Vai trò của việc ứng dụng quy trình đánh giá sự phù hợp theo TBT trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm nhựa tại các tỉnh phía Nam Lê Mộng Lâm Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội Luận văn ThS. Kinh doanh và Quản lý: 60 34 72 Ngƣời hƣớng dẫn : PGS.TS. Nguyễn Văn Kim Năm bảo vệ: 2013 86 tr . Abstract. Hiện nay, với việc phát triển nhƣ vũ bảo các công nghệ chế tạo trong ngành nhựa thì nhƣ nhận định của các doanh nghiệp họ không hề thua kém về chất lƣợng sản phẩm so với các nƣớc khác. Tuy nhiên, doanh nghiệp nhựa của chúng ta luôn đối mặt với rất nhiều khó khăn đặc biệt về các vấn đề thâm nhập thị trƣờng. Điều này là do hiện nay các doanh nghiệp vẫn chƣa có nhận thức đầy đủ về các khó khăn, các qui định mang tính bắt buộc trong TBT khi sản phẩm nhựa muốn có mặt tại một thị trƣờng quốc tế.Qua khảo sát các doanh nghiệp cho thấy một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến việc các doanh nghiệp nhựa Việt Nam hiện vẫn loay hoay với thị trƣờng trong nƣớc chính là chất lƣợng và mẫu mã. Nói chi tiết hơn, sản phẩm các doanh nghiệp sản xuất tuy đã đƣợc chấp nhận tại Việt Nam những vẫn còn khó khăn trong việc xuất khẩu ra nƣớc mgoaif do yêu cầu về các chỉ tiêu chất lƣợng và mẫu mã chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của các nƣớc nhập khẩu. Thêm vào đó, các doanh nghiệp Việt Nam chƣa quan tâm nhiều đến việc thử nghiệm, giám định và chứng nhận các sản phẩm nhựa trƣớc khi xuất khẩu, do đó không có thông tin cho việc cải tiến và đổi mới chất lƣợng sản phẩm.Về thực trạng các Trung tâm kiểm định và đánh giá sự phù hợp thì cho đến nay ở phía Nam có hai Trung tâm thực hiện các hoạt động chuyên nghành nhựa liên quan đến chất dẻo thuộc Sở Công thƣơng Tp.Hồ Chí Minh và Trƣờng đại hịc Bách Khoa Tp.Hồ Chí Minh. Nhiệm vụ chính của hai Trung tâm này trƣớc mắt tập trung đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, giảng dậy với các nhiệm vụ chính nhƣ thử nghiệm phục vụ nghiên cứu sản phẩm mới, công nghệ mới, quá trình sản xuất, công thức phối chộn nguyên liệu Bên cạnh đó còn có một số phòng thử nghiêm của Việt Nam và nƣớc ngoài đầu tƣ có khả năng thử nghiệm các chỉ tiêu riêng biệt của củ sản phẩm và nguyên liệu nhựa song không chuyên sâu và chƣa đồng bộ. Việc thử nghiệm, giám định và chứng nhận chất lƣợng sản phẩm nhựa chƣa đƣợc quy hoạch và tổ chức một cách bài bản, chuyên nghiệp theo các chuẩn mực quốc tế để phục vụ riêng cho cho việc sản xuất và kinh doanh xuất khẩu của các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp nhựa. Phần lớn các sản phẩm nhựa xuất khẩu phải gửi mẫu qua Pháp, Đức, Đài loan hoặc Singapore để thử nghiệm và chứng nhận theo yêu cầu của nhà nhập khẩu.Đồng thời, luận văn thông qua việc phân tích một số yếu tố và chỉ tiêu chung đƣợc áp dụng rộng rãi trong ngành nhựa đã đƣa ra đƣợc tầm quan trọng trong việc tuân thủ các nguyên tắc này để nâng cao năng lực cạnh tranh. Trong đó tập trung vào các chỉ số ISO.Từ tất cả các phân tích và khảo sát, luận văn đã đƣa ra một loạt các khuyến nghị khác nhau cho nhà nƣớc, hiệp hội nhựa, bản thân doanh nghiệp để qua đó có thể hoàn thiện và thúc đẩy việc tuân thủ và thực thi TBT của các doanh nghiệp nhựa qua đó nâng sức cạnh tranh trên thị trƣờng. Keywords.Quản lý khoa học; Năng lực cạnh tranh; Sản phẩm nhựa; Quy trình đánh giá Content. 1 Lý do chọn đề tài Ngành công nghiệp nhựa Việt Nam có mức tăng trƣởng hàng năm từ 15% - 20%. Trong hơn 10 năm qua, ngành nhựa đã đẩy mạnh xuất khẩu, tạo công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động. Hiện nay ngành nhựa cả nƣớc có khoảng 2000 doanh nghiệp, trong đó hơn 80 % tập trung ở các tỉnh thành phía Nam và chủ yếu là doanh nghiệp tƣ nhân nhỏ, quy mô gia đình với năng lực cạnh tranh yếu. Sản phẩm nhựa của Việt Nam đã xuất hiện trên nhiều thị trƣờng quốc tế nhƣ: Châu Âu, Châu Mỹ và một số nƣớc châu Á nhƣ Nhật Bản, Hàn Quốc v.v Tuy nhiên, sản phẩm nhựa của Việt Nam vẫn chƣa có đƣợc một chỗ đứng thực sự vững mạnh trên thị trƣờng quốc tế. Nguyên nhân chính cho vấn đề này là do sản phẩm nhựa Việt Nam vẫn chƣa đạt đƣợc những yêu cầu chất lƣợng chặt chẽ và khắt khe của thị trƣờng nƣớc ngoài. Góp phần không nhỏ cho điều này là việc kiểm tra, phân tích và chứng nhận chất lƣợng sản phẩm nhựa chƣa đƣợc quy hoạch và tổ chức một cách bài bản, chuyên nghiệp để phục vụ cho các doanh nghiệp trong ngành nhựa. Phần lớn các sản phẩm nhựa xuất khẩu phải gửi mẫu qua Đài Loan hoặc Singapore để thử nghiệm và chứng nhận theo yêu cầu của nhà nhập khẩu. Bên cạnh đó, cùng với sự phát triển của ngành nhựa các yêu cầu về kiểm tra chất lƣợng sản phẩm, nguyên liệu ngành công nghiệp nhựa cũng nhƣ chứng nhận chất lƣợng sản phẩm phục vụ cho việc xuất khẩu cũng nhƣ sản xuất, tiêu thụ trong nƣớc trở nên rất lớn. Điều quan trọng và có tính quyết định hơn là phải tổ chức hoạt động đánh giá sự phù hợp theo tập quán và chuẩn mực quốc tế nhằm phải tiến tới việc công nhận, thừa nhận kết quả chứng nhận, giám định hoặc kết quả thử nghiệm sản phẩm nhựa xuất khẩu phải đƣợc thừa nhận tại các nƣớc nhập khẩu. Chỉ có nhƣ vậy mới đảm bảo cho việctiêu thụ nội địa và xuất khẩu hàng nhựa Việt Nam đƣợc thuận lợi, tiết kiệm chi phí và mang lại hiệu quả kinh tế cao trƣớc bối cảnh cạnh tranh ngày càng khắc nghiệt. Bên cạnh đó với tƣ cách là thành viên chính thức của Tổ chức thƣơng mại thế giới (WTO)vào năm 2007, Việt Nam có trách nhiệm thực hiện các quy định trong Hiệp định Hàng rào kỹ thuật trong thƣơng mại (TBT). Điều này đã tạo ra nhiều thách thức song cũng không ít cơ hội cho các doanh nghiệp trong cả nƣớc nói chung và doanh nghiệp trong ngành nhựa nói riêng. Theo đó Việt Nam phải đảm bảo thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đã cam kết liên quan đến Tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật và đánh giá sự phù hợp khi xây dựng và thực thi các biện pháp kỹ thuật trong hoạt động thƣơng mại của mình. Từ cơ sở lý luận thực tiễn trên đây, tôi chọn đề tài "Vai trò của việc ứng dụng quy trình đánh giá sự phù hợp theo TBT trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm nhựa tại các tỉnh phía Nam”để nghiên cứu, hy vọng đƣa những hoạt động thuộc lĩnh vực KH&CN vào phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, đẩy mạnh việc xuất khẩu và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong ngành nhựa tại các tỉnh phía Nam nói riêng, cả nƣớc nói chung. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Việt Nam đã chính thức hội nhập với tổ chức Thƣơng mại thế giới (WTO) từ 2007, cùng với các ngành kinh tế khác, ngành công nghiệp Nhựa Việt Nam đã có nhiều tiến bộ đáng ghi nhận và đƣợc đánh giá là một trong những ngành kinh tế năng động nhất. Hiện nay số lƣợng doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận nhƣ Đồng Nai, Bình Dƣơng và Long An chiếm 80% tổng số lƣợng DN nhựa trên cả nƣớc trong khi miền Bắc và miền Trung chỉ là 15% và 5%. Theo thống kê năm 2011, giá trị tổng sản lƣợng ngành nhựa Việt Nam đạt 3.290.000 tấn tƣơng đƣơng 4.593 tỷ USD, tăng 10 lần so với năm 1996. Với tốc độ phát triển 15%/năm, ngành công nghiệp nhựa Việt Nam là ngành công nghiệp có tốc dộ phát triển mạnh và là ngành công nghiệp phụ trợ quan trọng cho các ngành công nghiệp khác của Việt Nam nhƣ ngành điện, điện tử, điện tiêu dùng, ôtô, xe máy, chế biến thục phẩm, công nghệ phẩm… Một số chuyên ngành kỹ thuật mũi nhọn cạnh tranh quốc tế chiếm ƣu thế nhƣ: cáp quang, bao bì cao cấp (màng ghép phức hợp BOPP; chai 4 lớp; chai PET …); vi mạch điện từ bằng PP dẫn điện; Panel pin mặt trời; quạt phát triển; nhựa Nano … Ngành Công nghiệp nhựa Việt Nam có 8 ngành kỹ thuật đƣợc phân tích theo vốn đầu tƣ (vốn đầu tƣ theo thứ tự ƣu tiên phát triển) gồm có các chuyên ngành: - Ngành sản xuất nguyên liệu nhựa - Ngành sản xuất giày dép nhựa xuất khẩu - Ngành nghề chế biến Cao su – Nhựa - Ngành Nhựa Dân dụng - Ngành nhựa kỹ thuật cao - Ngành Bao bì Nhựa - Ngành Vật liệu xây dựng Nhựa - Ngành chế tạo máy – khuôn mẫu Trong 8 chuyên ngành, ngành sản xuất nguyên liệu nhựa là ngành phát triển mạnh nhất. Trong tổng sản lƣợng nhựa hàng năm, sản phẩm nhựa bao bì chiếm khoảng 36% trong khi nhựa vật liệu xây dựng, đồ gia dụng và các loại dành cho các ngành công nghiệp khác nhƣ điện tử, điện, giao thông vận tải lần lƣợt chiếm khoảng 16%, 36% và 12%. Cho đến nay, các nhà máy liên doanh với nƣớc ngoài đã sản xuất đƣợc nguyên liệu PVC Resin, dầu hóa dẻo DOP, PET Resin với sản lƣợng 400.000 tấn/năm. Ba trung tâm hóa nhựa, hóa dầu của Việt Nam tại Dung Quất (Miền Trung); Nghi Sơn (phía Bắc); Long Sơn (phía Nam) dự kiến sẽ thu hút thêm 8 tỷ USD vốn đầu tƣ, từ đó nâng tổng năng suất nguyên liệu nhựa của Việt