1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tìm hiểu tài nguyên du lịch tự nhiên tỉnh Quảng Bình

35 2,9K 15
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 1,49 MB

Nội dung

Tìm hiểu tài nguyên du lịch tự nhiên tỉnh Quảng Bình

Trang 1

Tôi xin chân thành cám ơn trường ĐHDL PhúXuân, khoa xã hội nhân văn đã tạo điều kiện để cho tôihoàn thành bài niên luận này.

Tôi xin chân thành cảm ơn giáo viên hướng dẫn:Cô Phan Anh Hằng đã tận tình chỉ dẫn và giúp đỡ tôitrong suốt quá trình làm niên luận.

Do thời gian làm niên luận có hạn, nên chắc chắnsẽ không tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhậnđược những ý kiến đóng góp của quý Thầy Cô để bàiniên luận của tôi được hoàn thiện hơn.

Sinh viên:Nguyễn Văn Dinh

MỤC LỤC

Trang 2

II Mục đích nghiên cứu: 4

III Nhiệm vụ nghiên cứu: 4

IV Phạm vi nghiên cứu: 4

1 Về nội dung: 4

2 Về không gian: 4

V Quan điểm nghiên cứu: 4

VI Phương pháp nghiên cứu: 5

1.1.4 Tài nguyên du lịch tự nhiên 6

1.2 Phân loại tài nguyên du lịch 6

1.3 Vai trò của tài nguyên du lịch trong việc phát triển du lịch: 6

1.4 Tác động của hoạt động du lịch đến tài nguyên du lịch tự nhiên: 6

a Tác động đến tài nguyên địa hình: 6

b Tác động đến tài nguyên nước: 7

c Tác động đến tài nguyên sinh vật 8

Chương 2: Tìm hiểu tài nguyên du lịch tự nhiên tỉnh Quảng Bình. 10

2.1Khái quát đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội tỉnh Quảng Bình 10

2.1.1 Đặc điểm tự nhiên 10

2.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội 11

2.2 Tài nguyên du lịch tự nhiên tỉnh Quảng Bình 13

2.2.1 Tài nguyên địa hình 13

2.2.2 Tài nguyên động, thực vật .20

2.2.3 Tài nguyên nước: 22

Chương 3: Định hướng và giải pháp khai thác tài nguyên du lịch tự nhiên tỉnhQuảng Bình 27

3.1 Cơ sở để đưa ra định hướng và giải pháp khai thác tài nguyên du lịch tỉnh QuảngBình 27

3.1.1 Tài nguyên du lịch: 27

3.1.2 Hiện trạng khai thác tài nguyên du lịch 28

3.1.3 Đầu tư cho phát triển du lịch: 29

3.1.4 Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch 29

3.2 Định hướng khai thác tài nguyên du lịch tự nhiên tỉnh Quảng Bình 30

3.2.1 Định hướng phát triển các loại hình du lịch: 30

3.2.2 Định hướng phát triển không gian: 30

3.2.3 Định hướng phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật: 30

Trang 3

3.2.3 Xác định các chương trình dự án ưu tiên đầu tư: 31

3.3 Giải pháp khai thác tài nguyên du lịch tự nhiên tỉnh Quảng Bình 31

Trang 4

I Lý do chọn đề tài:

Du lịch là một ngành kinh tế đem lại nhiều lợi nhuận, nó góp phần thúc đẩysự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Một phần rất quan trọng và không thểthiếu được trong du lịch đó chính là tài nguyên du lịch, sự phối hợp giữa tàinguyên du lịch với các thành phần khác để tạo ra sản phẩm du lịch phục vụ dukhách đem lại hiệu quả kinh tế, Nhận thấy được tầm quan trọng đó của tàinguyên du lịch cho nên cần phải nghiên cứu, tìm hiểu nguồn tài nguyên du lịchhiện có đồng thời phát hiện thêm những tài nguyên du lịch mới để đáp ứng nhucầu phát triển của ngành du lịch Đối với Việt Nam hiện nay nguồn tài nguyêndu lịch khá phong phú và đa dạng đây là một tiền đề hết sức quan trọng để đưangành du lịch nước ta ngành càng phát triển.

Quảng Bình là một tỉnh có nhiều thế mạnh để phát triển du lịch, trong đó thếmạnh về tài nguyên du lịch mà đặc biệt là tài nguyên du lịch tự nhiên được biểuhiện rất rõ Tuy nhiên hiện nay ngành du lịch của tỉnh vẫn chưa phát triển tươngxứng với tiềm năng và lợi thế của tỉnh, chưa khai thác được nguồn tài nguyên dulịch tự nhiên một cách có hiệu quả nhất.

Hiện nay du lịch là một ngành kinh tế mà đang được tỉnh Quảng Bình chútrọng đầu tư phát triển Để có thể tìm hiểu về nguồn tài nguyên du lịch tự nhiênmột cách có hệ thống và từ đó đưa ra những định hướng, những giải pháp nhằmkhai thác hợp lý, có hiệu quả và có định hướng góp phần phát triển ngành dulịch của tỉnh nên tôi chọn đề tài này.

II Mục đích nghiên cứu:

Trên cơ sở tìm hiểu tài nguyên du lịch tự nhiên để từ đó đưa ra những địnhhướng, những giải pháp nhằm khai thác hợp lý, có hiệu quả và có định hướnggóp phần phát triển ngành du lịch.

III Nhiệm vụ nghiên cứu:

- Xây dựng cơ sở lý luận của tài nguyên du lịch tự nhiên- Tìm hiểu về tài nguyên du lịch tự nhiên

- Đưa ra những định hướng và giải pháp khai thác nguồn tài nguyên du lịchtự nhiên.

IV Phạm vi nghiên cứu:

1 Về nội dung:

Tài nguyên du lịch tự nhiên2 Về không gian:

Tỉnh Quảng Bình

V Quan điểm nghiên cứu:

1 Quan điểm tổng hơp2 Quan điểm lịch sử3 Quan điểm viễn cảnh4 Quan điểm kinh tế5 Quan điểm hệ thống

Trang 5

6 Quan điểm bền vững7 Quan điểm lãnh thổ

VI Phương pháp nghiên cứu:

Thực hiện đề tài này tôi sử dụng các phương pháp sau:

1 Phương pháp thu thập tài liệu2 Phương pháp phân tích tổng hợp3 Phương pháp bản đồ

4 Phương pháp thực địa5 Phương pháp thống kê

B Phần nội dung:

Trang 6

Chương 1: Cơ sở lý luận về tài nguyên du lịch tự nhiên

1.1 Các khái niệm1.1.1 Tài nguyên

Tài nguyên là những yếu tố tự nhiên hoặc những sản phẩm do con người làmra và được con người sử dụng để tạo ra hiệu quả kinh tế và môi trường.

1.1.2 Du lịch

Du lịch là các hoạt động liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cưtrú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí,nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định.

1.1.3 Tài nguyên du lịch

Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử văn hóa, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân vănkhác có thể sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hìnhthành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch.

-1.1.4 Tài nguyên du lịch tự nhiên

Tài nguyên du lịch tự nhiên là bao gồm các yếu tố địa chất, địa hình, địamạo, khí hậu, thủy văn, hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên có thể được sử dụngphục vụ mục đích du lịch.

1.2 Phân loại tài nguyên du lịch

Tài nguyên du lịch bao gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịchnhân văn đang được khai thác và chưa được khai thác.

1.3 Vai trò của tài nguyên du lịch trong việc phát triển du lịch

Du lịch là một trong những ngành có định hướng tài nguyên rã rệt Tài

nguyên du lịch ảnh hưởng trực tiếp đến tổ chức lãnh thổ của ngành du lịch, đếncấu trúc và chuyên môn hóa của vùng du lịch Quy mô hoạt động du lịch củavùng, một quốc gia được xác định trên cơ sở khối lượng tài nguyên du lịchquyết định tính mùa, tính nhịp điệu của dòng khách du lịch Sức hấp dẫn củavùng du lịch phụ thuộc nhiều vào tài nguyên du lịch.

Tài nguyên du lịch là một trong những yếu tố cơ sở để tạo nên vùng du lịch.Số lượng tài nguyên vốn có, chất lượng của chúng và mức độ kết hợp các loạitài nguyên trên lãnh thổ có ý nghĩa đặc biệt trong việc hình thành và phát triểndu lịch của một vùng hay một quốc gia Một lãnh thổ nào đó có nhiều tàinguyên du lịch các loại với chất lượng cao, có sức hấp dẫn khách du lịch lớn vàmức độ kết hợp các loại tài nguyên phong phú thì sức thu hút khách du lịch càngmạnh.

1.4 Tác động của hoạt động du lịch đến tài nguyên du lịch tự nhiêna Tác động đến tài nguyên địa hình:

 Tác động tích cực:

Trang 7

Nghiên cứu phát hiện thêm những giá trị mới, xếp hạng tôn vinh các giá trị,xác định quyền bất khả xâm phạm di tích của tài nguyên địa hình.

Đề xuất, thực hiện các giải pháp để bảo vệ các dạng tài nguyên địa hìnhngoại mục.

Khai thác tài nguyên địa hình, địa chất theo hướng lâu dài và bền vững.

Thông qua việc bảo vệ rừng các dự án quy hoạch phát triển du lịch có thểgiúp cho việc bảo vệ các dạng địa hình núi không bị xói mòn, rửa trôi, các địahình bờ biển, bãi triều, hạn chế bị xâm thực.

 Tác động tiêu cực:

Do các biện pháp bảo vệ, tôn tạo trong việc thực hiện các dự án quy hoạchkhông hợp lý đã làm thay dổi diện mạo của địa hình.

- Đối với địa hình miền núi:

Việc tham quan của du khách đã làm thay đổi màu sắc của thạch nhũ trongcác hang động.

Việc san ủi núi lấy mặt bằng, lấy vật liệu xây dựng kết cấu hạ tầng,CSVCKT du lịch đã làm thay đổi bề mặt địa hình, gây ra hiện tượng xói mòn,rửa trôi , làm xấu cảnh quan.

Việc chặt phá rừng lấy vật liệu để xây dựng CSVCKT, làm các đồ dùng, đồlưu niệm phục vụ du khách làm cho khả năng bảo vệ bề mặt địa hình bị hạnchế.

- Đối với địa hình ven biển và các đảo:

Cùng với việc phát triển du lịch gia tăng nguồn khách, nhiều bãi biển, địahình núi ven biển cũng bị san ủi để lấy mặt bằng xây dựng các CSVCKT phụcvụ du lịch và nhà ở của nhân dân đã làm cho địa hình ở nhiều bãi biển bị thayđổi, làm xấu cảnh quan và làm gia tăng quá trình xâm thực bờ biển.

Việc san ủi mặt bằng để xây dựng cơ sở vật chất phục vụ du lịch làm chonhiều diện tích rừng ngập mặn ven biển bị chặt phá, vì vậy sẽ làm mất đi bứctừng chắn bảo vệ bờ biển, làm gia tăng các quá trình xâm thực, sóng thần Việc khai thác san hô bừa bãi để làm vật liệu xây dựng làm hàng lưu niệmphục vụ du khách cũng như các hoạt động của tàu biển, lặn biển và việc ô nhiễmtừ các chất thải do hoạt động du lịch làm cho các rạn, các án tiêu san hô bị pháhủy Như vậy cũng làm mất đi bức tường chắn sóng và làm gia tăng quá trìnhxâm thực, sạt lở, sóng thần ở các bãi biển.

b Tác động đến tài nguyên nước:

 Tác động tích cực:

Các dư án quy hoạch phát triển du lịch có chất lượng, hiệu quả được lập vàthực hiện trên quan điểm phát triển bền vững có thể tiến hành nghiên cứu, thựcthi các giải pháp phòng ngừa để nâng cao chất lượng nước Ví dụ như việc đầutư, thu gom, xử lý, tái chế chất thải rắn, thu gom xử lý nước thải đã làm chonguồn nước ở các địa phương quy hoạch phát triển du lịch giảm thiểu được ônhiễm do các chất thải rắn và chất thải lỏng gây ra.

 Tác động tiêu cực:

Trang 8

Việc thải bừa bãi vật liệu xây dựng, đất đá và chất nạo vét, đặc biệt là nhữngnơi chạt phá rừng ngập mặn để xây dựng kết cấu hạ tầng, CSVCKT du lịch đãlàm cho chất lượng nước bị giảm thiểu.

Trong quá trình xây dựng, vận hành các thiết bị xây dựng, hoạt động của cácphương tiện chở du khách sẽ làm ô nhiễm nguồn nước do việc vứt đổ rác thảibừa bãi, do việc rò rỉ xăng dầu từ các phương tiện chuyên chở.

Hoạt động của du khách cũng là nguyên nhân gây nên ô nhiễm nguồn nướcnhư vứt rác bừa bãi khi đi tàu thuyền, qua phà

c Tác động đến tài nguyên sinh vật:

 Tác động tích cực:

Nhiều dự án quy hoạch phát triển du lịch, nhất là các dự án nhằm mục đíchbảo tồn tài nguyên và môi trường như các dự án quy hoạch phát triển du lịchsinh thái ở nhiều KBT, ở các VQG hoặc ở một số khu vực vùng núi có nhiều tácđộng tích cực tới tài nguyên sinh vật như:

Tiến hành các dự án điều tra, khảo sát, nghiên cứu thống kê các HST, ĐDSH,phát hiện nhiều loài động, thực vật mới, trong đó có nhiều loại đặc biệt quýhiếm, phát hiện ra đặc điểm sinh sống của chúng, góp phần tôn vinh giá trị tàinguyên sinh vật.

Từ những điều tra nghiên cứu, tiến hành công nhận các KBT, VQG, các khurừng đặc dụng làm tăng giá trị của tài nguyên và xây dựng các chiến lược, giảipháp bảo vệ nguồn tài nguyên sinh vật.

Lôi cuốn cộng đồng vào hoạt động bảo tồn, cung ứng nông sản cho khách dulịch và kinh doanh du lịch, chia sẻ lợi ích kinh tế với địa phương góp phần nângcao đời sống cộng đồng, giảm sự lệ thuộc sống dựa vào rừng của họ góp phầnbảo vệ tài nguyên sinh vật.

 Tác động tiêu cực:

Ô nhiễm môi trường sống cùng với việc mất đi cảnh quan tự nhiên, nhữngkhu đất trồng trọt chăn nuôi là nguyên nhân làm cho các loài thực vật và độngvật bị mất nơi cư trú, suy giảm số lượng hoặc bị tuyệt chủng.

Một số hành động của du khách như bẻ cành, bắn chim, bắt côn trùng, gâytiếng ồn cùng là nguyên nhân làm giảm sút cả số lượng và đời sống của sinh vậttrong các khu du lịch.

Việc mua các đồ lưu niệm làm từ các loài sinh vật, mua phong lan, san hô,các loài động vật quý ,của khách du lịch cũng là nguyên nhân làm cho việckhai thác, đáng bắt những loài sinh vật này gia tăng.

Các yếu tố ô nhiễm như rác nước thải không được xử lý đúng mức sẽ ảnhhưởng trực tiếp đến các hệ sinh thái dưới nước, nếu độ ô nhiễm cao sẽ làm chếtnhiều loài sinh vật thủy sinh.

Việc chặt phá rừng ngập mặn để nuôi trồng thủy sản phục vụ khách hoặc lấymặt bằng để xây dựng các công trình ở các bãi biển đã làm mất rừng ngập mặnvà nhiều loài động vật sống ở rừng ngập mặn.

Việc đi lại của các phương tiện chở du khách, việc đốt lửa trại thắp sáng vàoban đêm có thể gây nhiễu loạn đời sống của nhiều loài sinh vật.

Trang 9

Nhu cầu của du khách muốn ăn các đặc sản rừng và biển được coi là nguyênnhân tác động chính dến các loài động vật, nhất là những loài động vật quýhiếm

Trang 10

Chương 2: Tìm hiểu tài nguyên du lịch tự nhiên tỉnh Quảng Bình.

2.2 Khái quát đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội tỉnh Quảng Bình2.1.1 Đặc điểm tự nhiên

Vị trí địa lý:

Quảng Bình là tỉnh ven biển Bắc Trung Bộ, cách Thủ đô Hà Nội khoảng500km về phía Nam Tỉnh có bờ biển dài 116,04 km ở phía Đông và có chungbiên giới với Lào 201,87 km ở phía Tây, có cảng Hòn La, Quốc lộ I A và đườngHồ Chí Minh, đường sắt Bắc Nam, có quốc lộ 12A qua cửa khẩu quốc tế ChaLo nối liền với CHDCND Lào và Đông Bắc Thái Lan Có một số con đườngchạy từ Đông sang Tây tiếp giáp với CHDCND Lào như Tỉnh lộ 16, 20, đường10 và qua một số cửa khẩu phụ khác Đây là điều kiện thuận lợi để mở rộngquan hệ với Lào, Thái Lan và các nước trong khu vực.

Địa hình:

Địa hình Quảng Bình hẹp và dốc từ phía Tây sang phía Đông 85% Tổngdiện tích tự nhiên là đồi núi Toàn bộ diện tích được chia thành vùng sinh tháicơ bản: Vùng núi cao, vùng đồi và trung du, vùng đồng bằng, vùng cát ven biển.Địa hình có đặc trưng chủ yếu là hẹp và dốc, nghiêng từ tây sang đông, đồinúi chiếm 85% diện tích toàn tỉnh và bị chia cắt mạnh Hầu như toàn bộ vùngphía tây tỉnh là núi cao 1.000-1.500 m, trong đó cao nhất là đỉnh Phi Co Pi 2017m, kế tiếp là vùng đồi thấp, phân bố theo kiểu bát úp Gần bờ biển có dải đồngbằng nhỏ và hẹp Sau cùng là những tràng cát ven biển có dạng lưỡi liềm hoặcdẻ quạt.

Quảng Bình có vùng thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế rộng trên 2 vạnkm² Ngoài khơi lại có các đảo Hòn La, Hòn Gió, Hòn Nồm, Hòn Cỏ, Hòn Chùanên đã hình thành các ngư trường với trữ lượng 10 vạn tấn hải sản các loại.

Bờ biển có nhiều thắng cảnh đẹp, cùng với thềm lục địa rộng gấp 2,6 lầndiện tích đất liền tạo cho Quảng Bình có một ngư trường rộng lớn với trữ lượng

Trang 11

khoảng 10 vạn tấn và phong phú về loài (1650 loài), trong đó có những loại quýhiếm như tôm hùm, tôm sú, mực ống, mực nang, san hô Phía Bắc Quảng Bìnhcó bãi san hô trắng với diện tích hàng chục ha, đó là nguồn nguyên liệu quý chosản xuất hàng mỹ nghệ và tạo ra vùng sinh thái của hệ san hô Điều đó cho phépphát triển nền kinh tế tổng hợp vùng ven biển.

Mặt nước nuôi trồng thủy sản: Với 5 cửa sông, Quảng Bình có vùng mặtnước có khả năng nuôi trồng thủy sản khá lớn Tổng diện tích 15.000 ha Độmặn ở vùng mặt nước từ cửa sông vào sâu khoảng 10-15km giao động từ 8-30%o và độ pH từ 6,5- 8 rất thuận lợi cho nuôi tôm cua xuất khẩu Chế độ bánnhật triều vùng ven biển thuận lợi cho việc cấp thoát nước cho các ao nuôi tômcua.

Quảng Bình có hệ thống sông suối khá lớn với mật độ 0,8 - 1,1 km/km2 Cónăm sông chính là sông Roòn, sông Gianh, sông Lý Hòa, sông Dinh và sôngNhật Lệ Có khoảng 160 hồ tự nhiên và nhân tạo với dung tích ước tính 243,3triệu m3.

Hệ động, thực vật:

Quảng Bình nằm trong khu vực đa dạng sinh học Bắc Trường Sơn - nơi cókhu hệ thực vật, động vật đa dạng, độc đáo với nhiều nguồn gen quý hiếm Đặctrưng cho đa dạng sinh học ở Quảng Bình là vùng Karst Phong Nha - Kẻ Bàng.

Về động vật: có 493 loài, 48 loài bò sát, 297 loài chim, 61 loài cá…có nhiềuloài quý hiếm như Voọc Hà Tĩnh, Gấu, Hổ, Sao La, Mang Lớn, gà Lôi lam đuôitrắng, gà Lôi lam mèo đen, Trĩ

Về đa dạng thực vật: với diện tích rừng 486.688 ha, trong đó có 17.397 harừng thông nhựa Thực vật ở Quảng Bình đa dạng về giống, loài, có nhiều loạigỗ quý như lim, gụ, mun, huỵnh, thông và nhiều loại mây tre, lâm sản quý khác.Quảng Bình là một trong những tỉnh có trữ lượng gỗ cao trong toàn quốc với trữlượng gỗ là 31 triệu m3.

2.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội

Kinh tế:

Tốc độ phát triển chung

Năm 2009, Quảng Bình đóng góp vào ngân sách nhà nước 1.048 tỷ đồng, sovới 810 tỷ đồng năm 2008 GDP đầu người năm 2006 đạt 450 USD, năm 2010dự kiến đạt 800 đô la Mỹ

Giai đoạn năm 2006-2010, tỉnh này đạt tốc độ tăng trưởng GDP từ 11-12%mỗi năm, trong đó giá trị sản xuất công nghiệp tăng 20 –21%/ năm, giá trị khuvực dịch vụ tăng 11 – 12%/năm; giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp tăng 4 –4,5%/năm Kim ngạch xuất khẩu trong thời kỳ này tăng 14 – 15%/năm, thu ngânsách trên địa bàn tăng bình quân 16 –17%/năm Tỉnh Quảng Bình có dự án cảngHòn La và khu công nghiệp Hòn La đang xây dựng, khi hoàn thành sẽ là độnglực phát triển kinh tế cho tỉnh này Cảng Hòn Là được xây dựng trên diện tích32,3 ha với công suất thiết kế 10-12 triệu tấn/năm Tổng mức đầu tư là 1300 tỷđồng Ngoài ra, ở đây còn có khu công nghiệp Hòn La, Nhà máy đóng tàu với

Trang 12

tổng mức đầu tư 4.500 tỷ đồng; Nhà máy Nhiệt điện có tổng mức đầu tư hơn 1tỷ USD có công suất 1.200 MW.

Tỉnh Quảng Bình có hai khu kinh tế đặc biệt, Khu kinh tế Hòn La và KhuKinh tế cửa khẩu Cha Lo và 6 khu công nghiệp khác

Cơ cấu kinh tế

Cơ cấu kinh tế vào năm2010: ngành nông, lâm, ngưnghiệp là 20%, ngành côngnghiệp – xây dựng là 40%,ngành dịch vụ 40%.

Xã hội:

Dân cư và lao động

Dân số Quảng Bình năm2007 có 854.918 người.Phần lớn cư dân địa phươnglà người Kinh Dân tộc ítngười thuộc hai nhóm chính

là Chứt và Bru-Vân Kiều Thành phố Đồng Hới hôm nay

gồm những tộc người chính là: Khùa, Mã Liềng, Rục, Sách, Vân Kiều, Mày,Arem, v.v sống tập trung ở hai huyện miền núi Tuyên Hóa và Minh Hóa vàmột số xã miền Tây Bố Trạch, Quảng Ninh, Lệ Thủy.

Dân cư phân bố không đều, 86,83% sống ở vùng nông thôn và 14,4% sống ởthành thị Quảng Bình có nguồn lao động dồi dào với 421.328 người, chiếmkhoảng 49,28% dân số Về chất lượng lao động, theo điều tra dân số thời điểm1/4/1999 có: 10.720 người có trình độ từ cao đẳng trở lên, trong đó 4.676 caođẳng, 6.042 đại học và trên đại học Lực lượng lao động đã qua đào tạo gần33.000 người chiếm 8% số lao động.

Văn hóa

Quảng Bình là vùng đất văn vật, có di chỉ văn hóa Bàu Tró, các di chỉ thuộcnền văn hóa Hòa Bình và Đông Sơn, nhiều di tích lịch sử như: Quảng BìnhQuan, Luỹ Thầy, Rào Sen, Thành Nhà Ngô, thành quách của thời Trịnh -Nguyễn, nhiều địa danh nổi tiếng trong hai cuộc kháng chiến chống xâm lượccủa dân tộc như Cự Nẫm, Cảnh Dương, Cha Lo, Cổng Trời, Xuân Sơn, LongĐại, đường Hồ Chí Minh v.v Trong quá trình lịch sử, đã hình thành nhiều làngvăn hóa nổi tiếng và được truyền tụng từ đời này sang đời khác như “Bát danhhương”: “Sơn- Hà- Cảnh - Thổ- Văn- Võ- Cổ - Kim” Nhiều danh nhân tiền bốihọc rộng, đỗ cao và nổi tiếng xưa và nay trên nhiều lĩnh vực quân sự, văn hoă -xã hội như Dương Văn An, Nguyễn Hữu Cảnh, Học sĩ Hàn lâm viện Đặng ĐạiLược, Học sĩ Hàn lâm viện Đặng Đại Độ, Nguyễn Hàm Ninh, Hoàng Kế Viêm,Võ Nguyên Giáp, Hoàng Thanh Đạt

Quảng Bình là vùng giao thoa của hai nền văn hóa cổ Việt - Chămpa, thểhiện ở những di chỉ có niên đại 5 nghìn năm đã khai quật được ở Bàu Tró, phíabắc Đồng Hới.

Trang 13

Giao thông vận tải:

Quảng Bình có hệ thống giao thông vận tải tương đối thuận lợi Tuyến đườngsắt Bắc - Nam, quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh đi qua hầu hết các vùng dân cưvà các vùng tiềm năng có thể khai thác Quốc lộ 12A nối Quảng Bình, TrungLào và Đông Bắc Thái Lan Hệ thống giao thông đường bộ, đường sông nội tỉnhcũng rất thuận lợi cho phát triển kinh tế Ga Đồng Hới là một trong những gachính trên tuyến đường sắt Bắc-Nam.

Vận tải đường biển và đường sông là một lợi thế của Quảng Bình Tỉnh cóbờ biển dài 116 km với 05 cửa sông, có cảng Nhật Lệ, cảng Gianh và cảng HònLa Đặc biệt, cảng biển Hòn La là nơi có diện tích mựt nước là 4 km2, có độ sâutrên 15 m, xung quanh là quần thể đảo che chắn gió Tàu lớn tải trọng khoảng 3-5 vạn tấn ra vào, neo đậu rất thuận lợi.

Cầu Nhật Lệ nối Trung tâm Đồng Hới Bảo Ninh làm tôn nên vẻ đẹp củakhông gian kiến trúc thành phố, tạo thuận lợi cho quần thể du lịch sinh tahí BảoNinh đón khách xa gần Sân bay Đồng Hới đang được nâng cấp để có thể đónđược các máy bay chở khách hạng nhẹ.

2.3 Tài nguyên du lịch tự nhiên tỉnh Quảng Bình2.2.1 Tài nguyên địa hình

Quảng Bình là một tỉnh có nhiều dạng địa hình, trong đó có một số dạng địahình rất đặc trưng và được xem là tài nguyên du lịch như địa hình hang độngcarxtơ, địa hình bờ, bãi biển, địa hình đồi núi và đèo , trong đó tiêu biểu chođịa hình hang động carxtơ là hệ thống hang động Phong Nha – Kẽ Bàng, địahình bờ, bãi biển như bãi biển Nhật Lệ, bãi Đá Nhảy, địa hình đồi núi thấp vàđèo như Đèo Ngang

Địa hình hang động carto:

Do những chuyển động kiến tạo nâng lên, hạ xuống của vỏ trái đất đã tạo choQuảng Bình nhiều thắng cảnh đẹp, trong đó đáng chú ý là hệ thống hang độnghuyền bí và quyến rũ Đó là các hang động như: hang Vòm, hang Tối, hang RụcMòn, hang Rục Cà Roòng, hang Chà Áng, hang Con Chuột, hang Minh Cầm,hang Bàn Cờ, hang Khai , tất cả tạo thành một hệ thống hang động kỳ vĩ.Trong số các hang động đó, đáng chú ý nhất là hệ thống hang động thuộc phạmvi khu vực Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng Đây là khu vực vừa đượcUNESCO công nhận là di sản thiên nhiên của thế giới với 2 tiêu chí hết sứcthuyết phục là: (1) đây là khu vực điển hình cho lịch sử hình thành vỏ Trái đấtvà những đặc điểm địa chất; (2) đây là khu vực đặc trưng cho tính đa dạng sinhhọc và các loài bị đe doạ, là nơi sinh sống tự nhiên quan trọng và có ý nghĩa đốivới việc bảo tồn đa dạng sinh học, là nơi chứa đựng nhiều loài động thực vậtquý hiếm đang bị đe doạ.

Hệ thống hang động Phong Nha - Kẽ Bàng

Hệ thống hang động tại khu vực Phong Nha-Kẻ Bàng được hình thành donhững kiến tạo địa chất xảy ra trong lòng dãy núi đá vôi Kẻ Bàng cách đây hơn

Trang 14

400 triệu năm vào thời kỳ Đại Cổ Sinh Trải qua các thời kỳ kiến tạo quan trọngvà các pha chuyển động đứt gãy, phối tảng và uốn nếp đã liên tục tạo ra các dãynúi trùng điệp do chuyển động nâng cao và các bồn trầm tích do chuyển độngsụt lún, đóng vai trò như nguyên nhân của mọi nguyên nhân để tạo ra tính đadạng về địa chất, địa hình - địa mạo, mạng lưới thủy văn và tính đa dạng, kỳ thúvề hang động du lịch đối với các thành hệ đá vôi Phong Nha-Kẻ Bàng phát triểntừ Devon đến Carbon – Trecmi.

Tại Phong Nha-Kẻ Bàng có một hệ thống gồm khoảng 300 hang động lớnnhỏ, Trong số đó có một số hang động đẹp như động Phong Nha, động TiênSơn, động Thiên Đường, động Sơn Đoòng…

Cần Vương. Động Phong NhaCửa động rộng khoảng 20m, cao 10m, có

nhũ đá lô nhô Bơi thuyền qua cửa hang, động rộng như một cái bát úp trên mặtnước Nước sông trong veo và phẳng lặng như mặt gương, càng vào sâu ánhsáng càng nhạt dần rồi mất hẳn Xen lẫn với tiềng mái chèo như có tiếng chiêngvẳng lên Người bản địa cho rằng đó là âm nhạc trong tiệc riệu của Thần Núivọng ra Tất cả hợp thành tiếng nhạc, lúc âm u như tiếng chiêng, lúc bập bùngnhư tiếng trống.

Phong Nha có trên 20 buồng với hành lang chính dài tới 1500m và nhiềuhành lang phụ dài hàng trăm mét Các hang ngoài cùng có trần cao hơn mặtnước rộng khoảng 10m Các hang phía trong, từ hang thứ 4 trở vào trần hangcao đến 25-50m Từ buồng thứ 14, du khách theo các hành lang khác đi sâu hơnnữa dưới mặt đất đến những buồng to hơn rộng hơn nhưng có phần nguy hiểmhơn, nơi mà quá trình phong hoá đá vôi vẫn còn tiếp tục Thuyền ngược dòng độ800m thì đến chỗ cạn gọi là hang nước cạn do nước biến đi nhường chỗ cho đá

Trang 15

cát Nhũ đá từ trên rủ xuống, măng đá từ dưới nhô lên tua tủa như cây rừng vớinhững hình dáng kỳ lạ.

Động Tiên Sơn

Động Tiên Sơn hay động Khô là một động đẹp nổi tiếng ở khu vực PhongNha-Kẻ Bàng Cửa vào động Tiên Sơn nằm cách cửa động Phong Nha khoảng1.000 m, ở độ cao so với mực nướcbiển khoảng 200 m Động Tiên Sơncó chiều dài là 980 m Từ cửa độngđi vào khoảng 400 m có một vực sâuchừng 10 m, và sau đó là động đángầm tiếp tục dài gần 500 m, khánguy hiểm nên du khách chưa đượcphép đến khu vực này mà chỉ thamquan tới khoảng cách 400 m từ tínhtừ cửa động Động này được pháthiện năm 1935, ban đầu, cư dân địa Động Tiên Sơn phương gọi động này là động Tiên, dovẻ đẹp kỳ bí thần tiên của nó Sau này động Tiên Sơn được gọi là động Khô, đểphân biệt với động Phong Nha là động nước Động Tiên Sơn là nơi có cảnhthạch nhũ và măng đá kỳ vĩ huyền ảo như trong động Phong Nha nhưng lại cónét riêng là các âm thanh phát ra từ các phiến đá và cột đá khi được gõ vào vangvọng như tiếng cồng chiêng và tiếng trống Theo các nhà khoa học thuộc Hộihang động Hoàng gia Anh, động Tiên Sơn được hình thành cách đây hàng chụctriệu năm, khi một dòng nước chảy qua quả núi đã đục rỗng, bào mòn núi đá vôiKẻ Bàng Sau đó, do kiến tạo địa chất khối núi này hoặc đã được nâng lên, hoặcđã bị hạ xuống khiến các khối đá đổ sụp ngăn chặn dòng chảy làm nên độngTiên Sơn ở phía trên Còn phần có sông ngầm chảy qua tạo ra hang động PhongNha Dù động Phong Nha và động Tiên Sơn nằm liền kề nhau nhưng giữa hangđộng này lại không thông nhau Cư dân địa phương đã nhặt được một số hiệnvật có thể là di chỉ di chỉ của người xưa ở trên bãi đất bằng phẳng trước cửađộng.

Động Thiên Đường

Động Thiên Đường được đánh giá là động lớn và dài hơn động Phong Nha.Đây là một động khô, không có sông ngầm chảy qua như động Phong Nha.Theo kết quả khảo sát sơ bộ của các nhà khoa học, so với động Phong Nha thìđộng Thiên Đường có chiều dài và quy mô lớn hơn nhiều Trong động ThiênĐường có nhiều khối thạch nhũ và măng đá kỳ ảo Phần lớn nền động là đấtdẻo, khá bằng phẳng nên thuận tiện cho việc tham quan và thám hiểm Trongkhi nhiệt độ mùa Hè ở bên ngoài là 36-37 °C thì nhiệt độ trong động ThiênĐường luôn ở 20-21 °C.

Động Sơn Đoòng

Sơn Động hay Sơn Đoòng là một trong những hang mới nhất được phát hiệntại khu vực Phong Nha-Kẻ Bang Hang này do nhóm thám hiểm thuộc Hiệp hội

Trang 16

Hang động Hoàng gia Anh phát hiện và tiến hành thám hiểm Hang này đượccho là hang động lớn nhất thế giới Khoang lớn nhất ở Sơn Động có chiều dàihơn 5 km, cao 200 m và rộng 150 m Với kích thước này, hang Sơn Động vượthang Deer ở vườn quốc gia Gunung Mulu ở Sarawak Malaysia, lớn gấp 4-5 lầnđộng Phong Nha, lớn hơn Động Thiên Đường Do dòng nước của sông ngầm ởđộng này chảy xiết nên các nhà thám hiểm Anh không thể thám hiểm hết độngnày Họ đã ước lượng chiều dài của hang bằng cách sử dụng đèn nháy Đoànthám hiểm đã báo cáo chính quyền tỉnh Quảng Bình về phát hiện này nhưng chorằng chưa thể khai thác du lịch ngay Họ sẽ quay lại khám phá hang này vàonăm 2011.

Trên thực tế, một người dân địa phương đã phát hiện ra hang này năm 1991nhưng ông đã không nhớ lối vào hang cho đến tháng 1 năm 2008 Từ cuối tháng3 đến 11 tháng 4 năm 2009, ông đã giúp đoàn thám hiểm Anh vượt rừng, núikhoảng 10 km để đến cửa hang.

