1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số biện pháp tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm tại công ty chế biến XNK nông sảnthực phẩm đồng nai (DONAFOODS)

81 410 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 81
Dung lượng 0,96 MB

Nội dung

-1- PHẦN MỞ ĐẦU [U\ 1. Lý do chọn đề tài Hiện nay, trong điều kiện nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, bên cạnh những mặt thuận lợi, cũng không ít những mặt khó khăn, thách thức đối với các doanh nghiệp. Vì vậy, muốn đảm bảo ưu thế cạnh tranh, thu lợi nhuận cao thì bên cạnh việc sản xuất ra sản phẩm có ch ất lượng tốt, mẫu mã đẹp, hợp thị hiếu người tiêu dùng, một yếu tố quan trọng khác là sản phẩm đó phải có giá thành hạ, phù hợp với sức mua của đa số nhân dân. Hạ giá thành sản phẩm đã trở thành nhân tố quyết định sự tồn vong của mỗi doanh nghiệp. Hạ giá thành sản phẩm đã được đặt ra như một yêu cầu bức thiết, khách quan nhằ m tạo tiền đề cho các doanh nghiệp sản xuất có được những sản phẩmgiá bán cạnh tranh tốt với các doanh nghiệp trong khu vực cũng như trên thế giới. Công ty chế biến xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm Đồng Nai (DONAFOODS)một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nông sản thực phẩm xuất khẩu trên cơ sở nguồn vốn do Nhà nước cấp. Với dây chuyền sản xuất có quy mô l ớn hiện đại, sản phẩm của công ty được sản xuất với khối lượng lớn, phong phú về chủng loại có chất lượng cao được người tiêu dùng trong nước ưa chuộng bạn bè thế giới tín nhiệm. Tuy nhiên, sự cạnh tranh khắc nghiệt của thị trường luôn đặt ra cho Ban lãnh đạo công ty vấn đề là làm sao tiết kiệm hơn nữa chi phí sản xuất hạ giá thành sản phẩm để nâng cao sức c ạnh tranh trên thị trường, tối đa hóa lợi nhuận nhằm cải thiện đời sống của cán bộ công nhân viên. Trong thời gian thực tập tại công ty nhận thấy tầm quan trọng của việc tiết kiệm chi phí hạ giá thành sản phẩm nên tác giả đã chọn đề tài “Một số biện pháp tiết kiệm chi phí hạ giá thành sản phẩm tại Công ty Chế biến XNK Nông sản thực phẩm Đồ ng Nai (DONAFOODS) ” làm báo cáo nghiên cứu của mình. -2- 2. Tổng quan lịch sử nghiên cứu của đề tài Đối với doanh nghiệp sản xuất hay kinh doanh dịch vụ thì giá thành luôn là yếu tố rất quan trọng để doanh nghiệp có thể tái sản xuất tìm kiếm lợi nhuận. Mặt khác, giá thành còn là công cụ quan trọng để doanh nghiệp có thể kiểm soát tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh. Có thể nói giá thànhmột tấm gương phản chiếu toàn bộ biện pháp, tổ chức quản lý kinh t ế, liên quan đến tất cả các yếu tố chi phí trong sản xuất [3]. Do đó, đã có rất nhiều người chọn đề tài về giá thành làm đối tượng nghiên cứu của mình. từ đó cũng đã có nhiều đề tài nghiên cứu về các biện pháp tiết kiệm chi phí hạ thấp giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp được thực hiện. Tuy nhiên, ở mỗi doanh nghiệp tại mỗi thời điểm đề tài nghiên cứu sẽ có một ý nghĩa khác nhau. Vì thế, mỗi người sẽ có một cái nhìn riêng, cách nhìn nhận vấn đề riêng. Tác giả chọn đề tài này vì nó gắn với thực tiễn của doanh nghiệp. báo cáo sẽ đi sâu phân tích tình hình chi phí, giá thành sản phẩm của doanh nghiệp, từ đó đưa ra những biện pháp nhằm tiết kiệm chi phí hạ giá thành sản phẩm. 3. Mục tiêu nghiên cứu - Tìm hiểu tổng quan về tình hình công ty, nhận đị nh những khó khăn thuận lợi của công ty. - Phân tích tình hình chi phí giá thành sản phẩm nhằm tìm ra các biện pháp phù hợp để hạ giá thành sản phẩm của công ty. 4. Đối tượng phạm vi nghiên cứu Nội dung: Phân tích tình hình chi phí giá thành sản phẩm của công ty năm 2008-2009. Đề xuất các biện pháp hạ giá thành sản phẩm. Thời gian: Từ tháng 07/2010 đến tháng 10/2010. Không gian: Đề tài được nghiên cứu qua tìm hiểu thực tế hoạt động tại Công ty Ch ế biến xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm Đồng Nai (DONAFOODS). 5. Phương pháp nghiên cứu -3- Nội dung của báo cáo được thực hiện dựa trên các phương pháp thống kê, so sánh, phân tích tổng hợp. 6. Những đóng góp của đề tài - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về phân tích chi phí giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp. - Nghiên cứu tình hình tổ chức sản xuất kinh doanh tổ chức công tác kế toán tại công ty. - Phân tích tình hình chi phí giá thành sản phẩm tại công ty, tìm ra nguyên nhân làm tăng giá thành sản phẩm. Trên cơ sở đó, đưa ra các bi ện pháp nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất hạ giá thành sản phẩm của công ty. 7. Kết cấu của đề tài Không kể phần mở đầu, kết luận danh mục tài liệu tham khảo, đề tài có các nội dung chính như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận về phân tích chi phí giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp. Chương 2: Phân tích tình hình chi phí giá thành sản phẩm tại Công ty DONAFOODS. Chương 3: Một số biện pháp tiết ki ệm chi phí hạ giá thành sản phẩm tại Công ty DONAFOODS. Mặc dù đã cố gắng rất nhiều nhưng do hạn chế về thời gian cũng như kinh nghiệm thực tiễn nên chắc hẳn báo cáo còn một vài thiếu sót nho nhỏ, mong Quý thầy cô độc giả bỏ qua những thiếu sót này. Tác giả mong nhận được sự đóng góp hướng dẫn thêm của Quý thầy cô. Xin chân thành cảm ơn! -4- CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH CHI PHÍ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP 1.1 Ý nghĩa, nhiệm vụ phân tích 1.1.1 Khái niệm phân loại chi phí 1.1.1.1 Khái niệm chi phí Chi phí sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế quan trọng gắn liền với sản xuất lưu thông hàng hóa. Ðó là những hao phí lao động xã hội được biểu hiện bằng tiền trong quá trình hoạt động kinh doanh. Chi phí của doanh nghiệp là tất cả những chi phí phát sinh gắn liền với doanh nghiệp trong quá trình hình thành, tồn tại hoạt động từ khâu mua nguyên vật liệu, tạo ra sản ph ẩm đến khâu tiêu thụ nó. Chi phí nói chung là sự hao phí thể hiện bằng tiền trong quá trình kinh doanh với mong muốn mang về một sản phẩm, dịch vụ hoàn thành hoặc một kết quả kinh doanh nhất định. Chi phí phát sinh trong các hoạt động sản xuất, thương mại, dịch vụ nhằm đến việc đạt được mục tiêu cuối cùng là doanh thu, lợi nhuận. Tuy nhiên, chi phí được phân loại dựa trên nhiều góc độ khác nhau việc phân loại chi phí không nằ m ngoài mục đích phục vụ nhu cầu quản trị doanh nghiệp. Hiểu biết tính toán đầy đủ các chi phí liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp tạo điều kiện tính toán các chỉ tiêu được chính xác như giá thành, thuế, các khoản nộp ngân sách . trên cơ sở đó đánh giá đúng hiện trạng hoạt động -5- kinh doanh của doanh nghiệp. [4] 1.1.1.2 Phân loại chi phí Có nhiều cách phân loại chi phí, dưới đây là một số cách phân loại thường dùng: a. Phân loại chi phí theo tính chất hoạt động kinh doanh Theo cách phân loại này chi phí của doanh nghiệp gồm: chi phí hoạt động kinh doanh chi phí khác. - Chi phí hoạt động kinh doanh: bao gồm các chi phí có liên quan đến quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như: Chi phí nguyên vật liệu, nhiên liệu, khấu hao tài sản cố định, tiền lương các khoản có tính chất lương, các khoản trích n ộp theo quy định của Nhà nước như: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp kinh phí công đoàn, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác. - Chi phí khác: đây là khoản chi phí xảy ra không thường xuyên như chi phí nhượng bán, thanhtài sản cố định (bao gồm cả giá trị còn lại của tài sản cố định khi thanh nhượng bán), chi phí tổn thất thực tế, chi phí thu hồi các khoản nợ đã xóa, chi phí b ất thường khác. b. Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động Theo cách phân loại này chi phí của doanh nghiệp được chia thành hai loại: chi phí sản xuất chi phí ngoài sản xuất. - Chi phí sản xuất (nhóm tài khoản 62) Chi phí sản xuất bao gồm 3 khoản mục chi phí chủ yếu: • Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (TK 621) Ðây là những chi phí bao gồm chi phí về nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu vật liệu khác trực tiếp sử d ụng cho việc sản xuất để tạo ra sản phẩm dịch vụ. Ðặc điểm của nguyên vật liệu trực tiếp là chuyển hết giá trị một -6- lần vào sản phẩm sau khi tham gia quá trình sản xuất thay đổi hình thái vật chất ban đầu. Ví dụ: - Sợi (dệt vải); - Vải (may áo); - Đất sét (nung gạch); - Mía (nấu đường); - Đường (làm kẹo)… • Chi phí nhân công trực tiếp (TK 622) Phản ánh chi phí lao động trực tiếp để sản xuất ra sản phẩm, lao vụ, dịch vụ trong các doanh nghiệp. Thể hiện về chi lương trả theo s ản phẩm các khoản phải thanh toán cho nhân công trực tiếp sản xuất. Chi phí này thường bao gồm chi phí về tiền lương chính, lương phụ, các khoản phụ cấp, tiền bảo hiểm xã hội . cho nhân công lao động trực tiếp tạo ra sản phẩm. • Chi phí sản xuất chung (TK 627) Chi phí sản xuất chung phản ánh những chi phí phát sinh ở các phân xưởng, bộ phận sản xuất của doanh nghiệp ngoài hai loại chi phí nói trên như: chi phí nhân viên phân xưởng; chi phí vật li ệu, công cụ, dụng cụ; chi phí khấu hao tài sản cố định; chi phí điện, nước; chi phí bằng tiền khác,…vv. Trong ba loại chi phí ở trên thì sự kết hợp giữa: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chi phí nhân công trực tiếp được gọi là chi phí ban đầu. - Chi phí nhân công trực tiếp chi phí sản xuất chung được gọi là chi phí chuyển đổi. Chi phí sản xuất có thể khái quát qua đồ sau: -7- - Chi phí ngoài sản xuất (nhóm tài khoản 64) Chi phí ngoài sản xuất bao gồm những chi phí không gắn liền với việc tạo ra sản phẩm mà nó gắn liền với việc quản lý đưa sản phẩm đến người tiêu dùng. Nó bao gồm chi phí quản lý doanh nghiệp chi phí bán hàng. • Chi phí bán hàng (TK 641) Chi phí này còn gọi là chi phí lưu thông, tiếp thị, phục vụ cho quá trình lưu thông hàng hóa, nó phản ánh các chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, lao vụ bao gồm các chi phí đóng gói, chi phí vận chuyển, chi phí bao bì, chi phí lươ ng nhân viên bán hàng, chi phí hoa hồng bán hàng, chi phí khấu hao tài sản cố định ở bộ phận bán hàng, chi phí giới thiệu, bảo hành sản phẩm, .vv. • Chi phí quản lý doanh nghiệp (TK 642) Chi phí này phản ánh toàn bộ những khoản chi phí chi ra cho việc tổ chức quản lý chung trong toàn doanh nghiệp như chi phí nhân viên văn phòng, chi phí vật liệu, công cụ, dụng cụ quản lý, chi phí khấu hao tài sản cố định dùng chung trong toàn doanh nghiệp, chi phí điện, nước, điện thoại, chi phí về văn phòng phẩm, tiếp khách, hội nghị, công tác,…vv. c. Phân loại chi phí theo mối quan hệ với thời kỳ xác định kết quả hoạt động kinh doanh Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp Chi phí sản xuất chung Chi phí chuyển đổi Chi phí ban đầu đồ 1.1: Cơ cấu chi phí sản xuất -8- Theo cách phân loại này chi phí của doanh nghiệp được chia thành hai loại: chi phí thời kỳ chi phí sản phẩm. - Chi phí thời kỳ là những chi phí phát sinh trong một kỳ kinh doanh được tính hết thành phí tổn trong kỳ để xác định kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (Chi phí bán hàng chi phí quản lý doanh nghiệp). Chi phí thời kỳ sẽ được tính đầy đủ trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cho dù kết quả hoạt động của doanh nghiệ p đạt ở mức nào đi nữa. - Chi phí sản phẩmchi phí cho giá trị đơn vị sản phẩm hoàn thành, đang tồn kho hoặc đã được bán. Hay nói cách khác, là những chi phí phát sinh để có được sản phẩm, hàng hóa (như giá mua, vận chuyển, nguyên liệu, nhân công, sản xuất chung). d. Phân loại chi phí sử dụng trong kiểm tra ra quyết định - Chi phí trực tiếp chi phí gián tiếp • Chi phí trực tiếp là những chi phí khi phát sinh được tính trực tiế p vào các đối tượng sử dụng như: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, nó được tính thẳng vào từng đơn đặt hàng, từng nhóm sản phẩm, từng sản phẩm,…vv. • Chi phí gián tiếp là những chi phí khi phát sinh không thể tính trực tiếp vào các đối tượng sử dụng, mà cần phải tiến hành phân bổ theo một tiêu thức phù hợp. Ví dụ như chi phí sản xuất chung sẽ được phân bổ cho các đố i tượng sử dụng theo số giờ lao động trực tiếp, số giờ máy, số lượng sản phẩm sản xuất,…vv. - Chi phí chênh lệch Là chi phí có trong phương án này nhưng lại không có hoặc chỉmột phần trong phương án khác. Chi phí chênh lệch là căn cứ giúp cho nhà quản trị lựa chọn các phương án kinh doanh. - Chi phí kiểm soát được không kiểm soát được -9- • Chi phí kiểm soát được là những chi phímột cấp quản lý cụ thể có thể quyết định sự phát sinh của chúng chịu trách nhiệm về chúng. • Chi phí không kiểm soát được là những chi phí ở ngoài phạm vi quyết định của một cấp quản lý cụ thể. - Chi phí cơ hội Là những thu nhập tiềm tàng bị mất đi khi chọn phương án này thay vì chọn phương án khác. - Chi phí chìm (l ặn) Là những chi phí đã chi ra trong quá khứ nó không thể tránh được dù lựa chọn bất kỳ phương án nào. Ví dụ như những khoản chi phí đã được đầu tư để mua sắm tài sản cố định. e. Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí Cách phân loại này chỉ ra chi phí gắn liền với mức độ hoạt động (số sản phẩm sản xuất ra, số km đi được, số giờ máy sử d ụng…) là như thế nào. Việc xem xét chi phí sẽ thay đổi như thế nào khi mức độ hoạt động thay đổi gọi là sự ứng xử của chi phí. [5] Dựa trên cách ứng xử của chi phí đối với sự thay đổi của mức độ hoạt động có thể chia toàn bộ chi phí thành ba loại: biến phí, định phí chi phí hỗn hợp. - Biến phí (Chi phí khả biến, chi phí biến đổi): là các chi phí thay đổi theo sự thay đổi của mức độ hoạt động theo một tỷ lệ thuận. Khi mức độ hoạt động tăng lên, biến phí sẽ tăng theo ngược lại, khi mức độ hoạt động giảm đi, biến phí cũng giảm theo. Khi mức độ hoạt động bằng không, biến phí cũng bằng không. Chi phí thuộc loại này gồm có: các chi phí về vật tư, chi phí tiền lương công nhân trực tiếp sản xuấ t, chi phí hoa hồng bán hàng, chi phí dịch vụ mua ngoài như tiền điện, tiền nước, tiền điện thoại…vv. - Định phí (Chi phí bất biến, chi phí cố định): là các chi phí không thay -10- đổi theo sự thay đổi của mức độ hoạt động. Xét cho một sản phẩm (một đơn vị sản phẩm) định phí có quan hệ tỷ lệ nghịch với mức độ hoạt động. Chi phí thuộc loại này bao gồm: chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí về tiền lương trả cho cán bộ, nhân viên quản lý, chuyên gia, lãi tiền vay phải trả, các chi phí về thuê tài sản, thuê văn phòng làm việc .vv. - Chi phí h ỗn hợp: là chi phíthành phần của nó bao gồm cả biến phí định phí. Ví dụ, chi phí về điện thoại, trong đó phần bất biến được xem là chi phí thuê bao, phần khả biếnchi phí tính trên thời gian gọi. 1.1.2 Khái niệm phân loại giá thành sản phẩm 1.1.2.1 Khái niệm giá thành sản phẩm Giá thành sản phẩmmột chỉ tiêu tổng hợp về chất lượng phản ánh trình độ sử dụng các nguồn nhân, vật lực trong doanh nghiệp để sản xuất ra một khối lượng sản phẩm nhất định. Ðây là một chỉ tiêu chất lượng quan trọng đối với tất cả các doanh nghiệp sản xuất cũng như đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân. 1.1.2.2 Phân loại giá thành sản phẩm a. Phân loại theo thời điểm tính nguồn số liệu để tính giá thành Theo cách phân loại này, chỉ tiêu giá thành được chia thành giá thành kế hoạch, giá thành định mứ c giá thành thực tế. - Giá thành kế hoạch Giá thành kế hoạch là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở chi phí sản xuất kế hoạch sản lượng kế hoạch. Việc tính toán giá thành kế hoạch được doanh nghiệp tiến hành xác định trước khi bắt đầu quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm. Giá thành kế hoạch là mục tiêu phấn đấu của doanh nghiệp, là căn cứ để so sánh, phân tích, đánh giá tình hình th ực hiện kế hoạch giá thành kế hoạch hạ giá thành của sản phẩm so sánh được. [8] - Giá thành định mức . tình hình chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty DONAFOODS. Chương 3: Một số biện pháp tiết ki ệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm tại Công ty DONAFOODS tập tại công ty nhận thấy tầm quan trọng của việc tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm nên tác giả đã chọn đề tài Một số biện pháp tiết kiệm chi phí

Ngày đăng: 10/12/2013, 15:50

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w