1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài NGHIÊN cứu SO SÁNH từ TƯỢNG THANH TRONGTIẾNG VIỆT và TIẾNG NHẬT từ TƯỢNG THANH mô PHỎNG âm THANH ĐỘNG vật

227 966 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 227
Dung lượng 1,38 MB

Nội dung

1    TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG KHOA ĐÔNG PHƯƠNG HỌC WX BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU SO SÁNH TỪ TƯỢNG THANH TRONG TIẾNG VIỆT TIẾNG NHẬT - TỪ TƯỢNG THANH PHỎNG ÂM THANH ĐỘNG VẬT - Sinh viên thực hiện: NGUYỄN THỊ THANH THẢO Giáo viên hướng dẫn: Th.s NGUYỄN TRẦN HOÀNG QUYÊN BIÊN HÒA, 12/ 2010 2    LỜI CẢM ƠN Trong suốt hơn bốn năm học tập rèn luyện ở trường Đại học Lạc Hồng em đã tiếp thu học hỏi được rất nhiều kiến thức kinh nghiệm quý báu. Đầu tiên em muốn gởi lời biết ơn sâu sắc nhất dành cho Cha Mẹ đã luôn ủng hộ, nâng bước em đi trên con đường học vấn đường đời. Em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Nhà trường, ban lãnh đạo khoa Đông Ph ương học trường Đại học Lạc Hồng đã tạo mọi điều kiện, môi trường học tập thuận lợi giúp em hoàn thành tốt đẹp khóa học 2006 – 2011. Em xin cảm ơn các Thầy Cô giáo chuyên ngành tiếng Nhật đã rất tận tâm, nhiệt tình truyền đạt kiến thức cho em trong những năm tháng qua. Cảm ơn những người bạn thân đã luôn bên cạnh chia sẻ, động viên trong những lúc buồn vui, khó khăn. Đặc biệt em xin gởi lời cảm ơn sâu sắc từ tận trái tim đến người Cô dạy tiếng Nhật đồng thời cũng là Giáo viên hướng dẫn nghiên cứu khoa học cho em: Th.S NGUYỄN TRẦN HOÀNG QUYÊN. Cô là một người Cô không chỉ giảng dạy kiến thức trên bục giảng mà còn chỉ bảo, hướng dẫn rất nhiều kiến thức, kinh nghiệm trong cuộc sống cũng như các kiến thức liên quan đế n Nhật Bản. Cô là Người đã truyền lửa để cho em hăng say học tiếng Nhật tự tin bước đi vững vàng trên đường đời sau này. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn Cô rất nhiều! Do năng lực còn có hạn nên không thể tránh khỏi sự sai sót trong bài báo cáo. Vì vậy em rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo thêm của các Thầy Cô các bạn. Em xin chân thành cảm ơn ! Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Thanh Thảo 3    MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU . 3 1. Lý do chọn đề tài 7 2. Lịch sử nghiên cứu đề tài . 10 3. Mục tiêu phạm vi nghiên cứu 11 4. Phương pháp nghiên cứu 12 5. Những dự kiến nghiên cứu tiếp tục của đề tài 12 6. Cấu trúc của đề tài 13 PHẦN NỘI DUNG . 14 CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TỪ TƯỢNG THANH TRONG TIẾNG VIỆT TIẾNG NHẬT . 15 1.1 Từ tượng thanh trong tiếng Việt 18 1.1.1 Định nghĩ a từ tượng thanh trong tiếng Việt . 18 1.1.2 Đặc điểm cấu tạo công dụng của từ tượng thanh trong tiếng Việt 20 1.1.3 Một số phân loại từ tượng thanh trong tiếng Việt 21 1.2 Từ tượng thanh trong tiếng Nhật 22 1.2.1 Định nghĩa từ tượng thanh trong tiếng Nhật . 22 1.2.2 Đặc điểm cấu tạo công dụng của từ tượng thanh trong tiếng Nhật . 24 1.2.2.1 Đặc điểm cấu t ạo của từ tượng thanh trong tiếng Nhật 24 1.2.2.2 Công dụng của từ tượng thanh trong tiếng Nhật 25 1.2.3 Một số phân loại từ tượng thanh trong tiếng Nhật . 