1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

Báo cáo thực tập quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu (LCL) bằng đường biển của công ty TNHH thương mại và dịch vụ giao nhận Minh Phú

58 25 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 58
Dung lượng 286,32 KB

Nội dung

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU: 11 1.1. Khái quát chung về giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu 11 1.1.1 Giao nhận 11 1.1.2 Các loại dịch vụ giao nhận hàng hóa: 11 1.1.3 Vai trò của người giao nhận trong thương mại quốc tế. 11 1.2. Địa vị pháp lý của người nhận: 13 1.2.1 Trách nhiệm: 14 1.2.2 Quyền hạn và nghĩa vụ của người giao nhận: 15 1.3 Những công việc chính người giao nhận có thể đảm nhiệm. 16 1.3.1 Hành động thay mặt người xuất khẩu. 16 1.3.2 Hành động thay mặt người nhập khẩu. 16 1.3.3 Hành động như một nhà đại lý. 16 1.3.4 Ngoài ra người giao nhận có thể đảm nhiệm một số công việc đặc biệt khác. 16 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ GIAO NHẬN MINH PHÚ 17 2.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty: 17 2.1.1. Sự ra đời và đôi nét của công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Minh Phú 17 2.1.1.1. Sự ra đời của công ty 17 2.1.1.2. Đôi nét về công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Minh Phú 17 2.1.2. Các giai đoạn phát triển của Minh Phú Logistics từ khi thành lập đến nay 18 2.1.2.1. Giai đoạn từ khi thành lập 18 2.1.2.2. Giai đoạn phát triển 19 2.1.2.3. Giai đoạn phát triển đến nay 19 2.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty: 21 2.2.1. Nhiệm vụ của Minh Phú Logistics. 21 2.2.2. Chức năng của Minh Phú Logistics: 21 2.2.3. Các Dịch Vụ của công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Minh Phú. 22 2.3. Tổng quan về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty từ năm (20162019) 23 Bảng 1.1 Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ năm 20162019 23 Biểu đồ 1.1:Biểu đồ kết quả hoạt động kinh doanh (20162019) 26 Bảng 1.2 Bảng giá trị đóng góp doanh thu theo cơ cấu dịch vụ của công từ năm 20162019. 28 Biều đồ 1.2 Biểu đồ tỷ lệ đóng góp doanh thu theo cơ cấu dịch vụ năm 2017 và 2019 29 2.4. Sơ đồ và nhiệm vụ của các phòng ban: 31 2.4.1. Nguồn nhân lực của công ty: 31 Sơ đồ 1.1: Sơ đồ nhân sự của công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Giao Nhận Minh Phú. 31 Biểu đồ 1.3 Biểu đồ cơ cấu trình độ nguồn nhân lực của công ty năm 2019 32 2.4.2. Bộ máy quản lý, tổ chức của công ty. 33 2.4.2.1. Sơ đồ quản lý công ty: 33 Sơ đồ 1.2: Sở đồ tổ chức quản lý của công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Giao Nhận Minh Phú. 33 2.4.2.2. Nhiệm vụ của các phòng ban. 34 2.4.3. Quy trình hoạt động và sự phối hợp làm việc giữa các phòng bang trong công ty. 35 Sơ đồ 1.3: Sơ đồ phối hơp hoạt động giữa các phòng ban trong công ty. 35 2.5. Thực trạng hoạt động giao nhận hàng hóa tại phòng giao nhận tại công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Giao Nhận Minh Phú. 36 2.5.1. Giới thiệu chung về phòng giao nhận. 36 2.5.2. Quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển tại phòng giao nhận: 38 2.5.2.1. Quy trình hoạt động của phòng giao nhận: 38 Sơ đồ 1.4 Sơ đồ quy trình chung về thủ tục và nghiệp vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biển của phòng giao nhận. 38 2.5.2.2. Giải thích quy trình 38 Sơ đồ 1.5 Sơ đồ làm thủ tục Hải quan điện tử. 42 CHƯƠNG 3: GIAO NHẬN HÀNG HÓA BẰNG ĐƯỜNG BIỂN 45 3.1 Giới thiệu giao nhận hàng hóa: 45 3.2 Sơ đồ quy trình giao nhận lô hàng nhập khẩu 46 3.3 Chi tiết quá trình chi tiết nhập hàng nhập khẩu bằng đường biển. 47 3.4 Kết toán chi phí và doanh thu của lô hàng. 55 3.5 Đánh giá quy trình. 55 KẾT LUẬN 57 TÀI LIỆU THAM KHẢO 58 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU: 1.1. Khái quát chung về giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu 1.1.1 Giao nhận Định nghĩa: Giao nhận hàng hoá là tập hợp những nghiệp vụ, thủ tục có liên quan đến quá trình vận tải nhằm thực hiện việc di chuyển hàng hoá từ nơi gửi hàng (người gửi hàng) đến nơi nhận hàng (người nhận hàng). Theo quy tắc mẫu của hiệp hội giao nhận quốc tế FIATA thì dịch vụ giao nhận là bất kỳ loại dịch vụ nào liên quan đến vận chuyển, gom hàng, lưu kho, bốc xếp, đóng gói hay phân phối hàng hóa cũng như dịch vụ tư vấn hay có liên quan đến các dịch vụ trên, kể cả các vấn đề hải quan, tài chính, mua bảo hiểm, thanh toán, thu thập chứng từ có liên quan đến hàng hóa. Luật Thương Mại Việt Nam 2005 quy định rõ , dịch vụ giao nhận hàng hoá là hành vi thương mại theo đó người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá nhận hàng từ người gửi, tổ chức vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm các thủ tục giấy tờ và các dịch vụ khác có liên quan để giao nhận hàng cho người nhận theo sự uỷ thác của chủ hàng, của người vận tải hoặc của người làm dịch vụ giao nhận khác (gọi chung là khách hàng). Doanh nghiệp giao nhận là doanh nghiệp kinh doanh các loại dịch vụ giao nhận hàng hóa trong xã hội, bao gồm hai loại : Doanh nghiệp giao nhận vận tải hàng hóa trong nước, khi các hoạt động của doanh nghiệp chỉ diễn ra trên và trong phạm vi lãnh thổ đất nước ; Doanh nghiệp giao nhận vận tải hàng hóa quốc tế khi các hoạt động của doanh nghiệp có những phần việc diễn ra ngoài lãnh thổ đất nước. Sản phẩm của doanh nghiệp là các dịch vụ trong giao nhận ( dịch vụ giao nhận hàng hóa ) mà doanh nghiệp doanh nghiệp giao nhận đóng vai trò người giao nhận ( Forwarder, Freight Forwarder, Forwarding agent ) Căn cứ theo Luật Thương Mại 2005 người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá là thương nhân có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hoá. 1.1.2 Các loại dịch vụ giao nhận hàng hóa: Loại dịch vụ thay mặt người gửi hàng (người xuất khẩu). Loại dịch vụ thay mặt người nhận hàng (người nhập khẩu). Dịch vụ giao nhận hàng hoá đặc biệt. Những dịch vụ khác. 1.1.3 Vai trò của người giao nhận trong thương mại quốc tế. Ngành giao nhận vận tải phát triển tất yếu kéo theo sự phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng cơ sở, đặc biệt là các công trình kết cấu hạ tầng trực tiếp phục vụ giao nhận vận tải như: bến cảng, hệ thống đường giao thông (đường quốc lộ trên bộ, đường sông, đường sắt, các bến cảng, sân bay v.v.) Trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, cùng với sự tác động của tự do thương mại hoá quốc tế, các hoạt động giao nhận vận tải ngày một tăng trưởng mạnh, góp phần tích luỹ ngoại tệ, đẩy mạnh giao lưu kinh tế, nối liền các hoạt động kinh tế giữa các khu vực kinh tế trong nước, giữa trong nước với nước ngoài làm cho nền kinh tế đất nước phát triển nhịp nhàng, cân đối. Người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá vừa là một nhà VTĐPT, vừa là nhà tổ chức, nhà kiến trúc của vận tải. Họ phải lựa chọn phương tiện, người vận tải thích hợp, tuyến đường thích hợp có hiệu quả kinh tế nhất và đứng ra trực tiếp vận tải hay tổ chức thu xếp quá trình vận tải của toàn chặng với nhiều loại phương tiện vận tải khác nhau như: tàu thuỷ, ô tô, máy bay... vận chuyển qua nhiều nước và chịu trách nhiệm trực tiếp với chủ hàng. Vì vậy, chủ hàng chỉ cần ký một hợp đồng vận tải với người giao nhận nhưng hàng hoá được vận chuyển an toàn, kịp thời với giá cước hợp lý từ kho nhà xuất khẩu tới kho nhà nhập khẩu (door to door service), tiết kiệm được thời gian, giảm chi phí vận chuyển và nâng cao được tính cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường quốc tế. Trước đây, người giao nhận chỉ làm đại lý (agent) thực hiện một số công việc do các nhà XNK ủy thác như xếp dỡ, lưu kho hàng hoá, làm thủ tục giấy tờ, lo liệu vận tải nội địa, thủ tục thanh toán tiền hàng... Song cùng với sự phát triển thương mại quốc tế và tiến bộ kỹ thuật trong ngành vận tải mà dịch vụ giao nhận cũng đựoc mở rộng hơn. Ngày nay, người giao nhận đóng vai trò rất quan trọng trong thương mại và vận tải quốc tế. Người giao nhận không chỉ làm các thủ tục hải quan hoặc thuê tàu mà còn cung cấp dịch vụ trọn gói về toàn bộ quá trình vận tải và phân phối hàng hoá. Người giao nhận đã làm những chức năng sau đây: Môi giới Hải quan: người giao nhận thay mặt người xuất khẩu, nhập khẩu để khai báo, làm thủ tục hải quan hay môi giới hải quan. Làm đại lý: người giao nhận nhận uỷ thác từ chủ hàng hoặc từ người chuyên chở để thực hiện các công việc khác nhau như nhận hàng, giao hàng, lập chứng từ làm thủ tục hải quan, lưu kho…trên cơ sở hợp đồng uỷ thác. Người giao nhận khi là đại lí: + Nhận uỷ thác từ 1 người chủ hàng để lo những công việc giao nhận hàng hoá XNK, làm việc để bảo vệ lợi ích của chủ hàng, làm trung gian giữa người gửi hàng với người vận tải, người vận tải với người nhận hàng, người bán với người mua. + Hưởng hoa hồng và không chịu trách nhiệm về tổn thất của hàng hoá, chỉ chịu trách nhiệm về hành vi của mình chứ không chịu trách nhiệm về hành vi của người làm công cho mình hoặc cho chủ hàng. Lo liệu chuyển tải và tiếp gửi hàng hoá (transhipment and oncarriage) Khi hàng hoá phải chuyển tải hoặc quá cảnh qua nước thứ ba, người giao nhận sẽ lo liệu thủ tục quá cảnh hoặc tổ chức chuyển tải hàng hoá từ phương tiện vận tải này sang phương tiện vận tải khác hoặc giao hàng đến tay người nhận. Lưu kho hàng hoá (warehousing): Trong trường hợp phải lưu kho hàng hoá trước khi xuất khẩu hoặc sau khi nhập khẩu, người giao nhận sẽ lo liệu việc đó bằng phương tiện của mình hoặc thuê người khác và phân phối hàng hoá nếu cần. Người gom hàng (consolidator): Trong vận tải hàng hoá bằng container, dịch vụ gom hàng là không thể thiếu được nhằm biến hàng lẻ (less than container load LCL) thành hàng nguyên (full container load FCL) để tận dụng sức chở của container và giảm cước phí vận tải. khi là người gom hàng, người giao nhận có thể đóng vai trò là người chuyên chở hoặc chỉ là đại lý. Người chuyên chở (carrier): Ngày nay, trong nhiều trường hợp, người giao nhận đóng vai trò là người chuyên chở, tức là người giao nhận trực tiếp ký hợp đồng vận tải với chủ hàng và chịu trách nhiệm chuyên chở hàng hoá từ một nơi này đến một nơi khác. Người giao nhận đóng vai trò là người thầu chuyên chở (contracting carrier) nếu anh ta ký hợp đồng mà không chuyên chở. Nếu anh ta trực tiếp chuyên chở thì anh ta là người chuyên chở thực tế (performing carrier). Dù là người chuyên chở gì thì vẫn chịu trách nhiệm về hàng hoá. Trong trường hợp này, người giao nhận phải chịu trách nhiệm về hàng hoá trong suốt hành trình không những về hành vi lỗi lầm của mình mà cả những người mà anh ta sử dụng và có thể phát hành vận đơn. Người kinh doanh VTĐPT (Multimodal Transport Operator MTO) Trong trường hợp người giao nhận cung cấp dịch vụ vận tải đi suốt hoặc còn gọi là vận tải từ cửa đến cửa thì người giao nhận đã đóng vai trò là