Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 55 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
55
Dung lượng
1,57 MB
Nội dung
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH CHU MẠNH HOÀI XÁCĐỊNHTHẾNĂNGCỦAPHÂNTỬNaLiỞTRẠNGTHÁI 2 1 П BẰNGPHƯƠNGPHÁPNHIỄULOẠNNGƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ VẬT LÝ VINH, 2012 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH CHU MẠNH HOÀI XÁCĐỊNHTHẾNĂNGCỦAPHÂNTỬNaLiỞTRẠNGTHÁI 2 1 П BẰNGPHƯƠNGPHÁPNHIỄULOẠNNGƯỢC Chuyên ngành: QUANG HỌC Mã số: 60.44.01.09 LUẬN VĂN THẠC SĨ VẬT LÝ Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN HUY BẰNG Vinh, 2012 LỜI CẢM ƠN! Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo TS Nguyễn Huy Bằng - người đã giúp tôi định hướng đề tài, tận tình chỉ dẫn cho tôi trong quá trình làm luận văn. Xin chân thành cảm ơn ban chủ nhiệm khoa Sau đại học, khoa Vật lí và quý thầy cô giáo đã giảng dạy, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học tập và nghiên cứu. Xin cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã động viên, tạo điều kiện cho tôi trong thời gian học tập và hoàn thành luận văn. Đồng Nai, tháng 8 năm 2012. Tác giả MỤC LỤC Trang Mở đầu 1 Chương 1. Mô tả của cơ học lượng tử về phântử hai nguyên tử 4 1.1. Phân loại các trạngthái điện tử 4 1.1.1. Trật tự sắp xếp các mức năng lượng củatrạngthái điện tử 4 1.1.2. Tính đối xứng của hàm sóng của điện tử 5 1.1.3. Mômen động lượng và spin của electron 6 1.2. Mối quan hệ giữa các trạngtháiphântử và các trạngthái nguyên tử 8 1.3. Thiết lập Hamintonian cho phântử hai nguyên tử 11 1.4. Gần đúng Born – Oppenheimer 11 1.5. Phương trình Schrodinger bán kính 12 1.6. Một số mô hình thếnăngcủaphântử hai nguyên tử 14 1.6.1. Thế Morse 14 1.6.2. Thế Rydberg – Klein – Rees (RKR) 17 1.6.3. Thếnhiễuloạnngược 18 Kết luận chương 1 22 Chương 2: Áp dụng phươngphápnhiễuloạnngược vào xácđịnhthếnăngcủaphântửNaLiởtrạngthái 2 1 Π 23 2.1. Phươngpháp gần đúng bình phương tối thiểu tuyến tính 23 2.2. Số liệu phổ thực nghiệm 24 2.3. Thế RKR 27 2.4. Thếnhiễuloạnngược 29 Kết luận chương 2 31 Kết luận chung 32 Tài liệu tham khảo 33 Phụ lục 1: Số liệu phổ củatrạngthái 2 1 Π được đo từ thực nghiệm 34 Phụ lục 2 : Một phần kết quả đăng trên Tạp chí khoa học 46 MỞ ĐẦU Trong phổ học phântử hai nguyên tử, mỗi trạngthái điện tử thường được mô tả theo hai cách. Trong cách thứ nhất, mỗi trạngthái điện tử được đặc trưng bởi tập hợp các đại lượng như năng lượng điện tử, năng lượng phân ly, hằng số dao động, hằng số quay, hằng số li tâm, các hệ số bậc cao mà ta gọi chung là các hằng số phân tử. Ưu điểm của cách mô tả này là tương đối đơn giản về mặt toán học, tuy nhiên nó chỉ áp dụng được cho các trạngthái điện tử không bị nhiễuloạn bởi các trạngthái điện tử khác. Với cách mô tả thứ hai, mỗi trạngthái điện tửcủaphântử được đặc trưng bởi một đường thếnăng tương tác giữa hai nguyên tử, cách mô tả này áp dụng được cho cả trạngthái điện tử bị nhiễu loạn. Khi biết được tập hợp các đường thếnăng thì tần số, cường độ phổ của các dịch chuyển giữa các trạngthái điện tử (bao gồm cả các dịch chuyển dao động và dịch chuyển quay củaphân tử) và năng lượng phân ly có thể được xácđịnh một cách dễ dàng. Cường độ dịch chuyển phổ cho biết thông tin về mô men lưỡng cực điện, do đó cho phép xácđịnh các tính chất điện củaphân tử. Biết đường thếnăng còn cho phép xácđịnh được những miền khoảng cách giữa các nguyên tử mà ở đó liên kết hóa học hoặc liên kết Van de Waals đóng vai trò chủ yếu. Ngoài ra, dựa vào tập hợp các đường thếnăng thì các “kênh” dịch chuyển (đặc biệt là dịch chuyển không bức xạ) trong phântử có thể được xác định. Gần đây, sự ra đời của kỹ thuật làm lạnh nguyên tửbằng laser đã mở ra hướng mới về tạo phântử lạnh và nghiên cứu va chạm giữa các nguyên tửở nhiệt độ thấp. Khi đó, thếnăng là một cơ sở cho việc tối ưu các tham số cho các thí nghiệm tạo các phântử lạnh từ các nguyên tử đã được làm lạnh bằng laser này. Mặt khác, dựa vào tập hợp các đường thếnăng thì các quá trình động học trong phântử có thể được tiên đoán. Vì vậy, xácđịnh chính xác các đường thếnăng tương tác giữa hai nguyên tử trong phântử là hết sức quan trọng, nó sẽ: một mặt cho ta biết 1 thông tin về cấu trúc và năng lượng liên kết củaphân tử, mặt khác sẽ làm cơ sở cho các nghiên cứu về động học trong phântử - một chủ đề của các kỹ thuật phổ laser phân giải trong miền thời gian. Để xácđịnhthếnăngphântửtừ các số liệu phổ thực nghiệm, trước đây phươngpháp Rydberg-Klein-Rees (RKR) [1] dựa trên lý thuyết chuẩn cổ điển thường được các nhà phổ học sử dụng. Ưu điểm củaphươngpháp này là thếnăng được xácđịnh tại các điểm quay đầu nên dễ đoán nhận được các đặc trưng phổ củaphântửở các trạngthái dao động. Ngoài ra, thếnăngcủaphântử cũng có thể được biểu diễn theo các hàm giải tích (thế Morse, thế Lennard- Jones, v.v). Tuy nhiên, với những phươngpháp này thì độ chính xác không đáp ứng được yêu cầu của các kỹ thuật phổ laser phân giải cao. Hiện nay, có hai phươngphápxácđịnh đường thếnăng được sử dụng phổ biến. Phươngpháp thứ nhất là xácđịnhthếnăng dưới dạng số dùng lý thuyết nhiễuloạnngược [2]. Mặc dù phươngpháp này xácđịnhthếnăng theo tập hợp các điểm tương ứng với các giá trị khác nhau của khoảng cách giữa hai nguyên tử nhưng có ưu điểm là áp dụng được cho tất cả các trạngthái điện tử ứng với thếnăng dạng kỳ dị hoặc không kỳ dị (có dạng hàm Morse). Phươngpháp thứ hai là fit trực tiếp thếnăng có dạng là hàm giải tích nào đó với số liệu thực nghiệm [3] (DPOTFIT). Phươngpháp này có ưu điểm là thếnăng được xácđịnh tương đối gọn theo một hàm giải tích và có thể ngoại suy cho cả miền không có số liệu thực nghiệm. Tuy nhiên, phươngpháp này thường chỉ áp dụng được cho các trạngthái điện tử có dạng thếnăng không kỳ dị. Tiếp sau phântử H 2 , các phântử kim loại kiềm hai nguyên tử đang được sự quan tâm của các nhà vật lý lý thuyết và thực nghiệm vì chúng có cấu trúc điện tử đơn giản. Về phương diện lý thuyết, phântử kim loại kiềm được xem là đối tượng rất thuận tiện cho việc đưa vào các kỹ thuật tính toán gần đúng trong việc mô tả sự phân cực của các lớp vỏ điện tử mà có thể áp dụng cho các hệ thống phântử phức tạp hơn. Về phương diện thực nghiệm, các phântử 2 kim loại kiềm có dải phổ điện tử nằm trong miền nhìn thấy và tử ngoại (UV- VIS) nên chúng là đối tượng cho việc sử dụng các kỹ thuật phổ laser hiện đại. Trong số các phântử kim loại kiềm hai nguyên tử thì phântửNaLi được đặc biệt quan tâm bởi có mômen lưỡng cực điện vĩnh cửu vì thế có thể dùng điện trường ngoài để điều khiển chuyển động. Đến nay, những đặc trưng phổ của các trạng thái điện tử đã được xác định theo tập hợp các hằng số phân tử và theo các đường thế năng. Mặc dầu phần lớn các đường thế năng đã công bố là được xác định chính xác theo phương pháp nhiễu loạn ngược nhưng vẫn còn một số trạng thái mới chỉ công bố thế năng theo phương pháp Rydberg- Klein-Rees. Thậm chí có trạngthái kích thích thấp như 2 1 П hiện vẫn chưa có công bố. Gần đây, Nhóm nghiên cứu Quang học - ĐH Vinh đã tiến hành đo phổ củatrạngthái này trên cơ sở hợp tác với Ba Lan. Toàn bộ 732 dịch chuyển phổ đã được quan sát. Vì vậy, trên cơ sở dữ liệu đã được quan sát, chúng tôi chọn “Xác địnhthếnăngcủaphântửNaLiởtrạngthái 2 1 П bằngphươngphápnhiễuloạn ngược” làm đề tài nghiên cứu luận văn tốt nghiệp của mình. Luận văn được trình bày theo 2 chương. Chương 1 trình bày sự mô tả của cơ học lượng tử về phântử hai nguyên tử trong gần đúng Born- Oppenheimer và một số mô hình thếnăng cho phân tử hai nguyên tử. Chương 2 trình bày sự áp dụng phươngphápnhiễuloạnngược vào xácđịnhthếnăngcủaphântửNaLiởtrạngthái 2 1 П dựa trên các số liệu phổ thực nghiệm. 3 Chương 1 MÔ TẢ CỦA CƠ HỌC LƯỢNG TỬ VỀ PHÂNTỬ HAI NGUYÊN TỬ 1.1. Phân loại các trạngthái điện tử Khi nghiên cứu các phân tử, chúng ta không thểxácđịnh được một cách chính xác những trạngthái điện tửcủaphântử có nhiều hơn một electron. Tuy nhiên nếu bỏ qua những tính toán chi tiết ta có thể nhóm các trạngthái điện tử thành từng lớp. Những trạngthái điện tử khác nhau củaphântử hai nguyên tử có thể được phân loại dựa vào: - Năng lượng của điện tử E i (R) - Tính chất đối xứng của hàm sóng - Mômen động lượng và spin của electron và tương tác giữa chúng. 1.1.1. Trật tự sắp xếp các mức năng lượng củatrạngthái điện tử Kí hiệu i trong E i (R) là cách viết ngắn gọn của bộ số lượng tử ( ) , ,n λ l . Trong nguyên tử số lượng tử chính n xácđịnh các trạngthái theo năng lượng. Trong phân tử, mối liên hệ này chỉ có trong những trạngthái Rydberg, trạngthái có một điện tửở mức năng lượng cao và chiếm ưu thếở phía ngoài lõi phân tử, nghĩa là liên kết của nó với các electron khác là nhỏ. Khi R → ∞ , đường thế E n (R) củaphântử Rydberg AB tiến về giống với thếnăngcủa nguyên tử A ởtrạngthái cơ bản cộng với trạngthái Rydberg thứ n của nguyên tử B. Ở vị trí cân bằng R=R e những trạngtháicủaphântử Rydberg thỏa mãn ' '' 1 ( ) ( ) n e n e E R E R + > (1.1) Đối với những trạngthái điện tử có hiệu năng lượng giữa các mức có mômen động lượng khác nhau là rất lớn thì không thểxácđịnh được số lượng tử chính n. Vì vậy chúng ta sẽ nghiên cứu trạngthái nguyên tử A(n) + B hoặc 4 A + B(n) khi R → ∞ . Đây là điều đặc biệt vì có nhiềutrạngtháiphântử có thể được phân loại giống với của nguyên tử. 1.1.2. Tính đối xứng của hàm sóng của điện tử Tính đối xứng của hàm sóng là một tính chất quan trọng để phân loại trạngthái điện tử. Phép đối xứng được thể hiện như là sự quay của toàn bộ phântử hoặc là sự đối xứng tọa độ của hạt nhân trên một mặt phẳng hoặc qua một điểm khi hệ hạt nhân không thay đổi. Sự phân bố của điện tử, 2 el ψ , không thay đổi trong phép đối xứng. Trong phântử hai nguyên tử, tính đối xứng của hàm sóng của điện tử phụ thuộc vào tính đối xứng của điện trường mà các điện tử chuyển động trong đó. Theo đó, bất kỳ mặt phẳng nào chứa trục nối hai hạt nhân đều là mặt phẳng đối xứng. Khi đó, hàm sóng điện tử hoặc là không thay đổi hoặc thay đổi dấu khi phản xạ tọa độ của các điện tử qua mặt phẳng này. Nếu hàm sóng không đổi dấu qua phép phản xạ này thì ta gọi trạngthái tương ứng có tính chẵn lẻ dương (ký hiệu bởi dấu +), còn trường hợp ngược lại thì được gọi là trạngthái có tính chẳn lẻ âm (ký hiệu bởi dấu -). Ký hiệu chẵn/lẻ (+/-) thường được viết vào phía trên, bên phải củatrạngthái điện tử. Ví dụ: Σ + , Σ - . Với các phântử hai nguyên tử có Z A = Z B , phântử có hai hạt nhân giống nhau, ngoài mặt phẳng đối xứng thì chúng còn có tâm đối xứng I (điểm chính giữa đoạn thẳng nối hai hạt nhân). Khi phản xạ các điện tử qua tâm đối xứng này thì hàm sóng của hệ hoặc là không thay đổi hoặc chỉ thay đổi dấu nghĩa là ( ) ( ) ( ) 2 2 2 I r r r ψ ψ ψ = − = + 2 I ψ ψ = ⇒ g g I ψ ψ = + và u u I ψ ψ = − (1.2) Trạngtháiphântử là g ψ ( g - gerade) có tính chẵn, u ψ (u - ungerade ) có tính lẻ. Tính chẵn lẻ củatrạngtháiphântử được rút ra từ tính chẵn lẻ của 5 trạngthái nguyên tử. Các ký hiệu g/u được viết vào góc dưới bên phải của trạng thái điện tử. Ví dụ: Σ u , Σ g . 1.1.3. Mômen động lượng và spin của electron Xét một phântử có hai nguyên tử gồm hai hạt nhân A và B được bao quanh bởi các điện tử chuyển động nhanh. Nếu chúng ta không quan tâm spin hạt nhân (nguyên nhân gây ra cấu trúc siêu tính tế của các mức năng lượng) thì có ba nguồn gốc của mômen góc trong phântử có hai nguyên tử: mômen quỹ đạo của các điện tử (ký hiệu là L ), spin của các điện tử (ký hiệu là S ) và mômen quay của cả hệ phântử (ký hiệu là R ). Do điện tích hạt nhân tạo ra một điện trường đối xứng quanh trục nối các hạt nhân nên mômen quỹ đạo L tiến động rất nhanh xung quanh trục này. Vì vậy: một là chỉ có thành phần hình chiếu của L (ký hiệu là M L ) dọc theo trục nối các hạt nhân là xác định được; hai là có dòng điện quanh trục hạt nhân (trục z), sinh ra từ trường B có tính đối xứng mặt trụ hướng dọc theo trục z. Điện tử chuyển động trong từ trường B và định hướng mômen từ spin hoặc cùng hướng hoặc ngược hướng nó. Mặt khác, nếu đảo hướng chuyển động của tất cả các điện tử thì dấu của M L bị thay đổi nhưng năng lượng của hệ sẽ không bị thay đổi. Nghĩa là các trạngthái khác nhau về dấu của M L (M L hoặc -M L ) có cùng năng lượng (suy biến bội hai), các trạngthái có |M L | khác nhau thì năng lượng khác nhau. Vì vậy, người ta phân loại các trạng thái điện tử theo giá trị của |M L | như sau (xét trong đơn vị ħ) [3]: Λ = |M L |; Λ = 0, 1, 2 . (1.3) Lúc đó, tùy theo Λ = 0, 1, 2, 3, … các trạngthái điện tử tương ứng được ký hiệu như là Σ, Π, ∆, Φ, . Trong đó, các trạngthái Π, ∆, Φ, . có độ suy biến bội hai vì M L có thể có hai giá trị +Λ và -Λ, còn trạngthái Σ thì không suy biến. 6 . Chương 2: Áp dụng phương pháp nhiễu loạn ngược vào xác định thế năng của phân tử NaLi ở trạng thái 2 1 Π 23 2.1. Phương pháp gần đúng bình phương tối thiểu. tôi chọn Xác định thế năng của phân tử NaLi ở trạng thái 2 1 П bằng phương pháp nhiễu loạn ngược làm đề tài nghiên cứu luận văn tốt nghiệp của mình.