Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 21 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
21
Dung lượng
5,37 MB
Nội dung
TỔNGQUANMÁYTÍNHvàHệđiềuhànhWINDOWS 1 PHẦN I: TỔNGQUAN VỀ TIN HỌC VÀMÁYTÍNH Bài 1: Tin học là một ngành khoa học 1. Sự hình thành và phát triển của Tin học: Từ lâu, con người đã quan tâm đến thông tin. Tuy nhiên, trước đây những kết qủa đạt được chưa có tínhhệ thống và chỉ mới xuất hiện rải rác ở một số lĩnh vực khoa học. Sự xuất hiện của máytính điện tử đã giúp cho việc khai thác và xử lý thông tin trở nên hiệu quả, thuận lợi hơn, tạo nên một sự bùng nổ về thông tin trong vài thập kỷ gần đây. Theo quan điểm truyền thống, ba nhân tố cơ bản của nền kính tế là điều kiện tự nhiên, nguồn lao động và vốn đầu tư. Ngày nay, ngoài ba nhân tố then chốt đó, xuất hiện một nhân tố mới rất quan trọng, đó là thông tin. Cùng với việc sáng tạo ra công cụ mới là máytính điện tử, con người cũng tập trung trí tuệ từng bước xây dựng một ngành khoa học tương ứng để đáp ứng những nhu cầu khai thác tài nguyên thông tin. Trong bối cảnh đó, ngành Tin học được hình thành và phát triển thành một ngành khoa học với các nội dung, mục tiêu, phương pháp nghiên cứu riêng và ngày càng có nhiều ứng dụng trong hầu hết các lĩnh vực hoạt động của xã hội loài người. Ngành Tin học có những đặc điểm tương tự như các ngành khoa học khác nhưng cũng có một số đặc thù riêng. Một trong những đặc thù đó, là quá trình nghiên cứu và triển khai các ứng dụng công nghệ thông tin không tách rời việc phát triển và sử dụng máytính điện tử. 2. Thuật ngữ "Tin học": Có lẽ chưa có một ngành khoa học nào mà lại có lắm tên gọi đến vậy. Đầu tiên là tên gọi "Khoa học máy tính" (Computer Science - Mỹ), đến "Tin học" (Informatique - Pháp, Informatics - Anh), "Khoa học thông tin, " Khoa học công nghệ thông tin", gần đây là "Công nghệ thông tin". Theo GS. TSKH Phan Đình Diệu, "Tin học" là tên gọi được nhiều chuyên gia dùng hiện nay và có tính khoa học, vừa gọn, vừa đủ khái quát, bao hàm đầy đủ các nội dung của ngành khoa học này. Vậy, Tin học là một ngành khoa học được hiểu như sau: Tin học là một ngành khoa học có mục tiêu là phát triển và sử dụng máytính điện tử để nghiên cứu cấu trúc, tính chất của thông tin, phương pháp thu thập, lưu trữ, tìm kiếm, biến đổi, truyền thông tin và ứng dụng vào các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội 2 Bài 2: Thông tin và dữ liệu 1. Khái niệm thông tin và dữ liệu: Thực ra, không có sự khác biệt giữa khái niệm thông tin được hiểu trong đời sống xã hội và khái niệm thông tin trong tin học. Mỗi đối tượng tồn tại ở trong đời sống được gọi là một thực thể, những hiểu biết có thể có về một thực thể được gọi là thông tin về thực thể đó. Thông tin có được về một thực thể càng nhiều thì con người càng dễ xác định về thực thể đó và ngược lại. Ví dụ, loài hoa có thân gai, lá hình răng cưa, hoa màu hồng có nhiều cánh mỏng, mùi thơm quý phái là thông tin về loài hoa hồng. Muốn máytính xử lý được thông tin thì con người phải đưa thông tin vào máy tính. Dữ liệu là thông tin đã được đưa vào máy tính. 2. Đơn vị đo lượng thông tin: Đơn vị cơ bản đo lượng