1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn các huyện vùng đồng bằng tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ nông nghiệp

119 26 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 119
Dung lượng 3,88 MB

Nội dung

Từ đánh giá thực trạng và phân tích yếu tố ảnh hưởng đề tài có đề xuất một số giải pháp cho phát triển hợp tác xã: 1 Nhóm giải pháp về chính sách: Chính sách đất đai, chính sách tài chín

Trang 1

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

BÙI CÔNG ANH

PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN CÁC HUYỆN VÙNG ĐỒNG BẰNG

TỈNH THANH HOÁ

Ngành: Phát triển nông thôn

Mã số: 60.62.01.16

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Minh Hiền

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2017

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng toàn bộ số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa hề được bảo vệ một học vị nào

Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn

và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đã được ghi rõ nguồn gốc

Hà Nội, ngày tháng năm 2017

Tác giả luận văn

Bùi Công Anh

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được

sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình

Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Thị Minh Hiền, người đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập

và thực hiện đề tài

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ môn Phát triển nông thôn, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn

Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ công chức, viên chức Chi cục Phát triển nông thôn – Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa đã giúp

đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài

Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành luận văn./

Xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày tháng năm 2017

Tác giả luận văn

Bùi Công Anh

Trang 4

MỤC LỤC

Lời cam đoan i

Lời cảm ơn ii

Mục lục iii

Danh mục bảng vi

Danh mục hình, hộp vii

Danh mục các chữ viết tắt viii

Trích yếu luận văn ix

Thesis abstract xi

Phần 1 Mở đầu 1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2

1.2.1 Mục tiêu chung 2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2

1.3 Câu hỏi nghiên cứu 2

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu 2

1.4.2 Phạm vi nghiên cứu 3

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển hợp tác xã nông nghiệp 4

2.1 Cơ sở lý luận 4

2.1.1 Một số khái niệm cơ bản 4

2.1.2 Đặc điểm của Hợp tác xã nông nghiệp 6

2.1.3 Vai trò của hợp tác xã nông nghiệp trong phát triển nông thôn 7

2.1.4 Nội dung phát triển hợp tác xã nông nghiệp 8

2.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển HTXNN 11

2.2 Cơ sở thực tiễn 12

2.2.1 Kinh nghiệm phát triển hợp tác xã nông nghiệp của một số nước trên thế giới 12

2.2.2 Kinh nghiệm phát triển hợp tác xã ở một số địa phương trong nước 18

2.2.3 Bài học kinh nghiệm rút ra 23

2.3 Các công trình nghiên cứu liên quan 24

Phần 3 Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu 26

Trang 5

3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 26

3.1.1 Điều kiện tự nhiên 26

3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 27

3.2 Phương pháp nghiên cứu 30

3.2.1 Chọn điểm nghiên cứu 30

3.2.2 Phương pháp thu thập thông tin 30

3.2.3 Phương pháp xử lý thông tin 32

3.2.4 Phương pháp phân tích 32

3.3 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 33

3.3.1 Chỉ tiêu về thực trạng phát triển các HTXNN 33

3.3.2 Chỉ tiêu về kết quả phát triển các HTXNN 33

3.3.3 Chỉ tiêu về các yếu tố ảnh hưởng 33

Phần 4 Kết quả và thảo luận 34

4.1 Khái quát về thực trạng htxnn tỉnh thanh hóa 34

4.2 Thực trạng phát triển hợp tác xã nông nghiệp ở vùng đồng bằng tỉnh Thanh Hóa 39

4.2.1 Thực trạng phát triển về số lượng và quy mô hợp tác xã nông nghiệp 39

4.2.2 Thực trạng phát triển tổ chức bộ máy quản lý và nguồn nhân lực HTXNN 43

4.2.3 Thực trạng phát triển về cơ sở vật chất, về vốn, tài sản của HTXNN 46

4.2.4 Thực trạng phát triển về hoạt động dịch vụ của HTXNN 50

4.2.5 Thực trạng hoạt động liên kết sản xuất 53

4.2.6 Kết quả sản xuất kinh doanh và phân phối lãi 53

4.2.7 Phân loại Hợp tác xã nông nghiệp 59

4.2.8 Đánh giá chung về thực trạng phát triển hợp tác xã nông nghiệp vùng đồng bằng tỉnh Thanh Hóa 61

4.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển hợp tác xã nông nghiệp vùng đồng bằng tỉnh Thanh Hóa 64

4.3.1 Điều kiện tự nhiên khu vực 64

4.3.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội hiện tại 64

4.3.3 Chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước 65

4.4 Định hướng và các giải pháp phát triển hợp tác xã nông nghiệp vùng đồng bằng tỉnh Thanh Hóa 69

Trang 6

4.4.1 Các căn cứ đề xuất định hướng và giải pháp 69

4.4.2 Định hướng phát triển hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn các huyện vùng đồng bằng tỉnh Thanh Hóa 74

4.4.3 Các giải pháp chính 77

Phần 5 Kết luận và kiến nghị 86

5.1 Kết luận 86

5.2 Kiến nghị 87

5.2.1 Đối với Trung ương 87

5.2.2 Đối với UBND tỉnh Thanh Hóa 88

5.2.3 Đối với với các sở, ban, ngành liên quan 89

5.2.4 Đối với các hợp tác xã nông nghiệp trong tỉnh 89

Tài liệu tham khảo 91

Phụ lục 94

Trang 7

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1 Hiện trạng sử dụng đất của các huyện vùng đồng bằng 27

Bảng 3.2 Dân số qua các năm của các huyện khu vực đồng bằng Thanh Hóa 28

Bảng 3.3 Tốc độ tăng trưởng kinh tế khu vực các huyện vùng đồng bằng 29

Bảng 4.1 Hoạt động DV của các HTXNN tỉnh Thanh Hóa năm 2016 35

Bảng 4.2 Số lượng HTXNN tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2014 - 2016 39

Bảng 4.3 Hợp tác xã nông nghiệp theo đơn vị hành chính 41

Bảng 4.4 Tỷ lệ hộ nông dân tham gia HTXNN, giai đoạn 2014 - 2016 41

Bảng 4.5 Số lượng thành viên bình quân trong HTXNN vùng đồng bằng 42

Bảng 4.6 Số lượng cán bộ HTXNN 44

Bảng 4.7 Trình độ văn hóa của cán bộ HTXNN 45

Bảng 4.8 Trình độ chuyên môn của cán bộ HTXNN 46

Bảng 4.9 Trụ sở làm việc của các HTX điều tra tại thời điểm 2016 47

Bảng 4.10 Giá trị tài sản bình quân của HTXNN 48

Bảng 4.11 Vốn điều lệ của các HTXNN 49

Bảng 4.12 Vốn kinh doanh bình quân của HTXNN 49

Bảng 4.13 Các loại dịch vụ của HTXNN 50

Bảng 4.14 Số hoạt động dịch vụ của các HTXNN 51

Bảng 4.15 Doanh thu của HTXNN các huyện khu vực đồng bằng giai đoạn 2014 – 2016 (tính bình quân cho 1 HTX) 54

Bảng 4.16 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các HTXNN giai đoạn 2014 – 2016 55

Bảng 4.17 Các loại quỹ hoạt động bình quân của 1 HTXNN 57

Bảng 4.18 Lương cán bộ hợp tác xã nông nghiệp 58

Bảng 4.19 Xếp loại HTXNN 60

Bảng 4.20 Mức độ hài lòng của xã viên đối với các dịch vụ của HTXNN 62

Bảng 4.21 Ma trận phân tích SWOT 72

Trang 8

DANH MỤC HÌNH, HỘP

Hình 4.1 Sơ đồ bộ máy HĐQT và Ban Giám đốc riêng 43

Hình 4.2 Sơ đồ bộ máy HĐQT kiêm Ban Giám đốc 43

Hộp 4.1 Những hạn chế, yếu kém của HTXNN và nguyên nhân 63

Hộp 4.2 Tình hình HTXNN còn nhiều khó khăn 68

Hộp 4.3 Năng lực cán bộ và vốn chưa đáp ứng được nhu cầu 68

Trang 10

TRÍCH YẾU LUẬN VĂN

1 Tên tác giả: Bùi Công Anh

2 Tên luận văn: “Phát triển Hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn các huyện vùng đồng bằng tỉnh Thanh Hóa”

4 Cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam

5 Mục tiêu nghiên cứu

Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển các HTXNN trên địa bàn các huyện đồng bằng tỉnh Thanh Hóa, trên cơ sở đó đề xuất giải pháp cơ bản nhằm thúc đẩy phát triển HTXNN trên địa bàn nghiên cứu trong thời gian tới

6 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng phương pháp thống kê mô tả, thống kê phân tích, phân tích SWOT

để tiến hành phân tích thực trạng, nghiên cứu đưa ra định hướng, giải pháp cho phát triển HTXNN trên địa bàn các huyện đồng bằng tỉnh Thanh Hóa

7 Kết quả chính và kết luận

Luận văn đã nêu lên thực trạng các HTXNN trên địa bàn các huyện đồng bằng tỉnh Thanh Hóa về số lượng còn chưa nhiều, có nhiều xã chưa có HTXNN; quy mô HTXNN chủ yếu là nhỏ, sô lượng thành viên ít, số hộ nông dân trên địa bàn tham gia HTXNN còn chiếm tỷ lệ thấp và đang giảm sút Tổ chức bộ máy quản lý của HTXNN

đã gọn nhẹ hơn, đa số là thành viên HĐQT kiêm nhiệm: Chủ tịch kiêm Giám đốc, các thành viên kiêm Phó Giám đốc, Kế toán trưởng Năng lực quản lý điều hành HTXNN của Ban quản trị, Ban Giám đốc đã tăng lên nhưng vẫn còn nhiều HTX chưa đáp ứng với yêu cầu quản lý kinh tế trong nền kinh tế thị trường Về phát triển vốn, tài sản của các HTXNN còn nhiều khó khăn, tài sản ít, vốn nhỏ, khó huy động Hoạt động dịch vụ của các HTXNN đã được mở rộng, tuy nhiên số lượng dịch vụ còn chưa nhiều Một số HTXNN đã liên kết sản xuất với các doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ sản phẩm, song mức độ còn thấp và chưa bền vững Về kết quả sản xuất kinh doanh: Đa số các HTXNN

đã hạch toán, làm ăn có lãi; tuy nhiên lãi suất còn thấp, giá trị lợi nhuận nhỏ do vốn ít Các HTXNN đã phân phối thu nhập và trích quỹ theo quy định Kết quả phân loại của HTXNN trên địa bàn các huyện vùng đồng bằng tỉnh Thanh Hóa cho thấy chưa có HTX đạt loại tốt, số HTX đạt loại khá đã tăng lên hàng năm nhưng còn ít, HTXNN xếp loại yếu đã giảm dần hàng năm nhưng vẫn còn đáng kể

Đề tài phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển HTXNN gồm: Điều kiện tự nhiên khu vực, đặc điểm kinh tế – xã hội hiện tại, các chính sách của Nhà nước về đào

