1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Luận văn thạc sĩ đánh giá rủi ro an toàn sức khỏe nghề nghiệp cho người lao động làm việc tại các máy, thiết bị gia công cơ khí tại phân xưởng hàn dập công ty honda việt nam

122 64 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 122
Dung lượng 524,27 KB

Nội dung

TRẦN HOÀNG ANHĐÁNH GIÁ RỦI RO AN TOÀN SỨC KHOẺ NGHỀ NGHIỆP CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG LÀM VIỆC TẠI CÁC MÁY, THIẾT BỊ GIA CÔNG CƠ KHÍ TẠI PHÂN XƯỞNG HÀN DẬP CÔNG TY HONDA VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC S

Trang 1

TRẦN HOÀNG ANH

ĐÁNH GIÁ RỦI RO AN TOÀN

SỨC KHOẺ NGHỀ NGHIỆP CHO

NGƯỜI LAO ĐỘNG LÀM VIỆC TẠI CÁC MÁY, THIẾT BỊ GIA CÔNG CƠ KHÍ TẠI PHÂN XƯỞNG HÀN DẬP CÔNG TY

HONDA VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ AN TOÀN VÀ

SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP

MÃ SỐ: 834 04 17

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS VŨ VĂN THÚ

HÀ NỘI, NĂM 2021

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn “Đánh giá rủi ro an toàn sức khỏe nghề nghiệp cho người lao động làm việc tại các máy, thiết bị gia công cơ khí tại phân xưởng hàn dập Công ty Honda Việt Nam ” là công trình nghiên cứu

độc lập do tác giả thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS Vũ Văn Thú Luận

văn chưa được công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào Các số liệu,nội dung được trình bày trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng,hợp lệ và đảm bảo tuân thủ các quy định về bảo vệ quyền ở hữu trí tuệ

Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về toàn bộ nội dung của luận vănthạc sĩ

Tác giả luận văn

Trần Hoàng Anh

Trang 3

Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc em xin trân trọng cảm ơn:

Ban giám hiệu Trường Đại học Công đoàn, cùng các thầy cô giáo khoaSau đại học và khoa Bảo hộ lao động đã tận tình giảng dạy, tạo mọi điều kiệnthuận lợi, giúp đỡ em trong suốt thời gian học tập, rèn luyện tại trường và làmluận văn tốt nghiệp

Em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:

Thầy giáo TS Vũ Văn Thú đã luôn tận tình hướng dẫn, đinh hướng,động viên em trong suốt quá trình hoàn thành luận văn

Em xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới:

Lãnh đạo Công ty Honda Việt Nam, Bà Đinh Thị Minh Ngọc – Trưởngkhối Hành chính nhân sự Công ty Honda Việt Nam tại Hà Nam, cùng toàn thểcán bộ công nhân viên trong Công ty đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ em trongsuốt thời gian tìm hiểu và hoàn thành luận văn tại Công ty

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 4

MỤC LỤC

Lời cam đoan

Lời cảm ơn

Mục lục

Danh mục các chữ viết tắt

Danh mục bảng, biểu, hình, sơ đồ

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục tiêu của đề tài 4

3 Đối tượng phạm vi nghiên cứu 4

4 Phương pháp nghiên cứu 4

5 Kết cấu của luận văn 5

Chương 1 TỔNG QUAN 6

1.1 Một số nghiên cứu về đánh giá rủi ro máy, thiết bị gia công cơ khí trên thế giới 6

1.1.1 Nghiên cứu về phân tích mối nguy và đánh giá rủi ro trong quá trình hàn cắt kim loại tại Cộng hoà Slovak 6

1.1.2 Nghiên cứu Đánh giá rủi ro an toàn trong cắt GAS CNC tại Ấn Độ 7

1.1.3 Nghiên cứu về đánh giá rủi ro tại vị trí vận hành máy cắt CNC tại Ba Lan 8

1.1.4 Nghiên cứu về đánh giá rủi ro trong môi trường làm việc của người vận hành máy cắt laser tại Ba Lan 9

1.2 Một số nghiên cứu về đánh giá rủi ro máy, thiết bị gia công cơ khí tại khu vực Đông Nam Á 13

1.3 Sơ đồ hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động và một số nghiên cứu về đánh giá rủi ro tại Việt Nam 15

1.3.1 Sơ đồ hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động tại Việt Nam 15

1.3.2 Nghiên cứu về đánh giá rủi ro tại Việt Nam 19

Tiểu kết chương 1 22

Trang 5

ĐỘNG TẠI PHÂN XƯỞNG HÀN DẬP CÔNG TY HONDA VIỆT NAM 23

2.1 Thông tin chung về Công ty Honda Việt Nam 23

2.1.1 Giới thiệu về Công ty Honda Việt Nam 23

2.1.2 Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty Honda Việt Nam 24

2.1.3 Quy trình sản xuất và các sản phẩm chính của Công ty Honda Việt Nam 27 2.2 Thực trạng công tác quản lý an toàn vệ sinh lao động 28

2.2.1 Hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động tại nhà máy 28

2.2.2 Kế hoạch An toàn vệ sinh lao động năm 2019 32

2.2.3 Thực trạng công tác kĩ thuật an toàn 33

2.2.4 Thực trạng công tác vệ sinh lao động 43

2.2.5 Công tác đánh giá rủi ro 54

2.2.6 Công tác báo cáo, tổng kết định kỳ 55

2.3 Đánh giá hiệu quả công tác an toàn vệ sinh lao động 56

2.3.1 Những mặt đã đạt được 56

2.3.2 Những mặt tồn tại, hạn chế 56

Tiểu kết chương 2 58

Chương 3 ĐỀ XUẤT ÁP DỤNG GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU RỦI RO AN TOÀN SỨC KHOẺ NGHỀ NGHIỆP CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG LÀM VIỆC TẠI CÁC MÁY, THIẾT BỊ GIA CÔNG CƠ KHÍ TẠI PHÂN XƯỞNG HÀN DẬP CÔNG TY HONDA VIỆT NAM 59

3.1 Phương pháp đánh giá rủi ro 59

3.1.1 Các yếu tố nguy hiểm và yếu tố có hại có thể gây nguy hiểm 59

3.1.2 Phương pháp đánh giá mức độ rủi ro 62

3.2 Đánh giá rủi ro an toàn sức khoẻ nghề nghiệp cho người lao động làm việc tại các máy, thiết bị gia công cơ khí tại phân xưởng hàn dập Công ty Honda Việt Nam 66

