng khách quốc tế khác.

- Nghiên cứu và áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật, thu hút vàkêu gọi vốn đầu tư từ trong và ngoài nước.

- Tuân thủ các chính sách kinh tế, pháp lệnh kế toán, hạch toán thống kêkinh tế và phân tích hoạt động kinh doanh của Việt Nam, chấp hành mọi quyđịnh của Nhà nước và thực hiện nghĩa vụ thuế đối với Nhà Nước.

- Không ngừng nghiên cứu và học hỏi mô hình quản lý tiên tiến, hiệnđại, mang lại hiệu quả cao hơn; hoàn thiện bộ máy tổ chức, nâng cao trìnhđộ quản lý

- Chấp hành thực hiện nghiêm chỉnh các bộ luật của Việt Nam như:Luật lao động, luật kinh tế,…

- Hợp tác cùng có lợi với các doanh nghiệp trong và ngoài ngành, gópphần ổn định đời sống kinh tế xã hội chung của cả nước, góp phần củng cốvà nâng cao tinh thần đoàn kết của dân tộc

2.1.2 Cơ cấu tổ chức của Vietnam Open Tour

a Sơ đồ tổ chức của Vietnam Open Tour

Trang 18

Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức của Việt Nam Open Tour

Trang 19

Nguồn: Vietnam Open Tour

Phó giám đốc

Bộ phận tổng hợp

Các bộ phận nghiệp vụ du lịch

Các bộ phận hỗ trợ và phát triển

Tài chính

kế toán

Hành chính

Điều hành

Thị trường

Hướng Dẫn

Đội xe

Kỹ thuật

KinhDoanh khácCác

chinhánh

đại diệnGiám

đốc

Trang 20

Vietnam Open Tour có mô hình tổ chức rất đơn giản gọn nhẹ, tuynhiên lại rất đầy đủ các bộ phận Các bộ phận này vừa hoạt động độc lập đểphát huy sự sáng tạo trong công việc, đồng thời vừa có sự kết hợp, liên kếtvới nhau tạo nên tính đồng đội, đem lại hiệu quả cao trong công việc.Vietnam Open Tour hoạt động theo mô hình trực tuyến, nghĩa là mỗi một cánhân hay bộ phận chỉ chịu sự quản lý trực tiếp của bộ phận hay cá nhân cấptrên Cách tổ chức bộ máy như vậy đảm bảo cho mọi hoạt động trong côngty được diễn ra nhất quán, suôn sẻ, thuận lợi mà không đan xen, chồng chéolên nhau Giữa các cá nhân, các bộ phận cũng có sự phân công, phân cấphợp lý để ai cũng nắm rõ nhiệm vụ, công việc của mình mà tiến hành cho tốthơn.

b Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận

Theo sơ đồ trên, mỗi một bộ phận trong công ty đều có những chứcnăng và nhiệm vụ riêng, cụ thể như sau:

* Ban giam đốc

Bộ phận này có quyền quyết định và chịu trách nhiệm về mọi hoạtđộng của công ty trước pháp luật Thông thường ban giám đốc là nhữngngười thành lập ra công ty, hoặc họ là những người có vốn nhiều nhất, cũngcó thể họ là những người được Hội đồng quản trị thuê và chỉ là người đạidiện trước pháp luật cho công ty Riêng đối với Vietnam Open Tour thì bangiám đốc chỉ gồm giám đốc Nguyễn Đăng Thắng, cũng là người bỏ vốn rađể lập công ty.

* Bộ phận tổng hợp

Trong cơ cấu tổ chức của Vietnam Open Tour thì bộ phận này lại baogồm 2 bộ phận nhỏ sau:

- Phòng tài chính kế toán

Trang 21

Phòng này đảm nhận các công việc có liên quan đến tài chính, kế toáncủa công ty Dựa vào sổ sách của bộ phận này mà giám đốc có thể nắm rõđược tình hình hoạt động của công ty mình, trên cơ sở đó đề ra các giải pháphợp lý trong từng giai đoạn, từng thời kỳ.

