BÀI TẬP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯU TẦM VÀ SỬ DỤNG TRÒ CHƠI DÂN GIAN NHẰM RÈN LUYỆN KHẢ NĂNG VẬN ĐỘNG TINH CHO TRẺ 5 6 TUỔI Giáo dục mầm non gắn liền và chịu ảnh hưởng trực tiếp của sự phát triển chung xã hội, không chỉ vì trẻ em là nguồn nhân lực tương lai của đất nước mà còn vì cha mẹ các em là nguồn nhân lực trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội. Bởi vậy nghiên cứu sự phát triển của giáo dục mầm non chính là đổi mới những vấn đề liên quan tới phát triển nguồn nhân lực một yếu tố cực kỳ quan trọng đối với sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Những năm gần đây giáo dục mầm non đựơc xác định là vấn đề có tầm chiến lược lâu dài trong việc phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao cho đất nước. Trẻ em những năm đầu của cuộc sống còn rất non nớt, rất cần sự chăm sóc của người lớn, đó là sự chăm sóc không chỉ là vật chất mà còn cả về tinh thần.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC VÀ MẦM NON - BÀI TẬP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯU TẦM VÀ SỬ DỤNG TRÒ CHƠI DÂN GIAN NHẰM RÈN LUYỆN KHẢ NĂNG VẬN ĐỘNG TINH CHO TRẺ 5- 6 TUỔI Họ và tên: ………… Lớp: …………… Phú Thọ, 2020 1 Phần I MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài “Trẻ em hôm nay là thế giới ngày mai” vì thế chăm sóc giáo dục trẻ em ngay từ những năm tháng đầu tiên của cuộc sống là một việc làm hết sức cần thiết và có ý nghĩa vô cùng quan trọng để giáo dục toàn diện nhân cách trẻ Trẻ em là công dân của xã hội, là thế hệ tương lai của đất nước nên ngay từ thuở lọt lòng, chúng ta cần chăm sóc giáo dục trẻ thật chu đáo Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói về vai trò của sức khỏe và vị trí của công tác chăm sóc sức khỏe:“Mỗi một người dân yếu ớt, tức là cả nước yếu ớt, mỗi một người dân mạnh khỏe tức là cả nước mạnh khỏe”; “Dân cường thì quốc thịnh” Giáo dục thể chất là một trong mục tiêu giáo dục toàn diện của Đảng và Nhà nước ta và nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân Giáo dục thể chất được hiểu là: “Quá trình sư phạm nhằm giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ, hoàn thiện về thể chất và nhân cách, nâng cao khả năng làm việc, và kéo dài tuổi thọ của con người” Hơn nữa, giáo dục thể chất cho trẻ mầm non càng có ý nghĩa quan trọng hơn bởi hệ thần kinh, cơ xương của trẻ đang dần hình thành, bộ máy hô hấp đang dần hoàn thiện Đó cũng chính là sự đầu tư lâu dài và ngay từ đầu tạo cơ sở cho sự tăng tốc trong sự phát triển kinh tế xã hội tương lai Và một trong những nhiệm vụ quan trọng để góp phần hoàn thiện nhân cách trẻ mà chúng ta không thể không nhấn mạnh là nhiệm vụ giáo dục thể chất Bởi lẽ trẻ khoẻ mạnh, thể chất tốt sẽ nhanh nhẹn, tích cực trong mọi hoạt động, tích cực tham gia tìm hiểu, khám phá môi trường xung quanh Qua các trải nghiệm trong hoạt động, trẻ được cung cấp thêm kiến thức, kỹ năng Nhờ đó, trẻ sẽ phát triển về mọi mặt Giáo dục mầm non gắn liền và chịu ảnh hưởng trực tiếp của sự phát triển chung xã hội, không chỉ vì trẻ em là nguồn nhân lực tương lai của đất nước mà còn vì cha mẹ các em là nguồn nhân lực trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội Bởi vậy nghiên cứu sự phát triển của giáo dục mầm non chính là đổi mới 2 những vấn đề liên quan tới phát triển nguồn nhân lực một yếu tố cực kỳ quan trọng đối với sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước Những năm gần đây giáo dục mầm non đựơc xác định là vấn đề có tầm chiến lược lâu dài trong việc phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao cho đất nước Trẻ em những năm đầu của cuộc sống còn rất non nớt, rất cần sự chăm sóc của người lớn, đó là sự chăm sóc không chỉ là vật chất mà còn cả về tinh thần Ngay từ khi cất tiếng khóc chào đời, trẻ đã có những vận động nhưng đó chỉ là những vận động nhỏ từ các cơ non nớt của trẻ Cùng với thời gian các cơ trong cơ thể lớn dần vận động của trẻ ngày một thay đổi rõ rệt và sự tham gia tích