người kinh doanh VTĐPT (MTO). MTO thực chất là người chuyên chở, thường là chuyên chở theo hợp đồng và phải chịu trách nhiệm đối với hàng hoá. 1.2. Địa vị pháp lý của người nhận: Khái niệm về lĩnh vực giao nhận còn mới mẻ, do đó còn thiếu các văn bản pháp quy, quy định địa vị pháp lý của người giao nhận. Vì vậy, địa vị pháp lý của người giao nhận thường không giống nhau ở các nước khác nhau. Tại các nước theo luật tập tục (Common Law) phổ biến thuộc khối liên hiệp Anh, địa vị pháp lý của người giao nhận thường dựa trên khái niệm Đại lý, đặc biệt là đại lý ủy thác. Người giao nhận thường là đại lý của người ủy thác (người gửi hàng hay người nhận hàng) trong việc thu xếp vận chuyển hàng hóa. Do đó người giao nhận: trung thực với người ủy thác, phải tuân theo các chỉ dẫn hợp lý và có tính khả năng tính toán cho toàn bộ quá trình giao dịch. Với vai trò là đại lý, người giao nhận được hưỏng quyền bảo vệ và giới hạn trách nhiệm Tuy nhiên, khi không còn là người đại lý mà đóng vai trò là người ủy thác thì người giao nhận sẽ không còn quyền đó nữa mà lúc này phạm vi trách nhiệm của anh ta sẽ tăng lên. Lúc này người giao nhận đã trở thành một bên chính thức của hợp đồng và phải hoàn toàn chịu trách nhiệm thực hiện đầy đủ hợp đồng đã ký. Thực tế, địa vị pháp lý của người giao nhận phụ thuộc vào loại dịch vụ mà anh ta đảm nhận. Tại các nước theo luật dân sự (Civil Law): Hệ thống này rất chặt chẽ, được ban hành bằng văn bản cụ thể. Theo luật này, người giao nhận thường lấy danh nghĩa của mình giao dịch cho công việc của người ủy thác (người gửi hàng hay người nhận hàng) và đối với người chuyên chở thì họ là người ủy thác. Ngoài ra, tại một số nước đã thông qua điều kiện kinh doanh chuẩn thì địa vị pháp lý cũng như nghĩa vụ và quyền hạn của người giao nhận được quy định rõ ràng trong hợp đồng. Các điều kiện này hoàn toàn phù hợp với tập quán thương mại hay thể chế pháp lý hiện hành. 1.2.1 Trách nhiệm: Trách nhiệm của người giao nhận được quy định rõ trong các điều kiện kinh doanh chuẩn. Điều kiện kinh doanh chuẩn là các điều kiện do FIATA soạn thảo, trên cơ sở đó là chuẩn mực, là điều kiện tối thiểu cho các quốc gia, các tổ chức giao nhận dựa vào đó để thực hiện các công việc giao nhận, đồng thời là cơ sở để các quốc gia lập các điều kiện riêng cho phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của mình. Về cơ bản nó gồm những nội dung sau: + Người giao nhận phải thực hiện sự ủy thác với sự chăm lo cần thiết nhằm bảo vệ lợi ích cho khách hàng + Thực hiện sự ủy thác của khách hàng cho việc thu xếp tất cả các điều kiện có liên quan để tổ chức vận chuyển hàng hoá đến tay người nhận theo sự chỉ dẫn của khách hàng + Người giao nhận không bảo đảm và không chịu trách nhiệm về việc hàng hoá sẽ đến địa điểm đích vào một ngày nhất định mà người giao nhận chỉ thực hiện công việc của mình một cách mẫn cán hợp lý trong việc lựa chọn, tổ chức vận chuyển để hàng hóa tới cảng đích nhanh nhất. + Người giao nhận chỉ chịu trách nhiệm về các tổn thất và thiệt hại xảy ra đối với hàng hóa thuộc về lỗi lầm hay sai sót của chính bản thân mình hay người làm công cho mình, người giao nhận không phải chịu trách nhiệm về tổn thất do bên thứ 3 gây nên nếu người giao nhận chứng tỏ được là họ đã thực sự chăm chỉ, cần mẫn trong việc lựa chọn và chỉ định bên thứ 3. Các điều kiện kinh doanh chuẩn của các nước thuộc ASEAN: + Điều kiện chung: là các điều kiện quy định về chức năng, nhiệm vụ và phạm vi hoạt đông của người giao nhận trong toàn bộ hoạt động giao nhận vận chuyển hàng hoá ( giống như ĐKKDC). + Các quy định về nghĩa vụ, trách nhiệm của người giao nhận khi đóng vai trò như người nhận ủy thác (đại lý, môi giới ). + Người giao nhận thực hiện vai trò của mình như một bên ủy thác. Việt Nam hiện nay, các ĐKKDC về cơ bản cũng dựa trên cơ sở của FIATA và các nước thuộc khối ASEAN. 1.2.2 Quyền hạn và nghĩa vụ của người giao nhận: Chăm sóc chu đáo đối với hàng hóa mà người giao nhận được ủy thác để tổ chức vận chuyển, đồng thời người giao nhận phải thực hiện mọi sự chỉ dẫn về những vấn đề có liên quan đến hàng hóa. Nếu người giao nhận là một đại lý thì người giao nhận phải hành động theo sự ủy thác của bên giao đại lý. Người giao nhận không chịu trách nhiệm về những tổn thất bị gây nên bởi lỗi lầm hay sai sót của bên thứ 3, chẳng hạn như người vận chuyển, bốc xếp, bảo quản… được ký kết bằng các hợp đồng phụ. Trường hợp người giao nhận là người ủy thác thì ngoài các trách nhiệm như là một đại lý nói trên thì người giao nhận còn phải chịu trách nhiệm về những hành vi sơ suất do bên thứ 3 gây lên mà người giao nhận đã sử dụng để thực hiện hợp đồng. Trong hợp đông vận tải đa phương thức thì người giao nhận đóng vai trò là một bên chính khi thu gom hàng lẻ để gửi ra nước ngoài, hay là người tự tổ chức vận chuyển, trong trường hợp này người giao nhận đóng vai trò như 1 đại lý hay người ủy thác. Trong các quy định của luật liên quan đến gửi hàng vận chuyển của Việt Nam có một số điểm mà luật quy định khá rõ ràng, chẳng hạn như người giao nhận không phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại, tổn thất, gồm: + Do lỗi của khách hàng hay người được khách hàng ủy thác. + Do lỗi của khách hàng hay người được khách hàng giao cho thực hiện hoạt động bốc xếp bảo quản hàng hóa. + Do khuyết tật của hàng. + Do hành động bất khả kháng. + Trách nhiệm của người giao nhận trong mọi trường hợp không được vượt quá giá trị của hàng hóa tại địa điểm đích + Người giao nhận sẽ không được hưởng miễn trách nếu không chứng minh được những tổn thất và thiệt hại không phải do lỗi của mình gây lên. 1.3 Những công việc chính người giao nhận có thể đảm nhiệm. 1.3.1 Hành động thay mặt người xuất khẩu. Theo đó, người giao nhận với tư cách là người xuất khẩu sẽ trực tiếp liên lạc, tìm kiếm bạn hàng , tiến hành kí kết hợp đồng xuất khẩu với tư cách là nhà xuất khẩu và hưởng thù lao trực tiếp từ các hợp đồng đó. 1.3.2 Hành động thay mặt người nhập khẩu. Theo đó người giao nhận với tư cách là nhà nhập khẩu sẽ tiến hành mọi thủ tục cần thiết để nhập khẩu hàng hóa đồng thời hưởng thù lao cho hoạt động thay mặt nhà nhập khẩu. 1.3.3 Hành động như một nhà đại lý. Người giao nhận cũng có thể làm đại lý thực hiện một số công việc liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu như khai thuê hải quan, làm các thủ tục book tàu cho hàng xuất khẩu hay lấy lệnh giao hàng và vận chuyển hàng về công ty đối với hàng nhập khẩu. 1.3.4 Ngoài ra người giao nhận có thể đảm nhiệm một số công việc đặc biệt khác. Ngoài các công việc trên của khách hàng, nếu khách hàng yêu cầu người giao nhận có thể thực hiện một số dịch vụ khác liên quan đến các loại dịch vụ hàng hóa đặc biệt: Vận chuyển hàng công trình như máy móc, thiết bị … phục vụ cho các công trình xây dựng lớn mang tính chất quốc gia như sân bay, nhà máy lọc dầu. Dịch vụ về vận chuyển quần áo treo trên mắc, giá trong những container đặc biệt. Những loại quần áo này sau khi đến nơi sẽ được chuyển trực tiếp từ container vào cửa hàng. Triển lãm ở nước ngoài. Người giao nhận thường được người tổ chức triển lãm giao cho chuyển chở hàng đến nơi triển lãm ở nước ngoài… CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ GIAO NHẬN MINH PHÚ 2.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty: 2.1.1. Sự ra đời và đôi nét của công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Minh Phú 2.1.1.1. Sự ra đời của công ty Đánh giá được vai trò, sự phát triển và tiềm năng của ngành dịch vụ giao nhận, vận tải quốc tế công ty TNHH Thương Mại Và Dịch Vụ Giao Nhận Minh Phú đã được thành lập và quản lý bởi ông Nguyễn Thanh Phong vào ngày 03012008 theo giấy phép số 0305428858 của Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hồ Chí Minh. Công ty hoạt động với mục đích đáp ứng nhu cầu dịch vụ giao nhận, vận tải quốc tế, tham gia, hỗ trợ vào quá trình lưu thông hàng hóa, đồng thời kinh doanh lành mạnh, thu lợi nhuận nhằm đóng góp lợi ích cho xã hội, góp phần phát triển kinh tế, nộp thuế cho nhà nước. Minh Phú đã cung cấp cho khách hàng các dịch vụ đa dạng, chất lượng, chuyên nghiệp, nhanh chóng và hiệu quả. Vượt qua những khó khăn khi mới bước chân vào thị trường cho đến việc đối phó với những khó khăn do khủng hoản kinh tế toàn cầu Minh Phú đã dần phát triển không ngừng bằng nội lực của chính mình và không ngừng tạo dựng cho riêng Minh Phú một thị trường ổn định đồng thời khẳng định được uy tín, năng lực của công ty trên thị trường. 2.1.1.2. Đôi nét về công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Minh Phú Tên gọi của công ty: Công Ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Giao Nhận Minh Phú. Tên giao dịch quốc tế : MP Logistics Giám đốc: Nguyễn Thanh Phong. Địa chỉ: 47A Đường TL 26, P Thạnh Lộc, Q12 Điện thoạiFax : (84.8) 3655.548 MST : 0305428858 Email: mplogisticsyahoo.com Ngành nghề đăng kí kinh doanh:  Dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu.  Đại lý vận tải.  Đại lý ký gửi, mua bán hàng hóa, môi giới thương mại.  Dịch vụ xếp dỡ hàng hóa, dịch vụ kiểm đếm hàng hóa.  Dịch vụ làm thủ tục hải quan.  Mua bán máy mócthiết bị văn phòng, máy vi tính. Vốn điều lệ: 1.678.580.000 VNĐ (một tỷ sáu trăm bảy mươi tám triệu năm trăm tám mươi ngàn). 2.1.2. Các giai đoạn phát triển của Minh Phú Logistics từ khi thành lập đến nay Trong thời gian thành lập 12 năm của mình, do thành lập trong thời điểm nền kinh tế toàn cầu cũng như môi trường kinh tế Việt Nam đang biến động không ngừng nên hoạt động kinh doanh của Minh Phú đã trải qua những thăng, trầm khác nhau trong quá trình xây dựng và phát triển công ty. Về cơ bản, có thể chia quá trình hoạt động kinh doanh của Minh Phú từ ngày thành lập đến nay thành 3 giai đoạn như sau: 2.1.2.1. Giai đoạn từ khi thành lập Ngay sau khi thành lập, Minh Phú đã hoạt động rất tích cực, nhanh chóng xâm nhập và tìm kiếm thị trường. Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn bở ngỡ ban đầu nhưng với việc thực hiện thành công kế hoạch marketing, bộ phận kinh doanh đã mang về cho Minh Phú những khách hàng với hợp đồng dịch vụ đầu tiên. Kế tiếp những thành công đầu tiên bằng khả năng và sự hoạt động năng nổ của mình, bộ phận marketing đã phát triển thị phần của công ty nhanh chóng và đem lại lượng khách hàng lớn cho công ty. Tuy nhiên, trong giai đoạn này vai trò của bộ phận giao nhận là không thể không nhắc đến. Với thái độ và chất lượng phục vụ của mình bộ phận giao nhận đã tạo ấn tượng ngay từ lần phục vụ đầu tiên. Điều này giúp Minh Phú giữ chân được khách hàng và tạo dựng mối quan hệ hợp tác kinh doanh lâu dài. Trong giai đoạn này doanh thu của Minh Phú không ngừng tăng trưởng và phát triển mạnh mẽ. Năm đầu thành lập doanh thu Minh Phú đã đạt đến gần 1 tỷ đồng, ba năm sau con số này lên đến hơn 2 tỷ đồng. Tuy nhiên, đến năm 2010 tốc độ tăng trưởng doanh thu các quý có dấu hiệu chậm lại, đến quý 4 năm 2010 dấu hiệu của sự suy giảm doanh thu đã xuất hiện khi lần đầu tiên doanh thu sụt giảm ngay trong quý mà hoạt động kinh doanh diễn ra sôi động nhất. Nhìn chung trong giai đoạn này Minh Phú đã phát triển với tốc độ đáng kinh ngạc, đây là giai đoạn hoạt động kinh doanh của Minh Phú diễn ra sôi động và phát triển nhanh nhất của Minh Phú. 2.1.2.2. Giai đoạn phát triển Giai đoạn này được xem như là giai đoạn khó khăn nhất của Minh Phú, Công ty còn rất non trẻ nhưng phải đối mặt cùng lúc 2 khó khăn lớn. Một là nền kinh tế suy thoái, tỷ giá ngoại tệ biến động không ngừng, nền kinh tế vĩ mô không ổn định làm ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động ngoại thương. Điều này, khiến hoạt động ngoại thương của các khách hàng của Minh Phú diễn ra ảm đạm, thậm chí có nhiều công ty là khách hàng của Minh Phú đã phải dừng hoạt động. Nhu cầu vận chuyển, giao nhận hàng hóa của các khách hàng cũng từ đó mà giảm đi, chính vì vậy hoạt động kinh doanh của Minh Phú bị ảnh hưởng trực tiếp. Hai là, lạm phát không ngừng gia tăng, giá xăng dầu tăng cao kỷ lục và thay đổi thất thưởng ảnh hưởng rất lớn đến chi phí hoạt động cũng như các kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp. Kết quả là trong giai đoạn này hoạt động kinh doanh của Minh Phú đi xuống rõ rệt khi giảm cả về doanh thu và lợi nhuận. Tuy nhiên, trong giai đoạn khó khăn này Minh Phú đã lần lượt tháo gỡ những khó khăn và có những quyết định cực khôn ngoan và hợp lý để duy trì hoạt động của Minh Phú, tránh thua lỗ. Theo đó một mặc Minh Phú tiếp tục đảm bảo chất lượng phục vụ, giữ vững các dịch vụ chăm sóc, tư vấn khách hàng, cùng các doanh nghiệp vượt qua khó khăn. Điều này đã giúp Minh Phú không đánh mất khách hàng, đảm bảo ổn định lượng khách hàng cho công ty. Mặc khác, Minh Phú tái cơ cấu quy trình làm việc, bộ máy theo hướng tinh, gọn, nhẹ, hiệu quả, đồng thời ra soát cắt giảm các chi phí không cần thiết, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Kết quả là Minh Phú đã thành công khi đã cắt giảm được các chi phí kinh doanh đáng kể, tỷ suất lợi nhuận tăng đáng kể, hiệu quả kinh doanh được nâng cao rõ rệt, tránh được thua lỗ. Đặc biệt, tận dụng thời điểm hoạt động kinh doanh ít sôi động, Minh Phú có thời gian để đánh giá lại mình, xây dựng các chiến lược kế hoạch kinh doanh mới, chuẩn bị nhân lực, hoàn thiện quy trình quản lý để khi môi trường kinh doanh hồi phục Minh Phú nhanh chóng đón đầu thị trường, phát triển kinh doanh. 2.1.2.3. Giai đoạn phát triển đến nay Đây là giai đoạn mà nền kinh tế vĩ mô đã ổn định, hoạt động ngoại thương đã sôi động trở lại. Chính vì vậy hoạt động kinh doanh của Minh Phú cũng có nhiều thay đổi tích cực mà thực tế dấu hiệu hồi phục đã xuất hiện từ kết quả kinh doanh của quý 4 năm 2013, khi mà tốc độ tăng trưởng doanh thu bất ngờ tăng trưởng đến 50% so cùng kỳ năm trước (theo thống kê của phòng kế toán). Theo kết quả báo cáo hoạt động kinh doanh quý 1 năm 2014 của phòng kế toán thì tốc độ tăng trưởng doanh thu của công tiếp tục tăng trưởng hơn 35% so với cùng kỳ năm trước. Trong cuộc họp tổng kết hoạt động kinh doanh quý 1 và chuẩn bị hoạt động kinh doanh quý 2, Giám đốc đánh nhận định rằng “ Đây chính là thời điểm để Minh Phú đầu tư, thực hiện các kế hoạch kinh doanh đã chuẩn bị để phát triển lớn mạnh hơn”. Có thể nhận định rằng, Minh Phú đang hồi phục và sẽ đầu tư trong tương lai để phát triển doanh nghiệp đến tầm cao mới, với sự chuẩn bị để đoán đầu thị trường từ trước, cùng với sự khởi sắc của nền kinh tế toàn cầu, đây chắc hẳn là cột mốc cho sự phát triển mạnh mẽ của Minh Phú trong tương lai. 2.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty: 2.2.1. Nhiệm vụ của Minh Phú Logistics. Ngay từ những ngày đầu thành lập công ty, Minh Phú Logistics đã xác định nhiệm vụ của công ty như sau: Xây dựng, tổ chức, quản lý doanh nghiệp thực hiện các nhiệm vụ về phục vụ khách hàng, nhiệm vụ tăng trưởng, phát triển của công ty. Nghiên cứu nhu cầu của thị trường, không ngừng đổi mới và nâng cấp các dịch vụ, tiện ích mới cho khách hàng. Có Nhiệm vụ thực hiện nghiêm chỉnh các hợp đồng, các cam kết của công ty với các cá nhân, tổ chức kinh tế và xã hội khác. Thực hiện đầy đủ các chính sách của Nhà Nước có liên quan đến hoạt động của công ty. Đảm bảo cân đối thu chi, kinh doanh có lợi nhuận, hạch toán, kế toán, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với nhà nước, nộp thuế đầy đủ. Thực hiện các chính sách đối với lao động, tạo điều kiện cho người lao động phát huy và công hiến tài năng. Nâng cao trình độ, mức sống cho nhân viên. Có nhiệm vụ đóng góp, chia sẽ lợi ích, lợi nhuận với xã hội. Góp phần vào sự phát triển của đất nước. 2.2.2. Chức năng của Minh Phú Logistics: Công ty có chức năng là một doanh nghiệp tư nhân, có tư cách pháp nhân và có chức năng hoạch toán kinh doanh độc lập. Có chức năng cung cấp các dịch vụ theo như những ngành nghề kinh doanh đã đăng kí với cơ quan quản lý nhà nước như vận tải hàng hóa, đóng gói, kiểm kê hàng hóa, dịch vụ giao nhận hàng hóa, dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu, khai thuê hải quan và các dịch vụ liên quan khác. Có chức năng tư vấn các vấn đề liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu. 2.2.3. Các Dịch Vụ của công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Minh Phú. Minh Phú Logistic có năng lực cung cấp các dịch vụ chủ yếu như sau:  Dịch vụ vận tải hàng hóa: Đối với vận tải hàng hóa bằng đường bộ, Minh Phú có khả năng cung ứng trực tiếp các dịch vụ này. Vận tải đường bộ vừa phục vụ cho chính nhu cầu giao nhận và vận chuyển của công ty vừa cung cấp dịch vụ cho cách khách hàng khác. Chức năng vận tải bằng đường bộ ngày càng được Minh Phú chú trọng phát triển theo hướng gia tăng khối lượng, tốc độ chuyên chở nhưng phải đảm bảo tính hiệu quả, tiếp kiệm chi phí. Đối với vận tải đường biển và đường hàng không, Minh Phú Logistics cung dịch vụ vận chuyển hàng hóa gián tiếp thông qua các đại lý hãng tàu, hàng không khác.  Dịch vụ giao nhận hàng hóa: Hiện nay, công ty có chức năng cung cấp cho khách hàng dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu cả đường bộ, đường biển lẫn đường hàng không. Đối với hàng xuất, công ty có chức năng đảm nhận việc đặt chỗ với hãng vận tải, đóng gói, làm thủ tục hải quan xuất khẩu, giám định, kiểm dịch hàng hóa cho khách hàng. Đối với hàng nhập, Minh Phú có nhiệm vụ làm thủ tục hải quan, kiểm tra, kiểm định chất lượng hàng hóa, các thủ tục liên quan đối với việc nhập khẩu, xếp dỡ, vận tải hàng hóa theo yêu cầu của khách hàng. Ngoài ra công ty còn tham gia vào dịch vụ giao nhận từ kho đến kho, từ cảng đến cảng, từ cảng đến kho…  Hoạt động xuất nhập khẩu ủy thác: Công ty còn có chức năng nhận ủy thác xuất, nhập khẩu cho các khách hàng. Theo từng hợp đồng ủy thác mà công ty cung cấp các dịch vụ theo trách nhiệm, quyền hạn được quy định rõ ràng trong hợp đồng.  Các hoạt động khác: Ngoài cung cấp các dịch vụ chính trên, Minh Phú còn có những chức năng khác như khai thuê hải quan, thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến hàng hóa xuất nhập khẩu, tư vấn cho các công ty, thương nhân trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. 2.3. 2.3. Tổng quan về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty từ năm (20162019) Trong giai đoạn này, tình hình hoạt động kinh doanh có nhiều chuyển biến với việc Minh Phú Logistic chịu tác động rất lớn từ môi trường kinh doanh dưới sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, sự hội nhập ngày càng sâu rộng của nền kinh tế quốc gia cũng như các chính sách mới của nhà nước có hiệu lực. Trước những khó khăn như vậy, hoạt động kinh doanh của công ty từ chỗ đang phát triển đã quay đầu suy thoái. Với những nỗ lực không ngừng, công ty đã đảm bảo duy trì hoạt động kinh doanh, tránh được thua lỗ, thay đổi, tìm kiếm những giải pháp để vực dậy công ty. Đến năm 2019 hoạt động kinh doanh đã có những chuyển biến tích cực, công ty vừa đạt được sự tăng trưởng doanh thu trở lại vừa đạt được hiệu quả kinh doanh cao. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty được tổng hợp theo bảng sau: Bảng 1.1 Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ năm 20162019 (Đơn vị: nghìn đồng) 2016 2017 2018 2019 Doanh Thu 2.256.523 1.727.868 1.545.214 1.701.254 Chi Phí 1.985.254 1.602.895 1.253.254 1.344.892 Lợi Nhuận 271.269 124.973 291.960 356.362 Lợi Nhuận Sau Thuế 203.452 93.730 218.970 267.272 Tỷ suất lợi nhuận 12.02% 7.23% 18.89% 20.95% (Nguồn: Phòng Kế Toán) Thông qua bảng kết quả hoạt động kinh doanh và bảng phân tích biến động doanh thu, chi phí, lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận từ năm 20162019 ở trên, ta có thể đánh giá rằng tình hình hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm qua có nhiều biến động. Doanh thu có chiều hướng giảm trong giai đoạn 20162018 và có chiều hướng hồi phục trở lại vào năm 2019. Có thể thấy rằng mặt dù gặp nhiều biến động nhưng công ty vẫn tránh được tình trạng thua lỗ. Cụ thể, năm 2016 sau hơn 8 năm hoạt động công ty đã đạt đến doanh thu 2.256.523 nghìn đồng. Như đã giới thiệu, năm 2016 là năm thuộc giai đoạn phát triển mạnh mẽ của doanh nghiệp, là năm mà doanh thu của công ty cao nhất từ khi thành lập đến nay. Đồng thời sau hơn 8 năm hoạt động Minh Phú đã mở rộng thì trường, xây dựng được uy tín trên thị trường, được nhiều công ty tin tưởng và đặt mới quan hệ kinh doanh lâu dài từ đó công ty đã có được một lượng lớn khách hàng quen thuộc. Tuy nhiên, đến năm 2017 doanh thu suy giảm còn 1.727.686 đồng, tương ứng với mức giảm doanh thu là 528.655 nghìn. Như vậy doanh thu năm 2017 đã giảm đến 23.43 % so với năm 2016. Năm 2012, doanh thu của công ty tiếp tục suy giảm xuống còn 1.545.214 nghìn đồng. Như vậy, công ty đã sụt giảm 182.654 nghìn đồng, tương ứng với tốc độ sụt giảm là 10.57%. Nguyên nhân của sự suy giảm doanh thu trong hai năm 20172018 là do công ty chịu sự tác động của nhiều biến động và bất ổn của nền kinh tế Việt Nam. Trong giai đoạn này nền tình hình kinh tế biến động không ngừng, lạm phát tăng cao có lúc lên đến 18%, thị trường tài chính bất ổn, lãi suất cao, chính sách thắt chặc tiền tệ của nhà nước khiến cho doanh nghiệp khó tiếp cận được ngồn vốn, giá vàng tăng liên tục trong khi thị trường bất động sản đóng băng, thị trường vốn lao chứng khoán lao dốc. Tất cả các yếu tố bất lợi về vĩ mô trên khiến cho hoạt động sản xuất kinh doanh của bản thân công ty Minh Phú và các công ty là khách hàng của Minh Phú bị gián đoạn, đình trệ . Một số khách hàng của công ty đã phải dừng hoạt động kinh doanh sản xuất, các khách hàng khác thì việc kinh doanh sản xuất suy giảm đáng kể, chỉ hoạt động ở mức độ cầm chừng. Chính vì vậy, việc xuất nhập khẩu hàng hóa của các khánh hàng giảm xuống nên việc sử dụng các dịch vụ của công ty giảm đặc biệt là các dịch vụ giao nhận và vận tải là những mang kinh doanh chính của công ty nên doanh thu của doanh nghiệp giảm sút. Cạnh tranh trong giai đoạn này cũng rất gay gắt khi các công ty trong ngành dịch vụ giao nhận khác cũng có những biện pháp để duy trì hoạt động bằng nhiều cách mà đặc biệt là áp dụng cả các hình thức cạnh tranh không lành mạnh. Bản thân công ty cũng gặp rất nhiều khó khăn do ảnh hưởng của sự bất ổn của nền kinh tế vĩ mô, trong điều kiện như trên công ty không thể mở rộng phát triển, công ty chỉ có thể tập trung chú trọng đến việc nâng cao hiệu quả kinh doanh, nâng cao chất lượng phục vụ để giữ chân khách hàng và quản lý doanh nghiệp, cơ cấu và cải cách hoạt động của công ty để vượt qua thời kì khó khăn và tránh thua lỗ. Đến năm 2019 doanh thu của công ty bất ngờ bật dậy tăng 10.10% so với năm 2018 tương ứng với 156.040 nghìn giúp cho doanh thu đạt mức 1.701.254 nghìn đồng. Có được sự bật dậy như vậy một mặc là do tình hình kinh tế có nhiều biến chuyển khi hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu có chuyển biến tích cực với nhiều cải thiện đáng kể trong môi trường kinh tế vĩ mô. Trước tiên là Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam đã tăng 5.25% so với năm 2018, tuy không lớn hơn bao nhiêu so với năm 2018 nhưng đã thể hiện sự hồi phục trở lại. Lạm phát được kiểm chế ở mức thấp và ổn định gần như là xuyên suốt trong năm 2019. Những nỗ lực của chính phủ giúp cho tình hình tài chính được cải thiện, nợ xấu bắt đầu được xử lí, thị trường vàng được bình ổn, nguồn vốn bước đầu được khơi thông, dự trữ ngoại tệ tăng cao. Những chuyển biến tích cực trên đã lấy lại niềm tin vào nền kinh tế từ các nhà đầu tư. Hoạt động sản xuất kinh doanh bắt đầu được khôi phục cộng với việc Việt Nam hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế quốc tế và khu vực khiến cho hoạt động xuất nhập khẩu cũng vì thế mà hoạt động sôi nỗi hẳn lên. Theo như thống kê của Tổng cụ thống kế thì kiêm ngạch xuất nhập khẩu trong năm 2019 lần lượt đạt 132.2 tỷ USD và 131.3 tỷ USD đều tăng 15.4% so với kim ngạch xuất nhập khẩu của năm 2018. Mặc khác, công ty đã có những quyết định đúng đắng trong việc liên tục cải tổ doanh nghiệp, cơ cấu lại công ty và chuẩn bị các kế hoạch để đón đầu thị trường khi nền kinh tế hội phục trở lại. Cho nên đến năm 2019 hoạt động kinh doanh của Minh Phú đã hồi phục và tăng trưởng trở lại. Biểu đồ 1.1:Biểu đồ kết quả hoạt động kinh doanh (20162019) (Nguồn: Phòng Kế ToánNhân Sự). Đối với chi phí, là doanh nghiệp hoạt động chủ yếu trong ngành dịch vụ nên chi phí cố định ảnh hưởng nhiều đến sự biến động chi phí của công ty. Chính vì vậy sự tăng giảm phụ thuộc rất lớn đến hoạt động kinh doanh và được thể hiện thông qua tỉ lệ trong doanh thu. Trong giai đoạn này chi phí doanh nghiệp cũng có sự biến động không ngừng. Cụ thể, năm 2016 chi phí của Minh Phú chiếm đến 87.89% doanh thu, đến năm 2017 do biến động về giá lớn khi lạm phát lên đến mức 18.12% mà đặc biệt là biến động không ngừng của giá xăng dầu nên khiến cho chi phí của công ty chiếm đến 92.77% so với doanh thu với giá trị là 1.602.895 nghìn đồng. Đến năm 2018 mức chi phí trong doanh thu đã giảm xuống còn 81.11% tướng ứng với 1.253.254 nghìn đồng. Năm 2019 chi phí tăng lên 1.344.892 nghìn đồng tuy nhiên đây là điều hiển nhiên khi hoạt động kinh doanh tăng trưởng với mức doanh thu đạt là 1.701.254. Như vậy chi phí chỉ chiếm 79.05% doanh thu, điều này cho thấy công ty đang cải thiện hiệu quả kinh doanh rất tốt. Chịu nhiều tác động lớn từ những biến động của cả doanh thu và chi phí nên lợi nhuận của công ty cũng có những thay đổi lớn. Năm 2016, năm có doanh thu cao nhất từ khi công ty đi vào hoạt động, lợi nhuận của công ty 271.269 nghìn đồng, tướng ứng với tỷ suất lợi nhuận 12.02%, đối với một doanh nghiệp dịch vụ, đây là mức tỷ suất trung bình. Đến năm 2017, như phân tích ở trên doanh thu của công ty có mức suy giảm đáng kể, đồng thời chi phí hoạt động kinh doanh cũng gặp tăng lên đáng kể chiếm đến 92.77 tổng doanh thu. Nguyên nhân được phòng kế toán chỉ ra là do chi phí hoạt động tăng đột biến do giá xăng biến động tăng không ngừng trong năm, ảnh hưởng lớn đến chi phi hoạt động của những mảng dịch vụ chính là vận tải và giao nhận, đồng thời, lạm phát cao lên đến 18.12% ảnh hưởng rất lớn đến những chi phí hoạt động khác của công ty. Năm 2017, lợi nhuận của công ty chỉ đạt 124.973 nghìn đồng, tỷ suất lợi nhuận 7.23%. Đến lúc này, ban giám đốc công ty đã nhìn nhận lại tình hình hoạt động của công ty và nhận thấy rằng hiệu quả hoạt động của công ty là rất thấp, cần phải cải thiện. Ngay lập tức công ty đã cải tổ, cơ cấu, chỉnh đốn hại hoạt động kinh doanh, rà soát, cắt giảm những chi phí không cần thiết, thực hành tiếp kiệm. Chính vì vây, đến năm 2018 mặc dù doanh thu tiếp tục giảm đến 10.57% nhưng lợi nhuận lại bất ngờ tăng so với năm 2017. Theo đó lợi nhuận đạt đến 291.960 nghìn đồng cao hơn cả lợi nhuận của năm 2016. Tỷ suất lợi nhuận đạt đến 18.89% tăng 11.66% về mặc giá trị. Đây là thành quả rất lớn của công ty, đánh dấu sự trưởng thành của công ty, thể hiện tầm quan trọng của yếu tố hiệu quả kinh doanh. Việc nâng cao hiệu quả kinh doanh có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, vừa giúp công ty tránh được tình trạng thua lỗ, vừa tào tiềm đề để công ty phát triển trong tương lai. Như đã phân tích, năm 2019 doanh thu đã tăng trưởng trở lại cộng với chính sách nâng cao hiệu quả kinh doanh, công ty đã đạt được lợi nhuận cao nhất từ trước đến giờ là 356.362 nghìn đồng, ứng với tỷ suất lợi nhuận là 20,95%. Như vậy lợi nhuận của công ty đã tăng hơn 64.402 nghìn về mặc giá trị tương ứng với mức tăng 22.06% so với năm 2018.  Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty theo cơ cấu dịch vụ. Tình hình đóng góp doanh thu theo cơ cấu dịch vụ của công ty trong những năm gần đây có nhiêu thay đổi. Điều này thể thấy xu hướng phát triển của doanh nghiệp, theo đó doanh nghiệp định hướng tập trung phát triển các dịch vụ có hiệu quả kinh tế cao, ưu cầu trình độ chuyên môn cao. Mở rộng, phát triển các dịch vụ để có thể đáp ứng đầy đủ chuổi dịch vụ Logistics. Cụ thể tình hình hoạt động của công ty theo cơ cấu dịch vụ được thể hiện theo bảng 1.2 dưới đây: Bảng 1.2 Bảng giá trị đóng góp doanh thu theo cơ cấu dịch vụ của công từ năm 20162019. (Đơn vị: Nghìn đồng) 2016 2017 2018 2019 Giá trị Tỷ lệ(%) Giá trị Tỷ lệ(%) Giá trị Tỷ lệ(%) Giá trị Tỷ lệ(%) 469.752 20.82% 314.957 18.2% 272.576 17.64% 276.114 16.23% 1.380.827 61.20% 1.046.287 60.6% 914.921 59.21% 999.657 58.76% 274.360 12.16% 288.178 16.7% 275.048 17.80% 317.964 18.69% 131.314 5.82% 78.264 4.5% 82.669 5.35% 107.519 6.32% 2.256.253 100.00% 1.727.686 100.0% 1.545.214 100.00% 1.701.254 100.00% (Nguồn: Phòng Kế Toán và Nhân Sự). Theo dõi trên bảng 1.2 chúng ta có thể thấy rõ dịch vụ giao nhận vận là dịch vụ đóng vai trò chủ đạo của công ty, có tỷ lệ đóng góp vào doanh thu lơn nhất so với các dịch vụ khác và luôn chiếm hơn 55% cơ cấu doanh thu. Ta có thể thấy rằng vai trò trong cơ cấu doanh thu của dịch vụ giao nhận có chiều hướng giảm nhưng mức biến đổi không đáng kể. Mỗi năm, trung bình giảm khoảng 1% trong cơ cấu doanh thu, lần lượt từ năm 20172019 là 61.02%, 60.56%, 59.21%, 58.76%. Dịch vụ vận tải cũng là một trong những ngành dịch vụ quan trọng của công ty, tuy nhiên vai trò trong cơ cấu cũng đang giảm dần từ mức 20.82% năm 2016 xuống còn 16.23% năm 2019. Đối với dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu thì tỷ lệ đóng góp cho doanh thu ngày càng tăng. Năm 2016 doanh thu từ dịch vụ này chỉ chiếm 12.16%, đến năm 2017 tỷ lệ này tăng đột biến lên đến 16.68%, đến năm 2019 con số này là 18.69% thay thế cho vị trí thứ 2 về tỷ lệ đóng góp doanh thu của dịch vụ vận tải. Các dịch vụ khác trong đó chủ yếu là dịch vụ tư vấn xuất nhập khẩu có tỷ lệ đóng góp vào doanh thu ít nhất. Tuy nhiên mức đóng góp của dịch vụ này vào doanh thu đang có chiều hướng tăng nhẹ, theo đó lần lượt mức độ đóng góp vào doanh thu từ năm 20162019 lần lượt là: 5.82%, 4.53%, 5.35% và cuối cùng là 6.32%. Có thể thấy rằng cơ cấu doanh thu của các dịch vụ đang chuyển dịch theo hướng giảm vai trò đóng góp của nhóm dịch vụ giao nhận và đặc biệt là dịch vụ vận tải sang nhóm các dịch vụ Ủy thác XNK và nhóm các dịch vụ khác mà đặc biệt là dịch vụ tư vấn XNK. Biều đồ 1.2 Biểu đồ tỷ lệ đóng góp doanh thu theo cơ cấu dịch vụ năm 2017 và 2019 Nhìn vào biểu đồ trên ta có thể nhận thấy được những thay đổi trong hoạt động cung cấp dịch vụ của công ty từ năm 2017 đến năm 2019. Nguyên nhân của sự thay đổi này là do công ty có chiến lược tập trung vào những ngành dịch vụ có hiệu quả kinh tế cao, yêu cầu trình độ chuyên môn và năng lực hoạt động cao hơn trong chuỗi các dịch vụ Logistics. Theo đó công ty có chủ trương giảm sự ảnh hưởng của các dịch vụ chịu sự cạnh tranh lớn và chịu nhiều ảnh hưởng bởi yếu tố chi phí trong cơ cấu doanh thu của công ty. Công ty nhận thấy rằng việc phát triển các dịch vụ ở mức cao hơn trong chuỗi dịch vụ Logistics như ủy thác XNK, vận tải đa trọn gói (“door to door” hay “port to port”…) sẽ kéo theo các dịch vụ ăn theo khác như dịch vụ vận tải, dịch vụ giao nhận. Đây là một chiến lược hợp lý cho một công ty vừa và nhỏ như Minh Phú vừa đảm bảo định hướng hoàn thiện dịch vụ Logistics vừa nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty. Ngoài ra còn do xu hướng xử dụng trọng gói các dịch vụ Logistics của các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng tăng. 2.4. 2.4. Sơ đồ và nhiệm vụ của các phòng ban: 2.4.1. Nguồn nhân lực của công ty: Để đáp ứng nhu cầu xây dựng, quản lý và phát triển doanh nghiệp, Minh Phú đã không ngừng phát triển nguồn nhân lực của mình cả về chất lượng và số lượng. Cho đến nay số lượng nhân viên của Minh Phú đã lên đến 12 người. Cụ thể sơ đồ nhận sự của Minh Phú như sau: Sơ đồ 1.1: Sơ đồ nhân sự của công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Giao Nhận Minh Phú. (Nguồn: Phòng Kế ToánNhân Sự). Ta có thể thấy rằng, chất lượng nguồn nhân lực của Minh Phú là khá chất lượng. Là công ty loại nhỏ nên số lượng lao động trong công ty không nhiều, với 12 nhân viên. Tuy nhiên có đến 50% tương ứng là 6 nhận viên có trình độ đại học và được sắp xếp, nắm giữ ở các vị trí lãnh đạo quan trọng, hay những vị trí công việc có yêu cầu năng lực, trình độ cao. Các nhân viên giao nhận đều có bằng cấp cao đẳng và đã được trang bị các kỹ năng nghiệp vụ tốt. Ứng với 25% còn lại là 3 lái xe đều được cấp đầy đủ bằng lái và sát hoạch thường xuyên. Điều này cho thấy công ty xem trọng chiến lược nhân sự. Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ đây là một chiến lược đúng đắn của công ty. Biểu đồ 1.3 Biểu đồ cơ cấu trình độ nguồn nhân lực của công ty năm 2019 (Nguồn: Phòng Kế ToánNhân sự)

Trang 1

BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ - THÔNG TIN

KHOA QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Đức Trung

Trang 2

BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ - THÔNG TIN

KHOA QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Đức Trung

Giảng viên hướng dẫn: Ths Phạm Ngọc Phương

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực tập và hoàn thành bài báo cáo thực tập tốt nghiệp em đã nhậnđược rất nhiều những hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của giảng viên Ths Phạm Ngọc Phương

Em xin kính gửi đến thầy lời cảm ơn chân thành nhất! Những hướng dẫn của thầy đã giúp

em cũng cố và mở rộng kiến thức chuyên ngành đã được học ở trường, tổng hợp và vậndụng những kiến thức đã học vào thực tiễn trong lĩnh vực Logistics

Em xin trân trọng gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban lãnh đạo Công ty TNHHThương Mại và Dịch Vụ Giao Nhận Minh Phú đã tạo điều kiện để em có môi trường thựctập, tìm hiểu thực tế, vận dụng kiến thức đã học ở trường vào thực tiễn Em xin gửi đếnGiám đốc công ty Ông Nguyễn Thanh Phong lòng biết ơn và sự cảm phục sâu sắc vì đãdành thời gian quan tâm chỉ bảo đến hoạt động của sinh viên thực tập tại công ty dù phảigiải quyết rất nhiều công việc

Lời cảm ơn chân thành đến anh Cao Văn Hùng-Trưởng phòng Giao Nhận và cácanh chị trong phòng giao nhận, đặc biệt là anh Bùi Minh Tân đã tận tình giúp đỡ tụi em,phòng marketing, phòng kế toán đã tận tình hướng dẫn cho em các nghiệp vụ và kinhnghiệm trong ngành Cảm ơn các anh chị giúp em có những tài liệu cần thiết để hoàn thànhbài Báo cáo tốt nghiệp này và những tình cảm đã dành cho em suốt thời gian thực tập tạicông ty

Trong quá trình thực hiện chắc chắn em vẫn còn nhiều thiếu sót, em rất mong nhậnđược sự nhận xét, đóng góp ý kiến từ Thầy và quý Công ty để em có thể điều chỉnh nhữngsai xót, khuyết điểm để bài Báo cáo tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên

Nguyễn Đức Trung

Trang 4

PHIẾU ĐÁNH GIÁ CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP

Họ và tên sinh viên:………Lớp: ………Mã số:

2Khá

3Tốt

4Rất tốt

0KhôngĐGChấp hành nội quy và kỷ luật của đơn vị

Hoàn thành công việc đúng thời hạn

Kiến thức và kỹ năng chuyên môn

Kỹ năng làm việc nhóm

TINH THẦN VÀ THÁI ĐỘ LÀM VIỆC 1

Cần cốgắng

2Khá

3Tốt

4Rất tốt

0KhôngĐGĐối với khách hàng( Lịch sự,niềm nở, ân

cần, tận tâm….)

Đối với cấp trên ( Tôn trọng, chấp hành

mệnh lệnh và phục tùng sự phân công )

Đối với đồng nghiệp ( Tương trợ, hợp tác,

vui vẻ, hòa nhã trong công việc…)

Đối với công việc ( Tác phong chuyên

nghiệp, lịch sự, nhã nhặn và biết cách giải

quyết vấn đề…)

Đối với bản thân ( Ý thức giữ gìn an toàn,

vệ sinh của cá nhân và nơi làm việc Tự

tin, cầu tiến, học hỏi… )

Nhận xét thêm của đơn vị ( nếu có):

Ngày……….tháng… …năm………

Trang 5

XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ

( Ký tên, đóng dấu)

Trang 6

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

- -

Giáo viên hướng dẫn MỤC LỤC CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU: 11

1.1 Khái quát chung về giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu 11

1.1.1 Giao nhận 11

1.1.2 Các loại dịch vụ giao nhận hàng hóa: 11

1.1.3 Vai trò của người giao nhận trong thương mại quốc tế 11

Trang 7

1.2 Địa vị pháp lý của người nhận: 13

1.2.1 Trách nhiệm: 14

1.2.2 Quyền hạn và nghĩa vụ của người giao nhận: 15

1.3 Những công việc chính người giao nhận có thể đảm nhiệm 16

1.3.1 Hành động thay mặt người xuất khẩu 16

1.3.2 Hành động thay mặt người nhập khẩu 16

1.3.3 Hành động như một nhà đại lý 16

1.3.4 Ngoài ra người giao nhận có thể đảm nhiệm một số công việc đặc biệt khác 16

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ GIAO NHẬN MINH PHÚ 17

2.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty: 17

2.1.1 Sự ra đời và đôi nét của công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Minh Phú 17

2.1.1.1 Sự ra đời của công ty 17

2.1.1.2 Đôi nét về công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Minh Phú 17

2.1.2 Các giai đoạn phát triển của Minh Phú Logistics từ khi thành lập đến nay 18

2.1.2.1 Giai đoạn từ khi thành lập 18

2.1.2.2 Giai đoạn phát triển 19

2.1.2.3 Giai đoạn phát triển đến nay 19

2.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty: 21

2.2.1 Nhiệm vụ của Minh Phú Logistics 21

2.2.2 Chức năng của Minh Phú Logistics: 21

2.2.3 Các Dịch Vụ của công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Minh Phú 22

2.3 Tổng quan về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty từ năm (2016-2019) 23

Bảng 1.1 Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ năm 2016-2019 23

Biểu đồ 1.1:Biểu đồ kết quả hoạt động kinh doanh (2016-2019) 26

Bảng 1.2 Bảng giá trị đóng góp doanh thu theo cơ cấu dịch vụ của công từ năm 2016-2019 28

Biều đồ 1.2 Biểu đồ tỷ lệ đóng góp doanh thu theo cơ cấu dịch vụ năm 2017 và 2019 29

2.4 Sơ đồ và nhiệm vụ của các phòng ban: 31

2.4.1 Nguồn nhân lực của công ty: 31

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ nhân sự của công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Giao Nhận Minh Phú. 31

Biểu đồ 1.3 Biểu đồ cơ cấu trình độ nguồn nhân lực của công ty năm 2019 32

2.4.2 Bộ máy quản lý, tổ chức của công ty 33

2.4.2.1 Sơ đồ quản lý công ty: 33

Sơ đồ 1.2: Sở đồ tổ chức quản lý của công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Giao Nhận Minh Phú 33

Trang 8

2.4.3 Quy trình hoạt động và sự phối hợp làm việc giữa các phòng bang trong công ty 35

Sơ đồ 1.3: Sơ đồ phối hơp hoạt động giữa các phòng ban trong công ty 35

2.5 Thực trạng hoạt động giao nhận hàng hóa tại phòng giao nhận tại công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Giao Nhận Minh Phú 36

2.5.1 Giới thiệu chung về phòng giao nhận 36

2.5.2 Quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển tại phòng giao nhận: 38

2.5.2.1 Quy trình hoạt động của phòng giao nhận: 38

Sơ đồ 1.4 Sơ đồ quy trình chung về thủ tục và nghiệp vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biển của phòng giao nhận 38

2.5.2.2 Giải thích quy trình 38

Sơ đồ 1.5 Sơ đồ làm thủ tục Hải quan điện tử 42

CHƯƠNG 3: GIAO NHẬN HÀNG HÓA BẰNG ĐƯỜNG BIỂN 45

3.1 Giới thiệu giao nhận hàng hóa: 45

3.2 Sơ đồ quy trình giao nhận lô hàng nhập khẩu 46

3.3 Chi tiết quá trình chi tiết nhập hàng nhập khẩu bằng đường biển 47

3.4 Kết toán chi phí và doanh thu của lô hàng 55

3.5 Đánh giá quy trình 55

KẾT LUẬN 57

TÀI LIỆU THAM KHẢO 58

Trang 9

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT NHẬP

- Theo quy tắc mẫu của hiệp hội giao nhận quốc tế FIATA thì dịch vụ giao nhận là bất kỳloại dịch vụ nào liên quan đến vận chuyển, gom hàng, lưu kho, bốc xếp, đóng gói hay phânphối hàng hóa cũng như dịch vụ tư vấn hay có liên quan đến các dịch vụ trên, kể cả cácvấn đề hải quan, tài chính, mua bảo hiểm, thanh toán, thu thập chứng từ có liên quan đếnhàng hóa

- Luật Thương Mại Việt Nam 2005 quy định rõ , dịch vụ giao nhận hàng hoá là hành vithương mại theo đó người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá nhận hàng từ người gửi, tổ chứcvận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm các thủ tục giấy tờ và các dịch vụ khác có liên quan đểgiao nhận hàng cho người nhận theo sự uỷ thác của chủ hàng, của người vận tải hoặc củangười làm dịch vụ giao nhận khác (gọi chung là khách hàng)

- Doanh nghiệp giao nhận là doanh nghiệp kinh doanh các loại dịch vụ giao nhận hàng hóatrong xã hội, bao gồm hai loại : Doanh nghiệp giao nhận vận tải hàng hóa trong nước, khicác hoạt động của doanh nghiệp chỉ diễn ra trên và trong phạm vi lãnh thổ đất nước ;Doanh nghiệp giao nhận vận tải hàng hóa quốc tế khi các hoạt động của doanh nghiệp cónhững phần việc diễn ra ngoài lãnh thổ đất nước Sản phẩm của doanh nghiệp là các dịch

vụ trong giao nhận ( dịch vụ giao nhận hàng hóa ) mà doanh nghiệp doanh nghiệp giaonhận đóng vai trò người giao nhận ( Forwarder, Freight Forwarder, Forwarding agent )

- Căn cứ theo Luật Thương Mại 2005 người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá là thươngnhân có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hoá

1.1.2 Các loại dịch vụ giao nhận hàng hóa:

- Loại dịch vụ thay mặt người gửi hàng (người xuất khẩu)

- Loại dịch vụ thay mặt người nhận hàng (người nhập khẩu)

- Dịch vụ giao nhận hàng hoá đặc biệt

- Những dịch vụ khác

1.1.3 Vai trò của người giao nhận trong thương mại quốc tế.

Trang 10

cơ sở, đặc biệt là các công trình kết cấu hạ tầng trực tiếp phục vụ giao nhận vận tải như:bến cảng, hệ thống đường giao thông (đường quốc lộ trên bộ, đường sông, đường sắt, cácbến cảng, sân bay v.v.)

-Trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, cùng với sự tác động của tự dothương mại hoá quốc tế, các hoạt động giao nhận vận tải ngày một tăng trưởng mạnh, gópphần tích luỹ ngoại tệ, đẩy mạnh giao lưu kinh tế, nối liền các hoạt động kinh tế giữa cáckhu vực kinh tế trong nước, giữa trong nước với nước ngoài làm cho nền kinh tế đất nướcphát triển nhịp nhàng, cân đối

-Người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá vừa là một nhà VTĐPT, vừa là nhà tổ chức, nhàkiến trúc của vận tải Họ phải lựa chọn phương tiện, người vận tải thích hợp, tuyến đườngthích hợp có hiệu quả kinh tế nhất và đứng ra trực tiếp vận tải hay tổ chức thu xếp quátrình vận tải của toàn chặng với nhiều loại phương tiện vận tải khác nhau như: tàu thuỷ, ô

tô, máy bay vận chuyển qua nhiều nước và chịu trách nhiệm trực tiếp với chủ hàng Vìvậy, chủ hàng chỉ cần ký một hợp đồng vận tải với người giao nhận nhưng hàng hoá đượcvận chuyển an toàn, kịp thời với giá cước hợp lý từ kho nhà xuất khẩu tới kho nhà nhậpkhẩu (door to door service), tiết kiệm được thời gian, giảm chi phí vận chuyển và nâng caođược tính cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường quốc tế

-Trước đây, người giao nhận chỉ làm đại lý (agent) thực hiện một số công việc do cácnhà XNK ủy thác như xếp dỡ, lưu kho hàng hoá, làm thủ tục giấy tờ, lo liệu vận tải nội địa,thủ tục thanh toán tiền hàng

-Song cùng với sự phát triển thương mại quốc tế và tiến bộ kỹ thuật trong ngành vận tải

mà dịch vụ giao nhận cũng đựoc mở rộng hơn Ngày nay, người giao nhận đóng vai trò rấtquan trọng trong thương mại và vận tải quốc tế Người giao nhận không chỉ làm các thủ tụchải quan hoặc thuê tàu mà còn cung cấp dịch vụ trọn gói về toàn bộ quá trình vận tải vàphân phối hàng hoá Người giao nhận đã làm những chức năng sau đây:

- Môi giới Hải quan: người giao nhận thay mặt người xuất khẩu, nhập khẩu để khai báo,làm thủ tục hải quan hay môi giới hải quan

- Làm đại lý: người giao nhận nhận uỷ thác từ chủ hàng hoặc từ người chuyên chở để thựchiện các công việc khác nhau như nhận hàng, giao hàng, lập chứng từ làm thủ tục hải quan,lưu kho…trên cơ sở hợp đồng uỷ thác

Người giao nhận khi là đại lí:

+ Nhận uỷ thác từ 1 người chủ hàng để lo những công việc giao nhận hàng hoá XNK,làm việc để bảo vệ lợi ích của chủ hàng, làm trung gian giữa người gửi hàng với người vậntải, người vận tải với người nhận hàng, người bán với người mua

Trang 11

+ Hưởng hoa hồng và không chịu trách nhiệm về tổn thất của hàng hoá, chỉ chịu tráchnhiệm về hành vi của mình chứ không chịu trách nhiệm về hành vi của người làm công chomình hoặc cho chủ hàng.

- Lo liệu chuyển tải và tiếp gửi hàng hoá (transhipment and on-carriage)

Khi hàng hoá phải chuyển tải hoặc quá cảnh qua nước thứ ba, người giao nhận sẽ loliệu thủ tục quá cảnh hoặc tổ chức chuyển tải hàng hoá từ phương tiện vận tải này sangphương tiện vận tải khác hoặc giao hàng đến tay người nhận

- Lưu kho hàng hoá (warehousing):

Trong trường hợp phải lưu kho hàng hoá trước khi xuất khẩu hoặc sau khi nhậpkhẩu, người giao nhận sẽ lo liệu việc đó bằng phương tiện của mình hoặc thuê người khác

và phân phối hàng hoá nếu cần

- Người gom hàng (consolidator):

Trong vận tải hàng hoá bằng container, dịch vụ gom hàng là không thể thiếu đượcnhằm biến hàng lẻ (less than container load - LCL) thành hàng nguyên (full container load

- FCL) để tận dụng sức chở của container và giảm cước phí vận tải khi là người gom hàng,người giao nhận có thể đóng vai trò là người chuyên chở hoặc chỉ là đại lý

- Người chuyên chở (carrier):

Ngày nay, trong nhiều trường hợp, người giao nhận đóng vai trò là người chuyênchở, tức là người giao nhận trực tiếp ký hợp đồng vận tải với chủ hàng và chịu trách nhiệmchuyên chở hàng hoá từ một nơi này đến một nơi khác Người giao nhận đóng vai trò làngười thầu chuyên chở (contracting carrier) nếu anh ta ký hợp đồng mà không chuyên chở.Nếu anh ta trực tiếp chuyên chở thì anh ta là người chuyên chở thực tế (performingcarrier) Dù là người chuyên chở gì thì vẫn chịu trách nhiệm về hàng hoá Trong trườnghợp này, người giao nhận phải chịu trách nhiệm về hàng hoá trong suốt hành trình khôngnhững về hành vi lỗi lầm của mình mà cả những người mà anh ta sử dụng và có thể pháthành vận đơn

- Người kinh doanh VTĐPT (Multimodal Transport Operator - MTO)

Trong trường hợp người giao nhận cung cấp dịch vụ vận tải đi suốt hoặc còn gọi là vậntải từ cửa đến cửa thì người giao nhận đã đóng vai trò là người kinh doanh VTĐPT(MTO) MTO thực chất là người chuyên chở, thường là chuyên chở theo hợp đồng và phảichịu trách nhiệm đối với hàng hoá

1.2 Địa vị pháp lý của người nhận:

-Khái niệm về lĩnh vực giao nhận còn mới mẻ, do đó còn thiếu các văn bản pháp quy, quy

Trang 12

không giống nhau ở các nước khác nhau.

- Tại các nước theo luật tập tục (Common Law) phổ biến thuộc khối liên hiệp Anh, địa vịpháp lý của người giao nhận thường dựa trên khái niệm Đại lý, đặc biệt là đại lý ủy thác.Người giao nhận thường là đại lý của người ủy thác (người gửi hàng hay người nhậnhàng) trong việc thu xếp vận chuyển hàng hóa Do đó người giao nhận: trung thực vớingười ủy thác, phải tuân theo các chỉ dẫn hợp lý và có tính khả năng tính toán cho toàn bộquá trình giao dịch

-Với vai trò là đại lý, người giao nhận được hưỏng quyền bảo vệ và giới hạn trách nhiệm

-Tuy nhiên, khi không còn là người đại lý mà đóng vai trò là người ủy thác thì người giaonhận sẽ không còn quyền đó nữa mà lúc này phạm vi trách nhiệm của anh ta sẽ tăng lên.Lúc này người giao nhận đã trở thành một bên chính thức của hợp đồng và phải hoàn toànchịu trách nhiệm thực hiện đầy đủ hợp đồng đã ký Thực tế, địa vị pháp lý của người giaonhận phụ thuộc vào loại dịch vụ mà anh ta đảm nhận

- Tại các nước theo luật dân sự (Civil Law):

- Hệ thống này rất chặt chẽ, được ban hành bằng văn bản cụ thể Theo luật này, người giaonhận thường lấy danh nghĩa của mình giao dịch cho công việc của người ủy thác (ngườigửi hàng hay người nhận hàng) và đối với người chuyên chở thì họ là người ủy thác

- Ngoài ra, tại một số nước đã thông qua điều kiện kinh doanh chuẩn thì địa vị pháp lýcũng như nghĩa vụ và quyền hạn của người giao nhận được quy định rõ ràng trong hợpđồng Các điều kiện này hoàn toàn phù hợp với tập quán thương mại hay thể chế pháp lýhiện hành

1.2.1 Trách nhiệm:

Trách nhiệm của người giao nhận được quy định rõ trong các điều kiện kinh doanhchuẩn Điều kiện kinh doanh chuẩn là các điều kiện do FIATA soạn thảo, trên cơ sở đó làchuẩn mực, là điều kiện tối thiểu cho các quốc gia, các tổ chức giao nhận dựa vào đó đểthực hiện các công việc giao nhận, đồng thời là cơ sở để các quốc gia lập các điều kiệnriêng cho phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của mình Về cơ bản nó gồm những nội dungsau:

+ Người giao nhận phải thực hiện sự ủy thác với sự chăm lo cần thiết nhằm bảo vệ lợiích cho khách hàng

+ Thực hiện sự ủy thác của khách hàng cho việc thu xếp tất cả các điều kiện có liênquan để tổ chức vận chuyển hàng hoá đến tay người nhận theo sự chỉ dẫn của khách hàng

+ Người giao nhận không bảo đảm và không chịu trách nhiệm về việc hàng hoá sẽ đến

Trang 13

địa điểm đích vào một ngày nhất định mà người giao nhận chỉ thực hiện công việc củamình một cách mẫn cán hợp lý trong việc lựa chọn, tổ chức vận chuyển để hàng hóa tớicảng đích nhanh nhất.

+ Người giao nhận chỉ chịu trách nhiệm về các tổn thất và thiệt hại xảy ra đối với hànghóa thuộc về lỗi lầm hay sai sót của chính bản thân mình hay người làm công cho mình,người giao nhận không phải chịu trách nhiệm về tổn thất do bên thứ 3 gây nên nếu ngườigiao nhận chứng tỏ được là họ đã thực sự chăm chỉ, cần mẫn trong việc lựa chọn và chỉđịnh bên thứ 3

- Các điều kiện kinh doanh chuẩn của các nước thuộc ASEAN:

+ Điều kiện chung: là các điều kiện quy định về chức năng, nhiệm vụ và phạm vi hoạtđông của người giao nhận trong toàn bộ hoạt động giao nhận vận chuyển hàng hoá ( giốngnhư ĐKKDC)

+ Các quy định về nghĩa vụ, trách nhiệm của người giao nhận khi đóng vai trò nhưngười nhận ủy thác (đại lý, môi giới )

+ Người giao nhận thực hiện vai trò của mình như một bên ủy thác

Việt Nam hiện nay, các ĐKKDC về cơ bản cũng dựa trên cơ sở của FIATA và các nướcthuộc khối ASEAN

1.2.2 Quyền hạn và nghĩa vụ của người giao nhận:

- Chăm sóc chu đáo đối với hàng hóa mà người giao nhận được ủy thác để tổ chức vậnchuyển, đồng thời người giao nhận phải thực hiện mọi sự chỉ dẫn về những vấn đề có liênquan đến hàng hóa

- Nếu người giao nhận là một đại lý thì người giao nhận phải hành động theo sự ủy tháccủa bên giao đại lý

- Người giao nhận không chịu trách nhiệm về những tổn thất bị gây nên bởi lỗi lầm haysai sót của bên thứ 3, chẳng hạn như người vận chuyển, bốc xếp, bảo quản… được ký kếtbằng các hợp đồng phụ

- Trường hợp người giao nhận là người ủy thác thì ngoài các trách nhiệm như là một đại

lý nói trên thì người giao nhận còn phải chịu trách nhiệm về những hành vi sơ suất do bênthứ 3 gây lên mà người giao nhận đã sử dụng để thực hiện hợp đồng

- Trong hợp đông vận tải đa phương thức thì người giao nhận đóng vai trò là một bênchính khi thu gom hàng lẻ để gửi ra nước ngoài, hay là người tự tổ chức vận chuyển, trongtrường hợp này người giao nhận đóng vai trò như 1 đại lý hay người ủy thác

- Trong các quy định của luật liên quan đến gửi hàng vận chuyển của Việt Nam có một

Trang 14

số điểm mà luật quy định khá rõ ràng, chẳng hạn như người giao nhận không phải chịutrách nhiệm về những thiệt hại, tổn thất, gồm:

+ Do lỗi của khách hàng hay người được khách hàng ủy thác

+ Do lỗi của khách hàng hay người được khách hàng giao cho thực hiện hoạt động bốcxếp bảo quản hàng hóa

1.3 Những công việc chính người giao nhận có thể đảm nhiệm

1.3.1 Hành động thay mặt người xuất khẩu.

Theo đó, người giao nhận với tư cách là người xuất khẩu sẽ trực tiếp liên lạc, tìmkiếm bạn hàng , tiến hành kí kết hợp đồng xuất khẩu với tư cách là nhà xuất khẩu và hưởngthù lao trực tiếp từ các hợp đồng đó

1.3.2 Hành động thay mặt người nhập khẩu.

Theo đó người giao nhận với tư cách là nhà nhập khẩu sẽ tiến hành mọi thủ tục cầnthiết để nhập khẩu hàng hóa đồng thời hưởng thù lao cho hoạt động thay mặt nhà nhậpkhẩu

1.3.3 Hành động như một nhà đại lý.

Người giao nhận cũng có thể làm đại lý thực hiện một số công việc liên quan đếnhoạt động xuất nhập khẩu như khai thuê hải quan, làm các thủ tục book tàu cho hàng xuấtkhẩu hay lấy lệnh giao hàng và vận chuyển hàng về công ty đối với hàng nhập khẩu

1.3.4 Ngoài ra người giao nhận có thể đảm nhiệm một số công việc đặc biệt khác.

Ngoài các công việc trên của khách hàng, nếu khách hàng yêu cầu người giao nhận

có thể thực hiện một số dịch vụ khác liên quan đến các loại dịch vụ hàng hóa đặc biệt:

- Vận chuyển hàng công trình như máy móc, thiết bị … phục vụ cho các công trìnhxây dựng lớn mang tính chất quốc gia như sân bay, nhà máy lọc dầu

- Dịch vụ về vận chuyển quần áo treo trên mắc, giá trong những container đặc biệt.Những loại quần áo này sau khi đến nơi sẽ được chuyển trực tiếp từ container vào cửahàng

- Triển lãm ở nước ngoài Người giao nhận thường được người tổ chức triển lãm

Trang 15

giao cho chuyển chở hàng đến nơi triển lãm ở nước ngoài…

Trang 16

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ GIAO NHẬN MINH PHÚ

2.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty:

2.1.1 Sự ra đời và đôi nét của công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Minh Phú

2.1.1.1 Sự ra đời của công ty

Đánh giá được vai trò, sự phát triển và tiềm năng của ngành dịch vụ giao nhận, vận tảiquốc tế công ty TNHH Thương Mại Và Dịch Vụ Giao Nhận Minh Phú đã được thành lập

và quản lý bởi ông Nguyễn Thanh Phong vào ngày 03/01/2008 theo giấy phép số

0305428858 của Sở kế hoạch và đầu tư TP Hồ Chí Minh Công ty hoạt động với mụcđích đáp ứng nhu cầu dịch vụ giao nhận, vận tải quốc tế, tham gia, hỗ trợ vào quá trình lưuthông hàng hóa, đồng thời kinh doanh lành mạnh, thu lợi nhuận nhằm đóng góp lợi ích cho

xã hội, góp phần phát triển kinh tế, nộp thuế cho nhà nước Minh Phú đã cung cấp chokhách hàng các dịch vụ đa dạng, chất lượng, chuyên nghiệp, nhanh chóng và hiệu quả.Vượt qua những khó khăn khi mới bước chân vào thị trường cho đến việc đối phó vớinhững khó khăn do khủng hoản kinh tế toàn cầu Minh Phú đã dần phát triển không ngừngbằng nội lực của chính mình và không ngừng tạo dựng cho riêng Minh Phú một thị trường

ổn định đồng thời khẳng định được uy tín, năng lực của công ty trên thị trường

2.1.1.2 Đôi nét về công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Minh Phú

- Tên gọi của công ty: Công Ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Giao Nhận Minh

Phú

- Tên giao dịch quốc tế : MP Logistics

- Giám đốc: Nguyễn Thanh Phong

- Địa chỉ: 47A Đường TL 26, P Thạnh Lộc, Q12

- Điện thoại/Fax : (84.8) 3655.548

- MST : 0305428858

- Email: mplogistics@yahoo.com

Trang 17

- Ngành nghề đăng kí kinh doanh:

 Dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu

 Đại lý vận tải

 Đại lý ký gửi, mua bán hàng hóa, môi giới thương mại

 Dịch vụ xếp dỡ hàng hóa, dịch vụ kiểm đếm hàng hóa

 Dịch vụ làm thủ tục hải quan

 Mua bán máy móc-thiết bị văn phòng, máy vi tính

- Vốn điều lệ: 1.678.580.000 VNĐ (một tỷ sáu trăm bảy mươi tám triệu năm trăm

tám mươi ngàn)

2.1.2 Các giai đoạn phát triển của Minh Phú Logistics từ khi thành lập đến nay

- Trong thời gian thành lập 12 năm của mình, do thành lập trong thời điểm nền kinh

tế toàn cầu cũng như môi trường kinh tế Việt Nam đang biến động không ngừngnên hoạt động kinh doanh của Minh Phú đã trải qua những thăng, trầm khác nhautrong quá trình xây dựng và phát triển công ty Về cơ bản, có thể chia quá trìnhhoạt động kinh doanh của Minh Phú từ ngày thành lập đến nay thành 3 giai đoạnnhư sau:

2.1.2.1 Giai đoạn từ khi thành lập

- Ngay sau khi thành lập, Minh Phú đã hoạt động rất tích cực, nhanh chóng xâmnhập và tìm kiếm thị trường Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn bở ngỡ ban đầu nhưngvới việc thực hiện thành công kế hoạch marketing, bộ phận kinh doanh đã mang vềcho Minh Phú những khách hàng với hợp đồng dịch vụ đầu tiên Kế tiếp nhữngthành công đầu tiên bằng khả năng và sự hoạt động năng nổ của mình, bộ phậnmarketing đã phát triển thị phần của công ty nhanh chóng và đem lại lượng kháchhàng lớn cho công ty Tuy nhiên, trong giai đoạn này vai trò của bộ phận giao nhận

là không thể không nhắc đến Với thái độ và chất lượng phục vụ của mình bộ phậngiao nhận đã tạo ấn tượng ngay từ lần phục vụ đầu tiên Điều này giúp Minh Phúgiữ chân được khách hàng và tạo dựng mối quan hệ hợp tác kinh doanh lâu dài.Trong giai đoạn này doanh thu của Minh Phú không ngừng tăng trưởng và pháttriển mạnh mẽ Năm đầu thành lập doanh thu Minh Phú đã đạt đến gần 1 tỷ đồng,

ba năm sau con số này lên đến hơn 2 tỷ đồng Tuy nhiên, đến năm 2010 tốc độ tăngtrưởng doanh thu các quý có dấu hiệu chậm lại, đến quý 4 năm 2010 dấu hiệu của

Trang 18

sự suy giảm doanh thu đã xuất hiện khi lần đầu tiên doanh thu sụt giảm ngay trongquý mà hoạt động kinh doanh diễn ra sôi động nhất Nhìn chung trong giai đoạnnày Minh Phú đã phát triển với tốc độ đáng kinh ngạc, đây là giai đoạn hoạt độngkinh doanh của Minh Phú diễn ra sôi động và phát triển nhanh nhất của Minh Phú.

