1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkMột số kinh nghiệm dạy học theo định hướng hình thành và phát triển năng lực học sinh thông qua các chủ đề dạy học môn sinh học bậc THPT

50 11 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 50
Dung lượng 9,2 MB

Nội dung

Tuy nhiên, việc tiếp cận áp dụng, triển khai các hình thức tổ chức dạy họctheo định hướng hình thành và phát triển năng lực đến từng môn học, cũng như cácchủ đề dạy học nội môn nhiều giá

Trang 1

PHẦN I: MỞ ĐẦU 1.1 Lý do chọn đề tài

Sự phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh toàn cầu hóa đặt ra những yêucầu mới đối với người lao động, do đó cũng đặt ra những yêu cầu mới cho sựnghiệp giáo dục thế hệ trẻ và đào tạo nguồn nhân lực Một trong những định hướng

cơ bản của việc đổi mới giáo dục là chuyển từ nền giáo dục mang tính hàn lâm,kinh viện, xa rời thực tiễn sang một nền giáo dục chú trọng việc hình thành nănglực hành động, phát huy tính chủ động, sáng tạo của người học và chuyển từchương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực, nghĩa là từ sự quantâm đến việc học sinh học được cái gì đến việc quan tâm học sinh vận dụng đượccái gì qua việc học Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa 11 về định hướngquan trọng của đổi mới phương pháp dạy học là phát huy tính tích cực tự giác vàsáng tạo, phát triển năng lực hành động, năng lực cộng tác làm việc của người học

Đó cũng là xu hướng quốc tế trong cải cách phương pháp dạy học ở nhà trườngphổ thông Trước xu thế đó, Bộ Giáo dục đã đưa ra chiến lược phát triển Giáo dụcgiai đoạn 2011- 2020 ban hành kèm theo Quyết định 711/QĐ- TTg ngày 13/6/2012của thủ tướng chính phủ chỉ rõ: "Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học và đánhgiá kết quả học tập, rèn luyện theo hướng phát huy tính tích cực tự giác, chủ độngsáng tạo và năng lực tự học của người học" Đổi mới mạnh mẽ các phương phápdạy học cổ truyền với mục đích truyền thụ kiển thức sang dạy học theo theo địnhhướng phát triển phẩm chất năng lực người học

Tuy nhiên, việc tiếp cận áp dụng, triển khai các hình thức tổ chức dạy họctheo định hướng hình thành và phát triển năng lực đến từng môn học, cũng như cácchủ đề dạy học nội môn nhiều giáo viên đang còn gặp nhiều khó khăn, thiếu nhiềukinh nghiệm trong xây dựng và thiết kế đặc biệt trong bộ môn Sinh học, đa số giáoviên vẫn còn quen theo dạy học truyền thống, ngại thay đổi trong dạy học, chưamạnh dạn khai thác các tiềm năng có thể phát triển ở học sinh, ngại giao nhiệm vụcho học sinh Trong nhiều bài học giáo viên chưa huy động được các nguồn thôngtin liên quan để xây dựng thành các chủ đề dạy học, cũng như còn thiếu kinhnghiệm trong việc tổ chức dạy học theo định hướng phát triển năng lực của ngườihọc thông qua các chủ đề dạy học cụ thể, học sinh chưa có nhiều cơ hội để giảiquyết những vấn đề xác thực, có hệ thống và liên quan đến nhiều kiến thức khácnhau

Hướng tới chương trình dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất, nănglực học sinh ở cấp trung học phổ thông (THPT) theo lộ trình sẽ bắt đầu được triểnkhai từ lớp 10 năm học 2022-2023 và áp dụng lớp 11, 12 các năm học tiếp theo, đểgiúp giáo viên chủ động nắm bắt quan điểm dạy học của chương trình mới và cóthêm kinh nghiệm trong dạy học đạt hiệu quả cao Từ thực tế nhiều năm giảng dạytôi thấy có nhiều bài học có thể xây dựng thành các chủ đề và thiết kế các hìnhthức dạy học theo định hướng hình thành và phát triển năng lực người học thì sẽ

Trang 2

phát triển năng lực ở các em rất tốt, đồng thời sẽ làm tăng lên sự yêu thích học tậpmôn Sinh học ở các em

Xuất phát từ yêu cầu đổi mới dạy học, cũng như một số kinh nghiệm trongquá trình dạy học chủ đề của bản thân kết hợp với sự giúp đỡ của đồng nghiệp

nhiều năm Chúng tôi xin chia sẻ đề tài: “ Một số kinh nghiệm dạy học theo định hướng hình thành và phát triển năng lực học sinh thông qua các chủ đề dạy học môn sinh học bậc THPT”

1.2 Mục đích, nhiệm vụ của đề tài

Nghiên cứu về thực trạng ứng dụng việc dạy học theo định hướng hình thành

và phát triển năng lực học sinh trong bộ môn Sinh hoc hiện nay

Tìm hiểu thuận lợi và khó khăn cũng như việc ứng dụng việc dạy học theochủ đề trong bộ môn Sinh hoc hiện nay

Đưa đưa một số kinh nghiệm, định hướng khi xây dựng, soạn giảng dạy họctheo định hướng hình thành và phát triển năng lực học sinh bằng các chủ đề dạyhọc trong bộ môn Sinh học bậc THPT Mặt khác, thông qua tổ chức dạy học theochủ đề làm cho học sinh yêu thích học bộ môn sinh học hơn

1.3 Đóng góp mới của đề tài

Đề tài đã tiến hành khảo sát, đánh giá thực trạng việc dạy học theo định hướnghình thành và phát triển năng lực trong bộ môn sinh học hiện nay ở địa bàn huyệnTân Kỳ, từ đó đưa ra kinh nghiệm, định hướng cho GV dạy học tiếp cần chươngtrình GDPT năm 2018 thông qua các chủ đề dạy học cụ thể

Thông qua đề tài cũng làm rõ những thuận lợi và khó khăn việc tổ dạy học theochủ đề trong môn SH tại địa phương, trên cơ sở đó thiết kế kế hoạch dạy học phùhợp, điều chỉnh dạy học đúng tinh thần đổi mới của Bộ Giáo dục và đào tạo yêu cầu

Đề tài đưa ra một số kinh nghiệm và định hướng cho GV khi xây dựng và tổchức dạy các chủ đề Sinh học tiếp cận chương trình mới

Mặt khác, đề tài đã đưa ra định hướng cụ thể về phương pháp, kỉ thuật dạy họctích cực phù hợp với các chủ đề dạy học cụ thể như: tính định hướng thực tiễn, tínhđịnh hướng hành động, định hướng hứng thú, tính tự lực cao của người học, tínhcộng tác trong làm việc và định hướng sản phẩm Giúp học sinh (HS) phát triển rấtnhiều năng lực chuyên biệt của môn SH hướng tới

Trang 3

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2.1 Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc dạy học theo định hướng hình thành và phát triển năng lực học sinh hiện nay

2.1.1 Năng lực là gì? Dạy học theo định hướng hình thành và phát triển năng lực.

Theo quan điểm của những nhà tâm lý học: năng lực là tổng hợp các đặcđiểm, thuộc tính, tâm lý của cá nhân phù hợp với yêu cầu đặc trưng của một hoạtđộng nhất định nhằm đảm bảo cho hoạt động đó đạt kết quả cao [1]

Theo tài liệu chương trình Giáo dục phổ thông (GDPT) năm 2018, năng lựccốt lõi bao gồm: bao gồm các năng lực chung và năng lực đặc, cụ thể:

Những năng lực chung được hình thành, phát triển thông qua tất cả các mônhọc và hoạt động giáo dục bao gồm: Năng lực tự chủ và tự học; Năng lực giao tiếp

và hợp tác; Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo

Những năng lực đặc thù được hình thành, phát triển chủ yếu thông qua một

số môn học và hoạt động giáo dục nhất định bao gồm: Năng lực ngôn ngữ; Nănglực tính toán; Năng lực khoa học; Năng lực công nghệ; Năng lực tin học; Năng lựcthẩm mỹ; Năng lực thể chất [14]

Trong dự thảo Chương trình GDPT môn sinh học năm 2018, xác định năng lực cốt lõi của bộ môn như: năng lực nhận thức kiếnthức sinh học, năng lực tìm tòi, khám phá thế giới sống và năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn [1]

Việc dạy học theo định hướng hình thành và phát triển năng lực đặt học sinhlàm trung tâm, HS tự học sinh tìm tòi, khám phá dưới sự hướng dẫn của GV, giúp

HS chủ động tất cả các kế hoạch, công việc của mình, HS không chỉ nắm vữngkiến thức mà con biết hoạt động trong thực tiễn Trong chương trình GDPT mới đãđịnh hướng rõ dạy học theo xu hướng hình thành và phát triển năng lực người học,điều này yêu cầu GV cần phải biết cách lựa chọn phương pháp dạy học (PPDH), kỉthuật dạy học (KTDH) và cách đánh giá kết quả giáo dục đáp ứng mục tiêu hiệnthực hóa yêu cầu cần đạt thành chuẩn đầu ra của chương trình, nghĩa là cần xemmục tiêu và chuẩn đầu ra là bản thiết kế, còn người dạy là là người đọc bản thiết kế

và thi công làm ra sản phẩm là nhân cách học sinh HS [3]

2.1.2 Thực trạng dạy học theo định hướng phát triển năng lực trong bộ môn Sinh học hiện nay.

* Đánh giá về định tính:

Dạy học theo định hướng phát triển năng lực không phải là hoàn toàn mớitrên thế giới Tuy nhiên, ở Việt Nam việc quan tâm đến mô hình dạy học mới chỉdừng lại ở bước đầu tiếp cận Song, căn cứ vào thực tiễn và kế hoạch đổi mới cănbản nền giáo dục hiện nay, có thể khẳng định mô hình dạy học này sẽ còn tiếp tục

Trang 4

được nghiên cứu và thử nghiệm để có được những bài học kinh nghiệm xác đángtrước khi chính thức áp dụng phục vụ cho chủ trương đổi mới căn bản, toàn diệngiáo dục.

Hiện nay, bộ ngành Giáo dục cũng đã và đang tổ chức tập huấn chương trìnhmới, tổ chức các lớp bồi dưỡng thường xuyên bằng các Module dạy học nhằm tiếpcận theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong các môn học ở toàn thể cán

bộ, giáo viên trong toàn quốc Thực chất, đây là khâu “đi tắt, đón đầu” trong lộtrình trang bị kiến thức cần thiết cho giáo viên dần tiếp cận việc dạy học theo mới

* Kết quả điều tra thực trạng dạy học bằng 25 phiếu điều tra dành cho 25GV:

5 - Dạy học thuyết trình: 25 ý; Dạy học vấn đáp: 23

- Dạy học giải quyết vấn đề: 18 ý; Dạy học dự án: 3 ý

- Dạy học hợp tác (dạy học theo nhóm): 15 ý

* Kết quả điều tra thực trạng dạy học bằng 320 phiếu điều tra dành cho 320 HS:

Câu 1 Thái độ của em đối với học tập môn Sinh học theo cách dạy học truyền

thống của các thầy/cô giáo của mình hiện nay

A Rất hay, đánh giá được năng lực của học sinh 18 5,62%

B Hay, chú trọng kiểm tra kiến thức của học sinh 65 20,32%

C Hay, nhưng còn mang nặng đọc thuộc lý thuyết, chưa thực

tế

D Chưa hay, chưa kiểm tra năng lực vận dụng của học sinh 186 58,12%

Câu 2 Những hoạt động của em trong giờ học môn Sinh học hiện nay

Các hoạt động

Số ý kiến (tỷ lệ) đạt mức độ

hoạt độngThường

xuyên

Đôi khi Chưa

bao giờ

Trang 5

giảng và chép bài (đọc - chép) (44,68%) (30,94%) (24,37%)

2 Trao đổi thảo luận với bạn bè để giải quyết

một vấn đề gì đó

72(22,25%)

128(40,0%)

120(37,5%)

3 Tự làm thí nghiệm và thực hành được 50

(15,65%)

143(44,68%)

127(39,68%)

4 Tự đưa ra vấn đề mà em quan tâm 53

(16,56%)

112(35,0%)

155(48,44%)

5 Vận dụng kiến thức học được để giải quyết

những vấn đề trong cuộc sống hàng ngày

45(14,06%)

163(50,93%)

112(35,0%)

6 Thuyết trình, bảo vệ các chính kiến trước

nhóm/lớp về một vấn đề gì đó

42(13,12%)

157(49,06%)

121(37,81%)

Nhận xét:

Về đội ngũ GV giảng dạy bộ Sinh học đã có tiếp cận với dạy học theo địnhhướng hình thành và phát triển năng lưc HS nhưng còn ít, chưa mạnh dạn đổi mớiphương pháp giảng dạy theo định hướng phát triển năng lực: số lượng GV vậndụng các PPDH mới còn ít, số lượng GV dạy theo PP truyền thống còn chiếm sốlượng nhiều Rất nhiều GV còn thiếu kinh nghiệm tổ chức dạy học theo địnhhướng phát triển năng lực cũng như tổ chức các hình thức dạy học theo định hướngphát triển năng lực

Về phía HS đa số HS có thái độ đối với học tập môn Sinh học theo cách dạy

học truyền thống của các thầy/cô giáo hiện nay chưa hấp dẫn, chưa kiểm tra đượcnăng lưc của học sinh (58,12%) hoạt động dạy học của thầy cô giáo vẫn nặng kiếnthức, phương pháp dạy học vẫn mang tính truyền thụ kiến thức ở mức thườngxuyên (44,68%) Trong khi đó các hoạt động dạy học như: trao đổi thảo luận vớibạn bè để giải quyết một vấn đề gì đó; tự làm thí nghiệm và thực hành được; tựđưa ra vấn đề mà em quan tâm; vận dụng kiến thức học được để giải quyết nhữngvấn đề trong cuộc sống hàng ngày hay thuyết trình, bảo vệ các chính kiến trướcnhóm/lớp về một vấn đề gì đó đang còn ít

Điều này chứng tỏ việc tổ chức các hoạt động dạy học giúp cho học sinh hìnhthành và phát triển năng lực là hết sức cần thiết, đáp ứng yêu cầu thời đại hiện nay

2.1.3 Định hướng dạy học hình thành và phát triển năng lực cho học sinh trong môn sinh học.

Việc tổ chức dạy học định hướng phát triển năng lực HS trong môn Sinh họcđược thể hiện ở trong các thành tố quá trình dạy học như sau:

* Định hướng về mục tiêu dạy học: Ngoài các yêu cầu về mức độ nhận biết,

tái hiện kiến thức cần có những mức độ cao hơn như vận dụng kiến thức trong cáctình huống, các nhiệm vụ gắn với thực tế Các mục tiêu này đạt được thông qua cáchoạt động trong và ngoài nhà trường

* Định hướng về PPDH, KTDH dạy học:

Trang 6

Thứ nhất, chú trọng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS, bồidưỡng năng lực tự chủ và tự học.

