1. Trang chủ
  2. » Văn Hóa - Nghệ Thuật

Tài liệu NHỮNG SUY NGHĨ VỀ TUỒNG TRUYỀN THỐNG ppt

3 544 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 43 KB

Nội dung

NHỮNG SUY NGHĨ VỀ TUỒNG TRUYỀN THỐNG Hơn nửa thế kỷ, với lịch sử chỉ là chặng đường ngắn, song bằng ấy thời gian mà nghệ thuật tuồng đã đạt được những thành tích như hiện nay thì thật là đáng kể. Tuồng không chỉ là một bộ môn nghệ thuật mà còn là một di sản văn hoá quý báu luôn được coi trọng, được tạo mọi điều kiện để giữ gìn và phát triển. Nghệ thuật tuồng đã mạnh dạn từng bước loại trừ bảo thủ, gạn lọc tinh hoa, không ngừng nâng cao về mọi mặt để cùng hoà nhập, góp phần vào công cuộc xây dựng nền văn hoá Việt Nam. 1. Nghệ thuật tuồng cung đình - một kho báu Chúng ta thử ngoảnh nhìn về quá khứ để thẩm định đúng về nghệ thuật tuồng truyền thống cung đình. Điểm nổi bật của tuồng cung đình là một loại tuồng cổ, mẫu, luôn gắn với chủ đề quân quốc, đề cao việc giữ nước, sự mất còn của xã tắc giang sơn, tôn vinh trung nghĩa, ngợi ca bảo vệ nền tảng đạo lý kỷ cương của xã hội phong kiến "Quân xử thân tử, thần bất tử bất trung", thờ vua là thờ nước, thờ nước chính là thương dân, vua còn nước còn, nước còn dân yên, vua mất là nước mất, nước mất là dân suy. Cũng chính vì vậy mà ở tuồng cung đình tuyệt nhiên không có những vở nói về cuộc sống dân gian (tuồng đồ). Các nhân vật chính diện của tuồng cung đình, không chỉ biểu hiện cái đạo trung quân, vua và nước không thể là hai, trung với vua là ngay với nước, mà nhân vật trung tâm của tuồng cổ còn luôn giáo dục cho người xem một đạo lý lớn nhất đó là lòng yêu nước, xả thân vì nghĩa. Nghĩa nước non, chúa tôi, cha con, chồng vợ, anh em, bè bạn trong hầu hết các vở tuồng đều được thể hiện bằng những hành động cứu nước, gác cái riêng để vì cái chung, phất cao cờ đại nghĩa. Đó chính là cái nghĩa mà ở sân khấu tuồng cung đình luôn luôn thăng hoa bằng những hình tượng nghệ thuật tuyệt vời nhất. Nghệ thuật tuồng cổ nói chung, cung đình nói riêng là tuồng thầy, mẫu mực, được xây dựng với mục đích cao đẹp như vậy đã và đang mãi mãi được ngành tuồng, trước cũng như nay bảo tồn phát triển. 2. Về việc bảo tồn phát triển nghệ thuật tuồng Hôm nay chúng ta bảo tồn, kế thừa, phát triển những tài sản văn hoá của dân tộc cũng là thực hiện điều nghĩa : nghĩa với nước non. Để góp phần củng cố, thiết lập, ca ngợi nền tảng đạo lý của dân tộc, chúng ta phải luôn ý thức xây đắp cho nghệ thuật tuồng ngày một phát triển với sức sống trường tồn. Có lẽ phải dũng cảm nhìn vào hiện thực, xuyên suốt từ Bắc chí Nam hiện nay tuồng chỉ có 7 đơn vị chuyên nghiệp, quá ít so với một đất nước trên 80 triệu dân. Hơn nữa, lượng đã ít mà chất cũng chẳng cao. 7 đơn vị chia vùng "cát cứ" mỗi mảng mỗi bè, ở đâu cũng tự cho mình là tài là giỏi, là cội nguồn, là gốc gác. Tình trạng bế quan làm cho nghệ thuật tuồng ngày một xuống cấp, khiến diễn viên hát chẳng tới bờ, tới góc, múa chẳng thượng hạ, tả hữu, trong ngoài, dưới trên. Kể từ sau năm 1975, ngày đất nước thống nhất tuồng lại bị chia năm xẻ bảy rồi được đặt những cái tên tựa như nó thuộc quyền sở hữu riêng : tuồng Bình Định, tuồng Quảng Nam, tuồng Bắc, tuồng Huế, tuồng Phú Khánh, tuồng Thanh Hoá, tuồng Sài Gòn Một nước Việt Nam mà lắm thứ tuồng vậy sao ? Không ! Tên như vậy chỉ là theo địa danh mà thôi. Theo tôi cái tên đặt lập lờ ấy quả là rất nguy, nó tạo kẽ hở cho những ai mang nặng tư tưởng bảo thủ ích kỷ, hẹp hòi làm cho nghệ thuật tuồng phát triển lệch lạc, mất mát, yếu đi. Ta cứ để vậy sao, hay ta cương quyết không thể cho phép một số ít người cứ mãi vin vào cái gọi là phát triển văn hoá vùng, rồi để tuồng hát tự do, theo tiếng địa phương mỗi miền. Ví dụ : tai bắt tai mà dấp da dấp dảy; thời xáng chong xao chẳng thấy vui. Tôi nghĩ, trăm hoa đua nở là khái niệm chung cho ngành văn hoá nghệ thuật chứ không phải nặng cho nghệ thuật tuồng. Tuồng nếu có nhiều chỉ là nhiều vườn hoa, song chỉ một giống hoa mà thôi. Có thể vườn này hoa tốt, vườn kia hoa chưa tất, đây đậm sắc tươi màu, mà kia thì kém màu thua sắc. Đúng! Có thể là vậy bởi nó còn phụ thuộc vào từng mảnh đất và cả cách chăm bón vun trồng nữa. Tuồng cũng thế, theo tôi chỉ là một, phần khác nhau chỉ là tiểu tiết, còn hay dở là ở nghệ sĩ diễn viên, một là thầy dở thì trò dở, hai là học nghề còn sơ sài chưa chín; ba là sự nuôi dưỡng đầu tư còn thiếu sự quan tâm bốn là lao động sáng tạo nghệ thuật trên mảnh đất chưa hợp với lối sống tình cảm của dân chính vùng đó. Ta thấy : tuồng ở Bình Định, sống trên mảnh đất võ thuật quả là phù hợp, nó ảnh hưởng mạnh mẽ tới nghệ thuật. Bởi vậy khi nghệ sĩ tuồng Bình Định biểu diễn thì thấy rất rõ trong hát, múa và diễn chất võ thuật hừng hực sôi nổi còn tuồng ở Quảng Nam Đà Nẵng, một đơn vị sinh hoạt lao động nghệ thuật trên vùng đất các chí sĩ, cho nên khi diễn dù là vở tuồng chiến đi nữa thì cũng không thể nào làm mất đi cái tính trữ tình. Bây giờ ta lại xem xét nghệ thuật này ở một đơn vị tại Thủ đô, đó là nhà hát Tuồng Trung ương. Tuồng ở đất Bắc, nơi mà nó chịu mọi sự giao lưu trên diện rộng, lại sống trên vùng đất châu thổ sông Hồng, do vậy ngoài Bắc diễn tuồng ta thấy dễ chịu, nhẹ nhàng thanh thoát, nhưng lại thiếu đi cái đậm đà, cái chi li sâu sắc . Tuồng ở Huế thì sao ? Cho dù hiện nay diễn viên nghệ sĩ nói chung hãy còn non nhưng lại được ở trên đất cố đô, nơi sông chẳng rộng, núi chẳng cao, êm đềm nhẹ nhàng tế nhị, với lối sống tình cảm ấm áp sâu nặng, nơi như một chiếc cầu nối liền Bắc Nam. Do vậy mà nghệ thuật sân khấu tuồng ở Huế chịu tác động của các nơi khác nhiều hơn, ảnh hưởng đến bản sắc biểu diễn : có cái nhẹ nhàng thanh thoát của Bắc, lại có cả cái sôi nổi sâu đậm của Nam. Xa hơn tí nữa là chút mạnh mẽ, đặc biệt nó tiếp thu cả sắc thái của phong cách tuồng cung đình - đường bệ uy nghi mực thước, thanh mà dũng, dũng mà thanh. Vậy là quá rõ ràng, việc bảo tồn phát triển ở từng vùng, miền có những điều lệch lạc, nặng tính cục bộ, địa phương, còn chưa cùng nhau hướng tới quỹ đạo chung : Thử hỏi như vậy làm sao có được bầu không khí sôi nổi, say sưa hết mình với nghệ thuật được, vậy làm sao có một tiếng nói chung cho tuồng Việt Nam. 3. Nghệ thuật tuồng có nhiều dòng hay chỉ là một ? Từ nhũng đánh giá, phân tích sơ bộ ấy có thể thấy : với phương thức đều như nhau, thủ pháp có khác nhau, còn bản chất nghệ thuật của tuồng là một, trình thức biểu diễn tuồng vẫn là một - cũng nam, khách, tẩu, vịnh, bạch, xướng, ngâm, nhịp một, nhịp ba, nhịp bốn, cũng làn điệu chính, làn điệu phụ, chính hát thì nhạc tòng theo, còn phụ hát thì có nhịp, nhạc đệm bài bản, múa cũng vậy, cũng trúm, cũng đởm, cũng nhị bán, cũng khấu, khai cho nên tuồng theo tôi chỉ là một. Là một diễn viên - nghệ sĩ biểu diễn, song tôi may mắn được học nhiều thầy, lại được thực tế biểu diễn ở nhiều sân khấu tuồng như : Bình Định, Quảng Nam và ở Trung ương. Từ thực tế đó cùng với sự ham mê say nghề mà tôi mày mò tìm hiểu rằng : Tuồng là sân khấu cổ truyền, cho dù ở đâu, ở vùng nào đi nữa thì sự bảo tồn phát triển phải trên cơ sở cội nguồn gốc rễ của nó. Tuồng không thể như nghệ thuật dân ca của các vùng miền : Dân ca Quan họ, dân ca Nghệ Tĩnh, dân ca Huế Trị Thiên, dân ca Khu V, dân ca Nam Bộ Tuồng không những cần được gìn giữ ở hình thức cổ của nó mà còn phải được hiện đại hoá để đáp ứng được nhu cầu của xã hội hiện đại. Đó là con đường mà nghệ thuật tuồng đã và đang vươn tới, song để có được cách làm và hướng đi đúng, trước tình hình thực tế hiện nay, theo tôi nên có tiếng nói chung, nhằm định hướng rõ chứ không thể để tình trạng tuồng ở các miền phát triển tuỳ ý, đã vậy lại thường xuyên được cấp phát huy chương khen thưởng. Như thế là làm tổn hại đến nền nghệ thuật tuồng truyền thống. Vậy cho nên, việc quan trọng là định hướng bảo tồn phát triển tuồng ở vùng nào, miền nào thực sự có đủ tư chất, tư cách đại diện cho sân khấu tuồng truyền thống của dân tộc. 4. Vấn đề định hướng cho việc bảo tồn phát triển nghệ thuật tuồng Theo tôi trước hết hãy xoá bỏ quan điểm, thái độ định kiến bởi hai chữ "Cung đình". Vâng ! Cung đình nhưng đó chính là nơi tụ hội đầy đủ mọi tinh hoa, nơi đó lớp lớp nghệ sĩ tuồng lần lượt nối nhau bằng những chấm son chói sáng, đắp dày bằng những đội ngũ nghệ sĩ tài ba và cung đình cũng là nơi đã để lại nhiều vở tuồng cổ (tuồng thầy) lớn nhất, đầy mẫu mực như : Sơn Hậu, Tam nữ đồ vương, Triệu Khánh Sanh, Dương Chấn Tử, Nhất Điện Nhị Điện, Hộ sinh đàn, Triệu Đình Long, Ngoại tổ dâng đầu . Với các nghệ sĩ cung đình, để có thể biểu diễn tốt được, thì cần phải có một quá trình công phu rèn luyện, kép, đào, lão nịnh, tướng, tất cả là những bậc sư, bậc thầy, là những chùm sao toả sáng, dày vốn liếng, đầy kinh nghiệm, học rất chín mà dùng lại rất sống, sinh vì nghệ, tử vì nghệ, cả cuộc đời nguyện vui với nghệ thuật sân khấu cung đình không màng danh lợi, chẳng mộng vinh hoa.Thế nhưng, thật là may mắn cho đội ngũ nghệ sĩ tuồng, với sự yêu mến nghệ thuật tuồng cung đình mà triều đình nhà Nguyễn đã phá lệ phong cho các nghệ sĩ lừng danh, bằng hàm Đội, hàm Chánh đó là: Đội Tảo nay là cố NSND Nguyễn Nho Tuý, cố NSND Chánh Phẩm, cố NS Đội Hiệp, cố NS Chánh Ca Đựng, cố NS Chánh Ca Trạng , riêng hàng tác giả, những người viết tuồng, lại nhận được đặc ân của vương tiểu bổ nhiệm phong quan, như Nguyễn Hiển Dĩnh, Đào Duy Từ, và Thượng thư Đào Tấn, vị Hậu tổ của ngành tuồng cả nước. Cũng cần thấy rõ thêm một điều đó là tuồng ở sân khấu cung đình hoàn toàn không dành riêng cho nghệ sĩ ở kinh đô, dù là nghệ sĩ ở vùng nào, hoặc giả khi vào Học Bộ đình để đào tạo diễn tuồng ở cung đình thì tất cả đều nghiêm khắc tuân thủ đủ nguyên tắc sau đây : nói hát tuồng cấm trại (trại là không được nói lẫn chữ, ví dụ chữ lòng sang chữ nòng, chữ tay, sang chữ tai), nói hát cấm bẹ (bẹ là nói và hát không lầm lẫn ba dấu nặng, hỏi, ngã), thuật : là phát âm ra không tròn vành rõ chữ, còn về múa tuồng lại phải tuân theo nguyên tắc tứ tương. Múa phải nội ngoại tương quan. Múa phải tả hữu tương ứng Múa phải thượng hạ tương phù Múa phải phì sấu tương chê. Một trong những nguyên tắc hàng đầu đòi hỏi người nghệ sĩ phải có, phải thẩm thấu cho được, đó là nguyên tắc biểu phải có thanh sắc thục tinh khí thần. Đó chính là những yêu cầu đòi hỏi ở nghệ thuật sân khấu tuồng cung đình, một lẽ đương nhiên là không thể thiếu sự tinh thông nắm chắc vốn cơ bản cơ huấn của nghề nghiệp. Khi đã có được đầy đủ những yếu tố, những điều kiện trên thì cho dù là nghệ sĩ ở nơi nào, khắp mọi miền đất nước cũng đều có thể hát chung, diễn chung với nhau một cách thoải mái. Thật quá rõ ràng, với nguyên tắc trại bẹ huốt chót là nói chuẩn, hát chuẩn, đúng dấu, đúng từ, đúng chữ thì không những chỉ là giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt mà còn là sự thăng hoa trong nghệ thuật tuồng. Tuồng cung đình vô cùng bài bản, mực thước trong mọi lĩnh vực - từ kịch bản đến nghệ sĩ biểu diễn, cả trong phương thức đào tạo. Nói như vậy không có nghĩa là tròn trĩnh mười phân vẹn mười. Trong thực tế hiện nay thì tuồng cung đình cần được rút lại sự nặng nề nhấn nhá, đồng thời mạnh dạn xây dựng cho được những vở tuồng đồ, đề cập đến cuộc sống của dân chúng. Có như vậy, tuồng cung đình mới thực sự lan rộng vươn xa, bay cao hơn. Còn tuồng thầy, tuồng cổ là loại tuồng bác học, bác học từ kịch bản vàn học đến hát, múa, diễn, một sân khấu tổng thể tích hợp hoàn chỉnh. Từ những lẽ đó, đề nghị các cấp, các ngành có thẩm quyền hãy có tiếng nói chung nhất, đúng nhất để bảo vệ nghệ thuật tuồng truyền thống. Can đảm đối diện với thực tế để hợp nhất cùng chung một cách nhìn, tạo phương thức cho việc bảo tồn phát triển nghệ thuật tuồng khắp cả Trung Nam Bắc, xoá bỏ cục bộ, địa phương, nâng cao mọi tính sáng tạo, phát triển hết tinh hoa của nghệ thuật tuồng. Có thể nói từ thế kỷ thứ XI cho đến nay, trải qua nhiều thời kỳ, lúc thăng lúc trầm, chìm nổi khác nhau, nhưng nghệ thuật tuồng nói chung luôn được gắn chặt với dân, dần dần từng bước phát triển. Về phần mình, tôi vô cùng mong muốn nghệ thuật tuồng tiếp thu đầy đủ cách thức đào tạo, hướng dạy nghề, hướng tuyển chọn rèn luyện nghệ sĩ làm nghề đúng với tinh thần tuồng cung đình, một bộ môn nghệ thuật có giá trị văn hoá lớn. Phương thức bảo tồn phát triển nghệ thuật tuồng cung đình ở Huế là một trong nhiều biện pháp mà các địa phương khác tuỳ theo hoàn cảnh thực tế của mình có thể học tập rút kinh nghiệm, từ đó tìm ra biện pháp hữu hiệu nhất nhằm bảo tồn, phát triển nghệ thuật tuồng trong hoàn cảnh hiện nay. NSND Nguyễn Minh Ngọc . NHỮNG SUY NGHĨ VỀ TUỒNG TRUYỀN THỐNG Hơn nửa thế kỷ, với lịch sử chỉ là chặng đường ngắn, song bằng ấy thời gian mà nghệ thuật tuồng đã đạt được những. thuật tuồng cung đình - một kho báu Chúng ta thử ngoảnh nhìn về quá khứ để thẩm định đúng về nghệ thuật tuồng truyền thống cung đình. Điểm nổi bật của tuồng

Ngày đăng: 11/12/2013, 19:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w