1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

GOI Y GIAI DE THI NGU VAN VAO LOP 10 NAM HOC20122013 CUA SO GIAO DUC HA NOI

2 7 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Tuy nhiên, đó phải là những đoạn văn nghị luận khoảng 12 câu theo cách lập luận diễn dịch với nội dung làm rõ cảm giác của người chiến sĩ lái xe trên chiếc xe không kính.. Đoạn văn đó ph[r]

(1)

GỢI Ý ĐỀ THI NGỮ VĂN VÀO LỚP 10 CỦA HÀ NỘI (Gợi ý chỉ có tính chất tham khảo)

( Cô giáo Đinh Thị Thu Hà – GV trường THCS Dịch Vọng – Quận Cầu Giấy – Hà Nội)

Phần I :

1 Những câu thơ trích dẫn trong đề bài thuộc tác phẩm Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật Bài thơ được sáng tác năm 1969 khi ấy cuộc kháng chiến chống Mỹ đang trong giai đoạn quyết liệt nhất

2 Từ phủ định trong câu thơ: không, không phải

-Việc dùng liên tiếp từ phủ định không nhằm khẳng định tính chất đặc biệt của hình tượng những chiếc xe trong bài thơ Tác giả giải thích nguyên nhân cũng rất thực Cách giải thích cho thấy đây là những chiếc xe đã đi qua bom đạn thử thách Bom đạn chiến tranh đã làm cho những chiếc xe bị phá huỷ, biến dạng Hình ảnh chiếc xe không kính cho thấy hiện thực khốc liệt, dữ dội của chiến tranh, bộc lộ được phẩm chất cao đẹp của người chiến sĩ

-Việc dùng liên tiếp từ phủ định không góp phần tạo nên một giọng thơ thản nhiên, rất gần với lời nói, ngang tàng, đầy chất lính, thể hiện cái hiên ngang, bất chấp khó khăn, nguy hiểm của các anh lính lái xe Trường Sơn

3 Thí sinh có thể viết những đoạn văn cụ thể khác nhau Tuy nhiên, đó phải là những đoạn văn nghị luận khoảng 12 câu theo cách lập luận diễn dịch với nội dung làm rõ cảm giác của người chiến sĩ lái xe trên chiếc xe không kính Đoạn văn đó phải có sử dụng câu phủ định và phép thế Gạch dưới câu phủ định và những từ ngữ dùng làm phép thế

Sau đây là một vài gợi ý:

- Người chiến sĩ lái xe có rất nhiều cảm giác khi điều khiển những chiếc xe không kính.

- Trước hết, vì xe không có kính chắn gió nên gió cứ lùa thẳng vào buồng lái, gió làm đắng mắt, cái nhìn của người lái xe vẫn hút chặt vào con đường – con đường tiến lên phía trước– con đường của trái tim Nhìn tim là hình ảnh ẩn dụ Từ nhìn thấy lặp lại 5 lần

-Qua khung cửa xe không còn kính chắn gió, người lái xe tiếp xúc trực tiếp với thế giới bên ngoài Gió được nhân hóa và chuyển đổi cảm giác đầy ấn tượng (gió vào xoa mắt đắng) Không có kính, con người gần gũi, thân mật với thiên nhiên hơn Không chỉ mặt đất mà cả bầu trời với sao trời, cánh chim như cũng ùa vào buồng lái -Sa, ùa: gợi cảm giác thích thú, giao cảm với thiên nhiên Gian khổ không làm vơi bớt tâm hồn giàu cảm xúc, lãng mạn của người chiến sĩ Câu thơ diễn tả được cảm giác về tốc độ trên chiếc xe đang lao nhanh Nhà thơ diễn tả chính xác hoạt động, các cảm giác mạnh và đột ngột của người ngồi trong buồng lái

-Hình ảnh con đường chạy thẳng vào tim là 1 khái quát đặc sắc về con đường trái tim Đường Trường Sơn, con đường giải phóng Miền Nam là con đường của trái tim Xe không kính, biết bao gian khổ, người lính vẫn vượt qua với thái độ bất chấp mọi gian khổ, hiểm nguy với tinh thần quả cảm

4 Không có kính, rồi xe không có đèn Không có mui xe, thùng xe có xước,

(2)

1 Câu hỏi yêu cầu thí sinh giới thiệu ngắn gọn về tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa trong khoảng nửa trang giấy thi Đáp ứng câu hỏi này, thí sinh cần nêu một số những nội dung căn bản sau :

- Giới thiệu Lặng lẽ Sa Pa là một truyện ngắn thành công của nhà văn Nguyễn Thành Long

- Truyện được sáng tác năm 1970- trong chuyến đi thực tế lên Lào Cai của tác giả -Giá trị nội dung của truyện: Truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” khắc hoạ thành công hình ảnh những người lao động bình thường, mà tiêu biểu là anh thanh niên làm công tác khí tượng ở một mình trên đỉnh núi cao Qua đó truyện khẳng định vẻ đẹp của con người lao động và ý nghĩa những công việc thầm lặng

-Chất trữ tình toát lên từ những phong cảnh thiên nhiên và nội dung truyện

- Giá trị nghệ thuật của truyện: Giọng văn trong sáng nhẹ nhàng giàu chất thơ Cốt truyện đơn giản, chỉ tập trung vào cuộc gặp gỡ tình cờ của mấy người khách trên chuyến xe với người thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh cao Yên Sơn ở Sa Pa Nhân vật chính của truyện – anh thanh niên – chỉ hiện ra trong chốc lát nhưng để lại cho các nhân vật khác những tình cảm tốt đẹp

2 Trong nhan đề Lặng lẽ Sa Pa, tác giả đã sắp xếp các từ khác với trật tự thông thường Tác giả đã dùng cách nói đảo ngữ, (Lặng lẽ Sa Pa thay vì Sa Pa lặng lẽ) - Cách sắp xếp của tác giả có dụng ý trong việc thể hiện chủ đề của truyện, gây ấn tượng mạnh về sự lặng lẽ Nhưng lặng lẽ chỉ là cái không khí bên ngoài của cảnh vật Điều mà tác giả muốn khám phá và muốn truyền đến cho người đọc chính là cái không khí lặng lẽ bên trong suy nghĩ, ở sự miệt mài, hăng say làm việc, cống hiến cua những con người lao động nơi đây Họ lặng thầm, khiêm tốn cống hiến cho đất nước

3 Thí sinh có thể ghi lại một dẫn chứng ở một bài thơ đã học có biện pháp đảo ngữ Câu hỏi chỉ yêu cầu nêu rõ tên tác phẩm và dẫn chứng không giới hạn năm học Do vậy, học sinh có thể lấy dẫn chứng ở chương trình lớp 9 mà cũng có thể ở các lớp dưới Đây là một vài ví dụ :

- Lom khom dưới núi tiều vài chú/Lác đác bên sông chợ mấy nhà (Qua đèo Ngang – Bà Huyện Thanh Quan)

- Ung dung buồng lái ta ngồi/ nhìn đất nhìn trời nhìn thẳng (Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Phạm Tiến Duật)

-Thình lình đèn điện tắt( Ánh trăng –Nguyễn Duy) …

Ngày đăng: 27/05/2021, 21:28

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w