Thực trạng công tác vệ sinh lao động

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ đánh giá rủi ro an toàn sức khỏe nghề nghiệp cho người lao động làm việc tại các máy, thiết bị gia công cơ khí tại phân xưởng hàn dập công ty honda việt nam (Trang 59 - 77)

2.1. Thông tin chung về Công ty Honda Việt Nam

2.2.4. Thực trạng công tác vệ sinh lao động

Vi khí hậu

Vi khí hậu bao gồm nhiệt độ, độ ẩm, không khí, vận tốc gió, bức xạ nhiệt tại nơi làm việc ảnh hưởng đến khả năng tự điều hòa nhiệt của cơ thể.

Do vậy, vi khí hậu có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của NLĐ. Kết quả đo kiểm môi trường lao động tại Công ty Honda Việt Nam được thể hiện qua bảng 2.8 sau đây:

Bảng 2.8: Kết quả đo vi khí hậu tại các vị trí năm 2019

QCVN 26:2016/BYT

Stt Vị trí đo

1 Showroom nhà máy

2 Khu vực đúc

3 Khu vực mài

4 Khu vực đánh bóng

5 Khu vực dập

6 Khu vực hàn

7 Khu vực sơn

8 Khu vực lắp ráp

9 Khu vực kiểm tra chất

lượng

Nguồn: Kết quả đo kiểm MTLĐ tại Công ty Honda Việt Nam ngày

Thời điểm tiến hành đo kiểm môi trường lao động được thực hiện vào ngày 12/08/2019. Qua bảng số liệu trên ta thấy:

44

Kết quả đo độ ẩm và tốc độ gió thực tế tại phân xưởng hàn dập đều nằm trong giới hạn tiêu chuẩn cho phép, đảm bảo yêu cầu môi trường làm việc cho nhân viên. Tuy nhiên, chỉ có nhiệt độ đo tại khu vực dập và khu vực hàn đều vượt quá giới hạn cho phép do máy thiết bị sinh nhiệt được vận hành nhiều dẫn đến cộng hưởng nhiệt mặc dù hệ thống điều hoà đã được lắp đặt. Một phần nguyên nhân dẫn đến kết quả đo tại khu vực này có nhiệt độ cao là do do thời điểm đo nóng nhất trong ngày (nhiệt độ ngoài trời > 39oC), thời tiết nóng bức, các máy móc, con người tỏa nhiệt dẫn đến tại phân xưởng tăng nhiệt độ, vượt quá giới hạn tiêu chuẩn cho phép.

Tiếng ồn

Do đặc thù của ngành sản xuất thiết bị cơ khí mà hầu hết các vị trí trong xưởng đều phát ra tiếng ồn lớn. Tiếng ồn sinh ra hầu hết ở khu nhà trực tiếp vận hành thiết bị trong nhà xưởng. Hàng năm công ty đều tổ chức đo kiểm mức ồn tại một số vị trí làm việc để từ đó có biện pháp khắc phục, không làm ảnh hưởng đến sức khỏe NLĐ. Kết quả đo tiếng ồn tại các vị trí được thể hiện qua bảng 2.9:

Bảng 2.9: Kết quả đo tiếng ồn tại các vị trí năm 2019

QCVN 24:2016/BYT

Stt Vị trí đo

1 Showroom nhà máy

2 Khu vực đúc

3 Khu vực mài

4 Khu vực đánh bóng

5 Khu vực dập

6 Khu vực hàn

7 Khu vực sơn

8 Khu vực lắp ráp

9 Khu vực kiểm tra chất lượng

Nguồn: Kết quả đo kiểm MTLĐ tại Công ty Honda Việt Nam ngày

12/08/201 9

45

Kết quả đo tại bảng trên cho thấy mức độ tiếng ồn ở phân xưởng hàn dập đều vượt quá tiêu chuẩn tối đa cho phép và đây cũng là khu vực có tiếng ồn cao nhất. Nguyên nhân là do ở khu vực này là nơi trực tiếp sản xuất nên có nhiều máy móc, thiết bị phát ra tiếng ồn lớn. Tất cả nhân viên tại các vị trí này đều được cấp phát nút tai chống ồn có mức độ giảm độ ồn 20 dBA để giảm thiểu đến mức tối đa các tác hại ảnh hưởng đến nhân viên vận hành.

