Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thị Diệu Thúy PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài “Nếu phải chia tay công ty, tôi sẽ nhận về mình tất cả các nhãn hiệu, tên thương mại và lợi thế thương mại, còn bạn có thể lấy đi tất cả công trình xây dựng, thậm chí cả gạch và vữa, rồi tôi sẽ kinh doanh phát đạt hơn”. Câu nói nổi tiếng đến mức gần như kinh điển của John Stuart, cựu chủ tịchcủa tập đoàn Quaker đã đưa ra một cách nhìn nhận mới mẻ và tổng quát về giá trị củathươnghiệuđốivới mỗi doanh nghiệp. Nó cũng là một minh chứng cho thấy các nhà quản trị doanh nghiệp trên thế giới đã nhận thức rõ tầm quan trọng củathươnghiệu trong hoạt động kinh doanh, một tài sản vô giá đốivới bất kỳ doanh nghiệp nào. Vì vậy, thươnghiệu đã trở thành nhân tố quan trọng quyết định đếnthành công và uy tín của doanh nghiệp. Tại Việt Nam, thươnghiệu là một khái niệm còn khá mới mẻ, hay nói chính xác hơn thươnghiệu mới tái xuất hiện ở Việt Nam từ khoảng gần 20 năm trở lại đây, với việc mở cửa nền kinh tế, tăng tốc cạnh tranh và nhất là với sự xâm nhập củacác hàng hóa nước ngoài. Ngườitiêudùng Việt Nam đang nhanh chóng thích nghi với những công cụ marketing được các doanh nghiệp ngày càng đầu tư nhiều trước sức ép cạnh tranh như bao bì, quảng cáo, khuyến mãi . Một nhóm đối tượng ngườitiêudùng đã tỏ ra rất chú ý tới những yếutố mang giá trị biểu tượng, tinh thần của sản phẩm như kiểu dáng, phong cách, nhãn hiệu. Còn lại phần đông vẫn rất chú trọng những giá trị mang tính vật chất, chức năng trong mua sắm tiêu dùng, như độ bền, tính tiết kiệm. Trong bối cảnh đó, thươnghiệu đang dần chiếm một chỗ đứng vững chắc và ngày càng được khách hàng cân nhắc đến khi lựa chọn sản phẩm. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp tại VN chưa nhận thức được tầm quan trọng củathươnghiệu trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt này. Trong những năm qua, Việt Nam là một trong những nước có nền kinh tế tăng trưởng cao và ổn định, bình quân thời kỳ 2000-2011 đạt gần 7% là tương đối cao so vớicác nước trong khu vực. Đời sống kinh tế xã hội củangười dân được cải thiện, các nhu cầu thiết yếucủa đại bộ phận dân cư được đáp ứng. Có sự dịch chuyển cơ cấu về tiêudùng từ “ăn no mặt ấm” sang “ăn ngon mặt đẹp” (tạp chí nghiên cứu Kinh tế; Số: 353,) từ SVTH: Võ Thị Dung - K42 Marketing 1 Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thị Diệu Thúy đó yêu cầu các món ăn được chế biến phải thật ngon, thật tinh tế và đậm đà hương vị. Vì vậy, hạtnêm đã trở thành một thứ gia vị không thể thiếu trong bếp của mọi nhà để hỗ trợ và rút ngắn thời gian cho những người làm bếp, đồng thời đáp ứng nhu cầu củangườitiêu dùng. Hiện nay trên thị trường, ngườitiêudùng Việt Nam đang đứng trước sự bùng nổ cácloạithươnghiệuhạtnêm khác nhau dẫn đến cạnh tranh là điều không thể tránh khỏi. Chính vì vậy để có thể đứng vững và tồn tại thì thươnghiệu là chìa khóa tạo sự khác biệt, sở hữu một thươnghiệu mạnh và uy tín là lợi thế rất lớn của doanh nghiệp hiện nay (Lê Đăng Lăng (2010), Quản trị thương hiệu, Nxb ĐH Quốc Gia TPHCM). Một điều có thể cảm nhận là dường như ngườitiêudùng Việt Nam có một sức chống đỡ khá yếu ớt trước những tấn công bằng chính sách giá và khuyến mại củacác doanh nghiệp. Sự trungthànhvới nhãn hiệucủa họ có vẻ không bền (Nguồn: Tạp chí Marketing). Theo thăm dò ý kiến từ các hệ thống siêu thị Co-opmart, Maximark, Citimart cho thấy: “Mức độ ưa chuộng các nhãn hiệu giữa cácloại gia vị tương tự chênh lệch nhau không nhiều. Nhãn hiệu nào càng tổ chức nhiều chương trình khuyến mãi, quảng cáo càng nhiều, chi phí cho trưng bày bắt mắt thì bán chạy hơn. Khách mua vẫn chưa trungthànhvới nhãn hiệu nhất định”. ( vietbao.com) Trong bối cảnh kinh tế thị trường và với xu thế mở cửa - hội nhập như hiện nay, các hình thức bán lẻ hiện đại như cửa hàng bách hóa, trung tâm thương mại, trung tâm mua sắm và đặc biệt là các hệ thống siêu thị xuất hiện và dần trở nên phổ biến làm thay đổi diện mạo, tạo nên sức cạnh tranh của ngành bán lẻ trong nước ngày càng gay gắt. Siêu thị, một loại hình bán lẻ văn minh, hiện đại đang phát triển nhanh chóng và đang trở thànhđịa chỉ mua sắm quen thuộc của nhiều bộ phận dân cư. Với thị trường bán lẻ đầy tiềm năng của Việt Nam nói chung, thànhphốHuế nói riêng đã, đang và sẽ thu hút được nhiều loại hình bán lẻ hiện đại, đặc biệt là các hệ thống siêu thị trong và ngoài nước. Ra đời sớm nhất ở thànhphố Huế, HTX TM - DV Thuận Thành là đơn vị phân phối sản phẩm tiêudùng lớn trênđịa bàn, siêu thị Thuận Thành đã gắn bó mật thiết và “ăn sâu” vào trong tâm trí củangười dân Huế. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, sự xuất hiện của siêu thị Big C đã gây không ít khó khăn trong việc cạnh tranh tiêu thụ sản phẩm cho siêu thị Thuận Thành. Trước thực trạng trên, việc nghiên cứu khả năng cạnh SVTH: Võ Thị Dung - K42 Marketing 2 Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thị Diệu Thúy tranh của siêu thị đốivới ngành hàng tiêudùng tại thànhphốHuế là rất cần thiết, để từ đó có cơ sở đề ra chiến lược tiếp thị, tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Với những lập luận trên, trong khuôn khổ của một khóa luận tốt nghiệp, tôi xin thực hiện đề tài: “Phân tíchcácyếutốảnhhưởngđếnlòngtrungthànhcủangườitiêudùngđốivớithươnghiệucácloạihạtnêmtrênđịabànthànhphố Huế”. 2. Mục tiêu nghiên cứu Xác định cácyếutốảnhhưởngđếnlòngtrungthànhcủangườitiêudùngđốivớithươnghiệuhạt nêm. Xây dựng mô hình hồi quy tuyến tính đánh giá mức độ ảnhhưởngcủacácyếutốđếnlòngtrungthànhthươnghiệuhạt nêm. Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị cho hợp tác xã Thương mại - Dịch vụ Thuận Thành nhằm góp phần vào việc xây dựng chiến lược tiếp thị, tạo lợi thế cạnh tranh cho siêu thị trênđịabànthànhphố Huế. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Ngườitiêudùng là người nội trợ trong hộ gia đình thuộc địabànthànhphốHuế 3.2 Phạm vi nghiên cứu Phạm vi thời gian: bắt đầu từ đầu tháng 2 đến cuối tháng 4 năm 2012 Phạm vi không gian: địabànthànhphốHuế 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu Thông tin thứ cấp: Số liệu tổng hợp từ các phòng chức năng của HTX TM-DV Thuận Thành về báo cáo kết quả kinh doanh, tình hình lao động . Số liệu tổng hợp từ Tổng Cục Thống Kê, các cơ quan hành chính các phường về số hộ dân, . phục vụ công tác điều tra, phỏng vấn Thông qua mô hình nghiên cứu về giá trị thươnghiệu được áp dụng trong thị trường hàng tiêudùngcủa Ts. Nguyễn Đình Thọ và Ts. Nguyễn Thị Mai Trang đã cho ta những biến đo lường trong từng thànhphầncủa giá trị thươnghiệu để từ đó kết hợp với phỏng vấn nhóm cho ra những biến đo lường phù hợp với đề tài nghiên cứu. SVTH: Võ Thị Dung - K42 Marketing 3 Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thị Diệu Thúy Thông tin sơ cấp: Trong phần thu thập thông tin sơ cấp, đề tài chủ yếu thực hiện lấy thông tin từ đối tượng: hộ gia đình với phỏng vấn bảng hỏi. Cụ thể ta cần thu thập các thông tin sau: Đặc điểm của mẫu khảo sát Xác định cácyếutốảnhhưởngđếnlòngtrungthànhthươnghiệu Đánh giá mức độ ảnhhưởngcủacácyếutốđếnlòngtrungthànhthương hiệu. Nghiên cứu định tính Nghiên cứu định tính để khám phá, điều chỉnh và bổ sung các biến quan sát dùng để đo lường các khái niệm nghiên cứu. Phương pháp này được thực hiện theo phương pháp phỏng vấn nhóm theo một nội dung được chuẩn bị trước dựa theo thang đo có sẵn. Đối tượng phỏng vấn: 10 khách hàng bất kỳ đã từng tiêudùng sản phẩm hạt nêm. Kết quả nghiên cứu sơ bộ là cơ sở cho thiết kế bảng câu hỏi đưa vào nghiên cứu chính thức. Bảng câu hỏi sau khi được chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện được đưa vào nghiên cứu chính thức. Đề tài sử dụng phương pháp kết hợp: nghiên cứu định tính trước, nghiên cứu định lượng sau. Điều tra bằng bảng câu hỏi nhằm thu thập, phântích dữ liệu khảo sát cũng như kiểm định thang đo, các giả thuyết và mô hình nghiên cứu thông qua phần mềm SPSS. Nội dung bảng câu hỏi gồm hai phần chính: (1) Khảo sát mức độ cảm nhận củangườitiêudùngđốivớicácyếu tố: lòngtrung thành, nhận biết thương hiệu, chất lượng cảm nhận, ham muốn thươnghiệu và thái độ đốivới chiêu thị cácthươnghiệuhạtnêmvới 21 biến quan sát, sử dụng thang đo Liket với 5 mức độ, từ mức độ 1 - Hoàn toàn không đồng ý đến mức độ 5 - Hoàn toàn đồng ý. Khách hàng sẽ thể hiện đánh giá của mình về mức độ đồng ý về từng yếutố được đưa ra. (2) Một số câu hỏi về tình sử dụnghạtnêm và thông tin cá nhân củangười trả lời như độ tuổi, giới tính để sử dụng cho việc mô tả đặc điểm của mẫu điều tra trong khi phân tích. Sau đó tiến hành phỏng vấn thử với 10 ngườitiêudùng sử dụnghạt nêm, điều chỉnh lại bảng câu hỏi, tiến hành điều tra chính thức. SVTH: Võ Thị Dung - K42 Marketing 4 . của người tiêu dùng đối với thương hiệu các loại hạt nêm trên địa bàn thành phố Huế . 2. Mục tiêu nghiên cứu Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung. sát Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành thương hiệu Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến lòng trung thành thương hiệu. Nghiên