Tôi là một GV đang giảng dạy tại trường Cao đẳng Sư pha ̣m Đông Khăm Sạng Thủ đô Viêng Chăn, tôi rất quan tâm đến việc bồi dưỡng năng lực sử dụng thí nghiệm trong dạy học vật lí ở trườn
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
Trang 2ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Văn Khải
THÁI NGUYÊN - 2016
Trang 3L ỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình khoa học nghiên cứu của riêng tôi dưới
sự hướng dẫn của PGS TS Nguyễn Văn Khải Các kết quả, số liệu thực nghiệm là trung thực chưa từng được công bố trong các công trình khoa học khác
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2016
Tác giả luận văn
XAIYASENG OUNTAO
Trang 4L ỜI CẢM ƠN
Trước tiên tôi xin dành lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến PGS
TS Nguyễn Văn Khải - người Thầy hướng dẫn đã tận tình chỉ bảo và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này
Cảm ơn sự giúp đỡ của các thầy cô giáo giảng dạy cao học Vật lí giáo dục khóa 22 cùng các bạn học viên trong quá trình học tập và trau dồi kiến thức tại trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên đã cho tôi nhiều kinh nghiệm và tiếp cận
với những kiến thức khoa học mới
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến gia đình tôi, những người thân yêu nơi quê nhà hết sức ủng hộ, là nguồn động viên tinh thần lớn lao, luôn bên cạnh tiếp thêm cho tôi sức mạnh để hoàn thành tốt luận văn này
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2016
Tác giả luận văn
XAIYASENG OUNTAO
Trang 5M ỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT iv
DANH MỤC CÁC BẢNG v
DANH MỤC CÁC HÌNH vi
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 2
3 Giả thuyết khoa học 3
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 3
5 Nhiệm vụ nghiên cứu 3
6 Phương pháp nghiên cứu của đề tài 4
7 Đóng góp của đề tài 4
8 Cấu trúc của luận văn 5
Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIẾN CỦA VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC HỌC PHẦN “THÍ NGHIỆM VẬT LÍ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ” CHO SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM (CHDCND LÀO) 6
1.1 Tổng quan về các vấn đề nghiên cứu 6
1.1.1 Phương pháp thực nghiệm trong vật lí học 6
1.1.2 Sự ra đời của phương pháp thực nghiệm trong sự phát triển của Vật lí học 7
1.1.3 Phương pháp thực nghiệm trong dạy học vật lí 9
1.2 Thí nghiệm trong dạy học vật lí ở trường phổ thông 11
1.2.1 Khái niệm thí nghiệm vật lí 12
1.2.2 Vai trò của thí nghiệm trong dạy học vật lí ở trường phổ thông 12
Trang 61.2.3 Các chức năng của thí nghiệm trong dạy học vật lí 13
1.2.4 Các giai đoạn của phương pháp thực nghiệm trong dạy học vật lí 13
1.2.5 Các loại thí nghiệm được sử dụng trong dạy học vật lí 16
1.3 Vị trí và vai trò của học phần “Thí nghiệm vật lí ở trường trung học cơ sở” trong đào tạo sinh viên vật lí trường cao đẳng sư phạm 18
1.3.1 Vị trí học phần thí nghiệm vật lí phổ thông trong chương trình đào tạo giáo viên vật lí 18
1.3.2 Vai trò của học phần “Thí nghiệm vật lí ở trường trung học cơ sở” 19
1.3.3 Định hướng một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học học phần “Thí nghiệm vật lí ở trường trung học cơ sở” cho SV CĐSP (CHDCND Lào) 19
1.3.4 Nâng cao chất lượng dạy học học phần “Thí nghiệm vật lí ở trường trung học cơ sở” cho SV CĐSP (CHDCND Lào) 22
1.4 Khảo sát thực trạng dạy học học phần “Thí nghiệm vật lí ở trường trung học cơ sở” cho sinh viên trường cao đẳng sư phạm Đông-Kham-Sang thủ đô Viêng Chăn (CHDCND Lào) 23
1.4.1 Mục đích khảo sát 23
1.4.2 Đối tượng khảo sát 23
1.4.3 Phương pháp khảo sát 23
1.4.4 Kết quả khảo sát và đánh giá 23
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 24
Chương 2: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC HỌC PHẦN “THÍ NGHIỆM VẬT LÍ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ” (PHẦN CƠ HỌC - LỚP 8 THCS) CHO SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM (CHDCND LÀO) 26
2.1 Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học học phần “Thí nghiệm vật lí ở trường trung học cơ sở” (phần Cơ học - môn Khoa học tự nhiên lớp 8) cho sinh viên trường cao đẳng sư phạm (CHDCND Lào) 26
Trang 72.1.1 Biện pháp 1: Phát triển “Kĩ năng sử dụng thí nghiệm nghiên cứu vật
lí ở trường phổ thông” cho sinh viên 26
2.1.2 Biện pháp 2: Phát triển “Kĩ năng thiết kế phương án sử dụng thí nghiệm trong dạy học” cho SV 26
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 56
Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 57
3.1 Mục đích thực nghiệm sư phạm 57
3.2 Đối tượng và thời gian tiến hành thực nghiệm sư phạm 57
3.3 Phương pháp tiến hành thực nghiệm sư phạm 57
3.4 Đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm 58
3.4.1 Đánh giá định tính 58
3.4.2 Đánh giá định lượng 58
3.5 Tiến hành 59
3.5.1 Chọn đối tượng TNSP 59
3.5.2 Chọn bài giảng 60
3.6 Kết quả và xử lý kết quả TNSP 60
3.6.1 Kết quả đánh giá tính tích cực của HS trong giờ học 60
3.6.2 Kết quả thực nghiệm bài 1 61
3.6.3 Kết quả bài kiểm tra lần thứ 2 64
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 69
I Kết luận 69
II Kiến nghị 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO 71 PHỤ LỤC
Trang 9DANH M ỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 Các cấp độ mục tiêu kĩ năng sử dụng thí nghiệmtrong dạy học
vật lí ở trường phổ thông 20
Bảng 1.2 Các kĩ năng sử dụng thí nghiệm cần tập trung rèn luyệncho SV CĐSP (CHDCND Lào) khi dạy học học phần “Thí nghiệm vật lí ở trường trung học cơ sở” 21
Bảng 3.1: Chất lượng học tập 59
Bảng 3.2: Bảng tổng kết một số kết quả điều tra định tính 60
Bảng 3.3 Bảng phân phối thực nghiệm - Bài kiểm tra lần thứ 1 61
Bảng 3.4 Bảng xếp loại - Bài kiểm tra lần thứ 1 61
Bảng 3.5 Bảng phân phối tần suất - Bài kiểm tra lần thứ 1 62
Bảng 3.6 Bảng tính kết quả các tham số thống kê - Bài kiểm tra lần thứ 1 63
Bảng 3.7 Bảng phân phối thực nghiệm - Bài kiểm tra lần thứ 2 64
Bảng 3.8 Bảng xếp loại - Bài kiểm tra lần thứ 2 64
Bảng 3.10 Bảng tính kết quả các tham số thống kê - Bài kiểm tra lần thứ 1 65
Bảng 3.11 Bảng tổng hợp các thông số thống kê qua 2 lần kiểm tra TNSP 66
Trang 10DANH M ỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1 Chu trình sáng tạo khoa học vật lí 16
Hình 1.2 Sơ đồ vị trí học phần thí nghiệm vật lí phổ thôngtrong chương trình đào tạo giáo viên vật lí 18
Biều đồ 3.1 Biểu đồ xếp loại học tập lần 1 62
Đồ thị 3.1 Đồ thị phân bố tần suất lần 1 63
Đồ thị 3.2 Đồ thị phân bố tần suất - Bài kiểm tra lần thứ 2 65
Trang 11M Ở ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Đất nước Lào đang trong thời kỳ đổi mởi, đẩy mạnh phát triển, đòi hỏi xã hội phải tạo ra nguồn nhân lực có trình độ cao Điều đó đồng nghĩa với ngành Giáo dục và đạo tạo cần phải có sự đổi mới vể mọi mặt, nhằm đào tạo người lao động có đủ kiển thức, năng lực sáng tạo, trí tuệ và phẩm chất đạo đức tốt, đáp ứng được yêu cầu nhân lực của đất nước và phù hợp với bốn trụ cột giáo dục của UNESCO trong thế kỷ XXI (HỌC để biết, học để làm, học để cùng chung sống
và học để khẳng định mình)
Mặt giáo dục là lĩnh vực trách nhiê ̣m phát triển khả năng nhâ ̣n thức của con người và trung tâm của sự thực hành sứ mệnh li ̣ch sử, Đảng Nhân dân Cách mạng Lào đã dự định những mục tiêu bao gồm nội dung sau:
Đến năm 2015 phải hoàn thành thực hành giáo dục tiểu học bắt buộc và
đa phần nhân dân phải tốt nghiê ̣p trường trung học cơ sở Đa ̣t được mục tiêu phát triển thiên niên kỷ, mọi người Lào phải tốt nghiê ̣p trường tiểu học và có sự bình đẳng giữa nam - nữ trong học tập Với mong muốn trên, nhà nước Công hòa Dân chủ nhân dân (CHDCND) Lào đã đề ra chiến lược phát triển nguốn nhân lực từ
2006 - 2015 có 4 hướng: đổi mới nội dung dạy học trong chương trình giáo dục của CHDCND Lào, giáo dục phổ thông kéo dài 12 năm; hai là khuyến khích và
mở rộng cơ hội cho mọi người được học tập, cái thiện chất lượng và liên kết giáo dục; ba là tổ chức chiến lược khoa học giáo dục và kế hoạch hành động của khoa học giáo dục; bốn là chủ ý mở rộng các trường kỹ thuật và đạo tạo dạy nghề
Trong quá trình đổi mới PPDH, thì phương tiện dạy học (PTDH) đóng một vai trò hết sức quan trọng Sử dụng PTDH không chỉ giúp học sinh nâng cao hiệu quá học tập mà còn hướng vào việc hình thành cho HS kĩ năng sử dụng các phương trện học tập và hoạt động thực tiễn
Thực trạng giáo dục nước CHDCND Lào cho thấy việc giảng dạy kiến
Trang 12thức nói chung và kiến thức vật lí nói riêng được tiến hành trong điều kiện mà
HS ít có điều kiện để nghiên cứu, quan sát và tiến hành thí nghiệm (TN) vật lí đặc biệt đối với HS THPT Để giải quyết được vấn đề này đòi hỏi cần thiết phải đổi mới PPDH với sự góp phần quan trọng của TN vật lí
Đối với môn Vật lí là một môn khoa học thực nghiệm, các khái niệm vật
lí, các định luật vật lí, các lí thuyết vật lí, các ứng dụng kĩ thuật của vật lí đều phải gắn với TN Vì vậy, việc tăng cường sử dụng TN trong DH là vấn đề then chốt của việc đổi mới PPDH Bên cạnh việc xây dựng các phương án thí nghiệm (PATN) bằng các TN có sẵn thì việc nghiên cứu chế tạo một số TN đơn giản từ những vật liệu dễ kiếm, rẻ tiền là một nhiệm vụ có tác dụng trên nhiều mặt, đặc biệt phát huy tính tích cực (PHTTC) trong hoạt động nhận thức và khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho HS
Nước CHDCND Lào có 8 trường Cao đẳng Sư pha ̣m, trong đó, trường Cao đẳng Sư phạm Đông Khăm Sạng (Thủ đô Viêng Chăn) là trường Cao đẳng sư phạm được xây dựng và đào tạo sinh viên học sư phạm để đi làm giáo viên dạy học sinh tại các trường trung học cơ sở Cũng như nhiều địa phương trên cả nước, các trường THCS trên địa bàn Thủ đô được cung cấp các thiết bị thí nghiệm Vật lí Các thiết
bị đó thường không đầy đủ cho các bài, chưa đáp ứng nhu cầu quan sát trực quan của nhiều nội dung kiến thức Tôi là một GV đang giảng dạy tại trường Cao đẳng
Sư pha ̣m Đông Khăm Sạng (Thủ đô Viêng Chăn), tôi rất quan tâm đến việc bồi dưỡng năng lực sử dụng thí nghiệm trong dạy học vật lí ở trường trung học cơ sở
cho sinh viên nên tôi chọn đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học
h ọc phần “Thí nghiệm vật lí ở trường trung học cơ sở” cho sinh viên vật lí trường cao đẳng sư phạm (CHDCND Lào)”
2 M ục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận về phương pháp thực nghiệm và thực trạng
sử dụng thí nghiệm vật lí ở các trường THCS và trong đào tạo giáo viên vật lí,
đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng dạy học học phần “Thí nghiệm vật lí
Trang 13ở trường Trung học cơ sở” cho sinh viên vật lí Trường Cao đẳng sư phạm (CHDCND Lào)
3 Gi ả thuyết khoa học
Nếu làm rõ được thực trạng sử dụng thí nghiệm vật lí ở các trường THCS
và trong đào tạo giáo viên vật lí , đồng thời dựa trên lí luận về phương pháp thực nghiệm dạy học vật lí thì có thể đề xuất được các biện pháp để nâng cao chất lượng dạy học học phần “Thí nghiệm vật lí ở trường Trung học cơ sở” cho sinh viên vật lí Trường Cao đẳng sư phạm (CHDCND LÀO)
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
4.1 Đối tường
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quá trình dạy học học phần “Thí nghiệm vật lí ở trường Trung học cơ sở” cho sinh viên vật lí Trường Cao đẳng sư phạm (CHDCND Lào);
4.2 Ph ạm vi nghiên cứu của đề tài
Quá trình dạy học học phần “Thí nghiệm vật lí ở trường Trung học cơ sở” liên quan tới các kiến thức phần Cơ học môn Khoa học tự nhiên lớp 8 cho sinh
viên vật lí Trường Cao đẳng sư phạm (CHDCND Lào);
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Nghiên cứu lý luận về phương pháp thực nghiệm trong dạy học vật lí
5.4.Tiến hành thực nghiệm sư phạm để kiểm tra giả thuyết khoa học và
Trang 14tính khả thi, hiệu quả của các biện pháp đã đề xuất và triển khai
6 Phương pháp nghiên cứu của đề tài
6.1 Nghiên cứu lí thuyết
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về phương pháp thực nghiệm trong dạy học vật
lí ở trường phổ thông
- Nghiên cứu các văn kiện của Đảng, chính sách của Nhà nước cùng với các chỉ thị của Bộ Giáo dục và Thể thao về vấn đề đổi mới phương pháp DH hiện nay ở trường Cao đẳng sư phạm (CHDCNH Lào)
- Nghiên cứu mục tiêu, nội dung và nhiệm vụ của học phần “Thí nghiệm vật
lí ở trường Trung học cơ sở” trong chương trình đào tạo sinh viên vật lí Trường Cao đẳng sư phạm Đông-Kham-Sang Thủ đô Viêng chăn (CHDCND LÀO)
6.2 Phương pháp thực nghiệm sư phạm
- Điều tra khảo sát thực tế (nghiên cứu các thiết bị thí nghiệm vật lí (Phần
Cơ học môn Khoa học tự nhiên lớp 8 hiện có ở một số trường phổ thông và của trường Cao đẳng sư phạm Đông Kham Sang thủ đô Viêng-chăn (CHDCNH Lào)
- Dự giờ, tham khảo giáo án dạy học, trao đổi với GV về thực tế sử dụng thí nghiệm trong dạy học vật lí ở trường THCS và trường Cao đẳng sư phạm Đông Kham Sang thủ đô Viêng-chăn (CHDCNH Lào)
- Tổ chức thực nghiệm sư phạm để kiểm tra tính khả thi của các biện pháp
đã đề xuất và giả thuyết khoa học
6.3 Phương pháp thống kê toán học
- Sử dụng phương pháp thống kê để đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm
7 Đóng góp của đề tài
- Góp phần làm rõ hơn cơ sở lý luận của việc sử dụng thí nghiệm trong
dạy học vật lí ở trường THCS và trong đào tạo giáo viên vật lí ở CHDCND Lào
- Đề xuất được một số biện pháp để nâng cao chất lượng dạy học học phần
“Thí nghiệm vật lí ở trường Trung học cơ sở” cho sinh viên vật lí Trường Cao
Trang 15đẳng sư phạm Đông-Kham-Sang Thủ đô Viêng chăn (CHDCND LÀO)
- Có thể làm tài liệu tham khảo cho GV dạy bộ môn Vật lí ở các trường THCS,THPT trong cả nước
8 C ấu trúc của luận văn
Luận văn được trình bày gồm các phần: Phần mở đầu, 3 chương, phần phụ
lục và tài liệu tham khảo Cụ thể như sau:
M ở đầu
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc nâng cao chất lượng dạy
học học phần “Thí nghiệm vật lí ở trường Trung học cơ sở” cho sinh viên trường
Cao đẳng sư phạm (CHDCND Lào)
Chương 2: Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học phần “Thí
nghiệm vật lí ở trường trung học cơ sở” (phần Cơ học lớp 8 - THCS) cho sinh viên sư phạm trường cao đẳng sư phạm (CHDCND Lào)
Chương 3: Thực Nghiệm Sư phạm
K ết luận chung và kiến nghị
Tài liệu tham khảo
Ph ụ lục
Trang 161.1 T ổng quan về các vấn đề nghiên cứu
1.1.1 Phương pháp thực nghiệm trong vật lí học
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam (Nxb Từ điển bách khoa, Hà Nội, 2005): “Thực nghiệm (là) phương thức nghiên cứu các đối tượng vật chất, bao
gồm việc: tạo ra những điều kiện cần thiết; dùng các phương tiện kĩ thuật để tác động vào đối tượng hoặc tái tạo lại đối tượng; loại trừ những yếu tố ngẫu nhiên; quan sát và đo đạc các thông số bằng những phương tiện kĩ thuật tương ứng
Thực nghiệm có thể mô hình hóa đối tượng Thực nghiệm là một mặt của hoạt động thực tiễn, là cội nguồn của nhận thức và là tiêu chuẩn đánh giá tính chân
thực của các giả thuyết và lí thuyết”
Theo Ruzavin (“Các phương pháp nghiên cứu khoa học”, Nxb Khoa học
kĩ thuật, Hà Nội, 1983, trang 30 - 31):
“Nhận thức thực nghiệm được thực hiện trong quá trình thí nghiệm, hiểu theo nghĩa rộng nhất, có nghĩa là sự tương tác giữa chủ thể và khách thể, trong
đó chủ thể không chỉ phản ánh khách thể một cách thụ động mà còn chủ động làm thay đổi, cải tạo nó”;
“Trong khoa học, các hình thức nghiên cứu thực nghiệm chủ yếu là quan sát và thực nghiệm” Do vậy, Ruzavi G.I cho rằng, các phương pháp nghiên cứu
thực nghiệm bao gồm quan sát, thí nghiệm và các phép đo Cụ thể là:
+ “Quan sát là một phương pháp thực nghiêm ban đầu vì nó bao hàm cả trong thí nghiệm lẫn trong các phép đo, trong khi đó bản thân các quan sát có thể được tiến hành ngoài thí nghiệm và không đòi hỏi các phép đo”; “Quan sát khoa học là sự tri giác có mục đích rõ ràng và có tổ chức các sự vật và hiện tượng của thế giới xung quanh”;
Trang 17+ “Thí nghiệm là một phương pháp đặc biệt của nghiên cứu thực nghiệm
có đặc điểm là nó đảm bảo khả năng tác động thực tế một cách chủ động lên các
hiện tượng và quá trình nghiên cứu” (trang 46, sách đã dẫn);
+ “ Đo là quá trình tìm mối quan hệ giữa một đại lượng nhất định với
một đại lượng khác cùng loại, được lấy làm đơn vị đo Kết quả đo biểu thị bằng
một số nào đó và nhờ đó, có thể xử lý bằng toán học các kết quả này Nhưng trong những trường hợp cá biệt, người ta gọi mọi phương pháp gán cho các đối tượng được nghiên cứu và cho các tính chất của chúng một con số theo các qui tắc nào đó là một phép đo (chẳng hạn, trong nghiên cứu xẫ hội học, tâm lí học
thực nghiệm và những khoa học nhân văn khác), (trang 73, sách đã dẫn)
Trong luận văn chúng tôi sẽ vận dụng các luận điểm nêu trên trong xây
dựng các biện pháp phát triển kĩ năng thực nghiệm vật lí cho học sinh năng khiếu vật lí ở các trường chuyên của CHDCND Lào
1.1.2 Sự ra đời của phương pháp thực nghiệm trong sự phát triển của Vật lí học
Thời cổ đại, khoa học chưa phân ngành và chưa tách khỏi triết học, mục đích của nó là tìm hiểu và giải thích thiên nhiên một cách toàn bộ mà chưa đi vào từng lĩnh vực cụ thể Trong xã hội chiếm hữu nô lệ, lao động chân tay bị coi khinh vì đó là lao động của tầng lớp nô lệ, coi trọng hoạt động tinh tế của trí óc
Do đó nhiều nhà hiền triết cho rằng có thể dùng sự suy lý, sự tranh luận để tìm
ra chân lý mà không coi trọng thí nghiệm Trong cuốn “Vật li học”, Aristote (384-322 TCN),một đại biểu tiêu biểu cho nền khoa học cổ đại, cũng không đùng thí nghiệm mà đi đến kết luận bằng cách lập luận
Sang thời trung đại, tư tưởng của Aristote trở thành những giáo điều bất khả xâm phạm Giáo hội Gia tô có một địa vị tối cao trong đời sống xã hội và coi
"Khoa học là đẩy tớ cúa giáo lí” Tuy vậy, trong thời này cũng có những người muốn tìm những con đường mới hơn để đi đến nhận thức khoa học như Roger Bacon (1214 - 1294) cho răng khoa học không chi có nhiệm vụ bình giải lời lẽ
Trang 18của những kẻ có uy tín, khoa học phải được xây đựng trên cơ sở lập luận chặt chẽ và thí nghiệm chính xác Và vì vậy, ông bị giáo hội lên án và bị cầm tù hơn
20 năm tới khi 74 tuổi
Đên thế ký XVII, (ìalile (1564-1642) đã xây dựng những cơ sờ của một nềnvật lí học mới - vật lí học thực nghiệm- chân chính, thay thế cho vật lí học của Aristote bằng hàng loạt các nghiên cứu về thiên văn học, cơ học, âm học, quang học
Galile cho rằng muốn hiểu biết thiên nhiên phải trực tiếp quan sát thiên nhiên, phải làm thí nghiệm, phái “hỏi thiên nhiên” chứ không phải hỏi Aristote hoặc kinh thánh Trước một hiện tượng tự nhiên cần tìm hiểu, Galile bắt đầu bằng quan sát để xác định rõ vấn để cần nghiên cứu, đưa ra một cách giải thích
lý thuyết có tính chất dự đoán Từ lý thuyết đó, ông rút ra những kết luận có thể kiểm tra được bằng thực nghiệm Sau đó, ông bố trí thí nghiệm thích hợp, tạo điều kiện thí nghiệm và phương tiện thí nghiệm tốt nhất để có thể đạt kết quả chính xác tin cậy được Cuối cùng, ông đối chiếu kết quả thu được bằng thực nghiệm với lý thuyết ban đầu
Phương pháp của Galile có tính hệ thống, tính khoa học, có chức năng nhận thức luận, tổng quát hóa về mặt lý thuyết những sự kiện thực nghiệm và phát hiện ra bản chất của sự vật hiện tượng Về sau, các nhà khoa học khác đã kế thừa phương pháp đó và xây dựng cho hoàn chỉnh hơn Những thành tựu ban đầu cúa vật lí học thực nghiệm đã khiến cho thế kí XVII trở thành thế kỉ của cuộc cách mạng khoa học thắng lợi với các đại diện tiêu biểu: Torricelli (1608 - 1662), Pascal (1623 - 1662), Otto Guericke (1602 - 1685), Boyle (1627 - 1691), Gilbeit (1540 - 1603)
Như vậy, phương pháp thực nghiệm với tư cách lả một phương pháp nhận thức khoa học đã ra đời và không những thành công trong sự phát triển của vật
lí học cố điển mà vẫn còn có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trinh nghiên cứu vật lí học hiện đại
Trang 191.1.3 Phương pháp thực nghiệm trong dạy học vật lí
Có nhiều nghiên cứu về vận dụng phương pháp thực nghiệm trong dạy học vật lí ở nhà trường phổ thông
Ở Việt Nam đã có nhiều nhà khoa học giáo dục quan tâm nghiên cứu về phương pháp thực nghiệm trong dạy học vật lí Các tác giả đã làm rõ các khái niệm phương pháp thực nghiệm, thí nghiệm; đã chỉ ra vai trò to lớn của phương pháp thực nghiệm trong dạy học vật lí; đã chỉ ra các giai đoạn của phương pháp dạy học dựa trên phương pháp thực nghiệm, Theo tác giả Nguyễn Đức Thâm
và Nguyền Ngọc Hưng thì phán biệt phương pháp thực nghiệm theo nghĩa rộng
và nghĩa hẹp “Theo nghĩa rộng, phương pháp thực nghiệm có thể bao gồm từ những ý tưởng ban đầu của các nhà khoa học cho đến kết luận cuối cùng Theo nghĩa hẹp, phương pháp thực nghiệm có thể hiểu như sau: từ lý thuyết đã biết suy ra hệ quả và dùng thí nghiệm để kiếm tra hệ quả Các nhà thực nghiệm không nhất thiết tự mình xây dựng giả thuyết mà giả thuyết đó đã có người khác đề ra rồi nhưng chưa kiếm tra được Nhiệm vụ của nhà vật lí thực nghiệm lúc này là
từ giả thuyết đã có suy ra hệ quà có thể kiểm tra được và tìm cách bố trí thí nghiệm khéo léo, tinh vi để quan sát được hiện tượng do lý thuyết dự đoán và thực hiện các phép đo chính xác” [3] Theo tác giả Phạm Hữu Tòng: “Nếu nhà khoa học dựa trên việc thiết kể (nghĩ ra) phương án thí nghiệm khả thi và tiến hành thí nghiệm (thao tác với các vật thể, thiết bị dụng cụ, quan sát, đo đạc) để thu được thông tin và rút ra câu trả lời cho vấn đề đặt ra (nó là một nhận định về một tính chất, một mối liên hệ, một nguyên lí nào đó, cho phép đề xuất một kết luận mới hoặc xác minh một giả thuyết, một phỏng đoán khoa học nào đó) thi phương pháp nhận thức trong trường hợp này được gọi là phương pháp thực nghiệm” [28, tr 125] Nhưng mặc dù phát biểu theo cách nào thì các yếu tố cơ bản của PPTN trong nghiên cứu khoa học, và dựa vào đó vận dụng vào dạy học vật lí, cũng bao gồm:
+ Vấn đề cần giải đáp hoặc giả thuyết cần kiếm tra
Trang 20+ Xử lý một giả thuyết đề có thể đưa nó vào kiểm tra bằng thực nghiệm + Xây dựng (thiết kế) phương án thí nghiệm cho phép thu lượm thông tin cần thiết cho sự xác lập giả thuyết hoặc kiểm tra già thuyết
+ Tiến hành thí nghiệm và ghi nhận kết quả (quan sát, đo )
+ Phân tích kết quả và kết luận
Cũng có nhiều luận văn Thạc sĩ, luận án tiến sĩ nghiên cứu vận dụng phương pháp thực nghiệm trong dạy học vật lí ở trường phổ thông Một số luận văn Thạc sĩ: Ngô Văn Lý (1999): “Phát triển tư duy học sinh trung học cơ sở miền núi khi tiến hành thí nghiệm biểu diễn” (ĐHSP ĐH Thái Nguyên);Vũ Thị Xuyên (2000): “ Hình thành và phát triển phương pháp thí nghiệm vật lí cho học sinh lớp 9 trung học cơ sở miền núi” (ĐHSP ĐH Thái Nguyên); Phạm Thị Huệ (2005): “Thiết kế phần mềm thí nghiệm Vật lí ảo dạy học bài “Cảm ứng từ, định luật Ampe” theo hướng dạy học đặt và giải quyết vấn đề” (ĐHSP ĐH Thái Nguyên); Trần Thị Nhàn (2009): “Sử dụng một số phần mềm dạy học kết hợp với thí nghiệm thực khi dạy phần “Điện tích - Điện trường” (Sách giáo khoa Vật
lí 11 nâng cao) nhằm phát huy tính tích cực, tự lực nhận thức của học sinh” (ĐHSP ĐH Thái Nguyên); Trịnh Phi Hiệp (2011): “Nghiên cứu chế tạo và sử dụng một số dụng cụ thí nghiệm đơn giản kết hợp ứng dụng CNTT để dạy học các kiến thức phần “Điện tích - Điện tường” Vật lí 11 THPT” (ĐHSP ĐH Thái Nguyên); Bùi Thị Kim Dung (2011): “ Nghiên cứu xây dựng một số thí nghiệm đơn giản kết hợp ứng dụng CNTT để dạy học phần nhiệt học ở trường THCS miền núi” (ĐHSP ĐH Thái Nguyên); Hoàng Thanh Lâm (2012): “Phối hợp phương pháp thực nghiệm và mô hình khi dạy một số kiến thức về Nhiệt học nhằm phát huy tính tích cực sáng tạo của học sinh THCS miền núi” (ĐHSP ĐH
Thái Nguyên)
Cũng có nhiều nghiên cứu về “Thí nghiệm Vật lí phổ thông” ở Việt Nam
và ở Lào: XIAYALEE Thong phanh (Năm 2014 ): “Hướng dẫn học sinh chế tạo
và sử dụng một số dụng cụ thí nghiệm đơn giản trong học tập chương dòng điện
Trang 21xoay chiều ( ); Lasasan Insong (2015): “Nâng cao năng lực chế tạo và sử dụng các thí nghiệm đơn giản cho sinh viên Cao đẳng sư phạm nước CHDCND Lào khi dạy học phần Điện học Khoa học tự nhiên lớp 8 (ĐHSP ĐH Thái Nguyên); Simisay Chanthavong (2015): “Tổ chức dạy học một số kiến thức về “các định luật bảo toàn” (vật lí THPT) nhằm phát triển kĩ năng vận dụng phương pháp thực nghiệm vật lí cho học sinh trường năng khiếu (CHDCND LÀO)” (ĐHSP ĐH Thái Nguyên); Phạm Kim Chung (2011): “Đề xuất và thử nghiệm các biện pháp phát triển kĩ năng sử dụng thí nghiệm trong dạy học cho sinh viên sư phạm vật lí khi dạy học học phần “Thí nghiệm vật lí phổ thông” (Phần Động học, Động lực học, Các định luật bảo toàn) (ĐHSP Hà Nội)
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên đều đã vận dụng phương pháp
thực nghiệm vật lí để nâng cao chất lượng dạy học vật lí ở trường THCS, THPT
và bồi dưỡng cho sinh viên sư phạm kĩ năng sử dụng thí nghiệm trong dạy học vật
lí ở trường phổ thông Điều đáng lưu ý là có các nghiên cứu sử dụng thí nghiệm
ảo, phương tiện công nghệ thông tin để hỗ trợ cho phương pháp thực nghiệm dựa trên các thí nghiệm thực Các nghiên cứu cũng quan tâm tự chế tạo các thí nghiệm đơn giản và sử dụng trong dạy học Đó là những kinh nghiệm quan trọng có thể vận dụng vào thực tế dạy học vật lí ở trường THCS, cũng như trong công tác đào
tạo GV vật lí ở CHDCND Lào Tuy nhiên, cũng chưa có công trình nào nghiên
cứu theo hướng nâng cao chất lượng dạy học học phần “Thí nghiệm vật lí ở trường Trung học cơ sở” ((Phần Cơ học môn Khoa học tự nhiên lớp 8) cho sinh viên vật
lí Trường Cao đẳng sư phạm (CHDCND LÀO)
1.2 T hí nghiệm trong dạy học vật lí ở trường phổ thông
Trong thực tế dạy học vật lí người ta thường dùng thuật ngữ “thí nghiệm vật lí” (TNVL) , đồng thời chỉ ra các đặc điểm, chức năng của thí nghiệm như là một bộ phận của phương pháp thực nghiệm [4; 5] Để làm rõ đặc điểm, vai trò, chức năng của thí nghiệm trong PPTN, trong mục này chúng tôi trình bày về thí nghiệm vật lí
Trang 221.2.1 Khái niệm thí nghiệm vật lí
