GD2- Tâm lýtiêudùng và xuhướngtấtyếu! Trong bài trao đổi trước về những khó khăn/thuận lợi mà các doanh nghiệp TMĐT gặp phải khi bước chân vào lĩnh vực này, mình có đề cập đến 1 khó khăn chung đối với các doanh nghiệp. Đó chính là tâm lý/thói quen tiêu dùng của người Việt Nam. Nếu như "nắm tận tay, nhìn tận mắt, mặc cả, trả giá, " được xem là những thú vui "truyền thống" khi mua hàng thì thay đổi ý kiến tùy tiện lại là 1 thói quen xấu đang rất phổ biến khi trao đổi mua bán qua mạng hiện nay. Có thể lấy 1 ví dụ cụ thể như thế này: A vào 1 trang web mua bán để tìm 1 món hàng, anh ta tìm được món hàng ở 2pic của B. Sau đó A liên lạc với B để đặt mua món hàng đó. Trong lúc B chưa giao hàng, A bắt gặp C đang bán món hàng mà mình mua với giá rẻ hơn giá mà B đã bán. Anh ta gọi cho B để hủy đơn đặt hàng hoặc thậm chí không thèm liên lạc lại cho B vì anh ta chưa hề thanh toán tiền hàng. Ví dụ trên đây là 1 vấn nạn rất phổ biến khi kinh doanh online hiện nay. Nó góp phần làm xấu đi bức tranh TMĐT Việt Nam! Đối với người mua thì dường như việc này chẳng ảnh hưởng gì đến họ vì: - Họ là khách hàng - là thượng đế nên làm gì là quyền của họ. - Họ không cần giữ uy tín đối với người bán vì ko mua hàng chỗ này họ vẫn có thể mua hàng ở chỗ khác. - Họ chưa thanh toán tiền hàng nên chẳng có gì ràng buộc đối với người bán cả! Tuy nhiên, đối với người bán hàng thì đây lại là những rắc rối lớn: - Bán hàng thông qua rất nhiều khâu (kiểm tra đơn hàng, xuất hàng, giao hàng, ) mà khâu nào cũng đều phát sinh chi phí - Đối với những mặt hàng không dự trữ, phục hồi, bảo quản, được thì đây lại là thiệt hại lớn về kinh tế - Nếu khách hàng đặt mà ko giao hàng kịp thời thì lại . mất uy tín! Vậy đâu là nguyên nhân của tình trạng trên??? Nếu quan sát kĩ vấn đề, bạn có thể nhận thấy nguyên nhân chính ở đây là sự thiếu đồng bộ ở khâu thanh toán! - Đối với khách hàng, do chưa thanh toán tiền hàng nên họ không có ràng buộc gì với người bán. Vì vậy họ dễ dàng thay đổi quyết định khi có sự tác động bên ngoài. - Đối với người bán: sự phức tạp, tốn kém trong khâu giao hàng cũng là vì họ chưa nhận được sự đảm bảo gì từ phía người mua. Tóm lại, để giải quyết được vấn đề ở trên thì cần phải có 1 kênh thanh toán mạnh mẽ để kết nối người bán với người mua. Nó sẽ là ràng buộc đối với người mua hàng để hạn chế sự thay đổi quyết định của họ và cũng đồng thời tạo điều kiện để người bán rút ngắn bớt thời gian chuyển hàng tới tay người mua hàng. Vì vậy có thể kết luận, "thanh toán điện tử trở nên phổ biến là xuhướngtất yếu để TMĐT đi lên!" . GD2 - Tâm lý tiêu dùng và xu hướng tất yếu! Trong bài trao đổi trước về những khó khăn/thuận lợi mà các doanh nghiệp TMĐT gặp phải khi bước chân vào. đề cập đến 1 khó khăn chung đối với các doanh nghiệp. Đó chính là tâm lý/ thói quen tiêu dùng của người Việt Nam. Nếu như "nắm tận tay, nhìn tận mắt,