- Phòng hành chính

Phòng này có chức năng cân đối lực lượng lao động trong công ty, xâydựng đội ngũ lao động và thực hiện quy chế khen thưởng, kỷ luật, tiềnlương, chuyển đổi, đào tạo,…Phòng này sẽ giúp cho công ty ổn định vềnhân sự trong quá trình hoạt động.

* Bộ phận nghiệp vụ

Bộ phận này được chia nhỏ thành 3 bộ phận nhỏ sau:

- Bộ phận Marketing: Có chức năng tổ chức và thực hiện các hoạt độngnghiên cứu thị trường du lịch trong nước và quốc tế, là bộ phận chủ yếu giúpgiám đốc công ty xây dựng các chiến lược, sách lược hoạt động kinh doanhcủa công ty Ngoài ra bộ phận này cũng phối hợp với bộ phận điều hànhtrong việc xây dựng các chương trình du lịch, ký kết hợp đồng với các hãngcủa công ty du lịch trong nước và quốc tế, phối hợp với các hoạt động cóliên quan theo dõi việc thanh toán và quá trình thực hiện hợp đồng phục vụkhách Bộ phận này có nhiệm vụ rất quan trọng trong việc dự báo về nguồnkhách, xúc tiến bán sản phẩm, chọn kênh phân phối,…

- Bộ phận điều hành

Bộ phận này có chức năng trong việc nhận và thực hiện các tour, đăngký đặt chỗ trong khách sạn, Visa, ký hợp đồng,…Đồng thời phối hợp theodõi quá trình phục vụ khách, cung cấp các thông tin và sẵn sàng bán sảnphẩm cho khách.

- Bộ phận hướng dẫn

Trang 22

Bộ phận này có chức năng tổ chức, điều động, bố trí hướng dẫn viêncho các chương trình du lịch đã ký kết, tiến hành các hoạt động nhằm xâydựng và phát triển đội ngũ hướng dẫn viên và cộng tác viên chuyên nghiệp.Ngoài ra, bộ phận này có thể kết hợp với bộ phận Marketing để xúc tiến bánsản phẩm, hoặc kết hợp với bộ phận điều hành để quản lý tốt hơn trong côngviệc

* Bộ phận hỗ trợ và phát triển

Bộ phận này có nhiệm vụ hỗ trợ các bộ phận khác trong công việc,đồng thời nghiên cứu mở rộng tham gia các lĩnh vực kinh doanh khác, tạonên tính đa dạng trong kinh doanh của công ty Đây là một trong những bộphận rất quan trọng trong công ty, nó có thể giúp công ty chuyển hướng kinhdoanh hoặc cùng lúc kinh doanh nhiều lĩnh vực, tăng thêm doanh thu chocông ty Bộ phận này gồm nhiều thành phần như : đội xe, kỹ thuật,…Khicần đội xe có thể cho thuê phục vụ lễ hội, đám cưới, cho thuê xe du lịch,…

2.1.3 Các lĩnh vực kinh doanh và phạm vi hoạt động của Vietnam Open Tour

a Các lĩnh vực kinh doanh của Vietnam Open Tour

Có thể nói, lĩnh vực kinh doanh của Vietnam Open Tour khá đa dạng,bao gồm:

- Kinh doanh lữ hành

Vietnam Open Tour là đơn vị kinh doanh lữ hành chuyên nghiệp tạiViệt Nam, công ty đã và đang tổ chức 45 tour nội địa vầ hơn 40 tour quốc tế,với nhiều hình thức và loại hình du lịch như: du lịch sinh thái, du lịch thámhiểm, lễ hội, làng nghề,…

- Kinh doanh vận chuyển

Trang 23

Công ty có đầy đủ các loại xe từ 4 đến 45 chỗ ngồi, chất lượng tốt Hiệncông ty đang có 7 chiếc xe lớn nhỏ phục vụ các tour và cho thuê, đảm bảocho các hoạt động của công ty Công ty có thể cho thuê xe Matiz tự lái vớithủ tục đơn giản,…