cực của hệ xương, hệ cơ và sự điều khiển của hệ thần kinh Khi trẻ vận động, gân, cơ, khớp cùng phối hợp vận động và phát triển Nó giúp cho thể lực của trẻ phát triển hài hòa Do đó các hoạt động rèn luyện vận động phát triển thể lực đặc biệt là rèn luyện, phát triển khả năng vận động tinh cho trẻ đóng một vai trò cần thiết trong sự phát triển toàn diện của trẻ Nó có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển thể lực và giúp hệ thần kinh của trẻ phát triển Vai trò đầu tiên của các hoạt động phát triển thể chất là nâng cao phát triển thể lực sức khoẻ Các hoạt động tập luyện, vui chơi, ngoài việc giúp trẻ phát triển các kỹ năng vận động còn giúp trẻ có sức khoẻ tốt cân đối hài hoà Có thể thấy một số công trình nghiên cứu khoa học đã xác định được rằng, cử động có mối quan hệ với quá trình nhận thức, vì một lý do nào đó mà cử động phát triển chậm thì dù có được chăm sóc vệ sinh tốt, trẻ vẫn bị phát triển chậm về thần kinh, tâm lý Đối với sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ, đặc biệt là lứa tuổi nhà trẻ, ngoài việc chăm sóc cẩn thận và nuôi dưỡng theo nhu cầu phát triển, trẻ còn cần phải có sự giao tiếp tình cảm, luyện tập thường xuyên có mục đích với người lớn dưới hình thức trò chơi Bên cạnh đó chúng ta thấy rằng các trò chơi liên quan 3 đến vận động của cơ thể làm cho trẻ sảng khoái tinh thần vui vẻ, trẻ trở nên hoạt bát, nhanh nhẹn và tự tin hơn Xuất phát từ vai trò quan trọng của các hoạt động phát triển thể chất nhằm nâng cao thể lực cho trẻ, đặc biệt là khả năng vận động tinh, tôi thấy việc tổ chức các trò chơi dân gian là một việc làm cần thiết và có ý nghĩa đối với sự phát triển toàn diện của trẻ Vận động tinh thể hiện ở khả năng vận động ở các cơ nhỏ và chủ yếu là sự phối hợp giữa tay và mắt Vận động tinh giúp cho việc điều khiển và kiểm soát bàn tay cũng như ngón tay ngày càng tiến bộ Qua đó, một số kỹ năng cơ bản như: Cầm bút vẽ, viết, cầm kéo cắt giấy, cầm các đồ dùng phục vụ cho cuộc sống ngày càng khéo léo hơn Đối với trẻ mẫu giáo, đặc biệt là mẫu giáo 5 - 6 tuổi, việc rèn luyện vận động tinh cho trẻ là tiền đề vô cùng cần thiết để trẻ bước vào bậc học phổ thông Để giải quyết nhiệm vụ rèn luyện kỹ năng vận động tinh cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi, chúng ta có thể sử dụng dưới nhiều hình thức và phương tiện khác nhau như: Trong tiết học, trong các giờ thể dục, hoạt động vui chơi Tuy nhiên, việc sử dụng các trò chơi dân gian (TCDG) để rèn luyện kỹ năng vận động tinh (KNVĐT) cũng là một trong những phương tiện quan trọng Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, của các trò chơi hiện đại lôi cuốn trẻ thì các TCDG ngày càng trở lên vắng bóng trong các cuộc chơi của trẻ Mặc dù, trong những chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non và thực tế tại các trường mầm non cũng đã đưa ra một số TCDG song số lượng vẫn còn ít và thường sử dụng một số trò chơi quen thuộc Trên thực tế hoạt động phát triển thể chất cho trẻ mầm non, đặc biệt là lứa tuổi 5 – 6 tuổi rất khô khan chỉ thực hiện đúng phương pháp Trò chơi dân gian cứ lặp đi lặp lại gây sự nhàm chán đối với trẻ, dẫn đến trẻ nhút nhát càng nhút nhát hơn, không mạnh dạn tự tin tham gia hoạt động, không phát huy tính tích cực của trẻ… 4 Hiện nay, vấn đề rèn luyện kỹ năng vận động tinh cho trẻ tại trường mầm non chưa được chú ý, chưa thể hiện được tầm quan trọng của các kỹ năng vận động tinh đối với sự phát triển của trẻ Đặc biệt, việc rèn luyện kỹ năng vận động tinh thông qua TCDG đóng vai trò vô cùng quan trọng Trò chơi dân gian là những trò chơi đơn giản, là những trò chơi gần gũi và có tính phổ biến, dễ chơi, dễ nhớ, dễ học, dễ áp dụng ở mọi lúc mọi nơi Vì thế hiệu quả do trò chơi dân gian mang lại rất lớn Thực tế cho thấy trò chơi dân gian rất phù hợp với môi trường sống và điều kiện sinh hoạt của trẻ em Những vật dùng để chơi dễ kiếm, dễ tìm hay do chính tay các em làm Chơi chuyền chỉ cần một quả cà, quả bưởi rụng và một bàn que gồm 10 que tre nhỏ, chơi chong chóng chỉ cần một chiếc lá dừa, chơi ô ăn quan là 52 viên sỏi, chơi nhảy dây chỉ cần một chiếc dây thừng hoặc dây nịt nối lại Một số trò chơi cần phải dùng đến tiền để mua thì chẳng hề đắt nhưng cái làm cho trò chơi dân gian thú vị chính là được chơi những thứ do mình tự tạo ra Khi tham gia vào trò chơi dân gian, trẻ sẽ được rèn luyện các vận động tinh một cách tự nhiên, hứng thú mà không bị gò bó, ép buộc do sự hấp dẫn, lôi cuốn của nội dung chơi và sự dễ hiểu của luật chơi Thông qua đó, trẻ vừa được chơi các trò chơi dân gian, vừa được rèn luyện các kỹ năng khéo léo của đôi bàn tay trẻ Trẻ có trung thực, tính tổ chức kỷ luật, tinh thần tập thể, sự khéo léo, sự tự tin khi tham gia các hoạt động Vì vậy nó là một vấn đề bức thiết, đóng vai trò rất quan trọng, nó giúp tăng cường sức khỏe, tăng cường sự khéo léo của đôi bàn tay thông qua các TCDG, giúp trẻ nhanh nhẹ hoạt bát, khéo léo trong mọi hoạt động, giúp nâng cao sức đề kháng với bệnh tật Các giáo viên đã chú trọng rèn luyện KNVĐT cho trẻ xong còn chưa đạt hiệu quả cao vì chưa có các biện pháp rèn luyện và gây hứng thú phù hợp để lôi cuốn trẻ vào các hoạt động Vì vậy, tôi nhận thấy việc rèn luyện KNVĐT cho trẻ thông qua TCDG là một đề tài chưa được nghiên cứu sâu Nhận thấy được ưu thế của các trò chơi dân gian và tầm quan trọng của kĩ năng vận động tinh đới với trẻ, tôi lựa chọn đề tài: “Sưu tầm và sử dụng trò 5 chơi dân gian nhằm rèn luyện khả năng vận động tinh cho trẻ 5 - 6 tuổi” làm đề tài nghiên cứu của mình 2 Mục tiêu của đề tài: Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn nhằm sưu tầm, thiết kế trò chơi dân gian cho trẻ 5-6 tuổi nhằm phát triển vận động tinh cho trẻ 3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 3.1 Ý nghĩa khoa học của đề tài: Làm rõ cơ sở lí luận của rèn luyện khả năng vận động tinh cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua trò chơi dân gian Các yếu tố ảnh hưởng đến luyện khả năng vận động tinh cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua trò chơi dân gian 3.2 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài: Sưu tầm và sử dụng trò chơi dân gian nhằm rèn luyện khả năng vận động tinh cho trẻ 5 - 6 tuổi Là tài liệu tham khảo cần thiết cho sinh viên ngành giáo dục mầm non và giáo viên mầm non trong việc rèn luyện rèn luyện khả năng vận động tinh cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua trò chơi dân gian 6 Phần II NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1 Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài Xây dựng cơ sở lí luận của quá trình rèn luyện rèn luyện khả năng vận động tinh cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua trò chơi dân gian Điều tra thực trạng và mức độ biểu hiện của rèn luyện rèn luyện khả năng vận động tinh cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua trò chơi dân gian Sưu tầm và sử dụng trò chơi dân gian nhằm rèn luyện khả năng vận động tinh cho trẻ 5 - 6 tuổi 2 Đối tượng nghiên cứu: 2.1 Đối tượng nghiên cứu: Rèn luyện khả năng vận động tinh cho trẻ 5 - 6 tuổi 4.3 Phạm vi nghiên cứu: Về nội dung nghiên cứu: Rèn luyện khả năng vận động tinh cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua trò chơi dân gian được nghiên cứu trong các hoạt động có chủ đích, hoạt động vui chơi, hoạt động ngoài trời Về địa bàn nghiên cứu: Trẻ 5-6 tuổi ở một số trường MN như : Hùng Vương, Phong Châu, Sao Mai- Tx Phú Thọ- Phú Thọ, trường mầm non Dậu Dương, Thượng Nông- huyện Tam Nông- tỉnh Phú Thọ 3 Phương pháp nghiên cứu 3.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu sưu tầm, phân tích, hệ thống hóa, khái quát hóa các vấn đề lí luận liên quan đến đề tài nghiên cứu 3.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: 3.2.1 Phương pháp quan sát: Dự giờ, dự các hoạt động giáo dục thông qua trò chơi dân gian trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non Sao Mai và trường mầm non Thượng Nông- huyện Tam Nôngtỉnh Phú Thọ để thấy được khả năng vận động tinh cho trẻ 5 - 6 tuổi 7 Quan sát và đánh giá cách rèn luyện khả năng vận động tinh cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua các trò chơi dân gian 3.2.2 Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Sử dụng phiếu điều tra để tìm hiểu nhận thức của giáo viên mầm non về vấn đề rèn luyện rèn luyện khả năng vận động tinh cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua các trò chơi dân gian Nhận thức của giáo viên về việc sưu tầm các trò chơi dân gian nhằm rèn luyện rèn luyện khả năng vận động tinh cho trẻ 5 - 6 Thực trạng, mức độ rèn luyện rèn luyện khả năng vận động tinh cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua các trò chơi dân gian 3.2.3 Phương pháp đàm thoại: rao đổi với giáo viên để thấy được những nguyên nhân trong nhận thức của giáo viên về việc rèn luyện rèn luyện khả năng vận động tinh cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua các trò chơi dân gian Trò chuyện với trẻ để thấy được rèn luyện khả năng vận động tinh cho trẻ 5 6 tuổi thông qua các trò chơi dân gian từ đó giáo viên thấy được mức độ giải quyết vấn đề của trẻ để có phương pháp giảng dạy phù hợp với tâm lý lứa tuổi cho trẻ 3.2.4 Phương pháp nghiên cứu bài tập tình huống: Nghiên cứu các bài tập tình huống để phù hợp với khả năng của trẻ ở từng địa phương khác nhau 3.2.5 Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Tiến hành thực nghiệm rèn luyện khả năng vận động tinh cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua các trò chơi dân gian 3.3 Các phương pháp xử lý số liệu toán học: Sử dụng công thức toán học để sử lí các số liệu đã thu được từ thực trạng và thực nghiệm 8 6 Nội dung nghiên cứu và dự kiến cấu trúc cuả đề tài 6.1 Nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu các vấn đề lý luận liên quan đến qua trình hình thành và rèn luyện rèn luyện khả năng vận động tinh cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua các trò chơi dân gian Điều tra thực trạng về rèn luyện khả năng vận động tinh cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua các trò chơi dân gian Sưu tầm,thiết kế các trò chơi dân gian trong hoạt động rèn luyện khả năng vận động tinh cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua các trò chơi dân gian Thực nghiệm sư phạm tổ chức các trò chơi dân giannhằm rèn luyện rèn luyện khả năng vận động tinh cho trẻ 5 - 6 tuổi 6.2 Dự kiến cấu trúc của đề tài: Trên cơ sở những nội dung tôi dự kiến cấu trúc của đề tài như sau: Chương 1: Cơ sở lí luận của đề tài Chương 2: Cơ sở thực tiễn của đề tài Chương 3: Thiết kế tình huống và thực nghiệm sư phạm 9 Phần III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐẠT ĐƯỢC Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề Con người trong quá trình tiến hoá, để sinh tồn trong sự đấu tranh với tự nhiên đã hình thành và phát triển những kĩ năng như đi, chạy, nhảy, bò, leo trèo Trải qua quá trình sống, con người đã nhận biết rằng các kỹ năng vận động cơ bản và kỹ năng vận động tinh càng thành thục bao nhiêu thì sẽ giúp ích nhiều trong việc tìm kiếm thức ăn và có thể hình thành những kĩ năng đó chỉ có thông qua củng cố, rèn luyện thường xuyên Có thể nói các kỹ năng vận động cơ bản và kỹ năng vận động tinh hình thành cùng với sự tiến hoá của loài người thông qua con đường lao động và đấu tranh sinh tồn với thiên nhiên Trẻ em là giai đoạn bình minh của con người Chăm sóc sức khỏe cho trẻ là một trong các nhiệm vụ quan trọng mà ngành GD thể chất quan tâm và giải quyết Do đó nó là một trong những nội dung không thể thiếu được và còn là một trong những nhiệm vụ chính của hệ thống GD cho trẻ trước tuổi đi học Trong đó nhiệm vụ giáo dưỡng là rèn luyện kỹ năng vận động cơ bản và kỹ năng vận động tinh được đặt lên hàng đầu Thế nên vấn đề này là một vấn đề luôn được sự quan tâm của các nhà khoa học từ xưa cho đến nay, trong nước cũng như ngoài nước 1.1.1 Một số nghiên cứu nước ngoài Con người từ thủa bình minh đã quan tâm đến việc rèn luyện thể chất, rèn luyện các kỹ năng vận động cơ bản và kỹ năng vận động tinh Nhìn tổng quát, có hai nền văn minh: Phương Đông và Phương Tây Cùng phát triển với nền văn hóa, việc rèn luyện thể chất của các nước Phương Đông có lịch sử hàng mấy ngàn năm 10 Bắt đầu trò chơi: Người thực hiện lượt đi đầu tiên thường được xác định bằng cách oẳn tù tì hay thỏa thuận Người chơi đầu tiên cầm lên 5 quân trong bất kỳ 1 ô vuông nào trong 5 ô ở phía bàn bên mình, rồi rải lần lượt từng quân vào các ô vuông bên cạnh, mỗi ô là 1 quân, bắt đầu ngược hay xuôi tùy vào người chơi 71 Khi rải hết quân cuối cùng, tùy tình huống mà người chơi sẽ phải xử lý tiếp như sau: Nếu liền sau đó là một ô vuông có chứa quân thì tiếp tục dùng tất cả số quân đó để rải tiếp theo chiều đã chọn Tuy nhiên nếu ô đó là một ô Quan thì chỉ được phép lấy 1 quân để rải Nếu liền sau đó là một ô trống (không phân biệt ô quan hay ô dân) rồi đến một ô có chứa quân thì người chơi sẽ được ăn tất cả số quân trong ô đó Số quân bị ăn sẽ được loại ra khỏi bàn chơi để người chơi tính điểm khi kết thúc Lưu ý: Ô quan có ít dân (thường là 3 hoặc 5 dân) gọi là quan non và để cuộc chơi không bị kết thúc sớm cho tăng phần thú vị, luật chơi có thể quy định không được ăn quan non, nếu rơi vào tình huống đó sẽ bị mất lượt Nếu liền sau ô có quân đã bị ăn lại là một ô trống rồi đến một ô có quân nữa thì người chơi có quyền ăn tiếp cả quân ở ô này Do đó trong cuộc chơi có thể có phương án rải quân làm cho người chơi ăn hết toàn bộ số quân trên bàn chơi chỉ trong một lượt đi của mình 72 Nếu liền sau đó là ô quan không có dân hoặc 2 ô trống trở lên thì người chơi bị mất lượt và quyền đi tiếp thuộc về đối phương Các lượt chơi Ô quan quan: Từng người chơi sẽ chơi lần lượt nối tiếp nhau như vậy theo các tính toán đã đặt ra Trường hợp đến lượt đi nhưng cả năm ô vuông thuộc quyền kiểm soát của người chơi đều không có dân thì người đó sẽ phải dùng 5 dân đã ăn được 73 của mình để đặt vào mỗi ô 1 dân để có thể thực hiện việc di chuyển quân Nếu người chơi không đủ 5 dân thì phải vay của đối phương và trả lại khi tính điểm Chiến thắng trò chơi Ô ăn quan: Trò chơi sẽ kết thúc khi Quan của hai bên đều bị ăn mất Trường hợp hai ô quan đã bị ăn hết nhưng vẫn còn dân thì quân trong những hình vuông phía bên nào coi như thuộc về người chơi bên ấy; tình huống này được gọi là hết quan, tàn dân, thu quân, kéo về hay hết quan, tàn dân, thu quân, bán ruộng Người thắng cuộc trong trò chơi này là người mà khi cuộc chơi kết thúc có tổng số dân quy đổi nhiều hơn Tùy theo luật chơi từng địa phương hoặc thỏa thuận giữa hai người chơi nhưng phổ biến là 1 quan được quy đổi bằng 10 dân hoặc 5 dân (cờ) *Nhảy lò cò Người chơi chọn một viên gạch, đá thảy vào ô đầu tiên, không cho chạm vào nét kẻ hoặc ra ngoài, nhảy đi qua khắp các ô, bỏ qua ô có gạch Người chơi nhảy một chân vào ô đơn và giữ thăng bằng để bật đi tiếp Không dừng lại quá lâu, tới hai ô sát nhau nhảy dang hai chân đứng trong hai ô Vòng về đứng ở ô gần ô có gạch nhất, cúi lấy tay lượm gạch, nhảy ra khỏi vòng và nhảy mức tiếp theo Khi đang di chuyển mà mắc lỗi phạm quy, người chơi phải dừng lại, để gạch nằm lại trong ô ở mức vừa hoàn tất 74 *Búng dây thun (Lùa vịt) Trò chơi rất đơn giản, mỗi người chuẩn bị khoảng 10 vòng dây thun Người làm cái gom tất cả dây thun của mọi người lại, tung lên sao cho mỗi vòng dây rơi ra một vị trí khác nhau 75 Người làm cái đi đầu tiên, búng dây thun sao cho dây này chồng lên dây khác, nếu búng trúng, thì được quyền “ăn” luôn vòng thun đó, nếu búng trượt thì chuyển sang lượt chơi của người khác Cuối buổi, ai có nhiều vòng thun nhất, người đó chiến thắng *Chọi cỏ gà Những cọng cỏ được “chọi” nốt sần vào nhau, nốt sần nào bị đứt rời ra thì coi như “gà” thua Hoặc gập đôi lại rồi móc “gà” vào nhau và giật, cọng cỏ gà của ai đứt thì bị thua Để gia tăng độ bền cho “gà”, trẻ em thời đó thường cho cỏ gà vào miệng nhai cho chỗ gập đôi khô nước, bã ra thành xơ nhỏ rồi bện lại thành sợi thừng con chắc chắn *Pháo nổ pháo nang Chuẩn bị: đất sét 76 Cách chơi: Nhiều trẻ chơi cùng lúc.Trẻ dùng đất để nặn ra cái nồi nhỏ, vừa long bàn tay Khi tất cả trẻ đã nặn xong thì cùng nhau hô “Pháo nổ pháo nang cả làng chịu chưa” rồi cùng nhau dung sức đập pháo đát úp xuống mặt đất pháo của ai nổ to nhất là người chiến thắng Và còn rất nhiều trò chơi dân gian khác phù hợp nữa 3.4 Thực nghiệm sư phạm 3.4.1 Đối tượng, thời gian thực nghiệm Đối tượng tham gia thực nghiệm là toàn bộ giáo viên và trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại 2 trường mầm non Hùng Vương, Phong Châu, Sao Mai - Tx Phú Thọ Phú Thọ, trường mầm non Dậu Dương, Thượng Nông - huyện Tam Nông - tỉnh Phú Thọ 3.4.2 Nội dung thực nghiệm Thực nghiệm các kết luận của quan sát sư phạm Khi quan sát một lớp học, tôi nhận định rằng: học sinh lớp tại trường mầm non có kĩ năng vận động tinh chỉ ở mức độ khá Tuy nhiên tôi cũng nhận thấy đa số học sinh rất hiếu động thích các hoạt động vui chơi đặc biệt là chơi các trò chơi dân gian Theo tôi nếu tổ chức cho các em chơi các trò chơi dân gian để rèn kĩ năng vận động tinh dễ hơn là tổ chức các tiết hoạt động có chủ đích Thực nghiệm các giải pháp sư phạm, các ý đồ vận dụng phương pháp mới, phương tiện dạy học mới, chương trình mới, các hình thức tổ chức mới 77 Và phương pháp muốn thực nghiệm vận dụng một phương pháp dạy học mới là “học mà chơi chơi mà học”, tổ chức theo hướng "lấy trẻ làm trung tâm" 3.4.3 Cách tiến hành thực ghiệm Một thực nghiệm sư phạm các nhà khoa học phát hiện ra các mâu thuẫn giáo dục nhưng chưa có biện pháp khắc phục Từ mâu thuẩn này, tôi đề xuất các giả thuyết khoa học và các biện pháp khắc phục để nâng cao chất lượng giáo dục - Trên cơ sở giả thuyết, phân tích các biến số độc lập và chọn các nhóm thực nghiệm và đối chứng tương đương nhau về mọi phương diện - Tiến hành thực nghiệm trong điều kiện hoàn toàn giống nhau cho cả hai nhóm trẻ 5 – 6 tuổi tại 2 trường mầm non và quan sát thật tỉ mỉ diễn biến và kết quả của hai nhóm một cách thật sự khách quan theo từng giai đoạn - Xử lí tài liệu thực nghiệm tôi đã phân tích các kết quả khảo sát, theo dõi sự diễn biến của nhóm thực nghiệm, các tài liệu được phân tích, sắp xếp, phân loại và xử lí theo các công thức toán học, đánh giá trên cơ sở so sánh với kết quả của nhóm đối chứng 3.4.4 Kết quả thực nghiệm Kết quả thực nghiệm sư phạm là khách quan nhất so với các kết quả nghiên cứu bằng các phương pháp khác nhau Sau khi áp dụng một số biện pháp rèn luyện kỹ năng vận động tinh cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi thông qua trò chơi dân gian trên vào công tác tổ chức các hoạt động cho trẻ, tôi nhận thấy trẻ có tiến bộ rõ rệt Qua quá trình thực hiện đến nay, tôi đã khảo sát đánh giá và thu được bảng kết quả như sau: - Kết quả trước thực nghiệm STT 1 Kỹ năng Tỉ lệ Tốt (%) Đầu năm Tỉ lệ Khá (%) TB Tỉ lệ (%) Kỹ năng cuộn, xoay tròn cổ tay, quay cổ tay, ngón 9 15,2% 78 12 20,3% 38 64,5% 2 3 tay Kỹ năng gập, mở các ngón tay Kỹ năng bật ngón tay 11 18,6% 15 25,4% 33 56% 11 18,6% 13 22% 35 59,4% Bảng kết quả sau khi áp dụng một số biện pháp rèn luyện kỹ năng vận động tinh cho trẻ qua trò chơi dân gian: STT Kỹ năng Tỉ lệ Tốt (%) Đầu năm Tỉ lệ Khá (%) TB Tỉ lệ (%) Kỹ năng cuộn, xoay tròn 1 2 3 cổ tay, quay cổ tay, ngón tay Kỹ năng gập, mở các ngón tay Kỹ năng bật ngón tay 40 67,9% 10 16,9% 9 15,2% 42 71,1% 12 20,3% 5 8,6% 41 69,4% 11 18,6% 7 12% Bảng kết quả trên cho ta thấy, dựa trên những tiêu chí cơ bản để đánh giá và kiểm tra kết quả của trẻ sau một năm học ta dễ dàng nhận thấy sự tiến triển của trẻ qua các kỹ năng Trẻ có tiến triển vượt bậc kể cả về số lượng trẻ ở các mức độ đến chất lượng của các hoạt động khi trẻ được trải nghiệm các TCDG do cô tổ chức Đầu năm trẻ đạt ở mức độ tốt rất ít, trẻ ở mức độ trung bình chiếm số lượng nhiều nhưng đến cuối năm, số lượng trẻ đạt ở mức tốt tăng lên rõ rệt và số lượng trẻ ở mức độ trung bình giảm đáng kể Cụ thể như sau: Kỹ năng cuộn, xoay tròn cổ tay, quay cổ tay, ngón tay: Đầu năm có 9 trẻ ở mức độ Tốt chiếm 15,2%, cuối năm tăng lên 40 trẻ chiếm 67,9% (tăng 52,7% so với đầu năm) Kỹ năng gập, mở các ngón tay: Đầu năm có 11 trẻ ở mức Tốt chiếm 18,6%, cuối năm tăng lên 42 trẻ chiếm 71,1% (tăng 52,5% so với đầu năm) Kỹ năng bật ngón tay: Đầu năm có 11 trẻ ở mức Tốt chiếm 18,6%, cuối năm tăng lên 41 trẻ chiếm 69,4% (tăng 50,8% so với đầu năm) 79 Trẻ ở các mức độ Khá và Trung bình giảm mạnh so với đầu năm đặc biệt là trẻ ở mức độ Trung bình Qua đó có thể thấy rằng, trẻ đã có tiến bộ về mặt kỹ năng vận động tinh rõ rệt sau khi cô tiến hành các biện pháp rèn luyện kỹ năng vận động tinh cho trẻ thông qua TCDG Tiểu kết chương 3 Qua các vận động rèn luyện tính trung thực, tính tổ chức kỷ luật, tinh thần tập thể, sự khéo léo, sự tự tin và khả năng tự lập cho trẻ Hình thành cho trẻ những thói quen vận động cần thiết ngay từ khi còn nhỏ, góp phần củng cố, tăng cường sức khỏe, tăng cường sự khéo léo của đôi bàn tay thông qua các trò chơi dân gian, giúp trẻ nhanh nhẹ hoạt bát, khéo léo trong mọi hoạt động, giúp nâng cao sức đề kháng với bệnh tật và khả năng thích ứng với thời tiết, giúp cơ thể phát triển hài hòa, cân đối về hình thái và các chức năng của cơ thể trẻ Phần IV: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1.Kết luận 80 Qua quá trình nghiên cứu đề tài, tôi xin phép được rút ra một số kết luận sau: Vận động tinh là một trong những loại vận động rất cần thiết đối với con người trong cuộc sống Nhờ có vận động tinh con người mới có thể làm được những việc trong cuộc sống như : Cầm bút để viết, cầm dụng cụ lao động để làm việc Từ đó con người mới có thể tồn tại và phát triển được trong cuộc sống Vì vậy trong quá trình giáo dục thể chất cho trẻ lứa tuổi mẫu giáo, nhiệm vụ rèn luyện các kỹ năng vận động tinh là rất quan trọng Đặc biệt đối với trẻ mẫu giáo lớn rèn luyện kỹ năng vận động tinh tốt sẽ tạo tiền đề tốt giúp trẻ có thể thích ứng được với việc học viết ở bậc tiểu học Để giải quyết nhiệm vụ rèn luyện kỹ năng vận động tinh cho trẻ chúng ta có thể sử dụng rất nhiều phương tiện khác nhau: Trong hoạt động tạo hình, trong giờ thể dục, trong giờ lao động, hoạt động vui chơi Trong đó trò chơi dân gian có thể được xem là phương tiện hữu hiệu để phát triển các kỹ năng vận động tinh cho trẻ Khi tham gia vào các trò chơi dân gian trẻ sẽ thực hiện các kỹ năng vận động tinh một cách hứng thú, hoàn toàn tự giác, tự nguyện do sự hấp dẫn, lôi cuốn của nội dung chơi Nhờ đó mà những kỹ năng vận động tinh của trẻ được củng cố và hoàn thiện Bằng con đường thực nghiệm sư phạm, sáng kiến bước đầu đã chứng minh được hiệu quả của các biện pháp rèn luyện kỹ năng vận động tinh thông qua trò chơi dân gian bao gồm 8 biện pháp mà tôi đã thực hiện Kết quả đo cuối thực nghiệm cho thấy, sau quá trình thực nghiêm, kỹ năng vận động tinh của trẻ cụ thể là những kỹ năng như xòe nắm bàn tay, co duỗi các ngón tay, bật ngón tay ,quay cổ tay ngón tay đã có những bước tiến bộ rõ rệt hơn so với trẻ trước thực nghiệm và so với trẻ ở nhóm đối chứng 2 Bài học kinh nghiệm Để rèn luyện kỹ năng vận động tinh cho trẻ, chúng ta có thể thực hiện thông qua nhiều hình thức khác nhau Tuy nhiên khi thực hiện sáng kiến này tôi nhận thấy việc rèn luyện kỹ năng vận động tinh cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi thông qua trò chơi dân gian lại mang lại hiệu quả cao mặc dù đồ dùng, nguyên 81 vật liệu rất dễ tìm nhưng trẻ lại cảm thấy hứng thú vì sự lôi cuốn, hấp dẫn của luật chơi và sự dễ hiểu của luật chơi Giáo viên cần phải mạnh dạn, tự tin, tận tâm, nhiệt huyết, ham học hỏi, tìm tòi, khám phá hơn nữa để có thể chuyền đạt những kiến thức hay và bổ ích về các cách rèn luyện kỹ năng vận động tinh tới trẻ một cách hiệu quả nhất Nắm vững đặc điểm tâm sinh lý và khả năng nhận thức và kỹ năng hoạt động của trẻ để lựa chọn phương pháp thích hợp Áp dụng tốt phương pháp dạy học tích cực phù hợp với trẻ Cải tiến đồ dùng, đồ chơi phải đẹp hấp dẫn, sáng tạo có tác dụng thu hút, lôi cuốn trẻ, tạo cho trẻ niềm say mê, húng thú học và hoạt động Đồ dùng nhiều loại, đa dạng và thay đổi thường xuyên Giáo viên hướng dẫn trẻ, tổ chức cho trẻ phải nhẹ nhàng, thoải mái, tránh gò ép trẻ Coi trẻ là con mình, lấy trẻ làm trung tâm luôn theo sát để uốn nắn, giáo dục hành vi văn minh cho trẻ Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa Gia đình - Nhà trường - Xã hội trong việc chăm sóc giáo dục trẻ 3 Kiến nghị Từ kết quả nghiên cứu của đề tài sáng kiến tôi xin nêu ra một số kiến nghị sau : + Đề xuất với Phòng giáo dục: Cần bồi dưỡng và nâng cao hơn nữa trình độ và năng lực của giáo viên trong việc sử dụng các phương pháp, biện pháp rèn luyện kỹ năng vận động tinh thông qua trò chơi dân gian giúp họ hiểu rõ hơn thế mạnh của các trò chơi dân gian trong việc rèn luyện kỹ năng vận động tinh, khuyến khích họ khai thác, tận dụng thế mạnh đó nhằm nâng cao hiệu quả của việc rèn luyện kỹ năng vận động tinh của trẻ Đồng thời yêu cầu giáo viên phải thực sự nỗ lực trong việc phối hợp các biện pháp rèn luyện kỹ năng vận động tinh cho trẻ thông qua trò chơi dân gian sao cho linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với đặc điểm và khả năng của trẻ cũng như điều kiện thực tiễn của giáo dục mầm non hiện nay 82 + Đề xuất với trường mầm non: Cần trang bị đầy đủ các phương tiện vật chất như: đồ chơi, nguyên liệu, trang thiết bị phù hợp với trẻ và nội dung chương trình giáo dục thể chất nhằm tạo điều kiện cho giáo viên áp dụng các biện pháp rèn luyện kỹ năng vận động tinh trên trẻ một cách thuận tiện, dễ dàng, phù hợp với điều kiện của trường, lớp, địa phương + Cần phải tận dụng nguồn nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên, phế liệu để tổ chức cho trẻ chơi dưới nhiều hình thức Hãy cho trẻ có thời gian chơi, tự tổ chức chơi để rèn tính độc lập và tích cực cho trẻ 83 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Đào Thanh Âm, Trịnh Dân, Nguyễn Thị Hoà (2005), Giáo dục học mầm non -Tập 1,2, 3Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, Hà Nội 2 Nguyễn Ngọc Chúc (1981), Hướng dẫn tổ chức hoạt động vui chơi Nhà xuất bản giáo dục 3 Nguyễn Thị Hòa (2009), Trò chơi dân gian Việt Nam, NXB lao động – xã hội 4 Mai Văn Muôn (1993), Trò chơi xưa và nay, NXB Giáo dục 5 Nguyễn Thị Hương Giang (2010), Biện pháp tổ chức trò chơi dân gian nhằm giáo dục kỹ năng hợp tác cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi dân tộc H’mông, luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục mầm non, đại học sư phạm Hà Nội 6 Trần Thị Hải Yến (2001), một số biện pháp tổ chức trò chơi dân gian nhằm phát triển trí tuệ trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi, luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục mầm non, đại học sư phạm Hà Nội HƯỚNG DẪN 84 (Phần này xem xong bạn xóa đi nhé) 1 Các phần chữ đỏ bạn nên xem lại và điều chỉnh cho phù hợp nơi bạn làm đề tài nghiên cứu - Các phần bảng biểu bạn nên tự thêm số liệu cho phù hợp - Các phần địa danh, tên tuổi, đơn vị công tác, nơi nghiên cứu bạn nên kiểm tra lại và điền thông tin phù hợp 2.Định dạng văn bản : - font chữ: Time New Roman - cỡ chữ: 14 - dãn dòng đặt ở chế độ 1,5 lines - Số trang được đánh ở giữa, phía dưới trang giấy - Định dạng: Căn đều 2 bên lề 85 ... biểu rèn luyện rèn luyện khả vận động tinh cho trẻ - tuổi thông qua trò chơi dân gian Sưu tầm sử dụng trò chơi dân gian nhằm rèn luyện khả vận động tinh cho trẻ - tuổi Đối tượng nghiên cứu: 2.1... trò chơi dân gian Điều tra thực trạng rèn luyện khả vận động tinh cho trẻ - tuổi thơng qua trị chơi dân gian Sưu tầm, thiết kế trò chơi dân gian hoạt động rèn luyện khả vận động tinh cho trẻ - tuổi. .. nghiên cứu: Rèn luyện khả vận động tinh cho trẻ - tuổi 4.3 Phạm vi nghiên cứu: Về nội dung nghiên cứu: Rèn luyện khả vận động tinh cho trẻ - tuổi thơng qua trị chơi dân gian nghiên cứu hoạt động