thông tin trongmáytính là bit. Đó là lượng thông tin vừa đủ để xác định chắc chắn một trạng thái của một sự kiện có hai trạng thái với khả năng xuất hiện như nhau. Trong Tin học, thuật ngữ bit thường dùng để chỉ phần nhỏ nhất của bộ nhớ máytính để lưu trữ một trong hai ký hiệu, được sử dụng để biểu diễn thông tin trongmáytính là 1 và 0. Ví dụ, giả sử có dãy 8 bóng đèn được đánh số từ 1 đến 8 với các trạng thái bật, tắt như hình 2. Nếu ta sử dụng ký hiệu 1 và 0 để lần lượt biểu diễn tương ứng các trạng thái bật và tắt của 8 bóng đèn trên thì thông tin về dãy 8 bóng đèn trên được biểu diễn bằng dãy 8 bit như sau 10010001 Để lưu trữ dãy bit đó, ta cần dùng ít nhất 8 bit của bộ nhớ máy tính, hay nói cách khác là cần dùng ít nhất một byte bộ nhớ để lưu trữ (1 byte = 8 bit). Ngoài ra, người ta còn dùng các đơn vị là bội của byte để biểu diễn thông tin trongmáy tính: Ký hiệu Tên gọi Độ lớn KB Ki-lô-bai 1024 Byte MB Mê-ga-bai 1024 KB GB Gi-ga-bai 1024 MB TB Tê-ra-bai 1024GB PB Pê-ta-bai 1024 TB 3. Các dạng thông tin: Thông tin trong cuộc sống của chúng ta rất đa dạng và phong phú nhưng có thể chia thành 2 loại, đó là: Số và phi số a) Loại số: Là những thông tin có thể thực hiện các phép tính toán (cộng, trừ, nhân, chia) được. VD: Số 3, 4, 5.6, 5 7 … b) Loại phi số: Với những thông tin loại này, ta cần phân biệt được đâu là thông tin và đâu là phương tiện mang thông tin. Dưới đây là một số thông tin loại phi số ta thường gặp trong cuộc sống: - Dạng văn bản: Chữ trên tờ báo, quyển vở, tấm bìa … là những thông tin dạng văn bản, còn tờ báo, quyển vở, tấm bìa chỉ là phương tiện mang thông tin mà thôi 3 Hình 2. Dãy 8 bóng đèn - Dạng hình ảnh: Tranh vẽ, khuôn mặt … là những thông tin dạng hình ảnh, bức tranh, tấm hình, băng đĩa hình là những phương tiện mang thông tin dạng hình ảnh. - Dạng âm thanh: Tiếng nói, tiếng nước chảy, tiếng đàn … làn những thông tin dạng âm thanh, băng đĩa là những phương tiện mang thông tin dạng âm thanh . 4. Mã hoá thông tin trongmáy tính: Để lưu được thông tin vào máy tính, để máytính hiểu và xử lý được thông tin thì thông tin đó phải được biến đổi thành một dãy bit, việc biến đổi như vậy được gọi là mã hoá thông tin trongmáy tính. Vậy, bất kỳ thông tin nào lưu trongmáytính cũng đều được biến đổi về dạng bit. VD, ký tự "A" được lưu trongmáytính theo mã ASCII (American Standard Code For Information Interchange - Mã chuẩn của Mỹ dùng trong việc trao đổi thông tin) là 65 và được mã hoá về dạng bit như sau: 10000001 5. Biểu diễn thông tin trongmáy tính: a) Hệ đếm: Hệ đếm được hiểu như tập hợp các ký hiệu và quy tắc sử dụng các ký hiệu đó để biểu diễn và xác định giá trị của các số tronghệ đếm. Có hệ đếm phụ thuộc vị trí vàhệ đếm không phụ thuộc vị trí: - Hệ đếm không phụ thuộc vị trí: Là hệ đếm mà giá trị của các ký hiêu không phụ thuộc vào vị trí của nó trong biểu diễn. VD: Hệ đếm La Mã là hệ đếm không phụ thuộc vị trí, trong các biểu diễn: IX (9), XI (11), mặc dù ký hiệu X đứng trước hay sau ký hiệu I đi chăng nữa thì nó vẫn mang giá trị là 10. - Hệ đếm phụ thuộc vị trí: Là hệ đếm mà giá trị của các ký hiêu phụ thuộc và vị trí của nó, những hệ đếm thường dùng là những hệ đếm phụ thuộc vị trí. Bất kỳ một số tự nhiên b lớn hơn 1 nào cũng có thể dùng làm cơ số cho một hệ đếm. Hệ đếm có cơ số là b được gọi là hệ đếm cơ số b. Các ký hiệu tạo nên các biểu diễn tronghệ đếm cơ số b là 0,1, …,b-1. Giả sử, tronghệ đếm cơ số b số N được biểu diễn như sau: d n d n-1 dn -2 ………d 1 d 0 ,d -1 d -2 …d -m Biểu diễn trên gồm hai phần, phần nguyên và phần phân được đặt cách nhau bởi dấu phẩy. Khi đó, giá trị của số N được tính theo công thức: N = d n b n + d n-1 b n-1 + d n-2 b n-2 + … + d 1 b + d 0 + d -1 b -1 + d -2 b -2 + … + d -m b -m (1) Để dễ dàng phân biệt được một biểu diễn thuộc hệ đếm nào, người ta thường viết cơ số của hệ đếm làm chỉ số dưới sau mỗi biểu diễn. VD: 100011 2 : Biểu diễn tronghệ đếm cơ số 2 34567 10 : Biểu diễn tronghệ đếm sơ số 10 Các hệ đếm thường được dùng trong Tin học: + Hệ thập phân (hệ đếm cơ số 10): Là hệ đếm quen thuộc với tất cả chúng ta • Sử dụng tập ký hiệu gồm 10 chữ số: 01,2,3,4,5,6,7,8,9 • Giá trị số tronghệ thập phân được sử dụng theo quy tắc như trong công thức (1) VD: Chữ số 2 trong hai số 234 và 123 có giá trị khác nhau là 200 và 20. 153,4 10 = 1x10 2 + 5x10 1 + 3x10 0 + 4x10 -1 + Hệ nhị phân (hệ đếm cơ số 2): • Sử dụng tập ký hiệu gồm 2 chữ số: 0,1 • Giá trị số tronghệ nhị phân được sử dụng theo quy tắc như trong công thức (1) VD: 100010 là một biểu diễn tronghệ nhị phân, 3100 không phải là một biểu diễn tronghệ nhị phân 100010,11 2 = 1x2 6 + 0x2 5 + 0x2 4 + 0x2 3 + 02 2 + 1x2 1 + 0x2 0 + 1x 2-1 + 1x 2-2 = 66,75 10 + Hệ Hexa (Hệ đếm cơ số 16): • Sử dụng tập ký hiệu gồm 10 chữ số: 01,2,3,4,5,6,7,8,9 và 6 ký tự A,B,C,D,E,F lần lượt tương ứng với các giá trị 10, 11, 12, 13, 14, 15. 4 • Giá trị số tronghệ Hexa được sử dụng theo quy tắc như trong công thức (1) VD: 11AB,E 16 = 1x16 3 + 1x16 2 + 10x16 1 + 11x16 0 + 14x16 -1 = 4096 + 256 + 160 + 11 + 0,875 = 4523,875 10 * Cách chuyển một biểu diễn từ hệ đếm thập phân sang một hệ đếm cơ số b khác 10: + Với việc chuyển phần nguyên của biểu diễn, ta lấy phần nguyên đó chia cho b thu được phần nguyên và phần dư của phép chia, nếu phần nguyên thu dược khác 0, ta lấy phần nguyên thu được chia tiếp cho b và lại thu được phần nguyên và phần dư tiếp theo, làm tiếp tục như vậy cho đến khi thu được phần nguyên của phép chia bằng 0. Lấy ngược phần dư của các phép chia từ dưới lên trên ta thu được biểu diễn tronghệ đếm cơ số b đã dược chuyển đổi. + Với việc chuyển đổi phần phân của biểu diễn, ta lấy phần phân đó nhân với b thu được một số bao gồm phần phân và phần nguyên, lưu lại phần nguyên của số thu được. Nếu phần phân của số thu được khác 0 ta lại tiếp tục lấy phần phân đó nhân với b. Làm tiếp như vậy cho đến khi phần phân của số thu được bằng 0. Lấy phần nguyên lưu lại được từ trên xuống dưới ta thu được biểu diễn tronghệ đếm cơ số b đã được chuyển đổi. VD: Giải bài toán 65,25 10 = ? 2 Ta lần lượt thực hiện chuyển đổi phần nguyên và phần phân của số 65,25: Chuyển đổi phần nguyên: 65 Vây, 65 10 = 1000001 2 Chuyển đổi phần phân: 0,25 0,25x2 = 0,5x2 = 1,0 (0) (1) Vậy, 0,25 10 = 0,01 2 Từ đó, ta kết luận được: 65,25 10 = 1000001,01 2 b) Biểu diễn thông tin trongmáy tính: - Biểu diễn thông tin loại số: + Biểu diễn số nguyên: Số nguyên có thể có dấu hoặc không dấu. Có thể dùng 1 byte (8 bit), 2 byte (16 bit) hoặc 4 byte (32 bit) để biểu diễn một số nguyên, với mỗi cách chọn như vậy sẽ tương ứng với một phạm vi số nguyên được biểu diễn. Giả sử ta dùng một byte để biểu diễn số nguyên. Một byte có 8 bit, mỗi bit có thể mang một trong hai giá trị là 0 hoặc 1, mỗi bit được đánh số từ phải sang trái bắt đầu là bit 0. Ta gọi bốn bit theo thứ tự từ 0 đến 3 là các bit thấp, các bit còn lại là các bit cao (Hình 3) 5 Các bit thấp Bit 7 Bit 6 Bit 5 Bit 4 Bit 3 Bit 2 Bit 1 Bit 0 Các bit cao Hình 3. Biểu diễn 1 byte 32 65 2 1 16 2 0 8 2 0 4 2 0 2 2 0 1 2 0 2 1 0 • Trường hợp số nguyên có dấu: Dùng bit cao nhất để thể hiện dấu với quy ước 1 là dấu âm, 0 là dấu dương, 7 bit còn lại biểu diễn giá trị tuyệt đối của số viết dưới dạng nhị phân. Theo cách đó, một byte biểu diễn được số trong phạm vi từ -127 đến 127 VD: Sô -65 được biểu diễn bằng 1 byte trongmáytính là ( 6565 =− ): 1 1 0 0 0 0 0 1 • Trường hợp số nguyên không có dấu (số nguyên không âm): Tương tự như việc biểu diễn số nguyên có dấu nhưng không dùng bit cao nhất để biểu diễn dấu mà dùng cả 8 bit vào việc biểu diễn. Vậy, 1 byte có thể biểu diễn được số nguyên không dấu trong phạm vi từ 0 đến 255 VD: Số 65 được biểu diễn bằng 1 byte trongmáytính như sau: 65 10 = 1000001 2 0 1 0 0 0 0 0 1 + Biểu diễn số thực: Cách viết số thực thông thường trong tin học khác với cách viết số thực trong toán học, dấu (,) ngăn cách giữa phần nguyên và phần phân được thay bằng dấu (.). VD: Số 123,5 được viết thành 123.5 Mọi số thực đều có thể biến đổi về dạng dấu phẩy động có dạng K M ± ×± 10 (với M được gọi là phần định trị và 11,0 <≤ M , K là một số nguyên không âm được gọi là phần bậc). VD: Số 123,5 được chuyển sang dạng dấu phẩy động như sau 0.1235x10 3 Để biểu diễn được số thực, máytính sẽ chuyển số thực đó về dạng dấu phẩy động nói trên và lưu phần dấu của số, phần định trị, dấu của phần bậc và phần bậc. - Biểu diễn thông tin loại phi số: Chúng ta đều hiểu thông tin loại phi số dược lưu trongmáytính cũng ở dưới dạng một dãy bit gồm các ký hiệu 1 và 0 nhưng việc biểu diễn thông tin loại phi số phức tạp và khó khăn hơn thông tin loại phi số nhiều. Hiện nay việc tìm cách biểu diễn hiệu quả các dạng thông tin loại phi số như hình ảnh, âm thanh … ngày càng được quan tâm vì những thông tin loại này ngày càng được phổ biến. 6 Dấu âm Biểu diễn nhị phân của số 65 8 bit trong 1 byte bộ nhớ Biểu diễn nhị phân của số 65 8 bit trong 1 byte bộ nhớ Bài 3: Gới thiệu về máytính 1. Sơ đồ cấu trúc của một máy tính: Máytính là thiết bị dùng để tự động hoá quá trình thu thập, lưu trữ và xử lý thông tin. Có nhiều loại máytính khác nhau nhưng chúng đều có chung một sơ đồ cấu trúc như sau: Các mũi tên trong hình 5 để chỉ chiều của việc trao đổi thông tin giữa các bộ phận trongmáytính 2. Bộ xử lý trung tâm (CPU - Central Processing Unit): CPU là thành phần quantrọng nhất của máy tính, được ví giống như bộ não của con người, đó là thiết bị chính thực hiện vàđiều khiển việc thực hiện chương trình. CPU gồm hai bộ phận chính: - Bộ điều khiển (CU - Control Unit): Hướng dẫn các bộ phận khác của máytính thực hiện chương trình - Bộ số học/lôgic (ALU - Arithmetic/Logic Unit): Thực hiện các phép toán số học và lôgic, các thao tác xử lý thông tin đều là tổ hợp của các phép toán này. Ngoài ra, CPU còn có thêm một số thành phần khác như thanh ghi (Register) và bộ nhớ truy cập nhanh (Cache). 