Luận văn thạc sĩ nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết nguyễn bình phương

111 13 0
Luận văn thạc sĩ nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết nguyễn bình phương

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ––––––––––––––––––––– NGUYỄN THỊ THỦY NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Thái Nguyên - 2015 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ––––––––––––––––––––– NGUYỄN THỊ THỦY NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60 22 01 21 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS VŨ TUẤN ANH Thái Nguyên - 2015 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn XÁC NHẬN XÁC NHẬN CỦA ĐẠI DIỆN CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA CHUYÊ N MÔN Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài luận văn khoa học: “Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong Tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương” với các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nào khác, hoàn toàn là công trình nghiên cứu của tôi Tác giả luận văn Nguyễn Thị Thủy Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTNi http://www.lrc.tnu.edu.vn Lêi c¶m ¬n Víi t×nh c¶m ch©n thµnh, t«i xin bµy tá lßng biÕt ¬n tíi c¸c thÇy gi¸o, c« gi¸o ®· nhiÖt t×nh tham gia gi¶ng d¹y, gióp ®ì t«i trong suèt qu¸ tr×nh häc tËp còng nhtrong thêi gian viÕt luËn v¨n §Æc biÖt t«i xin bµy tá lßng biÕt ¬n ch©n thµnh, s©u s¾c tíi PGS.TS Vò TuÊn Anh, ng-êi trùc tiÕp, tËn t×nh h-íng dÉn, gióp ®ì t«i trong triÓn khai qu¸ tr×nh nghiªn h×nh cøu vµ thµnh, hoµn chØnh luËn v¨n Tuy nhiªn, thêi gian nghiªn cøu cã h¹n, luËn v¨n kh«ng tr¸nh khái thiÕu sãt t«i kÝnh mong nhËn ®-îc Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTNii http://www.lrc.tnu.edu.vn MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan……………………………………………………………… i Lời cảm ơn………………………………………………………………… ii Mục lục…………………………………………………………………… iii MỞ ĐẦU 1 1 Lí do chọn đề tài 1 2 Lịch sử vấn đề .2 3 Phạm vi, đối tượng và phương pháp nghiên cứu 7 4 Mục đích nghiên cứu 7 5 Đóng góp của luận văn 8 6 Cấu trúc luận văn 8 Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG VÀ TIỂU THUYẾT VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI 9 1.1 Khái quát về Nguyễn Bình Phương 9 1.1.1 Nhà văn và tiểu sử 9 1.1.2 Một số quan niệm của Nguyễn Bình Phương về hiện thực, con người và nghệ thuật 9 1.2 Tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương trong dòng chảy văn học đương đại 14 1.2.1 Tiểu thuyết như một thế giới .14 1.2.2 Tiểu thuyết là một thể hỗn hợp, pha trộn, lai ghép 16 1.2.3 Tiểu thuyết như một trò chơi hay chân lý của tiểu thuyết là sự hoài nghi 16 1.2.4 Tiểu thuyết trong sự tương tác, sự vận động, phát triển của thể loại 17 CHƯƠNG 2 NHỮNG PHƯƠNG THỨC ĐẶC THÙ CỦA NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG 19 2.1 Các loại hình nhân vật cơ bản trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương 19 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTNiii http://www.lrc.tnu.edu.vn 2.1.1 Nhận diện khái quát về nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương 19 2.1.2 Các kiểu loại nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương 20 2.2 Những phương thức đặc thù trong nghệ thuật xây dựng nhân vật 37 2.2.1 Đặt nhân vật trong một không gian và thời gian nghệ thuật đặc biệt 37 2.2.2 Nhân vật được xây dựng qua những giấc mơ, những ám ảnh dị thường .41 2.2.3 Xây dựng nhân vật với những thủ pháp nghệ thuật đặc trưng của chủ nghĩa hiện thực huyền ảo 46 2.2.4 Nhân vật được xây dựng thông qua kĩ thuật dòng ý thức 50 Chương 3 HÌNH THỨC TỰ SỰ TRONG MỐI LIÊN HỆ VỚI THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN BÌNH 57 3.1 Người kể chuyện và điểm nhìn trần thuật 57 3.1.1 Vài vấn đề về lí thuyết 57 3.1.2 Người kể chuyện và điểm nhìn trần thuật trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương 58 3.2 Kết cấu trần thuật trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương 76 3.2.1 Kết cấu đa tầng, xoắn kép 76 3.2.2 Kết cấu phân mảnh 80 3.3 Ngôn ngữ và giọng điệu trần thuật 83 3.3.1 Ngôn ngữ trần thuật 83 3.3.2 Giọng điệu trần thuật 88 KẾT LUẬN 97 THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 100 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTNiv http://www.lrc.tnu.edu.vn MỞ ĐẦU 1 Lí do chọn đề tài 1.1 Tiểu thuyết là thể loại quan trọng nhất trong văn xuôi nghệ thuật hiện đại Tiểu thuyết được định nghĩa là “Tác phẩm tự sự cỡ lớn có khả năng phản ánh hiện thực đời sống ở mọi giới hạn không gian và thời gian”[25] Tiểu thuyết cũng là thể loại có khả năng khám phá cuộc sống ở nhiều chiều và nhiều khía cạnh đời tư khác nhau Một trong những lí do khiến tiểu thuyết có được vai trò quan trọng đó bởi tiểu thuyết thuộc thể loại “sinh sau đẻ muộn”, có điều kiện gần