27 4    CHƯƠNG II: TỪ TƯỢNG THANH PHỎNG THANH ÂM MỘT SỐ ĐỘNG VẬT GẦN GŨI VỚI CON NGƯỜI TRONG TIẾNG VIỆT TIẾNG NHẬT 33 2.1 Từ tượng thanh phỏng thanh âm một số động vật gần gũi với con người trong tiếng Việt 35 2.1.1 Hệ thống từ tượng thanh phỏng âm thanh của một số động vật trong tiếng Việt 35 2.1.2 Giá trị biểu hiệ n của từ tượng thanh phỏng âm thanh một số động vật trong tiếng Việt 37 2.1.3 Hình thức sử dụng từ tượng thanh phỏng âm thanh của một số động vật trong tiếng Việt 48 2.2 Thanh âm của một số động vật gần gũi với con người được thể hiện qua từ tượng thanh trong tiếng Nhật . 51 2.2.1 Hệ thống từ tượng thanh phỏng âm thanh của một số động vật trong tiếng Nhật . 51 2.2.2 Giá trị biểu hiện của từ tượng thanh phỏng âm thanh của một số động vật trong tiếng Nhật . 53 2.2.3 Hình thức sử dụng từ tượng thanh phỏng âm thanh của một số động vật trong tiếng Nhật . 78 CHƯƠNG III: SO SÁNH TỪ TƯỢNG THANH PHỎNG THANH ÂM MỘT SỐ ĐỘNG VẬT GẦN GŨI VỚI CON NGƯỜI TRONG TIẾNG VI ỆT – TIẾNG NHẬT, MỘT SỐ ĐÓNG GÓP Ý KIẾN CHO VIỆC HỌC TỪ TƯỢNG THANH TRONG TIẾNG NHẬT HIỆU QUẢ . 81 3.1 So sánh từ tượng thanh phỏng thanh âm một số động vật gần gũi với con người trong tiếng Việt, tiếng Nhật . 83 5    3.1.1 Bảng thống kê từ tượng thanh phỏng âm thanh của một số động vật trong tiếng Việt, tiếng Nhật tiếng Anh 83 3.1.1.1 Bảng thống kê . 83 3.1.1.2 Nhận xét . 91 3.1.2 Nét tương đồng khác biệt giữa từ tượng thanh phỏng thanh âm của một số động vật trong tiếng Việt tiếng Nhật . 93 3.1.2.1 Nét tương đồng . 93 a) Về hình thức cấu tạo công dụng 93 b) Về ý nghĩa của từ . 93 c) Về chủ thể hành động . 100 d) Về hình thức sử dụng . 100 3.1.2.2 Nét khác biệt . 101 a) Về hình thức cấu tạo . 101 b) Về ý nghĩa của từ 101 c) Về chủ thể hành động . 104 d) Về hình thức sử dụng . 104 3.1.3 Vì sao lại có sự khác biệt về các từ tượng thanh phỏng âm thanh của các con vật trong tiếng Việttiếng Nhật? . 105 3.2 Một số đóng góp ý kiến cho việc học từ tượng thanh trong tiế ng Nhật hiệu quả 105 3.2.1 Về giáo trình . 107 3.2.2 Về cách dạy . 109 3.2.3 Về cách học . 110 KẾT LUẬN . 112 TÀI LIỆU THAM KHẢO . 114 6    PHỤ CHÚ . 117 7    PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Việt Nam Nhật Bản là hai nước nằm trong khu vực khí hậu gió mùa, có lịch sử phát triển hàng nghìn năm, cùng thuộc vùng nông nghiệp lúa nước của châu Á, có nhiều điểm tương đồng trong phong tục tập quán, tín ngưỡng tôn giáo, cùng chịu ảnh hưởng của nền văn hóa phương Đông, đặc biệt là văn hóa Trung Hoa. Vào nửa cuối thế kỷ XIII, cả hai dân tộc ViệtNhật đều bị Đế quốc Mông Nguyên xâm lược. Chúng xâm lược Đại Việt vào các năm 1258, 1285, 1286 nhưng đều thất bại. Vào hai năm 1274, 1281 chúng cũng đem quân xâm lược Nhật Bản đều bị bại trận trước dân tộc Nhật Bản. Từ đầu thế kỷ XV đã xuất hiện cư dân Nhật đến buôn bán tại Việt Nam cửa biển Hội An - Quảng Nam trở thành thương cảng, phố Nhật lớn nhất Việt Nam, đóng vai trò trung tâm buôn bán của Nhật Bản đố i với Đông Nam Á thời bấy giờ. Ngày nay, tại phố cổ Hội An vẫn còn nhiều dấu ấn đậm nét về giao lưu kinh tế, văn hóa Việt – Nhật. Từ năm 1635 nước Nhật với việc thi hành chính sách “bế quan tỏa cảng” khiến cho giao lưu kinh tế, văn hóa hai nước ViệtNhật bị gián đoạn một thời gian dài cho đến cuối thế kỷ XIX. Ngày 21 tháng 9 năm 1973, Việt Nam Nh ật Bản ký kết Hiệp định thiết lập chính thức quan hệ ngoại giao. Từ năm 1992 cho đến nay hai nước đã xây đắp tình hữu nghị ViệtNhật ngày càng thắm thiết. Trong thời gian đó, quan hệ ViệtNhật đã phát triển mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế văn hóa. Nổi bật trong mối quan hệ quốc tế Việt - Nhậ t là chính sách hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) của Nhật Bản dành cho Việt Nam. Từ năm 1992 đến năm 2003, tổng số ODA của Nhật Bản dành cho Việt Nam khoảng 8,7 tỷ USD, chiếm khoảng 8    30% tổng khối lượng ODA của cộng đồng quốc tế cam kết cho Việt Nam. Trong đó viện trợ không hoàn lại khoảng là 1,2 tỷ USD, phần còn lại là các khoản tín dụng ưu đãi với lãi suất thấp thời gian tài trợ dài. Cả hai nước thỏa thuận chương trình viện trợ lâu dài của Nhật Bản cho Việt Nam nhằm phát triển 5 lĩnh vực chính: (1) Phát triển nguồn nhân lực xây dựng thể chế; (2) H ỗ trợ cải tạo xây dựng các công trình điện giao thông; (3) Hỗ trợ phát triển nông nghiệp xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn; (4) Hỗ trợ phát triển giáo dục y tế; (5) Hỗ trợ bảo vệ môi trường. Khoảng hơn thập niên gần đây, Nhật Bản luôn là thị trường lớn nhất của Việt Nam. Kim ngạch xuất nhập khẩu của hai nước nhiều năm qua luôn ở mứ c 4,7 - 4,9 tỷ USD, chiếm tỷ trọng khoảng 14 - 16 % tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam. Tháng 11 năm 2003, trong 62 nước vùng lãnh thổ có dự án đầu tại Việt Nam, Nhật Bản là nước đứng thứ ba sau Singapore Đài Loan về số vốn đăng ký (có 354 dự án) nhưng đứng đầu về kim ngạch đầu đã đi vào thực hiện (3,7 tỷ USD). Từ năm 1992 cho đến nay, Việt Nam đã có 16.000 tu nghiệp sinh Việt Nam sang Nhật Bản. Nhật Bản là một thị trường tiềm năng cho lao động Việt Nam. Hai nước đã đang triển khai nhiều chương trình đào tạo nguồn nhân lực. Hàng năm Chính phủ Nhật Bản viện trợ cho Việt Nam từ một đến hai dự án viện trợ văn hóa không hoàn lại như thiết bị học ngoại ngữ, thiết bị bảo quản t ư liệu viện Hán - Nôm, xưởng phim hoạt hình . Về mặt giáo dục, Chính phủ Nhật Bản nhận khoảng trên 100 học sinh, sinh viên Việt Nam sang Nhật Bản đào tạo hàng năm. Ngoài ra còn có nhiều học sinh du học tự túc. Tổng số lưu học sinh Việt Nam học tập ở Nhật Bản hiện nay khoảng hơn 2000 người. Bên cạnh đó tiềm năng về thị trường khách du lịch Nhật Bả n đến Việt Nam còn rất lớn. Đây là một lĩnh vực đầy hứa hẹn, không chỉ mang lại lợi ích về kinh tế mà còn tạo ra sự giao lưu văn hóa, thúc đẩy hợp tác chính trị, phát triển kinh tế. 9    Tóm lại, Nhật Bản đang là đối tác đầu thương mại hàng đầu, là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của các doanh nghiệp ở Việt Nam. Nhật Bản cũng là nước cung cấp vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) lớn nhất cho Việt Nam. Các doanh nghiệp Nhật Bản đang tạo ra những làn sóng đầu mới vào Việt Nam. Cả hai nước ViệtNhật đều mong mu ốn giữ gìn thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ hợp tác một cách toàn diện. Có thể nói, Việt Nam đang đứng trước những cơ hội hợp tác hết sức to lớn đầy triển vọng để đẩy mạnh, phát triển đất nước. Để có thể nắm vững tận dụng các thời cơ ấy một cách hiệu quả thì việc thông hiểu ngôn ngữ là một vấn đề vô cùng cấ p thiết. Ngôn ngữ được xem là tiêu chí đầu tiên để nhận diện một dân tộc. Ngôn ngữ là phương tiện hữu dụng là con đường ngắn nhất để tiếp cận, tìm hiểu, giao lưu hợp tác về bất cứ một lĩnh vực nào đó giữa các nước. Mặc dù cả Việt Nam Nhật Bản đều nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của nền văn hóa Trung Hoa nhưng ngoài ra dân tộc Nh ật Bản cũng tự tạo ra nhiều cái mới cho riêng của mình. Chính vì thế, ngôn ngữ Nhật Bản là một hệ thống rất phức tạp, vừa tiếp thu ngôn ngữ Trung Hoa, vừa sáng tạo ngôn ngữ riêng vừa vay mượn từ nước ngoài một cách thoải mái nhấttiếng Anh. Do đó việc học tập nghiên cứu về tiếng Nhật là một điều hoàn toàn không dễ dàng. Nhưng cũng chính vì những yếu tố khó khăn đó tạo nên sự thú vị cho người học người nghiên cứu. Để có thể am hiểu ngôn ngữ của các quốc gia nói chung Nhật ngữ nói riêng thì trước hết ngữ pháp từ vựng là hai yếu tố không thể thiếu. Tiếng Nhật là một kho từ vựng vô cùng phong phú mà trong đó từ tượng thanh chiếm một số lượng không nhỏ. Đối với những ai đã - đang học nghiên cứu tiếng Nhậ t, kể cả người nước ngoài hay dân bản xứ thì đều có một sự hứng thú nhất định với đề tài này. Là sinh viên trường Đại học Lạc Hồng, khoa Đông Phương học, chuyên ngành Nhật Bản học, người viết nhận thấy rằng giữa từ tượng thanh trong tiếng Nhật tiếng Việt có nhiều nét tương đồng khác biệt rất thú vị. Từ tượng thanh là một kho từ vự ng lớn, thể hiện nhiều âm thanh, nội dung khác nhau trong cuộc sống. Chính vì vậy người viết chỉ xoáy sâu vào một mảng trong kho từ đa âm sắc ấy, đó là 10    “từ tượng thanh phỏng thanh âm động vật trong tiếng Việt tiếng Nhật”. Qua đề tài này người viết một mặt muốn giới thiệu, phân biệt cách tạo lập, sử dụng từ tượng thanh của hai ngôn ngữ Việt – Nhật, mà ở đây là từ tượng thanh được thành lập thông qua tiếng kêu của các con vật gần gũi. Từ đó nhận thấy cái hay, cái riêng trong suy nghĩ, tâm hồn của hai dân tộc về v ấn đề này. 2. Lịch sử nghiên cứu đề tài Từ tượng thanh là một bộ phận đóng vai trò quan trọng trong kho tàng từ vựng phong phú của ngôn ngữ. Ngoài ra còn là phương tiện diễn đạt rất độc đáo làm cho lời ăn tiếng nói hay câu văn thêm phần sinh động, gợi cảm. Trong vốn ngôn ngữ của Việt Nam, Nhật Bản nhiều quốc gia khác trên thế giới đều có từ tượng thanh đều có tập quán, thói quen thường xuyên sử dụng từ tượng thanh trong cuộc số ng thường ngày. Việc học một ngôn ngữ, nếu hiểu rõ về từ ngữ biết cách sử dụng đúng lúc, đúng hoàn cảnh không chỉ giúp người học nâng cao trình độ mà thông qua đó còn hiểu được những nét văn hóa độc đáo của dân tộc đó. Sau đây là một số tài liệu nghiên cứu về từ tượng thanh trong tiếng Việt tiếng Nhật: - Tài liệu tiếng Việt về đề tài gồ m có: Từ tiếng Việt của Viện khoa học xã hội Việt Nam – viện ngôn ngữ học do Hoàng Văn Hành chủ biên viết về từ cấu trúc từ trong tiếng Việt. Đồng thời đi sâu vào phân tích từ láy từ ghép trong tiếng Việt. Trong đó có đề cập đến từ gợi tả âm thanh hầu hết được cấu tạo bằng phương thức láy. Từ láy trong tiếng Việt của tác giả Hoàng Văn Hành. Với tài liệu này tác giả chỉ viết riêng về từ láy, giới thiệu, phân tích sâu hơn về cấu tạo, phân loại cũng như nghĩa của từ láy. Vấn đề từ tượng thanh trong tiếng Việt của tác giả Vũ Thế Thạch viết riêng về từ tượng thanh ở sự phân loại các giá trị của từ tượng thanh trong tiếng Việt.

Ngày đăng: 10/12/2013, 18:17

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN