CỐNGHIẾNCỦAPH.ĂNG-GHENTRONGSỰPHÁTTRIỂN LÝ LUẬNVỀTHỜIKỲQUÁĐỘ VÀ CONĐƯỜNGPHÁTTRIỂN "RÚT NGẮN" ỞCÁCNƯỚCLẠCHẬU Nguồn: fpe.hnue.edu.vn Kỷ niệm 186 năm Ngày sinh củaPh.Ăng-ghen (28-11-1820 - 28-11-2006), nhắc lại cốnghiến lớn lao của ông, nhất là những luận điểm vềthờikỳquáđộvàconđườngpháttriển "rút ngắn" ởcácnướclạc hậu, chậm pháttriển là rất bổ ích và cần thiết. Xuất phát từ luận điểm củaPh.Ăng-ghen chúng ta có thể khẳng định, Đảng ta đã hoàn toàn đúng đắn, sáng suốt khi chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa, gắn với pháttriển kinh tế tri thức. PGS, TS Đặng Hữu Toàn*Cống hiếnlýluậncủaPh.Ăng-ghen đối với sự hình thành vàpháttriển chủ nghĩa Mác là hết sức lớn lao. Sự lớn lao đó đến mức, như V.I.Lê-nin khẳng định, "muốn đánh giá đúng đắn những quan điểm của Mác, tuyệt đối phải đọc những tác phẩm của người cùng tư tưởng và người cộng tác gần gũi nhất của Mác là Phri-đrích Ăng-ghen", và hơn thế, chúng ta sẽ "Không thể nào hiểu được chủ nghĩa Mác và trình bày đầy đủ được chủ nghĩa Mác, nếu không chú ý đến toàn bộ những tác phẩm của Ăng-ghen" (1) . Đúng như V.I.Lê-nin khẳng định, trong suốt cuộc đời hoạt động lýluậncủa mình, Ph.Ăng-ghen đã cùng với C.Mác tạo nên bước ngoặt cách mạng trong lịch sử tư tưởng triết học nhân loại bằng việc xây dựng vàpháttriển một thế giới quan triết học mới - chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, cơ sở lýluận cho cuộc đấu tranh giải phóng của giai cấp công nhân. Đặc biệt, sau khi C.Mác qua đời (ngày 14-3-1883), trong những năm 80 - 90 của thế kỷ XIX, Ph.Ăng-ghen đã đem hết nghị lực sục sôi, trí tuệ sáng suốt và trái tim nồng cháy của mình để tiếp tục sự nghiệp cách mạng mà ông và C.Mác đã theo đuổi suốt đời: pháttriểnvà hoàn thiện học thuyết về chủ nghĩa xã hội khoa học; phát triển, điều chỉnh, đề xuất đường lối chiến lược, sách lược và phương pháp đấu tranh cách mạng mới cho chính đảng của giai cấp công nhân. CốnghiếnlýluậncủaPh.Ăng-ghentrong những vấn đề này là hết sức lớn lao: Trong bài viết này, chúng tôi chỉ nói đến cốnghiếncủa ông trongsựpháttriển lý luậnvềthờikỳquáđộ và conđườngpháttriển theo phương thức "rút ngắn" ởcácnướclạchậu mà sau khi C.Mác qua đời, ông đã một mình đề xuất. Nói vềcốnghiến lớn lao này của Ph.Ăng-ghen, trước hết, chúng ta cần khẳng định, khi tiếp tục nghiên cứu những vấn đề của cuộc cách mạng xã hội do giai cấp công nhân lãnh đạo, vào những năm 80 - 90 của thế kỷ XIX, ông đã đưa ra một cách nhìn nhận mới vềtriển vọng của cuộc cách mạng này và vạch ra, mặc dù là dưới những nét chung nhất, nhiệm vụ củacác chính đảng cách mạng của giai cấp công nhân sau khi giành được chính quyền và cả trong suốt thờikỳquáđộ lẫn khi chủ nghĩa xã hội trở thành hiện thực. Những tư tưởng này được Ph.Ăng-ghen thể hiệntrong hàng loạt bài viết, thư từ và được coi như là sự bổ sung, cụ thể hóa những tư tưởng mà C.Mác đã đưa ra trong "Phê phán Cương lĩnh Gô-ta", cũng như những tư tưởng mà bản thân ông đã đưa ra trong "Chống Đuy-rinh", "Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu vàcủa nhà nước". Là người không bao giờ khuất phục, cam chịu trước sự giáo điều và luôn đấu tranh chống lại sự tuyệt đối hóa những luận điểm mà khoa học đã đạt được, Ph.Ăng-ghen không ngừng pháttriểnlýluận cách mạng, kể cả lýluậncủa C.Mác. Kiên trì nhấn mạnh sự cần thiết phải nghiên cứu một cách toàn diện, sâu sắc kinh nghiệm và thực tiễn lịch sử mới, xem xét và dự báo tất cả những biến đổi diễn ra trong đời sống xã hội, ông đã trở thành một tấm gương sống động cho những nhà khoa học luôn mong muốn tìm tòi, quan sát đời sống hiện thực. Ông kiên quyết bác bỏ những mưu toan giáo điều hóa học thuyết của C.Mác và ông, mưu toan biến học thuyết đó thành một mớ những công thức cứng đờ, bất biến. Mặt khác, ông triệt để đấu tranh với bất cứ người nào coi thường sự tiến bộ của khoa học hiện thực, coi thường những điều kiện lịch sử mới và những nhu cầu xã hội mới nảy sinh. Trong những trường hợp cần thiết, khi xuất hiệnhiện thực lịch sử mới, khi tình hình thay đổi và cuộc sống hiện thực đặt ra những vấn đề mới, ông dũng cảm xem xét lại ngay cả những quan điểm lýluậncủa chính bản thân mình, thẳng thắn thừa nhận những sai lầm lýluận mà mình đã mắc phải trước đó. Chẳng hạn, vào năm 1895, sau khi C.Mác qua đời, trong Lời nói đầu tác phẩm "Đấu tranh giai cấp ở Pháp 1848 - 1850" của C.Mác, ông thẳng thắn thừa nhận sai lầm của ông và C.Mác trongthờikỳ bão táp cách mạng đó. Sai lầm đó, như ông thừa nhận, do "chịu ảnh hưởng của kinh nghiệm lịch sử đã qua, và nhất là kinh nghiệm lịch sửcủanước Pháp", nên các ông đã "tuyệt đối không thể nghi ngờ gì nữa rằng trận quyết chiến vĩ đại đã bắt đầu" và nó phải được tiến hành đến cùng; rằng, "trận chiến đấu ấy chỉ có thể kết thúc bằng thắng lợi cuối cùng của giai cấp vô sản" trong một thờikỳ cách mạng duy nhất, dẫu cho đó có là "một thờikỳ cách mạng lâu dài và đầy những chuyển biến" (2) . Thế nhưng, cuộc cách mạng đó không diễn ra như mong muốn củacác ông và bởi vậy, khi lịch sửhiện thực có sự thay đổi, Ph.Ăng-ghen đã thẳng thắn thừa nhận: "lịch sử đã chứng minh rằng chúng tôi cũng đã phạm sai lầm, lịch sử đã vạch ra rằng quan điểm của chúng tôi lúc bấy giờ là một ảo tưởng. Lịch sử lại còn đi xa hơn thế nữa: lịch sử không những đã đánh tan sai lầm hồi bấy giờ của chúng tôi mà còn hoàn toàn đảo lộn những điều kiện trongđó giai cấp vô sản đang phải chiến đấu. Ngày nay, phương pháp đấu tranh trongthờikỳ 1848 đã bị lỗi thờivề mọi phương diện, vàđó là một điểm đáng được nghiên cứu tỉ mỉ hơn nữa" (3) . Không chỉ thẳng thắn thừa nhận sai lầm, mà điều quan trọng hơn, nhờ gắn kết một cách khoa học nghiên cứu lýluận với tổng kết thực tiễn cách mạng, Ph.Ăng-ghencòn nhận thức rõ rằng, trạng thái pháttriển kinh tế ở châu Âu lúc bấy giờ còn rất lâu mới dẫn đến sự chín muồi cho việc xóa bỏ phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, và cuộc đấu tranh giải phóng giai cấp cũng như công cuộc xây dựng xã hội mới do giai cấp công nhân tiến hành là một quá trình đấu tranh hết sức gay go và tất yếu phải trải qua một thờikỳquáđộ lâu dài, đầy những bước thăng trầm. Trong những năm 80 - 90 của thế kỷ XIX, khi nói về xã hội tương lai, Ph.Ăng-ghen cũng không ít lần nhấn mạnh, ông và C.Mác khi còn sống chỉ đưa ra những dự báo, những phác thảo với nét chủ yếu nhất, những quy luật cơ bản nhất, có thể xác định được khi xuất phát từ thực tiễn lịch sửhiện thực và những khuynh hướng pháttriển đã biết của nó, chứ không phải là nói đến những chi tiết mà cuộc sống hiện thực còn chưa đem lại những dữ kiện lịch sử để phán đoán. Ngày 11-5- 1893, khi trả lời phỏng vấn của một phóng viên báo Pháp Le Fi-ga-ro về xã hội tương lai, vềthờikỳquáđộvà mục đích cuối cùng của giai cấp vô sản cách mạng, Ph.Ăng-ghen khẳng định: "Chúng tôi không có mục đích cuối cùng. Chúng tôi chủ trương pháttriển thường xuyên, không ngừng, và chúng tôi không có ý định áp đặt cho loài người những quy luật dứt khoát nào đó. Những ý kiến có sẵn trước vềcác chi tiết tổ chức xã hội tương lai ư? Ông sẽ không tìm thấy chúng tôi nói lời nào về chúng. Chúng tôi mà chuyển được tư liệu sản xuất vào tay toàn thể xã hội là chúng tôi mãn nguyện rồi" (4) . Phân tích bối cảnh xã hội hiện thực ở châu Âu trong những năm 80 - 90 của thế kỷ XIX vàtriển vọng của cuộc cách mạng xã hội do giai cấp công nhân và chính đảng cách mạng của nó lãnh đạo, Ph.Ăng-ghen cho rằng, đã đến lúc chính đảng của giai cấp công nhân phải nắm lấy việc quản lý đất nước, tiếp thu những thành quả kinh tế - xã hội do giai cấp tư sản tạo ra và lấy đó làm điều kiện, tiền đề vật chất để "tạo lập chế độ xã hội mới, cũng như sinh ra những con người . mà chỉ có họ mới đủ sức mạnh và ý chí để xây dựng xã hội mới, tốt đẹp hơn" (5) . Không chỉ thế, ông còn khẳng định, việc tạo ra những thế hệ con người mới, nhất là đội ngũ những công nhân giác ngộ, có ý chí, nghị lực, có năng lực sáng tạo lýluậnvà hoạt động thực tiễn, luôn nhạy bén với sự biến đổi củahiện thực lịch sử, . là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của chính đảng cách mạng, bởi tiếp theo thắng lợi của cách mạng vô sản sẽ là một thờikỳquáđộ lâu dài, hết sức phức tạp và khó khăn. Coi thờikỳquáđộ này là một "cuộc đấu tranh sẽ lâu dài và ác liệt", Ph.Ăng- ghen cho rằng, cuộc đấu tranh này chỉ đi đến thắng lợi cuối cùng khi chính đảng cách mạng của giai cấp công nhân có được đội ngũ những người công nhân "sáng suốt về chính trị, kiên trì và nhẫn nại, nhất trí và có kỷ luật, những phẩm chất mà nhờ đó họ thu được nhiều thành công rực rỡ", bởi họ là những người đang nắm trong tay "Tính tất yếu lịch sử, tính tất yếu kinh tế lẫn tính tất yếu chính trị" (6) của cuộc đấu tranh này. Nói vềthờikỳquáđộ này, nhất là vấn đề xác định "những giai đoạn quáđộ lên xã hội cộng sản", trong thư gửi Côn-rát Smít (1863 - 1932) - nhà kinh tế học, nhà triết học Đức, người mà khi đó tán thành học thuyết Mác, ngày 1-7-1891, Ph.Ăng-ghen khẳng định, chúng ta "cần phải suy nghĩ kỹ", không được nôn nóng, không được phép kết luận vội vàng, bởi đây là "vấn đề khó nhất trong tất cả những vấn đề còn tồn tại" ở một thờikỳ mà "các điều kiện không ngừng thay đổi" (7) . Tuy luôn nhắc đi nhắc lại rằng, nhiều việc diễn biến của tình hình không phép đưa ra một chương trình hành động cụ thể cho mọi trường hợp có thể xảy ra, nhưng Ph.Ăng-ghen vẫn cố gắng vạch ra những nét cơ bản nhất, những quy luật chung nhất củathờikỳquá độ. Trong quan niệm của ông, thờikỳquáđộ là thờikỳ luôn "gắn với một số thiếu thốn nào đó", bởi đây là "thời kỳ cải biến cách mạng từ xã hội nọ sang xã hội kia" và "về mọi phương diện - kinh tế, đạo đức, tinh thần - còn mang những dấu vết của xã hội cũ mà nó đã lọt lòng ra", như C.Mác đã nói trong "Phê phán cương lĩnh Gô-ta". Ở đây, điều đáng lưu ý nhất là, khi pháttriển quan niệm vềthờikỳquá độ, Ph.Ăng-ghen đã nói đến tính tất yếu của phương thức quáđộ "rút ngắn" đối với những nước đang ở giai đoạn pháttriển tiền tư bản chủ nghĩa hoặc chưa từng trải quaconđườngpháttriển tư bản chủ nghĩa. Trong Lời bạt viết cho tác phẩm "Về vấn đề xã hội ở Nga ", Ph.Ăng-ghen khẳng định, không chỉ với nước Nga, mà còn với tất cả cácnước đang ởtrong giai đoạn pháttriển tiền tư bản chủ nghĩa đều "không những có thể mà còn chắc chắn . rút ngắn một cách đáng kể quá trình pháttriểncủa mình lên xã hội xã hội chủ nghĩa và có thể tránh được phần lớn những đau khổ và những cuộc đấu tranh mà ở Tây Âu . phải trải qua" (8) . Khi nhận thấy trước một khả năng có thể xảy ra là, trong thời kỳquáđộ lên chủ nghĩa xã hội ở cácnướclạc hậu, chậm phát triển, kẻ thù và những lực lượng chống đối giai cấp công nhân và chính đảng cách mạng của nó có thể liên kết lại xung quanh khẩu hiệu "nền dân chủ thuần túy" để chống phá công cuộc xây dựng xã hội mới, Ph.Ăng-ghen yêu cầu các chính đảng cách mạng ở những nước này phải thiết lập một chính quyền nhà nước mạnh nhằm đập tan sự chống đối củacác thế lực đối lập và thực hiệncông cuộc cải tạo xã hội về phương diện kinh tế - xã hội. Và, khi hiểu rõ rằng, nhà nướcở những nước này, đặc biệt là ở những nước tiểu nông, có thể vấp phải những khó khăn to lớn về kinh tế, cũng như khi tính đến việc các nhà nước này không tránh khỏi những sai lầm và khuyết điểm nào đó khi bước vào thờikỳquá độ, ông khuyên họ phải nắm được những vị trí then chốt trong nền kinh tế và dựa vào sự ủng hộ của quảng đại quần chúng nhân dân lao động để khắc phục những khó khăn ấy và sửa chữa những sai lầm. Ph.Ăng-ghen nói điều này trong thư gửi cho nhà hoạt động xã hội Đức - ốt-tô Buê-ních, ngày 21-8-1890. Trong những năm 80 - 90 của thế kỷ XIX, để khắc phục những nhận thức mơ hồ về chủ nghĩa xã hội vàthờikỳquáđộ vẫn còn khá phổ biến trong phong trào công nhân quốc tế, Ph.Ăng-ghen đã nói rõ quan niệm của ông vềsự khác nhau căn bản giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản. Ông viết: "Cái gọi là "xã hội xã hội chủ nghĩa", theo ý kiến tôi, không phải là cái gì đó nhất thành bất biến, mà cũng như mọi chế độ xã hội khác, nó cần phải được xem xét như một xã hội được thay đổi và cải tạo thường xuyên. Sự khác biệt có tính chất quyết định của nó so với chế độhiện nay (chế độ tư bản chủ nghĩa - Đ.T.H), dĩ nhiên, là ở việc tổ chức sản xuất trên cơ sở sở hữu chung trước hết của từng dân tộc đối với tất cả các tư liệu sản xuất" (9) . Không chỉ khẳng định sự khác biệt căn bản của chủ nghĩa xã hội so với chủ nghĩa tư bản là ở chế độcông hữu về tư liệu sản xuất - cái mà "chỉ nhờ có nó mới thực hiện được việc giải phóng giai cấp công nhân, và cùng với nó, thực hiện được việc giải phóng tất cả những thành viên xã hội" (10) , Ph.Ăng-ghencòn nhấn mạnh, tính ưu việt lớn nhất của chủ nghĩa xã hội là, cùng với việc thiết lập chế độcông hữu ấy, lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại, mọi thành quảcủa văn hóa, khoa học sẽ mang lại lợi ích cho toàn thể xã hội và cho mỗi người. Ông khẳng định một cách chắc chắn rằng, sau thờikỳquáđộ là một "chế độ xã hội mới trongđó sẽ không còn những sự phân biệt giai cấp hiện nay nữa, vàtrongđó . những phương tiện để sinh sống, để hưởng thụ những niềm vui của cuộc đời, để có được học vấn, và để biểu hiện tất cả mọi năng lực thể chất và tinh thần của mình, sẽ được giao cho tất cả mọi thành viên trong xã hội sử dụng ngày càng đầy đủ, nhờ sử dụng có kế hoạch vàpháttriển hơn nữa những lực lượng sản xuất to lớn hiện đã có sẵn, bằng chế độ lao động bắt buộc như nhau đối với mọi người" (11) . Như vậy, có thể nói, những luận điểm mà Ph.Ăng-ghen đưa ra trong những năm 80 - 90 của thế kỷ XIX vềthờikỳquá độ, về khả năng có thể thực hiện bước quáđộ này theo phương thức pháttriển "rút ngắn" ởcácnướclạc hậu, chậm pháttriểnvàvề những đặc trưng cơ bản nhất của xã hội tương lai là cốnghiến lớn lao của ông trong việc pháttriểnvà hoàn thiện học thuyết về chủ nghĩa xã hội khoa học mà cùng với C.Mác, ông là người sáng lập. Với tầm hiểu biết sâu rộng; với sự nhạy bén đặc biệt trước những biến đổi của tình hình mới; với khả năng định hướng trong một tình thế có những thay đổi nhanh chóng, bất ngờ; với sự hiểu biết bối cảnh lịch sử - cụ thể ởcácnước khác nhau và với ý chí, lòng nhiệt thành của một người suốt đời đấu tranh cho sự nghiệp vĩ đại - giải phóng con người, giải phóng giai cấp, giải phóng cho cả nhân loại, Ph.Ăng-ghen xứng đáng được thừa nhận là một trong những nhà cách mạng lỗi lạc nhất và cùng với C.Mác, xứng đáng là lãnh tụ đáng kính trọng nhất trong phong trào cộng sản vàcông nhân quốc tế. Cốnghiến mới củaPh.Ăng-ghentrong việc pháttriển một cách sáng tạo học thuyết về chủ nghĩa xã hội khoa học gắn liền với hiện thực lịch sử luôn biến đổi, với kinh nghiệm mới mẻ của cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân trong bối cảnh lịch sử mới vẫn giữ nguyên giá trị lớn lao và ý nghĩa thờisựcủa nó trongthời đại ngày nay. Kỷ niệm 186 năm Ngày sinh Ph.Ăng-ghen, việc nhắc lại cốnghiến lớn lao này của ông, nhất là quan niệm của ông về khả năng có thể thực hiện bước quá độ lên chủ nghĩa xã hội theo phương thức pháttriển "rút ngắn" ởcácnướclạc hậu, chậm phát triển, thiết nghĩ, là bổ ích và cần thiết. Nó cho phép chúng ta khẳng định, Đảng ta đã đúng khi lựa chọn conđường đi lên củanước ta là quáđộ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa nhằm tạo ra sự biến đổi về chất của xã hội Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực. Đây là sự nghiệp rất khó khăn, phức tạp vàdo vậy, tất yếu phải trải qua một thờikỳquáđộ lâu dài với nhiều chặng đường, nhiều hình thức tổ chức kinh tế - xã hội có tính chất quá độ. Bởi lẽ, đó không chỉ phù hợp với tính tất yếu của lịch sử, với quy luật và xu thế pháttriểncủathời đại ngày nay, mà hơn hết và trên hết, còn phù hợp với bối cảnh lịch sử - cụ thể ởnước ta hiện nay. Đặc biệt, xuất phát từ quan điểm củaPh.Ăng-ghenvề phương thức pháttriển "rút ngắn", chúng ta có thể khẳng định, Đảng ta đã hoàn toàn đúng đắn, sáng suốt khi chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa gắn với pháttriển kinh tế tri thức, coi kinh tế tri thức là yếu tố quan trọngcủa nền kinh tế, củacông nghiệp hóa, hiện đại hóa và lấy đó làm phương thức "rút ngắn thời gian", vừa có thể thực hiện những bước tiến tuần tự, vừa có thể tạo ra bước nhảy vọt trên cơ sở tranh thủ cơ hội thuận lợi do bối cảnh quốc tế tạo ra và tiềm năng, lợi thế vốn có củanước ta. . CỐNG HIẾN CỦA PH. ĂNG-GHEN TRONG SỰ PH T TRIỂN LÝ LUẬN VỀ THỜI KỲ QUÁ ĐỘ VÀ CON ĐƯỜNG PH T TRIỂN "RÚT NGẮN" Ở CÁC NƯỚC LẠC HẬU Nguồn:. nói đến cống hiến của ông trong sự ph t triển lý luận về thời kỳ quá độ và con đường ph t triển theo ph ơng thức "rút ngắn" ở các nước lạc hậu mà