Mục tiêu nghiên cứu đề tài là từ những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan, luận văn sẽ tìm hiểu khảo sát phân tích báo in CAND và báo CAĐN về tuyên truyền bảo vệ chủ quyền biển đảo, chỉ rõ những ưu điểm, hạn chế của 2 tờ báo để đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng tuyên truyền bảo vệ chủ quyền biển đảo trên hệ thống báo chí CAND nói chung và báo CAND, báo CAĐN nói riêng trong thời gian tới.
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
===========
HOÀNG VĂN PHONG
BÁO CHÍ CÔNG AN NHÂN DÂN VỚI CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO
CỦA TỔ QUỐC GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ
Hà Nội – 2016
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
===========
HOÀNG VĂN PHONG
BÁO CHÍ CÔNG AN NHÂN DÂN VỚI CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO
CỦA TỔ QUỐC GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam kết, đây là luận văn do tôi tự nghiên cứu dưới sự hướng dẫn trực tiếp của cán bộ hướng dẫn Các vấn đề mà tôi đưa ra trong nghiên
cứu "Báo chí Công an nhân dân với công tác tuyên truyền bảo vệ chủ
quyền biển đảo của Tổ quốc giai đoạn hiện nay" chưa được công bố ở bất cứ
công trình khoa học nào Mọi luận cứ trong luận văn là xác thực
Tác giả luận văn
HOÀNG VĂN PHONG
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được luận văn này, tôi xin được bày tỏ lòng tri ân sâu sắc đến PGS TS Nguyễn Thế Kỷ, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam – người đã hướng dẫn tận tình, tạo mọi điều kiện để tôi được tiếp cận, tìm hiểu và nghiên cứu đề tài này
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của Trung tâm nghiệp vụ - Hội Nhà báo Việt Nam, sự hợp tác, giúp đỡ của các đồng nghiệp Báo CAND, CANĐ, các Nhà báo lão thành…đã tạo mọi điều kiện để tôi có thể tiếp cận tư liệu và tìm hiều quá trình thực hiện luận văn
Tôi cũng vô cùng biết ơn các nhà quản lý, lãnh đạo các ngành và các đơn vị liên quan, bạn bè, đồng nghiệp đã dành thời gian tham gia các cuộc trò chuyện, khảo sát, phỏng vấn về các nội dung nghiên cứu của đề tài
Tôi cũng bày tỏ lòng biết ơn đến đội ngũ các thầy cô ở trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia Hà Nội đã nhiệt huyết trong suốt quá trình giảng dạy, giúp đỡ, chỉnh sửa, góp ý đề cương để tôi có điều kiện hoàn thành luận văn này
Xin chân thành cảm ơn!
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
HOÀNG VĂN PHONG
Trang 5MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3
3 Mục tiêu nghiên cứu 6
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 7
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 7
7 Kết cấu của luận văn 8
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HOẠT ĐỘNG TUYÊN TRUYỀN BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO TỔ QUỐC CỦA BÁO CHÍ GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 9
1.1 Khái niệm liên quan đến đề tài 9
1.1.1 Biển, đảo 9
1.1.2 Tuyên truyền 13
1.1.3 Báo chí 15
1.2 Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về tuyên truyền bảo vệ chủ quyền biển đảo 16
1.4.1 Những căng thẳng trên biển Đông 23
Chương 2: KHẢO SÁT TIN BÀI VỀ CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN, ĐẤU TRANH BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO CỦA TỔ QUỐC TA TRÊN BÁO IN CAND VÀ CAĐN 27
2.1 Diện mạo báo chí CAND nói chung và báo in CAND, CAĐN 27
2.2 Tần suất, số lượng tin bài 31
2.3 Nội dung thông tin được phản ánh 36
2.3.1 Diễn biến thực địa 42
2.3.2 Đấu tranh nhân dân 51
Trang 62.3.3 Đấu tranh nhà nước 58
2.3.4 Dư luận quốc tế 73
2.4 Hình thức thể hiện 77
2.4.1 Thể loại 78
2.4.2 Tít, sapo 84
2.4.3 Ảnh, đồ họa 85
2.5 Đánh giá thành công, hạn chế của 2 tờ báo in CAND và CAĐN 86
2.5.1 Thành công 86
2.5.2 Hạn chế 89
Chương 3: NHỮNG GIẢI PHÁP, KHUYẾN NGHỊ NÂNG CAO CHẤP LƯỢNG CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO CỦA TỔ QUỐC TRÊN BÁO CAND, CAĐN 92
3.1 Khái quát chung nguyên nhân thành công và hạn chế 92
3.2 Giải pháp, khuyến nghị 97
3.2.1 Giải pháp chung 97
3.2.2 Giải pháp cụ thể 106
KẾT LUẬN 113
TÀI LIỆU THAM KHẢO 118
Trang 7DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Trang 8Đất nước chúng ta không chỉ có đường bờ biển dài mà còn rất đặc biệt khi sở hữu gần 4.000 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó đặc trưng nhất là hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa Biển, đảo có tầm quan trọng đặc biệt mang tính chiến lược trong quá trình phát triển đất nước Chính vì vậy, hoạt động tuyên truyền về biển đảo là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng của báo chí cách mạng Việt Nam cũng như những người làm báo Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay, biển Đông nói chung và vấn đề biển đảo nói riêng thực sự đang là một vấn đề nóng trên tất cả các diễn đàn không chỉ trong nước mà còn của cả khu vực và thế giới Những câu chuyện về tranh chấp chủ quyền của Trung Quốc với Nhật Bản, Philippines, đặc biệt là những hành động gây hấn của Trung Quốc với Việt Nam trong thời gian gần đây (nhất là trong năm 2014) trên biển Đông thực sự đã tạo nên làn sóng phẫn nộ sâu sắc với dư luận trong nước và quốc tế Và kể từ ngày 2/5/2014, khi Trung Quốc ngang nhiên kéo giàn khoan Hải Dương 981 hạ đặt trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, vấn đề tuyên truyền về biển đảo lại càng trở nên nóng bỏng, cần thiết và là nhu cầu thông tin không thể thiếu với công chúng báo chí
Trước bối cảnh diễn biến nhanh, phức tạp, khó lường các hoạt động khiêu khích, chống phá của Trung Quốc, báo chí Việt Nam trong đó có hệ thống báo chí CAND đã thể hiện vai trò là vũ khí sắc bén, có hiệu quả của Đảng và Nhà
Trang 9nước trong cuộc đấu tranh với hành động sai trái của Trung Quốc ở Biển Đông Bằng những thông tin khách quan, chính xác, kịp thời, có tính thuyết phục cao,
hệ thống báo chí CAND đã cung cấp thông tin không chỉ cho độc giả trong nước
mà còn cho bạn bè quốc tế, người Việt Nam sống ở nước ngoài có được những thông tin tin cậy, từ đó hiểu rõ hơn quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước
về chủ quyền biển đảo của Việt Nam Những thông tin này đã đóng góp to lớn trong quá trình đấu tranh, bảo vệ chủ quyền biển đảo của Đảng, Chính phủ, Nhà nước và nhân dân ta, được nhân dân thế giới ủng hộ, phản đối và yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan ra khỏi vùng biển nước ta
Việc phát huy vai trò của báo chí nói chung và hệ thống báo chí CAND nói riêng trong công tác đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo của nước ta giai đoạn hiện nay là vô cùng cần thiết, cấp bách Cùng với các cơ quan báo chí hiện nay, hệ thống báo chí CAND trong đó cụ thể là báo CAND và báo CAĐN có nhiều thế mạnh vượt trội trong việc tiếp cận công chúng, độc giả, những chứng cứ, tư liệu, thông tin,… từ đó truyền tải nhanh chóng, chính xác lập trường, quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam đến với bạn
bè quốc tế, tranh thủ sự ủng hộ, đồng tình của nhân dân thế giới cũng như định hướng tư tưởng cho người Việt Nam ở nước ngoài, nâng cao trách nhiệm của mỗi công dân với Tổ quốc, với việc bảo vệ CQBĐ
Nghiên cứu về vai trò của báo chí CAND trong công tác đấu tranh bảo
