CHƯƠNG II NHIỆM VỤ MỖI BÊN A... Nguyễn Quốc Huỳnh.[r]
(1)PHÒNG GD &ĐT BẮC QUANG TRƯỜNG THCS TIÊN KIỀU ************ Số : 06/ QC- THCS CỘNG HÒA XÃ HÔI CHỦ NGHĨA VIÊT NAM Độc lập - Tự – Hạnh phúc Tiên Kiều , Ngày ….tháng ……năm 2012 QUY CHÊ PHỐI HỢP HOẠT ĐỘNG GIỮA NHÀ TRƯỜNG VÀ CÔNG ĐOÀN Năm học 2012 – 2013 CHƯƠNG I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1: Quy chế phối hợp nhằm đảm bảo sự hoạt động giữa nhà trường và công đoàn ngày càng chặt chẽ tạo những điều kiện phù hợp, thuận lợi để hai bên cùng hoàn thành suất xắc nhiệm vụ với mục đích vì sự nghiệp giáo dục của xã nhà, vì nghĩa vụ và quyền lợi của CCVC và người lao động Điều 2: Nhà trường là quan quản lí và điều hành mọi hoạt động , thực hiện các chế độ chính sách đối với CBCC, người lao động theo quy định của nhà nước Ban hành luật công đoàn là người đại diện CBCC, người lao động có trách nhiệm vận động CBCC thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của mình Đồng thời quan tâm và kiến nghị với chính quyền việc đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của CBCC, người lao động theo pháp luật của nhà nước CHƯƠNG II NHIỆM VỤ MỖI BÊN A NHÀ TRƯỜNG: Điều 3: Nhà trường xây dựng kế hoạch năm, tháng, các nội dung công việc có liên quan đến CBCC thì tạo điều kiện cho công đoàn trường được tham gia đóng góp ý kiến về các nội dung trên Hàng tháng nhà trường thông báo cho công đoàn biết tình hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch, những thuận lợi, khó khăn, để công đoàn biết để có biện pháp phối hợp vận động CBCC thực hiện Điều 4: Nhà trường thông báo các quyết định thành lập các tổ chức nhà trường để công đoàn có kế hoạch tham gia về chế độ chính sách lao động , xây dưng tổ chức công đoàn, vận động đoàn viên thực hiện tốt các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước Điều 5: Trong tổ chức thực hiện thành lập các hội đồng như: Hội đồng thi đua khen thưởng, kỉ luật, hội đồng xét nâng bậc, hội đồng trường… và các vấn đề có liên (2) quan đến quyền, lợi ích hợp pháp và nghĩa vụ cúa CBCC, người lao động thì cần phải đại diện của công đoàn với tư cách là thành viên hội đồng , đại diện cho tập thể cán bộ đoàn viên và người lao động Điều 6: Chính quyền chỉ đạo và tạo điều kiện cho công đoàn phát triển đoàn viên xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh Chỉ đạo các tổ chuyên môn giải quyết kịp thời các kiến nghị của CCVC, phối hợp tốt việc kiểm tra việc thực hiện các chế độ chính sách đối với người lao động Điều 7: Trong các phong trào thi đua, chính quyền chỉ đạo các tổ chuyên môn phối hợp với công đoàn đẩy mạnh phong trào, tổ chức sơ kêt, tổng kết, biểu dương khen thưởng những tập thể, cá nhân điển hình Điều 8: Nhà trường có kế hoạch hỗ trợ một phần kinh phí nhất định cho công đoàn để hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao Điều 9: Chính quyền họp bàn những vấn đề liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của CBCC, người lao động thì mời đại diện công đoàn dự và tham gia ý kiến B CÔNG ĐOÀN: Điều 10: Công đoàn nhà trường thay mặt CBCC, người lao động tham gia với nhà trường việc xây dựng chương trình kế hoạch về phát triển điều hành sự nghiệp giáo dục và có trách nhiệm cùng chính quyền phát động phong trào thi đua năm học Có biện pháp thích hợp, thực hiện hiệu quả việc vận động CBCC, người lao động phát huy mọi tiềm thực hiện thắng lợi các mục tiêu và nhiệm vụ giáo dục theo nghị quyết của Đảng các cấp Điều 11: Công đoàn có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật, về các chế độ chính sách của Đảng và Nhà nước Điều 12: Công đoàn tông báo cho nhad trường biết tình hình đời sống, tâm tư nguyện vọng các ý kiến, kiến nghị của CBCC, phát hiện những sai trái vi phạm pháp luật của cá nhân để nhà trường biết nghiên cứu giải quyết kịp thời Công đoàn là thành viên của hội đồng kỉ luật có trách nhiệm với nhà trường giải quyết các vụ việc vi phạm theo quy định hiện hành của Bộ giáo dục và nhà nước Điều 13: Công đoàn hướng dẫn và giám sát việc thực hiện quy chế dân chủ ở đơn vị, hội nghị CCVC ở quan hàng năm kí cam kết thi đua và nghị quyết của hội nghị CCVC theo quy định Điều 14: Trong phạm vi trách nhiệm của mình công đoàn đẩy mạnh các hoạt động xã hội, xóa đói, giảm nghèo, khuyến khích việc làm giàu CBCC Vận (3) động CBCC, người lao động đóng góp xây dựng các loại quỹ, tích cực hưởng ứng các phong trào hoạt động xã hội của chính quyền địa phương và phòng giáo dục CHƯƠNG III QUAN HỆ PHỐI HỢP Điều 15: Chủ tịch hoặc phó chủ tịch công đoàn được mời họp các cuộc họp định kì , đột xuất của nhà trường Các hội nghị về chuyên môn, sơ kết, tổng kết hàng năm được đóng góp những ý kiến về chế độ chính sách, quyền và nghĩa vụ của người lao động thuộc phạm vi thẩm quyền của người lao động Điều 16: BGH nhà trường được mời họp các kì họp định kì, đột xuất của BCH công đoàn về những vấn đề có liên quan đến lĩnh vực quản lí nhà nước và chuyên môn nghiệp vụ CHƯƠNG IV TỔ CHỨC THỰC HIỆN Điều 17: Hàng tháng, nhà trường và công đoàn thông báo cho tình hình hoạt động và các nội dung cần phối hợp để đẩy mạnh hiệu quả công việc và cùng giải quyết các vấn đề nảy sinh Hàng tháng có đánh giá thực hiện quy chế phối hợp với công đoàn và nhà trường Điều 18: Trên sở quy chế đã được xây dựng, nhà trường và công đoàn phối hợp tổ chức triển khai thực hiện tốt quy chế phối hợp hoạt động này Quy chế có hiệu lực kể từ ngày kí Trong quá trình tổ chức thực hiện có vấn đề gì cần điều chỉnh thì chính quyền và công đoàn sẽ bàn bạc thống nhất CÔNG ĐOÀN NHÀ TRƯỜNG Chủ tịch Nguyễn Quốc Huỳnh BGH NHÀ TRƯỜNG P Hiệu trưởng Đỗ Đức Thuận (4)