Do 1 số lỗi nên file bị mất phần công thức trong phần xem trước, nếu các bạn tải về sẽ có công thức hiển thị đầy đủ ^^ Lạm phát ở Việt Nam đang nổi lên là một vấn đề đáng quan tâm về vai trò của nó đối với sự tăng trưởng kinh tế. Sau hơn một thập kỷ lạm phát ở mức vừa phải, hiện nay lạm phát ở nước ta đang ở mức cao (đặc biệt là có phần giống năm 2007 và 2008) và nó đã và đang là “kẻ phá hoại” có tác động xấu đến các hoạt đông kinh tế. Nó như một căn bệnh của nền kinh tế thị trường, nó là một vấn đề hết sức phức tạp đòi hỏi sự đầu tư lớn về thời gian và trí tuệ mới có thể mong muốn đạt kết quả khả quan. Cùng với sự phát triển đa dạng và phong phú của nền kinh tế, và nguyên nhân của lạm phát cũng ngày càng phức tạp. Trong sự nghiệp phát triển thị trường ở nước ta theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự điều tiết của nhà nước, việc nghiên cứu về lạm phát, tìm hiểu nguyên nhân và các biện pháp chống lạm phát có vai trò to lớn góp phần vào sự phát triển đất nước. Vì vây, chúng em chọn đề tài “ Lạm Phát ở Việt Nam: Lạm Phát Việt Nam 2007- 2008” để có thể nghiên cứu kỹ hơn về lạm phát ở Việt Nam và qua đó chúng em có thể rút ra các biện pháp khắc phục nhằm giảm lạm phát trong thời kỳ kinh tế mở và phát triển một cách đồng bộ ở Việt Nam. Trong quá trình nghiên cứu đề tài chắc chắn còn nhiều thiếu sót, chúng em kính mong sự góp ý chân thành của thầy cô và bạn đọc để đề tài nghiên cứu được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn!
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC A KHOA VẬN TẢI
Giáo viên hướng dẫn:
Sinh viên thực hiện:
Lớp - Nhóm:
Logo trường
Trang 2LỜI NÓI ĐẦU
Lạm phát ở Việt Nam đang nổi lên là một vấn đề đáng quan tâm về vai tròcủa nó đối với sự tăng trưởng kinh tế Sau hơn một thập kỷ lạm phát ở mức vừa phải, hiện nay lạm phát ở nước ta đang ở mức cao (đặc biệt là có phần giống năm 2007 và 2008) và nó đã và đang là “kẻ phá hoại” có tác động xấu đến các hoạt đông kinh tế Nó như một căn bệnh của nền kinh tế thị trường, nó là một vấn đề hết sức phức tạp đòi hỏi sự đầu tư lớn về thời gian và trí tuệ mới có thể mong muốn đạt kết quả khả quan Cùng với sự phát triển đa dạng và phong phú của nền kinh tế, và nguyên nhân của lạm phát cũng ngày càng phức tạp Trong
sự nghiệp phát triển thị trường ở nước ta theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sựđiều tiết của nhà nước, việc nghiên cứu về lạm phát, tìm hiểu nguyên nhân và các biện pháp chống lạm phát có vai trò to lớn góp phần vào sự phát triển đất nước Vì vây, chúng em chọn đề tài “ Lạm Phát ở Việt Nam: Lạm Phát Việt Nam 2007- 2008” để có thể nghiên cứu kỹ hơn về lạm phát ở Việt Nam và qua
đó chúng em có thể rút ra các biện pháp khắc phục nhằm giảm lạm phát trong thời kỳ kinh tế mở và phát triển một cách đồng bộ ở Việt Nam Trong quá trình nghiên cứu đề tài chắc chắn còn nhiều thiếu sót, chúng em kính mong sự góp ý chân thành của thầy cô và bạn đọc để đề tài nghiên cứu được hoàn thiện hơn
Xin chân thành cảm ơn!