vệ chủ quyền biển đảo của tổ quốc giai đoạn hiện nay bắt đầu từ sự kiện Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam trên báo in CAND và CAĐN là một hướng nghiên cứu cần thiết của báo chí học, qua đó góp thêm một kênh thông tin cho hoạt động tuyên truyền về đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo ngày càng có chất lượng, hiệu quả hơn; khẳng định vai trò, vị trí quan trọng của báo in CAND và báo CAĐN trong công cuộc đấu tranh bảo vệ CQBĐ, từ
Trang 10đó rút ra bài học kinh nghiệm và giải pháp cho việc nâng cao hiệu quả tuyên truyền bảo vệ chủ quyền biển đảo của tổ quốc ta trong giai đoạn hiện nay
Chính vì vậy, tác giả luận văn chọn đề tài nghiên cứu “Báo chí CAND với
công tác tuyên truyền bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc giai đoạn hiện nay” làm đề tài luận văn cao học báo chí của mình
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Có thể khẳng định rằng, đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề biển đảo Trong quá trình tìm hiểu, tác giả chú ý đến một số cuốn sách liên quan đến vấn đề nghiên cứu của đề tài như:
Bộ sách “Chủ quyền biển đảo Việt Nam” – NXB Thanh Niên, xuất bản
năm 2012 của hai tác giả Sông Lam và Thái Quỳnh tuyển chọn, gồm 10 tên sách gồm: Toàn cảnh biển đảo Việt Nam; Một số vấn đề trong chiến lược biển Việt Nam; Hỏi đáp về biển đảo Việt Nam; Thiên hùng ca bất tử đường Hồ Chí Minh trên biển; Trường Sa vang mãi bản hùng ca; Những người giữ niềm tin cho biển; Đây biển Việt Nam; Những hòn đảo ngọc Việt Nam; Cảng biển Việt Nam; Hải đăng Việt Nam – Mắt thần canh biển Bộ sách bao gồm những kiến thức cơ bản về Luật Biển quốc tế và hệ thống pháp luật về biển, đảo của Nhà nước ta; Những cơ sở pháp lý, khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với các quần đảo trên biển Đông, khẳng định quan điểm của Đảng và Nhà nước ta trong việc giải quyết tranh chấp; Tuyên truyền ý nghĩa, nội dung, kết quả thực hiện các văn bản pháp lý về biển, đảo Việt Nam đã ký kết với các nước láng giềng, các nước có liên quan Ngoài ra, bộ sách cũng tuyên truyền, giáo dục cho toàn dân nâng cao ý thức đấu tranh, bảo vệ, giữ gìn chủ quyền biển đảo của tổ quốc, phát triển du lịch biển đảo Việt Nam,…
Cuốn sách “Tìm hiểu về biển, đảo Việt Nam” của hai tác giả Đậu Xuân
Luận, Đặng Việt Thủy (sưu tầm, biên soạn) Nhà xuất bản Quân đội nhân dân xuất bản năm 2014 đã đề cập tới một số vấn đề chung về biển, đảo Việt Nam,
Trang 11luật pháp quốc tế và Việt Nam về biển; tuyên bố của Chính phủ Việt Nam về lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam; quy chế khu vực biên giới biển,… tiềm năng phát triển một số đảo của Việt Nam, đặc biệt là quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa,…
Cuốn sách “Bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lí Hoàng Sa, Trường
Sa là của Việt Nam” (NXB Trẻ xuất bản năm 2011) Thông qua nguồn tư
liệu lịch sử và địa lý đáng tin cậy của Việt Nam cũng như tư liệu và bản đồ xưa của các nhà truyền giáo và hàng hải phương Tây, cuốn sách đã đưa ra những dẫn chứng khái quát về Hoàng Sa và Trường Sa từ thế kỷ XV Khẳng định chủ quyền, không thể tranh cãi của Việt nam đối với hai quần đảo này ở biển Đông
Cuốn sách “Người Việt với biển” của tác giả Nguyễn Văn Kim (chủ
biên) – NXB Thế giới, xuất bản năm 2011 Cuốn sách tập hợp nhiều bài nghiên cứu, phân tích về cơ tầng văn hóa biển, quan hệ ngoại thương và chủ quyền an ninh biển; truyền thống và tư duy hướng biển của người Việt; ý thức chủ quyền biển đảo,…
Những công trình trên có nhiều giá trị, là nguồn tư liệu quan trọng giúp tác giả có thêm thông tin “làm nền” cho luận văn của mình Ngoài ra, tác giả chú ý tới một số luận văn của học viên cao học tại Khoa Báo chí và Truyền thông - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQGHN), Học viện Báo chí và Tuyên truyền:
Đề tài thạc sĩ chuyên ngành báo chí học tại trường Đại học khoa học xã
hội và Nhân văn, 2013, “Thông tin về chủ quyền biển đảo trên kênh VTV Đà
Nẵng” của tác giả Văn Công Nghĩa Tác giả đã đi sâu phân tích đánh giá
những thành công hạn chế của việc thông tin về biển đảo của VTV Đà Nẵng Bên cạnh đó, tác giả đã phân tích và đưa ra những hạn chế nhất định trong lĩnh vực tuyên truyền về biển đảo qua thể lại phim tài liệu truyền hình; mạnh
Trang 12dạn đưa ra một số nhóm giải pháp để nâng cao chất lượng thông tin về biển đảo của VTV Đà Nẵng
Luận văn thạc sĩ: “Nâng cao chất lượng chương trình về biển đảo trên
sóng phát thanh của Đài tiếng nói Việt Nam” (Qua thực tế các chương trình
trên hệ thời sự chính trị tổng hợp VOV1), Truyền thông đại chúng, của tác giả Nguyễn Thị Hòa - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2011 Tác giả đã nghiên cứu và đưa ra thời cơ và thách thức đặt ra đối với việc thông tin tuyên truyền về biển đảo trong thời đại ngày nay Thông qua đó, đề xuất những giải pháp để đổi mới, nâng cao chất lượng tuyên truyền về biển đảo trên sóng phát thanh Đài Đài Tiếng nói Việt Nam
Luận văn thạc sĩ “Tuyên truyền về biển đảo trên báo điện tử Việt
Nam hiện nay” của tác giả Vương Thị Hà - Học viện Báo chí và Tuyên
truyền, 2014 Ngoài việc hệ thống những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến đề tài luận văn còn phân tích vai trò của báo điện tử trong tuyên truyền về biển đảo; Nội dung tuyên truyền về biển đảo trên báo điện tử Việt Nam; Ưu điểm và hạn chế của báo điện tử khi tuyên truyền về biển đảo; Qua đó, chỉ ra những thành công và hạn chế trong công tác tuyên truyền về biển đảo trên báo điện tử Việt Nam hiện nay và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả tuyên truyền về biển đảo trên báo điện tử trong thời gian tới
Luận văn thạc sĩ “Vai trò của Báo chí đối ngoại với việc thông tin
bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam hiện nay” của tác giả Nguyễn Thị
Thu Hà, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, 2015 Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề cơ bản về cơ sở lý luận và thực tiễn của vai trò báo chí đối ngoại với việc thông tin bảo vệ chủ quyền biển , đảo Viê ̣t Nam hiê ̣n nay cũng như đánh giá những thành công và ha ̣n chế của nó , tác giả đã đề xuất mô ̣t số giải pháp nâng cao vai trò của báo chí đ ối ngoại nhằm góp phần đắc lực vào thực hiê ̣n nhiê ̣m vu ̣ bảo vê ̣ chủ quyền biển , đảo nước ta Tất cả những nghiên
Trang 13cứu này sẽ là những tài liệu tham khảo có ý nghĩa về cả lý luận và thực tiễn
để tác giả thực hiện tốt hơn đề tài nghiên cứu của mình
Tuy nhiên, cũng phải nói thêm rằng, những tư liệu, sách và các luận văn dù có những giá trị rất quan trọng trong nghiên cứu về biển đảo Tuy
nhiên đến nay, chưa có đề tài nào nghiên cứu cụ thể vấn đề “Báo chí CAND
với công tác tuyên truyền bảo vệ chủ quyền biển đảo của tổ quốc giai đoạn hiện nay” Xuất phát từ ý nghĩa, tầm quan trọng và tính mới mẻ cũng như giá
trị khoa học và thực tiễn đó của đề tài mà tôi quyết định chọn đề tài: “Báo chí
CAND với công tác tuyên truyền bảo vệ chủ quyền biển đảo của tổ quốc giai đoạn hiện nay” là đề tài luận văn Thạc sĩ của mình
3 Mục tiêu nghiên cứu
Từ những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan, luận văn sẽ tìm hiểu khảo sát phân tích báo in CAND và báo CAĐN về tuyên truyền bảo vệ chủ quyền biển đảo, chỉ rõ những ưu điểm, hạn chế của 2 tờ báo để đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng tuyên truyền bảo vệ chủ quyền biển đảo trên