3. Bộ nhớ trong (Main Memory): Bộ nhớ trong cũng là một thành phần không thể thiếu đối với mỗi máy tính, là nơi chương trình được đưa vào để thực hiện và là nơi lưu trữ dữ liệu đang được xử lý. Bộ nhớ trong của máytính gồm hai phần: - ROM (Read Only Memory): Chứa một số chương trình được hãng sản xuất nạp sẵn. Các chương trình trong ROM thực hiện việc kiểm tra các thiết bị và tạo sự giao tiếp ban đầu của máy với các chương trình mà người dùng đưa vào để khởi động. Dữ liệutrong ROM không thể xoá, sửa và không bị mất đi khi tắt máy. - RAM (Random Access Memory): Thực hiện chức năng đọc, ghi dữ liệutrong lúc làm việc, điều đó có nghĩa là dữ liệutrong RAM có thể thay đổi và nó sẽ bị mất đi khi tắt máy 7 Bộ điều khiển Bộ số học/lôgic Bộ nhớ trong Bộ nhớ ngoài Thiết bị vào Thiết bị ra Bộ xử lý trung tâm Hình 5. Sơ đồ cấu trúc máytính Hình 4. Máy vi tính để bàn Hình 6. CPU 4. Bộ nhớ ngoài: Bộ nhớ ngoài dùng để lưu trữ lâu dài dữ liệuvà hỗ trợ cho bộ nhớ trong. Bộ nhớ ngoài của máytính thường là đĩa cứng, đĩa mềm, đĩa CD, thiết bị nhớ flash. Do khoa học kỹ thuật ngày càng tiến bộ nên dung lượng của các bộ nhớ ngoài ngày càng lớn và kích thước của chúng ngày càng nhỏ lại * Chú ý: Do thiết bị nhớ flash sử dụng cổng giao tiếp USB nên thường được gọi là USB 5. Thiết bị vào: Thiết bị vào dùng để đưa thông tin vào máy tính. Có nhiều loại thiết bị vào như bàn phím, chuột, máy quét … 6. Thiết bị ra: Thiết bị ra dùng để đưa dữ liệu ra từ máy tính. Có nhiều loại thiết bị ra như màn hình, máy in, loa, máy chiếu … 8 Hình 7. ROM Hình 8. RAM Bàn phím Chuột Máy quét Hình 10. Một số thiết bị vào Màn hình Máy in Máy chiếu Loa Hình 10. Một số thiết bị ra Ổ đĩa cứng Đĩa mềm Thiết bị nhớ flash Hình 9. Một số bộ nhớ ngoài Bài 4: Phần mềm máytính 1. Định nghĩa: Máytính hoạt động theo chương trình, có nghĩa là để máytính hoạt động được ta cần phải cài đặt các chương trình vào. VD: Để nghe nhạc được trên máytính ta cần phải cài đặt các chương trình nghe nhạc như Window Media Player, Winamp … Mỗi chương trình như vậy được gọi là một phần mềm máy tính. Sau đây, ta giới thiệu một số loại phần mềm: 2. Phần mềm hệ thống: Là những phần mềm tạo môi trường làm việc cho các phần mềm khác. VD: Hệđiềuhành Window 98, Window XP 3. Phần mềm ứng dụng: Rất nhiều phần mềm máytính được phát triển để giải quyết những việc thường gặp như soạn thảo văn bản, xử lý ảnh, quản lý học sinh … Những phần mềm như thế được gọi là các phần mềm ứng dụng VD: Phần mềm xử lý ảnh Photoshop, phần mềm duyệt các trang web Internet Explorer, phần mềm xem phim Jet Audio, Herosoft … 9 Hình 11. Window Media Player PHẦN II: HỆĐIỀUHÀNHWINDOWS Bài 1: Những kiến thức cơ sở 1. Khái niệm hệ điềuhànhvàhệđiềuhành Windows: Như đã thảo luận ở trên, hệđiềuhành thuộc nhóm phần mềm