1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

Noi dung day hoc van lop 1

5 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Có thể chia nội dung dạy học Học vần làm 3 phần : phần thứ nhất 6 bài đầu có nội dung làm quen với chữ cái e, b , các dấu thanh; phần thứ hai gồm 25 bài tiếp theo dành cho các chữ cái và[r]

(1)Nội dung dạy học vần lớp Chương trình Học vần lớp học 24 tuần, bao gồm 103 bài ứng với 206 tiết dạy, phân bố hai tập sách : 83 bài thuộc tập 1, 20 bài thuộc tập Có thể chia nội dung dạy học Học vần làm phần : phần thứ (6 bài đầu) có nội dung làm quen với chữ cái e, b , các dấu thanh; phần thứ hai gồm 25 bài dành cho các chữ cái và âm (cấu trúc âm tiết có vần là nguyên âm); phần thứ ba gồm 72 bài giới thiệu vần phức tạp và các tiếng có vần phức tạp dần Nếu lấy mục đích bài học làm tiêu chí phân loại, có thể chia các bài Học vần thành nhóm : Nhóm bài làm quen với chữ cái (và dấu thanh), nhóm bài dạy học Âm- vần và nhóm bài Ôn tập Qua 103 bài học, các kĩ sử dụng tiếng Việt ngày càng phát triển, tương ứng với nội dung ngày càng phức tạp các bài học âm, vần Nhóm bài làm quen với chữ cái Nhóm bài Làm quen với chữ cái bao gồm bài : Bài : Giới thiệu chữ e; Bài : chữ b; Bài 3: Dấu sắc; Bài : Dấu hỏi, dấu nặng; Bài : Dấu huyền, dấu ngã; Bài : Ôn các chữ cái và các dấu đã học Nội dung chủ yếu nhóm bài này là giới thiệu âm – chữ cái e, b và các dấu thanh, nguyên tắc ghép các chữ cái ghi âm để tạo thành tiếng có cấu tạo đơn giản nhất, mối liên quan tiếng và chữ thể tiếng Trong nhóm bài Làm quen, chữ e dạy trước chữ b, điều này nhằm đảm bảo nguyên tắc tiếng (có nghĩa) phân môn Học vần; từ bài đầu tiên, học sinh đã làm quen với tiếng có cấu tạo tối giản Các dấu giới thiệu nhiều bài để học sinh không bị rối việc nhận diện, đặc biệt là dấu có đường nét gần gũi Vì dụng ý này, hai dấu sắcvà huyền không giới thiệu cùng bài (hai dấu hỏi vàngã vậy) *Bài làm quen với chữ cái bố trí trên trang sách với cấu trúc chung Ví dụ : Bài trang 8,9- Sách Tiếng Việt 1, tập Trang (trang 8- Sách Tiếng Việt1, tập một) - Tranh minh họa để gợi ý tiếng mang chữ ghi âm dấu - Thể chữ ghi âm (theo kiểu chữ in thường ) dấu ghi cần làm quen - Chữ viết thể mô hình kết hợp các âm và đã làm quen tạo thành tiếng (bắt đầu từ bài 2) - Thể chữ ghi âm, dấu ghi chữ ghi tiếng làm quen (kiểu chữ ghi thường viết tay, trên dòng kẻ ô li) Trang (trang 9- Sách Tiếng Việt 1, tập một) (2) Tranh gợi ý chủ đề luyện nói (Từ bài có từ gợi ý chủ đề luyện nói) Nhóm bài Âm- vần Trong nhóm bài Âm- vần cac bài học âm, chữ ghi âm và các bài học vần, chữ ghi vần Các bài học âm, chữ ghi âm phân bố từ bài 7- bài 28, giới thiệu nguyên âm, phụ âm, ghi nguyên âm, phụ âm và cấu trúc tiếng có vần là âm Các bài học vần giới thiệu cấu trúc tiếng có âm trở lên phân bố từ bài 29 trở (để tiện cho việc dạy học, các vần có nguyên âm đôi ia, ua, ưacũng sách giáo khoa Tiếng Việt coi vần gồm có hai âm) a Mục đích nhóm bài học âm, chữ ghi âm là giới thiệu đầy đủ các chữ cái dùng tiếng Việt (riêng các chữ ă, â, p, đặc điểm riêng chúng, giới thiệu muộn các chữ cái khác), đồng thời giới thiệu kiểu tiếng có cấu tạo mở Với chữ cái đã trang bị, mặt lí thuyết, học sinh có thể tự hoàn thiện kĩ đọc, viết tiếng Việt thông qua việc tự học Các chữ cái phần âm và chữ ghi âm xếp theo trình tự sau: - Các chữ cái có nét thắt → các chữ cái có nét móc → các chữ cái có nét cong - Các chữ cái đơn → các tập hợp chữ cái (ghi âm vị) - Các chữ cái không có dấu phụ → các chữ cái có dấu phụ - Các chữ có ít nét → các chữ có nhiều nét - Các chữ ghi âm có thực nhiều tiếng → Các chữ cái ghi âm có thực ít tiếng - Các chữ ghi âm có các tiếng xuất với tuần số cao → các chữ ghi âm có các tiếng xuất với tần số thấp lời nói - Các chữ ghi âm có nhiều tiếng quen thuộc với trẻ em→ các chữ ghi âm có ít tiếng quen thuộc với trẻ em b Bài học dạy âm vần (từ bài 29 đến bài 103) giới thiệu cấu trúc các tiếng có vần mở (cấu tạo vần là nguyên âm đôi : ia, ua, ưa), vần nửa mở (có âm cuối viết là i, y, o,u), vần nửa đóng (có âm cuối viết là m, n, ng, nh), vần đóng (có âm cuối viết là p, t, c, ch) Nếu dựa vào kiểu cấu tạo phần vần các tiếng giới thiệu bài học, có thể chia các bài học vần thành loại bài : - Loại bài giới thiệu vần là nguyên âm đôi (không có âm cuối) - Loại bài giới thiệu các vần không chứa âm đệm - Loại bài giới thiệu các vần chứa âm đệm Trình tự các bài vần xếp sau : (3) Vần không có âm đệm : - Vần kết thúc a (vần là nguyên âm đôi)- (ia, ua, ưa) - Vần kết thúc i/y – (oi, ai, ôi, ơi,ui, ưi, uôi, ươi, ay, ây) - Vần kết thúc o/u – (eo, ao, au, âu, iu, êu, iêu, yêu, ưu, ươu) - Vần kết thúc n (on, an, ân, ăn, ôn, ơn, en, ên, in, un, iên, yên, uôn, ươn) - Vần kết thúc ng/nh (ong, ông, ăng, âng, ung, ưng, eng, iêng, uông, ương, ang, anh, inh, ênh) - Vần kết thúc m (om, am, ăm, âm, ôm, ơm, em, êm, im, um, iêm, yêm, uôm, ươm) - Vần kết thúc t (ot, at, ăt, ât, ôt, ơt, et, êt, ut, ưt, it, iêt, uôt, ươt) - Vần kết thúc c/ch (oc, ac, ăc, âc, uc, ưc, ôc, uôc, iêc, ươc, ach, ich, êch) - Vần kết thúc p (op, ap, ăp, âp, ôp, ơp, ep, êp, ip, up, iêp, ươp) Vần có âm đệm (vần có âm đệm viết o xuất trước vần có âm đệm viết u, trình tự xếp theo nguyên tắc trên): - oa, oe, oai, oay, oan, oăn, oang, oăng, oanh, oach, oat, oăt - uê, uy, uya, uân, uyên, uât, uyêt, uynh, uych *Cấu trúc bài Âm- vần : Mặc dù có mục đích, nhiệm vụ và nội dung cụ thể khác các bài dạy học âm vần, chữ ghi âm và các bài dạy vần xây dựng theo cùng mô hình cấu trúc, bài học trình bày trên hai trang sách theo cấu trúc sau : Ví dụ : Bài 41, sách Tiếng Việt 1- tập một, trang 84, 85 Trang (Bài 41, sách Tiếng Việt 1- tập một, trang 84) - Các đơn vị chữ ghi âm/ vần dạy bài - Tiếng chứa các đơn vị chữ dạy bài (tiếng khóa) - Tranh minh họa cho từ chứa tiếng chứa đơn vị chữ học bài - Từ chứa tiếng chứa đơn vị chứa đơn vị chữ học bài (từ khóa) - Từ/ ngữ ứng dụng chứa đơn vị chữ vừa học Trang ( Bài 41, sách Tiếng Việt 1- tập một, trang 85) - Tranh minh họa câu/ đoạn chứa đơn vị chữ vừa học (4) - Câu/ đoạn chứa đơn vị chữ vừa học (câu đoạn ứng dụng) - Chủ đề luyện nói - Tranh minh họa chủ đề luyện nói Các bài Ôn tập nhằm củng cố cách đọc tiếng/ từ ngữ/ bài đọc ứng dụng, cách viết chữ, rèn kĩ nghe nói các chủ đề liên quan đến nhóm vần cần ôn Ở phần Âm và chữ ghi âm, sau bài học âm, chữ lại có bài ôn tập Điều này dựa trên phân bố nội dung học tập tuần và có chú ý thích đáng tới tính hệ thống nhóm chữ Từ bài 29 trở đi, các bài ôn tập không xếp đặn trên Sở dĩ có thay đổi này là vì các bài học vần tập hợp theo kiểu kết thúc các vần Các bài ôn tập phải xuất sau học hết kiểu vần Vì số lượng vần kiểu vần không và thường lớn nên không thể xếp đặn sau bài học vần lại có bài ôn tập giống phần âm và chữ ghi âm *Cấu trúc bài Ôn tập : Các bài Ôn tập âm/ vần đã học có cấu trúc sau: Ví dụ : Bài 103, sách Tiếng Việt 1tập hai Trang : - Tiêu đề ôn tập - Mô hình tiếng/ vần chứa đơn vị mẫu đã học - Tranh minh họa (hoặc gợi ý) từ chứa tiếng/ vần chứa đơn vị mẫu đã học - Bảng ôn tập các kết hợp cùng loại - Từ ngữ ứng dụng chứa các kết hợp cùng loại - Thể chữ viết thường các đơn vị cùng loại Trang : - Tranh minh họa câu/ đoạn ứng dụng chứa các tiếng có âm/ vần cùng loại vừa ôn - Câu/ đoạn ứng dụng chứa các tiếng có âm/ vần cùng loại vừa ôn - Nhan đề truyện kể - Tranh minh họa cho truyện kể Nguồn tài liệu : PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TIẾNG VIỆT Ở TIỂU HỌC I Lê Phương Nga (Chủ biên)- Lê A- Đặng Kim Nga- Đỗ Xuân Thảo (5) (6)

Ngày đăng: 13/06/2021, 01:57

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w