Trên cơ sở đánh giá thực trạng phát triển HTX NN cũng như phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của các HTX NN trên địa bàn thành phố Hà Nội, tác giả đề xuất một số giải ph
Trang 1HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
NGUYỄN THỊ THU THẢO
PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào Tôi cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn
và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc
Hà nội, ngày… tháng… năm 2019
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Thu Thảo
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và nhiệt tình giảng dạy, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu luận văn này Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS Trần Đình Thao, thầy là người trực tiếp hướng dẫn khoa học, đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này
Tôi xin trân trọng cảm ơn Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội, các HTX NN trên địa bàn các huyện Mỹ Đức, Phúc Thọ, Gia Lâm đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và cung cấp đầy đủ các thông tin, số liệu, tư liệu bản đồ trong quá trình nghiên cứu luận văn này
Cuối cùng, tôi xin trân trọng cám ơn các bạn học viên cùng lớp, những người thân trong gia đình và bạn bè đã giúp đỡ và động viên tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu để hoàn thành luận văn này
Hà nội, ngày… tháng… năm 2019
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Thu Thảo
Trang 4MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục chữ viết tắt vi
Danh mục bảng vii
Danh mục hình, sơ đồ viii
Trích yếu luận văn ix
Thesis abstract xi
Phần 1 Mở đầu 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Mục tiêu chung 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 3
1.3 Một số câu hỏi nghiên cứu 3
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu 3
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu 3
1.5 Đóng góp mới của luận văn……… 4
Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn 5
2.1 Cơ sở lý luận 5
2.1.1 Một số khái niệm liên quan 5
2.1.2 Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của hợp tác xã 10
2.1.3 Vai trò hợp tác xã trong phát triển nông thôn 11
2.1.4 Nội dung phát triển hợp tác xã 12
2.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển hợp tác xã nông nghiệp 15
2.2 Cơ sở thực tiễn 17
2.2.1 Kinh nghiệm phát triển hợp tác xã nông nghiệp ở một số nước trên thế giới 17
2.2.2 Quá trình phát triển hợp tác xã nông nghiệp của Việt Nam qua các giai đoạn 22
2.2.3 Kinh nghiệm phát triển hợp tác xã nông nghiệp ở Việt Nam 24
2.2.4 Một số bài học kinh nghiệm rút ra cho Thành phố Hà Nội 26
Trang 52.2.5 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 29
Phần 3 Phương pháp nghiên cứu 32
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 32
3.1.1 Điều kiện tự nhiên 32
3.1.2 Tình hình phân bố và sử dụng đất Thành phố Hà Nội từ 2015 – 2017 33
3.1.3 Dân số và lao động thành phố Hà Nội 34
3.1.4 Điều kiện kinh tế - xã hội 35
3.1.5 Đánh giá chung 38
3.2 Phương pháp nghiên cứu 39
3.2.1 Chọn điểm nghiên cứu 39
3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu, thông tin 39
3.2.3 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu, thông tin 41
3.2.4 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 42
Phần 4 Kết quả và thảo luận 43
4.1 Thực trạng phát triển hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội 43
4.1.1 Mô hình tổ chức – quản lý hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội 43
4.1.2 Phát triển quy mô hợp tác xã và các hình thức liên kết trong hợp tác xã nông nghiệp 45
4.1.3 Bộ máy tổ chức – quản lý hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội 52
4.1.4 Tình hình liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trong hợp tác xã nông nghiệp 53
4.1.5 Hoạt động sản xuất kinh doanh của hợp tác xã nông nghiệp 58
4.1.6 Đánh giá chung về tình hình phát triển hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội 63
4.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triên hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội 66
4.2.1 Trình độ cán bộ hợp tác xã nông nghiệp 66
4.2.2 Tình hình tài sản, vốn, trích lập quỹ trong hợp tác xã nông nghiệp 68
4.2.3 Các hoạt động dịch vụ của hợp tác xã nông nghiệp 70
4.2.4 Các chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển hợp tác xã nông nghiệp 74
4.2.5 Phân tích ma trận SWOT về hoạt động của hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội 76
Trang 64.3 Giải pháp phát triển hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội 79
4.3.1 Cơ sở, căn cứ đưa ra giải pháp 79
4.3.2 Đề xuất các giải pháp 83
Phần 5 Kết luận và kiến nghị 88
5.1 Kết luận 88
5.2 Kiến nghị 89
5.2.1 Kiến nghị Trung ương 89
5.2.2 Kiến nghị Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội 89
5.2.3 Kiến nghị các Sở, ban, ngành liên quan 90
Tài liệu tham khảo 91
Phụ lục 94
Trang 7DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Nghĩa tiếng Việt
CHXHCN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
CNH-HĐH Công nghiệp hóa – hiện đại hóa
Trang 8DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1 Tình hình phân bố và sử dụng đất Thành phố Hà Nội giai đoạn 2015 -
2017 34
Bảng 3.2 Tình hình dân số và lao động thành phố Hà Nội 35
Bảng 3.3 Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) năm 2018 (Giá so sánh) 36
Bảng 4.1 Số lượng hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2016 – 2018 48
Bảng 4.2 Quy mô, Số lượng thành viên hợp tác xã nông nghiệp 49
Bảng 4.3 Các hình thức liên kết trong hợp tác xã nông nghiệp 51
Bảng 4.4 Số lượng cán bộ hợp tác xã nông nghiệp 52
Bảng 4.5 Tình hình liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trong hợp tác xã nông nghiệp năm 2018 55
Bảng 4.6 Đánh giá của thành viên về khả năng tiêu thụ sản phẩm trong hợp tác xã nông nghiệp 57
Bảng 4.7 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của hợp tác xã nông nghiệp điều tra năm 2018 60
Bảng 4.8 Thu nhập bình quân lao động thường xuyên trong hợp tác xã nông nghiệp năm 2018 61
Bảng 4.9 Đánh giá mức độ hài lòng của thành viên đối với hoạt động hợp tác xã nông nghiệp 62
Bảng 4.10 Trình độ cán bộ quản lý hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn Thành phố Hà Nội 67
Bảng 4.11 Tình hình tài sản, vốn, quỹ trong hợp tác xã nông nghiệp 69
Bảng 4.12 Tình hình thực hiện các dịch vụ của hợp tác xã nông nghiệp năm 2018 73
Bảng 4.13 Ý kiến của hợp tác xã nông nghiệp về việc tham gia các chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển hợp tác xã 75
Bảng 4.14 Kết quả phân tích Ma trận SWOT về hoạt động của hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội 77
Trang 9DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ
Hình 3.1 Bản đồ hành chính thành phố Hà Nội 32
Sơ đồ 4.1 Mô hình bộ máy tổ chức – quản lý hợp tác xã nông nghiệp trên địa
bàn thành phố Hà Nội 43
Trang 10TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Thị Thu Thảo
Tên luận văn: Phát triển Hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
Ngành: Phát triển nông thôn Mã số: 8620116
Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng để đề xuất các giải pháp nhằm phát triển HTX NN trên địa bàn thành phố Hà Nội Tương ứng với đó là mục tiêu cụ thể bao gồm: (1) Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển HTX NN; (2) Đánh giá thực trạng phát triển HTX NN trên địa bàn thành phố Hà Nội trong thời gian qua; (3) Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển HTX NN trên địa bàn thành phố Hà Nội; (4) Đề xuất những giải pháp phát triển HTX NN trên địa bàn thành phố Hà Nội
Phương pháp nghiên cứu
Trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng linh hoạt giữa số liệu thứ cấp và sơ cấp để đưa ra các phân tích nhận định Các số liệu thứ cấp chủ yếu từ các nguồn, các công trình khoa học có liên quan đến HTX, thông qua các tài liệu đã được công bố như: Niên giám thống kê thành phố Hà Nội; số liệu báo cáo của các tổ chức trong và ngoài nước; Tổng cục thống kê, Bộ Nông nghiệp và PTNT, UBND thành phố, các Sở, ban, ngành, khai thác tài liệu qua các trang Website trên internet, các báo cáo nghiên cứu khoa học, chuyên đề, tạp trí; các báo cáo định kỳ, báo cáo tổng kết đánh giá, kiểm tra, thanh tra; các văn bản pháp luật và tài liệu khác về HTXNN để làm tài liệu Số liệu sơ cấp thu nhập bằng các công cụ phỏng vấn trực tiếp bằng bảng hỏi bán cấu trúc chuẩn bị sẵn với 30 HTX NN trên
3 huyện Phúc Thọ, Mỹ Đức, Gia Lâm; mỗi huyện điều tra 10 HTX NN Tổng số người tham gia lấy ý kiến 450 người (trung bình 15 người/HTX bao gồm cả cán bộ quản lý và thành viên HTX)
Kết quả nghiên cứu chính và kết luận
Hiện nay, tổng số HTX NN trên địa bàn Thành phố Hà Nội 1062 HTX NN, trong đó có 1.017 HTX đang hoạt động (chiếm 95,8%) và 45 HTX ngừng hoạt động, chờ giải thể (chiếm 4,2%) Trong 1.017 HTX nông nghiệp đang hoạt động có 655 HTX
NN tổng hợp, chiếm 64,4% tổng số HTX đang hoạt động; HTX trồng trọt 290 HTX, chiếm 28,5%; HTX chăn nuôi 62 HTX, chiếm 6,1%; HTX lâm nghiệp 02 HTX, chiếm 0,2%; HTX thủy sản 07 HTX, chiếm 0,5%; và HTX nước sạch nông thôn 01 HTX,
Trang 11chiếm 0,1% Số lượng HTX tăng lên nhưng tỷ lệ HTX hoạt động trung bình, yếu cao chiếm 42,3%; quy mô HTX còn nhỏ, chủ yếu là quy mô thôn chiếm 59,1% Đa số các HTX đã mở thêm các dịch vụ thiết yếu như cung ứng giống, vật tư, làm đất, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, đáp ứng nhu cầu sản xuất của thành viên Tuy nhiên, số lượng HTX có liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cho thành viên còn ít nên nhìn chung hiệu quả hoạt động kinh doanh của HTX trên địa bàn chưa cao
Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển HTXNN trên địa bàn thành phố Hà Nội: Trình độ cán bộ HTXNN; Tình hình tài sản, vốn, trích lập quỹ trong HTXNN; Các hoạt động dịch vụ của HTXNN; Các chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển HTXNN
Trên cơ sở đánh giá thực trạng phát triển HTX NN cũng như phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của các HTX NN trên địa bàn thành phố Hà Nội, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển HTX NN trên địa bàn thành phố Hà Nội gồm: Nâng cao trình độ cán bộ quản lý trong HTX NN; Tăng cường nguồn vốn, tài sản trong hoạt động của HTX; Tăng cường các hoạt động dịch vụ, nhất là các hoạt động liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trong HTX; Hoàn thiện các cơ chế chính sách nhằm thúc đẩy phát triển HTX NN
Trang 12THESIS ABSTRACT
Author: Nguyen Thi Thu Thao
Thesis title: Developing agricultural cooperatives in Hanoi city
Major: Rural Development Code: 8620116
Educational Organization: Vietnam National University of Agriculture
Objectives of the study
Assessing the situation and analyzing factors affecting in order to propose solutions to develop agricultural cooperatives in Hanoi city Corresponding to that, the specific objectives include: (1) Systematizing the theoretical and practical basis for the development of agricultural cooperatives; (2) Assessing the situation of agricultural cooperatives in Hanoi city in recent years; (3) Evaluate factors affecting the development
of agricultural cooperatives in Hanoi city; (4) Proposing solutions to develop agricultural cooperatives in Hanoi city
Research Methods
Both secondary and primary data were used flexitible on analysis in the study Secondary data is mainly from scientific works related to cooperatives, through published documents such as: Hanoi Statistical Yearbook; data reported by domestic and foreign organizations; General Statistics Office, Ministry of Agriculture and Rural Development, City People's Committee, departments, agencies, exploiting documents through websites on the Internet, scientific research papers, case study reports, magazines; periodical reports, review reports; legal documents and others on agricultural cooperatives Primary data is corrected from directed interview tools which used semi-structured questionnaires with 30 agricultural cooperatives in 3 districts Phuc Tho, My Duc and Gia Lam; Each district investigated 10 agricultural cooperatives The total number of participants are 450 people (on average 15 people / cooperatives including managers and members of cooperatives)
Main research results and conclusions
Currently, the total number of agricultural cooperatives in Hanoi City is 1062, of which 1,017 cooperatives are in operation (accounting for 95.8%) and 45 cooperatives stop operating and wait for dissolution (stand for 4.2%) In 1,017 agricultural cooperatives are operating with 655 general cooperatives, approximate 64.4% of the total number of cooperatives operating; 290 crop Cooperative, about 28.5%; 62 husbandary cooperatives, stand for 6.1%; Forestry cooperatives 02 ones, related to 0.2%; 07 Fisheries Cooperatives, accounting for 0.5%; and 1 rural clean water cooperative, got 0.1% in total The number of
Trang 13cooperatives increased but the proportion of medium and weak are highly accounted for 42.3%; The scale of cooperatives is small, mainly at village scale which accounts for 59.1% Most cooperatives have opened more essential services such as seed supply, materials, soil preparation, transfer of technical advances, to meet the production demand
of all members However, the number of cooperatives with production and consumption links for members still low, so in general, the business performance of cooperatives in the locality is not high
Factors affecting the development of agricultural cooperatives in Hanoi city: Qualifications of agricultural cooperative officials; Situation of assets, capital, appropriation
of funds in agricultural cooperatives; Service activities of agricultural cooperatives; Policies
to support and encourage the development of agricultural cooperatives
Base on assessing the development status of agricultural cooperatives as well as analyzing the strengths, weaknesses, opportunities and challenges of agricultural cooperatives in Hanoi city, the study proposed some solutions to develop Agriculture cooperatives in Hanoi city as forlowed: Improving the qualifications of managers in agricultural cooperatives; Strengthening capital and assets in the operation of cooperatives; Strengthening service activities, especially linking production and consumption of products in cooperatives; Complete policy mechanisms to promote the development of agricultural cooperatives
Trang 14PHẦN 1 MỞ ĐẦU
1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Ra đời từ năm 1959, Hợp tác xã (HTX) ở nước ta được Đảng và Nhà nước quan tâm, chăm lo và hỗ trợ về nhiều mặt Tuy nhiên, trong từng giai đoạn lịch sử với những cơ chế tổ chức quản lý khác nhau thì vai trò, chức năng và nội dung hoạt động của HTX nông nghiệp cũng có nhiều thay đổi
Nghị quyết Đại hội IX của Đảng đã xác định: “Kinh tế tập thể phát triển với nhiều hình thức hợp tác đa dạng, trong đó HTX là nòng cốt”, “kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân” Theo hướng đó, cần củng cố những HTX hiện có, tiếp tục phát triển rộng rãi kinh tế HTX với nhiều hình thức, quy mô, trình độ khác nhau trong các ngành, lĩnh vực địa bàn có điều kiện Trong lĩnh vực nông nghiệp, trước hết tập trung làm các dịch vụ đầu vào, đầu ra phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh của các hộ thành viên, từng bước mở rộng ngành nghề sản xuất kinh doanh tổng hợp; Mở rộng các hình thức liên doanh, liên kết kinh tế giữa các HTX với các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, nhất là với doanh nghiệp nhà nước Khi HTX phát triển đến trình độ cao hơn thì sẽ hình thành các doanh nghiệp của HTX, các liên hiệp HTX
Từ khi Luật HTX năm 2012 ra đời thay thế Luật HTX năm 2003, với hành lang pháp lý rõ ràng hơn trước, đã làm bản chất HTX thay đổi theo hướng tích cực, nhờ đó đã tạo điều kiện cho các loại hình HTX ngày càng phát triển Đối với thành phố Hà Nội, được sự chỉ đạo tập trung, đồng bộ của Thành ủy và UBND Thành phố, các HTX tiếp tục được đổi mới, phát triển và đạt được một số kết quả
cơ bản Đến 31/11/2018, trên địa bàn thành phố Hà Nội có 1.062 HTX nông nghiệp (HTX NN) Trong đó có 1.017 HTX đang hoạt động (chiếm 95,76%); 45 HTX ngừng hoạt động, chờ giải thể (chiếm 4,24%) Trong 1.017 HTX nông nghiệp đang hoạt động, HTX nông nghiệp tổng hợp 655 HTX (chiếm 64,4%); HTX trồng trọt 290 HTX (chiếm 28,5%), HTX chăn nuôi 62 HTX (chiếm 6,1%), HTX lâm nghiệp 02 HTX (chiếm 0,2%), HTX thủy sản 07 HTX (chiếm 0,7%) và
HTX nước sạch nông thôn 01 HTX (chiếm 0,1%) (Chi cục phát triển nông thôn
Hà Nội) Các HTX NN trên địa bàn thành phố ngoài việc cung ứng các dịch vụ
truyền thống như bảo vệ thực vật, khuyến nông, cung ứng giống, vật tư nông nghiệp, đã dần mở rộng cung ứng dịch vụ làm đất và tiêu thụ sản phẩm nông
Trang 15nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng nông sản; hỗ trợ nông dân tiếp cận các cơ chế chính sách của nhà nước và các nguồn lực; quản lý và khai thác có hiệu quả cơ sở hạ tầng nông nghiệp trong nông thôn Một số HTX NN trên địa bàn phát huy được vai trò, vị trị của mình, trở thành cầu nối giúp các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp liên kết với nông dân sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản, trong đó các sản phẩm chủ yếu như rau, lúa, dược liệu, Nhiều HTX NN quy mô lớn hoạt động hiệu quả đã góp phần đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế xã hội ở địa phương và xây dựng nông thôn mới
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, các HTX NN trên địa bàn thành phố Hà Nội vẫn chưa thoát khỏi tình trạng yếu kém Cụ thể, tốc độ tăng trưởng của các HTX NN còn chậm, thiếu ổn định, số lượng HTX nhiều (1.062 HTX NN) nhưng quy mô nhỏ, hạn chế về nội lực kinh tế; hiệu quả dịch vụ sản xuất kinh doanh chưa cao, lợi ích mang lại cho thành viên thấp Hầu hết các HTX mới chỉ thực hiện được một số dịch vụ đầu vào, các dịch vụ đầu ra như chế biến, tiêu thụ sản phẩm chưa được chú trọng, và số lượng HTX làm dịch vụ này còn rất ít; vốn và cơ sở vật chất phục vụ sản xuất vừa thiếu lại vừa lạc hậu Năng lực, trình độ của các bộ HTX NN còn hạn chế, chủ yếu cao tuổi, làm việc theo kinh nghiệm, thiếu nhạy bén trong hoạt động nên hiệu quả hoạt động thấp Sự liên kết, hợp tác trong HTX và với các thành phần kinh tế khác còn yếu, hiệu quả hoạt động thấp, hạn chế khả năng đầu tư và liên kết của các doanh nghiệp trong thúc đẩy sản xuất nông nghiệp hàng hóa theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững
Trước tình hình đó một vấn đề được đặt ra và cần được nghiên cứu là giải pháp nào cho việc phát triển các HTX NN trên địa bàn thành phố Hà Nội phù hợp với cơ chế, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế để làm định hướng cho việc phát triển các HTX NN Từ lý luận
và thực tiễn đó, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: "Phát triển hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn Thành phố Hà Nội"
1.2 MỤC TIÊU CHUNG
1.2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng để đề xuất các giải pháp nhằm phát triển HTX NN trên địa bàn Thành phố Hà Nội
Trang 161.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển HTX NN;
- Đánh giá thực trạng phát triển HTX NN trên địa bàn Thành phố Hà Nội trong thời gian qua;
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển HTX NN trên địa bàn Thành phố Hà Nội;
- Đề xuất những giải pháp phát triển HTX NN trên địa bàn TP Hà Nội
1.3 MỘT SỐ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Thực trạng phát triển HTX NN trên địa bàn Thành phố Hà Nội diễn ra như thế nào? Những kết quả đạt được; những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân?
- Yếu tố nào ảnh hưởng đến quá trình phát triển HTX NN trên địa bàn Thành phố Hà Nội?
- Những giải pháp giúp cho việc phát triển HTX NN trên địa bàn Thành phố Hà Nội đạt hiệu quả cao?
1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
- Nghiên cứu lý luận và thực tiễn về phát triển HTX NN
- Đối tượng khảo sát: các HTX NN đang hoạt động sản xuất – kinh doanh dịch vụ cho thành viên và người dân tham gia sản xuất trên địa bàn TP Hà Nội
1.4.2.3 Phạm vi nội dung
Hoạt động sản xuất kinh doanh của các HTX NN và những nội dung có liên quan đến phát triển HTX NN trong quá trình phát triển nông nghiệp nông thôn, xây
Trang 17dựng nông thôn mới trên địa bàn Thành phố Hà Nội (Công tác điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh; về vốn, tài chính; Các chính sách hỗ trợ HTX NN )
1.5 ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
Về lý luận, luận văn tập hợp, hệ thống và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về phát triển Hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội với các nội dung như khái niệm, phân loại, vai trò và nguyên tắc hoạt động của Hợp tác
xã, hợp tác xã nông nghiệp Nghiên cứu cũng đã khái quát các bài học kinh nghiệm về phát triển hợp tác xã nông nghiệp trên thế giới và các địa phương tại Việt Nam từ đó rút ra bài học hữu ích cho phát triển hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
Qua nghiên cứu, phân tích thực trạng việc phát triển HTX NN trên địa bàn thành phố Hà Nội, trong đó tập trung vào các nội dung về phát triển quy mô HTX và các hình thức liên kết trong HTX; Hoàn thiện cơ cấu tổ chức trong HTX; Phát triển thị trường tiêu thụ cho sản phẩm nông nghiệp trong HTX và nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh của HTX NN Đồng thời, luận văn đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển HTX NN trên địa bàn thành phố làm cơ sở để đề xuất các nhóm giải pháp thiết thực, hiệu quả nhằm phát huy thế mạnh, vai trò của HTX trong việc giải quyết việc làm, đảm bảo đời sống cho người lao động ở nông thôn, tạo sự ổn định về chính trị - xã hội, góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội
Trang 18PHẦN 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Một số khái niệm liên quan
2.1.1.1 Khái niệm phát triển
Phát triển là thuật ngữ được dùng rộng rãi trong nhiều lĩnh vự như phát triển kinh tế - xã hôi, phát triển nguồn nhân lực,
Có những quan điểm khác nhau, đối lập với nhau về sự phát triển, đó là quan điểm siêu hình và quan điểm biện chứng
Quan điểm siêu hình xem sự phát triển chỉ là sự tăng lên hay sự giảm đi đơn thuần về mặt lượng, không có sự thay đổi gì về mặt chất của sự vật; hoặc nếu
có sự thay đổi nhất định về chất thì sự thay đổi ấy cũng chỉ diễn ra theo một vòng khép kín, chứ không có sự sinh thành ra cái mới với những chất mới Những người theo quan điểm siêu hình xem sự phát triển như là một quá trình tiến lên liên tục, không có những bước quanh co, thăng trầm, phức tạp
Đối lập với quan điểm siêu hình, quan điểm biện chứng xem xét sự phát triển là một quá trình tiến lên từ thấp đến cao Quá trình đó diễn ra vừa dần dần, vừa nhảy vọt, đưa tới sự ra đời của cái mới thay thế cái cũ Dù trong hiện thực khách quan hay trong tư duy, sự phát triển diễn ra không phải lúc nào cũng theo đường thẳng, mà quanh co, phức tạp, thậm chí có thể có những bước lùi tạm thời Cũng theo quan điểm biện chứng, sự phát triển là kết quả của quá trình thay đổi dần dần về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất, là quá trình diễn ra theo đường xoáy ốc và hết mỗi chu kỳ sự vật lặp lại dường như sự vật ban đầu nhưng
ở cấp độ cao hơn
Trên cơ sở khái quát sự phát triển của mọi sự vật, hiện tượng tồn tại trong
hiện thực, quan điểm duy vật biện chứng khẳng định, phát triển là một phạm trù
triết học dùng để chỉ quá trình vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn của sự vật (Giáo trình triết học
Mác – Lênin, Đào Duy Thanh và cs., 2004)
2.1.1.2 Khái niệm về kinh tế hợp tác
Sự hợp tác giữa con người với con người trong quá trình sản xuất là một tất yếu khách quan xuất phát từ nhu cầu của sản xuất và từ nhu cầu của cuộc sống
Trang 19để hỗ trợ, bảo vệ lẫn nhau trong sản xuất Trong quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng của các quốc gia trên tất cả các lĩnh vực: Kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội, sự hợp tác không chỉ diễn ra trên phạm vi vùng, quốc gia mà còn được mở rộng ra phạm vi toàn cầu
Kinh tế hợp tác là phạm trù hẹp hơn, phản ánh một phạm vi hợp tác trong lĩnh vực kinh tế Mô hình kinh tế hợp tác lúc ban đầu xuất hiện một cách sơ khai
và tự phát không chỉ ở nông thôn mà ở cả các thành thị, không chỉ ở trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp mà còn trong nhiều ngành sản xuất dịch vụ khác Các thành viên khởi xướng ra các mô hình kinh tế hợp tác này, thông thường là những chủ thể điều khiển kinh tế tài chính có hạn nên thường bị thiệt thòi, chịu nhiều bất lợi trong sản xuất kinh doanh, trong cạnh tranh Để có thể khắc phục các khó khăn duy trì công ăn việc làm cho mình, những người cùng lĩnh vực sản xuất kinh doanh tại một khu vực địa bàn nhất định đã tìm cách liên kết hợp tác với nhau theo từng tổ, từng nhóm nhỏ đó là tiền thân của các tổ chức HTX sau này
Kinh tế hợp tác là một hình thức quan hệ kinh tế hợp tác tự nguyện, phối hợp, hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau giữa các chủ thể kinh tế, kết hợp sức mạnh của từng thành viên với ưu thế sức mạnh tập thể giải quyết tốt hơn những vấn đề của sản xuất, kinh doanh và đời sống kinh tế, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và lợi ích của mỗi thành viên (Phạm Vân Đình và cs., 2004)
2.1.1.3 Khái niệm về hợp tác xã
Trải qua quá trình hình thành và phát triển, khái niệm về HTX dần được hoàn thiện nhằm làm rõ bản chất, vai trò, tầm quan trọng của nó trong việc phát triển kinh tế, đặc biệt là kinh tế nông nghiệp, nông thôn Đó là một loại hình kinh
tế hợp tác phát triển ở trình độ cao hơn loại hình kinh tế hợp tác giản đơn Ở mỗi quốc gia, trong Luật HTX, loại hình kinh tế này đều có định nghĩa riêng nhưng chúng đều có nét cơ bản
Liên minh HTX quốc tế (ICA) đã định nghĩa HTX như sau: “HTX là một
tổ chức tự trị của những người tự nguyện liên hiệp lại để đáp ứng các nhu cầu và nguyện vọng chung của họ về kinh tế, xã hội và văn hoá thông qua một xí nghiệp
cùng sở hữu và quản lý dân chủ” Năm 1995 định nghĩa này đã được hoàn thiện:
“HTX dựa trên ý nghĩa tự cứu giúp mình, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng, công
bằng và đoàn kết Theo truyền thống của những người sáng lập ra HTX, các xã viên HTX tin tưởng vào ý nghĩa đạo đức, về tính trung thực, cởi mở, trách nhiệm
xã hội và quan tâm chăm sóc người khác”
Trang 20Tổ chức lao động quốc tế (ILO) định nghĩa: HTX là sự liên kết của những
người đang gặp phải những khó khăn kinh tế giống nhau, tự nguyện liên kết nhau lại trên cơ sở bình đẳng quyền lợi, nghĩa vụ sử dụng tài sản mà họ đã chuyển giao vào HTX Phù hợp với nhu cầu chung và giải quyết những khó khăn đó chủ yếu bằng sự tự chủ, tự chịu trách nhiệm và bằng cách sử dụng các chức năng kinh doanh trong tổ chức hợp tác phục vụ cho lợi ích vật chất và tinh thần chung…
Ở nước ta, trên cơ sở tạo hành lang pháp lý cho hệ thống HTX định hướng
và phát triển, ngày 20/3/1996 Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa IX kỳ họp thứ IX đã thông qua Luật HTX Theo Luật này, HTX được định nghĩa:
“HTX là tổ chức kinh tế tự chủ do những người lao động có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện cùng góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của pháp luật để phát huy sức mạnh của tập thể và của từng xã viên nhằm giúp nhau thực hiện có hiệu quả hơn các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và cái thiện đời sống,
góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước” (Điều 1, Luật HTX 1996)
Theo Luật HTX sửa đổi năm 2003: “HTX là tổ chức kinh tế tập thể do các
cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân (sau đây gọi chung là xã viên) có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của Luật này để phát huy sức mạnh tập thể của từng xã viên tham gia HTX, cùng giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất kinh doanh và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước” (Điều 1, Luật HTX 2003) Tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIII đã thông qua ngày 20/11/2012 và ban hành Luật HTX số 23/2012/QH13 có hiệu lực thi hành từ 1/7/2013, thay thế Luật HTX số 18/2003/QH12 (Luật HTX năm 2003) Theo Luật này, HTX được định nghĩa: “HTX là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân,
do ít nhất 07 thành viên tự nguyện góp vốn thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của các thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý HTX” (Khoản 1, Điều 3, Luật HTX 2012)
Luật HTX năm 2012 đã xác định rõ bản chất của HTX là mô hình tổ chức kinh tế - xã hội ra đời và phát triển trên cơ sở hợp tác tự nguyện, tự chủ và cùng có lợi Luật đã thể hiện tư duy mới về mô hình HTX kiểu mới với hạt nhân
là “hợp tác”, góp phần hoàn thiện quan hệ sản xuất, phù hợp với cơ chế thị trường trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và cạnh tranh ngày càng gay gắt
Trang 21như hiện nay hay có thể nói, Luật HTX năm 2012 về cơ bản đã đáp ứng yêu cầu thực tiễn phát triển
Mục tiêu của Luật HTX năm 2012 nhằm khuyến khích và phát triển mô hình HTX kiểu mới, phát triển đa dạng các loại hình HTX, giúp cho các HTX có thể tổ chức hoạt động như một Doanh nghiệp nhưng lấy lợi ích của hộ thành viên làm mục tiêu HTX hoạt động tập trung mang lại lợi ích cho thành viên thông qua việc cam kết cung ứng, tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ, tạo việc làm theo nhu cầu của thành viên, hướng đến tiếp cận dần với bản chất đích thực của HTX Đây là khuôn khổ pháp lý thuận lợi cho phát triển HTX lành mạnh, bền vững góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của kinh tế hộ thành viên trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, thực hiện công bằng xã hội, ổn định kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước
Tóm lại, HTX là sự phát triển ở trình độ cao hơn của kinh tế hợp tác, qua quá trình hợp tác trong sản xuất, kinh doanh hình thành nên Thông qua HTX các mối quan hệ liên kết giữa các thành viên trở nên chặt chẽ hơn, các mối quan hệ
sở hữu, quan hệ phân phối được thiết lập hiệu quả hơn Tuy nhiên, để các thành viên tham gia một cách hoàn toàn tự nguyện vào HTX thì trên thực tế phải thể hiện trên kết quả sản xuất kinh doanh của HTX dựa trên điều kiện kinh tế xã hội tại địa phương và trên nguồn lực của HTX, thành viên khi tham gia HTX đó làm
ăn hiệu quả, có lãi trong hoạt động sản xuất kinh doanh và đặc biệt là thiết lập các mối quan hệ cung – cầu, phân phối,… thực sự có hiệu quả
2.1.1.4 Khái niệm về hợp tác xã nông nghiệp
a Khái niệm HTX nông nghiệp
“HTX nông nghiệp là tổ chức kinh tế tự chủ, do nông dân và những người lao động có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện cùng góp vốn, góp sức lập
ra theo quy định của pháp luật để phát huy sức mạnh của tập thể và của từng xã viên nhằm giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động dịch vụ hỗ trợ cho kinh
tế hộ gia đình của xã viên và kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản và kinh doanh các ngành nghề khác ở nông thôn phục vụ cho sản xuất nông nghiệp” (Điều 1, Chương I,
Điều lệ mẫu HTX nông nghiệp của Việt Nam)
HTX nông nghiệp là một trong các hình thức cụ thể của kinh tế HTX trong nông nghiệp, là tổ chức kinh tế của những người nông dân có cùng nhu cầu và
Trang 22nguyện vọng, tự nguyện liên kết lại để phối hợp giúp nhau phát triển kinh tế hoặc đáp ứng nhu cầu về đời sống của mỗi thành viên, tổ chức và hoạt động theo các nguyên tắc pháp lệnh quy định, có tư cách pháp nhân (Nguyễn Anh Sơn, 2010) Như vậy, HTX nông nghiệp được thành lập bởi những cá nhân và pháp nhân có chung mục đích, phát triển và hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, tự nguyện góp vốn và công sức nhằm giúp nhau thỏa mãn lợi ích chung trong lĩnh vực nông nghiệp
b Phân loại HTX nông nghiệp
Các HTX hoạt động sản xuất, sơ chế sản phẩm nông nghiệp trong lĩnh vực nào thì được xếp vào hợp tác xã chuyên ngành đó, gồm HTX trồng trọt, HTX chăn nuôi, HTX thủy sản, HTX lâm nghiệp, HTX diêm nghiệp, HTX nước sạch nông thôn HTX gồm nhiều hoạt động sản xuất, sơ chế sản phẩm trong các lĩnh vực khác nhau thì được gọi là HTX NN tổng hợp
Việc phân loại các HTX NN nhằm giúp cho các HTX định hướng đúng bản chất hoạt động của mình, từ đó phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ được tốt hơn Nó còn giúp các HTX NN, cơ quan quản lý nhà nước về HTX, các nhà nghiên cứu, tư vấn và các đối tác khác của HTX: Thống nhất đánh giá tình hình và hiệu quả hoạt động của HTX NN, nâng cao tính minh bạch trong hoạt động và quản lý ở HTX; xác định được điểm mạnh, điểm yếu của HTX để phát huy hoặc có kế hoạch khắc phục; phục vụ công tác thống kê và quản lý nhà nước của ngành nông nghiệp
Phân loại HTX NN được nêu ra rất rõ theo Thông tư BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ngày 17/4/2017 Theo thông tư này thì HTX NN được phân ra thành 7 loại hình như sau:
09/2017/TT-1 Hợp tác xã trồng trọt: Là hợp tác xã có hoạt động sản xuất trồng trọt (trồng cây hàng năm, cây lâu năm; nhân và chăm sóc cây giống nông nghiệp) và dịch vụ trồng trọt có liên quan; dịch vụ sau thu hoạch; xử lý hạt giống để nhân giống
2 Hợp tác xã chăn nuôi: Là hợp tác xã có hoạt động sản xuất chăn nuôi (trâu, bò, ngựa, lừa, la, dê, cừu, lợn, gia cầm và chăn nuôi khác.; dịch vụ chăn nuôi có liên quan; săn bắt, đánh bẫy và hoạt động dịch vụ có liên quan
3 Hợp tác xã lâm nghiệp: Là hợp tác xã có hoạt động sản xuất lâm nghiệp (trồng và chăm sóc rừng; khai thác gỗ và lâm sản khác; thu nhặt sản phẩm từ rừng không phải gỗ và lâm sản khác và dịch vụ lâm nghiệp có liên quan
Trang 234 Hợp tác xã thủy sản: Là hợp tác xã có hoạt động nuôi trồng thuỷ sản (nuôi trồng thuỷ sản biển, nội địa; sản xuất giống thuỷ sản); khai thác thủy sản (khai thác thủy sản biển và nội địa, bao gồm cả bảo quản thuỷ sản ngay trên tàu đánh cá)
5 Hợp tác xã diêm nghiệp: Là hợp tác xã có hoạt động khai thác muối (khai thác muối mỏ, đập vụn muối và sàng muối; sản xuất muối từ nước biển, nước mặn ở hồ hoặc nước mặn tự nhiên khác; nghiền, tẩy rửa, và tinh chế muối phục vụ cho sản xuất) và dịch vụ có liên quan đến phục vụ khai thác muối
6 Hợp tác xã nước sạch nông thôn: Là hợp tác xã có hoạt động khai thác,
xử lý và cung cấp nước sạch (khai thác nước từ sông, hồ, ao; thu nước mưa; thanh lọc nước để cung cấp; khử muối của nước biển để sản xuất nước như là sản phẩm chính; phân phối nước thông qua đường ống, bằng xe hoặc các phương tiện khác cho nhu cầu sinh hoạt trên địa bàn nông thôn
7 Hợp tác xã nông nghiệp tổng hợp: Là hợp tác xã có hoạt động từ hai lĩnh vực hoạt động của các hợp tác xã được phân loại tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4, Khoản 5, Khoản 6 Điều này trở lên
2.1.2 Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của hợp tác xã
Mỗi HTX khi thành lập đều phải tuân thủ các quy định của Luật và xây dựng hành lang pháp lý riêng cho tổ chức, hoạt động theo đặc trưng của từng HTX thông qua Điều lệ của HTX Phần lớn việc hợp tác và phát triển cộng đồng của HTX được thể hiện cụ thể trong yêu cầu đối với mọi thành viên là có ý thức tinh thần xây dựng tập thể, cùng hợp tác với nhau trong nội bộ HTX và cao hơn nữa là hợp tác giữa HTX với nhau trong và ngoài nước Đây cũng chính là trách nhiệm của mỗi thành viên khi tham gia HTX nhằm phát triển hợp tác trong hoạt động sản xuất kinh doanh, xây dựng và phát triển phong trào HTX, đặc biệt phát huy được vai trò của các HTX trong phát triển nông nghiệp, nông thôn hiện nay Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của HTX được nêu ra rất rõ ràng và cụ thể trong Điều 7 Luật HTX 2012 (07 nguyên tắc) như sau:
(1) Cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân tự nguyện thành lập, gia nhập, ra khỏi
HTX HTX tự nguyện thành lập, gia nhập, ra khỏi liên hiệp HTX
(2) HTX, liên hiệp HTX kết nạp rộng rãi thành viên, HTX thành viên (3) Thành viên, HTX thành viên có quyền bình đẳng, biểu quyết ngang
Trang 24nhau không phụ thuộc vốn góp trong việc quyết định tổ chức, quản lý và hoạt động của HTX, liên hiệp HTX; được cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác về hoạt động sản xuất, kinh doanh, tài chính, phân phối thu nhập và những nội dung khác theo quy định của điều lệ
(4) HTX, liên hiệp HTX tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hoạt động của
mình trước pháp luật
(5) Thành viên, HTX thành viên và HTX, liên hiệp HTX có trách nhiệm
thực hiện cam kết theo hợp đồng dịch vụ và theo quy định của điều lệ Thu nhập của HTX, liên hiệp HTX được phân phối chủ yếu theo mức độ sử dụng sản phẩm, dịch vụ của thành viên, HTX thành viên hoặc theo công sức lao động đóng góp của thành viên đối với HTX tạo việc làm
(6) HTX, liên hiệp HTX quan tâm giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng cho thành
viên, HTX thành viên, cán bộ quản lý, người lao động trong HTX, liên hiệp HTX
và thông tin về bản chất, lợi ích của HTX, liên hiệp HTX
(7) HTX, liên hiệp HTX chăm lo phát triển bền vững cộng đồng thành
viên, HTX thành viên và hợp tác với nhau nhằm phát triển phong trào HTX trên quy mô địa phương, vùng, quốc gia và quốc tế
Khác với doanh nghiệp, HTX phân phối chủ yếu theo mức độ sử dụng sản phẩm, dịch vụ của các thành viên Điều này có nghĩa là trong HTX thành viên nào sử dụng nhiều sản phẩm, dịch vụ của HTX thì thành viên đó được hưởng nhiều hơn từ lợi ích do HTX mang lại Như vậy việc phân chia theo vốn góp trong HTX chỉ là thứ yếu
2.1.3 Vai trò hợp tác xã trong phát triển nông thôn
Hiện nay kinh tế hợp tác không phải là khu vực chính để tạo ra nhiều lợi nhuận và tăng trưởng kinh tế, nhưng là khu vực có vai trò, vị trí quan trọng trong việc giải quyết việc làm, đảm bảo đời sống cho đông đảo người lao động, nhất là lao động trong khu vực nông thôn, tạo sự ổn định về chính trị - xã hội góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội
HTX NN có tác động tích cực đến hoạt động sản xuất của các thành viên,
hộ thành viên, cụ thể như sau:
- Thông qua HTX, các thành viên trong HTX có thể tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau nhằm giảm thiểu rủi ro trong sản xuất nông nghiệp
Trang 25- Các thành viên trong HTX sẽ có điều kiện tiếp cận với các sản phẩm và dịch vụ của thị trường tín dụng và ngân hàng Điều mà họ hầu như không bao giờ
có được do địa bàn sinh sống bất lợi, tài sản nghèo nàn, Như vậy các thành viên sẽ được hưởng các sản phẩm và dịch vụ mà tổ chức tín dụng HTX của họ tạo ra và cung cấp một cách kịp thời, thuận tiện với một mức giá cả chấp nhận được với tư cách là khách hàng
- Thành viên HTX sẽ được tư vấn, cung cấp thông tin, trao đổi kinh nghiệm thông qua HTX NN vì đó cũng thường là nơi tập hợp kiến thức, hiểu biết, kinh nghiệm làm ăn của cả địa phương Họ sẽ tự tạo ra được công ăn việc làm cho bản thân và có thể còn cho cả địa phương nữa
- Các thành viên được hưởng những quyền lợi từ HTX NN với tư cách là chủ sở hữu như được quyền tham gia biểu quyết, quyết định các chính sách kinh doanh của HTX NN thông qua các bộ máy, cơ quan lãnh đạo để HTX NN ngày càng phục vụ họ đắc lực và tốt hơn
- HTX là nơi tiếp nhận những trợ giúp của Nhà nước tới hộ nông dân, vì vậy hoạt động của HTX có vai trò làm cầu nối giữa Nhà nước với hộ nông dân một cách có hiệu quả, giúp các thành viên tiếp cận được các chính sách hỗ trợ của Nhà nước một cách kịp thời, tạo điều kiện phát triển kinh tế hộ gia đình
Bên cạnh đó, HTX còn làm thay đổi căn bản diện mạo nông thôn thời kỳ hội nhập HTX sẽ là một yếu tố và động lực cơ bản góp phần tạo nền tảng thúc đẩy quá trình xây dựng nông thôn mới thông qua vai trò tập hợp, vận động, thay đổi cách nghĩ, cách làm cho bà con nông dân, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, nâng cao hiệu quả sản xuất và nhất là đã thực hiện tốt việc liên doanh, liên kết, bảo đảm đầu ra ổn định cho nông sản
2.1.4 Nội dung phát triển hợp tác xã
2.1.4.1 Phát triển quy mô hợp tác xã và các hình thức liên kết của hợp tác xã
Nói đến phát triển quy mô HTX không chỉ nói đến sự tăng lên về số lượng HTX mà còn là sự tăng lên về số lượng thành viên và các thành phần, các tổ chức khác nhau trong HTX
Phát triển quy mô hợp tác xã hướng vào đáp ứng những nhu cầu kinh tế, văn hóa, xã hội của đông đảo các tầng lớp xã hội và tập hợp, liên kết rộng rãi mọi loại hình, tổ chức kinh tế, đặc biệt chú trọng đối tượng là người lao động, các hộ kinh tế cá thể nhất là khu vực nông nghiệp, nông thôn Tính đến cuối năm 2016,
Trang 26cả nước có 9,32 triệu hộ là hộ nông, lâm nghiệp và thủy sản (Tổng cục thống kê,
Bộ Kế hoạch và đầu tư), tuy số lượng đông đảo nhưng các hộ chưa có sự liên kết,
hợp tác với nhau trong sản xuất Chính vì vậy, muốn phát triển quy mô HTX cần tiếp tục chú trọng vào những tầng lớp và đối tượng này, để họ cùng giúp nhau làm ăn, tạo việc làm, tăng thu nhập, phát triển kinh tế hộ theo hướng sản xuất hàng hóa
Trong điều kiện kinh tế hàng hóa ngày càng phát triển, các hộ sản xuất nông nghiệp, các cơ sở kinh doanh nhỏ và vừa trong lĩnh vực nông nghiệp đang
và sẽ phát triển nhanh, thay thế dần các hộ gia đình hoạt động kinh tế theo lối tự cung tự cấp Ngoài ra, trong điều kiện cạnh tranh gay gắt và hội nhập, nhu cầu hợp tác sẽ trở thành cấp thiết đối với họ Do vậy, phát triển quy mô hợp tác xã nông nghiệp cần phải hướng tới liên kết rộng rãi giữa các hộ sản xuất với nhau, giữa hộ sản xuất và các doanh nghiệp cực nhỏ, nhỏ và vừa trong lĩnh vực nông nghiệp mà trung gian chính là các HTX nhằm đảm bảo lợi ích của người sản xuất cũng như đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp Tuy nhiên, các hình thức liên kết trong HTX NN còn thiếu và yếu, liên kết chưa bền chặt, hoạt động kém hiệu quả, dẫn đến việc mất dần niềm tin của thành viên và người dân khi tham gia vào vào các mô hình HTX NN
2.1.4.2 Hoàn thiện cơ cấu tổ chức trong hợp tác xã
Cơ cấu tổ chức là số lượng cán bộ công nhân viên được phân chia theo nghề, chuyên môn và trình độ đào tạo chuyên môn, trình độ lành nghề Cơ cấu này cho thấy mối quan hệ kỹ thuật lao động và các đặc tính tâm lý – xã hội nghề nghiệp đã chi phối đến hoạt động của các cá nhân trong tập thể (Giáo trình Xã hội học Lao động, Lương Văn Úc và Phạm Thúy Hương, 2003)
Theo Điều 29, Luật HTX năm 2012 về cơ cấu tổ chức đã quy định, Cơ cấu
tổ chức hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã gồm đại hội thành viên, hội đồng quản trị, giám đốc (tổng giám đốc) và ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên
Cơ cấu tổ chức có ý nghĩa đặc biệt quan trọng và quyết định phần lớn sự thành bại của HTX Vì vậy, tổ chức bộ máy quản lý phải đảm bảo nghiêm túc chế độ thủ trưởng, chế độ trách nhiệm cá nhân trên cơ sở đảm bảo và phát huy quyền làm chủ của các thành viên HTX
Bên cạnh đó, việc hoàn thiện cơ cấu tổ chức trong HTX cần dựa trên những quy định của Luật HTX năm 2012 nhằm nâng cao được hiệu quả của quá
Trang 27trình hoạt động sản xuất kinh doanh; Giúp cho các HTX nông nghiệp phát huy được tối đa các mặt mạnh của nó: gọn nhẹ, năng động, cân đối, tận dụng được tối
đa năng lực của từng thành viên, từng bộ phận, từ đó sẽ tiết kiệm được chi phí, nâng cao chất lượng
Hoàn thiện cơ cấu tổ chức trong HTX sẽ giúp cho nó luôn vận hành kịp thời, chính xác, linh hoạt trước những thay đổi của môi trường, đặc biệt trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta hiện nay
2.1.4.3 Phát triển thị trường tiêu thụ cho sản phẩm nông nghiệp trong hợp tác xã
Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp là một trong những hoạt động quan trọng của HTX NN Bởi hoạt động này góp phần giúp người nông dân nâng cao thu nhập, ổn định sản xuất nông nghiệp thông qua việc nâng cao hiệu quả tiêu thụ nông sản Ngoài ra, hoạt động này còn mang lại sự hài hòa giữa các hoạt động của HTX và sự ổn định của HTX
Hoạt động tiêu thụ sản phẩm bao gồm: Nghiên cứu thị trường (nhu cầu của doanh nghiệp); hợp tác với các cơ quan Nhà nước và các tổ chức hỗ trợ HTX
để nắm bắt chính sách về HTX, chính sách về phát triển nông nghiệp và nông thôn; nghiên cứu thế mạnh, kinh nghiệm và tập quán của địa phương; từ đó định hướng các sản phẩm đem lại lợi nhuận cao cho người nông dân; giúp thành viên lập kế hoạch, mở rộng địa bàn sản xuất
Để phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của HTX nông nghiệp thì một trong những vấn để quan trọng hàng đầu là nâng cao nhận thức của thành viên về HTX Muốn làm được điều này thì các HTX cần nâng cao tinh thần hợp tác, dân chủ, công khai và cùng chia sẻ lợi ích Các hoạt động của HTX cần được bàn bạc dân chủ, công khai, minh bạch hóa hoạt động tài chính nhằm tạo sự tin tưởng và gắn bó của thành viên đối với HTX Tạo điều kiện cho thành viên thường xuyên theo dõi, kiểm tra, giám sát các hoạt động của HTX Khuyến khích tinh thần hợp tác, chia sẻ khó khăn, lợi ích để tận dụng tối đa lợi thế nhờ quy mô của HTX nhằm đem lại lợi ích lâu dài cho bà con nông dân
2.1.4.4 Nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh của hợp tác xã nông nghiệp Hiệu quả sản xuất, kinh doanh là cơ sở tiên quyết để đánh giá cho sự phát
triển của một HTX Điều này được thể hiện ở việc hạch toán kinh tế thu chi hàng năm của HTX Nông nghiệp
Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí
Trang 28Hiệu quả sản xuất, kinh doanh chỉ có thể đạt được trên cơ sở nâng cao năng suất lao động và chất lượng công tác Để đạt hiệu quả ngày càng cao và vững chắc, đòi hỏi các ban quản trị HTX không chỉ nắm chắc tiềm năng tiềm ẩn về lao động, vốn, kỹ thuật, mà còn phải nắm vững tình hình cung cầu hàng hóa trên thị trường, đối thủ cạnh tranh, hiểu được thế mạnh thế yếu của HTX để khai thác hết mọi tiềm năng hiện có, tận dụng được những cơ hội vàng của thị trường
Đối với các HTX NN ngoài việc đánh giá hiệu quả sản xuất, kinh doanh của HTX NN dựa trên lợi nhuận hàng năm, nó còn được đánh giá dựa trên thực tiễn góp phần xóa đói, giảm nghèo, giải quyết vấn đề thất nghiệp, tạo công ăn việc làm, thỏa mãn những nhu cầu thiết yếu của thành viên trong sản xuất và đời sống; kết quả tham gia vào hoạt động an sinh xã hội, phát triển cộng đồng, bảo vệ môi trường sống và những hoạt động vị xã hội khác của HTX NN
2.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển hợp tác xã nông nghiệp
2.1.5.1 Trình độ, năng lực cán bộ hợp tác xã nông nghiệp
Cán bộ HTX NN là người điều hành hoạt động của HTX, là nhân tố quan trọng, có vai trò quyết định hiệu quả hoạt động của HTX Trình độ chuyên môn, năng lực quản lý của cán bộ HTX ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của HTX
Trong cơ chế thị trường, cán bộ HTX phải năng động, chủ động sáng tạo, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung, tích cực tìm tòi, học hỏi, áp dụng kinh nghiệm của những mô hình mới, những điển hình tiên tiến vào thực tiễn hoạt động đơn vị mình Bên cạnh đó, để phát triển sản xuất, kinh doanh hiệu quả và bền vững, các HTX NN phải chủ động xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp Nếu cán bộ là người có năng lực, trình độ chuyên môn sẽ xây dựng và tổ chức thực hiện các phương án sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả sẽ thúc đẩy hợp tác xã phát triển Ngược lại, nếu cán bộ HTX yếu kém về trình độ chuyên môn, năng lực quản lý, điều hành sản xuất sẽ trở thành yếu tố gây cản trở, kìm hãm sự phát triển của HTX
2.1.5.2 Tài sản, vốn, quỹ trong hợp tác xã nông nghiệp
Các yếu tố thuộc về nhân tố vốn có ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển của HTX gồm các vấn đề về: lượng vốn, nguồn vốn, hình thức vốn; điều phối và sử dụng vốn; thu hút, huy động vốn; cơ chế quản lý tài chính; quyết sách thu chi tài chính; phân phối lãi và trích lập các quỹ trong HTX nông nghiệp
Trang 29Vốn là điều kiện cần trong phát triển HTX, bởi có vốn thì HTX mới đầu
tư vào sản xuất kinh doanh, góp phần tạo công ăn việc làm cho thành viên, nâng cao thu nhập cho thành viên và thúc đẩy sự phát triển ổn định của HTX
Tài sản trong HTX gồm các yếu tố về: Máy móc, thiết bị, phương tiện hoạt động, nhà xưởng, sân bãi, kho bãi, bến bãi, nhà cửa, văn phòng, hội trường, đất đai, vật tư, nguyên nhiên vật liệu và những vật thể khác nhằm mục đích sử dụng vào hoạt động của HTX Vai trò của tài sản đối với sự phát triển của HTX được thể hiện qua các mặt sau: là điều kiện tiên quyết để HTX có thể tiến hành hoạt động; là điều kiện để cắt giảm chi tiêu, nâng cao hiệu quả và tính chủ động mọi hoạt động của HTX; là điều kiện để HTX có thể mở rộng quy mô hoạt động,
đa dạng hóa lĩnh vực hoạt động từ sự dồi dào của các tài sản hiện có của HTX; là điều kiện để HTX có thể nâng cao chất lượng hoạt động; là yếu tố thuộc vốn hoạt động và là cơ sở để tiến hành vay vốn và thu hút vốn của HTX; là cơ sở để tìm kiếm đối tác, thu hút khách hàng; là điều kiện để thu hút lao động
2.1.5.3 Các hoạt động dịch vụ của hợp tác xã nông nghiệp
Đối với các HTX NN ngành, nghề kinh doanh mà cốt lõi là hoạt động dịch vụ là vấn đề quan trọng đầu tiên phải xác định khi quyết định thành lập HTX Đây là bước khởi đầu có vai trò quyết định đến khả năng tồn tại, phát triển của các HTX NN sau này Do đó, việc lựa chọn hoạt động dịch vụ nào phù hợp
là tiền đề để phát triển HTX
2.1.5.4 Chính sách của nhà nước đối với hợp tác xã
Chính sách của nhà nước có vai trò ảnh hưởng rất lớn tới quá trình hình thành và phát triển HTX Sự tác động của nhân tố này được thực hiện thông qua khuôn khổ pháp lý, quá trình hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước đối với HTX
từ trung ương đến cơ sở, cũng như quá trình tổ chức, triển khai trong thực tiễn của bộ máy này
Các chủ trương, chính sách về chiến lược phát triển kinh tế, xã hội có ảnh hưởng mạnh đến yêu cầu phát triển HTX gồm: chiến lược phát triển bền vững và chương trình xây dựng nông thôn mới Đặc biệt, chủ trương xây dựng nông thôn mới đã đặt ra yêu cầu bức thiết cho chính quyền cơ sở trong việc phải phát triển
ít nhất mỗi xã có 01 HTX hoạt động có hiệu quả để đạt tiêu chí số 13 về hình thức tổ chức sản xuất theo Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới
Trang 30Mới đây, Quyết định 461/QĐ-TTg ngày 27/4/2018 của Thủ tướng Chính phủ
về việc phê duyệt Đề án phát triển 15.000 HTX, liên hiệp HTX nông nghiệp hoạt động có hiệu quả đến năm 2020, Việc xây dựng hệ thống chính sách về HTX được chú trọng đã tạo hành lang pháp lý và bàn đạp cho các HTX NN ngày càng phát triển
thế giới
2.2.1.1 Hợp tác xã nông nghiệp ở Cộng hòa Liên bang Đức
Nước Đức được coi là một trong những chiếc nôi đầu tiên của mô hình kinh tế HTX ở châu Âu Năm 2015, cả nước Đức có 3.188 HTX NN (chiếm 60% tổng số HTX của cả nước), thu hút khoảng 2,2 triệu thành viên Ngoài dịch vụ cung cấp cho thành viên ra, các HTX NN tạo ra khoảng 150.000 việc làm trực tiếp Tổng doanh thu của tất cả các HTX NN và 26 liên hiệp HTX NN năm 2007
là hơn 38,3 tỷ Euro Các HTX nông nghiệp chiếm phần lớn thị phần với rất nhiều sản phẩm nông nghiệp quan trọng: 70% sản phẩm thịt chế biến, 60% thị phần các
sản phẩm sữa, 30% thị phần rượu nho (Bộ NN&PTNT – Trung tâm tin học và
Thống kê, 2015)
HTX NN của Đức không thay thế kinh tế hộ, kinh tế trang trại hay kinh tế
tư nhân của người nông dân mà chủ yếu thực hiện việc cung cấp dịch vụ mang tính hỗ trợ cho các thành viên của mình Đa số các dịch vụ này là những dịch vụ
mà chính bản thân người dân không thể thực hiện được hoặc phải thực hiện với chi phí cao hơn, hiệu quả thấp hơn dịch vụ của HTX Bên cạnh đó, các dịch vụ này là các hỗ trợ mang tính kinh tế, đem lại lợi ích kinh tế trực tiếp, cũng như lâu dài cho thành viên Đây là nguyên nhân cơ bản để các thành viên tự nguyện tham
Trang 31gia HTX, gắn bó và có trách nhiệm với HTX
Các HTX NN của Đức cung cấp các dịch vụ đầu vào như cung cấp dịch
vụ thủy nông, điện, cung cấp nguyên vật liệu sản xuất nông nghiệp như hạt giống, cây giống, con giống, phân bón; dịch vụ làm đất, cung cấp dụng cụ, máy nông nghiệp, Các dịch vụ hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm và cuối cùng HTX NN đặc biệt chú trọng định hướng, tư vấn và hỗ trợ thành viên của mình trong sản xuất nông nghiệp theo đúng tiêu chuẩn, quy định cần thiết Bởi xu thế của thị trường
là các loại nông sản sinh thái, các sản phẩm “sạch” mang thương hiệu HTX đang
là những sản phẩm có lợi thế trên thị trường tiêu dùng ở Đức, giúp người nông dân tiêu thụ sản phẩm làm ra tốt hơn, hiệu quả hơn, mặc dù cạnh tranh trên thị
trường ngày càng khốc liệt hơn
2.2.1.2 Hợp tác xã nông nghiệp ở Ấn Độ
Ở Ấn Độ, tổ chức HTX được ra đời từ lâu và chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế nước này, trong đó Liên minh HTX Quốc gia Ấn Độ (NCUI) là tổ chức cao nhất, đại diện cho toàn bộ HTX ở Ấn Độ
Người nông dân Ấn Độ coi HTX là phương tiện để tiếp nhận tín dụng, đầu vào và các nhu cầu cần thiết về dịch vụ Những lĩnh vực hoạt động quan trọng của khu vực kinh tế HTX ở Ấn Độ đang nổi lên là HTX tín dụng nông nghiệp, có
tỷ trọng chiếm tới 43% tổng số tín dụng trong cả nước, các HTX sản xuất đường chiếm tới 62,4% tổng sản lượng đường của cả nước, HTX sản xuất phân bón chiếm 34% tống số phân bón của cả nước, (Liên minh HTX Việt Nam, 2015) Nhận thấy vai trò của HTX trong các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân, Chính phủ Ấn Độ đã có nhiều chính sách, dự án, chiến lược phát triển cho khu vực HTX như thành lập công ty quốc gia phát triển HTX, xúc tiến xuất khẩu; Sửa đổi Luật HTX tạo điều kiện cho các HTX tự chủ, năng động hơn trong nền kinh
tế thị trường
2.2.1.3 Hợp tác xã nông nghiệp ở Israel
Israel là nước có điều kiện tự nhiên vô cùng khắc nghiệt, 2/3 diện tích lãnh thổ là sa mạc, còn lại là đồi núi đá trọc, khí hậu khô hạn nhưng sản xuất nông nghiệp vẫn phát triển không ngừng Sản lượng nông nghiệp tăng 26% trong giai đoạn 10 năm (từ 1999 đến 2009) trong khi số lượng nông dân giảm từ 23.500 người xuống 17.000 người và lượng nước sử dụng trong nông nghiệp giảm 12%
Do tất cả diện tích sản xuất nông nghiệp đều canh tác bằng phương pháp tưới
Trang 32nước nhỏ giọt
Israel khai sinh ra 2 loại hình cộng đồng HTX Kibbutz và Moshav:
- Kibbutz là hình thức tổ chức kinh tế nông – công nghiệp nông thôn Cả nước có khoảng 270 Kibbutz, trung bình mỗi Kibbutz có 300 xã viên, hoạt động tương tự nhau, sỏ hữu cánh đồng trồng cây nông nghiệp, trang trại chăn nuôi và các nhà máy sản xuất nông nghiệp và công nghiệp nhẹ Kibbutz là mô hình kinh
tế đặc biệt với đặc trưng theo nguyên nghĩa “làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu”, trong đó tài sản và các phương tiện sản xuất được sở hữu chung, mọi quyết định được hội đồng các thành viên bỏ phiếu tán thành Các thành viên có trách nhiệm và tận tụy với HTX thì sẽ được đáp ứng mọi nhu cầu từ lúc sơ sinh đến khi về già Mọi thành viên thuộc gia đình của thành viên cũng sẽ nhận được sự trợ cấp từ Kibbutz, được sử dụng các dịch vụ miễn phí,
- Giống như Kubbutz, Moshav cũng chú trọng lao động theo hình thức cộng đồng, nhưng khác ở chỗ là các thửa ruộng được sở hữu riêng bởi từng cá nhân, với diện tích cố định và bằng nhau Nông dân sản xuất lượng thực, thực phẩm trên ruộng của mình theo hình thức lao động cá nhân hoặc tập thể và dùng lợi nhuận cùng nông sản để tự cung cấp cho mình Moshav cung cấp toàn diện những dịch vụ cần thiết cho cộng đồng, mỗi Moshav gắn liền với một làng mạc nào đó và mọi dân làng đều là thành viên Mọi thành viên đều chia sẻ trách nhiệm và hỗ trợ lẫn nhau, đặc biệt là khi có khó khăn Tuy nhiên việc triển khai
mô hình này không hoàn toàn thành công do không tuân thủ một cách chặt chẽ quy trình các bước (Bộ NN&PTNT – Trung tâm tin học và Thống kê, 2015)
2.2.1.4 Hợp tác xã nông nghiệp ở Nhật Bản
Các loại hình tổ chức HTX Nhật Bản bao gồm: HTX nông nghiệp, HTX tiêu dùng HTX tiêu dùng Nhật Bản phát triển mạnh từ những năm 1960-1970 Liên hiệp HTX tiêu dùng (JCCU) là tổ chức cấp cao của khu vực HTX ở Nhật Bản Hiện nay, JCCU có 617 HTX thành viên Các HTX thành viên đã sản xuất trên 10.000 sản phẩm khác nhau mang nhãn hiệu “Co-op”, bao gồm lương thực, thực phẩm và hàng hóa tiêu dùng JCCU có các chức năng và nhiệm vụ như: tăng cường hướng dẫn quản lý và hỗ trợ hoạt động kinh doanh cho các HTX thành viên; Lập kế hoạch; Phát triển và cung cấp sản phẩm, các chương trình bảo hiểm
và mạng lưới thông tin, đáp ứng nhu cầu của các xã viên; Tổ chức các khóa học
và hội thảo về công tác quản lý và giáo dục cho các HTX thành viên; Xuất-nhập
Trang 33Để giúp các HTX hoạt động, Chính phủ đã tăng cường xây dựng hệ thống phục vụ xã hội hóa nông nghiệp, coi HTX nông nghiệp là một trong những hình thức phục vụ xã hội hóa tốt nhất và yêu cầu các cấp, các ngành phải giúp đỡ và bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho HTX Đồng thời, Chính phủ còn yêu cầu các ngành tài chính, thương nghiệp giúp đỡ về vốn, kỹ thuật, tư liệu sản xuất, v.v… Tuy nhiên, các giúp đỡ này không làm ảnh hưởng đến tính tự chủ và độc lập của các HTX (Liên minh HTX Việt Nam, 2015)
2.2.1.5 Hợp tác xã ở Hàn Quốc
Liên đoàn quốc gia các HTX Nông nghiệp Hàn Quốc (viết tắt là NACF), thành lập 1961 có vai trò rất quan trọng; có 1.387 HTX thành viên và 5000 trung tâm kinh doanh khác nhau Một mặt, NACF cung cấp các dịch vụ tiếp thị, chế biến, cung ứng vật tư và hàng hóa tiêu dùng Mặt khác, còn hoạt động như tổ chức tín dụng, tổ chức bảo hiểm, vận tải, lưu kho Hiện tại là tổ chức có sức mạnh cạnh tranh lớn nhất trên thị trường nông sản Hàn Quốc với 40% thị phần,
là ngân hàng có số tiền gửi lớn nhất Hàn Quốc
Những hoạt động thành công của HTXNN Hàn Quốc là:
- Tiếp thị sản phẩm cho nông dân: Đây là hoạt động được coi trọng hàng
đầu Hiện tại có 99 trung tâm tiếp thị bán buôn nông sản, 2.206 siêu thị cho người không phải thành viên HTX và 12 cửa hàng giảm giá cho xã viên, 7 trung tâm phân phối Nhờ vậy nông dân tiêu thụ sản phẩm rất thuận lợi
- Chế biến lương thực: Được các HTX rất chú trọng, hiện tại có 147 nhà
Trang 34máy sản xuất và chế biến nông sản, 168 tổ hợp chế biến gạo
- Cung cấp hàng hóa và tín dụng cho xã viên: các HTXNN cung cấp hầu
hết vật tư cho sản xuất và hàng hóa tiêu dùng cho thành viên với giá phải chăng nhờ khắc phục tính thời vụ và giảm chi phí quảng cáo, tiếp thị
- Cung cấp cho nông dân dịch vụ khuyến nông theo các loại:
- Hoạt động văn hóa giáo dục: Các HTXNN khuyến khích phụ nữ tham
gia HTX, trợ giúp tổ chức phụ nữ kiến thức và dịch vụ pháp lý
Các HTX Hàn Quốc đã cùng với phong trào Làng mới (Saemaul Như phong trào Nông thôn mới ở Việt Nam) tạo ra từ năm 1975 đã thúc đấy người dân nông thôn tích cực tham gia và thiết lập một hệ thống HTX phục vụ trực tiếp cho những nhu cầu của mình
Undong-2.2.1.6 Hợp tác xã ở Thái Lan
HTX đầu tiên ở Thái Lan được thành lập ngày 26/02/1915 tại Phisamulok,
là HTX tín dụng nông thôn nhằm mục đích giúp đỡ người nông dân bị mắc nợ phục hồi sản xuất
HTX nông nghiệp Thái Lan đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của Thái Lan, tập trung chính 5 lĩnh vực: Cung cấp đầu vào cho sản xuất nông nghiệp với mức giá hợp lý, tìm kiếm thị trường cho sản phẩm nông nghiệp; hỗ trợ phát triển nông nghiệp thông qua các hoạt động khuyến nông; cho vay tín dụng lãi suất ưu đãi, gửi tiền tiết kiệm; bán hàng tiêu dùng
Theo Luật HTX năm 1968, tất cả các loại hình HTX mọi cấp đều phải là thành viên của Liên đoàn HTX Thái Lan Hệ thống HTX Thái Lan được tổ chức theo nguyên tắc ngành dọc theo chuyên ngành: HTX Nông nghiệp, HTX thủy sản, HTX tín dụng-tiết kiệm, HTX đất đai, HTX dịch vụ, HTX tiêu dùng và chia thành ba cấp: Các HTX cơ sở; Liên đoàn HTX cấp tỉnh, thành phố và Liên doàn HTX quốc gia
Để tạo điều kiện cho khu vực HTX phát triển và khuyến khích xuất khẩu, Chính phủ Thái Lan đã ban hành nhiều chính sách thiết thực như chính sách giá, tín dụng nhằm khuyến khích nông dân phát triển sản xuất Sự hỗ trợ, giúp đỡ Chính phủ Thái Lan thực sự có hiệu quả trong việc hoạch định các chính sách đối với phát triển khu vực HTX (Tạp chí công nghiệp kỳ 1, tháng 8/2012)
Trang 352.2.2 Quá trình phát triển hợp tác xã nông nghiệp của Việt Nam qua các giai đoạn
* Lịch sử phát triển HTX
- Từ năm 1945- 1955, phong trào KTHT được hình thành và phát triển ở
nhiều vùng tự do và căn cứ địa cách mạng với các hình thức hợp tác giản đơn như tổ vần công, tổ đổi công Ngày 08/3/1948, tại Chiến khu Việt Bắc, HTX thuỷ tinh Dân Chủ được thành lập, mở đầu cho sự ra đời và phát triển của phong trào HTX ở Việt Nam
- Từ năm 1955- 1961, năm 1960 cả nước đã có hơn 50.000 HTX được
thành lập trong các ngành, lĩnh vực: nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, ngư nghiệp, tín dụng , thu hút được đại bộ phận hộ nông dân, hộ kinh tế cá thể và người lao động tham gia
- Từ năm 1961- 1965, phong trào KTHT, HTX tiếp tục được đẩy mạnh
Cùng với việc thực hiện cuộc vận động cải tiến quản lý, xây dựng các HTX bậc cao với quy mô được mở rộng trong lĩnh vực nông nghiệp, hàng ngàn HTX trong các lĩnh vực phi nông nghiệp được thành lập, thu hút hàng triệu quần chúng nhân dân tham gia
- Từ năm 1965- 1975, Khu vực HTX được củng cố, phát triển và trở thành
một lực lượng kinh tế quan trọng trong nền kinh tế của hậu phương lớn miền Bắc Đến cuối năm 1974, toàn miền Bắc có hơn 46.000 HTX trong các ngành, lĩnh vực Các HTX đã động viên được sự lao động quên mình của các xã viên HTX, vừa sản xuất vừa chiến đấu
- Từ năm 1975- 1980, Kinh tế tập thể phát triển mạnh, phủ định vai trò kinh tế hộ Sự phát triển nhanh chóng của HTX đã có nhiều đóng góp cho công cuộc giải phóng dân tộc và sự phát triển đất nước Khu vực HTX đã huy động được các nguồn lực của Nhà nước và nhân dân phục vụ công cuộc kháng chiến chống Mỹ; cải thiện một bước đời sống, bộ mặt của nông thôn, kết cấu hạ tầng
khu vực (Liên minh HTX Việt Nam, 2018.)
- Từ năm 1981- 2003, Giai đoạn này là giai đoạn thực hiện chuyển đổi hợp
tác xã từ mô hình HTX kiểu cũ (mang nặng tính hành chính, bao cấp) sang mô hình hợp tác xã kiểu mới (mạng nặng tính tự chủ, thị trường) theo Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 18/3/2002 về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể Giai đoạn này chứng kiến sự chuyển đổi và thu hẹp của HTX Số
Trang 36lượng HTX đã giảm từ 18.607 năm 1986 xuống còn 14.207 năm 2003
- Từ năm 2003- 2013: Giai đoạn 2004 đến nay đánh dấu sự phục hồi của
kinh tế HTX cả về chất và lượng Số lượng HTX đã tăng từ 14.207 năm 2003 lên 18.244 năm 2014, trong đó có 10.339 HTX nông nghiệp (có 9.363 HTX dịch vụ
và sản xuất nông nghiệp (chiếm 92%); 115 HTX lâm nghiệp; 594 HTX thuỷ sản
và 79 HTX diêm nghiệp) Đây chính là giai đoạn tìm tòi phát triển HTX kiểu mới trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
- Thời kỳ 2013 đến nay: Hoàn thiện mô hình pháp lý đối với HTX kiểu mới
phù hợp bản chất giá trị và nguyên tắc hoạt động đúng theo thông lệ quốc tế Quốc hội ban hành Luật HTX cuối năm 2012 thay thế luật HTX 2003, có sự phân biệt rõ ràng giữa lợi ích thành viên hay không thành viên, thành viên phải thực sự góp vốn với mức độ thích hợp, Luật xác định HTX kiểu mới coi trọng lợi ích thành viên là then chốt
* Sự phát triển HTX Nông nghiệp
Đến hết năm 2015, cả nước có 10.902 hợp tác xã nông nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực: Trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, thủy lợi, lâm nghiệp, diêm
nghiệp và các dịch vụ phục vụ nông nghiệp (sau đây gọi tắt là hợp tác xã nông
nghiệp) chiếm 55,5% tổng số hợp tác xã trong cả nước Đa số các hợp tác xã
nông nghiệp là các hợp tác xã kinh doanh tổng hợp (khoảng 8.036 hợp tác xã,
chiếm 73,7%) Số lượng các hợp tác xã chuyên ngành không nhiều (khoảng 2.866 hợp tác xã, chiếm 26,3%), trong đó có: 1.242 hợp tác xã trồng trọt, 362
hợp tác xã chăn nuôi, 457 hợp tác xã thủy lợi và nước sinh hoạt, 151 hợp tác xã
lâm nghiệp, 601 hợp tác xã thủy sản, 53 hợp tác xã diêm nghiệp (Báo cáo sơ kết
3 năm thi hành Luật – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
* Các chủ trương, cơ chế, chính sách ưu đãi hỗ trợ phát triển hợp tác xã
Để phát triển HTX, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, cơ chế, chính sách như: Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 18/3/2002 của Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng 5 (Khóa IX) về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể; Kết luận số 56-KL/TW ngày 21/02/2013 của Bộ chính trị về đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết trung ương 5 (Khoá IX) về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể; Quốc hội ban hành Luật HTX năm 2012 (sửa đổi bổ sung Luật HTX năm 2003), Chính phú có nhiều Nghị định ban hành các cơ chế, chính sách để phát triển HTX nói chung và HTX NN
Trang 37nói riêng Đặc biệt, năm 2018, Chính phủ đã ra Quyết định số 461/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án phát triển 15.000 HTX, liên hiệp HTX NN hoạt động có hiệu quả đến năm 2020 tạo căn cứ, cơ sở pháp lý để triển khai nhiều chương trình
ưu đãi hỗ trợ phát triển các HTX
2.2.3 Kinh nghiệm phát triển hợp tác xã nông nghiệp ở Việt Nam
Luật HTX năm 2012 ra đời đã định hướng các HTX phát triển về hình thức
và tổ chức sản xuất phù hợp với tình hình quốc tế và trong nước Căn cứ vào Luật HTX năm 2012, các HTX đang hoạt động đã thực hiện đăng ký lại theo Luật HTX năm 2012; một số hợp tác xã sau khi đăng kí lại đã có sự chuyển biến mới về chất lượng hoạt động Các HTX mới thành lập theo Luật HTX năm 2012 hoạt động ổn định và hiệu quả
2.2.3.1 Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Tân Cường, xã Phú Cường, huyện Tam Nông, Đồng Tháp
Thành lập năm 2000, Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Tân Cường chỉ có 31 triệu đồng tiền vốn Để có thể hoạt động theo điều lệ, 6 thành viên trong Ban quản trị Hợp tác xã đã phải thế chấp phần ruộng đất nhà mình để vay vốn ngân hàng Bên cạnh đó, HTX cũng tích cực tuyên truyền, thuyết phục xã viên sử dụng dịch vụ, ban đầu chỉ là dịch vụ tưới tiêu cho 430 ha đất nông nghiệp của xã, cuối năm HTX chia lãi theo tỷ lệ góp vốn của xã viên với mức 5%/tháng
Từ đó, HTX đầu tư vào xây dựng trạm bơm, đê bao, cống, đập để phân vùng, khép kín đồng bộ cánh đồng bằng bơm điện, trong đó có 430ha đê bao khép kín sản xuất 3 vụ và 170ha sản xuất 2 vụ trong năm…
Sau đó, Hợp tác xã bắt đầu phát triển sang các hoạt động khác như cung cấp nước sạch nông thôn, vật tư nông nghiệp, sản xuất kinh doanh lúa giống, tiêu thụ lúa hàng hóa và cung cấp tín dụng nội bộ xã viên
Tính đến Đại hội đại biểu thành viên thường niên đầu năm 2017, Hợp tác
xã có 128 thành viên tham gia góp vốn trị giá trên 9 tỷ đồng và đã chuyển đổi hoạt động theo Luật Hợp tác xã năm 2012 Trong năm 2016, chỉ tính riêng 2 dịch
vụ chính của Hợp tác xã là cung ứng và tiêu thụ nông sản, Hợp tác xã đã thu lãi gần 2 tỷ đồng
HTX chia lợi nhuận cho thành viên chủ yếu bằng hai hình thức: theo góp vốn (60%), theo sử dụng dịch vụ (40%) Tổng cổ phần của HTX là 10.524 cổ phần, trong đó 1.800 cổ phần không sử dụng dịch vụ Đến nay, HTX phát triển
Trang 38theo mô hình cánh đồng mẫu sản xuất theo quy trình VietGAP, với tổng diện tích 1.500ha đều áp dụng cơ giới hóa
HTX làm tốt công tác liên kết, tiêu thụ toàn bộ lúa của thành viên; HTX phối hợp với các doanh nghiệp như Công ty Cổ phần dịch vụ Bảo vệ thực vật An Giang; Công ty Cổ phần Phân bón dầu khí Cà Mau… để xây dựng mô hình, hướng dẫn xã viên ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật hợp lý nhằm nâng cao chất lượng lúa, giảm chi phí…
2.2.3.2 Hợp tác xã rau hữu cơ Thanh Xuân, huyện Sóc Sơn, Hà Nội
Tính đến năm 2014, HTX rau hữu cơ Thanh Xuân có 150 thành viên HTX
có 170 lao động, trong đó có 20 lao động thuê ngoài, 150 lao động là thành viên (cán bộ HTX cũng tham gia sản xuất rau hữu cơ) Số lượng cán bộ có trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học chiếm 1,33% , tổng vốn hoạt động khoảng 1,8 tỷ đồng (Trương Thị Thủy, 2014)
HTX rau hữu cơ Thanh Xuân hiện đã có 26 nhóm sản xuất với diện tích 34ha HTX rau hữu cơ Thanh Xuân tập trung cung cấp dịch vụ tiêu thụ sản phẩm cho các thành viên Với quy mô sản xuất lớn, bình quân mỗi năm, HTX đưa ra thị trường trên 300 tấn rau củ quả các loại, tổng giá trị lên tới hàng chục tỷ đồng Riêng thị trường Hà Nội, HTX cung cấp 50 - 70 tấn rau/tháng Sản phẩm hợp tác
xã sản xuất ra luôn được tiêu thụ hết Hiện tại, HTX đang ký kết thu mua đối với
12 công ty và 45 điểm bán sản phẩm hữu cơ trên địa bàn TP.Hà Nội Ngoài ra, sản phẩm rau hữu cơ Thanh Xuân, chủ yếu là rau gia vị và bí xanh đã được xuất khẩu sang các nước như Pháp, Đức… Bình quân mỗi thành viên trong nhóm có mức thu nhập từ 4,5 - 6 triệu đồng sau khi đã trừ chi phí đầu tư
2.2.3.3 HTX Đan Hoài, huyện Đan Phượng
HTX được thành lập từ năm 2002 với ngành nghề chính ban đầu là chăn nuôi lợn Tuy nhiên, trong quá trình phát triển HTX gặp nhiều khó khăn nên đã chuyển hướng sản xuất để “trụ vững”
Năm 2004, nhận thấy lợi thế đất đai màu mỡ ven sông Hồng, lượng nước dồi dào, hệ thống giao thông thuận tiện cùng nhu cầu của thị trường đối với sản phẩm hoa cao cấp Sau thời gian tìm hiểu, HTX đã hợp tác với các đơn vị khoa học hàng đầu về lĩnh vực nông nghiệp trong nước, như Viện Nghiên cứu Rau quả, Viện Di truyền Nông nghiệp, Viện Nghiên cứu miền núi phía Bắc và đặc biệt là Tập đoàn Flora quốc tế từng bước ứng dụng khoa học công nghệ vào sản
Trang 39xuất, trong đó có nghiên cứu ứng dụng công nghệ nhà lưới, nhà kính, tưới tiêu tự động, điều chỉnh ngoại cảnh vào sản xuất hoa lan
HTX đã thuê hơn 3 ha đất đầu tư nhà kính trồng hoa lan hồ điệp với kinh phí đầu tư 2,5 - 3 triệu đồng/m2 Bên cạnh đó, HTX đã xây dựng thương hiệu hoa Flora giúp người tiêu dùng truy suất nguồn gốc sản phẩm, sản lượng hiện nay đạt trên 1 triệu cây lan/năm HTX cũng đã xây dựng phòng nuôi cấy mô hiện đại để kiểm soát được nguồn cây giống, cùng với đó là hệ thống làm lạnh, bảo quản hoa sau thu hoạch Nhờ sự đầu tư bài bản, khoa học, doanh thu đạt 4 - 5 tỷ đồng/năm Trừ chi phí sản xuất, HTX thu lãi hàng tỷ đồng mỗi năm, giải quyết việc làm cho khoảng 30 lao động, với thu nhập 5 - 7 triệu đồng/người/tháng (Báo cáo tổng kết
15 năm thực hiện Nghị quyết 13-NQ/TW – Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội)
2.2.3.4 HTX DVNN tổng hợp Anh Đào ở thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng
HTX có 30 thành viên, tổng số vốn hơn 50 tỷ đồng, doanh thu hàng năm trên 200 tỷ đồng, nộp nghĩa vụ cho ngân sách nhà nước năm 2013 là 5,3 tỷ đồng, đóng góp từ thiện xã hội gần 0,5 tỷ đồng/năm, lương bình quân của lao động trong HTX từ 5,5 đến 6 triệu đồng/người/tháng HTX Anh Đào ký được nhiều hợp đồng tiêu thụ nông sản cho thành viên HTX; với phương châm sản xuất là “Đảm bảo chất lượng, tạo được thương hiệu và mở rộng thị trường”
Do vậy, hàng năm HTX cung cấp cho thị trường hơn 42.000 tấn rau các loại, mang nhãn hiệu Anh Đào cho thị trường nội địa với chất lượng cao, đảm bảo
an toàn vệ sinh thực phẩm Trong đó có tới 70 chủng loại rau sạch cung cấp cho các đại lý, cửa hàng rau, hoa và siêu thị trong cả nước; riêng hệ thống Coop Mark chiếm trên 80%, được Coop Mark đánh giá là “Nhà cung cấp tiềm năng” (Phan Vĩnh Điển, 2014)
Ngoài ra, giám đốc HTX rất quan tâm tới công tác đào tạo cán bộ, chuyển giao khoa học công nghệ mới cho thành viên và người lao động; trong đó có gần
73 người là đồng bào các dân tộc Tây nguyên tại huyện Lạc Dương tỉnh Lâm Đồng (Phan Vĩnh Điển, 2014)
2.2.4 Một số bài học kinh nghiệm rút ra cho Thành phố Hà Nội
Một là, khuyến khích các hộ nông dân tham gia vào hợp tác xã tạo điều
kiện để giúp các hộ nông dân cải thiện điều kiện sống và phát triển sản xuất, thông qua liên kết các hoạt động đầu ra, đầu vào cho họ dưới hình thức HTX NN HTX NN sẽ mang lại nhiều lợi ích cho nông dân như:
Trang 40- Bán hàng cho nông dân với giá phải chăng, tiện lợi và đảm bảo chất lượng
- Giúp nông dân tiêu thụ hàng hóa dễ dàng, có kế hoạch với chi phí giảm, giá cả hợp lý, buôn bán văn minh, tiêu chuẩn hóa sản phẩm ở mức cao
- Tạo thế cạnh tranh tốt cho nông dân cả khi mua và khi bán hàng hóa
Hai là, môi trường pháp lý tạo thuận lợi cho HTX lựa chọn hình thức tổ
chức phù hợp với điều kiện thực tế của người nông dân Họ được tự do lựa chọn giữa loại hình HTX và doanh nghiệp cũng như thuận lợi trong việc chuyển đổi từ HTX thành doanh nghiệp Môi trường pháp lý đảm bảo HTX được đối xử bình đẳng và phải cạnh tranh với các tác nhân thị trường khác Chính vì vậy, muốn HTX phát triển thì rất cần có sự hỗ trợ thiết thực của Nhà nước Đặc biệt, cần có
sự phối hợp chặt chẽ giữa các Sở ngành, Các Chi cục Phát triển nông thôn, Đoàn thể của Thành phố với các Huyện và Liên minh HTX trong việc xây dựng và phát triển kinh tế HTX
Ba là, chấn chỉnh và đổi mới HTX phải hoạt động theo Luật; đổi mới cả
về tổ chức, cơ chế quản lý, phương thức phân phối và phát huy dân chủ HTX cần xem xét lại tư cách thành viên để tránh tình trạng “thành viên toàn dân” vẫn
ở lại trong HTX, đây là một trong những nhân tố kìm hãm sức sản xuất của HTX thời gian qua
Bốn là, đổi mới tư duy trong sản xuất, kinh doanh của các lĩnh vực
Nghiên cứu thị trường là việc làm đầu tiên, thường xuyên và cực kỳ quan trọng đối với các HTX Vì nhu cầu của thị trường rất đa dạng nên sản xuất sản phẩm gì, chủ thể sản xuất cần phải đối chiếu, phân tích điểm mạnh điểm yếu
về các nguồn lực phát triển kinh tế hiện có của mình để tạo ra các sản phẩm có sức cạnh trạnh cao Đồng thời phải nhanh chóng nắm bắt, tận dụng được cơ hội để có chiến lược kinh doanh đúng và kịp thời Thay đổi cách làm cũ trong sản xuất là sản xuất trước khi lo thị trường, còn trong kinh tế thị trường thì các hình thức kinh tế HTX phải sản xuất và bán cái thị trường cần chứ không bán cái mà mình có
Năm là, tuỳ điều kiện cụ thể của từng HTX mà lựa chọn phương thức sản
xuất kinh doanh thích hợp (chuyên ngành hay tổng hợp) Tuy nhiên, để đưa HTX
NN phát triển, tránh những rủi ro về thị trường thì HTX NN phải liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm cho thành viên thông qua hình thức ký kết hợp đồng