Trang 11

tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, về đất đai, tài chính, tín dụng, xúc tiến thương mại, chuyển giao khoa học công nghệ

Từ việc khảo sát, phân tích thực trạng rút ra được những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của các HTXNN trên địa bàn các huyện vùng đồng bằng tỉnh Thanh Hóa, từ đó đưa ra các định hướng và giải pháp có cơ sở lý luận và thực tiễn mang tính khả thi, góp phần phát triển HTXNN trên địa bàn các huyện đồng bằng tỉnh Thanh Hóa

Đó là định hướng về các loại hình HTXNN, về quy mô, số lượng dịch vụ, các mục tiêu phát triển cụ thể cho HTXNN vùng đồng bằng tỉnh Thanh Hóa trong thời gian tới

Từ đánh giá thực trạng và phân tích yếu tố ảnh hưởng đề tài có đề xuất một số giải pháp cho phát triển hợp tác xã: (1) Nhóm giải pháp về chính sách: Chính sách đất đai, chính sách tài chính, tín dụng, chính sách hỗ trợ, xúc tiến thương mại, chính sách hỗ trợ chuyển giao khoa học kỹ thuật, đưa cơ giới hóa vào sản xuất, chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, chính sách hỗ trợ vốn, giống, chính sách hỗ trợ bảo quản, chế biến; (2) Nhóm giải pháp về quản lý nhà nước đối với lĩnh vực kinh tế hợp tác: Nâng cao năng lực quản lý Nhà nước về kinh tế hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp; tổ chức tuyên truyền, học tập quán triệt chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về kinh tế hợp tác (3) Nhóm giải pháp về quản lý tài chính trong các HTXNN: Đổi mới công tác quản lý tài chính, thực hiện tốt chế độ kế toán trong các HTXNN, quản lý vốn, quỹ của HTXNN (4) Nhóm chính sách về đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ quản lý HTXNN, cán bộ chuyên môn nghiệp vụ HTXNN, thu hút nguồn nhân lực vào làm việc trong các HTXNN nhằm góp phần vào sự phát triển của các HTXNN và phát triển kinh tế xã hội của địa phương

Trang 12

THESIS ABSTRACT

1 Master candidate: Bui Cong Anh

2 Thesis title: “Development of agricultural cooperatives in the delta districts of Thanh Hoa province”

4 Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)

5 Research Objectives

Analyze and evaluate the current situation of the development of agricultural cooperatives

in the delta areas of Thanh Hoa province and propose a basic solution to promote the development of agricultural cooperatives in the research area in the coming time

Materials and Methods

Topics used descriptive statistics, analytical statistics and SWOT analysis to conduct the situation analysis and research to set orientations and solutions for the development of agricultural cooperatives in Thanh Hoa delta districts

Main findings and conclusions

The thesis has raised the status of agricultural cooperatives in the districts of Thanh Hoa province in small quantity, many communes do not have agricultural cooperatives; The size of the agricultural cooperatives is small, the number of members is small, and the number of farmers in the area is low and decreasing Organizational structure of the cooperative is more compact, most of them are concurrent members of the board of directors: cum chairman, director cum deputy director, chief accountant The capacity of management and management of agricultural cooperatives by the Board of Directors and the Board of Directors has increased but many cooperatives have not yet met the requirements of economic management in the market economy In terms of capital development, the assets of agricultural cooperativesare still difficult, with small assets, small capital and difficult to mobilize Service activities of agricultural cooperatives have been expanded, but the number of services is not much Some agricultural cooperativeshave linked production with processing and marketing companies, but their level remains low and unsustainable Regarding production and business results: Most of agricultural cooperatives have accounted and made profit; However, the interest rate is low, the value of profit is small due to less capital The agricultural cooperatives have distributed income and deducted funds according to regulations The results of the classification of cooperatives in the districts of the delta area of Thanh Hoa province show

Trang 13

that there are no good cooperatives, the number of cooperatives is quite good but has increased year by year still significant

The topic of analysis of factors influencing the development of agricultural cooperatives consists: Board of Directors, cooperative members and operational mechanism of agricultural cooperatives The group of objective factors include: Regional natural conditions, current socio-economic characteristics, State policies on training and retraining of human resources, land, finance, credit, trade promotion, technology transfer

From the survey, the situation analysis draws the strengths, weaknesses, opportunities and challenges of agricultural cooperatives located in the delta districts of Thanh Hoa province, thus providing orientations and solutions Theoretical and practical basis is feasible, contributing to the development of agricultural cooperatives

in the delta districts of Thanh Hoa province This is the orientation of types of agricultural cooperatives, in terms of size, number of services and specific development goals for of agricultural cooperatives in Thanh Hoa province in the coming time

From the current situation and analyzing the factors affecting the topic, there are some solutions to the development of cooperatives: (1) Policy solutions: land policy, financial policy, credit Support policies, trade promotion, policies to support the transfer

of science and technology, mechanization into production, policies to support investment in infrastructure development, policies to support capital and seed , Support policies for preservation and processing; (2) Solutions for state management in the field

of cooperative economy: Enhancing the State management capacity in cooperative economy in the field of agriculture; Organize the dissemination and education of the Party's policies and laws on the cooperative economy (3) Solutions on financial management in agricultural cooperatives: Renovate the financial management, to well implement the accounting regime in agricultural cooperatives, capital management, funds of agricultural cooperatives (4) The policy group on training and fostering of professional qualifications for agricultural cooperatives manager, professional staffs of agricultural cooperatives, to attract human resources to work in the agricultural cooperatives to contribute to the development of agricultural cooperatives and socio-economic development of the locality

Trang 14

PHẦN 1 MỞ ĐẦU

1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Vùng đồng bằng của tỉnh Thanh Hóa bao gồm 10 huyện, thị, chiếm 17,6% diện tích và 45,3% dân số toàn tỉnh, có 270 HTXNN (chiếm 48,82% số HTXNN cả tỉnh) Các HTXNN vùng này hoạt động phổ biến là DV NN, nay đã

mở rộng đa dạng về hình thức và quy mô Các DV cung cấp cơ bản đáp ứng được nhu cầu thiết yếu của thành viên Hiện nay các HTXNN đã mở thêm các

DV mới; làm cầu nối giữa DN và nông dân, giúp nông dân tìm đầu ra, nâng cao giá trị sản phẩm NN (Sở Nông nghiệp và PTNT Thanh Hóa, 2015)

Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, HTXNN đang gặp phải một số vấn đề,

đó là:

Nhận thức về HTXNN kiểu mới và Luật HTX năm 2012 của cán bộ quản

lý các cấp và kể cả cán bộ HTXNN cũng như hầu hết thành viên chưa nhận thức đầy đủ và thấu đáo về bản chất, nguyên tắc và giá trị của HTXNN kiểu mới Đội ngũ cán bộ quản lý của hầu hết các HTXNN đều có những hạn chế

về trình độ, năng lực tổ chức quản lý, điều hành và nghiệp vụ chuyên môn Quá trình chuyển đổi mô hình hoạt động của HTXNN còn nhiều bất cập về: thành viên, vốn, tài sản, cơ chế vận hành Hiệu quả hoạt động của HTXNN còn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của thành viên, phần lớn HTXNN không có khả năng tích luỹ từ nội bộ để tái đầu tư Cơ sở vật chất kỹ thuật còn hạn chế, thiếu vốn đầu tư vào DV và SXKD Tổ chức bộ máy quản

lý Nhà nước về kinh tế tập thể từ tỉnh đến huyện ở nhiều địa phương chưa được củng cố cả về số lượng và chất lượng cán bộ cũng như các điều kiện đảm bảo thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với lĩnh vực này (Sở Nông nghiệp và PTNT Thanh Hóa, 2015)

Trước thực trạng của nền SX nông nghiệp còn manh mún, nhỏ lẻ, xuất phát điểm thấp… để thực hiện thành công tái cơ cấu ngành NN tỉnh Thanh Hóa theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững, cần thiết phải thực hiện XD cánh đồng lớn, phát triển NN hàng hóa, liên kết tạo thành chuỗi SX – chế biến – tiêu thụ, nâng cao giá trị hàng hóa nông sản, do đó rất cần sự liên kết, hợp tác trong quá trình tổ chức lại SX trong lĩnh vực NN Vì vậy, trong điều kiện hiện nay HTXNN càng đóng vai

Trang 15

trò quan trọng hơn trong việc là cầu nối giữa DN và người SX; cụ thể hóa các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước và trực tiếp chuyển giao các tiến bộ khoa học – kỹ thuật cho người nông dân

Xuất phát từ yêu cầu trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: Phát triển Hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn các huyện vùng đồng bằng tỉnh Thanh Hóa

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1.2.1 Mục tiêu chung

Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển các HTXNN trên địa bàn các huyện đồng bằng tỉnh Thanh Hóa, trên cơ sở đó đề xuất giải pháp cơ bản nhằm thúc đẩy phát triển HTXNN trên địa bàn nghiên cứu trong thời gian tới

- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển HTXNN trên địa bàn

1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

- Nghiên cứu phát triển HTXNN trên địa bàn các huyện vùng đồng bằng tỉnh Thanh Hóa dựa trên những cơ sở lý luận và thực tiễn nào?

- Thực trạng về sự phát triển của các HTXNN trên địa bàn các huyện vùng đồng bằng tỉnh Thanh Hóa trong thời gian qua như thế nào và những yếu tố nào

đã ảnh hưởng đến thực trạng đó?

- Cần có những giải pháp nào để thúc đẩy các HTXNN trên địa bàn các huyện vùng đồng bằng tỉnh Thanh Hóa phát triển?

1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu

Ðối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển HTXNN

Ðối tượng điều tra là các HTXNN, các thành viên HTXNN, các cơ quan quản lý nhà nước về HTXNN như: Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh

Trang 16

1.4.2 Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung: đề xuất giải pháp để phát triển các HTXNN trên địa bàn các huyện đồng bằng, tỉnh Thanh Hóa

- Phạm vi về không gian: 10 huyện đồng bằng tỉnh Thanh Hóa

- Phạm vi về thời gian: thực trạng của các HTXNN 10 huyện đồng bằng tỉnh Thanh Hóa trong 3 năm (2014-2016), đề xuất giải pháp phát triển trong thời gian tới

Trang 17

PHẦN 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN HỢP

TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP

2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.1.1 Một số khái niệm cơ bản

2.1.1.1 Khái niệm phát triển

Có nhiều định nghĩa khác nhau về phát triển, mỗi định nghĩa phản ánh một cách nhìn nhận và đánh giá khác nhau

Phát triển được hiểu là một phạm trù triết học dùng để chỉ quá trình vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn của sự vật Quá trình đó diễn ra vừa dần dần, vừa nhảy vọt, đưa tới sự ra đời của cái mới thay thế cái cũ Quan điểm này cũng cho rằng, sự phát triển là kết quả của quá trình thay đổi dần dần về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất, là quá trình diễn ra theo đường xoáy ốc và hết mỗi chu kỳ sự vật lặp lại dường như sự vật ban đầu nhưng ở cấp độ cao hơn (Nguyễn Ngọc Long

và cs., 2009)

Phát triển là một quá trình tiến hóa của mọi XH, mọi cộng đồng dân tộc trong đó các chủ thể lãnh đạo và quản lý, bằng các chiến lược và chính sách thích hợp với những đặc điểm về lịch sử, chính trị, kinh tế, văn hóa, XH của XH và cộng đồng dân tộc mình, tạo ra, huy động và quản lý các nguồn lực tự nhiên và con người nhằm đạt được những thành quả bền vững và được phân phối công bằng cho các thành viên trong XH vì mục đích không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống của họ (Bùi Đình Thanh, 2015)

Tuy có nhiều quan niệm khác nhau về phát triển, nhưng các ý kiến đều cho rằng đó là phạm trù vật chất, phạm trù tinh thần, phạm trù về hệ thống giá trị trong cuộc sống con người Mục tiêu chung của phát triển là nâng cao các quyền lợi về kinh tế, chính trị, văn hoá, XH và quyền tự do công dân của mọi người dân

2.1.1.2 Hợp tác xã

Ngày 23 tháng 9 năm 1995, Đại hội liên minh HTX quốc tế (ICA) lần thứ

31 tổ chức tại Manchester – Vương quốc Anh đã định nghĩa về HTX như sau:

"HTX là hiệp hội hay là tổ chức tự chủ của cá nhân liên kết với nhau một cách

tự nguyện nhằm đáp ứng các nhu cầu và nguyện vọng chung về kinh tế, XH và văn hóa thông qua một tổ chức kinh tế cùng nhau làm chủ chung và kiểm tra dân chủ" (Naoto Imagawa, 2000)

Trang 18

Trong bản khuyến nghị phát triển HTX của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) được thông qua tại kỳ họp thứ 90, diễn ra vào tháng 6 năm 2002 tại Geneve – Thụy Sỹ định nghĩa về HTX: "HTX là một tổ chức tự chủ của những người tình nguyện liên kết lại với nhau nhằm thỏa mãn những nhu cầu và mong muốn về kinh

tế, văn hóa và XH thông qua việc thành lập một DN sở hữu tập thể, góp vốn bình đẳng, chấp nhận việc chia sẻ lợi ích và rủi ro, với sự tham gia tích cực của các thành viên trong điều hành và quản lý dân chủ" (Vụ HTX - Bộ KH&ĐT, 2009)

HTX là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động SX, KD, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên

cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý HTX (Quốc hội, 2012)

HTX hoạt động như một loại hình DN, có tư cách pháp nhân, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài chính trong phạm vi vốn điều lệ, vốn tích lũy và các nguồn vốn khác của HTX theo quy định của pháp luật

ra theo quy định của pháp luật để phát huy sức mạnh của tập thể và của từng xã viên nhằm giúp nhau thực hiện có hiệu quả hơn các hoạt động DV hỗ trợ cho kinh tế hộ gia đình của các xã viên KD trong lĩnh vực SX, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản và các ngành nghề ở nông thôn, phục vụ SXNN

Từ các khái niệm về HTX và HTXNN nêu trên, quan điểm của tác giả như sau: “HTXNN là tổ chức kinh tế do các hộ gia đình nông dân, chủ trang trại, cá nhân, pháp nhân tự nguyện thành lập theo quy định của Luật HTX để cùng nhau thực hiện các hoạt động hỗ trợ nhằm nâng cao hiệu quả SXKD nông sản, hàng hóa trong lĩnh vực NN và cải thiện đời sống các thành viên”

Trang 19

2.1.1.4 Phát triển hợp tác xã nông nghiệp

Từ các khái niệm về phát triển và HTXNN ở trên, có thể rút ra khái niệm

về phát triển HTXNN như sau:

“Phát triển HTXNN là một quá trình thay đổi liên tục về số lượng, quy mô, hình thức tổ chức, loại hình dịch vụ, các nguồn lực, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của HTXNN, trong đó các chủ thể lãnh đạo và quản lý HTX, bằng các chiến lược và chính sách thích hợp với những đặc điểm cụ thể về tự nhiên, lịch sử, chính trị, kinh tế, văn hóa, XH của thời đại và địa phương để tạo ra, huy động và quản lý các nguồn lực tự nhiên và con người nhằm giúp các thành viên trong HTXNN thực hiện có hiệu quả hơn và phân phối công bằng cho các thành viên các hoạt động DV hỗ trợ cho kinh tế hộ gia đình của các thành viên KD trong lĩnh vực SX, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản và các ngành nghề ở nông thôn, phục vụ SX NN”

2.1.2 Đặc điểm của Hợp tác xã nông nghiệp

Theo Luật HTX năm 2012, các HTX, dù là KD trong lĩnh vực NN, công nghiệp hay thương nghiệp, đều có chung một số đặc điểm sau:

- Các xã viên liên kết với nhau vì ít nhất một lợi ích chung

- Các xã viên luôn cố gắng theo đuổi mục tiêu cải thiện điều kiện KT -

XH của mình bằng cách phối kết hợp với nhau trong SX, KD

- Các xã viên có cùng sở hữu và vận hành một đơn vị cung cấp hàng hóa

và DV cho họ

- Mục đích của HTXNN là nhằm phục vụ tối đa các nguồn lực chung để phát triển SX và/hoặc có đủ hàng hóa, DV cung ứng cho xã viên

Ngoài ra, các HTXNN còn có những đặc điểm sau:

- HTXNN là một tổ chức kinh tế tập hợp đông đảo nông dân ở nông thôn – lực lượng lao động chiếm tỷ trọng lớn nhất trong XH hiện nay Do đó có ưu thế về số lượng lao động Lực lượng lao động nếu được bồi dưỡng, tập huấn

và đào tạo về khoa học, kỹ thuật và công nghệ sẽ là yếu tố cơ bản cho sự phát triển SXNN, phát triển kinh tế - XH nông thôn

- HTXNN là một tổ chức kinh tế của những người yếu thế nhất về trình độ dân trí, vốn, cơ sở vật chất – kỹ thuật so với các loại hình DN khác Đây là hạn chế lớn nhất đối với KD của loại hình tổ chức kinh tế này Do đó, vai trò của Nhà

Trang 20

nước đối với HTXNN là tất yếu về các mặt: quản lý nhà nước, giúp đỡ, hỗ trợ và tham gia quản lý HTXNN HTXNN cũng không thể không liên kết, liên doanh với các tổ chức kinh tế, XH khác trong quá trình phát triển

- Đối tượng SX của NN là cây trồng, vật nuôi nên trong quá trình hoạt động KD của mình, HTXNN vừa bị chi phối bởi các quy luật kinh tế, vừa bị chi phối bởi các quy luật tự nhiên Đặc điểm này thường làm cho các HTXNN phải chịu rủi ro lớn, hiệu quả kinh tế thấp, tích lũy ít Tuy nhiên, nếu được đầu

tư tốt và HTXNN năng động, sáng tạo thì sẽ có nhiều lợi thế trong việc tung ra thị trường những loại hàng hóa đặc sản có chất lượng cao và sức cạnh tranh lớn cũng như thực hiện chuyên môn hóa, đa dạng hóa sản phẩm

2.1.3 Vai trò của hợp tác xã nông nghiệp trong phát triển nông thôn

Ở những nước tư bản, kinh tế HTX chỉ là kinh tế phụ song có vai trò đặc biệt đối với nông dân HTX giúp đỡ các chủ trang trại nông dân tồn tại trước những tác động của kinh tế thị trường và ảnh hưởng của các tổ chức độc quyền lớn Do vậy ngoài mục tiêu kinh tế, HTX còn là loại hình kinh tế mang tính chất

XH nhân đạo (Đặng Hữu Toàn, 1962)

Ở những nước nông nghiệp như nước ta thì HTXNN là hình thức kinh tế tập thể của nông dân vì vậy hoạt động của HTXNN có tác động to lớn, tích cực đến hoạt động SX nông nghiệp của hộ nông dân Nhờ có hoạt động của HTXNN các yếu tố đầu vào và các khâu DV cho hoạt động SX nông nghiệp được cung cấp kịp thời đầy đủ đảm bảo chất lượng, các khâu SX tiếp theo được đảm bảo làm cho hiệu quả SX của hộ nông dân được nâng lên (Phạm Vân Đình, Đỗ Kim Chung và cs., 1997)

Thông qua hoạt động DV, vai trò điều tiết của HTXNN được thực hiện, SX của hộ nông dân được thực hiện theo hướng tập trung, tạo điều kiện hình thành các vùng SX tập trung chuyên môn hoá Ví dụ DV làm đất, DV tưới nước, DV bảo vệ thực vật… đòi hỏi SX của hộ nông dân phải được thực hiện thống nhất trên từng cánh đồng và chủng loại giống, thời vụ gieo trồng và chăm sóc HTXNN là nơi tiếp nhận trợ giúp của Nhà nước tới hộ nông dân, vì vậy hoạt động của HTXNN có vai trò làm cầu nối giữa Nhà nước với hộ nông dân một cách có hiệu quả trong một số trường hợp, khi có nhiều tổ chức tham gia hoạt động DV cho hộ nông dân hoạt động của HTXNN là đối trọng buộc các đối tượng phải phục vụ tốt cho nông dân (Thạch Phú Thành, 2010)

Trang 21

2.1.4 Nội dung phát triển hợp tác xã nông nghiệp

2.1.4.1 Phát triển số lượng và quy mô hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới

Trước khi có Luật HTXNN năm 2012, HTXNN nói chung, HTXNN nói riêng, hoạt động không hiệu quả, 90% HTXNN làm ăn thua lỗ, 10% còn lại chỉ duy trì mức hoạt động ổn định; số lượng dịch vụ HTXNN cung cấp rất hạn chế Luật HTX năm 2012 thực chất là thể hiện sự thay đổi căn bản nhận thức của chúng ta về bản chất và vai trò của HTX, phù hợp với sự phát triển HTXNN của thế giới hơn 150 năm qua Theo Luật HTX năm 2003, HTX hoạt động như một DN trách nhiệm hữu hạn nhiều thành viên, HTXNN trực tiếp điều hành, tổ chức trồng cây, nuôi con, xã viên là người làm công cho HTXNN, còn theo Luật HTX năm 2012 HTXNN hoạt động như một DN cung cấp các DV cho xã viên, còn việc trồng cây, nuôi con là việc của xã viên Với Luật HTX năm 2012 và các kết quả, tấm gương HTXNN kiểu mới ở nhiều địa phương, nếu chúng ta đẩy mạnh việc hình thành và triển khai các HTXNN kiểu mới thì đây là yếu tố nền tảng quan trọng nhất, là khâu đột phá để tái cơ cấu NN, nâng cao sức cạnh tranh của NN và nâng cao thu nhập bền vững cho nông dân HTXNN kiểu mới không những đem lại lợi ích lớn hơn nhiều cho người nông dân, mà còn đem lại lợi ích cho nhà nước - giảm chi phí và nâng cao hiệu quả của bộ máy nhà nước, lợi ích cho DN và ngân hàng - giảm chi phí, giảm rủi ro và lợi ích cho các nước nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam - tuân thủ nghiêm ngặt các chuẩn mực thương mại quốc tế HTXNN kiểu mới sẽ tạo đột phá cho phát triển NN vì nó tạo ra sự tương tác đồng hướng của 4 loại lợi ích: lợi ích của hộ nông dân, lợi ích của Nhà nước, lợi ích của DN và lợi ích của các nước giao thương với Việt Nam (Nguyễn Thiện Nhân, 2015) Hiện nay, các HTXNN có quy mô chủ yếu là theo xã, thậm chí là quy mô thôn hoặc vài thôn, ít có HTXNN quy mô vùng Thành viên HTXNN chủ yếu

là các hộ nông dân trong thôn, trong xã, ít có các tổ chức, DN tham gia HTXNN với tư cách thành viên Số lượng thành viên HTXNN không lớn, có nhiều HTXNN có số thành viên chỉ từ 10 đến dưới 30 hộ nông dân Thực trạng này cho thấy các HTXNN đang rất nhỏ yếu, khó cạnh tranh để phát triển với các loại hình DN đa dạng hiện nay Do vậy, cần phải phát triển quy mô để các HTXNN, đặc biệt là các HTXNN trong lĩnh vực NN trở nên vững mạnh, cạnh tranh được với các loại hình KD khác để phát triển (Sở NN&PTNT Thanh Hóa, 2016)

Trang 22

2.1.4.2 Phát triển nguồn nhân lực và tổ chức bộ máy

“Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, “Công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”, (Hồ Chí Minh Toàn tập, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội năm 2002, tập 5, trang 269 và 273)

Nguồn nhân lực HTXNN là nhân tố quan trọng, có ảnh hưởng quyết định đến hoạt động SXKD cũng như sự phát triển của các HTXNN Trong những năm qua, khu vực kinh tế tập thể có vai trò đáng kể trong nền kinh tế quốc dân nhưng bộc lộ nhiều yếu kém, đặc biệt là chất lượng nguồn nhân lực (Ban Chấp hành Trung ương Đảng, 2012)

Đa số cán bộ quản lý HTXNN xuất thân từ nông dân nên trình độ học vấn, chuyên môn còn hạn chế, đặc biệt là chưa nắm về nghiệp vụ quản trị, luật HTX

và công tác dân vận

Trong điều kiện hội nhập kinh tế thị trường sâu rộng như hiện nay, trình độ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, trình độ tay nghề của người lao động và các thành viên HTXNN sẽ quyết định sự phát triển của HTXNN

2.1.4.4 Phát triển về vốn, tài chính

Vốn, tài chính là nguồn lực quan trọng không thể thiếu để sản xuất KD Tuy vậy, trong lĩnh vực tài chính, HTXNN đang gặp phải những điểm yếu: Một là: HTXNN là tổ chức của nhiều người với cơ cấu dân chủ nội bộ, nên không khuyến khích thành viên đóng góp vượt quá phần vốn góp tối thiểu, bởi vì quyền của thành viên sẽ vẫn không thay đổi bất kể phần vốn góp của họ là bao nhiêu Phần tiền lãi trên vốn góp là hạn chế do lợi nhuận chủ yếu được chia theo mức độ

sử dụng sản phẩm, DV của từng thành viên Ngoài ra, những người này thường không có điều kiện đóng góp nhiều vốn khi tham gia HTXNN Hai là: HTXNN

Trang 23

là tổ chức vì lợi ích của các thành viên, trong đó tất cả các thành viên phải vừa là đồng chủ sở hữu vừa là khách hàng (người sử dụng sản phẩm, DV hoặc là người lao động) của HTXNN Theo đó, chỉ có những người có nhu cầu sử dụng sản phẩm, DV của HTXNN mới có thể trở thành thành viên HTXNN Ràng buộc này ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng tài chính của HTXNN trên phương diện huy động vốn điều lệ Ba là: HTXNN, một tổ chức về nguyên tắc “mở cửa” cho tất cả mọi người, những người có cùng nhu cầu chung về sản phẩm, DV nhất định được HTXNN cung cấp và có nhu cầu gia nhập HTXNN Các thành viên xin gia nhập

và rút ra khỏi HTXNN trên cơ sở tự nguyện Theo đó, số lượng thành viên có sự biến động Do đó, vốn điều lệ của HTXNN biến động do biến động số thành viên trong quá trình hoạt động HTXNN chỉ có thể tồn tại qua thời gian nếu nó được hoạt động như một tổ chức DN và vì thế vốn của HTXNN về lâu dài phải đủ mạnh Cũng giống như các loại hình DN, những nguồn vốn có thể huy động được cho HTXNN chủ yếu bao gồm các nguồn: vốn góp, quỹ đầu tư phát triển và vốn vay (Phạm Thị Thanh Hà, 2015)

2.1.4.5 Phát triển các loại hình hoạt động, kinh doanh, các loại dịch vụ

Phát triển HTX cần được mở rộng trong mọi lĩnh vực, ngành nghề mà người dân có nhu cầu Trước hết, tập trung phát triển HTX trong khu vực NN

và nông thôn, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm và nội dung quan trọng nhất trong chiến lược phát triển HTX của nước ta Cần hướng tới mục tiêu làm sao

để tuyệt đại bộ phận nông dân ý thức được cái lợi nhiều mặt của việc hợp tác làm ăn, tự nguyện tham gia HTX; HTXNN vươn lên đáp ứng toàn diện nhu cầu SX, văn hóa, XH của người dân nông thôn Phát triển HTXNN gắn với tiến trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới Phát triển mạnh HTX trong tất cả các lĩnh vực, ngành nghề nhằm phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy nhanh tiến trình CNH, HĐH đất nước Chú trọng phát triển HTX, đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng và nâng tỷ trọng của HTX trong các lĩnh vực, ngành nghề đang có nhu cầu và tác dụng nhiều mặt đối với

SX, đời sống của người dân, như tín dụng, tiểu thủ công nghiệp, tiêu dùng, giao thông vận tải Cùng với các lĩnh vực truyền thống, cần phát triển HTX trong các lĩnh vực, ngành nghề mới, như môi trường, nhà ở và đất đai, y tế và chăm sóc sức khỏe, các lĩnh vực DV đời sống phát triển HTX cũng cần quan tâm đến đặc điểm, điều kiện và thế mạnh của từng vùng, từng khu vực, từng địa phương Cần chú trọng đến phát triển HTXNN, nhất là các tổ hợp tác, các

Trang 24

hình thức tổ chức KT-XH cộng đồng phù hợp với các điều kiện ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số Phát triển HTXNN gắn với đáp ứng những nhu cầu SX, đời sống, văn hóa, XH của bà con, gắn với bảo vệ môi trường, bảo đảm an ninh trật tự Do đó, phát triển HTXNN cần

có sự hỗ trợ mạnh từ phía Nhà nước bằng các chương trình và chính sách đặc thù, cụ thể và sát thực (Nguyễn Tiến Quân, 2007)

2.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển HTXNN

2.1.5.1 Điều kiện tự nhiên khu vực

Các hoạt động DV của HTXNN gắn liền với đặc điểm SXNN, các yếu tố tự nhiên không những chi phối cả quá trình SXNN mà còn ảnh hưởng tới hoạt động

DV của HTXNN Ở mỗi địa phương, mỗi vùng KT - XH khác nhau, hoạt động

DV của các HTXNN cũng khác nhau, các yếu tố tự nhiên và tính thời vụ trong SXNN cũng tạo nên tính thời vụ trong các hoạt động DV của HTXNN, sự phong phú về hình thức hoạt động đa dạng về loại hình DV… là yếu tố khách quan có ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động DV của HTXNN

2.1.5.2 Đặc điểm KT – XH hiện tại

HTX là sản phẩm khách quan của quá trình phát triển kinh tế, kinh tế càng phát triển, kinh tế hàng hóa càng cao thì nhiều yếu tố của quá trình SX, phạm vi một hộ sẽ không đảm đương được Điều đó đòi hỏi hoạt động DV của HTXNN phải phát triển để giải quyết được sự khó khăn thiếu hụt đó của nông dân Thông qua hoạt động DV của mình các HTXNN đã nâng cao lợi ích về mặt kinh tế, XH cho hộ xã viên, giúp cho hộ xã viên phát triển Sự phát triển lớn mạnh của hộ xã viên có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động DV của HTXNN

2.1.5.3 Chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước

Bao gồm các Nghị quyết, chủ trương chính, chính sách của Đảng và Nhà nước các tổ chức chính trị XH về phát triển kinh tế tập thể Sự tác động của nhóm nhân tố này được thực hiện chủ yếu thông qua hệ thống chính sách vĩ mô và quá trình chỉ đạo thực hiện của bộ máy Nhà nước từ Trung ương đến cơ sở như: Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 18/3/2002 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa

IX về tiếp tục đổi mới, phát triển nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể; Nghị định số 88/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển HTXNN; Nghị quyết số 26/TƯ ngày 5/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Chỉ thị 20-CT/TƯ ngày 02/1/2008 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường lãnh

Trang 25

đạo thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 (khóa IX) về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể; Luật HTX 1996 được Quốc Hội khóa IX thông qua ngày 20/3/1996; Luật HTX 2003 được Quốc Hội khoá XI thông qua ngày 26/11/2003; Luật HTX 2012 được Quốc Hội khóa XIII thông qua ngày 20/11/2012, có hiệu lực từ ngày 01/7/2013 đã có nhiều thay đổi tích cực so với Luật HTX 1996 nhằm khuyến khích, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển HTX mới; định hướng phát triển các HTX hiện có hoạt động theo đúng bản chất HTX; đáp ứng nhu cầu và lợi ích của xã viên tham gia HTXNN; đảm bảo quyền lợi và lợi ích của nông dân, người tiêu dùng; tăng cường năng lực cạnh tranh của kinh

tế gia đình, đặc biệt là kinh tế hộ nông dân, góp phần cải thiện công bằng xã hội,

ổn định kinh tế, chính trị, xã hội; góp phần thực hiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta

Phạm vi hoạt động của các HTX đã được mở rộng, không chỉ giới hạn trong ngành NN mà đã lan rộng sang các ngành và các lĩnh vực kinh tế khác trong nền kinh tế

Nếu chỉ xét riêng lĩnh vực NN, khu vực có nhiều HTX nhất đang hoạt động, thì hầu hết các HTX đã đảm nhiệm nhiều DV NN phục vụ các hộ xã viên và cạnh tranh với các cơ sở DV khác trên cùng địa bàn Bên cạnh đó, các HTX đã không chỉ giới hạn phạm vi hoạt động của mình trong nội bộ ngành mà đã mở rộng sang cung cấp DV tổng hợp cho các xã viên của mình và cho thị trường

2.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN

2.2.1 Kinh nghiệm phát triển hợp tác xã nông nghiệp của một số nước trên thế giới

2.2.1.1 Một số mô hình Hợp tác xã nông nghiệp điển hình trên thế giới

* Hợp tác xã nông nghiệp ở Cộng hòa Liên bang Đức

Ở Đức HTXNN được đối xử bình đẳng với các loại hình DN khác trong lĩnh vực NN Các chính sách hỗ trợ, khuyến khích cho NN đều được áp dụng chung cho tất cả đối tượng tham gia lĩnh vực này Nhà nước đặc biệt chú trọng đến việc đào tạo cho người nông dân thông qua tổ chức HTXNN HTXNN không thay thế kinh tế hộ mà chủ yếu thực hiện việc cung cấp các DV mang tính hỗ trợ cho các thành viên của mình Các DV của HTXNN đối với thành viên đem lại lợi ích kinh

tế trực tiếp, lâu dài cho xã viên Đây là nguyên nhân cơ bản để xã viên tự nguyện tham gia, gắn bó và có trách nhiệm với HTXNN Trước hết, các HTXNN cung cấp các DV đầu vào như thuỷ nông, điện; giống, phân bón, thuốc trừ sâu, thức ăn gia

Trang 26

súc; DV làm đất, cung cấp máy NN, dụng cụ lao động, vật tư chuồng trại, xăng dầu, chất đốt; DV tư vấn, hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật, công nghệ mới; DV nhà kho, bảo quản đông lạnh, hỗ trợ cung cấp các DV tài chính (vốn vay, bảo hiểm), Thứ hai là các DV hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm Các DV đầu ra chính của HTXNN là hỗ trợ về gia công, chế biến và tiêu thụ các sản phẩm của thành viên với giá tốt nhất, có lợi nhất cho thành viên Nhiều HTXNN đã XD được các xưởng

SX, nhà máy hiện đại để chế biến sản phẩm của nông dân thành các thành phẩm có giá trị thương mại cao Các HTXNN của Đức còn rất chú trọng đến phát triển các sản phẩm thành phẩm mới, theo dõi và cung cấp, tư vấn cho thành viên về các thông tin thị trường, giúp cho các sản phẩm của thành viên luôn đựơc đổi mới, định hướng theo nhu cầu của thị trường Ngoài ra, các HTXNN còn đặc biệt chú ý đến chất lượng sản phẩm và XD thương hiệu mạnh, quảng bá thương hiệu vì đó cũng là lợi ích của thành viên Thứ ba là các HTXNN định hướng, tư vấn và hỗ trợ thành viên trong việc trồng trọt, chăn nuôi, SX, chế biến theo đúng các tiêu chuẩn, qui định cần thiết Các HTXNN ở Đức có số lượng thành viên trung bình từ 150 đến 400 Nhờ số lượng thành viên lớn, các HTXNN luôn có sẵn các khách hàng truyền thống và chính yếu cho mình, mặt khác mô hình này có thể huy động được vốn điều lệ cao từ số đông thành viên Tuy vậy, không có thành viên góp vốn lớn

có thể chi phối, gây sức ép về mặt vốn đối với HTXNN Phần lớn các HTXNN qui định tỉ lệ góp vốn tối thiểu chỉ góp 0,1% - 0,5% vốn điều lệ, cao nhất cũng chỉ khoảng 1% - 3% Để có được số vốn cần thiết cho hoạt động, các HTXNN có thể

dễ dàng vay vốn từ các ngân hàng thương mại Khi vay vốn từ các ngân hàng này,

họ không nhất thiết phải có đủ tài sản thế chấp mà chỉ cần có dự án vay vốn khả thi

và HTXNN có uy tín, hoạt động quản trị, điều hành minh bạch, hiệu quả Các thành viên HTXNN do góp vốn ít nên không quá quan tâm đến việc được chia cổ tức nhiều hay ít mà họ quan tâm chủ yếu đến các DV mà HTXNN cung cấp để nâng cao hiệu quả SXKD và đời sống của mình Với chính sách thành viên và chính sách góp vốn như vậy, các HTXNN không bị áp lực chạy theo lợi nhuận tối

đa để chia cổ tức càng cao càng tốt Do đó các HTXNN có điều kiện thực hiện chức năng hỗ trợ, cung cấp DV tốt nhất, có lợi nhất cho thành viên của mình (Nguyễn Mạnh Dũng, 2015)

* Hợp tác xã nông nghiệp ở Ấn Độ

Ở Ấn Độ, Liên minh HTX Quốc gia Ấn Độ (NCUI) là tổ chức cao nhất, đại diện cho toàn bộ HTX trong toàn quốc, có nhiệm vụ hỗ trợ và phát triển HTX, giáo

Trang 27

dục và hướng dẫn nông dân cùng nhau xây dựng và phát triển HTX Nhiệm vụ quan trọng của NCUI là công tác đào tạo với hệ thống đào tạo 3 cấp: Viện Đào tạo quốc gia đào tạo và cấp bằng cao đẳng về quản lý KD HTX; Viện Đào tạo cấp bang đào tạo và bằng trung cấp về quản lý, KD HTX; trung tâm đào tạo cấp quận, huyện đào tạo cán bộ HTX cơ sở, đào tạo nghề Do vậy, Ấn Độ đã có một đội ngũ cán bộ có trình độ cao, thúc đẩy khu vực kinh tế HTX phát triển và mô hình HTXNN trở thành lực lượng vững mạnh, tham gia vào hầu hết các hoạt động kinh

tế của đất nước HTX là nơi để người nông dân tiếp nhận tín dụng, đầu vào và các nhu cầu cần thiết về DV Chính phủ Ấn Độ đã thành lập công ty quốc gia phát triển HTX, thực hiện nhiều dự án khác nhau trong lĩnh vực chế biến, bảo quản, tiêu thụ hàng nông, lâm, thổ sản, hàng tiêu dùng và các mặt hàng khác, đồng thời thực hiện các dự án về phát triển những vùng nông thôn còn lạc hậu Ngoài ra, Chính phủ đã thực hiện chiến lược phát triển cho khu vực HTX như: xúc tiến xuất khẩu; sửa đổi Luật HTX, tạo điều kiện cho các HTX tự chủ và năng động hơn; chấn chỉnh hệ thống tín dụng HTX; thiết lập mạng lưới thông tin hai chiều giữa những người nghèo nông thôn với các tổ chức HTX; bảo đảm trách nhiệm của các liên đoàn HTX đối với các HTX thành viên (Nguyễn Mạnh Dũng, 2015)

* Hợp tác xã nông nghiệp ở Nhật Bản

Về mặt tổ chức HTXNN Nhật Bản chia làm 3 cấp Ở cấp trung ương là Liên hiệp HTXNN Nhật Bản (JA) Cấp tỉnh có Liên hiệp HTXNN và Liên đoàn HTXNN địa phương Ở cấp làng thì có HTXNN đa chức năng cơ sở và HTXNN chuyên ngành cơ sở Trong mỗi HTXNN của Nhật Bản đều có hai loại hình xã viên là xã viên thường xuyên và xã viên liên kết Xã viên thường xuyên là những

hộ gắn chặt với các hoạt động SXNN của địa phương Xã viên liên kết là những người, tổ chức, DN không trực tiếp SXNN, nhưng có những hoạt động liên quan đến lĩnh vực hoạt động NN của HTXNN, tán thành điều lệ của HTXNN và có đơn xin vào HTXNN Các xã viên liên kết có mọi quyền lợi như xã viên thường xuyên, trừ quyền bầu cử và ứng cử vào Ban chủ nhiệm và Ban quản trị Một người, hộ gia đình, DN có thể là thành viên liên kết của một hoặc nhiều HTXNN khác nhau Chính điều này tạo nên sức mạnh của HTXNN Nhật Bản hiện nay Bởi lẽ mỗi thành viên liên kết đồng thời cũng là một khách hàng của HTXNN nên họ đóng vai trò quan trọng cả trong các DV đầu vào lẫn DV đầu ra của các HTXNN Hiện nay phần lớn các HTXNN ở Nhật Bản đều thực hiện các DV đầu vào, đầu ra của SXNN (kể cả các DV tín dụng), đồng thời cũng đảm nhiệm luôn nhiều DV và hoạt

Trang 28

động khác ở khu vực nông thôn HTXNN ngoài các hoạt động liên quan đến SXNN còn tham gia vào rất nhiều những DV bảo hiểm và an sinh XH trong cộng đồng cư dân nông thôn địa phương Đó là những loại DV bảo hiểm khác nhau như bảo hiểm cuộc sống, bảo hiểm lương hưu hay bảo hiểm rủi ro trong cuộc sống như

bị cháy, gặp bão, lụt, động đất, Ngoài ra HTXNN còn tham gia vào DV khác như

DV phúc lợi cho người già, DV cưới, tang, Do tham gia rất sâu rộng vào các DV này nên HTXNN ở nhiều nơi còn là trung tâm văn hóa, trung tâm sinh hoạt cộng đồng của cư dân địa phương (Nguyễn Mạnh Dũng, 2015)

2.2.1.2 Một số bài học kinh nghiệm từ mô hình Hợp tác xã nông nghiệp trên thế giới

* Về cơ cấu tổ chức hợp tác xã

Cơ cấu tổ chức HTXNN trên thế giới cơ bản đều có một điểm chung là phải có được một tổ chức HTX ở quy mô toàn quốc, hình thành mạng lưới HTXNN ở 2 - 3 cấp Tổ chức HTXNN cấp quốc gia hoặc cấp vùng không phải

là cấp trên của các HTXNN ở làng, xã mà là tổ chức tạo ra sự hợp tác giữa các HTXNN cơ sở với nhau, cũng như tạo ra sự hợp tác giữa các HTXNN cơ sở với các tổ chức, DN liên quan Các tổ chức HTXNN cấp trên giữ vai trò hướng dẫn nghiệp vụ đồng thời kiểm toán định kỳ cho các HTXNN cơ sở, tạo

ra sự minh bạch trong hoạt động của các HTXNN cơ sở tạo điều kiện để các HTXNN cơ sở vay vốn từ các ngân hàng thương mại Kinh nghiệm phát triển HTXNN thành công ở các nước cho thấy đây là một trong những nguyên nhân thành công cơ bản của các mô hình này Cơ cấu tổ chức của mỗi HTXNN cơ

sở về cơ bản ở các nước đều giống nhau Tất cả các HTXNN thành công đều thực hiện nguyên tắc dân chủ, tránh sự áp đặt của một cá nhân, nhóm xã viên hay một tổ chức nào trong HTXNN, đồng thời thực hiện phân phối đều lợi ích thu được Một kinh nghiệm nữa là hầu hết các chi phí hoạt động của các cơ quan quản lý HTXNN đều ở mức thấp nhất có thể Một số nơi quy định chỉ chủ nhiệm được hưởng lương và làm đủ thời gian, các thành viên quản lý khác đều kiêm nhiệm và hầu hết không có lương Cơ cấu tổ chức HTXNN theo nguyên tắc hợp tác cùng có lợi dựa trên sự tự chủ, sáng tạo của mỗi thành viên cũng được triệt để tôn trọng, góp phần làm nên sự thành công của mô hình HTXNN của nhiều nước trên thế giới Xã viên của tất cả các mô hình HTXNN thành công trên thế giới đều tự mình làm chủ tư liệu SX, tự do sáng tạo trên mảnh đất của mình dựa trên định hướng phát triển SX của HTXNN Đây là

Trang 29

điều khác căn bản với các HTXNN kiểu cũ ở ta Điều quan trọng cần được nhấn mạnh là các HTXNN được hình thành nên để thực hiện những công việc

mà bản thân người nông dân không thể tự mình thực hiện được hoặc có thực hiện được chỉ với chi phí cao, hiệu quả thấp Do vậy bất cứ một cơ cấu tổ chức HTXNN nào tuân thủ triệt để nguyên tắc này đều có thể thành công và phát triển bền vững (Nguyễn Mạnh Dũng, 2015)

* Về khả năng liên kết sản xuất, tận dụng thế mạnh của các thành phần kinh

cả xã viên và HTXNN Nói cách khác, việc tổ chức thực hiện các DV hỗ trợ cho SX của xã viên từ định hướng SX đến tiêu thụ sản phẩm được thực hiện một cách có hiệu quả nhờ vào sức mạnh liên kết trong nội tại của mỗi HTXNN chứ không trông chờ vào những tổ chức bên ngoài, trông chờ vào các loại hợp đồng DV giữa HTXNN với các tổ chức, DN bên ngoài Cũng chính nhờ vào sức mạnh liên kết nội tại này mà hầu hết các mô hình HTXNN thành công trên thế giới luôn phát triển bền vững, không lo nhiều đến việc hợp đồng DV bị phá vỡ mỗi khi có biến động của thị trường về giá vật tư đầu vào cho SX hay giá nông sản Ngoài ra, việc liên kết chặt chẽ các thành viên trong HTXNN còn tạo ra khả năng tận dụng hết công suất của máy móc, thiết bị, tư liệu SX và cơ sở vật chất sẵn có khiến cho chi phí SX nông sản giảm đến mức thấp nhất có thể, tạo điều kiện nâng cao tính cạnh tranh, khả năng tiêu thụ nông sản và nâng cao lợi ích, thu nhập của xã viên (Nguyễn Mạnh Dũng, 2015)

Trang 30

* Về khả năng hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm của nông dân

Tiêu thụ sản phẩm do người nông dân làm ra là vấn đề khó khăn và cần thiết nhất Đặc biệt trong thị trường cạnh tranh gay gắt hiện nay Mô hình HTXNN có tồn tại và phát triển được hay không phụ thuộc rất nhiều vào quá trình hỗ trợ người nông dân tiêu thụ sản phẩm của mình Rất nhiều mô hình HTXNN thành công trên thế giới đều nhờ giải quyết rất tốt vấn đề này Trước hết, các HTXNN đó luôn chủ động trong việc định hướng SX cho các xã viên sao cho mỗi xã viên HTXNN trước khi trồng cây gì, nuôi con gì đều biết mình sẽ bán

nó ở đâu, bán nó như thế nào nhờ vào các DV hỗ trợ của HTXNN Chất lượng sản phẩm luôn được củng cố và bảo đảm HTXNN áp dụng nguyên tắc “Lợi thế nhờ qui mô, mua bán sỉ tốt hơn mua bán lẻ” sản phẩm dễ dàng được tiêu thụ với mức giá hợp lư, hiệu quả cao nhất Các hoạt động tín dụng và thanh toán của HTXNN giúp cho xã viên có đủ nguồn vốn trong SX, dễ dàng thanh toán trong việc bán sản phẩm làm ra và cũng giúp HTXNN thu được lợi nhuận Hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm cho xã viên vừa là mục đích, vừa là phương tiện của các mô hình HTXNN (Nguyễn Mạnh Dũng, 2015)

* Hợp tác xã nông nghiệp với các hoạt động xã hội vùng nông thôn

Hầu như tất cả các mô hình HTXNN thành công trên thế giới, nhất là ở các nước đang phát triển, các nước trong khu vực châu Á và Đông Nam Á đều hướng tới việc thực hiện các hoạt động an sinh XH trong khu vực nông thôn của mình như các DV bảo hiểm, phúc lợi XH, phúc lợi hưu trí, DV cưới hỏi, tang ma Đây

có thể là chất keo kết gắn cộng đồng cư dân nông thôn với nhau trong các hoạt động kinh tế của khu vực nông thôn, làng xã Nhiều khi những hoạt động phát huy giá trị văn hóa, giá trị nhân văn trong cộng đồng cư dân nông thôn lại là phương tiện hữu hiệu, là con đường ngắn nhất dẫn đến các thành công về mặt kinh tế của các HTXNN ở địa phương (Nguyễn Mạnh Dũng, 2015)

* Vai trò của Nhà nước trong hỗ trợ và phát triển hợp tác xã nông nghiệp Nhà nước đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong việc hình thành và phát triển các mô hình HTXNN Các quốc gia có mô hình này thành công đều coi kinh tế HTXNN là một bộ phận quan trọng trong nền kinh tế quốc dân nói chung

và kinh tế NN, nông thôn nói riêng Hầu hết các quốc gia này đều ban hành bộ luật HTXNN từ rất sớm và có tính khả thi cao Điều quan trọng là luật luôn tạo ra những lợi thế nhất định cho mô hình HTXNN phát triển thuận lợi Thứ hai là Nhà

Trang 31

nước luôn đề cao vai trò của HTXNN trong việc hình thành và triển khai chính sách Thứ ba là nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để hình thành và phát triển mạng lưới HTXNN trong cả nước, đồng thời với việc tạo ra mối liên hệ giữa các HTXNN với các tổ chức, DN liên quan khác Điều này đem lại nhiều cơ hội phát triển hơn cho mô hình HTXNN, góp phần quan trọng trong việc tạo dựng và ổn định thị trường tiêu thụ nông sản hàng hóa của HTXNN Thứ tư là nhà nước có thể hỗ trợ trực tiếp cho khu vực HTXNN các DV tín dụng thông qua hình thức cho vay vốn ưu đãi, hỗ trợ lãi suất,… phục vụ SX Thứ năm là nhà nước cung cung cấp các DV đào tạo nâng cao nguồn nhân lực cho khu vực HTXNN Thứ sáu là nhà nước đóng vai trò chủ đạo trong việc hỗ trợ, kết nối tổ chức nhiều DV trong SXNN như DV khuyến nông, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, DV đảm bảo chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm đối với nông sản,…Cuối cùng là thông qua các chương trình phát triểnnông thôn, nhà nước có thể đầu tư phát triển cơ sở

hạ tầng nông thôn giúp cho các HTXNN có thêm cơ sở vật chất hỗ trợ DV cho xã viên (Nguyễn Mạnh Dũng, 2015)

2.2.2 Kinh nghiệm phát triển hợp tác xã ở một số địa phương trong nước 2.2.2.1 Hợp tác xã Đại Thắng: Chuyển biến mới sau tổ chức lại

HTXNN Đại Thắng, xã Nghĩa Thịnh, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định là điển hình HTXNN chuyển đổi ở huyện Nghĩa Hưng Sau hơn một năm tổ chức lại theo Luật HTX năm 2012, HTXNN Đại Thắng đang khẳng định vai trò HTXNN kiểu mới, bảo đảm tốt các DV thành viên, có nhiều hoạt động sáng tạo đạt hiệu quả kinh tế cao Hiện HTX quản lý và làm DV trên 235ha đất NN, trong

đó có đất lúa 2 vụ và đất chuyên trồng cây vụ Đông Diện tích quy hoạch trồng lúa, HTXNN Đại Thắng khuyến khích chuyển đổi cơ cấu giống lúa theo hướng tăng tỷ lệ gieo cấy các giống lúa có năng suất, chất lượng cao Để người dân có cách nhìn mới và mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng SX hàng hóa, hình thành những vùng SX tập trung, HTXNN Đại Thắng đã chủ động tham mưu với UBND xã và phối hợp với Ban NN xã để có định hướng điều hành, hướng dẫn các thành viên làm ăn theo mô hình SX lúa hàng hóa HTX xác định những sản phẩm có lợi thế sẵn có, khuyến khích các thành viên cùng đầu tư phát triển HTX đã xây dựng quy trình các khâu DV chính như: khuyến nông, chuyển giao KH-KT, thủy nông, bảo vệ cây trồng, thủy lợi nội đồng và cung ứng vật tư NN HTX áp dụng “3 cùng” (cùng giống, cùng đồng, cùng thời gian) nên việc điều tiết nước và chăm sóc thuận lợi hơn, lúa chín tập trung nên có thể ứng

Trang 32

dụng cơ giới hóa trong thu hoạch, làm giảm chi phí nhân công, tăng hiệu quả Các khâu kỹ thuật được bà con thành viên áp dụng đúng quy trình 3 giảm - 3 tăng, nên lúa sinh trưởng đồng đều, sâu bệnh được khống chế, nhờ đó mà năng suất, sản lượng cây trồng được nâng cao HTX đã ký hợp đồng lấy giống của các công ty giống, đồng thời ký hợp đồng cung ứng phân bón với nhà máy sản xuất phân bón Tiếp đó, trên cơ sở quy hoạch của địa phương, HTX hướng dẫn xã viên thực hiện cấy lúa đồng trà, đồng giống để tăng năng suất và hiệu quả trên một đơn vị diện tích đất canh tác Hiện nay, HTX đang thực hiện thí điểm một số

tổ DV ký hợp đồng với HTX cung ứng vật tư đến tận xóm, đội không tính cước vận chuyển, thu tiền trước 50%, còn lại áp dụng hình thức trả chậm Đặc biệt, HTX đã ký kết với một số công ty thực hiện bao tiêu sản phẩm cuối vụ cho người nông dân Đây là cách làm sáng tạo, tư duy đột phá thoát ra khỏi chức năng đơn thuần của một HTX dịch vụ NN chỉ phục vụ và cung ứng các DV đầu vào, đầu ra cho SXNN Từ đó, tạo tiền đề khẳng định mô hình HTXNN kiểu mới hoạt động hiệu quả, đứng vững trong cơ chế thị trường và làm chỗ dựa vững chắc cho thành viên và người dân địa phương (Như Trang, 2016)

2.2.2.2 Hợp tác xã nông nghiệp Diên Phước

HTXNN Diên Phước thôn An Định, xã Diên Phước, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa hiện đang quản lý diện tích lúa 130ha, với 800 thành viên Để giúp nông dân yên tâm SX, hơn 10 năm nay HTXNN triển khai nhiều DV như cày bừa, cung cấp phân, giống lúa, thủy nông, cho đến DV thu hoạch Các DV này hiện HTXNN triển khai rất tốt và được nông dân hài lòng Đối với các DV từ cày bừa cho đến thu hoạch, hiện HTXNN hợp đồng với các DN có máy móc trên địa bàn để làm “trọn gói” với giá cả hợp lý Nhờ chủ động được khâu này nên nông dân rút ngắn thời gian gieo sạ và thu hoạch nhanh gọn hơn Đối với DV cung cấp lúa giống, hiện HTXNN dành 5 ha để SX, mỗi vụ cung ứng khoảng 10 tấn giống cho nông dân trên địa bàn và nông dân các xã lân cận HTXNN đã trở thành nơi đỡ đầu cho nông dân trong việc điều hành SX trên đồng ruộng Nhờ HTXNN làm tốt các DV cày ải, cung cấp lúa giống, đưa cơ giới hóa vào thu hoạch nên nông dân SX rất thuận lợi Ngoài ra, công tác dự báo sâu bệnh thường xuyên và hướng dẫn nông dân phòng trừ kịp thời cũng góp phần đưa năng suất lúa tăng cao Trong khâu điều tiết nước, HTXNN cũng đã tích cực phục vụ bà con nông dân, kênh nội đồng được mở rộng nên làm lúa rất thuận lợi Ngoài các

DV trên, hiện HTXNN còn làm DV thu gom rác thải, góp phần làm cho đường

Trang 33

làng, thôn xóm đổi thay và ngày càng sạch, đẹp hơn Từ đó người dân cũng nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường HTXNN còn chủ động liên kết

DN giúp sản phẩm của nông dân có đầu ra ổn định, giảm chi phí SX, tăng lợi nhuận HTXNN chủ động ký hợp đồng liên kết SX lúa giống với các Công ty Giống cây trồng Công ty cung cấp lúa giống cho HTXNN cấp phát cho nông dân đồng thời thực hiện bao tiêu sản phẩm với giá mua thị trường nhân với 1,25 HTXNN có nhiệm vụ cùng Công ty giám sát, hướng dẫn nông dân SX theo đúng quy trình canh tác lúa giống Đến nay HTXNN đã liên kết với các Công ty SX lúa giống với diện tích 80 ha/vụ, giúp nông dân tiêu thụ khoảng 500 tấn lúa/năm Nhờ đó mà đầu ra ổn định, nông dân làm lúa lợi nhuận cao hơn nhiều so với trước đây Với cách làm uy tín, hiệu quả, HTXNN Diên Phước đang nhận được

sự ủng hộ của chính quyền địa phương cùng bà con nông dân Hiện có rất nhiều nông dân muốn xin tham gia để được SX lúa giống, làm theo quy trình và được bao tiêu ổn định Do đó, Ban lãnh đạo HTXNN cũng đang có kế hoạch cử các các thành viên đi khảo sát thị trường giống, tìm đầu ra để phổ biến cho bà con HTXNN còn thực hiện tốt chương trình XD cánh đồng mẫu 3 cùng (cùng giống, cùng thời vụ và cùng áp dụng quy trình kỹ thuật thâm canh) với diện tích 32 ha với trên 170 hộ tham gia, tạo thuận lợi cho nông dân trong quá trình SX lúa Bên cạnh đó, HTXNN cũng thực hiện tốt công tác khuyến nông đưa ra nhiều mô hình

SX hiệu quả như: mô hình trồng mía nước cho thu nhập từ 100-150 triệu/ha hay trồng rau màu trên chân ruộng lúa 1 vụ (Kim Sơ, 2016)

2.2.2.3 Bí quyết thành công của Hợp tác xã nông nghiệp Phước An

HTXNN Phước An, xã Tân Quý Tây, huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những mô hình SX rau an toàn tiêu biểu tại Thành phố Hồ Chí Minh SX rau sạch theo chuẩn VietGAP phải làm đúng quy trình SX với hơn

20 tiêu chí, chi phí lại cao nên khó cạnh tranh Nhưng với quyết tâm cao, HTXNN đã phối hợp với ngành NN tập huấn cho xã viên kỹ thuật SX rau an toàn, áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến, thành lập đội ngũ kỹ thuật luân phiên

đi kiểm tra đều đặn ở mỗi tổ trồng rau khác nhau HTXNN đầu tư XD hệ thống nhà lưới kính, áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật trong sản xuất một cách nghiêm ngặt, đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm Đến nay, Phước An đã có

hạ tầng đáp ứng điều kiện SX rau an toàn, XD vùng rau theo tiêu chuẩn VietGAP, gần 20 sản phẩm rau, củ quả các loại có mặt tại các siêu thị lớn của thành phố Hồ Chí Minh Với hơn 11 triệu đồng vốn ban đầu, đến nay HTXNN đã có vốn điều

Trang 34

lệ 1 tỷ đồng Từ 7 thành viên với 4,5ha, đến nay đã tăng lên 65 hộ với tổng diện tích SX hơn 25ha Sản lượng rau của các xã viên liên tục tăng, từ 3 tấn/ngày lên

10 tấn/ngày Đồng thời giá rau được bảo đảm cao hơn 10 - 15% so với thị trường

và được bao tiêu 100% sản phẩm với giá ổn định Phân bón, hạt giống giao cho

bà con SX không thu tiền mà thu lại bằng sản phẩm Rau an toàn của HTXNN có logo nhãn hiệu do Cục Sở hữu trí tuệ cấp Hiện HTXNN đang đầu tư cho việc SX rau chất lượng cao, rau non, rau baby theo xu hướng tiêu dùng mới đang hình thành và sẽ phổ biến trong thời gian tới (Phúc Lập, 2016)

2.2.2.4 HTX nông nghiệp kiểu mới - khâu đột phá để tái cơ cấu nông nghiệp Hơn 20 năm qua, bên cạnh thành tựu rất quan trọng của ngành nông nghiệp như năng suất các cây, con không ngừng tăng lên, trong đó có trên 10 loại cây, con có năng suất sinh học thuộc nhóm cao nhất thế giới, nhiều sản phẩm như gạo, tiêu, điều, cà phê, cao su, chè, cá, tôm tăng nhanh, trong đó có 6 loại nông phẩm xuất khẩu đứng vào tốp 5 nước xuất khẩu lớn nhất thế giới, thì có 4 bất cập vẫn tồn tại kéo dài Một là, hiện tượng được mùa rớt giá năm nào cũng xảy ra Hai là, thiếu vốn là hiện tượng thường xuyên với hầu hết các hộ nông dân, mặc dù đã có chính sách hỗ trợ của nhà nước Ba là, thu nhập của nông dân thấp hơn đáng kể

so với lao động trong công nghiệp và dịch vụ Nông nghiệp chiếm khoảng 47% lao động, đóng góp 19% vào tổng sản phẩm nội địa tức là năng suất lao động hay thu nhập bình quân của một nông dân chưa bằng 1/3 của người lao động trong công nghiệp và dịch vụ Bốn là, xuất khẩu nông sản không ổn định về giá cả và lượng, bị động trong tiêu thụ Có nhiều nguyên nhân của 4 bất cập nêu trên Song, có một lý do cơ bản nhất là sự không tương thích của quan hệ sản xuất và

tổ chức sản xuất của nông nghiệp với điều kiện kinh tế thị trường hiện nay và hội nhập quốc tế Đa số hộ nông dân - những đơn vị sản xuất cơ bản trong nông nghiệp, rất nhỏ về tiềm lực kinh tế, sản xuất đơn lẻ và không tương thích với kinh

tế thị trường và hội nhập hiện nay Nếu canh tác độc lập, riêng lẻ thì sức mạnh kinh tế của hộ nông dân rất nhỏ bé, khả năng chịu đựng rủi ro rất thấp, tình trạng thoát nghèo rồi tái nghèo rất dễ xảy ra Để liên kết các hộ nhỏ lẻ thành các đơn vị kinh tế lớn hơn, từ lâu chúng ta đã có chủ trương và chỉ đạo hình thành các HTX Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân nên có một thời gian dài nhận thức của chúng

ta về bản chất và vai trò HTX trong nông nghiệp chưa phù hợp với quy luật phát triển HTX ở các nước khác trong hơn 150 năm qua Vì vậy, tác dụng và hiệu quả của HTX còn hạn chế (Nguyễn Thiện Nhân, 2015)

Trang 35

Do nhận thức về HTX còn rất khác nhau ở các địa phương nên quy mô HTX và số lượng các dịch vụ HTX cũng rất khác nhau Ở nhiều tỉnh Đồng bằng sông Hồng, hiện nay nhiều HTX được thành lập từ nhiều năm qua có quy mô liên thôn hoặc toàn xã, nhiều HTX có hơn 1.000 xã viên Trong khi đó, hầu hết các HTX thành lập 5 năm qua ở Hà Tĩnh chỉ có 7-20 xã viên, ở An Giang, Vĩnh Long bình quân vài chục xã viên Thực tế, hộ nông dân sản xuất nhỏ lẻ, không

có khả năng dự báo thị trường, khó vay vốn ngân hàng, yếu thế trong giao dịch thương mại, liên kết với doanh nghiệp, với các nhà khoa học khó khăn do quá nhiều chủ thể và hàng hóa sản xuất ra khó chứng nhận chất lượng sản phẩm Do vậy họ là những nhà sản xuất yếu thế Giải pháp cơ bản chính là thành lập các HTX kiểu mới, theo Luật HTX năm 2012 và các HTX kiểu mới do nông dân sáng tạo đã ra đời trước năm 2012 Với Luật HTX năm 2012, nhận thức của chúng ta về HTX nói chung và HTX nông nghiệp nói riêng đã thay đổi căn bản, không còn trái mà đã phù hợp với qui luật phát triển HTX của thế giới 150 năm qua (Nguyễn Thiện Nhân, 2015)

Các HTXNN, thông qua việc mua các yếu tố đầu vào với số lượng lớn, khả năng đàm phán cao hơn các hộ cá thể, có thể cung cấp giống, phân bón, hóa chất, thức ăn chăn nuôi, xăng dầu, máy móc rẻ hơn cho các hộ xã viên HTX cũng có thể hình thành bộ phận sửa chữa máy móc nông nghiệp, xây dựng nhà kho, bảo quản nông sản đáp ứng nhu cầu của các hộ xã viên Nguyên tắc chung là: cái gì HTX làm có lợi hơn là xã viên tự làm, hoặc cái gì xã viên không thể làm được thì HTX làm, qua đó làm cho sản xuất của các hộ xã viên hiệu quả cao hơn Bản thân các hộ xã viên vẫn là người sản xuất trực tiếp, sản phẩm cây, con mà họ làm

ra thuộc sở hữu của họ, không phải của HTX HTX hoạt động theo phương thức lấy đơn vị hộ làm đơn vị hạch toán kinh doanh, các hộ tự chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất của mình, các hộ chỉ chịu trách nhiệm trước HTX đối với các nghĩa

vụ tài chính phát sinh với hộ mình như: trả tiền cho vật tư mà HTX cung cấp, trả lãi và vốn vay mà HTX vay cho mình Những việc các hộ nông dân làm không hiệu quả bằng HTX là: mua vật tư trên thị trường, vay vốn cho sản xuất, kinh doanh, tổ chức dạy nghề cho nông dân, tiêu thụ sản phẩm cho nông dân Những việc các hộ xã viên không làm được là: qui hoạch sản xuất phù hợp với nhu cầu thị trường và xây dựng các quỹ, nhất là quỹ dự phòng rủi ro Các hộ cá thể không

có khả năng dự báo nhu cầu thị trường và do không có khả năng bán bằng các hợp đồng nên không có căn cứ để qui hoạch sản xuất cho mình Còn HTX, thông

Trang 36

qua nghiên cứu thị trường và ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với các công ty, khách hàng lớn nên sẽ qui hoạch phù hợp với các hợp đồng đã ký Thông qua đóng góp của các thành viên, HTX thành lập quỹ dự phòng rủi ro Khi các thành viên gặp rủi ro mà không phải do lỗi của họ, được cán bộ kỹ thuật của HTX và Ban kiểm soát xác nhận, thì được hỗ trợ Như vậy, các thành viên HTX sẽ giảm chi phí và nâng cao chất lượng đầu vào, tiêu thụ sản phẩm ổn định với giá cao hơn, vì vậy vừa làm cho sản phẩm có tính cạnh tranh cao hơn, vừa nâng cao thu nhập cho hộ thành viên, đồng thời kích thích tính sáng tạo, tinh thần tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các thành viên HTX (Nguyễn Thiện Nhân, 2015)

Trong quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp hướng tới sản xuất quy mô lớn với các sản phẩm chủ lực, sử dụng các giống chất lượng và năng suất cao, quy trình canh tác hiện đại gắn với chế biến, tiêu thụ và xuất khẩu sản phẩm thì chủ thể quan trọng nhất của quá trình tái cơ cấu nông nghiệp phải là các HTX Chuyển từ sản xuất hộ cá thể, đơn lẻ là chủ yếu sang sản xuất liên kết qua HTX, liên kết với doanh nghiệp qua HTX HTX là nơi tiếp nhận các chính sách của nhà nước về quản lý sử dụng đất, về vốn, về đào tạo, hỗ trợ kỹ thuật; là chủ thể thực hiện liên kết nông dân với doanh nghiệp và các nhà khoa học; là chủ thể để cơ khí hóa sản xuất, thủy lợi hóa, HĐH sản xuất nông nghiệp một cách hiệu quả cao (Nguyễn Thiện Nhân, 2015)

2.2.3 Bài học kinh nghiệm rút ra

Một là: Phải xác định và nâng cao vai trò lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, sự chỉ đạo và tạo điều kiện của các cấp chính quyền trong việc đề ra các chủ trương, giải pháp cụ thể và ban hành các cơ chế chính sách cần thiết, tăng cường sự phối hợp chặt chẽ của ban, ngành, đoàn thể, sự hưởng ứng và tham gia đông đảo của các tầng lớp nhân dân trong việc XD và phát triển HTX là nhân tố hàng đầu quyết định sự thành công

Hai là: Phát triển kinh tế tập thể, nhất là HTX phải gắn với việc xác định nội dung hoạt động toàn diện, lấy nhiệm vụ trọng tâm là phát triển kinh tế tập thể

để hỗ trợ vững chắc cho kinh tế hộ phát triển và đổi mới phương thức hoạt động

Ba là: Cán bộ có ý nghĩa rất quan trọng đối với phong trào và hiệu quả hoạt động, vì vậy phải khích lệ lòng nhiệt tình, tận tuỵ, tâm huyết, chủ động, sáng tạo của cán bộ HTX, vừa phải thường xuyên bồi dưỡng, tập huấn, động viên, khen thưởng và có chế độ phụ cấp hợp lý để ổn định và XD đội ngũ cán bộ HTX

Trang 37

Bốn là: Làm tốt công tác quản lý nhà nước về kinh tế tập thể, tập hợp được các lực lượng, huy động được mọi nguồn lực để hỗ trợ, tạo điều kiện để HTX phát triển

2.3 CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN

Nghiên cứu: “Mô hình tổ chức HTX kiểu mới”, của Nguyễn Minh Tú đã đi sâu phân tích cơ sở xây dựng mô hình tổ chức HTX kiểu mới; đánh giá thực trạng hoạt động của một số mô hình HTX kiểu mới và giải pháp thực hiện mô hình hợp tác xã kiểu mới

“Phong trào HTX Quốc tế qua gần hai thế kỷ”, của Nguyễn Ty, 2002 Tác giả nhấn mạnh về sự phát triển HTX ở một số nước trên thế giới trong thời gian qua Tác giả chưa đề cập đến thực trạng phát triển HTX và giải pháp phát triển HTX

“Tư tưởng Hồ Chí Minh về HTX, những vấn đề lý luận và thực tiễn”, NXB Chính trị quốc gia, 2008 Công trình này chủ yếu nêu lên các quan điểm phát triển HTX theo tư tưởng Hồ Chí Minh, ít đề cập đến nội dung làm thế nào phát triển HTXNN

“Tổ hợp tác trong Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam, hiện tại và tương lai”, của Chu Thị Hảo, NXB Nông nghiệp, 2006 Tác phẩm đã khái quát được sự hợp tác trong sản xuất kinh doanh của tổ hợp tác

Lý luận về HTX quá trình phát triển HTX nông nghiệp (Bộ nông nghiệp & Phát triển nông thôn – cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản JICA), Hà Nội, năm

2003 Đã khái quát cơ sở lý luận về HTXNN là chủ yếu, chưa đề cập đến nội dung phát triển HTXNN và giải pháp phát triển HTXNN

Hệ thống hóa các văn bản về HTX (Cục kinh tế hợp tác và phát triển nông thôn – JICA tập 1 – tập 2), NXB Nông nghiệp, 2007, 2009 Công trình này chỉ mới tổng hợp các văn bản của Nhà nước về quản lý hoạt động và một số chính sách hỗ trợ HTX phát triển

Đề tài khoa học cấp Bộ mã số 2004 – 78 -016, Phương hướng và giải pháp phát triển HTX thương mại Việt Nam giai đoạn 2005 – 2010, của nhóm tác giả Nguyễn Văn Long, Trần Văn Thắng, Hà Nội năm 2006 Công trình này Chủ yếu đi sâu vào cơ sở lý luận và giải pháp phát triển HTX thương mại của Việt Nam; chưa đi sâu vào lý luận phát triển HTXNN và nội dung cũng như HTX nói chung

Trang 38

Tóm lại, các tài liệu nêu trên chủ yếu đi vào các văn bản về HTXNN và định hướng phát triển HTX thương mại Nhìn chung chưa có đề tài và công trình nào đi sâu nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển HTX Chưa có đề tài nào đánh giá thực trạng phát triển HTXvà khuyến cáo các HTX nên làm gì và làm như thế nào để phát triển các HTX Do vậy đề tài của chúng tôi nghiên cứu

về phát triển HTX trên địa bàn các huyện vùng đồng bằng tỉnh Thanh Hóa có ý nghĩa mới cả về lý luận và thực tiễn, nội dung nghiên cứu của đề tài đánh giá đúng thực trạng tình hình phát triển HTXNN cũng như những giải pháp chủ yếu cần giải quyết đã góp phần phát triển HTXNN tại địa bàn các huyện vùng đồng bằng tỉnh Thanh Hóa nói riêng và phát triển HTXNN trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa nói chung

Trang 39

PHẦN 3 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

3.1.1 Điều kiện tự nhiên

Vùng đồng bằng của Thanh Hóa bao gồm 10 huyện, thị: Thành phố Thanh Hóa, Thị xã Bỉm Sơn, các huyện Thọ Xuân, Thiệu Hóa, Yên Định, Đông Sơn, Vĩnh Lộc, Triệu Sơn, Nông Cống, Hà Trung Diện tích tự nhiên 1.955,5km2, dân

số 1.585,5 nghìn người, chiếm 17,6% diện tích và 45,3% dân số toàn tỉnh

Đồng bằng Thanh Hóa có đầy đủ tính chất của một đồng bằng châu thổ, địa hình bằng phẳng, đất đai chủ yếu do phù sa các hệ thống sông Mã, sông Yên, sông Hoạt bồi đắp Điểm đồng bằng thấp nhất so với mực nước biển là 1m Cơ sở

hạ tầng khá tốt, điều kiện vị trí thuận lợi cho giao lưu trong, ngoài tỉnh, phát triển kinh tế đa ngành với nhiều sản phẩm công nghiệp, DV, NN Tuy nhiên quỹ đất hạn chế do mật độ dân cư ngày càng cao

3.1.1.2 Điều kiện thời tiết, khí hậu, thủy văn

Các huyện vùng đồng bằng tỉnh Thanh Hoá có khí hậu nhiệt đới gió mùa

ẩm với mùa hè nóng, mưa nhiều có gió Tây khô nóng; mùa đông lạnh ít mưa có sương giá, sương muối lại có gió mùa Đông Bắc theo xu hướng giảm dần từ biển vào đất liền, từ Bắc xuống Nam Đôi khi có hiện tượng dông, sương mù, sương muối làm ảnh hưởng không nhỏ tới cây trồng NN

Nhiệt độ không khí trung bình năm của khu vực đồng bằng lấy tại trạm quan trắc thành phố Thanh Hóa là 23,8– 24,8 0C, song phân hóa khác nhau theo từng tháng Chênh lệch về cực trị của nhiệt độ trong năm cũng rất lớn: mùa

hè, nhiệt độ cao nhất có thể đạt tới 410C, song về mùa đông, nhiệt độ có thể hạ thấp xuống 50C kèm theo sương giá, sương muối

Lượng mưa trung bình ở khu vực đồng bằng là 1.500mm

Trang 40

Vùng đồng bằng có nền nhiệt độ cao, mùa đông không lạnh lắm, ít xảy ra sương muối, mùa hè nóng vừa phải Mưa ở mức trung bình và có xu hướng tăng dần từ phía Bắc vào phía Nam Lượng mưa lớn nhất vào tháng 9 và ít nhất vào các tháng 2, 3 Mưa phùn vào các tháng cuối mùa lạnh (1, 2 và 3), đôi khi kéo dài hàng tuần lễ Có hai thời kỳ khô ngắn và không ổn định vào đầu hè (tháng 5 và 6)

và vào các tháng 10, 11 Từ tháng 7 đến tháng 11, có nhiều cơn bão xuất hiện và

có thể gây ảnh hưởng lớn đến các huyện trong vùng Thiên tai thường xảy ra là bão, nước dâng trong bão, mưa lớn gây úng, lụt, lũ tập trung vào tháng 9 hàng năm Hạn và rét đậm kéo dài vào thời gian từ tháng 12 đến tháng 2 Ngoài ra, lốc, vòi rồng, mưa đá có thể xảy ra ở vùng này với tần suất thấp

Lượng mưa lớn, nhiệt độ cao, ánh sáng dồi dào là các điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nông, lâm, ngư nghiệp

3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

nông nghiệp

Đất lâm nghiệp

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thanh Hóa (2015)

Trong 10 huyện, thị vùng đồng bằng tỉnh Thanh Hóa, diện tích tự nhiên chiếm 17,54% diện tích toàn tỉnh nhưng diện tích đất SX NN chiếm 32,97% của

Ngày đăng: 12/06/2021, 14:57

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w