gũi với con người hiện đại 1.2 Tiểu thuyết Việt Nam thời kì đổi mới đã đứng trước nhu cầu đổi mới tư duy tiểu thuyết Nhìn từ góc độ thi pháp thể loại, tiểu thuyết đương đại Việt Nam đã có những cách tân đáng kể và có nhiều thành tựu đánh ghi nhận về đề tài, cốt truyện, ngôn ngữ, nhân vật Đặc biệt nghệ thuật xây dựng nhân vật là một trong những phương diện quan trọng nhất cho thấy những cách tân, sáng tạo của tiểu thuyết Việt Nam đương đại 1.3 Nói đến tiểu thuyết là nói đến việc xây dựng nhân vật Trong tiểu thuyết, vấn đề quan trọng phải là vấn đề nhân vật của tiểu thuyết trong tiểu thuyết ngoài nhân vật không còn cái gì khác nữa, nhân vật vừa là cơ thể, vừa là linh hồn [11] Việc xác định vai trò của nhân vật trong tiểu thuyết còn tùy thuộc vào quan niệm và phong cách sáng tác của mỗi nhà văn, nhưng quan niệm về sự hiện hữu quan trọng của nhân vật trong tiểu thuyết là một điều đã được khẳng định 1.4 Nguyễn Bình Phương là tác giả thuộc trào lưu đổi mới tiểu thuyết Việt Nam, tên tuổi anh được biết đến từ cuối những năm 90 Một số tiểu thuyết của anh như: Những đứa trẻ chết già (1994), Người đi vắng (1999), Trí nhớ suy tàn (2000), Thoạt kỳ thủy (2004), Ngồi (2006), Mình và họ (2014) đã thể hiện một lối viết rất mới lạ, mở ra một hướng tiếp cận mới cho người đọc Những năm gần đây, tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương đã trở thành đối tượng của nhiều công trình nghiên cứu khoa học, được khám phá trên nhiều phương diện như ngôn ngữ, thể loại, kết cấu, nhân vật… Đánh giá về bản thân, Nguyễn Bình Phương nhã nhặn khi cho rằng mình không có chỗ trên văn đàn vì chỉ là người viết nghiệp dư, viết Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN1 http://www.lrc.tnu.edu.vn chơi, “viết nhăng viết cuội” cho vui Mặc dù vậy, nếu cần lựa chọn một hiện tượng tiêu biểu nhất của tiểu thuyết Việt Nam đương đại, nhà nghiên cứu Phạm Xuân Thạch vẫn dành ưu tiên số một cho sáng tác của Nguyễn Bình Phương Điều đó cho thấy vị trí của anh đâu hẳn là khiêm tốn như anh từng nhận 1.5 Tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương có những cách tân mạnh mẽ về tư duy tiểu thuyết, là một thế giới nghệ thuật cần nghiên cứu, tìm hiểu Một trong những điểm đáng chú ý góp phần giải mã tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương là nghệ thuật xây dựng nhân vật Trong quá trình hiện đại hóa tiểu thuyết, Nguyễn Bình Phương đã tạo ấn tượng trong lòng độc giả bởi lối viết, cách kết cấu đặc biệt là nghệ thuật xây dựng nhân vật Nguyễn Bình Phương đã khẳng định: Tôi không xây dựng một nhân vật điển hình trong tác phẩm của mình Và theo tác giả “Cuộc sống của tôi và nhân vật không có liên quan nhiều Còn những nhân vật của tôi gọi là méo mó, thì đó là cái méo mó tự thân Có người bảo tôi xây dựng nhân vật đặt trong trạng thái quá khứ mờ mịt, hiện tại lộn nhộn và tương lai vô định, nhưng tôi không nghĩ thế Các nhân vật của tôi sống bản năng, nhưng tiềm tàng một niềm tin đứng dậy” [43] Vừa được xây dựng bằng những phương thức chung, vừa có những cách tân độc đáo mới lạ, nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương vẫn luôn có mối liên hệ với cuộc đời, vẫn là hình bóng của con người, vẫn hàm chứa những tư tưởng, những vấn đề nhân sinh sâu sắc song không dễ khám phá, đòi hỏi một thái độ nghiêm túc và đồng sáng tạo của mỗi độc giả Đó chính là lí do chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương 2 Lịch sử vấn đề Với 8 tiểu thuyết, một số tập thơ và truyện ngắn có thể nói Nguyễn Bình Phương được dư luận khá quan tâm Mỗi khi nhà văn cho ra đời một tác phẩm mới, dư luận và bạn đọc lại chú ý tìm hiểu và bày tỏ các đánh giá dưới nhiều dạng khác nhau Các bài báo viết về sáng tác của Nguyễn Bình Phương khá nhiều từ báo mạng đến báo viết, từ những bài báo mang tính chất giới thiệu đến những bài nghiên cứu trên các tạp chí chuyên ngành, từ những bài báo về một tác phẩm cụ thể đến những bài báo có tính khái quát cao Một trong những nhà Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN2 http://www.lrc.tnu.edu.vn thác, những bóng điện yếu ớt, đỏ dọc trở thành trái cây chín treo rải rác khắp thị trấn Mọi thứ bỗng dưng lơ mơ, lâng lâng Ngay cả tiếng í ới của đám thanh niên đang tụm nhau ngoài ngã ba cũng nổi trôi, chấp chới” [35,tr.81] … Có thể nói, ngôn ngữ giàu hình ảnh và đậm chất thơ trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương một mặt cho thấy sự giao thoa và dung nạp nhiều thể loại khác nhau trong một chỉnh thể văn bản tự sự và cụ thể trong trường hợp này là sự giao thoa giữa tiểu thuyết và thơ; mặt khác nó cũng là một phương tiện để xây dựng và khắc họa nhân vật, nó làm cho nhân vật được khám phá ở nhiều bình diện, nhiều khía canh hơn Đó không chỉ là những con người đời thường với biết bao những đua chen, toan tính, giành giật, ích kỉ, nhỏ nhen, thực