Bụi, hơi khí độc

Nhìn chung các thông số về nồng độ bụi, hơi khí độc trong môi trường lao động của Công ty nói chung và phân xưởng hàn dập nói riêng đều nhỏ hơn giá trị cho phép của tiêu chuẩn vệ sinh. Điều này có được là do tường và mái khu vực nhà xưởng đã được lắp đặt các hệ thống thông gió, hút bụi bao gồm tại các vị trí lao động có tỏa bụi, hơi khí độc. Kết quả đo hàm lượng bụi, hơi khí độc tại các vị trí thể hiện ở bảng 2.10:

Bảng 2.10: Kết quả đo hàm lượng bụi, hơi khí độc tại các vị trí năm 2019

Quyết định số

3733/2002/QĐ- BYT, QCVN

02:2019/BYT

Stt Mẫu đạt

1 Showroom

nhà máy

2 Khu vực

đúc

3 Khu vực

mài

4 Khu vực đánh bóng

46

Quyết định số

3733/2002/QĐ- BYT, QCVN

02:2019/BYT

Stt Mẫu đạt

5 Khu vực

dập

6 Khu vực

hàn

7 Khu vực

sơn

8 Khu vực lắp

ráp Khu vực

9 kiểm tra

chất lượng

Nguồn: Kết quả đo kiểm MTLĐ tại Công ty Honda Việt Nam ngày 12/08/2019

Ánh sáng

Công ty sử dụng cả hệ thống chiếu sáng tự nhiên và chiều sáng nhân tạo. Đối với hệ thống chiếu sáng tự nhiên, công ty kết hợp cả cửa sổ và cửa trời để chiếu sáng tự nhiên, công ty đã thiết kế các ô sáng ở cửa mái và cửa sổ.

Còn hệ thống chiếu sáng nhân tạo, công ty thiết kế chiếu sáng ở các phân

xưởng theo phương thức chiếu sáng tập trung và chiếu sáng chung. Kết quả đo ánh sáng được thể hiện qua bảng 2.11.

47

Bảng 2.11: Kết quả đo ánh sáng tại các vị trí năm 2019 QCVN 22:2016/BYT

Stt Vị trí đo

1 Showroom nhà máy

2 Khu vực đúc

3 Khu vực mài

4 Khu vực đánh bóng

5 Khu vực dập

6 Khu vực hàn

7 Khu vực sơn

8 Khu vực lắp ráp

9 Khu vực kiểm tra chất lượng

Nguồn: Kết quả đo kiểm MTLĐ tại Công ty Honda Việt Nam ngày 12/08/2019 Nhận thấy, hệ thống chiếu sáng trong công ty khá hiệu quả, có 8/9 mẫu đo đạt tiêu chuẩn cho phép. Khu vực dập và khu vực hàn thuộc phân xưởng hàn dập là vị trí có điều kiện ánh sáng tốt nhất do hai khu vực này nằm tách biệt tại cuối nhà máy, ánh sáng nhận được phân bố đều xung quanh phân xưởng.

2.2.4.2. Tình hình tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp

Khám sức khỏe định kỳ và phát hiện bệnh nghề nghiệp

Công tác chăm sóc sức khỏe cho NLĐ được Công ty hết sức quan tâm với những việc làm cụ thể như: Tổ chức khám tuyển đầu vào cho 100% nhân

viên mới để sắp xếp, bố trí NLĐ vào công việc hợp lý để họ phát huy hết khả năng của mình, tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên, khám phát

48

hiện bệnh nghề nghiệp nhằm phát hiện kịp thời BNN để có các biện pháp xử lý, cải thiện môi trường làm việc của nhân viên.

Trong năm 2019 Công ty đã tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho 100% cán bộ công nhân viên trong nhà máy, kết quả khám được thể hiện qua bảng 2.12:

Bảng 2.12: Kết quả khám sức khoẻ định kỳ năm 2019

STT Phân loại sức khỏe

1 Loại I

2 Loại II

3 Loại III

4 Loại IV

5 Loại V

Tỷ lệ Phân loại sức khoẻ nhân viên(%)

5.6%

27.4%

67.0%

Hình 2.10: Biểu đồ phân loại sức khoẻ của nhân viên

Nguồn: Kết quả khám sức khoẻ định kỳ Công ty Honda Việt Nam ngày 09/12/2019 Trong tổng số 300 nhân viên thuộc phân xưởng hàn dập có:

- Các bệnh về răng hàm mặt có 34 nhân viên chiếm: 12%.

- Số người có triệu chứng về tai mũi họng là 127 người chiếm: 42%.

- Có 31 người mắc các bệnh về mắt chiếm: 10%.

- Các bệnh gan, mật có 84 người mắc phải chiếm: 28%.

- 24 người mắc các triệu chứng liên quan tới phổi chiếm: 8%.

Như vậy, ta thấy ở phân xưởng hàn dập chủ yếu nhân viên bị mắc các bệnh về răng hàm mặt và tai mũi họng cho nên đây là một trong những vấn đề cần được lưu tâm và giải quyết triệt để.

49

Tình hình Tai nạn lao động

Với phương châm “Không an toàn – Không sản xuất” cho thấy Công ty rất coi trọng vấn đề an toàn lao động và sức khỏe người lao động. Vì vậy, hàng năm Công ty đều có báo cáo tổng kết tình hình TNLĐ trong đó có nêu rõ nguyên nhân xảy ra TNLĐ, số vụ TNLĐ và chế độ bồi thường cho người bị nạn. Sau mỗi vụ tai nạn công ty đều mời các cán bộ có chức năng thẩm quyền đến điều tra và khai báo. Số vụ TNLĐ xảy ra tại phân xưởng hàn dập được thống kê ở bảng 2.13:

Bảng 2.13: Số tai nạn lao độngxảy ra tại phân xưởng hàn dập qua các năm 2015- 2019

Năm

2015 2016 2017 2018 2019

Nguồn: Báo cáo công tác ATVSLĐ Nhận xét: Nhìn chung số vụ TNLĐ của tại phân xưởng hàn dập có tần xuất xảy ra rất thấp. Trung bình số vụ TNLĐ xảy ra tại phân xưởng hàn dập nhỏ hơn 1 vụ/năm. Vụ TNLĐ xảy ra gần nhất vào năm 2017 cũng là vụ TNLĐ nhẹ, do nhân viên thiếu cẩn trọng trong quá trình sử dụng và vận hành máy móc, thiết bị. Điều này cho thấy việc giáo dục ý thức chấp hành kỷ luật lao động, an toàn vệ sinh lao động, bảng tiêu chuẩn công việc đang được thực hiện tốt và thực sự mang lại hiệu quả. Theo báo cáo của trung tâm y tế, trong 5 năm trở lại đây thông qua kiểm tra khám sức khỏe, khám phát hiện bệnh

nghề nghiệp không phát hiện ra người mắc bệnh nghề nghiệp mới tại phân xưởng hàn dập.

50

2.2.4.3. Công tác quản lý chất thải công nghiệp

Chất thải rắn & nước thải

Chất thải rắn trong sản xuất của phân xưởng chủ yếu phát sinh từ các nguồn sau: rác từ quá trình sản xuất; chất thải rắn từ việc thay thế trang thiết bị; dầu mỡ thải, hóa chất trong quá trình vận hành thiết bị. Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ các nguồn như khu văn phòng, khu giải lao của phân xưởng.

Chất thải rắn chủ yếu của nhà máy chủ yếu là giấy bìa, linh kiện thải bỏ, phoi sắt, thép. Linh kiện thải bỏ mỗi ngày ước tính 1 tấn/ngày. Giấy bìa thải ra hằng ngày do tháo dỡ lớp bọc phụ kiện ước tính khoảng 200-300 kg/ngày. Lượng chất thải này được phân xưởng tập trung tại khu xử lý rác của công ty.

Lượng nước thải của phân xưởng chủ yếu là nước thải sinh hoạt, hệ thống làm mát, rửa thiết bị. Toàn bộ lượng nước thải này được chuyển về khu xử lý nước thải của chung của công ty.

Công ty đã có biện pháp xử lý đối với các loại chất thải rắn và nước thải phát sinh trong quá trình sản xuất, nên các loại chất thải này hầu như không gây tác động tới môi trường. Rác thải công nghiệp được thu gom, tái chế sử dụng lại, dầu mỡ thải được thu gom và thuê các đơn vị có chức năng để xử lý. Nước thải sau khi xử lý được xả ra hệ thống nước thải của khu công nghiệp theo giấy phép xả thải do cơ quan chức năng cấp.

Khí thải

Nguồn phát sinh khí thải của phân xưởng chủ yếu là thành phẩm sau quá trình hàn, cắt chứa phần lớn là khí CO và CO2. Phân xưởng hàn dập đã có những biện pháp làm giảm sự tác động của các khí thải đến NLĐ như: trang bị PTBVCN, lắp đặt hệ thống thông gió, lọc khí sạch, thu hồi khí CO2, SO2.

2.2.4.3. Công tác thực hiện một số chính sách an toàn vệ sinh lao động

Tình hình cấp phát và sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân

Trong môi trường làm việc tại các cơ sở sản xuất có rất nhiều yếu tố nguy hiểm, độc hại có thể phát sinh gây ảnh hưởng đến NLĐ, khi mà các giải

51

pháp về kỹ thuật đảm bảo an toàn chưa được các cơ sở chú trọng thì PTBVCN là biện pháp cuối cùng ngăn cách NLĐ với các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại xuất hiện tại vị trí làm việc. Phương tiện bảo vệ cá nhân cũng là phương án hiệu quả, chi phí đầu tư thấp, đảm bảo sức khỏe, tính mạng cho NLĐ lại dễ triển khai và đồng thời cũng tăng năng suất, hiệu quả lao động.

Nhận thức rõ yêu cầu đó, lập kế hoạch ATVSLĐ hằng năm, Phòng An toàn đều kết hợp cùng các phòng/xưởng sản xuất thực hiện nghiêm túc về việc trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động như: quần áo BHLĐ, giày ủng, găng tay, mũ cứng, khẩu trang lọc bụi, mặt nạ phòng độc...

Bảng 2.14. Kết quả khảo sát về phương tiện bảo vệ cá nhân tại phân xưởng hàn dập

TT Nội dung

1 Quần áo BHLĐ

2 Mặt nạ hàn

3 Găng tay

4 Mũ BHLĐ

5 Kính BHLĐ

6 Giầy BHLĐ

7 Dây an toàn

Nguồn: Khảo sát của tác giả Theo kết quả kiểm tra bằng bảng khảo sát cho thấy: hầu hết các PTBVCN được cấp phát đều được đánh giá thoải mái, chỉ có giầy BHLĐ và dây an toàn được đánh giá không thoải mái, đây cũng là hiện trạng thưởng xảy ra do giầy BHLĐ khá cứng và nặng, dây an toàn gây khó khăn di chuyển

của nhân viên.

52

Số lượng các phương tiện bảo vệ cá nhân cấp phát cho người lao động trong một năm được thể hiện trong bảng 2.15:

Bảng 2.15: Thống kê cấp phát phương tiện bảo vệ cá nhân tại phân xưởng hàn dập

Stt Tên trang bị

1 Quần áo BHLĐ

2 Mặt nạ hàn

3 Găng tay

4 Mũ BHLĐ

5 Kính BHLĐ

6 Giầy BHLĐ

7 Dây an toàn

Nguồn: Bảng tổng hợp kết quả cấp phát phương tiện bảo vệ cá nhân Các Phòng/Xưởng trong nhà máy nói chung và phân xưởng hàn dập nói riêng, khi cấp phát phương tiện bảo vệ cá nhân nhân viên phải kí nhận vào sổ cấp phát.

Ngoài những PTBVCN được phân xưởng cấp phát định kỳ, nếu trong quá trình sử dụng nhân viên vô tình làm hỏng hoặc hư hại, rách PTBVCN mà không do yếu tố môi trường lao động thì sẽ được người phụ trách cấp phát cấp mới PTBVCN khác. Ngoài ra, nếu nhân viên làm mất hoặc cố tình làm hư hỏng thì nhân viên sẽ phải bồi thường theo đúng quy định của Công ty.

Tuy nhiên, trong quá trình kiểm tra tại phân xưởng hàn dập, nhiều nhân viên có sử dụng PTBVCN nhưng không đầy đủ theo đúng bảng tiêu chuẩn công việc. Như trường hợp nhân viên vận hành máy hàn robot, được trang bị mặt nạ hàn và nút tai chống ồn, nhưng khi làm việc nhân viên thường không kéo kính xuống để tia hàn. Ngoài ra ở một số vị trí nhân viên vận hành máy dập, nhân viên không sử dụng nút tai chống ồn được cấp phát. Theo khảo sát

53

ý kiến của nhân viên đã nêu ở trên, phần lớn người lao động cho rằng họ không muốn sử dụng vì các lý do: vướng víu, khó chịu khi sử dụng PTBVCN.