- Kinh doanh thương mại điên tử và quảng cáo sản phẩm

Nội dung của lĩnh vực kinh doanh này là xây dựng Website riêng củacông ty ngay từ khi thành lập Trang web của công ty hiện nay mang tên:

www.vietnam open tour com.vn Công ty đã sử dụng trang web để đặtphòng tại khách sạn, đặt dịch vụ ăn uống, đặt tầu tham quan,…Ngoài ra,trang web còn được sử dụng để quảng cáo, tìm đối tác kinh doanh,…

- Tổ chức hội nghị, hội thảo

Công ty có thể nhận trọn gói hoặc từng phần cho các cuộc họp cấp cao,các buổi liên hoan gia đình, sinh nhật, họp lớp,…

- Bán vé máy bay

Nếu khách hàng chưa mua vé thì có thể mua tại công ty với mức giá ưuđãi nhất Vietnam Open Tour bán vé cho các hãng: Vietnam Airline, PacificAirline, Cathay Pacific Airline, Lao Pacific Airline,…

Ngoài ra Vietnam Open Tour còn kinh doanh các dịch vụ khác như: đạilý vé tàu cao tốc Hải Phòng - Móng Cái và Hạ Long - Trà Cổ; dịch vụ muavé tàu liên vận quốc tế Hà Nội - Lào Cai - Trung Quốc,…;chuyển tiền, bưuphẩm, làm thủ tục xuất nhập cảnh, du học,…

b Phạm vi hoạt động của công ty

Phạm vi kinh doanh lữ hành quốc tế của công ty tương đối rộng Ởtrong nước công ty có mối quan hệ hợp tác với 25 hãng lữ hành Việt nam vàcó hàng trăm đại lý phân phối trong toàn quốc Đây là điều kiện thuận lợi đểtổ chức tốt các chương trình du lịch Việt nam cho khách du lịch nước ngoài.

Trang 24

Đồng thời cũng là cơ hội để thu hút khách du lịch trong nước đi du lịch nướcngoài.

Đối với thị trường du lịch quốc tế, công ty có mối quan hệ với các hãnglữ hành Trung Quốc bao gồm cả Hồng Kông và Ma Cao, các hãng lữ hànhThái Lan, Campuchia, Singapore, Malaysia, Pháp,… và có nhiều mối quanhệ quen biết ở nước ngoài Qua đây có thể thấy phạm vi hoạt động kinhdoanh của công ty trong thị trường du lịch Đông Nam Á là khá lớn.

Tuy nhiên thị trường Châu Âu và Bắc Mỹ và một số thị trường khácvẫn chưa khai thác triệt để, chưa đúng với quy mô của công ty Cần có chínhsách hợp lý để khai thác nguồn khách này, bởi đây cũng là nguồn khách cókhả năng chi trả cao đối với chúng ta Đồng thời phải ngày một nâng caochất lượng phục vụ, để mở rộng quy mô đi đôi với việc nâng cao chất lượng.

2.2 Thực trạng mối quan hệ giữa Việt Nam Open Tour với các doanh nghiệp khác

2.2.1 Quan hệ giữa Việt Nam Open Tour với các nhà cung ứng dịch vụ công

a Quan hệ với Nhà nước và các cơ quan hành chính

Giống như bất kỳ một quốc gia nào trên thế giới, Nhà nước luôn giữ vaitrò là cơ quan quản lý cao nhất Sự quản lý của Nhà nước không những đảmbảo tính hợp pháp trong hoạt động của các doanh nghiệp trong ngành du lịchmà còn tạo điều kiện để các doanh nghiệp hoạt động suôn sẻ và thuận lợihơn, không đan xen, chồng chéo hay lấn át, xâm phạm lợi ích của nhau.Việc các doanh nghiệp này hoạt động hiệu quả không chỉ mang lại lợi nhuậnhay thu nhập cho bản thân doanh nghiệp và toàn thể cán bộ công nhân viên

Trang 25

của nó mà còn đóng góp vào ngân sách Nhà nước, góp phần phát triển kinhtế đất nước.