dụng mà những con người đó còn có cả những xúc cảm rất tinh tế, rất nhân văn, rất người Nói một cách khác đó là sự song song tồn tại cả “thiên thần và ác quỷ, rồng phượng và rắn rết” trong cá nhân một con người, một nhân vật Điều này không mới trong văn học nhưng với cách khai thác và thể hiện độc đáo đã làm nên một dư vị rất riêng cho tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương 3.3.2 Giọng điệu trần thuật 3.3.2.1 Giọng điệu giễu nhại, hài hước Giọng giễu nhại là một cấp độ của kỹ thuật nhại, và nếu như ngôn ngữ nhại thể hiện ngay trên bề mặt ngôn từ thì giọng nhại lại thể hiện ở thái độ, ẩn bên dưới lớp vỏ ngôn từ Trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương thì giễu nhại không phải là một thứ chủ âm, nhưng lại không thể không nhắc đến vì đây chính là một trong những “tông giọng” tạo ra sự đa dạng, phức điệu trong tác phẩm của anh Thoạt kì thuỷ có một chương viết về tiểu sử của nhân vật Viết tiểu sử nhưng thực chất lại là phi tiểu sử Tiểu sử của Hưng được ghi chép lại như sau: “Con trai duy nhất của ông bà Xuân Thương binh chống Mỹ, nhưng không có thẻ, nhiều người nghi là thương binh giả Sống độc thân Ðôi khi sốt đột ngột” [39,tr.1] Không chỉ ở tiểu sử của nhân vật Hưng mà tiểu sử của các nhân vật khác cũng xuất hiện rất nhiều những chi tiết bâng quơ, mơ hồ: “nghe đồn”, “không rõ”, “đôi khi”, “hình như”… Rất nhiều những chi tiết phi tiểu sử như cô Nheo “người như củ nhân sâm”, Tính “lông tay đỏ hồng, ngón không phân đốt” [39, tr.1]… cũng được tác giả Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN88 http://www.lrc.tnu.edu.vn ghi chép trong phần này Đồng thời, Nguyễn Bình Phương đã đánh đồng tất cả, “khai sinh” ra một dạng tiểu sử mới: tiểu sử dành cho vật: “Cú mèo: Lông hoa mơ, sải cánh dài 40 phân Mỏ khoằm, sắc Bị bắn rụng lúc 11 giờ 15 Bay lên lúc 12 giờ Không rõ bay tới đâu” [39;1] Người đi vắng có ghi lại một chuỗi những sự kiện lịch sử Cách ghi lại các sự kiện dường như giống với sử biên niên: “Sử chép: ngày 23 tháng 8 giờ Dần ở Ghềnh đá thuộc châu Thái Nguyên có thần xuất hiện để lại dấu chân to bằng cái thúng Sử lại chép: vẫn ngày 23 giờ Ngọ tại khu Võ Nhai, một người đàn bà sinh ra cục thịt vuông có một con mắt mở trừng trừng Nhưng sử không chép rằng ngày 23 tại Thái Nguyên một người đàn ông đã tự tử vì vợ ngoại tình với viên tri huyện Đồn rằng viên tri huyện này to cao, sống mũi thẳng và lông mày rậm lượn từ từ về hai bên thái dương”[37, tr.201] Tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương viết về lịch sử nhưng với một ngôn ngữ nhại lịch sử rõ nét Trong Những đứa trẻ chết già, nhà văn cũng sử dụng giọng điệu giễu nhại khi nói về những nhân vật “nhà thơ” và trí thức từ Huấn đến Công, Lưu Lưu và Phán Sắc thái giễu nhại trong lời chia tay của Huấn với người tình toát lên bởi bản chất, sứ mệnh cao cả của thi ca lại trở thành lí do ngụy biện cho hành động bạc tình của một kẻ lưu manh: “- Em ạ, anh đã thuộc về nhân loại rồi - Mắt Huấn nhắm lại, vẻ khổ sở Thế cho nên đừng ích kỷ bắt anh phải thuộc về riêng em… Anh biết, em là cô gái có lòng nhân vị cao cả Lịch sử thi ca sẽ ghi công cho sự hi sinh của em Nói xong, Huấn nức nở bỏ đi đến nhà Thúy lùn, một cô giáo vừa ly dị chồng, để nằm ngấm nỗi đau của sứ mệnh vĩ nhân” [38, tr.81] Với Công, tiếng cười hài hước, giễu nhại lại bật ra bởi sự sáo rỗng, nông cạn của tình cảm được bao bọc bởi sự hoa mĩ, khoa trương của ngôn từ ở một kẻ “tập tọe làm đôi ba bài thơ” nhưng lại nói ngọng: “Anh sẽ nàm nọ hoa để em ngự trong đó Trời em nộng nẫy làm sao” [38, tr.82] Kể lại câu chuyện sáng tạo thơ ca, giọng giễu nhại và hơn thế còn là đả kích sự dung tục hóa, tầm thường hóa quan niệm về thơ, cách thức làm thơ, mục đích làm thơ, cảm hứng làm thơ của những “nhà thơ” như Huấn, Công, Lưu Lưu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN89 http://www.lrc.tnu.edu.vn bởi thơ trong quan niệm, ý thức của những nhân vật này, đã trở thành một thứ “phản thơ”: “Nói đến văn chương mắt hai người sáng quắc, da đỏ phừng phừng như bị sốt (…) Kết thúc cuộc tranh luận về nghệ thuật thi ca là trận ẩu đả dữ đội Hai người xông vào túm tóc nhau, cùng lăn lộn trên nền đất ướt át Trong khi đánh nhau cả hai vẫn sa sả bảo vệ quan điểm của mình Công giáng một cú giữa mũi Huấn: - Lày thì thơ Pháp! Huấn cũng chẳng kém, anh ta ăn miếng, trả miếng, vung tay lên: - Đường với chả thi Cái con mẹ mày này!” [38, tr.246-247] Có thể thấy rằng, trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương, giọng điệu giễu nhại thường ẩn dưới những câu chuyện hài hước, cười vào những thói tật của con người Đó là sự ngô nghê của Lưu Lưu, của Huấn và còn là thói háo danh, ảo tưởng của Loan: “Loan bàng hoàng, đồng thời cũng phần nào cảm thấy ở nơi xa có ai đó đang sắp sửa ghi tên mình vào từ điển văn học thật” [31, tr.81]; Trong Trí nhớ suy tàn, sự giễu nhại lại toát lên trong cái cách đặt tên cho nhân vật, một mặt làm mờ hóa sự xuất hiện của con người, mặt khác lại gọi ra một đặc điểm nào đó của nhân vật một cách hài hước: “Chủ hiệu cầm đồ”, “Thằng trí thức”, “Hai mươi bảy vết thương”, “con bướm” Thông thường sự giễu nhại thường thể hiện bằng việc tạo ra tiếng cười từ những nghịch lí, những câu chuyện kệch cỡm và có thể tạo ra nhiều sắc thái, từ hài hước, đến chua chát, ngậm ngùi Không như kiểu giễu nhại chua xót nghẹn ngào như tiểu thuyết của Thuận hay Nguyễn Việt Hà, cũng không phải kiểu trào tiếu dân gian như ở tác phẩm Hồ Anh Thái, ở tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương giọng điệu giễu nhại thiên về sắc thái khôi hài và mang tính chế giễu, châm biếm nhiều hơn Đặc điểm này cũng góp thêm một thứ dư vị vào tiểu thuyết của anh, cũng là một cách hòa giọng vào tiếng nói “giải thiêng quá khứ” ở tác phẩm của các nhà văn đương thời 3.3.2.2 Giọng điệu trung tính khách quan Nguyễn Bình Phương và các tác giả đương đại đã tạo ra một khoảng cách với thế giới hư cấu họ sáng tạo nên bằng chính giọng điệu khách quan, tính chất Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN90 http://www.lrc.tnu.edu.vn trung tính trong ngòi bút - đó là giọng điệu “chỉ cung cấp sự thật mà không kèm theo giọng điệu, không có ngữ điệu, hoặc mang ngữ điệu ước lệ Lời văn biên bản, thông báo khô khán dường như là lời vô giọng điệu, là chất liệu sống để tạo thành tiếng nói” [3, tr.166] Mạch Chuyện trong Những đứa trẻ chết già đối lập với mạch Vô thanh chính ở ngay trong giọng điệu Nếu như Vô thanh được kể bằng giọng đầy chiêm nghiệm suy tư để diễn tả nội tâm nhân vật thì ở Chuyện, tự sự tập trung tái hiện sự kiện và hành động, bản chất của con người, những tham sân si bộc lộ trong cuộc tranh giành kho báu cũng như trước những hỉ nộ ái ố của đời sống được thể hiện một cách trần trụi với một giọng điệu khách quan ở cái cách người kể chỉ đơn thuần thực hiện thao tác tường thuật lại những gì đang diễn ra mà không thể hiện bất cứ một thái độ hay cách đánh giá chủ quan nào đó: “Lão gầm gừ, mặt đỏ găng, bọt sùi trắng hai bên mép như người trúng dại Lão chỉ thẳng vào mặt con trai, hét lạc cả giọng: - Thằng động đực, đồ chết đâm, chết dầm, ông sẽ cho mày biết tay Ông sẽ lấy cho mày con vợ nửa điên nửa dại, xem mày có bỏ được thói đòi của nữa hay không Lão vớ bừa chiếc đôn sứ cạnh lan can cửa, đập đánh choang xuống sân (…) Trước khi chết, mụ vợ Trường hấp cho gọi con trai vào, thều thào điều gì đó rồi nghẹo đầu, mắt trợn ngược, thân hình còm cõi co rúm lại” [38, tr.12-13]; “Quý cụt nhảy xổ vào Hải chỉ chờ có thế, thốc chân trái lên bụng Quý Quý văng ra một đoạn Trong cơn điên cuồng không biết trời đất là gì, Quý quờ tay vớ được cái xiên chuột, hùng hổ giơ lên, đâm mạnh xuống lưng Hải lẹ làng buông Lanh, lăn sang một bên Một tiếng rú kinh hoàng nổi lên Hải không nhìn Lanh, mắt hắn rực lửa, nói giễu cợt: - Xong nợ rồi nhé Thằng cụt” [38, tr.160] Giọng điệu trung tính cũng là giọng chủ đạo trong tiểu thuyết Ngồi ở mạch truyện tái hiện lại đời sống thường nhật của Khẩn và những con người quanh anh Tái hiện lại cuộc sống ở chốn công sở và sinh hoạt với những mối quan hệ phức tạp giữa đồng nghiệp, bạn bè, gia đình, Nguyễn Bình Phương chọn lối kể “tường thuật”, mọi sự việc, sự kiện, kể cả cái cách sử dụng diễn ngôn trần thuật đặc biệt ở Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN91 http://www.lrc.tnu.edu.vn tiểu thuyết này đều góp phần tạo ra cái chất giọng “đều đều”, thiếu cảm xúc, thiếu cái nhìn bình luận, đánh giá mang tính chủ quan: “Sáng Hùng và Nghĩa chăm chú nghe Nhung kể chuyện vụ giết người xảy ra tối qua ngay phố mình Hai thằng choai choai mười bảy, mười tám dùng dao nhọn đâm đứt cuống tim một người đàn ông trung niên ngay trước cửa nhà ông ta Lý do rất đơn giản: người đàn ông ấy hắt nước bẩn ra đường, vô tình lại hắt vào chân bọn chúng” [36, tr.144]; Trong các tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương thì Thoạt kỳ thủy là tác phẩm duy nhất thuần nhất, đơn nhất một giọng điệu chính là giọng khách quan, trung tính, sắc lạnh Hiện thực trong Thoạt kỳ thủy tràn ngập bạo lực, tội ác, dục vọng, những bản năng đen tối của con người và Nguyễn Bình Phương đã chọn lối kể “camera”, “máy quay” để tái hiện lại những hiện tượng gai góc và dữ dội của đời sống “Tính hết việc khoanh tay nhìn Ông Điện vốc nước vỗ vỗ vào cổ con lợn Vỗ đến ba lần, ông Điện quơ con dao, hô Tính cầm chậu hứng, rồi xọc vụt dao vào cổ lợn Tính nghe tiếng dao đi sừn sựt Ông Điện vặn nghiêng dao, tiết phun ra đỏ rực Tính ngửa cổ ra sau tránh tiết lợn bắn vào thấy mặt ông Điện thản nhiên như không Tay giữ dao, tay thò xuống, ông Điện khoắng liên tục, tiết vỗ vào chậu óc ách.” [39, tr.23] “Ông Phước đang tắm cho lợn thì nghe tiếng thét, ngoảnh