giải pháp phát triển dịch vụ, thanh toán xuất khẩu giầy dép, phát triển dịch vụ sau bán, giải pháp phát triển thị trường, giải pháp nâng cao hiệu quả, nâng cao chất lượng buồng phòng
Khoa kinh tế Chuyên đề tốt nghiệp TÓM LƯỢC 2 LỜI CẢM ƠN 3 DANH MỤC BẢNG BIỂU 4 DANH MỤC SƠ ĐỒ HÌNH VẼ .5 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI .5 1.1 Tính cấp thiết của đề tài .5 1.2 Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài .7 1.3 Mục tiêu nghiên cứu đề tài .7 1.4 Phạm vi nghiên cứu và kết cấu chuyên đề .8 1.4.1 Phạm vi nghiên cứu .8 1.4.2 Kết cấu chuyên đề 8 1.5 Một số khái niệm và phân tích nội dung về ảnh hưởng của lạm phát đến hiệu quả kinh doanh 8 1.5.1.2 Khái niệm hiệu quả kinh doanh 11 1.5.2 Phân tích ảnh hưởng của lạm phát đến hiệu quá kinh doanh của siêu thị .12 1.5.2.1 Ảnh hưởng của lạm phát đến nền kinh tế chung 12 1.5.2.2 Ảnh hưởng giữa lạm phát và hiệu quả kinh doanh thực phẩm của siêu thị 14 CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA LẠM PHÁT ĐẾN HIỆU QUẢ KINH DOANH MẶT HÀNG THỰC PHẨM CỦA SIÊU THỊ .16 2.1 Phương pháp luận nghiên cứu vấn đề 16 2.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu 16 2.1.2 Phương pháp phân tích dữ liệu 17 2.2. Tổng quan tình hình lạm phát trên thế giới và tại Việt Nam .17 2.2.1 Tình hình lạm phát thế giới 17 2.2.2 Tình hình lạm phát ở Việt Nam 18 2.3 Kết quả phân tích các dữ liệu sơ cấp và thứ cấp về ảnh hưởng của lạm phát đến hiệu quả kinh doanh của siêu thị .19 2.3.1 Kết quả phân tích từ các dữ liệu sơ cấp về ảnh hưởng của lạm phát đến hiệu quả kinh doanh 19 2.3.2 Kết quả phân tích từ các dữ liệu thứ cấp về ảnh hưởng của lạm phát đến hiệu quả kinh doanh mặt hàng thực phẩm .25 2.3.2.1 Khái quát về công ty Siêu thị Hà Nội .25 1 Đỗ Xuân Thủy –K43F2 Khoa kinh tế Chuyên đề tốt nghiệp 2.3.2.2 Kết quả hoạt động của siêu thị 26 2.3.2.3 Ảnh hưởng của lạm phát đến hiệu quả kinh doanh của siêu thị 27 CHƯƠNG 3: CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT HẠN CHẾ ẢNH HƯỞNG CỦA LẠM PHÁT ĐỀN HIỆU QUẢ KINH DOANH MẶT HÀNG THỰC PHẨM CỦA SIÊU THỊ 30 3.1 Các kết luận phát hiện qua nghiên cứu 30 3.1.1 Kết luận từ dữ liệu sơ cấp .30 3.1.2 Kết luận từ dữ liệu thứ cấp .32 3.2 Các đề xuất, kiến nghị nhằm hạn chế ảnh hưởng của lạm phát đến hiệu quả kinh doanh mặt hàng thực phẩm 33 3.2.1 Một số đề xuất, kiến nghị về phía doanh nghiệp 33 3.2.2 Một số đề xuất, kiến nghị từ phía nhà quản lý vĩ mô .34 PHỤ LỤC 36 TÀI LIỆU THAM KHẢO .39 TÓM LƯỢC Với đề tài: “Giải pháp hạn chế ảnh hưởng của lạm phát đến hiệu quả kinh doanh mặt hàng thực phẩm của siêu thị (ví dụ minh họa tại Công ty siêu thị Hà Nội)”. Tôi trình bầy một cách khái quát các khái niệm cơ bản và lý thuyết liên quan về ảnh hưởng của lạm phát đến hiệu quả kinh doanh mặt hàng thực phẩm. Trên cơ sở đó đi phân tích sự biến động của hiệu quả kinh doanh, các nhân tố 2 Đỗ Xuân Thủy –K43F2 Khoa kinh tế Chuyên đề tốt nghiệp môi trường: môi trường bên trong và môi trường bên ngoài ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh mặt hàng thực phẩm trong giai đoạn 2008-2011 tại Công ty siêu thị Hà Nội. Đồng thời trước sự tác động của lạm phát đến hoạt động kinh doanh thực phẩm. Tôi xin được đưa ra một số đề xuất cũng như một số kiến nghị với Công ty, chính phủ giúp công ty vượt qua được khó khăn trong thời kỳ lạm phát. LỜI CẢM ƠN Trong thời gian nghiên cứu làm đề tài. Tôi đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của thầy Đào Thế Sơn cùng toàn thể các thầy cô trong bộ môn kinh tế vĩ mô. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Đào Thế Sơn cùng các thầy cô trong bộ môn kinh tế vĩ mô đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này. 3 Đỗ Xuân Thủy –K43F2 Khoa kinh tế Chuyên đề tốt nghiệp Em xin cảm ơn các cô, chú, anh chị em, ban lãnh đạo đặc biệt là giám đốc chuỗi siêu thị Giảng Võ bà Trương Thị Thạch đã tạo điều kiện giúp đỡ, chỉ bảo em trong suốt thời gian thực tập và nghiên cứu đề tài. Do thời gian và kiến thức có hạn nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn để bài chuyên đề được hoàn thiện hợn. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên: Đỗ Xuân Thủy Lớp: K43f2 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Báo cáo kết quả kinh doanh của siêu thị 26 Bảng 3.1: Kết quả tổng hợp phỏng vấn chuyên sâu 30 Bảng 4: Phiếu điều tra khách hàng 35 Bảng 5: Phiếu điều tra chuyên gia .37 4 Đỗ Xuân Thủy –K43F2 Khoa kinh tế Chuyên đề tốt nghiệp DANH MỤC SƠ ĐỒ HÌNH VẼ Hình 1.1: Lạm phát do cầu .10 Hình 1.2: Lạm phát do cung .10 Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ lạm phát qua các năm .18 Biểu đồ 2.2: Mối quan hệ giữa doanh thu, chi phí và lợi nhuận 26 Biểu đồ 2.3: Mối quan hệ giữa lạm phát và doanh thu .27 Biểu đồ 2.4: Mối quan hệ giữa lạm phát và chi phí 27 Biểu đồ 2.5: Mối quan hệ giữa lạm phát và lợi nhuận 28 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 1.1 Tính cấp thiết của đề tài. Trong nền kinh tế thị trường hoạt động đầy sôi động và cạnh tranh gay gắt để thu được lợi nhuận, đạt được hiệu quả kinh doanh và đứng vững trên thương trường các nhà kinh tế cũng như các doanh nghiệp phải nhanh chóng tiếp cận, nắm bắt những vấn đề của nền kinh tế mới. Đề phát triển hoạt động kinh doanh cũng như tăng tính hiệu quả trong kinh doanh thì ngoài nguồn nội lực của doanh nghiệp còn phụ thuộc rất lớn vào môi trường kinh tế vĩ mô. Một trong những yếu tố quan trọng nhất của kinh tế vĩ mô đó là lạm phát. Cũng như một số quốc gia khác trên thế giới những năm gần đây Việt Nam có tỷ lệ lạm phát bùng nổ với tỷ 5 Đỗ Xuân Thủy –K43F2 Khoa kinh tế Chuyên đề tốt nghiệp lệ cao. Tỷ lệ lạm phát của các năm 2008, 2009, 2010 lần lượt là 22,97%, 6,88%, 9,19%. Đặc biệt là đầu năm 2011 tỷ lệ lạm phát tăng khá nhanh đạt 12,79%. Tỷ lệ lạm phát là sự tăng lên của giá cả các loại hàng hóa, trong nhóm các loại hàng hóa thì nhóm thực phẩm thường có độ tăng giá cao hơn so với mức trung bình. Ta thấy trong năm 2008 CPI chung là 22,97% thì CPI thực phẩm là 32,36%, năm 2009 CPI chung là 6,88% thì CPI thực phẩm là 8,39%, năm 2010 CPI chung là 9,19% và CPI thực phẩm là 10,21%, quý 1/2011 CPI chung là 12,97% thì CPI 18,78%. Qua những con số trên ta thấy mặt hàng thực phẩm có xu hướng tăng giá khá cao. Điều này ảnh hưởng khá nhiều tới nền kinh tế vì giá mặt hàng thực phẩm tăng cao sẽ tác động tới đại đa số dân cư của đất nước, ảnh hưởng tới sự bình ổn giá cả của nền kinh tế. Với việc tỷ lệ lạm phát cao và bất ổn như những năm gần đây làm cho nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống xã hội và thu nhập của người lao động, điều này làm ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của tất cả các doanh nghiệp nói chung và của siêu thị nói riêng. Với bảng biểu trên ta thấy tỷ lệ lạm phát với nhóm hàng thực phẩm luôn cao hơn so với tỷ lệ lạm phát chung. Trong đời sống kinh tế cũng vậy, nếu có dấu hiệu của lạm phát tăng như giá dầu, giá điện tăng thì mặt hàng tăng giá đầu tiên luôn là mặt hàng thực phẩm. Điều này gây ra rất nhiều khó khăn trong việc kinh doanh của siêu thị. Khi các chi phí đầu vào của mặt hàng thực phẩm tăng cao dẫn tới giá thành của nó cũng tăng cộng với tâm lý cắt giảm chi tiêu của người tiêu dùng sẽ dẫn tới tình trạng khó tiêu thụ mặt hàng thực phẩm của siêu thị ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả kinh doanh của siêu thị. Trong quá trình thực tập tại Công ty siêu thị Hà Nội qua sự tìm hiểu và điều tra trong và ngoài công thì 100% các ý kiến đều cho rằng dù ít hay nhiều lạm phát đều có ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh một các tích cực hay tiêu cực. Công ty siêu thị Hà Nội là công ty con của Tổng công ty Thương Mại Hà Nội. Công ty siêu thị Hà Nội thường chịu ảnh hưởng rất nhiều từ việc lạm phát tăng cao. Lạm phát tăng cao ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình hoạt động kinh doanh của siêu thị, làm chi phí đầu vào tăng lên gây khó khăn trong quá trình hoạt động kinh doanh, đồng thời lạm phát tăng cao gây ảnh hưởng xấu tới tâm lý người tiêu dùng, làm cho họ có những suy nghĩ, tính toán nhiều hơn trong việc tiêu dùng. Điều này có thể sẽ làm giảm đáng kể hoạt động bán hàng của siêu thị. Theo kết quả phỏng vấn các chuyên gia tại công ty thì có nhiều nguyên nhân làm giảm tính hiệu quả kinh doanh của siêu thị, bên cạnh một số tồn tại yếu kém bên trong công ty thì các nhân tố môi trường bên ngoài cũng ảnh hưởng không nhỏ đặc biệt là tình hình nền kinh tế vĩ mô trong đó có lạm phát. Vậy làm thế nào để ứng phó với tình hình lạm phát cao, để có thể đứng vững được trong nền kinh tế 6 Đỗ Xuân Thủy –K43F2 Khoa kinh tế Chuyên đề tốt nghiệp đòi hỏi các nhà quản lý cần phải đưa ra được những giải pháp cụ thể và hiệu quả nhưng để làm được điều đó không phải dễ đối với ban lãnh đạo công ty cũng như đối với tất cả các doanh nghiệp hiện nay. Xuất phát từ tình hình thực tiễn trên tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Giải pháp hạn chế ảnh hưởng của lạm phát đến hiệu quả kinh doanh mặt hàng thực phẩm của siêu thị (ví dụ minh họa tại Công ty siêu thị Hà Nội)”. Lạm phát tồn tại trong nền kinh tế là điều không tránh khỏi. Hạn chế và kiềm chế ảnh hưởng của lạm phát là điều hết sức cần thiết. Việc nghiên cứu đề tài sẽ giúp cho doanh nghiệp giải quyết được phần nào những khó khăn gặp phải trong thời kì lạm phát. 1.2 Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài. Sau quá trình thực tập, nghiên cứu tại công ty tôi lựa chọn tên đề tài như sau : “Giải pháp hạn chế ảnh hưởng của lạm phát đến hiệu quả kinh doanh mặt hàng thực phẩm của siêu thị (ví dụ minh họa tại Công ty siêu thị Hà Nội)”. Việc nghiên cứu đề tài sẽ trả lời những câu hỏi: Lạm phát tác động như thế nào đến nền kinh tế nói chung và đến hiệu quả kinh doanh của siêu thị nói riêng. Nó có ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực đến siêu thị. Siêu thị đã ứng phó thế nào với tính hình lạm phát cao. Từ đó đưa ra các đến xuất, kiến nghị làm thế nào để hạn chế ảnh hưởng của lạm phát đến hiệu quả kinh doanh của siêu thị. 1.3 Mục tiêu nghiên cứu đề tài. Đối với bản thân: việc nghiên cứu đề tài giúp cho bản thân tôi nâng cao được sự hiểu biết, hoàn thiện những lý luận cơ bản về lạm phát, nâng cao năng lực tự nghiên cứu, kỹ năng phân tích dữ liệu. Đối với siêu thị: nhìn nhận đầy đủ hơn về lạm phát, tình hình lạm phát ở Việt Nam những năm gần đây. Xem xét đánh giá hiệu quả kinh doanh của siêu thị từ năm 2008-2010. Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố môi trường bên ngoài đến hiệu quả kinh doanh của siêu thị. Đặc biệt phân tích sự ảnh hưởng của lạm phát đến hiệu quả kinh doanh của siêu thị và đưa ra một số giải pháp giúp siêu thị duy trì hoạt động kinh doanh có hiệu quả trong điều kiện nền kinh tế có tỷ lệ lạm phát cao như hiện nay. 7 Đỗ Xuân Thủy –K43F2 Khoa kinh tế Chuyên đề tốt nghiệp 1.4 Phạm vi nghiên cứu và kết cấu chuyên đề. 1.4.1 Phạm vi nghiên cứu. Về chủ đề nghiên cứu: Ảnh hưởng của lạm phát đến hiệu quả kinh doanh và các biện pháp hạn chế ảnh hưởng của lạm phát đến hiệu quả kinh doanh. Về không gian: Công ty siêu thị Hà Nội, thị trường Hà Nội. Về mặt hàng nghiên cứu: Thực phẩm Về thời gian: 2008-2011 1.4.2 Kết cấu chuyên đề. Chương 1: Tổng quan nghiên cứu đề tài. Chương 2: Phương pháp nghiên cứu và các kết quả phân tích thực trạng vấn đề về ảnh hưởng của lạm phát đến hiệu quả kinh doanh mặt hàng thực phẩm của siêu thị. Chương 3: Các kết luận và đề xuất hạn chế ảnh hưởng của lạm phát đến hiệu quả kinh doanh mặt hàng thực phẩm của siêu thị. 1.5 Một số khái niệm và phân tích nội dung về ảnh hưởng của lạm phát đến hiệu quả kinh doanh . 1.5.1 Một số khái niệm cơ bản về lạm phát và hiệu quả kinh doanh. 1.5.1.1 Khái quát chung về lạm phát. a, Khái niệm lạm phát. Có nhiều quan điểm khác nhau về lạm phát: Theo P. Samuelon cho rằng: Lạm phát xảy ra khi mức giá chung của giá cả chi phí tăng lên. Theo Lênin: Lạm phát là sự ứ tiền giấy trong các kênh lưu thông. Theo Minton Friedman: Lạm phát bao giờ và ở đâu cũng là một hiện tượng của tiền tệ. Tuy nhiên các nhà kinh tế thường sử dụng khái niệm chung về lạm phát là: Lạm phát là sự tăng lên liên tục của mức giá trung bình theo thời gian. Mức giá trung bình được biểu hiện là mức giá chung của tất cả các loại hàng hóa và dịch vụ. Nó được biểu hiện bằng chỉ số giá. Chỉ số giá được xác định theo công thức: I p = ∑i p d hoặc 1 1 0 1 p p q I p q Σ = Σ Trong đó: 8 Đỗ Xuân Thủy –K43F2 Khoa kinh tế Chuyên đề tốt nghiệp I p : là chỉ số giá cả chung. i p : là chỉ số giá cá thể của từng loại hàng hóa, nhóm hàng. d: là tỷ trọng mức tiêu dùng của từng loại từng nhóm hàng. q 1 : là số lượng hàng hóa dịch vụ ở thời kỳ báo cáo. p 1 : là giá cả hàng hóa dịch vụ kỳ báo cáo. p 0 : là giá cả hàng hóa dịch vụ kỳ gốc. b, Khái niệm tỷ lệ lạm phát Tỷ lệ lạm phát là chỉ tiêu phản ánh tỷ lệ tăng thêm hay giảm bớt của mức giá chung kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc. Nó được xác định theo công thức: 1 0 0 (%) 100 p p p I I gp I − = I p1 : chỉ số giá cả kỳ nghiên cứu I p0 : chỉ số giá cả của kỳ được chọn làm gốc để so sánh c, Phân loại lạm phát: Lạm phát vừa phải: còn gọi là lạm phát một con số, có tỷ lệ lạm phát dưới 10% một năm. Lạm phát ở mức độ này không gây ra những tác động đáng kể đối với nền kinh tế, đời sống của người lao động ổn định. Lạm phát phi mã: lạm phát xảy ra khi giá cả tăng tương đối nhanh với tỷ lệ 2 hoặc 3 con số một năm. Ở mức phi mã, lạm phát làm cho giá cả chung tăng lên nhanh chóng, gây biến động lớn về kinh tế. Siêu lạm phát: xảy ra khi lạm phát đột biến tăng lên với tốc độ cao vượt xa lạm phát phi mã, tốc độ lưu thông tiền tệ tăng rất nhanh, gây biến động lớn về kinh tế, giá cả tăng nhanh không ổn định, tiền lương thực tế giảm mạnh, tiền tệ mất giá nhanh chóng, thông tin không còn chính xác, các yếu tố thị trường bị biến dạng và hoạt động kinh doanh rơi vào khủng hoảng. d, Nguyên nhân của lạm phát. Lạm phát do cầu. Ban đầu tổng cầu của nền kinh tế là AD 1 và nền kinh tế cân bằng trong dài hạn tại E 0 (Y 0 ;P 0 ) với Y 0 =Y * . Khi chi tiêu của hộ gia đình tăng lên (C tăng), chi tiêu chính phủ tăng (G tăng), thuế giảm (T giảm) hoặc do xuất khẩu dòng tăng (NK tăng). Kết quả tổng cầu tăng. Đường cầu dịch chuyển sang phải tử AD 1 sang AD 2 và điểm cân bằng mới của nền kinh tế là E 1 (Y 1 ;P 1 ) với Y 1 >Y 0 và P 1 >P 0 tốc độ tăng trưởng của giá nhanh hơn tốc độ tăng trưởng sản lượng. Nền kinh tế tăng trưởng nóng, lạm phát xảy ra. 9 Đỗ Xuân Thủy –K43F2 Khoa kinh tế Chuyên đề tốt nghiệp Lạm phát do cung. Ban đầu nền kinh tế cần bằng tại E 0 (Y 0 =Y * ). Khi giá nguyên vật liệu đầu vào chủ yếu tăng như giá xăng, dầu, điện . tăng, do thiên tai, lũ lụt, dịch bệnh làm tổng cung giảm. Đường tổng cung dịch chuyển sang trái từ AS S1 sang AS S2 . Điểm cân bằng dịch chuyển từ E 0 (Y 0 =Y*;P 0 ) sang E 1 (Y 1 ;P 1 ) với P 1 >P 0 và Y 1 <Y 0 . Giá tăng, sản lượng giảm, lạm phát tăng, thất nghiệp tăng. Lạm phát dự kiến. Khi mà giá cả chung của các loại hàng hóa và dịch vụ tăng đều với một tỷ lệ tương đối ổn định, tức là giá cả chung tăng lên đều đặn theo thời gian. Do tăng lên đều đặn nên mọi người có thể dự tính trước mức độ của nó. Lạm phát này khi đã hình thành thị trường trở nên ổn định và tự duy trì trong một thời gian dài. Trong lạm phát dự kiến AS & AD dịch chuyển lên trên cùng độ, sản lượng vẫn giữ nguyên, giá cả tăng lên theo dự kiến. Các nguyên nhân khác. Giữa lạm phát và lãi suất khi tỷ lệ lạm phát tăng lên lãi suất danh nghĩa tăng theo, tăng chi phí cơ hội của việc giữ tiền, càng giữ tiền nhiều càng thiệt. Điều này đặc biệt đúng trong các cuộc siêu lạm phát, tiền mất giá rất nhanh khi đó tiền được đẩy ra thị trường để mua mọi hàng hóa có thể dự trữ được gây thêm mất cung cầu trên thị trường hàng hóa và tiếp tục đẩy giá lên cao. 10 Đỗ Xuân Thủy –K43F2 P 0 P 1 E 0 E 1 Y 0 =Y * Y 1 Y AD 1 AD 2 AS S AS l P HÌNH 1.1: LẠM PHÁT DO CẦU Y 1 Y 0 =Y * P 1 P 0 E 1 AS L AS S2 AS S1 E 0 AD Y P HÌNH 1.2: LẠM PHÁT DO CUNG