1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tăng trưởng kinh tế

36 165 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 815,5 KB

Nội dung

Tốc độ tăng trưởng kinh tế được tính bằng cách lấy chênh lệch giữa quy mô kinh tế kỳ hiện tại so với quy mô kinh tế kỳ trước chia cho quy mô kinh tế kỳ trước. Tốc độ tăng trưởng kinh tế được thể hiện bằng đơn vị %.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH Lớp Cao học-Đêm 3 Môn: KINH TẾ VĨ MÔ Chủ đề: TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Giảng viên hướng dẫn: TS. Trần Thị Bích Dung TÊN THÀNH VIÊN 1/ Đỗ Thanh Lan 2/ Nguyễn Đức Thái 3/ Nguyễn Hoàng Phúc 4/ Nguyễn Thị Anh Thư 5/ Nguyễn Thị Thanh Thùy 6/ Đàm Thị Cẩm Tú 7/ Lê Đức Thịnh 8/ Lê Ngọc Nhung Tăng trưởng kinh tế GVHD: TS. Trần Thị Bích Dung TP Hồ Chí Minh, tháng 4 năm 2013 PHẦN 1:TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ - CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1. Khái quát về tăng trưởng kinh tế Các khái niệm: Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng sản phẩm quốc gia (GNP) hoặc quy mô sản lượng quốc gia tính bình quân trên đầu người (PCI) trong một thời gian nhất định. Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Products, GDP) hay tổng sản sản phẩm trong nước là giá trị tính bằng tiền của tất cả sản phẩm và dịch vụ cuối cùng được sản xuất, tạo ra trong phạm vi một nền kinh tế trong một thời gian nhất định (thường là một năm tài chính). Tổng sản phẩm quốc gia (Gross National Products, GNP) là giá trị tính bằng tiền của tất cả sản phẩm và dịch vụ cuối cùng được tạo ra bởi công dân một nước trong một thời gian nhất định (thường là một năm). Tổng sản phẩm quốc dân bằng tổng sản phẩm quốc nội cộng với thu nhập ròng. Tổng sản phẩm bình quân đầu người là tổng sản phẩm quốc nội chia cho dân số. Tổng thu nhập bình quân đầu người là tổng sản phẩm quốc gia chia cho dân số. Đo lường tăng trưởng kinh tế Để đo lường tăng trưởng kinh tế có thể dùng 3 tiêu chí sau: Tốc độ tăng trưởng kinh tế (g) Tốc độ tăng trưởng kinh tế được tính bằng cách lấy chênh lệch giữa quy mô kinh tế kỳ hiện tại so với quy mô kinh tế kỳ trước chia cho quy mô kinh tế kỳ trước. Tốc độ tăng trưởng kinh tế được thể hiện bằng đơn vị %. Biểu diễn bằng toán học, sẽ có công thức: g = (Y t – Y t-1 )/Y t-1 × 100(%) trong đó Y t-1 và Y t là qui mô sản lượng hay thu nhập của nền kinh tế, và g là tốc độ tăng trưởng. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm trong một giai đoạn g= ( - 1) × 100% Nhóm 12 Page 2 Tăng trưởng kinh tế GVHD: TS. Trần Thị Bích Dung Trong đó GDP n là GDP năm thứ n, GDP 0 là GDP của kỳ gốc của giai đoạn 0-n, n là số năm của giai đoạn 0-n 1.2. Mô hình tăng trưởng kinh tế của Robert Solow và các nhân tố tác động đến tăng trưởng kinh tế trong mô hình Solow: Mô hình tăng trưởng kinh tế của Robert Solow Mô hình Solow chỉ ra sự ảnh hưởng của tiết kiệm, tỷ lệ tăng dân số và tiến bộ công nghệ đến sự tăng trưởng sản lượng theo thời gian. Mô hình còn xác định những nguyên nhân gây ra sự khác biệt lớn về mức sống của các nước. Hàm sản xuất trong mô hình Solow : y = f(k) Phương trình này cho thấy sản lượng của của mỗi công nhân là y (với y=Y/L) là hàm của khối lượng tư bản tính cho mỗi công nhân là k (với k=K/L). Với đồ thị minh họa là hình II.1 bên