Nam lên 2 triệu tấn/năm từ năm 2015. Chuyên ngành kỹ thuật bao bì nhựa là ngành phát triển năng động nhất, với 5 mảng sản xuất chuyên sâu là: màng ghép phức hợp cao cấp BOPP (3, 4, 5 lớp) thay thế hoàn toàn bao bì cao cấp nhập khẩu trƣớc đây, xuất khẩu tại chỗ phục vụ các ngành công nghiệp gia công, chế biến khác; chai 4 lớp, chai PET; túi xốp xuất khẩu; bao bì thức ăn nhanh … với tốc độ phát triển từ 40 – 50%/năm. Chuyên ngành nhựa kỹ thuật cao phát triển bền vững với các sản phẩm tiêu biểu nhƣ: cáp quang, composite, nano nhựa, pin mặt trời … Ngành kỹ thuật thứ 8 là chế tạo máy - khuôn mẫu đã phát triển tƣơng đối, cho đến nay Việt Nam đã sản xuất đƣợc máy nhựa, robot tay máy và khuôn mẫu công nghiệp. Hiện nay, sản phẩm nhựa nhựa của ta đã xuất khẩu đến 55 quốc gia trên thế giới với giá trị kim ngạch đạt trên 1 tỷ USD/2011 và tổng cộng sản phẩm có hàm lƣợng nhựa nhƣ cáp điệu, túi xách đạt 1,6 tỷ USD, tốc độ phát triển sản phẩm nhựa xuất khẩu đạt 40%/năm trong thời điểm này. Sản phẩm nhựa là mặt hàng đạt doanh thu và mức độ tăng trƣởng xuất khẩu cao trong 5 năm trở lại đây (năm 2005 tăng 42%, năm 2006 tăng 44%, năm 2007 tăng gần 47%, năm 2008 tăng 31,5%, năm 2009 tăng 48%), mức tăng bình quân cả giai đoạn là 39%/năm. Trong thời gian tới dự kiến mặt hàng nhựa tiếp tục là mặt hàng có tốc độ tăng trƣởng cao về doanh thu và lợi nhuận. Một trong những yếu tố để thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm nhựa ra quốc tế trong bối cảnh hiện nay chính là nghiên cứu về hiệp định TBT. Đối với các nƣớc trên thế giới thì việc nghiên cứu về hiệp định TBT đã đƣợc thực hiện rất nhiều ở nhiều mặt hàng khác nhau nhƣ: SPS and Thailand’s Exports of Processed Food của Nidhiprabha, Bhanupong năm 2002 đành cho sản phẩm thực phẩm của Thailand. Tariff and Nontariff Barriers to New Zealand’s Exports of Wood-Based Products to China của Turner, J., F. Maplesden, B.Walford và S. Jacob năm 2005 cho các sản phẩm gỗ xuất tới Trung Quốc. Hay nhƣ tại Việt Nam có những nghiên cứu về TBT nhƣng mang tính tổng quan nhƣ: Thực thi hiệp định SPS/TBT – những kinh nghiệm từ các nƣớc và bài học cho Việt Nam của Hồ Ngọc Thủy, Nguyễn Hà Ngọc và Ngân Kim Vũ (3/2012). Vƣợt qua các rào cản SPS để thúc đẩy xuất khẩu sang Liên minh Châu Âu của Gascoine D. và Nguyễn Tự Cƣờng (2009). Hay một số sản phẩm riêng nhƣ: An toàn thực phẩm và việc thực thi Hiệp đinh SPS/TBT: Kinh nghiệm quốc tế và giải pháp đối với Việt Nam cua Phạm Thị Hoàng Yến (2011). Mặc dù có những nghiên cứu tại Việt Nam về TBT nhƣng hầu hết các nội dung nghiên cứu lại tập trung nhiều về mặt văn bản và luật hóa. Hầu nhƣ hiện nay không hề có nghiên cứu nào về quy trình thực thi TBT đặc biệt trong lĩnh vực Nhựa. Chính vì thế, việc lựa chọn luận văn “Vai trò của việc ứng dụng quy trình đánh giá sự phù hợp theo TBT trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm nhựa tại các tỉnh phía Nam” có ý nghĩa quan trọng. 3. Mục tiêu nghiên cứu 3.1 Mục tiêu Làm rõ vai trò của việc ứng dụng quy trình đánh giá sự phù hợp theo TBT để nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm nhựa tại các tỉnh phía Nam. 3.2 Nhiệm vụ - Khảo sát thực trạng tình hình sản xuất, kinh doanh và các hoạt động đánh giá sự phù hợp ( thử nghiệm, giám định, chứng nhận) của các doanh nghiệp nhựa phía Nam. - Khảo sát thực trạng hệ thống tiêu chuẩn có liên quan và việc áp dụng các loại tiêu chuẩn đối với sản phẩm nhựa trong nƣớc và xuất khẩu. - Khảo sát thực trạng các đơn vị đánh giá sự phù hợp sản phẩm nhựa; - Tổng hợp, phân tích, đánh giá nhằm làm rõ vai trò và sự cần thiết của việc ứng dụng quy trình đánh giá sự phù hợp theo TBT đối với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong ngành nhựa phía Nam. 4. Phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung vào việc làm rõ và chứng minh sự cần thiết của việc ứng dụng quy trình đánh giá sự phù hợp theo TBT cho hai đối tƣợng nghiên cứu chính là các doanh nghiệp sản xuất nhựa và các đơn vị cung cấp dịch vụ phân tích, thử nghiệm và giám định và chứng nhận. Hai đối tƣợng này đƣợc khảo sát, phân tích và đánh giá trong bối cảnh hiện tại ở phía Nam. 5. Mẫu khảo sát Khảo sát năng lực phân tích, thử nghiệm, giám định và chứng nhận của các đơn vị cung cấp dịch vụ đánh giá sự phù hợp đối với sản phẩm và nguyên liệu nhựa trong nƣớc và Khảo sát thực trạng việc áp dụng quy trình đánh giá sự phù hợp sản phẩm nhựa của các doanh nghiệp nhựa; 6. Câu hỏi nghiên cứu Ứng dụng quy trình đánh giá sự phù hợp theo TBT đóng vai trò gì trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm nhựa? 7. Giả thuyết nghiên cứu Ứng dụng quy trình đánh giá sự phù hợp theo TBT sẽ đáp ứng đƣợc yêu cầu của thị trƣờng xuất khẩu đối với sản phẩm nhựa. Kết quả của các hoạt động đánh giá sự phù hợp sẽ tạo điều kiện cho việc thừa nhận lẫn nhau. Trên cơ sở đó sẽ giúp doanh nghiệp giảm đƣợc các chi phí cho việc thử nghiệm, giám định và chứng nhận trong giao lƣu thƣơng mại. Việc này sẽ dẫn đến giảm giá thành sản phẩm và góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Để sản phẩm đạt đƣợc chất lƣợng theo TBT các doanh nghiệp ngành nhựa phải nâng cao năng lực sản xuất thông qua đổi mới công nghệ, tổ chức các hoạt động nghiên cứu và phát triển các sản phẩm mới, sản phẩm có các chỉ tiêu an toàn, vệ sinh và chất lƣợng đáp ứng các yêu cầu theo tiêu chuẩn quốc tế và tiêu chuẩn của các nƣớc nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam. 8. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu: - Gởi phiếu khảo sát tình hình TBT tại các doanh nghiệp nhựa và trung tâm kiểm định nhựa ở các tỉnh phía Nam. - Gởi phiếu khảo sát và bảng câu hỏi chuyên sâu cho các lãnh đạo các doanh nghiệp. - Phân tích các dữ liệu thống kê về ngành nhựa đƣợc công bố và so sánh với dữ liệu khảo sát đƣợc. 9. Kết cấu của Luận văn PHẦN MỞ ĐẦU PHẦN NỘI DUNG CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG ĐÁNH GIÁ SỰ PHÙ HỢP THEO TBT CỦA DOANH NGHIỆP NHỰA PHÍA NAM. CHƢƠNG III. VAI TRÒ CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU QUI TRÌNH ĐÁNH GIÁ SỰ PHÙ HỢP THEO TBT ĐỂ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH SẢN PHẨM NHỰA. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGH TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Colm Halloran, Phạm Thị Kim Yến, Trần Việt Nga (2009), Hỗ Trợ Thực Hiện Các Cam Kết WTO Về SPS/TBT, Triển Khai Các Hoạt Động Nâng Cao Nhận Thức Và Tăng Cường Năng Lực, Hỗ Trợ Các Nhà Xuất Khẩu Việt Nam Tuân Thủ Các Yêu Cầu Của Eu Về SPS/TBT - Báo cáo 2: Vượt Qua Các Rào Cản TBT Để Thúc Đẩy Xuất Khẩu Sang Liên Minh Châu Âu, Hà Nội. 2. Chính phủ (2012), Quyết định số 418/QĐ-TTg ngày 11/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ, Phê duyệt Chiến lược phát triển Khoa học và Công nghệ giai đoạn 2011-2020, Hà Nội. 3.Nguyễn Thị Vân Anh (6/5/2011), Báo cáo Triển Vọng Ngành Nhựa, Khối phân tích & đầu tƣ, SME securities. 4. TBT Việt Nam (2012),Hiệp định TBT và điều khoản minh bạch hóa, Bản tin TBT Việt Nam, số 7/2012, tr. 1-2. 5. TBT Việt Nam (2012),Tìm hiểu khái niệm, Bản tin TBT Việt Nam, số 7/2012, tr. 4- 6. 6.TBT Việt Nam (12/2008), Tiêu Chuẩn, Đo Lƣờng Đánh Giá Sự Phù Hợp Và Hiệp Định TBT,Sổ tay TBT Tiếng Việt, Hà Nội 7. Vũ Cao Đàm (2005), Phƣơng pháp luận nghiên cứu Khoa học. Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. Tiếng Anh 8. Disdier, Fekadu, Murillo and Wong (2008) Trade Effects of SPS and TBT measures on tropical products, international Center for Trade and Sustainable development, pg. 12 9. Maskus, Keith, Tsunehiro Otsuki, and John S. Wilson (2000), Quantifyingthe Impact of Technical Barriers to Trade: A Framework for Analysis, Policy Research Working Paper 2512, World Bank, Washington, DC Website 10. Ho Quoc Thanh (2013), Law on technical standards - in harmonization with international standards, TBT Lam Dong, available at http://www.dalat.gov.vn/web/tdc/tabid/568/Add/yes/ItemID/15505/categories/0/Defaul t.aspx 11. WTO, Agreement on Technical Barriers to Trade. http://www.wto.org/english/tratop_e/tbt_e/tbt_e.htm . vực Nhựa. Chính vì thế, việc lựa chọn luận văn Vai trò của việc ứng dụng quy trình đánh giá sự phù hợp theo TBT trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm nhựa tại các tỉnh phía Nam . Vai trò của việc ứng dụng quy trình đánh giá sự phù hợp theo TBT trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm nhựa tại các tỉnh phía Nam Lê Mộng Lâm Trƣờng. TRẠNG ĐÁNH GIÁ SỰ PHÙ HỢP THEO TBT CỦA DOANH NGHIỆP NHỰA PHÍA NAM. CHƢƠNG III. VAI TRÒ CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU QUI TRÌNH ĐÁNH GIÁ SỰ PHÙ HỢP THEO TBT ĐỂ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH SẢN PHẨM NHỰA.