Trang 3Mục lục
Phần 1: Cơ sở lý luận 3
1.1 Khái niệm về lạm phát 3
1.2 Phân loại lạm phát 3
1.3 Đo lường lạm phát 5
1.4 Các nguyên nhân gây ra lạm phát 7
1.5 Tác động của lạm phát 10
Phần 2 Thực trạng lạm phát ở Việt Nam 12
2.1 Giai đoạn lạm phát 2007-2008 12
2.1.1 Giai đoạn lạm phát tăng nhanh 12
2.1.2 Giai đoạn giảm lạm phát (3 tháng cuối năm 2008) 14
2.2 Tác động của lạm phát đến biến số vĩ mô 14
2.3 Các chính sách của nhà nước trong giai đoạn 2007-2008 17
Phần 3: Giải pháp kiềm chế lạm phát 27
3.1 Các giải pháp kiềm chế lạm phát 27
Kết luận 31
Trang 4Phần 1: Cơ sở lý luận
1.1.Khái niệm về lạm phát
- Lạm phát là: Sự tăng mức giá chung một cách liên tục của hàng hóa và dịch vụ theo thời gian và sự mất giá trị của một loại tiền tệ nào đó Khi mức
giá chung tăng cao, một đơn vị tiền tệ sẽ mua được ít hàng hóa và dịch vụ hơn
so với trước đây, do đó lạm phát phản ánh sự suy giảm sức mua trên một đơn vị tiền tệ Mức giá chung hay chỉ số giá cả để đánh giá lạm phát là các chỉ số sau: chỉ số giảm phát, chỉ số giá tiêu dùng (CPI), chỉ số giá hàng tư liệu sản xuất (PPI)
- Trong thực tế, các quốc gia kỳ vọng lạm phát chỉ xảy ra khoảng 5% trở xuống,một năm tăng trưởng kinh tế kỳ vọng khoảng 10% thì tiền mất giá tầm 5% Tính ra quốc gia đó có 5% tăng trưởng thực sự
- Thước đo tình trạng lạm phát chủ yếu trong một thời kỳ là tỷ lệ lạm phát
1.2.Phân loại lạm phát
1.2.1 Căn cứ vào mức độ định lượng
Lạm phát có 3 mức độ:
- Lạm phát tự nhiên (vừa phải) : 0 – dưới 10%
Lạm phát tự nhiên: còn gọi là lạm phát một con số, có tỷ lệ lạm phát dưới 10%/1 năm Lạm phát vừa phải làm cho giá cả biến động tương đối Trong thời
kỳ này, nền kinh tế hoạt động bình thường, đời sống của lao động ổn định Sự
ổn định đó được biểu hiện: giá cả tăng lên chậm, lãi suất tiền gửi không cao, không xẩy ra với tình trạng mua bán và tích trữ hàng hoá với số lượng lớn… Cóthể nói lạm phát vừa phải tạo nên tâm lý an tâm cho người lao động chỉ trông chờ vào thu nhập Trong thời gian này, các hãng kinh doanh có khoản thu nhập
ổn định, ít rủi ro nên sẵn sàng đầu tư cho sản xuất, kinh doanh
- Lạm phát phi mã: 10% đến dưới 1000%
Lạm phát phi mã: lạm phát phi mã xảy ra khi giá cả tăng tương đối nhanh với cả tỷ lệ 2 hoặc 3 con số Lạm phát phi mã làm cho giá cả chung tăng lên nhanh chóng, gây biến động lớn về kinh tế, các hợp đồng được chỉ số hoá Lúc này người dân tích trữ hàng hoá, vàng bạc, bất động sản và không bao giờ cho vay tiền ở mức lãi suất bình thường Loại này khi đã trở nên vững chắc sẽ gây ra
Trang 5- Siêu lạm phát: trên 1000%
Siêu lạm phát: xảy ra khi giá hàng hóa tăng gấp nhiều lần ở mức 3 con số hằng năm trở lên, nó như một căn bệnh chết người, tốc độ lưu thông tiền tệ tăng nhanh, giá cả tăng nhanh không ổn định, tiền lương thực tế bị giảm mạnh, tiền tệmất giá nhanh chóng thông tin không còn chính xác, các yếu tố thị trường biến dạng và hoạt động kinh doanh lâm vào tình trạng rối loạn Tuy nhiên, siêu lạm phát rất ít khi xảy ra
Ví dụ: Lạm phát ở Zimbabwe
1.2.2 Căn cứ vào mức độ định tính
Lạm phát cân bằng và lạm phát không cân bằng:
- Lạm phát cân bằng: Tăng tương ứng với thu nhập thực tế của người lao
động, tăng phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp
Do đó không gây ảnh hưởng đến đời sống hàng ngày của người lao động và đến nền kinh tế nói chung
- Lạm phát không cân bằng: Tăng không tương ứng với thu nhập của
người lao động.Trên thực tế loại lạm phát này cũng thường hay xảy ra
Lạm phát dự đoán trước được và lạm phát bất thường:
- Lạm phát dự đoán trước: là loại lạm phát xảy ra hàng năm trong một thời
kì tương đối dài và tỷ lệ lạm phát ổn định đều đặn Loại lạm phát này có thểdựđoán trước được tỷ lệ của nó trong các năm tiếp theo Về mặt tâm lý, ngườidân đãquen với tình trạng lạm phát đó và đã có sự chuẩn bị trước Do đó khônggây ảnhhưởng đến đời sống, đến kinh tế
- Lạm phát bất thường: Xảy ra đột biến mà có thể từ trước chưa xuất
hiện.Loại lạm phát này ảnh hưởng đến tâm lý, đời sống người dân vì họ chưakịp thích nghi Từ đó mà loại lạm phát này sẽ gây ra biến động đối với nền kinh
tế và niềm tin của nhân dan vào chính quyền có phần giảm sút
Trang 61.2.3 Giảm phát
Giảm phát hay súc phát là tình trạng mức giá chung của nền kinh tế giảm xuống liên tục Giảm phát, do đó, trái ngược với lạm phát Cũng có thể nói giảm phát làlạm phát với tỷ lệ mang giá trị âm
đo phổ biến của chỉ số lạm phát bao gồm:
1.3.1 Chỉ số giá tiêu dùng (CPI – Consumer Price Index): là chỉ số đo
lường thông dụng nhất, cơ bản nhất, phản ánh giá một giỏ hàng hóa và dịch
vụ mà người tiêu dùng điển hình mua
Trang 7Chú ý: Trong khi tính toán thì phải chọn một số nhóm hàng tiêu dùng mang tính chất hiện đại từ đó khảo sát biến động giá.
CPI t=∑P i t × q i0
∑P i0× q i0× 100
Trong đó:
CPI t :Chỉ số giátiêu dùng của nămt.
P i t: Giá của sản phẩm loại i trong giỏ hàng hóa iển hình thời kỳ t điển hình thời kỳ t.
P i0: Giá của sản phẩm loại i trong giỏ hàng hóa iển hình thời kỳ gốc điển hình thời kỳ t.
q i0 : Số lượng hàng hóa loại i trong giỏ hàng hóa iển hình kỳ gốc điển hình thời kỳ t.
Năm 0 là năm gốc
1.3.2 Chỉ số giảm phát theo GDP hay chỉ số điều chỉnh GDP (Id – GDP
deflator): phản ánh sự thay đổi của mức giá trung bình của tất cả hàng hóa
và dịch vụ sản xuất ở năm hiện hành (năm t) so với năm gốc
Id của năm t được tính theo công thức:
q i t: Khối lượng sản phẩm i sản xuất năm t.
p i0 : Đơn giá sản phẩm i năm gốc.
p i t: Đơn giá sản phẩm i năm t.