Huấn luyện An toàn vệ sinh lao động

Công tác huấn luyện An toàn vệ sinh lao động cho nhân viên, cán bộ là rất cần thiết để đảm bảo bổ sung những kiến thức cơ bản về an toàn cũng như bồi dưỡng kiến thức trong quá trình làm việc. Vì vậy, hàng năm phân xưởng hàn dập đã cử nhân viên tham dự các đợt huấn luyện về công tác ATVSLĐ do công ty tổ chức cho tất cả cán bộ, nhân viên với số lượng 50 người/ 1 lớp/ 1 giáo viên để đảm bảo lượng kiến thức cũng như chất lượng giảng dạy đạt hiệu quả tối đa. Ngoài ra phân xưởng hàn dập còn cử nhân viên tham dự các hoạt động khác cổ vũ nhân viên như:

- Treo banner, tranh ảnh an toàn vệ sinh lao động

- Tổ chức thi an toàn vệ sinh viên giỏi toàn Công ty.

- Khen thưởng các cá nhân có đề suất cải tiến an toàn tốt, đồng thời đã có chế tài xử lý nghiêm những đối tượng vi phạm về các quy định ATVSLĐ của công ty.

Chế độ làm việc nghỉ ngơi

Công ty nói chung và phân xưởng hàn dập nói riêng luôn thực hiện theo quy định của Đảng và nhà nước về chế độ làm việc như sau:

- Toàn bộ nhân viên trực làm việc theo chế độ 48 giờ/tuần.

- Số giờ làm thêm bình quân: 0,5 giờ/ngày; 1,2 giờ/tuần, 0,8 ngày/tuần;

48,2 giờ/năm.

Chế độ với lao động nữ

Theo danh sách nhân viên năm 2019 thì số lao động nữ của Công ty là 2.671 người trên tổng 9.356 người, trong đó số lao động nữ tại phân xưởng hàn dập là 62 người. Số lượng lao động nữ khá nhiều, do đó Công ty luôn quan tâm về chế độ chính sách dành riêng cho các đối tượng này, cụ thể chế độ trợ cấp ốm đau, thai sản, nghỉ chế độ, khám sức khỏe định kỳ và điều trị

54

kịp thời với những người mắc bệnh nghề nghiệp đã được công ty thực hiện tốt. Ngoài ra, công ty lắp đặt 3 phòng vắt sữa tại 3 nhà máy của Công ty.

Tuy nhiên, Công ty cũng như phân xưởng hàn dập cần sớm đưa ra kế hoạch giảm bớt lao động nữ làm việc trong điều kiện nặng nhọc, nguy hiểm, điều chuyển họ sang làm công việc khác phù hợp với giới tính và sức khỏe hơn.

Chế độ bồi dưỡng độc hại.

Chế độ bồi dưỡng độc hại và các chế độ khác cho người lao động được Công ty thực hiện theo thông tư 25/2013/TT – BLĐTBXH và được áp dụng tại phân xưởng hàn dập với các nguyên tắc sau đây:

Mọi người làm việc trong điều kiện nặng nhọc, nguy hiểm và độc hại mà có một hoặc nhiều yếu tố có hại vượt quá tiêu chuẩn cho phép sẽ được hưởng chế độ phụ cấp và bồi dưỡng nhằm bù đắp lại sức lực và phục hồi khả năng lao động theo tiêu chuẩn cho phép nhưng không ít hơn yêu cầu Luật tương ứng.

Chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật được cấp cho người lao động ngay trong ca làm việc (mỗi nhân viên được ít nhất 3 hộp sữa cùng với một số loại thực phẩm khác cung cấp dinh dưỡng cho nhân viên) và không cấp phát bằng tiền.

Thời gian làm việc hàng ngày được rút ngắn đối với người làm việc trong điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Thời gian làm việc không quá 6h/ngày.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ đánh giá rủi ro an toàn sức khỏe nghề nghiệp cho người lao động làm việc tại các máy, thiết bị gia công cơ khí tại phân xưởng hàn dập công ty honda việt nam (Trang 59 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(122 trang)
w