Hoạt động nghiên cứu khoa học NCKH: sáng tạo khoa học kỹ thuậtKHKT của học sinh và viết sáng kiến kinh nghiệm SKKN của giáo viên nhằmkhuyến khích sự vận dụng kiến thức, kinh nghiệm vào g
Trang 1MỤC LỤC
PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ
2 Phương pháp nghiên cứu và giới hạn phạm vi đề tài 4
PHẦN II NỘI DUNG
Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC
1.1 Các khái niệm về khoa học, kỹ thuật và nghiên cứu khoa học 6
1.2 Vai trò của nghiên cứu khoa học (sáng tạo KHKT) đối với học sinh ở
trường THPT
8
1.3 Vai trò của nghiên cứu khoa học (viết SKKN) đối với cán bộ, giáo
viên, nhân viên ở trường THPT
2.2 Nhận xét trên cơ sở số liệu khảo sát: 12
2.3 Những tồn tại, hạn chế trong công tác tổ chức, chỉ đạo hoạt động
Chương 2 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRONG CÔNG TÁC TỔ
CHỨC HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHKT VÀ VIẾT SKKN
Ở TRƯỜNG THPT MIỀN NÚI
Trang 21 Xây dựng chủ trương (hay quan điểm chỉ đạo) trong công tác tổ chức
hoạt động nghiên cứu KHKT và viết SKKN
17
2 Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và cơ sở pháp lý để lãnh đạo, chỉ đạo hoạt
động nghiên cứu KHKT và viết SKKN
18
2.1 Xây dựng Kế hoạch hoạt động nghiên cứu KHKT và viết SKKN 18
2.1.1 Vị trí của hoạt động NCKH trong Kế hoạch tổng thể của nhà
trường
18
2.1.2 Xây dựng kế hoạch riêng cho hoạt động NCKH 19
2.2 Xây dựng Quy chế hoạt động nghiên cứu KHKT và viết SKKN 19
3 Tổ chức triển khai Kế hoạch hoạt động nghiên cứu KHKT và viết
5 Sơ đồ mô tả Quy trình tổ chức hoạt động 24
Chương 3: THỰC NGHIỆM KHOA HỌC
1 Các văn bản đã soạn thảo để áp dụng giải pháp nâng cao hiệu quả tổ
chức hoạt nghiên cứu KHKT và viết SKKN
25
2 Kết quả lãnh đạo, chỉ đạo NCKH tại trường THPT Diễn Châu 4 25
3 Kết quả thực nghiệm tại một số trường THPT miền núi 26
Phần III KẾT LUẬN
Trang 3PHỤ LỤC 30-45
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG SÁNG KIẾN
Sáng kiến kinh nghiệm SKKN
CB, GV, NV Cán bộ, giáo viên, nhân viên
Trang 4Phần I ĐẶT VẤN ĐỀ
1 Lý do chọn đề tài
Nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo là một mục tiêu quan trọng củaviệc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệphóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa vàhội nhập quốc tế mà Hội nghị Trung ương 8 (khóa XI) thông qua Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộngsản Việt Nam
Hoạt động nghiên cứu khoa học (NCKH): sáng tạo khoa học kỹ thuật(KHKT) của học sinh và viết sáng kiến kinh nghiệm (SKKN) của giáo viên nhằmkhuyến khích sự vận dụng kiến thức, kinh nghiệm vào giải quyết những vấn đềthực tiễn cuộc sống và hình thành phẩm chất, năng lực cho bản thân
Những trường THPT miền núi còn gặp rất nhiều khó khăn, việc nâng caonăng lực trong việc NCKH góp phần nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục cònhạn chế, khó khăn
Bản thân tôi khi công tác tại trường THPT Diễn Châu 4 với cương vị PhóHiệu trưởng phụ trách chuyên môn đã có vai trò chủ đạo trong việc lãnh dạo, chỉđạo gây dựng phong trào hoạt động NCKH của trường đạt hiệu quả cao, đượcnhiều trường tham khảo Khi được điều động bổ nhiệm giữ chức vụ Hiệu trưởngtrường THPT Tương Dương 1 từ tháng 9 năm 2019, trong điều kiện nhà trường vôcùng khó khăn, hoạt động NCKH (thi KHKT và viết SKKN) cấp trường đã đượcthực hiện nhưng số lượng dự án, đề tài rất khiêm tốn và chưa thực sự hiệu quả, tôi
đã vận dụng kinh nghiệm của bản thân để tạo động lực và chỉ đạo, tổ chức thựchiện rất thành công hoạt động này Đồng thời, đã khảo sát thực trạng hoạt độngsáng tạo KHKT của học sinh và viết SKKN của giáo viên tại 7 trường THPT ở 5huyện Miền núi cao (huyện Tương Dương, Kỳ sơn, Con Cuông, Quế Phong, QuỳChâu) tìm ra nguyên nhân và đề xuất giải pháp để lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chứcthực hiện hoạt động sáng tạo KHKT và viết SKKN đạt hiệu quả cao hơn
Với tinh thần và quan điểm trên, nhằm tạo động lực, tìm biện pháp, giảipháp nâng cao tính hiệu quả việc sáng tạo KHKT và viết SKKN mà tôi chọn đề tài
“Hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo trong hoạt động sáng tạo khoa học kỹ thuật và viết sáng kiến kinh nghiệm ở trường THPT miền núi”.
2 Phương pháp nghiên cứu và giới hạn phạm vi đề tài
Đề tài được thực hiện bằng việc vận dụng linh hoạt các phương pháp nghiêncứu khoa học sau đây:
- Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết:
Trang 5Nghiên cứu các tài liệu, lý luận khác nhau để tìm hiểu sâu sắc về hoạt độngsáng tạo KHKT của học sinh và viết SKKN của giáo viên trong các trường THPTtheo các khía cạnh khác nhau Từ đó liên kết các khái niệm liên quan để tạo ra một
hệ thống lý thuyết mới đầy đủ và sâu sắc về hoạt động NCKH
- Phương pháp điều tra, khảo sát:
Tiến hành điều tra, khảo sát một cụm trường THPT miền núi cao Từ đó tìm
ra các đặc điểm chung và các đặc điểm riêng trong tổ chức hoạt động NCKH củacác trường THPT miền núi
- Phương pháp mô hình hóa:
+ Các số liệu khảo sát được phân tích và biểu diễn, mô tả bằng các bảngbiểu, biểu đồ để làm nổi bật ý nghĩa của các số liệu
+ Các giải pháp đưa ra nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức hoạt động NCKHđược sơ đồ hóa để thể hiện tính trực quan về vai trò của các hoạt động và tác độngqua lại giữa chúng
- Phương pháp thực nghiệm khoa học:
Các giải pháp đưa ra đã được áp dụng vào việc tổ chức hoạt động NCKH tạimột số trường THPT trong cụm khảo sát từ đó đánh giá tính sát đúng và hiệu quảcủa giải pháp đã xây dựng
- Phương pháp phân tích tổng kết kinh nghiệm:
Là phương pháp nghiên cứu và xem xét lại những thành quả thực tiễn trongquá khứ để rút ra kết luận bổ ích cho thực tiễn và khoa học
Đề tài nghiên cứu trên phạm vi công tác NCKH về KHKT đối với học sinh
và NCKH ứng dụng viết SKKN của giáo viên ở các trường THPT miền núi, đặcbiệt ở trường THPT Tương Dương 1
3 Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Đề tài được nghiên cứu, tìm hiểu việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức hoạt độngNCKH của học sinh và giáo viên tại các trường mà bản thân tác giả đã công tác,đang công tác và một số trường THPT miền núi cao tỉnh Nghệ An Đây là cáctrường có sự tương đồng về cơ chế hoạt động, điều kiện văn hóa và kinh tế xã hội,trong đề tài gọi là “nhóm trường khảo sát”, gồm:
1 THPT Tương Dương 1; 2 THPT Tương Dương 2;
3 THPT Kỳ Sơn; 4 THPT Con Cuông;
5 THPT Mường Quạ; 6 THPT Quế Phong;
7 THPT Quỳ Châu;
4 Phạm vi áp dụng đề tài
Trang 6Mặc dù đề tài được nghiên cứu trên cơ sở khảo sát, đánh giá kết quả hoạtđộng NCKH ở 7 trường THPT 5 huyện miền núi cao tỉnh Nghệ An, song các giảipháp được đưa ra có thể áp dụng được cho hầu hết các trường THPT hiện nay Lý
do là vì trong nhóm 7 trường THPT đã khảo sát và áp dụng đề tài thì các trườngđều là trường THPT công lập, quy mô, cách thức, tổ chức hoạt động giống với cáctrường THPT trong toàn tỉnh
Do đó, khi mở rộng địa bàn để áp dụng đề tài cho các trường THPT khácchắc chắn cũng sẽ có hiệu quả
5 Tính mới của đề tài
- Đây là đề tài mới và rất thiết thực cho các trường THPT miền núi được thểhiện:
+ Chưa có các đề tài nghiên cứu chủ đề này ở trường THPT miền núi
+ Chưa có sách giáo khoa hay các tài liệu tham khảo in ấn xuất bản
+ Đề tài thể hiện sự gắn kết giữa hoạt động sáng tạo KHKT và viết SKKNvới dạy học STEM, là xu hướng mới của giáo dục gắn với thực hiện chương trìnhgiáo dục phổ thông 2018 đã được áp dụng ở lớp 1 năm học 2020-2021 và theo lộtrình, lớp 10 vào năm học 2022-2023
- Đề tài sẽ giải quyết được các vấn đề:
+ Nêu rõ được thực trạng, những ưu điểm và khó khăn vướng mắc trongviệc tổ chức hoạt động NCKH của học sinh và giáo viên trong các trường THPTmiền núi
+ Chỉ rõ được nguyên nhân của những khó khăn tồn tại
+ Đề ra giải pháp có tính logic và khả thi nhằm nâng cao chất lượng tổ chứchoạt động NCKH, có thể áp dụng cho nhiều loại hình trường THPT
Phần II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC
1 Cơ sở lý luận
1.1 Các khái niệm về khoa học, kỹ thuật và nghiên cứu khoa học
- Khái niệm khoa học:
Hiện nay, người ta đề cập đến khái niệm khoa học ở ba khía cạnh sau:
+ Khoa học là hệ thống những hiểu biết hoặc tri thức của con người về tựnhiên - xã hội - tư duy, nó tồn tại dưới dạng các lý thuyết, định lý, quy luật, nguyêntắc, phạm trù, tiền đề
Trang 7+ Khoa học là một hình thái ý thức - xã hội thể hiện tồn tại xã hội trong nộidung, mục đích và các chuẩn mực giá trị, các nguyên lý thế giới quan trong triếthọc và bức tranh chung về thế giới.
+ Khoa học là một dạng hoạt động lao động của con người, nó ra đời trongquá trình chinh phục giới tự nhiên và khoa học giúp nâng cao hiệu quả hoạt độngcủa con người Đó là một hình thức hoạt động đặc thù, là hoạt động nhận thức Nó
ra đời chỉ ở một giai đoạn phát triển nhất định của lịch sử
Từ ba khía cạnh trên, chúng ta có thể định nghĩa, khoa học là hệ thống cáckiến thức về các quy luật của tự nhiên, xã hội và tư duy dựa trên những phươngpháp được xác định để thu nhận kiến thức
- Khái niệm kỹ thuật:
Kỹ thuật thông thường được hiểu là toàn bộ các thiết bị, phương tiện, máymóc và công cụ vật chất nằm trong tư liệu sản xuất để quản lý, khai thác, bảo quản
và chế tạo các sản phẩm dùng cho sản xuất và thỏa mãn các nhu cầu của đời sống
xã hội
- Khái niệm nghiên cứu khoa học:
Theo Luật Khoa học và Công nghệ (Luật số 29/2013/QH13), Nghiên cứu
khoa học là hoạt động khám phá, phát hiện, tìm hiểu bản chất, quy luật của sự vật,hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy; sáng tạo giải pháp nhằm ứng dụng vào thựctiễn
Nghiên cứu cơ bản là hoạt động nghiên cứu nhằm khám phá bản chất, quyluật của sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy
Nghiên cứu ứng dụng là hoạt động nghiên cứu vận dụng kết quả nghiên cứukhoa học nhằm tạo ra công nghệ mới, đổi mới công nghệ phục vụ lợi ích của conngười và xã hội
Nghiên cứu khoa học có mục tiêu chủ yếu là tìm kiếm câu trả lời cho cáccâu hỏi đặt ra, nói cách khác là tìm kiếm kiến thức và sự hiểu biết Tuy nhiên, nếu
ta có thể chia sẻ, phổ biến thông tin, kiến thức mà ta có được thông qua nghiên cứu
sẽ có hiệu quả cao hơn rất nhiều Nói cách khác, bản chất của NCKH là một quátrình vận dụng các ý tưởng, nguyên lý và phương pháp khoa học để tìm ra các kiếnthức mới nhằm mô tả, giải thích hay dự báo các sự vật, hiện tượng trong thế giớikhách quan Nghiên cứu có nghĩa là trả lời những câu hỏi mang tính học thuật hoặcthực tiễn; làm hoàn thiện và phong phú thêm các tri thức khoa học; đưa ra các câutrả lời để giải quyết các vấn đề trong thực tiễn
Với cách nhìn như vậy, NCKH còn có vai trò làm thay đổi cách nhìn nhậnvấn đề của người đọc, thuyết phục người đọc tin vào bản chất khoa học và kết quả
Trang 8thực nghiệm nhằm đưa người đọc đến quyết định và hành động phù hợp để cảithiện tình hình của các vấn đề đặt ra theo chiều hướng tốt hơn.
Nghiên cứu khoa học có mục tiêu chủ yếu là tìm kiếm câu trả lời cho cáccâu hỏi đặt ra, nói cách khác là tìm kiếm kiến thức và sự hiểu biết Tuy nhiên, nếu
ta có thể chia xẻ, phổ biến thông tin, kiến thức mà ta có được thông qua nghiên cứu
sẽ có hiệu quả cao hơn rất nhiều
1.2 Vai trò của nghiên cứu khoa học (sáng tạo KHKT) đối với học sinh ở trường THPT
- Đối với sự phát triển năng lực người học:
Thực tế cho thấy, cuộc thi KHKT (được Bộ GD&ĐT phát động từ năm2012) đã khuyến khích học sinh trung học nghiên cứu, sáng tạo khoa học, côngnghệ, kỹ thuật và vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết những vấn đề thực tiễncuộc sống Với những dự án, đề tài nghiên cứu, sáng tạo KHKT mà HS thể hiện ởcác cuộc thi, hội thi sáng tạo KHKT ở các nhà trường phổ thông thời gian qua đãminh chứng đây là sân chơi trí tuệ, bổ ích cho các em học sinh hiện nay
- Đối với việc triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới:
Nghiên cứu khoa học là hoạt động cần thiết để hướng tới triển khai, chuẩn bịcác điều kiện thuận lợi triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới; đã có kếtquả tốt đẹp trong triển khai nghiên cứu khoa học đặc biệt là quá trình đổi mới theohướng tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực, triển khai đổi mới phương pháphọc trên cơ sở tăng cường tính tự học, chủ động, sáng tạo của người học
Như vậy, hoạt động NCKH gắn với các cuộc thi sáng tạo KHKT là tiền đềquan trọng góp phần tích cực đổi mới giáo dục phổ thông theo định hướng pháttriển năng lực học sinh theo đúng tinh thần Nghị Quyết 29/NQ-TW
1.3 Vai trò của nghiên cứu khoa học (viết SKKN) đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên ở trường THPT
Việc nâng cao hiệu quả trong công tác lãnh đạo, giảng dạy và giáo dục đòihỏi người cán bộ, giáo viên, nhân viên tích cực nghiên cứu khoa học ứng dụng, đặcbiệt viết SKKN Trên cơ sở lãnh đạo, chỉ đạo của Sở GD&ĐT Nghệ An phong tràoNCKH ứng dụng, đặc biệt viết SKKN của cán bộ, giáo viên, nhân viên ngày càngnhiều và có chất lượng Đề tài nghiên cứu tập trung vào nhiều lĩnh vực như: quản
lý, giảng dạy và giáo dục, đổi mới hình thức tổ chức và phương pháp dạy học,kiểm tra đánh giá kết quả học tập; nâng cao chất lượng dạy học trong các cơ sởgiáo dục trung học; tăng cường giáo dục về khoa học, công nghệ, kĩ thuật và toánhọc (STEM) trong giáo dục phổ thông Các đề tài gắn với đổi mới chương trìnhgiáo dục, nâng cao năng lực quản trị nhà trường, … từ đó giúp cán bộ, giáo viên,nhân viên vận dụng cụ thể vào thực tiễn dạy học và giáo dục đối với học sinh đảmbảo có hiệu quả Viết SKKN góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo
Trang 92 Cơ sở thực tiễn
Công tác viết SKKN được tổ chức thường xuyên từng năm học, gắn vớicông tác quản lí, giảng dạy và giáo dục của CB, GV, NV
Cuộc thi KHKT các cấp chính thức có từ năm học 2012-2013 sau khi Bộtrưởng Bộ GD&ĐT ban hành Quy chế thi khoa học, KHKT cấp quốc gia học sinhtrung học cơ sở (THCS) và trung học phổ thông (THPT) kèm theo Thông tư số38/2012/TT-BGDĐT ngày 02/11/2012
Cùng với sự chỉ đạo sát sao của Sở GD&ĐT Nghệ An, của Liên hiệp HộiKhoa học và Kỹ thuật tổ chức các cuộc thi mỗi năm học một lần hoặc hai năm mộtlần vì vậy thường niên trong từng năm học ở các trường học tổ chức hoạt độngNCKH nhằm khơi dậy tiềm năng và phát huy tư duy sáng tạo trong học sinh, đồngthời giúp các em trau dồi kiến thức, rèn luyện kỹ năng sáng tạo, xây dựng ước mơtrong tương lai Trong quá trình triển khai thực hiện nhiều trường đã lãnh đạo, chỉđạo và tổ chức hoạt động NCKH và thi sáng tạo KHKT đạt hiệu quả cao
Một số văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các cấp về phong trào thi đua đổi mớisáng tạo như:
- Công văn số 3282/BGDĐT-TĐKT ngày 28/7/2017 của Bộ Giáo dục vàĐào tạo về việc hướng dẫn thực hiện phong trào thi đua “Đổi mới, sáng tạo trongdạy và học” giai đoạn 2016-2020
- Công văn số 274/CĐN-CSPL ngày 01/9/2017 của Công đoàn Giáo dụcViệt Nam về việc thực hiện phong trào thi đua “Đổi mới, sáng tạo trong dạy vàhọc” giai đoạn 2016-2020
- Hướng dẫn liên tịch số 2203/HDLT SGD&ĐT-CĐN ngày 26/10/2017Hướng dẫn liên tịch thực hiện phong trào thi đua “Đổi mới, sáng tạo trong dạy vàhọc” giai đoạn 2016-2020
- Kế hoạch số 1374/KH-BGDĐT ngày 02/11/2020 Bộ Giáo dục và Đào tạo
về thực hiện phong trào thi đua “Đổi mới, sáng tạo trong quản lý, giảng dạy và họctập” ngành Giáo dục giai đoạn 2020-2025
- Công văn số 623/SGD&ĐT-CTTT ngày 16/4/2020 của Sở GD&ĐT Nghệ
An về việc triển khai cuộc thi sáng tạo trong thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh Nghệ
An năm học 2019-2020
- Kế hoạch số 25/KH-BTCCT ngày 26/2/2020 của Liên hiệp các HộiKH&KT-Sở KH&CN-Sở GD&ĐT-Tỉnh Đoàn về việc tổ chức cuộc thi sáng tạothanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh Nghệ An năm 2020
- Công văn số 2182/SGD&ĐT-GDCN-GDTX ngày 15/10/2020 của SởGD&ĐT Nghệ An về việc hướng dẫn hoạt động sáng kiến
Trang 10- Kế hoạch số 58/KH-SGD&ĐT ngày 12/01/2021 về việc thực hiện phongtrào thi đua “Đổi mới, sáng tạo trong quản lý, giảng dạy và học tập” ngành Giáodục tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021-2025 Trong phong trào thi đua hàng năm cán
bộ, giáo viên, nhân viên trong toàn tỉnh tích cực đổi mới, sáng tạo và sản phẩmsáng tạo được vận dụng vào thực tiễn công tác quản lý, giảng dạy và giáo dục từ đógóp phần nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh
Trên cơ sở thuận lợi về việc chỉ đạo nhưng công tác thi đua sáng tạo KHKT
và viết SKKN ở các trường miền núi đặc biệt miền núi cao chưa tạo phong trào sôinổi, thực hiện hiệu quả đạt chưa cao
2.1 Kết quả NCKH về sáng tạo KHKT của học sinh và viết SKKN của CB,
GV, NV trong 7 trường THPT trong nhóm khảo sát như sau:
* Kết quả theo từng năm học:
- Sáng t o KHKT c a h c sinh 7 trạo KHKT của học sinh 7 trường: ủa học sinh 7 trường: ọc sinh 7 trường: ường:ng:
TT Tên trường
THPT
Dự án cấp trường
Dự án thi cấp tỉnh Dự án
cấp QG
Ghi chú Dự
thi Giải Nhất
Giải Nhì
Giải Ba Giải
SKKN dự thi cấp ngành, cấp tỉnh
Ghi chú Dự
thi Loại
A Loại B
Dự
thi cấp tỉnh
Kết quả cấp tỉnh
Trang 11* Kết quả trong 5 năm học:
- Sáng tạo KHKT của học sinh:
TT Tên trường
THPT
Dự án cấp trường
Dự án thi cấp tỉnh Dự án
cấp QG
Ghi chú Dự
thi Giải Nhất
Giải Nhì
Giải Ba Giải
SKKN dự thi cấp ngành, cấp tỉnh
Ghi chú Dự
thi
Loại
A Loại B Dự thi cấp tỉnh
Kết quả cấp tỉnh
Trang 12Từ bảng số liệu ta có sơ đồ và nhận thấy trường THPT Kỳ Sơn rất quan tâm đến hoạt động NCKH gắn với việc viết SKKN của CB, GV, NV.
2.2 Nhận xét trên cơ sở số liệu khảo sát:
- Nhận xét chung:
+ Về hoạt động NCKH ở cấp trường:
Ở năm học 2015-2016 nhiều trường THPT trong cụm chưa phát động sâurộng, hưởng ứng của CB, GV, NV và học sinh chưa nhiều Các năm sau, đặc biệt
là 3 năm học gần đây thì hoạt động NCKH và thi cấp trường đã được quan tâm, số
dự án, đề tài tăng lên so với trước đó Trong số đó 2 trường THPT Quỳ Châu vàTHPT Quế Phong rất quan tâm đến hoạt động NCKH gắn với việc thi sáng tạoKHKT; trường THPT Kỳ Sơn rất quan tâm đến hoạt động NCKH gắn với việc viếtSKKN của CB, GV, NV
Qua đó cho thấy rằng hoạt động sáng tạo KHKT và viết SKKN tại cáctrường trong cụm đã phát triển Đây cũng là điều tất yếu khi mà các cơ quan quản
lý giáo dục như Bộ, Sở đã tăng cường chỉ đạo quyết liệt để các trường thực hiện có
hệ thống, nhằm tiếp cận với những yêu cầu mới trong giáo dục, chuẩn bị cho việcthực hiện chương trình sách giáo khoa mới Đặc biệt đây là một trong những biệnpháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quán lý, giáo viên và nhân viên
+ Về hoạt động dự thi sáng tạo KHKT và viết SKKN cấp tỉnh:
Số dự án của các trường trong cụm tham gia dự thi cũng tăng lên tương ứngnhư ở cấp trường Năm học 2019-2020 thì số dự án, đề tài tham gia thi cấp tỉnh đạtnhiều nhất so với cac năm học trước Các trường THPT miền núi cũng bắt đầuquan tâm hơn
Trang 13- Ưu điểm:
+ Một số trường đã khá thành công trong hoạt động NCKH Đây là nhữngtrường sớm coi trọng, nhìn nhận đúng ý nghĩa của hoạt động NCKH của HS và
CB, GV, NV thể hiện qua một số biểu hiện:
-> Quan tâm tổ chức hoạt động NCKH ngay những năm đầu Sở GD&ĐTphát động như trường THPT Quỳ Châu, Quê Phong, Kỳ Sơn
-> Luôn duy trì được hoạt động trong các năm học, hằng năm đều phát độngcuộc thi KHKT cấp trường và viết SKKN, lựa chọn dự án, đề tài một cách khoahọc để hoàn thiện tham gia cấp ngành, cấp tỉnh
- Nhược điểm:
+ Nhiều trường chưa huy động được CB, GV, NV và học sinh tham giaNCKH để tạo được nhiều dự án, đề tài tham gia cuộc thi cấp trường Nhiều đơn vịchưa tổ chức cuộc thi cấp trường mà chỉ lựa chọn một vài dự án, SKKN đưa dự thicấp ngành, cấp tỉnh (các trường miền núi cao dọc đường 7)
+ Các trường THPT trong nhóm khảo sát vẫn chưa thực sự thành công tronghoạt động sáng tạo KHKT, công tác viết SKKN đã được quan tâm nhiều hơn
2.3 Những tồn tại, hạn chế trong công tác tổ chức, chỉ đạo hoạt động NCKH
ở các trường THPT
2.3.1 Những tồn tại, hạn chế chung
- Việc phát động phong trào NCKH chưa nhận được sự hưởng ứng tích cực
từ học sinh, gia đình học sinh, các tầng lớp xã hội và bản thân đội ngũ giáo viêntrong các nhà trường
- Khả năng tiếp cận NCKH của HS miền núi còn nhiều hạn chế.
- Giáo viên chưa thực sự chủ động trong việc hướng dẫn, bảo trợ cho họcsinh cũng như tìm tòi, vận dụng trong thực tiễn để viết SKKN
- Số dự án có quy mô và chất lượng, số SKKN đạt cấp tỉnh thực sự rất ít
2.3.2 Nguyên nhân của những tồn tại hạn chế
- Nguyên nhân chủ quan:
1 Một số trường còn thờ ơ hoặc thụ động với hoạt động NCKH
Mặc dù hoạt động NCKH đặc biệt thi KHKT của học sinh phổ thông đãđược Bộ GD&ĐT triển khai và tổ chức cuộc thi cấp quốc gia sang năm thứ 9, SởGD&ĐT Nghệ An đã phát động và tổ chức cuộc thi cấp tỉnh 8 lần, song vẫn cònnhiều trường chưa xem đây là một hoạt động giáo dục trọng điểm trong năm học.Nhiều trường THPT vẫn xem trọng vấn đề học văn hóa hơn nội dung khác, không
Trang 14coi trọng đam mê nghiên cứu KHKT của HS Thậm chí, có những trường THPTkhông biết (hoặc không giới thiệu) về những cuộc thi sáng tạo KHKT trong vàngoài nước dành cho cho HS, không khuyến khích HS tham gia Do đó, nhữngtrường này chưa thực sự “vào cuộc”, có “phát” mà không “động”, không chỉ đạosâu sát và quyết liệt
CB, GV, NV ở các trường THPT miền núi đặc biệt miền núi cao thực hiệntrong môi trường năng lực học sinh chưa cao, việc vận dụng, sáng tạo cũng bị hạnchế
2 Nhiều trường chưa có phương pháp phù hợp, còn lúng túng, thiếu kinh nghiệm.
Mặc dù xác định được tầm quan trọng của hoạt động NCKH nhưng nếu nhàtrường chưa tìm ra giải pháp phù hợp, chỉ làm theo thói quen và suy nghĩ chủ quan,thiếu sự trao đổi học tập với các đơn vị khác thì sẽ dẫn đến hiệu quả thấp Trong
đó, nhiều trường chưa làm tốt công tác truyền thông để nâng cao nhận thức của họcsinh, phụ huynh, nhà trường và các tầng lớp xã hội đối với hoạt động NCKH; việctriển khai hoạt động mới chỉ mang tính phát động phong trào, chưa quyết liệt, chưatạo động lực cho CB, GV, Nv và học sinh
3 Một số trường thiếu tự tin vào khả năng của CB, GV, NV và học sinh.
Một số trường mặc định coi hoạt động này nằm ngoài khả năng của học sinhtrường mình nên không tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh được trải nghiệm việcNCKH
Mặc dù chất lượng tuyển sinh các trường thường không tương đương nhau ởđiểm chuẩn đầu vào Song xét ở nhóm học sinh điểm cao thì các trường trong cùngvùng miền lại khá đồng đều nhau Đây thường là nhóm học sinh nòng cốt cho cáchoạt động mũi nhọn của nhà trường như thi học sinh giỏi,
Trong đó, hoạt động NCKH thậm chí hướng tới những học sinh không nhấtthiết học giỏi các môn văn hóa, mà đam mê sáng tạo, tìm tòi nghiên cứu, có kỹnăng sống đa dạng Do vậy, nếu cho rằng vì chất lượng đầu vào của học sinh màtrường không thể thành công trong hoạt động NCKH của học sinh là không thựctế
4 Giáo viên thiếu nhiệt tình hoặc còn thiếu kinh nghiệm trong việc hướng
dẫn, bảo trợ học sinh
Trong đội ngũ GV nhiều người còn chưa có kinh nghiệm, ngại khó, sợ thêmviệc nên thiếu sự nhiệt tình Thậm chí nhiều thầy cô khá bỡ ngỡ, lúng túng trongcông tác NCKH nên “ngại” hướng dẫn, giúp HS tìm tòi vấn đề Do vậy, HS không
có phương hướng hoặc tự mò mẫm đề tài nên đi sai định hướng
5 Chưa tổ chức được các hoạt động trải nghiệm sáng tạo để giúp học sinh tìm đề tài nghiên cứu.
Hàng năm, nhiều trường thường vẫn tổ chức cho học sinh tham gia các hoạtđộng trải nghiệm Song các địa điểm được lựa chọn thường là khu di tích lịch sử,
Trang 15danh lam thắng cảnh, không gắn với lao động sản xuất hoặc các vấn đề xã hội Do
đó, hoạt động này chưa mang ý nghĩa là trải nghiệm sáng tạo, không hỗ trợ đượcviệc tìm ý tưởng cho hoạt động NCKH
6 Chưa có sự kết nối giữa nhà trường với các nhà khoa học và các cơ quan NCKH hoặc có nhưng chưa chặt chẽ.
Hầu hết các trường phổ thông chưa tranh thủ được nguồn lực từ các trườngđại học, viện nghiên cứu, các cơ sở khoa học công nghệ về người hướng dẫn, cácnhà khoa học chuyên ngành, cơ sở vật chất, thiết bị, phòng thí nghiệm, kinh phí cho hoạt động NCKH của học sinh Điều này là dễ hiểu đối với các trường nằm ởđịa bàn xa đô thị, xa các trường đại học hay các cơ quan nghiên cứu khoa học
- Nguyên nhân khách quan:
1 Điều kiện cơ sở vật chất chưa đáp ứng được yêu cầu của hoạt động
2 Học sinh gặp khó khăn về ý tưởng sáng tạo và kỹ năng NCKH.
- Một trong những yếu tố được đánh giá là quan trọng nhất trong NCKH của
học sinh là về ý tưởng sáng tạo Tuy nhiên, học sinh thường gặp khó khăn, bế tắc
về ý tưởng với những lí do sau:
Thứ nhất, học sinh đang là sản phẩm của nền giáo dục đã chú trọng nhưngchưa thật hiệu quả trong việc phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của họcsinh, với vai trò trung tâm hoạt động dạy học
Thứ hai, điều kiện cơ sở vật chất hỗ trợ dạy học, nhất là các môn học gắnvới thực nghiệm còn rất thiếu thốn ở đa số các trường THPT Do đó, học sinh cònhạn chế trong tư duy về kỹ thuật
- Đây là một nhiệm vụ học tập khiến các em thấy bỡ ngỡ và gặp khó khăn,thiếu hụt trong nhận thức và lúng túng trong cách làm Nhiều phương pháp NCKHđòi hỏi kĩ thuật phức tạp, sự tỉ mỉ và cần ứng dụng kiến thức khoa học công nghệ
nên rất khó cho HS trong quá trình nghiên cứu.
- Nhiều HS cũng không có sự chủ động để xin tư vấn từ các nhà khoa họctrong các trường ĐH, viện nghiên cứu Bản thân các em tự mày mò nên nhiều khi
đi sai định hướng cần nghiên cứu ban đầu hoặc trong quá trình thực nghiệm gặpkhó khăn nên không đạt được hiệu quả
3 Thời gian dành cho hoạt động NCKH còn hạn chế.
Trong biên chế năm học của nhà trường không có khung thời gian quy địnhriêng cho việc tổ chức hoạt động NCKH của HS Điều này dẫn đến tính chất
“không bắt buộc”, “tùy ý” nên nhiều trường có thể không phát động phong tràoNCKH, không tổ chức xét hoặc thi KHKT cấp trường
Trang 16Đối với học sinh, dù tham gia NCKH thì các em vẫn phải hoàn thành mọinhiệm vụ học tập khác trong chương trình Do đó, hoạt động này học sinh chỉ cóthể làm tranh thủ ngoài giờ học trên lớp, những thời điểm này lại rất khó tập hợpthành nhóm để hợp tác cũng như gặp gỡ trao đổi với giáo viên.
4 Khó khăn trong việc thực hiện đảm bảo quyền lợi cho giáo viên hướng dẫn, bảo trợ.
Nếu áp dụng quy định về chế độ làm việc của giáo viên để quy ra tiết dạytrong hoạt động hướng dẫn, bảo trợ học sinh NCKH là khó khăn bất cập vì rất khóđịnh lượng được công việc này theo thời gian Mặt khác, công việc này cần đếnnăng lực riêng của giáo viên nên cần có sự động viên, khích lệ và gắn trách nhiệmbằng quyền lợi thỏa đáng Tuy nhiên, chưa có cách thức để giải quyết chế độ bồidưỡng cho giáo viên tương xứng với công sức và trí tuệ mà giáo viên hướngdẫn/bảo trợ bỏ ra
5 Khó khăn về kinh phí đầu tư cho các dự án:
Nguồn kinh phí để đầu tư thực hiện các dự án KHKT còn hạn hẹp và thiếu tính chủ động
Đối với những dự án ban đầu của học sinh: Chưa được nhà trường duyệt,chọn để đầu tư nâng cấp và hoàn thiện thì nguồn kinh phí thường do học sinh hoặctập thể lớp bỏ ra, mà chung quy lại đều là tiền của cha mẹ học sinh, nên rất hạnchế Điều này dẫn đến các dự án này thường rất sơ sài, chưa có tính khoa học
Đối với những dự án được nhà trường lựa chọn đầu tư: Thông thường, cáctrường chỉ lựa chọn một vài sản phẩm để đầu tư, nâng cấp, hoàn thiện để tham dựcuộc thi KHKT cấp tỉnh Kinh phí để thực hiện các dự án KHKT được hướng dẫn
sử dụng từ nguồn kinh phí hỗ trợ dạy học, nằm trong ngân sách mà đơn vị đượcgiao trong năm học và các nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân Như vậy, tàichính dành cho hoạt động NCKH hàng năm không phải là một khoản cố định cụthể đã được duyệt trước, mà chỉ được trích ra theo yêu cầu thực tiễn hàng nămhoặc tùy thuộc vào khả năng vận động tài trợ Mà kinh phí cần đầu tư cho các dự
án hàng năm có thể rất khác nhau, nguồn vận động được hoàn toàn chưa biết trước
Do đó, không thể xây dựng trước kế hoạch tài chính (dự trù kinh phí) cho hoạtđộng, làm ảnh hưởng đến sự chủ động trong triển khai hoạt động
Chương 2 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRONG CÔNG TÁC TỔ
CHỨC HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHKT VÀ VIẾT SKKN
Ở TRƯỜNG THPT MIỀN NÚI
Thực tế cho thấy trong cùng một điều kiện tương đồng nhưng các trường đạthiệu quả rất khác nhau trong hoạt động NCKH Vậy nguyên nhân vì sao? Thựctrạng đó là do cách thức chỉ đạo, lãnh đạo, phương pháp tổ chức hoạt động NCKH
ở các trường khác nhau, phần lớn mấu chốt ở điểm về tư tưởng, sự cố gắng củaBGH, CB, GV, NV lan tỏa đến học sinh, trong thực hiện chưa quan tâm đến tínhkhoa học, chưa vận dụng sát đúng với thực tiễn, dẫn đến hiệu quả đạt được làkhác nhau và còn khiêm tốn
Trang 17Qua nghiên cứu tìm hiểu, khảo sát và thực tiễn đã lãnh đạo, chỉ đạo, tôi thấyrằng để đạt hiệu quả cao trong hoạt động NCKH của học sinh và CB, GV, NVtrường THPT hiện nay cần thực hiện công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiệntheo các nội dung cơ bản sau:
1 Xây dựng chủ trương (hay quan điểm chỉ đạo) trong công tác tổ chức hoạt động nghiên cứu KHKT và viết SKKN
Lãnh đạo các trường học cần xác đúng định vị trí, vai trò của hoạt độngNCKH trong nhà trường, bởi đây là điều kiện tiên quyết đến hiệu quả của hoạtđộng
Nghiên cứu KHKT đối với học sinh trung học mang lại nhiều giá trị thiếtthực, đặc biệt trong yêu cầu giáo dục hiện nay Đây là một hoạt động giúp các em
áp dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống, học đi đôi với hành; đồng thời làcách tiếp cận, làm quen với phương pháp, kỹ năng NCKH, rèn luyện cách làm việc
tự lực, làm việc nhóm và phát huy tính tích cực, chủ động, hứng thú trong học tập
và sinh hoạt Từ đó, nhằm phát hiện các tài năng để có sự định hướng nghề nghiệpphù hợp với năng lực cá nhân, là cơ sở xây dựng và phát triển nguồn nhân lực chấtlượng cao cho xã hội Nghiên cứu KHKT còn giúp các em khỏi bỡ ngỡ khi bướcvào cổng trường Đại học, các trường dạy nghề và bắt đầu việc nghiên cứu củamình một cách tự tin, chuyên sâu hơn
Nghiên cứu khoa học ứng dụng, cụ thể viết SKKN đối với giáo viên manglại hiệu quả trong dạy học và giáo dục, sự kết hợp hài hòa giữa lý luận, thực tiễn vàđặc biệt vận dụng cụ thể vào nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục Kết quả các đề tàiSKKN của CB, GV, NV sẽ giúp nâng cao chất lượng, hiệu quả trong quản lý, dạyhọc và giáo dục trong nhà trường, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo
Xác định được như vậy, lãnh đạo các nhà trường cần xem đây là một nhiệm
vụ chính trị quan trọng để có sự chỉ đạo quyết liệt, tổ chức hoạt động một cáchkhoa học, hiệu quả, phù hợp với điều kiện cụ thể của nhà trường Cần có các chínhsách, chương trình, kế hoạch cụ thể, khả thi giúp hoạt động NCKH trong trườngphổ thông trở nên thiết thực, hiệu quả và thành phong trào thi đua thường niên
Về tổng thể, nhà trường cần xây dựng, phát triển kế hoạch giáo dục của cácTổ/Nhóm chuyên môn, đẩy mạnh các chủ đề tích hợp liên môn, đa dạng hóa cáchoạt động như trải nghiệm sáng tạo, dạy học theo dự án góp phần thúc đẩy cáchoạt động NCKH Từ hoạt động giáo dục, nhà trường chú trọng bồi dưỡng đội ngũ
GV và tạo điều kiện cơ sở vật chất, nguồn lực khuyến khích giáo viên NCKH vàhướng dẫn HS tham gia NCKH Bên cạnh kế hoạch từng năm học cần có chiếnlược lâu dài 5 năm, 10 năm trong đó có hoạt động NCKH Đối với các trường chấtlượng đội ngũ còn cần phải quan tâm thì việc lãnh đạo, chỉ đạo, động viên, khích lệtích cực vận dụng, đúc rút và viết SKKN giúp cho giáo viên nâng cao được trình
độ chuyên môn, nghiệp vụ
Trang 182 Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và cơ sở pháp lý để lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động nghiên cứu KHKT và viết SKKN
2.1 Xây dựng Kế hoạch hoạt động nghiên cứu KHKT và viết SKKN
2.1.1 Vị trí của hoạt động NCKH trong Kế hoạch tổng thể của nhà trường
Kế hoạch hoạt động của nhà trường được xây dựng cho từng năm học, trong
đó bao quát tổng thể các hoạt động chính trong năm học
Hoạt động NCKH có thể được xây dựng kế hoạch theo một trong hai hình thức sau:
- Hình thức 1: Coi NCKH là một trong những nội dung của hoạt động chuyên môn dạy học trong nhà trường
Trong hình thức này, kế hoạch NCKH là một nội dung nằm trong Kế hoạchchuyên môn chung, chiếm một phần tương đương như các hoạt động dạy học khácnhư: bồi dưỡng học sinh giỏi, ôn thi tốt nghiệp, Với hình thức này thì lãnh đạonhà trường phụ trách thường là Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn
+ Ưu điểm:
Gắn với hoạt động chuyên môn dạy học là những hoạt động trọng tâm củanhà trường, được triển khai cụ thể trong từng giai đoạn của năm học Do đó, có thểchủ động điều tiết để đảm bảo tính cân đối về phân công lao động trong các hoạtđộng chuyên môn Từ đó tránh sự chồng chéo, góp phần nâng cao hiệu quả của cáchoạt động
+ Hạn chế: Công tác chuyên môn là khái niệm rất rộng, bao gồm tất cả cáchoạt động dạy, học, bồi dưỡng thường xuyên và các hoạt động chủ điểm, chuyên
đề, CLB, trong đó có những hoạt động xuyên suốt, có những hoạt động mangtính thời điểm trong năm học Do đó, coi NCKH là một trong những hoạt độngchuyên môn ít nhiều sẽ làm cho hoạt động này bị hòa lẫn với các hoạt động khác,
mà trong số đó có không ít các hoạt động gắn với nhiệm vụ cơ bản cần hoàn thành,thành tích trọng tâm cần đạt được Vì vậy, việc đầu tư cho tổ chức hoạt độngNCKH không những khó có thể quyết liệt mạnh mẽ, mà thậm chí còn có thể bịxem nhẹ hơn các hoạt động khác với tư tưởng “có càng tốt, không có cũng chẳngsao”
- Hình thức 2: Xây dựng Kế hoạch riêng cho việc tổ chức hoạt động NCKH
Hình thức này, Kế hoạch NCKH cùng với các cuộc thi KHKT và viết SKKNđược coi là một hoạt động song hành với các hoạt động khác trong công tácchuyên môn Do đó, bản thân hoạt động này được nhìn nhận với một vai trò lớnhơn Đồng thời, việc xây dựng Kế hoạch tổ chức hoạt động cũng chủ động hơn, chitiết hơn và có tính khoa học cao hơn
Trang 192.1.2 Xây dựng kế hoạch riêng cho hoạt động NCKH
- Căn cứ của việc xây dựng Kế hoạch:
+ Dựa vào các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của cấp trên (Sở GD&ĐT)
+ Dựa vào Chương trình phát triển nhà trường, Kế hoạch tổng thể của nămhọc
+ Dựa vào khả năng thực tế về NCKH của nhà trường, gồm đội ngũ giáoviên hướng dẫn, bảo trợ và học sinh tham gia; những giáo viên đã có SKKN đạtcấp ngành, cấp tỉnh
- Cấu trúc của một bản Kế hoạch:
-> Trong Kế hoạch của năm học này, ở phần cuối cần có nội dung phát độngcho hoạt động NCKH cho năm sau Do đó, trong thời gian nghỉ hè, CB, GV, NV
và HS có tâm thế và sắp xếp kế hoạch của bản thân để nghiên cứu tìm tòi các ýtưởng, thậm chí tiến hành thực hiện những bước đầu của đề tài, dự án Như vậy,
Kế hoạch tổng thể của hoạt động NCKH trong các năm học không độc lập vớinhau, mà luôn cần đảm bảo tính kế thừa, “gối đầu”
+ Kế hoạch chi tiết, ngắn hạn:
Kế hoạch này là sự cụ thể hóa các công việc cần làm theo từng giai đoạn,từng bước trong quá trình tổ chức hoạt động NCKH Do đó, Kế hoạch này cần đảmbảo các yêu cầu:
-> Đảm bảo tính thống nhất trong các hoạt động tổng thể của nhà trường,khớp nối với các hoạt động khác để không làm ảnh hưởng lẫn nhau
-> Sát đúng, kịp thời: Cần căn cứ vào văn bản chỉ đạo của cấp trên về côngtác NCKH các cấp, căn cứ vào thực trạng đội ngũ giáo viên và học sinh để chọncác mốc thời gian, tổ chức đăng ký, phân công nhiệm vụ đúng người, đúng việc
-> Cụ thể, chi tiết: Trong đó mỗi hoạt động phải đủ các thông tin về thờiđiểm, người thực hiện, yêu cầu cần đạt được
2.2 Xây dựng Quy chế hoạt động nghiên cứu KHKT và viết SKKN
2.2.1 Cơ sở để xây dựng Quy chế
- Dựa vào các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo của cấp trên.
- Dựa vào điều kiện thực tiễn về sự tương quan giữa các hoạt động trongnhà trường
- Dựa vào đặc điểm tình hình riêng về hoạt động NCKH của nhà trườngtrong các năm học
Trang 20- Căn cứ vào năng lực cá nhân và mặt bằng lao động của đội ngũ cán bộ giáoviên để phân công nhiệm vụ, khích lệ việc tìm kiếm đề tài, dự án.
- Quan tâm đến việc đảm bảo quyền lợi cho người có đóng góp cho hoạt
động NCKH
- Làm tốt công tác thi đua khen thưởng
2.2.2 Các yêu cầu của Quy chế
Chúng ta biết rằng, Quy chế thường được ban hành để quy định những vấn
đề về tổ chức, hoạt động của một cơ quan, tổ chức, cộng đồng; về thủ tục, trình tựtiến hành một hoạt động nghiệp vụ cụ thể; địa vị pháp lí, trách nhiệm, thẩm quyền,phương thức giam gia hoạt động chung của một loại đối tượng nhất định Quy chếhoạt động NCKH của nhà trường cũng cần thể hiện được các chức năng như vậy
- Đảm bảo tính hợp pháp
- Có tính thực tiễn
- Đảm bảo tính hiệu quả
- Có chính sách khuyết SKKN của CB, GV, NV 7 trường:n khích, động viên, khen thưởng cho
CB, GV, NV và HS khi đạo KHKT của học sinh 7 trường:t kết SKKN của CB, GV, NV 7 trường:t quả cao khi đưa các sản phẩm NCKH
CB, GV, NV chưa có nhiều thành tích về viết SKKN của CB, GV, NV 7 trường:t SKKN Tổ chức chấmSKKN cấp trường:ng theo thang điểm của học sinh 7 trường:a Sở GD&ĐT, sau khi chấmnhững CB, GV, NV đã có thành tích SKKN cấp tỉnh, cấp ngành tổchức góp ý, đánh giá và tiết SKKN của CB, GV, NV 7 trường:p tục hoàn thiện để có thể nộp dự xétcấp ngành
Trong hoạo KHKT của học sinh 7 trường:t động NCKH của học sinh 7 trường:a học sinh 7 trường:c sinh thì giáo viên đóng vaitrò rất quan trọc sinh 7 trường:ng Cần lựa chọc sinh 7 trường:n được những giáo viên có năng lực
và tâm huyết SKKN của CB, GV, NV 7 trường:t tham gia vào quá trình tổ chức các hoạo KHKT của học sinh 7 trường:t động như:
Trang 21tập huấn, đồng hành cùng học sinh 7 trường:c sinh để tìm đề tài nghiên cứu,hướng dẫn học sinh 7 trường:c sinh thực hiện dự án,
+ Giáo viên cần là ngường:i đam mê, truyền lửa, có kiết SKKN của CB, GV, NV 7 trường:n thứctốt ở nhiều lĩnh vực, đặc biệt khả năng hướng dẫn HS thực hiện dự
án Cần có tầm nhìn xa, dự đoán và quyết SKKN của CB, GV, NV 7 trường:t đoán trong công việcdựa trên vốn hiểu biết SKKN của CB, GV, NV 7 trường:t và kinh nghiệm của học sinh 7 trường:a cá nhân từng trải, đammê
+ Giáo viên cần có kiết SKKN của CB, GV, NV 7 trường:n thức khoa học sinh 7 trường:c, và sẽ thuận lợi nết SKKN của CB, GV, NV 7 trường:u
có trình độ ngoạo KHKT của học sinh 7 trường:i ngữ nhất định để khai thác các tài liệu nướcngoài, có kĩ năng sử dụng CNTT thành thạo KHKT của học sinh 7 trường:o
+ Ngường:i hướng dẫn cần có mối quan hệ tốt với các cơ sở,CLB, trung tâm nghiên cứu và ứng dụng để tìm được sự chia sẻ,
hỗ trợ Có như vậy, khi GV bắt tay vào thực hiện hướng dẫn dự áncho HS mới có nhiều cơ hội thành công
- Học sinh:
Học sinh 7 trường:c sinh đóng vai trò chủa học sinh 7 trường: thể của học sinh 7 trường:a hoạo KHKT của học sinh 7 trường:t động NCKH Do đó,Hội đồng khoa học sinh 7 trường:c của học sinh 7 trường:a nhà trường:ng cần chỉ đạo KHKT của học sinh 7 trường:o GVCN các lớp lựachọc sinh 7 trường:n được những học sinh 7 trường:c sinh có năng khiết SKKN của CB, GV, NV 7 trường:u, đam mê và điều kiệnthuận lợi tham gia vào hoạo KHKT của học sinh 7 trường:t động NCKH
3.2 Tổ chức tập huấn
- Tập huấn cho giáo viên:
+ Khi nói đến NCKH thì tưởng chừng như là hoạt động quá lớn, thậm chínhiều giáo viên không suy nghĩ đến việc bản thân có công trình khoa học Việcviết SKKN là hoạt động chuyên môn rất có lợi thế đối với CB, GV, NV; sản phẩmNCKH thể hiện năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; qua hoạt động NCKHgiúp giáo viên có khả năng sáng tạo việc vận dụng kiến thức vào thực tiễn đồngthời tạo và truyền động lực cho học sinh NCKH
+ Tập huấn cho giáo viên là cung cấp đầy đủ thông tin về vai trò, ý nghĩa vàgiá trị của công trình NCKH, sáng kiến kinh nghiệm; qua buổi tập huấn trang bịcho giáo viên hệ thống văn bản chỉ đạo của Sở GD&ĐT Nghệ An, báo cáo kết quảSKKN năm học trước; qua buổi tập huấn giúp giáo viên tìm hiểu kỹ hơn các đề tài,lĩnh vực nghiên cứu của đồng nghiệp; sau buổi tập huấn các nhóm chuyên môntiếp tục thảo luận, xây dựng kế hoạch, đăng ký đề tài, lĩnh vực nghiên cứu, làm đềcương và từng bước thực hiện kế hoạch nghiên cứu Khi có kết quả SKKN cấp tỉnh
sẽ cung cấp kịp thời cho giáo viên để tiếp tục xác định được những đề tài, lĩnh vực
có khả thi, tiếp cận cái mới
Trang 22+ NCKH, sáng tạo KHKT là hoạt động mà học sinh đóng vai trò chủ đạo,song giáo viên cũng đóng vai trò hết sức quan trọng Học sinh muốn có kết quả tốtrất cần sự hướng dẫn, bảo trợ của giáo viên Tuy nhiên, thực tế cho thấy nhiều giáoviên chưa sẵn sàng cho việc hướng dẫn học sinh do chưa hiểu rõ tính chất của hoạtđộng và vai trò của bản thân Nhiều giáo viên còn thiếu kinh nghiệm và chưa thực
sự chủ động để tìm hiểu, nghiên cứu về hoạt động này Do đó rất cần tổ chức tậphuấn cho giáo viên
+ Việc tập huấn cho giáo viên nên theo hai cấp độ: Cử những giáo viên cónăng lực tham gia các đợt tập huấn của Sở GD&ĐT và những giáo viên này vềtrường tập huấn lại cho đội ngũ giáo viên và học sinh của trường
- Tập huấn cho học sinh:
+ Tập huấn cho học sinh toàn trường nhờ GVCN đã được tập huấn, BGHlồng ghép qua buổi sinh hoạt dưới cờ chỉ đạo, định hướng; qua tập huấn giúp họcsinh tiếp cận hệ thống văn bản chỉ đạo, 22 lĩnh vực, các đề tài nghiên cứu trongsáng tạo KHKT đối với học sinh
+ Dù học sinh đã có đam mê, yêu thích với sáng tạo KHKT nhưng nếukhông có kiến thức và kỹ năng thì cũng khó thành công Cụ thể là học sinh cầnnắm được mục đích, yêu cầu của hoạt động, phương pháp tiến hành để từ đó các
em dần tiếp cận với cách thức làm việc của các nhà khoa học
+ Thông qua tập huấn để thổi được niềm đam mê, cảm hứng yêu khoa học,thích nghiên cứu, sáng tạo KHKT trong học sinh
+ Tài liệu tập huấn cần được soạn thảo bởi nhóm giáo viên đã dự tập huấncủa Sở GD&ĐT trên cơ sở tài liệu được tiếp thu, đồng thời điều chỉnh cho phù hợpvới điều kiện thực tế tại trường
3.3 Tổ chức thi KHKT cấp trường
- Ban hành văn bản: trên cơ sở kế hoạch của Sở GD&ĐT Nghệ An Ban chỉđạo NCKH nhà trường xây dựng kế hoạch tổ chức thi, ra quyết định thành lập Hộiđồng thi sáng tạo KHKT, cùng với đó là hướng dẫn tham gia cuộc thi, biểu điểm(mẫu phiếu chấm điểm) để đánh giá các dự án
- Thời điểm tổ chức: Lựa chọn thời điểm phù hợp, căn cứ theo hai yếu tốchính là thời gian phát động cuộc thi và thời gian Sở GD&ĐT tổ chức cuộc thi cấptỉnh Cần đảm bảo rằng học sinh đã có đủ thời gian để hoàn thiện dự án, sẵn sàngtham gia để cuộc thi diễn ra có chất lượng Mặt khác, thời gian từ sau cuộc thi cấptrường đến cuộc thi cấp tỉnh phải đủ để những dự án được lựa chọn dự thi có thểchỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện đạt chất lượng tốt nhất Ngoài ra, phát động trướctoàn trường cho cả một quá trình phát triển lâu dài
Trang 23- Hình thức tổ chức: Với quy mô của một cuộc thi KHKT cấp trường, đểtránh gây tốn kém lãng phí thì có thể tập trung đánh giá về mặt ý tưởng sáng tạo,tính mới của ý tưởng, trên nền bản vẽ, thuyết minh hoặc mô hình từ vật liệu táichế, đơn giản mà không đặt nặng về yêu cầu hoàn thiện sản phẩm Tuy nhiên, nếutrước khi tổ chức cuộc thi mà đã thực hiện tốt việc phê duyệt dự án, kiểm tra tiếnđộ, nhận thấy các dự án được đầu tư nghiêm túc thì vẫn có thể đặt ra yêu cầu caohơn, tiệm cận với các yêu cầu của một cuộc thi KHKT cấp tỉnh.
- Sơ kết cuộc thi KHKT cấp trường để đánh giá sơ bộ về hoạt động NCKHcủa học sinh Qua đó, trao thưởng cho các dự án đạt giải để ghi nhận công sức, trítuệ của học sinh Đồng thời lấy kết quả đó làm một trong các tiêu chí để đánh giáthi đua của các tập thể lớp nhằm tạo động lực để nâng cao tinh thần học tập vàsáng tạo của học sinh Cuối cùng, BTC công bố các dự án được giới thiệu tham dựcuộc thi KHKT cấp tỉnh
4 Công tác Xã hội hóa trong tổ chức hoạt động nghiên cứu KHKT và
bị, phòng thí nghiệm đặc biệt tạo định hướng, hứng thú cho học sinh NCKH
- Khuyến khích các doanh nghiệp, các tổ chức khoa học, công nghệ lựa chọncác sản phẩm nghiên cứu của học sinh để đầu tư, phát triển thành các sản phẩm cóthể sản xuất đại trà và đưa vào sử dụng trong thực tiễn
- Xây dựng được mạng lưới các thế hệ cựu học sinh của nhà trường và của
các trường khác đã đạt thành tích trong hoạt động NCKH giúp các em kết nối vớinhau và với học sinh hiện tại Từ đó học sinh có môi trường giao lưu, chia sẻ, hỗtrợ nhau trong nghiên cứu khoa học, cung cấp các thông tin hữu ích cho quá trìnhsáng tạo của học sinh
- Các công trình SKKN của CB, GV, NV và sáng tạo KHKT của học sinhđược đăng tải rộng rãi, được vận dụng ở nhiều nhà trường đặc biệt vận dụng trongthực tế, trong sản xuất và phấn đấu vận dụng nhiều hơn vào điều kiện thực tiễn gópphần phát triển kinh tế địa phương, đất nước Khi nào các công trình NCKH đượcvận dụng vào thực tiễn, được doanh nghiệp, nhân dân sử dụng phát triển kinh tế thìsản phẩm NCKH đó mới được nâng tầm giá trị