So sánh giữa CPI và I d có 3 điểm khác nhau:
Thứ nhất: Id phản ánh mức giá trung bình của tất cả hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra trong nền kinh tế; còn CPI phản ánh giá của nhũng hàng hóa và dịch vụ người tiêu dung mua
Thứ hai: Id chỉ phản ánh giá hàng hóa và dịch vụ trong nước, do đó khi giá hàng hóa nhập khẩu tăng lên, chỉ phản ánh trong CPI, không được tínhtrong Id
Thứ ba: CPI được tính bằng cách sử dụng giỏ hàng hóa cố định, trong
khi Id được tính bằng cách sử dụng giỏ hàng hóa thay đổi theo thời gian
Cả hai đều có nhược điểm là CPI có xu hướng đánh giá quá cao sự tăng giá sinh hoạt trong khi I lại có xu hướng đánh giá quá thấp sự tăng giá sinh hoạt
Trang 8Kết luận:
Tính If bằng Id chính xác hơn CPI vì Id phản ánh giá trung bình của tất cả hàng hóa và dịch vụ được sản xuất trong nước
Tính If bằng CPI dễ dàng và nhanh chóng hơn Id
CPI được nhiều nước sử dụng để tính tỷ lệ lạm phát
1.3.3 Chỉ số giá sản xuất (PPI – Production Price Index): đo mức giá mà
cấc nhà sản xuất nhận được không tính đến giá bổ sung qua đại lý hoặc thuế doanh thu Nó khác với CPI là sự trợ cấp giá, lợi nhuận và thuế có thể sinh
ra một điều là giá trị nhận được bởi các nhà sản xuất là không bằng với những gì người tiêu dùng đã thanh toán
1.3.4 Chỉ số giá sinh hoạt (CLI – Cost of Living Index): là sự tăng trên lý
thuyết trong giá cả sinh hoạt của một cá nhân, trong đó các chỉ số giá tiêu dùng (CPI) được giả định một cách xấp xỉ
1.3.5 Chỉ số giá bán buôn (WPI – Whole Price Index): đo sự thay đổi trong
giá cả của một sự lựa chọn các hàng hóa bán buôn (thông thường là trước khi bán có thuế) Chỉ số này rất giống với PPI
1.4 Các nguyên nhân gây ra lạm phát
1.4.1 Lạm phát do cầu kéo (Demand-Pull Inflation)
Khi nhu cầu thị trường về một mặt hàng nào đó tăng lên sẽ khiến giá cả của mặt hàng đó tăng theo Giá cả của các mặt hàng khác cũng theo đó leo thang, dẫn đến sự tăng giá của hầu hết các loại hàng hóa trên thị trường Lạm phát do
sự tăng lên về cầu (nhu cầu tiêu dùng của thị trường tăng) được gọi là “lạm phát
do cầu kéo”
Trang 9Sản lượng tăng tới Y1
Giá tăng từ PO tới P1 (từ PO đến P1 là lạm phát- Hình 1)
Lạm phát được coi là do sự tồn tại của mức cầu quá cao
AD tăng có thể do:
Khu vực tư nhân lạc quan về nền kinh tế, nên tiêu dùng tự định và đầu tư
tự định tăng lên
Chính phủ tăng chi tiêu
Ngân hàng trung ương tăng lượng cung tiền
Người nước tăng mua hàng hóa và dịch vụ trong nước
Kết quả đường tổng cầu AD sẽ dịch chuyển sang phải, trong ngắn hạn sẽ làm cho sản lượng tăng lên, đồng thời mức giá chung tăng lên
1.4.2 Lạm phát do chi phí đẩy ( Cost- Pull Inflation)
Chi phí đẩy của các doanh nghiệp bao gồm tiền lương, giá cả nguyên liệu đầu vào, máy móc, thuế… Khi giá cả của một hoặc vài yếu tố này tăng lên thì tổng chi phí sản xuất của các xí nghiệp cũng tăng lên, vì thế mà giá thành sản phẩm cũng sẽ tăng lên nhằm bảo toàn lợi nhuận Mức giá chung của toàn thể nền kinh tế tăng lên được gọi là “lạm phát do chi phí đẩy”
Trang 10 Đường tổng cung dịch chuyển sang trái từ AS0 sang AS1 Kết quả sản lượngsụt giảm từ YO xuống Y1, mức giá sẽ tăng từ P0 lên P1, nền kinh tế vừa suythoái vừa
lạm phát (Hình 2)
Các nhân tố làm tăng chi phí:
Chi phí tiền lương : Tiền lương gia tăng do áp lưc từ công đoaǹ , từ chínhsách điều chỉnh lương của chính phủ làm tiền lương tăng lên vượt mức tăng năng suất lao đôṇ g là nguyên nhân đẩy chi phí tăng
Lợi nhuận: Nếu doanh nghiệp có quyền lực thị trường ( độc quyền, độc quyền nhóm ) có thể đẩy giá tăng lên để kiếm lợi nhuận cao hơn
Nhập khẩu lạm phát: Trong nền kinh tế toàn cầu các doanh nghiệp phải nhậpmột lượng lớn nguyên vật liệu (NVL) từ nước ngoài với phí NVL tăng do nhiều nguyên nhân không thuộc sự kiểm soát trpng nước Do đó doanh nghiệp phải chấp nhân mua nguyên vật liệu giá cao
Chi phi NVL tăng cao có thể do các nguyên nhân sau:
Trang 11 Tỉ giá hối đoái: Nếu đồng nội tệ bị mất giá thì hàng hóa trong nước sẽ rẻ hơn so với nước ngoài khi đó xuất khẩu sẽ có lợi hơn nhập khẩu vì thế làm chi phí nhập khẩu NVL tăng cao.
Thay đổi giá cả hàng hóa: Khi giá cả hàng hóa thế giới tăng thì các doanh nghiệp trong nước phải đối mặt với chi phí cao hơn Nếu sử dụng hàng hóa này làm nguyên vật liệu để kinh doanh
Những cú sốc từ bên ngoài: Các cuộc khủng hoảng về nguyên liệu, vật liệu chính như dầu mỏ, sắt thép, than đá,… làm chi phí sản xuất tăng
Sự thiếu hụt tài nguyên cũng đẩy giá cả tăng khi khai thác cạn kiệt
Thiên tai, mất mùa, chiến tranh…
1.4.3 Lạm phát theo thuyết số lượng tiền tệ (Monetary- Theory Inflation)
Những nhà kinh tế thuộc trường phái tiền tệ cho rằng lạm phát là do lượng cung tiền thừa quá nhiều trong lưu thông gây ra làm giá cả tăng lên gây ra lạm phát vàđược giải thích bằng phương trình sau:
M*V=P*Y
Trong đó:
M: lượng cung tiền danh nghĩa
M: lượng cung tiền danh nghĩa
V: tốc độ lưu thông tiền tệ
M: lượng cung tiền danh nghĩa
P: chỉ số giá
M: lượng cung tiền danh nghĩa
Y: sản lượng thực
M: lượng cung tiền danh nghĩa
Với giả thiết V và Y không đổi nên chỉ số giá phụ thuộc vào lượng cung tiềndanh nghĩa, khi cung tiền tăng thì mức giá cũng tăng theo cùng tỉ lệ, lạm phát xảy
Phân phối lại thu nhập và của cải: Khi lạm phát xảy ra những người có tài sản ,vay nợ là
có lợi vì giá của tài sản nói chung tăng lên còn giá trị ̣đồng tiền bị giảm xuống Ngược lại những người làm công ăn lương,
Trang 12cho vay, gửi tiền bị thiệt hại.
Tác động đến kinh tế và việc làm: Lạm phát ở mức cao làm nền kinh tế bị bất ổn, hàng hóa chở nên đắt đỏ dãn đến tình trạng đầu cơ tích trữ tăng tỉ giá hối đoái, hoạt động tín dụng rơi vào khủng hoảng nguồn tiền gửi sụt giảm nhanh chóng
Ngoài ra lạm phát còn tác động đến tỉ lệ thất nghiệp: khi lạm phát tăng thì thất nghiệp giảm xuống và ngược lại.
