1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quy hoạch vùng và đô thị: Giải pháp quy hoạch khu di tích Cách Mạng Tân Trào nhằm phát huy các giá trị lịch sử văn hóa và phát triển du lịch bền vững

28 38 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 2,27 MB

Nội dung

Mục đích nghiên cứu đề tài là đề xuất các giải pháp, ý tưởng quy hoạch khu di tích Cách Mạng Tân Trào nhằm phát huy các giá trị lịch sử văn hóa và phát triển du lịch bền vững, tạo lập một không gian đặc trưng về lịch sử văn hóa bản địa, hấp dẫn về du lịch.

Trang 1

VŨ NGỌC DIỆP

GIẢI PHÁP QUY HOẠCH KHU DI TÍCH CÁCH MẠNG TÂN TRÀO NHẰM PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ VĂN HÓA

VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUY HOẠCH VÙNG VÀ ĐÔ THỊ

Hà Nội – 2016 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

-

Trang 2

VŨ NGỌC DIỆP KHÓA 2014 - 2016

GIẢI PHÁP QUY HOẠCH KHU DI TÍCH CÁCH MẠNG TÂN TRÀO NHẰM PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ VĂN HÓA

VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Chuyên ngành: Quy hoạch vùng và đô thị

Mã số: 60.58.01.05

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUY HOẠCH VÙNG VÀ ĐÔ THỊ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS KTS TRẦN THỊ LAN ANH

Hà Nội – 2016 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

-

Trang 3

LỜI CẢM ƠN Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành sâu sắc tới TS KTS Trần Thị Lan Anh, người thầy trực tiếp tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình thực hiện luận văn

Tác giả xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo đã chỉ bảo, dạy dỗ tác giả trong suốt quá trình học tập

Tác giả xin trân trọng cảm, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Xây dựng, Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, Khoa Sau Đại học đã tạo điều kiện và giúp

đỡ tác giả trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn

Xin trân trọng cảm ơn

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Vũ Ngọc Diệp

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ này là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Vũ Ngọc Diệp

Trang 5

PHẦN MỞ ĐẦU

* Lý do chọn đề tài

Chiến khu cách mạng ATK là một vùng di tích lịch sử cách mạng quan trọng

có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với quốc gia Đây là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh đạo và các cơ quan của Đảng, Nhà nước làm việc từ năm 1941 – 1954 để lãnh đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đã làm nên chiến thắng Điện Biên kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến trường kỳ gian khổ chống thực dân Pháp của dân tộc Trong thời kì ấy, tại đây nhiều sắc lệnh quan trọng của nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, đã được kí ban hành Thủ đô kháng chiến ATK cũng là nơi diễn ra các hoạt động ngoại giao, chỉ đạo toàn dân kháng chiến

Trong những năm qua chính quyền và các tổ chức xã hội, cá nhân đã quan tâm đầu tư phát triển vùng ATK cùng với các chương trình, mục tiêu bảo tồn tôn tạo phát huy di tích lịch sử cách mạng và phát triển kinh tế xã hội vùng ATK đã cơ bản phát huy hiệu quả Sự khởi động của dự án đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng căn cứ cách mạng, hay một số dự án khu du lịch, các dự án xây dựng hạ tầng

cơ sở phục vụ dân cư tại đây, các dự án về bảo tồn văn hóa di tích lịch sử cách mạng đã góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương và những cơ hội phát triển

du lịch đặc biệt, đồng thời cũng mở ra cơ hội khai thác có hiệu quả các giá trị lịch

sử văn hóa kết hợp với du lịch, tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan, đảm bảo an ninh quốc phòng Lượng khách tham quan du lịch về nguồn ngày càng tăng cao

Quy hoạch xây dựng vùng chiến khu cách mạng ATK liên tỉnh Thái Nguyên – Tuyên Quang – Bắc Kạn đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Nhiệm vụ tại quyết định số 679/QĐ TTg ngày 3 tháng 5 năm 2013 đã xác định đây là vùng bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa lịch sử và di tích cách mạng gắn với việc giáo dục các truyền thống đấu tranh, yêu nước của dân tộc trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, là vùng phát triển kinh tế nông - lâm nghiệp và các hoạt động du lịch gắn với việc phát triển các khu dân cư theo hướng bền vững là một trung tâm du lịch sinh thái - văn hóa - lịch sử cấp quốc gia và có vị trí quan trọng về an ninh - quốc phòng

Trang 6

Tân Trào, thời tiền khởi nghĩa là tên gọi chung của cả Khu căn cứ cách mạng, nằm ở phía đông bắc của huyện Sơn Dương, phía đông huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang Trung tâm khu căn cứ cách mạng Tân Trào cách Quốc lộ 37 và huyện lỵ Sơn Dương 12 km về phía đông bắc Đây chính là hệ thống giao thông liên lạc của các đoàn quân cách mạng Nam tiến và Bắc tiến trong thời kỳ tiền khởi nghĩa Tuy hệ thống giao thông khó khăn, hiểm trở song dễ cơ động "thuận đường tiến, tiện đường thoái" Chính vì vậy, Tân Trào là khu di tích đặc biệt quan trọng của Quốc gia, gắn liền với hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Trung ương Đảng, Chính phủ, Quốc hội, Mặt trận, các bộ, ban ngành Trung ương; ghi dấu những sự kiện trọng đại của đất nước trong thời kỳ chuẩn bị Tổng khởi nghĩa giành chính quyền Tháng Tám năm 1945 và trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược

Tuy nhiên cho tới nay, các quy hoạch đã được lập hầu như chỉ đưa ra những giải pháp cảnh quan dựa trên các giá trị lịch sử văn hóa chứ chưa đảm bảo phát triển

du lịch bền vững Khí hậu Trái đất nóng lên và biến đổi thất thường khiến nhiều di tích bị xuống cấp nghiêm trọng Những sạt lở nghiêm trọng trên dòng sông Phó Đáy đang đe dọa cuốn trôi từng phần của khu di tích LSTT Ô nhiễm môi trường đô thị đang là vấn đề nhức nhối Kinh tế nông nghiệp lạc hậu, giao thông đi lại khó khăn, trình độ người dân còn thấp kém Việc tổ chức các tour du lịch chỉ thiên về giới

thiệu lịch sử, sản phẩm du lịch nghèo nàn Bởi vậy, việc nghiên cứu giải pháp quy hoạch khu di tích Cách Mạng Tân Trào nhằm phát huy các giá trị lịch sử văn hóa và phát triển du lịch bền vững là rất cần thiết để góp phần tạo nên sự thống

nhất trong quy hoạch xây dựng vùng chiến khu cách mạng liên tỉnh nói chung và định hướng đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng căn cứ cách mạng tỉnh Tuyên Quang nói riêng

* Mục đích nghiên cứu

Đề xuất các giải pháp, ý tưởng quy hoạch khu di tích Cách Mạng Tân Trào nhằm phát huy các giá trị lịch sử văn hóa và phát triển du lịch bền vững, tạo lập một không gian đặc trưng về lịch sử văn hóa bản địa, hấp dẫn về du lịch

Trang 7

* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: quy hoạch nhằm phát huy các giá trị lịch sử văn hóa

và phát triển du lịch bền vững

- Phạm vi nghiên cứu: khu di tích Cách mạng Tân Trào, gồm 11 xã: Tân Trào Minh Thanh, Trung Yên, Bình Yên, Lương Thiện (huyện Sơn Dương); Kim Quan, Trung Sơn, Hùng Lợi, Trung Minh, Công Đa, Đạo Viện (huyện Yên Sơn)

Hình a: Sơ đồ khu di tích Cách Mạng Tân Trào

- Khu vực nghiên cứu có tổng diện tích tự nhiên khoảng 3100ha

+ Phía Bắc giap xã Linh Phú - huyện Chiêm Hóa và 2 xã Nghĩa Tá, Bình Trung (Chợ Đồn – Bắc Kạn)

+ Phía Đông giáp các xã thuộc 2 huyện Định Hóa, Đại Từ (Thái Nguyên) + Phía Nam giáp 2 xã Tú Thịnh, Hợp Thành (Sơn Dương)

+ Phía Tây giáp các xã Tân Tiến, Kiến Thiết, Tiến Bộ, Thái Bình (Yên Sơn)

Trang 8

Phạm vi nghiên cứu được xác định dựa trên cơ sở khoanh vùng bảo vệ di tích lịch sử quốc gia đặc biệt đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận tại Quyết định số

548 QĐ/TTg ngày 10/5/2012

* Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa, thu thập tài liệu:

Công tác thực địa đóng vai trò quan trọng, bổ sung những tư liệu thiết yếu trong toàn bộ quá trình nghiên cứu, kiểm tra, chỉnh lý những tư liệu vốn rất sinh động về quá trình phát triển đô thị tại địa phương nghiên cứu

- Phương pháp tiếp cận hế thống và cấu trúc:

Phương pháp tiếp cận hệ thống và cấu trúc là phương pháp nghiên cứu chủ đạo được tác giả vận dụng xuyên suốt trong quá trình nghiên cứu luận án

Đối tượng nghiên cứu được xem xét như một hệ thống, bao gồm những bộ phận cấu thành, mối quan hệ tương tác và mục tiêu

Phương pháp tiếp cận hệ thống và cấu trúc cho phép tác giả phân chia vấn đề phức tạp thành các vấn đề để xử lý, từ đó rút ra được những đặc trưng nổi trội và quy luật của đối tượng làm cơ sở hình thành các đối sách hợp lý cho từng trường hợp cụ thể

- Phương pháp nghiên cứu có chọn lọc các tài liệu và kế thừa kết quả nghiên

cứu của các đề tài nghiên cứu khoa học và các dự án khác có liên quan;

- Phương pháp tổng hợp, phân tích, đánh giá đề xuất:

Phương pháp phân tích và tổng hợp là hai phương pháp được sử dụng phổ biến trong khoa học Hai phương pháp này gắn bó chặt chẽ với nhau; trên cơ sở kết hợp chúng với nhau mới có sự hiểu biết toàn diện, sâu sắc về các sự vật, hiện tượng

và quá trình thực hiện

- Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia – những người có chuyên môn

trong các lĩnh vực quy hoạch bảo tồn tôn tạo

- Phương pháp so sánh đối chiếu với các quy chuẩn quy phạm, lý thuyết cơ

sở về thiết kế, tham khảo những bài học kinh nghiệm trong nước ngoài nước, từ đó

đề xuất giải pháp

Trang 9

- Phương pháp sơ đồ, bản đồ

Thông qua sơ đồ và mô hình hóa, luận văn tìm ra những đặc điểm của quá trình phát triển không gian cũng như sự mở rộng của các hoạt động kinh tế xã hội của quá trình đô thị hóa Phương pháp sơ đồ, bản đồ sẽ tổng hợp một cách trực quan nhất những xu thế phát triển chung về mọi mặt

* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

- Ý nghĩa khoa học: Đưa ra các giải pháp trên cơ sở khoa học để quy hoạch khu di tích Cách Mạng Tân Trào nhằm phát huy các giá trị lịch sử văn hóa và phát triển du lịch bền vững

- Ý nghĩa thực tiễn: Góp phần giữ gìn, bảo vệ và phát huy các giá trị lịch sử văn hóa và phát triển du lịch bền vững khu di tích Cách mạng Tân Trào Góp phần phát triển

du lịch cho tỉnh Tuyên Quang Bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu

* Các khái niệm và thuật ngữ

Các khái niệm, thuật ngữ sử dụng trong luận văn dựa trên cơ sở Luật Di sản Văn hóa, một số được tổng hợp từ tư liệu khác

- Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa

học bao gồm di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia

- Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa,

khoa học được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, được lưu truyền bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu giữ, lưu truyền khác, bao gồm tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, ngữ văn truyền miệng, diễn xướng dân gian, lối sống, nếp sống, lễ hội, bí quyết về nghề thủ công truyền thống, tri thức về y, dược học cổ truyền, về văn hóa ẩm thực, về trang phục truyền thống dân tộc và những tri thức dân gian khác

- Di tích lịch sử - văn hóa là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ

vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học

Trang 10

- Khu di tích lịch sử văn hóa là một di tích hoặc một cụm di tích lịch sử văn

hóa được quy hoạch, đầu tư, tôn tạo và mở rộng thêm không gian phụ trợ để phục

vụ cho nhu cầu tham quan, du lịch của con người đương đại

- Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài

nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định

- Du lịch bền vững là việc đáp ứng các nhu cầu hiện tại của du khách và vùng

du lịch mà vẫn bảo đảm những khả năng đáp ứng nhu cầu cho các thế hệ du lịch tương lai

- Du lịch cộng đồng là một loại hình du lịch do chính cộng đồng người dân

phối hợp tổ chức, quản lý và làm chủ để đem lại lợi ích kinh tế và bảo vệ được môi trường chung thông qua việc giới thiệu với du khách các nét đặc trưng của địa phương (phong cảnh, văn hóa…)

- Bảo quản di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo

vật quốc gia là hoạt động nhằm phòng ngừa và hạn chế những nguy cơ làm hư hỏng

mà không làm thay đổi những yếu tố nguyên gốc vốn có của di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia

- Tu bổ di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh là hoạt động nhằm tu

sửa, gia cố, tôn tạo di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh

- Phục hồi di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh là hoạt động nhằm

phục dựng lại di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh đã bị hủy hoại trên cơ sở các dữ liệu khoa học về di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh đó

- Bảo tồn di tích là những hoạt động nhằm bảo đảm sự tồn tại lâu dài, ổn

định của di tích để sử dụng và phát huy giá trị di tích đó

- Gia cố gia cường di tích là biện pháp xử lý các cấu kiện của di tích nhằm

giữ ổn định về mặt cấu trúc và tang cường khả năng chịu lực của các cấu kiện này

- Tôn tạo di tích là những hoạt động nhằm tang cường khả năng sử dụng và

phát huy giá trị di tích nhưng vẫn đảm bảo tính nguyên vẹn, sự hài hòa của di tích

và cảnh quan lịch sử - văn hóa của di tích

Trang 11

- Vùng bảo vệ: Theo Luật di sản văn hóa chia làm hai khu vực: Khu vực I và

khu vực II:

+ Khu vực bảo vệ I ( Khu vực bảo tồn ):

Đây là phần được quan niệm bất biến (phần cốt lõi), chỉ được làm các công việc như phục chế, bảo tồn, chống xuống cấp Luôn phải tìm cách trả lại nguyên bản

mà di tích từ khi xuất hiện đã có

+ Khu vực bảo vệ II ( Bảo vệ - tôn tạo ):

Đây là không gian hỗ trợ để làm tang độ an toàn, tang hiệu quả kiến trúc – nghệ thuật và cảnh quan môi trường của di tích; đồng thời tang khả năng, hiệu quả khai thác với di tích

- Quy hoạch xây dựng là việc tổ chức không gian đô thị và điểm dân cư nông

thôn, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội; tạo lập môi trường sống thích hợp cho người dân sống tại các vùng lãnh thổ, bảo đảm kết hợp hài hòa giữa lợi ích quốc gia với lợi ích cộng đồng, đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường Quy hoạch xây dựng được thể hiện thông qua đồ án quy hoạch xây dựng bao gồm sơ đồ, bản vẽ, mô hình và thuyết minh

- Cảnh quan di tích là nơi diễn ra các sự kiện có ý nghĩa lịch sử, là cảnh quan

có các công trình kiến trúc được xếp hạng di tích

- Sự tham gia của cộng đồng: Là quá trình trong đó các nhóm dân cư của

cộng đồng tác động và quá trình quy hoạch, thực hiện, quản lý sử dụng hoặc duy trì một dịch vụ, trang thiết bị hay phạm vi hoạt động… Vì vậy, việc thu nhận một dịch

vụ và thanh toán các chi phí dịch vụ là một hình thức tham gia rất hạn chế do nó ít ảnh hưởng đến phương thức cung cấp dịch vụ Tương tự các hành động cá nhân không có tổ chức sẽ không được coi là sự tham gia của cộng đồng

* Cấu trúc luận văn

Trang 13

Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui

lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện

– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội

Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội

Email: digilib.hau@gmail.com

TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN

Trang 14

2 Kiến nghị

- Đúc rút các kinh nghiệm bảo tồn di sản văn hóa, quy hoạch xây dựng, luận văn đã đưa ra một số giải pháp áp dụng cho việc bảo tồn, quy hoạch xây dựng, phát triển du lịch bền vững Đề tài đã giải quyết được một phần của vấn đề bức xúc hiện nay đang tồn tại của khu di tích CMTT là mâu thuẫn giữa bảo tồn và phát triển

- Luận văn đã đề xuất phương án bảo tồn, quản lý và khai thác di sản một cách có đồng bộ giữa chính quyền và cộng đồng trong việc phát huy các giá trị lịch

sử văn hóa và phát triển du lịch bền vững

- Các nghiên cứu đề xuất trong luận văn ở mức sơ bộ Để có thể đưa vào áp dụng thực tiễn cần có những nghiên cứu chi tiết hơn để cụ thể hoá các đề xuất, giải pháp của đề tài

Ngày đăng: 26/05/2021, 20:31

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w