nhìn, thấy tính cầm kéo đâm liên tục vào cổ một thằng bé điên Cả nhà đổ ra can nhưng không kịp Thằng bé điên ôm yết hầu, máu phun thành tia Đám người điên bu quanh reo hò ầm ĩ Tính chống tay vào hông, ngửa mặt cười ằng ặc” [39, tr.79]; Những mảng hiện thực dữ dội được tái hiện một cách bình thản, cảm xúc của nhân vật cũng như người kể chuyện đã bị xóa bỏ hoàn toàn, “tất cả đã bị tiết chế một cách tối đa, bị ghìm giữ hết sức dưới lớp vỏ ngôn từ gần như vô can và đóng băng”, có thể nói giọng điệu khách quan ở Thoạt kỳ thủy đã trở thành một thứ giọng vô âm sắc, và lối viết của nhà văn ở tiểu thuyết này trở thành lối viết trắng; ở đó người kể chuyện không thể hiện quan điểm, người đọc không được dẫn đường, định hướng bằng giọng điệu, thái độ, cảm xúc mà phải tự khám phá Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN92 http://www.lrc.tnu.edu.vn tiểu thuyết bằng chính hiện thực được phản ánh ở góc độ trần trụi nhất, chân thực nhất 3.3.2.3 Giọng điệu chiêm nghiệm, suy tư, triết lý Trong 5 tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương thì giọng điệu chiêm nghiệm, suy tư, triết lý đậm đặc nhất trong Những đứa trẻ chết già, ở đó, giọng điệu này trở thành một đối trọng với giọng khách quan sắc lạnh tạo ra hai kiểu hiện thực đan cài song song Giọng điệu này tràn ngập trong mạch Vô thanh, biến mạch chuyện cũng đồng thời trở thành mạch tâm tưởng, ở đó nhân vật tự thấm thía về những nỗi buồn thân phận cũng như ngậm ngùi xót xa nhận ra những nghịch lý của cuộc đời: “Thời gian là kẻ sát nhân tàn khốc” [38, tr.47]; “Con người theo ông nghĩ chỉ cảm thấy hạnh phúc khi biết rằng mọi thứ đều có giới hạn” [38, tr.142]; “Cái chết bao giờ cũng là điều vĩ đại cuối cùng mà con người đạt đến Bao nhiêu ngàn năm nay con người cứ khao khát thanh thản, khao khát tự do, bình đẳng, khao khát cả nỗi cô đơn tĩnh mịch nữa Những điều đó đều nằm trong cơ thể của cái chết” [38, tr.173] Ông trong Vô thanh là người đã từng trải qua nhiều biến cố, bi kịch của cuộc đời Hoàn cảnh ấy và ở cái độ tuổi đã nếm trải đủ để “thèm được trẻ lại”, con người ta thường hay chiêm nghiệm và suy tư về sự sống, về cái chết Và hơn thế nữa đó là lúc con người khao khát được tìm lại chính mình, nhận thức rõ về bản thể Bởi thế câu hỏi đầy triết lí quanh quất trong mạch Vô thanh đó chính là câu hỏi về hành trình tìm kiếm ý nghĩa của chính mình: “Ta đi đâu? Ta đang ra đi hay trở về?” Câu hỏi hay nỗi niềm trăn trở ấy một lần nữa lại vang lên trong dòng ý thức của Hoàn trong Người đi vắng: “Mình chẳng là gì cả, chẳng có gì cả, mình sẽ phải lênh đênh mãi ngay cả khi không hít thở trên mặt đất này nữa…” [37, tr.64] Không nhiều biến cố để trải nghiệm, không đủ từng trải để thấu hiểu những triết lí, bản chất của đời sống, nhưng chính hiện thực trống trải và thiếu vắng đã thúc đẩy Hoàn đi tìm bản ngã, bản thể của mình trong những giấc mơ vô thức, bằng cách lần tìm, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN93 http://www.lrc.tnu.edu.vn bằng sự cật vấn chính quá khứ của mình: “Mày có phải là tao ngày xưa không?” Và không chỉ Hoàn, con người, sự vật, linh hồn trong thế giới Người đi vắng đều xót xa, trăn trở về cái bản thể “thiếu vắng” của mình thể hiện qua những dòng tự sự với giọng điệu suy tư: “So với cái cây đời con người ta trở nên bẩn thỉu dị mọ quá (…) Con người gục ngã quá nhanh còn cái cây thì bền bỉ ngay cả khi bước vào cái chết ” [37, tr.95] Ở Trí nhớ suy tàn, giọng suy tư miên man dàn trải gắn với những tâm sự mông lung, mơ hồ của cô gái sắp bước vào tuổi 26 với những kí ức buồn: “Cuộc sống có vẻ cồng kềnh lằng nhằng, nếu có thể sẽ cắt bỏ bớt đi cho nhẹ để tiến lên nhanh hơn, thoải mái hơn Chẳng biết nên cắt bỏ cái gì?” [40, tr.67] Khẩn trong Ngồi, dù luôn bị cuốn đi trong sự xô bồ, ồn ã của đời sống thực tại hay trong sự mê hoặc, huyền bí của những giấc mơ có hình bóng Kim, nhưng cũng có lúc nhân vật phải dừng lại để nhận diện lại cuộc sống mà mình đang sống, để suy ngẫm về cái ý nghĩa tồn tại của con người Giọng điệu suy tư, chất vấn và đầy triết lí diễn tả những khoảng lặng ấy của nhân vật: “ Khẩn hình dung ra những kí tự kia là người và một kí tự bị xóa đi, biến mất thì cuộc đời này lại dở dang thêm một chút, vô nghĩa thêm một chút Ý nghĩ ấy thôi thúc Khẩn đánh tên mình vào sau đó tự xóa đi (…) Khẩn linh cảm khoảng trống ấy chứa đựng cái gì đó cao lớn sừng sững và lạnh lẽo (…) Xóa một cái tên thật đơn giản.” [36, tr.114-115] Trong Mình và họ, các nhân vật cũng luôn chiêm nghiệm, suy tư về những điều diễn ra trong hiện thực cuộc sống Khi nói chuyện về phỉ, Hiếu đã nghĩ: “Mình nghĩ nếu xét thuần về mặt hành động thì phỉ là loại chạm tới cái cốt lõi nhất, tiêu biểu nhất của con người Vì phỉ hay dùng hình thức chặt, hình thức mang lại khoái cảm và uy quyền Phỉ chặt đầu, chặt tay, chặt chân, chặt ngang người Các loài khác không biết chặt, chỉ biết cắn xé” [35, tr.100] Khi đọc bài báo trên báo Công an đưa tin về việc một đứa trẻ sơ sinh bị vứt vào xe rác ven hồ Giảng Võ, Hiếu nghĩ: “không hiểu sao người ta lại vứt trẻ vừa lọt lòng vào xe rác, rõ ràng hai thứ đó chẳng ăn nhập gì với nhau” Khi nói chuyện về người Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN94 http://www.lrc.tnu.edu.vn đàn bà bí ẩn vùng núi đã từng ăn thịt người, Hiếu nghĩ: “Thế gian này, xét cho cùng, từ khởi nguồn đến giờ, chưa hề mất đi một cái gì, kể cả sự mông muội” [35, tr.121] Cậu lễ tân vô danh nơi khách sạn miền núi cũng triết lí: “Người già ở vùng núi sống lâu hơn người già ở các vùng xuôi vì họ luôn ý thức được rằng sinh mạng chỉ là thứ duỗi dài ra” [35, tr.103] Một người bạn của Hiếu khi nói chuyện về Họ, (ở bên kia biên giới) đã kết luận: “bao đời nay họ cứ nhăm nhe thịt mình, mà không thịt được chỉ vì mình biết cười xòa, còn họ thì không Vì giỏi cười xòa cho nên mình trở thành ẩn ức của họ” [35, tr.212]…Giọng suy tư, nghiền ngẫm, triết lí được thể hiện một cách khá tự nhiên và có phần ngẫu hứng thông qua các nhân vật trong các tác phẩm Nó vừa cho thấy sự khám phá của Nguyễn Bình Phương về chiều sâu và những ngóc ngách đa diện trong đời sống nội tâm của từng nhân vật gắn với các sự kiện, sự việc, tình huống cụ thể trong đời sống; đồng thời cũng phần nào kín đáo thể hiện những suy tư của nhà văn về hiện thực cuộc sống và ý nghĩa tư tưởng của tác phẩm Chính âm hưởng của giọng điệu triết lí và chiêm nghiệm này cho thấy tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương cũng như các tác giả đương đại khác, dù luôn nỗ lực khai phá những hiện thực mới, những hình thức mới nhưng vẫn không thể đi ngoài quy luật muôn đời của tiểu thuyết, của văn chương: suy tư về số phận và bản ngã con người TIỂU KẾT Tóm lại, để khắc họa rõ nét đặc điểm tính cách, diễn biến nội tâm nhân vật, Nguyễn Bình Phương đã linh hoạt trong việc lựa chọn hình thức tự sự, lựa chọn ngôi kể và điểm nhìn trần thuật Vẫn tiếp thu những đặc điểm của nghệ thuật tự sự truyền thống, kể chuyện từ ngôi thứ nhất hoặc thứ ba, song cách chọn điểm nhìn trần thuật đã mang đến cho những tác phẩm tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương một giá trị mới, giúp nhà văn vừa thể hiện được tính chất khách quan trong lời kể đồng thời vừa có thể khơi sâu vào từng kẽ ngách nội tâm tinh tế nhất của các nhân vật Cùng với thay đổi trong điểm nhìn trần thuật là sự đổi mới ở kết cấu, ngôn ngữ và giọng điệu Những đặc điểm kết cấu của tiểu thuyết hậu hiện đại như kết Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN95 http://www.lrc.tnu.edu.vn cấu đa tầng, xoắn kép hay kết cấu phân mảnh được nhà văn vận dụng khá thành công trong nhiều tác phẩm để tạo ra những bức tranh hiện thực phong phú nhiều mầu sắc Ngôn ngữ và giọng điệu trần thuật đa dạng, mang dấu ấn riêng cũng là những yếu tố góp phần khắc học rõ nét và tạo nên sự thành công trong nghệ thuật xây dựng nhân vật của tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN96 http://www.lrc.tnu.edu.vn KẾT LUẬN 1 Xuất hiện trên văn đàn tiểu thuyết Việt Nam hiện đại chưa lâu, và vẫn được xưng danh là “nhà văn trẻ” song sức sáng tạo và “gia tài” văn chương mà Nguyễn Bình Phương sở hữu không phải người cầm bút nào cũng có được Với 8 cuốn tiểu thuyết và mỗi tác phẩm ra đời đều tạo được sự chú ý, quan tâm của dư luận bởi sức cuốn hút khiến người đọc phải trăn trở để tìm cách lý giải, khám phá Chọn cách tiếp cận từ góc độ nhân vật, luận văn thông qua những phân tích, đánh giá về nghệ thuật xây dựng nhân vật để khám phá thế giới tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương Từ góc độ này có thể thấy tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương thể hiện những đổi mới trên nhiều phương diện 2 Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương hết sức đa dạng và phong phú với những kiểu người có nhiều nét độc đáo, khác lạ: Nhân vật bị tha hóa, nhân vật vô thức- người điên, nhân vật kì ảo, nhân vật biểu tượng, nhân vật là nạn nhân của chiến tranh… Với ý đồ sử dụng nhân vật như một phương thức tự sự, Nguyễn Bình Phương đã đem lại cho văn học Việt Nam cuối thế kỉ XX đầu thế kỉ XXI những kiểu nhân vật mới mẻ, vừa cho thấy khả năng quan sát và sức sáng tạo của nhà văn, vừa khắc họa sâu sắc những vấn đề của xã hội đương đại Thế giới nhân vật ấy cũng là nơi để nhà văn cảnh tỉnh con người và bày tỏ khát vọng của mình về một cuộc sống tốt đẹp hơn Để mô tả, khắc họa nhân vật, Nguyễn Bình Phương đã sử dụng nhiều thủ pháp nghệ thuật như: đặt nhân vật trong một không gian và thời gian nghệ thuật đặc biệt; xây dựng nhân vật qua những giấc mơ, những ám ảnh dị thường; xây dựng nhân vật với những thủ pháp nghệ thuật đặc trưng của chủ nghĩa hiện thực huyền ảo; xây dựng nhân vật thông qua kĩ thuật