Trang 13Phần 2 Thực trạng lạm phát ở Việt Nam
2.1 Giai đoạn lạm phát 2007-2008
2.1.1 Giai đoạn lạm phát tăng nhanh
Dấu hiệu lạm phát đã xuất hiện từ tháng 6 năm 2007 khi CPI tháng 6 tăng vọt lên 1%, trái hẳn với thông lệ giá cả hơn một thập kỉ qua Tín hiệu này đã được ghi nhận và xử lý kịp thời Tuy nhiên do không phân tích đúng nguyên nhân của lạm phát, thêm vào đó việc triển khai thực hiện không nghiêm túc nên mặc dù tăng trưởng kinh tế cả năm 2007 ở mức cao trên 8.5%, song lạm phát cũng ở mức kỷ lục 12.63% Nếu so sánh với mức lạm phát của một số nước trong khu vực và trên thế giới như Trung Quốc: 6,5%; Indonesia: 6,59%; Mỹ: 4,08%; Thái Lan: 3,21%; Khu vực đồng Euro: 3,07%; Nhật Bản: 0,7% thì lạm phát của Việt Nam có phần cao hơn
Nửa đầu năm 2008, lạm phát liên tục leo thang và vượt qua mọi qui luật đã hình thành hàng chục năm nay, buộc Việt Nam phải điều chỉnh chính sách từ ưutiên tăng trưởng kinh tế sang kiềm chế lạm phát
Trang 14Chỉ sau 6 tháng, Tổng cục thống kê công bố công bố chỉ số CPI đã lên tới 26.8% so với tháng 6 năm 2007 và 18.44% so với cuối năm 2007 Riêng nhóm hàng lương thực, thực phẩm tăng tương ứng tới 74.3% Điều này đã phá vỡ mọi
dự tính của chúng ta về kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô Càng nghiêm trọng hơn khi Việt Nam là một nước nông nghiệp với hơn 60% dân số và lực lượng lao động là nông dân Sự phụ thuộc của nền kinh tế nói chung và của giá
cả thị trường nói riêng vào những biến động trong khu vực sản xuất lương thực, thực phẩm của nước ta còn rất lớn, mặc dù tỷ trọng của nông nghiệp trong GDP giảm xuống chỉ còn 20%
Thông thường những tháng gần tết giá cả tăng nhanh Nhưng năm 2008 đặc biệt hơn vì qua tết Mậu tý mà giá cả vẫn ở mức cao trái ngược với qui luật vận động của giá cả trong thời gian gần đây
Sau hơn 1 thập kỉ từ năm 1992, “bóng ma” lạm phát dường như đang quay trở lại và đe dọa những thành quả kinh tế xã hội mà nước ta đạt được
Chỉ số giá tiêu dùng 10 tháng đầu năm 2008
Trong những tháng đầu năm vật giá leo thang từng tháng Giá cả tăng liêntục đã đẩy mức lạm phát tháng sau cao hơn tháng trước So với tháng 12 (2007),CPI tháng 1 (2008) tăng 2.4%, sang tháng 2 tăng vọt lên 6%, tháng 3 là 9.2% Đến tháng 4 chỉ số CPI đã lên tới 2 con số (11.6%) và tháng 5 lại tăng đột ngột tới 16% Đỉnh điểm lạm phát đã đến mức 3.91% vào tháng 5 (2008), trùng với thời điểm giá gạo trên thị trường quốc tế ở mức 1000 USD/ tấn, khủng hoảng lương thực đã trở thành mối đe dọa toàn cầu Ngay cả ở một cường quốc xuất khẩu gạo như Việt Nam mà tin đồn thiếu gạo đã làm rất nhiều người dân hoang mang, lo lắng sẽ quay về nạn đói khủng khiếp năm 1945 Còn các cơ quan chức
Trang 15năng nhà nước do dự báo sai lệch nên yêu cầu các doanh nghiệp ngừng xuất khẩu mặc dù giá lúa gạo đang rất cao, làm thiệt hại lớn cho người dân.