Trang 6

3.3 Đề suất áp dụng giải pháp giảm thiểu rủi ro an toàn sức khoẻ nghề nghiệp cho người lao động làm việc tại các máy, thiết bị gia công cơ khí

tại phân xưởng hàn dập Công ty Honda Việt Nam 71

Tiểu kết chương 3 77

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 78

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 79

Trang 7

Ký hiệu viết tắt Nội dung thay thế

OSH Hệ thống quản lý an toàn - vệ sinh lao động

Trang 8

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: Đánh giá rủi ro của người vận hành máy CNC với việc sử dụng

phương pháp Điểm rủi ro 9

Bảng 2.1: Số liệu về lực lượng lao động phân theo giới tính năm 2019 25

Bảng 2.2: Số liệu về lực lượng lao động theo độ tuổi 25

Bảng 2.3: Lực lượng lao động phân theo trình độ chuyên môn 26

Bảng 2.4: Tổng hợp chi phí an toàn vệ sinh lao động năm 2019 33

Bảng 2.5: Bảng thống kê máy, thiết bị cơ khí 35

Bảng 2.6: Bảng thống kê thiết bị nâng, vận chuyển 37

Bảng 2.7 Tổng hợp kết quả khảo sát về Công tác kỹ thuật an toàn tại phân xưởng hàn dập 42

Bảng 2.8: Kết quả đo vi khí hậu tại các vị trí năm 2019 43

Bảng 2.9: Kết quả đo tiếng ồn tại các vị trí năm 2019 44

Bảng 2.10: Kết quả đo hàm lượng bụi, hơi khí độc tại các vị trí năm 2019 45

Bảng 2.11: Kết quả đo ánh sáng tại các vị trí năm 2019 47

Bảng 2.12: Kết quả khám sức khoẻ định kỳ năm 2019 48

Bảng 2.13: Số tai nạn lao độngxảy ra tại phân xưởng hàn dập qua các năm 2015- 2019 49

Bảng 2.14 Kết quả khảo sát về phương tiện bảo vệ cá nhân tại phân xưởng hàn dập

Bảng 2.15: Thống kê cấp phát phương tiện bảo vệ cá nhân tại phân xưởng hàn dập 52

Bảng 3.1: Yếu tố có thể dẫn đến nguy hiểm cho người lao động 59

Bảng 3.2: Mức độ thương tật nếu phát sinh tai nạn 63

Bảng 3.3: Mức độ khả năng phát sinh tai nạn 63

Bảng 3.4: Mức đánh giá rủi ro 64

Bảng 3.5: Bảng quan điểm ưu tiên triển khai đối sách 64

Bảng 3.6: Bảng đánh giá rủi ro cho người lao động làm việc tại các máy, thiết bị gia công cơ khí tại phân xưởng hàn dập

Bảng 3.7: Bảng đối sách giảm thiểu rủi ro người lao động làm việc tại các máy, thiết bị gia công cơ khí tại phân xưởng hàn dập

Trang 9

Biểu đồ

Biểu đồ 2.1 Lực lượng lao động phân theo giới tính năm 2019 25

Biểu đồ 2.2 Lực lượng lao động phân theo độ tuổi 26

Hình Hình 1.1: Máy cưa vòng Bomar Ergonomic 290.250 GAC 6

Hình 2.1: Máy dập 600 tấn 35

Hình 2.2: Thiết bị nâng, vận chuyển 37

Hình 2.3: Trạm khí Argon và trạm khí CO 2 39

Hình 2.4: Thiết bị phòng cháy chữa cháy 40

Sơ đồ Sơ đồ 1.1 Hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động ở Việt Nam 18

Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức của Công ty Honda Việt Nam 24

Sơ đồ 2.2 Quy trình sản xuất 28

Sơ đồ 3.1: Trình tự ưu tiên thực hiện các đối sách 65

Trang 10

xu hướng gia tăng và phát triển đa dạng về ngành nghề sản xuất, chế tạo, lắpráp Việc phát triển của các khu công nghiệp cũng như các công trình phụ trợđược xây dựng để thu hút nguồn nhân lực như các khu nhà ở giá rẻ, khu cao

ốc, văn phòng, các nhà máy và phân xưởng với sự tham gia của rất nhiều đơn

vị nhà thầu đi kèm với lực lượng lao động dồi dào bao gồm cả trong nước vàquốc tế Quá trình tăng trưởng nhanh chóng của nền kinh tế nói chung vàngành sản xuất, chế tạo, lắp ráp nói riêng có thể cho chúng ta thấy những tácđộng hay dễ dàng nhận thấy nhất chính là hệ lụy của sự phát triển như các vấn

đề xã hội, ô nhiễm, tắc nghẽn giao thông, đặc biệt là tình trạng mất ATVSLĐ,tai nạn lao động, người mắc bệnh nghề nghiệp trong các cơ sở sản xuất, doanhnghiệp, xí nghiệp, làng nghề đang có xu hướng gia tăng cả về số vụ và tìnhhình nghiêm trọng, theo đó có nhiều vụ đặc biệt nghiêm trọng, gây tổn thấtlớn về người và tài sản, để lại hậu quả nặng nề, lâu dài cho người lao động và

xã hội

Theo báo cáo của 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương năm 2019,trên toàn quốc đã xảy ra 8.150 vụ tai nạn lao động làm 8.327 người bị nạn(bao gồm cả khu vực có quan hệ lao động và khu vực NLĐ làm việc khôngtheo hợp đồng lao động) trong đó:

Trang 11

Khu vực có quan hệ Không có hợp đồng

Nguồn: Tác giả thống kê

Những con số chỉ ra về tai nạn lao động trên cho thấy, nguyên nhân củacác vụ TNLĐ thì có nhiều, đa dạng, song những nguyên nhân cơ bản thuộctrách nhiệm của NSDLĐ, NLĐ và vai trò quản lý của các cơ quan nhà nước

+ Chưa chú trọng đầu tư cải thiện điều kiện lao động, sử dụng máy móc,thiết bị lạc hậu, không bảo đảm an toàn và chưa trang bị đầy đủ các phương tiệnbảo vệ cá nhân, phương tiện, thiết bị an toàn như thiết bị che chắn, thiết bị bảohiểm, biển báo, biển chỉ dẫn về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc

+ Chưa quan tâm đến việc huấn luyện, đào tạo, thông tin, tuyên truyềnnâng cao nhận thức, kỹ năng làm việc an toàn cho NLĐ

+ Chưa chú trọng xây dựng môi trường làm việc, văn hóa an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc

Trang 12

Do phần lớn lực lượng lao động xuất thân từ nông thôn, nông nghiệp, trình độ văn hóa thấp, chuyên môn nghề nghiệp, ý thức kỷ luật lao động, nhận

Trang 13

thức về an toàn, vệ sinh lao động còn nhiều hạn chế nên trong quá trình laođộng còn nhiều trường hợp không chấp hành nội quy, quy trình làm việc antoàn, vệ sinh lao động, không sử dụng hoặc sử dụng không đúng cách cácphương tiện làm việc an toàn, vệ sinh lao động.

- Về vai trò của cơ quan quản lý nhà nước:

Hệ thống chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động mặc dù đãđược ban hành khá đầy đủ song việc triển khai ở nhiều cấp, ngành, địaphương chưa đầy đủ và quyết liệt; công tác thanh tra, kiểm tra còn nhiều hạnchế do lực lượng thanh tra hạn chế về số lượng, chất lượng

Qua những thông tin trên đây, chúng ta có thể thấy mức độ tai nạn laođộng (TNLĐ) và bệnh nghề nghiệp (BNN) hiện nay là rất nghiêm trọng Do

đó, cần thiết phải nâng cao hiệu quả đánh giá rủi ro an toàn sức khoẻ nghềnghiệp một cách nghiêm túc & chặt chẽ

Công ty Honda Việt Nam Được thành lập vào năm 1996, là công ty liêndoanh giữa 3 đơn vị: Công ty Honda Motor (Nhật Bản), Công ty Asian HondaMotor (Thái Lan), Tổng Công ty Máy Động Lực và Máy Nông nghiệp ViệtNam với 2 ngành sản phẩm chính: xe máy và xe ô tô Sau hơn 20 năm có mặt

tại Việt Nam, Honda Việt Nam đã không ngừng phát triển và trở thành một

trong những đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất xe gắn máy và ô tô uytín tại thị trường Việt Nam Tuy nhiên trong quá trình sản xuất luôn xuất hiện

và tồn tại các yếu tố nguy hiểm và có hại, có nguy cơ gây ra tai nạn lao độnghoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao động việc khảo sát và điều tra xác định

rõ nguồn gốc mức độ ảnh hưởng của các yếu tố nguy hiểm có hại đối với conngười và đề ra biện pháp để làm giảm tiến đến loại trừ các yếu tố đó là nộidung quan trọng nhất để cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động

Do đó việc đánh giá rủi ro an toàn sức khoẻ nghề nghiệp cho người laođộng tại nơi làm việc là thực sự cần thiết, góp ngăn ngừa tai nạn lao động, bảo

vệ sức khỏe cho người lao động Đề tài “Đánh giá rủi ro an toàn sức khỏe nghề nghiệp cho người lao động làm việc tại các máy, thiết bị gia công cơ

Trang 14

khí tại phân xưởng hàn dập Công ty Honda Việt Nam ”vừa có tính cấp thiếtvừa có ý nghĩa thực tiễn cao Đề tài tập trung nghiên cứu phân tích, đánh giárủi ro an toàn sức khoẻ nghề nghiệp tại cơ sở sản xuất hiện nay, đồng thờinghiên cứu nâng cao hiệu quả đánh giá rủi ro an toàn sức khoẻ nghề nghiệpcho người lao động làm việc tại các máy, thiết bị gia công cơ khí thuộc phânxưởng hàn dập Công ty Honda Việt Nam nói riêng Từ đó đề xuất giải phápnâng cao hiệu quả đánh giá rủi ro nhằm cải thiện điều kiện làm việc, phòngtránh tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp cho người lao động

2 Mục tiêu của đề tài

Đánh giá thực trạng công tác an toàn sức khoẻ nghệ nghiệp cho ngườilao động làm việc tại phân xưởng hàn dập Công ty Honda Việt Nam

Đề suất giải pháp cải thiện điều kiện làm việc, ngăn ngừa tai nạn laođộng, bảo vệ sức khỏe người lao động bằng cách đánh giá rủi ro quá trình làmviệc của người lao động tại phân xưởng hàn dập Công ty Honda Việt Nam

3 Đối tượng phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Người lao động làm việc tại các máy thiết bị giacông cơ khí;

Phạm vi nghiên cứu: phân xưởng hàn dập Công ty Honda Việt Nam

4 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thu thập dữ liệu

Phương pháp hồi cứu số liệu về công tác đánh giá rủi ro tại phân xưởnghàn dập Công ty Honda Việt Nam

Phương pháp nghiên cứu mô tả, điều tra cắt ngang phỏng vấn nhân viênlàm việc tại các máy thiết bị gia công cơ khí tại phân xưởng hàn dập Công tyHonda Việt Nam

Điều tra khảo sát:

Tác giả sẽ tiến hành điều tra khảo sát bằng bảng hỏi dành cho người laođộng, thông tin được điền vào phiếu để đánh giá cảm nhận của người lao độngđối với tình hình an toàn vệ sinh lao động của phân xưởng;

Trang 15

Nội dung phiếu (Cảm nhận của nhân viên về công tác kỹ thuật an toàn tạiphân xưởng, tình hình cấp phát và sử dụng PTBVCN của người lao động, tìnhhình tuyên truyền, huấn luyện về an toàn vệ sinh lao động, đề xuất kiến nghịcủa người lao động);

Điều tra xã hội học: phỏng vấn, bảng hỏi;

Khảo sát, đánh giá

Phương pháp xử lý thống kê tổng hợp số liệu

Phân loại, sắp xếp, phân tích, so sánh, tổng hợp các số liệu hồi cứu, sốliệu thu thập về hiện trạng an toàn vệ sinh lao động tại phân xưởng hàn dậpCông ty Honda Việt Nam;

Xử lý số liệu bằng phương pháp thống kê kết quả điều tra bằng phiếu câuhỏi của tác giả

5 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận luận văn gồm những nội dung chínhnhư sau:

Trang 16

Chương 1 TỔNG QUAN 1.1 Một số nghiên cứu về đánh giá rủi ro máy, thiết bị gia công cơ khí trên thế giới

1.1.1 Nghiên cứu về phân tích mối nguy và đánh giá rủi ro trong quá trình hàn cắt kim loại tại Cộng hoà Slovak

- Tác giả: Martin Kotus, Róbert Drlička, Rastislav Mikuš và Jozef

Žarnovský

- Đơn vị công tác: Đại học Nông nghiệp Slovak, Cộng hòa Slovak

- Địa điểm nghiên cứu: Cơ sở sản xuất MetalTrade, s.r.o Nitra

Hình 1.1: Máy cưa vòng Bomar Ergonomic 290.250 GAC

Nguồn: Multidisciplinary Aspects of Production Engineering – MAPE Nhóm

nghiên cứu đã áp dụng tiêu chuẩn STN EN ISO 31 000:2019 Riskmanagement để đánh giá cho máy cưa vòng Bomar Ergonomic 290.250GAC Theo đó, phương pháp được sử dụng để đánh giá rủi ro là phương pháptính điểm để phân tích các rủi ro trong quá trình sản xuất và môi trường lắpđặt máy Đối với phương pháp này, tỉ lệ rủi ro sẽ được tính bằng tích của batham số: tần suất xảy ra sự cố, hậu quả của sự cố và mức độ nhận biết rủi ro

Trang 17

Sau khi đánh giá, kết quả được phân chia thành các nhóm “A, B, C” dựa trênquan điểm về mức độ đe doạ của mối nguy: rủi ro cao nhất được chỉ ra là điệngiật (đây là rủi ro không thể chấp nhận nếu không có biện pháp bảo vệ), rủi roliên quan đến việc chấn thương cột sống khi bê vật liệu một cách thủ công.Nghiên cứu cũng chỉ ra các rủi ro có thể chấp nhận được nếu đạt được sự cảithiện bằng cách lập kế hoạch đề phòng cùng với các biện pháp an toàn trongquá trình vận hành như: trang bị Phương tiện bảo vệ cá nhân, cải tiến thao táclàm việc.

1.1.2 Nghiên cứu Đánh giá rủi ro an toàn trong cắt GAS CNC tại Ấn Độ

- Tác giả: Ashish Yadav, Abhaynath Kumar, Sandeep Yadav

- Đơn vị công tác: Khoa Công nghệ Phòng cháy và Kỹ thuật An toàn, Học viện IES-IPS, Indore (M.P), Ấn Độ

Phạm vi nghiên cứu của nhóm là ngành cơ khí công nghiệp ở Ấn Độ vàbiện pháp đánh giá là chấm điểm để phân loại rủi ro gồm 6 bước:

- Bước 1: Liệt kê các công việc khi vận hành máy

- Bước 2: Tổng hợp các bước thực hiện công việc với máy vào bảng kiểm soát

- Bước 3: Mô tả rủi ro của các bước thực hiện công việc

- Bước 4: Đánh giá và chấm điểm rủi ro trước khi đưa ra biện pháp khắc phục

- Bước 5: Đề suất các biện pháp khắc phục

- Bước 6: Đánh giá và chấm điểm lại sau khi áp dụng các biện pháp khắc phục

Các bước thực hiện của nhóm đã đưa ra được toàn bộ rủi ro có thể xảy

ra trong quá trình làm việc, ngoài ra nó còn được chấm điểm trước và sau khiđưa ra biện pháp khắc phục giúp người đọc có thể thấy được rủi ro đã đượcgiảm thiểu đến mức nào Nghiên cứu đã chỉ ra 6 mối nguy chính khi vận hànhmáy cắt như sau:

- Vận chuyển tấm kim loại: người lao động có thể bị thương hoặc tửvong do rơi linh kiện hoặc va chạm vào cạnh sắc của tấm kim loại

Trang 18

- Căn chỉnh tấm kim loại: các loại máy hiện đại sử dụng máy tính để thựchiện công việc cắt kim loại, do đó người lao động phải trực tiếp căn chỉnh các tấmkim loại Do đó nếu không sử dụng các công cụ phụ trợ phù hợp có thể dẫn đếncác thương tích hoặc tai nạn

- Cắt bằng gas: khi vận hành các thiết bị này có nguy cơ cháy nổ cao,ngoài ra nhiệt và khí độc phát sinh cũng tạo ra trong quá trình vận hành, ảnh hưởngnhiều tới người lao động trực tiếp

- Kiểm tra thiết bị: trong quá trình này có thể có các nguy cơ va đập, kẹp,cuốn, cán, kéo tới các bộ phận nào của cơ thể tiếp xúc với vùng chuyển động củamáy

- Di chuyển thiết bị: mối nguy ở hoạt động này bao gồm các công cụ, vậtliệu sử dụng & gồm các mối nguy khác của công trình lắp đặt

- Phoi của quá trình cắt: các vật này có rất nhiều hình dạng và độ sắc nhọn khác nhau dẫn đến mối nguy cắt, mài đối với người lao động

1.1.3 Nghiên cứu về đánh giá rủi ro tại vị trí vận hành máy cắt CNC tại Ba Lan

- Tác giả: Andrzej Pacana

- Đơn vị công tác: Khoa Cơ khí và Hàng không, Đại học Công nghệRzeszow

Nghiên cứu của tác giả đã chỉ ra các yếu tố nguy hiểm khi vận hànhmáy cắt CNC như: các bộ phận chuyển động của máy, dụng cụ rơi, nhiệt độ

bề mặt vật sau cắt, hở điện ở vỏ thiết bị Yếu tố có hại được liệt kê trongnghiên cứu bao gồm: tiếng ồn, độ rung, hơi hoá chất, bụi, nhiệt độ làm việc và

độ ẩm không khí Ngoài các yếu tố nguy hiểm và yếu tố có hại đã nêu ở trên,tác giả đưa thêm các mối nguy liên quan đến tư thế làm việc đứng kéo dàihoặc căng thẳng tâm lý

Trang 19

Bảng 1.1: Đánh giá rủi ro của người vận hành máy CNC với việc sử dụng

phương pháp Điểm rủi ro

Sau khi áp dụng tiêu chuẩn PN-N-18002 (của WOŹNY A., PACANA

A 2014) để tính điểm các mối nguy cho thấy rủi ro bị thương nhẹ, bỏng,nhiễm trùng, bệnh lý và dị ứng là có thể chấp nhận được Sự khác biệt chỉ xảy

ra trong trường hợp nguy hiểm liên quan đến sự căng thẳng khi làm việc vànghiên cứu cũng chỉ ra cần phải kiểm soát định kỳ các yếu tố tiêu cực đếnNLĐ như sự va đập, tiếng ồn

1.1.4 Nghiên cứu về đánh giá rủi ro trong môi trường làm việc của người vận hành máy cắt laser tại Ba Lan

- Tác giả: Michal Palega, Marcin Krause

- Đơn vị công tác: Đại học Công nghệ Czestochowa, Đại học Công nghệ

Trang 20

Silesian, Ba Lan.

Trang 21

Nghiên cứu của nhóm tác giả là “xác định các mối nguy và đánh giá rủiro” tại nơi làm việc của người vận hành máy cắt laser Nhóm cũng chỉ ranhững yêu cầu cơ bản đối với nơi làm việc sau khi phân tích Các phươngpháp nghiên cứu được sử dụng bao gồm: quan sát nơi làm việc (sử dụng bảngkiểm), phỏng vấn người sử dụng lao động, các nhân viên vận hành và giámsát an toàn, cũng như phân tích các tài liệu nội bộ của công ty Đánh giá rủi ronghề nghiệp được thực hiện tại nơi làm việc theo phương pháp Điểm rủi rocho thấy có nhiều yếu tố rủi ro khác nhau đối với tai nạn hoặc bệnh tật liênquan đến công việc được thực hiện tại vị trí của người vận hành máy cắt laser.Phương pháp Điểm rủi ro được sử dụng các tham số:

- Giá trị S: là hậu quả có thể xảy ra của sự cố, tổn thất do sự cố gây ra

được xác định theo bảng 1.2:

Bảng 1.2: Đánh giá tác động của mối nguy – S

Loại hiệu ứng S

100 Thảm hoạ lớn Nhiều trường hợp tử 30 triệu Złoty Ba Lan

vong

40 Thảm hoạ Một số trường hợp tử Từ 10 đến 30 triệu

Ba Lan

Ba Lan

Ba Lan

Trang 22

Nguồn: Sciendo

Trang 23

- Giá trị E: là khả năng tiếp xúc với mối nguy.

Bảng 1.3: Đánh giá khả năng mối nguy – E

0,5 Không đáng kể (mỗi năm một lần)

Nguồn:

Sciendo

- Giá trị P: là xác suất xảy ra sự cố

Bảng 1.4: Đánh giá xác suất xuất hiện của mối nguy – P

Trang 24

Nguồn: Sciendo

Khu vực được đánh giá là nơi đã đáp ứng các điều kiện làm việc phùhợp về: nhiệt độ, ánh sáng, sàn phẳng, không trơn trượt, không bám bụi vàkhông có ngưỡng ngăn cách giữa các phòng Nghiên cứu đã phân tích về cácyếu tố nguy hiểm, có hại và nguy hiểm thực tế và có thể (tiềm ẩn) tại vị trílàm việc với máy cắt Laser Song song với việc xác định các mối nguy, nhóm

đã tiến hành đánh giá ban đầu về các tác động tiềm tàng của chúng và thờigian tiếp xúc của nhân viên (phơi nhiễm), có tính đến các biện pháp phòngngừa đã sử dụng (kỹ thuật, tổ chức và con người) trong nhà máy

Bài nghiên cứu đã chỉ ra các tác động nghiêm trọng nhất liên quan đếntổn thất sức khỏe hoặc tính mạng con người, cũng như tổn thất vật chất sẽ làkết quả của các sự kiện như: cháy, bị các chi tiết máy đang di chuyển, bị máy

va đập, đè bẹp, bị vật rơi rơi trúng tầng thấp, điện giật Ngược lại, khi xem xétmức độ tiếp xúc với mối đe dọa, theo ý kiến của tác giả, hầu hết các mối đedọa được đặc trưng bởi sự tiếp xúc thường xuyên (hàng ngày) Tiếp xúckhông thường xuyên có thể liên quan đến các yếu tố nguy cơ như: hỏa hoạn,điều kiện thời tiết thay đổi hoặc căng thẳng trên hệ thần kinh Xem xét thông

số đánh giá rủi ro tiếp theo, là xác suất xuất hiện của một mối nguy hiện hữu,

Trang 25

động đối với các yếu tố sắc nhọn và cố định, điều kiện thời tiết thay đổi, bỏng

Trang 26

nhiệt Đổi lại, xác suất xảy ra nguy hiểm thấp nhất được ước tính đối với các

sự kiện liên quan được chụp bởi các bộ phận máy chuyển động, bức xạ điện

Giống như sử dụng một con dao nóng để cắt bơ, máy cắt hồ quangplasma có thể cắt qua bất kỳ tấm kim loại dẫn điện nào nhanh hơn so với cácphương pháp cắt truyền thống, bao gồm cưa, cắt hoặc mỏ hàn xì oxy-axetylen Mặc dù công nghệ cắt plasma đã có hơn 50 năm, sự ra đời của cácloại có kích thước nhỏ, dễ dàng vận chuyển (dưới 50Kg) và giá cả phải chăngvào giữa những năm 1990 đã tạo ra sự phát triển phi thường trong việc sửdụng máy cắt hồ quang plasma Nhiều kỹ sư, nông dân / chủ trang trại, cơ sởsản xuất bảng hiệu, cửa hàng sửa chữa, cơ sở bảo trì và cơ sở tạo kim loạithường xuyên sử dụng công nghệ này

Tuy nhiên, vì sự mới mẻ của nó nên nhiều người chưa nắm rõ được quytrình cắt hồ quang plasma đúng cách May mắn thay, các bước sử dụng đảmbảo an toàn cơ bản không quá khó

Nguy cơ cháy nổ

Máy cắt plasma thổi ra kim loại nóng và các tia lửa, đặc biệt là trongquá trình tiếp xúc ban đầu với tấm kim loại Nó cũng làm nóng phôi và mỏcắt, tất cả đều có thể gây cháy và bỏng Để bảo vệ đôi mắt của bạn trong khicắt plasma, hãy đeo kính bảo hộ đã được phê duyệt với tấm chắn bên Để tăngkhả năng bảo vệ, hãy sử dụng tấm che mặt hoặc mũ an toàn kết hợp với kính

an toàn

Trang 27

Để bảo vệ cơ thể khỏi tia lửa trong quá trình cắt và kim loại nóng, côngnhân phải luôn mặc quần áo bảo hộ và găng tay khô, không hư hại, chốngcháy Quần áo bảo hộ làm từ chất liệu khó cháy như sợi thuỷ tinh Không đểbật lửa hoặc các vật dễ cháy khác trong túi của bạn Giày hoặc bốt da cao cổgiúp bảo vệ chân khỏi tia lửa.