Theo các tác giả Nguyễn Đức Thâm, Nguyễn Ngọc Hưng, Phạm Xuân Quế: “Thí nghiệm vật lí là sự tác động có chủ định, có hệ thống của con người vào các đối tượng của hiện thực khách quan Thông qua việc phân tích các điều kiện mà trong đó đã diễn ra sự tác động và các kết quả của sự tác động, ta có thể thu nhận được tri thức mới” [4, tr 286]
1.2.2 Vai trò của thí nghiệm trong dạy học vật lí ở trường phổ thông
+ Phương pháp thực nghiệm giúp học sinh hình thành và hoàn thiện những phẩm chất tâm lí là nền tảng cho hoạt động sáng tạo PPTN dạy cho học sinh tìm tòi sáng tạo theo con đường và kinh nghiệm hoạt động sáng tạo mà các nhà khoa học đã trải qua, nó làm cho học sinh quen dần với cách suy nghĩ, làm việc theo kiểu Vật lí Trong quá trình giải quyết những vấn đề đó, học sinh sẽ bộc lộ những nét đặc trưng của hoạt động sáng tạo và đồng thời hình thành, hoàn thiện ở bàn thân những phẩm chất tâm lí là nền tảng cho hoạt động sáng tạo
+ Phương pháp cho phép gắn lý thuyết với thực tiễn Thực tiễn được nói
trong PPTN là các hiện tượng, các quá trình Vật lí được mô tả, được tái hiện qua các thí nghiệm do giáo viên hay chính học sinh tự làm Việc học sinh trực tiếp
đề xuất phương án và tiến hành thí nghiệm kiếm tra, trực tiếp quan sát các hiện tượng, làm việc với các thiết bị thí nghiệm và dụng cụ đo, giải quyết những khó khăn trong thực nghiệm tạo điều kiện cho các em nâng cao được năng lực thực hành, gần gũi hơn với đời sống và kỹ thuật, khái quát hóa các kết quả thực nghiệm, rút ra những kết luận có tính chất lý thuyết (như tính chất của sự vật, hiện tượng, quy luật diễn biến, quan hệ ) Hoạt động nhận thức theo phương pháp thực nghiệm làm cho học sinh thấy được sự gắn bó mật thiết giữa lý thuyết
và thực tiễn
+ PPTN là phương pháp tìm tòi, giải quyết vấn đề, có thể áp đụng để giải quyết những vấn đề từ nhỏ đến lớn, rất sát với thực tiễn, ở mọi trình độ, không đòi hỏi vốn kiến thức quá nhiều Đối với yêu cầu dạy học xuất phát từ vốn kinh
Trang 23nghiệm của bản thân, PPTN lại càng phù hợp hơn PPTN sẽ giúp các em giải quyết vấn đề trong học tập, trên cơ sở đó nắm vững kiến thức, kỹ năng, tích lũy kinh nghiệm, nắm vững phương pháp giải quyết vấn đề trong thực tiễn
+ Việc áp dụng PPTN cho phép và rèn luyện cho học sinh nhiều năng lực
Nó tích cực hóa đến mức tối đa hoạt động nhận thức của học sinh, cho phép hình thành kiến thức sâu sắc và bền vững, tăng cường hứng thú đối với môn học Nó thôi thúc trong học sinh một nhu cầu về hoạt động sáng tạo, bồi dưỡng cho các
em cá tính sáng tạo
1.2.3 Các chức năng của thí nghiệm trong dạy học vật lí
Theo các tác giả Nguyễn Đức Thâm, Nguyễn Ngọc Hưng, Phạm Xuân Quế, TNVL có các chức năng sau [4, tr 289]:
+ Các chức năng theo quan điểm nhận thức:
- Thí nghiệm là phương tiện thu nhận thông tin;
- Thí nghiệm là phương tiện để kiểm tra tính đúng đắn của tri thức đã thu được;
- Thí nghiệm là phương tiện vận dụng tri thức vào thực tiễn;
- Thí nghiệm là một bộ phận của các phương pháp nhận thức vật lí
+ Chức năng của thí nghiệm theo quan điểm lí luận dạy học:
- Thí nghiệm có thể được sử dụng ở tất cả các giai đoạn khác nhau của quá trình dạy học;
- Thí nghiệm là phương tiện góp phần phát triển nhân cách toàn diện của học sinh;
- Thí nghiệm là phương tiện đơn giản hóa và trực quan trong dạy học vật lí
1.2.4 Các giai đoạn của phương pháp thực nghiệm trong dạy học vật lí
Để nâng cao hiệu quả của việc sử dụng TNVL, cần làm rõ vai trò của TNVL ở các giai đoạn của PPTN trong dạy học vật lí Theo Nguyễn Đức Thâm, Nguyễn Ngọc Hưng, các giai đoạn của PPTN trong dạy học vật lí, các giai đoạn này phỏng theo PPTN của các nhà khoa học, như sau [3]:
Trang 241.- Giai đoạn 1: Làm nảy sinh vấn đề
GV tổ chức các tình huống học tập có vấn đề như: mô tả một hoàn cánh thực tiễn, biểu diễn một vài thí nghiệm trong đó có các mối quan hệ đáng chú
ý, các biểu hiện bản chất hay những quy luật phổ biến mà học sinh chưa ý thức được và yêu cầu các em dự đoán diễn biến của hiện tượng hoặc xác lập một mối quan hệ nào đó Tóm lại là nêu lên một câu hỏi mà học sinh chưa biết câu trả lời, cần phải suy nghĩ tìm tòi mới trả lời được
2.- Giai đoạn 2: Xây dựng giả thuyết
Giáo viên hướng dẫn, gợi ý cho học sinh xây đựng một câu trả lời dự đoán ban đầu dựa vào sự quan sát, vào kinh nghiệm của bản thân, vào những kiến thức
đã có (ta gọi là xây đựng giả thuyết) Những dự đoán này có thể còn thô sơ, có
+ Tuân theo quy tắc logic hoặc toán học
+ Có thể kiểm tra bằng TNVL
Các phép suy luận logic và toán học phải dần đến kết luận có dạng:
+ Biểu thức toán học biếu diễn sự phụ thuộc cùa các đại lượng vật lí mà những đại lượng này phải đo được trực tiếp (ví dụ: nhiệt độ, thể tích )
+ Một khẳng định tồn tại hay không tồn tại một hiện tượng nào đó có thể quan sát được trực tiếp hoặc quan sát gián tiếp qua sự biến đối của một đại lượng vật lí nào đó
Việc suy ra hệ quả logic có thể gồm một sổ trong các thao tác sau: phân tích, so sánh đối chiếu, suy luận suy diễn, cụ thể hóa
Trang 254.- Giai đoạn 4: Đề xuất và tiến hành thí nghiệm để kiểm tra hệ quả
Đây là hành động đặc thù của PPTN Trong giai đoạn này bao gồm các thao tác sau:
a/ Để xuất phương án thí nghiệm
Ở thao tác này, người giáo viên phải lảm sao cho học sinh có thể tự do đề xuất các ý tướng của mình, từ đó giáo viên có thể hướng dần, luyện tập để các ý tưởng đó ngày càng có căn cứ hơn và hiện thực hơn thì mới phát triển được năng lực sáng tạo của học sinh
b/ Tiến hành thí nghiệm
Cần tổ chức cho học sinh tự lực tiến hành các thao tác thí nghiệm, thu thập
và xử lý thông tin, rút ra kết quả Ở thao tác này, các kỹ năng thực hành như: tính toán, lấy sai số, đánh giá độ chính xác của phép đo, vẽ đồ thị được rèn luyện
Nếu kết quả thí nghiệm phù hợp thì giả thuyết trên trở thành chân lí, nếu không phù hợp thì phải xây dựng giả thuyết mới
5.- Giai đoạn 5: Rút ra kết luận/ Ứng dụng kiến thức
HS vận dụng kiến thức để giải thích hay dự đoán một số hiện tượng trong thực tiễn, nghiên cứu các thiết bị kỹ thuật Thông qua đó, một số trường hợp đi tới giới hạn áp dụng kiến thức và xuất hiện mâu thuẫn nhận thức mới cần giải quyết
+ Theo những trình bày ở trên thì các giai đoạn của Phương pháp thực nghiệm trong dạy học vật lí ở trường phổ thông phản ánh chu trình sáng tạo khoa học vật lí như nêu trong sơ đồ hình 1
Trang 26Hình 1.1 Chu trình sáng tạo khoa học vật lí
Một số nhận xét:
+ Các giai đoạn trên là phỏng theo PPTN của nhà khoa học, song trong thực tế dạy học theo từng bài hoặc chủ đề, thì khó có thể vận dụng đầy đủ các giai đoạn mà phải tùy từng trường hợp của nhiệm vụ dạy học để áp dụng cụ thể;