GDP nửa đầu năm chỉ tăng 6.5% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn nhiều so với mức tăng cùng kỳ một số năm gần đây Xuất hiện những cơn “sốt ảo” USD, vàng, gạo, thép, vật liệu xây dựng,…Thâm hụt thương mại tăng vọt (gần 50% tổng kim ngạch xuất khẩu) Thị trường chứng khoán thiết lập đáy mới chỉ bằng khoảng ¼ đỉnh cao nhất là 1173 điểm, đánh mất toàn bộ điểm tích lũy được 3 năm qua.Giá vàng có thời điểm lên đến xấp xỉ 20 triệu VND/ lượng, tỷ giá hối đoái trên thị trường đã từng vượt mốc 19000 VND/ USD…
Nền kinh tế Việt Nam cuối tháng 5 đầu tháng 6 mấp mé bờ vực khủng hoảng với những “bong bóng” khổng lồ chực chờ nổ tung trên thị trường tài chính tiền tệ, thị trường tín dụng ngân hàng, thị trường bất động sản
Các tháng 6,7,8 chỉ số CPI đã lên cao chóng mặt lần lượt là 18.4%, 19.8%
và 20,% Chỉ sau 3 quý đầu năm, CPI đã vượt mức 20%, đạt được mức kỷ lục từ
17 năm qua
2.1.2 Giai đoạn giảm lạm phát (3 tháng cuối năm 2008)
Sang tháng 10,11,12 liên tiếp 3 tháng giá nhiều loại hàng hóa đã chựng lại
và giảm xuống CPI cũng giảm, tốc độ tăng trưởng kinh tế tháng âm: -0.19 (tháng 10), -0.76 (tháng 11), -0.66 (tháng 12) Tỷ lệ lạm phát từ 20.05% vào thờiđiểm tháng 9 chỉ còn 19.86% so với tháng 12 (2007), làm dịu cơn lạm phát của Việt Nam Nguyên nhân là do những tháng đầu năm giá mặt hàng lương thực, thực phẩm tăng nhanh; hàng phi lương thực thực phẩm mặc dù chậm nhưng vẫn tăng giá Đến cuối năm hàng lương thực - thực phẩm dường như không tăng nữa
và đồ thị là một đường nằm ngang Trong khi đó giá hàng hóa phi lương thực - thực phẩm giảm nhanh nên tốc độ tăng giá chung giảm xuống Bên cạnh đó là nhờ những biện pháp kiềm chế lạm phát của chính phủ đã phát huy tác dụng chẳng hạn như Nghị quyết số 10/2008/ NQ- CP ngày 17/4/2008 về các biện pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và tăng trưởng bền vững với 8 nhóm giải pháp…
Chúng ta đã chủ trương đúng khi giảm tốc độ tăng trưởng và tập trung vào chống lạm phát Thành công nhờ hệ thống chống lạm phát bảo đảm tính trọngói, sát với nguyên nhân Đặc biệt chúng ta có sức mạnh khi tập hợp, huy động
cả hệ thống chính trị, cả dân tộc và các doanh nghiệp tham gia chống lạm phát
2.2 Tác động của lạm phát đến biến số vĩ mô
Ảnh hưởng của lạm phát đến sự phát triển kinh tế
Trang 16 Tiêu cực
hóa, nó có khả năng gây ra tình trạng suy thoái kinh tế, tăng tỷ lệ thất nghiệp Tác động đầu tiên của lạm phát là lãi suất khiến lãi suất danh nghĩa tăng lên để lãi suất thực được ổn định nhưng cũng khiến suy thoái kinh tế bắt đầu phát triển
danh nghĩa của người lao động không thay đổi, tuy nhiên thu nhập thực tế lại giảm Bởi lẽ thu nhập ròng của người lao động sẽ bằng thu nhập danh nghĩa của chữ tỷ lệ lạm phát bị giảm Đó không chỉ là vấn đề của doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người lao động cũng như lòng tin của họ đối với Chính Phủ
lãi suất tăng lên, người lao động sẽ có lợi trong việc vay trả vốn góp Những việc này lại khiến tình trạng vơ vét hàng hóa và chờ đầu cơ làm mất cân bằng cung cầu trên thị trường Tình trạng những người dân nghèo không có đủ hàng hóa để sử dụng trong cuộc sống hàng ngày càng phổ biến, người giàu lại càng giàu có hơn làm rối loạn nền kinh tế, tạo ra thu nhập không bình đẳng
ngoài, khi lạm phát tăng cao dẫn đến tỷ giá giá tăng, đồng tiền trong nước mất giá hơn so với nước ngoài Chính phủ được lợi từ nguồn tiền trong nước nhưng lại thiệt so với ngoại tệ làm tình trạng nợ quốc gia ngày một trầm trọng hơn Biểu đồ chỉ số giá tiêu dùng ở Việt Nam năm 2007-2008