BGH & BCH CÔNG ĐOÀN Trường THCS Trần Quang Khải CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Số 03/CĐ/QC Ninh Hoà, ngày 16 tháng 10 năm 2010 QUYCHẾ (Về việc tăng cường mối quan hệ phốihợpgiữa Ban giám hiệu và Ban chấp hành Công Đoàn trường THCS Trần Quang Khải) Mối quan hệ giữaBGH và BCHCĐ là mối quan hệ phốihợp vì lợi ích chung của toàn đơn vị và người lao động, tôn trọng quyền độc lập của mỗi tổ chức theo quy định của Pháp luật, cùng mục đích chung làm cho sự nghiệp giáo dục phát triển. Tổ chức Công Đoàn có vai trò quan trọng trong việc tham gia thực hiện các nhiệm vụ chính trị của trường. Do đó, việc tăng cường mối quan hệ phốihợpgiữaBGH và BCHCĐ trong giai đoạn hiện nay là rất cần thiết. Trên cơ sở Điều lệ Công Đoàn, Thông tư liên tịch 12 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Công Đoàn Giáo dục Việt Nam, sau khi bàn bạc giữaBCHCĐ và BGH thống nhất xây dựng quychế trong việc tăng cường mối quan hệ phốihợp với các nội dung sau đây : I. QUAN HỆ PHỐIHỢP NHIỆM VỤ CHUYÊN MÔN: 1. BGH thông tin đầy đủ, kịp thời đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về giáo dục, đào tạo, những chủ trương, kế hoạch công tác của ngành tới tổ chức Công Đoàn và người lao động, đặc biệt là các chế độ, chính sách liên quan. 2. BGH chủ động phốihợp với BCHCĐ tổ chức và động viên cán bộ, giáo viên trong đơn vị tích cực tham gia công tác chuyên môn, thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên. 3. Tổ chức Công Đoàn bằng chức năng và nhiệm vụ của mình có trách nhiệm vận động, tuyên truyền, giáo dục nhằm xây dựng giáo viên có phẩm chất tốt, tích cực thực hiện công tác giáo dục, tận tuỵ trong quá trình thực hiện nhiệm vụ và thường xuyên tự học, tự rèn nâng cao trình độ, nghiệp vụ. 4. Phát huy vai trò của tổ chức Công Đoàn trong việc chủ động tham gia quản lí, tổ chức các hoạt động xã hội hoá giáo dục để tăng cường thu hút các nguồn lực xây dựng trường, cùng có trách nhiệm trong giải quyết các vấn đề bức xúc và khắc phục những yếu kém trong trường, thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục. II. QUAN HỆ PHỐIHỢP TRONG VIỆC THỰC HIỆN QUYCHẾ DÂN CHỦ: 1. Khi xây dựng chương trình, kế hoạch công tác định kì và dài hạn cần có ý kiến dóng góp của Công Đoàn từ khi khởi thảo cho đến khi quyết định. BGH cơ cấu BCHCĐ trong các hội đồng tuyển dụng, đánh giá, đề bạt, khen thưởng, kỉ luật, nâng lương đồng thời phốihợp kiểm tra việc thực hiện và giải quyết khiếu nại của người lao động trong các vấn đề trên. __________________________________________________________________ Trang Quy chếphốihợp 1 2. Khi cần thiết, tổ chức Công đoàn tập hợp những kiến nghị hợp pháp, chính đáng của người lao động thì BGH có trách nhiệm phốihợp giải quyết theo đúng chức năng, quyền hạn. 3. Hàng năm, BGH và BCHCĐphốihợp chỉ đạo tổ chức Hội nghị CBCC vào đầu năm học và có trách nhiệm triển khai và kiểm tra việc thực hiện Nghị quyết. 