tâm lý tiêu dùng v năng lực canh tranh của sản phẩm hng hóa - dịch vụ TS. Vũ trọng tích Bộ môn Cơ sở kinh tế v quản lý Khoa Vận tải - Kinh tế - Trờng ĐH GTVT Tóm tắt: Trong nền kinh tế thị trờng, để thỏa mãn nhu cầu, ngời tiêu dùng có quyền lựa chọn sản phẩm hng hóa dịch vụ nhất định trong số các sản phẩm cùng loại đợc các nh sản xuất cung cấp trên thị trờng. Nh vậy giữa các sản phẩm, dịch vụ cùng loại ny của các nh cung cấp khác nhau, diễn ra sự cạnh tranh để chiếm lĩnh thị trờng. Vấn đề đặt ra l cần phải hiểu năng lực cạnh tranh của sản phẩm hng hóa, dịch vụ nh thế no v đợc đánh giá nh thế no. Trong phạm vi bi viết ny, chúng tôi xin đa ra cách giải quyết những vấn đề đó. Summary: Our economy is in the integration process. To start steadily in the severe competition, each enterprire has to ensure the competitiveness of its products and services supplied to the market. The report concerns the concept of competitiveness, factors affecting competitiveness of products and services. Methods of assessing the competitiveness of some particular products and services are also presented. I. tâm lý tiêu dùng v khái niệm năng lực cạnh tranh của hng hóa, dịch vụ Tiêu dùng là hoạt động trong đó ngời ta sử dụng giá trị sử dụng của sản phẩm nào đó hoặc dịch vụ nào đó để thỏa mãn nhu cầu nhất định của mình. Hoạt động tiêu dùng của con ngời thờng do nhu cầu tiêu dùng đòi hỏi và quyết định. Nhu cầu tiêu dùng có trớc sự tiêu dùng, là nguyên bản của hoạt động tiêu dùng. Thỏa mãn nhu cầu có nghĩa là sự hài lòng đầy đủ về mặt tâm lý sau khi nhu cầu đợc đáp ứng. Trong lĩnh vực tiêu dùng, sự thiếu thốn về cái gì đó làm xuất hiện nhu cầu và ngời ta mong muốn đợc thỏa mãn nhu cầu đó tạo nên ớc muốn tiêu dùng. Thực hiện ớc muốn tiêu dùng ấy là sự thỏa mãn. Sự thỏa mãn của cá nhân về tiêu dùng một hàng hóa, dịch vụ nào đó đợc gọi là hiệu quả tiêu dùng. Còn hiệu quả tới hạn là mức độ thỏa mãn tăng lên của mỗi đơn vị lợng tiêu thụ tăng lên. Do nhu cầu của con ngời là vô tận cho nên ớc muốn tiêu dùng của con ngời cũng vô hạn. ở đây tồn tại sự mâu thuẫn giữa tính vô hạn của ớc muốn tiêu dùng với tính hữu hạn của khả năng thỏa mãn ớc muốn tiêu dùng. Việc thực hiện ớc muốn tiêu dùng bị chế ớc bởi nhiều yếu tố nh trình độ phát triển của lực lợng sản xuất xã hội, mức độ thu nhập kinh tể của gia đình, cá nhân, giá cả hàng hóa, mức độ phong phú của hàng hóa Trong điều kiện xã hội kinh tế hàng hóa hiện nay, chỉ khi nào ngời tiêu dùng có tiền hoặc có khả năng làm ra tiền thì ớc muốn tiêu dùng mới trở thành nhu cầu tiêu dùng. Khi quyết định mua hàng hóa, dịch vụ ngời tiêu dùng phải tính toán nhu cầu tiêu dùng, phải đa ra quyết sách tiêu dùng có chất lợng cao, nghĩa là với chi phí ít mà mua đợc hàng hóa nh ý, giá cả phù hợp với chất lợng và thỏa mãn tới mức tối đa nhu cầu tiêu dùng cụ thể. Trong điều kiện xã hội hiện thực, khi mua hàng hóa với số tiền có hạn, ngời tiêu dùng bao giờ cũng so sánh số tiền bỏ ra với hiệu quả thu về, lấy hiệu quả tới hạn làm tiêu chuẩn để tính toán mức độ mỗi sản phẩm có thể thỏa mãn đợc nhu cầu của họ. Nếu hiệu quả tới hạn lớn thì ngời tiêu dùng sẽ vui lòng bỏ ra nhiều tiền để mua hàng hóa, dịch vụ đó, nếu hiệu quả tới hạn nhỏ thì họ sẽ chuyển sang mua hàng hóa dịch vụ khác để thay thế. Nh vậy, hiệu quả chẳng những quyết định số lợng của một loại sản phẩm nào đó sẽ đợc tiêu thụ, mà còn quyết định việc phân phối lợng tiền cho những hàng hóa khác nhau trên nguyên tắc hiệu quả tới hạn ngang nhau, nghĩa là phải mua hàng hóa nh thế nào để hiệu quả tới hạn của hàng hóa đã mua có cùng tỷ lệ với giá cả của chúng nhằm đạt hiệu quả tối đa. Từ những phân tích trên về tâm lý tiêu dùng của con ngời trong điều kiện của xã hội hiện tại, có thể đa ra khái niệm năng lực cạnh tranh và chỉ có các yếu tố hình thành nên năng lực cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ. Khái niệm: Năng lực cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ đợc hiểu là sự kết hợp các đặc tính về chất lợng của hàng hóa dịch vụ với