dưới. Đường biểu diễn của hàm số là đường cong dốc lên. Khi tỷ lệ vốn trên mỗi lao động tăng, sản lượng trên đầu mỗi lao động cũng tăng, song vì sản phẩm cận của tư bản giảm dần theo vốn nên mức tăng sản lựơng ngày càng giảm khi có sự gia tăng của vốn trên mỗi lao động. Hàm số này chỉ ra sản lượng bình quân trên mỗi lao động phụ thuộc vào mức tích luỹ vốn trên mỗi lao động. Hàm tiêu dùng trong mô hình Solow: Nhu cầu về hàng hóa trong mô hình Solow phát sinh từ tiêu dùng (c) và đầu tư (i) cho mỗi công nhân là: y = c + i Với s là tỷ lệ tiết kiệm (0 < s < 1), Solow giả định hàm tiêu dùng có dạng đơn giản như sau: c = (1 – s)y (đồng nhất thức hạch toán thu nhập) Tiêu dùng tỷ lệ thuận với tiết kiệm và (1 – s) là tỷ lệ thu nhập dành cho tiêu dùng Phần còn lại s là tỷ lệ thu nhập dành cho tiết kiệm. Nhóm 12 Page 3 y Tăng trưởng kinh tế GVHD: TS. Trần Thị Bích Dung Thay c = (1 – s)y vào đồng nhất thức hạch toán thu nhập ta được y = (1 – s)y + i Ta có: i = sy Tỷ lệ tiết kiệm s cũng là một phần sản lượng dành cho đầu tư, với đầu tư bằng tiết kiệm. Các nhân tố tác động đến tăng trưởng kinh tế theo mô hình Solow: Thay đổi tư bản và trạng thái dừng: Trước khi xem xét sự gia tăng của khối lượng tư bản ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế như thế nào, ta xét 2 yếu tố là khối lượng tư bản thay đổi là đầu tư (làm khối lượng tư bản tăng khi doanh nghiệp mua thêm nhà máy – thiết bị) và khấu hao (làm khối lượng tư bản giảm khi những tư bản cũ bị hư hỏng). Tác động của đầu tư và khấu hao đến khối lượng tư bản được thể hiện qua phương trình sau: k = i - δk (với k là thay đổi khối lượng tư bản). Trong đó: Đầu tư i = s.f(k) khi thay y = f(k). Khi có tỷ lệ tiết kiệm s thì ta thấy tỷ lệ tiết kiệm s quyết định sự phân bổ sản lượng cho tiêu dùng và đầu tư với mọi giá trị k, thể hiện qua đồ thị sau: Khấu hao δ: giả định là hàng năm tư bản bị hao mòn với tỷ lệ khấu hao δ. Vậy khối lượng tư bản bị hao mòn mỗi năm sẽ là δk. Mối quan hệ giữa khấu hao và khối lượng tư bản được biểu diễn như sau: Nhóm 12 Page 4 y δk k k c i f(k) sf(k ) y Tăng trưởng kinh tế GVHD: TS. Trần Thị Bích Dung Vì đầu tư bằng tiết kiệm nên ta có k = s.f(k) - δk. Đồ thị về đầu tư, khấu hao và trạng thái dừng (Mô hình Solow) như sau: Sự thay đổi trong tỷ lệ tiết kiệm ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế: Từ mô hình Solow ta thấy rằng tỷ lệ tiết kiệm là yếu tố then chốt quyết định khối lượng tư bản ở trạng thái dừng. Nếu tỷ lể tiết kiệm cao sẽ làm cho đầu tư cao hơn, làm cho hàm tiết kiệm s.f(k) dịch chuyển lên trên, nền kinh tế sẽ đạt trạng thái dừng mới với khối lượng tư bản và sản lượng cao hơn ở trạng thái dừng cũ. Như vậy, tiết kiệm cao hơn sẽ làm cho nền kinh tế tăng trưởng nhanh hơn, tới khi đạt đến trạng thái dừng mới với khối lượng tư bản lớn hơn, nhưng không duy trì mức tăng trưởng cao hơn nếu tiếp tục giữ tỷ lệ tiết kiệm ở mức cao này. Nhóm 12 Page 5 sf(k) δ k y kk* Từ đồ thị ta thấy chỉ có 1 khối lượng tư bản duy nhất là k* làm cho đầu tư bằng khấu hao. Tại k* ta có mức tư bản đạt trại thái dừng. Với k < k*, đầu tư lớn hơn khấu hao nên khối lượng tư bản tăng. Với k > k*, đầu tư nhỏ hơn khấu hao nên khối lượng tư bản bị thu hẹp. s 2 f(k) δk y kk 1 * k 2 * s 1 f(k) Tăng trưởng kinh tế GVHD: TS. Trần Thị Bích Dung Sự gia tăng dân số ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế: Lương công nhân tăng làm cho lượng tư bạn trên mỗi công nhân giảm xuống. Gọi n tỷ lệ tăng dân số thì (δ + n)k là lượng đầu tư cần thiết để giữ cho lượng tư bản mỗi công nhân không thay đổi. Đối với nền kinh tế ở trạng thái dừng, đầu tư phải cân bằng với khấu hao và sự gia tăng dân số. Ta có thay đổi của khối lượng tư bản mỗi công nhân lúc này là: k = i – (δ + n)k Tương đương k = s.f(k) –( δ + n)k Ta có mô hình thể hiện sự gia tăng dân số (từ n 1 đến n 2 ) làm khối lượng tư bản ở trạng thái dừng bị thu hẹp: Như vậy: ta thấy sự gia tăng dân số làm giảm khối lượng tư bản cũng như làm tốc độ tăng trưởng kinh tế bị sụt giảm. Tiến bộ trong công nghệ ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế: Tiến bộ trong công nghệ được đưa vào hàm sản xuất: Y = F(K, L x E) Trong đó, E là biến mới, là hiệu quả lao động (công nghệ được cải thiện, hiệu quả lao động tăng, phản ánh sức khỏe giáo dục và tay nghề lao động). L x E là lực lượng lao động tính bằng đơn vị hiệu quả (gồm số lượng công nhân và hiệu quả của mỗi công nhân). Với là g là tốc độ tiến bộ công nghệ (hay tỷ lệ tiến bộ công nghệ mở rộng lao động). Ta có: k = s.f(k) –( δ + n + g)k Nhóm 12 Page 6 y kk 1 * k 2 * sf(k) (δ + n 1 )k (δ + n 2 )k Tăng trưởng kinh tế GVHD: TS. Trần Thị Bích Dung Bây giờ k được định nghĩa là khối lượng tư bản trên mỗi đơn vị hiệu quả của lao động. Sự gia tăng của số lượng đơn vị hiệu quả do tiến bộ công nghệ có xu hướng làm giảm k. Trong trạng thái dừng, đầu tư sf(k) loại trừ sự giảm sút của k do khấu hao, sự gia tăng dân số và tiến bộ công nghệ. Mặc dù vậy, số lượng đơn vị hiệu quả trên mỡi lao động tăng với tỷ lệ g. Tổng sản phẩm tăng với tỷ lệ (n + g). Như vậy, mô hình Solow chỉ ra rằng tiến bộ công nghệ làm sản lượng mỗi công nhân tăng trưởng vững chắc khi nền kinh tế ở trạng thái dừng và chỉ có tiến bộ công nghệ mới giải thích được sự gia tăng không ngừng của mức sống. Quy tắc vàng của tích luỹ vốn Chúng ta nhận ra rằng ban đầu với một mức thu nhập cho trước, khi tăng tiết kiệm thì tiêu dùng sẽ giảm. Song có một vấn đề là liệu tiết kiệm có làm tăng tiêu dùng trong dài hạn hay không? Nếu có, mức tiết kiệm nào là tối ưu cho nền kinh tế?. Điều này được thể hiện qua phân tích sau đây Với hàm sản xuất và các giá trị δ cho trước, có mối tương quan 1-1 giữa k và s tại trạng thái dừng. Mối quan hệ này được thể hiện thông qua hàm số sau đây sf (k*) = δ.k * (*) Ở trạng thái dừng, tiêu dùng bình quân trên đầu người đươc xác định c*=(1- s).f{k*(s)}. Từ (*) chúng ta có sf (k*) = δ.k * . Vì vậy chúng ta có thể viết hàm số c(s) như sau: c*(s)=f {k*(s)} - δ.k*(s) Nhóm 12 Page 7 sf(k) (δ+n+g)k y kk* Tăng trưởng kinh tế GVHD: TS. Trần Thị Bích Dung Ở trạng thái dừng mức tiết kiệm cần thiết để tối đa hoá tiêu dùng phải thoã điều kiện: Vì nên điều kiện tối đa hoá tiêu dùng sẽ là f'(k*) - δ = 0 hay năng suất biên của vốn sẽ bằng với tỷ lệ khấu hao. Khi s < sG thì việc tăng tiết kiệm sẽ làm tăng tiêu dùng trong dài hạn nhưng giảm tiêu dùng trong quá trình dịch chuyển đến trạng thái dừng. Ngược lại, khi s > sG việc giảm tiết kiệm sẽ làm tăng tiêu dùng bình quân đầu người trong dài hạn và cũng tăng tiêu dùng trong quá trình dịch chuyển . Vấn đề lựa chọn phụ thuộc vào sự đánh đổi giữa tiêu dùng hiện tại và tiêu dùng trong tương lai PHẦN 2: TÌNH HÌNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM 2.1.Thực trạng tăng trưởng kinh tế Việt Nam các năm gần đây 2.1.1. Tốc độ tăng trưởng GDP Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2006 đạt 8,23%, năm 2007 đạt 8,46%, năm 2008 đạt 6,31%, năm 2009 đạt 5,32%, năm 2010 đạt 6,78%, năm 2011 đạt 5.89% và năm 2012 đạt 5,03% . Bình quân thời kỳ 2006-2012, tăng trưởng kinh tế đạt 6,57%/năm, trong đó bình quân giai đoạn 2006-2007 đạt 8,34%; bình quân giai đoạn 2008-2010 đạt 6,14%; bình quân giai đoạn 2011 - 2012 đạt 5.46%. Tốc độ tăng trưởng GDP trong giai đoạn 2000 - 2012 Nhóm 12 Page 8 Tăng trưởng kinh tế GVHD: TS. Trần Thị Bích Dung Đơn vị tính % Nguồn: Tổng cục thống kê Tuy mức tăng trưởng năm 2012 là 5.03% thấp hơn mức tăng 5,89% của năm 2011 nhưng trong bối cảnh kinh tế thế giới gặp khó khăn, cả nước tập trung thực hiện mục tiêu ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô thì mức tăng như vậy là hợp lý. Tổng cục thống kê cho rằng, nền kinh tế năm 2012 gặp bất lợi bởi sự bất ổn của kinh tế thế giới do khủng hoảng tài chính và khủng hoảng nợ công ở châu Âu chưa được giải quyết. Những bất lợi từ thị trường thế giới đã ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống dân cư trong nước, thể hiện ở việc thị trường tiêu thụ hàng hóa bị thu hẹp, hàng tồn kho ở mức cao, sức mua trong dân giảm, tỷ lệ nợ xấu ngân hàng ở mức đáng lo ngại. Đặc biệt, nhiều doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa phải thu hẹp sản xuất, dừng hoạt động hoặc giải thể. Do ảnh hưởng của lạm phát tăng cao và suy thoái kinh tế thế giới trong giai đoạn từ năm 2006 - 2012. Tăng trưởng ba khu vực kinh tế như sau: - Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,34%/năm thời kỳ 2006-2010, trong đó giai đoạn 2006-2007 tăng 3,72%; giai đoạn 2008-2010 tăng 3,09%. - Khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7,94%/năm thời kỳ 2006-2010, trong đó giai đoạn 2006-2007 tăng 10,30%; giai đoạn 2008-2010 tăng 6,40%. - Khu vực dịch vụ tăng 7,73%/năm thời kỳ 2006-2010, trong đó giai đoạn 2006- 2007 tăng 8,57%; giai đoạn 2008-2010 tăng 7,17%. Nhóm 12 Page 9 Tăng trưởng kinh tế GVHD: TS. Trần Thị Bích Dung Riêng đối với giai đoạn từ năm 2011 - 2012. Phân rã theo khu vực kinh tế cho thấy mức độ tăng trưởng yếu diễn ra ở tất cả các nhóm ngành. Mảng Dịch vụ giữ được mức tăng khá nhất dù vẫn thấp hơn so với năm 2011; ngược lại, tăng trưởng ở khu vực Nông, lâm nghiệp và thủy sản sụt giảm mạnh khi chỉ tăng 2.72%, so với con số 4.01% trong năm trước. Đáng chú ý là sự sụt giảm của ngành Công nghiệp và xây dựng đã ảnh hưởng không nhỏ đến tăng trưởng toàn nền kinh tế vì chiếm tỷ trọng lớn nhất với hơn 40%. Tính đến 01/12/2012, chỉ số tồn kho của ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo còn tăng 20.1% so với cùng thời điểm năm trước; và chỉ số tồn kho này có xu hướng liên tục sụt giảm trong những tháng gần đây. Tuy vậy, trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp không có kế hoạch mở rộng sản xuất kinh doanh, thì con số tồn kho này cũng cho thấy sự trì trệ đang hiện diện. 2.1.2. Thu nhập bình quân trên đầu người/năm Thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam không ngừng tăng qua các năm. Cụ thể trong năm 2012 là 1540 USD/ người tăng hơn 6 lần so với năm 2000 là 251 USD/ người. Tuy thu nhập bình quân đầu người của Việt Năm liên tục tăng qua các năm. Nhưng Thu nhập trung bình của người Việt Nam vẫn còn khoảng cách rất xa so với các nước trong ASEAN và Trung Quốc, dù đã được cải thiện nhiều do đổi mới và mở cửa cách đây hơn một phần tư thế kỷ. Tốc độ tăng trưởng GDP/người 2000 - 2012 Đơn vị tính USD Nhóm 12 Page 10

Ngày đăng: 12/12/2013, 22:38

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

1.2. Mô hình tăng trưởng kinh tế của Robert Solow và các nhân tố tác động đến tăng trưởng kinh tế trong mô hình Solow: - Tăng trưởng kinh tế
1.2. Mô hình tăng trưởng kinh tế của Robert Solow và các nhân tố tác động đến tăng trưởng kinh tế trong mô hình Solow: (Trang 3)
Các nhân tố tác động đến tăng trưởng kinh tế theo mô hình Solow: - Tăng trưởng kinh tế
c nhân tố tác động đến tăng trưởng kinh tế theo mô hình Solow: (Trang 4)
sf(k)δ - Tăng trưởng kinh tế
sf (k)δ (Trang 5)
Từ mô hình Solow ta thấy rằng tỷ lệ tiết kiệm là yếu tố then chốt quyết định khối lượng tư bản ở trạng thái dừng - Tăng trưởng kinh tế
m ô hình Solow ta thấy rằng tỷ lệ tiết kiệm là yếu tố then chốt quyết định khối lượng tư bản ở trạng thái dừng (Trang 5)
Ta có mô hình thể hiện sự gia tăng dân số (từ n1 đến n2) làm khối lượng tư bản ở trạng thái dừng bị thu hẹp: - Tăng trưởng kinh tế
a có mô hình thể hiện sự gia tăng dân số (từ n1 đến n2) làm khối lượng tư bản ở trạng thái dừng bị thu hẹp: (Trang 6)
Như vậy, mô hình Solow chỉ ra rằng tiến bộ công nghệ làm sản lượng mỗi công nhân tăng trưởng vững chắc khi nền kinh tế ở trạng thái dừng và chỉ có tiến bộ công  nghệ mới giải thích được sự gia tăng không ngừng của mức sống. - Tăng trưởng kinh tế
h ư vậy, mô hình Solow chỉ ra rằng tiến bộ công nghệ làm sản lượng mỗi công nhân tăng trưởng vững chắc khi nền kinh tế ở trạng thái dừng và chỉ có tiến bộ công nghệ mới giải thích được sự gia tăng không ngừng của mức sống (Trang 7)
2.2. Mối liên hệ giữa các nhân tố trong Mô hình của Robert Solow và các yếu tố khác ngoài mô hình với tăng trưởng kinh tế Việt Năm giai đoạn 2000-2012 - Tăng trưởng kinh tế
2.2. Mối liên hệ giữa các nhân tố trong Mô hình của Robert Solow và các yếu tố khác ngoài mô hình với tăng trưởng kinh tế Việt Năm giai đoạn 2000-2012 (Trang 12)
Bảng thống kê giá trị sản phẩm thu được trê n1 hécta mặt nước nuôi trồng thủy sản trong giai đoạn 2004-2010 - Tăng trưởng kinh tế
Bảng th ống kê giá trị sản phẩm thu được trê n1 hécta mặt nước nuôi trồng thủy sản trong giai đoạn 2004-2010 (Trang 23)
Nhận xét chung: theo mô hình tăng trưởng kinh tế của Solow thì Có lẽ ViệtNam sẽ khó có thể quay lại thời kỳ tăng trưởng nhanh - Tăng trưởng kinh tế
h ận xét chung: theo mô hình tăng trưởng kinh tế của Solow thì Có lẽ ViệtNam sẽ khó có thể quay lại thời kỳ tăng trưởng nhanh (Trang 25)
Malaysia đứng đầu bảng thành tích thương mại quốc tế trong 05 nước này với mức thặng dư 41.6 tỷ USD năm 2009, và tăng đều đặn trong 2 năm tiếp theo lên tới 46.1 tỷ  USD năm 2011 - Tăng trưởng kinh tế
alaysia đứng đầu bảng thành tích thương mại quốc tế trong 05 nước này với mức thặng dư 41.6 tỷ USD năm 2009, và tăng đều đặn trong 2 năm tiếp theo lên tới 46.1 tỷ USD năm 2011 (Trang 33)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w