+ Từ những phân tích nêu trên, chúng tôi nhận thấy: không thể nâng cao chất lượng dạy học vật lí nếu trong quá trình dạy học chỉ sử dụng TNVL như một phương tiện dạy học thông thường mà phải đặt nó trong quan hệ với PPTN và phải sử dụng TNVL phù hợp với các mục đích khác nhau của từng giai đoạn của tiến trình dạy học
1.2.5 Các loại thí nghiệm được sử dụng trong dạy học vật lí
Theo các tài liệu về Lí luận dạy học vật lí , các TNVL được chia thành các loại sau [4; 7; ]:
1.2.5.1 Thí nghiệm biểu diễn
Thí nghiệm biểu diễn do giáo viên thực hiện để chỉ ra các hiện tượng vật
lí và các mối liên hệ giữa chúng Đây là dạng thí nghiệm được quan tâm nghiên
cứu và áp dụng nhiều trong thực tiễn dạy học vật lí Thí nghiệm biểu diễn gồm
có:
Mô hình-Giả thuyết
Các sự kiện khởi đầu-xuất phát Kiểm tra-Thực nghiệm
Trang 271 Thí nghiệm mở đầu: là thí nghiệm giới thiệu cho HS về hiện tượng sắp nghiên cứu;
2 Thí nghiệm nghiên cứu hiện tượng là thí nghiệm nhằm xây dựng nên hoặc kiểm chứng lại kiến thức mới
3 Thí nghiệm củng cố là thí nghiệm nêu lên những biểu hiện của kiến thức
đã học trong tự nhiên, các ứng dụng kiến thức,
1.2.5.2 Thí nghiệm thực tập:
Thí nghiệm thực tập là thí nghiệm do HS tự tiến hành trên lớp (trong phòng thí nghiệm), ngoài lớp, ngoài nhà trường hoặc ở nhà với các mức độ tự lực khác nhau Các thí nghiệm thực tập gồm 3 loại:
1 Thí nghiệm trực diện: là thí nghiệm do HS tự làm trên lớp khi nghiên cứu kiến thức mới (có thể dùng khi ôn tập hoặc củng cố);
2 Thí nghiệm thực hành: là thí nghiệm do HS tiến hành trên lớp, hoặc trong phòng thí nghiệm với sự tự lực cao hơn thí nghiệm trực diện HS dựa vào tài liệu hướng dẫn đã in sẵn để làm thí nghiệm, rồi viết báo cáo
1.2.5.3 Thí nghiệm và quan sát vật lí ở nhà
Các thí nghiệm và quan sát ngoài lớp học hoặc ở nhà là một loại bài làm của học sinh Mục đích chủ yếu của loại bài này là bằng các thí nghiệm riêng, quan sát riêng, học sinh nắm vững hơn nữa các khái niệm vật lí Những thí nghiệm này hỗ trợ cho việc hoàn thành các nhiệm vụ giảng dạy, gây hứng thú học tập cho học sinh, tăng cường mối liên kết giữa lý thuyết và thực tế
Đặc điểm chung của các thí nghiệm và quan sát ở nhà là không có sự tác động của giáo viên, học sinh phải hoạt động độc lập, học sinh phải có tính tự giác cao, độc lập sáng tạo, phải được chuẩn bị trước khả năng tự lực tổ chức, lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch thí nghiệm đã vạch ra
1.2.5.4 Bài tập thí nghiệm
Bài tập thí nghiệm không phải là dạng thí nghiệm giáo khoa trong hệ thống phân loại ở trên, song đây là dạng bài tập vật lí nhằm phát triển năng lực TNVL của HS, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo của HS
Trang 28Trong đó thí nghiệm là công cụ được sử dụng để tìm các đại lượng cần cho giải bài toán, cho phép đưa ra lời giải hoặc là công cụ kiểm tra cách tính toán phù hợp ở mức độ nào với điều kiện bài toán công cụ đó có thể là các thí nghiệm biểu diễn hoặc thí nghiệm thực tập của học sinh
1.3 V ị trí và vai trò của học phần “Thí nghiệm vật lí ở trường trung học cơ
s ở” trong đào tạo sinh viên vật lí trường cao đẳng sư phạm
1.3.1 V ị trí học phần thí nghiệm vật lí phổ thông trong chương trình đào tạo giáo viên vật lí
Theo tác giả Phạm Kim Chung [5], học phần Thí nghiệm vật lí phổ thông
có vị trí cầu nối giữa phần vật lí đại cương, lí luận dạy học bộ môn vật lí và thực
tiễn dạy học vật lí ở trường phổ thông (Hình 2) Trong đó, kiến thức và kĩ năng
thực hiện thí nghiệm vật lí đại cương là cơ sở để SV nghiên cứu các nội dung dạy học vật lí ở trường phổ thông Kiến thức về lí luận dạy học vật lí ở trường
phổ thông là cơ sở để SV tổ chức các hoạt động dạy học hiệu quả
Hình 1.2 Sơ đồ vị trí học phần thí nghiệm vật lí phổ thông
trong chương trình đào tạo giáo viên vật lí
Th ực tiễn
DH v ật lí ở trường phổ thông
V ật lí đại cương
Lí luận và phương pháp dạy
h ọc vật lí
H ọc phần thí nghiệm
v ật lí phổ thông
Trang 29Từ sơ đồ Hình 1.2 cho thấy khi triển khai dạy học học phần Thí nghiệm
vật lí ở trường phổ thông cần vận dụng kiến thức, kĩ năng của sinh viên ở các lĩnh vực liên quan
1.3.2 Vai trò của học phần “Thí nghiệm vật lí ở trường trung học cơ sở”
Theo tác giả Phạm Kim Chung [5], học phần thí nghiệm vật lí phổ thông, cũng như học phần “Thí nghiệm vật lí ở trường trung học cơ sở” trong đào tạo sinh viên vật lí trường cao đẳng sư phạm có vai trò quan trọng trong việc trang
bị năng lực sư phạm cho SV vật lí, cụ thể:
- Giúp SV củng cố, đào sâu, khái quát những vấn đề cơ bản của nội dung kiến thức vật lí phổ thông
- Tạo điều kiện cho SV trải nghiệm những công việc thực tế mà giáo viên vật
lí ở trường phổ thông cần thực hiện khi dạy bài học có sử dụng thí nghiệm
- Củng cố và phát triển các kĩ năng sử dụng thí nghiệm nghiên cứu
- Hình thành và phát triển kĩ năng sử dụng thí nghiệm trong dạy học
1.3.3 Định hướng một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học học phần “Thí nghi ệm vật lí ở trường trung học cơ sở” cho SV CĐSP (CHDCND Lào)
Nghiên cứu xu thế đổi mới giáo dục và đào tạo ở Việt Nam và các nước,
để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo cần quan tâm nhiều đến việc phát triển năng lực của người học
Có nhiều định nghĩa về khái niệm năng lực, thí dụ, theo Xaviers Rogiers
“NĂNG LỰC là sự tích hợp các kĩ năng tác động một cách tự nhiên lên các nội dung trong một loại tình huống cho trước để giải quyết những vấn đề những tình
huống này đặt ra” [33] Các định nghĩa về năng lực đều nhấn mạnh việc phát triển kĩ năng vận dụng kiến thức của người học trong việc giải quyết các vấn đề đặt ra trong quá trình học tập cũng như trong thực tiễn
Vì vậy, trong điều kiện nghiên cứu luận văn, chúng tôi lựa chọn định
hướng “phát triển kĩ năng sử dụng thí nghiệm trong dạy học”cho SV làm cơ
sở cho các biện pháp nâng cao chất lượng dạy học học phần “Thí nghiệm vật lí
ở trường trung học cơ sở” cho SV CĐSP (CHDCND Lào)
Trang 30Theo tác giả Phạm Kim Chung [5], “Kĩ năng sử dụng thí nghiệm trong
d ạy học là khả năng xác lập (“thiết kế” hay “Kĩ năng thiết kế”) hệ thống các
hành động, thao tác dạy học (phương thức, cách thức) với phương tiện là thí nghi ệm phù hợp với những mục tiêu dạy học và điều kiện cụ thể , đồng thời
ti ến hành (“thực hiện” hay “Kĩ năng thực hiện”) được các hành động và thao
tác đó”
Theo đó, các cấp độ mục tiêu kĩ năng sử dụng thí trong dạy học của SV sư
phạm vật lí được nêu ở bảng 1.1
B ảng 1.1 Các cấp độ mục tiêu kĩ năng sử dụng thí nghiệm
trong d ạy học vật lí ở trường phổ thông