4. Phốihợp làm tốt công tác dân chủ, Công Đoàn tham gia trong vai trò phốihợp giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo có liên quan đến người lao động. III. QUAN HỆ PHỐIHỢP TRONG VIỆC TỔ CHỨC, QUẢN LÍ PHONG TRÀO THI ĐUA: 1. BGH và BCHCĐ thực hiện đổi mới công tác thi đua khen thưởng. Tổ chức, chỉ đạo các phong trào thi đua, các cuộc vận động phù hợp với từng thời kì, phù hợp với đặc điểm và đối tượng vận động, đẩy mạnh và duy trì thành nề nếp các hoạt động thi đua, gắn hoạt động thi đua với các cuộc vận động do Công Đoàn cấp trên phát động. 2. Trong công tác thi đua, trách nhiệm mỗi bên được cụ thể hoá: - BGH: Quyết định mục tiêu thi đua, nội dung, hình thức, biện pháp và chế độ khen thưởng. - BCHCĐ: Phốihợp kiểm tra, sơ tổng kết, đánh giá phong trào và nhân điển hình. 3. Phốihợp tổ chức hội nghị chuyên đề trao đổi kinh nghiệm, chỉ đạo phong trào và ứng dụng các đề tài nghiên cứu khoa học đã được đúc kết từ thực tế công tác. BGH ủng hộ và tạo điều kiện để Công Đoàn thực hiện các công tác thi đua của Công Đoàn IV. QUAN HỆ PHỐIHỢP TRONG CÔNG TÁC CHĂM LO ĐỜI SỐNG VÀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI HỢP PHÁP, CHÍNH ĐÁNG CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG: 1. BCHCĐ chủ động phốihợp với BGH phổ biến đầy đủ, kịp thời các chế độ, chính sách của Đảng, Nhà nước, của ngành đến người lao động để thực hiện và giám sát. Trong quá trình thực hiện vai trò quản lí Nhà nước, BGH đề ra các chủ trương, nội dung liên quan đến trách nhiệm, quyền và lợi ích người lao động cần phải thảo luận với tổ chức Công Đoàn. 2. BGH cần trao đổi, bàn bạc với Công Đoàn trong việc tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho người lao động, tạo điều kiện để Công Đoàn động viên người lao động tích cực học tập nâng cao trình độ văn hoá, nghiệp vụ, nghiên cứu khoa học, lao động sản xuất, thực hiện các dịch vụ khác theo đúng Pháp luật để bổ sung thêm nguồn kinh phí, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người lao động. 3. BGH ủng hộ các hoạt động văn hoá, văn nghệ, TDTT do Công Đoàn phát động, đồng thời cung cấp báo chí, tập san, các phương tiện sinh hoạt tập thể. Khi bàn bạc những vấn đề liên quan trực tiếp đến quyền và lơi ích của lao động nữ thì mời đại diện Ban Nữ công cùng tham dự. __________________________________________________________________ Trang Quy chếphốihợp 2 4. BGH tạo điều kiện về thời gian cho Cán bộ Công Đoàn tham gia các lớp bồi dưỡng do Công Đoàn thực hiện, các kì họp hoặc các cuộc điều động do Công Đoàn cấp trên tổ chức. V. QUAN HỆ PHỐIHỢP ĐỂ TẠO ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT CHO HOẠT ĐỘNG CÔNG ĐOÀN: 1. BGH tạo điều kiện và cung cấp các phương tiện làm việc cần thiết cho BCHCĐ. 2. Tuỳ theo khả năng kinh phí của đơn vị, hàng năm BGH hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động của Công Đoàn. 3. BGH thanh toán công tác phí theo chế độ hiện hành cho cán bộ, đoàn viên khi thực hiện công tác Công Đoàn. VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN: 1. Căn cứ vào quychế này BGH và BCHCĐ chủ động thực hiện nhằm bảo vệ chức năng, nhiệm vụ và tính độc lập của mỗi tổ chức. Trong quá trình thực hiện có điều gì vướng mắc cần bàn bạc phù hợp. 2. Các tổ Chuyên môn và các tổ Công đoàn căn cứ vào quychế để triển khai thực hiện tại tổ mình. Hiệu trưởng TM.BCH CÔNG ĐOÀN Chủ tịch Lê Đình Quý Nguyễn Minh Hiếu __________________________________________________________________ Trang Quy chếphốihợp 3 . khi bàn bạc giữa BCHCĐ và BGH thống nhất xây dựng quy chế trong việc tăng cường mối quan hệ phối hợp với các nội dung sau đây : I. QUAN HỆ PHỐI HỢP NHIỆM. Trang Quy chế phối hợp 1 2. Khi cần thiết, tổ chức Công đoàn tập hợp những kiến nghị hợp pháp, chính đáng của người lao động thì BGH có trách nhiệm phối hợp