Giáo trình Công tác xã hội với người nghèo này cung cấp cho nhân viên xã hội tương lai những kiến thức cơ bản để tiếp cận và làm việc, trợ giúp cho những đối tượng người nghèo. Nội dung giáo trình này bao gồm: Những vấn đề cơ bản về đói nghèo và xóa đói giảm nghèo; Hệ thống dịch vụ xã hội hỗ trợ người nghèo; Công tác xã hội với người nghèo, hộ nghèo; Kỹ năng cơ bản trong công tác xã hội với người nghèo.
BỘ NƠNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NƠNG THƠN TRƯỜNG CAO ĐẲNG CƠ GIỚI NINH BÌNH GIÁO TRÌNH MƠ ĐUN : CƠNG TÁC XÃ HỘI VỚI NGƯỜI NGHÈO NGHỀ: CƠNG TÁC XÃ HỘI TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐTCDCGNB ngày…….tháng….năm 2018 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Cơ giới Ninh Bình Ninh Bình, năm 2018 TUN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thơng tin có thể được phép dùng ngun bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm LỜI GIỚI THIỆU Đói nghèo là một vấn đề xã hội mang tính tồn cầu. Những năm gần đây, nhờ những chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước, nền kinh tế nước ta đã có những bước chuyển mình rất quan trọng. Đặc biệt là vào năm 2006 nước ta đã chính thức là thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại lớn nhất thế giới WTO, nền kinh tế nước ta đã tăng trưởng nhanh chóng, đại bộ phận đời sống nhân dân được nâng lên một cách rõ rệt. Song, một số bộ phận khơng nhỏ dân cư, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa đang chịu nghèo đói. Chính vì vậy, sự phân hố giàu nghèo diễn ra ngày càng mạnh mẽ hơn. Nó là mối quan tâm hàng đầu của nước ta. Cơng tác xã hội với người nghèo hiện nay đã được giảng dạy ở một số trường Đại học và Cao đẳng. Tuy nhiên, việc giảng dạy này cịn gặp khơng ít những khó khăn do thiếu giáo trình và tài liệu tham khảo. Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu thực tiễn về đào tạo và nghiên cứu cơng tác xã hội ở nước ta, Trường Cao đẳng Cơ giới Ninh Bình tổ chức biên soạn giáo trình “Cơng tác xã hội với người nghèo”. Giáo trình này cung cấp cho nhân viên xã hội tương lai những kiến thức cơ bản để tiếp cận và làm việc, trợ giúp cho những đối tượng người nghèo Giáo trình này bao gồm: Bài 1: Những vấn đề cơ bản về đói nghèo và xóa đói giảm nghèo Bài 2: Hệ thống dịch vụ xã hội hỗ trợ người nghèo Bài 3: Cơng tác xã hội với người nghèo, hộ nghèo Bài 4: Kỹ năng cơ bản trong cơng tác xã hội với người nghèo Giáo trình được biên soạn trên cơ sở tham khảo và sử dụng một số tài liệu của các giảng viên đã giảng dạy, các nhà nghiên cứu về cơng tác xã hội ở Việt Nam và trên thế giới, các văn bản của nhà nước đã ban hành dành cho người nghèo. Giáo trình này lần đầu tiên được biên soạn tại Trường Cao đẳng Cơ giới Ninh Bình nên khơng tránh khỏi những thiếu sót, chúng tơi rất mong được sự đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp và các bạn đọc để cho giáo trình ngày càng hồn thiện và mang tính thực tiễn hơn Xin trân trọng cảm ơn! Ninh Bình, ngày… tháng… năm 2018 Tham gia biên soạn: 1. Phạm Thanh Bằng 2. Phạm Thu Phương MỤC LỤC GIÁO TRÌNH MƠ ĐUN Tên mơ đun: Cơng tác xã hội với người nghèo Mã mơ đun: MĐ 26 Vị trí, tính chất, vai trị và ý nghĩa của mơ đun: Vị trí mơ đun: Cơng tác xã hội với người nghèo là mơ đun chun ngành quan trọng của chương trình đạo tạo nghề cơng tác xã hội, liên quan tới các hoạt động cung cấp dịch vụ cho đối tượng Tính chất của mơ đun: Là mơ đun chun mơn nghề bắt buộc Mục tiêu của mơ đun: Về kiến thức + Trình bày được kiến thức cơ bản về đói nghèo, xố đói giảm nghèo, mục tiêu phương hướng xố đói giảm nghèo; + Vai trị nhiệm vụ của cán bộ xố đói giảm nghèo; + Phân tích được vai trị của cán bộ xã hội trong việc hỗ trợ gia đình tiếp cận đến các dịch vụ xã hội để được giúp đỡ; + Trình bày được kỹ năng cơ bản trong cơng tác xã hội với người nghèo; tiến trình cơng tác xã hội với người nghèo và hộ nghèo; Về kỹ năng: + Lập được kế hoạch sản xuất kinh doanh của hộ nghèo; + Sử dụng được các phương pháp xố đói giảm nghèo có sự tham gia của người dân; Hỗ trợ được các thành viên sử dụng các kỹ năng và phương pháp; + Kết nối được các đối tượng với các dịch vụ xã hội + Vận dụng được các kỹ năng cơ bản của công tác xã hội cá nhân trong việc trợ giúp người nghèo và hộ nghèo Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Rèn luyện tính tích cực, tự giác trong học trong học tập, phẩm chất nghề nghiệp; + Nỗ lực với cộng đồng, chung tay xố đói giảm nghèo Nội dung của mơ đun: BÀI 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ ĐĨI NGHÈO VÀ XĨA ĐĨI GIẢM NGHÈO Mã bài: MĐ 26_B01 Giới thiệu: Bài này cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản, khái qt về đói nghèo và xố đói giảm nghèo. Từ đó, người học xác định được đối tượng nghèo đói theo tiêu chuẩn Mục tiêu: Kiến thức: + Nêu được chuẩn nghèo, phương pháp xác định và ý nghĩa chuẩn nghèo; + Trình bày được tổng quan cơng cuộc xóa đói giảm nghèo của Việt Nam và thế giới; +Trình bày được các hoạt động của chương trình xóa đói giảm nghèo Kỹ năng: + Vận dụng được phương pháp xác định chuẩn nghèo, quy đổi giá trị của rổ hàng hóa trong xác định chuẩn nghèo; + Áp dụng được chuẩn nghèo để điều tra, xác định hộ nghèo Năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Rèn luyện được tính tích cực học tập; +Nỗ lực tham gia tiến trình xóa đói giảm nghèo Nội dung chính: 1. Quan niệm và nhận dạng về nghèo đói 1.1. Quan niệm về nghèo đói Từ điển Bách khoa tồn thư mở Wikipedia mơ tả nghèo là “sự thiếu cơ hội để có thể sống một cuộc sống tương ứng với các tiêu chuẩn tối thiểu nhất định. Thước đo các tiêu chuẩn này và các nguyên nhân dẫn đến nghèo nàn thay đổi tùy theo địa phương và theo thời gian”. Theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO), nghèo được xác định là “nghèo theo thu nhập Người nghèo là người có thu nhập hàng năm ít hơn một nửa mức thu nhập bình qn trên đầu người hàng năm (Per Capita Incomme, PCI) của quốc gia” Các quốc gia tham gia hội nghị về chống nghèo đói do Uỷ ban Kinh tế xã hội khu vực Châu Á Thái Bình Dương (ESCAP) tổ chức tại Bangkok, Thái Lan vào tháng 9 năm 1993, đã thống nhất cao và cho rằng: "Nghèo đói là tình trạng một bộ phận dân cư khơng có khả năng thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu ấy phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế xã hội, phong tục tập qn của từng vùng và những phong tục ấy được xã hội thừa nhận." Khái niệm này đó đề cập đến sự phụ thuộc của nhu cầu con người ở mỗi giai đoạn phát triển và sự khác biệt giữa các phong tục tập qn được thừa nhận ở các vùng khác nhau. Điều này muốn nhấn mạnh rằng nhu cầu cơ bản của con người ở mỗi một nền văn hố, một giai đoạn phát triển kinh tế là khác nhau Định nghĩa mới của Ngân hàng Thế giới đề cập đến nghèo ở khía cạnh rộng hơn khơng chỉ là thiếu thốn điều kiện về vật chất mà cịn là những vấn đề khác như giáo dục, sức khỏe hay khả năng dễ bị tổn thương. Theo tổ chức này “Nghèo là khái niệm vượt khỏi phạm vi túng thiếu về vật chất; nghèo khơng chỉ gồm các chỉ số dựa trên thu nhập mà cịn gồm các vấn đề liên quan đến năng lực như dinh dưỡng, sức khỏe, giáo dục, khả năng dễ bị tổn thương, khơng có quyền phát ngơn và khơng có quyền lực” Quan niệm của Việt Nam về nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư chỉ có khả năng thỏa mãn một phần các nhu cầu cơ bản của con người và có mức sống ngang bằng với mức sống tối thiểu của cộng đồng xét trên m6ọi phương diện. Cịn khái niệm đói được hiểu là tình trạng một bộ phận dân cư nghèo có mức sống dưới mức tối thiểu khơng đảm bảo nhu cầu vật chất để duy trì cuộc sống Quan niệm về nghèo đói của từng quốc gia hay từng vùng, từng nhóm dân cư, nhìn chung khơng có sự khác biệt đáng kể. Tiêu chí chung nhất để xác định nghèo đói vẫn là mức thu thập hay chi tiêu để thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của con người về ăn, ở mặc, y tế, giáo dục, văn hóa, đi lại và giao tiếp xã hội. Sự khác nhau chỉ là thỏa mãn ở mức cao hay thấp mà thơi. Điều này phục thuộc vào trình độ phát triển kinh tế xã hội cũng như phong tục tập qn của từng vùng, từng quốc gia Người ta phân ra hai loại nghèo, nghèo tuyệt đối và nghèo tương đối Roberd Mc Namara đã định nghĩa khái niệm nghèo tuyệt đối như sau: "Nghèo ở mức độ tuyệt đối là sống ở ranh giới ngồi cùng của tồn tại. Những người nghèo tuyệt đối là những người phải đấu tranh để sinh tồn trong các thiếu thốn tồi tệ và trong tình trạng bỏ bê và mất phẩm cách vượt q sức tưởng tượng mang dấu ấn của cảnh ngộ may mắn của giới trí thức chúng ta." Ngân hàng Thế giới xem thu nhập 1 đơ la mỹ/ngày theo sức mua tương ứng mức mua tương đương để thoả mãn nhu cầu sống tối thiểu là chuẩn nghèo tuyệt đối. Theo từ điển Bách khoa tồn thư Wikipedia, nghèo tương đối là “việc cung cấp khơng đầy đủ các tiềm lực vật chất và phi vật chất cho những người thuộc về một số tầng lớp xã hội nhất định so với sự sung túc của xã hội đó” Nghèo tương đối có thể là khách quan, tức là hiện hữu khơng phụ thuộc vào cảm nhận của những người trong cuộc. Người ta gọi là nghèo tương đối chủ quan khi những người trong cuộc cảm thấy nghèo khơng phụ thuộc vào xác định khách quan. Bên cạnh việc thiếu sự cung cấp vật chất (tương đối), việc thiếu thốn tài ngun phi vật chất ngày càng có tầm quan trọng hơn” Quan niệm đơn giản cho rằng + Nghèo tuyệt đối: Là tình trạng một bộ phận dân cư khơng có khả năng đáp ứng nhu cầu tối thiểu của con người như cơm ăn, áo mặc, chữa bệnh, học hành + Nghèo tương đối: Là sự so sánh tình trạng kinh tế của người/nhóm cá nhân này với người/nhóm cá nhân khác 1.2. Chuẩn nghèo và phương pháp xác định Chuẩn nghèo là một thước đo để xác định ai nghèo, ai khơng nghèo, điều đó cũng có nghĩa quan trọng cho việc: + Xác định đối tượng cần trợ giúp phù hợp + Hoạch định chính sách và các giải pháp trợ giúp + Tổ chức thực hiện giúp đối tượng tiếp cận với các chính sách trợ giúp Có hai phương pháp xác định chuẩn nghèo: Phương pháp dựa vào nhu cầu chi tiêu ; Phương pháp so sánh với thu nhập bình qn đầu người của các hộ gia đình; 1.2.1. Phương pháp xác định chuẩn nghèo dựa vào nhu cầu chi tiêu: Đây là phương pháp do các chun gia Ngân hàng thế gới (WB) khởi xướng và cũng là phương pháp được nhiều quốc gia cũng như các tổ chức Quốc tế cơng nhận và sử dụng trong việc xác định chuẩn nghèo cấp quốc gia hoặc sử dụng trong các dự án lớn. Nội dung cơ bản của phương pháp này là dựa vào nhu cầu chi tiêu để bảo đảm các nhu cầu cơ bản của con người về ăn, ở, mặc, y tế, giáo dục, văn hố, đi lại và giao tiếp xã hội Tổng chi tiêu = chi tiêu cho LTTP + chi tiêu cho phi LTTP Ưu điểm của phương pháp này: Có cơ sở khoa học tin cậy ; độ chính xác cao; phản sát thực trạng cuộc sống, nhiều quốc gia cơng nhận và sử dụng, có cơ sở để so sánh với các quốc gia khác. khi điều chỉnh chuẩn nghèo cho từng năm chỉ cần điều chỉnh giá cả rổ hàng hố Cơng thức tính: CNj = (CLTTPj1 * CSG + CLTTPj –1 ) : 70 * 100 Trong đó: CNj : chuẩn nghèo năm thứ j CTLTTP: chi tiêu cho lương thực thực phẩm CSG : tốc độ giá gia tăng của rổ hàng hố Chia 70 và nhân 100 là chi tiêu cho LTTP chiếm 70% tổng chi tiêu Nhược điểm của phương pháp này: Tính tốn phức tạp, nhất là tính tốn giá cả rổ hàng hố, vì giá các mặt hàng ở các vùng, miền, khu vực thành thị và nơng thơn khác nhau, phải tính tốn để có giá trị trung vị hoặc trung bình hợp lý, chính điều này tạo nên sự khơng hợp lý của chuẩn nghèo cho một địa phương cụ thể, song nó lại có ý nghĩa chung cấp quốc gia hoặc cho vùng. Mặt khác việc thu thập thơng tin các mặt hàng và chi tiêu thực tế của dân cư cũng phức tạp, chỉ có số ít người làm được; chi phí điều tra tốn kém ; rổ hàng hố phải ln thay đổi và dễ bị ý muốn chủ quan chi phối; giá cả LTTP và phi LTTP ln thay đổi và có sự khác nhau giữa thành thị và nơng thơn, giữa các vùng, do vậy việc tính tốn cũng dễ có sai số và bị chi phối bởi ý kiến chủ quan 1.2.2.Phương pháp xác định chuẩn nghèo dựa vào so sánh với thu nhập bình qn đầu người của các hộ gia đình Phương pháp này cũng rất khoa học và tương đối đơn giản, một số nước phát triển ở Châu Âu và Mỹ đã sử dụng, họ cho rằng người nghèo là những người có thu nhập khơng đủ để chi phí cho lương thực thực phẩm và các dịch vụ xã hội. Do vậy người ta xác định chuẩn nghèo bằng khoảng 1/2 thu nhập bình qn đầu người của các hộ gia đình trong cả nước Cơng thức tính cụ thể cho nước ta như sau: Cơng thức tính: CNj = ( TNj /2 + TNj/3) : 2 Trong đó: CNj là chuẩn nghèo năm thứ j TNj là thu nhập bình qn đầu người của các hộ gia đình năm thứ j Trong trường hợp này chuẩn nghèo được lấy khoảng giữa của 1/2 và 1/3 thu nhập bình qn đầu người của hộ gia đình Phương pháp này có ưu điểm là đơn giản, dễ tính tốn và nó gắn rất chặt với tốc độ tăng thu nhập của dân cư, ít tốn kém kinh phí vì có thể sử dụng số liệu có sẵn, các địa phương cũng tự tính được chuẩn nghèo của mình. Nhưng nhược điểm là sự điều chỉnh chuẩn nghèo có khoảng dao động lớn ( từ mức 1/2 đến 1/3 do đó dễ bị chi phối bởi ý muốn chủ quan của người tính và việc so sánh giũa các quốc gia giữa các vùng cũng khơng trên một mặt bằng) 1.2.3. Phương pháp điều chỉnh chuẩn nghèo Phương pháp này phải điều chỉnh giá cả của rổ hàng hố, giá cả các mặt hàng phi lương thực thực phẩm cho phù hợp với thực tế, thơng thường 2 đến 3 năm người ta điều tra một lần và căn cứ vào kết quả điều tra để điều chỉnh giá cả rổ hàng hố và giá cả mặt hàng phi LTTP cho phù hợp với tình hình thực tế. Tuy nhiên nếu thời gian q dài thì cũng phải xem xét điều chỉnh cơ cấu rổ hàng hố; quy trình thực hiện như sau: Bước một là điều chỉnh số lượng, khối rổ hàng hố ( nếu cần thiết) Bước hai là tính giá cả rổ hàng hố mới điều chỉnh Bước ba là người ta điều chỉnh tỷ lệ nhu cầu chi tiêu cho lương thực, thực phẩm và phi lương thực thực phẩm. thơng thường kinh tế càng phát triển thì tỷ lệ chi tiêu cho nhu cầu LTTP có xu hướng giảm, và tỷ lệ chi cho nhu cầu phi LTTP tăng. Bước bốn là tính giá cả chi tiêu cho phi LTTP Bước năm là tính tổng nhu cầu chi tiêu mới (chuẩn nghèo mới) Rổ hàng hố được áp dụng tính chuẩn nghèo có khoảng 42 mặt hàng nhằm đảm bảo cung cấp 2100 K.calo cho một người trong một ngày Từ năm 2004 đến nay, nước ta đã 6 lần điều chỉnh chuẩn nghèo, cụ thể như sau: Năm 2004 là 170 nghìn đồng 1 người 1 tháng đối với khu vực nơng thơn và 220 nghìn đồng 1 người 1 tháng đối vớikhu vực thành thị Năm 2006 là 200 nghìn đồng 1 người 1 tháng đối với khu vực nơng thơn và 260 nghìn đồng 1 người 1 tháng đối với khu vực thành thị Năm 2008 là 290 nghìn đồng 1 người 1 tháng đối với khu vực nơng thơn và 370 nghìn đồng 1 người 1 tháng đối với khu vực thành thị Năm 2010 là 350 nghìn đồng 1 người 1 tháng đối với khu vực nơng thơn và 440 nghìn đồng 1 người 1 tháng đối với khu vực thành thị Giai đoạn 20112015: (Quyết định số 09/2011/ QĐTTg ) Chuẩn hiện hành: 500.000VND đối với khu vực thành thị và 400.000VND đối với khu vực nơng thơn 1.3. Thực trạng nghèo đói 1.3.1. Vấn đề nghèo trên thế giới Theo số liệu thống kê của Ngân hàng Thế giới (WB), năm 1981, trên thế giới có 1,5 tỉ người nghèo tương ứng với 40% dân số thế giới, năm 1993, số người nghèo là 1,314 tỉ người tương ứng với 29% dân số thế giới, đến 2001 có 1,1 tỷ người (tương ứng với 21% dân số thế giới) có thu nhập ít hơn 1 đơ la Mỹ tính theo sức mua địa phương và vì thế được xem là rất nghèo. Phần lớn những người nghèo này sống tại Châu Phi, Châu á. Trong khi nhờ vào tăng trưởng kinh tế tại nhiều vùng của châu á, tỷ lệ người nghèo giảm xuống rõ rệt (từ 58% xuống cịn 16% tại Đơng á) thì con số những người nghèo nhất lại tăng lên châu Phi (gần gấp đơi từ 1981 đến 2001 phía Nam sa mạc Sahara). Tại Đơng Âu và Trung á con số những người nghèo nhất đã tăng lên đến 6% dân số năm 2004. Nếu như đặt ranh giới nghèo là 2 đơ la Mỹ mỗi ngày thì có tổng cộng là 2,7 tỉ người nghèo, gần một nửa dân số thế giới Nhưng trong năm 2008, năm đầu tiên của cuộc khủng hoảng tài chính và lương thực trên thế giới thì cả số lượng và tỷ lệ người có mức sống dưới 1,25 USD/ngày (mức được xếp loại nghèo đói theo chuẩn giá cả năm 2005) đã giảm trên mọi khu vực của thế giới. Theo WB ước tính năm 2010, tình trạng nghèo đói tồn cầu chỉ bằng 1/2 mức năm 1990. Như vậy, thế giới đã đạt “mục tiêu phát triển thiên niên kỷ "của LHQ là giảm tình trạng đói nghèo trên thế giới xuống cịn một nửa từ năm 1990 đến 2015 sớm hơn 5 năm. Điều này cho thấy, mặc dù cuộc khủng hoảng kép, tốc độ giảm nghèo dài hạn vẫn được duy trì ở mức trên 1% trong giai đoạn 20082010 1.3.2. Vấn đề nghèo ở Việt Nam Theo số liệu của Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc, năm 2004 chỉ số nghèo tổng hợp (Human Poverty IndexHPI) của Việt Nam xếp hạng 41 trên 95 nước. Cũng theo số liệu của Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc, vào năm 2002 tỷ lệ nghèo theo chuẩn quốc gia của Việt Nam là 12.9%, theo chuẩn thế giới là 29% và tỷ lệ nghèo lương thực (%số hộ nghèo ước lượng năm 2002) là 10.87%. Chuẩn nghèo ở Việt Nam cũng đã nhiều lần thay đổi. Bảng sau cho thấy tỷ lệ nghèo chia theo khu vực theo các năm 2004, 2006, 2008 và 2010 Tỷ lệ hộ nghèo chia theo khu vực Đơn vị tính: % 2004 CẢ NƯỚC Thành thị Nông thôn Đồng bằng sông Hồng Đông Bắc Tây Bắc Bắc Trung Bộ Duyên hải Nam Trung Bộ Tây Nguyên Đông Nam Bộ Đồng bằng sông Cửu Long 2006 18.1 8.6 21.2 12.9 23.2 46.1 29.4 21.3 29.2 6.1 15.3 15.5 7.7 18.0 8 vùng 10.1 22.2 39.4 26.6 17.2 24.0 4.6 13.0 2008 13.4 6.7 16.1 2010 10.7 5.1 13.2 2010 (*) 14.2 6.9 17.4 8.7 20.1 35.9 23.1 14.7 21.0 3.7 11.4 6.5 17.7 32.7 19.3 12.7 17.1 2.2 8.9 8.4 24.2 39.4 24.0 16.9 22.2 3.4 12.6 thơng tinn, phân tích các vấn đề của cộng đồng, hộ gia đình, ngun nhân của vấn đề và cách thức tự giải quyết của người dân, nắm bắt đựơc ý kiến của họ từng vấn đề, qua đó biết đựơc nhu cầu cần trợ giúp và cách thức trợ giúp đạt hiệu quả cao Trong triển khai cơng cụ này thường gặp phải một số khó khăn. Người dân vẽ chưa quen nên độ chính xác khơng cao và thường phải sửa lại nhiều lần. Do vậy, để hạn chế điều đó NVXH cần lựa chọn người có kinh nghiệm. Trong q trình thực hiện nên hướng dẫn cụ thể cho người vẽ; chẳng hạn sẽ cùng họ thảo luận và chọn đối tuợng nào sẽ vẽ đầu tiên (con đường, sơng suối, trụ sở uỷ ban hay trườngg học.); đồng thời động viên, khuyến khích những ngýời khác cùng tham gia thảo luận trao đổi trực tiếp với người cầm bút vẽ hoặc để họ thay nhau vẽ nhằm tạo nên sự tham gia tích cực của các cá nhân 2.2.3. Phương pháp vẽ biểu đồ thời gian Mục đích: Cơng cụ vẽ biểu đồ thời gian nhằm tìm hiểu sự thay đổi trong cộng đồng và các hộ gia đình theo thời gian, ngun nhân dẫn đến sự thay đổi ý kiến của người dân về sự thay đổi đó Các chủ đề được được thể hiện trên biểu đồ để thảo luận gồm: số thành viên trong gia đình, tài ngun thiên nhiên, các phương thức kiếm sống, năng suất cây trồng, tình hình lương thực, chăn ni và các ngành nghề khác, sức khoẻ (bệnh tật, sinh, chết), thiên tai, đời sống của gia đình Tuy nhiên, cơng cụ này thường gặp phải một số khó khăn trong q trình sử dụng. Chẳng hạn, các hộ gia đình khơng nhớ chính xác thời gian đã xảy ra các sự kiện làm thay đổi hoạt động, đời sống của gia đình và cộng đồng; một số sự kiện lại được nhắc đi nhắc lại nhiều lần hoặc ngược lại khơng muốn nhắc tới, do bị chi phối bởi các mối quan hệ và lợi ích của tập thể, dân tộc, dịng họ hay cá nhân Để hạn chế các trở ngại trên, cần lựa chọn 2.2.4. Phương pháp phân loại hộ giàu nghèo Mục đích: Mục đích chủ yếu của cơng cụ này là để hiểu rõ suy nghĩ của người dân về tình trạng đói nghèo của họ; các tiêu chí phân loại giàu nghèo theo quan niệm của người dân; ngun nhân của sự phân hóa giàu nghèo trong cộng đồng, phân chia các gia đình trong cộng đồng thành các nhóm hộ có cùng mức sống, cách thức vượt nghèo của họ Trong q trình xem xét tiêu chí phân loại hộ, cũng cần chú ý tìm hiểu và so sánh giữa tiêu chí của cộng đồng với tiêu chí của nhà nước, của chính quyền địa phương và các tổ chức bên ngồi; cần chú ý đến sự khác biệt giữa các dân tộc và các vùng địa lý. Trong cơng cụ này, cần chú ý đến sự giống và khác nhau trong cách phân loại giàu nghèo của các tổ chức quốc tế của Chính phủ và các cơ quan Nhà Nước, của cán bộ địa phương (cấp xã, huyện, tỉnh), của từng dân tộc của người dân và các giới trong một cộng đồng, tùy theo tình hình cụ thể của cộng đồng có thể phân loại hộ theo các mức độ khác nhau, ví dụ: hộ giàu, hộ khá, hộ trung bình, hộ nghèo và hộ đói Cách phân loại: Có nhiều cách phân loại hộ khác nhau, tuy nhiên cách thơng dụng nhất là liệt kê ra được một danh sách các hộ trong làng, sau đó hướng dẫn nhóm thơng tín viên được lựa chọn từ cộng đồng thảo luận và đánh giá từng hộ bằng cách cho điểm hoặc bỏ viên sỏi, viên đá, cành cây. vào các ơ vẽ sẵn có điền tên của từng hộ. Giả sử có 4 loại hộ được coi là có chất lượng cuộc sống cao nhất sẽ được thơng tín viên bỏ vào ơ 4 hạt, tương tự, hộ được coi là có mức sống thấp nhất sẽ được thơng tín viên bỏ 1 hạt. Sau đó tổng hợp kết quả và tính điểm trung bình để phân chia trong cộng đồng thành các nhóm hộ có mức sống tương đương nhau Phương pháp này có nhiều ưu điểm như có thể xây dựng được một bảng phân loại kinh tế hộ gia đình trong cộng đồng theo quan điểm của người dân địa phương; bước đầu đánh giá được tình hình kinh tế, mức sống và mức độ giàu nghèo của cộng đồng và từng hộ gia đình; bước đầu xác định được các ngun nhân của giàu và nghèo, những u cầu hỗ trợ từ bên ngồi cộng đồng xác định được các nhóm hộ có mức sống ngang nhau và các hộ gia đình có cùng ngun nhân nghèo, có cùng sở thích và kế hoạch phát triển kinh tế gia đình trong tương lai từ đó giúp cho việc lựa chọn các hộ gia đình cần hỗ trợ, cách thức can thiệp và hỗ trợ có hiệu quả, thời gian hỗ trợ phù hợp; trong q trình thực hiện sẽ giám sát và đánh giá được sự tác động của dự án hay các hoạt động hỗ trợ từ bên ngồi đối với cộng đồng hay hộ gia đình Kết quả: Kết quả của phương pháp này có thể được sử dụng trong tất cả các giai đoạn khác nhau của dự án giảm nghèo, từ thu thập thơng tin đến lập kế hoạch, thực hiện, giám sát và đánh giá tác động của dự án Tuy nhiên, q trình sử dụng phương pháp này thường gặp một số khó khăn. Do đặc điểm văn hóa và tâm lý, nên thường diễn ra hai xu hướng như sau: + Người dân thường ít muốn bàn luận, đánh giá giàu nghèo đối với các hộ khác trong cộng đồng, hoặc khơng muốn để người khác bình luận về sự nghèo khó của mình + Một số cộng đồng hay hộ gia đình muốn nhận mình nghèo hơn so với thực tế để hy vọng sẽ được lựa chọn vào nhóm hộ được đầu tư trong dự án hay nhận được sự hỗ trợ từ bên ngồi. Cán bộ địa phương cũng cố gắng chứng minh địa phương mình nghèo và nhiều khó khăn để xin dự án, tài trợ, thậm trí cịn gợi ý cho người dân nói theo định hướng của mình 2.2.5. Phương pháp thảo luận nhóm Đây là cơng cụ rất quan trọng của phương pháp đánh giá hộ nghèo có người dân tham gia Mục đích: Nhằm thơng qua trao đổi, thu thập những ý kiến chung, nắm bắt những nhu cầu và của cộng đồng Để tổ chức một buổi họp nhóm có kết quả, cần chuẩn bị đầy đủ các điều kiện và tn theo các ngun tắc sau đây: + Địa điểm và thời gian, chủ đề buổi thảo luận phải rõ ràng và được thơng báo trước cho người dân tham gia. Phân cơng người điều hành, thư ký để ghi chép lại nội dung thảo luận. Nơi thảo luận tốt nhất là ở nhà dân + Trước khi tiến hành thảo luận người giúp đỡ cần bắt đầu bằng những câu chuyện vui, thăm hỏi về gia cảnh và đời sống của các thành viên trong nhóm và tình hình chung của cộng đồng + Vấn đề nêu ra cần ngắn gọn, dễ hiểu, tránh trừu tượng và càng lượng hóa càng tốt + Khéo léo dung hịa các ý kiến đối lập và giữ hịa khí trong buổi thảo luận + Sử dụng các cơng cụ trực quan để giúp người dân hình dung được vấn đề cần thảo luận như: Giấy, bút màu, bảng đen, tranh ảnh, hình vẽ, hạt đậu, viên sỏi, cành cây, chiếc lá, kể chuyện vui + Với các nhóm hay đối tượng gặp khó khăn về ngơn ngữ thì khuyến khích họ tham gia thảo luận bằng tiếng dân tộc và nhờ người khác dịch lại Kết thúc buổi họp đúng giờ trong khơng khí vui vẻ 2.2.6. Phương pháp Sơ đồ Venn Mục đích: Sử dụng cơng cụ này nhằm giúp người dân nói lên tầm quan trọng khác nhau và ảnh hưởng của các tổ chức xã hội địa phương hiện tại đối với các hộ gia đình: Đảng, chính quyền, đồn thể và các tổ chức xã hội truyền thống của cộng đồng như: nhóm sở thích, hội đồng già làng, dịng họ; chỉ ra các mối quan hệ của các tổ chức đó; u cầu của người dân đối với hoạt động của các tổ chức; đồng thời nhận biết vai trị và chức năng của các tổ chức đối với vấn đề nghèo đói tại địa phương và hộ gia đình Cách thức thực hiện: + Phân tích tổ chức: liệt kê các tổ chức mà người dân quan tâm, xác định chức năng nhiệm vụ của tổ chức. Sau đó đánh giá tầm quan trọng, ảnh hưởng của tổ chức đến các hộ dân + Xây dựng sơ đồ quan hệ của các tổ chức bằng các vịng trịn, vị trí của các vịng trịn thể hiện sự tác động, ảnh hưởng của các tổ chức đó + Chức năng nhiệm vụ: các tổ chức xã hội đã làm gì theo hiểu biết của người dân + Tầm quan trọng: Có cần thiết hay khơng khơng theo thực tế mà họ cảm nhận + Ảnh hưởng: đã làm được gì theo thực tế mà người dân thấy Ví dụ: Sơ đồ VENN ảnh hưởng của các tổ chức xã hội đối với hộ gia đình ’ ’ ’ 2.2.7. Biểu đồ lịch thời vụ kết hợp với phân cơng lao động trong gia đình Mục đích: cơng cụ này nhằm chỉ ra các hoạt động sản xuất của cộng đồng ở những thời điểm khác nhau trong năm, những thay đổi, những biến động ảnh hưởng đời sống của cộng đồng hay hộ gia đình Các nội dung được đưa vào biểu đồ gồm: lịch canh tác, lịch săn bắn, đánh cá, hái lượm, thủ cơng, mùa lễ hội, cưới xin, thời điểm thiếu lương thực, mùa ốm đau và dịch bệnh, các mùa và đặc điểm chính của các mùa trong năm, ai tham gia vào hoạt động trên, ai có vai trị quyết định Khi thực hiện cơng cụ này nên chú ý đến sự sắp xếp cơng việc, phân cơng lao động trong gia đình phù hợp với điều kiện khí hậu trong năm, nguồn nhân lực và trình độ giáo dục trong gia đình: chú ý tới những quan niệm và sự giải thích của người dân tại sao thời điểm này lại có nhiều người ốm đau, thường có dịch bệnh, nhiều người và gia súc bị chết; tại sao phải phân cơng lao động như vậy? 2.2.8. Phương pháp Phỏng vấn sâu Mục đích: Đây là cơng cụ nhằm thu thập thơng tin cần thiết khơng chỉ về cá nhân, hộ gia đình mà cịn cả cộng đồng. Những cuộc phỏng vấn sâu thực hiện tại hộ gia đình nếu kết hợp với phương pháp quan sát tham dự trong và xung quanh nhà sẽ đem lại hiệu quả cao hơn Phương pháp này được thực hiện với các thành viên chủ chốt của các hộ gia đình với những hồn cảnh, trình độ nhận thức khác nhau, nhằm tìm hiểu đời sống KT XH của hộ đó; đồng thời giúp NVXH hiểu được suy nghĩ, ý kiến của người được phỏng vấn về những vấn đề liên quan đến cộng đồng, hộ gia đình Để phỏng vấn sâu nên chuẩn bị kỹ trước những câu hỏi chủ chốt và xác định rõ các nội dung sẽ phỏng vấn. Câu hỏi cần ngắn gọn, dễ hiểu và là các câu hỏi mở, để tạo cho người được phỏng vấn nhiều cách lựa chọn, suy nghĩ và trả lời theo hướng khác nhau; khơng nên sử dụng các câu hỏi đóng như: Có hay khơng? Đúng hay sai? Câu hỏi nên tập trung vào những nội dung chính cần tìm hiểu, tránh lan man Nên thu xếp thời gian phỏng vấn thật thích hợp và hẹn trước với đối tượng được phỏng vấn chính thức để họ khơng bị bất ngờ. Trước khi chính thức phỏng vấn để thể hiện sự quan tâm, thiện chí của mình.qua đó tạo được mối thiện cảm, sự tin cậy và sẵn sàng hợp tác của người dân 3. Kỹ năng tiếp cận với các dịch vụ xã hội 3.1. Khảo sát thơng tin về các DVXH Ở nước ta hiện nay, nền kinh tế ngày càng phát triển, cùng với sự ổn định chính trị xã hội, an ninh quốc phịng, đi cùng với nó là các các vấn đề về việc đảm bảo an sinh cho người dân ngày càng được đáp ứng tốt hơn và nâng cao hơn, các hoạt động hỗ trợ cho người dân nói chung và người nghèo nói riêng ngày càng phong phú và hiệu quả thiết thực, bên cạnh đó thì các DVXH ngày càng đa dạng và phong phú hơn cả về quy mơ và chất lượng các DVXH. Đặc biệt phải kể đến là các dịch vụ y tế chăm sóc sức khỏe cho người dân và các dịch vụ giáo dục nhằm phát triển năng lực tồn diện cho nhân dân, dịch vụ giới thiệu việc l m , Những dịch vụ y tế và giáo dục ngày càng sẵn có ở Việt Nam và đem lại những thay đổi tích cực trong cuộc sống của người dân nói chung và người nghèo nói riêng khi họ là những đối tượng trực tiếp được thụ hưởng các dịch vụ xã hội này Ở cấp độ chính sách, Nhà nước đã cam kết đảm bảo tiếp cận phổ cập DVXH, đặc biệt là giáo dục và y tế, nhằm đạt được mức độ phát triển con người cao hơn đặc biệt là dành cho người nghèo và tiến tới đạt được các mục tiêu phát triển của Việt Nam. Cam kết chính sách mạnh mẽ của nước ta về tiếp cận phổ cập thể hiện rõ trong nhiều văn bản và khn khổ chính sách xã hội quan trọng. Ví dụ theo Nghị định 26/2005/NĐPC và luật Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe và giáo dục trẻ em năm 2004, chăm sóc sức khỏe được xem là một quyền cơ bản và trẻ em dưới 6 tuổi được hưởng các dịch vụ y tế miễn phí. Luật Bảo hiểm y tế được thơng qua năm 2009 nhằm đảm bảo tiếp cận phổ cập dịch vụ y tế bằng cách mở rộng bảo hiểm y tế tồn dân vào năm 2014 3.1.1. Dịch vụ y tế Dịch vụ y tế chủ yếu do nhà nước cung cấp, nhưng khu vực tư nhân cũng đang nhanh chóng tham gia cung cấp dịch vụ này, đặc biệt là điều trị ngoại trú. Tuy nhiên, trên thực tế, ranh giới giữa khu vực cơng và tư cũng khơng rõ ràng, vì bệnh nhân phải trả tiền cho hầu hết các dịch vụ mà họ nhận được, bất kể dịch vụ đó do cơ sở cơng hay tư cung cấp. Năm 2008, 100% phường xã có cán bộ y tế, trong đó 65% các xã có bác sĩ, 93,3% số xã có bà đỡ hoặc hộ lý sản/nhi và 87% các thơn bản có cán bộ y tế. Các phịng khám cơng bao gồm hơn 12.000 trung tâm y tế xã (hoặc trạm y tế xã) hiện diện mọi xã hoặc khu dân cư Những cơ sở này giữ vai trị xương sống của hệ thống y tế dự phịng Việt Nam vì chăm sóc y tế dự phịng chủ yếu do các cơ sở y tế nhà nước cung cấp. Tuy nhiên, số lượng các phịng khám và bệnh viện phi nhà nước (tư nhân) cũng đang tăng nhanh, cùng với các loại hình dịch vụ y tế đa dạng được cung cấp trên cơ sở thương mại (do người bệnh trực tiếp trả tiền) các phịng khám và bệnh viện cơng.Các nhà thuốc nhỏ của tư nhân cũng phát triển bùng nổ Qua khảo sát cho thấy số lượng giường bệnh trong các phịng khám và bệnh viện cơng tăng lên trong giai đoạn 2000 2009. Sơ lượng giường bệnh trong các bệnh viện cơng năm 2009 là 163.900. Tương tự, số lượng bác sĩ và y tế ở các bệnh viện, trung tâm y tế cơng đã tăng thêm tương ứng là 46% và 41% từ năm 2000 đến 2008. Tuy nhiên, y tá vẫn thiếu trầm trọng, đặc biệt là y tá có trình độ cao. Trong các cơ sở y tế, có 13.500 cơ sở y tế cơng và 35.000 cơ sở tư nhân, chủ yếu là các phịng khám tư. Năm 2008, ngồi 974 bệnh viện cơng với 151.800 giường bệnh, Việt Nam cịn có them 85 bệnh viện tư với 5.800 giường bệnh. Như vậy, trung bình Việt Nam có khoảng 18 giường bệnh trên 10.000 dân. Thêm vào đó, số lượng các cơ sở và cán bộ y tế cơng ở các vùng miền khác nhau rất nhiều. Những vùng đơng dân cư như đồng bằng sơng Hồng và đơng bằng sơng Cửu Long có nhiêu cơ sở và cán bộ y tế hơn. Tuy nhiên, do các vùng này có số lượng dân cư đơng nên tỷ lệ cơ sở y tế và cán bộ y tế trên 100.000 dân vẫn thấp Dịch vụ y tế ở Việt Nam ngày càng được thương mại hóa: Nhiều bệnh viện cơng ở Việt Nam cung cấp dịch vụ thương mại hóa, như các “dịch vụ theo u cầu” hay các dịch vụ bổ sung như phịng riêng, điều hịa, và trong một số trường hợp là các trang thiết bị hiện đại hơn với mức giá cao hơn. Kết quả là chất lượng dịch vụ ở cùng một bệnh viện và các bệnh viện khác nhau cùng khám chữa một loại bệnh lại có bệnh viện lạm dụng điều trị nội trú cho những bệnh nhân vốn chỉ cần điều trị ngoại trú, làm trầm trọng hơn tình hình q tải, mà khơng quan tâm đến chất lượng dịch vụ hay hiệu quả điều trị 3.1.2. Dịch vụ giáo dục Dịch vụ giáo dục đang được cả cơ sở công lập và tư nhân cung cấp. Số lượng cơ sở giáo dục công và tư nhân cung cấp. Số lượng cơ sở giáo dục công và tư đã tăng đều theo thời gian, trừ các trường trunh học chuyên nghiệp. Các trường cao đẳng và đại học tăng lên đặc biệt nhanh chóng, từ 277 năm học 2005 2006 lên 403 năm học 2009 2010. Số lượng giáo viên cũng tăng tương tự theo thời gian ở tất cả các cấp giáo dục Cũng giống như ngành y tế, ngành giáo dục cũng do khu vực nhà nước chiếm vai trì chủ đạo. Tuy nhiên, số lượng các trường tư đã tăng đều. Số học sinh đăng ký vào các trường tư tăng lên từ 2,6 triệu năm 2000 lên 3,4 triệu năm 2008, tương đương với 12% đến 15% tổng số học sinh đăng ký học trong giai đoạn này Các trường cơng chiếm đa số ở cấp tiểu học và trung học, cịn các trường tư tập trung nhiều hơn vào cấp mầm non, cao đẳng, đại học và dạy nghề. Theo số liệu của Bộ Giáo dục và Đào tạo, khoảng 43% các trường mẫu giáo/nhà trẻ, 19% các trường trung học phổ thông, 20% các trường đại học, cao đẳng và 34% các trường trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề là trường tư. Đến năm 2008, 49% học sinh mầm non, 21% học sinh trung học phổ thông, 37% học viên học nghề, 18% học sinh trường trung cấp chuyên nghiệp và gần 12% sinh viện đại học/cao đẳng đang theo học tại các trường tư Ranh giới giữa cơng và tư trong giáo dục đang ngày càng trở nên mờ nhạt vì hầu hết các trường đều dựa vào các nguồn thu ngồi ngân sách nhà nước. Hiện nay, 169 các trường học được hưởng ngân sách nhà nước bao gồm trường cơng, bán cơng và các trường độc lập về tài chính. Các trường bán cơng vốn do nhà nước cấp ngân sách và quản lý (cho đến gần đây bị coi là khơng hợp pháp) thu phí cao hơn đáng kể so với trường cơng và thường nhắm tới các học sinh có thành tích học tập kém. Cùng lúc đó, một vài trường cơng lập lại có các lớp bán cơng, trong đó, học sinh phải trả phí cao hơn và đơi khi, ngay cả học sinh bán cơng vẫn theo học các lớp cơng lập. Các trường tư cịn bao gồm các trường “dân lập” độc lập nhưng nhận hỗ trợ dưới hình thức cơ sở hạ tầng hay trợ cấp, và các trường tư hoạt động vì lợi nhuận hồn tồn khơng nhận hỗ trợ vật chất nào của nhà nước. Trong một chừng mực nào đó, trường cơng cung cấp dịch vụ giáo dục mà khơng thu thêm nhiều phụ phí là một biện pháp để chống thương mại hóa, ví dụ bằng cách miễn phí giáo dục tiểu học cho các hộ gia đình có thu nhập thấp. Tuy nhiên, sự phát triển của các lớp học thêm để đảm bảo kết quả học tập đã phủ nhận phần lớn tác dụng bảo vệ này Các DVXH ở nước ta cũng dần được xã hội hóa có nghĩa là đã có sự tham gia nhiều hơn của khu vực tư nhân trong việc cung cấp các DVXH, của các hộ gia đình trong chi trả cho y tế và giáo dục, cũng như là sự thương mại hóa các dịch vụ y tế và giáo dục cơng. Việc này đảm bảo tốt hơn, kịp thời hơn trong việc đảm bảo sức khỏe cho người dân trong cộng đồng. Tinh thần của chính sách xã hội hóa là nhằm huy động sự tham gia của các chủ thể khác nhau trong việc giải quyết các vấn đề xã hội. Như đã nêu tại Đại hội Đảng lần thứ 8: “Vấn đề chính sách xã hội đều phải được giải quyết với tinh thần huy động xã hội. Nhà nước giữ vai trị chủ đạo và đồng thời khuyến khích người dân, doanh nghiệp, tổ chức xã hội, cá nhân, tổ chức nước ngồi cùng làm việc để giải quyết các vấn đề xã hội” 3.1.3. Các dịch vụ về nhà ở, điện, nước Các dịch vũ xã hội nhằm hướng tới mục tiêu là để cho người nghèo cả nơng thơn cho tới người nghèo đơ thị được sống trong những căn nhà an tồn, kiên cố, khơng tạm bợ và khơng bị ảnh hưởng tới cuộc sống của họ và khơng đe dọa tới sức khỏe của họ Dễ hiểu rằng để sống trong những ngơi nhà kiên cố và có chất lượng tốt hơn thì phải có chi phí cao hơn. Mà bản thân người nghèo rất khó có thể đáp ứng để có thể sở hữu hay th được những căn nhà như vậy. Chính vì vậy mà các chương trình: nhà ở cho người có thu nhập thấp, trợ cấp tiền xây nhà cho các hộ gia đình có hồn cảnh đặc biệt khó khăn, các chương trình xây nhà cho người có cơng đãđược triển khai trong những năm qua đã giúp cho nhiều hộ gia đình nghèo, người nghèo được tiếp cận với những căn nhà an tồn, tốt hơn đối với họ Từ nhiều năm nay các chương trình điện lưới quốc gia đã tỏa về khắp mọi miền của đất nước, chính từ những chương trình này mà người nghèo đã được thu hưởng trực tiếp rất nhiều. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có 100% người nghèo được sử dụng điện lưới, vẫn cịn những hộ nghèo nhiều vùng xa xơi, hẻo lánh, giao thơng, đường sá đi lại khó khăn thì điện lưới chưa tới Vấn đề về nước sạch cho người nghèo cũng rất bức xúc, thực tế cho thấy rằng tỷ lệ người nghèo được sử dụng nước sạch là rất thấp. Đối với người nghèo khu vực nơng thơn, miền núi hải đảo nguồn nước chủ u của người nghèo vẫn là nước giếng khơi, nước mưa, thậm chí một số nơi phải sử dụng nước ao hồ, sơng suối. Cịn đối với người nghèo ở khu vực đơ thị thì tỷ lệ là rất thấp so với những hộ khá giả. Tỷ lệ hộ nghèo dùng nước máy ăn là máy riêng mới là 32,9%, nước máy cơng cộng là 3,3%. (Theo báo cáo thống kê của Tổng cục Thống kê năm 2011, số liệu điều tra mức sống hộ gia đình năm 2010) 3.2. Kế hoạch tiếp cận DVXH 3.2.1. Lựa chọn các dịch vụ Nhìn chung nước ta thực tương đối tốt DVXH cho người nghèo. Đây là một nhận định trong một báo cáo của Would Bank. Và nhận định này được chun gia kinh tế trưởng của WB Martin Rama phân tích trong buổi lễ cơng bố báo cáo tại Hà Nội. “Chi tiêu cho người nghèo chiếm tỉ lệ cao trong mức chi tiêu cơng của Việt Nam. Việt Nam được dẫn trong báo cáo như là nước có tỉ lệ chênh lệch ít trong chi tiêu cho giáo dục giữa 1/5 nhóm người nghèo nhất và 1/5 nhóm giàu nhất. Tuy nhiên, chênh lệch trong chi tiêu cho y tế vẫn cịn khá cao. So với các nước đang phát triển khác, Việt Nam đang đi đúng hướng và đang nỗ lực hướng các dịch vụ tới người nghèo” ơng Martin Rama nói. Theo báo cáo, tình trạng chất lượng thấp của các dịch vụ cơng trên thế giới đã đến mức phải báo động. Một tỷ người trên thế giới khơng được tiếp cận với nước đã được xử lý (nước sạch) Các chun gia của WB (Ngân hang thế giới) cho rằng để cải thiện dịch vụ cho người nghèo, các khách hàng phải được tăng cường tiếng nói, lựa chọn (thơng qua các hộp thư và báo chí), tăng quyền giám sát và trừng phạt những loại dịch vụ phân phối kém hiệu quả tới người nghèo. Ơng Martin cũng cho rằng việc Việt Nam đẩy mạnh q trình phân cấp và tăng cường thực hiện dân chủ cấp cơ sở sẽ là hai nền tảng quan trọng để cải thiện tốt hơn các dịch vụ cho người nghèo Hiện nay, với mục tiêu XĐGN bền vững Việt Nam đã và đang xây dựng và thực hiện rất nhiều các chương trình, chính sách, các DVXH liên quan đến giảm nghèo. Để đạt được những mục tiêu quan trọng này thì cần có sự tham gia vào cuộc của tất cả các ban, ngành, đồn thể cũng như sự chủ động vươn lên của chính bản thân những người nghèo. Và ở đây, chúng ta cần đặc biệt nhấn mạnh đến vai trị của những NVXH, họ sẽ là cầu nối giúp cho những đối tượng là người nghèo biết đến và tiếp cận với các nguồn lưc, các hệ thống DVXH hiện có để từ đó chính họ sẽ sử dụng các nguồn lực đó vươn lên thốt khỏi cảnh nghèo. Một trong những hoạt động quan trọng của NVXH mà chúng tơi đề cập đây chính là giúp cho những đối tượng là người nghèo lựa chọn được các DVXH phù hợp Đối với người nghèo họ cần phải được đáp ứng được những nhu cầu cơ bản trước mắt trước khi nghĩ đến được đáp ứng các nhu cầu cao hơn. Vì vậy, NVXH cần trực tiếp hỗ trợ cho họ biết cách lựa chọn các DVXH phù hợp với hồn cảnh, kinh tế và khả năng đáp ứng, thực hiện từ họ và gia đình của họ Việc hỗ trợ cho người nghèo được tiếp cận với các dịch vụ như: vay vốn để phát triển kinh tế hộ gia đình nhằm tạo và tăng thu nhập cho họ là một hoạt động cần thiết nhưng cần có sự tham gia và giám sát chặt chẽ cả NVXH, người nghèo và chính quyền địa phương cũng như đối tượng cho vay, chúng ta cần đảm bảo cho người nghèo được tham gia phát triển kinh tế của gia đình một cách cọ hiểu quả và mang tính bền vững hơn; bên cạnh đó hỗ trợ họ tiếp cận đực với các dịch vụ như y tế để chăm sóc tốt sức khỏe cho họ, người nghèo nhiều lúc khơng được phép mắc bệnh bởi với khả năng của họ rất khó để chi trả cho các khoản phải đóng góp khi đi bệnh viện, nhưng NVXH làm việc trong lĩnh vực y tế cũng cần hỗ trợ cho họ các thơng tin về các dịch vụ àm người nghèo được hỗ trợ như: được khám bằng thẻ bảo hiểm y tế, hay các dịch vụ mà người nghèo trực tiếp được hưởng; việc cung cấp các thơng tin, dịch vụ hỗ trợ giáo dục cho người nghèo là sự đầu tư có hiệu quả dần dần cho họ, người nghèo có thể nghèo do thiếu kiến thức nên khơng có thơng tin dẫn tới các mối quan hệ xã hội của họ cũng bị hạn chế rất nhiều, cho nên hỗ trợ họ tiếp cận với các dịch giáo dục nhằm đem lai hiệu quả lâu dài và bền vững hơn cho người nghèo 3.2.2. Xây dựng kế hoạch tiếp cận các dịch vụ Các DVXH có chất lượng với giá cả phải chăng và một hệ thống an sinh xã hội tồn diện là cơ sở cho một xã hội ổn định và thịnh vượng, và là điều kiện tiên quyết để cải thiện phát triển con người và chất lượng cuộc sống. Tiếp cận DVXH và an sinh xã hội là thiết yếu để bảo vệ xã hội và người dân nghèo tránh khỏi các cú sốc, ví dụ về mơi trường, xã hội, kinh tế hay sức khỏe, cũng như nâng cao khả năng phục hồi. Trên thế giới, ngày càng nhiều người thừa nhận rằng việc nhìn nhận an sinh xã hội và tiếp cận DVXH là quyền phổ qt của mọi cơng dân thay vì là “những mạng lưới bảo vệ” dành cho những người dễ bị tổn thương và thiệt thịi nhất là dấu hiệu nhận biết của các xã hội và nền kinh tế thành cơng Người dân được tham gia vào lập kế hoạch và cung cấp các DVXH; y tế, giáo dục, vay vốn,. .là một trong những ngun tắc của chính sách xã hội hóa Để nâng cao trách nhiệm giải trình đối với người sử dụng dịch vụ, các tổ chức cung cấp dịch vụ cần phải có những quy trình thu hút sự tham gia của khách hàng và phải tìm kiếm thơng tin phản hồi của họ cũng như đảm bảo khách hàng có những thơng tin cần thiết để đưa ra những lựa chọn có cơ sở về sử dụng dịch vụ. NVXH cũng cần nhận thức được là ngun tắc quan trọng trong q trình hỗ trợ cho người dân nghèo để họ có thể tiếp cận và thụ hưởng trực tiếp một cách có hiệu quả nhất Bên cạnh đó các tổ chức cung cấp dịch vụ cần phải có những quy trình thu hút sự tham gia của khách hàng và phải tìm kiếm thơng tin phản hồi của họ. Đây là một vấn đề rất quan trọng khi tham gia các DVXH. Ví dụ như trong lĩnh vực y tế, nơi “thơng tin khơng được chia sẻ đầy đủ”, vì người sử dụng dịch vụ thường khơng được thơng báo đầy đủ về phương pháp điều trị bệnh, các lựa chọn về cách điều trị, hoặc thuốc men và các ảnh hưởng của chúng. Luật khám chữa bệnh quy định rõ ràng về quyền của bệnh nhân, bao gồm quyền được thơng tin về tình trạng sức khỏe của họ, các lựa chọn về cách điều trị và chi phí điều trị Luật này cũng dành cho bệnh nhân quyền được tơn trọng, được đảm bảo bí mật, khơng bị phân biệt đối xử và được từ chối điều trị. Tuy nhiên trong thực tế, mức độ nhận thức của người nghèo về các quyền lợi về y tế cịn rất thấp, ví dụ họ khơng được biết nhiều chương trình bảo hiểm y tế tự nguyện. NVXH cần phối hợp với các đối tác liên quan để tổ chức các chiến dịch truyền thơng và nâng cao nhận thức cho người nghèo về các quyền lợi và trách nhiệm cũng như cách thức để tham va hưởng thụ từ các DVXH đó Người nghèo nói riêng họ có quyền được thơng tin về các dịch vụ mà họ nhận được, về chất lượng dịch vụ, và các lựa chọn có sẵn khi họ quyết định sử dụng một dịch vụ nào đó. Ví dụ như: Nghị định về dân chủ ở cơ sở của nước ta đã tạo khn khổ cho sự tham gia của cơng dân trong các quyết định có ảnh hưởng đến cuộc sống của họ. Được thiết kế để tăng cường sự tham gia của người dân vào q trình ra quyết định cấp thơn xã, khn khổ này nên được mở rộng để thúc đẩy sự tham gia và trao đổi thơng tin nhiều hơn giữa cơng dân với các tổ chức cung cấp dịch vụ. Quyền được thơng tin, quyền được tư vấn, quyền được quyết định và quyền kiểm tra (giám sát) đều có thể được áp dụng cho các tổ chức cung cấp dịch vụ. Như vậy, Người dân có quyền được thơng tin về các dịch vụ mà họ nhận được, về chất lượng dịch vụ, và các lựa chọn có sẵn khi họ quyết định sử dụng một dịch vụ nào đó; quyền được tư vấn khi các kế hoạch đang được chuẩn bị để thay đổi các dịch vụ này và cách cung cấp dịch vụ, TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Chun đề xố đói giảm nghèo Nguyễn Thị Vân, Ths. Bùi Thị Chớm Đại học Lao động Xã hội 2005 [2]. Tài liệu tập huấn xố đói giảm nghèo cho cán bộ cấp xã, huyện, tỉnh Bộ Lao động Thương binh và xã hội NXB Lao động xã hội 2005 [3]. Chiến lược tồn diện về tăng trưởng và XĐG Cơng văn số 2685/VPCP – QHQT ngày 21/5/2002 [4]. Một số vấn đề giảm nghèo cho vùng dân tộc thiểu số Bùi Minh Hạo NXB Khoa học Xã hội 2003 [5]. Phát triển cộng đồng Nguyễn Kim Liên NXB Lao động Xã hội 2008 [6]. Báo cáo giảm nghèo trong phát triển bền vững Cục BTXH, Bộ Lao động Thương binh và xã hội 2010 [7]. Chương trình giảm nghèo khổ Nguyễn Hữu Dũng Tạp chí lao động xã hội 8/1992. [8]. Tài liệu tập huấn xố đói giảm nghèo cho cán bộ cấp xã, huyện, tỉnh Bộ Lao động Thương binh và xã hội NXB Lao động xã hội 2005 [9]. Ảnh hưởng của các chuyển giao xã hội tại Việt Nam trong thị trường chính sách và giảm nghèo tại Việt Nam Lê Đặng Trung 2007 [10] Đánh giá nghèo với sự tham gia của người dân 2008”,“Báo cáo tổng hợp VASS 2009 Viện Khoa học xã hội Việt Nam [11]. Nghèo ở đồng bào dân tộc thiểu số, Báo cáo đầu vào cho đánh gía nghèo ở Việt Nam 2008, 2009, 2010 Nguyễn Thị Minh Hồ, Nguyễn Thị Thu Phương và Phạm Thái Hưng ... Bài 1: Những vấn đề? ?cơ? ?bản về đói? ?nghèo? ?và xóa đói giảm? ?nghèo Bài 2: Hệ thống dịch vụ? ?xã? ?hội? ?hỗ trợ? ?người? ?nghèo Bài 3: Cơng? ?tác? ?xã? ?hội? ?với? ?người? ?nghèo, hộ? ?nghèo Bài 4: Kỹ năng? ?cơ? ?bản trong cơng? ?tác? ?xã? ?hội? ?với? ?người? ?nghèo. .. Đây là bài rất quan trọng trong mơ đun, cung cấp những kiến thức rất cần thiết cho cơng tác? ?xã? ?hội? ?với? ?người? ?nghèo? ?và hộ? ?nghèo Mục tiêu: Kiến thức:? ?Trình? ?bày được tiến? ?trình? ?cơng? ?tác? ?xã? ?hội? ?cá nhân, cơng? ?tác? ?xã? ?hội? ?nhóm? ?với? ? người? ?nghèo, hộ? ?nghèo; Kỹ năng:... ? ?xã? ?hội? ?trong việc hỗ trợ gia đình tiếp cận đến các dịch vụ? ?xã? ?hội? ?để được giúp đỡ; +? ?Trình? ?bày được kỹ năng? ?cơ? ?bản trong cơng? ?tác? ?xã? ?hội? ?với? ?người? ?nghèo; tiến? ?trình? ?cơng tác? ?xã? ?hội? ?với? ?người? ?nghèo? ?và hộ? ?nghèo;