hệ thống, là tập hợp có tổ chức các chương trình thành một hệ thống với nhiệm vụ đảm bảo giao tiếp giữa người sử dụng với máy tính, cung cấp các phương tiện và dịch vụ để người sử dụng dễ dàng thực hiện chương trình, quản lý chặt chẽ các tài nguyên của máy tính, tổ chức khai thác chúng một cách thuận tiện và tối ưu. Microsoft Windows là hệđiềuhành cho máytính cá nhân của hãng phần mềm Microsoft. Các hệđiềuhànhWindows đều có giao diện đồ hoạ dựa trên khái niệm "cửa sổ" (window). Ngoài ra còn có hệ thống các biểu tượng, bảng chọn, hộp thoại … và cơ chế chỉ định bằng chuột. HệđiềuhànhWindowsXP là hệđiềuhành thông dụng và được sử dụng nhiều nhất hiện nay. 2. Thao tác với chuột: Bao gồm những thao tác sau đây: - Di chuột (Mouse move): Di chuyển con trỏ chuột đến một vị trí nào đó trên màn hình - Click chuột (Click): Nhấn một lần nút trái chuột rồi thả ngón tay, còn gọi là kích chuột - Click đúp chuột (Double Click): Nhấn nhanh liên tiếp hai lần nút trái chuột - Click phải chuột: Nhấn một lần nút phải chuột rồi thả ngón tay - Kéo thả chuột (Drag and drop): Nhấn và giữ nút trái chuột đồng thời di chuyển con trỏ chuột đến một vị trí nào đó trên màn hình rồi thả nút trái chuột ra 3. Môi trường Windows: Khi làm việc với hệđiềuhành Windows, ta sẽ thấy toàn là các cửa sổ, bảng chọn, các thanh công cụ và các biểu tượng a) Cửa sổ, bảng chọn, biểu tượng: Mỗi chương trình ứng dụng trongwindows có một cửa sổ làm việc với hệ thống bảng chọn riêng, nhưng tất cả các cửa sổ đều có nhiều thành phần chung, thường đều có thanh tiêu đề (chứa tên cửa sổ), thanh bảng chọn (bao gồm nihều bảng chọn) và thanh công cụ (chứa các biểu tượng) Sau đây là hình ảnh một bảng chọn và một thanh công cụ chuẩn để ta dễ dàng làm quen với các thành phần này hơn: 10 Hình 12. Cửa sổ ổ đĩa C Thanh tiêu đề Các nút điều khiển Thanh bảng chọn Thanh công cụ [...]... tắt máy cần chú ý các vấn đề sau để đảm bảo không lỗi hệ thống: + Không nhấn nút Power trên thân máy để tắt máy khi không cần thiết + Thoát tất cả các chương trình đang làm việc trên máy rồi mới tắt máy Bài 2: Làm việc với tập và thư mục I Tổ chức thông tin trongmáy tính: Khi thông tin được lưu vào máy tính, để dễ dàng xử lý và thông tin lưu vào máytính đồng bộ, không bị tách rời ra, hệ điều hành. .. Recent Document nằm trên bảng chọn Start Vậy chỉ cần, vào My Recent Document, Click chuột vào một trong các tàiliệu mới mở thì ta đã mở được tàiliệu đó Danh sách các tàiliệu mới mở gần đây Chỉ cần nháy chuột vào một trong các biểu tượng thì ta đã mở được tàiliệu đó Hình 22 My Recent Document IV Tìm một tập hay thư mục: Số lượng tập và thư mục trongmáytính rất nhiều, có nhiều lúc ta không nhớ được vị... thị Category, nên trong bài này ta sẽ dùng các hình ảnh minh hoạ theo dạng hiển thị Classic II Một số thiết đặt hệ thống: Hệ điềuhành Windows tạo môi trường làm việc cho các chương trình khác chạy trên máy vi tính, do đó có khả năng ảnh hưởng đến toàn bộ các chương trình đang chạy trong môi trường do mình tạo ra Khi ta thay đổi một tham số hệ thống trongWindows thì tham số đó ở trong các chương trình... giữa phần nguyên và phần phân trong việc biểu diễn số trongWindows thì việc biểu diễn số trong 18 phần mềm bảng tính Excel cũng phải tuân theo như vậy Sau đây là một số thiết đặt hệ thống thường dùng trong Windows: 1 Thay đổi thuộc tính màn hình nền: Màn hình nền (Desktop) là màn hình mà chúng ta bắt gặp khi máytính vừa khởi động xong, trên màn hình nền thường bao gồm thanh công việc và một số biểu... thư mục và đưa ra màn hình nền bằng cách: Chọn tập hoặc thu mục cần tạo đường tắt -> Click chuột phải -> Chọn Send To -> Chọn Desktop III Mở một tàiliệu mới mở gần đây: Windows có khả năng lưu lại một số lượng các tàiliệu mà người dùng mới mở gần đây nhất, điều này sẽ giúp cho chúng ta không cần phải tốn thời gian tìm đến một tàiliệu vừa mở để mở lại nó Những tàiliệu vừa nói ở trên được lưu trong. .. điềuhành tổ chức các thông tin thành từng tập (file) VD: Bài hát được lưu vào máytính sẽ trở thành một tập có hình dạng như hình 16 Hình 16 Hình dạng file nhạc Do số lượng các tập trongmáy rất nhiều nên để dễ dàng quản lý các tập hơn, hệ điềuhành xây dựng thêm mô hình thư mục, một thư mục có thể chứa nhiều tập hay thư mục ở trong nó Giả sử tập hay thư mục B nằm trong thư mục A, B được gọi là tập... trường hợp tuy hai máytính cùng được cài đặt WindowsXP nhưng lại có màn hình nền khác nhau Thực chất, WindowsXP hỗ trợ cho ta rất nhiều dạng hình nền, để thay đổi thuộc tính màn hình nền của máytính ta lần lượt thực hiện các thao tác sau đây: 1 Làm xuất hiện cửa sổ Control Panel 2 Click chuột vào biểu tuợng Display trong cửa sổ Control Panel: Hộp thoại Display Properties xuất hiện 3 Trong hộp thoại... đặt thông số khu vực III Cài đặt máy in: Thông thường, sau khi đã hoàn thành xong các công việc thuộc tin học văn phòng ta đều in sản phẩm vừa làm xong để tiện sử dụng Muốn như vậy trước hết, ta cần phải có một máy in được kết nối với máytính đang dùng Không những vậy, ta cần phải cài đặt máy in đó vào máytính Để cài đặt máy in, ta thực hiện như sau: 1 Click chuột vào biểu tượng Printer and Faxes... vậy, hệ điềuhành Windows hỗ trợ cho chúng ta một chức năng tìm kiếm tập và thư mục Chỉ cần nhớ tên hay một phần tên của đối tượng là ta có thể làm cho đối tượng đó xuất hiện trên màn hình tìm kiếm Trong Windows, ta thực hiện tìm kiếm như sau: 1 Click Start -> Search: Hộp thoại Search xuất hiện: 2 Click chuột vào một tuỳ chọn tìm kiếm và thực hiện một số yêu cầu trên màn hình xuất hiện 3 Click chuột vào... chức tập và thư mục trên đĩa, ta thực hiện lần lượt các bước như sau: 1 Click chuột vào biểu tượng My Computer trên màn hình nền (destop) để mở tập và thư mục theo kiểu My Computer hoặc Click chuột phải vào biểu tượng My Computer trên màn nền và chọn Explore để mở tập và thư mục theo kiểu Window Explorer 2 Click chuột vào biểu tượng hoặc tên thư mục ở ngăn bến trái nếu mở theo kiểu Window Explorer hoặc . TỔNG QUAN MÁY TÍNH và Hệ điều hành WINDOWS 1 PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ TIN HỌC VÀ MÁY TÍNH Bài 1: Tin học là một ngành khoa học 1. Sự hình thành và phát. niệm hệ điều hành và hệ điều hành Windows: Như đã thảo luận ở trên, hệ điều hành thuộc nhóm phần mềm hệ thống, là tập hợp có tổ chức các chương trình thành