2.1.2.2 Giai đoạn phát triển

- Giai đoạn này được xem như là giai đoạn khó khăn nhất của Minh Phú, Công tycòn rất non trẻ nhưng phải đối mặt cùng lúc 2 khó khăn lớn Một là nền kinh tế suythoái, tỷ giá ngoại tệ biến động không ngừng, nền kinh tế vĩ mô không ổn định làmảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động ngoại thương Điều này, khiến hoạt động ngoạithương của các khách hàng của Minh Phú diễn ra ảm đạm, thậm chí có nhiều công

ty là khách hàng của Minh Phú đã phải dừng hoạt động Nhu cầu vận chuyển, giaonhận hàng hóa của các khách hàng cũng từ đó mà giảm đi, chính vì vậy hoạt độngkinh doanh của Minh Phú bị ảnh hưởng trực tiếp Hai là, lạm phát không ngừng giatăng, giá xăng dầu tăng cao kỷ lục và thay đổi thất thưởng ảnh hưởng rất lớn đếnchi phí hoạt động cũng như các kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp Kết quả làtrong giai đoạn này hoạt động kinh doanh của Minh Phú đi xuống rõ rệt khi giảm

cả về doanh thu và lợi nhuận Tuy nhiên, trong giai đoạn khó khăn này Minh Phú

đã lần lượt tháo gỡ những khó khăn và có những quyết định cực khôn ngoan và hợp

lý để duy trì hoạt động của Minh Phú, tránh thua lỗ Theo đó một mặc Minh Phútiếp tục đảm bảo chất lượng phục vụ, giữ vững các dịch vụ chăm sóc, tư vấn kháchhàng, cùng các doanh nghiệp vượt qua khó khăn Điều này đã giúp Minh Phúkhông đánh mất khách hàng, đảm bảo ổn định lượng khách hàng cho công ty Mặckhác, Minh Phú tái cơ cấu quy trình làm việc, bộ máy theo hướng tinh, gọn, nhẹ,hiệu quả, đồng thời ra soát cắt giảm các chi phí không cần thiết, nâng cao hiệu quảkinh doanh Kết quả là Minh Phú đã thành công khi đã cắt giảm được các chi phíkinh doanh đáng kể, tỷ suất lợi nhuận tăng đáng kể, hiệu quả kinh doanh được nângcao rõ rệt, tránh được thua lỗ Đặc biệt, tận dụng thời điểm hoạt động kinh doanh ítsôi động, Minh Phú có thời gian để đánh giá lại mình, xây dựng các chiến lược kếhoạch kinh doanh mới, chuẩn bị nhân lực, hoàn thiện quy trình quản lý để khi môitrường kinh doanh hồi phục Minh Phú nhanh chóng đón đầu thị trường, phát triểnkinh doanh

Trang 19

2.1.2.3 Giai đoạn phát triển đến nay

Đây là giai đoạn mà nền kinh tế vĩ mô đã ổn định, hoạt động ngoại thương đã sôiđộng trở lại Chính vì vậy hoạt động kinh doanh của Minh Phú cũng có nhiều thayđổi tích cực mà thực tế dấu hiệu hồi phục đã xuất hiện từ kết quả kinh doanh củaquý 4 năm 2013, khi mà tốc độ tăng trưởng doanh thu bất ngờ tăng trưởng đến 50%

so cùng kỳ năm trước (theo thống kê của phòng kế toán) Theo kết quả báo cáohoạt động kinh doanh quý 1 năm 2014 của phòng kế toán thì tốc độ tăng trưởngdoanh thu của công tiếp tục tăng trưởng hơn 35% so với cùng kỳ năm trước Trongcuộc họp tổng kết hoạt động kinh doanh quý 1 và chuẩn bị hoạt động kinh doanhquý 2, Giám đốc đánh nhận định rằng “ Đây chính là thời điểm để Minh Phú đầu

tư, thực hiện các kế hoạch kinh doanh đã chuẩn bị để phát triển lớn mạnh hơn” Cóthể nhận định rằng, Minh Phú đang hồi phục và sẽ đầu tư trong tương lai để pháttriển doanh nghiệp đến tầm cao mới, với sự chuẩn bị để đoán đầu thị trường từtrước, cùng với sự khởi sắc của nền kinh tế toàn cầu, đây chắc hẳn là cột mốc cho

sự phát triển mạnh mẽ của Minh Phú trong tương lai

Trang 20

2.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty:

2.2.1 Nhiệm vụ của Minh Phú Logistics.

Ngay từ những ngày đầu thành lập công ty, Minh Phú Logistics đã xác định nhiệm vụ của công ty như sau:

- Xây dựng, tổ chức, quản lý doanh nghiệp thực hiện các nhiệm vụ về phục vụ kháchhàng, nhiệm vụ tăng trưởng, phát triển của công ty

- Nghiên cứu nhu cầu của thị trường, không ngừng đổi mới và nâng cấp các dịch vụ,tiện ích mới cho khách hàng

- Có Nhiệm vụ thực hiện nghiêm chỉnh các hợp đồng, các cam kết của công ty vớicác cá nhân, tổ chức kinh tế và xã hội khác

- Thực hiện đầy đủ các chính sách của Nhà Nước có liên quan đến hoạt động củacông ty

- Đảm bảo cân đối thu chi, kinh doanh có lợi nhuận, hạch toán, kế toán, thực hiệnđầy đủ các nghĩa vụ đối với nhà nước, nộp thuế đầy đủ

- Thực hiện các chính sách đối với lao động, tạo điều kiện cho người lao động pháthuy và công hiến tài năng Nâng cao trình độ, mức sống cho nhân viên

- Có nhiệm vụ đóng góp, chia sẽ lợi ích, lợi nhuận với xã hội Góp phần vào sự pháttriển của đất nước

2.2.2 Chức năng của Minh Phú Logistics:

- Công ty có chức năng là một doanh nghiệp tư nhân, có tư cách pháp nhân và cóchức năng hoạch toán kinh doanh độc lập

- Có chức năng cung cấp các dịch vụ theo như những ngành nghề kinh doanh đãđăng kí với cơ quan quản lý nhà nước như vận tải hàng hóa, đóng gói, kiểm kê hàng hóa,dịch vụ giao nhận hàng hóa, dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu, khai thuê hải quan và cácdịch vụ liên quan khác

- Có chức năng tư vấn các vấn đề liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu

Trang 21

2.2.3 Các Dịch Vụ của công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Minh Phú.

Minh Phú Logistic có năng lực cung cấp các dịch vụ chủ yếu như sau:

Dịch vụ vận tải hàng hóa : Đối với vận tải hàng hóa bằng đường bộ, Minh Phú có

khả năng cung ứng trực tiếp các dịch vụ này Vận tải đường bộ vừa phục vụ cho chính nhucầu giao nhận và vận chuyển của công ty vừa cung cấp dịch vụ cho cách khách hàng khác.Chức năng vận tải bằng đường bộ ngày càng được Minh Phú chú trọng phát triển theohướng gia tăng khối lượng, tốc độ chuyên chở nhưng phải đảm bảo tính hiệu quả, tiếpkiệm chi phí Đối với vận tải đường biển và đường hàng không, Minh Phú Logistics cungdịch vụ vận chuyển hàng hóa gián tiếp thông qua các đại lý hãng tàu, hàng không khác

Dịch vụ giao nhận hàng hóa : Hiện nay, công ty có chức năng cung cấp cho khách

hàng dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu cả đường bộ, đường biển lẫn đường hàngkhông Đối với hàng xuất, công ty có chức năng đảm nhận việc đặt chỗ với hãng vận tải,đóng gói, làm thủ tục hải quan xuất khẩu, giám định, kiểm dịch hàng hóa cho khách hàng.Đối với hàng nhập, Minh Phú có nhiệm vụ làm thủ tục hải quan, kiểm tra, kiểm định chấtlượng hàng hóa, các thủ tục liên quan đối với việc nhập khẩu, xếp dỡ, vận tải hàng hóatheo yêu cầu của khách hàng Ngoài ra công ty còn tham gia vào dịch vụ giao nhận từ khođến kho, từ cảng đến cảng, từ cảng đến kho…

Hoạt động xuất nhập khẩu ủy thác : Công ty còn có chức năng nhận ủy thác xuất,

nhập khẩu cho các khách hàng Theo từng hợp đồng ủy thác mà công ty cung cấp các dịch

vụ theo trách nhiệm, quyền hạn được quy định rõ ràng trong hợp đồng

Các hoạt động khác: Ngoài cung cấp các dịch vụ chính trên, Minh Phú còn có

những chức năng khác như khai thuê hải quan, thực hiện các thủ tục hành chính liên quanđến hàng hóa xuất nhập khẩu, tư vấn cho các công ty, thương nhân trong lĩnh vực xuấtnhập khẩu

Trang 22

2.3 Tổng quan về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty từ năm (2016-2019)

Trong giai đoạn này, tình hình hoạt động kinh doanh có nhiều chuyển biến với việcMinh Phú Logistic chịu tác động rất lớn từ môi trường kinh doanh dưới sự ảnh hưởng củacuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, sự hội nhập ngày càng sâu rộng của nền kinh tế quốcgia cũng như các chính sách mới của nhà nước có hiệu lực Trước những khó khăn nhưvậy, hoạt động kinh doanh của công ty từ chỗ đang phát triển đã quay đầu suy thoái Vớinhững nỗ lực không ngừng, công ty đã đảm bảo duy trì hoạt động kinh doanh, tránh đượcthua lỗ, thay đổi, tìm kiếm những giải pháp để vực dậy công ty Đến năm 2019 hoạt độngkinh doanh đã có những chuyển biến tích cực, công ty vừa đạt được sự tăng trưởng doanhthu trở lại vừa đạt được hiệu quả kinh doanh cao Tình hình hoạt động kinh doanh của công

ty được tổng hợp theo bảng sau:

Bảng 1.1 Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ năm 2016-2019

Lợi Nhuận Sau Thuế 203.452 93.730 218.970 267.272

(Nguồn: Phòng Kế Toán)Thông qua bảng kết quả hoạt động kinh doanh và bảng phân tích biến động doanhthu, chi phí, lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận từ năm 2016-2019 ở trên, ta có thể đánh giá rằngtình hình hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm qua có nhiều biến động.Doanh thu có chiều hướng giảm trong giai đoạn 2016-2018 và có chiều hướng hồi phục trởlại vào năm 2019 Có thể thấy rằng mặt dù gặp nhiều biến động nhưng công ty vẫn tránhđược tình trạng thua lỗ Cụ thể, năm 2016 sau hơn 8 năm hoạt động công ty đã đạt đếndoanh thu 2.256.523 nghìn đồng Như đã giới thiệu, năm 2016 là năm thuộc giai đoạn pháttriển mạnh mẽ của doanh nghiệp, là năm mà doanh thu của công ty cao nhất từ khi thànhlập đến nay Đồng thời sau hơn 8 năm hoạt động Minh Phú đã mở rộng thì trường, xâydựng được uy tín trên thị trường, được nhiều công ty tin tưởng và đặt mới quan hệ kinhdoanh lâu dài từ đó công ty đã có được một lượng lớn khách hàng quen thuộc

Tuy nhiên, đến năm 2017 doanh thu suy giảm còn 1.727.686 đồng, tương ứng vớimức giảm doanh thu là 528.655 nghìn Như vậy doanh thu năm 2017 đã giảm đến 23.43 %

Trang 23

so với năm 2016 Năm 2012, doanh thu của công ty tiếp tục suy giảm xuống còn 1.545.214nghìn đồng Như vậy, công ty đã sụt giảm 182.654 nghìn đồng, tương ứng với tốc độ sụtgiảm là 10.57%

Nguyên nhân của sự suy giảm doanh thu trong hai năm 2017-2018 là do công tychịu sự tác động của nhiều biến động và bất ổn của nền kinh tế Việt Nam Trong giai đoạnnày nền tình hình kinh tế biến động không ngừng, lạm phát tăng cao có lúc lên đến 18%,thị trường tài chính bất ổn, lãi suất cao, chính sách thắt chặc tiền tệ của nhà nước khiến chodoanh nghiệp khó tiếp cận được ngồn vốn, giá vàng tăng liên tục trong khi thị trường bấtđộng sản đóng băng, thị trường vốn lao chứng khoán lao dốc Tất cả các yếu tố bất lợi về

vĩ mô trên khiến cho hoạt động sản xuất kinh doanh của bản thân công ty Minh Phú và cáccông ty là khách hàng của Minh Phú bị gián đoạn, đình trệ Một số khách hàng của công

ty đã phải dừng hoạt động kinh doanh sản xuất, các khách hàng khác thì việc kinh doanhsản xuất suy giảm đáng kể, chỉ hoạt động ở mức độ cầm chừng Chính vì vậy, việc xuấtnhập khẩu hàng hóa của các khánh hàng giảm xuống nên việc sử dụng các dịch vụ củacông ty giảm đặc biệt là các dịch vụ giao nhận và vận tải là những mang kinh doanh chínhcủa công ty nên doanh thu của doanh nghiệp giảm sút Cạnh tranh trong giai đoạn này cũngrất gay gắt khi các công ty trong ngành dịch vụ giao nhận khác cũng có những biện pháp

để duy trì hoạt động bằng nhiều cách mà đặc biệt là áp dụng cả các hình thức cạnh tranhkhông lành mạnh Bản thân công ty cũng gặp rất nhiều khó khăn do ảnh hưởng của sự bất

ổn của nền kinh tế vĩ mô, trong điều kiện như trên công ty không thể mở rộng phát triển,công ty chỉ có thể tập trung chú trọng đến việc nâng cao hiệu quả kinh doanh, nâng caochất lượng phục vụ để giữ chân khách hàng và quản lý doanh nghiệp, cơ cấu và cải cáchhoạt động của công ty để vượt qua thời kì khó khăn và tránh thua lỗ

Đến năm 2019 doanh thu của công ty bất ngờ bật dậy tăng 10.10% so với năm 2018tương ứng với 156.040 nghìn giúp cho doanh thu đạt mức 1.701.254 nghìn đồng Có được

sự bật dậy như vậy một mặc là do tình hình kinh tế có nhiều biến chuyển khi hoạt độngkinh doanh xuất nhập khẩu có chuyển biến tích cực với nhiều cải thiện đáng kể trong môitrường kinh tế vĩ mô Trước tiên là Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam đã tăng 5.25%

so với năm 2018, tuy không lớn hơn bao nhiêu so với năm 2018 nhưng đã thể hiện sự hồiphục trở lại Lạm phát được kiểm chế ở mức thấp và ổn định gần như là xuyên suốt trongnăm 2019 Những nỗ lực của chính phủ giúp cho tình hình tài chính được cải thiện, nợ xấubắt đầu được xử lí, thị trường vàng được bình ổn, nguồn vốn bước đầu được khơi thông, dựtrữ ngoại tệ tăng cao Những chuyển biến tích cực trên đã lấy lại niềm tin vào nền kinh tế

Trang 24

Việt Nam hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế quốc tế và khu vực khiến cho hoạt động xuấtnhập khẩu cũng vì thế mà hoạt động sôi nỗi hẳn lên Theo như thống kê của Tổng cụ thống

kế thì kiêm ngạch xuất nhập khẩu trong năm 2019 lần lượt đạt 132.2 tỷ USD và 131.3 tỷUSD đều tăng 15.4% so với kim ngạch xuất nhập khẩu của năm 2018 Mặc khác, công ty

đã có những quyết định đúng đắng trong việc liên tục cải tổ doanh nghiệp, cơ cấu lại công

ty và chuẩn bị các kế hoạch để đón đầu thị trường khi nền kinh tế hội phục trở lại Cho nênđến năm 2019 hoạt động kinh doanh của Minh Phú đã hồi phục và tăng trưởng trở lại

Trang 25

Biểu đồ 1.1:Biểu đồ kết quả hoạt động kinh doanh (2016-2019)

0 500000

Chi Phí Lợi Nhuận Gộp

Đối với chi phí, là doanh nghiệp hoạt động chủ yếu trong ngành dịch vụ nên chi phí

cố định ảnh hưởng nhiều đến sự biến động chi phí của công ty Chính vì vậy sự tăng giảmphụ thuộc rất lớn đến hoạt động kinh doanh và được thể hiện thông qua tỉ lệ trong doanhthu Trong giai đoạn này chi phí doanh nghiệp cũng có sự biến động không ngừng Cụ thể,năm 2016 chi phí của Minh Phú chiếm đến 87.89% doanh thu, đến năm 2017 do biến động

về giá lớn khi lạm phát lên đến mức 18.12% mà đặc biệt là biến động không ngừng của giáxăng dầu nên khiến cho chi phí của công ty chiếm đến 92.77% so với doanh thu với giá trị

là 1.602.895 nghìn đồng Đến năm 2018 mức chi phí trong doanh thu đã giảm xuống còn81.11% tướng ứng với 1.253.254 nghìn đồng Năm 2019 chi phí tăng lên 1.344.892 nghìnđồng tuy nhiên đây là điều hiển nhiên khi hoạt động kinh doanh tăng trưởng với mứcdoanh thu đạt là 1.701.254 Như vậy chi phí chỉ chiếm 79.05% doanh thu, điều này chothấy công ty đang cải thiện hiệu quả kinh doanh rất tốt

Chịu nhiều tác động lớn từ những biến động của cả doanh thu và chi phí nên lợinhuận của công ty cũng có những thay đổi lớn Năm 2016, năm có doanh thu cao nhất từkhi công ty đi vào hoạt động, lợi nhuận của công ty 271.269 nghìn đồng, tướng ứng với tỷsuất lợi nhuận 12.02%, đối với một doanh nghiệp dịch vụ, đây là mức tỷ suất trung bình

Trang 26

Đến năm 2017, như phân tích ở trên doanh thu của công ty có mức suy giảm đáng kể, đồngthời chi phí hoạt động kinh doanh cũng gặp tăng lên đáng kể chiếm đến 92.77 tổng doanhthu Nguyên nhân được phòng kế toán chỉ ra là do chi phí hoạt động tăng đột biến do giáxăng biến động tăng không ngừng trong năm, ảnh hưởng lớn đến chi phi hoạt động củanhững mảng dịch vụ chính là vận tải và giao nhận, đồng thời, lạm phát cao lên đến 18.12%ảnh hưởng rất lớn đến những chi phí hoạt động khác của công ty Năm 2017, lợi nhuận củacông ty chỉ đạt 124.973 nghìn đồng, tỷ suất lợi nhuận 7.23% Đến lúc này, ban giám đốccông ty đã nhìn nhận lại tình hình hoạt động của công ty và nhận thấy rằng hiệu quả hoạtđộng của công ty là rất thấp, cần phải cải thiện Ngay lập tức công ty đã cải tổ, cơ cấu,chỉnh đốn hại hoạt động kinh doanh, rà soát, cắt giảm những chi phí không cần thiết, thựchành tiếp kiệm Chính vì vây, đến năm 2018 mặc dù doanh thu tiếp tục giảm đến 10.57%nhưng lợi nhuận lại bất ngờ tăng so với năm 2017 Theo đó lợi nhuận đạt đến 291.960nghìn đồng cao hơn cả lợi nhuận của năm 2016 Tỷ suất lợi nhuận đạt đến 18.89% tăng11.66% về mặc giá trị Đây là thành quả rất lớn của công ty, đánh dấu sự trưởng thành củacông ty, thể hiện tầm quan trọng của yếu tố hiệu quả kinh doanh Việc nâng cao hiệu quảkinh doanh có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, vừa giúp công ty tránh được tình trạng thua lỗ,vừa tào tiềm đề để công ty phát triển trong tương lai Như đã phân tích, năm 2019 doanhthu đã tăng trưởng trở lại cộng với chính sách nâng cao hiệu quả kinh doanh, công ty đãđạt được lợi nhuận cao nhất từ trước đến giờ là 356.362 nghìn đồng, ứng với tỷ suất lợinhuận là 20,95% Như vậy lợi nhuận của công ty đã tăng hơn 64.402 nghìn về mặc giá trịtương ứng với mức tăng 22.06% so với năm 2018

1.

Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty theo cơ cấu dịch vụ.

Tình hình đóng góp doanh thu theo cơ cấu dịch vụ của công ty trong những nămgần đây có nhiêu thay đổi Điều này thể thấy xu hướng phát triển của doanh nghiệp, theo

đó doanh nghiệp định hướng tập trung phát triển các dịch vụ có hiệu quả kinh tế cao, ưucầu trình độ chuyên môn cao Mở rộng, phát triển các dịch vụ để có thể đáp ứng đầy đủchuổi dịch vụ Logistics Cụ thể tình hình hoạt động của công ty theo cơ cấu dịch vụ đượcthể hiện theo bảng 1.2 dưới đây:

Trang 27

Bảng 1.2 Bảng giá trị đóng góp doanh thu theo cơ cấu dịch vụ của công từ năm

Tỷ lệ(%) Giá trị

Tỷ lệ(%) Giá trị

Tỷ lệ(%)

100.0

%

1.545.214

100.00

%

1.701.254

100.00

%(Nguồn: Phòng Kế Toán và Nhân Sự)

Theo dõi trên bảng 1.2 chúng ta có thể thấy rõ dịch vụ giao nhận vận là dịch vụđóng vai trò chủ đạo của công ty, có tỷ lệ đóng góp vào doanh thu lơn nhất so với các dịch

vụ khác và luôn chiếm hơn 55% cơ cấu doanh thu Ta có thể thấy rằng vai trò trong cơ cấudoanh thu của dịch vụ giao nhận có chiều hướng giảm nhưng mức biến đổi không đáng kể.Mỗi năm, trung bình giảm khoảng 1% trong cơ cấu doanh thu, lần lượt từ năm 2017-2019

là 61.02%, 60.56%, 59.21%, 58.76% Dịch vụ vận tải cũng là một trong những ngành dịch

vụ quan trọng của công ty, tuy nhiên vai trò trong cơ cấu cũng đang giảm dần từ mức20.82% năm 2016 xuống còn 16.23% năm 2019 Đối với dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩuthì tỷ lệ đóng góp cho doanh thu ngày càng tăng Năm 2016 doanh thu từ dịch vụ này chỉchiếm 12.16%, đến năm 2017 tỷ lệ này tăng đột biến lên đến 16.68%, đến năm 2019 con sốnày là 18.69% thay thế cho vị trí thứ 2 về tỷ lệ đóng góp doanh thu của dịch vụ vận tải.Các dịch vụ khác trong đó chủ yếu là dịch vụ tư vấn xuất nhập khẩu có tỷ lệ đóng góp vàodoanh thu ít nhất Tuy nhiên mức đóng góp của dịch vụ này vào doanh thu đang có chiềuhướng tăng nhẹ, theo đó lần lượt mức độ đóng góp vào doanh thu từ năm 2016-2019 lầnlượt là: 5.82%, 4.53%, 5.35% và cuối cùng là 6.32% Có thể thấy rằng cơ cấu doanh thucủa các dịch vụ đang chuyển dịch theo hướng giảm vai trò đóng góp của nhóm dịch vụgiao nhận và đặc biệt là dịch vụ vận tải sang nhóm các dịch vụ Ủy thác XNK và nhóm cácdịch vụ khác mà đặc biệt là dịch vụ tư vấn XNK

Trang 28

Biều đồ 1.2 Biểu đồ tỷ lệ đóng góp doanh thu theo cơ cấu dịch vụ năm 2017 và 2019

Dịch vụ ủy thác XNK

Dịch vụ khác

Nhìn vào biểu đồ trên ta có thể nhận thấy được những thay đổi trong hoạt độngcung cấp dịch vụ của công ty từ năm 2017 đến năm 2019 Nguyên nhân của sự thay đổi

Trang 29

này là do công ty có chiến lược tập trung vào những ngành dịch vụ có hiệu quả kinh tế cao,yêu cầu trình độ chuyên môn và năng lực hoạt động cao hơn trong chuỗi các dịch vụLogistics Theo đó công ty có chủ trương giảm sự ảnh hưởng của các dịch vụ chịu sự cạnhtranh lớn và chịu nhiều ảnh hưởng bởi yếu tố chi phí trong cơ cấu doanh thu của công ty.Công ty nhận thấy rằng việc phát triển các dịch vụ ở mức cao hơn trong chuỗi dịch vụLogistics như ủy thác XNK, vận tải đa trọn gói (“door to door” hay “port to port”…) sẽkéo theo các dịch vụ ăn theo khác như dịch vụ vận tải, dịch vụ giao nhận Đây là một chiếnlược hợp lý cho một công ty vừa và nhỏ như Minh Phú vừa đảm bảo định hướng hoànthiện dịch vụ Logistics vừa nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty Ngoài ra còn do xuhướng xử dụng trọng gói các dịch vụ Logistics của các doanh nghiệp Việt Nam ngày càngtăng.

Ngày đăng: 13/06/2021, 21:59

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w