(Th ực hiện phương án đã thiết kế)
1 Tái tạo (nhớ, hiểu): tìm hiểu
các phương án thiết kế đã có và
thực hiện các phương án đó
Làm được: cố gắng thực hiện công
việctheo đúng phương án thiết kế
một cách rập khuôn, máy móc, còn thao tác thừa, cần có sự giám sát
được công việc chính xác theo thiết
kế, với tốc độ và chất lượng cao mà không cần sự giám sát và trợ giúp, có
biến đổi thích nghi với hoàn cảnh mới
3 Sáng tạo (Phân tích, tổng hợp,
đánh giá): Cải tiến phần lớn
hoặc tự thiết kế phương án mới
theo mục đích đặt ra phù hợp
với điều kiện cụ thể
Làm thuần thục, biến hóa: Thực
hiện được công việc với tốc độ và chất lượng cao, có sáng kiến và tính thích nghi với các tình huống, vấn
đề đặc biệt
Trang 31Vận dụng những điều trình bầy trên , chúng tôi đưa ra hệ thống các kĩ năng
sử dụng thí nghiệm cần tập trung rèn luyện cho SV CĐSP (CHDCND Lào) khi
dạy học học phần “Thí nghiệm vật lí ở trường trung học cơ sở”, như ở bảng 1.2
B ảng 1.2 Các kĩ năng sử dụng thí nghiệm cần tập trung rèn luyện cho SV CĐSP (CHDCND Lào) khi dạy học học phần “Thí nghiệm vật lí
ở trường trung học cơ sở”
1.- Xác định mục đích TN sử dụng trong dạy học 2.- Xác định các biến số, chỉ số cần quan sát hoặc
đo 3.- Lựa chọn dụng cụ TN 4.- Xây dựng sơ đồ TN 5.- Xây dựng quy trình tiến hành TN 6.- Xác định cách thức quan sát, thu thập số liệu, trình bày số liệu
7.- Xác định cách thức xử lí, phân tích số liệu để rút ra kết luận
2.- Thực hiện phương án TN
1.- Sử dụng các dụng cụ TN phổ biến ở trường phổ thông
2.- Chuẩn bị, lắp đặt TN theo sơ đồ đã lập 3.- Tiến hành TN
4.- Quan sát, thu thập thông tin, số liệu 5.- Trình bày thông tin, số liệu và xử lí, phân tích thông tin
6.- Đánh giá và cải tiến việc sử dụng TN nghiên cứu
kế hoạch sử dụng
TN để tổ chức hoạt động học tập của HS)
1.- Xác định mục đích sử dụng TN trong dạy học 2.- Kĩ năng xác định nhiệm vụ HS cần thực hiện 3.- Xác định hình thức tổ chức HS thực hiện nhiệm
vụ học tập với TN 4.- Xây dựng phương án hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ học tập với TN
Do điều kiện nghiên cứu đề tài hạn chế, chúng tôi tập trung chủ yếu vào 3
Trang 32nhóm kĩ năng nhỏ là: 1.- Thiết kế phương án TN nghiên cứu vật lí để sử dụng trong dạy học ở trường phổ thông; 2.- Thực hiện phương án TN nghiên cứu vật
lí để sử dụng trong dạy học ở trường phổ thông; và một nhóm kĩ năng nhỏ thuộc nhóm kĩ năng “ Sử dụng TN trong dạy học” là: “1.- Thiết kế phương án sử dụng
TN trong dạy học (lập kế hoạch sử dụng TN để tổ chức hoạt động học tập của HS)”
Từ đó, kết hợp với nghiên cứu thực tiễn (trình bày ở mục 1.4 dưới đây), chúng tôi định hướng vào 2 biện pháp cụ thể sau:
- Bi ện pháp 1: Phát triển “kĩ năng sử dụng TN nghiên cứu vật lí ở trường
phổ thông” cho SV Biện pháp này hướng tới phát triển các nhóm kĩ năng “Thiết
kế phương án TN nghiên cứu vật lí để sử dụng trong dạy học ở trường phổ thông”
và “Thực hiện phương án TN nghiên cứu vật lí để sử dụng trong dạy học ở trường phổ thông”
- Bi ện pháp 2: Phát triển “kĩ năng thiết kế phương án sử dụng TN
trong dạy học (lập kế hoạch sử dụng TN để tổ chức hoạt động học tập của HS)” cho SV
1.3.4 Nâng cao chất lượng dạy học học phần “Thí nghiệm vật lí ở trường trung h ọc cơ sở” cho SV CĐSP (CHDCND Lào)
Hiện nay, nhiều nước đã chấp nhận quan điểm về chất lượng giáo dục Quan điểm đó là: “chất lượng là sự phù hợp với mục tiêu” [18] Vì vậy, để nâng cao chất lượng dạy học học phần “Thí nghiệm vật lí ở trường trung học cơ sở” cho SV CĐSP (CHDCND Lào) cần nghiên cứu mục tiêu dạy học của chương trình đào tạo và mục tiêu của học phần đó
Như vậy, để nâng cao chất lượng dạy học học phần “Thí nghiệm vật lí ở trường trung học cơ sở” cho SV CĐSP (CHDCND Lào), cần thực hiện thông qua hai biện pháp nêu trên với kết quả cao các nội dung sau:
1 Trong trang bị kiến thức cho SV về PPTN trong dạy học vật lí;
2 Trang bị 3 nhóm kĩ năng cơ bản là: 1 Thiết kế phương án TN nghiên
Trang 33cứu vật lí để sử dụng trong dạy học ở trường phổ thông; 2 Thực hiện phương án TN; và một nhóm kĩ năng nhỏ thuộc nhóm kĩ năng “ Sử dụng TN trong dạy học” là: “3 Thiết kế phương án sử dụng TN trong dạy học (lập kế hoạch sử dụng TN
để tổ chức hoạt động học tập của HS)”
1.4 Kh ảo sát thực trạng dạy học học phần “Thí nghiệm vật lí ở trường trung
h ọc cơ sở” cho sinh viên trường cao đẳng sư phạm Đông-Kham-Sang thủ đô Viêng Chăn (CHDCND Lào)
1.4.1 M ục đích khảo sát
- Làm rõ thực trạng dạy học học phần “Thí nghiệm vật lí ở trường trung học cơ sở” cho sinh viên Sư phạm Vật lí trường Cao đẳng sư phạm Đông-Kham-Sang Thủ đô Viêng - chăn (CHDCND Lào)
- Thiết bị thí nghiệm Vật lí phổ thông (Phần Cơ học) cho bồi dưỡng kĩ năng sử dụng thí nghiệm cho sinh viên sư phạm vật lí trường Cao đẳng sư phạm Đông Kham Sang thủ đô Viêng-chăn (CHDCNH Lào)
1.4.2 Đối tượng khảo sát
- Thiết bị thí nghiệm vật lí (Phần Cơ học, Lớp 8 THCS) ở trường trường Cao đẳng sư phạm Đông Kham Sang thủ đô Viêng-chăn (CHDCNH Lào)
- Phỏng vấn giáo viên THCS và sinh viên về dạy học học phần “Thí nghiệm vật lí ở trường trung học cơ sở” cho sinh viên Sư phạm Vật lí trường Cao
đẳng sư phạm Đông-Kham-Sang Thủ đô Viêng - chăn (CHDCND Lào)
Trang 34Từ các phiếu điều tra và quan sát trực tiếp của tác giả luận văn, chúng tôi
thấy các thí nghiệm được trang bị tương đối đầy đủ, song việc sử dụng của giáo viên còn ít, giáo viên và sinh viên chưa được hướng dẫn sử dụng đủ và chưa tốt nên làm cho chất lượng dạy học các kiến thức vật li chưa tốt
+ Thực tế dạy học trong nhiều năm qua, chất lượng thiết bị, thời gian thí nghiệm, thói quen có rất nhiều hạn chế, gây nhiều lúng túng cho giáo viên và học sinh Mặt khác, trong chương trình Vật lí trung học phổ thông, ngoài các bài thí nghiệm được chỉ định tối thiểu và đã có các thiết bị đi kèm, thì rất nhiều nội dung thí nghiệm khác trong sách giáo khoa chưa có dụng cụ thí nghiệm Điều đó đòi
hỏi sự sáng tạo, tích cực của giáo viên và học sinh để tạo ra những dụng cụ phục
vụ nội dung bài học Việc giáo viên và học sinh tự làm đồ dùng dạy học là hoạt động có ý nghĩa đối với giáo viên Vật lí
+ Giáo viên tổ chức hoạt động da ̣y học theo tiến trình da ̣y học giải quyết
vấn đề nhưng viê ̣c kết hợp với các thí nghiê ̣m, hiê ̣n tượng thực tế còn chưa nhiều nên không lôi cuồn học sinh vào tham gia xây dựng kiến thức mới không phát huy được tính tích cực, tử chủ, tìm tòi, sáng ta ̣o của học sinh Giáo viên chưa khai thác triệt đề kiến thức cũ của học sinh trong quá trình xây dựng kiến thức
mới
+ Thiết bi ̣ thí nghiệm ở trường THCS mặc dù có nhưng vẫn chưa đủ Trong
quá trình dạy học, giáo viên chưa khai thác hết tiềm năng thí nghiê ̣m, chưa kết
hợp sử dụng có hiê ̣u quả các thiết bi ̣, đồ dùng dạy, hình vẽ, mô hình, thiết bi ̣ thí nghiê ̣m
+ Khả năng thiết kế chế tạo và sử dụng thí nghiê ̣m khi da ̣y học của giáo viên còn hạn chế, không thể chế tạo du ̣ng cu ̣ thí nghiê ̣m từ các vâ ̣t liê ̣u dễ kiếm,
giá rẻ,
K ẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trang 35Trong chương này chúng tôi đã tập trung nghiên cứu và trình bày một cách
có hệ thống những cơ sở lí luận và thực tiễn của việc nâng cao chất lượng dạy
học học phần “Thí nghiệm vật lí ở trường trung học cơ sở” cho sinh viên trường cao đẳng sư phạm (CHDCND Lào), cụ thể:
- Làm rõ được các khái niệm thực nghiệm, sự ra đời của phương pháp thực nghiệm, phương pháp thực nghiệm trong dạy học Vật lí
- Trong quá trình dạy học Vật lí, thí nghiệm có vai trò rất quan trọng: thí nghiệm là phương tiện rèn luyện cho học sinh các kỹ năng như thu thập thông tin; xử lý thông tin; vận dụng tri thức vào thực tiễn; tự kiểm tra, tự đánh giá và điều chỉnh
- Đánh giá được thực trạng sử dụng thí nghiệm để phát huy tính tích cực
của học sinh trung học cơ sở CHDCND Lào
Trang 36Chương 2
M ỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC
H ỌC PHẦN “THÍ NGHIỆM VẬT LÍ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC
CƠ SỞ” (PHẦN CƠ HỌC - LỚP 8 THCS) CHO SINH VIÊN
TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM (CHDCND LÀO)
2.1 M ột số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học học phần “Thí nghiệm
v ật lí ở trường trung học cơ sở” (phần Cơ học - môn Khoa học tự nhiên lớp 8) cho sinh viên trường cao đẳng sư phạm (CHDCND Lào)
2.1.1 Bi ện pháp 1: Phát triển “Kĩ năng sử dụng thí nghiệm nghiên cứu vật lí
ở trường phổ thông” cho sinh viên
N ội dung của biện pháp:
Khắc phục cách thông thường là cho SV làm thí nghiệm rồi viết báo cáo,
GV chấm điểm là xong Để nâng cao chất lượng, chúng tôi tập trung tổ chức cho
SV học tập nội dung theo phương thức rèn luyện các kĩ năng thành phần, cụ thể như nêu ở chương 1
2.1.2 Bi ện pháp 2: Phát triển “Kĩ năng thiết kế phương án sử dụng thí nghiệm trong d ạy học” cho SV
N ội dung của biện pháp:
Thông thường là cho SV làm thí nghiệm rồi viết báo cáo, GV ít quan tâm đến
việc phát triển “kĩ năng thiết kế phương án sử dụng TN trong dạy học (lập kế hoạch sử dụng TN để tổ chức hoạt động học tập của HS)” cho SV Để nâng cao chất lượng, chúng tôi tập trung tổ chức cho SV học tập nội dung theo phương
thức rèn luyện các kĩ năng thành phần về phát triển “kĩ năng thiết kế phương án
sử dụng TN trong dạy học (lập kế hoạch sử dụng TN để tổ chức hoạt động học
tập của HS)” cho SV, cụ thể như nêu ở chương 1
Trang 372.2 Thiết kế tiến trình dạy học minh họa
I BÀI 1: THÍ NGHIỆM “CHUYỂN ĐỘNG ĐỀU - CHUYỂN ĐỘNG KHÔNG ĐỀU”
(i) Mục tiêu dạy học:
- SV nắm được các kĩ năng sử dụng TN nghiên cứu vật lí bài “CHUYỂN
ĐỘNG ĐỀU - CHUYỂN ĐỘNG KHÔNG ĐỀU” ở trường THCS
- SV nắm được các kí năng sử dụng thí nghiệm trong dạy học bài
“CHUYỂN ĐỘNG ĐỀU - CHUYỂN ĐỘNG KHÔNG ĐỀU”
(ii) Công tác chuẩn bị:
- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ thí nghiệm về “Chuyển động đều - Chuyển động không đều”, thí dụ: 5 bộ dụng cụ thí nghiệm
- Chuẩn bị 3 phiếu: “Phiếu hướng dẫn thực hành thí nghiệm” như mẫu
ở dưới
- Thông báo kế hoạch, nhiệm vụ cho SV
PHI ẾU HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM 1
(Dùng để phát triển kĩ năng “Thiết kế phương án TN nghiên cứu vật lí
để sử dụng trong DH ở trường phổ thông”)
Hướng dẫn của giảng viên
(Nêu các nhiệm vụ, hướng dẫn,
Trang 38PHI ẾU HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM 2
( Dùng để phát triển kĩ năng “Thực hiện phương án TN ” nghiên cứu vật lí)
Hướng dẫn của giảng viên
(Nêu các nhiệm vụ, hướng dẫn,
t ổ chức, quan sát)
Ho ạt động của SV
(Nghiên cứu, thực hiện từng nhiệm
v ụ và trình bày vào phiếu này, )
5 Trình bày thông tin, số liệu và xử
lí, phân tích thông tin
6 Đánh giá và cải tiến việc sử dụng
TN nghiên cứu
-
Ghi chú: Nên phóng to phiếu này ra và phát cho SV!
Trang 39(iii) Tiến trình dạy học cụ thể:
2 Ho ạt động 2: Thực hiện nhiệm vụ thực hành 1 “Thiết kế phương án TN
nghiên cứu vật lí để sử dụng trong DH ở trường phổ thông” (Thời gian: 35
PHI ẾU HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM 3
(Dùng để phát triển “kĩ năng thiết kế phương án sử dụng thí nghiệm trong
d ạy học (lập kế hoạch sử dụng TN để tổ chức hoạt động học tập của HS)” cho SV)
Hướng dẫn của giảng viên
(Nêu các nhiệm vụ, hướng dẫn, tổ chức,
4 Xây dựng phương án hướng dẫn HS
thực hiện nhiệm vụ học tập với TN
-
Ghi chú: Nên phóng to phiếu này ra và phát cho SV!
Trang 40phút)
GV: Tổ chức SV thực hiện nhiệm vụ thực hành 1 “Thiết kế phương án TN nghiên cứu vật lí để sử dụng trong DH ở trường phổ thông” theo “Phiếu hướng
dẫn thực hành thí nghiệm 1”;
SV: Thực hiện nhiệm vụ thực hành “Thiết kế phương án TN nghiên cứu
vật lí để sử dụng trong DH ở trường phổ thông” theo “Phiếu hướng dẫn thực hành thí nghiệm 1”;
GV: Quan sát SV thực hiện, đồng thời giúp đỡ SV khi SV yêu cầu!
Kết thúc nhiệm vụ thực hành 1, GV thu phiếu “Phiếu hướng dẫn thực hành thí nghiệm 1” mà SV đã thực hiện
3 Ho ạt động 3: Thực hiện nhiệm vụ thực hành 2 “Thực hiện phương
án TN nghiên cứu vật lí”) (Thời gian: 40 phút)
GV: Tổ chức SV thực hiện nhiệm vụ thực hành 2 “Thực hiện phương án
TN nghiên cứu vật lí” theo “Phiếu hướng dẫn thực hành thí nghiệm 2”;
SV: Thực hiện nhiệm vụ thực hành 2 “Thực hiện phương án TN nghiên cứu vật lí” theo “Phiếu hướng dẫn thực hành thí nghiệm 2”;
GV: Quan sát SV thực hiện, đồng thời giúp đỡ SV khi SV yêu cầu!
Kết thúc nhiệm vụ thực hành 1, GV thu phiếu “Phiếu hướng dẫn thực hành thí nghiệm 2” mà SV đã thực hiện
4 Ho ạt động 4: Thực hiện nhiệm vụ thực hành “thiết kế phương án
s ử dụng thí nghiệm trong dạy học (lập kế hoạch sử dụng TN để tổ chức hoạt
động học tập của HS bài “Chuyển động đều - Chuyển động không đều) (Thời
gian: 35 phút)
GV: Tổ chức SV thực hiện nhiệm vụ thực hành “thiết kế phương án sử
dụng thí nghiệm trong dạy học (lập kế hoạch sử dụng TN để tổ chức hoạt động học tập của HS Bài “Chuyển động đều - Chuyển động không đều”)
SV: Thực hiện nhiệm vụ thực hành “thiết kế phương án sử dụng thí nghiệm trong dạy học (lập kế hoạch sử dụng TN để tổ chức hoạt động học tập
của HS Bài “Chuyển động đều - Chuyển động không đều” theo “Phiếu hướng