giá cả của nó. Với năng lực cạnh tranh của mình cho phép hàng hóa, dịch vụ có thể đứng vững trên thị trờng cùng với các hàng hóa, dịch vụ cùng loại, đồng thời nó cũng thể hiện sức cuốn hút của hàng hóa, dịch vụ đối với ngời tiêu dùng nghĩa là thể hiện chính mức độ tiêu thụ trên thị trờng. Các yếu tố cơ bản hình thành năng lực cạnh tranh của một hàng hóa, dịch vụ nào đó gồm; - Giá trị sử dụng của hàng hóa, dịch vụ - Giá hàng hóa, dịch vụ Giá trị sử dụng hàng hóa, dịch vụ là tổng thể các tính chất của hàng hóa, dịch vụ đặt trong mối quan hệ với ngời tiêu dùng, nghĩa là nó đợc tạo nên bởi những đặc tính có ích có thể thỏa mãn nhu cầu xác định nào đó của con ngời. Đánh giá giá trị sử dụng của hàng hóa, dịch vụ là thực hiện phép so sánh những đặc tính có ích mà nó có với đòi hỏi của ngời tiêu dùng đặt ra cho hàng hóa, dịch vụ đó. Giá của hàng hóa, dịch vụ do nhà sản xuất xác định. Giữa năng lực cạnh tranh, giá trị sử dụng và giá cả có mối quan hệ qua lại. Giá trị sử dụng của hàng hóa, dịch vụ càng lớn và giá cả của chúng càng thấp thì năng lực cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ càng lớn. Với cùng một giá trị sử dụng nếu giá càng thấp thì năng lực cạnh tranh càng lớn và ngợc lại giá càng cao thì năng lực cạnh tranh càng thấp. II. Phơng pháp xác định năng lực cạnh tranh của hng hóa, dịch vụ Năng lực cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ i nào đó có thể đợc xác định bằng công thức sau: i 0 0 i i P P . I I K = trong đó: K i - Năng lực cạnh tranh của hàng hóa i; I i - Hiệu quả tới hạn của hàng hóa i; I 0 - Hiệu quả tới hạn của hàng hóa đợc sử dụng làm chuẩn để so sánh, còn gọi là hàng hóa gốc; P i - Giá hàng hóa, dịch vụ i; P 0 - Giá hàng hóa gốc. Hiệu quả tới hạn của một hàng hóa, dịch vụ nào đó đợc xác định trên cơ sở ý kiến đánh giá của nhiều ngời, trong đó chủ yếu là ý kiến của ngời tiêu dùng, có tham khảo ý kiến của các nhà kiểm định về tính tiện ích, tính tiện dụng, tính hữu ích của hàng hóa, dịch vụ. Hiệu quả tới hạn của hàng hóa, dịch vụ i đợc xác định bằng công thức sau: = = n 1j jji .I trong đó: I i - Hiệu quả tới hạn của hàng hóa, dịch vụ i; j = 1, 2, , n các tính chất của chất lợng sản phẩm tạo nên giá trị sử dụng; j - Sự đánh giá của khách hàng về tính chấ j; j - Tỷ trọng của tính chất j trong cấu thành của chất lợng hàng hóa, dịch vụ i. IV. kết luận Năng lực cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ là yếu tố cơ bản tạo nên năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Các nhà sản xuất phải luôn quan tâm tới việc nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dịch vụ do mình sản xuất vì nó cho phép tạo ra đợc nhiều cơ hội để tiêu thụ sản phẩm dịch vụ nghĩa là, doanh nghiệp có nhiều cơ hội để phát triển. Trong phạm vi bài viết, trên cơ sở phân tích tâm lý của ngời tiêu dùng đã đa ra đợc đúng bản chất năng lực cạnh tranh của sản phẩm dịch vụ, phân tích và chỉ ra đợc các yếu tố hình thành năng lực cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ. Trên cơ sở đó, đề xuất phơng pháp xác định năng lực cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ cụ thể. Đây là vấn đề hết sức quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Tài liệu tham khảo [1]. Mã Nghĩa Hiệp. Tâm lý học tiêu dùng. NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998. [2]. Divid Begg. Stanley Fischer Rudifer Dornbuseh. Kinh tế học. NXB Giáo dục, 1992 . thành năng lực cạnh tranh của một hàng hóa, dịch vụ nào đó gồm; - Giá trị sử dụng của hàng hóa, dịch vụ - Giá hàng hóa, dịch vụ Giá trị sử dụng hàng hóa, dịch vụ là tổng thể các tính chất của. niệm: Năng lực cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ đợc hiểu là sự kết hợp các đặc tính về chất lợng của hàng hóa dịch vụ với giá cả của nó. Với năng lực cạnh tranh của mình cho phép hàng hóa, dịch. thì năng lực cạnh tranh càng lớn và ngợc lại giá càng cao thì năng lực cạnh tranh càng thấp. II. Phơng pháp xác định năng lực cạnh tranh của hng hóa, dịch vụ Năng lực cạnh tranh của hàng hóa,