hệ thống báo chí CAND nói chung và báo CAND, báo CAĐN nói riêng trong thời gian tới
4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu: Báo chí Công an Nhân dân với công tác tuyên truyền bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc ta giai đoạn hiện nay
Khách thể nghiên cứu, khảo sát là hai tờ báo in CAND và Công an
Đà Nẵng trong khoảng thời gian từ tháng 5/2014 đến tháng 5/2016
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu được giới hạn trong phạm vi hai tờ báo in CAND và CAĐN Phạm vi thời gian khảo sát bắt đầu từ tháng 5/2014 khi sự kiện giàn
Trang 14khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc kéo vào vùng biển đặc quyền kinh tế của nước ta đến tháng 5/2016
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiê ̣n đề tài , tác giả sử du ̣ng cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu cơ bản sau:
5.1 Cơ sở lý luận
Luận văn được thực hiện dựa trên:
Nền tảng lý luận của chủ nghĩa Mác – Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về báo chí, truyền thông
Phương pháp phân tích thông điệp truyền thông về biển đảo từ 2 tờ báo
in CAND và CAĐN trên những bình diện về tần xuất xuất hiện, về nội dung thông tin và hình thức chuyển tải thông tin
Phương pháp phỏng vấn sâu lãnh đạo các cơ quan báo chí CAND, CAĐN, PV, BTV, những người trực tiếp phụ trách công tác tuyên truyền trên lĩnh vực này
Trang 15mang tính mở đầu trong việc thống kê, đánh giá, nhận xét và phân tích ở góc
độ nội dung và hình thức thể hiện; những thành công, hạn chế, bài học kinh nghiệm, kiến nghị các giải pháp Điều này sẽ góp phần tạo cơ sở cho những nghiên cứu sâu hơn sau này về vấn đề tuyên truyền về biển, đảo trên hệ thống báo chí
Nội dung của luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo hữu ích cho việc nghiên cứu các vấn đề có liên quan
6.2 Ý nghĩa thực tiễn
Luận văn góp phần làm rõ những thành công, hạn chế trong công tác tuyên truyền bảo vệ chủ quyền biển đảo của nước ta của hai tờ báo trong giai đoạn hiện nay; từ đó đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền trên lĩnh vực bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam không chỉ trên báo CAND, CAĐN mà còn trên hệ thống báo chí Cách mạng Việt Nam
Luận văn cũng đưa ra những định hướng cho việc nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền bảo vệ chủ quyền biển đảo trên tờ báo mạng điện tử CAND và CAĐN nói riêng và báo điện tử nói chung
7 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn gồm
3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động tuyên truyền bảo vệ chủ
quyền biển đảo tổ quốc của báo chí giai đoạn hiện nay
Chương 2: Khảo sát tin bài về công tác tuyên truyền, đấu tranh bảo vệ chủ
quyền biển đảo của tổ quốc ta trên báo in CAND và CAĐN
Chương 3: Những giải pháp, khuyến nghị nâng cao chấp lượng công tác tuyên
truyền bảo vệ chủ quyền biển đảo của tổ quốc trên báo CAND, CAĐN
Trang 16Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HOẠT ĐỘNG TUYÊN TRUYỀN BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO TỔ QUỐC CỦA
BÁO CHÍ GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
1.1 Khái niệm liên quan đến đề tài
Biển Đông
Theo tài liệu học tập chính trị của Tổng cục Chính trị năm 2010, Việt Nam
có bờ biển dài hơn 3.260 km, trải dài trên 13 vĩ độ, có tỷ lệ chiều dài đường biển trên diện tích đất liền cao nhất Đông Nam Á và đứng 27/157 nước có biển trên thế giới (trung bình của thế giới là 600 km2 đất liền/km bờ biển, Việt Nam là 100km2 đất liền/km bờ biển) Biển nước ta có khoảng 3.000 hòn đảo lớn nhỏ xa bờ, gần bờ
và hai quần Đảo Trường Sa, Hoàng Sa Đảo ven bờ chủ yếu nằm ở vịnh Bắc Bộ; đảo nổi của nước ta có diện tích khoảng 1.700 km2, trong đó 3 đảo có diện tích
Trang 17lớn hơn 100km2 là: Phú Quốc, Cái Bầu, Cát Bà), có 23 đảo diện tích lớn hơn 10km2, có 82 đảo diện tích lớn hơn 1km2 và khoảng 1.400 đảo nhỏ chưa có tên HÌnh như trùng lặp với đoạn trên đã viết về biển, đảo VN?
Cuốn “Toàn cảnh biển đảo Việt Nam” (Nhiều tác giả) cho rằng: "Biển
Đông là vùng biển rìa Tây Thái Bình Dương Nhân dân Việt Nam vẫn gọi Biển Đông theo tên truyền thống, gắn liền với lịch sử hàng nghìn năm của dân tộc Tên biển Đông đã được ghi trong cuốn Dư địa chí của Nguyễn Trãi, năm
1435 thời vua Lê Thánh Tông" Việt Nam là đất nước có bờ biển dài 3260
km, vùng đặc quyền kinh tế rộng hơn 1 triệu km2 với trên "4000 đảo lớn nhỏ, trong đó: vùng biển Đông Bắc có trên 3000 đảo; Bắc Trung Bộ trên 40 đảo; còn lại ở vùng biển Nam Trung Bộ, vùng biển Tây Nam và 2 quần đảo Hoàng
Sa và Trường Sa Đảo và quần đảo nước ta có ý nghĩa quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, có vai trò lớn lao trong công cuộc bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
Bản đồ vùng biển Việt Nam trên Biển Đông (Nguồn: internet)
Nước ta giáp với biển Đông ở hai phía Đông và Nam Vùng biển Việt Nam là một phần biển Đông Với vị trí chiến lược quan trọng: nối liền Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương, châu Á với châu Âu, châu Úc với Trung
Trang 18Đông, biển Việt Nam tạo điều kiện giao lưu quốc tế thuận lợi, phát triển kinh
tế biển, dịch vụ trên biển
Theo Luật biển Việt Nam thì vùng biển Việt Nam bao gồm nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam, được xác định theo pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế về biên giới lãnh thổ mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 Những khái niệm cụ thể về nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa đều được giải thích khá rõ trong công ước của Liên hợp quốc về Luật biển 1982 cũng như trong luật biển Việt Nam
Vài nét về Hoàng Sa - Trường Sa
- Quần đảo Hoàng Sa
+ Quần đảo Hoàng Sa là một quần đảo san hô nằm giữa Biển Đông Từ lâu Hoàng Sa cũng như Trường Sa đã thuộc lãnh thổ Việt Nam với tên Bãi Cát Vàng, Hoàng Sa
+ Quần đảo Hoàng Sa nằm trong kinh độ 1110 đến 1130 Đông, vĩ độ
15045’; đến 17015’, ngang với vĩ độ Huế và Đà Nẵng Hoàng Sa nằm ở phía Bắc Biển Đông, trên đường biển quốc tế từ Châu Âu đến các nước phía Đông
và Đông Bắc Á và giữa các nước Châu Á với nhau
+ Quần đảo Hoàng Sa gồm trên 37 đảo, đá, bãi cạn, bãi ngầm và một
số đối tượng địa lý khác trong vùng biển rộng khoảng 30.000 km2 chia ra làm
2 nhóm: Nhóm phía Đông có tên là Nhóm An Vĩnh, nhóm phía Tây là Nhóm Lưỡi liềm Riêng đảo Hoàng Sa có trạm khí tượng của Việt Nam hoạt động từ năm 1938 đến 1947, được tổ chức khí tượng quốc tế đặt số hiệu 48-860 (số 48 chỉ khu vực Việt Nam)
Trang 19Bản đồ Quần đảo Hoàng Sa(Nguồn: internet)
Quảng Nam Năm 1938 thuộc tỉnh Thừa Thiên Năm 1961 gọi là xã Định Hải, quận Hoà Vang tỉnh Quảng Nam Năm 1982 Chính phủ ta quyết định thành lập huyện Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng Nay trở thành huyện Hoàng Sa thuộc thành phố Đà Nẵng
Sa Tháng 1/1974, trong lúc quân và dân ta đang tập trung sức tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Trung Quốc đã đem quân ra đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam
- Quần đảo Trường Sa
+ Quần đảo Trường Sa cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 200 hải lý về phía Nam Quần đảo Trường Sa bao gồm hơn 100 đảo nhỏ, bãi ngầm, bãi san
hô nằm trải rộng trong một vùng biển khoảng 180.000 km2 với chiều Đông Tây là 325 hải lý, chiều Bắc Nam là 274 hải lý, từ vĩ độ 6030’ Bắc đến
120 Bắc và từ kinh độ 111030’ Đông đến 117020’ Đông, cách Cam Ranh 248 hải lý, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) 595 hải lý
+ Quần đảo Trường Sa được chia làm 10 cụm: Song Tử, Thị Tứ, Loại
Ta, Nam Yết, Sinh Tồn, Trường Sa, Thám Hiểm, Bãi Vũng Mây, Bãi Hải
Trang 20Sâm, Bãi Lim, Song Tử Tây là đảo cao nhất (cao 4 đến 6 mét lúc triều xuống); Ba Đình là đảo rộng nhất (0,6km2) trong quần đảo
Bản đồ quần đảo Trường Sa(Nguồn: internet)
Quần đảo Trường Sa không chỉ là vị trí quân sự chiến lược án ngữ phía Đông Nam nước ta, bảo vệ vùng biển và hải đảo ven bờ, mà còn là một vùng
có trữ lượng lớn photphat khá lớn, có nhiều loại có nhiều dầu.Việt Nam đang
có mặt và bảo vệ 21 đảo và bãi đá ngầm trên quần đảo Trường Sa
Chủ quyền biển đảo
Cùng với các bộ phận lãnh thổ là: Vùng trời, vùng đất liền, biển đảo là
bộ phận không thể tách rời chủ quyền quốc gia Trong bộ phận chủ quyền biển đảo của quốc gia đó, các nước khác không được can thiệp Bất cứ hành động xâm phạm đến lãnh thổ trong đó có chủ quyền biển đảo đều là vi phạm pháp luật của nước sở tại và các công ước quốc tế có liên quan
1.1.2 Tuyên truyền
Theo một số tài liệu nghiên cứu, thuật ngữ tuyên truyền được nhà thờ
La Mã sử dụng nhằm mục đích thuyết phục, lôi kéo, phấn đấu theo đức tin của Đạo Kito Về sau, thuật ngữ tuyên truyền được sử dụng một cách rộng rãi nhằm biểu đạt các hoạt động cụ thể như: ngôn ngữ, hình ảnh, đạo cụ, nhằm
Trang 21tác động đến suy nghĩ, tư tưởng và tình cảm của người khác, hướng họ hành động theo một khuynh hướng nhất định
Theo tiếng Latinh Tuyên truyền (Propaganda) là truyền bá, truyền đạt một quan điểm nào đó
Trong tác phẩm “Người tuyên truyền và cách tuyên truyền”, Chủ tịch
Hồ Chí Minh cho rằng: “Tuyên truyền là đem một việc gì nói cho dân hiểu, dân nhớ, dân tin, dân làm” [Hồ Chí Minh (2002) Toàn tập, tập 5 NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội – tr.162]
Trong Giáo trình Nguyên lý công tác tư tưởng – tập 1 của Học viện Báo
chí và Tuyên truyền giải thích: “Thuật ngữ tuyên truyền được sử dụng một cách rộng rãi nằm biểu đạt nội dung bằng các hoạt động cụ thể (như ngôn ngữ, hình ảnh, đạo cụ,…) nhằm tác động đến suy nghĩ, tư tưởng của người khác và hướng
họ đến một khuynh hướng nhất định” [Học viện Báo chí và Tuyên truyền, khoa Tuyên truyền (2009) Nguyên lý công tác tư tưởng tập 1, tr.16]
Theo Từ điển tiếng Việt “Tuyên truyền là phổ biến, giải thích rộng rãi
để thuyết phục mọi người tán thành, ủng hộ làm theo [Hoàng Phê (2008), Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, tr.1321]
Có nhiều khái niệm về tuyên truyền nhưng các khái niệm đều có điểm chung về tuyên truyền, là:
Tuyên truyền là hoạt động truyền bá, phổ biến, giải thích của chủ thể về
tư tưởng, vấn đề, cho đối tượng tuyên truyền
Tuyên truyền được thực hiện nhằm làm thay đổi nhận thức và hành động của đối tượng về tư tưởng, vấn đề nào đó
Từ những khái niệm, phân tích như trên, có thể hiểu: Tuyên truyền là hoạt động truyền bá, phổ biến về một tư tưởng, học thuyết hay vấn đề nào đó tới đối tượng tuyên truyền nhằm mục đích phổ biến, tuyên truyền để đối tượng ủng hộ hoặc làm theo
Trang 22Tuyên truyền biển đảo như sau: Tuyên truyền biển đảo là truyền bá, phổ biến, giải thích những kiến thức, thông tin, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về biển đảo và chủ quyền biển đảo tới công chúng, nhân dân
1.1.3 Báo chí
Báo chí được hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm báo in, phát thanh, truyền hình, báo mạng điện tử (“phát hành” trên mạng internet) và hãng thông tấn Báo chí theo nghĩa hẹp, là bao gồm báo, tạp chí và bản tin thời sự
Trong cuốn “Báo chí thế giới và xu hướng phát triển”, tác giả Đinh Thị Thúy Hằng trích dẫn ý kiến của Frank Morgan: “Báo chí như là một phương tiện truyền tải kiến thức và là sự hội thoại của nền văn hóa của chúng ta mà trong đó các câu chuyện được kể lại thông qua sự quan sát thế giới của các nhà báo [trang 37] Nhóm tác giả Dương Xuân Sơn, Đinh Văn Hường, Trần Quang, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia cho rằng: “Báo chí
là hiện tượng xã hội ra đời do nhu cầu thông tin giao tiếp, lấy hiện thực khách quan làm đối tượng phản ánh, thông tin trong báo chí là một quá trình liên tục xuyên suốt trong mối quan hệ cuộc sống – nhà báo – tác phẩm – công chúng” Tác giả Nguyễn Văn Dững quan niệm: “Báo chí là hoạt động thông tin giao tiếp xã hội trên quy mô rộng lớn, là công cụ và phương thức kết nối xã hội hữu hiệu nhất, là công cụ và phương thức can thiệp xã hội hiệu quả nhất trong mối quan hệ với công chúng và dư luận xã hội, với nhân dân và các nhóm lợi ích, với các nước trong khu vực và quốc tế…[tr.61]
Theo tác giả Đỗ Chí Nghĩa: “Báo chí là loại hình phương tiện truyền thông đại chúng được cơ quan có thẩm quyền cấp phép hoạt động, có nhiệm vụ chuyển tải thông tin nhanh nhất nhằm tích cực hóa đời sống thực tiễn” [tr.23]
Qua các khái niệm trên có thể hiểu: Báo chí là phương tiện thông tin đại chúng, chuyển tải thông tin về tất cả các lĩnh vực trong đời sống một cách nhanh chóng, chính xác bằng ngôn ngữ hình ảnh, âm thanh, chữ viết
Trang 231.2 Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về tuyên truyền bảo vệ chủ quyền biển đảo
Đảng, Nhà nước ta khẳng định, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo Việt Nam là trách nhiệm thiêng liêng của mỗi công dân Việt Nam đối với lịch sử dân tộc; là nhân tố quan trọng đảm bảo cho dân tộc ta phát triển bền vững Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng chỉ rõ: “Mục tiêu nhiệm vụ quốc phòng, an ninh là bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ; giữ vững chủ quyền biển, đảo, biên giới, vùng trời; bảo vệ Đảng, Nhà nước, Nhân dân và chế độ XHCN…” Đó là
ý chí sắt đá, quyết tâm không gì lay chuyển được của Đảng, Nhà nước, dân nhân ta
Trong thời gian qua, trước những diễn biến khó lường, phức tạp, đa dạng của tình hình khu vực, thế giới liên quan đến vấn đề chủ quyền quốc gia nói chung và đấu tranh bảo vệ biển đảo nói riêng, đặc biệt là biến động tại khu vực biển Đông, nhiệm vụ phòng thủ, tuyên truyền, bảo vệ an ninh Quốc phòng, an ninh trên biển ngày càng được Đảng, Nhà nước ta coi trọng Để hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thỗ, đầu tiên là phải không ngừng củng cố sức mạnh Quốc gia; xây dựng thế trận lòng dân, quốc phòng toàn dân trên biển Xác định được vai trò, tầm quan trọng của biển, đảo trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, trong những năm qua, Đảng
và Nhà nước ra rất coi trọng vấn đề tuyên truyền về biển, đảo
Ngày 12/5/1977, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tuyên bố về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam
Ngày 23/6/1994, tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội nước Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (khóa IX) đã thông qua Nghị quyết về việc phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982
Trang 24Trong nhiều năm qua, Đảng, Nhà nước ta đã triển khai nhiều hoạt động nhằm duy trì môi trường hòa bình, ổn định, phát triển kinh tế đất nước, bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia trên biển
Để hạn chế các vụ việc vi phạm pháp luật trên biển, Việt Nam đã tham gia tích cực việc triển khai Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC), được các thành viên ASEAN và Trung Quốc ký ngày 4/11/2002, tham gia Hội thảo khống chế xung đột tiềm tàng ở biển Đông do Inđônêxia chủ trì, hợp tác với Philippin triển khai các dự án hợp tác nghiên cứu khoa học biển Việt Nam – Philippin,
Năm 2007, tại hội nghị Trung ương 4, khoá X đã ra nghị quyết 09 về
"chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020", trong đó xác định: "Phấn đấu đưa nước ta thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển, bảo đảm vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia trên biển, đảo, góp phần quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, làm cho đất nước giàu mạnh." Điều này cho thấy sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta trong vấn
đề biển, đảo, tạo hành lang quan trọng để công tác tuyên truyền có điều kiện tập trung sâu, có định hướng rõ ràng về vấn đề này Tại hướng dẫn số 105 ngày 24/11/2014 của Ban tuyên giáo Trung ương về công tác tuyên truyền biển, đảo năm 2014 đã nhấn mạnh một số yêu cầu trong công tác tuyên truyền biển đảo như sau:
- Tuyên truyền tạo sự thống nhất, đồng thuận trong cán bộ Đảng viên và toàn xã hội đối với các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về biển, đảo
- Công tác tuyên truyền cần đảm bảo sự chỉ đạo, điều hành chặt chẽ, thống nhất, xuyên suốt từ Trung ương đến cơ sở; tăng cường tính chủ động, kịp thời, chính xác trong việc cung cấp thông tin, sự phối hợp hiệu quả giữa
Trang 25các lực lượng tuyên truyền và của cả hệ thống chính trị, nhất là đối với những vấn đề phức tạp, nhạy cảm và các tình huống đột xuất
- Sử dụng hình thức tuyên truyền phù hợp với đối tượng cụ thể để chuyển tải kịp thời tình hình biển đảo và các quan điểm lập trường của Việt Nam đối với các vấn đề biển Đông tới các tầng lớp nhân dân
Tuy nhiên, từ đầu năm 2007 đến nay, tình hình biển Đông diễn biến theo chiều hướng phức tạp Do vậy, trong thời gian tới, Đảng và Nhà nước ta tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình, diễn biến trên biển Đông, kiên quyết bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia trên biển, đồng thời tăng cường đàm phán, hợp tác trên biển theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 và Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC), giữ gìn hòa bình
và ổn định trên biển
Ngoài những vấn đề liên quan đến chiến lược ưu tiên nguồn lực cho phát triển kinh tế biển, đảo… thì việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền thể hiện rõ trên các mặt:
Công tác tuyên truyền biển, đảo luôn bám sát thực tiễn tình hình, không ngừng đổi mới nội dung, đa dạng hóa hình thức, phương pháp tuyên truyền phù hợp với trình độ nhận thức của từng đối tượng, đồng thời tận dụng có hiệu quả các phương tiện kỹ thuật và chú trọng mở rộng phạm vi tuyên truyền
Công tác tuyên truyền về chủ quyền quốc gia trên biển đòi hỏi luôn cần phải có sự phối hợp đồng bộ giữa các cấp, các ngành và các địa phương; phải có
sự chỉ đạo thống nhất, chặt chẽ từ Trung ương tới cơ sở về nội dung và phương pháp tuyên truyền Nội dung tuyên truyền phải đa dạng và phong phú trên các phương tiện truyền thống để tất cả các tầng lớp nhân dân đều nắm bắt được thông tin nhanh, chính xác, hiệu quả Việc tuyên truyền phải được lồng ghép đa dạng, linh hoạt giữa tuyên truyền trong nước và quốc tế, giữ các hoạt động đối
Trang 26ngoại, kinh tế, chính trị, quân sự, quốc phòng Qua đó, nhân dân Việt Nam cũng như cộng đồng quốc tế hiểu và nắm vững các vùng, khu vực thuộc chủ quyền lịch sử lâu đời của Việt Nam cũng như chủ quyền biển Việt Nam được xác lập trên cơ sở các điều khoản quy định trong Công ước quốc tế về Luật Biển 1982 Tuyên truyền về các điều khoản và nghĩa vụ cần phải chấp hành các quy định của luật pháp Việt Nam khi hoạt động hoặc tham gia giao thông trong phạm
vi lãnh hải, các vùng nội thuỷ, vùng đảo, quần đảo và khu vực đặc quyền kinh tế trên biển Việt Nam; về các quan điểm chủ đạo và nhất quán của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong thực thi quyền tài phán quốc gia trên các vùng biển, đảo, quần đảo và các khu vực đặc quyền kinh tế biển Đặc biệt, chú trọng nâng cao nhận thức cho các cấp, các ngành, nhất là các cấp, ngành ở địa phương ven biển, nhận thức rõ tính chất phức tạp của nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo trong bối cảnh mở cửa, hội nhập quốc tế; khẳng định, củng cố niềm tin cho nhân dân
cả nước, cộng đồng quốc tế về chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa; làm chuyển biến ý thức, trách nhiệm của mỗi người Công tác tuyên truyền phải được tiến hành sâu rộng trong và ngoài nước, gắn kết giữa lịch sử với hiện tại để người dân thấy được ý nghĩa và tầm quan trọng của biển, đảo trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước; làm cho mỗi công dân Việt Nam nhận thức được trách nhiệm, nghĩa vụ của mình đối với chủ quyền biển, đảo quốc gia Từ đó đoàn kết, chung sức đồng lòng quyết tâm làm chủ, bảo vệ biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc
Biển, đảo Việt Nam là một bộ phận lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc, có
vị trí đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước hiện nay và mai sau Bảo vệ chủ quyền biển, đảo là nhiệm vụ trọng yếu
và là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta
Trang 271.3 Đặc điểm và thế mạnh của báo in trong công tác tuyên truyền bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc ta
Báo in chuyển tải nội dung thông tin thông qua văn bản bao gồm chữ
in, hình vẽ, tranh ảnh, sơ đò, biểu đồ,…Toàn bộ nội dung thông tin của báo in xuất hiện đồng thời ngay trước mắt độc giả Việc tiếp nhận thông tin của công chúng đối với báo in chỉ qua thị giác-giác quan quan trọng nhất của con người trong mối quan hệ với thế giới xung quanh Chính vì vậy mà báo in có những đặc điểm sau:
Thứ nhất, người đọc hoàn toàn chủ động trong việc tiếp nhận thông tin
từ báo in Việc tiếp nhận thông tin thông qua việc bố trí thời điểm đọc, cách đọc, tốc độ đọc,…Tùy vào thời gian rảnh rỗi của mỗi người mà có thể đọc báo bất cứ lúc nào, khác với phát thanh và truyền hình, người ngeh có thể nghe bất cư kúc nào nhưng thông tin không được rõ vì có thể nghe đoạn cuối nói nhưng không nghe đoạn đầu nên rất dễ gây hiểu lầm cho người nghe Mặt khác, người đọc có thể đọc tùy hứng, đọc chậm rãi hay lướt qua, hoặc chú tâm vào các chi tiết, còn với phát thanh, truyền hình tùy vào việc đưa thông tin và cách đọc của biên tập viên Nghĩa là người nghe xem phụ thuộc vào biên tập viên
Bên cạnh đó, người đọc có thể lướt nhanh để nắm bắt thông tin và lựa chọn thông tin nào mình nên đọc trước và người đọc cũng có thể đọc theo sở thích của mình Đây là điều mà báo mạng điện tử đang cố gắng phát huy Điều này tạo cho báo in có khả năng thông tin những nội dung phức tạp và sâu sắc hơn
Thứ hai, sự tiếp nhận thông tin từ báo in là hoàn toàn chủ động, vì vậy đòi hỏi người đọc phải tập trung cao độ, phải huy động sự làm việc tích cực của trí não nếu không thì sẽ không lưu lại được thông tin mình vừa đọc là gì
và nó như thế nào Hơn nữa nguồn thông tin từ báo in đảm bảo sự chính xác
Trang 28và độ xác định cao Dù thông tin chậm hơn so với các loại hình báo chí khác nhưng đảm bảo sự chính xác về thông tin vì đã được kiểm định
Báo in trở thành ngồn tài liệu quý giá đối với người đọc vì những thông tin mà người đọc lưu trữ trong trí não Báo in có thể làm tài liệu, minh chứng cho các công trình nghiên cứu khoa học
Cũng giống như sách, khi ta đọc một cuốn sách, những chi tiết trong cuốn sách, nhứng tình huống, câu chuyện hấp dẫn người đọc Thì ta chăm chú đọc và suy ngẫm và lưu lại trong trí não của người đọc đến nỗi có thể kể lại những gì mình vừa đọc hoặc tóm lược lại nội dung câu chuyện cho người khác nghe bằng ngôn ngữ của mình Thì báo in cũng vậy, khi bạn tiếp nhận một thông tin từ báo in, bạn cũng có thể truyền đạt lại thông tin ấy một cách chi tiết, cụ thể, sinh động cho người khác nghe thông qua những cử chỉ, điệu
bộ của mình để thu hút sự lắng nghe, quan tâm của người khác Điều này là hơn hẳn với các loại hình báo chí khác
Thứ hai, báo in có khả năng phân tích, bình luận, ký giải sâu rộng dầy
đủ các vấn đề, sự kiện Đây là một thế mạnh mà có thể nói đặc trưng nhất của báo in mà đến nay không loại hình báo chí nào có thể làm được điều này, kể
cả báo mạng điện tử Chính lợi thế này mà nó đã giúp báo in đứng vứng và
Trang 29cạnh tranh với các loại hình báo chí khác trong sự phát triển nhanh chóng vượt bậc của khoa học công nghệ
Và nó đã chứng minh được rằng tại sao nó vẫn không mất đi? Mà ngày càng phát triển hơn nữa Đó cũng chính là đề tài mà tác gải nghiên cứu trong tiểu luận này Và Chương sau, tác giả sẽ giải thích rõ hơn vậy nên trong mục này, tác giả chỉ nêu khái quát
Thứ ba, báo in đa dạng về chủng loại Phải nói rằng, không có loại hình báo chí nào theo kịp được báo in về mặt này, bởi sự đa dạng của nó Báo in bao gồm nhiều chủng loại
Báo in có khả năng phân tích, bình luận, lý giải sâu rộng và đầy đủ các vấn đề, sự kiện là một trong ba thế mạnh của báo in như đã nêu trong chương
I Đây cũng là thế mạnh mà không loại hình báo chí nào có thể so sánh được với báo in Và nó là điều kiện để cho báo in tồn tại và phát triển Hiện nay, các cơ quan báo in đang có gắng phát huy thế mạnh này Chính vì khả năng phát tán thông tin chưa cao mà báo in đang tận dụng triệt để lợi thế này nhằm giữ chân độc giả
Sự tồn tại lâu dài của một tác phẩm báo chí đó là sự kết hợp hoàn hỏa giữa nội dung và nghệ thuật Đó phải là một tác phẩm hay, có cấu trúc chặt chẽ, biện luận sắc sảo, phân tích rõ ngọn nguồn của sự kiện vấn đề, từ những nguyên nhân chủ quan đến khách quan để lý giải cho 5 wh (what, where, when, who, why) và một H (How) Thêm vào đó ngôn từ chọn lọc và gây ấn tượng Từ một thông tin đơn lẻ ta có thể phân tích bàn luận đê có một bài xã luận, bình luận Đi sâu vào tìm hiểu diễn biến cụ thể và các mối quan hệ đan xen nhau của hiện tượng xã hội ta có thể viết một tác phẩm ký, hay cũng có thể là một phóng sự dài kỳ về câu chuyện đời sống Ở mỗi một thể loại khác nhau, người viết có thể đi sâu vào khai thác vấn đề sẽ cho ra một tác phẩm có đầy đủ lý luận và đưa ra được vấn đề cần giải quyết
Trang 30Nhiều bài báo của Hồ Chí Minh đến nay vẫn tồn tại nguyên vẹn giá trị của nó Do đâu mà có được như vậy? Đó chính là sự biện luận sắc sảo của chủ tịch Hồ Chí Minh, người luôn đi sâu vào phân tích vấn đề, giải quyết vấn
đề một cách có căn cứ Trong cuốn sách “cơ sở lý luận báo chí đặc tính và phong cách” tác giả Hà Minh Đức có trích dẫn lời bình luận như sau: “Với bản cáo trạng này, Hồ Chí Minh đã xuất hiện như một chiến sĩ chân chính của chủ nghĩa quốc tế vô sản và người bảo vè nhân quyền và tự do của tất cả những người bị áp bức dù họ cư trú ở bất cứ nước nào Bài báo đã từ một tội
ác cụ thể của chủ nghĩa đế quốc chỉ ra bản chất độc ác của chúng, ”
Như vậy, chỉ có bài báo có chiều sâu về phân tích, bình luận thì nó sẽ tồn tại được lâu với thời gian Nếu như với phát thanh, truyền hình, những thông tin mà công chúng nhận được qua thị giác và thính giác nhưng sự lưu trữ thông tin trong trí não là rất ít Bởi không có sự phát huy đồng thời của thị giác và trí não nên thông tin do phát thanh, truyền hình làm cho công chúng phân tâm Đối với báo in, khi người ta đọc tác phẩm, với sự phân tích, bình luận của tác giả sẽ giúp công chúng hiểu rõ được vấn đề, từ đó định hướng cho độc giả những phán đoán, suy nghĩ đúng đắn về vấn đề, sự kiện Đó cũng chính là giúp báo in thực hiện được chức năng định hướng tư tưởng, cho độc giả ngoài chức năng thông tin, giải trí và khai sáng cho độc giả Thì đây là một thế mạnh đã giúp báo in hoàn thành nhiệm vụ, chức năng đối với mỗi loại hình báo chí
1.4 Tình hình biển đảo giai đoạn từ tháng 5/2014 đến tháng 5/2016
1.4.1 Những căng thẳng trên biển Đông
Biển Đông là một biển nửa kín, diện tích khoảng 3,5 triệu km2, trải rộng từ vĩ độ 30 lên đến vĩ độ 260 Bắc và từ kinh độ 1000 đến 1210 Đông Ngoài Việt Nam, Biển Đông được bao bọc bởi 8 nước khác là Trung Quốc, Philippin, Indonesia, Bruney, Malaysia, Singapo, Thái Lan và Campuchia
Trang 31Đối với Việt Nam, Biển Đông đóng một vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, hầu hết các ngành kinh tế mũi nhọn đều gắn kết với biển như du lịch, dầu khí, thủy sản, giao thông vận tải
Khu vực Biển Đông cũng là nơi có các cuộc tranh chấp phức tạp nhất hiện nay, bởi liên quan đến lợi ích của nhiều nước Biển Đông – Trường Sa hiện nay đang xảy ra tranh chấp giữa 5 nước, 6 bên là: Việt Nam; Trung Quốc; Đài Loan; Philippin; Malaysia và Brunei Nguyên nhân của các cuộc tranh chấp này là do vai trò to lớn của biển, đảo đối với mỗi quốc gia, dân tộc trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế và quân sự Việc phân định biên giới trên biển rất khó khăn và phức tạp, vì có nhiều vùng chồng lấn và những vấn đề do lịch sử để lại, trong khi các nước lại có những quan điểm rất khác nhau về phân định các vùng biển
Đối với Biển Đông, Trung Quốc luôn xác định là “ lối thoát chiến
lược” để mở rộng “không gian sinh tồn” Làm chủ Biển Đông để có thể
khống chế yết hầu của các nước Đông Dương, kiểm soát cửa ngõ vào Biển Đông, mở rộng khả năng hoạt động để có thể thay thế Mỹ ở Thái Bình Dương
và Ấn Độ Dương Trung Quốc luôn duy trì yêu sách vùng biển của họ theo
“đường lưỡi bò” do họ tự vẽ và hoạch định
Những vụ gây hấn khiêu khích thậm chí là đụng độ trên Biển Đông diễn ra với nhiều cấp độ khác nhau nhưng nó đều cho thấy thực tế là Trung Quốc không từ bỏ âm mưu độc chiếm Biển Đông và quyết tâm thay đổi thực trạng trên Biển Đông Các vụ việc điển hình mà Trung Quốc đã gây hấn với các bên tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông kể từ năm 2009 cho đến nay Từng bước một những hành động này đã khiến cho tình hình Biển Đông trở nên đặc biệt nguy hiểm Cụ thể những hành động gây hấn trên Biển Đông là:
“5 giờ 58 phút ngày 26/5/2011 trước khi kỳ đối thoại Shangri-La năm 2011 diễn ra 10 ngày, ba tàu hải giám Trung Quốc đã tiến sâu vào thềm lục địa và
Trang 32vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam để cắt cáp tàu Bình Minh 02 của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam Tháng 4/2012, Trung Quốc đã phá vỡ hiện trường tại bãi cạn Scarbough hay còn gọi là bãi Hoàng Nham Tiếp đó, ngày 20/03/2013, trong lúc đang hoạt động nghề cá bình thường tại ngư trường truyền thống thuộc quần đảo Hoàng Sa của ngư dân Việt Nam, tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi mang số hiệu QNg 96382 TS đã bị tàu TQ truy đuổi và nổ súng bắn cháy cabin Gần đây nhất, trước thêm hội nghị Shangri-La 2014 một tháng, Trung Quốc đã hạ đặt trái phép dàn khoan Hải Dương 981 ở vị trí hoàn toàn nằm trên thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam chỉ cách đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) khoảng 120 hải lý về phía Đông Trong khi lực lượng thực thi pháp luật của Việt Nam tích cực thực hiện nhiệm vụ trên biển thì tối ngày 26/5 tàu cá của Đà Nẵng mang số hiệu ĐNa 90152 đã bị tàu cá Trung Quốc số 11209 truy đuổi và đâm chìm Những hành động này đã khiến
dư luận trong nước cũng như thế giới căn phẫn Sự gây hấn của Trung Quốc trong 4 năm qua đang có xu hướng mở rộng, táo tợn và liều lĩnh hơn Điều này đã cho thấy mưu đồ độc chiếm biển Đông của Trung Quốc và từng bước leo thang để thực hiện yêu sách đường lưỡi bò phi pháp
Trong vấn đề tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, quan điểm nhất quán của Việt Nam là: Việt Nam khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi đối vùng biển, đảo của Việt Nam trên Biển Đông, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa Việt Nam có đầy đủ chứng cứ và cơ sở pháp lý về vấn đề này Tuy nhiên, vì lợi ích chung của các bên hữu quan, Việt Nam sẵn sàng đàm phán hòa bình để giải quyết, trước mắt là đạt tới sự thỏa thuận về
“Bộ qui tắc ứng xử” trong khi tiếp tục tìm khiếm giải pháp lâu dài cho vấn đề Biển Đông
Trang 33Tiểu kết chương 1
Trong chương 1 của luận văn, tác giả đã trình bày những khái niệm liên quan đến biển, đảo, tuyên truyền, báo chí Bên cạnh đó, tác giả luận văn cũng đánh giá sơ bộ quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về tuyên truyền bảo vệ chủ quyền biển đảo Những thông tin này dù ít ỏi nhưng có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc định hướng thông tin tuyên truyền ở chương sau
Cũng trong chương 1, tác giả luận văn đã đưa ra sơ bộ về tình hình biển đảo nước ta giai đoạn hiện nay Những thuận lợi, khó khăn trong công cuộc bảo vệc chủ quyền biển đảo Những tranh chấp giữa các nước trong khu vực
về vấn đề biển đảo Từ các thông tin này, người đọc có thể dễ dàng hình dung được một bức tranh tổng thể về tình hình trong nước, khu vực và thế giới liên quan đến đề tài, đến công tác tuyên truyền, bảo vệ chủ quyền biển đảo của nước ta trong giai đoạn hiện nay
Dù chương 1 mới chỉ đưa ra những khái niệm cơ bản, song theo quan điểm riêng của tác giả, nó lại vô cùng quan trọng, tựa như một bộ khung vững chắc để tác giả triển khai những phần nội dung tiếp theo ở chương 2 và 3
Trang 34Chương 2: KHẢO SÁT TIN BÀI VỀ CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN, ĐẤU TRANH BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO CỦA TỔ QUỐC TA
TRÊN BÁO IN CAND VÀ CAĐN 2.1 Diện mạo báo chí CAND nói chung và báo in CAND, CAĐN
Song hành cùng với lịch sử báo chí cách mạng Việt Nam, hệ thống báo chí CAND đã ra đời và không ngừng phát triển lớn mạnh về mọi mặt Báo chí CAND đã cung cấp những thông tin quan trọng phục vụ cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo không chỉ của Đảng ủy Công an Trung ương mà còn là một kênh thông tin quan trọng giúp Đảng, Nhà nước, Chính phủ tham khảo trong việc quản lý, điều hành, phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo ANQG, TTATXH Báo chí CAND cũng là cầu nối giữa lực lượng CAND với nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự
Hiện nay, báo chí CAND đã phát triển đã dạng, với 4 loại hình: Báo in, báo điện tử, phát thanh, truyền hình, qua đó giúp thông tin nhanh nhạy, kịp thời, chính xác đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước Báo chí CAND cũng góp phần quan trọng trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, bảo vệ ANQG, TTATXH; phát hiện biểu dương, nhân rộng các nhân tố mới, gương người tốt việc tốt trong Công an nhân dân, tạo
sự lan tỏa trong toàn lực lượng và toàn xã hội
* Các đơn vị báo chí trong lực lượng CAND:
- Các đơn vị báo chí thuộc cơ quan bộ
+ Báo CAND, trực thuộc Tổng cục Chính trị CAND
+ Tạp chí Công an nhân dân, trực thuộc Tổng cục Chính trị CAND
+ Tạp chí CAND, trực thuộc Cục Tham mưu, Tổng cục CSND
+ Tạp chí Khoa học và giáo dục an ninh, trực thuộc Học viện ANND + Tạp chí Khoa học và giáo dục trật tự xã hội, trực thuộc Học viện CSND
Trang 35+ Tạp chí Khoa học và Giáo dục an ninh, trực thuộc Trường Đại học ANND
+ Ban biên tập Phát thanh Vì an ninh Tổ quốc, trực thuộc Cục công tác chính trị, Tổng cục Chính trị CAND
+ Ban biên tập Truyền hình vì An ninh Tổ quốc, trực thuộc Cục công tác chính trị, Tổng cục Chính trị CAND
+ Điện ảnh CAND, trực thuộc Cục Công tác chính trị, Tổng cục Chính trị CAND
+ Kênh Truyền hình ANTV, thuộc Bộ Công an Việt Nam
- Các cơ quan báo chí của Công an địa phương gồm:
+ Báo An ninh thủ đô, trực thuộc Công an TP Hà Nội
+ Báo Công an TP Hồ Chí Minh, trực thuộc Công an TP Hồ Chí Minh + Báo An ninh Hải Phòng, trực thuộc Công an TP Hải Phòng
+ Báo Công an TP Đà Nẵng, trực thuộc Công An thành phố Đà Nẵng + Báo Công an Nghệ An, trực thuộc Công an tỉnh Nghệ An
Tính đến đầu năm 2012, lược lượng CAND đã có 17 đơn vị báo chí, 1 nhà xuất bản, 1 đơn vị điện ảnh, với 21 ấn phẩm phát hành công khai, 12 ấn phẩm lưu hành nội bộ Năm 2009, Trung tâm Phát thanh – Truyền hình – Điện ảnh CAND được thành lập với 3 đơn vị báo chí là Phát thanh VANTQ, Truyền hình CAND và Điện ảnh CAND Đặc biệt, ngày 12/11/2011, kênh Truyền hình ANTV chính thức được phát sóng đã khẳng định thêm một bước phát triển của hệ thống báo chí CAND
* Báo CAND
Là cơ quan ngôn luận của Bộ Công an Việt Nam Tiền thân của báo CAND là Báo Công an mới Số đầu tiên của báo Công an mới ra ngày 1/11/1946, dày 20 trang, khổ 21x30 cm, bìa in màu Báo lần lượt có tên: Công
Trang 36an mới, Bạn dân, Nội san rèn luyện, Tập san CAND Từ năm 1965 tới nay báo có tên là Báo CAND
Từ năm 1988, Báo CAND chuyển từ bao cấp (cấp phát trong nội bộ) sang cơ chế đơn vị sự nghiệp có thu, phát hành công khai, rộng rãi
Năm 2004, Báo An ninh thế giới và Văn nghệ Công an sáp nhập vào Báo CAND, trở thành cơ quan ngôn luận duy nhất (cùng với Tạp chí CAND – cơ quan lý luận của Bộ Công an)
Báo CAND hiện có các loại báo sau:
+ Báo CAND ra hàng ngày (7 số/tuần)
+ Chuyên đề An ninh thế giới phát hành thứ tư và thứ Bảy hàng tuần + Chuyên đề An ninh thế giới giữa tháng, cuối tháng và phát hành tuần 1, tuần thứ 3 của tháng
+ Chuyên đề Văn nghệ Công an phát hành 2 số/tháng
+ CAND online
Sau 70 năm xây dựng, phấn đấu và trưởng thành, báo CAND đã liên tục thay đổi, điều chỉnh nhiều lần về tên gọi, phương thức phát hành, nội dung sao cho phù hợp với tình hình thực tiễn đấu tranh, bảo vệ Tổ quốc, đảm bảo ANQG, giữ gìn TTATXH cũng như đời sống báo chí Cách mạng Việt Nam Ở thời kỳ nào, Báo CAND đều bám sát tôn chỉ, mục đích, nhiệm
vụ chính trị, định hướng tuyên truyền của Đảng, Nhà nước; thông tin kịp thời chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, chỉ đạo của Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ Công an; phản ánh sinh động thực tiễn công tác bảo vệ ANQG, giữ gìn TTATXH; thường xuyên, kiên trì đấu tranh, phản bác có hiệu quả các luận điệu tuyên truyền xuyên tạc của các thế lực thù địch, phản động; bảo vệ, gìn giữ, phát huy những giá trị khoa học của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; góp phần đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động “diễn biến hòa bình”,
Trang 37của các thế lực thù địch, phản động đối với Việt Nam; vạch trần thủ đoạn hoạt động của các loại tội phạm, đấu tranh chống hiện tượng tiêu cực, tham nhũng, suy thoái đạo đức và các tệ nạn xã hội, các biểu hiện “Tự diễn biến,
tự chuyển hóa”, góp phần bảo vệ và củng cố nền tảng tư tưởng, bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tăng cường sự đoàn kết thống nhất trong nội bộ, trong nhân dân và sự đồng thuận xã hội Trong những năm qua, báo CAND đã chú trọng đổi mới về nội dung và hình thức, thông tin kịp thời các vấn đề thời sự; lực lượng công
an nhân dân, được bạn đón đọc đón nhận, số lượng báo phát hành ngày càng tăng, uy tín của tờ báo ngày càng được xây dựng vững chắc trong lòng độc giả
Báo Công an Quảng Nam – Đà Nẵng ra đời nhằm mục đích phục vụ công cuộc đổi mới và công tác tuyên truyền của công an tỉnh Quảng Nam –
Đà Nẵng: tuyên truyền, vận động toàn dân tham gia công tác bảo vệ an ninh
tổ quốc, định hướng giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ chiến sĩ trong nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội,
Qua quá trình phát triển, báo CAĐN đã khẳng định vai trò, vị trí của mình trong làng báo Là tờ báo của lực lượng vũ trang, trong nhiều năm qua báo CAĐN được lãnh đạo các cấp đánh giá là luôn tiên phong trong tuyên truyền, phòng chống âm mưu, diễn biến hòa bình của các thế lực và phần tử
Trang 38xấu, tích cực tuyên truyền trong công tác phòng chống đấu tranh phòng chống tội phạm, chống tiêu cực tham nhũng và tệ nạn xã hội; đảm bảm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, phát huy sức mạnh toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc, giúp người dân thêm hiểu và trân trọng hơn những nỗ lực và lòng quả cảm của lực lượng công an trong mặt trận bảo vệ an ninh tổ quốc, là cầu nối giữa nhân dân và lực lượng công an,
Nhân dịp kỷ niệm 15 năm ngày ra số báo đầu tiên, cố Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Võ Chí Công từng nhận xét: “Đội ngũ cán bộ, chính sĩ của Báo đã không ngừng rèn luyện về chính trị, trau dồi về phẩm chất đạo đức, tích cực học tập để nâng cao kỹ năng làm báo, tự hoàn thiện mình về mọi mặt nhằm góp phần nâng cao chất lượng tờ báo, hoàn thành nhiệm vụ mà Đảng và ngành Công an giao phó”
Trong thư gửi cán bộ, chiến sĩ báo CAĐN nhân dịp kỷ niệm 25 năm báo phát hành công khai số đầu tiên, Chủ tịch nước Trần Đại Quang (khi đó là Thượng tướng, Bộ trưởng Bộ Công an) nhấn mạnh: “Hoạt động trong một địa bàn miền Trung, Tây Nguyên khắc nghiệt, để trụ vững, hoàn thành tốt nhiệm
vụ được giao là kết quả đáng khích lệ, thể hiện sự cố gắng không mệt mỏi, những nỗ lực hết mình vượt qua mọi gian khó của những người đã gây dựng,
cộng tác với báo CAĐN”
2.2 Tần suất, số lƣợng tin bài
Hoạt động tuyên truyền về công tác đấu tranh, bảo vệ chủ quyền biển đảo trên hệ thống báo chí nói chung cũng như Báo Công an Nhân dân, Báo CAĐN nói riêng được nói đến liên tục, thường xuyên, trong nhiều giai đoạn khác nhau Tuy nhiên, từ năm 2014 lấy mốc chính thức khi giàn khoan HD
981 của Trung Quốc được nước này kéo vào thềm lục địa của nước ta, ngay sau khi vụ việc xảy ra, công tác tuyên truyền về đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo được tiến hành mạnh mẽ, quyết liệt, với tần suất cao Cũng trong giai
Trang 39đoạn này, các đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội, cùng nhiều tổ chức đoàn thể, các tầng lớp nhân dân đã có nhiều hành động, việc làm khẳng định lập trường chính nghĩa và yêu chuộng hòa bình, thể hiện nhất trí, đồng lòng kiên quyết bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng bằng biện pháp hòa bình, phù hợp luật pháp quốc tế và kêu gọi cộng đồng quốc tế ủng hộ Việt Nam
Là cơ quan ngôn luận chính thức của Đảng ủy Công an Trung ương, Báo CAND đã xác định tuyên truyền là một mặt trận đặc biệt quan trọng, góp phần cùng với hệ thống các cơ quan báo chí trong cả nước lên án hành động vi phạm của Trung Quốc đồng thời khẳng định quyết tâm giữ vững độc lập, chủ quyền của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, quân và nhân dân ta Các tin, bài liên quan đến tình hình trên thực địa và đấu tranh của các tầng lớp nhân dân ta trên các mặt trận được Báo CAND đưa tin liên tục, chính xác, kịp thời tới bạn đọc để vừa tuyên truyền trong nước và quốc tế, đồng thời cũng là công cụ đấu tranh quyết liệt trên mặt trận ngoại giao, tranh thủ
sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế, cộng đồng người Việt Nam đang sinh sống và làm việc tại nước ngoài, kết lại thành khối thống nhất, cho thấy chính nghĩa của Việt Nam để bảo vệ CQBĐ thiêng liêng của Tổ quốc
Khảo sát trên Báo Công an Nhân dân, theo thống kê, tính từ thời điểm Trung Quốc bắt đầu hạ đặt giàn khoan từ ngày 02/5/2014 đến ngày 2/5/2016,
đã có 215 tin, bài được đăng tải tới bạn đọc Trung bình cứ 5 ngày có 1 tin, bài Đáng chú ý, ngày cao điểm có tới 2 tin, bài được đăng tải Từ những con
số này có thể khẳng định, liều lượng thông tin và hiệu suất truyền tải đến bạn đọc khá lớn và kịp thời, đáp ứng nhu cầu tin tức của bạn đọc
Ngoài những tin bài về “Bộ trưởng Bộ NN&PTNT gửi thư thăm hỏi
kiểm ngư dũng cảm bám biển” ngày 9/5/2014, hay “Lực lượng kiểm ngư sẵn sàng hỗ trợ ngư dân”, ngày 10/5/2014, Báo CAND đã đăng bài đầu tiên nói
Trang 40trực diện về việc Trung Quốc vi phạm vùng biển của nước ta khi kéo giàn khoan HD 981 vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam Cụ thể, bài báo với
tiêu đề “Dư luận quốc tế về việc Trung Quốc đưa giàn khoan vào vùng biển
của Việt Nam: Hoạt động trái phép và xâm phạm chủ quyền Việt Nam”
Trong những ngày tiếp theo, Báo CAND tiếp tục đăng tải nội dung thông tin phản đối Trung Quốc của Ủy Ban hòa bình Việt Nam, Hội hữu nghị Việt
Nam – Trung Quốc bày tỏ “Phản đối việc hạ đặt giàn khoan HD 981 xâm
phạm chủ quyền Việt Nam”; thông tin “Người dân xứ Quảng đồng loạt phản đối Trung Quốc hạ đặt giàn khoan 981” vào ngày 11/5/2014 Trong những
ngày sau đó, Báo CAND tiếp tục đăng tải thông tin phản đối của các cơ quan hữu quan Việt Nam về hành động của Trung Quốc như thông tin của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam phản đối hành động của Trung Quốc; điện đàm của Phó Thủ tướng Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh với người đồng cấp Trung Quốc kêu gọi dừng hành động của giàn khoan tại Biển Đông Sau khi Bộ Ngoại giao Việt Nam phối hợp với các cơ quan chức năng tiến hành họp báo quốc tế, công bố và lên án các hành động phi pháp và ngang ngược của Trung Quốc khi hạ đặt trái phép “giàn khoan Hải Dương 981” vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, số lượng tin, bài đăng trên Báo CAND tăng đột biến, có ngày đăng 3 tin, bài về sự kiện này Cũng trong thời gian này, hàng loạt các hoạt động nghĩa tình nhằm giúp đỡ ngư dân, các lực lượng chấp pháp như Kiểm ngư của quân và dân ta cũng được Báo
CAND đưa tin đậm nét Bài báo “Sẵn sàng bảo vệ vùng biển thiêng liêng của
Tổ Quốc” đăng ngày 10/5/2014 của Báo CAND với nội dung cán bộ và chiến
sĩ của Văn phòng thường trú Báo CAND tại miền Trung đã đến thăm hỏi, động viên và chia sẻ với lực lượng kiểm ngư Chi đội số 3 của Chi cục Kiểm ngư Vùng 2 Đơn vị đã có những kiểm ngư viên bị thương khi kiên cường bám biển trước sự gây hấn của người Trung Quốc tại nơi họ ngang ngược kéo