Thứ hai, chú trọng rèn luyện kĩ năng vận dụng nội dung sinh học để phát hiện

và giải quyết vấn đề trong thực tiễn; khuyến khích và tạo điều kiện cho HS đượctrải nghiệm

Thứ ba, chú trọng vận dụng các phương pháp dạy học một cách linh hoạt,sáng tạo, phù hợp với mục tiêu, nội dung giáo dục, đối tượng HS và điều kiện cụthể

Thứ tư, sử dụng các hình thức tổ chức dạy học một cách đa dạng và tinh hoạt[14]

Đối với mỗi chủ đề dạy học/bài học cụ thể phải căn cứ vào các thành phầnnăng lực sinh học ứng với các biểu hiện khác nhau để định hướng về PPDH,KTDH, dưới đây là định hướng về PP, KTDH để phát triển ba thànhphần năng lực của năng lực sinh học cho HS

Nhận thức

sinh học

- Tạo cho HS cơ hội huy động những hiểubiết, kinh nghiệm sẵn có để tham gia hìnhthành kiến thức mới

Chú ý tổ chức các hoạt động, trong đó HS

có thể diễn đạt hiểu biết bằng cách riêng,

so sánh , phân loại, hệ thống hóa kiến thức;

vận dụng kiến thức đã được học để giảithích các sự vật hiện tượng hay giải quyếtvấn đề đơn giản; qua đó, kết nối được kiếnthức mới với hệ thống kiến thức

- Tăng cường cho HS tự đánh giá, đánh giálẫn nhau

- Phương pháp:

+ Dạy học trực quan(sử dụng mẫu vậtthật, sử dụng tranhhình, sơ đồ, mô hình,video, thí nghiệm).+ Dạy học thực hành.+ Dạy học giải quyếtvấn đề

- Kỉ thuật: động não,

sơ đồ tư duy, khăntrải bàn, phòng tranh,

…Tìm hiểu

thế giới

sống

- GV cần tạo điều kiện để HS đưa ra câuhỏi, vấn đề cần tìm hiểu; tạo cho HS cơ hộitham gia quá trình hành thành kiến thứcmới, đề xuất và kiểm tra dự đoán, giảthuyết, thu thập bằng chứng, phân tích, xử

lý để rút ra kết luận, đánh giá kết quả thuđược

- Cần tổ chức cho HS tự tìm các bằngchứng để kiểm tra các giả thuyết qua việcthực hiện thí nghiệm, hoặc tìm kiếm, thuthập thông tin qua sách, internet, điều tra,phân tích, xử lý thông tin để kiểm tra dự

- Phương pháp:

+ Dạy học trực quan.+ Dạy học thực hành(thực hành quan sát,thực hành thínghiệm)

+ Dạy học bằngNCKH

+ Dạy học dựa trên

dự án

+ Dạy học thực địa.+ Dạy học giải quyết

Trang 7

vấn đề.

- Kỉ thuật: sơ đồ tưduy, khăn trải bàn,phòng tranh,…

HS được đọc, giải thích, trình bày thông tin

về vấn đề thực tiễn cần giải quyết, trong đónội dung sinh học có thể được sử dụng đểgiải thích và đưa ra giải pháp

- Cần quan tâm rèn luyện các kĩ năng thành

tố của năng lực giải quyết vấn đề cho HS

- Phương pháp:

+ Dạy học dựa trên

dự án

+ Dạy học thực địa.+ Dạy học giải quyếtvấn đề

- Kỉ thuật: sơ đồ tưduy, khăn trải bàn,phòng tranh,…

* Định hướng về mục nội dung dạy học: Cần xây dựng các hình thức hoạt

động, chủ đề, nhiệm vụ đa dạng gắn với thực tiễn

* Định hướng về kiểm tra đánh giá: Về bản chất đánh giá năng lực cũng phải

thông qua đánh giá khả năng vận dụng kiến thức và kỹ năng thực hiện nhiệm vụcủa HS trong các loại tình huống phức tạp khác nhau Trên cơ sở này, các nhànghiên cứu ở nhiều quốc gia khác nhau đề ra các chuẩn năng lực trong giáo dụctuy có khác nhau về hình thức, nhưng khá tương đồng về nội hàm Trong chuẩnnăng lực đều có những nhóm năng lực chung Nhóm năng lực chung này được xâydựng dựa trên yêu cầu của nền kinh tế xã hội ở mỗi nước Trên cơ sở năng lựcchung, các nhà lí luận dạy học bộ môn cụ thể hóa thành những năng lực chuyênbiệt [15]

2.2 Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc dạy học theo chủ đề trong môn Sinh học bậc THPT.

2.2.1 Thế nào là dạy học theo chủ đề.

Theo tác giả Lê Đình Trung và Phan Thị Thanh Hội: Dạy học theo chủ đề chuyên đề (Themes - Based Learning) là hình thức dạy học dựa vào việc thiết kế cácchủ đề để dạy học và tổ chức dạy học chủ đề đó GV sử dụng các phương pháp dạyhọc tích cực, không chỉ truyền thụ kiến thức mà tập trung vào việc hướng dẫn họcsinh tự lực tìm kiếm thông tin, sử dụng kiến thức vào giải quyết nhiệm vụ học tập Chủ đề dạy học có thể xem như một nội dung học tập/đơn vị kiến thức tươngđối trọn vẹn nhằm trang bị cho học sinh một số kiến thức, kĩ năng, năng lực nhất địnhtrong quá trình học tập Dạy học theo chủ đề tăng cường sự tích hợp kiến thức, làmcho kiến thức có mối liên hệ mạng lưới đa chiều, tích hợp vào nội dung kiến thức cácứng dụng kĩ thuật và thực tiễn đời sống làm cho nội dung học có ý nghĩa hơn, hấpdẫn người học hơn, rèn luyện đồng thời được cả năng lực chung và năng lực chuyênbiệt [7]

-2.2.2 Những đặc trưng cơ bản của dạy học theo chủ đề

Trang 8

- Dạy học theo chủ đề mang tính tích hợp: nội dung của chủ đề dạy học được

tích hợp những nội dung từ một số đơn vị kiến thức, bài học, môn học khác nhau(tích hợp liên môn) hay trong cùng môn học (chủ đề đơn môn) có liên hệ với nhaulàm thành nội dung học tập trong một chủ đề Dạy học theo chủ đề còn tích hợp cácvấn đề trong đời sống xã hội gần gũi và các kĩ năng thực hành trong thực tiễn

- Dạy học theo chủ đề mang tính định hướng hành động, tự học: trong dạy học

theo chủ đề, GV tổ chức các hoạt động dạy học theo nội dung của chủ đề học tập, HSđược giao nhiệm vụ và đóng vai trò là người chịu trách nhiệm chính trong hoạt độngtương tác, tìm kiến tri thức một cách tự lực thông qua việc hoàn thành sản phẩm cụthể của chủ đề học tập Thông qua dạy học theo chủ đề sẽ rèn luyện được cho HS các

kĩ năng tự học và kĩ năng tư duy như phân tích, tổng hợp, đánh giá và sáng tạo

- Dạy học theo chủ đề mang tính cộng tác làm việc: các nhiệm vụ học tập

được phân công theo các nhóm HS nên giữa các HS phải có sự phân công nhiệm

vụ, trao đổi và thảo luận kiến thức với nhau để cùng hoàn thành nhiệm vụ củanhóm mình Vì vậy, dạy học theo chủ đề tạo ra tính hợp tác giữa các HS được thểhiện rõ nét

- Dạy học theo chủ đề nhấn mạnh được các đặc trưng của PPDH tích cực: các

đặc trưng của PPDH tích cực như tổ chức hoạt động học tập của HS, các hoạtđộng học tập của học sinh là chuỗi các hoạt động tương tác, HS là trung tâmcủa hoạt động dạy học (GV tổ chức một chương trình xung quanh một chủ đề

và HS được giao nhiệm vụ là người chịu trách nhiệm chính), tích hợp các vấn đềcủa đời sống đều được thể hiện khá rõ ràng

- Dạy học theo chủ đề định hướng vào hứng thú của người học: thông qua

dạy học theo chủ đề sẽ tạo môi trường học tập mà ở đó GV sử dụng các phươngpháp dạy học tích cực, không chỉ truyền thụ kiến thức mà tập trung vào việc hướngdẫn học sinh tự lực tìm kiếm thông tin, sử dụng kiến thức vào giải quyết nhiệm vụhọc tập, từ đó thúc đẩy sự hiểu biết sâu hơn của HS, tạo điều kiện cho nhiềuphong cách học tập khác nhau được phát huy

- Dạy học theo chủ đề định hướng thực tiễn cuộc sống: nội dung mà các chủ

đề đề cập đến thường gắn liền với thực tiễn cuộc sống, liên quan đến các hiệntượng xảy ra trong cuộc sống mà đa số người học quan tâm và muốn tìm hiểuthống qua các tình huống khởi động cũng như các nội dung trong hoạt độngluyện tập, vận dụng và sáng tạo của chủ đề [7]

2.2.3 Những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện dạy học theo chủ đề đối với bộ môn Sinh học bậc THPT

Hiện nay, việc giảng dạy của giáo viên bộ môn Sinh học bậc THPT (bao gồmkiến thức, kĩ năng sử dụng kĩ thuật, phương pháp dạy học) gặp một số thuận lợi:

Thứ nhất, Sinh học là khoa học thực nghiệm, do đó nội dung kiến thức có

tính thực tiễn, gần gũi, quá trình tích hợp xây dựng chủ đề đơn môn hay liên môn,bản thân đơn vị kiến thức môn Sinh học trong chủ đề thường là được sử dụng làcác kiến thức có mỗi liên hệ với thực tiễn thông qua quan sát, mô tả, thực nghiệm,

do đó giáo viên cũng dễ dàng tạo hứng thú cho người học

Thứ hai, bộ môn Sinh học cũng là bộ môn có nội dung liên hệ nhiều với các

Trang 9

bộ môn như Toán học, Hóa học, Địa Lý, NGLL… Do đó, khi dạy theo chủ đề, họcsinh dễ dàng tiếp cận hơn, dễ dàng nhận nhiệm vụ học tập nhờ vào sức tự tin vềkiến thức sẵn có khi yêu cầu giải quyết nhiệm vụ thực tiễn Vì thế, môn học cũnghứa hẹn thái độ tích cực, hứng thú và chủ động hơn từ phía học sinh.

Thứ ba, khả năng của GV bao gồm: kiến thức, kĩ năng sự dụng kỹ thuật,

phương pháp dạy học về cơ bản đã từng tiếp cận và được tập huấn khá kỹ Điềunày vô cùng hữu dụng và là tiền đề cho việc sử dụng nó vào việc khai thác các đơn

vị kiến thức trong tiết dạy học theo chủ đề Về cơ bản, dạy học theo chủ đề rất cầnnhững phương pháp này để khai thác nội dung bài học, cũng như đây là cách đểhọc sinh liên hệ thực tiễn [7]

Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, riêng với môn học Sinh học khi ápdụng dạy học theo chủ đề cũng gặp một số khó khăn như:

- Giáo viên chưa chuẩn bị tâm lý, ngại thay đổi, học sinh vẫn coi Sinh học làmôn phụ

- Môn Sinh học hiện nay còn nặng về lý thuyết và kiến thức, do đó có thể gâykhó khăn cho giáo viên khi xác định nội dung xây dựng chủ đề hoặc phá vỡ kếtcấu nội dung

- Quan trọng hơn hết là chưa có một khung chương trình xây dựng các chủ

đề, từ đơn môn đến liên môn

2.3 Một số kinh nghiệm dạy học theo định hướng hình thành và phát triển năng lực học sinh thông qua các chủ đề dạy học.

2.3.1 Xây dựng, tổ chức dạy học theo định hướng hình thành và phát triển năng lực học sinh qua mỗi chủ đề sinh học.

Mỗi bài học theo chủ đề phải giải quyết trọng vẹn một vấn đề học tập Dựavào tài liệu dỗi dưỡng về dạy học chủ đề qua nhiều năm và tài liệu khác của bộGiáo dục và đào tạo (GD&ĐT) [12], [13], tác giả xin đưa ra quy trình xây dựng, tổchức dạy học theo định hướng hình thành và phát triển năng lực học sinh cho mỗi chủ

đề sinh học, như sau:

Bước 1: Xác định tên chủ đề và thời lượng chủ đề dạy học

Bước đầu tiên là phân tích nội dung của chương trình để xác định chủ đề trọnvẹn, từ chủ đề lớn có thể phân chia thành các chủ đề nhỏ hơn phù hợp cho việc dạyhọc trên lớp

Căn cứ vào nội dung chương trình, sách giáo khoa của môn học và những ứngdụng kĩ thuật, hiện tượng, quá trình trong thực tiễn tổ/nhóm chuyên môn tiến hành

rà soát nội dung chương trình để điều chỉnh, sắp xếp hợp lý những nội dung trongSGK của từng môn học để xác định các nội dung kiến thức liên quan với nhauđược thể hiện ở một số bài/tiết hiện hành Tập hợp các đơn vị kiến thức gần nhau

có mối liên hệ về lí luận, thực tiễn từ đó cấu trúc, sắp xếp lại nội dung dạy họcthành chủ đề dạy học để xây dựng thành một chủ đề dạy học đơn môn

Về thời lượng của 1 chủ đề dạy học: số lượng tiết cho một chủ đề nên có dunglượng vừa phải (khoảng 1 đến 3 tiết) để việc biên soạn và tổ chức thực hiện khả

Trang 10

thi, đảm bảo tổng số tiết của chương trình của từng môn sau khi biên soạn lại cóchủ đề không vượt hoặc thiếu so với thời lượng quy định trong chương trình hiệnhành.

Bước 2: Xác định mục tiêu, lựa chọn nội dung, phương pháp, kỉ thuật và

phương tiện của chủ đề dạy học

- Xác định mục tiêu của một chủ đề: Tổ/nhóm chuyên môn tiến hành phântích, thảo luận để xác định mục tiêu của chủ đề, GV cần dựa vào yêu cầu cần đạt(YCCĐ) về phẩm chất chủ yếu của HS, năng lực chung, năng lực sinh học vàYCCĐ của chủ đề Trong bước này, chúng ta thực hiện theo các bước nhỏ sau: Xácđịnh YCCĐ của chủ đề về năng lực sinh học, năng lực chung, phẩm chất chủ yếu;Viết mục tiêu dạy học của chủ đề

- Lựa chọn và xây dựng nội dung dạy học của một chủ đề: GV cần nghiên cứuSGK và từ các bài học, căn cứ YCCĐ để xác định những nội dung người học cầnđược học trong mỗi chủ đề Mạch nội dung kiến thức thường sẽ có 2 nhóm vấn đềchính là nhóm kiến thức cơ sở khoa học và nhóm kiến thức vận dụng kiến thức cơ

sở vào trong thực tiễn cuộc sống

Để lựa chọn và xây dựng nội dung dạy học phù hợp, đảm bảo phát triểnnăng lực HS, GV thực hiện theo các bước sau:(1) xác định cấu trúc nội dung chủđề; (2) tìm kiếm, chọn lọc nội dung; (3) xây dựng nội dung dạy học chi tiết

- Lựa chọn phương pháp, kĩ thuật và phương tiện dạy học của một chủ đề: GV

cần thực hiện theo các bước sau:

+ Xác định mối quan hệ giữa mục tiêu với năng lực và phẩm chất, từ đó, lựachọn các PP, KTDH và PTDH phù hợp

+ Dựa vào YCCĐ phân tích và xác định các thành phần nội dung thuộc loạikiến thức nào trong các loại sau: cấu trúc, chức năng (khái niệm, đặc điểm, chứcnăng, vai trò, ); cơ chế sinh lí, quá trình; quy luật, học thuyết; vận dụng Từ đó,

GV lựa chọn các PP, KTDH và PTDH phù hợp

+ Cần căn cứ vào sở thích, hứng thú của HS; điều kiện cơ sở vật chất của nhàtrường (phòng thực hành, thiết bị dụng cụ thực hành, thí nghiệm, vườn trường, );thực tiễn ở địa phương (các mẫu vật, thực trạng môi trường tự nhiên, ) để lựachọn PP, KTDH và PTDH cho phù hợp với hoàn cảnh

Bước 3: Xây dựng bảng mô tả các cấp độ tư duy (ma trận cấp độ tư duy)

Xác định và mô tả mức độ yêu cầu của mỗi loại câu hỏi/bài tập có thể sử dụng

để kiểm tra, đánh giá năng lực và phẩm chất của học sinh trong dạy học Trên cơ

sở mục tiêu chung của chủ đề tổ/nhóm chuyên môn cụ thể hóa các mục tiêu chotừng nội dung theo cấp độ nhận thức: nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụngcao

Bước 4: Thiết kế các câu hỏi/bài tập để sử dụng trong dạy học, kiểm tra đánh

giá chủ đề.

Biên soạn các câu hỏi/bài tập cụ thể theo các mức độ yêu cầu đã mô tả để sửdụng trong quá trình tổ chức các hoạt động dạy học và kiểm tra, đánh giá, luyệntập theo chủ đề đã xây dựng Các câu hỏi/bài tập cần nhấn mạnh đánh giá theohướng đánh giá năng lực người học Vì vậy, nội dung câu hỏi/bài tập có nhữngđiểm khác biệt

Trang 11

Mỗi chủ đề có thể được thực hiện trong nhiều tiết khác nhau và dưới các hìnhthức khác nhau Trong kế hoạch thực hiện cần thể hiện rõ mỗi nội dung (mục đề)được thực hiện dưới hình thức nào (trên lớp hay trong phòng thí nghiệm, thựcnghiệm vườn trường hay tại cơ sở sản xuất, địa phương, ) với thời gian bao nhiêutiết, thiết bị dạy học và học liệu, …

Trong đề tài này, chúng tôi xây dựng kế hoạch thực hiện chủ yếu là giaonhiệm vụ trước cho các nhóm HS chuẩn bị trước ở nhà từ nguồn học liệu, hệ thốngcâu hỏi/bài tập, phiếu học tập trước khi thực hiện chủ đề trên lớp học Hình thức tổchức trên lớp chủ yếu là các hoạt động thảo luận nhóm, báo cáo kết quả hoạt độngcủa cá nhân hay nhóm qua phiếu học tập, các file PowerPoint, video, bài báo cáo,

Bước 6: Thiết kế tiến trình dạy học (thiết kế giáo án/kế hoạch bài dạy)

Tiến trình dạy học là trình tự tổ chức các hoạt động dạy học nhằm đạt đượcmục tiêu dạy học đề ra Các hoạt động này phải đảm bảo theo một trình tự logicnhất định, mỗi hoạt động ứng với một thời gian dự kiến hợp lí

Dựa vào tài liệu bồi dưỡng về dạy học chủ đề qua nhiều năm cũng nhiều tàiliệu khác của bộ Giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) [12], [13], tác giả xin đề xuất thiết

kế kế hoạch bài dạy theo hướng tiếp cận chương trình GDPT năm 2018, như sau:

Môn học/hoạt động giáo dục: ; lớp:

Thời gian thực hiện: (số tiết)

I MỤC TIÊU

1 Về kiến thức: Nêu cụ thể nội dung kiến thức học sinh cần học trong bài

theo yêu cầu cần đạt của nội dung giáo dục/chủ đề tương ứng trong chương trìnhmôn học/hoạt động giáo dục

2 Về năng lực: Xác định được năng lực nhận thức kiến thức sinhhọc, năng lực tìm tòi, khám phá thế giới sống và năng lực vậndụng kiến thức sinh học vào thực tiễn

3 Về phẩm chất: Nêu cụ thể yêu cầu về hành vi, thái độ (biểu hiện cụ thể của

phẩm chất cần phát triển gắn với nội dung bài dạy) của học sinh trong quá trìnhthực hiện các nhiệm vụ học tập và vận dụng kiến thức vào cuộc sống

II THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

Nêu cụ thể các thiết bị dạy học và học liệu được sử dụng trong bài dạy để tổchức cho HS hoạt động nhằm đạt được mục tiêu, yêu cầu của bài dạy (muốn hìnhthành phẩm chất, năng lực nào thì hoạt động học phải tương ứng và phù hợp)

III BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VÀ NĂNG LỰC ĐƯỢC HÌNH THÀNH

Nội dung hoạt

động/chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao

Trang 12

1 Giáo viên mô tả chi tiết các mức độ cần đạt để phát triển năng lực cho

HS, cơ sở của bảng mô tả này là các năng lực mà giáo viên đã đưa ra ở mục 3phần I (mục tiêu)

2 Giáo viên không nhầm lẫn giữa bảng mô tả với ma trận đề kiểm tra

VI BIÊN SOẠN CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP (để dùng trong quá trình dạy

học – giao nhiệm vụ học tập cho HS và kiểm tra, đánh giá HS; đây là các nhiệm

vụ, bài tập phát triển năng lực nhận thức), dựa trên các mức độ nhận : Nhận biết;Thông hiểu; Vận dụng; Vận dụng cao

V KẾ HOẠCH THỰC HIỆN

Nội dung Hình thức tổ chức

dạy học

Thờilượng

Thờiđiểm

TBDH, họcliệu

Ghi chú

1/ Tổ chức dạy học ở

đâu, như thế nào

Bao nhiêutiết

TiếtPPCT2/

IV THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1 Hoạt động 1: Xác định vấn đề/nhiệm vụ học tập/Mở đầu (Ghi rõ tên thể

hiện kết quả hoạt động)

a) Mục tiêu: Nêu mục tiêu giúp học sinh xác định được vấn đề/nhiệm vụ cụthể cần giải quyết trong bài học hoặc xác định rõ cách thức giải quyết vấn đề/thựchiện nhiệm vụ trong các hoạt động tiếp theo của bài học

b) Nội dung: Nêu rõ nội dung yêu cầu/nhiệm vụ cụ thể mà học sinh phải thựchiện (xử lí tình huống, câu hỏi, bài tập, thí nghiệm, thực hành…) để xác định vấn

đề cần giải quyết/nhiệm vụ học tập cần thực hiện và đề xuất giải pháp giải quyếtvấn đề/cách thức thực hiện nhiệm vụ

c) Sản phẩm: Trình bày cụ thể yêu cầu về nội dung và hình thức của sản phẩmhoạt động theo nội dung yêu cầu/nhiệm vụ mà học sinh phải hoàn thành: kết quả

xử lí tình huống; đáp án của câu hỏi, bài tập; kết quả thí nghiệm, thực hành; trìnhbày, mô tả được vấn đề cần giải quyết hoặc nhiệm vụ học tập phải thực hiện tiếptheo và đề xuất giải pháp thực hiện

d) Tổ chức thực hiện: Trình bày cụ thể các bước tổ chức hoạt động học chohọc sinh từ chuyển giao nhiệm vụ, theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá quátrình và kết quả thực hiện nhiệm vụ thông qua sản phẩm học tập

2 Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới/giải quyết vấn đề/thực thi

nhiệm vụ đặt ra từ hoạt động 1 (Ghi rõ tên thể hiện kết quả hoạt động).

Trang 13

a) Mục tiêu: Nêu mục tiêu giúp HS thực hiện nhiệm vụ học tập để chiếm lĩnhkiến thức mới/giải quyết vấn đề/thực hiện nhiệm vụ đặt ra từ Hoạt động 1.

b) Nội dung: Nêu rõ nội dung yêu cầu/nhiệm vụ cụ thể của HS làm việc với

SGK, thiết bị dạy học, học liệu cụ thể (đọc/xem/nghe/nói/làm) để chiếm lĩnh/vậndụng kiến thức để giải quyết vấn đề/nhiệm vụ học tập đã đặt ra từ hoạt động 1

c) Sản phẩm: Trình bày cụ thể về kiến thức mới/kết quả giải quyết vấn đề/thực

hiện nhiệm vụ học tập mà HS cần viết ra, trình bày được

d) Tổ chức thực hiện: Hướng dẫn, hỗ trợ, kiểm tra, đánh giá quá trình và kếtquả thực hiện hoạt động của HS

b) Nội dung: Mô tả rõ yêu cầu HS phát hiện/đề xuất các vấn đề/tình huống trongthực tiễn gắn với nội dung bài học và vận dụng kiến thức mới học để giải quyết

c) Sản phẩm: Nêu rõ yêu cầu về nội dung và hình thức báo cáo phát hiện vàgiải quyết tình huống/vấn đề trong thực tiễn

d) Tổ chức thực hiện: Giao cho HS thực hiện ngoài giờ học trên lớp và nộpbáo cáo để trao đổi, chia sẻ và đánh giá vào các thời điểm phù hợp trong kế hoạchgiáo dục môn học/hoạt động giáo dục của GV

2.3.2 Một số ví dụ về xây dựng và tổ chức dạy học tiếp cận theo định hướng phát triển năng lực HS qua các các chủ đề cụ thể.

Trên cơ sở lý thuyết của chương trình GDPT tổng thể môn Sinh học năm 2018

mà bản thân được tập huấn, dựa vào kiến thức Sinh học chương trình hiện hành, sauđây chúng tôi xin đề xuất một số chủ đề dạy học sinh học tiếp cận chương trìnhGDPT năm 2018 như sau:

* Chủ đề có nội dung kiến thức loại cấu trúc và chức năng sinh học:

Trang 14

Đây là dạng kiến thức mô tả các thành phần cấu tạo, cấu trúc và chức năng củacác hệ thống Các kiến thức này chỉ mang tính chất mô tả nên khi dạy học cần sửdụng phương tiện trực quan.

Ví dụ chủ đề “Cấu trúc tế bào”, sinh học 10:

 Năng lực hướng tới:

- NL tự chủ và tự học; NL giao tiếp và hợp tác; NL giải quyết vấn đề và sáng

tạo; NL thẩm mĩ, khoa học

- NL quan sát hình vẽ, lập được bảng so sánh cấu tạo tế bào thực vật và động

vật; KN thực hành làm được tiêu bản và quan sát được tế bào sinh vật nhân sơ (vikhuẩn)

* Chủ đề có nội dung kiến thức về cơ chế sinh lí và các quá trình sinh học:

Đây là dạng kiến thức về các cơ chế và quá trình xảy ra ở các cấp độ tổ chứcsống, bao gồm các quá trình cơ bản như trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng;sinh trưởng và phát triển; sinh sản; cảm ứng; di truyền – biến dị, tiến hóa,

Ví dụ chủ đề “ Tuần hoàn máu”, sinh học 11:

 Yêu cầu cần đạt:

- Biết được cấu tạo, chức năng và các dạng hệ tuần hoàn

- Trình bày được hoạt động của tim và hệ mạch

- Biết cách đo và thống kê được số liệu về nhịp tim và huyết áp

 Định hướng sử dụng PP, KTDH:

- Dạy học trực quan (Video, sơ đồ, tranh ảnh,…), hợp tác nhóm,…

Trang 15

- Sử dụng kỉ thuật động não, kỉ thuật khăn trải bàn, kỉ thuật phòng tranh,

 Năng lực hướng tới:

- Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo, quản lý, giao tiếp, hợptác…

- Năng lực quan sát, tìm kiếm, xử lý thông tin, phân loại, tìm, mối liên hệ, đưa

ra khái niệm…

* Chủ đề có nội dung về kiến thức quy luật và học thuyết:

Đây là dạng kiến thức về các quy luật như quy luật di truyền Mendel, quy luậtsinh thái, … và các học thuyết như học thuyết tế bào, học thuyết Dacuyn.,

Ví dụ chủ đề “Di truyền liên kết gen”, sinh học 12:

 Yêu cầu cần đạt:

- Nêu được một số đặc điểm cơ bản của di truyền liên kết hoàn toàn

- Nêu được thí nghiệm của Moocgan về di truyền liên kết không hoàn toàn vàgiải thích được cơ sở tế bào học của hoán vị gen

- Phát biểu được nội dung quy luật HVG; Biết cách tính tần số HVG

- Nêu được ý nghĩa của di truyền liên kết hoàn toàn và di truyền liên kết khônghoàn toàn

 Định hướng sử dụng PP, KTDH:

- Sử dụng dạy học trực quan (tranh hình); HS quan sát và mô tả thí nghiệm, từ

đó rút ra quy luật; Dạy học giải quyết vấn đề

- Sử dụng kỉ thuật khăn trải bàn, phòng tranh

 Năng lực hướng tới:

NL tự học, giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo; KN quan sát, phântích, đọc thông tin từ bảng, tìm kiếm và xử lí thông tin về di truyền liên kết

* Chủ đề thuộc loại nội dung kiến thức ứng dụng:

Đây là kiến thức ứng dụng hiểu biết về vật sống trong thực tiến như công nghệsinh học, y học, thực phẩm, nông nghiệp,…

Ví dụ chủ đề “Dinh dưỡng và tiêu hóa ở động vật”, sinh học 11 (phụ lục 5):

Trang 16

- Trình bày đặc điểm của của cơ quan tiêu hóa phù hợp với chức năng ở độngvật ăn thịt và động vật ăn cỏ.

- Vận dụng hiểu biết về dinh dưỡng trong việc bảo vệ và nâng cao sức khỏe củabản thân

 Định hướng sử dụng PP, KTDH:

- Dạy học trực quan (Video, sơ đồ, tranh ảnh,…)

- Sử dụng kỉ thuật động não, kỉ thuật khăn trải bàn, kỉ thuật phòng tranh,

 Năng lực hướng tới:

- Năng lực chung: Năng lực tự học, quản lý; Năng lực tự giải quyết vấn đề và

sáng tạo; Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác

- Năng lực đặc thù: Nhận thức kiến thức sinh học; Năng lực tìm tòi và khám

phá thế giới sống dưới góc độ sinh học; Năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào

- Trình bày ảnh hưởng của các yếu tố vật lý đến sinh trưởng của vi sinh vật

- Trình bày được ý nghĩa của việc sử dụng các yếu tố vật lý để ức chế, tiêu diệt visinh vật trong thực tế

 Định hướng sử dụng PP, KTDH:

- Dạy học trực quan (sơ đồ, tranh ảnh,…), dạy học giải quyết vấn đề, dạy họcthực hành

- Sử dụng kỉ thuật động não, kỉ thuật khăn trải bàn, kỉ thuật phòng tranh,

 Năng lực hướng tới:

- Năng lực giao tiếp và hơp tác: Xác định được nhiệm vụ, vai trò của cá nhân và

người liên đới trong việc thực hiện nhiệm vụ; Phối hợp và hỗ trợ các thành viêntrong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ học tập; Theo dõi và điều chỉnh hoạt động củacác thành viên trong nhóm

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo

+ Phát hiện được vấn đề cần tìm hiểu về các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởngcủa vi khuẩn

Trang 17

2.3.3 Tổ chức hình thức dạy học theo định hướng hình thành và phát

triển năng lực hoc sinh thông qua một số chủ đề dạy học cụ thể (Phụ lục 5).

Chuyển giao nhiệm vụ (GV giao, HS nhận)

Thực hiện nhiệm vụ (HS thực hiện, GV theo dõi hỗ trợ)

Trang 18

Hợp tác nhóm ghép đôi Các nhóm hoạt động hoàn thành PHT

GV hỗ trợ các nhóm khó khăn KTDH khăn trải bàn chủ chủ đề 3

Báo cáo, thảo luận (GV tổ chức, điều hành; HS báo cáo, thảo luận)

Hs báo cáo sản phẩm PHT chủ đề 1 Hs báo cáo, tham quan phòng tranh chủ

Trang 19

GV lưu ý, chốt vấn đề cho các nhóm GV lưu ý, mở rộng vấn đề cho các nhóm

Sản phẩm đại diện nhóm chủ đề 3 (kỉ thuật

Chủ đề 1 Dinh dưỡng và tiêu hóa ở Động

vật

Phòng máy

Trang 20

Chủ đề 2 Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh

trưởng và phát triển của Động vật

Phòng máy

Chủ đề 3 Ảnh hưởng của các yếu tố vật lý

đến sinh trưởng của Vi sinh vật

Phòng máy

Thời gian tiến hành thực nghiệm sư phạm cuối tháng 8/2019 - 03/2021

2.4.2 Bố trí thực nghiệm:

Tám lớp tham gia trong đợt thí nghiệm với số lượng 320 học sinh được chia làm

02 nhóm; các lớp dạy theo đề tài lớp TN và các lớp dạy ĐC tương đương nhau vềxếp loại văn hóa, hạnh kiểm Ở các lớp dạy TN chúng tôi sử dụng các giáo án đượcsoạn, thiết kế theo hướng phát triển năng lực HS Ở các lớp ĐC chúng tôi sử dụnggiáo án được thiết kế theo đúng nội dung như SGK theo phương pháp truyền thốngtrước đây

TT Lớp Sĩ số Áp dụng Giáo viên - nơi công tác

1 10C1 41 TN Tác giả - Trường THPT của tác giả

2 10C2 40 ĐC Tác giả - Trường THPT của tác giả

3 10C3 40 TN Đồng nghiệp - Trường THPT của tác giả

4 10C4 39 ĐC Đồng nghiệp - Trường THPT của tác giả

5 11C1 41 TN Tác giả - Trường THPT của tác giả

6 11C2 40 ĐC Tác giả - Trường THPT của tác giả

7 11C3 39 TN Đồng nghiệp - Trường THPT của tác giả

8 11C4 40 ĐC Đồng nghiệp - Trường THPT của tác giảCác lớp ĐC và TN được kiểm tra cùng 03 bài kiểm tra, các bài kiểm tra củacác lớp ĐC và TN cùng chấm theo thang điểm 10 và cùng 01 biểu điểm

2.4.3 Kết quả thực nghiệm.

2.4.3.1 Đánh giá định tính:

Qua việc xây dựng và tổ chức dạy học các chủ đề (phụ lục 5) tiếp cận theo

định hình thành và phát triển năng lực cho HS các lớp đối chứng (áp dụng dạy họctruyền thống) và các lớp thực nghiệm áp dụng đề tài ở các trường THPT nơi cáctác giả đang cũng như ở một số trường áp dụng đề tài, giảng dạy kết hợp với quátrình theo dõi, đánh giá các giờ học, chúng tôi nhận thấy:

Đối với lớp thực nghiệm được học theo đề tài sáng kiến: Đa số HS đều tựgiác tham gia vào hoạt động học tập, các em tỏ ra rất hứng thú và tham gia hoạtđộng học tập tích cực Ngay cả những học sinh rất ít khi tham gia xây dựng bàicũng trở nên rất hứng thú đóng góp ý kiến Không khí lớp học sôi động hơn, HSnắm kiến thức một cách vững chắc Nhờ đó phát huy được tính tích cực, chủ động

và sáng tạo của học sinh Không những vậy, các em còn được rèn luyện các kĩnăng mềm như kĩ năng giao tiếp, kĩ năng lắng nghe tích cực, kĩ năng hợp tác, kĩ

Trang 21

năng quản lí thời gian, kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin, kĩ năng giải quyết vấn

đề Đó là một trong các kĩ năng rất cần thiết khi các em đang sống trong thời đạiCuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, thời đại của sự hội nhập và phát triển.Hơn nữa, khi tổ chức hình thức dạy học theo định hướng hình thành và pháttriển năng lực làm cho các em hứng thú học bộ môn Sinh học hơn

Đối với các lớp đối chứng tổ chức theo dạy học truyền thống, phương pháp

cũ, đa số các em không tỏ ra hứng thú trong quá trình học, ít tham gia xây dựngbài, không khí học tập trong lớp trầm lắng HS không có hoặc có thì rất hạn chếcác tri thức về khả năng giải quyết vấn đề, khả năng quan sát sự kiện cũng nhưkhông phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của các em

2.4.3.2 Đánh giá định lượng:

Được đánh giá qua kết quả khảo sát qua 3 bài kiểm tra trong năm học 2020

-2021 Bài kiểm tra ra đề đánh giá theo bộ câu hỏi (phụ lục 3,4), được thực hiện sau

khi học xong 3 chủ đề dạy (phụ lục 5) Kết quả cụ thể như sau:

Bảng 1 Trung bình điểm các bài kiểm tra trước và sau áp dụng đề tài

+ Giá trị trung bình điểm trắc nghiệm của các lớp TN cao hơn lớp ĐC

+ Phương sai của lớp TN nhỏ hơn lớp ĐC cho thấy điểm ở lớp TN có tính tậptrung cao hơn so với các lớp ĐC

+ Độ lệch chuẩn của lớp TN luôn nhỏ hơn lớp ĐC cho thấy điểm ở lớp TN cómức độ phân tán thấp hơn so với các lớp ĐC cũng đồng nghĩa điểm ở các lớp TNtính tập trung cao hơn so với các lớp ĐC

Trang 22

Từ các số liệu trên cho ta biểu đồ so sánh điểm trung bình tổng hợp 3 bài kiểm tra ởcác lớp ĐC và các lớp TN:

Hình 1 Biểu đồ so sánh điểm trung bình các lớp ĐC và các lớp TN

Qua đó hình 1 chứng tỏ điểm trung bình chung (TBC) của hai lớp đối chứng

và thực nghiệm đã có sự khác biệt rõ rệt, lớp được ứng dụng đề tài có điểm TBCcao hơn lớp đối chứng

Từ các điều trên cho phép rút ra kết luận:

Học sinh ở các lớp TN có khả năng nắm vững kiến thức hơn, linh hoạt vàsáng tạo hơn Điều đó cho thấy việc sử dụng hiệu quả của việc dạy học áp dụng đềtài trong dạy học sinh học đã góp phần nâng cao chất lượng dạy học

PHẦN III: KẾT LUẬN3.1 Kết luận.

3.1.1 Qúa trình nghiên cứu đề tài.

Trong quá trình công tác tại đơn vị, bản thân đồng tác giả đã không ngừnghọc hỏi, bồi dưỡng để nâng cao kiến thức Bằng những kiến thức từ lý luận, thựctiễn và kinh nghiệm tích lũy trong dạy học chủ đề nhiều năm tác giả đã mạnh dạn

tổng kết và xây dựng đề tài “Một số kinh nghiệm dạy học theo định hướng hình

Kiểm tra lần 1 Kiểm tra lần 2 Kiểm tra lần 3 TBC 3 lần kiểm tra

đề tài) Col- umn1

ĐIỂM CÁC LẦN KIỂM TRA VÀ TBC 3 LẦn kiểm tra

Trang 23

thành và phát triển năng lực học sinh trong các chủ đề dạy học môn sinh học bậc THPT”

Quá trình nghiên cứu tóm tắt sau:

Kế hoạch thời gian thực hiện.

TT Thời gian (tháng/năm) Nội dung thực hiện

1 9/ 2018 – 5/2019 Điều tra, khảo sát, thăm dò ý kiến học sinh, viết

đề cương, thử nghiệm đề tài, rút kinh nghiệm

2 9/ 2019 – 5/2020 Áp dụng thể nghiệm sáng kiến vào thực tiễn

đơn vị, bổ sung, chỉnh sửa các giải pháp đề ra

3 9/ 2020 – 3/2021 Chỉnh sửa, hoàn thành sáng kiến kinh nghiệm

Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.

- HS tại các trường THPT, Trung tâm GDTX, Trung tâm GDNN – GDTX tạiđịa bàn huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An

- Một số chủ đề dạy học trong môn Sinh học- THPT theo chương trình hiệnhành

- Các PP/KTDH dạy học tích cực nhằm phát triển năng lực học sinh áp dụngvào dạy học theo chủ đề

Các phương pháp nghiên cứu.

Thứ nhất, phương pháp nghiên cứu lý luận:

- Nghiên cứu các tài liệu lý luận dạy học bộ môn Sinh học, tài liệu đã đượctập huấn do Sở giáo dục tổ chức hàng năm từ đó giúp phân tích, tổng hợp, phânloại, hệ thống lý thuyết và xây dựng mô hình hóa mô hình đối tượng nghiên cứu Trên cơ sở đó: Lập kế hoạch nghiên cứu; chia giai đoạn nghiên cứu soạnthảo nội dung nghiên cứu; tài liệu tham khảo

Thứ hai, phương pháp điều tra quan sát:

- Dự giờ, tổng kết rút kinh nghiệm việc dạy theo định hướng phát triển nănglực thông qua các chủ đề dạy học cụ thể

- Điều tra, thu thập ý kiến GV, HS về thực trạng dạy học môn Sinh học tạicác trường phổ thông, nhận thức về phương pháp dạy học và kỹ năng vận dụngphương pháp này vào dạy học Nghiên cứu về ảnh hưởng của các thiết bị thínghiệm đối với quá trình dạy và hứng thú học tập của HS

Thứ ba, phương pháp nghiên cứu thực nghiệm:

+ Phương pháp chọn trường, bố trí lớp thực nghiệm.

Chúng tôi đã tiến hành dạy học ở 03 trường THPT trên địa bàn huyện Tân Kỳ,

Trang 24

tỉnh Nghệ An: THPT Tân Kỳ, THPT Lê Lợi, trung Tâm GDNN-GDTX Tân Kỳ đểtạo sự đa dạng trong việc đánh giá khách quan việc ứng dụng của đề tài.

Dựa vào kết quả học tập, kết quả khảo sát học sinh chúng tôi chọn mỗi trường

02 nhóm lớp (04 lớp thể nghiệm) và 04 lớp đối chứng) tương đối đồng đều nhau về

số lượng và chất lượng

Các lớp tham gia trong đợt thí nghiệm được chia làm 02 nhóm; các lớp dạy theo

đề tài lớp thực nghiệm (TN) và các lớp dạy đối chứng (ĐC) Ở các lớp dạy TN chúngtôi sử dụng các giáo án được soạn theo hướng dạy học chủ đề, thiết kế theo hướngphát triển năng lực HS (phụ lục 5) Ở các lớp ĐC chúng tôi sử dụng giáo án đượcthiết kế theo đúng nội dung như SGK

+ Phương pháp kiểm tra đánh giá.

Các lớp ĐC và TN được kiểm tra cùng 03 bài kiểm tra, các bài kiểm tra của cáclớp ĐC và TN cùng chấm theo thang điểm 10 và cùng 01 biểu điểm

Sau khi TN chúng tôi đã kiểm tra độ bền kiến thức bằng 01 bài tự luận và 02 bàikiểm tra trắc nghiệm khách quan thời gian cho mỗi bài kiểm tra là 10 phút

Để đánh giá chất lượng chúng tôi dụa vào 03 tiêu chí tương ứng với các câu hỏi

và bài tập trong bài kiểm tra:

- Tiêu chí cơ bản: HS lĩnh hội được kiến thức cơ bản của bài học

- Tiêu chí vận dụng: Mức hiểu sâu, rộng và biết vận dụng linh hoạt để giải quyếtvấn đề Nếu đạt được 02 mức trên có thể đạt được 8 điểm

- Tiêu chí nâng cao: Khả năng vận dụng các kiến thức đã học để giải thích cáchiện tượng trong tự nhiên

+ Phương pháp phân tích kết quả thực nghiệm.

Phân tích số liệu thu được bằng phần mềm Microsoft excel Lập bảng phân phốithực nghiệm, tính các giá trị trung bình, phương sai và độ lệch chuẩn của mỗi mẫu

So sánh giá trị trung bình, phương sai và độ lệch chuẩn của mỗi mẫu để đánhgiá khả năng hiểu bài và khả năng hệ thống hóa kiến thức của 02 nhóm lớp TN và

ĐC đồng thời phân tích phương sai để khẳng định nguồn ảnh hưởng đến kết quả của

02 nhóm lớp TN và ĐC, cũng như nghiên cứu độ lệch chuẩn để xem xét mức độphân tán của dữ liệu ảnh hưởng đến kết quả của 02 lớp TN và ĐC

3.1.2 Ý nghĩa của đề tài:

Quá trình nghiên cứu và ứng dụng đề tài “Một số kinh nghiệm dạy học theo định hướng hình thành và phát triển năng lực học sinh thông qua các chủ đề dạy học môn sinh học bậc THPT”, bản thân đồng tác giả thấy rất vui mừng vì

hiệu quả của đề tài đem lại khá cao, cụ thể:

Trang 25

Khi tiến hành tổ chức dạy học theo đề tài ở 8 lớp khối 10,11 tại trường THPTcủa tác giả đang công tác với 03 bài kiểm tra tự luận và trắc nghiệm khách quantheo định hướng phát triển năng lực Tác giả nhận thấy hiệu quả tiết dạy cao, tất cảhọc sinh đều hứng thú trong giờ học, hầu hết đều tham gia trả lời các câu hỏi, đa số

các học sinh đều nắm được kiến thức ngay tại lớp (bảng 2)

Bảng 2: So sánh kết quả thực nghiệm và đối chứng

Lớp Tiêu chí Nhóm lớp thực nghiệm Nhóm lớp đối chứng

và rèn luyện các kĩ năng tiến trình khoa học như: quan sát, thu thập thông tin, dữliệu; xử lý (so sánh, sắp xếp, phân loại, liên hệ…thông tin); suy luận, áp dụng thựctiễn

Mặt khác, trong quá trình thực nghiệm, HS rất tích cực tham gia thảo luậngiữa các nhóm, giữa các cá nhân để có kết quả chính xác nhất HS không chỉ pháttriển kĩ năng tự học, mà còn chủ động tìm hiểu nhiều nguồn tư liệu khác từ báo chí,internet, trải nghiệm sáng tạo tại các địa phương, qua đó giúp các phát triển đượccác năng lực như năng lực giao tiếp, giải quyết tình huống, ứng xử trong cuộcsống, tự tin hơn với bản thân trước tập thể và tạo niềm thích thú, yêu thích bộ môn,

Ngày đăng: 26/05/2021, 15:43

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w