Địa hình bờ, bãi biển:

Quảng Bình có đường bờ biển dài với nhiều bãi biển tuyệt đẹp với cát trắng,nước biển xanh, rất thuận lợi cho việc tổ chức các hoạt động du lịch, tiêu biểunhư bãi biển Nhật lệ và có địa hình bãi đá ven biển rất đặc biệt như bãi ĐáNhãy

Bãi biển Nhật Lệ

Biển Nhật Lệ

Bãi biển Nhật Lệ tọa lạc tại cửa sông Nhật Lệ Bãi biển Nhật Lệ được thiênnhiên ban tặng bãi cát trắng và nước biển trong xanh, còn mang vẻ hoang sơ Từlâu bãi biển Nhật Lệ nổi tiếng với một vùng trời mây, sông, nước, gió lộng khítrời, khí biển mặn mà Biển Nhật Lệ kéo dài một màu cát trắng, những lúc trờithanh gió mát, bãi biển sạch như nệm mới, cát mịn, cứng óng ánh có thể đạp xehay chơi bóng đá một cách thoải mái Từ ngoài khơi xa từng lớp sóng bạc tiến

Trang 17

vào bờ như những chùm hoa sóng tung bọt trắng xoá trông giống chuỗi ngọctrắng đang lăn vào bờ, ngân lên những âm thanh rì rào không dứt.

"Trong nắng chiều vàng khi hoàng hôn buông xuống, biển Nhật Lệ như đangchìm trong giấc ngủ cuối ngày, khung cảnh trầm tư mà lãng mạn, ồn ào mà tĩnhlặng Xa xa đoàn thuyền lại rộn vang tiếng nóicười trong ngày mới ra khơi,những khuôn mặt mang dấu ấn thời gian lại hiện lên một niềm vui lớn trongngày mới".

Khi đêm về, cửa biển Nhật Lệ sáng rực như một thành phố lung linh, đứngxa xa nhìn về cửa biển ta thấy như hàng ngàn ánh sao

Bãi Đá Nhãy

Theo Quốc lộ 1A, vượt đèo Ngang rồi sông Gianh với nhiều chứng tích lịchsử, du khách sẽ ngỡ ngàng thấy bãi Đá Nhảy là một quần thể núi (chữ Hán gọilà Hải Cốt) ở ngay bãi biển, dưới chân đèo Đá Nhảy (còn gọi là đèo Lý Hòa),cách Thành phố Đồng Hới về phía Bắc khoảng 20km.

Bãi Đá Nhảy gồm nhiều núi đá, cột đá to nhỏ, cao thấp với trăm hình nghìnvẻ kỳ thú: hình con cóc, con trâu nằm, hình "trống - mái", hình hổ quỳ, voiphục, đùa giỡn với sóng nước Phải chăng vì thế mà bãi đá này được dân giangọi tên là Đá Nhảy Tại đây cómột cái giếng (tục gọi là giếngCóc) vì một tảng đá lớn hình concóc che trên miệng, giếng đá tựnhiên càng tăng sự hấp dẫn củađịa danh này Giếng ở sâu tronghang Cóc, muốn lấy nước phảichui vào "bụng cóc" để múc từnggàu một Nước giếng rất trong vàsạch, mùa đông thì ấm, mùa hèthì mát, được ngư dân lấy để cúnglễ ở đền thờ Nam Hải Đại Vương Bãi Đá Nhãy cạnh giếng Cóc.

Đá Nhảy là một điểm du lịch hấp dẫn, một bãi tắm sạch, đẹp và có nhiềuthắng cảnh với nhiều hang động kỳ thú Đến Đá Nhảy, ấn tượng đầu tiên của dukhách là một bãi tắm bằng phẳng, nước trong và sạch Khách du lịch cùng mộtlúc vừa được bơi thuyền leo núi, săn bắn, vừa được dạo chơi trong rừng dương,tắm mình trong một bãi biển trong sạch, yên bình.

Du khách đến đây có thể nghỉ chân ở khách sạn Đá Nhảy rồi bước vài bước rabiển thăm bãi Đá Nhảy Mùa hè về, bãi biển Đá Nhảy chật kín khách du lịch từtrong Nam ra, ngoài Bắc vào, còn có cả người dân địa phương sau ngày làmviệc vất vả ra đây thưởng thức những làn gió biển mát rượi, ngắm đại dươngmênh mông với những con sóng mềm mại liên tục vỗ vào bờ cát trắng.

Đá Nhảy không chỉ là khu du lịch nghỉ mát lý tưởng vì có bãi tắm đẹp nằmdưới chân núi, mây nước hữu tình nên thơ mà biển nơi đây có nhiều rạn ngầm,đó chính là nơi cư trú của nhiều loại hải sản quý như tôm, cá, cua, mực, ốc có

Ngày đăng: 12/11/2012, 13:59

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

 Địa hình bờ, bãi biển: - Tìm hiểu tài nguyên du lịch tự nhiên tỉnh Quảng Bình
a hình bờ, bãi biển: (Trang 16)
Bãi Đá Nhảy gồm nhiều núi đá, cột đá to nhỏ, cao thấp với trăm hình nghìn vẻ kỳ thú: hình con cóc, con trâu nằm, hình "trống - mái", hình hổ quỳ, voi  phục, đùa giỡn với sóng nước.. - Tìm hiểu tài nguyên du lịch tự nhiên tỉnh Quảng Bình
i Đá Nhảy gồm nhiều núi đá, cột đá to nhỏ, cao thấp với trăm hình nghìn vẻ kỳ thú: hình con cóc, con trâu nằm, hình "trống - mái", hình hổ quỳ, voi phục, đùa giỡn với sóng nước (Trang 17)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w