nâng cao chất lượng khách sạn, chiến lược marketing sản phẩm, giải pháp phát triển thị trường, kế toán trang thiết bị, nâng cao dịch vụ tiệc cưới, marketing xúc tiến bán
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG DỊCH VỤ CỦA CÔNG TY TNHH MTV DU LỊCH CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM. 1.1 Tính cấp thiết của đề tài. Nền kinh tế quốc dân thường được chia ra làm 2 khu vực: khu vực sản xuất vật chất và khu vực dịch vụ. Trong đó, dịch vụ luôn được coi là ngành quan trọng đối với nền kinh tế mỗi quốc gia, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo thu nhập, giải quyết công ăn việc làm, nâng cao đời sống xã hội của dân cư… Du lịch được xếp vào khu vực thứ hai, có vai trò và chiếm tỷ trọng lớn trong ngành dịch vụ. Tuy nhiên, du lịch của Việt Nam có tiềm năng nhưng còn quá non trẻ và chưa phát triển tương xứng với tiềm năng đó do nhiều lí do trong đó có nguyên nhân là còn hạn chế từ hoạt động cung ứng dịch vụ du lịch. Công ty TNHH MTV Du Lịch Công Đoàn Việt Nam là một doanh nghiệp hàng đầu với nhiều chức năng kinh doanh, trong đó chủ chốt là cung ứng các dịch vụ du lịch và các dịch vụ khác liên quan. Hoạt động cung ứng dịch vụ của công ty luôn được công ty chú trọng quan tâm đầu tư, xây dựng và có phương hướng biến đổi liên tục phù hợp với từng giai đoạn, từng thời kỳ nhất định. Hiện nay, công ty đang tiếp tục hoàn thiện các chính sách xúc tiến hỗn hợp và các chính sách khác nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ khách sạn. Tuy nhiên trong quá trình thực tập ở công ty, em nhận thấy công ty có bộc lộ một số hạn chế từ hoạt động cung ứng dịch vụ du lịch. Ví dụ như số lượng và chất lượng nhân viên chưa đủ để đáp ứng yêu cầu từ hoạt động của công ty, cơ sở vật chất kĩ thuật, công nghệ còn chưa cao so với các doanh nghiệp khác cùng ngành . Vấn đề cấp bách của công ty hiện nay là phải hoàn thiện các sản phẩm dịch vụ của mình và thực hiện hoạt động cung ứng dịch vụ hiệu quả, hợp lý nhất nhằm tránh lãng phí các nguồn lực. Chính thế việc nghiên cứu giải pháp nhằm phát triển hoạt động cung ứng dịch vụ của công ty TNHH MTV du lịch Công Đoàn Việt Nam là vô cùng rất cầp thiết. 1.2 Xác lập và tuyên bố những vấn đề nghiên cứu trong đề tài. Trong quá trình thực tập ở công ty, nhận thức được tình hình hoạt động của công ty cũng như vai trò, hoạt động trong từng lĩnh vực kinh doanh cụ thể, em đã lựa chọn đề tài: “ Giải pháp phát triển hoạt động cung ứng dịch vụ của công ty TNHH MTV Du Lịch Công Đoàn Việt Nam ”. Để giải quyết vấn đề trên thì nội dung chuyên đề tập trung trả lời cho các câu hỏi sau: - Dich vụ du lịch là gì? Hoạt động cung ứng dịch vụ du lịch, phát triển hoạt động cung ứng dịch vụ du lịch là gì? - Thực trạng hoạt động cung ứng dịch vụ của công ty TNHH MTV Du Lịch Công Đoàn Việt Nam hiện nay như thế nào? - Những nhân tố nào ảnh hưởng đến hoạt động cung ứng dịch vụ đó của công ty? - Triển vọng phát triển của dịch vụ du lịch của công ty, của ngành du lịch trong tương lai như thế nào? - Các giải pháp nhằm phát triển hoạt động cung ứng dịch vụ của công ty là gì? 1.3 Mục tiêu nghiên cứu. Trong nghiên cứu được quán triệt từ quan điểm duy vật, nó đòi hỏi xuất phát của nghiên cứu phải từ hiện thực khách quan, từ thực tiễn của đời sống kinh tế xã hội. Chính vì vậy cần có sự đối chiếu, so sánh giữa lý luận và thực tiễn để từ cơ sở đó hoàn thiện lý luận và đưa ra các giải pháp cho thực tiễn. Theo đó, mục tiêu nghiên cứu của đề tài “ giải pháp phát triển hoạt động cung ứng dịch vụ của công ty TNHH MTV Du Lịch Công Đoàn Việt Nam” là: - Về lý luận: hệ thống hóa và làm rõ hơn những lý luận về dịch vụ du lịch và phát triển hoạt động cung ứng dịch vụ du lịch của một doanh nghiệp. - Về thực tiễn: Nghiên cứu thực trạng hoạt động cung ứng dịch vụ của công ty. Đánh giá thực trạng của vấn đề này nhằm nêu rõ ưu- nhược điểm của công ty, nguyên nhân những vấn đề còn tồn tại để đề ra những giải pháp nhằm phát triển hơn nữa hoạt động cung ứng dịch vụ, để qua đó nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty. 1.4 Phạm vi nghiên cứu. Về nội dung nghiên cứu: Do công ty có nhiều lĩnh vực kinh doanh , đề tài chỉ tập trung nghiên cứu, phân tích làm rõ một số lĩnh vực dịch vụ chủ yếu mang lại doanh thu lớn cho công ty. Đó là: - Kinh doanh khách sạn ( phòng nghỉ, phòng hội nghị, nhà hàng, tiệc cưới, massage…) - Kinh doanh lữ hành ( tổ chức tour du lịch, cho thuê xe, bán vé, làm visa…) Trong đó, việc đánh giá hoạt động cung ứng dịch vụ của công ty chỉ dựa trên qui mô và chất lượng phát triển dịch vụ du lịch. Về thời gian: khảo sát thực tế tình hình hoạt động cung ứng dịch vụ du lịch của công ty từ năm 2006 đến năm 2010 và đưa ra giải pháp cho 5 năm tới nhằm phát triển hoạt động cung ứng dịch vụ du lịch đó. Về không gian: khảo sát thực tế tại công ty, chủ yếu là hoạt động cung ứng dịch vụ du lịch của công ty trên địa bàn Hà Nội. 1.5 Một số khái niệm và phân định nội dung nghiên cứu. 1.5.1 Một số khái niệm. 1.5.1.1 Dịch vụ du lịch. Theo điều 4 của Luật du lịch: Dịch vụ du lịch là việc cung cấp các dịch vụ về lữ hành, vận chuyển, lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí, thông tin, hướng dẫn và các dịch vụ khác nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. Theo Tổ chức thương mại thế giới WTO: Dịch vụ du lịch là ngành thứ 9 trong bảng phân ngành dịch vụ. Dịch vụ du lịch và dịch vụ liên quan đến lữ hành gồm: - Khách sạn và nhà hàng (bao gồm cả ăn uống). - Dịch vụ đại lý lữ hành và các công ty điều hành tour. - Dịch vụ hướng dẫn du lịch. - Các dịch vụ khác. 1.5.1.2 Hoạt động cung ứng dịch vụ. Hoạt động cung ứng dịch vụ là phương thức phân phối, cung cấp các dịch vụ cho đối tượng tiêu dùng do doanh nghiệp hay một bộ phận doanh nghiệp quản lý và trực tiếp cung cấp nhằm thỏa mãn nhu cầu của con người. Hoạt động cung ứng dịch vụ là khâu quan trọng của quá trình sản xuất. Theo nội dung giáo trình quản trị kinh doanh lữ hành, hoạt động này bao gồm các giai đoạn sau: - Khách hàng tiếp cận dịch vụ - Đăng ký - Tìm hiểu nhu cầu khách hàng - Thực hiện dịch vụ - Kết thúc dịch vụ - Các hoạt động sau dịch vụ 1.5.1.5 Phát triển hoạt động cung ứng dịch vụ. Phát triển hoạt động cung ứng dịch vụ du lịch là tất cả các hoạt động của con người tác động theo hướng tích cực đến lĩnh vực cung ứng dịch vụ làm cho lĩnh vực này ngày càng được thông suốt, mở rộng về qui mô, nâng cao về chất lượng, hiệu quả, phát triển bền vững. Phát triển hoạt động cung ứng bản chất là sự nỗ lực để cải thiện các hoạt động cung ứng về chiều rộng, chiều sâu hay chính là về mặt lượng và mặt chất của hoạt động cung ứng trên thị trường. Chiều rộng hay mặt lượng của hoạt động cung ứng có thể hiểu là quy mô của hoạt động đó, là cung thị trường, thị phần chiếm lĩnh, số lượng khách hàng. Phát triển cung ứng về chiều rộng là sự gia tăng về lượng cung trên thị trường, mở rộng thị phần, tăng số lượng hàng hóa cung ứng. Chiều sâu hay mặt chất của hoạt động cung ứng được thể hiện qua tốc độ tăng trưởng, tính đều đặn và tổng doanh thu hay lợi nhuận mang lại cho nhà cung ứng. Phát triển cung ứng về mặt chất là làm cho tốc độ tăng trưởng của hàng hóa trên thị trường tăng trưởng nhanh hơn nhưng phải đều đặn, hợp lý và mang lại lợi ích tối đa cho cả nhà cung ứng và người tiêu dùng. Trong quá trình phát triển cung ứng dịch vụ cần chú trọng tới tính hiệu quả của hoạt động. Hiệu quả cung ứng dịch vụ phản ánh quan hệ so sánh giữa kết quả đạt được với chi phí bỏ ra trong quá trình cung ứng dịch vụ trên thị trường. Thực chất đó là trình độ sử dụng các nguồn lực trong thương mại nhằm đạt tới những mục tiêu đã xác định, nguồn lực được hiểu là các phương tiện, còn kết quả chính là các mục tiêu, cái đích cần đạt tới. Như vậy, theo nghĩa rộng, hiệu quả hoạt động cung ứng chính là mối quan hệ giữa chi phí nguồn lực bỏ ra và mục tiêu: H= Trong đó: H là hiệu quả thương mại K là kết quả đạt được C là chi phí sử dụng nguồn lực 1.5.2 Một số lý thuyết liên quan. 1.5.2.1Đặc điểm của dịch vụ du lịch. Là một loại dịch vụ nên dịch vụ du lịch có đầy đủ các đặc điểm của dịch vụ như: tính vô hình, tính dị biệt và khó thống nhất trong đánh giá chất lượng sản phẩm, tính đồng thời, tính khó lưu trữ, bảo quản. Đồng thời nó có các đặc thù nổi bật sau: - Dịch vụ du lịch là một quá trình hoạt động. Quá trình đó diễn ra theo một trình tự bao gồm nhiều khâu, nhiều bước khác nhau. Mỗi khâu, mỗi bước có thể là những dịch vụ nhánh hoặc độc lập với dịch vụ chính. VD: Khi ta vào nghỉ trong khách sạn, ta sẽ được nghỉ ngơi rất thoải mái, ăn uống ngon rẻ. Vậy chất lượng ăn nghỉ là dịch vụ chính của khách sạn. Song trong khách sạn ta có thể gọi điện thoại đi khắp nơi trên thế giới, ta có thể uống rượu ngon ở quầy bar, có người phục vụ giặt là quần áo theo tiêu chuẩn quốc tế, có phòng hát, có buồng tắm hơi . - Dịch vụ du lịch có tính mùa vụ rất cao. Lượng cầu dịch vụ du lịch thường hay tập trung rất cao vào một số thời điểm, trong khi ở các thời điểm khác lượng cầu lại rất nhỏ. Nhu cầu dịch vụ của du khách thuộc loại nhu cầu không cơ bản nên rất dễ bị thay đổi do đó dịch vụ du lịch có đặc tính linh động rất cao. VD: Vào những thời điểm như các kỳ nghỉ phép, nghỉ hè,… nhu cầu du lịch tăng cao trong khi đó, vào những thời điểm khác trong năm, thường không có nhu cầu du lịch, do đó lượng cầu rất ít. - Hoạt động marketing: Dịch vụ cần các yếu tố: Product, Price, Place, Promotion. Riêng hoạt động marketing du lịch chẳng những cần cả 4P kể trên mà còn bổ sung thêm yếu tố thứ 5 trọn gói (Package) để tạo sản phẩm đặc thù: Package tour (chương trình trọn gói). VD: Trong một tour du lịch, khách hàng ngoài sử dụng sản phẩm du lịch do công ty du lịch cung cấp còn được hưởng tất cả dịch vụ khác: vận chuyển, lưu trú, ăn uống, hướng dẫn viên du lịch… mà vẫn chỉ với một khoản chi phí ban đầu. - Thời gian tiếp xúc: Khác với các loại dịch vụ khác, thông thường mỗi loại dịch vụ du lịch được sử dụng nhiều lần và kéo dài suốt hành trình của khách( VD: dịch vụ hướng dẫn viên, dịch vụ cung cấp thông tin, người hướng dẫn viên du lịch gặp gỡ, giới thiệu với khách du lịch có thể trong suốt quá trình và nhiều lần trong hành trình đó…). Còn đối với các loại dịch vụ khác, thời gian tiếp xúc giữa người mua và bán chỉ một lần. - Dịch vụ du lịch có khả năng cung cấp việc làm rất cao, còn có chuyên gia cho rằng đó là công việc của cả xã hội. - Điều kiện tự động hóa của dịch vụ du lịch là không thể. Trên thực tế, máy móc chỉ có thể thay thế được con người trong một số công đoạn nào đó của dịch vụ du lịch. Còn phần lớn là do con người thực hiện. Cụ thể như: có thể sử dụng máy móc tự động trong vận chuyển hành khách như hệ thống cáp treo, nhưng không thể thay thế đượ đối với hoạt động vận chuyển hành khách trên đường dài, và cũng không thể thay thế máy móc cho hoạt động hướng dẫn viên du lịch, hay là hoạt động tư vấn,… nó sẽ làm mất đi bản sắc của du lịch, 1.5.2.2 Đặc điểm hoạt động cung ứng dịch vụ du lịch. Đối với một hàng hóa, quá trình sản xuất – lưu thông – tiêu dùng có thể tách rời, độc lập với nhau. Nhưng đối với dịch vụ thì điều này lại không xảy ra. Điều đó có nghĩa là các hoạt động tạo ra, cung cấp và bán các dịch vụ cùng đồng thời xảy ra với quá trình sử dụng dịch vụ của người tiêu dùng theo không gian và thời gian. Trong thương mại dịch vụ, hoạt động cung dịch vụ du lịch thì có tính cứng. Đôi khi để đáp ứng cầu thì phải mở rộng quy mô mà một số dịch vụ du lịch lại không thể làm như vậy được do có sự giới hạn về sức chứa của một chuyến bay, của một khách sạn, hay của một điểm đến du lịch… Mặt khác, hoạt động cung ứng dịch vụ còn thể hiện tính cố định về vị trí như khách du lịch phải đến khách sạn, nhà hàng, điểm đến du lịch để tiêu dùng sản phẩm dịch vụ du lịch. Hoạt động cung ứng dịch vụ thường được chuyên môn hóa theo từng lĩnh vực. Do nhu cầu du lịch có tính tổng hợp và đòi hỏi thỏa mãn đồng thời, sự chuyên môn hóa sẽ khắc phục được những khó khăn này đồng thời mang lại những lợi ích thông thường như tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm. 1.5.2.3 Các chỉ tiêu phản ánh phát triển hoạt động cung ứng dịch vụ du lịch. a.Về qui mô. Qui mô cung ứng dịch vụ du lịch có lớn thì dịch vụ mới phát triển. Gia tăng qui mô là điều kiện cần thiết phát triển dịch vụ. Qui mô phát triển hoạt động cung ứng dịch vụ du lịch đánh giá thông qua các chỉ tiêu sau: - Cơ sở vật chất. - Số lượng dịch vụ du lịch cung cấp. - Doanh thu của dịch vụ du lịch, tỷ trọng doanh thu. - Thị phần của doanh nghiệp. b. Về chất lượng cung ứng dịch vụ du lịch. Chất lượng cung ứng dịch vụ là một trong những yếu tố chính quyết định mức độ hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ du lịch của nhà cung cấp. Việc đánh giá chất lượng phát triển của dịch vụ du lịch phản ánh qua các chỉ tiêu: - Tốc độ tăng trưởng của dịch vụ du lịch: Tốc độ tăng trưởng hàng năm: là chỉ tiêu phản ánh sự thay đổi tương đối của hoạt động cung ứng qua các năm. Được tính bằng công thức sau: g = Trong đó: g : tốc độ tăng trưởng hàng năm Q n : lượng sản phẩm tiêu thụ năm nghiên cứu Q n-1 : lượng sp tiêu thụ năm n Tốc độ tăng trưởng bình quân là chỉ tiêu phản ánh xu hướng phát triển cung ứng trong một khoảng thời gian nhất định. Công thức:T = Trong đó: T : tốc độ tăng trưởng bình quân t 1 , t 2 , t n : tốc độ tăng trưởng hàng năm - Tính ổn định tăng trưởng của dịch vụ du lịch. σ 2 = nếu σ 2 ≈ T thì tính ổn định cao và ngược lại. - Tính đồng bộ và thuận tiện trong quá trình cung ứng dịch vụ du lịch. - Trình độ của đội ngũ nhân viên. c.Về hiệu quả hoạt động cung ứng. - Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng nguồn lực: HQ = Trong đó: HQ : Hiệu quả kinh tế M : Doanh thu thuần trong kỳ G v : Trị giá vốn hàng đã cung ứng F : Chi phí bỏ ra Nếu HQ M > 1: hoạt động cung ứng đạt hiệu quả trong việc sử dụng các nguồn lực. HQ M ≤ 1: hoạt động cung ứng không đạt hiệu quả trong việc sử dụng các nguồn lực. - Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận: Tỷ suất lợi nhuận = . 100% - Chỉ tiêu lợi nhuận trên tổng doanh thu: HQ = 1.5.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển hoạt động cung ứng dịch vụ du lịch. - Giá cả của hàng hóa, dịch vụ du lịch cung ứng: nhà cung cấp dịch vụ du lịch sẽ cố gắng sản xuất nhiều hay ít các sản phẩm du lịch tùy theo giá dịch vụ du lịch cao hay thấp. Nếu giá của sản phẩm của dịch vụ du lịch cao, lợi nhuận của hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch cao hơn thì doanh nghiệp sẽ cố gắng sản xuất nhiều sản phẩm dịch vụ hơn nữa và sẽ kéo thêm nhiều doanh nghiệp khác cùng tham gia, sẽ dẫn tới hoạt động cung ứng dịch vụ du lịch trên thị trường trở nên sôi động và có nhiều biến chuyển hơn. - Giá cả của các hàng hóa, dịch vụ có liên quan ( như thay thế hoặc bổ sung ) với dịch vụ du lịch đang cung ứng: nhà cung cấp sẽ xem xét giá cả của các hàng hóa, dịch vụ khác để quyết định giá, quyết định lượng cung, cách thức cung ứng dịch vụ của mình. Đối với dịch vụ du lịch thì hàng hóa bổ sung có thể là các sản phẩm thực phẩm, đồ dùng sinh hoạt cá nhân, các dịch vụ khác liên quan như dịch vụ hướng dẫn, dịch vụ tư vấn, mô giới, Khi giá của các hàng hóa bổ sung cho dịch vụ du lịch cao thì nhà cung cấp sẽ phải nâng giá của dịch vụ du lịch đó lên, có thể kết hợp thành các tour trọn gói nhằm giảm chi phí hay là thay đổi các hoạt động cung ứng khác mang lại lợi ích nhất cho công ty và cho khách hàng. Bên cạnh đó, khi giá của dịch vụ du lịch quá cao, theo xu hướng khách hàng có thể chuyển sang tiêu dùng các hàng hóa dịch vụ thay thế cho dịch vụ du lịch như mua sắm, hay tham gia các chương trình giải trí khác… do đó, hoạt động cung ứng dịch vụ cũng cần thay đổi để đáp ứng với sự thay đổi này. - Cạnh tranh trên thị trường gồm cạnh tranh về giá, cạnh tranh về chất lượng sản phẩm, cạnh tranh về thương hiệu, thị trường tiêu thụ, cung cấp dịch vụ… Sự cạnh tranh này ở một mức độ nhất định có thể thúc đẩy hoạt động cung ứng dịch vụ của công ty, nhưng nó cũng có thể gây kìm hãm hoạt động đó. Với số lượng doanh nghiệp lớn, liên tục gia tăng trong ngành Du Lịch như hiện nay, tạo nên một cường độ cạnh tranh cao trong ngành. Nó sẽ là kích thích, tạo đà phát triển cho một số doanh nghiệp và sẽ loại bỏ một số doanh nghiệp yếu, kém không đủ khả năng thích ứng dẫn đến sự phát triển trong ngành và phát triển trong hoạt động cung ứng dịch vụ du lịch. - Sự kì vọng: công ty sẽ dự đoán cầu, triển vọng phát triển của mình, các hành động của các đối thủ cạnh tranh trước khi bắt đầu sản xuất và cung ứng dịch vụ du lịch. Sự kỳ vọng như là mục tiêu mà công ty hướng tới, mong muốn đạt được trong tương lai, do đó, mọi hoạt động cung ứng của công ty đều chịu sự chi phối, ảnh hưởng của sự kỳ vọng này. - Tình trạng công nghệ: nhân tố này ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng của mỗi lao động, ảnh hưởng đến đến cơ cấu chi phí sản xuất kinh doanh là nền tảng cho sự phát triển hoạt động cung ứng của công ty vì nó tác động đến cấu trúc cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp. Đương nhiên, công nghệ cao thì hoạt động cung ứng sẽ phát triển theo chiều hướng tốt, ngược lại, công nghệ lạc hậu sẽ dẫn đến hoạt động cung ứng dịch vụ du lịch đó phát triển trì trệ hoặc có thể không thể phát triển được. - Quy hoạch và phát triển du lịch là một nhân tố tác động trực tiếp đến sự tăng lên của cung du lịch trong nhiều loại hình kinh doanh khác nhau. Nhiều loại hình kinh doanh du lịch mới ra đời, điều đó cũng có nghĩa sẽ xuất hiện thêm nhiều các loại hình cung ứng dịch vụ du lịch khác nữa. - Các chính sách của chính phủ: ví dụ như chính sách thuế với nhiều loại thuế trực thu và gián thu khác nhau tùy theo mỗi quốc gia. Khi chính phủ thay đổi chính sách thuế sẽ ảnh hưởng đến phát triển hoạt động cung ứng dịch vụ đó. Chính sách phù hợp sẽ có tác động thúc đẩy hoạt động cung ứng dịch vụ của công ty, trong khi các chính sách không phù hợp sẽ kìm hãm sự phát triển của hoạt động này. - Các nhân tố khác: tình hình thời tiết, tình hình an ninh, chính trị…. cũng tác động tới sự phát triển của hoạt động cung ứng dịch vụ du lịch. Tất cả những yếu tố này thuận lợi thì hoạt động cung ứng dịch vụ du lịch sẽ diễn ra thuận lợi và ngược lại. 1.5.3 Phân định nội dung nghiên cứu. Với tính cấp thiết và mục tiêu nghiên cứu đã trình bày ở trên, em đã lựa chọn tên đề tài : “ giải pháp phát triển hoạt động cung ứng dịch vụ của công ty TNHH MTV Du Lịch Công Đoàn Việt Nam ” làm đề tài nghiên cứu cho khóa luận của mình. Nội dung nghiên cứu như sau: • Về lý thuyết tìm hiểu các vấn đề: - Khái niệm về dịch vụ, thương mại dịch vụ, dịch vụ du lịch. - Đặc điểm của dịch vụ du lịch. - Hoạt động cung ứng dịch vụ, đặc điểm của hoạt động cung ứng dịch vụ - Các phương thức cung ứng dịch vụ. - Phát triển hoạt động cung ứng dịch vụ du lịch. - Các chỉ tiêu phát triển hoạt động cung ứng dịch vụ. - Các nhân tố ảnh hưởng phát triển hoạt động cung ứng dịch vụ. • Về thực trạng: Chuyên đề tập trung đánh giá các vấn đề trong hoạt động cung ứng dịch vụ lữ hành, dịch vụ khách sạn của công ty chủ yếu trên thị trường Hà Nội. Đồng thời phân tích, làm rõ về những thành công và bài học kinh, những vấn đề còn tồn tại trong quá trình phát triển hoạt động cung ứng dịch vụ du lịch của công ty và nguyên nhân của sự tồn tại đó. Mặt khác, chuyên đề cũng nghiên cứu những nhân tố môi trường ảnh hưởng tới hoạt động cung ứng dịch vụ của công ty. Từ các kết quả phân tích thu được, đồng thời dựa trên những mục tiêu, phương hướng của công ty, đường lối của Nhà Nước, ta xây dựng nhóm giải pháp nhằm phát