Một cách cụ thể, Nhà nước có các chức năng và nhiệm vụ sau đây đốivới ngành du lịch:

- Nhà nước thống nhất quản lý hoạt động du lịch; bảo đảm phát triển dulịch theo hướng du lịch văn hóa, du lịch sinh thái, giữ gìn và phát huy bảnsắc văn hóa, thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam

- Nhà nước tôn trọng, bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của khách dulịch; khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho người Việt Nam đi du lịchtrong nước và ngoài nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, ngườinước ngoài vào Việt Nam du lịch

- Nhà nước bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân kinhdoanh du lịch; khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển dulịch

- Nhà nước có chính sách và biện pháp thực hiện quy hoạch phát triểndu lịch và xúc tiến du lịch; đầu tư thỏa đáng để xây dựng kết cấu hạ tầng, cơsở vật chất - kỹ thuật cho khu du lịch và điểm du lịch trọng điểm

- Nhà nước có biện pháp bảo vệ, tôn tạo, khai thác và sử dụng hợp lý tàinguyên du lịch để phát triển du lịch bền vững

- Nhà nước khuyến khích việc mở rộng hợp tác quốc tế về du lịch trêncơ sở bình đẳng, cùng có lợi, phù hợp với pháp luật Việt Nam và điều ướcquốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia

- Nghiêm cấm mọi hoạt động du lịch làm ảnh hưởng xấu đến môitrường, bản sắc văn hóa và thuần phong mỹ tục của dân tộc, làm phương hạiđến độc lập, chủ quyền quốc gia, quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xãhội

Trang 26

Theo Pháp lệnh du lịch thì các cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổchức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội -nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi cá nhân có trách nhiệm thihành pháp luật về du lịch và tham gia phát triển du lịch

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên trong phạm vinhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tuyên truyền, vận động nhândân tham gia phát triển du lịch, giữ gìn và bảo vệ tài nguyên du lịch; giámsát thi hành pháp luật về du lịch

Với tư cách là một công ty lữ hành, Việt Nam Open Tour cũng nhưnhiều doanh nghiệp khác hoạt động trong lĩnh vực du lịch chịu sự quản lýcủa Nhà nước Công ty được hưởng các quyền và nghĩa vụ như sau:

* Các quyền lợi của công ty

+ Được phép tiến hành các hoạt động kinh doanh để thu lợi nhuậntrong khuôn khổ pháp luật, dưới sự bảo hộ của Nhà nước.

+ Tham gia đóng góp ý kiến dự thảo xây dựng và hoàn thiện hệ thốngpháp luật có liên quan đến lĩnh vực du lịch.

+ Được Nhà nước quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ cũng như nhiều ưuđãi cần thiết khác để ngành có cơ hội phát triển, khai thác được tất cả cáctiềm năng, làm giàu thêm cho đất nước.

* Nghĩa vụ của công ty đ ối với Nhà n ư ớc

+ Tuyệt đối tuân thủ và chấp hành nghiêm chỉnh mọi chính sách, phápluật của Nhà nước nói chung và các quy định liên quan đến lĩnh vực hoạtđộng của mình nói riêng.

+ Có nghĩa vụ nộp thuế thu nhập và thực hiện mọi nghĩa vụ khác đốivới ngân sách Nhà nước.

Bên cạnh mối quan hệ với Nhà nước, Việt Nam Open Tour còn chịu sựchỉ đạo của các cơ quan hành chính khác như UBND Thành phố Hà Nội, Sở

Trang 27

Du lịch Hà Nội và một số đơn vị, cơ quan khác Nói chung đây là các cơquan quản lý Nhà nước và Việt Nam Open Tour có trách nhiệm chấp hànhmọi quy định cũng như chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra của các cơ quannày.

b Quan hệ với Tổng cục Du lịch

Tổng cục Du lịch là cơ quan thuộc Chính phủ, thực hiện một số nhiệmvụ, quyền hạn quản và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể về đạidiện chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nướcthuộc Tổng cục Du lịch theo quy định của pháp luật.

Tổng cục Du lịch có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cơquan thuộc Chính phủ quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực theo quy địnhtại Nghị định số 30/2003/NĐ-CP ngày 01 tháng 4 năm 2003 của Chính phủquy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan

thuộc Chính phủ và những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:

1 Chủ trì hoặc tham gia soạn thảo các dự án luật, pháp lệnh và dự thảo văn

bản quy phạm pháp luật về du lịch và các văn bản quy phạm pháp luật khácliên quan đến du lịch theo phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;

2 Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chiến lược, quy hoạch, các

chương trình, kế hoạch dài hạn, năm năm và hàng năm, các dự án quantrọng của cơ quan và của ngành du lịch; tổ chức thực hiện chiến lược, quyhoạch, chương trình, kế hoạch sau khi được phê duyệt;

3 Trình tướng Chính phủ Chính phủ, Thủ quy định về tiêu chuẩn, công

nhận và quản lý các khu du lịch quốc gia, tuyến du lịch quốc gia, đô thị dulịch, điểm du lịch quốc gia;

Trang 28

4 Trình Bộ trưởng được Thủ tướng Chính phủ phân công ký ban hành các

văn bản quy phạm pháp luật quy định tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹthuật ngành du lịch;

5 Thẩm định hoặc tham gia thẩm định các dự án quy hoạch về phát triển du

lịch tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, khu du lịch quốc gia, các dự ánvề du lịch hoặc liên quan du lịch theo yêu cầu của Chính phủ, Thủ tướngChính phủ;

6 Quyết định các dự án đầu tư và xây dựng thuộc thẩm quyền theo quy

định của pháp luật;

7 Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ việc đàm phán, ký, gia nhập, phê

duyệt Điều ước quốc tế về du lịch theo quy định của pháp luật; tổ chức thựchiện các Điều ước quốc tế theo sự phân công của Chính phủ, Thủ tướngChính phủ; tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các chương trình,dự án quốc tế tài trợ về du lịch theo quy định của pháp luật; tổ chức, thamgia các hội nghị, hội thảo, sự kiện, chương trình, kế hoạch hợp tác quốc tếtheo quy định của pháp luật;

8 Chỉ đạo, tổ chức thực hiện, kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm

pháp luật về du lịch; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và thông tinvề du lịch;

9 Quyết định và chỉ đạo thực hiện chương trình cải cách hành chính của

Tổng cục Du lịch theo mục tiêu và nội dung chương trình cải cách hànhchính nhà nước đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;

10 Hướng dẫn, kiểm tra và chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện dịch vụ công

trong lĩnh vực du lịch theo quy định của pháp luật;

11 Tổ chức, quản lý nhà nước các hoạt động xúc tiến du lịch ở trong và

ngoài nước; cấp giấy phép, quản lý nhà nước đối với Văn phòng đại diện dulịch của nước ngoài đặt tại Việt Nam;

Trang 29

12 Thực hiện công tác nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học,

công nghệ trong lĩnh vực du lịch; chỉ đạo thực hiện công tác điều tra, khảosát đánh giá phân loại tài nguyên du lịch; chỉ đạo, hướng dẫn các biện phápbảo vệ tài nguyên du lịch và môi trường du lịch;

13 Phối hợp với các bộ, ngành chức năng chỉ đạo, hướng dẫn việc thực

hiện công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực du lịch; xâydựng trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành chức danh, tiêuchuẩn cán bộ, công chức, viên chức thuộc ngành du lịch;

14 Thực hiện quản lý nhà nước về kinh doanh lữ hành, hướng dẫn du lịch,

cơ sở lưu trú du lịch, vận chuyển khách du lịch, các dịch vụ du lịch kháctheo quy định của pháp luật; về cấp, thu hồi giấy phép kinh doanh lữ hànhquốc tế, thẻ hướng dẫn viên, giấy chứng nhận cơ sở lưu trú du lịch đã đượcphân loại, xếp hạng và các giấy chứng nhận, chứng chỉ khác theo quy địnhcủa pháp luật;

15 Thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của đại diện chủ sở hữu

phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước thuộc Tổng cục Dulịch theo quy định của pháp luật;

16 Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng,

lãng phí, tiêu cực và xử lý các vi phạm pháp luật, vi phạm hành chính vềlĩnh vực du lịch thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật;

17 Thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước các hội và tổ chức phi chính phủ

về lĩnh vực du lịch theo quy định của pháp luật;

18 Quản lý về tổ chức bộ máy, biên chế; chỉ đạo thực hiện chế độ tiền

lương và các chế độ chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với cánbộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý của Tổng cục Du lịch;

19 Quản lý tài chính, tài sản được giao và tổ chức thực hiện ngân sách

được phân bổ theo quy định của pháp luật;

Trang 30

20 Thực hiện chế độ báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các cơ

quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

c Quan hệ với các Hãng hàng không

Hiện Việt Nam Open Tour là đối tác của nhiều hãng hàng không lớncủa Việt Nam và của nhiều quốc gia khác trong khu vực như: VietnamAirlines, Pacific Airlines, Cathay Pacific Airlines, Lao Pacific Airlines,…Đối với một công ty lữ hành quốc tế như Việt Nam Open Tour thì các tourdu lịch bằng máy bay là chuyện phổ biến Hàng năm, Việt Nam Open Tourtổ chức tới gần trăm tour du lịch, trong đó có tới hơn 40 tour du lịch nướcngoài Đó là chưa kể đến các tour du lịch truyền thống, du lịch sinh thái, dulịch khám phá, du lịch làng nghề, và đặc biệt là du lịch mạo hiểm cho dukhách quốc tế Chính vì vậy, một mối quan hệ tốt với các hãng hàng khôngsẽ tạo cho công ty những lợi thế không nhỏ trong hoạt động của mình.

Các dịch vụ mà Việt Nam Open Tour thực hiện có liên quan đến cáchãng hàng không bao gồm: tư vấn đường bay giá rẻ, xuất vé tại văn phòngvà giao vé theo yêu cầu, kiểm tra và giữ chỗ trên mạng,…hơn nữa quan hệtốt với các hãng hàng không tốt thì việc mua vé cho khách để thực hiện cácchuyến bay trong các Tour du lịch được thuận lợi hơn.

Trong quá trình hoạt động, Việt Nam Open Tour còn phải thực hiệnmột số giao dịch có liên quan đến các cơ quan, đơn vị này như: đặt vé quađiện thoại, giao vé tại văn phòng…

d Quan hệ với Tổng cục Hải quan

Hoạt động của công ty buộc công ty phải có mối quan hệ thường xuyênvới Tổng cục Hải quan Gần như tất cả các hoạt động của công ty, nhất làcác hoạt động lữ hành quốc tế đều chịu sự quản lý cũng như kiểm soát củaTổng cục Ví dụ như các thủ tục thị thực xuất nhập cảnh, kê khai hải quan,

Ngày đăng: 12/11/2012, 17:12

Hình ảnh liên quan

Bảng 2.1: Danh sỏch cỏc khỏch sạn cú quan hệ mật thiết với Vietnam Open Tour - Một số giải pháp nhằm phát triển mối quan hệ giữa công ty Việt Nam Open Tour với các doanh nghiệp khác

Bảng 2.1.

Danh sỏch cỏc khỏch sạn cú quan hệ mật thiết với Vietnam Open Tour Xem tại trang 36 của tài liệu.
Bảng 2.2: Danh sỏch cỏc nhà hàng cú quan hệ mật thiết với VietnamOpen Tour - Một số giải pháp nhằm phát triển mối quan hệ giữa công ty Việt Nam Open Tour với các doanh nghiệp khác

Bảng 2.2.

Danh sỏch cỏc nhà hàng cú quan hệ mật thiết với VietnamOpen Tour Xem tại trang 37 của tài liệu.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan