1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Một số giải pháp công tác quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trường THCS đông hương, thành phố thanh hóa thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

26 19 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 61,52 KB

Nội dung

Trong Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020 Ban hành kèm theo Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13 tháng 6 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ chỉ rõ “ Tập trung vào nâng cao chất lượng, đ

Trang 1

MỤC LỤC

1 MỞ ĐẦU

1.1 Lí do chọn đề tài: … trang 11.2 Mục đích nghiên cứu: trang 31.3 Đối tượng nghiên cứu: trang 31.4 Phương pháp nghiên cứu: trang 3

2 NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

2.1 Cơ sở lý luận…… trang 32.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng SKKN trang 52.2.1 Vài nét về Trường THCS Đông Hương trang 52.2.2 Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệpcho học sinh Trường trung học cơ sở Đông Hương, thành phố Thanh Hóa thôngqua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trang 5

2.2.3 Những vấn đề thực tiễn đặt ra liên quan đến việc quản lý hoạt động giáodục hướng nghiệp cho học sinh THCS thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờlên lớp trang 62.3 Những giải pháp và tổ chức thực hiện

2.3.1 Tổ chức nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động giáo dụchướng nghiệp cho CBQL, GV, học sinh và PHHS thông qua hoạt động giáo dục

trang 7

2.3.2 Thành lập bộ phận tư vấn hướng nghiệp trong trường trung học cơ sở trang 92.3.3 Tổ chức bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, nghiệp vụ cho cán bộ phụ trách công tácgiáo dục hướng nghiệp phù hợp với thực tiến giáo dục hướng nghiệp hiện nay………

Trang 112.3.4 Đổi mới công tác quản lý của hiệu trưởng đối với công tác giáo dục hướng

sở trang 13

2.3.5 Chỉ đạo đa dạng hóa nội dung, phương thức tổ chức hoạt động giáo dụchướng nghiệp ngoài giờ lên lớp cho học sinh trung học cơ sở trang 14

2.3.6 Chỉ đạo tăng cường xã hội hóa hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học

sở trang 15

2.4 Kết quả đạt được trang 17

3 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ

3.1 Kết luận trang 183.2 Kiến nghị: trang 19

Trang 3

1 MỞ ĐẦU 1.1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Giáo dục và Đào tạo là một trong những nền tảng quan trọng thúc đẩy

sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hóa, là điều kiện để phát huy nguồn lựccon người Trong các văn kiện Đại hội Đảng đều xác định rõ tầm quan trọng củacông tác hướng nghiệp phân luồng học sinh (HS) tạo nên sự phù hợp về mặt cơcấu trong giáo dục, đào tạo và trong phát triển nguồn nhân lực Văn kiện Đại hội

đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng khẳng định “Coi trọng công tác hướng nghiệp và phân luồng học sinh trung học, chuẩn bị cho thanh niên đi vào lao động nghề nghiệp phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong cả nước và từng địa phương” Trong Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020 Ban hành

kèm theo Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13 tháng 6 năm 2012 của Thủ tướng

Chính phủ chỉ rõ “ Tập trung vào nâng cao chất lượng, đặc biệt chất lượng giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành để một mặt đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đảm bảo an ninh quốc phòng; mặt khác phải chú trọng thỏa mãn nhu cầu phát triển của mỗi người học, những người có năng khiếu được phát triển tài năng”; mục tiêu phát triển giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học là “Đến năm 2020, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có đủ khả năng tiếp nhận 30% số học sinh tốt nghiệp Trung học Cơ sở; tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề nghiệp và đại học đạt khoảng 70%; tỷ lệ sinh viên tất cả các hệ đào tạo trên một vạn dân vào khoảng 350 - 400”

Để có đủ nguồn nhân lực phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hộitrong giai đoạn tới, Đảng và Nhà nước ta đã có chủ trương đẩy mạnh công táchướng nghiệp, nhằm đào tạo thế hệ trẻ thành lớp người lao động mới có đủphẩm chất, năng lực thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoáđất nước Nghị quyết Số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và

đào tạo xác định mục tiêu đối với giáo dục nghề nghiệp: “Đối với giáo dục nghề nghiệp, tập trung đào tạo nhân lực có kiến thức, kỹ năng và trách nhiệm nghề nghiệp Hình thành hệ thống giáo dục nghề nghiệp với nhiều phương thức và trình độ đào tạo kỹ năng nghề nghiệp theo hướng ứng dụng, thực hành, bảo đảm đáp ứng nhu cầu nhân lực kỹ thuật công nghệ của thị trường lao động trong nước và quốc tế”

Đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018 - 2025”, được Chính phủ phê duyệt ngày

14 tháng 5 năm 2018 Mục tiêu chung của đề án là : “Tạo bước đột phá về chất lượng giáo dục hướng nghiệp trong giáo dục phổ thông, góp Phần chuyển biến mạnh mẽ công tác phân luồng học sinh sau Trung học Cơ sở và trung học phổ thông vào học các trình độ giáo dục nghề nghiệp phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và địa phương, đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực quốc gia, hội nhập khu vực và quốc tế”.

Trang 4

Thực tế cho thấy trong những năm qua, công tác GDHN đã được quantâm và đã đạt được những kết quả bước đầu Tuy nhiên, việc giúp học sinh pháttriển năng lực hướng nghiệp để định hướng, lựa chọn ngành nghề phù hợp sởthích cá nhân cũng như năng lực bản thân và nhu cầu xã hội còn nhiều hạn chế.Qua thực tế cho thấy, đại đa số học sinh tốt nghiệp xong trung học cơ sở(THCS) đều thi tiếp lên trung học phổ thông (THPT) không đỗ mới chuyển sanghọc nghề Số còn lại có thể ở nhà ôn tập và chờ năm sau thi tiếp THPT hoặc tìmkiếm việc làm khác

Như vậy, giáo dục hướng nghiệp (GDHN) cho học sinh THCS là một việchết sức cần thiết, đúng với chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước nhằmnâng cao hiệu quả giáo dục, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, cơ cấunhân lực được cải thiện, tránh được lãng phí cho xã hội trong giáo dục Hiện nayhoạt động hướng nghiệp chủ yếu hướng đến đối tượng là học sinh THPT, trongkhi đó lứa tuổi học sinh THCS cũng là đối tượng rất cần được hướng nghiệp đểcác em có thể nhận biết được bản thân, biết được thế giới nghề nghiệp và từ đóxây dựng được kế hoạch nghề nghiệp cho bản thân mình Trong trường THCS,giáo dục hướng nghiệp được thực hiện qua nhiều con đường khác nhau, trong đóphải kể đến hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp Từ thực tiễn giáo dục hiện naycũng như thực tế hoạt động hướng nghiệp tại các trường THCS trên địa bànthành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa nói chung và Trường THCS ĐôngHương nói riêng còn nhiều bất cập cả về nội dung và hình thức giáo dục Mộttrong những nguyên nhân cơ bản là do công tác quản lí hoạt động GDHN chohọc sinh THCS còn hạn chế Vì vậy, nghiên cứu và khảo sát thực trạng hoạtđộng GDHN và quản lí hoạt động GDHN tại Trường THCS Đông Hương,thành phố Thanh Hóa, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần nâng caochất lượng hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh THCS là rất cần thiết

Xuất phát từ tình hình thực tế và yêu cầu của công tác quản lý, tôi đã lựa

chọn đề tài: “Một số giải pháp công tác quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh Trường THCS Đông Hương, thành phố Thanh Hóa thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm

quản lý giáo dục của mình Trong đề tài nghiên cứu này, tôi sẽ đưa ra những ýkiến, kinh nghiệm của cá nhân mình, cũng như những việc làm cụ thể trong việcquản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trung học cơ sở tạiTrường Trung học Cơ sở Đông Hương trong ba năm học qua (2016-2017, 2017

- 2018 và 2018-2019) để cùng các anh chị em đồng nghiệp thảo luận tìm ranhững giải pháp tốt hơn nữa trong công tác quản lý và giảng dạy

Trang 5

1.2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Đề xuất một số giải pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp chohọc sinh THCS thành phố Thanh Hóa thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờlên lớpgóp phần nâng cao chất lượng giáo dục

Là sự đúc rút kinh nghiệm trong giảng dạy, quản lý chỉ đạo chuyên môncủa bản thân, cần được chia sẻ với đồng nghiệp để cùng nhau làm tốt công tácgiáo dục

1.3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh THCSthông qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Phương pháp nghiên cứu lý luận: Thu thập, phân tích, tổng hợp và khái

quát hóa các tài liệu, văn bản, các công trình nghiên cứu về hướng nghiệp…

Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp điều tra khảo sát,

Phương pháp quan sát, Phương pháp phỏng vấn

Phương pháp toán học, thống kê.

2 NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN

Tại Việt Nam, vấn đề đào tạo người lao động được Đảng ta rất coi trọng

Văn kiện Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ IX đã ghi rõ: “Coi trọng công tác GDHN và phân luồng HS trung học, chuẩn bị cho thanh niên, thiếu niên đi vào lao động nghề nghiệp phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong cả nước và từng địa phương”

Tại Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ X, Đảng ta tiếp tục xácđịnh đổi mới toàn diện giáo dục - đào tạo trên cơ sở làm tốt công tác hướngnghiệp và phân luồng từ cấp THCS

Quyết định 126/CP ngày 19-3-1981 của Chính phủ về Công tác hướng nghiệp trong trường phổ thông và việc sử dụng hợp lý học sinh THCS, THPT tốt nghiệp ra trường đã nêu rõ vai trò, vị trí, nhiệm vụ công tác hướng nghiệp, phân

công cụ thể chính quyền các cấp, các ngành kinh tế, văn hóa từ Trung ương đếnđịa phương tham gia vào hoạt động HN Tất cả các cấp, các ngành có nhiệm vụtạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ các trường phổ thông trong việc đào tạo, sửdụng hợp lý và tiếp tục bồi dưỡng HS phổ thông sau khi ra trường Thông tư 31/

TT của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc Hướng dẫn thực hiện quyết định 126/CPcủa Chính phủ cũng nêu rõ mục đích, nhiệm vụ và hình thức hướng nghiệp cho

HS phổ thông

Cùng với các văn bản của Đảng và nhà nước, ở Việt Nam, đã có nhiềucông trình nghiên cứu tiêu biểu về giáo dục hướng nghiệp và Quản lý hoạt độnggiáo dục hướng nghiệp cho học sinh phổ thông nói chung, học sinh THCS nói

Trang 6

Có thể thấy các công trình nghiên cứu về GDHN và quản lý HĐGDHNcho học sinh phổ thông tại Việt Nam thời gian qua là khá phong phú, tuy nhiênphần lớn các nghiên cứu tập trung vào vấn đề GDHN nói chung Có rất ít cácnghiên cứu đi sâu về công tác GDHN thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờlên lớp, đặc biệt là cho học sinh THCS

Cũng như nhiều địa phương khác, vấn đề hướng nghiệp và quản lý giáodục hướng nghiệp đang được xã hội quan tâm trong GDPT ở nước ta Thực tiễncông tác GDHN hiện nay trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa phát triển còn chậm vàchưa đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục hiện nay Đồng thời cũng chưa có

đề tài nào nghiên cứu về vấn đề quản lý GDHN cho học sinh cấp THCS thôngqua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp tại tỉnh Thanh Hóa

Vì vậy, đề tài “Một số giải pháp công tác quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh Trường THCS Đông Hương, thành phố Thanh Hóa thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.” là hết sức cấp thiết.

Một số vấn đề lí luận về giáo dục hướng nghiệp:

Giáo dục hướng nghiệp: là hệ thống các biện pháp tác động của nhà

trường, gia đình, xã hội trong đó nhà trường đóng vai trò chủ đạo nhằm giúpcho thế hệ trẻ chọn được nghề vừa phù hợp với hứng thú, năng lực, nguyệnvọng, sở trường của cá nhân vừa đáp ứng được nhu cầu nhân lực của các lĩnhvực sản xuất trong nền kinh tế quốc dân

Quản lý hoạt động GDHN cho học sinh thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp: là hệ thống những tác động có định hướng, có chủ đích, có kế

hoạch và hợp quy luật của CBQL giáo dục đến các hoạt động giáo dục ngoài giờlên lớp nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu GDHN cho học sinh

Vai trò của hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trung học

cơ sở

Hiện thực hóa mục tiêu giáo dục phổ thông

Tạo nguồn nhân lực cung cấp cho xã hội

Thực hiện đổi mới phương thức giáo dục

Góp phần điều chỉnh sự phân công lao động xã hội

Nội dung hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh Trung học Cơ

sở

Chủ đề 1: Ý nghĩa, tầm quan trọng của việc chọn nghề có cơ sở khoa học

và các hướng đi sau khi tốt nghiệp THCS

Chủ đề 2: Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và địaphương

Chủ đề 3: Thế giới nghề nghiệp quanh em

Chủ đề 4: Giới thiệu các ngành nghề ở địa phương

Chủ đề 5: Thị trường lao động

Trang 7

Chủ đề 6: Tìm hiểu năng lực bản thân

Chủ đề 7:Tìm hiểu hệ thống đào tạo nghề của địa phương

Chủ đề 8: Các hướng đi sau khi tốt nghiệp THCS

Chủ đề 9: Tư vấn học tập, tư vấn nghề

Phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động hướng nghiệp cho học sinh trung học cơ sở thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

- Thực hiện các khảo sát về hứng thú nghề, sự phù hợp nghề, các trắcnghiệm tâm sinh lý liên quan đến việc chọn nghề

- Tổ chức các hoạt động ngoại khóa, tham quan các nhà máy, xí nghiệp,trường nghề, làng nghề, xưởng nghề…

- Phối hợp với các cơ sở đào tạo tổ chức ngày hội tư vấn hướng nghiệp

- Tổ chức các hội thi sưu tầm về nghề nghiệp, tìm hiểu về thế giới nghềnghiệp, tìm hiểu các cơ sở đào tạo của địa phương

2.2 THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SKKN

2.2.1 Vài nét khái quát về Trường THCS Đông Hương

Trường THCS Đông Hương được sự quan tâm rất lớn của Đảng ủy,Chính quyền địa phương; nhân dân có truyền thống hiếu học, các ban ngành,đoàn thể có sự phối hợp, tạo điều kiện rất lớn

Đội ngũ cán bộ giáo viên nhiệt tình, tâm huyết với nghề nghiệp, chăm locông việc tập thể như việc của gia đình Có tinh thần đoàn kết và giúp đỡ nhauhoàn thành tốt nhiệm vụ

Là trường THCS được công nhận trường đạt chuẩn Quốc gia (năm 2016),

và được Sở GD và ĐT công nhận trường đạt tiêu chuẩn chất lượng Cấp độ 3(năm 2017), Trường đạt Đơn vị văn hóa ( năm 2019) Từ năm học 2017-2018đến nay nhà trường liên tục đạt danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc, năm học2018-2019 nhà trường vinh dự được nhận Bằng khen của chủ tịch UBND tỉnh.Trường THCS Đông Hương, đã từ rất lâu, là một trong những trường có nhiềukhó khăn trong công tác giáo dục nhưng những năm gần đây chất lượng giáodục của nhà trường ngày càng tiến bộ và khởi sắc

2.2.2 Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh Trường trung học cơ sở Đông Hương, thành phố Thanh Hóa thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.

* Ưu điểm

Hằng năm, nhà trường đều áp dụng nhiều hình thức GDHN qua hoạt độngngoài giờ lên lớp Hoạt động giáo dục hướng nghiệp đã thu hút sự quan tâm củaphần lớn các em học sinh Bên cạnh đó, nhà trường cũng tạo nhiều điều kiện để

tổ chức các hoạt động GDHN ngoài giờ lên lớp cho các em

Mặc dù mức độ thường xuyên của các hoạt động còn bị hạn chế, nhưnghiệu quả GDHN đến các em học sinh là điều thấy rõ Việc lồng ghép GDHN quahoạt động hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (GDNGLL) giúp các em cónhững khái niệm, hiểu biết cơ bản về hướng nghiệp một cách dễ tiếp cận

Trang 8

Thêm vào đó có thể thấy, nhà trường bước đầu đã huy động được các lựclượng tham gia GDHN cho các em học sinh ngoài giờ lên lớp Dù hiệu quả vàmức độ tham gia còn hạn chế, nhưng có thể thấy hoạt động GDHN đã thu hútđược sự quan tâm của nhiều lực lượng trong cũng như ngoài nhà trường.

* Hạn chế

Dù là trường THCS nằm ở vị trí trung tâm của thành phố, nhưng điều kiện

cơ sở vật chất phục vụ cho GDHN nói chung và GDHN qua hoạt động ngoài giờnói riêng còn khá hạn chế Chủ yếu học sinh tìm hiểu thông tin qua sách vở, báochí, mạng chứ nhà trường chưa có nhiều sách chuyên khảo về GDHN

Nhà trường chưa xây dựng được phòng tư vấn HN, công tác hướngnghiệp cho học sinh chủ yếu thông qua Ban giám hiệu, giáo viên chủ nhiệm,giáo viên bộ môn, Đoàn thanh niên … dưới vai trò kiêm nhiệm Hướng nghiệpchỉ được xem là nội dung phụ trong quá trình học tập, chưa được đầu tư đúngmức về nhân sự, nội dung, phương pháp… Đội ngũ làm công tác hướng nghiệpchưa được đào tạo về công tác hướng nghiệp, thiếu giáo viên chuyên trách làmGDHN Nhà trường còn chưa thực sự quan tâm và chưa chủ động trong việcphát triển đội ngũ làm công tác GDHN

Về chương trình, nhà trường hầu hết đều tổ chức giảng dạy bộ mônGDHN do Bộ GD&ĐT qui định, tuy nhiên nội dung chương trình còn nhiều hạnchế, thông tin còn chưa cập nhật Việc giáo dục còn mang nặng tính hình thức,đối phó do vậy các kỹ năng cần thiết cho hoạt động lao động nghề còn rất hạnchế

Mặt khác, sự phối hợp giữa nhà trường và các tổ chức xã hội bên ngoàicũng còn nhiều hạn chế Nhà trường dường như đơn độc trong công tác GDHN.Phương tiện thông tin đại chúng có tiếp cận đến phụ huynh, học sinh nhưng bảnchất chỉ là các hoạt động hướng dọc, tổ chức một cách cơ động, đáp ứng nhu cầutìm hiểu thông tin nhưng chưa phải là giải pháp GDHN lâu dài

Kết quả công tác dạy nghề, hướng nghiệp:

Năm học

Tổng số học sinh tham gia học nghề và hướng nghiệp

Tỷ lệ

Số HS được phân luồng sau tốt nghiệp THCS

Tỷ lệ

2.2.3 Những vấn đề thực tiễn đặt ra liên quan đến việc quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh THCS thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.

Thực tế cho thấy, bên cạnh những nội dung quản lý đã thực hiện tốt, côngtác quản lý hoạt động GDHN ở Trường THCS Đông Hương còn nhiều bất cập,

Trang 9

hạn chế cần được khắc phục Những khó khăn này cũng chính là những yếu tốảnh hưởng đến hiệu quả GDHN và quản lý GDHN qua GDNGLL Cụ thể, điềukiện cơ sở vật chất phục vụ GDHN còn chưa đầy đủ; nội dung chương trìnhchưa được cập nhật phù hợp với thực tế địa phương Bên cạnh đó, đội ngũGDHN đa số là không chuyên nghiệp, chủ yếu là kiêm nhiệm, nên việc tự chủtrong chuyên môn, đầu tư, tìm tòi sáng tạo trong quá trình GDHN cho học sinhcòn hạn chế Mặt khác, việc huy động các nguồn lực trong và ngoài nhà trườngcòn chưa thật sự hiệu quả

Nhà trường chưa tạo được sự gắn kết giữa GDHN cho học sinh với thực tếthị trường lao động ở địa phương, trong tỉnh Thanh Hóa cũng như trong cảnước Xã hội hóa GDHN nhà trường thực hiện chưa tốt Trong khi đó, nhận thứccủa nhiều CBQL, GV, HS và phụ huynh học sinh về GDHN cho các em tronggiai đoạn này còn chưa thực sự đồng bộ

Với những hạn chế, thách thức nêu trên nhà trường cần đẩy mạnh đầu tư

và tác động vào GDHN qua hoạt động ngoài giờ lên lớp bằng các biện phápquản lý đồng bộ nhằm nâng cao chất lượng GDHN Cần xác định cụ thể và bámsát mục tiêu quản lý, từ đó đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp QLGDHN nhằm giải quyết những bất cập trong GDHN

Thực trạng trên chính là cơ sở để tôi đề xuất các biện pháp quản lý hoạtđộng GDHN cho học sinh THCS, góp phần mang lại hiệu quả cho công tácGDHN

2. 3 NHỮNG GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN

2.3.1 Tổ chức nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho CBQL, GV, học sinh và PHHS thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.

 Mục đích, ý nghĩa của biện pháp

Nâng cao nhận thức của các nhân tố có liên quan đến GDHN bên trongtrường THCS như CBQLGD, GV, nhân viên, HS và PHHS cũng như trong cộngđồng dân cư bao gồm người dân và các doanh nghiệp về tầm quan trọng củaGDHN ở trường THCS Khi nhận thức được nâng cao, các bên liên quan sẽ có

ý thức, thái độ, niềm tin, mục tiêu cụ thể, định hướng cho mọi hành độngtrong GDHN cũng như QL GDHN, giúp mọi nhân tố có liên quan tích cực vàchủ động hơn trong GDHN

 Nội dung

- Nâng cao nhận thức cho CBQLGD, GV, nhân viên, HS, PHHS về mục

đích, ý nghĩa và tầm quan trọng của GDHN qua hoạt động ngoài giờ lên lớp

- Nâng cao vai trò, trách nhiệm của cá nhân và các tập thể trong và ngoài

NT đối với việc tổ chức các GDHN cho HS ở trường THCS

- Xây dựng bầu không khí hướng nghiệp trong và ngoài NT.

- Cung cấp thông tin về tình hình phát triển KT-XH của địa phương, của

Trang 10

thành phố, phục vụ hiệu quả GDHN ở trường THCS.

 Cách thức thực hiện

- Ban giám hiệu thường xuyên tổ chức bồi dưỡng, nâng cao nhận thức và

kỹ năng GDHN cho GV, nhân viên trong toàn trường Bên cạnh đó, cần tiếp tụctuyên truyền trong HS và phụ huynh học sinh (PHHS) về tính khoa học và tínhcần thiết của GDHN đối với việc định hướng nghề nghiệp cho bản thân

- Trong các buổi họp hội đồng sư phạm và họp PHHS, các buổi sinh hoạt

dưới cờ, giám hiệu nhà trường cần tích cực tuyên truyền GDHN là một hoạtđộng giáo dục nhằm góp phần giáo dục toàn diện HS, là một trong những mụctiêu đổi mới căn bản và toàn diện GD&ĐT, do đó, mọi tổ chức, cá nhân trongtrường cần quan tâm thực hiện hiệu quả công tác này như đối với những hoạtđộng giáo dục còn lại của nhà trường

Các đoàn thể trong nhà trường như Đoàn TNCSHCM, Đội TNTPHCMcần xây dựng kế hoạch và tổ chức các hoạt động học mà chơi, chơi mà học, cáchoạt động phong trào có lồng ghép nội dung GDHN Ví dụ như: hội thi làm báo tường giới thiệu các nghề truyền thống, hội thi viết bài về nghề yêu thích, hội thi thiết

kế blog sưu tầm các nghề, hội thi thiết kế file powerpoint giới thiệu các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp trong địa bàn thành phố, hội diễn tiểu phẩm ước mơ nghề nghiệp ) nhằm tạo điều kiện cho HS tìm hiểu và giới thiệu cho

nhau về thế giới nghề nghiệp, tìm hiểu về các cơ sở giáo dục có các ngành đàotạo theo định hướng phát triển

- Trong các buổi họp PHHS giám hiệu, giáo viên chủ nhiệm tư vấn trực

tiếp cho PHHS về GDHN, tầm quan trọng và ảnh hưởng của HĐGD này đếnhiệu quả phân luồng học sinh sau tốt nghiệp Từ đó, tạo sự gắn kết chặt chẽ giữaPHHS và nhà trường (NT) trong GDHN cho HS cũng như huy động được các vịPHHS tâm đắc và có khả năng hỗ trợ NT

- Trong năm học, NT tổ chức cho HS tham quan các nhà máy, xí nghiệp,

trường nghề, làng nghề truyền thống… hoặc liên kết với các trường TC, CĐnghề để đưa HS đến tìm hiểu chương trình đào tạo, cơ hội việc làm sau khi tốtnghiệp, các yêu cầu của nghề cụ thể…

 Điều kiện thực hiện

- Hiệu trưởng phải xây dựng được kế hoạch tổ chức các hoạt động tuyên

truyền, bồi dưỡng, nâng cao nhận thức của mọi thành phần có liên quan trongsuốt năm học Kế hoạch phải khả thi, nêu rõ các nguồn lực, phân bổ thời gianhợp lý, có những hoạt động phù hợp với từng cấp lớp

- Nhà trường cần tập trung đầy đủ tài liệu, sách, văn bản, tài liệu điện tử,

phim ảnh, nhạc, tranh vẽ… có liên quan đến tình hình phát triển KT-XH của địaphương, thành phố và cả nước, khoa học GDHN, các bảng mô tả nghề có liênquan đến các cơ cấu ngành nghề đã được thành phố quy hoạch, phát triển trongthời gian tới

- Hiệu trưởng phải tạo điều kiện về cơ sở vật chất đảm bảo trang thiết bị

Trang 11

phục vụ công tác tuyên truyền nhằm đạt hiệu quả cao nhất có thể trong việcnâng cao nhận thức của các nhân tố có liên quan đến GDHN ở trường THCS.

- CBQL nhà trường phải thường xuyên kiểm tra, đánh giá kết quả thực

hiện việc nâng cao nhận thức đối với từng đối tượng cụ thể, đặc biệt nhất là GV

và HS qua từng học kỳ, từng năm học Chú ý sử dụng kết quả này để có kếhoạch góp phần cải tiến QL GDHN trong thời gian tới

2.3.2 Thành lập bộ phận tư vấn hướng nghiệp trong trường trung học cơ sở

 Mục tiêu của biện pháp

Xuất phát từ thực tiễn hiện nay, nhà trường chưa có tổ chức bộ máy hoạtđộng tư vấn hướng nghiệp bài bản, tôi thấy cần thiết phải đưa công tác tư vấnnghề vào nhà trường THCS theo định hướng chương trình giáo dục phổ thôngmới Công tác tư vấn nghề được tiến hành trong suốt quá trình học tập của họcsinh nhằm giới thiệu cho các học sinh về thế giới nghề nghiệp

 Nội dung của biện pháp

- Thành lập phòng hướng nghiệp tư vấn nghề tại trường Quy định rõ chức

năng nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền hạn của phòng hướng nghiệp

- Xây dựng đội ngũ cộng tác viên tư vấn nghề nghiệp tham gia tích cực vào

hoạt động tư vấn hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông

- Thành lập Tổ tư vấn hướng nghiệp (TVHN) và quy chế hoạt động của

tổ tư vấn

 Cách thức thực hiện

Hiệu trưởng nhà trường quyết định thành lập phòng hướng nghiệp, tư vấnnghề ngay tại trường Người tham gia công tác tư vấn: Nếu có giáo viên tư vấnchuyên nghiệp tốt nghiệp khoa tâm lý giáo dục sẽ tạo hiệu quả cao, mỗi trườngnên có một giáo viên, nhưng trong tình hình hiện nay các trường chưa thể cógiáo viên tư vấn chuyên nghiệp, có thể CBQL, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên

bộ môn là những người có những hiểu biết nhất định về tâm lý giáo dục, có nănglực giao tiếp với học sinh và phụ huynh học sinh, các cựu học sinh hoặc phụhuynh học sinh am hiểu về nghề

Xây dựng đội ngũ cộng tác viên tư vấn nghề nghiệp tham gia tích cực vàohoạt động tư vấn hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông Tổ chức cộng tácviên tư vấn hướng nghiệp thu hút từ các trường THCN, các cơ quan, xí nghiệp,

cơ sở sản xuất của địa phương, của thành phố Giới thiệu các ngành nghề trong

xã hội, về hệ thống các trường đào tạo và phương hướng phát triển kinh tế củađất nước, của địa phương một cách chi tiết

Thành lập Tổ tư vấn hướng nghiệp (TVHN) theo đúng quy định thànhlập của điều lệ trường phổ thông với các thành viên là những cá nhân có nănglực, nhiệt tình, trách nhiệm Phụ trách Tổ có thể là hiệu trưởng trực tiếp làmnhưng cũng có thể phân công cho một phó hiệu trưởng đảm trách Tổ có quy

Trang 12

chế làm việc, có quy định rõ quyền hạn và trách nhiệm của từng thành viên vàđiều kiện để các thành viên làm việc Tổ có trách nhiệm tư vấn cho hiệutrưởng về việc lên kế hoạch hoạt động, triển khai thực hiện, theo dõi và đánhgiá các mặt hoạt động.

Xây dựng chế độ làm việc và quy định rõ quyền hạn và nhiệm vụ vàtừng thành viên của Tổ TVHN Đa dạng hóa việc tổ chức dạy nghề cho họcsinh là điều cần thiết nhưng cần phải tính đến khả năng thực hiện của nhàtrường Vì vậy Tổ hướng nghiệp giúp nhà trường tư vấn tổ chức thực hiện cáclại hình hướng nghiệp, dạy nghề sao cho phù hợp với nguyện vọng số đôngcủa học sinh, phù hợp với hoàn cảnh nhu cầu của địa phương, có tính đến yếu

tố sự phát triển của nền KT - XH

Từng thành viên trong Tổ tư vấn hướng nghiệp cần được xác định rõquyền hạn và nhiệm vụ, đồng thời tạo điều kiện về thời gian, vật chất kinh phí

để họ thuận lợi trong công tác

Về nội dung, có thể nhóm nội dung các tiết rời rạc thành chủ đề sinhhoạt trong phạm vi ½ - 1 ngày, sinh hoạt theo chủ đề về GDHN Tổ tư vấn hướngnghiệp cần có kế hoạch cụ thể, rõ ràng Kế hoạch phải đạt được các mục tiêu vềgiáo dục bao gồm kiến thức, kỹ năng và thái độ theo quy định của chương trình,đáp ứng được các mục tiêu giáo dục của ngành, của sở đưa ra hàng năm và các conđường để đạt được mục tiêu đó Kế hoạch cũng phân công trách nhiệm cụ thể chotừng tổ nhóm, cá nhân trong nhà trường, định rõ thời gian, tiến độ để mọi ngườicăn cứ thực hiện

Xây dựng kế hoạch phải được căn cứ vào mục tiêu đào tạo của ngành, của

sở và được cụ thể hóa trong từng học kỳ, từng tháng, từng tuần Kế hoạch đượcxây dựng dựa trên cơ sở những kết quả rút ra từ việc kiểm tra, tổng kết kinhnghiệm của các năm học trước, phối hợp cập nhật với các yêu cầu giáo dụccủa năm học tiếp theo Ngoài ra, công tác dự báo nhu cầu nguồn nhân lực hếtsức quan trọng trong tư vấn nghề cho học sinh cuối cấp, giúp các em định hướngđúng trong việc học tập sau cấp THCS, có khi việc đào tạo từng con người riêngđược thực hiện tốt nhưng nguồn nhân lực chưa chắc chắn có chất lượng cao bởinguồn nhân lực còn phải có cơ cấu nghề nghiệp và trình độ đào tạo hợp lý

Triển khai kế hoạch thực hiện cụ thể, rõ ràng và đảm báo đúng quy địnhLuật giáo dục năm 2019 và theo định hướng chương trình giáo dục phổ thôngmới; GDHN có thể tổ chức ở nhiều nơi, có nhiều các hoạt động diễn ra ở ngoàiphòng học, ngoài trường Như vậy các lịch thực hiện cần được thông báo cụ thểđến từng đối tượng liên quan để tham gia đầy đủ Để HS tham gia có chủ động

và sáng tạo thì HS cũng phải được triển khai kỹ những mục đích, yêu cầu củahoạt động Tất cả các đối tượng có liên quan cũng đều được thông báo thông tinphần kế hoạch liên quan để phối hợp thực hiện Các hoạt động không diễn ra tạitrường hoặc tổ chức vào ngày nghỉ cần báo để PHHS biết rõ để phối hợp và hỗtrợ

Trang 13

 Điều kiện thực hiện biện pháp

- Hiệu trưởng nắm bắt được năng lực, trình độ của đội ngũ GV để tuyểnchọn ra những GV có khả năng làm tư vấn hướng nghiệp

- Chuẩn bị đầy đủ những yêu cầu cơ bản cho việc thành lập các tổ, ban tưvấn hướng nghiệp trong nhà trường

- Có sự phối hợp với các đơn vị ngoài xã hội để xây dựng đội ngũ cộngtác viên tư vấn hướng nghiệp cho nhà trường

2.3.3 Tổ chức bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, nghiệp vụ cho cán bộ phụ trách công tác giáo dục hướng nghiệp phù hợp với thực tiễn giáo dục hướng nghiệp hiện nay

 Mục tiêu của biện pháp

Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về GDHN trong thời gian tới, chúng tacần có một đội ngũ có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ chuyên môn sâu, cónăng lực sư phạm về dạy nghề và hướng nghiệp, đặc biệt có tay nghề thực hànhgiỏi CSVC là phương tiện cần thiết và là nhu cầu thiết yếu cho hoạt động giáodục hướng nghiệp ở các trường THCS

 Nội dung của biện pháp

Đội ngũ giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng của giáo dục vàđược xã hội tôn vinh Đổi mới đội ngũ cán bộ giáo viên là khâu đột phá trongChiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2020 - 2025 Bên cạnh đó, Luật giáodục mới năm 2019 và Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể 2018 ban hànhchú trọng đến giáo dục hướng nghiệp và định hướng nghề cho học sinh THCS

Cán bộ phụ trách công tác giáo dục hướng nghiệp phải đủ các loại hìnhbao gồm giáo viên dạy kỹ thuật, dạy nghề phổ thông và hướng nghiệp Hiệnnay, các trường THCS không có giáo viên hướng nghiệp chuyên trách mà chỉ cógiáo viên chủ nhiệm hoặc giáo viên bộ môn dạy kiêm nhiệm

Các trường THCS phải có một đội ngũ CBQL, đội ngũ GV có phân công

cụ thể về trách nhiệm về hoạt động GDHN, đồng thời đội ngũ này phải có kinhnghiệm chuyên môn, có khả năng tư vấn, nhạy bén nắm bắt thông tin và nhất làthông tin về thị trường lao động, nhu cầu nghề nghiệp trong xã hội

Ngày đăng: 22/05/2021, 20:02

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w