Tia hồ quang plasma cực nóng và mạnh có thể nhanh chóng đâm xuyênlàm đứt găng tay và dẫn đến bỏng da Để tránh bị thương, không cầm vật liệugần đường cắt Hồ quang bắn ra cũng có thể gây bỏng, vì vậy hãy tránh xa cơthể khỏi đầu mỏ hàn khi nhấn cò súng Khi bắt đầu hàn cắt, hướng tia hồquang theo chiều ra khỏi cơ thể và hướng về phía phôi

Vì nhiệt và tia lửa có thể đốt cháy các vật liệu dễ cháy, hãy di chuyển tất

cả các vật liệu dễ cháy ra xa khu vực cắt ít nhất 5m hoặc bảo vệ chúng bằng cáctấm che chống cháy Không được cắt các vật chứa có áp suất, chẳng hạn như bồnchứa hoặc thùng phuy Không cắt trên các thùng chứa có thể chứa chất dễ cháyhoặc các vật liệu độc hại hoặc phản ứng trừ khi chúng đã được người có chuyênmôn kiểm tra và đảm bảo đã an toàn Khi cắt trên trần nhà, sàn nhà, vách ngăn,hãy nhớ rằng tia lửa và kim loại có thể bắt lửa các vật liệu dễ cháy ở mặt khuất.Trên thực tế, không bao giờ cắt hồ quang plasma gần nơi có khí, hơi, chất lỏng,bụi dễ cháy hoặc ở những vị trí có thể xảy ra nổ

Nguy cơ điện giật

Mỏ cắt hồ quang plasma thường được thiết kế với hệ thống khóa liênđộng an toàn có thể tắt máy nếu người vận hành nới lỏng tấm chắn hoặc nếuđầu mỏ chạm vào điện cực bên trong vòi phun Tuy nhiên, cắt hồ quangplasma yêu cầu điện áp cao hơn so với hàn để bắt đầu và duy trì hồ quang -thường là 230V đến 380V - và việc chạm vào các bộ phận mang điện có thểgây giật điện chết người hoặc bỏng nặng Dây dẫn có nối kém an toàn và cácđiểm trần trên dây làm tăng khả năng bị điện giật Kiểm tra các hạng mục nàyhàng ngày và thay thế nếu không đảm bảo an toàn, tuyết đối không sử dụngbất kỳ cáp mòn hoặc kết nối bị hỏng nào

Trang 28

Vì nước dẫn điện rất tốt nên tránh điều kiện làm việc ẩm ướt (mồ hôi ranhiều có thể làm tăng khả năng bị điện giật của cơ thể) Cách điện tại nơi làmviệc và mặt đất bằng cách đứng trên thảm cao su khô hoặc tấm ván ép khô đủlớn để che toàn bộ khu vực tiếp xúc của bạn với sàn làm việc hoặc mặt đất.Hãy thận trọng, vì cả cao su và gỗ đều có thể bắt lửa Nếu bạn có thể tìm thấyvật liệu khô, không cháy để đứng (đặt giữa bạn và mặt đất), hãy sử dụng nó

Người vận hành phải thường xuyên kiểm tra các vị trí tiếp đất của máy.Kết nối khung của tất cả các máy chạy bằng điện với công cầu dao, ổ cắmhoặc mặt đất thích hợp khác được nối đất thích hợp Luôn kiểm tra kỹ việc lắpđặt và xác minh tiếp đất phù hợp Không được sử dụng xích, dây thừng, cầntrục, palăng và thang máy làm đầu nối tiếp đất

1.3 Sơ đồ hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động và một số nghiên cứu về đánh giá rủi ro tại Việt Nam

1.3.1 Sơ đồ hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động tại Việt Nam

Ở nước ta hiện nay, Công tác ATVSLĐ là một phần rất quan trọng vàkhông thể tách rời của chiến chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Những nămqua, công tác ATVSL được Đảng và Nhà nước luôn dành sự quan tâm đặcbiệt Đầu tiên, Nghị quyết đại hội Đảng IX đã nhấn mạnh "chú trọng đảm bảo

an toàn lao động" Tiếp đến, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X cũng chỉ rõ

"cần thực hiện tốt chế độ bảo hộ lao động, an toàn lao động và vệ sinh laođộng" Từ các cơ sở đó Chính phủ và các Bộ đã thông qua và ban hành cácvăn bản quy phạm pháp luật để hướng dẫn và chỉ đạo công tác ATVSLĐ như:

Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành năm

1992 mới được sửa đổi tại kỳ họp lần thứ 6 Quốc hội khóa 13: Điều 56 củaHiến pháp quy định "Nhà nước ban hành chế độ, chính sách về bảo hộ laođộng, Nhà nước quy định thời gian lao động chế độ nghỉ ngơi, chế độ bảohiểm xã hội " cho người lao động

Bộ luật Lao động 2012 ban hành ngày 01/5/2013: Chương IX Bộ luậtgồm 20 điều nói về an toàn lao động, vệ sinh lao động hay sắp tới vào

Trang 29

01/01/2021 Bộ Luật lao động 2019 có hiệu lực quy định “Tuân thủ pháp luật

về an toàn, vệ sinh lao động”

Bảng 1.6: Các yêu cầu pháp lý về an toàn vệ sinh lao động

Luật số Luật an toàn vệ sinh lao động năm 2015

Thông tư 04/2014/TT Thông tư hướng dẫn trang bị phương tiện bảo vệ cá

điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại

Thông tư Thông tư hướng dẫn quản lý về vệ sinh lao động và19/2016/TT- BYT

sức khỏe người lao động

Thông tư 15/2016/TT Thông tư quy định bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm

Trang 30

ngoại tại nơi làm việc.

Trang 31

Số hiệu văn bản Loại văn bản

Thông tư 24/2016/TT Thông tư quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về

điều của luật ATVSLĐ

Nghị định Nghị định quy định chi tiết một số điều luật an toàn44/2016/NĐ - CP

vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật antoàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động

và quan trắc môi trường lao động

TCVN 7301-1 : 2008 An toàn máy - đánh giá rủi ro - phần 1: nguyên tắcTCVN 7301-2 : 2008 An toàn máy – đánh giá rủi ro – phần 2: hướng dẫn

thực hành và ví dụ về các phương phápTCVN 9788 : 2013 Quản lý rủi ro – từ vựng

TCVN IEC/ISO Quản lý rủi ro - kỹ thuật đánh giá rủi ro

hộ lao động, bảo đảm ATVSLĐ, chăm sóc sức khỏe cho người lao động; cácquy định kỹ thuật về ATVSLĐ; các quy định nhằm bảo đảm và thúc đẩy thựchiện công tác ATVSLĐ”

Trang 32

Trung tâm y tế, công an, Phòng Lao động huyện Liên đoàn Lao động

Các cơ sở sản xuất, Xã, Phường Các cơ sở sản xuất

Trạm y tế xã, phường Người lao động

Sơ đồ 1.1 Hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động ở Việt Nam

Nguồn: Hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động ở Việt Nam Thực tế hiện

nay các quy định về ATVSLĐ đã ban hành mặc dù đã bao quát toàn bộ các

hạng mục kiểm soát về an toàn nhưng tính áp dụng vẫn chưađược triệt để Nguyên nhân có thể kể đến đó là tình trạng các văn bản đã ban

hành vẫn còn chồng chéo dẫn đến sự đáp ứng các yêu cầu luật của doanh

nghiệp vẫn còn khó khăn cần được tháo gỡ do các quy định này chưa được cụ

thể hóa bằng các quy định và hướng dẫn cụ thể của pháp luật Các quy chuẩn,

tiêu chuẩn ở nước ta phần lớn được nghiên cứu và phát triển từ các tiêu chuẩn

Trang 33

tương ứng của của nước ngoài và chủ yếu được tham khảo từ Liên Xô cũ(Liên Bang Nga) mà chưa được các Bộ, ban ngành đầu tư nghiên cứu với tìnhhình thực tế để đảm bảo phù hợp với điều kiện phát triển công nghệ, kỹ thuậtcủa nước ta Mặt khác, việc thiếu hụt lực lượng thanh, kiểm tra của cơ quannhà nước cùng với sự thiếu nghiêm minh trong xử lý các vi phạm vềATVSLĐ cũng góp phần làm cho việc đảm bảo ATVSLĐ ở nước ta còn rấtnhiều khó khăn cần được giải quyết Sự quản lý còn có nhiều lỗ hổng về laođộng nói chung và ATVSLĐ nói riêng ở các địa phương một phần nào đó lạiđang làm “giảm tính hiệu lực” của các quy định của pháp luật về ATVSLĐ.

1.3.2 Nghiên cứu về đánh giá rủi ro tại Việt Nam

- Tác giả: Nguyễn Anh Hoàng

- Đơn vị công tác: Phân viện Khoa học An toàn Vệ sinh Lao động & Bảo

vệ Môi trường miền Trung

Đề tài nghiên cứu “Đánh giá rủi ro an toàn, vệ sinh lao động các cơ sởsản xuất kết cấu thép khu vực Miền Trung”, đối tượng là hai cơ sở sản xuấtkết cấu thép ở miền Trung, trong đó có một cơ sở tại tỉnh Bình Định và một

cơ sở tại Đà Nẵng

Máy, thiết bị được sử dụng tại hai cơ sở này bao gồm:

- Máy cuốn thép: cơ sở sử dụng trong việc cuốn tấm thép phẳng thành dạng hình tròn hoặc tạo hình cho tấm thép

- Máy cắt plasma: cơ sở sử dụng để cắt một hoặc nhiều chi tiết yêu cầu

từ tấm thép theo cơ sở hồ sơ thiết kế

- Máy hàn: cơ sở chủ yếu sử dụng máy hàn hồ quang điện trong môitrường khí bảo vệ (hàn Mig/Mag) và máy hàn hồ quang điện bình thường, tại các

cơ sở sản xuất kết cấu thép máy hàn chiếm tỷ lệ lớn trong số các máy được sửdụng

- Máy chấn thép tấm: cơ cấu thuỷ lực đang được sử dụng phần lớn để cắtcác tấm thép lớn;

Yếu tố nguy hiểm, có hại bao gồm:

Trang 34

- Rơi đổ phụ kiện: do vị trí sắp xếp không đảm bảo điều kiện an toàn hoặc vật rơi trong quá trình sử dụng các thiết bị nâng để di chuyển các phụ kiện.

- Nhiệt độ cao: bề mặt vật liệu là nơi có nhiệt độ cao mà NLĐ có thể tiếpxúc trực tiếp hay thành phẩm sau quá trình hàn cắt kim loại, xỉ hàn văng bắn vàongười lao động có thể gây bỏng

- Kẹp, cuốn, cán, kéo: phổ biến nhất là các bộ phận chuyển động, truyền động như băng tải, cơ cấu chuyền động của máy dẫn đến cuốn, ép cơ thể NLĐ;

- Điện: dòng điện rò ra vỏ thiết bị do dây điện bị hở hoặc trong quá trìnhvận hành bộ phận cách điện của thiết bị điện bị va đập; cháy nổ do chập điện hoặc do thiết bị điện quá tải

- Tiếng ồn: có thể khiến người lao động mệt mỏi, mất tập trung trong quátrình làm việc, tiếng ồn thường phát sinh do sự va đập, mài, cắt trong quá trình sản xuất

- Bức xạ: nguyên nhân chủ yếu là do hồ quang phát sinh trong quá trìnhhàn, các bức xạ này có thể gây tổn thương cho mắt dẫn đến viêm giác mạc hoặcđục thủy tinh thể

- Vi khí hậu không đảm bảo: môi trường làm việc của nhân viên trong các

cơ sở sản xuất thường bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ phát sinh từ quá trình hàn cắthoặc máy thiết bị vận hành khiến người lao động nhanh mất sức dẫn đến;

Công việc chủ yếu của NLĐ tại các cơ sở sản xuất kết cấu thép là hàncắt kim loại nên trong quá trình làm việc đồng thời NLĐ có thể chịu tác độngcủa nhiều yếu tố nguy hiểm có hại

Từ các yếu tố nguy hiểm, có hại trên nhóm nghiên cứu đã đề suất cơ sởcần triển khai thực hiện ngay một số biện pháp:

Trang 35

- Tổ chức thông gió khu vực nhà xưởng: cần bố trí các quạt hút hai bêntường nhà xưởng để hút hơi nóng bên trong nhà xưởng; bố trí, sắp xếp các chi tiết, sảnphẩm tại khu vực lắp ráp và hàn để tạo thông thoáng và không khoảng trống tại các ôcửa sổ; tăng cường quạt thông gió bên trong nhà xưởng.

- Tại khu vực hàn, cần lắp đặt hệ thống hút khói hàn (ống hút di động) và

sử dụng các màn nhựa ngăn tia lửa hàn ảnh hưởng đến các khu vực khác cũng nhưphòng chống cháy nổ do tia lửa hàn văng bắn

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát: người lao động chỉ tập trungsản xuất để đảm bảo tiến độ, khối lượng công việc nên chưa tuân thủ đầy đủcác biện pháp an toàn do vậy cơ sở cần tăng cường công tác kiểm tra, giámsát nhằm nhắc nhở, chấn chỉnh kịp thời những sai phạm của người lao độngngăn ngừa những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình làm việc

- An toàn điện: cơ sở cần sửa chữa, thay thế các tủ điện bị hư hỏng(không có cửa, đèn báo, bản chỉ dẫn); cần bố trí thảm cách điện tại các tủ điện đểđảm bảo an toàn cho người lao động khi thao tác; kiểm tra bọc cách điện

chắc chắn các mối nối; tiến hành nối đất cho các máy hàn điện

- Tác giả: ThS Nguyễn Thị Thúy Hằng

- Đơn vị công tác: Viện KHKT An toàn và Vệ sinh Lao động

- Đề tài nghiên cứu: áp dụng ma trận đánh giá rủi ro tiếp xúc với hoá chất

để xây dựng hệ thống quản lý ATVSLĐ cho người lao động làm việc trong cácdoanh nghiệp thuộc da vừa và nhỏ Về bản chất, phương pháp này không chỉ ápdụng cho các cơ sở sản xuất thuộc da, có thể áp dụng cho các công đoạn sản xuất

có sử dụng hóa chất trong sản xuất công nghiệp

Trang 36

Tiểu kết chương 1

Như vậy, chúng ta có thể thấy các cơ sở sử dụng máy, thiết bị gia công

cơ khí trên thế giới cũng như ở Việt Nam đều có những rủi ro có thể dẫn đếnTNLĐ cho người lao động Từ các yếu tố nguy hiểm, có hại được nhận diệntrong quá trình nghiên cứu có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc xem xét biệnpháp giảm thiểu mức độ rủi ro có thể dẫn đến TNLĐ và mục đích cuối cùngnhằm cải thiện điều kiện làm việc, ngăn ngừa tai nạn lao động và bệnh nghềnghiệp cho người lao động tại vị trí thực hiện công việc

Trang 37

Chương 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG TẠI PHÂN XƯỞNG HÀN DẬP CÔNG TY HONDA

VIỆT NAM 2.1 Thông tin chung về Công ty Honda Việt Nam

2.1.1 Giới thiệu về Công ty Honda Việt Nam

Được thành lập vào năm 1996, Công ty Honda Việt Nam là liên doanhgiữa 3 bên, gồm: Công ty Honda Motor Nhật Bản (42%); Tổng Công ty MáyĐộng lực và Máy Nông nghiệp Việt Nam (30%); Công ty Asian Honda Motor(28%) với 2 ngành sản phẩm chính: xe máy và xe ô tô Sau hơn 20 năm cómặt tại Việt Nam, Honda Việt Nam đã không ngừng phát triển và trở thànhmột trong những công ty dẫn đầu trong lĩnh vực sản xuất xe gắn máy và nhàsản xuất ô tô uy tín tại thị trường Việt Nam

Hiện nay, công ty Honda Việt Nam có 3 nhà máy sản xuất xe máychính cùng với một nhà máy ô tô ở Vĩnh Phúc Với sản phẩm xe gắn máy,Honda đã thực sự trở thành thương hiệu hàng đầu tại thị trường Việt Nam vớihơn 70% thị phần xe gắn máy, vượt xa so với Yamaha, Suzuki, SYM Ngoài

ra, ở lĩnh vực sản xuất ô tô, Honda cũng đang được ưa chuộng với 2 dòng sảnphẩm chính là CIVIC và CR-V đỉnh cao về phong cách và chất lượng Thànhtích hoạt động sản xuất kinh doanh của Honda Việt Nam được đánh giá là caotrong ngành, ngay cả khi nền kinh tế gặp khó khăn thì doanh số bán hàng củacông ty vẫn rất lớn Không chỉ chú trọng hoạt động kinh doanh, công ty còntích cực tham gia vào các hoạt động hỗ trợ giáo dục, bảo vệ môi trường, hoạtđộng tình nghĩa, từ thiện

Lịch sử công ty:

- Năm 1997, xuất xưởng chiếc Super Dream đầu tiên

- Năm 1998, Khánh thành nhà máy Honda Việt Nam và được đánh giá làmột trong những nhà máy chế tạo xe máy hiện đại nhất trong khu vực Đông

Trang 38

Nam Á, nhà máy của Honda Việt Nam là minh chứng cho ý định đầu tư

nghiêm túc và lâu dài của Honda tại thị trường Việt Nam

- Năm 1999, khánh thành trung tâm lái xe an toàn

- Năm 2000 đến nay Honda Việt Nam liên tục đón nhận nhiều chứng chỉIso về chất lượng như Iso 9002, Iso 14001, Iso 9001:2000, Iso 45001:2018… và rấtnhiều bằng khen của nhà nước về sự phát triển bền vững và danh hiệu huânchương lao động hạng 3…

2.1.2 Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty Honda Việt Nam

Sau đây là sơ đồ tổ chức bộ máy nhân sự của công ty:

Chủ tịch HĐQT

Tổng giám đốc

Giám đốc nhà máy xe máy Phó tổng giám đốc Giám đốc nhà máy ô tô

Khối quản lý Khối hỗ trợ sản xuất Khối quản lý

Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức của Công ty Honda Việt Nam

Nguồn: Sơ đồ tổ chức của Công ty Honda Việt Nam Chủ tịch Hội đồng quản

trị là người quản lý cao nhất của Công ty Honda Việt Nam Chủ tịch có tráchnhiệm giám sát các hoạt động của Tổng giám đốc (TGĐ) và các cán bộ quản

lý khác trong công ty Tổng giám đốc điều hành, quyết định các vấn đề liênquan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, chịu trách nhiệm trướcChủ tịch Hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ đượcgiao Các giám đốc và phó tổng giám đốc giúp việc cho TGĐ trong từng lĩnhvực cụ thể và chịu trách nhiệm trước TGĐ về các nội dung công việc được

phân công, chỉ đạo trực tiếp các khối, phòng

và phân xưởng sản xuất trong công ty

Trang 39

2.1.2.1 Lực lượng lao động phân theo giới tính

Tổng số người lao động làm việc trong công ty tính đến năm 2019 là

9.356 người Trong đó, có 2.112 nữ (chiếm 22,6%) và 7.244 nam (chiếm

77,4%) Lực lượng lao động phân theo giới tính của công ty được thể hiện qua

Biểu đồ 2.1 Lực lượng lao động phân theo giới tính năm 2019

Nguồn: Lực lượng lao động Công ty Honda Việt Nam 2.1.2.2 Lực lượng lao động phân theo độ tuổi

Lực lượng lao động phân theo độ tuổi tại Công ty Honda Việt Nam

được thể hiện thông qua bảng 2.2 và hình 2.3 dưới đây:

Bảng 2.2: Số liệu về lực lượng lao động theo độ tuổi

Trang 40

36–45 Trên 45

Biểu đồ 2.2 Lực lượng lao động phân theo độ tuổi

Nguồn: Lực lượng lao động Công ty Honda Việt Nam Từ biểu đồ trên có thể

cho thấy lực lượng lao động có độ tuổi từ 18-25 chiếm tỉ lệ lớn nhất lên đến45.7 % - có cho thấy nguồn nhân lực của công ty là một lợi thế lớn do đây là

độ tuổi có sức khỏe tốt, có khả năng chịu được áplực công việc cao, thao tác chính xác đúng quy trình công nghệ

2.1.3.3 Lực lượng lao động phân theo trình độ chuyên

Ngày đăng: 31/05/2021, 06:55

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w