dòng ý thức… Có thể nói Nguyễn Bình Phương đã tiếp cận rất sát với văn học hậu hiện đại của thế giới và tìm được cho mình một hướng khơi nguồn riêng trên phương diện xây dựng nhân vật Thông qua đó có thể cho thấy nhà văn có cái nhìn sát thực vào đời sống, những vấn đề mà nhà văn đặt ra cũng là những vấn đề đang nhức nhối Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN97 http://www.lrc.tnu.edu.vn trong xã hội: con người đang tự đầu độc chính môi trường sống của mình, đang tự huỷ hoại mình bằng bạo lực bằng mông muội, bằng những ham muốn vô độ và sự vô cảm Hậu quả dẫn đến là con người hoá điên, con người hoá vật Từ đó giúp chúng ta nhận thức được rằng đâu phải xã hội văn minh hơn thì con người đều hoàn thiện, tốt đẹp Còn bao nhiêu điều nhức nhối, bao hành vi cần điều chỉnh, bao căn bệnh cần chữa trị và những môi trường sống cần tiếp tục được cải thiện Cần phải khắc phục để chống lại căn bệnh “nhiễm trùng” xã hội Bởi nếu không khắc phục, con người sẽ chỉ thu lại trong một tư thế Ngồi bất lực và tuyệt vọng, xã hội sẽ rơi vào bi kịch của “Những đứa trẻ chết già”, trở lại thời “Thoạt kỳ thuỷ” hoặc chỉ còn là những “Trí nhớ suy tàn” và không thể phân biệt giữa Mình và họ Để tạo ấn tượng và sự độc đáo cho thế giới nhân vật của mình, nghệ thuật tự sự cũng được tác giả khai thác triệt để Với sự cách tân trong ngôi kể, trong điểm nhìn trần thuật, trong kết cấu, trong ngôn ngữ và giọng điệu , Nguyễn Bình Phương thực sự đã mang đến cho nhân vật một diện mạo và đời sống nội tâm vô cùng phong phú, phúc tạp với nhiều vỉa tầng, nhiều bất ngờ như chính cuộc sống đương đại đang Đồng thời cũng cho thấy một cái nhìn đa diện, phức hợp, nhiều chiều về thế giới, ở đó hiện thực được tái hiện như một mê lộ, nhiều khúc quanh co, nhiều sự đứt gãy và có cả những mảng hiện thực nằm ngoài khả năng thức nhận của con người Mỗi tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương mang một chủ đề, một màu sắc riêng nhưng vẫn có một tiếng nói xuyên suốt Đó là hình ảnh những con người trong thế giới hiện đại với nhiều đổ vỡ, âu lo, bất an vẫn đang khắc khoải trên hành trình kiếm tìm bản thể, kiếm tìm ý nghĩa đích thực cho sự tồn tại của mình Bởi vậy cũng có thể nói tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương là “tiểu thuyết về chính cái trạng thái kiếm tìm ý nghĩa của đời sống” [41] 3 Cũng không thể không công nhận rằng, đôi khi những cách tân, những dụng công về kỹ thuật bị lạm dụng khiến cho tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương lắm lúc trở nên cầu kì, phức tạp, thậm chí rối rắm, thách đố sự đọc của độc giả Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN98 http://www.lrc.tnu.edu.vn truyền thống Nhưng trên hết, không thể phủ nhận được những đóng góp lớn của Nguyễn Bình Phương không chỉ về phương diện nghệ thuật và còn cả những cảm quan tiểu thuyết Như chính nhà văn đã nói: “tiểu thuyết cần sự mạo hiểm”, sáng tạo của nhà văn là một hành trình không hề dễ dàng, đó thực sự là một cuộc phiêu lưu Đổi mới lại càng đẩy cuộc phiêu lưu ấy đi xa hơn và cũng chông chênh, khó khăn hơn Với những gì Nguyễn Bình Phương thể hiện trong các tiểu thuyết đầu tay và với những nỗ lực sáng tạo chưa có điểm dừng, những người đọc đồng cảm đã nhìn thấy được ở tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương và một số nhà văn đương đại khác một con đường, một lối đi, có điều nhà văn sẽ đi xa được đến đâu và liệu có tới đích, đó vẫn là điều mà chúng ta chờ đợi, cũng như chờ đợi một tương lai phía trước cho nền tiểu thuyết đương đại Việt Nam Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN99 http://www.lrc.tnu.edu.vn THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Tạ Duy Anh (2002), Đi tìm nhân vật, Nxb Văn hóa dân tộc 2.Tạ Duy Anh (2004), Hai tiểu thuyết: Lão Khổ, Thiên thần sám hối, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội 3 Thái Phan Vàng Anh (2009), Người kể chuyện trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại, Luận án Tiến sĩ, Viện Văn học 4 Lại Nguyên Ân (1999), 150 thuật ngữ văn học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội 5 Lại Nguyên Ân, Đoàn Tử Huyến (2003), Văn học hậu hiện đại thế giới, những vấn đề lý thuyết, Trung tâm văn hóa ngôn ngữ Đông Tây, NXB Hội nhà văn 6 Nguyễn Thị Bình (2007), Tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 - một cái nhìn khái quát, Tạp chí Nghiên cứu văn học số 2 7 Nguyễn Thị Ngọc Diệp (2007), Yếu tố kì ảo trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội 8 Đoàn Ánh Dương (2008), Nguyễn Bình Phương, lục đầu giang tiểu thuyết, Tạp chí Nghiên cứu Văn học, số 4 9.Nguyễn Văn Dân (2006), Phương pháp luận nghiên cứu văn học, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội 10.Nguyễn Văn Dân (1997), “Dấu ấn phương Tây trong văn học Việt Nam hiện đại”, Tạp chí Văn học số 2, tr.77 – 84 11 Đặng Anh Đào (2001), Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết phương Tây hiện đại, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội 12 Nguyễn Văn Đạm (1999), Từ điển tường giải và liên tưởng, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội 13 Nguyễn Đăng Điệp (2003), Vọng từ con chữ, NXB Văn học 14 Trịnh Bá Đĩnh (2002), Chủ nghĩa cấu trúc và văn học, NXB Văn học - Trung tâm Nghiên cứu Quốc học 15 Văn Giá, Thử nhận diện tiểu thuyết ngắn Việt Nam gần đây, www.evan.com Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – 100ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 16 Hoàng Cẩm Giang (2007), Cấu trúc tiểu thuyết Việt Nam thế kỷ XXI, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội 17 Thu Hà, Nguyễn Bình Phương và thói quen quan sát người điên, 18 Trương Thị Ngọc Hân, Một số điểm nổi bật trong sáng tác của Nguyễn Bình Phương, http://www.tienve.org 19.Phạm Thị Hoài, Thiên sứ http://www Lmvn.com 20 Hoàng Ngọc Hiến (1990), Văn học - Học văn, Trường Viết văn Nguyễn Du 21 Đỗ Đức Hiểu (2000), Thi pháp hiện đại, NXB Hội Nhà văn 22 Nguyễn Thái Hòa (2000), Những vấn đề thi pháp của truyện, NXB Giáo dục 23 Võ Thị Hảo, Tôi lạc quan hơn về tiểu thuyết Việt Nam, http://www Vietnamnet, ngày 12/10/2005 24 Võ Thị Thu Hằng, Triết lý văn chương trên trang viết Nguyễn Huy Thiệp, http://evan.vnexpress.net/News/phe-binh/phe-binh/2007/ 09/3B9ADA3F/ 25 Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (2000), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb ĐHQG, Hà Nội 26 Phùng Văn Khai, (2007), Tản mạn Nguyễn Bình Phương (Chân dung văn học), Nxb Văn học 27 Thụy Khuê, Sóng từ trường II (Nguyễn Bình Phương), www.thuykhue.free 28 Nguyễn Văn Long (2009), Văn học Việt Nam sau 1975 và việc giảng dạy trong nhà trường, NXB Giáo dục Việt Nam 29 Manfred Jahn, Trần thuật học - Nhập môn lý thuyết trần thuật, Nguyễn Thị Như Trang dịch, tài liệu khoa Văn học, Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội 30 M Bakhtin (2003), Lý luận và thi pháp tiểu thuyết, NXB Hội Nhà văn 31 Hồ Bích Ngọc (2006), Nguyễn Bình Phương với việc khai thác tiềm năng thể loại để hiện đại hoá tiểu thuyết, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Sư phạm Hà Nội Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – 101ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 32 Lê Lưu Oanh (1994), “Những biểu hiện của thế giới tâm linh và vô thức trong thơ trữ tình sau 75”, Thông báo khoa học số 1, tr.85 - 90 33 Nhiều tác giả (2012), Từ điển tác giả - tác phẩm Văn học Việt Nam (dùng trong nhà trường), NXB Giáo dục 34 Nhiều tác giả (2010), Từ điển tác phẩm văn xuôi (tập 3), NXB Giáo dục 35 Nguyễn Bình Phương (2014), Mình và họ, NXB Trẻ 36 Nguyễn Bình Phương (2006), Ngồi, NXB Đà Nẵng 37 Nguyễn Bình Phương (2006), Người đi vắng, NXB Phụ nữ 38 Nguyễn Bình Phương (1994), Những đứa trẻ chết già, NXB Văn học 39 Nguyễn Bình Phương (2005), Thoạt kỳ thủy, NXB Văn học 40 Nguyễn Bình Phương (2000), Trí nhớ suy tàn, NXB Thanh niên 41 Nguyễn Bình Phương, Nhà văn là người trôi dạt trong thời đại, http://www.Vietnamnet 42 Nguyễn Bình Phương, Giá như tiểu thuyết có những bước mạo hiểm, http://vietbao.vn/Van-hoa/Nguyen-Binh-Phuong-Gia-nhu-tieu-thuyet-conhung-buoc-mao-hiem/20502945/103/ 43 Nguyễn Bình Phương, http://www2.vietnamnet.vn/vanhoa/tintuc/2006/10/62 44 Lê Mỹ Ý, Nguyễn Bình http://evan.vnexpress.net/News/chan-dung/2007/04/3B 45 Nguyễn Bình Phương, Văn học mênh mông như cuộc sống, http://vietbao.vn/Van-hoa/Nguyen-Binh-Phuong-Van-hoc-menh-mong-nhucuoc-song 46 Thi ca và cuộc kiếm tìm có tên Nguyễn Bình Phương http://antgct.cand.com.vn/vi-VN/nhandam/2009/12/53359.cand 47.Nguyễn Bình Phương (2005), Tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ đổi mới, Nxb Hội nhà văn 48 L.P Rjanskaya, Liên văn bản - sự xuất hiện của khái niệm về lịch sử và lý thuyết của vấn đề, http://www.vienvanhoc.org.vn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – 102ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn ... NHỮNG PHƯƠNG THỨC ĐẶC THÙ CỦA NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG 2.1 Các loại hình nhân vật tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương 2.1.1 Nhận diện khái quát nhân vật tiểu thuyết. .. quát nhân vật tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương 19 2.1.2 Các kiểu loại nhân vật tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương 20 2.2 Những phương thức đặc thù nghệ thuật xây dựng nhân vật 37 2.2.1 Đặt nhân vật. .. hình nhân vật tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương nhân vật người tha hóa, người dục vọng; nhân vật người vô thứcngười điên; nhân vật biểu tượng Luận văn thạc sĩ văn học Nguyễn Thị Phương Diệp Nghệ thuật

Ngày đăng: 09/06/2021, 08:02

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan