Thực trạng về việc sử dụng các phương pháp giáo dục y đức cho SV tại trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên 59 Bảng 2.5: Thực trạng các hình thức giáo dục y đức cho SV trường Cao đẳng Y tế Thá
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NGUYỄN THỊ THÚY HƯỜNG
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Y ĐỨC CHO SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ THÁI NGUYÊN, TỈNH
Trang 2ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NGUYỄN THỊ THÚY HƯỜNG
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Y ĐỨC CHO SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ THÁI NGUYÊN, TỈNH
THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 60 14 01 14
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: GS.TSKH NGUYỄN VĂN HỘ
THÁI NGUYÊN - 2016
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này
là trung thực và chưa hề được sử dụng trong bất cứ môṭcông trinh̀ nào
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõnguồn gốc
Thái Nguyên, tháng 07 năm 2016
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Thúy Hường
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN i http://www.lrc.tnu.edu.vn
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Với tấm lòng biết ơn sâu sắc, em xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới
thầy giáo GS.TSKH Nguyễn Văn Hộ đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn, giúp đỡ
em trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn
Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Khoa sau đại học, các thầy côgiáo khoa Tâm lý - Giáo dục, trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên,gia đình và bạn bè đã tạo điều kiện thuận lợi, động viên, khích lệ em trong thờigian học tập và thực hiện luận văn
Em xin chân thành cảm ơn tập thể Trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên
đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình điều tra thực trạng,thu thập thông tin, số liệu phục vụ luận văn
Dù đã có nhiều cố gắng, song do điều kiện và thời gian hạn chế nêntrong luận văn của em chắc chắn không thể tránh khỏi thiếu sót Em rất mongnhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các thầy giáo, cô giáo để luận văncủa em được hoàn chỉnh hơn
Thái Nguyên, tháng 07 năm 2016
Tác giả
Nguyễn Thị Thúy Hường
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT iv
DANH MỤC CÁC BẢNG v
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ vi
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 3
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3
4 Giả thuyết khoa học 3
5 Nhiệm vụ nghiên cứu 4
6 Phạm vi nghiên cứu 4
7 Phương pháp nghiên cứu 4
8 Cấu trúc luận văn 6
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Y ĐỨC CHO SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ 7
1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 7
1.1.1 Những nghiên cứu ở nước ngoài 7
1.1.2 Những nghiên cứu ở trong nước 11
1.2 Những khái niệm cơ bản 14
1.2.1 Quản lý 15
1.2.2 Quản lý giáo dục 20
1.2.3 Khái niệm y đức 21
1.2.4 Khái niệm về giáo dục y đức 22
1.2.5 Khái niệm quản lý hoạt động giáo dục y đức 22
1.3 Giáo dục y đức trong quá trình đào tạo cán bộ y tế 23
1.3.1 Mục tiêu và nhiệm vụ đào tạo cán bộ y tế 23
1.3.2 Cơ sở tâm lý và cơ sở xã hội học của nghề y 25
1.3.3 Nội dung giáo dục y đức trong quá trình đào tạo 26
1.3.4 Phương pháp giáo dục y đức trong quá trình đào tạo 31
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN iii http://www.lrc.tnu.edu.vn
Trang 61.3.5 Hình thức giáo dục y đức cho SV 33
1.4 Quản lý hoạt động giáo dục y đức cho SV trường Cao đẳng Y tế 34
1.4.1 Mục tiêu quản lý hoạt động giáo dục y đức 34
1.4.2 Nội dung quản lý hoạt động giáo dục y đức 35
1.4.3 Phương pháp quản lý hoạt động giáo dục y đức 37
1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục y đức cho SV trường Cao đẳng Y tế 39
1.5.1 Yếu tố khách quan 39
1.5.2 Yếu tố chủ quan 40
Kết luận chương 1 41
Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Y ĐỨC VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Y ĐỨC CHO SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ THÁI NGUYÊN 42
2.1 Khái quát về đối tượng khảo sát 42
2.1.1 Trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên đã trải qua 50 năm xây dựng, phát triển và trưởng thành 42
2.1.2 Vị trí, chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên hiện nay 44
2.2 Tổ chức khảo sát thực tiễn 47
2.2.1 Mục tiêu khảo sát thực tiễn 47
2.2.2 Nội dung khảo sát 47
2.2.3 Lựa chọn đối tượng khảo sát 47
2.3 Thực trạng nhận thức của sinh viên trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên về y đức và tầm quan trọng của việc giáo dục y đức 48
2.3.1 Thực trạng nhận thức của sinh viên trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên về khái niệm “y đức” 48
2.3.2 Thực trạng nhận thức của CBQL, GV và SV trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên về tầm quan trọng của việc giáo dục y đức cho SV 49
2.4 Thực trạng hoạt động giáo dục y đức cho sinh viên trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên 52
2.4.1 Thực trạng về nội dung giáo dục y đức cho sinh viên trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên 52
Trang 72.4.2 Thực trạng các phương pháp giáo dục y đức cho SV trường Cao đẳng Y tế
Thái Nguyên 59
2.4.3 Thực trạng các hình thức giáo dục y đức cho SV trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên 62
2.5 Thực trạng về quản lý hoạt động giáo dục y đức cho SV trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên 68
2.5.1 Thực trạng về công tác tổ chức nhân lực 68
2.5.2 Thực trạng về công tác lập kế hoạch 71
2.5.3.Thực trạng về công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện kế hoạch 72
2.5.3 Thực trạng về công tác kiểm tra, đánh giá giáo dục y đức cho SV tại trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên 75
2.6 Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động giáo dục y đức cho sinh viên trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên 77
2.6.1 Thành tích 77
2.6.2 Hạn chế 78
Kết luận chương 2 79
Chương 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Y ĐỨC CHO SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ THÁI NGUYÊN 80
3.1 Nguyên tắc xây dựng các biện pháp 80
3.1.1 Đảm bảo tính mục đích 80
3.1.2 Đảm bảo tính thực tiễn 80
3.1.3 Đảm bảo tính hệ thống 81
3.1.4 Đảm bảo tính khả thi 81
3.2 Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục y đức cho sinh viên trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên 81
3.2.1 Nâng cao nhận thức cho đội ngũ CBQL, GV, SV nhà trường về vị trí và tầm quan trọng của hoạt động giáo dục y đức cho sinh viên 81
3.2.2 Tăng cường công tác giáo dục y đức cho SV thông qua các môn học trên lớp 85 3.2.3 Tổ chức đa dạng các hình thức giáo dục y đức cho SV thông qua các hoạt động ngoại khóa 87
3.2.4 Phối hợp chặt chẽ với các cơ sở thực tập trong việc rèn luyện tay nghề và đạo đức nghề nghiệp cho SV nhà trường 90
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN v http://www.lrc.tnu.edu.vn
Trang 83.2.5 Chỉ đạo công tác phối hợp giáo dục y đức cho SV giữa nhà trường, gia đình
và xã hội 91
3.2.6 Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm trong công tác giáo dục y đức cho SV 94
3.3 Mối liên hệ giữa các biện pháp 95
3.4 Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất 95
3.4.1 Các bước khảo nghiệm 95
3.4.2 Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp 96
3.4.3 Mối tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý đề xuất 102
Kết luận chương 3 104
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 105
1 Kết luận 105
2 Khuyến nghị 106
TÀI LIỆU THAM KHẢO 108
PHỤ LỤC
Trang 9: Chăm sóc sức khỏe nhân dân
: Giáo dục và đào tạo: Giáo viên
: Hồ Chí Minh: Học sinh: Học sinh sinh viên: Kinh tế - xã hội: Quản lý giáo dục: Sinh viên
: Trung cấp chuyên nghiệp: Thể dục thể thao
: Trung học chuyên nghiệp: Thanh niên cộng sản: Xã hội
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN iv http://www.lrc.tnu.edu.vn
Trang 10DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Thực trạng nhận thức của sinh viên trường Cao đẳng Y tế Thái
Nguyên về khái niệm “ y đức” 48
Bảng 2.2: Thực trạng nhận thức của CBQL, GV và SV trường Cao đẳng Y
tế Thái Nguyên về tầm quan trọng của việc giáo dục y đức cho
SV 49
Bảng 2.3: Thực trạng về nội dung giáo dục y đức cho sinh viên trường Cao
đẳng Y tế Thái Nguyên 52
Bảng 2.4 Thực trạng về việc sử dụng các phương pháp giáo dục y đức cho
SV tại trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên 59
Bảng 2.5: Thực trạng các hình thức giáo dục y đức cho SV trường Cao đẳng
Y tế Thái Nguyên 62
Bảng 2.6 Thực trạng công tác tổ chức nhân lực của nhà trường vào hoạt
động giáo dục y đức cho SV 68
Bảng 2.7: Thực trạng về công tác lập kế hoạch trong quản lý hoạt động giáo
dục y đức cho SV trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên 71
Bảng 2.8: Thực trạng về công tác chỉ đạo thực hiện kế hoạch giáo dục y
đức cho SV trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên 73
Bảng 2.9: Thực trạng về công tác kiểm tra, đánh giá giáo dục y đức cho SV
tại trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên76
Bảng 3.1 Mức độ cần thiết của các biện pháp quản lý đã đề xuất 96
Bảng 3.2 Mức độ khả thi của các biện pháp quản lý đã đề xuất 98
Bảng 3.3 Đánh giá về mức độ phù hợp giữa mức độ cần thiết với mức độ
khả thi của các biện pháp 102
Trang 11DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 1.1 Mô hình hoạt động quản lý 19
Biểu đồ 2.1 Thực trạng nhận thức của CBQL, GV và SV trường Cao đẳng Y
tế Thái Nguyên về tầm quan trọng của việc giáo dục y đức cho
SV 50
Biểu đồ 2.2: Thực trạng về nội dung giáo dục y đức cho sinh viên trường
Cao đẳng Y tế Thái Nguyên 57
Biểu đồ 2.3 Thực trạng về việc sử dụng các phương pháp giáo dục y đức
cho SV tại trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên 61
Biểu đồ 2.4 Thực trạng các hình thức giáo dục y đức cho SV trường Cao
đẳng Y tế Thái Nguyên 67
Biểu đồ 2.5 Thực trạng công tác tổ chức nhân lực của nhà trường vào hoạt
động giáo dục y đức cho SV 71
Biểu đồ 2.6 Thực trạng về công tác chỉ đạo thực hiện kế hoạch giáo dục y
đức cho SV trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên 75
Biểu đồ 2.7 Thực trạng về công tác kiểm tra, đánh giá giáo dục y đức cho
SV tại trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên 77
Biểu đồ 3.1: Kết quả khảo sát mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các
biện pháp đề xuất 102
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN vi http://www.lrc.tnu.edu.vn
Trang 12MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khái quát thành một triết lý sống đối với đạođức nói chung và đạo đức ngành y nói riêng Người nói: “phải thương yêuchăm sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình; coi họ đau đớn cũng nhưmình đau đớn, “Lương y phải như từ mẫu ”.Theo Bác thì “Người thầy thuốcgiỏi đồng thời phải như người mẹ hiền” Quan điểm y đức của Chủ tịch Hồ ChíMinh bắt nguồn từ tư tưởng nhân văn cao cả và đạo đức cách mạng, biểu hiệntrước hết ở tình thương yêu con người sâu sắc [2]
Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII đã chỉ
rõ "Mục tiêu chủ yếu là thực hiện giáo dục toàn diện đạo đức, trí dục, mỹ dục ởtất cả các bậc học Hết sức coi trọng giáo dục chính trị, tư tưởng nhân cách,khảnăng tư duy sáng tạo và năng lực thực hành" [18]
Nhiệm vụ của các trường y là đào tạo ra những cán bộ y tế vừa có đức,vừa có tài Đạo đức trong y học chính là y đức Y đức là đạo đức của ngườihành nghề y tế, thể hiện qua các tiêu chuẩn nguyên tắc đạo đức được xã hộithừa nhận, nhằm điều chỉnh hành vi, cách ứng xử của thầy thuốc đối với bệnhnhân và cộng đồng Một người thầy thuốc có y đức tốt trước hết phải là người
có đạo đức tốt Y đức xác định trách nhiệm, lương tâm, danh dự và niềm hạnhphúc của người thầy thuốc [9]
Bên cạnh đó, người thầy thuốc cần phải giải quyết các mối quan hệ củangười thầy thuốc với các đối tác trong xã hội, giữa bác sĩ với bệnh nhân, giữalợi ích cá nhân với lợi ích tập thể, đồng nghiệp … đã đặt ra nhiều thách thức vềvấn đề y đức bởi giữa việc duy trì, đảm bảo cuộc sống với tính mạng và lợi íchcủa người bệnh thì phải đặt thứ tự ưu tiên như thế nào Giải quyết các mối quan
hệ này, theo GS.TSKH Phạm Mạnh Hùng thì người cán bộ y tế phải đặt tínhmạng của người bệnh lên trên hết, trên cả quyền lợi của người thầy thuốc Đây
là mục đích hành nghề trong ngành y tế nhưng đồng thời cũng là điều kiện đểhành nghề.[34]
Trang 13Đội ngũ cán bộ, nhân viên y tế phải có phẩm chất đạo đức tốt, phongcách giao tiếp hoà nhã, lịch sự, văn minh, có lối sống trong sạch, lành mạnh;mỗi người phải “sáng về y đức, sâu về y lý, giỏi về y thuật”, kiên quyết đấutranh với hiện tượng quan liêu, hách dịch, cửa quyền, sách nhiễu, gây phiền hàcho người bệnh.
Khi mỗi cá nhân cần đến người thầy thuốc là khi họ yếu đuối cả về sứckhỏe và tinh thần họ cần sự quan tâm, chăm sóc, động viên và cứu chữa củangười thầy thuốc Vì thế hơn bao giờ hết, người thầy thuốc cần có cả y đức và
y thuật để chữa lành những vết thương thể xác và tinh thần cho người bệnh,đáp ứng sự tin tưởng giao phó sức khỏe, sự sống của người bệnh
Hơn nghìn năm trước đây, nhà đại danh y Việt Nam Hải Thượng LãnÔng Lê Hữu Trác, cây Đại thụ về nghề y, khi đề cập tới trách nhiệm và lươngtâm của người thầy thuốc, ông đãchỉ rõ: "Sống chết trong tay mình nắm, phúchoạ trong tay mình giữ" Người thấy thuốc nắm trong tay sinh mạng của bệnhnhân, là người mang đến “phúc” hoặc “họa” Điều phúc họa ấy không chỉ phụthuộc vào y thuật của người thầy thuốc mà còn phụ thuộc vào y đức của họ.Nghề y là một nghề hết sức đặc biệt vì đối tượng tác động của nghề y chính làsức khỏe và tính mạng con người Có thể nói nghề y có tính quan trọng và cấpthiết, đi sâu vào đời sống con người, hạnh phúc mỗi gia đình và tương lai của
cả một giống nòi, sức khỏe và sự cường thịnh của cả một dân tộc, một xã hội.Chính vì vậy mà từ muôn đời nay đạo đức nghề y luôn được đề cao Người làmcông tác y tế phải không ngừng rèn luyên nâng cao y đức, để đáp ứng nhiệm vụcao cả của ngành và sự yêu mến, tín nhiệm của nhân dân Công tác giáo dục ýđức phải được thực hiện trước hết với các sinh viên ngành y khi học còn ngồitrên ghế giảng đường để mỗi một y bác sĩ tương lai đều ý thức được giá trịnhân văn, vai trò và trách nhiệm của nghề.[8]
Trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên, nằm ở khu vực miền núi phía ĐôngBắc, trực thuộc quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên Nhiệm vụ chính
2
Trang 14là đào tạo cán bộ Y tế ở trình độ Cao đẳng và Trung cấp chuyên nghiệp Nằm ởkhu vực tập trung số lượng các trường Đại học, cao đẳng và TCCN đứng thứ 3 cảnước Nhà trường đã ngày càng lớn mạnh, trưởng thành với số lượng học sinh,sinh viên luôn duy trì ở mức 5000 đến 6000 em, đến từ trên 30 tỉnh thành trong cảnước Nhà trường cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức của hội nhập kinh
tế, tăng cường giao lưu, mặt trái của kinh tế thị trường, tác động nhiều mặt củaHSSV trong đó có tác động đến vấn đề đạo đức nghề nghiệp của ngành y Hiệnnay có rất nhiều vấn đề thực tế nổi cộm về vấn đề này đang bị lên án
Với những lý do nêu trên, tác giả đã chọn và nghiên cứu đề tài: "Quản lý
hoạt độnggiáo dục y đức cho sinh viên trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên "
góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo của nhà trường
2 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu cơ sở lý luận và thực trạng của giáo dục y đức vàquản lý giáo dục y đức cho sinh viên ngành y tại trường Cao đẳng Y tế TháiNguyên, từ đó đề xuất các biện pháp quản lý giáo dục y đức cho SV trong nhàtrường
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu
Công tác quản lý hoạt động giáo dục y đức cho SV trong trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục y đức cho sinh viên trường Caođẳng Y tế Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên
4 Giả thuyết khoa học
Hoạt động giáo dục y đức cho sinh viên trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên đã được chú trọng thực hiện và đạt được một số hiệu quả nhất định nhưng bên cạnh đó còn tồn tại một số hạn chế Nếu đề xuất được các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục y đức cho SV trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên một cách hợp lý và được
Trang 15thực hiện đồng bộ thì sẽ góp phần nâng cao hiệu quả đào tạo đội ngũ cán bộ y
tế của nhà trường
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Nghiên cứu cơ sở lí luận về giáo dục y đức và quản lý hoạt động giáo dục y đức cho sinh viên trường Cao đẳng Y tế
5.2 Khảo sát và đánh giá thực trạng công tác giáo dục y đức và quản lý
hoạt động giáo dục y đức cho sinh viên trường Cao đẳng y tế Thái nguyên, tỉnhThái Nguyên
5.3 Đề xuất những biện pháp quản lý hoạt động giáo dục y đức cho sinh
viên trường Cao đẳng y tế Thái nguyên, tỉnh Thái Nguyên
6 Phạm vi nghiên cứu
6.1 Giới hạn vấn đề nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu các biện pháp quản lý hoạt dộng giáo dục y đức cho sinh viên trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên
6.2 Giới hạn khảo sát
Đề tài tiến hành khảo sát đối với các CBQL, GV và SV trường Cao đẳng
Y tế Thái Nguyên với số lượng cụ thể:
- CBQL: 25 CBQL
- GV: 60 GV
- SV: 300 SV
6.3 Giới hạn thời gian nghiên cứu
Đề tài chủ yếu khảo sát thực trạng quản lý hoạt động giáo dục y đức chosinh viên trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên trong 3 năm học gần đây (từ 2012
- 2015)
7 Phương pháp nghiên cứu
7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Chúng tôi sử dụng nhóm phương pháp này nhằm thu thập các thông tin khoa học, các tài liệu về những quan điểm xung quanh vấn đề
4
Trang 167.1.1 Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu
Nhằm phân tích và tổng hợp các tài liệu khoa học phục vụ cho việc nghiên cứu vấn đề
7.1.2 Phương pháp phân loại tài liệu
Nhằm sắp xếp các tài liệu khoa học, văn bản chỉ đạo thành hệ thống lýluận logic chặt chẽ theo từng mặt, từng đơn vị kiến thức, từng vấn đề khoa học
7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1 Phương pháp điều tra bằng anket
- Mục đích: Thu thập ý kiến về giáo dục y đức và quản lý hoạt động giáodục y đức cho sinh viên trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên
-Các phiếu điều tra - phiếu hỏi dành cho cán bộ quản lý và giáo viêntrường Cao đẳng y tế Thái Nguyên về thực trạng quản lý hoạt động giáo dục yđức cho sinh viên và các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục y đức cho sinhviên trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên
7.2.2 Phương pháp quan sát
đức cho sinh viên của trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên, từ đó đưa ra đánh giá,kết luận về thực trạng và đề xuất các giải pháp có tính hiệu quả về quản lý giáodục y đức cho sinh viên trường Cao đẳng y tế Thái Nguyên nói riêng và các
trường Cao đẳng, Đại học Y khoa nói chung
7.2.3 Phương pháp chuyên gia
- Sử dụng hỏi 1 hay nhóm người về một vấn đề mà người này biết rõ về
nó, là chuyên gia Điều quan trọng là nhóm các chuyên gia này có sự thảo luậntrước khi đưa ra ý kiến bản thân và biết được kết quả của đối phương
7.2.4 Phương pháp phỏng vấn
- Thông qua việc phỏng vấn, trò chuyện, trao đổi trực tiếp với một số đốitượng cụ thể (CBQL, GV hoặc SV) để thu thập thêm thông tin về thực trạngquản lý giáo dục y đức cho sinh viên trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên
Trang 177.3 Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng các công thức toán thống kê để xử lý số liệu thu được trong đề tài
8 Cấu trúc luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của luận văn chia làm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận về quản lý hoạt động giáo dục y đức cho sinh viên trường Cao đẳng y tế
Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục y đức cho sinh viên trường Cao đẳng y tế Thái nguyên, tỉnh Thái Nguyên
Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục y đức cho sinh viên trường Cao đẳng y tế Thái nguyên, tỉnh Thái Nguyên
6
Trang 18Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Y ĐỨC
CHO SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ 1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1 Những nghiên cứu ở nước ngoài
Từ trước đến nay ngành y là một ngành vô cùng quan trọng vì đối tượngcủa ngành y là sức khỏe, là tính mạng của con người Chính vì thế vấn đề y đức
từ lâu đã là một vấn đề được nhiều quốc gia quan tâm.Và không phải đến bâygiờ vấn đề y đức mới được đề cập đến.Từ xa xưa đã có rất nhiều người đề cậpđến vấn đề này ở những mức độ khác nhau Qua các giai đoạn lịch sử, các triềuđại, y đức được đề cập tới bằng các điều luật áp dụng cho ngàng y qua lời thề,qua các tuyên ngôn về y tế của tổ chức y tế thế giới
Thời Ấn Độ cổ đại, Kinh Veda Harak nêu cách lựa chọn, đào tạo và đặcđiểm thầy thuốc: Chọn lọc người học ngành y phải từ 16 tuổi trở lên, có phẩmchất, có thể lực, có mục đích tốt và phải xuất thân từ một gia đình tốt Khi nhậphọc, phải có cam kết hy sinh cả cuộc đời để cứu chữa bệnh nhân, không đượcđụng đến của cái của họ, không được làm phật lòng họ Có quyền được vào nhàbệnh nhân với mục đích trong sáng vì chữa bệnh và có cách xử thế đàng hoàng.Tiêu chuẩn hạnh kiểm của thầy thuốc: lòng trắc ẩn, sự niềm nở, nhẫn nại, chủđộng, bình tĩnh, lạc quan hy vọng Đối với bệnh nhân thầy thuốc là cha Đối vớingười đang bình phục thầy thuốc là người bảo vệ Đối với người khỏe thầythuốc là bạn [25]
Thời cổ đại Hy Lạp chú ý xây dựng đạo đức thầy thuốc trên cơ sở nhữngmối quan hệ giữa người và người Cùng với La mã cổ đại, Hy lạp cổ đại có nhiềunhà tư tưởng lớn, học giả lớn để tâm đến đạo đức học Aristot cho rằng chỉ có conngười mới có khả năng thu nhận một cách nhạy cảm những khái niệm về tốt, xấu,công bằng, bất công và nhấn mạnh: “Con người không có cái gốc đạo đức thì chỉ
là một con vật xấu xa và mọi rợ nhất, một con vật thấp hèn với bản năng
Trang 19sinh vật và hưởng thụ của nó” Người ta đề cao phẩm chất con người có trí thứccao, đạo đức trong sáng, lòng nhân đạo, tinh thần dũng cảm như là một lý tưởng,
là mục tiêu giáo dục thanh niên Lời thề khi nhập môn và ra trường xuất phát từmục đích hành nghề: Khi nhập môn phải nghe lời huấn thị trước bàn thờ: phảisống trong sạch, không được có những ham muốn quá độ, như sự hận thù, dâm ô,ghen tị, tự kiêu, thô bạo, tham lam xảo quyệt, mà phải sống khiêm tốn, cần cù,yêu đời, từ bỏ cả thức ăn có thịt, Lời thề ra trường của phái Asclépiat là nhữngchuẩn mực, nguyên tắc hành nghề, đạo đức của thầy thuốc: “ Tôi xin thề rằng,trước vị giáo thụ là Apollon, Esculape, Hygie, và Panace, trước tất cả thần linhnam nữ, xi các vị chứng kiến cho là, tôi sẽ đem hết khả năng, sức lực và trí tuệ đểthực hiện lời thề nay của tôi và hứa viết trên giấy này, đối với thầy dạy tôi nghệthuật, tôi kính trọng nh ư cha mẹ và chia sẻ với thầy mọi phương tiện sinh sống vàchăm lo mọi nhu cầu của thầy; Đối với con của thầy tôi xem như anh chị em ruột
và họ muốn theo nghề này tôi sẽ truyền thụ lại không lấy tiền và không mặc cảtrước Những đơn thuốc và mọi học thuyết còn lại, tôi sẽ truyền lại cho con tôi,con của thầy tôi và cho học trò của tôi, với những người này sẽ có một giấy camkết phù hợp với luật lệ y học, ngoài những người này ra tôi sẽ không truyền chomột người nào khác nữa Tôi sẽ cố gắng hết sức lực và trí tuệ để xây dựng lối sốngcho bệnh nhân theo lợi ích của họ và sẽ ngăn ngừa cho họ mọi tổn hại và thiếu sót
Dù cho có van nài đến mấy, tôi cũng không cho bất cứ thứ thuốc độc chết người,
và cũng không chỉ bảo cho ai về thứ thuốc đó Cũng như dứt khoát là tôi khôngbao giờ cho một người phụ nữ nào phương tiện phá thai Tôi sẽ giữ gìn cuộc sống
và học thuật của tôi một cách thành kính và trong sách Tôi sẽ không bao giờ làmthủ thuật mổ xẻ bằng đá và giành các thủ thuật này cho các chuyên gia khác làm.Tôi không vào bất cứ nhà nào, và chỉ tới đó khi cần cứu chữa bệnh nhân mà thôi,
và không có bất cứ một ý đồ nào làm hại bệnh nhân hoặc có tham vọng nhục dụcđối với phụ nữ hay nam giới, đối với người tự do hay nô lệ Khi hành nghề tôiphải giữ im lặng những điều được xem là bí mật
8
Trang 20hoặc những điều tâm phúc mà tôi biết Nếu tôi thức hiện được lời thề mà khôngbội tín, tôi được xem như là người có thể hưởng hạnh phúc trong cuộc sống,trong học thuật và luôn luôn được mọi người kính trọng, và nếu tôi làm sai lờithề thì số phận của tôi ngược lại” [25]
Trong thời kì Hy Lạp cổ đại "Y nghĩa vụ luận" đầu tiên được soạn thảovào khoảng 500 năm trước công nguyên, vào thời kỳ thịnh vượng nhất củanước Hy Lạp cổ đại, do Hyppocrate và trường phái của ông đã phát triển nhữnglời hứa trong lời thề Asclepios Lời thề Hyppocrate có đoạn trích "Tôi sẽ sănsóc miễn phí cho người nghèo và không bao giờ đòi hỏi một thù lao quá đáng
so với công việc làm Được mời đến tư gia, mắt tôi sẽ không chú ý đến mọi sựviệc xảy ra, miệng tôi sẽ giữ kín những bí mật đã tiết lộ Tôi sẽ không lợi dụngđịa vị của mình làm đồi bại phong tục hoặc tán trợ tội ác Một lòng tôn trọng vàbiết ơn thầy, tôi sẽ truyền bảocho con cháu các thầy những giáo huấn mà tôi đãđược lãnh hội Nếu tôi giữ chọn lời thề, người đời sẽ quý mến Nếu thất hứa, tôi
sẽ mang mối ô danh và cam chịu sự khinh bỉ của các bạn đồng nghiệp" [34]
Thời La mã cổ đại Là vùng trung tâm văn minh của thế giới, cũng nhưthời Hy lạp cổ đại, thời La mã cổ đại đã để lại nhiều công trình và chuẩn mựcđạo đức Hội thầy thuốc nhân dân (Archiatri popularis) được thượng viện bổnhiệm, bắt buộc thầy thuốc phải hành nghề nhân đạo, chữa bệnh không lấy tiềnđối với người nghèo, Có quyền được nhận tiền thưởng của người bệnh (Khi họbình phục) nhưng nghiêm cấm hối lộ, mặc cả, nếu phát hiện sẽ bị tước quyền
Senaka nói lên sự đánh giá của xã hội đối với thầy thuốc: “Thầy thuốc làbạn của ta chứ không phải là người làm thuê” vì sự cống hiến to lớn của thầythuốc “chúng ta trả cho thầy thuốc tiền công? không đủ đâu, vì họ cống hiếncho chúng ta, không chỉ lao động của họ mà cả trái tim của họ nữa Họ đángđược trọng vọng và yêu mến” [25]
Galien (131-201) là thầy thuốc vĩ đại đã có đóng góp vào lĩnh vực y đức;
chữa bệnh Ông có xu hướng chú ý chữa bệnh và chữa cả người mắc bệnh, yêu
Trang 21cầu người thầy thuốc phải có lòng nhân đạo, thương người, tế nhị, khôn ngoan,mềm dẻo, không được kích động bệnh nhân, giữ được phẩm cách của mình.Ông chỉ trích mạnh mẽ thầy thuốc chỉ quan tâm người bệnh giàu sang quyềnthế, dương dương tự đắc khi cùng đi với họ ngoài đường, cùng dự những cuộchành lạc và cùng làm bộ làm tịch như thằng điên [34]
Avicènne (980-1037) là nhà khoa học, nhà triết học, nhà thơ, một danh ynổi tiếng đã có nhiều công trình y học và đạo đức y học (người biên soạn y điển
“Canon of medecine” 5 tập; “quy tắc khoa học y học”; “đạo đức”, ) - Làngười có đức độ, có lòng nhân đạo và nhạy cảm trước người bệnh, luôn tự tinkiến thức mình sẽ giúp cho người đời bớt đau khổ - Tiêu chuẩn người thầythuốc được thể hiện: Thầy thuốc phải có: Mắt của chim đại bàng Bàn tay củangười con gái Trí khôn của con rắn Trái tim của con sư tử - Biết mình lâm bệnh
và sẽ chết, Avicènme đã bán cả gia tài của mình phân phát cho người nghèo,đọc thánh kinh Coran cho đến khi chết - Lần đầu tiên môn đạo đức y học đượcgiảng dạy ở đại học Salerne (TK 9 - TK 13) Cùng với tập thể các thầy thuốc,giáo sư Arnold đã soạn và viết bộ luật “Salerne về sức khỏe”.[25]
Tại đại hội của Liên Đoàn các thầy thuốc thế giới năm 1948 đã ra bản tuyênngôn (gọi là bản tuyên ngôn Geneve) gồm những điều căn bản sau đây: "Tôi tựđảm nhận lấy trách nhiệm trọng thể là cống hiến cả cuộc đời mình để phục vụnhân loại Tôi sẽ giữ lòng kính trọng và biết ơn các bậc thầy dạy, tôi sẽ hành nghềvới lương tâm và phẩm giá,sức khoẻ của bệnh nhân sẽ là mối quan tâm đầu tiêncủa chúng tôi, tôi sẽ tôn trọng những điều bí mật mà nóđược giao phó cho tôi, tôi
sẽ bằng mọi cách trong khả năng của mình, bảo vệ danh dự và truyền thống caoquý của nghề Y, những đồng nghiệp của tôi sẽ là anh em của tôi, tôi sẽ không đượcphép tính đến vấn đến vấn đề tôn giáo, dân tộc, chủng tộc, đảng phái chính trị, địa
vị xã hội, xen vào giữa nhiệm vụ của tôi và bệnh nhân của tôi Bằng sự tôn trọngtối đa, tôi sẽ bảo vệ tính mệnh con người từ hãy còn trứng nước, ngay cả dưới sự
đe doạ, tôi cũng không dùng kiến thức y học của
10
Trang 22mình trái ngược với luật lệ của lòng nhân đạo Tôi thực hiện những điều hứahẹn ấy một cách trọng thể, tự do, và với danh dự của tôi" Đây là "Y nghĩa vụluận" thứ hai [25]
Thomas Sydenhan (thế kỷ XVII) cho rằng "Thầy thuốc là công bộc củalòng từ thiện thiêng liêng" Đầu thế kỷ XIX những vấn đề về đạo đức y học đãđược nghiên cứu trong các bài giảng của các giáo sư lâm sàng hệ Y khoaTrường Đại học Tổng hợp Mát-xcơ-va Nhà nội khoa lâm sàng lớn nhất ở nửađầu thế kỷ XIX, M.Ia Mucdrop giảng dạy rằng: "Thầy thuốc phải khiêm tốn vàthận trọng, đối với bệnh nhân phải thương yêu", ông đã nhiều lần nói rằng
"Trong nghệ thuật Y học không thể có những thầy thuốc làm xong công táckhoa học" Trong các giáo sư hệ Y khoa đã nêu ra vấn đề đạo đức y học, có E.OMukhin, người được bệnh nhân yêu quý nhất Lời tựa của ông viết trong mộtchương cuốn khái niệm về giải phẫu học, để tặng SV, đã kết thúc bằng nhữnglời nổi tiếng sau đây: "Vì lợi ích, danh dự, vinh quang của tổ quốc, các bạn luônluôn là những tấm gương lớn nhất" [25]
1.1.2 Những nghiên cứu ở trong nước
Trong sự phát triển của y học thế giới, đạo đức người thầy thuốc (y đức)luôn được coi là một phần quan trọng của khoa y học, có ảnh hưởng lớn đến tínhhiệu quả trong hoạt động nghề nghiệp của thầy thuốc Ở Việt Nam, đạo đức ngườithầy thuốc mang đậm dấu ấn của đạo đức truyền thống phương Đông, thể hiện khá
rõ nét qua tư tưởng của những đại danh y nổi tiếng Chẳng hạn, cụ Chu Văn An(1292-1370) có nói “Chữ nhân là mấu chốt của người thầy thuốc rồi mới đến chữminh, chữ tài” Nghĩa là người thầy thuốc phải lấy lòng nhân đức lên làm đầu rồimới đến sự thông minh, khôn khéo, tài năng sử lý bệnh tật
Danh y Tuệ Tĩnh (thế kỷ XIV), đã đưa ra lời di huấn:
“Cõi trời Nam gấm vóc
Nước sông Hồng chảy dài
Vườn hạnh phúc nghĩa nhân
Trang 23Gió mùa xuân áp rộng
Thương nhân dân chết chóc
Chọn hiền triết phương thang” [8]
Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (thế kỷ XVIII) đã dứt chí công danh
để gửi trọn đời mình cho nghề làm thuốc chữa bệnh cứu người Suốt 40 nămtrời hành nghề, ông đã để lại một di sản lớn về y học dân tộc và những bài họcthấm thía về đạo làm thuốc chữa bệnh của người thầy thuốc Cho đến nay,những bài học ấy của Hải Thượng Lãn Ông vẫn còn nguyên giá trị: “Đạo làmthuốc là một nhân thuật chuyên bảo vệ sinh mạng con người, phải lo cái lo củangười và vui cái vui của người, chỉ lấy việc cứu sống mạng người làm nhiệm
vụ của mình, không nên cầu lợi kể công, tuy không có sự báo ứng ngay nhưng
để lại ân đức về sau” [8]
Thời hiện đại, ngay từ những năm đầu xây dựng đất nước, trên cương vịngười lãnh đạo cao nhất, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành sự quan tâm đặc biệt tới
sự phát triển của nền y tế nước nhà, nhất là trong vấn đề y đức Kế thừa truyềnthống đạo đức y học của dân tộc và những giá trị đạo đức của nền y học thế giới,
Hồ Chí Minh đã đưa ra những quan điểm cụ thể về y đức của người thầy thuốcViệt Nam, được ngành y tế coi là phương châm chỉ đạo cho sự phát triển nền y tếnước nhà Tư tưởng Hồ Chí Minh về y đức bao gồm hai nội dung cơ bản:
Thứ nhất: Người thầy thuốc phải có lương tâm và trách nhiệm đối vớingười bệnh Ngay trong những năm đầu xây dựng đất nước, trong thư gửi Hộinghị Quân y, tháng 3-1948, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Người thầy thuốc chẳngnhững có nhiệm vụ cứu chữa bệnh tật mà còn phải nâng đỡ tinh thần nhữngngười ốm yếu… Khi gặp những ca anh em thương binh thiếu trấn tĩnh, ngườithầy thuốc nên lấy lòng nhân loại và tình thân ái mà cảm hóa họ Người ta cócâu “Lương y kiêm từ mẫu”, nghĩa là một người thầy thuốc đồng thời phải làmột người mẹ hiền”.[8]
12
Trang 24Trong bức thư gửi Hội nghị cán bộ Y tế toàn quốc, tháng 6 - 1953, Ngườiđưa ra quan niệm cho rằng, việc phòng bệnh cũng cần thiết như việc trị bệnh,
để làm tròn nhiệm vụ ấy, người thầy thuốc cần phải thương yêu người bệnh nhưanh em ruột thịt; cần phải tận tâm, tận lực phục vụ nhân dân; lương y phải kiêm
từ mẫu Cũng trong bức thư này, Người đặt ra yêu cầu chuyên môn và chính trịđối với đội ngũ thầy thuốc Cụ thể là “về chuyên môn: cần luôn luôn học tập,nghiên cứu để luôn luôn tiến bộ Về chính trị: cần trau dồi tư tưởng và đạo đứccủa người cán bộ trong chế độ dân chủ: yêu nước, yêu dân, yêu nghề, đoàn kếtnội bộ, thi đua học tập, thi đua công tác” [8]
Tại hội nghị cán bộ Y tế ngày 27 - 2 - 1955, Hồ Chí Minh đã gửi thư “gópvài ý kiến” để các đại biểu thảo luận Bức thư này thể hiện một cách khá toàn diện
và hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh về y tế Vấn đề y đức, một lần nữa, tiếp tụcđược Người nhấn mạnh với nội dung: cán bộ y tế phải thương yêu người bệnh:
“Người bệnh phó thác tính mệnh của họ nơi các cô các chú Chính phủ phó tháccho các cô các chú việc chữa bệnh tật và giữ gìn sức khỏe cho đồng bào Đó làmột nhiệm vụ rất vẻ vang Vì vậy, cán bộ cần phải thương yêu, săn sóc người bệnhnhư anh em ruột thịt của mình, coi họ đau đớn như mình đau đớn [8]
Thứ 2: Thầy thuốc phải xây dựng tình đoàn kết với đồng nghiệp Hồ ChíMinh coi thật thà đoàn kết là nội dung đạo đức lớn có tầm quan trọng đặc biệt,nhất là đối với ngành y: “Trước hết, phải thật thà đoànkết, đoàn kết giữa cán bộ cũ
và cán bộ mới Đoàn kết giữa tất cả những người trong ngành y tế, từ các bộtrưởng, thứ trưởng, bác sĩ, dược sĩ cho đến các anh em giúp việc Dù công việc vàđịa vị tuy có khác nhau, nhưng người nào cũng là một bộ phận cần thiết trongngành y tế, góp sức mình trong việc phục vụ nhân dân” Đối với y đức, Hồ ChíMinh coi thật thà đoàn kết là nội dung quan trọng hàng đầu Tư tưởng ấy của
Trang 25Người vừa là sự tiếp nối giá trị y đức truyền thống của dân tộc, vừa có ý nghĩaquan trọng đối với sự phát triển y học hiện đại.
Ngày nay vấn đề giáo dục y đức cho sinh viên ngành y được quan tâm vànghiên cứu trong nhiều đề tài khoa học nổi bật như:
Trong cuốn “Phát triến sự nghiệp y tế ở nước ta trong giai đoạn hiệnnay” (NXB Y học, Hà Nội, 1996), tác giả Đỗ Nguyên Phương nói về vấn đề yđức, y đạo và đòi hỏi cấp bách phải nâng cao y đức của người thầy thuốc tronggiai đoạn hiện nay
Trong cuốn “Một số vấn đề xây đựng ngành y tế phát triển Việt Nam”(NXB Y học, Hà Nội, 1998) Tác giả Đỗ Nguyên Phương đã dành một phần nộidung cuốn sách để phân tích và làm rõ về tư tưởng y đức của Chủ tịch Hồ ChíMinh, bên cạnh đó tác giả còn bàn luận nhiều về một số tấm gương đạp đức củagiáo sư Đặng Văn Ngữ, giáo sư Hoàng Đình Cầu và truyền thống y đức củanhiều thầy thuốc tiêu biểu khác
Trong cuốn “Y đức và đức sinh học - nguồn gốc và phát triển” (NXB Yhọc, 1999), tác giả Ngô Gia Huy đã tổng kết kinh nghiệm thực tiễn trong côngtác qua các quy chế và văn bản pháp quy về y đức
Bên cạnh đó có một số công trình nghiên cứu khoa học liên quan đếnvấn đề giáo dục y đức đáng chú ý như:
“Biện pháp quản lý công tác giáo dục y đức cho sinh viên trường Caođẳng Y tế Quảng Ninh trong giai đoạn hiện nay” Luận văn thạc sĩ của NguyễnThị Ái Liên, học viện quản lý giáo dục, ĐHSP Hà Nội, năm 2008
“Quản lý hoạt động giáo dục y đức cho học sinh, sinh viên trường Caođẳng Y tế Điện Biên” Luận văn thạc sĩ của Vũ Thị Lụa, học viên quản lý giáodục, ĐHSP Thái Nguyên, năm 2014
1.2 Những khái niệm cơ bản
14
Trang 261.2.1 Quản lý
1.2.1.1 Thế nào là quản lý ?
Quản lý là một trong những hoạt động cơ bản nhất của con người xéttrên nhiều phạm vi cá nhân, tập đoàn, quốc gia hay nhóm quốc gia Hoạt độngquản lý xuất hiện khi loài người hình thành hoạt động nhóm Trong quá trìnhtồn tại và phát triển của quản lý, đặc biệt trong quá trình xây dựng lý luận, kháiniệm quản lý được nhiều nhà lý luận đưa ra, nó thường phụ thuộc vào lĩnh vựchoạt động, nghiên cứu của mỗi người Có nhiều cách tiếp cận và nhiều kháiniệm khác nhau về quản lý Sau đây là một số quan niệm chủ yếu
a) Quan điểm của các tác giả nước ngoài về quản lý:
giữa những công việc của từng cá nhân, nhằm thực hiện những chức năng cùngxuất hiện trong sự vận động của toàn bộ cơ thể sản xuất, khác với sự vận động củanhững cơ quan độc lập của nó Mác đã lột tả bản chất của quản lý là hoạt động laođộng để điều khiển lao động C.Mác đã viết: “Tất cả mọi lao động xã hội trực tiếphay lao động chung nào tiến hành trên quy mô tương đối lớn, thì ít nhiều cũng cầnđến một sự chỉ đạo để điều hòa những hoạt động cá nhân và thực hiện chức năngchung phát sinh từ sự vận động của toàn bộ cơ thể sản xuất khác với sự vận độngcủa những khí quan độc lập của nó Một người độc tấu vĩ cầm tự mình điều khiểnlấy mình, còn một dàn nhạc thì cần phải có nhạc trưởng”
[14,tr28]
- Taylor F.W., người đề xuất thuyết “Quản lý khoa học” cho rằng: “Quản
lý là biết được chính xác điều mình mình muốn người khác làm và sau đó thấyđược rằng họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất” [37,tr89]
trong
cuốn: “Những vấn đề cốt yếu của quản lý” đã khẳng định: “Quản lý là hoạt động thiết yếu của các nhà quản lý đảm bảo sự phối hợp, sự nỗ lực của mỗi cá nhân
Trang 27trong tổ chức nhằm đạt đến một mục tiêu nhất định trong những điều kiện thời gian, công sức và kinh phí bỏ ra ít nhất nhưng đạt hiệu quả cao nhất” [23]
b) Quan điểm của các tác giả trong nước về quản lý:
Cũng như các tác giả nước ngoài, các nhà nghiên cứu về khoa học quản lý
ởViệt Nam đều nhấn mạnh đến các yếu tố: chủ thể - khách thể - mục tiêu quản
lý Khẳng định quản lý là một hoạt động mà trong đó con người vừa là độnglực, vừa là mục tiêu
- Theo Tự điển Tiếng Việt - Viện Ngôn ngữ học định nghĩa: “Quản lí vàtrông coi, giữ gìn theo những yêu cầu nhất định Là tổ chức và điều hành cáchoạt động theo những yêu cầu nhất định” [39,tr772]
hướng, có chủ định của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý trong một tổ chứcnhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức” [38,tr 326]
- Theo tác giả Mai Hữu Khuê: “Hoạt động quản lý là một dạng lao độngđặc biệt của lãnh đạo mang tính tổng hợp của các loại lao động trí óc liên kết
bộ máy quản lý thành một chỉnh thể thống nhất, điều hoà phối hợp các khâuquản lý và các cấp quản lý hoạt động nhịp nhàng đưa đến hiệu quả cao” [32]
- Theo tác giả Phan Văn Kha: “Quản lý là quá trình lập kế hoạch, tổchức, lãnh đạo và kiểm tra công việc của các thành viên thuộc hệ thống đơn vị
và việc sử dụng nguồn lực phù hợp để đạt các mục tiêu đã định” [28]
hướng của chủ thể quản lý (người quản lý hay tổ chức quản lý) lên khách thể (đốitượng) quản lý về mặt chính trị, văn hoá - xã hội, kinh tế, bằng một hệ thống cácluật lệ, các chính sách, các nguyên tắc, các phương pháp và biện pháp cụ thể nhằmtạo ra môi trường và điều kiện cho sự phát triển của đối tượng” [20]
Ngày nay thuật ngữ quản lý đã trở nên phổ biến, nhưng chưa có một định nghĩa thống nhất Có người cho quản lý là hoạt động nhằm đảm bảo sự hoàn
16
Trang 28thành công việc thông qua sự nỗ lực của người khác Cũng có người cho quản
lý là một hoạt động thiết yếu nhằm đảm bảo phối hợp những nỗ lực cá nhânnhằm đạt được mục đích của nhóm, tuy nhiên theo nghĩa rộng, quản lý là hoạtđộng có mục đích của con người, cho đến nay nhiều người cho rằng: Quản lýchính là các hoạt động do một hoặc nhiều người điều phối hành động củanhững người khác nhằm thu được kết quả mong muốn
Từ những ý chung của các định nghĩa và xét quản lý với tư cách là mộthành động, tác giả Bùi Minh Hiền đưa ra định nghĩa: Quản lý là sự tác động có
tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý nhằm đạt mụctiêu đề ra
Tóm lại, với những cách tiếp cận khác nhau, các nhà nghiên cứu đã đưa racác khái niệm khác nhau về quản lý Về cơ bản, các khái niệm có sự thống nhất về
sự vận hành hoạt động quản lý (là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý đốivới khách thể quản lý), về tính hệ thống và các thành tố trong hệ thống (bao gồm:chủ thể quản lý, đối tượng quản lý, công cụ quản lý, phương pháp quản lý, mụctiêu quản lý) Song trong các khái niệm cũng có sự khác nhau:
- Quan niệm truyền thống có phần “tuyệt đối hoá” vai trò của chủ thểquản lý; coi hoạt động quản lý là sự tác động mang tính chủ quan, một chiều từphía chủ thể quản lý đến khách thể quản lý, còn khách thể quản lý thụ độngtiếp nhận sự tác động từ phía chủ thể quản lý
- Quan niệm hiện đại nhấn mạnh đến yếu tố phối hợp trong hoạt độngquản lý, có nghĩa là đánh giá vai trò tích cực và tính chủ động của khách thểquản lý trong việc tham gia vào quá trình định hướng và kiểm soát tiến trìnhtiến tới mục tiêu của bộ máy
Tuy có nhiều cách phát biểu, định nghĩa khác nhau, song có thể hiểuquản lý là quá trình tác động có tổ chức, có định hướng của chủ thể quản lý lênđối tượng của quản lý nhằm đạt được mục đích nhất định
Từ những vấn đề lý luận nêu trên về quản lý, chúng tôi lựa chọn khái niệm
sau:
Trang 29Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu đề ra.
1.2.1.2 Bản chất quản lý và một số đặc trưng của hoạt động quản lý
- Bản chất của hoạt động quản lý là sự tác động hợp quy luật của chủ thểquản lý trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành có hiệu quả nhưmong muốn
- Mục tiêu của quản lý: là tạo dựng một môi trường mà trong đó mỗingười có thể hoàn thành được mục đích của mình, của nhóm với thời gian, tiềnbạc, vật chất và sự bất mãn cá nhân ít nhất
- Đối tượng của quản lý: là các quan hệ quản lý, tức là quan hệ giữa người và người trong quản lý, quan hệ giữa chủ thể và đối tượng quản lý
nghệ thuật, nó điều khiển một hệ thống động xã hội ở tầm vi mô cũng như vĩ mô,
góp phần quan trọng quyết định chất lượng và hiệu quả vận hành của hệ thống.Trong hệ thống, quá trình tác động của chủ thể quản lý lên khách thể quản lývừa làm biến đổi khách thể, vừa tạo ra cái mới
- Bản thân hoạt động quản lý cũng mang tính hệ thống với các thành tố:chủ thể quản lý, công cụ quản lý, phương pháp quản lý, đối tượng quản lý vàmục tiêu quản lý; các thành tố đó quan hệ với nhau theo sơ đồ sau:
18
Trang 30Chủ thể QL
Trong đó:
+ Chủ thể quản lý có thể là một cá nhân hay một tổ chức
+ Công cụ quản lý là phương tiện mà chủ thể quản lý dùng để tác độngđến đối tượng quản lý: có thể là mệnh lệnh, là quyết định, là các văn bản luật,
- Hoạt động quản lý được vận hành thông qua việc thực hiện 4 chức năng:
+ Chức năng hoạch định bao gồm: vạch ra mục tiêu cho hệ thống, xácđịnh các bước đi để đạt mục tiêu, xác định các nguồn lực và các biện pháp đểđạt tới mục tiêu
+ Chức năng tổ chức bao gồm: tổ chức bộ máy (về cấu trúc, cơ chế hoạt động, trách nhiệm và nguyên tắc phối hợp) và tổ chức công việc
Trang 31+ Chức năng điều hành: sử dụng các công cụ và phương pháp quản lý đểtác động đến đối tượng quản lý (chủ yếu là con người), đảm bảo cho hệ thốnghoạt động đúng hướng, đúng kế hoạch.
của hệ thống nhằm điều chỉnh kịp thời các sai sót, lệch lạc để đạt được mục tiêu
1.2.2 Quản lý giáo dục
Cũng như khái niệm quản lý nói chung, khái niệm Quản lý giáo dục(QLGD) cho đến nay cũng được nhiều tác giả trong và ngoài nước nêu ra vàbàn luận như:
Tại các nước phát triển, người ta vận dụng lý luận quản lý giáo dục bắtnguồn từ lý luận quản lý xã hội Trong cuốn sách “Con người trong quản lý xãhội” của A.Gafanaxép chia xã hội thành 3 lĩnh vực: Chính trị - Xã hội, Văn hóa
Tư tưởng, và Kinh tế Từ đó có 3 loại quản lý tương ứng: Quản lý chính trị
-xã hội, quản lý văn hóa - tư tưởng, quản lý kinh tế Quản lý giáo dục nằm trongquản lý văn hóa - tư tưởng
Theo tác giả Kondacôp : QLGD là tập hợp những biện pháp nhằm bảo đảm
sự vận hành bình thường của các cơ quan trong hệ thống giáo dục, bảo đảm sự liên tục phát triển và mở rộng hệ thống cả về số lượng và chất lượng.[27]
Theo tác giả Phạm Minh Hạc: QLGD là hệ thống tác động có mục đích,
có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý nhằm làm cho hệ vận hành theođường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện được các tính chất củanhà trường XHCN Việt Nam mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học, giáo dụcthế hệ trẻ, đưa hệ giáo dục đến mục tiêu dự kiến, lên trạng thái mới về chất[24]
ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp quy luật) của chủ thể quản
lý đến tất cả các mắt xích của hệ thống (từ cao nhất đến các cơ sở giáo dục) nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu phát triển giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ mà xã hội đặt ra cho ngành giáo dục [30]
20
Trang 32Ngoài những ý kiến trên còn có nhiều khái niệm được các nhà nghiên cứukhác về QLGD đưa ra Dù có khác nhau về từ ngữ trong các định nghĩa, nhưngbản chất của QLGD là vận hành các hoạt động giáo dục đạt đến mục tiêu đã định.QLGD là hoạt động điều hành, phối hợp các lực lượng xã hội nhằm đẩy mạnhcông tác giáo dục và đào tạo theo yêu cầu phát triển xã hội Đó là hệ thống nhữngtác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý, là sự điềuhành hệ thống giáo dục quốc dân, các trường trong hệ thống giáo dục quốc dânnhằm thực hiện mục tiêu: nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.
Nói một cách khác, quản lý giáo dục là hệ thống tác động có ý thức, cómục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý vào bộ máy (đối tượngquản lý) nhằm giúp cho bộ máy tận dụng tốt điều kiện, phát huy tốt tiềm năng
để đạt được mục tiêu giáo dục đã được xác định
1.2.3 Khái niệm y đức
Trong xã hội, bất cứ nghề nào cũng cần người làm nghề phải có đạo đứcnghè nghiệp Đạo đức nghề nghiệp khác với đạo đức nói chung Nếu như đạođức là một trong những hình thái ý thức xã hội bao gồm những nguyên tắc,những chuẩn mực do xã hội đặt ra nhằm điều chỉnh hành vi của con ngườitrong mối quan hệ với người khác và với cộng đồng thì đạo đức nghề nghiệpchính là những nguyên tắc, chuẩn mức được cố định hoá nhằm điều chỉnh hành
vi của con người trong mối quan hệ nghề nghiệp Theo đó y đức được hiểu mộtcách tối giản chính là đạo đức nghề nghiệp của những người làm nghề y
Theo tiếng Hy Lạp y đức là một học thuyết về trách nhiệm (“Deon”nghĩa
là trách nhiệm và “Logos” nghĩa là học thuyết) Theo cách giải thích hiện đạicủa Y học Liên Xô cũ thì y đức học là học thuyết về các nguyên tắc ứng xử củanhân viên y tế nhằm đạt được mục đích tối đa cho người bệnh
Ngành Y tế chia đạo đức thành 2 phần y đức và y đạo:
+ Y đức là những tiêu chuẩn, quy tắc của đời sống XH, điều chỉnh hành vi
xử sự và quan hệ của thầy thuốc với bệnh nhân cũng như với đồng nghiệp khác
Trang 33Nói cách khác y đức là những tiêu chuẩn, nguyên tắc được XH thừa nhận và lương tâm nghề nghiệp của người thầy thuốc.
+ Y đạo là những quy định bằng văn bản có tính chất pháp lý bắt buộc cảthầy thuốc và bệnh nhân phải tuân theo
Có thể thấy y đức là những tiêu chuẩn, quy tắc trong đời sống xã hội đặt
ra nhằm điều chỉnh các hành vi ứng xử và quan hệ của người thầy thuốc có liênquan đến ngành nghề của mình Đó là thước đo lương tâm, trách nhiệm, bổnphận của người thầy thuốc Y đức của người cán bộ y tế là một phần của đạođức xã hội
Theo tác giả Đỗ Nguyên Phương “Y đức là những chuẩn mực quy tắc của đời sống XH, điều chỉnh hành vi xử sự và quan hệ của thầy thuốc với bệnh nhân
cũng như đối với đồng nghiệp, nó xác định bổn phận, lương tâm, danh dự và hạnh phúc của người thầy thuốc” [34]
Tóm lại, y đức là đạo đức của người hành nghề y, là hệ thống các quy tắcứng xử nghề nghiệp của riêng ngành y, thể hiện qua các tiêu chuẩn, nguyên tắcđạo đức được XH thừa nhận, nhằm điều chỉnh hành vi, cách ứng xử của thầythuốc đối với bệnh nhân và cộng đồng Y đức xác định trách nhiệm, lương tâm,danh dự và niềm hạnh phúc của người thầy thuốc Y đức hay còn gọi là đạo đức
y học là cách xử thế hay các hành vi của người thầy thuốc trong khi tiếp xúcvới người bệnh, chữa bệnh, chăm sóc họ và qua họ chăm sóc sức khỏe của giađình họ, cho cộng đồng XH trong đó có họ sinh sống
1.2.4 Khái niệm về giáo dục y đức
Từ những khái niệm cơ bản đã nêu trên có thể hiểu, giáo dục y đức là mộtquá trình tác động có mục đích, có kế hoạch, có phương pháp của nhà giáo dụcgiúp cho học sinh, sinh viên ngành y tự gác, tích cực tự giáo dục, tự tu dưỡng, rènluyện để đáp ứng những yêu cầu chuẩn mực về đạo đức nghề nghiệp của ngành y,hình thành những phẩm chất tốt đẹp của người bác sĩ tương lai
1.2.5 Khái niệm quản lý hoạt động giáo dục y đức
22
Trang 34Từ khái niệm quản lý và QLGD, chúng ta có thể hiểu quản lý hoạt độnggiáo dục y đức là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý tới đối tượng quản
lý nhằm đưa hoạt động giáo dục y đức đạt được kết quả tốt nhất
Quản lý hoạt động giáo dục y đức là phải hướng tới việc làm cho mọi lựclượng giáo dục nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của hoạt đông giáo dục yđức, tích cực tham gia vào quá trình giáo dục y đức Quản lý hoạt động giáodục y đức là quản lư cả mục tiêu, nội dung, hh́nh thức phương pháp giáo dục yđức, huy động đồng bộ lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường thực hiệntốt nhiệm vụ giáo dục y đức, phát huy năng lực tự giáo dục của sinh viên Quản
lý hoạt động giáo dục y đức là quá trình tác động có định hướng của chủ thểquản lý tới các thành tố tham gia vào hoạt động giáo dục y đức nhằm thực hiện
có hiệu quả mục tiêu giáo dục y đức
1.3 Giáo dục y đức trong quá trình đào tạo cán bộ y tế
1.3.1 Mục tiêu và nhiệm vụ đào tạo cán bộ y tế
1.3.1.1 Mục tiêu đào tạo cán bộ y tế
- Mục tiêu tổng quát
Đào tạo đội ngũ cán bộ Y tế có trình độ chuyên môn với kỹ năng thựchành giỏi, phẩm chất chính trị tốt, tận tụy, phục vụ người bệnh và không ngừnghọc tập nâng cao trình độ chuyên môn
Phát triển đội ngũ nhân lực khám chữa bệnh đủ về số lượng, mạnh vềchất lượng, hợp lý về cơ cấu, theo hướng tối ưu về phân bố giữa các khu vực vàphân bố giữa các chuyên ngành, đáp ứng yêu cầu chăm sóc sức khỏe, đặc biệt
là chăm sóc sớm, dựa vào cộng đồng, song song với phát triển kỹ thuật để gópphần nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bênh, thực hiện mục tiêu côngbằng, hiệu quả và phát triển
- Mục tiêu cụ thể
Tăng nhanh số lượng nhân lực, nhất là bác sỹ, thông qua các loại hìnhđào tạo khác nhau, ưu tiên nhân lực cho các địa phương còn nhiều khó khăn,các bệnh viện tuyến huyện và trạm y tế xã;
Trang 35Đặc biệt chú trọng phát triển đội ngũ bác sỹ chuyên khoa, đáp ứng nhucầu phát triển kỹ thuật, nâng cấp bệnh viện, nhằm nâng cao chất lượng khámchữa bệnh;
Nâng cao trình độ và năng lực quản lý điều hành nhân lực cho đội ngũcán bộ làm công tác quản lý bệnh viện;
Xây dựng chính sách và chế độ đãi ngộ hợp lý cho nhân lực khám chữabệnh, đặc biệt là các vùng miền núi, hải đảo, khó khăn, vùng có nhiều đồng bàodân tộc thiểu số và một số lĩnh vực chuyên khoa kém thu hút nhằm cân đốiphân bố nhân lực khám chữa bệnh, góp phần nâng cao chất lượng khám chữabệnh ở tuyến dưới
1.3.1.2 Nhiệm vụ đào tạo cán bộ y tế
- Xác định nhu cầu, xây dựng kế hoạch, chương trình đào tạo trình Hiệutrưởng phê duyệt và tổ chức điều phối các hoạt động đào tạo, đào tạo liên tục,bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, và chuyển giao công nghệ cho cán bộ viênchức y tế theo chỉ tiêu của Bộ Y tế và nhu cầu xã hội
- Tổ chức điều phối các hoạt động đào tạo:
Đào tạo liên tục cho các cán bộ y tế đang hoạt động y tế trong lãnh vực y
tế ở Việt Nam để cập nhật về kiến thức, kĩ năng, thái độ trong lãnh vực chuyênmôn nghiệp vụ y tế nhằm góp phần thực hiện thông tư 07/2008/TT-BYT của
Bộ Y tế về “Hướng dẫn công tác đào tạo liên tục với cán bộ ngành y tế”
cơ sở y tế công lập, các cơ sở y tế ngoài công lập, các cán bộ y tế muốn chuyểnđổi chuyên ngành công tác vì nhu cầu của cơ quan tuyển dụng hoặc cá nhân
- Đào tạo ngoại ngữ chuyên ngành: Đào tạo và cấp chứng chỉ ngoại ngữchuyên ngành cho các cán bộ y tế muốn nâng cao trình độ ngoại ngữ để tự đàotạo, nghiên cứu, để tham gia các đoàn công tác ngắn hạn và dài hạn ở nướcngoài, tham gia đào tạo các chương trình ngắn hạn hoặc có cấp bằng
- Thực hiện các chuyển giao công nghệ, kỹ thuật nâng cao tay nghề cho cán bộ các cơ sở y tế và người học các nhu cầu chính đáng
24
Trang 36- Liên kết với các tổ chức, đơn vị khác tham gia đào tạo theo đúng qui định của pháp luật.
1.3.2 Cơ sở tâm lý và cơ sở xã hội học của nghề y
1.3.2.1 Cơ sở tâm lý học của nghề y
Đặc điểm tâm lý đối tượng phục vụ của thầy thuốc
định của tâm lý người bệnh Bất kỳ một bênh dù nặng hay nhẹ đều ảnh hưởng đếntinh thần người bệnh Bệnh ảnh hưởng đến người thân và cả những người xungquanh, đó là sự lo âu thay đổi kinh tế, sinh hoạt và hạnh phúc gia đình
- Bệnh tật làm thay đổi tâm lý người bệnh, có khi chỉ làm thay đổi nhẹ vềcảm xúc, song cũng có khi làm biến đổi mạnh mẽ, sâu sắc toàn bộ nhân cáchngười bệnh Thông thường bệnh càng nặng, càng kéo dài thì sự biến đổi tâm lýcàng trầm trọng
- Bệnh tật có thể làm người bệnh thay đổi từ điềm tĩnh, tự chủ khiêm tốnthành cáu kỉnh, khó tính nóng nảy; từ người chu đáo thích quan tâm đến ngườikhác thành người ích ky; từ người vui tính hoạt bát thành người đăm chiêu uểoải nghi bệnh: từ người lịch sự nhã nhặn thành người khắt khe hạnh họe ngườikhác, từ người có bản lĩnh độc lập thành người mê tín dị đoan tin vào những lờibói toán số mệnh Song cũng có khi bệnh tật làm cho tâm lý người bệnh theohướng làm cho họ yêu thương, quan tâm tới nhau hơn Làm cho người bệnh có
ý chí quyết tâm cao hơn
rằng bệnh tật là điều bất hạnh không thể tránh được, đành cam chịu mặc cho bệnhtật hoành hành Có người kiên quyết đấu tranh khắc phục bệnh tật: có người lại sợhãi lo lắng bệnh tật; đôi khi chúng ta gặp những người bệnh thích thú với bệnh tật.Bên cạnh những người giả vờ bị bệnh có người lại giả vờ như không bị bệnh
- Các biểu hiện tám lý thường gặp ở bệnh nhân
+ Sợ hãi
+ Lo âu, xao xuyến
Trang 37+ Trầm cảm
+ Thoái hồi
1.3.2.2 Cơ sở xã hội học của nghề y
- Đặc thù của nghề thầy thuốc
Nghề y là một nghề đặc biệt, bởi vì không có nghề nào lại đi vào đờisống con người một cách sâu sắc, cấp thiết như nghề y, nó có quan hệ thiết thựcđến đời sống và tính mạng con người, đến hạnh phúc của từng gia đình, tươnglai giống nòi, đến sức khoẻ và sự cường thịnh của một dân tộc, của toàn xã hội
- Vị thế của người thầy thuốc và bệnh nhân
Đối tượng phục vụ của thầy thuốc là bệnh nhân, đó không phải là máymóc, công trình kiến trúc hay đường xá mà là "người" một người cụ thể đang ởtình trạng bệnh tật, đau đớn cả về thể xác cũng như về tinh thần, họ cần sự quantâm, cần được cứu chữa và giúp đỡ của thầy thuốc Sức khoẻ, sự sống của họđược giao phó cho thầy thuốc, vì vậy không thể tha thứ cho một sự cẩu thả, sựbàng quang và chủ nghĩa hình thức ở người thầy thuốc
1.3.3 Nội dung giáo dục y đức trong quá trình đào tạo
- Nội dung của công tác giáo dục y đức trước hết cần giúp cho SV nhậnthức rõ và sâu sắc hơn về vai trò, tầm quan trọng của y đức trong học tập vàtrong suốt quá trình làm nghề sau này
- Giáo dục y đức cần phân tích cho SV hiểu rõ hơn các quan điểm về y đức nổi bật từ trước đến nay:
Chẳng hạn, danh y Tuệ Tĩnh (thế kỷ XIV), đã đưa ra lời di huấn:
“Cõi trời Nam gấm vócNước sông Hồng chảy dàiVườn hạnh phúc nghĩa nhânGió mùa xuân áp rộngThương nhân dân chết chóc
26
Trang 38Chọn hiền triết phương thang” [8]
Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (thế kỷ XVIII) đã dứt chí công danh
để gửi trọn đời mình cho nghề làm thuốc chữa bệnh cứu người Suốt 40 nămtrời hành nghề, ông đã để lại một di sản lớn về y học dân tộc vànhững bài họcthấm thía về đạo làm thuốc chữa bệnh của người thầy thuốc Cho đến nay,những bài học ấy của Hải Thượng Lãn Ông vẫn còn nguyên giá trị: “Đạo làmthuốc là một nhân thuật chuyên bảo vệ sinh mạng con người, phải lo cái lo củangười và vui cái vui của người, chỉ lấy việc cứu sống mạng người làm nhiệm
vụ của mình, không nên cầu lợi kể công, tuy không có sự báo ứng ngay nhưng
để lại ân đức về sau” [8]
Thời hiện đại, ngay từ những năm đầu xây dựng đất nước, trên cương vịngười lãnh đạo cao nhất, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành sự quan tâm đặc biệttới sự phát triển của nền y tế nước nhà, nhất là trong vấn đề y đức Quan điểm yđức của Hồ Chí Minh bắt nguồn từ tư tưởng nhân văn cao cả và mang bản chấtcủa đạo đức cách mạng, biểu hiện trước hết ở tình thương yêu nhân loại, conngười sâu sắc mà Người đã khái quát thành một triết lý sống: nghĩ cho cùng,mọi vấn đề… là làm người phải thương nước, thương dân, thương nhân loạiđau khổ bị áp bức Đó là sự đồng cảm với những người lao động phải chịu cảnhngang trái, bất công trong xã hội cũ Con người trong tư tưởng Hồ Chí Minhkhông chỉ mang nghĩa “đồng bào” trong nước, mà còn là toàn thể nhân loại
Kế thừa truyền thống đạo đức y học của dân tộc và những giá trị đạo đứccủa nền y học thế giới, Hồ Chí Minh đã đưa ra những quan điểm cụ thể về yđức của người thầy thuốc Việt Nam, được ngành y tế coi là phương châm chỉđạo cho sự phát triển nền y tế nước nhà Tư tưởng Hồ Chí Minh về y đức baogồm hai nội dung cơ bản:
Thứ nhất: Người thầy thuốc phải có lương tâm và trách nhiệm đối vớingười bệnh
Thứ 2: Thầy thuốc phải xây dựng tình đoàn kết với đồng nghiệp
Trang 39Giáo dục y đức cần chỉ ra cho SV nắm rõ về tiêu chuẩn đạo đức củangười làm công tác y tế: (Ban hành kèm theo Quyết định số 2088/BYT-QĐngày 06 tháng 11 năm 1996 của Bộ trưởng Bộ Y tế) [6]
Y đức là phẩm chất tốt đẹp của người làm công tác y tế, được biểu hiện ởtinh thần trách nhiệm cao, tận tuỵ phục vụ, hết lòng thương yêu chăm sóc ngườibệnh, coi họ đau đơn như mình đau đớn, như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy:
"Lương y phải như từ mẫu" Phải thật thà đoàn kết, khắc phục khó khăn, họctập vươn lên để hoàn thành nhiệm vụ, toàn tâm toàn ý xây dựng nền Y học ViệtNam Y đức phải thể hiện qua những tiêu chuẩn, nguyên tắc đạo đức được xãhội thừa nhận
1- Chăm sóc sức khoẻ cho mọi người là nghề cao quý Khi đã tự nguyệnđứng trong hàng ngũ y tế phải nghiêm túc thực hiện lời dạy của Bác Hồ Phải
có lương tâm và trách nhiệm cao, hết lòng yêu nghề, luôn rèn luyện nâng caophẩm chất đạo đức của người thầy thuốc Không ngừng học tập và tích cựcnghiên cứu khoa học để nâng cao trình độ chuyên môn Sẵn sàng vượt qua mọikhó khăn gian khổ vì sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân
2- Tôn trọng pháp luật và thực hiện nghiêm túc các quy chế chuyên môn.Không được sử dụng người bệnh làm thực nghiệm cho những phương phápchẩn đoán, điều trị, nghiên cứu khoa học khi chưa được phép của Bộ Y tế và sựchấp nhận của người bệnh
3- Tôn trọng quyền được khám bệnh chữa bệnh của nhân dân Tôn trọngnhững bí mật riêng tư của người bệnh; khi thăm khám, chăm sóc cần bảo đảmkín đáo và lịch sự Quan tâm đến những người bệnh trong diện chính sách ưuđãi xã hội Không được phân biệt đối xử người bệnh Không được có thái độban ơn, lạm dụng nghề nghiệp và gây phiền hà cho người bệnh Phải trung thựckhi thanh toán các chi phí khám bệnh, chữa bệnh
28
Trang 404- Khi tiếp xúc với người bệnh và gia đình họ, luôn có thái độ niềm nở, tậntình; trang phục phải chỉnh tề, sạch sẽ để tạo niềm tin cho người bệnh Phải giảithích tình hình bệnh tật cho người bệnh và gia đình họ hiểu để cùng hợp tác điềutrị; phổ biến cho họ về chế độ, chính sách, quyền lợi và nghĩa vụ của người bệnh;động viên an ủi, khuyến khích người bệnh điều trị, tập luyện để chóng hồi phục.Trong trường hợp bệnh nặng hoặc tiên lượng xấu cũng phải hết lòng cứu chữa vàchăm sóc đến cùng, đồng thời thông báo cho gia đình người bệnh biết.
5- Khi cấp cứu phải khẩn trương chẩn đoán, xử trí kịp thời không đượcđun đẩy người bệnh
6- Kê đơn phải phù hợp với chẩn đoán và bảo đảm sử dụng thuốc hợp lý,
an toàn; không vì lợi ích cá nhân mà giao cho người bệnh thuốc kém phẩmchất, thuốc không đúng với yêu cầu và mức độ bệnh
7- Không được rời bỏ vị trí trong khi làm nhiệm vụ, theo dõi và xử trí kịpthời các diễn biến của người bệnh
8- Khi người bệnh ra viện phải dặn dò chu đáo, hướng dẫn họ tiếp tụcđiều trị, tự chăm sóc và giữ gìn sức khoẻ
9- Khi người bệnh tử vong, phải thông cảm sâu sắc, chia buồn và hướngdẫn, giúp đỡ gia đình họ làm các thủ tục cần thiết
10- Thật thà, đoàn kết, tôn trọng đồng nghiệp, kính trọng các bậc thầy,sẵn sàng truyền thụ kiến thức, học hỏi kinh nghiệm, giúp đỡ lẫn nhau
11- Khi bản thân có thiếu sót, phải tự giác nhận trách nhiệm về mình,không đổ lỗi cho đồng nghiệp, cho tuyến trước
12- Hăng hái tham gia công tác tuyên truyền giáo dục sức khoẻ, phòngchống dịch bệnh cứu chữa người bị tai hạn, ốm đau tại cộng đồng; gương mẫuthực hiện nếp sống vệ sinh, giữ gìn môi trường trong sạch
Ngoài ra Bộ Y tế cũng ra quyết định số 2526/1999/QĐ-BYT ngày21/8/1999 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành bản "Tiêu chuẩn cụ thể phấnđấu về y đức", áp dụng đối với cán bộ, công chức của bệnh viện
1 Đối với bản thân: