Lưu Trần Tiêu, Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa Việt Nam, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, Hà Nội năm 2002; Sự nghiệp bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc của Nguyễn Quốc Hùng
Trang 1ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong khoa Giáo dục Chính trị, trường Đại học Sư phạm và khoa Lý luận Chính trị trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng đã truyền đạt những kiến thức lý luận và thực tiễn quý báu cho em trong những năm học vừa qua Đặc biệt em xin cảm ơn TS Vương Thị Bích Thủy đã tận tình hướng dẫn, động viên và giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện khóa luận này
Bước đầu làm quen với phương pháp nghiên cứu khoa học, mặc dù có nhiều cố gắng song không tránh khỏi thiếu sót, em rất mong nhận được sự góp ý quý báu của thầy giáo, cô giáo và các bạn!
Đà Nẵng, ngày 20 tháng 5 năm 2014
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Huyên
Trang 3MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 5
2 Mục tiêu, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 6
3 Phương pháp nghiên cứu 7
4 Bố cục của đề tài 7
5 Tổng quan tài liệu nghiên cứu 7
NỘI DUNG 11
Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ DI SẢN VĂN HÓA THẾ GIỚI Ở QUẢNG NAM 11
1.1 Khái niệm và phân loại di sản văn hóa 11
1.1.1 Khái niệm văn hóa, di sản, di sản văn hóa 11
1.1.2 Phân loại di sản văn hóa 16
1.2 Khái quát về lịch sử hình thành và phát triển của tỉnh Quảng Nam 18
1.2.1 Điều kiện tự nhiên, dân cư, kinh tế, văn hóa – xã hội 18
1.2.2 Vài nét về quá trình phát triển của tỉnh Quảng Nam 22
1.3 Các di sản văn hóa thế giới ở Quảng Nam 25
1.3.1 Giới thiệu chung về di sản văn hóa Phố cổ Hội An 25
1.3.2 Giới thiệu chung về di sản văn hóa Thánh địa Mỹ Sơn 32
1.4 Giá trị của các di sản văn hóa đối với sự phát triển của đất nước 44
1.4.1 Gắn kết cộng đồng dân tộc trong quốc gia dân tộc Việt Nam thống nhất 44
Trang 41.4.2 Di sản văn hóa là tài sản vô giá của dân tộc để giao lưu văn hóa với các nước 46 1.4.3 Di sản văn hóa sáng tạo ra những giá trị mới trong xã hội 48
GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 50 2.1 Sự cần thiết phải giáo dục ý thức giữ gìn và phát huy giá trị di sản văn hóa ở Quảng Nam cho học sinh trung học phổ thông 50 2.2 Một số giải pháp nhằm giáo dục học sinh nâng cao ý thức giữ gìn, phát huy giá trị di sản văn hóa 53
2.2.1 Tích hợp nội dung giáo dục giá trị di sản văn hóa vào các môn học khoa học xã hội nhân văn trong chương trình giáo dục THPT 53 2.2.2 Tổ chức cho học sinh tham quan, tìm hiểu, nghiên cứu về di sản văn hóa 58 2.2.3 Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về di sản hoặc các hoạt động văn hóa, văn nghệ có chủ đề liên quan đến di sản văn hóa 60 2.2.4 Giáo dục ý thức giữ gìn, bảo vệ di sản văn hóa qua các phương tiện thông tin đại chúng 62
KẾT LUẬN 71 PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 5MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong mỗi dân tộc, văn hóa là sức mạnh nội sinh, là nền tảng tinh thần
có vai trò to lớn đối với mọi lĩnh vực của đời sống xã hội Văn hóa phản ánh
và thể hiện một cách tổng quát, sống động mọi mặt của cuộc sống đã diễn ra trong quá khứ cũng như đang diễn ra ở hiện tại, qua hàng bao thế kỷ nó đã cấu thành nên một hệ thống các giá trị truyền thống, thẩm mỹ và lối sống mà dựa vào đó từng dân tộc khẳng định bản sắc riêng của mình
Di sản văn hóa hình thành và phát triển cùng tiến trình lịch sử dân tộc, những di sản văn hóa tồn tại đến hôm nay đóng vai trò quan trọng trong lịch
sử hình thành, phát triển của một dân tộc, quốc gia, vùng, miền Cùng với thời gian, các giá trị kết tinh trong di sản văn hóa như một dòng chảy âm thầm, lặng lẽ nhưng có khả năng to lớn, là điểm tựa, là cội rễ góp phần tạo nên sức mạnh dân tộc và quan trọng hơn đó là nền tảng để tạo nên bản sắc văn hóa và
hệ giá trị của văn hóa dân tộc Di sản văn hóa dân tộc ghi dấu ấn của mỗi thời đại, là bức thông điệp của các thế hệ đi trước gửi lại cho các thế hệ hôm nay,
là chứng tích phản ánh bước đi của mỗi dân tộc trải qua những giai đoạn lịch
sử nhất định
Việt Nam là một quốc gia có nhiều di sản văn hóa thế giới, các di sản
đó trải dọc theo chiều dài của đất nước, trong đó tỉnh Quảng Nam được cả thế giới biết đến bởi các di sản văn hóa nổi tiếng Trải qua bao thăng trầm, biến
cố, chịu sự tàn phá nặng nề của các cuộc chiến tranh nhưng Quảng Nam vẫn lưu giữ được những di sản văn hóa vô cùng độc đáo có giá trị sâu sắc, tiêu biểu là Thánh địa Mỹ Sơn và phố cổ Hội An đã được UNESCO công nhận là
di sản văn hóa thế giới vào tháng 12 năm 1999
Các di sản văn hóa này có giá trị to lớn đối với tỉnh Quảng Nam nói riêng và đối với dân tộc Việt Nam nói chung, nhắc nhở chúng ta rằng để có
Trang 6được danh hiệu di sản văn hóa và thành quả như ngày hôm nay thì chúng ta không được quên công ơn to lớn của những thế hệ cha anh đã giữ gìn từng tấc đất, mảnh vườn, nếp phố, mái chùa…không những biết đồng cam cộng khổ, biến đồng chua nước mặn, hoang vu thành làng quê trù phú, mà còn biết lao động sáng tạo xây dựng nên đô thị thương cảng Hội An phồn thịnh và Thánh địa Mỹ Sơn nổi tiếng Có được những giá trị như ngày hôm nay là nhờ vào sự đóng góp to lớn của nhân dân Quảng Nam, cả những người đang sống và những người đã khuất đã miệt mài lao động sáng tạo, nỗ lực phấn đấu xây dựng quê hương giàu đẹp Chính vì vậy việc nghiên cứu về di sản văn hóa thế giới ở tỉnh Quảng Nam có ý nghĩa to lớn và việc giáo dục cho học sinh THPT
ý thức giữ gìn, bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa là việc làm hết sức thiết thực
Trong xu thế toàn cầu hóa phát triển mạnh mẽ như hiện nay, đất nước
ta ngày càng hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới, bên cạnh những cơ hội, những tác động tích cực mà nền kinh tế thị trường và quá trình hội nhập mang lại, hội nhập cũng đem đến nhiều tác động tiêu cực đối với con người Việt Nam nói chung và thế hệ trẻ nói riêng Một bộ phận giới trẻ đã quá chú trọng về nhu cầu vật chất mà lãng quên đi những giá trị văn hóa tinh thần, quên đi và có nhận thức không đúng về những giá trị di sản văn hóa của dân tộc Vì vậy việc giáo dục cho học sinh ý thức giữ gìn, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa lại càng có ý nghĩa vô cùng quan trọng hơn
Với ý nghĩa đó, tôi chọn vấn đề: “Di sản văn hóa thế giới ở Quảng
Nam và nhiệm vụ giáo dục ý thức giữ gìn, phát huy giá trị di sản văn hóa cho học sinh trung học phổ thông” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình
2 Mục tiêu, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
* Mục tiêu:
Trang 7Qua việc nghiên cứu về các di sản văn hóa thế giới ở Quảng Nam, đề tài hướng đến mục tiêu giáo dục ý thức giữ gìn, bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa cho học sinh THPT
3 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: khảo sát thực tế, phương pháp hệ thống hóa, phân tích, tổng hợp, so sánh, phương pháp logic
5 Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Việc giữ gìn và phát huy giá trị các di sản văn hóa là một đề tài rất rộng được rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm Trong những năm vừa qua, ở nước
ta đã có nhiều công trình nghiên cứu về di sản văn hóa và việc giữ gìn, phát huy giá trị của di sản văn hóa
Trang 8Ở nước ta, nghiên cứu về di sản văn hóa trước hết phải kể đến công
trình Việt Nam Văn hoá sử cương của Đào Duy Anh từ năm 1938 với quan
điểm : “Ta muốn trở thành một nước cường thịnh vừa về vật chất, vừa về tinh thần thì phải giữ văn hoá cũ làm thể mà lấy văn hoá mới làm dụng nghĩa là phải khéo điều hoà tinh tuý của văn hoá phương Đông với những điều sở trường về khoa học của văn hoá phương Tây” Năm 1997, GS.TS Hoàng
Vinh hoàn thành cuốn sách Một số vấn đề về bảo tồn và phát triển di sản văn
hoá dân tộc, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Trên cơ sở những quan niệm di
sản văn hóa của quốc tế và Việt Nam, tác giả đã đưa ra một hệ thống lý luận
về di sản văn hóa, đồng thời bước đầu vận dụng nghiên cứu di sản văn hóa
nước ta Năm 2002, Luật di sản văn hoá và văn bản hướng dẫn thi hành được
coi là văn bản pháp quy về di sản văn hóa
Bên cạnh đó cũng có nhiều tạp chí, bài viết về di sản văn hóa, tiêu biểu
như: “Di sản văn hóa nhìn từ góc độ kinh tế” của Lê Quý Đức, Tạp chí Văn hóa dân gian số 2, năm 1998; “Một số vấn đề bảo tồn và phát huy những di
sản văn hoá các dân tộc hiện nay” của PGS.TS Nguyễn Văn Huy, Tạp chí
Cộng sản số 20, năm 2003 Tác giả bài báo đã đề cập đến những vấn đề lý luận và thực tiễn của công tác bảo tồn phát huy di sản văn hóa trên phạm vi cả
nước Cùng hướng nghiên cứu này, Ngô Phương Thảo viết bài Bảo vệ di sản,
cuộc chiến từ những góc nhìn đăng ở Tạp chí Văn hoá nghệ thuật số 289 tháng 07/2008 Bài viết đã đề cập trực tiếp đến vấn đề bảo vệ di sản văn hóa hiện nay Theo tác giả thì “Mỗi ngày, di sản văn hoá càng đối mặt với nhiều nguy cơ, xuất phát từ những hệ lụy của cuộc sống hiện đại Cũng mỗi ngày, ý thức về trách nhiệm phải gìn giữ các giá trị văn hoá đã tồn tại với thời gian càng lan toả sâu rộng trong toàn xã hội, trong mỗi cộng đồng để dẫn tới những chương trình dự án ngày càng có hiệu quả hơn trong việc gìn giữ các
giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể”; Ngô Phương Thảo, Bảo vệ di sản, cuộc
chiến từ những góc nhìn, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, số 289, tháng 7/2008, tr
Trang 97 -11 Lưu Trần Tiêu, Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa Việt Nam, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, Hà Nội năm 2002; Sự nghiệp bảo tồn và phát huy giá trị
di sản văn hóa dân tộc của Nguyễn Quốc Hùng, Tạp chí Di sản văn hóa, số 1,
năm 2013; Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá trong xu thế giao lưu
hội nhập, bài học nhìn từ một số quốc gia châu Á của Nguyễn Toàn Thắng,
Tạp chí Di sản văn hóa, số 1, năm 2013; Giá trị di sản văn hóa dân tộc trong
đời sống kinh tế - xã hội của Trần Văn Ánh, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, số
Nghiên cứu về các di sản văn hóa ở tỉnh Quảng Nam đã có rất nhiều công trình được xuất bản như:
Hội An di sản thế giới của Nguyễn Phước Tương, Nxb văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2004 Mỹ Sơn trong nghệ thuật Chăm của Trần Kỳ Phương, Nxb Đà Nẵng, năm 1988 Mỹ Sơn, di tích lịch sử văn hóa Chàm trên
đất Quảng Nam của Trần Kỳ Phương, Nxb Đà Nẵng, năm 1996 Thánh địa
Mỹ Sơn của Ngô Văn Doanh, Nxb Trẻ, năm 2010 Ngô Văn Doanh với tác
phẩm Văn hóa cổ Chămpa , Nxb Văn hóa dân tộc học, năm 2002 Hội An, Thị
xã anh hùng, Nxb Trẻ, năm 2002 Nguyễn Văn Khương, Vai trò của nhân dân huyện Duy Xuyên trong việc quản lý bảo tồn di tích Mỹ Sơn, Nxb Thông
tin và truyền thông Quảng Nam, năm 2010 Lương Ninh với tác phẩm Vương
quốc Chămpa, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2004 Trung tâm quản lý
bảo tồn di tích Hội An, Di tích danh thắng Hội An, Nxb Đà Nẵng, năm 2005 Trương Văn Tâm với tác phẩm Phố cổ Hội An, công việc giao lưu văn hóa ở
Việt Nam, Nxb Đà Nẵng, năm 1994 Phan Xuân Biên Văn hóa Chăm, Nxb
Trang 10Khoa học xã hội, Hà Nội, năm 1991 Di sản thế giới chọn lọc của Bùi Đẹp,
Nxb Trẻ, năm 2005 Lưu Trần Tiêu, Ngô Văn Doanh, Nguyễn Quốc Hùng,
Giữ gìn những kiệt tác kiến trúc trong nền văn hóa Chăm, Nxb Văn hóa dân
tộc, Hà Nội, năm 2000 Bố Xuân Hổ Truyền thuyết về các tháp Chàm, Nxb
Văn hóa dân tộc, năm 1995
Các công trình trên đã nghiên cứu về những nét đặc sắc của nền văn hóa Chămpa, lịch sử hình thành, phát triển của đô thị cổ Hội An và thánh địa
Mỹ Sơn, về kết cấu, những nét đặc sắc và giá trị của những di sản này đem lại cho người dân Quảng Nam nói riêng và cả cả nước nói chung
Ngoài ra cũng có những bài Tạp chí về di sản văn hóa thế giới ở Quảng
Nam như: Nguyễn Hồng Kiến, Thu nhận từ công cuộc tu bổ phục hồi thánh
địa Mỹ Sơn, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật số 7 – 1998, tr.58 Hoàng Đạo Kính, Một kiến trúc đặc sắc, Tạp chí Du lịch Quảng Nam – Đà Nẵng số 14 năm
1996 Nguyễn Phước Tương, Hội An, kho báu văn hóa, Tạp chí Công thương
số 2/1998 Hồ Thùy Trang, Một pho tượng Chămpa hay một bia ký, Tạp chí
Xưa – nay, số 126, năm 2002
Các bài viết trong những tạp chí đó đã nói về và những vẻ đẹp của Hội
An và Mỹ Sơn, công cuộc bảo vệ cũng như việc tu bổ lại những di sản văn hóa đó
Nhìn chung, vấn đề giữ gìn và phát huy giá trị di sản văn hóa của thế giới nói chung và của tỉnh Quảng Nam nói riêng đã được tác giả nghiên cứu,
đề cập khá phong phú với nhiều nội dung, khía cạnh khác nhau Di sản văn hóa là một vấn đề lớn, nội dung của nó vẫn còn nhiều vấn đề cần được quan tâm nghiên cứu và phát triển thêm, nhất là việc giáo dục ý thức giữ gìn, phát huy giá trị di sản văn hóa cho học sinh THPT trong bối cảnh đất nước hội nhập như hiện nay
Trên cơ sở kế thừa các kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trước, đề tài của tôi sẽ đi sâu vào nghiên cứu khái quát về di sản văn hóa thế giới ở tỉnh
Trang 11Quảng Nam để qua đó thấy được vẻ đẹp cũng như những giá trị tiềm ẩn của những di sản này, đồng thời giáo dục cho học sinh THPT trên địa bàn Quảng Nam và Đà Nẵng ý thức giữ gìn, bảo vệ, phát huy các giá trị di sản đó
NỘI DUNG
Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ DI SẢN VĂN HÓA THẾ GIỚI
Ở QUẢNG NAM
1.1 Khái niệm và phân loại di sản văn hóa
1.1.1 Khái niệm văn hóa, di sản, di sản văn hóa
Trong Tiếng Việt, văn hóa là một danh từ có nội hàm ngữ nghĩa rất phong phú và phức tạp Người ta có thể hiểu văn hóa như một hoạt động văn hóa sáng tạo của con người, nhưng cũng có thể hiểu văn hóa như là lối sống, thái độ sống, thái độ ứng xử, trình độ học vấn mà mỗi công nhân viên chức vẫn ghi trong lí lịch công tác của mình
Ở phương Tây, từ văn hóa xuất hiện rất sớm trong đời sống ngôn ngữ Nhà ngôn ngữ học người Đức W Wundt cho rằng: Văn hóa là một từ có căn gốc Latinh: Colere, sau đó trở thành Cultura nghĩa là cày cấy, gieo trồng Nhà nhân loại học người Anh Edward Burnett Tylor đã định nghĩa văn hóa như sau: Văn hóa hay văn minh hiểu theo nghĩa rộng trong dân tộc học là một tổng thể phức hợp gồm kiến trúc, đức tin, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, phong tục và bất cứ những khả năng, tập quán nào mà con người thu nhận được với tư cách là một thành viên xã hội
Ở Trung Quốc từ văn hóa xuất hiện trong đời sống ngôn ngữ ở thời Tây Hán (206 TCN – 25 năm SCN) Mặc dù có mặt sớm trong đời sống ngôn ngữ phương Tây cũng như phương Đông như vậy nhưng phải đến thế kỉ XVIII từ văn hóa mới được đưa vào khoa học, sử dụng như một thuật ngữ khoa học
Trang 12Cho đến nay đã có nhiều cách hiểu khác nhau về văn hóa, văn hóa được
đề cập dưới nhiều góc độ khác nhau Từ điển triết học (Nxb Tiến bộ Mát- xcơva, 1989) đã đưa ra khái niệm: “Văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất
và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình thực tiễn xã hội – lịch sử
và tiêu biểu cho trình độ đạt được trong lịch sử phát triển xã hội” [40, 656] Theo các nhà nghiên cứu dân tộc học: “Văn hóa là toàn thể những cấu trúc xã hội, tôn giáo…những biểu hiện trí tuệ, nghệ thuật…đặc định một xã hội” Theo các nhà tâm lý học, xã hội học cho rằng: “Văn hóa như là thái độ tổng quát của con người đối với vũ trụ tự nhiên và xã hội và như là vai trò của con người trong vũ trụ ấy”
Như vậy, văn hóa trước hết là các hoạt động nhằm phát huy những nhu cầu và năng lực tinh thần cơ bản của con người, tạo ra các chuẩn mực, các giá trị nâng cao khả năng hiểu biết và sáng tạo của con người Do đó tổ chức văn hóa, giáo dục, khoa học của Liên Hợp Quốc (UNESCO) đã quan niệm: “Văn hóa là tổng thể sống động các hoạt động sáng tạo (của cá nhân và cộng đồng) trong quá khứ và trong hiện tại Qua các thế kỉ hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên hệ thống giá trị, truyền thống, thị hiếu – những đặc trưng riêng của mỗi dân tộc” [25, 9]
Theo cố thủ tướng Phạm Văn Đồng: “Nói tới văn hóa là nói đến một lĩnh vực vô cùng phong phú và rộng lớn, bao gồm tất cả những gì không phải
là thiên nhiên mà có liên quan đến con người trong một quá trình tồn tại, phát triển, quá trình con người làm nên lịch sử…Cốt lõi sức sống dân tộc là văn hóa với nghĩa bao quát và đẹp nhất của nó, bao gồm cả hệ thống giá trị: tư tưởng và tình cảm, đạo đức với phẩm chất, trí tuệ và tài năng, sự nhạy cảm và
sự tiếp thu cái mới từ bên ngoài, ý thức bảo vệ tài sản và bản lĩnh các cộng đồng dân tộc, sức đề kháng và sức chiến đấu để bảo vệ mình không ngừng lớn mạnh” [33, 25]
Trang 13Từ những khái niệm về văn hóa trên, có thể khái quát văn hóa là tổng thể sống động các hoạt động sáng tạo của cá nhân và cộng đồng trong quá khứ và hiện tại Qua các thế hệ, hoạt động sáng tạo ấy đã tạo nên các giá trị, các truyền thống và thị hiếu – những yếu tố xác định đặc tính riêng của mỗi
dân tộc
Di sản văn hóa theo nghĩa Hán Việt là những tài sản văn hóa có giá trị của quá khứ còn tồn tại trong cuộc sống hiện tại và tương lai Di là để lại, còn lại, dịch chuyển, chuyển lại Sản là tài sản, là những gì quý giá, những gì có giá trị
Theo từ điển Tiếng Việt năm 2005 định nghĩa: “Di sản là cái của thời
Di sản là sản phẩm của quá khứ nhưng đó là quá khứ được lựa chọn theo nhu cầu của xã hội hiện đại Di sản là sự lựa chọn từ quá khứ lịch sử những kí ức, báu vật của cộng đồng, thể hiện nhu cầu, nguyện vọng, mong muốn của xã hội hiện đại Do đó sự ra đời của Luật di sản văn hóa năm 2002 cùng với các văn bản hướng dẫn đi k m đã trở thành cơ sở pháp lý quan trọng, nhằm tăng cường nhận thức và hành động cho toàn xã hội, tăng cường sự hiểu biết về di sản và quá t nh bảo vệ, phát huy kho tàng văn hóa của dân tộc
Khái niệm di sản văn hóa trong tư cách là một thuật ngữ khoa học đã có một quá trình hình thành khá lâu dài Điều mà ít ai ngờ tới nhất chính là thuật ngữ này lại được hình thành và được biết đến từ cuộc Cách mạng tư sản Pháp
Trang 14năm 1789, quá trình tịch thu được tài sản của tầng lớp quý tộc, tăng lữ, nhà thờ giáo hội để tập trung tất cả lại thành tài sản quốc gia sau cách mạng tư sản Pháp đã dần dần hình thành khái niệm di sản Để tránh thất thoát và phá hoại loại tài sản này, nhà nước Pháp lúc bấy giờ đã tiến hành kiểm kê, mô tả sắp xếp, phân loại các công trình lịch sử để xác định thứ tự ưu tiên nhằm khôi phục và bảo tồn di sản quốc gia Di sản lúc đó được hiểu như “ý niệm về một tài sản chung, tài sản của công dân, chứ không phải của riêng một ai, đó là ý niệm đã tạo thành một cái ý thức về di sản quốc gia” [11, 32].
Di sản văn hóa cũng có thể được hiểu tất cả những gì con người sáng tạo ra, khám phá ra và đã bảo vệ, giữ gìn được trong quá trình lịch sử Như vậy di sản văn hóa bao gồm những sản phẩm vật chất hay phi vật chất, sản phẩm hữu hình hay vô hình do con người sáng tạo ra Các sản phẩm hữu hình như các công trình kiến trúc, điêu khắc các tác phẩm mỹ thuật và thủ công tinh xảo các sản phẩm phi vật chất là các giá trị tinh thần, truyền thống và phong tục tập quán, thị hiếu của mỗi cộng đồng Khái niệm di sản văn hóa còn bao hàm cả di sản thiên nhiên do con người khám phá ra và đã bảo vệ tôn tạo chúng [ 10, 7-14]
Theo Công ước về bảo vệ di sản văn hóa và tự nhiên của thế giới được UNESCO thông qua tại kỳ họp thứ 17 năm 1972 tại Pari thì di sản văn hóa bao gồm:
các yếu tố hay các cấu trúc có tính chất khảo cổ, các văn bản, các hang động với các nhóm hang động với các nhóm hay yếu tố có giá trị quốc tế, đặc biệt
là phương diện lịch sử, nghệ thuật hay khoa học
xây dựng tách biệt hay liên kết với nhau mà do kiến trúc của chúng, do tính đồng nhất hoặc vị trí của chúng trong cảnh quan, có giá trị nổi bật toàn cầu xét theo quan điểm lịch sử, nghệ thuật và khoa học
Trang 15 Các di chỉ: Các tác phẩm do con người tạo nên hoặc các tác phẩm có
sự kết hợp giữa thiên nhiên và nhân tạo và các khu vực trong đó có các di chỉ khảo cổ có giá trị nổi bật toàn cầu xét theo quan điểm lịch sử, thẩm mỹ, dân tộc học hoặc nhân chủng học
Luật di sản văn hóa được Quốc hội thông qua năm 2001 đã khẳng định:
“Di sản văn hóa Việt Nam là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và là một bộ phận của di sản văn hóa nhân loại, có vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta” Điều 1 của Luật di sản văn hóa quan niệm “ Di sản văn hóa bao gồm di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” [4, 17]
Để được ghi vào danh sách di sản thế giới của UNESCO, một tài sản phải đáp ứng các tiêu chuẩn về văn hoá hoặc thiên nhiên theo Công ước về di sản thế giới đã được Ủy ban về di sản thế giới của UNESCO duyệt lại Một di sản văn hóa phải xác thực, có ảnh hưởng sâu rộng hoặc có bằng chứng độc đáo đối với sự phát triển của nghệ thuật kiến trúc, hoặc di tích đó phải gắn liền với tư tưởng hay tín ngưỡng có ý nghĩa phổ biến, hoặc là điển hình nổi bật của một lối sống truyền thống đại diện cho một nền văn hóa nào đó
Một di sản trở thành di sản văn hóa thế giới cần có những tiêu chuẩn đó
là (1) là một tuyệt tác về tài năng sáng tạo của con người, (2) thể hiện một
sự giao lưu quan trọng giữa các giá trị của nhân loại, trong một khoảng thời gian hoặc trong phạm vi một vùng văn hoá của thế giới, về các bước phát triển trong kiến trúc hoặc công nghệ, nghệ thuật tạo hình, quy hoạch đô thị hoặc thiết kế cảnh quan, (3) là một bằng chứng độc đáo hoặc duy nhất hoặc ít
ra cũng là một bằng chứng đặc biệt về một truyền thống văn hoá hay một nền văn minh đang tồn tại hoặc đã biến mất, (4) là một ví dụ nổi bật về một kiểu kiến trúc xây dựng hoặc một quần thể kiến trúc cảnh quan minh hoạ cho một
Trang 16hay nhiều giai đoạn có ý nghĩa trong lịch sử nhân loại, (5) là một ví dụ tiêu biểu về sự định cư của con người hoặc một sự chiếm đóng lãnh thổ mang tính truyền thống và tiêu biểu cho một hoặc nhiều nền văn hóa, nhất là khi nó trở nên dễ bị tổn thương dưới tác động của những biến động không thể đảo ngược được, (6) gắn bó trực tiếp hoặc cụ thể với những sự kiện hoặc truyền thống sinh hoạt với các ý tưởng, hoặc các tín ngưỡng, các tác phẩm văn học nghệ thuật có ý nghĩa nổi bật toàn cầu
1.1.2 Phân loại di sản văn hóa
Phân loại sự vật và hiện tượng là một trong những cách nhận thức và thâu tóm bản chất của sự vật và hiện tượng tự nhiên, xã hội đa dạng phong phú Phân loại di sản văn hóa là một nhu cầu chính đáng trong nghiên cứu Theo quan niệm của UNESCO, di sản văn hóa bao gồm hai loại:
thể “sờ thấy được” Văn hóa vật thể là một dạng thức tồn tại của văn hóa chủ yếu dưới dạng vật thể có dạng hình khối, có chiều cao, chiều rộng, trọng lượng, đường nét, màu sắc, kiểu dáng tồn tại trong không gian và thời gian xác định, được tạo tác từ bàn tay khéo léo của con người, để lại dấu ấn lịch sử
rõ rệt Ví dụ như di sản văn hóa cố đô Huế, phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn, thành nhà Hồ, hoàng thành Thăng Long, vịnh Hạ Long, vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng… là những di sản văn hóa vật thể mà chúng ta có thể nhìn và sờ thấy được, nó tồn tại đến ngày nay là nhờ quá trình mà con người giữ gìn và bảo vệ, là những di sản có giá trị về lịch sử, phản ánh quá trình phát triển của lịch sử dân tộc và nhân loại Văn hóa vật thể được khách thể hóa và tồn tại như một thực thể ngoài bản thân con người, nó luôn chịu sự thách thức của quy luật bào mòn của thời gian, luôn đứng trước nguy cơ biến dạng hoặc thay đổi rất nhiều so với nguyên gốc, trong sự tác động của con người thời đại sau Hiện nay vấn đề bảo tồn những di sản văn hóa vật thể lâu đời đòi hỏi công nghệ kỹ thuật cao mới có thể phục nguyên lại như cũ
Trang 17 Di sản “văn hóa phi vật thể” là dạng thức tồn tại của văn hóa không
phải chủ yếu dưới dạng vật thể có hình khối trong không gian và thời gian,
mà nó tiềm ẩn trong trí nhớ, ký ức cộng đồng, tập tính, hành vi ứng xử của con người và thông qua các hoạt động sống, trong sản xuất, giao tiếp xã hội
mà thể hiện ra Từ đó mà người ta có thể nhận dạng sự tồn tại của “văn hóa phi vật thể” Ví dụ như Nhã Nhạc cung đình Huế, hát xoan, ca trù, dân ca quan họ Bắc Ninh, tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên…
Di sản văn hóa phi vật thể được hiểu là các tập quán, các hình thức biểu hiện, biểu đạt tri thức, kỹ năng và k m theo đó là các công cụ, đồ vật, đồ tạo tác và các không gian văn hóa có liên quan mà các cộng đồng, các nhóm và một số trường hợp là các cá nhân công nhận một phần là di sản văn hóa của
họ “Được chuyển giao từ thế hệ này sang thế hệ khác, di sản văn hóa phi vật thể được các cộng đồng và nhóm không ngừng tái tạo để thích nghi với môi trường và mối quan hệ qua lại giữa cộng đồng với tự nhiên và lịch sử của họ, đồng thời hình thành trong họ một ý thức về bản sắc và sự kế tục, qua đó khích lệ thêm sự tôn trọng đối với sự đa dạng văn hóa và tính sáng tạo của con người” [41, 142]
Đặc trưng rõ nhất của “văn hóa phi vật thể” là nó luôn tiềm ẩn trong tiềm thức của một cộng đồng xã hội và chỉ bộc lộ ra qua hành vi và hoạt động của con người Văn hóa phi vật thể được lưu giữ trong thế giới tinh thần của con người và thông qua các hình thức diễn xướng, nó được bộc lộ sinh động trong tư cách một hiện tượng văn hóa
Cũng giống như di sản văn hóa vật thể, các hiện tượng di sản văn hóa phi vật thể cũng có thể bị mai một, biến dạng, hoặc mất đi vĩnh viễn bởi thử thách của thời gian, bởi sự vô ý thức của con người Trong thực tế người ta thường có xu hướng thêm bớt hoặc lãng quên trong quá trình lưu giữ những giá trị phi vật thể Cho nên, văn hóa phi vật thể vừa có tính bền vững lại vừa
Trang 18mang tính mong manh, dễ bị tổn thương Hơn nữa văn hóa phi vật thể có nguy cơ biến dạng rất cao bởi tính dị bản của nó do sự can thiệp của các nhóm
xã hội qua các thời đại
Trên cơ sở đồng thuận với quan niệm của UNESCO, Luật Di sản văn
hóa của Việt Nam phân loại di sản văn hóa như sau:
Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa,
khoa học, bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ
vật, bảo vật quốc gia
Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn
hóa, khoa học, được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, được lưu truyền bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu giữ, lưu truyền khác, bao gồm tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, ngữ văn truyền miệng, diễn xướng dân gian, lối sống, nếp sống, lễ hội, bí quyết về nghề thủ công truyền thống, tri thức về y, dược học cổ truyền, về văn hóa ẩm thực, về trang phục truyền thống dân tộc và những tri thức dân gian khác
1.2 Khái quát về lịch sử hình thành và phát triển của tỉnh Quảng Nam 1.2.1 Điều kiện tự nhiên, dân cư, kinh tế, văn hóa – xã hội
Quảng Nam là tỉnh ven biển, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, phía Bắc giáp Thành phố Đà Nẵng và tỉnh Thừa Thiên Huế, phía Tây giáp Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, phía Đông giáp Biển Đông, phía Nam giáp tỉnh Kon Tum và Quảng Ngãi Quảng Nam có 12 huyện và 2 thị xã, trong đó có 6 huyện miền núi là Hiên, Nam Giang, Phước Sơn, Trà My, Hiệp Đức và Tiên Phước; 8 huyện, thị đồng bằng: thị xã Hội An, thị xã Tam Kỳ, huyện Điện Bàn, Duy Xuyên, Đại Lộc, Thăng Bình, Quế Sơn, Núi Thành Ngày 20/6/2003, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 72/2003/NĐ – CP về việc chia tách huyện Hiên thành các huyện Đông Giang và Tây Giang, huyện Trà My thành các huyện Bắc Trà My và Nam Trà My Đây là địa phương đầu
Trang 19tiên trong cả nước triển khai mô hình Khu kinh tế mở, lại có 2 di sản văn hóa (Khu Di tích Mỹ Sơn và phố cổ Hội An) được thế giới công nhận là di sản văn hóa thế giới Do đó, có thể nói Quảng Nam chứa đựng nhiều tiềm năng,
cơ hội lớn để phát triển mạnh mẽ
với 18 đơn vị hành chính cấp huyện Quảng Nam có hướng địa hình nghiêng dần từ Tây sang Đông, hình thành ba kiểu cảnh quan sinh thái rõ rệt là kiểu núi cao phía Tây, kiểu trung du ở giữa và dải đồng bằng ven biển Vùng đồi núi chiếm 72% diện tích tự nhiên với nhiều ngọn núi cao trên 2000m Ngoài ra, vùng ven biển phía đông sông Trường Giang là dải cồn cát chạy dài từ Điện Nam, Điện Bàn đến Tam Quan, Núi Thành Bề mặt địa hình bị chia cắt bởi hệ thống sông ngòi khá phát triển gồm sông Thu Bồn và sông Trường Giang, Quảng Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, chỉ có hai mùa là mùa mưa và mùa khô, chịu ảnh hưởng của mùa đông lạnh miền Bắc Nhiệt độ trung bình năm 25,4
bình trong không khí đạt 84% Lượng mưa trung bình đạt 2000-2500 mm, nhưng phân bố không đều theo thời gian, mưa ở miền núi nhiều hơn ở đồng bằng, mưa tập trung vào các tháng 9 – 12, chiếm 80% lượng mưa cả năm, mùa mưa trùng với mùa bão, nên các cơn bão đổ bộ vào miền Trung thường gây ra lở đất, lũ quét ở các huyện trung du miền núi và gây ngập lũ ở các vùng ven sông Quảng Nam có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú như
tài nguyên đất, tài nguyên rừng, tài nguyên du lịch
Với tài nguyên đất thì diện tích 1.040,6 nghìn ha, tỉnh Quảng Nam có chín loại đất khác nhau, quan trọng nhất là nhóm đất phù sa thuộc hạ lưu các sông, thích hợp với trồng mía, cây công nghiệp ngắn ngày, rau đậu; nhóm đất
đỏ vàng ở khu vực trung du, miền núi thích hợp với cây rừng, cây công nghiệp dài ngày, cây đặc sản, cây dược liệu… Diện tích đất Quảng Nam đã sử dụng vào mục đích phát triển kinh tế - xã hội là 651,5 nghìn ha, trong đó đất
Trang 20sử dụng vào nông nghiệp là 106,8 nghìn ha; đất sử dụng vào mục đích lâm nghiệp là 512,8 nghìn ha; đất sử dụng vào các mục đích công nghiệp, xây dựng, kho tàng cơ sở khác là 25,6 nghìn ha
Theo số liệu của Viện Điều tra quy hoạch rừng, diện tích rừng tự nhiên tại tỉnh Quảng Nam còn khoảng 477 nghìn ha với trữ lượng gỗ khoảng 30
và 50 triệu cây tre nứa, trong đó rừng giàu có khoảng 10 nghìn ha, phân bố chủ yếu ở các đỉnh núi cao, giao thông đi lại khó khăn; diện tích rừng còn lại chủ yếu là rừng ngh o, rừng trung bình và rừng tái sinh trữ lượng gỗ
còn có các loại lâm sản quý hiếm như trầm, quế trẩu, song mây…Diện tích đất trống đồi trọc còn khoảng 391 nghìn ha, trong đó có 332,3 nghìn ha đất đồi núi có khả năng phát triển trồng rừng, cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả và cây dược liệu Tỉnh Quảng Nam cũng giàu có với tài nguyên khoáng sản phong phú bao gồm cát trắng, than đá, vàng ốc, khí mêtan, uranium, nguyên liệu làm xi măng…[12]
Không chỉ vậy ở tỉnh Quảng Nam còn nổi bật với tiềm năng du lịch Các di sản văn hoá gắn kết với tài nguyên du lịch biển trong tổng thể trung tâm du lịch miền Trung: Huế - Đà Nẵng - Hội An đã tạo cho Quảng Nam khả năng phát triển mạnh du lịch và dịch vụ Hai di sản văn hoá thế giới là phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn và nhiều địa điểm di tích lịch sử và văn hoá cùng với nhiều loại hình văn hoá cùng với các quần thể kiến trúc khác như chứng tích Núi Thành… tạo nên những điểm du lịch thu hút khách đến tham quan, tìm hiểu Những làng nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống độc đáo và những vùng ruộng, đồng, sông nước giữ nguyên nét điển hình của làng quê Việt Nam, hội đủ các yếu tố phát triển du lịch đồng quê, du lịch vườn, tạo thêm sức hấp dẫn đối với khách du lịch Đây là tiền đề thuận lợi cho việc phát triển các loại hình du lịch tại địa phương
Trang 21Năm 2013, dân số toàn tỉnh có khoảng 1.461 nghìn người, tăng 0,77%
so với năm 2012, trong đó dân số thành thị hơn 280 nghìn người, chiếm 19,2% tổng dân số Dân số ở độ tuổi lao động của tỉnh hơn 918 nghìn người, chiếm 63% tổng dân số Số lao động làm việc trong các ngành kinh tế năm
2013 gần 857 nghìn người, chiếm hơn 93% dân số trong độ tuổi lao động Phần lớn dân số Quảng Nam là dân tộc Kinh, chiếm số ít là người dân tộc thiểu số như dân tộc Cơ – Tu, Xơ đăng, Mnông, Co, Gié – Triêng [20]
Kinh tế Quảng Nam tiếp tục tăng trưởng ổn định, liên tục đạt cao hơn mức bình quân chung của cả nước Các chỉ tiêu chủ yếu đều đạt và vượt kế hoạch do Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII đề ra Cơ cấu kinh tế đã đạt được sự chuyển dịch đúng hướng; cơ chế, chính sách mới đã có tác dụng huy động tiềm năng và thu hút nguồn lực từ bên ngoài cho đầu tư phát triển Kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội được tập trung nâng cấp và đầu tư xây dựng mới đã
có tác động mạnh mẽ đến tăng trưởng kinh tế và cải thiện đời sống nhân dân Các vấn đề xã hội đã được tập trung giải quyết đạt nhiều kết quả tích cực, góp phần cải thiện mọi mặt đời sống xã hội
Quảng Nam được hình thành trong tổng thể vùng văn hóa miền Trung, điều đặc biệt là Quảng Nam vẫn còn lưu giữ được những công trình văn hóa vật thể và phi vật thể có giá trị cao được thế giới công nhận Có thể nói đây là một vùng đất giàu có về giá trị văn hóa Đến với Quảng Nam chúng ta được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của những công trình kiến trúc cổ đạt tới đỉnh cao của nghệ thuật, chứa đựng biết bao giá trị văn hóa nhân văn – văn hóa lịch sử được kết tinh và thăng hoa từ sự giao lưu của nhiều nền văn hóa khác nhau trên nền tảng văn hóa mang đậm bản sắc Việt
Quảng Nam là vùng đất giàu truyền thống văn hoá Trên vùng đất này
đã tìm thấy dấu tích văn hoá thời đại kim khí ở thế kỷ thứ nhất trước Công Nguyên Đó là nền văn hoá Sa Huỳnh, sau đó được người Chăm kế thừa và tạo ra nền văn hoá Chămpa Những công trình mà người Chăm để lại trên đất
Trang 22Quảng là dấu ấn không thể phai mờ của một thời kỳ rực rỡ trong đời sống văn hoá Giá trị văn hoá đặc trưng của vùng văn hoá Quảng Nam được lắng đọng trong lễ hội, trong phong tục tập quán, tâm lý truyền thống; được kết tinh từ quá trình lao động sáng tạo, lối suy nghĩ, lối ứng xử của cộng đồng các dân tộc anh em cùng chung sống trên mảnh đất này Lễ hội ở Quảng Nam mang đậm bản sắc văn hoá dân gian truyền thống và rất đa dạng, phong phú, đặc sắc
Quảng Nam có nhiều sự kiện văn hoá - du lịch lớn được tổ chức hằng năm với nhiều hoạt động phong phú, sinh động Các hoạt động của lễ hội tập trung chủ yếu tại các điểm du lịch lớn như Hội An, Mỹ Sơn, Cù lao Chàm, hồ Phú Ninh và các làng nghề truyền thống Lễ hội cũng là nơi gặp gỡ, giao lưu của các nghệ sĩ, diễn viên, vận động viên và đông đảo du khách đến từ nhiều nước trên thế giới
Tình hình chính trị – xã hội ở tỉnh Quảng Nam tương đối ổn định, với những chính sách an sinh xã hội và các chương trình đã đặt ra đã giúp cho tỉnh Quảng Nam sớm ổn định về tình hình chính trị và có điều kiện để nâng cao chất lượng đời sống cho nhân dân
1.2.2 Vài nét về quá trình phát triển của tỉnh Quảng Nam
Trong tiến trình lịch sử, vùng đất Quảng Nam được hình thành trên con đường phát triển về phương Nam của nhiều thế hệ người Việt Trước khi trở thành một đơn vị hành chính của nước Đại Việt, Quảng Nam đã có một quá trình phát triển lâu đời
Quảng Nam là một tỉnh thuộc vùng Duyên hải nam Trung Bộ, Việt Nam, là vùng đất còn lưu giữ nhiều dấu tích của nền văn hóa Chămpa Tên gọi Quảng Nam có nghĩa là "mở rộng về phương Nam" Quảng Nam còn được biết đến là vùng đất "Địa Linh Nhân Kiệt", Ngũ Phụng Tề Phi nơi đã sinh ra nhiều hiền tài cho đất nước Quảng Nam còn nổi tiếng là địa phương
đi đầu trong kháng chiến chống giặc ngoại xâm
Trang 23Năm 1306, vua Chămpa là Chế Mân cắt hai châu Ô - Lý làm sính lễ cho vua Trần Anh Tông khi cưới công chúa Huyền Trân về làm hoàng hậu vương quốc Chămpa Đến năm 1471, dưới thời vua Lê Thánh Tông, thành lập Quảng Nam thừa tuyên đạo của nước Đại Việt Danh xưng Quảng Nam bắt đầu có từ đó trong lịch sử mở nước của tiền nhân Qua nhiều lần điều chỉnh địa giới và tên gọi: xứ Quảng Nam vào năm 1490, trấn Quảng Nam vào năm
1520, dinh Quảng Nam vào năm 1602, đến năm 1832 đổi thành tỉnh Quảng Nam cho đến năm 1945 Thời kỳ sau 1945, Quảng Nam lại thêm nhiều lần điều chỉnh địa giới và tên gọi
Sau Hiệp định Giơnevơ, dưới thời chế độ Việt Nam Cộng Hòa tỉnh Quảng Nam (1956) bị chia thành hai tỉnh mới là Quảng Nam và Quảng Tín Sau khi thống nhất đất nước, chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quyết định sáp nhập hai tỉnh Quảng Nam, Quảng Tín và Thành phố Đà Nẵng thành lập tỉnh Quảng Nam -Đà Nẵng với Đà Nẵng là tỉnh lị
Năm 1997, tại kỳ họp thứ X của Quốc Hội, tỉnh Quảng Nam -Đà Nẵng được chia thành hai đơn vị hành chính độc lập gồm Thành phố Đà Nẵng
và tỉnh Quảng Nam Tỉnh Quảng Nam mới có 14 huyện gồm Giằng, Hiên, Đại Lộc, Phước Sơn, Duy Xuyên, Điện Bàn, Quế Sơn, Thăng Bình, Hiệp Đức, Tiên Phước, Trà My nay là Bắc Trà My và Nam Trà My, Núi Thành và
2 thị xã: thị xã Tam Kỳ (nay là thành phố tỉnh lị Tam Kỳ và huyện Phú Ninh)
và thị xã Hội An (nay là thành phố Hội An)
Sau khi tách ra khỏi Đà Nẵng, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Quảng Nam đã đoàn kết, chung sức, chung lòng, phát huy trí tuệ và bản lĩnh kiên cường, xây dựng quê hương phát triển với nhiều kết quả đáng chú ý Trong 17 năm qua, Quảng Nam đã phải đối mặt và vượt qua nhiều khó khăn thử thách Cuộc khủng hoảng kinh tế Châu Á năm 1997, 1998 chưa qua, tiếp đến là 3 năm liên tục Quảng Nam bị thiên tai, bão lũ tàn phá nặng nề tưởng chừng không thể gượng dậy nổi Sau đó là cuộc khủng hoảng tài chính và suy
Trang 24thoái kinh tế thế giới trong các năm 2008 kéo dài đến nay đã có tác động trực tiếp đến nền kinh tế Việt Nam trong đó có Quảng Nam Song với sự đoàn kết một lòng, nỗ lực phấn đấu của Đảng bộ, chính quyền và toàn thể nhân dân, tỉnh ta đã đạt được những thành tựu quan trọng và tương đối toàn diện: Tốc
độ tăng trưởng kinh tế cao, năm 2012 GDP đạt 11,5 %, quy mô nền kinh tế so với năm 1997 bằng 4,6 lần Thu nội địa trên địa bàn tỉnh năm 2012 đạt 3.650
tỷ đồng (năm 1997 là 152 tỷ đồng) Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ du lịch Nếu như cơ cấu kinh tế năm 1997: nông nghiệp: 47,7%, công nghiệp 19,6%, thương mại dịch vụ 32,7% thì đến năm 2012 cơ cấu này là: công nghiệp 40,9%, thương mại dịch
Giá trị văn hoá đặc trưng của vùng văn hoá Quảng Nam được lắng đọng trong lễ hội, trong phong tục tập quán, tâm lý truyền thống; được kết tinh từ quá trình lao động sáng tạo, lối suy nghĩ, lối ứng xử của cộng đồng các dân tộc anh em cùng chung sống trên mảnh đất này Lễ hội ở Quảng Nam mang đậm bản sắc văn hoá dân gian truyền thống và rất đa dạng, phong phú, đặc sắc
Quảng Nam có nhiều sự kiện văn hoá - du lịch lớn được tổ chức hằng năm với nhiều hoạt động phong phú, sinh động Các hoạt động của lễ hội tập trung chủ yếu tại các điểm du lịch lớn như Hội An, Mỹ Sơn, Cù lao Chàm, hồ Phú Ninh và các làng nghề truyền thống Lễ hội cũng là nơi gặp gỡ, giao lưu của các nghệ sĩ, diễn viên, vận động viên và đông đảo du khách đến từ nhiều nước trên thế giới Quảng Nam còn được biết đến là vùng đất của những lễ hội, mang đậm bản sắc văn hoá dân gian truyền thống, đa dạng và đặc sắc Giá trị văn hoá đặc trưng của vùng văn hoá này được lắng đọng trong
lễ hội, trong phong tục tập quán, tâm lý truyền thống đã kết tinh từ quá trình lao động sáng tạo, lối suy nghĩ, lối ứng xử của cộng đồng các dân tộc anh em cùng chung sống trên mảnh đất này
Trang 25Đến Quảng Nam, nhà đầu tư và du khách sẽ có cơ hội trải nghiệm những nét văn hóa đặc sắc và tận hưởng sự thoải mái do thiên nhiên ban tặng Nơi đây hội tụ hai di sản văn hóa thế giới là đô thị cổ Hội An, khu đền tháp cổ
Mỹ Sơn và nhiều di tích, danh lam thắng cảnh khác Được thiên nhiên ưu đãi với bờ biển từng được Tạp chí Forbes uy tín của Mỹ đánh giá là một trong những bãi biển đẹp nhất hành tinh Hầu hết các bãi tắm ở Quảng Nam đều có bãi cát trắng, mực nước nông, có độ mặn vừa phải và quanh năm trong xanh Đây cũng chính là một trong những lý do để các nhà đầu tư tầm cỡ quốc tế ngày càng quan tâm tới Quảng Nam Đến nay trên địa bàn tỉnh có hơn 4.000 phòng khách sạn đạt chuẩn quốc tế đã từng tổ chức nhiều sự kiện quốc tế lớn
Chỉ sau 17 năm tái lập, từ một tỉnh ngh o, thuần nông, Quảng Nam đã
nỗ lực vươn mình đứng dậy phát triển đồng đều về kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng được giữ vững và chú trọng đảm bảo an sinh xã hội Đây là một bước tiến đáng kể trong quá trình “lột xác” của Quảng Nam trở thành “Người khổng lồ” trong khu vực, tiến tới xây dựng một tỉnh Quảng Nam cơ bản trở thành một tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 như Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XX đã đề ra [28]
1.3 Các di sản văn hóa thế giới ở Quảng Nam
1.3.1 Giới thiệu chung về di sản văn hóa Phố cổ Hội An
Phố cổ Hội An là một đô thị nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn, thuộc vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 30km
về phía Nam Nhờ những yếu tố địa lý và khí hậu thuận lợi, Hội An từng là trung tâm mậu dịch quốc tế trên hành trình thương mại Đông - Tây, một thương cảng phồn thịnh nhất của xứ Đàng Trong - Việt Nam trong triều đại các chúa Nguyễn bởi thương thuyền từ Nhật Bản, Trung Hoa, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hà Lan thường đến đây để trao đổi, mua bán hàng hoá Trước thời kì này nơi đây cũng từng có những dấu tích của thương cảng Chămpa hay được nhắc đến cùng con đường tơ lụa trên biển Bắt đầu từ thập niên
Trang 261980, những giá trị kiến trúc và văn hóa của phố cổ Hội An được nhiều người chú ý đến và nơi đây trở thành một điểm du lịch hấp dẫn của Việt Nam
Trong lịch sử hình thành và phát triển, Hội An đã được thế giới biết đến
dưới nhiều tên gọi khác nhau: Faifoo, Hải Phố, Hoài phố…Hội An, thành phố
thương cảng của miền Nam nước Đại Việt trước đây, đã ra đời vào cuối thế kỉ XVI, nhờ chính sách mở cửa của các chúa Nguyễn mà cảng thị Hội An đã phát triển cực thịnh trong các thế kỉ XVII - XVIII và bắt đầu suy thoái vào cuối thế kỉ XVIII và đầu thế kỉ XIX, để lại dấu ấn vàng son một thời của một
đô thị cổ xưa nhất của miền Trung Các di chỉ khảo cổ và các hiện vật, công trình kiến trúc còn lưu lại đã chứng minh Hội An là nơi hội tụ, giao thoa giữa nhiều nền văn hoá: Chăm, Việt, Trung Hoa, Nhật Bản trong đó chịu sự ảnh hưởng nhiều nhất của văn hoá Việt và Trung
Hội An khác với các đô thị khác trong nước đó là mặc dù trải qua bốn trăm năm với chức năng là một trung tâm ngoại thương với bến cảng, các khu phố, dinh trấn quân sự mà nay không còn nữa và môi trường kiến trúc cũng
đã thay đổi khác xưa nhưng vẫn duy trì được một tổng thể với hàng ngàn di tích lịch sử mang những nét đặc thù của nghệ thuật kiến trúc đô thị Việt Nam
Đô thị cổ Hội An là một bằng chứng sinh động về lịch sử hình thành và phát triển của các đô thị Việt Nam qua các thời đại, là một tập hợp các công trình kiến trúc đô thị cổ với một cơ cấu cư dân đô thị còn nguyên vẹn Sự nguyên vẹn trong kiến trúc đô thị đó vẫn được bảo vệ ở ba phương diện: hình thái đô thị, đơn vị không gian kiến trúc tức khu phố cổ và từng công trình kiến trúc riêng lẻ
Và hầu như toàn bộ các công trình lịch sử đó đều có chủ nhân của chúng, đều được sử dụng trong cuộc sống hiện tại…Đặc biệt trong chính các ngôi nhà cổ hình ống đã được xây dựng cách đây hàng trăm năm, các thế hệ con cháu đời sau vẫn tiếp tục sống nối tiếp các thế hệ cha ông của họ Đô thị
cổ Hội An là một thành phố cổ đang sống, bởi vậy, ngày nay đi giữa phố
Trang 27phường của khu phố cổ, người ta cảm thấy lòng mình ấm cúng, cảm giác thân thương, cái xa xưa và cái hiện tại hòa quyện vào nhau trong cuộc sống và trong tâm hồn của người dân Quảng Nam nói riêng cũng như tất cả người Việt Nam nói chung
Một đặc điểm kiến trúc độc đáo của Hội An là kiểu nhà phố, là nơi
sống và buôn bán của giới thương nhân người Hoa và người Việt trước đây, phía trước dùng làm cửa hàng, tiếp là giếng trời, một khoảng không và cây kiển, hoa kiển để tiến vào phần nhà sau, nơi sinh hoạt gia đình, cuối cùng là sân sau với nhà bếp, giếng nước, nhà vệ sinh Hai mặt nhà phía trước và phía sau đều thông ra các mặt đường hoặc mặt trước thì thông ra đường còn mặt sau thì thông ra bến sông Ngoài nhà phố Hội An còn có kiến trúc nhà rường,
có kết cấu xây dựng tương tự như ngôi nhà cổ truyền thống của người Việt, thoáng mát với ba gian, mái ngói âm dương, sân gạch và vườn cây, nhà có khung gỗ, hầu hết các cấu kiện bằng gỗ đều được chạm trổ thành những áng mây, dải lụa, quả bồng, con thú Có nơi chạm trổ cả những điển tích của Việt Nam cũng như của Trung Hoa
Đô thị cổ Hội An mang trong lòng mình một kết cấu, trang trí nội ngoại thất với vẻ đẹp cổ xưa trong mọi di tích lịch sử thể hiện sự giao thoa của nhiều phong cách nghệ thuật khác nhau, từ đó tạo ra phong cách Hội An Đó
là sự tổng hòa của quá trình hội nhập, thẩm thấu, dung nạo một cách chọn lọc các yếu tố văn hóa ngoại lai, sự giao lưu và hòa trộn giữa các nền văn hóa dân tộc với nền văn hóa của thế giới ở khu vực Đông Nam Châu Á và Viễn Đông
và giờ đây khi du khách tới Hội An sẽ được khám phá sự bình dị chân thật trong tâm hồn người dân phố Hội, chiêm ngưỡng vẻ đẹp cổ kính và tĩnh lặng của mái ngói phủ rêu xanh mướt và nét chạm trổ tinh vi trong những căn nhà
gỗ
Sự phồn thịnh, tính hội nhập văn hóa của Hội An đã thúc đẩy sự ra đời của nhiều công trình xây dựng đầy tính nghệ thuật Đó là kết quả lao động của
Trang 28người Hoa, người Nhật, người phương Tây và nhất là của người bản địa Tất
cả đã để lại một quần thể di tích với nhiều thể dáng kiến trúc mà nét mỹ thuật độc đáo là chỉ riêng của Hội An, gồm nhiều loại hình như chùa, đình, đền, miếu, giếng cổ, nhà ở, hội quán, cầu, nhà thờ tộc…Kiến trúc ở Hội An là sự kết hợp hài hòa các kiểu thức, phong cách kiến trúc Việt Nam, Trung Quốc và Nhật Bản Vì vậy, Hội An đã quy tụ được rất nhiều giá trị văn hóa, nhưng trong kiến trúc cổ Việt Nam các yếu tố ngoại lai không lấn át các yếu tố bản địa đã tạo nên dáng vẻ riêng biệt, độc đáo của đô thị cổ này “Trong quá trình
du nhập, vay mượn và tiếp nhận các yếu tố văn hóa bên ngoài đó, phong cách Hội An vẫn không bao giờ để cho các yếu tố ngoại lai lấn át các yếu tố bản địa và đã bảo tồn được vững chắc các nền tảng truyền thống độc đáo và các yếu tố bản sắc đặc thù của dân tộc mình và vì vậy mà tạo nên được sự hài hòa
và thống nhất giữa cái riêng biệt trong cái tổng thể, giữa cái ngoại lai trong cái nội tại” [38, 45]
Khi các công trình kiến trúc, điêu khắc, tạc tượng của miền Bắc đậm đà sắc thái của nền nghệ thuật thời Lý – Trần thì ở đô thị cổ Hội An các di tích lịch sử và nghệ thuật lại thể hiện phong cách nghệ thuật thời Nguyễn thanh thoát, bay bổng, tạo nên sự hài hòa giữa kiến trúc xây dựng và trang trí nội thất Nhờ đó mà đô thị cổ Hội An đã trở thành một di sản vô giá trong di sản văn hóa Việt Nam và cả trong kho tàng văn hóa thế giới Bước chân vào khu phố cổ, chúng ta sẽ ngỡ ngàng trước một thế giới biệt lập, tách khỏi mọi dòng chảy và sức phá huỷ của thời gian, không có tiếng động cơ gầm rú cũng không có những thương hiệu rực rỡ đ n màu Ðặc biệt, khu phố cổ mang một
vẻ lãng mạn, sâu lắng và bình yên dưới ánh đ n lồng huyền ảo mỗi đêm mười bốn âm lịch hàng tháng Đến với Hội An chúng ta có thể đến với những địa điểm gắn liền với tên tuổi, những thành quả lao động của những thế hệ đi trước đã tạo nên cũng như quá trình gìn giữ những giá trị đó để ngày hôm nay
đã trở thành những địa danh mà mỗi lần ai đến Hội An cũng phải ghé thăm
Trang 29như chùa Cầu, nhà cổ Quân Thắng, nhà cổ Tấn Ký, nhà cổ Phùng Hưng, hội quán Phúc Kiến, làng mộc Kim Bồng, làng rau Trà Quế…
Người Hội An vốn giàu truyền thống văn hoá lại sớm giao lưu với thế giới bên ngoài, không biết tự bao giờ đã hình thành một bản sắc văn hoá độc đáo riêng và được giữ gìn, bảo tồn qua bao thế hệ cho đến hôm nay Cuộc sống của con người nơi đây thiên về nội tâm, phảng phất nét trầm lắng Với
họ đô thị Hội An như một mái nhà lớn cổ kính mà trong đó đang chung sống một đại gia đình đông đúc con cháu với những người thị dân hiền hoà gần gũi
và hiếu khách, những chủ gia đình ân cần, thân thiện, phụ nữ dịu dàng, khéo tay, nhân hậu; những trẻ em lễ độ, ngoan ngoãn tạo nên một cộng đồng cư dân hoà thuận sống bình dị, êm đềm bên nhau qua bao thế hệ và cứ như vậy tiếp nối Sự phong phú, đa dạng về tâm hồn giàu bản sắc văn hoá của người Hội An còn được biểu hiện ở các món ăn truyền thống như cao lầu, hoành thánh, bánh tổ, bánh ít gai từ bao đời nay vẫn được lưu truyền để hôm nay
du khách bốn phương vẫn có cơ hội được thưởng thức
Đô thị cổ Hội An ngày nay là một điển hình đặc biệt về cảng thị truyền thống ở Đông Nam Á được bảo tồn nguyên vẹn và chu đáo Phần lớn những
ngôi nhà ở đây là những kiến trúc truyền thống, phân bố dọc theo những trục phố nhỏ hẹp Nằm xen kẽ giữa các ngôi nhà phố, những công trình kiến trúc, tôn giáo, tín ngưỡng minh chứng cho quá trình hình thành, phát triển và suy tàn của đô thị Hội An cũng là vùng đất ghi nhiều dấu ấn của sự pha trộn, giao thoa văn hóa, các hội quán, đền miếu mang dấu tích của người Hoa nằm bên những ngôi nhà phố truyền thống của người Việt và những ngôi nhà mang phong cách kiến trúc Pháp Bên cạnh những giá trị văn hóa qua các công trình kiến trúc, Hội An còn lưu giữ một nền văn hóa phi vật thể đa dạng và phong phú, cuộc sống thường nhật của cư dân phố cổ với những phong tục tập quán, sinh hoạt tín ngưỡng, nghệ thuật dân gian, lễ hội văn hóa vẫn đang được bảo tồn và phát triển
Trang 30Hội An có vị trí, vai trò và mang những đặc điểm riêng của nó, tạo nên dáng vẻ và những giá trị lịch sử, văn hóa độc đáo của Hội An Và điều đặc biệt quan trọng là cho đến nay đô thị cổ Hội An còn để lại một tổng thể di tích phong phú, đa dạng và tương đối nguyên vẹn của các phố xá, bến cảng, các kiến trúc dân dụng và tôn giáo, tín ngưỡng dân gian, là trường hợp duy nhất của Việt Nam và cũng là trường hợp hiếm có trên thế giới Khi nghiên cứu kiến trúc đặc sắc của đô thị cổ Hội An, tiến sĩ kiến trúc sư Hoàng Đạo Kính
đã kết luận: “Hội An là một di tích kiến trúc cư dân đô thị của thời Trung đại duy nhất còn lại hầu như nguyên vẹn ở nước ta Sự nguyên vẹn đó biểu hiện ở một cơ thể phố phường với quy mô và kiến trúc chưa bị pha tạp và xộc xệch,
ở các loại hình kiến trúc đa dạng tạo lập nên thiết chế kiến trúc dân dụng – tôn giáo – tín ngưỡng của một đô thị truyền thống, ở phong cách kiến trúc và trang trí chủ đạo làm nên bộ mặt có một không hai của phố cổ Hội An Khu di tích đô thị cổ Hội An có vị trí kiệt xuất trong di sản văn hóa của Việt Nam” [15, 488]
Điểm nổi bật trong khu di tích đô thị cổ Hội An là các công trình kiến
trúc mà trong đó con người đang sống và hoạt động, Hội An được xem như
một bảo tàng sống về kiến trúc và lối sống đô thị Và đô thị cổ của họ vẫn
sống, vẫn duy trì sự tồn tại hiếm thấy của mình như một bảo tàng sống, vẫn gìn giữ được bản sắc văn hóa độc đáo của mình, vẫn bảo tồn được các phong tục, tập quán riêng biệt của mình qua bao thế hệ Những ngôi nhà cổ sẽ giảm
đi giá trị nếu vắng bóng các chủ nhân đang sống hàng ngày ở đó để gìn giữ chúng Đô thị cổ của họ vẫn giữ gìn được tính cách riêng biệt, lối sinh hoạt lịch lãm, cách ứng xử ân tình của mình Chính tính cách, lối sống của người Hội An cùng với kiến trúc phố cổ đã tạo nên các hồn của phố cổ
Chính vì những giá trị đó, Bộ Văn hóa - Thông tin đã ra quyết định số 506-VH/QĐ, ngày 19-3-1985 công nhận di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia
và khoanh vùng bảo vệ di tích phố cổ Hội An Cũng trong năm này, một cuộc
Trang 31hội thảo khoa học lần thứ nhất về Hội An đã được Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng tổ chức Với sự tham gia của nhiều nhà khoa học trong nước, cuộc hội thảo mang tầm cỡ quốc gia này đã làm sáng tỏ một số vấn đề cho phép khẳng định quyết định đúng đắn của Chính phủ và đặt cơ sở khoa học bước đầu xây dựng một đề án bảo tồn khu di tích
Giá trị văn hóa lớn nhất của Hội An là ở diện mạo của một tổng thể di tích với những mối quan hệ văn hóa đan xen, chồng xếp lên nhau của những chủ thể văn hóa khác nhau nhưng vẫn hài hòa, cổ kính chứ không hỗn độn, rời rạc và chắp vá như một số đô thị khác Đó là một tổng thể di tích rất phong phú về loại hình như di tích khảo cổ học, di tích kiến trúc - nghệ thuật, di tích lịch sử - văn hóa, di tích tín ngưỡng, tôn giáo…
Khu phố cổ Hội An có những di sản vật thể biểu hiện rõ đặc điểm ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa, Bồ Đào Nha và Nhật Bản, là biểu tượng của sự giao lưu giữa các nền văn hóa đi đôi với sự phát triển thịnh vượng của thương mại, đặc biệt trong các thế kỉ XV -XVI Khu di tích này gồm các kiến trúc gỗ
từ thế kỉ XVIII đến thế kỉ XX được bảo tồn khá tốt phân bố trong các thương thuyền và thương gia từ nhiều nước Châu Á, châu Âu cho đến thế kỉ XIX Vì vậy giá trị toàn cầu của Hội An là sự giao lưu, sự kết hợp của các nền văn hóa trong quá khứ còn thể hiện qua các di sản đô thị Uỷ ban di sản thế giới đã xác định Hội An đáp ứng tiêu chuẩn II và tiêu chuẩn V Tiêu chuẩn (II) Hội An là một biểu thị vật chất nổi bật của sự hỗn dung các văn hóa trong một thương cảng quốc tế cổ xưa Tiêu chuẩn (V) Hội An là một tấm gương nổi bật về sự bảo tồn thương cảng Đông Nam Á truyền thống
Giá trị riêng có của văn hóa Hội An chính là những gì vừa được biểu hiện vô cùng sâu sắc mà chúng ta chỉ có thể cảm nhận chứ không thể diễn tả hết được Nó tập trung ở dáng dấp văn hóa làng, ở tính gắn kết cộng đồng rất cao của người Hội An, di sản không chỉ là vẻ đẹp của kiến trúc cổ của khu phố, mà “nếp nhà” với những câu chuyện về lối sống, cách ứng xử của người
Trang 32Hội An với nhau chính là những di sản quý giá không chỉ có sức hấp dẫn, lôi cuốn mà còn là sức mạnh để giữ gìn những giá trị văn hóa vật thể Một trong những giá trị làm nên di sản văn hóa thế giới Hội An chính là trong từng sinh hoạt thường nhật của người dân, trong từng di tích kiến trúc, nhà cổ, mọi người có thể tìm thấy dấu ấn của người Chăm bản xứ, người Việt, người Hoa, người Nhật và cả các nước phương Tây
Đô thị cổ Hội An được tổ chức UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới không chỉ ở những giá trị lịch sử - văn hóa độc đáo của nó mà còn là
sự ghi nhận về một mẫu hình tiêu biểu về quản lý, tôn tạo và phát huy giá trị của hàng ngàn di tích phong phú và đa dạng được bảo lưu đến ngày nay Đây
là kết quả của một quá trình phấn đấu của việc đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức của mọi người về mối quan hệ biện chứng vấn đề bảo vệ tài nguyên văn hóa với phát triển kinh tế xã hội
Chúng ta tự hào rằng nhân dân Hội An không chỉ là chủ nhân của một quần thể di tích Đô thị cổ độc đáo, sống động - một di sản văn hóa thế giới,
mà còn là chủ nhân của một vùng đất anh hùng, nơi sinh ra những con người anh hùng với những kỳ tích anh hùng cách mạng và những thành quả lao động anh hùng
Thế hệ chúng ta ngày hôm nay may mắn khi được thừa hưởng những thành quả mà thế hệ cha anh đi trước để lại, chúng ta phải là người có trách nhiệm giữ gìn, phát huy để cho những thành quả đó mãi mãi trường tồn với thời gian Trong quá khứ chính các thế hệ người Hội An đã tạo lập nên Đô thị
cổ Hội An, và cũng chính thế hệ người Hội An đã gìn giữ và phát huy các giá
trị văn hóa lịch sử đó
1.3.2 Giới thiệu chung về di sản văn hóa Thánh địa Mỹ Sơn
Thánh địa Mỹ Sơn cách Đà Nẵng 68km về hướng Tây Nam, ẩn sâu trong một thung lũng hẹp với vòng núi cao bọc kín thuộc làng Mỹ Sơn, xã Duy Tân, huyện Duy Xuyên Là thành đô của vương quốc Chămpa, Mỹ Sơn
Trang 33chứa đựng một tổng thể kiến trúc phong phú và đa dạng nhất của nghệ thuật Chămpa với hơn bảy mươi đền tháp mang nhiều phong cách kiến trúc khác nhau và một số lớn bia ký có niên đại liên tục trong nhiều thế kỷ
Mỹ Sơn chịu ảnh hưởng lớn của Ấn Độ cả về kiến trúc, thể hiện ở các đền tháp đang chìm đắm huy hoàng trong quá khứ và về văn hóa - thể hiện trong các dòng bia ký bằng chữ Phạn cổ trên các tấm bia Ngày xưa, lãnh thổ Vương quốc Chămpa trải dài từ Đ o Ngang - Quảng Bình đến Bình Thuận ngày nay Chămpa có 2 bộ lạc: bộ lạc Dừa ở phía Bắc, từ Thừa Thiên đến đ o
Cù Mông còn bộ lạc Cau từ Cù Mông vào đến Bình Thuận Từ hai bộ lạc này
đã hình thành những tiểu quốc đầu tiên rồi sau đó vương quốc Chămpa ra đời Qua biết bao thăng trầm của lịch sử, vào thế kỷ thứ IV, dưới triều vua Bhahadravarman, đã cho xây dựng kinh đô ở Trà Kiệu Sau khi kinh đô đã được xây dựng xong, ông nghĩ ngay đến việc thành lập trung tâm tôn giáo phục vụ cho kinh đô đó Và thánh địa Mỹ Sơn đã ra đời
Mỹ Sơn từng chứng kiến những thời kỳ hưng thịnh, rực rỡ cũng như những biến động của vương quốc Chămpa cổ đại Mỹ Sơn không phải là kinh
đô mà là thánh địa của Chămpa, thờ đấng linh thiêng tối cao Theo quan niệm của Ấn Độ giáo, nơi thờ cúng phải là nơi trang nghiêm, vì lẽ đó mà Mỹ Sơn được xây dựng giữa một thung lũng được bao bọc bởi núi non hiểm trở - vùng Amaravati, tên gọi xưa của vùng Quảng Nam - Đà Nẵng được văn bia nhắc đến
Qua những văn bia tìm thấy được, phần nào đã cho chúng ta biết về quá trình hình thành các đền tháp Champa tại Mỹ Sơn Theo nội dung của một tấm bia có niên đại thế kỷ thứ IV tại Mỹ Sơn cho biết, vua Bhadravarman đã cho xây dựng tại đây một ngôi đền bằng gỗ để thờ Linga của thần Siva - Bhadresvara Văn bia có đoạn: “Ngài đã cúng dâng cho thần Bhadresvara một khu vực vĩnh viễn, phía đông là núi Sulaha, phía nam là núi bahaparvata, phía tây là núi Kusala, phía bắc là núi… làm ranh giới Ngài cúng dâng cho thần
Trang 34tất cả ruộng đất và dân cư trong phạm vi đó, hoa lợi phải được dâng cúng cho
thần…” Hai thế kỷ sau, những triều vua kế tiếp đã cho dựng thêm những kiến
trúc đền tháp khác nhưng cũng được làm bằng gỗ, mãi đến thế kỷ thứ VII - VIII thì mới chuyển sang xây dựng bằng các chất liệu bền vững như gạch, đá,
là chất liệu quý để dâng cúng thần linh do ảnh hưởng các đền thờ ở miền Nam
Ấn Ðộ
Qua những dòng bia ký, vào thế kỷ V - VII, người Chàm đã bắt đầu xây dựng nhiều điện thờ cao, đẹp Bia ký cho biết ông vua Bhadravarman đã dựng một đền thờ vào thế kỷ V tại thánh địa Mỹ Sơn, nhưng đến thế kỷ sau điện thờ này bị cháy Dưới triều vua Rudrsvarman đã xảy ra hỏa hoạn và ngôi đền này bị thiêu trụi, sau đó được vị vua kế vị là Sambhuvarman khôi phục lại Các triều vua sau đó đều tu sửa các đền tháp cũ và xây dựng đền tháp mới
để dâng lên các vị thần của họ “Trong các thế kỷ VII - VIII, người Chàm đã khôi phục lại điện thờ này và đặt tên là Sambubhadresvara (Sambhu - tên vua, bhadresvara - một tên gọi thần Siva) Sau đấy ông vua Vikrantavarman đã tô điểm thêm cho Mỹ Sơn” [7, 31]
Bức màn lịch sử đã được các nhà khoa học vén dần lên thông qua những bia ký và lịch sử nhiều triều đại xưa cho ta thấy Mỹ Sơn là khu thánh địa quan trọng nhất của dân tộc Chăm suốt từ cuối thế kỷ IV đến thế kỷ XV Một học giả người Pháp tên là M.C Paris đã phát hiện ra di tích Mỹ Sơn vào năm 1898 Vào những năm đầu thế kỷ XX này, hai nhà nghiên cứu của Viễn thông Pháp là L.Finot và L.de Lajonqui re, liền đến trực tiếp nghiên cứu những văn bia tại đây vào những năm 1901 - 1902, kiến trúc sư kiêm nhà khảo cổ học H Parmentier đã đến Mỹ Sơn để nghiên cứu văn bia và nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc Chăm Cho đến những năm 1903 - 1904 những tài liệu cơ bản nhất về bia ký và nghệ thuật kiến trúc Mỹ Sơn đã được L.Finot chính thức công bố
Trang 35Các đền tháp ở Mỹ Sơn đều được xây bằng gạch nung đỏ, kết cấu theo hình tứ giác Gạch của người Chăm nung nhẹ, không cứng lắm, có nhiều quy cách khác nhau Những ngôi tháp xây bằng gạch không có mạch hồ, ghép với những mảng trang trí bằng sa thạch như khung cửa, trụ cửa đứng vững qua nhiều thế kỷ đã nói lên tài năng sử dụng gạch của dân tộc Chăm xưa kia
“Nhờ sử dụng đất sét đã được làm sạch nên tuy được nung ở nhiệt độ cao gạch Chàm vẫn có độ đồng rất cao, có cường độ chịu ép lớn Cũng nhờ chất liệu là khoáng sét trong nhóm ilit, nên gạch Chàm có độ xốp, không có khả năng nở trương và mịn Với tất cả những phẩm chất trên, gạch Chàm vừa có thể làm vật liệu bền vững cho xây dựng, vừa có thể trở thành chất liệu lý tưởng cho điêu khắc Kết quả là, người Chàm bằng chất liệu gạch và kỹ thuật xây dựng độc đáo đã sáng tạo ra những tác phẩm nghệ thuật kiến trúc có một sắc thái riêng, một vẻ đẹp riêng trong khu vực Đông Nam Á” [7, 21]
Khu di tích Mỹ Sơn là một công trình kiến trúc vào loại đẹp của thế giới Đó là một tổng thể bao gồm một ngôi đền chính gọi là Kalan Bao quanh
Kalan có những ngôi tháp nhỏ, những công trình phụ và tường rào Chính điện của ngôi đền Kalan là một căn phòng hẹp hình vuông có mái chóp nhọn, nơi đây thờ hình tượng của một vị thần hoặc một bộ Linga - Yoni, là những tháp thờ nhiều vị thần khác hoặc thờ những vị vua đã mất Mặc dù thời gian cùng với chiến tranh đã biến nhiều khu tháp thành phế tích nhưng những hiện vật điêu khắc, kiến trúc còn lại cho đến ngày nay vẫn còn để lại những phong cách giai đoạn lịch sử mỹ thuật dân tộc Chăm, những kiệt tác đánh dấu một thời huy hoàng của văn hoá kiến trúc Chămpa cũng như của Đông Nam Á
Theo các công trình nghiên cứu của Henri Parmentier thì ở Mỹ Sơn có hơn 70 công trình kiến trúc và ông đã chia ra thành ba khu vực chính: khu tháp Chùa (khu A và khu A1) có 19 di tích; khu tháp Chợ (khu B, C, D) có 27
di tích; khu tháp Bàn Cờ và khu tháp Hố Khế (khu H) có 16 di tích; nhóm E
và nhóm F có 12; khu G có 5 di tích và các khu khác có từ một đến vài di tích
Trang 36Trong đó, khu tháp Chùa (A1) được xem là đỉnh cao nghệ thuật của đền tháp Champa Bố cục các tháp gồm một tháp chính, một tháp cổng và một nhà đón khách hành hương gọi là nhà tịnh tâm, tháp chính luôn ở vị trí trung tâm, bởi
nó là biểu tượng của trung tâm vũ trụ - nơi hội tụ thần linh Những tháp phụ biểu tượng cho các lục địa, những châu lục Ở Ấn Độ, người ta đào chung quanh những công trình này những rãnh sâu biểu tượng cho đại dương
Mỗi thời kỳ lịch sử, kiến trúc mang phong cách riêng, cũng như mỗi đền tháp thờ những vị thần, những triều vua khác nhau tạo nên đường nét kiến trúc đầy dấu ấn, nhưng nhìn chung tháp Chàm đều được xây dựng trên một mặt bằng tứ giác, chia làm ba bộ phận chính: Ðế tháp theo quan niệm của người Chămpa là tượng trưng cho thế giới trần tục, thường được xây trên nền hình vuông hoặc hình chữ nhật, bằng gạch hoặc đá phiến to, xung quanh đế được trang trí các môtip hoa văn, hình con thú, hình người cầu nguyện đứng trong các vòm cuốn nhỏ Thân tháp tượng trưng cho thế giới thần linh, nơi con người gột rửa bụi trần được thoát tục để có thể tiếp xúc với tổ tiên và hòa nhập với thần linh Phần trên cùng là hình người dâng hoa trái theo nghi lễ hoặc hình cây lá, chim muông, voi, sư tử động vật gần gũi với tôn giáo và cuộc sống con người
Đền tháp tại Mỹ Sơn mang những đường nét kiến trúc theo các thời kỳ khác nhau thể hiện các luồng văn hóa mà họ nhận được Là khu đền thờ chính của vương quốc trong suốt chín thế kỷ nên các đền tháp của Mỹ Sơn cũng thể hiện tính thăng trầm của các thời kỳ, những thay đổi trong lịch sử của các vương triều, những chuyển biến trong đời sống văn hóa Tuy chỉ xây dựng những công trình có kích thước vừa và nhỏ nhưng những kiến trúc của Mỹ Sơn đã chắt lọc được những tinh hoa của người nghệ sĩ, sự kết hợp giữa kỹ thuật kiến trúc và nghệ thuật trang trí người Chămpa xưa đã tạo cho các đền tháp một vẻ uy nghiêm và kỳ bí
Trang 37Theo các nhà nghiên cứu tháp Chàm cổ, nghệ thuật kiến trúc tháp Chàm tại Mỹ Sơn hội tụ được nhiều phong cách, mang tính liên tục Cho đến
nay, các nhà nghệ thuật vẫn dựa vào bảng phân loại phong cách nghệ thuật kiến trúc Chămpa do nhà nghiên cứu kiến trúc người pháp P Stern đưa ra từ năm 1942 “Theo ông nghệ thuật Chămpa phát triển liên tục theo các phong cách kế tiếp nhau: phong cách cổ; phong cách Hòa Lai; phong cách Đồng Dương; phong cách Mỹ Sơn A1; phong cách chuyển tiếp giữa Mỹ Sơn A1 và phong cách Bình Định; phong cách muộn” [7, 8]
P.Stern cũng đã xác định và ghép các đền tháp Mỹ Sơn vào lịch sử các phong cách nghệ thuật Chămpa một cách có cơ sở: thuộc phong cách cổ có
Mỹ Sơn F1; thuộc phong cách Hòa Lai có Mỹ Sơn F3, Mỹ Sơn A2 và Mỹ Sơn; thuộc phong cách Đồng Dương có Mỹ Sơn B4, Mỹ Sơn A11-13, Mỹ Sơn B2 và Mỹ Sơn A10; thuộc phong cách Mỹ Sơn A1 có Mỹ Sơn A1; phần lớn các tháp của nhóm B, C, D thuộc phong cách chuyển tiếp giữa phong cách
Mỹ Sơn A1 và phong cách Bình Định
Theo các nhà nghiên cứu tháp Chàm cổ, nghệ thuật kiến trúc tháp Chàm tại Mỹ Sơn hội tụ được nhiều phong cách, trong đó có hai phong cách xuất phát từ Mỹ Sơn Đặc biệt phong cách Mỹ Sơn A1 với xuất phát là đền A1 thường được gọi là kiệt tác kiến trúc của di tích Chăm Mặc dù chịu ảnh hưởng lớn từ Ấn Độ giáo, song biểu tượng của Phật giáo cũng tìm thấy ở Mỹ Sơn, vì đạo Phật Đại Thừa đã trở thành tín ngưỡng chính của người Chăm vào thế kỷ X
Trong nhiều công trình kiến trúc còn lại khi phát hiện năm 1898 có tháp cao tới 24m, trong khu vực Tháp Chùa mà các sách khảo cổ, nghiên cứu
về Mỹ Sơn có ký hiệu là tháp cổ Chăm Pa, có hai cửa ra vào phía Ðông và phía Tây Thân tháp cao với một hệ thống cột ốp, xung quanh có sáu tháp phụ, toàn bộ ngôi tháp hai tầng toả ra như cánh sen Tầng trên, chóp đá sa
Trang 38thạch được chạm hình voi, sư tử, tầng dưới, mặt tường là hình những người cưỡi voi, hình các thiên nữ thuỷ quái
Các tháp mang phong cách Hòa Lai mang một khối thân hình lập thể mạnh mẽ, bên trên là một hệ thống cổ điển với các tầng nhỏ dần Những đường nét trang trí vừa tô điểm, nhấn mạnh cho cấu trúc đỡ, lại vừa phô bày
ra một thị hiếu hoàn hảo Yếu tố tiêu biểu nhất là các vòm cửa với nhiều mũi trùm lên các cửa thật, cửa giả và các khám Các cột ở khung cửa hình bát giác được trang trí bằng một đường gờ nặng nề Các trụ ốp được tô điểm bằng các hình lá uốn cong… Tất cả tạo cho tháp Hòa Lai một vẻ đẹp trang trọng và tươi mát
Sau phong cách Hòa Lai là phong cách Đồng Dương, đây là phong cách cuối cùng của thời kỳ nghệ thuật kiến trúc thứ nhất của Chămpa Sang phong cách Đồng Dương, tính kết hợp hài hòa dường như mất hẳn, cái duy nhất còn lại là sự bộn bề, nỗi lo sợ khoảng trống Cây lá trong trật tự vừa kì
ảo, vừa xum xuê của Hòa Lai xưa kia nay lại trở nên rối rắm, lan tràn Ở phong cách này hầu như đã biến đi cái nhận thức cổ điển của nét lượn và tỷ
lệ, chính sức sống gần như mông muội của trang trí làm cho tháp Đồng Dương trở nên mạnh mẽ
Sau Đồng Dương, nghệ thuật kiến trúc tháp chàm dường như đột ngột, chuyển từ một phong cách nặng nề, khỏe khoắn sang một phong cách tinh tế, trang nhă nhưng vẫn giữ được sinh khí và nhịp nhàng Đó là bước chuyển sang phong cách Mỹ Sơn A1 Một loạt các yếu tố mới xuất hiện: mô típ trụ hoa tròn đầy lá cây rậm rạp, khoảng giữa hai cột ốp có hình như cái khung với đường viền nổi bao quanh Mô típ ngôi tháp thu nhỏ ở trên cửa ra vào và cửa giả Sau hàng loạt những biến động về chính trị từ đầu thế kỉ XI, trung tâm chính trị của vương quốc Chàm chuyển vào Bình Định Từ đây, nghệ thuật tháp Chàm chuyển sang một phong cách mới - phong cách Bình Định Với sự
bề thế hoành tráng của hình khối và sự đơn giản đến mức ngh o nàn của trang